You are on page 1of 81

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1


1. TỔNG QUAN VỀ VIỆT NAM VÀ LÀO 2
2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA GDP THEO PHƯƠNG PHÁP CHI TIÊU 4
2.1. TỔNG QUAN VỀ GDP 4
2.2. ĐẦU TƯ 6
2.4. CHI TIÊU CHÍNH PHỦ 8
2.5. XUẤT/NHẬP KHẨU 10
3. CÁC THÀNH PHẦN NGÀNH CỦA GDP THEO THỜI GIAN 12
4. NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ THEO THỜI GIAN 16
4.1. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG 16
4.2. LẠM PHÁT 17
4.3 THẤT NGHIỆP 19
5. CƠ CẤU DÂN SỐ VÀ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG 20
5.1. CƠ CẤU DÂN SỐ 21
5.2. LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG 24
6. ĐẦU TƯ VÀ VAI TRÒ CỦA FDI, FPI THEO THỜI GIAN 30
7. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG 38
8. HỆ THỐNG CUNG TIỀN M1, M2 VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 42
8.1. HỆ THỐNG CUNG TIỀN M1 42
8.2. HỆ THỐNG CUNG TIỀN M2 44
9. TÀI CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ 45
9.1. THUẾ 45
9.2. CHI TIÊU, THẶNG DƯ/ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN) 46
10. TÌNH HÌNH NGOẠI THƯƠNG 51
11. CÁN CÂN CỦA HỆ THỐNG THANH TOÁN VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THEO THỜI
GIAN 58
11.1. CÁN CÂN THANH TOÁN 58
11.2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 59
12. NỢ NƯỚC NGOÀI 61
13. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ TIỀN TỆ 64
13.1. CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ 64
13.2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 65
LỜI KẾT 67
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT HỌ VÀ TÊN MSSV MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP

1 TRẦN NGỌC HUYỀN TRÂN 2213601 100%

2 NGUYỄN THỊ TRANG 2213553 100%

3 TRẦN THỊ THU TRANG 2213558 100%

4 TRỊNH THỊ BẢO TRANG 2213560 100%

5 LÊ THỊ CẨM TRINH 2213621 100%


LỜI NÓI ĐẦU

Sự thịnh vượng và phát triển của một quốc gia không chỉ thể hiện ở lĩnh vực kinh tế. Tuy

nhiên, sự phát triển kinh tế của một quốc gia lại là một yếu tố quan trọng không kém để đánh giá

quốc gia đó có giàu mạnh hay không. Mà các vấn đề của một nền kinh tế luôn có mối quan hệ

gắn bó chặt chẽ với nhau và với cả những lĩnh vực xã hội, chính trị khác. Vì vậy, việc thu thập

dữ liệu, phân tích, so sánh những chỉ số kinh tế của quốc gia sẽ góp phần mang lại những lợi ích

không nhỏ. Bởi vì qua đó chúng ta có được những chính sách, kế hoạch, quy định phù hợp cho

những định hướng phát triển trong tương lai.

Ở môn học Kinh tế vĩ mô này, nhóm 14 thuộc lớp L01, trường Đại học Bách Khoa, Đại

học Quốc gia Hồ Chí Minh, thực hiện đề tài tìm hiểu, phân tích, so sánh nền kinh tế giữa Việt

Nam và Lào. Thông qua đó nhóm chúng em sẽ có cái nhìn sâu hơn, rõ nét hơn về những tác

động của nền kinh tế đối với con người, môi trường và những biến động của thế giới sẽ ảnh

hưởng thế nào đến một nền kinh tế. Việc so sánh hai nền kinh tế với nhau còn giúp chúng em có

thêm hiểu biết, biết được vị thế, sự phát triển hiện tại của Việt Nam như thế nào trong khu vực và

thế giới. Từ đó có những đóng góp dù nhỏ cho sự phát triển chung của nước nhà.

1
1. TỔNG QUAN VỀ VIỆT NAM VÀ LÀO
❖ VIỆT NAM
Việt Nam với tổng diện tích 331.690 km2, là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu
vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp
Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương.
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nguồn tài nguyên phong phú. Với số dân
hơn 99 triệu người (vào tháng 4 năm 2023), gồm 54 dân tộc, ngôn ngữ phổ biến là Tiếng Việt.
Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đây là một câu chuyện phát triển
thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi
đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới
trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020,
GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 3,65 USD/ngày, theo
PPP năm 2017) giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống còn 3,8% năm 2020.
Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong
những giai đoạn khủng hoảng. Tăng trưởng GDP dự kiến ​sẽ giảm xuống còn 6,3% vào năm
2023, từ mức 8% vào năm 2022, do nhu cầu trong nước và xuất khẩu chững lại. Tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam dự kiến ​sẽ phục hồi lên mức 6,5% vào năm 2024 do lạm phát trong nước
có thể giảm dần từ năm 2024 trở đi. Điều này sẽ được hỗ trợ thêm bởi sự phục hồi nhanh chóng
của các thị trường xuất khẩu chính (Mỹ, Khu vực Đồng tiền chung Châu Âu và Trung Quốc).
Với tỉ lệ tăng trưởng ở mức 2,5% đến 3,5% mỗi năm trong suốt 30 năm qua, ngành nông nghiệp
đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực. Năm 2020 nông nghiệp đóng góp
14% cho GDP và 38% việc làm, năm 2021 xuất khẩu đạt hơn 48 tỷ USD giữa thời điểm đại dịch
COVID-19.
Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Tỉ suất tử vong ở trẻ sơ sinh
giảm từ 32,6 năm 1993 xuống còn 16,7 năm 2020 (trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng
từ 70,5 năm 1990 lên 75,45 năm 2020. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73, cao
hơn trung bình khu vực và trung bình thế giới, trong đó 87% dân số có bảo hiểm y tế.
Số năm đi học bình quân của Việt Nam là 10,2 năm, đứng thứ hai chỉ sau Singapore theo xếp
hạng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Chỉ số vốn con người của Việt Nam là 0,69 trên
thang cao nhất là 1, xếp hạng cao nhất trong các nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp.

2
Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Tính đến năm 2019,
99,4% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông
thôn cũng được cải thiện từ 17% năm 1993 lên 51% năm 2020.
Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu trở
thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu này, nền kinh tế cần tăng
trưởng với tốc độ bình quân hàng năm 5,9% trên đầu người trong 25 năm tới. Việt Nam cũng
hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng xanh hơn, bao trùm hơn đồng thời cam kết giảm phát
thải khí mêtan xuống 30% và ngăn chặn nạn phá rừng vào năm 2030 đồng thời đạt được mức
phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050.
Tương lai của Việt Nam đang được định hình bởi một vài xu thế lớn. Dân số đang già đi
nhanh chóng, thương mại toàn cầu đang suy giảm, trong khi đó suy thoái môi trường, các vấn đề
biến đổi khí hậu và tự động hóa ngày gia tăng. Đại dịch COVID-19 đặt ra những thách thức chưa
từng có, có thể làm chậm tiến trình đạt được các mục tiêu phát triển.
Theo cập nhật Báo cáo Chẩn đoán Quốc gia mới nhất của Ngân hàng Thế giới, để vượt qua
những thách thức này và đáp ứng các mục tiêu phát triển, Việt Nam cần cải thiện đáng kể hiệu
quả thực thi chính sách, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, môi trường, chuyển đổi kỹ thuật số,
giảm nghèo/anh sinh xã hội và cơ sở hạ tầng.
❖ LÀO
Nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, Lào có đường biên giới giáp 5 nước
và không giáp biển; phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây bắc giáp Myanmar, phía tây nam giáp
Thái Lan, phía nam giáp Campuchia và phía đông giáp Việt Nam. Do không giáp biển nên liên
hệ với các nước qua đường biển, đường sông, muốn ra biển sẽ thông qua các cảng biển của miền
Trung Việt Nam.
Với diện tích 236.800 km2, đất nước Lào chủ yếu là đồi núi, còn lại là bình nguyên và cao
nguyên. Sông Mekong chảy dọc biên giới phía tây Lào, dãy Trường Sơn chạy dọc biên giới phía
đông. Được thiên nhiên ưu đãi, Lào có nguồn tài nguyên dồi dào và phong phú về lâm, nông
nghiệp, khoáng sản, như gỗ, thạch cao, thiếc, khí đốt… và có hệ thống sông ngòi giàu nguồn lợi
thủy sản và phù sa. Lào có khí hậu lục địa, chia làm 2 mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến 4,
mùa mưa từ tháng 5 đến 10 hằng năm.

