You are on page 1of 41

ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA THẨM ĐỊNH GIÁ – KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ CÁC TỶ SỐ TÀI


CHÍNH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THỦY SẢN MEKONG
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2022
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT HỌ VÀ TÊN NỘI DUNG PHỤ TRÁCH


1. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần
thủy sản MeKong
1 Nguyễn Tài Lộc
3.2.1. Nhóm chỉ số khả năng thanh toán
3.2.5. Nhóm chỉ số giá trị doanh nghiệp
4. Kết luận
2.1.3. Môi trường chính trị

2 Hứa Nguyễn Thanh Ngân 2.1.5. Môi trường tự nhiên


2.1.6. Môi trường khoa học-công nghệ
2.2.3. Áp lực cạnh tranh tiềm tàng
3.2.2. Nhóm tỷ số hoạt động
4. Kết luận
2.2.1. Tình hình chung của ngành thủy
sản
3 Lê Nguyễn Phương Nhi
2.2.2. Phân tích về cạnh tranh trong
ngành thủy sản
2.2.4. Triển vọng và xu hướng phát
triển của ngành thủy sản
3.1. Tổng quan về đặc điểm tài chính của
công ty cổ phần thủy sản MeKong
4. Kết luận
2.1.1. Môi trường kinh tế

4 Nguyễn Đức Hiếu 2.1.2 Khung pháp lý


2.1.3 Môi trường văn hóa - xã hội
3.2.3. Nhóm chỉ số đòn bẩy
3.2.4. Nhóm chỉ số lợi nhuận
4. Kết luận
1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần thủy sản MeKong
1.1 Tên, địa chỉ, đặc điểm pháp lý công ty
Công ty cổ phần thủy sản MeKong được thành lập năm 1979 với tiền thân là Xí nghiệp
Rau quả Đông lạnh Xuất khẩu Hậu Giang. Hiện nay, Công ty cổ phần thủy sản MeKong
(AAM) với tên giao dịch là MekongFish tọa lạc tại Lô 24, Khu Công Nghiệp Trà Nóc,
Phường Trà Nóc, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Công ty là công ty cổ phần có tư cách
pháp nhân phù hợp với pháp luật hiện hành của Việt Nam. Giấy phép thành lập công ty
số 592/QĐ-CT.UB ngày 26/02/2002 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Cần Thơ (nay là Ủy Ban
Nhân Dân Thành phố Cần Thơ); Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 1800448811
do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ cấp lần đầu ngày 28/02/2002 vốn điều lệ ban đầu
là 20.000.000.000 đồng và đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 07/05/2019 vốn điều lệ là
123.464.110.000 đồng.
Năm 2002, công ty chuyển đổi hình thức hoạt động từ doanh nghiệp Nhà nước sang công
ty cổ phần.
1.2 Lịch sử hình thành
Năm 1991, nhận thấy tiềm năng phát triển của ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản,
công ty quyết định đầu tư mở rộng các mặt hàng bạch tuộc, cá đuối và cá nhám đông
lạnh. Đây được xem như một cột mốc đánh dấu cho bước tiến bền vững về sau của
Mekongfish.
Năm 2002, nhận thấy tiềm năng phát triển của mặt hàng cá tra phi lê, công ty đã quyết
định tập trung toàn lực vào mặt hàng này. Vào ngày 26/02/2002, Công Ty Cổ Phần Thủy
Sản Mekong được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và đã phát triển
bền vững cho đến nay. Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, tăng dần lên 81 tỷ vào năm
2008 và đến năm 2019 là 123 tỷ đồng.
1.3 Quá trình phát triển
Từ năm 2005 đến 2009, do nhu cầu về nguồn nguyên liệu tăng cao, công ty đã quyết
định đầu tư phát triển vùng nuôi tại huyện Trà Ôn và Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Từ năm
2009 đến 2012, hai ngư trường Đông Hậu và Tích thiện đã đi vào hoạt động ổn định. Từ
năm 2012 đến nay, công ty đi vào hoạt động ổn định với 2 vùng nuôi, nâng công suất chế
biến lên hơn 50% với tổng sản lượng nuôi cá tra tự cấp hơn 5.000 tấn/năm.
Từ một doanh nghiệp nhỏ, những thành công bước đầu mà Mekongfish đang dần khẳng
định trên thị trường quốc tế là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán
bộ công nhân viên, ban lãnh đạo đã cùng đồng lòng trong việc triển khai những chiến
lược vững vàng. Bên cạnh đó, là sự hỗ trợ, hợp tác của quý đối tác và khách hàng, cùng
Mekongfish xây dựng nên chuỗi cung ứng bền vững và không ngừng vươn xa. Sự phát
triển như ngày hôm nay của mặt hàng chủ lực cá tra chính là niềm tự hào và khát vọng
vươn xa thương hiệu Việt của toàn thể Mekongfish. Chúng tôi tự hào đem đến những sản
phẩm chất lượng, uy tín cho người tiêu dùng, đồng thời góp phần cải thiện đời sống ngư
dân, tạo việc làm cho nông nhân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
1.4 Ngành nghề kinh doanh
Hiện nay, công ty có ngành nghề chính là chế biến, kinh doanh cá đông lạnh và tươi
sống. Các sản phẩm từ cá Basa của Công ty bao gồm cuộn, phi lê tẩm bột và bít tết; Bạch
tuộc (bao gồm bạch tuộc con được làm sạch toàn bộ, bạch tuộc con đông lạnh và bạch
tuộc con được làm sạch toàn bộ); Mực nang (bao gồm phi lê mực và mực cắt dứa) và các
loại khác (bao gồm thịt ngao trắng nấu chín, hổ đen và phi lê cá đuối)
1.5 Hệ thống phân phối
MekongFish tự hào xuất khẩu sản phẩm cá tra ra toàn thế giới (chủ lực tại thị trường
Châu Âu), với cam kết về tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, nuôi trồng,
chế biến cao nhất. Mỗi năm, Mekongfish Co sản xuất và cung cấp hơn 5000 tấn cá tra
đông lạnh cho cả thị trường trong nước và quốc tế như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,
Philippines, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc, Romania, Ukraine, Colombia, Hungary,
Dubai, Ai Cập, Brazil, Mexico,...
Với tầm nhìn thị trường chiến lược mới bắt đầu từ năm 2020, công ty sẽ tập trung mạnh
vào các thị trường tiềm năng như Trung Quốc các nước Trung Đông và Nam Mỹ, đồng
thời sẽ chuẩn bị nguồn lực để tái lập lại thị trường Mỹ.
2 Phân tích môi trường kinh doanh của công ty cổ phần thủy sản MeKong
2.1 Môi trường vĩ mô
2.1.1 Môi trường kinh tế

Năm 2020 trong bối cảnh nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới tăng trưởng âm do tác động
bất lợi của đại dịch toàn cầu COVID-19, Việt Nam vẫn đạt được tăng trưởng GDP 2,91%.
Theo các chuyên gia đánh giá tình hình bối cảnh kinh tế của năm 2021 khó khăn hơn rất nhiều
do đợt bùng phát dịch lần thứ tư làm ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế tuy nhiên chính phủ
đã kịp thời chỉ đạo, nỗ lực điều hành, bám sát tình hình thực tiễn, vừa làm vừa rút kinh
nghiệm, lắng nghe các ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp, người dân
để từng bước bổ sung, hoàn thiện các biện pháp phòng chống dịch, giúp người dân vượt qua
các đợt bùng phát dịch bệnh, từng bước ổn định đời sống, xã hội và phục hồi kinh tế.

Năm 2021, thuỷ sản là một trong 6 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thuộc nhóm nông -
lâm - thuỷ sản, cùng với gỗ và sản phẩm gỗ, hạt điều, cao su, rau quả và gạo. Trong đó, thuỷ
sản chiếm tỷ trọng 18,3% của nhóm ngành này (8,9 tỷ USD so với toàn nhóm 48,6 tỷ USD),
kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm
2020 (8,41 tỷ USD), đạt 104,6% so kế hoạch (8,5 tỷ USD). Điển hình là giá bán cá tra trong
nước hiện dao động từ 29.500-30.000 đồng/kg, tăng từ 5.000-5.500 đồng/kg so với cuối năm
2021. Giá cá tra tăng là tiền đề quan trọng để phát triển sản xuất, tiêu thụ trong năm 2022.