3
Dân số Lào đạt hơn 7,4 triệu người (năm 2021), với tỷ lệ tăng dân số trung bình là 2%. Tuổi
thọ trung bình hiện nay của người dân Lào là 61 tuổi. Lào có 50 dân tộc, bao gồm các bộ tộc
chính là Lào Lùm, Lào Thơng và Lào Sủng. Ngôn ngữ được sử dụng chính thức là tiếng Lào,
ngoài ra, tiếng Anh và Pháp cũng được sử dụng phổ biến.
Nền kinh tế Lào là một nền kinh tế có tốc độ phát triển được đánh giá là tương đối cao,
trong bối cảnh Lào chịu ảnh hưởng nặng nề do tình hình thế giới, khu vực, giá xăng, dầu tăng
mạnh. Tuy nhiên, một thách thức đối với nền kinh tế Lào hiện nay là lạm phát ở mức cao, trung
bình 5 tháng đầu năm 2022 là 9%. Mặc dù tình hình quốc tế, khu vực và trong nước gặp nhiều
khó khăn và thách thức chưa từng có, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng Nhân
dân Cách mạng Lào, sự giám sát thường xuyên của Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và sự
hỗ trợ giúp đỡ của các nước bạn bè đồng chí, cùng với sự cố gắng tích cực của Chính phủ trong
việc xử lý vấn đề chung của quốc gia, đã giúp Lào có thể giữ vững sự ổn định của nền kinh tế
quốc gia, không để rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái.
2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA GDP THEO PHƯƠNG PHÁP CHI TIÊU
2.1. TỔNG QUAN VỀ GDP
❖ VIỆT NAM:

● Năm 2018:
GDP theo giá hiện hành năm 2018 đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng, gấp 2 lần quy mô GDP năm 2011.
GDP bình quân đầu người năm 2018 ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng
198 USD so với năm 2017.
4
● Năm 2019:
GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% (Quý I tăng 6,82%, quý II tăng
6,73%; quý III tăng 7,48%[3]; quý IV tăng 6,97%), vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ
6,6%-6,8%, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ
đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương.
● Năm 2020:
GDP của Việt Nam sẽ tăng 1,6%. Quy mô GDP Việt Nam là 340,6 tỷ USD, đứng thứ 4 Đông
Nam Á (vượt Singapore với 337,5 tỷ USD. Tới năm 2025, GDP bình quân đầu người của Việt
Nam sẽ đạt 5.211,90 USD.
● Năm 2021:
GDP (tính theo giá so sánh) của năm 2021 là 5.116 nghìn tỷ đồng, GDP 6 tháng đầu năm 2022 là
2.602 nghìn tỷ đồng, tăng 6,42%. Tính ra GDP 6 tháng đầu năm 2021 là 2.445 nghìn tỷ đồng,
GDP trong 6 tháng cuối năm 2021 là 2.671 nghìn tỷ đồng.
Năm 2022:GDP Việt Nam trong năm 2022 đạt 409 tỷ USD. Còn theo IMF, con số này nhỉnh hơn
một chút là 413,81 tỷ USD. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5.
❖ LÀO:

Biểu đồ GDP của Lào giai đoạn 1984-2021


● Năm 2018:

5
Đạt 2.559 USD vượt chỉ tiêu đề ra, lạm phát ở mức thấp, khoảng 2,1%,tỷ giá, thị trường ngoại tệ
được kiểm soát; thu ngân sách năm được bảo đảm theo kế hoạch, chi ngân sách thấp hơn 0,2%
so với kế hoạch, thâm hụt ngân sách được thu hẹp xuống còn 4,7% GDP so với mức 5,3% GDP
năm 2017.

● Năm 2019:
GDP của Lào năm 2019 sẽ ở mức 6,7% trở lên, tổng giá trị GDP đạt 165.475 tỷ kíp, cao hơn
năm 2018 là 1.300 tỷ kíp. Tăng trưởng của ngành nông nghiệp là 2.8%, công nghiệp là 8.3%,
dịch vụ là 6.6%, thuế nhập khẩu tăng 7%; GDP bình quân đầu người đạt 2.726 USD, thu nhập
bình quân đầu người đạt 2.317 USD.
● Năm 2020:
GDP đạt đỉnh cao nhất vào năm 2020 là 18.98 tỷ USD.
● Năm 2021:
GDP của Lào năm 2021 với mức tăng trưởng 2.53% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Lào
vào năm 2021 là 18.83 tỷ USD theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới. Theo đó chỉ số GDP
Lào giảm 154.65 triệu USD so với con số 18.98 tỷ USD trong 2020.
● Năm 2022:
GDP Lào năm 2022 là 18.67 tỷ USD nếu vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như năm vừa rồi.
GDP của Lào tăng trưởng 4,5% trong năm 2022.
2.2. ĐẦU TƯ
❖ VIỆT NAM:

6
Biểu đồ thể hiện số dự án, tổng số vốn đăng ký và tổng số vốn thực hiện của nguồn vốn
FDI vào Việt Nam giai đoạn 2016-2021
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
● Năm 2018:
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý I/2018 theo giá hiện hành đạt khá với 331,2 nghìn tỷ đồng,
tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước và bằng 32,2% GDP bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt
104,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 31,6% tổng vốn và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước; khu vực
ngoài Nhà nước đạt 138,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,9% và tăng 16,9%; khu vực có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài đạt 87,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 26,5% và tăng 8,1%.
● Năm 2019:
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý I/2019 theo giá hiện hành đạt 359,2 nghìn tỷ đồng, tăng
8,8% so với cùng kỳ năm 2018 và bằng 32,2% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 106,8
nghìn tỷ đồng, chiếm 29,7% tổng vốn và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2018; khu vực ngoài
Nhà nước đạt 158 nghìn tỷ đồng, chiếm 44% và tăng 13,6%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đạt 94,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 26,3% và tăng 7,5%.
● Năm 2020:
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý I/2020 tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2019, mức tăng thấp
nhất trong giai đoạn 2016-2020 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến tất cả các hoạt
7
động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước quý I/2020
đạt mức khá 13,2% kế hoạch năm mặc dù kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước năm 2020 cao hơn
18% so với năm 2019 và tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là tín hiệu tích cực phản ánh
kết quả việc Chính phủ thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 3 tháng ước tính đạt 3,9 tỷ USD, giảm 6,6% so với
cùng kỳ năm 2020, đây là lần giảm đầu tiên trong giai đoạn 2016-2020. Đầu tư của Việt Nam ra
nước ngoài trong 3 tháng đầu năm 2020 có 27 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với
tổng số vốn của phía Việt Nam là 22,9 triệu USD; có 6 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng
thêm 26,4 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và
tăng thêm) đạt 49,3 triệu USD.
● Năm 2021:
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 3 tháng đầu năm 2021 có 14 dự án được cấp mới giấy
chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 140,2 triệu USD, gấp 6 lần so với cùng
kỳ năm trước; có 6 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm 431,9 triệu USD. Tính chung
tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 572,1 triệu USD.