Lạm phát: CPI bình quân năm 2021 tăng 1,84% so với bình quân năm 2020 là mức tăng bình
quân năm thấp nhất trong 5 năm trở lại đây (giai đoạn 2016-2021). Lạm phát cơ bản bình quân
năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020. Lạm phát cơ bản tháng 12/2021 tăng 0,16%
so với tháng 11/2021 và tăng 0,67% so với tháng 12/2020.

Tỷ giá: Trong năm 2021, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đồng USD do ngân hàng
nhà nước công bố tăng 0.1%, trong khi tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giảm
khoảng 1.6% so với đầu năm. Điển hình là tỷ giá tại các ngân hàng thương mại cổ phần bất
ngờ tăng mạnh từ 210-350 đồng/USD tuy nhiên theo đánh giá thì chỉ là biến động ngắn hạn.

Tốc độ tăng trưởng: Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng
6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh
hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Mặc dù mức tăng trưởng không phải là
quá cao nhưng sự tăng trưởng này cho ta thấy được nhà nước đã đưa ra các chỉ đạo đúng đắn,
giúp đất nước ta vượt qua được khủng hoảng do đại dịch Covid mang lại.

2.1.2 Khung pháp lý

Việt Nam đã hoàn thiện khung pháp lý, gồm: Luật Thủy sản năm 2017; 02 Nghị định, 01
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 8 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hướng dẫn Luật Thủy sản… Cùng với đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam
(VASEP) đã thành lập Ban Điều hành IUU, phối hợp với 28 tỉnh, thành phố ven biển, các
doanh nghiệp và ngư dân cùng vào cuộc với cơ quan Nhà nước khắc phục thẻ vàng IUU trong
thời gian ngắn nhất, tiến tới thực hiện chương trình dài hạn chống khai thác IUU, giữ uy tín và
thị trường cho sản phẩm hải sản xuất khẩu của Việt Nam.

2.1.3 Môi trường chính trị


Môi trường chính trị, chính sách, pháp luật ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh
nghiệp. Sự ổn định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh. Sự
can thiệp nhiều hay ít của Chính phủ vào nền kinh tế cũng tạo ra những thuận lợi hoặc khó
khăn trong kinh doanh cho từng doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần sớm
nhận thức được những cơ hội và thách thức mới trong kinh doanh để điều chỉnh các hoạt động
sao cho phù hợp, tránh những đảo lộn trong quá trình vận hành, duy trì và đạt được các mục
tiêu đề ra.
Trong bất kỳ giai đoạn nào của nền kinh tế Nhà nước cũng khuyến khích “tăng xuất khẩu,
giảm nhập khẩu” để đem lại ngoại tệ về cho đất nước, đặc biệt xuất khẩu thủy sản là thế mạnh
của Việt Nam, hiện nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba trên thế
giới, chỉ sau Trung Quốc và Na Uy. Chính phủ cũng đưa ra các chính sách, quy định giúp hỗ
trợ các doanh nghiệp trong việc xuất nhập khẩu.
Bên cạnh các mối quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước láng giềng, các đối tác chiến
lược, các đối tác lớn có tiến triển mới:
- Kể từ khi quan hệ Đối tác chiến lược được thiết lập năm 2010, quan hệ Việt Nam - Anh
đã có nhiều bước tiến lớn. Những thay đổi tích cực trước hết do đường lối đối ngoại của
hai bên đã có những điều chỉnh phù hợp với tình hình mới, trong đó hai nước đồng thời
đánh giá cao và coi trọng vị trí, vai trò của nhau trong khu vực và trên thế giới, nhất là
từ khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit). Hai bên cũng đã phối hợp chặt chẽ tại
các diễn đàn đa phương. Về hợp tác thương mại - đầu tư, đây là điểm sáng và cũng là
trụ cột ưu tiên trong quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Anh. Các mặt hàng xuất
khẩu lợi thế của Việt Nam sang Anh bao gồm thủy hải sản, gỗ và các sản phẩm gỗ,
hàng dệt may, giày dép, thiếc, máy vi tính, điện thoại và linh kiện điện tử…
- Tại Jakarta, ngày 8/11/2021, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia phối hợp với Hội hữu
nghị Indonesia-Việt Nam tổ chức hội thảo trực tuyến “Hợp tác y tế, kinh tế và du lịch:
Tổng kết và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam và Indonesia trong bối cảnh đại dịch
COVID-19.” Đại sứ Indonesia tại Việt Nam - Denny Abdi khẳng định rằng hai nước là
các đối tác mạnh trong lĩnh vực kinh tế và phát triển. Mối quan hệ hữu nghị truyền
thống giữa hai nước hiện bao trùm tất cả các lĩnh vực. Đại sứ Denny cho rằng hai nước
còn nhiều lĩnh vực hợp tác tiềm năng, trong đó đặc biệt là thủy sản.
- Chiều 1/10/2021, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đã
có buổi làm việc với ông Pier Georgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh
châu Âu tại Việt Nam. Cuộc làm việc với mục đích thúc đẩy hợp tác sâu rộng Việt
Nam-EU trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy thương mại nông lâm thủy
sản sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày
1/8/2020. EU là thị trường lớn thứ ba của Việt Nam đối với các mặt hàng nông lâm
thủy sản.
2.1.4 Môi trường văn hóa – xã hội

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, dân số Việt Nam ước tính là 98.564.407 người, tăng
830.246 người so với dân số 97.757.118 người năm trước. Năm 2021, tỷ lệ gia tăng dân số tự
nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 912.801 người. Với tỷ lệ giới tính
trong tổng dân số là 99,7% (997 nam trên 1.000 nữ) thấp hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu. Cùng với
đó là lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2021 đạt 50,5 triệu người, giảm 791,6 nghìn
người so với năm trước. Có thể thấy dân số ta tăng lên tuy nhiên lực lượng lao động lại giảm
đi do đại dịch hoành hành, lượng thu nhập bình quân lực lượng người lao động cũng giảm làm
chỉ tiêu về nhu cầu tiêu dùng của họ cũng giảm đi.

Đại dịch Covid đã làm ảnh hưởng nặng nề tới đời sống sinh hoạt của mọi người nhất là việc
giao tiếp giữa mọi người, để đề phòng dịch bệnh mọi người đã phải thực hiện các biện pháp
5K từ đó làm thay đổi nhu cầu 1 số dịch vụ hay các mặt hàng tiêu dùng, ví dụ như do việc dãn
cách hạn chế tiếp xúc cùng sự phát triển thời đại 4.0 nên xu hướng mua bán các thiết bị công
nghệ gia tăng rất nhiều hay việc ban hành các biện pháp phong tỏa và đóng cửa biên giới để
ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 bùng phát đã khiến thương mại toàn cầu đình trệ, chuỗi cung
ứng đứt gãy, dẫn tới làn sóng phá sản nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu, các hoạt động xuất
nhập khẩu nói chung và các ngành xuất khẩu thủy hải sản nói riêng suy giảm trầm trọng. Tuy
nhiên hiện nay số lượng người tiêm phòng vaccine của nước ta đã đạt 81.7% trên tổng số
người dân cả nước, cùng với đó là là thực hiện các biện pháp như sống chung với covid hay
bình thường hóa mọi hoạt động. Điều này cho thấy vào năm 2022 này tình hình kinh tế, văn
hóa, xã hội nước ta sẽ có bước tiến đáng kể.

2.1.5 Môi trường tự nhiên


Với nguồn cung cấp nguyên liệu tọa lạc tại thành phố Cần Thơ, một tỉnh thuộc đồng bằng sông
Cửu Long có môi trường và điều kiện được xem là thuận lợi nhất của ngành nuôi thả cá tra;
chính điều này đã trở thành lợi thế của công ty về mặt vị trí gần với nguồn cung cấp nguyên
liệu so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Tuy nhiên, trong ngành nuôi trồng thủy sản của công ty phải đối mặt với nhiều thách thức cần
phải vượt qua, một trong những thách thức lớn nhất đối với việc phát triển nuôi trồng thủy sản
của công ty nói riêng và cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung đó là vấn đề biến đổi
khí hậu toàn cầu. Việc biến đổi khí hậu có tác động rất lớn, ảnh hưởng về nhiều mặt như suy
giảm năng suất, bùng nổ dịch bệnh đến việc mất đi diện tích nuôi trồng. Ngoài ra, việc hàng
trăm nhà máy chế biến thủy sản, cảng cá và các cơ sở chế biến tại đồng bằng sông Cửu Long
đang thải ra môi trường lượng chất thải rất lớn. Các chất thải đó đã được lấy mẫu và phân tích
cho thấy đã vượt quá giới hạn cho phép theo Tiêu chuẩn Việt Nam không chỉ ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động kinh tế, nuôi trồng thủy sản mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người lao
động và người dân. Vì vậy, công ty cần đưa ra các mô hình sản xuất phù hợp, ứng phó được
với tình hình biến đổi khí hậu, ứng dụng các quy trình nuôi cải tiến hơn. Các doanh nghiệp
thủy sản cả nước phải nghiêm túc trong việc thống kê được tất cả nguồn rác thải, tiến hành
kiểm soát ô nhiễm thường xuyên, từ đó áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn.
Từ những thuận lợi và khó khăn đó đòi hỏi công ty phải có chiến lược phát triển dài hạn, tận
dụng triệt để những lợi thế có sẵn và hạn chế tối đa các yếu tố tự nhiên gây bất lợi để giúp
công ty phát triển một cách lành mạnh và ổn định.
2.1.6 Môi trường khoa học – công nghệ
Yếu tố khoa học - công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển lâu dài của
công ty. Trong thời đại công nghệ phát triển hiện đại, nếu công ty không thể bắt kịp xu thế thì
công ty sẽ trở nên lạc hậu và thua kém các đối thủ cạnh tranh khác và dần công ty sẽ bị loại bỏ
khỏi ngành. Trong hoạt động sản xuất thì công nghệ chính là chìa khóa giúp cho công ty thể
hiện đẳng cấp và đây cũng là vũ khí cạnh tranh bắt buộc phải có. Các sản phẩm tại
Mekongfish đã được khẳng định về chất lượng trên thị trường xuất khẩu, công ty là một trong
những đơn vị chế biến cá đầu tiên đã đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng phù hợp với các
quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm với các chứng nhận: theo tiêu chuẩn chất
lượng SSOP, GMP, HACCP, HALAL, ISO 9001:2000, BRC, IFS, Global GAP, SA
8000:2008, ISO 17025 và BAP. Theo tiêu chuẩn tốt nhất để cung cấp các sản phẩm đảm bảo
chất lượng cao đến người tiêu dùng. Với những tiêu chuẩn công nghệ, kỹ thuật như vậy đã
phần nào giúp công ty phát triển ổn định trong một thời gian dài. Tuy nhiên, công ty cũng cần
phải thường xuyên cập nhật thông tin, đi trước đón đầu nếu không muốn bị tụt lại hoặc bỡ ngỡ
với những chỉ tiêu công nghệ mới trong tương lai.
2.2 Môi trường ngành thủy sản
2.2.1 Tình hình chung của ngành thủy sản
Về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, sản lượng nuôi trồng ở nước ta tăng gấp 11 lần trong giai
đoạn 1995 - 2020, tăng trưởng trung bình khoảng 10% (từ 415 nghìn tấn lên đến gần 4,6 triệu
tấn). Cho đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản nước ta là 1,3 triệu hecta với sản lượng
là 4,56 triệu tấn (năm 2020) trong đó tôm nuôi chiếm khoảng 21% và cá tra chiếm khoảng
34,2%
Nguồn: vasep.com.vn
Về lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, giai đoạn 1997 - 2020 xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp 11
lần, mỗi năm tăng trưởng khoảng 10% từ 758 triệu USD lên đến 8,5 tỷ USD. Trong đó, xuất
khẩu tôm chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng trưởng ổn định nhất. Xuất khẩu cá tra cũng tăng
trưởng mạnh từ 9,3 triệu USD lên đến 1,5 tỷ USD trong giai đoạn này. Thủy sản nước ta xuất
khẩu sang hơn 160 thi trường trên thế giới, trong đó đứng đầu là: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung
Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Anh, Canada, Nga,...các nước này chiếm khoảng 92 -
93% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Nguồn:vasep.com.vn
Về lĩnh vực chế biến thủy sản: Đây là lĩnh vực tăng trưởng nhanh và hiệu quả bởi những sản
phẩm thủy sản được chế biến không những phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn
được xuất khẩu và mang về nguồn ngoại tệ đáng kể cho Việt Nam. Tổng sản lượng năm 2019
của lĩnh vực chế biến đạt khoảng 8,15 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 8,6 tỷ USD,
đóng góp 3,4% GDP toàn quốc và 24,4% GDP toàn ngành
Trong vài năm gần đây, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến cho ngành thủy sản gặp
nhiều khó khăn điển hình như nhu cầu tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài nước giảm mạnh
hay việc người lao động bị nhiễm bệnh khiến các doanh nghiệp phải giảm số lượng lao động
khiến cho việc cung ứng hàng hóa theo nhu cầu bị đình trệ, gây ảnh hưởng đến sản xuất và
hoạt động xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Nhưng sau Nghị quyết 128, các địa
phương cũng như doanh nghiệp đã thích ứng với việc chống dịch và nhu cầu của thị trường
trong và ngoài nước đều tăng nhờ đó ngành thủy sản nói chung đã dần hồi phục.
2.2.2 Phân tích về cạnh tranh trong ngành thủy sản
Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới, xuất khẩu sang hơn 160 thị trường trên
thế giới. Nhưng bên cạnh đó, ngành thủy sản nước ta cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ
các nước như: Trung Quốc, Na Uy, Ấn Độ, Thái Lan,....Sản phẩm thủy sản của nước ta khi
xuất khẩu phải cạnh tranh về giá cả, chất lượng với các nước khác. Với các sản phẩm cùng
chất lượng tại các thị trường khác thì sản phẩm thủy sản của Việt Nam có giá cạnh tranh hơn,
bao gồm chi phí xuất khẩu thông quan qua các cửa khẩu, điều này giúp chúng ta phát huy
được thế mạnh về giá cả. Nhưng để thâm nhập vào các thị trường khó tính thì việc đầu tư vào
công nghệ, kĩ thuật cũng là một yếu tố quan trọng để tạo ra được các sản phẩm chất lượng
nhưng vẫn giảm được giá thành sản phẩm.
Ngành thủy sản nước ta có tiềm năng phát triển lớn và cũng đã đạt được nhiều kết quả tốt
nhưng khi cạnh tranh với các nước khác thì vẫn còn một số nhược điểm như: quy mô sản xuất
còn chưa tương xứng với tiềm năng, cơ cấu ngành chưa hợp lý,đầu tư cho hạ tầng chưa đồng
bộ, giá trị gia tăng thủy sản thấp, việc bảo vệ ngành nguồn lợi thủy sản còn hạn chế, vốn đầu
tư cho ngành còn khó khăn, chính sách phát triển thủy sản nhiều bất cập, việc khai thác trái
phép tại các vùng biển nước ngoài vẫn diễn ra…
Về thị trường trong nước, theo Báo cáo ngành thủy sản Việt Nam của Công ty cổ phần
(CTCP) chứng khoán kiến thiết Việt Nam, các doanh nghiệp đầu ngành thủy sản ở Việt Nam
tính đến năm 2020 có hơn 30 doanh nghiệp thủy sản đang được niêm yết trên các sàn chứng
khoán, có thể kể đến là: CTCP Vĩnh Hoàn (VHC), CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú
(MPC), Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam (SEA),...các doanh nghiệp này chiếm thị phần lớn
trong ngành thủy sản của Việt Nam. Trong đó, VHC là công ty dẫn đầu ngành từ năm 2010
đến nay chiếm 15% thị phần toàn ngành, dẫn đầu về số lượng các vùng nuôi đạt chứng nhận
Việt Nam; VHC xuất khẩu sang 3 thị trường lớn nhất là Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc.So với
các doanh nghiệp trong nước thì CTCP thủy sản Mekong (AAM) cũng có một phần lợi thế để
cạnh tranh với các doanh nghiệp khác khi AAM có mối quan hệ mua bán với 50 nước và các
khu vực, trong đó tập trung nhiều nhất là ở châu Âu; ngoài ra với lợi thế nằm ngay trong vùng
nguyên liệu cá tra nên AAM rất thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu, nuôi trồng và xuất
khẩu thủy sản. Mỗi năm AAM sản xuất và cung cấp hơn 5000 tấn cá tra đông lạnh cho cả thị
trường trong và ngoài nước.
2.2.3 Áp lực cạnh tranh tiềm tàng

Ngành thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và lâu đời của nước ta do đó việc
ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới tham gia và những doanh nghiệp sẽ tham gia trong
tương lai là điều có thể dự báo trước được. Về đối thủ cạnh tranh thì việc ngày càng có nhiều
quốc gia tham gia xuất khẩu thuỷ sản do những lợi ích lớn mà nó mang lại, điều này sẽ tạo ra
môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn cho Công ty Thuỷ sản Mekong nói riêng và ngành thuỷ
sản nói chung.

Tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay của Công ty Thuỷ sản sản Mekong không chỉ
là đối thủ cạnh tranh tiềm tàng mà còn có chất lượng và giá trị thuỷ sản xuất khẩu để có được
niềm tin đối với khách hàng và tăng lợi nhuận. Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng của dịch
COVID-19, ngành cá tra Việt Nam được nhận định có nhiều tín hiệu vui và bước vào chu kỳ
tăng trưởng mới. Đáng chú ý, việc giá cá tăng, xuất khẩu thuận lợi, thị trường tiêu thụ truyền
thống khôi phục và mở rộng... đang tạo sự hân hoan, cơ hội trong nuôi trồng, sản xuất đối với
nông dân cũng như doanh nghiệp cá tra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, khi xuất
khẩu phục hồi và tăng tốc thì xảy ra tình trạng khan hiếm nguyên liệu đầu vào. Vì vậy, giá cá
liên tục tăng sau Tết Nguyên đán. Ngành hàng thuỷ sản, đặc biệt là cá tra đã “vực dậy” sau
dịch COVID-19 đã khiến nhiều khu vực nuôi trồng thuỷ sản và các các doanh nghiệp đã từng
rời khỏi thị trường cá tra nay có xu hướng quay trở lại tiếp tục đường đua. Tuy nhiên, việc
bùng phát nuôi cá tra giống, tăng nhanh về diện tích và sản lượng đã làm dư thừa sản phẩm cá
tra giống, mất cân đối cung-cầu đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ và hiệu quả sản xuất.

Ngoài ra, về vấn đề áp lực từ sản phẩm thay thế cũng là một vấn đề đáng lo ngại khi công ty
chỉ có mỗi cá tra là sản phẩm chủ lực, mặc dù đa dạng các sản phẩm về cá tra nhưng công ty
vẫn nên có nhiều hơn một sản phẩm chủ lực để có thể tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trường.

Khách hàng cũng là một trong những áp lực cạnh tranh tiềm tàng bởi chính sở thích, tâm lý
tiêu dùng của họ ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ. Theo như dự báo thì chả cá surimi và cá
tra phi lê đáng và sẽ là xu hướng tiêu dùng trên khắp thế giới và nhất là các quốc gia phát triển
như EU, Mỹ, Hàn Quốc, Hồng Kong, Nhật Bản, và các nước Hồi giáo… ngày càng được yêu
thích sự tiện dụng và đa dạng của các sản phẩm chế biến từ surimi cũng như giá trị dinh dưỡng
và sức khỏe từ thực phẩm thuỷ sản đặc biệt là cá tra, basa phi lê.

2.2.4 Triển vọng và xu hướng phát triển của ngành thủy sản
Ngành thủy sản nước ta là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đem lại giá trị kinh tế cao
đóng góp lớn vào tổng doanh thu của cả nước. Gần đây, ngành thủy sản đã bắt đầu ứng dụng
các công nghệ hiện đại vào quá trình nuôi trồng và sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu cho sản
xuất và tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Chính Phủ và các doanh nghiệp ngày càng quan
tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm, trách nhiệm môi trường, các nhà máy chế biến đều áp dụng
HACCP, ngày càng nhiều vùng nuôi và nhà máy chế biến đạt các chứng nhận như: ACC,
GLOBAL GAP, MSC,VietGAP,...Sau một khoảng thời gian gặp khó khăn vì dịch thì các thị
trường tiêu thụ của ngành thủy sản đã bắt đầu có sự chuyển biến tích cực, có thể kể đến như:
(1) Thị trường Mỹ đang hồi phục và sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc
xin, cải thiện lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ; (2) Thị trường EU phục hồi chậm hơn nhưng nhờ
Hiệp định EVFTA thì đây là thị trường sẽ mang lại triển vọng dài hạn cho ngành thủy sản Việt
Nam, tới tháng 5/2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường EU đã đạt 59,07 nghìn
tấn với trị giá 390,4 triệu USD. Xuất khẩu ngành thủy sản ngay từ những tháng đầu năm 2022
đã ghi nhận những sự tăng trưởng mạnh, các doanh nghiệp thủy sản đã nhanh chóng đẩy mạnh
xuất khẩu các loại thuỷ sản có thế mạnh.
Thời gian gần đây, người tiêu dùng đã chú ý đến vấn đề sức khỏe hơn nên đã dần chuyển sang
ăn các loại thịt trắng, trong đó có có thủy sản, điều này có thể dẫn đến việc tăng lượng tiêu thụ
các sản phẩm từ thủy hải sản, đồng thời dịch COVID đã làm tăng nhu cầu về các sản phẩm có
giá thành vừa phải, phù hợp với mức thu nhập như: cá, tôm cỡ nhỏ, một số loài cá biển,.... Bên
cạnh đó, quyết định 339/QĐ-TT mục tiêu chung của ngành là sẽ phát triển thủy sản thành
ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, đây sẽ là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững,
có khoa học công nghệ tiên tiến; định hướng trở thành trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc
nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới; lao động thủy sản có mức thu
nhập ngang bằng mức bình quân chung cả nước
3 Phân tích tài chính công ty cổ phần thủy sản MeKong
3.1 Tổng quan về đặc điểm tài chính của công ty cổ phần thủy sản MeKong
Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Cổ phần thủy sản Mekong từ cuối năm 2015 đến cuối
năm 2020 có nhiều sự biến động. Tuy nhiên, sự biến động của nguồn vốn dài hạn phù hợp với
sự gia tăng của tài sản dài hạn. Cụ thể:
3.1.1 Cơ cấu tài sản

Tỷ trọng (%) So sánh (%)

2015 2016 2017 2018 2019


Chỉ tiêu
2015 2016 2017 2018 2019 2020 - - - - -
2016 2017 2018 2019 2020

A - TÀI SẢN
84,03 82,08 78,03 80,59 81,63 81,25 -1,95 -4,05 2,56 1,03 -0,38
NGẮN HẠN

I. Tiền và các
khoản tương 8,68 5,19 5,43 4,83 6,06 12,46 -3,49 0,24 -0,60 1,24 6,39
đương

1. Tiền 8,68 3,25 1,45 4,83 6,06 7,24 -5,43 -1,80 3,37 1,24 1,18

2. Các khoản
- 1,94 3,98 - - 5,22 1,94 2,04 -3,98 - 5,22
tương đương

II. Đầu tư tài


chính ngắn 23,21 11,71 30,39 31,42 16,50 2,67 -11,49 18,68 1,03 -14,92 -13,83
hạn

1. Chứng
khoán kinh 2,06 2,57 2,64 3,32 2,92 3,15 0,51 0,06 0,68 -0,40 0,23
doanh
2. Dự phòng
giảm giá chứng
-0,29 -0,94 -0,47 -0,60 -0,48 -0,47 -0,65 0,47 -0,13 0,12 0,01
khoán kinh
doanh

3. Đầu tư nắm
giữ đến ngày 21,43 10,08 28,22 28,70 14,07 - -11,35 18,14 0,48 -14,64 -14,07
đáo hạn