● Năm 2022:
Vốn khu vực Nhà nước ước đạt 136,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,3% tổng vốn đầu tư và tăng 9,3%
so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 323,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 57,5%, tăng
9,1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 102,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,2% và tăng
7,9%. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/3/2022 bao gồm vốn
đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài đạt 8,91 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký cấp mới có 322 dự
án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 3,21 tỷ USD, tăng 37,6% về số dự án và giảm 55,5%
về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký điều chỉnh của 228 lượt dự án (đã
được cấp phép từ các năm trước) với số vốn đầu tư tăng thêm 4,07 tỷ USD, tăng 93,3% so với
cùng kỳ năm trước.
❖ LÀO:
Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư ở nước ngoài ví dụ điển hình là nhà đầu tư ở Việt Nam. Vốn
đầu tư đăng ký của Việt Nam sang Lào đạt 5,34 tỷ USD. Lào luôn duy trì vị trí thứ nhất trong số

8
79 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Việt Nam cũng luôn nằm
trong top 3 nước đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Lào.Đầu tư của Việt Nam vào Lào tiếp tục xu
hướng tăng cao và bền vững hơn. Năm 2021, vốn đầu tư từ Việt Nam sang Lào đạt 118,3 triệu
USD, tăng 33,3% so với năm 2020. Năm 2022, vốn đầu tư từ Việt Nam sang Lào đạt 180 triệu
USD, tăng 52,5% so với năm 2021. Một số dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào làm ăn có hiệu
quả, tiếp tục tăng vốn đầu tư mở rộng trong năm 2023.
2.4. CHI TIÊU CHÍNH PHỦ
❖ VIỆT NAM:
● Năm 2018:
Được Quốc hội quyết định với tổng số thu là 1.319.200 tỷ đồng; tổng số chi là 1.523.200 tỷ
đồng; bội chi NSNN là 204.000 tỷ đồng, tương đương 3,7% GDP, trong đó bội chi NSTW là
195.000 tỷ đồng, tương đương 3,53% GDP, bội chi NSĐP là 9.000 tỷ đồng, tương đương 0,17%
GDP.
● Năm 2019:
Được Quốc hội quyết định với tổng số thu là 1.411.300 tỷ đồng; tổng số chi là 1.633.300
tỷ đồng; bội chi NSNN là 222.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP, trong đó bội chi
NSTW là 209.500 tỷ đồng, bội chi NSĐP là 12.500 tỷ đồng.

● Năm 2020:
Là 1.539.053 tỷ đồng; dự toán chi NSNN năm 2020 (điều chỉnh) là 1.773.766 tỷ đồng. Quyết
toán thu NSNN đạt 1.510.579 tỷ đồng, giảm 28.474 tỷ đồng(-1,9%) so với dự toán, chủ yếu do
giảm các khoản thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu.
● Năm 2021:
Đạt 1.365,5 nghìn tỷ đồng, tăng 22,2 nghìn tỷ đồng (+1,7%) so dự toán; tổng chi NSNN
ước đạt 1.709,2 nghìn tỷ đồng, tăng 22,2 nghìn tỷ đồng (+1,3%) so dự toán; bội chi
NSNN trong phạm vi 4%GDP.
● Năm 2022:
1.411,7 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 3,4% so với ước thực hiện năm 2021. Tỷ lệ huy động vào
NSNN khoảng 15,1%GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 12,7%GDP.Tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên
tổng sản phẩm quốc nội ở Lào được dự báo sẽ giảm tổng cộng 0,6 điểm phần trăm trong khoảng
9
thời gian từ năm 2023 đến năm 2028. Mức giảm tổng thể này không xảy ra liên tục, đáng chú ý
là không xảy ra vào năm 2024 và 2026.
❖ LÀO:

Tỷ lệ chi tiêu chính phủ Lào trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 2018- dự đoán 2028
Tỷ lệ này ước tính lên tới 17,88% vào năm 2028. Chỉ số này mô tả chi tiêu chung của chính phủ
như một phần của tổng sản phẩm quốc nội.
2.5. XUẤT/NHẬP KHẨU
❖ VIỆT NAM:

10
Biểu đồ thể hiện tình hình xuất - nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, 2018-2020
Nguồn: Bộ Công Thương
● Năm 2018:
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu quý I năm 2018 ước tính đạt 54,31 tỷ USD, tăng 22% so với
cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu quý I tăng 22,1% so
với cùng kỳ năm 2017. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu quý I năm 2018 ước tính đạt 53,01 tỷ
USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập
khẩu quý I/2018 tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2017. Cán cân thương mại hàng hóa tính chung
quý I/2018 xuất siêu 1,3 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 6,3 tỷ USD; khu
vực có vốn đầu tư đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 7,6 tỷ USD.
● Năm 2019:
Tính chung quý I/2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 58,51 tỷ USD, tăng 4,7% so
với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 17,05 tỷ USD, tăng 9,7%, chiếm
29,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 41,46 tỷ
USD, tăng 2,7%, chiếm 70,9%. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 57,98 tỷ USD, tăng
8,9% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 24,09 tỷ USD, tăng
13,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 33,89 tỷ USD, tăng 6%
● Năm 2020:

11
Dịch Covid-19 lây lan mạnh ở các nước đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ đã ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất, nhập
khẩu của nhiều mặt hàng. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 3/2020 ước tính đạt 39 tỷ USD,
giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung quý I/2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hóa đạt 115,34 tỷ USD, giảm 0,7%, trong đó xuất khẩu đạt 59,08 tỷ USD, tăng 0,5%; nhập
khẩu đạt 56,26 tỷ USD, giảm 1,9%. Xuất siêu quý I/2020 đạt 2,8 tỷ USD.
● Năm 2021:
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện tháng 02/2021 đạt 20.196 triệu USD, cao hơn 196 triệu
USD so với số ước tính.Tính chung quý I/2021, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt
77,34 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 18,3
tỷ USD, tăng 4,9%, chiếm 23,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
(kể cả dầu thô) đạt 59,04 tỷ USD, tăng 28,5%, chiếm 76,3%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa
thực hiện tháng 02/2021 đạt 20.656 triệu USD, thấp hơn 144 triệu USD so với số ước tính. Ước
tính tháng 3/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 28,2 tỷ USD, tăng 36,5% so với tháng
trước. Tính chung quý I/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 75,31 tỷ USD, tăng
26,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 25,05 tỷ USD, tăng
17%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 50,26 tỷ USD, tăng 31,5%.
● Năm 2022:
Trong quý II/2022, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm
trước và tăng 8,7% so với quý I/2022. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa ước đạt 185,94 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu hàng hóa:
Trong quý II/2022, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 97,6 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm
trước và tăng 11,3% so với quý I/2022. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu
hàng hóa ước đạt 185,23 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh
tế trong nước đạt 65,23 tỷ USD, tăng 15,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 120 tỷ USD,
tăng 15,6%.
❖ LÀO:
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Lào là: : quặng đồng, cao su, đồ may mặc, thiết bị dân dụng…
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu : thiết bị máy móc, thiết bị ô tô, phân bón và xăng dầu…
● Năm 2018:

12
Giá trị sản xuất công nghiệp của Lào vượt kế hoạch 12 %, lưu thông hàng hóa trong nước đạt
57.612 tỷ Kíp, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 11 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 5.4 tỷ USD,
vượt kế hoạch 7,8% và tăng 10.9% so với cùng kỳ.
● Năm 2019:
Kim ngạch xuất khẩu của Lào tăng đáng kể trong năm 2019, ở mức trên 5.6 tỷ USD so với 5.4 tỷ
USD trong năm 2018. Qua đó, tổng giá trị kim ngạch thương mại nước ngoài của Lào năm vừa
qua đạt 11.3 tỷ USD so với 11.2 tỷ USD trong năm trước đó. Đáng chú ý, thâm hụt thương mại
của nước này đã giảm đáng kể từ 437.8 triệu USD trong năm 2018 xuống còn 137.4 triệu USD
trong năm ngoái.
● Năm 2020:
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8 của Lào đạt gần 800 triệu USD, nhập siêu 7 triệu USD,
trong đó xuất khẩu đạt 377 triệu USD, nhập khẩu đạt 384 triệu USD.
● Năm 2021:
Năm 2021, tổng giá trị xuất-nhập khẩu hàng hóa của Lào đạt khoảng 13 tỷ USD, xuất siêu
khoảng 1 tỷ USD. Trong đó tổng giá trị xuất khẩu của Lào đạt khoảng 7 tỷ USD và nhập khẩu
đạt khoảng 6 tỷ USD.
● Năm 2022:
Tổng giá trị kim ngạch thương mại của Lào với thế giới đạt 8,97 tỷ USD, giảm nhẹ 1,1% so cùng
kỳ 8 tháng 2021 (9,07 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu của Lào đạt 4,65 tỷ USD, giảm 8,8% (5,1 tỷ
USD); nhập khẩu đạt 4,32 tỷ USD, tăng 9% (3,96 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hóa của
Lào ước tính xuất siêu 330 triệu USD.
3. CÁC THÀNH PHẦN NGÀNH CỦA GDP THEO THỜI GIAN
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng của một số cây lâu năm, sản phẩm chăn
nuôi chủ yếu là các mặt hàng sản phẩm trong nền kinh tế của Lào và Việt Nam. Nhờ vào sự phát
triển của công nghệ mà trong các năm qua các nền kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, dịch
vụ, được phát triển và nâng lên một tầng cao mới.
❖ VIỆT NAM:
● Nông nghiệp

13
Ngành trồng trọt: Tiếp tục triển khai nhiều mô hình trồng lúa chuyên canh chất lượng cao,
chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng rau, màu, cây ăn quả hoặc kết hợp nuôi trồng
thủy sản để có hiệu quả kinh tế hơn.
Trong chăn nuôi: Nhờ chuyển đổi tổ chức sản xuất, đầu tư trang trại hiện đại, giống năng suất
cao nên năng suất và chi phí sản xuất chăn nuôi được cải thiện đáng kể. Ngành chăn nuôi có
những bước chuyển đổi mạnh mẽ từ số lượng sang chất lượng, từ nông hộ quy mô nhỏ sang chăn
nuôi gia trại, trang trại theo hình thức công nghiệp quy mô lớn, áp dụng kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến; khuyến khích chăn nuôi theo hướng hữu cơ, xây dựng vùng chăn nuôi an toàn để kiểm
soát dịch bệnh; chế biến sâu và phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi công nghiệp. Đồng thời,
chú trọng chất lượng, hiệu quả và giá trị gia tăng để liên kết doanh nghiệp với các hộ chăn nuôi
và tổ chức sản xuất nhằm tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

🡪 Nông sản Việt Nam tiếp tục là trụ đỡ nền kinh tế


● Công nghiệp
Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn giữ vững vai trò chủ đạo, đóng góp tới 75% vào tăng
trưởng chung của ngành công nghiệp, với mức tăng IIP khá cao từ 9,7% đến trên 14% trong tám
tháng. Ngành sản xuất, chế biến thực phẩm luôn tăng trưởng ổn định từ đầu năm 2022, có xu
hướng tăng cao ở quý III/2022 và tăng chậm lại ở quý IV/2022. Ước cả năm 2022, IIP ngành sản
xuất, chế biến thực phẩm tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Ngành sản xuất sản phẩm điện tử,

14
máy vi tính và sản phẩm quang học, ngành chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo, các tháng đầu năm 2022 vẫn tăng so cùng kỳ, tuy nhiên từ tháng 9 cũng có xu
hướng giảm và tăng chậm lại…

Biểu đồ thể hiện cơ cấu công nghiệp


● Dịch vụ

Biểu đồ thể hiện ngành dịch vụ của Việt Nam qua các năm

15
Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP đã có xu hướng cao lên, đạt đỉnh vào 5 năm trước đại
dịch (năm 2015: 42,19%, 2016: 42,85%, 2017: 42,58%, 2018: 42,17%. 2019: 42,47%), chỉ bị
giảm xuống vào 2 năm đại dịch xảy ra và bùng phát (năm 2019: 41,83%, 2021: 41,21%), trong
đó có nhiều ngành cụ thể còn giảm nhiều hơn, như vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú, ăn uống,…
Tỷ trọng dịch vụ trong GDP đã hồi phục trở lại vào năm 2022 (đạt 41,33%), trong đó có một số
ngành cụ thể phục hồi nhanh hơn, như thương mại, vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú ăn uống, nghệ
thuật vui chơi giải trí,…
❖ LÀO:
● Nông nghiệp
Nông nghiệp tự cấp vẫn chiếm đến một nửa GDP và tạo 80% số việc làm. Chỉ có 4,01% diện
tích lãnh thổ là đất canh tác và chỉ 0,34% diện tích lãnh thổ được sử dụng làm đất trồng trọt lâu
dài, đây là tỷ lệ thấp nhất trong Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng. Lúa chi phối nông nghiệp Lào
do khoảng 80% diện tích đất canh tác dành cho trồng lúa. Khoảng 77% nông hộ Lào tự cung cấp
gạo.Sản lượng lúa tăng 5% mỗi năm từ năm 1990 đến năm 2005 nhờ cải tiến về giống và cải
cách kinh tế, Lào lần đầu đạt được cân bằng ròng về xuất nhập khẩu gạo vào năm 1999. Lào có
lẽ có nhiều giống gạo nhất trong Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng. Từ năm 1995, chính phủ
Lào làm việc cùng Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế tại Philippines nhằm thu thập các mẫu hạt của
hàng nghìn giống lúa tại Lào.

16
Biểu đồ sản lượng và diện tích sản xuất lúa gạo của Lào từ năm 1980 đến năm 2015
● Công nghiệp
Trong nhiều năm trở lại đây, ngành công nghiệp của Lào tăng trưởng mạnh, năm 2020, dự kiến
công nghiệp tăng trưởng 9,8%, chiếm 33% GDP, trong đó công nghiệp chế biến đóng vai trò
quan trọng. nh vực công nghiệp và thủ công mỹ nghệ đóng góp quan trọng trong phát triển kinh
tế của Lào, đặc biệt, trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng giá trị sản phẩm công nghiệp chế biến
tăng trưởng 9,22%/năm so với kế hoạch 12%/năm, trong đó, công nghiệp chế biến tăng trưởng
mạnh gồm, nhóm sản xuất giấy và sản phẩm giấy tăng trưởng trung bình 42,38%; nhóm sản xuất
linh kiện máy tính, linh kiện điện tử tăng trưởng trung bình 26,04%/năm; nhóm sản xuất đồ may
mặc tăng trưởng trung bình 25,31%; sản xuất cao su và và sản phẩm nhựa tăng trưởng trung bình
10,47%/năm; nhóm sản xuất đồ uống tăng trưởng trung bình 8,43%/năm và nhóm sản xuất thực
phẩm tăng trưởng trung bình 6,43%/năm.
● Dịch vụ
Mặc dù có nhịp tăng trưởng ổn định, ngành dịch vụ vẫn đang được xem là đóng góp chưa xứng
tầm vào kinh tế Lào, nguyên nhân là do các yếu tố đầu vào hầu hết đều là hàng nhập khẩu.Năm
2019, Chính phủ Lào đề ra mục tiêu tăng trưởng ngành dịch vụ lên 7%, tương đương mức tăng
0.4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
4. NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ THEO THỜI GIAN
4.1. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG
❖ VIỆT NAM:

17
Dữ liệu nhanh cho thấy tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam tăng 3,32% so với cùng kỳ trong
Quý 1 năm 2023, thấp hơn mức tăng 5,92% trong Quý 4 năm 2022 và đánh dấu chu kỳ tăng
trưởng thứ sáu liên tiếp. Bản in mới nhất cũng đánh dấu tốc độ tăng trưởng yếu nhất kể từ quý 3
năm 2020, do nhu cầu nước ngoài ngày càng xấu đi trong bối cảnh áp lực chi phí dai dẳng từ các
đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Mức tăng chủ yếu do khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản (2,52%) và khu vực dịch vụ (6,79%). Trong khi đó, sản lượng công nghiệp và xây dựng giảm
0,4%. Trong năm nay, chính phủ dự kiến nền kinh tế sẽ tăng trưởng khoảng 6,5%, thấp hơn mức
cao nhất trong thập kỷ là 8,02% đạt được vào năm 2022.
❖ LÀO:

18
Tốc độ tăng trưởng GDP của nước này trong 6 tháng đầu năm 2022 chỉ đạt ở mức 4,3%, bằng
49,6% kế hoạch của năm.Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Lào tăng 3,5% vào năm 2021, sau
mức tăng trưởng 3,3% trong năm trước.

4.2. LẠM PHÁT


❖ VIỆT NAM:
Tỷ lệ Lạm phát của Việt Nam vào năm 2021 là 1.83% theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế
giới. Theo đó chỉ số Tỷ lệ Lạm phát Việt Nam giảm 1.39 điểm phần trăm so với con số 3.22%
trong năm 2020. Ước tính Tỷ lệ Lạm phát Việt Nam năm 2022 là 1.04% nếu vẫn giữ nguyên tốc
độ tăng trưởng như năm vừa rồi. Với giả định tình hình kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới
không có nhiều biến động. Số liệu Tỷ lệ Lạm phát của Việt Nam được ghi nhận vào năm 1996 là
5.67%, trải qua khoảng thời gian 26 năm, đến nay giá trị Tỷ lệ Lạm phát mới nhất là 1.83%. Đạt
đỉnh tăng trưởng cao nhất 23.12% vào năm 2008.

19
Biểu đồ Tỷ lệ Lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2021
❖ LÀO:
Tỷ lệ Lạm phát của Lào vào năm 2021 là 3.76% theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới.
Theo đó chỉ số Tỷ lệ Lạm phát Lào giảm 1.34 điểm phần trăm so với con số 5.10% trong năm
2020. Ước tính Tỷ lệ Lạm phát Lào năm 2022 là 2.77% nếu vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng
như năm vừa rồi. Với giả định tình hình kinh tế Lào và kinh tế thế giới không có nhiều biến
động. Số liệu Tỷ lệ Lạm phát của Lào được ghi nhận vào năm 1989 là 61.33%, trải qua khoảng
thời gian 33 năm, đến nay giá trị Tỷ lệ Lạm phát mới nhất là 3.76%. Đạt đỉnh tăng trưởng cao
nhất 125.27% vào năm 1999.

20
Biểu đồ Tỷ lệ Lạm phát của Lào giai đoạn 1989 - 2021
4.3 THẤT NGHIỆP
❖ VIỆT NAM:

21
Biểu đồ Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 1991 - 2021
Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vào năm 2021 là 2.17% theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế
giới. Theo đó chỉ số Tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam giảm 0.22 điểm phần trăm so với con số 2.39%
trong năm 2020. Ước tính Tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam năm 2022 là 1.97% nếu tình hình kinh tế
xã hội vẫn như năm vừa rồi. Với giả định tình hình kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới không có
nhiều biến động. Số liệu Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam được ghi nhận vào năm 1991 là 2.09%,
trải qua khoảng thời gian 31 năm, đến nay số liệu Tỷ lệ thất nghiệp mới nhất là 2.17%. Tỷ lệ thất
nghiệp Việt Nam đạt đỉnh cao nhất là 2.87% vào năm 1997.
❖ LÀO:
Tỷ lệ thất nghiệp của Lào vào năm 2021 là 1.26% theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới.
Theo đó chỉ số Tỷ lệ thất nghiệp Lào tăng 0.23 điểm phần trăm so với con số 1.03% trong năm
2020. Ước tính Tỷ lệ thất nghiệp Lào năm 2022 là 1.54% nếu tình hình kinh tế xã hội vẫn như
năm vừa rồi. Với giả định tình hình kinh tế Lào và kinh tế thế giới không có nhiều biến động. Số
liệu Tỷ lệ thất nghiệp của Lào được ghi nhận vào năm 1991 là 2.53%, trải qua khoảng thời gian
31 năm, đến nay số liệu Tỷ lệ thất nghiệp mới nhất là 1.26%. Tỷ lệ thất nghiệp Lào đạt đỉnh cao
nhất là 2.60% vào năm 1995.
22
Biểu đồ Tỷ lệ thất nghiệp của Lào giai đoạn 1991 - 2021
5. CƠ CẤU DÂN SỐ VÀ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG
5.1. CƠ CẤU DÂN SỐ
❖ VIỆT NAM
Tính đến tháng 4/2023, dân số hiện tại của Việt Nam là 99.533.871 người theo số liệu
mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,24% dân số thế giới. Việt Nam đang
đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số
của Việt Nam là 321 người/km2. Với tổng diện tích đất là 310.060 km2. 38,77% dân số sống ở
thành thị (38.361.911 người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 33,7 tuổi.
Bảng 1.4.1: Dân số Việt Nam phân theo giới tính và thành thị, nông thôn qua các
năm (Đơn vị: nghìn người)
Năm Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2018 95.385,20 47.427,10 47.958,10 32.636,90 62.748,30
2019 96.484,00 48.017,70 48.466,30 33.816,60 62.667,40
2020 97.582,69 48.625,99 48.956,71 35.867,21 61.715,48

23
Sơ bộ 2021 98.506,19 49.097,09 49.409,11 36.564,68 61.941,51

Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam

● Năm 2018

24
Vào năm 2018, dân số Việt Nam đã đạt hơn 95,38 triệu người, tăng hơn 1 triệu người,
tương đương 1,17%, so với năm 2017. Trong đó, dân số thành thị chiếm 34,22%; dân số
nông thôn là 65,78%; nam giới: 49,72%; nữ là 50,28%.
● Năm 2019
Vào năm 2019, dân số Việt Nam nối tiếp đà tăng trưởng, tăng gần 1,1 triệu người, tương
đương khoảng 1,15%, so với năm vừa rồi. Trong đó, tỉ lệ dân thành thị vẫn chiếm thấp hơn
so với tỉ lệ dân nông thôn. Tuy nhiên, tỉ lệ dân thành thị đã tăng 3,6% và tỉ lệ dân nông thôn
giảm 0,13% so với năm 2018. Tỉ lệ nam giới và nữ giới của nước ta không có sự thay đổi
đáng kể.
● Năm 2020
Tuy rằng năm 2020 là năm số ca mắc Covid-19 tăng cao, số người tử vong có xu hướng
tăng nhanh. Tuy nhiên dân số Việt Nam vào năm này vẫn tiếp tục tăng, với mức tăng trưởng
tương đương so với năm 2019. Trong đó, ghi nhận sự tăng mạnh tỉ lệ dân thành thị và sự sụt
giảm của số dân nông thôn. Dân thành thị đã tăng gần gấp đôi so với năm 2019 lên đạt
khoảng 35,8 nghìn người. Tỉ lệ dân nông thôn đã giảm khoảng 1,52% so với năm cũ. Bên
cạnh đó có sự sụt giảm dân số nữ, và sự gia tăng của tỉ lệ nam giới.
● Năm 2021

25
Theo Tổng cục Thống kê, đến ngày 31/12/2021, dân số Việt Nam là hơn 98,51 triệu người,
tăng 922,7 nghìn người, tương đương 0,95%, so với năm 2020. Trong đó, dân số thành thị chiếm
37,1%; dân số nông thôn là 62,9%; nam giới: 49,8%; nữ là 50,2%.