III. Các khoản


phải thu ngắn 19,54 26,37 21,74 13,53 8,41 8,16 6,83 -4,63 -8,21 -5,12 -0,25
hạn

1. Phải thu
ngắn hạn của 7,06 8,14 6,65 11,04 6,37 6,32 1,09 -1,49 4,39 -4,67 -0,05
khách hàng

2. Phải trả
trước cho
- - 0,74 0,08 0,19 0,19 - 0,74 -0,66 0,11 -
người bán ngắn
hạn

3. Phải thu nội


- - - - - - - - - - -
bộ ngắn hạn

4. Phải thu
theo tiến độ kế
- - - - - - - - - - -
hoạch hợp
đồng xây dựng

5. Phải thu về
cho vay ngắn - 1,25 0,22 0,09 0,15 - 1,25 -1,03 -0,13 0,06 -0,15
hạn

6. Phải thu -
- 16,98 14,18 2,31 1,69 1,65 16,98 -2,80 -0,62 -0,04
ngắn hạn khác 11,86

7. Dự phòng
phải thu ngắn 12,48 - -0,05 - - - -12,48 -0,05 0,05 - -
hạn khó đòi

8. Tài sản thiếu - - - - - - - - - - -


chờ xử lý

IV. Hàng tồn


31,54 37,45 18,80 28,35 49,16 56,63 5,91 -18,65 9,55 20,81 7,47
kho

1. Hàng tồn
31,54 37,45 18,80 28,35 49,74 56,63 5,91 -18,65 9,55 21,39 6,89
kho

2. Dự phòng
giảm giá hàng - - - - -0,58 - - - - -0,58 0,58
tồn kho

V. Tài sản
ngắn hạn 1,07 1,36 1,68 2,47 1,50 1,33 0,29 0,31 0,79 -0,97 -0,17
khác

1. Chi phí trả


0,03 - - - - - -0,03 - - - -
trước ngắn hạn

2. Thuế giá trị


gia tăng được 0,54 0,89 1,22 2,47 1,50 1,33 0,35 0,33 1,25 -0,97 -0,17
khấu trừ

3. Thuế và các
khoản phải thu 0,49 0,47 0,46 - - - -0,02 -0,01 -0,46 - -
Nhà nước

4. Giao dịch
mua bán lại trái
- - - - - - - - - - -
phiếu Chính
phủ

5. Tài sản ngắn


- - - - - - - - - - -
hạn khác

B - TÀI SẢN
15,97 17,92 21,97 19,41 18,37 18,75 3,07 4,05 -1,55 -1,98 0,57
DÀI HẠN

I. Các khoản
phải thu dài - - - - - - - - - - -
hạn
1. Phải thu dài
hạn của khách - - - - - - - - - - -
hàng

2. Trả trước
cho người bán - - - - - - - - - - -
dài hạn

3. Vốn kinh
doanh ở đơn vị - - - - - - - - - - -
trực thuộc

4. Phải thu nội


- - - - - - - - - - -
bộ dài hạn

5. Phải thu về
cho vay dài - - - - - - - - - - -
hạn

6. Phải thu dài


- - - - - - - - - - -
hạn khác

7. Dự phòng
phải thu dài - - - - - - - - - - -
hạn khó đòi

II. Tài sản cố


12,22 13,34 13,34 14,35 13,41 13,60 2,23 0,01 2,02 -1,89 0,37
định

1. Tài sản cố
4,83 4,36 4,39 4,84 4,07 3,82 -0,47 0,03 0,45 -0,77 -0,25
định hữu hình

- Nguyên giá 24,71 30,68 32,65 37,11 38,36 41,71 5,96 1,97 4,46 1,25 3,35

- Giá trị hao


-19,88 -26,31 -28,26 -32,27 -34,29 -37,89 -6,44 -1,94 -4,02 -2,02 -3,60
mòn lũy kế

2. Tài sản cố
định thuê tài - - - - - - - - - - -
chính

- Nguyên giá - - - - - - - - - - -
- Giá trị hao
- - - - - - - - - - -
mòn lũy kế

3. Tài sản cố
7,39 8,98 8,95 9,52 9,34 9,78 1,59 -0,03 0,56 -0,18 0,44
định vô hình

- Nguyên giá 8,65 10,79 11,07 12,11 12,24 13,20 2,15 0,27 1,04 0,13 0,97

- Giá trị hao


-1,26 -1,82 -2,11 -2,59 -2,90 -3,43 -0,56 -0,30 -0,48 -0,31 -0,53
mòn lũy kế

III. Bất động


- - - - - - - - - - -
sản đầu tư

- Nguyên giá - - - - - - - - - - -

- Giá trị hao


- - - - - - - - - - -
mòn lũy kế

IV. Tài sản dở


- - 0,05 0,04 0,09 0,01 - 0,05 -0,01 0,05 -0,08
dang dài hạn

1. Chi phí sản


xuất, kinh
- - - - - - - - - - -
doanh dở dang
dài hạn

2. Chi phí xây


dựng cơ bản dở - - 0,05 0,04 0,09 0,01 - 0,05 -0,01 0,05 -0,08
dang

V. Đầu tư tài
3,32 4,14 8,22 4,65 4,70 5,07 0,82 4,08 -3,58 0,05 0,37
chính dài hạn

1. Đầu tư vào
- - - - - - - - - - -
công ty con

2. Đầu tư vào
công ty liên 3,32 4,14 4,25 4,65 4,70 5,07 0,82 0,10 0,40 0,05 0,37
doanh, liên kết
3. Đầu tư góp
vốn vào đơn vị - - - - - - - - - - -
khác

4. Dự phòng
đầu tư tài chính - - - - - - - - - - -
dài hạn

5. Đầu tư nắm
giữ đến ngày - - 3,98 - - - - 3,98 -3,98 - -
đáo hạn

VI. Tài sản


0,42 0,43 0,35 0,36 0,18 0,08 0,01 -0,08 0,01 -0,19 -0,10
dài hạn khác

1. Chi phí trả


0,42 0,43 0,35 0,28 0,18 0,08 0,01 -0,08 -0,07 -0,10 -0,10
trước dài hạn

2. Tài sản thuế


thu nhập hoãn - - - 0,09 - - - - 0,09 -0,09 -
lại

3. Thiết bị, vật


tư, phụ tùng
- - - - - - - - - - -
thay thế dài
hạn

4. Tài sản dài


- - - - - - - - - - -
hạn khác

TỔNG CỘNG
100 100 100 100 100 100
TÀI SẢN

Nhìn vào các chỉ tiêu trên có thể thấy cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong
có sự biến động qua các năm. Cụ thể là tỷ trọng tài sản ngắn hạn cuối năm 2015 là 84,03%,
đến cuối năm 2016 tỷ trọng này giảm còn 82,08% và tiếp tục giảm thêm 4,05% vào cuối năm
2017. Đến cuối năm 2018, tỷ trọng tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên 80,59%, tỷ trọng đó
tiếp tục tăng nhẹ 1,03% vào cuối năm 2019 và đến cuối năm 2020 lại giảm từ 81,63% xuống
81,25%. Sự biến động rõ nhất trong thời gian này là khoản mục đầu tư chứng khoán giai đoạn
cuối năm 2015 đến cuối năm 2016 khi giảm 11,49% từ 23,21% xuống còn 11,71%, nhưng giai
đoạn từ cuối năm 2016 đến cuối năm 2017 khoản mục này tăng mạnh 18,68% chiếm 30,39%
trong tỷ trọng tài sản ngắn hạn; ngoài ra khoản mục Hàng tồn kho cũng thay đổi mạnh trong
khoảng từ cuối năm 2016 đến cuối năm 2017 khi giảm 18,65% (từ 37,45% xuống 18,80%) và
tăng mạnh trong khoảng cuối năm 2018 đến cuối năm 2019 khi tăng 20,81% . Tính đến cuối
năm 2020 tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 81,25% tổng tài sản và tài sản dài hạn chiếm
18,75%, mặc dù cơ cấu tài sản của công ty có nhiều thay đổi qua các năm nhưng nhìn chung là
có xu hướng giảm tài sản sản ngắn hạn và tăng tỷ trọng của tài sản dài hạn.
3.1.2 Cơ cấu nguồn vốn

Tỷ trọng (%) So sánh (%)

2015 2016 2017 2018 2019


Chỉ tiêu
2015 2016 2017 2018 2019 2020 - - - - -
2016 2017 2018 2019 2020

C - NỢ
PHẢI 22,45 5,01 4,22 7,95 7,07 7,93 -17,44 -0,80 3,73 -0,88 0,86
TRẢ

I. Nợ ngắn
21,48 3,82 3,00 6,63 6,60 7,35 -17,66 -0,82 3,63 -0,03 0,75
hạn

1. Phải trả
người bán 3,54 1,71 0,90 2,69 3,00 1,52 -1,83 -0,82 1,79 0,31 -1,48
ngắn hạn

2. Người
mua trả
0,31 0,62 0,85 0,11 0,34 0,61 0,31 0,23 -0,74 0,23 0,26
tiền trước
ngắn hạn

3. Thuế và
các khoản
0,01 - - 0,17 0,77 - -0,01 - 0,17 0,59 -0,77
phải nộp
Nhà nước

4. Phải trả
người lao 0,90 0,16 0,41 1,89 1,14 - -0,75 0,25 1,49 -0,75 -1,14
động

5. Chi phí 0,03 - 0,01 0,48 - - -0,03 0,01 0,47 -0,48 -


phải trả
ngắn hạn

6. Phải trả
nội bộ - - - - - - - - - - -
ngắn hạn

7. Phải trả
theo tiến
độ kế
- - - - - - - - - - -
hoạch hợp
đồng xây
dựng

8. Doanh
thu chưa
- - - - - - - - - - -
thực hiện
ngắn hạn

9. Phải trả
ngắn hạn 0,15 0,23 0,26 0,27 0,09 0,16 0,07 0,03 0,01 -0,19 0,07
khác

10. Vay và
nợ thuê tài
15,52 - - - - 3,60 -15,52 - - - 3,60
chính ngắn
hạn

11. Dự
phòng phải
- - - - - - - - - - -
trả ngắn
hạn

12. Quỹ
khen
1,02 1,10 0,57 1,01 1,27 1,47 0,08 -0,52 0,44 0,25 0,20
thưởng,
phúc lợi

13. Quỹ
- - - - - - - - - - -
bình ổn giá
14. Giao
dịch mua
bán lại trái - - - - - - - - - - -
phiếu
Chính phủ

II. Nợ dài
0,97 1,20 1,22 1,32 0,47 0,58 0,22 0,02 0,10 -0,85 0,10
hạn

1. Phải trả
người bán - - - - - - - - - - -
dài hạn

2. Người
mua trả
- - - - - - - - - - -
tiền trước
dài hạn

3. Chi phí
phải trả dài - - - - - - - - - - -
hạn

4. Phải trả
nội bộ về
- - - - - - - - - - -
vốn kinh
doanh

5. Phải trả
nội bộ dài - - - - - - - - - - -
hạn

6. Doanh
thu chưa
- - - - - - - - - - -
thực hiện
dài hạn

7. Phải trả
dài hạn 0,94 1,18 1,21 1,32 0,45 0,57 0,23 0,03 0,11 -0,86 0,12
khác

8. Vay và - - - - - - - - - - -
nợ thuê tài
chính và
hạn

9. Trái
phiếu - - - - - - - - - - -
chuyển đổi

10. Cổ
phiếu ưu - - - - - - - - - - -
đãi

11. Thuế
thu nhập
0,03 0,02 0,01 - 0,02 0,01 -0,01 -0,01 -0,01 0,02 -0,01
hoãn lại
phải trả

12. Dự
phòng phải - - - - - - - - - - -
trả hạn

13. Quỹ
phát triển
khoa học - - - - - - - - - - -
và công
nghệ

D - VỐN
CHỦ SỞ 77,55 94,99 95,78 92,05 92,93 92,07 17,44 0,80 -3,73 0,88 -0,86
HỮU

I. Vốn chủ
77,55 94,99 95,78 92,05 92,93 92,07 17,44 0,80 -3,73 0,88 -0,86
sở hữu

1. Vốn góp
của chủ sở 39,25 48,99 50,23 43,21 54,27 58,56 9,74 1,24 -7,02 11,06 4,30
hữu

- Cổ phiếu 39,25 48,99 50,23 43,21 54,27 58,56 9,74 1,24 -7,02 11,06 4,30
phổ thông
có quyền
biểu quyết

- Cổ phiếu
- - - - - - - - - - -
ưu đãi

2. Thặng
-
dư vốn cổ 47,51 59,31 60,80 51,07 41,02 44,27 11,80 1,50 -9,74 3,25
10,05
phần

3. Quyền
chọn
- - - - - - - - - - -
chuyển đổi
trái phiếu

4. Vốn
khác của 0,40 0,50 0,51 0,56 0,57 0,61 0,10 0,01 0,05 0,01 0,04
chủ sở hữu

5. Cổ
-19,42 -24,25 -24,86 -12,12 -12,23 -13,19 -4,82 -0,61 12,74 -0,11 -0,97
phiếu quỹ

6. Chênh
lệch đánh
- - - - - - - - - - -
giá lại tài
sản

7. Chênh
lệch tỷ giá - - - - - - - - - - -
hối đoái

8. Quỹ đầu
tư phát 1,81 2,26 2,32 2,54 2,57 2,77 0,45 0,06 0,22 0,03 0,20
triển

9. Quỹ hỗ
trợ sắp xếp
- - - - - - - - - - -
doanh
nghiệp

10. Quỹ - - - - - - - - - - -
khác thuộc
vốn chủ sở
hữu

11. Lợi
nhuận sau
7,99 8,17 6,77 6,80 6,73 -0,95 0,17 -1,39 0,02 -0,07 -7,68
thuế chưa
phân phối

- Lợi
nhuận sau
thuế chưa
phân phối 7,30 7,67 6,40 5,25 5,81 2,66 0,37 -1,27 -1,15 0,56 -3,15
lũy kế đến
cuối kỳ
trước

- Lợi
nhuận sau
thuế chưa 0,70 0,50 0,38 1,55 0,92 -3,61 -0,20 -0,12 1,17 -0,63 -4,53
phân phối
kỳ này

12. Nguồn
vốn đầu tư
- - - - - - - - - - -
xây dựng
cơ bản

II. Nguồn
kinh phí
- - - - - - - - - - -
và quỹ
khác

1. Nguồn
- - - - - - - - - - -
kinh phí

2. Nguồn
kinh phí đã
hình thành - - - - - - - - - - -
tài sản cố
định
TỔNG
CỘNG
100 100 100 100 100 100
NGUỒN
VỐN

Nhìn vào các chỉ tiêu trên có thể thấy cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong
có sự biến động qua các năm. Điểm đáng chú ý trong giai đoạn năm 2015 - 2020 là sự giảm
mạnh tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của công ty vào khoảng thời gian từ cuối 2015
đến cuối 2016, nguyên nhân là do chỉ tiêu vay và nợ thuê tài chính của công ty giảm từ
15,52% xuống 0% khiến khoản mục nợ ngắn hạn giảm từ 21,48% xuống 3,82%. Cũng trong
khoảng thời gian cuối năm 2015 đến cuối năm 2016 cũng tăng 17,44% từ 77,55% lên 94,99%.
Ngoài ra công ty không có nguồn kinh phí và quỹ khác. Nhìn chung, trong giai đoạn 2015 -
2020, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của công ty đều giảm, cụ thể là nợ ngắn hạn đã giảm từ
21,48% xuống 7,35% điều này có ảnh hưởng tích cực với khả năng thanh toán của công ty và
nợ dài hạn giảm từ 0,97% xuống 0,58%; vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng từ 77,55% lên
92,07%, có thể thấy vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty
3.2 Phân tích các chỉ số tài chính
3.2.1 Nhóm chỉ số khả năng thanh toán

Chỉ số 2015 2016 2017 2018 2019 2020


Tỷ số 3.91 26.04 21.51 12.16 12.37 11.05
thanh toán
hiện hành
(ngắn hạn)

Tỷ số 2.44 19.76 11.70 7.88 4.92 3.35


thanh toán
nhanh

❖ Tỷ số thanh toán hiện hành


Qua bảng số liệu trên ta thấy, hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty 6 năm
đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo cho nợ ngắn hạn.Tuy
nhiên tỷ lệ này không đồng đều qua các năm cụ thể: vào cuối năm 2015 là 3.91, cuối
năm 2016, 2017, 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 26.04, 21.51, 12.16, 12.37 và 11.05. Ta
thấy năm 2015 tỷ số này rất thấp chỉ 3.91 do nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong năm
này lên đến 69148 triệu đồng. Đến năm 2016 và 2017, chỉ số này tăng cao lên đến
26.04 và 21.51 do nợ ngắn hạn trong 2 năm này giảm mạnh lần lược là 9842.4 và
7538.7. Trong 3 năm tiếp theo, chỉ số này khá tương đồng do tài sản ngắn hạn và nợ
ngắn hạn không có chênh lệch nhiều qua các năm. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
cao chứng tỏ công ty có đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo cho nợ ngắn hạn. Tuy nhiên nó
chỉ phản ánh một cách khái quát khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Bởi vì một khi tài
sản ngắn hạn của công ty lớn hơn nợ ngắn hạn cũng chưa chắc tài sản ngắn hạn có thể
đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn nếu như tài sản này luân chuyển chậm.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tài sản 270531.2 211692.7 196300.5 185331. 185708.9 171282


ngắn hạn 9

% tăng
-21,7% -7,3% -5,6% 0,2% -7,8%

Nợ ngắn 69148 9842.4 7538.7 15245 15017 15504


hạn
% tăng
-85,8% -23,4% 102,2% -1,5% 3,2%

❖ Tỷ số thanh toán nhanh

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020


Tài sản ngắn 196004 115113 149001 185266.7 185597 171162.6
hạn - Hàng
tồn kho

% tăng
-41,3% 29,4% 24,3% 0,2% -7,8%

Nợ ngắn hạn 69148 9842.4 7538.7 15245 15017 15504


% tăng
-85,8% -23,4% 102,2% -1,5% 3,2%

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng ở mức cao và cũng không đồng đều
qua các năm. Cụ thể là : vào cuối năm 2015 là tức là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty
được đảm bảo bởi 2.44 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng thanh khoản cao, hệ số này
tăng mạnh trong 2 năm tiếp theo, vào cuối năm 2016 là 19.76đ, cuối năm 2017 là
11.70đ. Trong 3 năm sau đó, hệ số thanh toán nhanh giảm lần lược là năm 2018 là
7.88đ, 2019 là 4.92đ và 2020 là 3.35đ. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty ở
mức cao chứng tỏ công ty có đủ tài sản ngắn hạn có khả năng thanh khoản cao để đảm
bảo cho việc trả nợ ngắn hạn, đồng thời hệ số này giảm qua các năm do nợ ngắn hạn
tăng trong khi các tài sản có tính thanh khoản cao tăng chậm hơn thậm chí giảm