Nhận xét:
Nhìn chung, dân số Việt Nam vẫn có xu hướng tăng trong vài năm sắp tới. Tuy nhiên mức
tăng có thể giảm nhẹ so với các năm vừa rồi. Trước những khó khăn của thị trường kinh tế, tác
động lên đời sống xã hội, đã làm cho một bộ phận người trẻ có xu hướng sống độc thân, các cặp
vợ chồng hạn chế việc có con. Điều này đã gây ra giảm tỉ lệ sinh và ảnh hưởng đến tốc độ gia
tăng dân số của nước ta. Bên cạnh đó, cũng có sự chênh lệch nhỏ giữa tỉ lệ nam và nữ trong cơ
cấu dân số nước ta. Số dân nữ chiếm hơn 50% dân số nước ta nhưng có xu hướng giảm dần qua
các năm. Ngoài ra, tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng liên tục qua các năm do sự di cư của
người dân từ nông thôn ra thành thị để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Đứng trước sự gia
tăng dân số cũng như sự gia tăng số dân thành thị của nước ta hiện nay, chính phủ cần có những
chính sách, phương án, kế hoạch, quy hoạch phát triển hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của người
dân, đảm bảo đời sống xã hội và sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
❖ LÀO
Bảng 1.5.1: Cơ cấu dân số Lào theo giới tính và nơi sống qua các năm
(Đơn vị: %)
Năm Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2018 50,424 49,576 35,004 64,996

26
2019 50,419 49,581 35,645 64,355
2020 50,412 49,588 36,29 63,71
Sơ bộ 2021 50,405 49,595 36,939 63,061

Nguồn: Ngân hàng Thế Giới

Tính đến tháng 4/2023, dân số hiện tại của Lào là 7.558.599 người theo số liệu mới nhất
từ Liên Hợp Quốc. Dân số Lào hiện chiếm 0,09% dân số thế giới. Lào đang đứng thứ 105 trên
thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Lào là 33
người/km2. Với tổng diện tích đất là 230.612 km2. 37,60% dân số sống ở thành thị (2.812.896
người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình ở Lào là 25,3 tuổi.
Nhận xét:
Nhìn chung, dân số Lào đang trên đà tăng trưởng, dự báo vào năm 2030, số dân của Lào có
thể đạt ngưỡng 8,1 triệu người. Lào hiện có khoảng 60% dân số dưới 25 tuổi, theo nghiên cứu,
dân số Lào hiện tại khoảng 7.3 triệu người nhưng đến năm 2030 dân số tăng lên 8.1 triệu người,
tức tăng lên gần 1 triệu người trong khoảng 10 năm tới. Lào ghi nhận sự chênh lệch giữa giới
tính nam và nữ trong thành phần dân số ngược lại so với Việt Nam, có tỉ lệ nam vượt hơn 50%
dân số. Tương tự Việt Nam, Lào cũng có sự dịch chuyển của người dân từ nông thôn ra thành
thị, với xu hướng ngày càng tăng cao. Điều này cũng gây ra sức ép không nhỏ đối với kinh tế, xã
hội, môi trường của Lào.
5.2. LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG
27
❖ VIỆT NAM
Lực lượng lao động trung bình cả nước năm 2021 là 50,5 triệu người, giảm so với năm trước
792 nghìn người. Lực lượng lao động bao gồm 49,0 triệu người có việc làm và gần 1,5 triệu
người thất nghiệp. Lực lượng lao động của khu vực nông thôn chiếm 63,3%.

Năm 2021, có khoảng hơn 2/3 (chiếm 67,8%) dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao
động, giảm 6,6 điểm phần trăm so với năm 2020. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chênh lệch
đáng kể giữa nam (74,3%) và nữ (61,6%) và không đồng đều giữa các vùng. Tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động của dân số khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị là 4,5 điểm phần trăm.
Lực lượng lao động thanh niên cả nước chiếm 10,1% tổng lực lượng lao động, tương đương
với gần 5,1 triệu người. Trong số này, tỷ trọng nữ thanh niên đều thấp hơn nam theo thành thị,
nông thôn và 6 vùng kinh tế - xã hội.
Năm 2021, số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 49,0 triệu người, giảm 1,0 triệu người
so với năm 2020. Trong đó, giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn và ở nam giới. Số lao động có
việc làm ở khu vực nông thôn là 31,3 triệu người, giảm 1,5 triệu người và ở nam giới là 26,2
triệu người, giảm 729,5 nghìn người so với năm trước.

28
Trong 6 vùng kinh tế - xã hội, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung và Đông Nam Bộ là 3 vùng chiếm tỷ trọng lao động có việc làm lớn nhất cả nước, tương
ứng lần lượt là 22,8%, 20,7% và 19,3%. Trong đó, hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh đóng góp tỷ trọng khá lớn trong tổng số lao động đang làm việc của cả nước (chiếm
16,6%).

Bảng 1.5.2. Số lượng và phân bố lực lượng lao động năm 2021
Tỷ trọng (%)
Lực lượng lao động
Nơi cư trú/vùng Na % nữ
(Nghìn người) Tổng số Nữ
m
Cả nước 50 560,5 100 100 100 46,5
Thành thị 18 535 36,7 35,9 37,5 47,6
Nông thôn 32 025,5 63,3 64,1 62,5 45,9
Các vùng
Trung du và miền núi phía bắc 5 866,7 11,6 11,4 11,8 47,4
Đồng bằng sông Hồng 11 436,7 22,6 21,9 23,5 48,3
Trong đó: Hà Nội 3 939,9 7,8 7,6 8 48
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 10 462,2 20,7 20,5 21 47,1
Tây Nguyên 3 520,1 7 6,8 7,2 47,9
Đông Nam Bộ 9 913,4 19,6 19,7 19,5 46,2
Trong đó: Thành phố Hồ Chí Minh 4 622,5 9,1 9,2 9,1 46,4
Đồng bằng sông Cửu Long 9 361,4 18,5 19,8 17,1 42,9

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam


Cả nước chỉ có khoảng 12,8 triệu người có việc làm (tương ứng với 26,1%) đã qua đào tạo
chuyên môn kỹ thuật. Có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo
giữa thành thị và nông thôn, mức chênh lệch này là 23,8 điểm phần trăm (41,3% so với 17,5%).

29
Trong tổng số lao động có việc làm, lao động làm công hưởng lương vẫn chiếm tỷ trọng chủ
yếu với 51,9%. So với năm 2020, số lao động giảm ở hầu hết các nhóm, lao động làm công
hưởng lương giảm 487,1 nghìn người (tương ứng giảm 1,9%), nhóm chủ cơ sở giảm 23,7%, tự
làm giảm 2,8% và xã viên hợp tác xã giảm 1,7% do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ngược lại,
nhóm lao động gia đình tăng so với năm trước 6,4%, điều này là do một bộ phận người lao động
quay về làm công việc tạm thời và giúp thành viên gia đình mình để có thể gia tăng thu nhập
trong điều kiện khi thị trường lao động bị suy giảm và không tìm được công việc mới do ảnh
hưởng bởi dịch.
Thu nhập từ việc làm bình quân/tháng năm 2021 của lao động làm công ăn lương ở mức
khoảng 6,6 triệu đồng/tháng. Trong đó, nam giới có thu nhập từ việc làm bình quân/tháng cao
hơn so với nữ giới (6,95 triệu đồng và 6,03 triệu đồng).
Khoảng 40,8% lao động làm từ 40-48 giờ/tuần và con số đáng lo ngại đó là có tới 31% lao
động làm việc trên 48 giờ một tuần. Số lao động làm việc dưới 20 giờ/tuần chiếm tỷ trọng thấp
(6,4%). Tỷ trọng lao động làm việc dưới 35 giờ/tuần là 21,5%. Tỷ lệ lao động làm công ăn lương
không có hợp đồng lao động của nữ (6,1%) thấp hơn của nam (9,8%) và của nông thôn (9,3%)
cao hơn thành thị (6,6%). Tỷ lệ này cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (13,1%) và thấp
nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng (3,9%).