BIỂU ĐỒ BIẾN ĐỘNG CHỈ SỐ THANH TOÁN CỦA AAM QUA CÁC NĂM TỪ 2015
ĐẾN 2020

3.2.2 Nhóm tỷ số hoạt động


Bảng 3.2.2 : Các tỷ số đo lường mức hiệu quả hoạt động của AAM
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Trung
bình

Tỷ số vòng quay 3.19 2.56 2.86 3.47 2.19 1.04 2.55


hàng tồn kho

Kỳ thu tiền bình 65 89 88 51 32 51 63


quân

Tỷ số sử dụng hiệu 1.13 0.95 1.00 0.91 0.94 0.55 0.89


quả tài sản

❖ Tỷ số vòng quay hàng tồn kho

Đối với hàng tồn kho, vòng quay hàng tồn kho từ năm 2015-2020 có nhiều biến động. Giai
đoạn 2015-2016 ta có thể thấy tỷ số vòng quay hàng tồn kho có giảm nhẹ rồi sau đó tăng dần
theo từng năm và đạt tỷ số cao nhất là 3.47 vào năm 2018, điều này cho thấy doanh nghiệp bán
hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nên giữ cho chỉ số này ở mức vừa phải không quá cao vì như thế có nghĩa là lượng
hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng
doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ
nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị
ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất
đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho bình quân 6 năm của công ty Mekong thấp hơn 3.27 so với tỷ
số của cả ngành - 5.82, điều này cho thấy công ty cần phải tăng cường dự trữ nguyên vật liệu,
hàng hóa và thành phẩm để có thể đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nhất là khi
tình hình xuất khẩu cá tra - mặt hàng chủ lực của công ty, đang trên đà thuận lợi. Tuy nhiên
công ty vẫn phải đảm bảo chất lượng của hàng tồn kho, nhất là với ngành sản xuất thủy sản.
❖ Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân giai đoạn 2015-2016 tăng nhưng sau đó có xu hướng giảm dần qua từng
năm cho thấy công ty đang thắt chặt tín dụng đối với khách hàng, đồng nghĩa với việc công ty
thực hiện chính sách thu hồi tiền nhanh hơn.
Chính sách này một mặt đảm bảo cho công ty khỏi rủi ro về tín dụng, mặt khác đảm bảo dòng
tiền mặt được quay vòng nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, nâng cao khả năng
sinh lợi và hiệu quả đồng vốn. Giúp tính thanh khoản được đảm bảo, tránh cho công ty khỏi
rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt hay khó khăn về tài chính.
Chính sách này mang lại tác động không tốt đó là sẽ làm giảm sức mạnh cạnh tranh sản phẩm
của công ty. Các đại lý bán hàng và khách hàng truyền thống sẽ dễ dàng rời bỏ doanh nghiệp
sang mua hàng của đối thủ cạnh tranh. Đây là điều mà ban lãnh đạo công ty cần phải cân nhắc
sao cho đảm bảo dung hòa được cả hai mục tiêu.
Kỳ thu tiền bình quân trong 6 năm của công ty nhìn chung lâu hơn kỳ thu tiền bình quân của
cả ngành - 30 ngày, là 33 ngày. Điều này cho thấy công ty Mekong có khả năng quản lý kỳ
thu tiền bình quân để đảm bảo hoạt động diễn ra bình thường.Tuy nhiên, nhược điểm của việc
này là nó có thể cho thấy các điều khoản bán chịu, tín dụng quá nghiêm ngặt và nếu tình trạng
này cứ tiếp tục khách hàng có thể sẽ tìm đến các doanh nghiệp khác với các điều khoản thanh
toán dễ dàng hơn.
❖ Tỷ số sử dụng hiệu quả tài sản

-Tỷ số sử dụng hiệu quả tài sản có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2020 chỉ đạt 0.55, điều
này cho thấy bản thân doanh nghiệp chưa khai thác tối đa hiệu suất tài sản ngay thời kỳ ban
đầu để hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình đối với tài sản. Cũng có dấu hiệu cho thấy
rằng công ty đã đầu tư khá nhiều vào hàng tồn kho.
-Tỷ số sử dụng hiệu quả tài sản bình quân trong 6 năm của công ty xấp xỉ tỷ số của cả ngành -
0.96, là 0.07. Đây là một con số đáng mừng vì khả năng tận dụng hiệu quả tài sản của công ty
Mekong đang khá ổn so với mặt bằng chung các công ty khác cùng ngành. Mekong nên tiếp
tục áp dụng thêm các chính sách giúp công ty có thể đối đa hóa khả năng của tài sản để thu lại
lợi nhuận trong công ty. Có thể do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên đã ảnh hưởng đến việc
xuất khẩu làm thành phẩm trong hàng tồn kho tăng cao khiến cho tỷ số sử dụng hiệu quả tài
sản giảm nhiều vào năm 2020.
3.2.3 Nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính
Chỉ số đòn bẩy hay các tỷ lệ đòn bẩy cho phép ta thấy được rõ doanh nghiệp sử dụng nợ như
thế nào. Trong kinh doanh có 2 cách xác định là đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính, 2 ý
tưởng này tuy liên quan với nhau nhưng lại khác biệt. Tìm hiểu về nhóm đòn bẩy tài chính,
đơn giản có nghĩa là mức độ mà tài sản của doanh nghiệp được rót vốn mua sắm bằng nợ. Một
số nhóm chỉ số tài chính của AAM:

Nhóm chỉ số 2015 2016 2017 2018 2019 2020

D/A 0.225 0.050 0.042 0.079 0.071 0.079

D/C 0.225 0.050 0.042 0.079 0.071 0.079

D/E 0.290 0.053 0.044 0.086 0.076 0.086

Hệ số đòn bẩy tài 1.290 1.053 1.044 1.086 1.076 1.086


chính

Chỉ số chi trả lãi 3.968 3.581 0 0 69.531 56.561


vay

Chỉ số D/A năm 2015 đạt 0.225 cao hơn nhiều so với các năm tiếp theo, có thể thấy được tỷ số
nợ trên tài sản công ty vào năm 2015 đạt gần mức đạt hiệu quả tốt trong quản lý và sử dụng
nợ, tuy nhiên từ năm 2016 đến năm 2020 chỉ số D/A giảm mạnh chỉ giao động trong khoảng
0.05-0.079 tỷ lệ vay nợ công tỷ khá thấp dẫn đến việc không tận dụng được tốt đòn bẩy.
Chỉ số D/E công ty giao động không lớn chỉ khoảng từ 0.044-0.086 ngoại trừ đạt 0.29 vào năm
2015 thì công ty Mekong đã quản lý tốt các rủi ro từ khoản nợ của mình, có thể đủ khả năng tự
chi trả, xử lý các khoản nợ gấp xảy ra ở công ty.
Trong những năm từ 2015-2016 chỉ số chi trả lãi vay của công ty Mekong được coi là ở mức
chấp nhận được nhưng đến năm 2017, 2018 chỉ số này còn 0 cho thấy trong những năm này
khả năng thanh toán khoản nợ của công ty là tương đối thấp công ty lúc này đang gặp phải một
số vấn đề tài chính nào đó, tuy nhiên từ năm 2019 trở đi chỉ số này tăng mạnh tăng lên đến
69.531, khả năng thanh toán nợ được đánh giá là cao, doanh nghiệp đang hoạt động tích cực
hơn.
Biểu đồ biến động:
3.2.4 Nhóm chỉ số lợi nhuận
1. ROA (đvt: %)