30
Năm 2021, cả nước có gần 1,5 triệu người thất nghiệp; trong đó, khu vực thành thị chiếm
51,6%, nam chiếm số đông hơn nữ với 53,9% tổng số người thất nghiệp. Cả nước có gần 1,5
triệu lao động thiếu việc làm từ 15 tuổi trở lên, tăng 305,3 nghìn người so với năm trước. Trong
đó, 60,0% lao động thiếu việc làm cư trú ở khu vực nông thôn (tương đương 867 nghìn người).
Lao động nam thiếu việc làm hiện đang chiếm số đông (56,1% tổng số lao động thiếu việc cả
nước).
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (nam từ 15 đến 60 tuổi 3 tháng và nữ từ 15 đến 55
tuổi 4 tháng - theo Bộ luật Lao động 2019) của Việt Nam năm 2021 là 3,20%; trong đó, ở khu
vực thành thị là 4,33%, khu vực nông thôn là 2,50%.
Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động cả nước là 3,10%; trong đó, khu vực nông thôn
thấp hơn khu vực thành thị (2,96% và 3,33%). Tình trạng này trái ngược với xu hướng thị trường
lao động trong những năm trước đại dịch Covid-19, tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn
thường cao hơn khu vực thành thị.
Số thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi năm 2021 chiếm 29,3% tổng số người thất nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (8,55%) cao gấp 3,7 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của những
người từ 25 tuổi trở lên (2,32%).
Trong tổng số hơn 892,7 nghìn người di cư từ 15 tuổi trở lên, có tới 76,0% tham gia vào lực
lượng lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của người di cư chênh lệch đáng kể giữa nam
(81,4%) và nữ (71,3%) và không đồng đều giữa các vùng. Tỷ số việc làm trên dân số của người
di cư cao hơn so với tỷ số việc làm trên dân số 15 tuổi trở lên (69,3% và 65,8%).
Trong số người di cư, có khoảng 59,9 nghìn người di cư thất nghiệp, chiếm 4,0% trong tổng
số người thất nghiệp cả nước. Tỷ lệ thất nghiệp của người di cư (8,83%) cao hơn khoảng 3 lần so
với tỷ lệ thất nghiệp chung của lao động từ 15 tuổi trở lên (2,94%).
Tốc độ tăng năng suất lao động trên một giờ làm việc của Việt Nam trong giai đoạn
2011-2019 cũng cao hơn hầu hết các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, nếu tính năng suất lao động
trên một giờ làm việc của Việt Nam theo sức mua tương đương (PPP 2017) năm 2019 thì lại rất
thấp so với các nước, chỉ bằng 8,99% của Singapore; 23,21% của Malaysia; 40,31% của Thái
Lan; 99,51% của Lào... Năng suất lao động trên một giờ làm việc của Việt Nam trong khu vực
Đông Nam Á chỉ cao hơn Campuchia (gấp 2 lần) và Myanmar (gấp gần 1,6 lần).

31
Ngoài ra, trong 2 năm 2021 và 2022, năng suất lao động của toàn nền kinh tế tiếp tục duy trì
tốc độ tăng trưởng cao. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của toàn nền
kinh tế theo giá hiện hành năm 2021 ước tính đạt 171,3 triệu đồng/lao động (tương đương 7.398
USD/lao động, tăng 538 USD so với năm 2020).
Năm 2022, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành ước tính đạt 188,1 triệu
đồng/lao động (tương đương 8.083 USD/lao động, tăng 622 USD so với năm 2021).
Nhận xét:
Việt Nam đang trong giai đoạn "dân số vàng" với đội ngũ lao động đông đảo, tiếp thu nhanh
chóng các tiến bộ phát triển của thế giới, tuy nhiên tốc độ già hóa dân số tăng và dân số trong độ
tuổi thanh niên đang có xu hướng giảm dần qua từng năm mang đến những áp lực không nhỏ cho
kinh tế-xã hội. Do đó, nước ta cần có những biện pháp nhằm kéo dài và phát huy lợi thế thời kỳ
"dân số vàng" trong đó, trọng tâm là phát triển dân số độ tuổi thanh niên; nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, giải quyết việc làm. Đặc điểm nổi bật của dân số trong giai đoạn cơ cấu "dân số
vàng" là tỷ lệ dân số trong độ tuổi có khả năng lao động (15-64 tuổi) rất cao, dao động từ 66%
đến 70%. Trong đó, dân số trong độ tuổi dưới 34 tuổi sẽ thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học, kỹ
thuật và linh hoạt trong chuyển đổi nghề. Đây là dư địa lớn của "dân số vàng" dành cho tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên, lao động đông và tăng nhanh cũng tạo ra thách thức về nâng cao chất
lượng lao động, việc làm và việc làm có thu nhập cao.
❖ LÀO
Bên cạnh dự đoán tăng dân số vào năm 2030 thì tháp cơ cơ cấu dân số của Lào cũng sẽ ghi
nhận sự thay đổi trong thập kỷ này. Trong đó, dân số đang ở độ tuổi lao động sẽ tăng từ 64%
trong năm 2020 lên thành 69% trong năm 2030, Lào đang trong giai đoạn có tỷ lệ dân số trong
độ tuổi lao động cao nhất và tỷ lệ dân số lệ thuộc giảm xuống so với trước đây.
Theo Bộ trưởng Lao động và Phúc lợi xã hội Lào, căn cứ kết quả khảo sát lực lượng lao động
năm 2022 cho thấy dân số Lào có khoảng 7,4 triệu người, số người từ 15 tuổi trở lên khoảng 5,4
triệu người, lực lượng lao động có khoảng 2,5 triệu người, trong đó khoảng 2,4 triệu người có
việc làm, tương đương 97,6% tổng số lực lượng lao động.

32
Cơ cấu lực lượng lao động có công ăn việc làm phân bổ theo cơ cấu kinh tế gồm: lĩnh vực
nông nghiệp có khoảng 1,4 triệu người, chiếm 56,8%; lĩnh vực công nghiệp có khoảng 252,4
nghìn người, chiếm 10,2%; lĩnh vực dịch vụ có khoảng 814,3 nghìn người, chiếm khoảng 33%.
Bằng sự nỗ lực cố gắng tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động của Chính phủ Lào,
số người thất nghiệp, chưa có công ăn việc làm ổn định năm 2021 khoảng 496.918 người và có
xu hướng giảm.
Theo dữ liệu báo cáo hành chính, số người thất nghiệp, chưa có công ăn việc làm ổn định
năm 2022 là 423.427 người, con số này không bao gồm người lao động tự do và người hoạt động
kinh doanh theo hộ gia đình. Tỷ lệ thất nghiệp theo kết quả khảo sát lực lượng lao động năm
2022 là 2,4%, tương đương khoảng 61.207 người.
Theo Báo cáo Phát triển Con người năm 2020 do Chương trình phát triển Liên hợp quốc
công bố ngày 24/12 thì chỉ số phát triển con người HDI của Lào tăng từ 0,405 lên 0,613; tăng
51,4% từ năm 1990 đến 2019, xếp thứ 137/189 quốc gia vùng lãnh thổ và đứng thứ 8 trong
ASEAN, đứng trước Campuchia, Myanmar. Tuy nhiên vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới
là 0,737. Từ năm 2010 đến 2019, trung bình mỗi năm HDI tăng 1,71%, nằm trong số nước có tốc
độ HDI cao nhất thế giới. Tuy vậy Lào vẫn là quốc gia có năng suất lao động thấp.
Nhận xét:
Trong thời gian qua, Chính phủ Lào đã có nhiều cố gắng trong việc tạo thêm công ăn việc làm
cho người lao động, nhất là sau thời gian chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho nhiều