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020

ROA 0.8 0.61 0.45 4.17 3.65 -5.68

ROA của công ty Mekong qua mỗi năm đều biến đổi, từ năm 2015 đến năm 2017 ROA của
công ty đạt dưới 1%, tỷ lệ sinh lời công ty là khá ít cho đến những năm 2018, 2019 tỷ số ROA
tăng lên được 4.17% và 3.65% khả năng chuyển vốn thành lợi nhuận của công tăng lên khá
nhiều so với những năm trước đó những vẫn chưa phải là cao chỉ nằm trong khoảng bình quân
chỉ số ROA của ngành thủy sản ( từ 1% đến 4%), đến năm 2020 dịch bệnh kéo dài, hoạt động
kinh doanh diễn ra khó khăn dẫn đến việc chỉ số ROA bị giá trị âm, đạt tỷ số -5.68%, lúc này
công ty được cho là bị thua lỗ, không có khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty.
2. ROE ( đvt: %)

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020

ROE 1.03 0.64 0.47 4.53 3.93 -6.17

Tỷ số ROE của công ty cũng giống như ROA, đạt mức khá thấp vào những năm 2015 đến
2017 và tăng lên nhiều vào những năm 2018, 2019 tuy nhiên lại đạt mức âm ( -6.17%) vào
năm 2020 do dịch bệnh covid hoành hành, khả năng kinh doanh của công ty cũng giảm sút
mạnh nên ROE công ty đạt giá trị âm, công ty cần thay đổi chính sách luân chuyển, sử dụng
vốn của mình. Đánh giá dựa trên tỷ lệ ROE của công ty vào hiện tại là không khả quan cho
lắm, công ty vẫn chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn của cổ đông đầu tư, vậy nên cổ phiếu công
ty không hấp dẫn mấy đối với các nhà đầu tư. So với chỉ số bình quân ngành thủy sản ROE
( từ 2% đến 10% ) thì ROE của công ty được đánh giá là ở mức thấp không được đánh giá cao.

3.2.5 Nhóm chỉ số giá trị doanh nghiệp :


1. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)
Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020
EPS 258 158 114 980 852 -1145

Qua bảng số liệu, ta thấy EPS trong 3 năm đầu khá thấp. Nguyên nhân do việc
xuất khẩu sang các nước khác gặp nhiều khó khăn khiến doanh thu khá thấp.
Đến năm 2018 và 2019 EPS đã tăng lên 980 và 852, có nghĩa là với 1 cổ phiếu
thì nhà đầu tư sẽ nhận lại 980 đồng hay 852 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do
lợi nhuận sau thuế của 2 năm này khá cao (9591 triệu đồng và 8358 triệu đồng)
dẫn đến EPS tăng cao. Đến năm 2020 do biến động của dịch Covid, lợi nhuận
của công ty đã bị âm, cụ thể là -11967 triệu đồng kéo theo EPS của năm này âm
theo ở con số -1145. Nhìn chung EPS của công ty còn khá thấp so với với trung
bình ngành (5478,76), từ đó cho thấy được công ty còn khá yếu so với các ông
lớn khác như CTCP Vĩnh Hoàn, CTCP Kiên Hùng…

2. Hệ số chi trả cổ tức


Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Cổ tức chi trả 9936 5961 4968 9920 7634 5226

Hệ số chi trả 38.5% 37.7% 43.6% 10.1% 8.9% -4.6%


cổ tức

Qua bảng số liệu ta thấy trong 3 năm đầu không có quá nhiều sự thay đổi trong
hệ số chi trả cổ tức (lần lượt là 38.5%, 37.7% và 43.6% trong 3 năm 2015, 2016
và 2017). Đến 2018, con số này đã giảm xuống còn 10.1% do EPS năm này tăng
cao lên 980 và giảm mạnh trong 2 năm tiếp đó còn 8.9% và -4.6% trong năm
2020. Tình hình dịch bệnh đã khiến cho EPS năm 2020 ở con số âm kéo theo chỉ
số này âm theo.

3. Hệ
số
giá
trên
thu

nhập (P/E)

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020

P/E 40.31 60.27 90.88 13.67 15.04 -9.82


Năm 2015, hệ số giá trên thu nhập của công ty ở mức 40.31 và tăng mạnh trong
2 năm tiếp theo lên 60.27 và 90.88 trong năm 2016 và 2017, qua đó ta thấy giá
thị trường của cổ phiếu thường không có quá nhiều biến động mà do EPS giảm
dẫn đến chỉ số P/E tăng cao. Đến năm 2018, 2019 chỉ số này giảm mạnh do EPS
tăng mạnh và giảm xuống mức -9.82 trong năm 2020. Đây là một trong những
chỉ tiêu quan trọng để quyết định đầu tư chứng khoán, do đó các nhà đầu tư rất
quan tâm đến chỉ số này để nhìn nhận công ty. Nhìn chung chỉ số P/E của công
ty trong 3 năm đầu khá cao khá cao so với ngành (19,4), đến năm 2018, 2019 chỉ
số này đã gần hơn với trung bình ngành cho thấy công ty đã có những bước phát
triển rất tốt trong giai đoạn này.

4. Tỷ suất thu nhập cổ phần thường

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tỷ suất thu nhập


cổ phần thường 0,64 0,73 0,58 0,35 0,35 -0,10

Tỷ suất thu nhập cổ phần thường từ năm 2015-2017 khá đồng đều khi không có nhiều chênh
lệch. Đến năm 2018 và 2019, con số này đã giảm mạnh còn 0.35 và tụt xuống mức âm trong
năm 2020 với con số -0.10. Điều này cho thấy các nhà đầu tư dần chuyển dịch vốn đầu tư từ
doanh nghiệp này sang hình thức khác do lãi suất của các loại trái phiếu hay lãi suất tiền gửi
ngân hàng cao hơn.

5. Tỷ số giá trị thị trường/giá trị kế toán

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tỷ số giá trị thị 0.44 0.39 0.43 0.51 0.63 0.60


trường/Giá trị kế
toán

Tỷ số giá trị thị trường/ giá trị kế toán tăng dần qua từng năm. Ta có thể thấy tỷ số của từng
nằm đều dưới 1 cho thấy thị trường cho rằng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không
mấy khả quan, đánh giá thấp uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên từ dữ liệu, năm 2015-2020 tỷ
số tăng 0.21, đây là một dấu hiệu khả quan khi thị trường đang dần có kỳ vọng vào cổ phiếu
của doanh nghiệp tức doanh nghiệp có thể làm ăn tốt trong tương lai.
4 Kết luận
Từ những phân tích về các vấn đề tài chính cơ bản đối với công ty MEKONGFISH từ năm
2015 đến 2020 có thể đưa ra một số nhận định về tình hình tài chính của công ty trong giai
đoạn này như sau:
Tài chính Công ty vẫn tiếp tục lành mạnh trong nhiều năm, không có nợ xấu, không bị
chiếm dụng vốn dài ngày, đồng vốn được bảo toàn, nguồn tiền mặt dồi dào, thanh khoản
tốt, Công ty đã sử dụng nguồn vốn tự có hợp lý để sinh lợi, không đầu tư tràn lan.
Về doanh trong giai đoạn 2015 đến 2020 có xu hướng giảm do thị trường xuất khẩu vẫn
tiếp tục gặp khó khăn nhất là thị trường Nga, Ukraina, Brazil và Euro việc mở rộng thị
trường khác thì chưa kịp thời dẫn đến tài chính của công ty gặp nhiều biến động. Ngoài ra,
giá nguyên liệu trong giai đoạn này tăng rất cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên làm ảnh
hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của công ty.
Công ty đang có kế hoạch xây dựng vùng nuôi cá riêng để trong tương lai tự đáp ứng 40%
nguyên liệu đầu vào. Điều này hứa hẹn tăng trưởng nhảy vọt trong tương lai gần. Đồng
thời nhờ việc tạo dựng được một nguồn cung nguyên vật liệu ổn định (đây là một trong số
ít doanh nghiệp thủy sản làm được điều này), công ty được miễn giảm thuế 50%, lợi thế
này sẽ tạo cho MEKONGFISH một thế chủ động trong việc kiểm soát chi phí, ổn định
hoạt động kinh doanh, qua đó tăng cường lợi nhuận và hạn chế được các rủi ro liên quan
đến thị trường đầu vào.

You might also like