33
công ty phải đóng cửa hoặc tạm thời ngừng sản xuất. Vào tháng 10 và tháng 11 vừa qua, hai hội
chợ việc làm được tổ chức lần lượt tại Xiengkhouang và thủ đô Vientiane, tạo cơ hội việc làm
cho hàng chục nghìn lao động.
Tuy vậy Lào với dân số trong độ tuổi lao động cao, nhưng lao động có tay nghề trình độ có
thể đáp ứng được công việc là thấp, khiến tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao. theo Viện Nghiên cứu
kinh tế quốc gia Lào, chỉ có 1.2% nhu cầu việc làm trong nước được đáp ứng. Lý do là các
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư lĩnh vực công nghiệp tại Lào, thậm chí là những doanh nghiệp
trong nước không muốn sử dụng lao động địa phương vì các doanh nghiệp hầu hết đầu tư vào
máy móc thiết bị công nghệ cao nhằm mục đích tăng năng suất lao động, mang lại lợi nhuận
nhiều hơn cho công ty, tuy nhiên lao động trong nước chỉ dừng lại ở mức độ phổ thông, số lao
động đáp ứng được công việc quá ít so với lượng lao động doanh nghiệp cần; nên doanh nghiệp
thường ưu tiên sử dụng lao động có trình độ cao hơn, phù hợp với doanh nghiệp đến từ nước
ngoài. Trong khi đó, Chính phủ Lào mới chỉ có chính sách khuyến khích đầu tư đơn thuần mà
chưa có bất cứ cơ chế ràng buộc nào khiến các nhà đầu tư không mấy mặn mà với lao động nội
địa và dễ dàng nhập khẩu cũng như sử dụng lao động nước ngoài.
6. ĐẦU TƯ VÀ VAI TRÒ CỦA FDI, FPI THEO THỜI GIAN
❖ VIỆT NAM
● Năm 2019
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2019 đạt mức tăng 10,2% so với năm 2018, trong đó
khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 17,3% với tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư lớn nhất từ trước
đến nay (46%). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục giữ đà phát triển, số vốn thực hiện cao
nhất trong nhiều năm trở lại đây. Riêng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chưa cải thiện nhiều,
đạt 89,5% kế hoạch năm, tăng 5,8% so với năm trước, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn
2016-2019.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý IV/2019 theo giá hiện hành ước tính đạt 669,8 nghìn tỷ
đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn khu vực Nhà nước tăng 2,3%; khu vực
ngoài Nhà nước tăng 18,3%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 6,7%.
Ước tính năm 2019, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành đạt 2.046,8 nghìn tỷ
đồng, tăng 10,2% so với năm trước và bằng 33,9% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt
634,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 31% tổng vốn và tăng 2,6% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà

34
nước đạt 942,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 46% và tăng 17,3%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đạt 469,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 23% và tăng 7,9%.
Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện năm 2019
ước tính đạt 342,9 nghìn tỷ đồng, bằng 89,5% kế hoạch năm và tăng 5,8% so với năm trước
(năm 2018 bằng 92,1% và tăng 12,2%), gồm có: Vốn trung ương quản lý đạt 51,9 nghìn tỷ đồng,
bằng 85,3% kế hoạch năm và giảm 12% so với năm trước; vốn địa phương quản lý đạt 291 nghìn
tỷ đồng, bằng 90,3% kế hoạch năm và tăng 9,8% so với năm trước, trong đó vốn ngân sách Nhà
nước cấp tỉnh đạt 196,8 nghìn tỷ đồng, bằng 86,8% kế hoạch năm và tăng 7%; vốn ngân sách
Nhà nước cấp huyện đạt 79,3 nghìn tỷ đồng, bằng 97,4% và tăng 15,2%; vốn ngân sách Nhà
nước cấp xã đạt 14,9 nghìn tỷ đồng, bằng 105,1% và tăng 20,4%.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến 20/12/2019 bao gồm vốn đăng ký cấp
mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 38 tỷ
USD, tăng 7,2% so với năm 2018. Trong đó có 3.883 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng
ký đạt 16,7 tỷ USD, tăng 27,5% về số dự án và giảm 6,8% về số vốn đăng ký so với năm trước;
1.381 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng
thêm đạt 5,8 tỷ USD, giảm 23,6%; 9.842 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài
với tổng giá trị góp vốn là 15,5 tỷ USD, tăng 56,4%. Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần có
2.136 lượt làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp gần 9,2 tỷ USD và 7.706
lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị
vốn góp là 6,3 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2019 ước tính đạt 20,4 tỷ
USD, tăng 6,7% so với năm trước.
Trong năm 2019, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp
nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án đạt 12.093,1 triệu USD, chiếm 72,2% tổng
vốn đăng ký cấp mới; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.818 triệu USD, chiếm
10,8%; ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy đạt 880,8 triệu USD, chiếm
5,3%; các ngành còn lại đạt 1.953,7 triệu USD, chiếm 11,7%. Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung
của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo trong năm đạt 17.475,1 triệu USD, chiếm 77,5% tổng vốn đăng ký;
ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy đạt 1.160,1 triệu USD, chiếm 5,1%;
ngành kinh doanh bất động sản đạt 1.124,2 triệu USD, chiếm 5%; các ngành còn lại đạt 2.787,7

35
triệu USD, chiếm 12,4%. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài,
vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 7.086,7 triệu USD, chiếm 45,8% tổng
giá trị góp vốn; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2.751,8 triệu USD, chiếm 17,8%; ngành
bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy đạt 1.428 triệu USD, chiếm 9,2%; các ngành
còn lại đạt 4.205,1 triệu USD, chiếm 27,2%.
Trong số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trực tiếp được cấp phép mới tại Việt
Nam trong năm 2019, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 3.668,8 triệu USD, chiếm 21,9%
tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu hành chính Hồng Công (TQ) đạt 2.811,9 triệu
USD, chiếm 16,8%; Trung Quốc 2.373,4 triệu USD, chiếm 14,2%; Xin-ga-po 2.100,9 triệu USD,
chiếm 12,5%; Nhật Bản 1.820,7 triệu USD, chiếm 10,9%; Đài Loan 860,6 triệu USD, chiếm
5,1%; Thái Lan 562,3 triệu USD, chiếm 3,4%; Xa-moa 543,1 triệu USD, chiếm 3,2%.
Đầu tư của Việt nam ra nước ngoài trong năm nay có 164 dự án được cấp mới giấy chứng
nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 403,1 triệu USD; có 29 lượt dự án điều chỉnh vốn
với số vốn tăng thêm là 105 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài
(vốn cấp mới và tăng thêm) trong năm 2019 đạt 508,1 triệu USD, trong đó lĩnh vực bán buôn và
bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 121,6 triệu USD, chiếm 23,9%
tổng vốn đầu tư; nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 86,1 triệu USD, chiếm 16,9%; hoạt động
chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 70,1 triệu USD, chiếm 13,8%; hoạt động kinh doanh bất
động sản 59,3 triệu USD, chiếm 11,7%. Trong năm 2019 có 32 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu
tư của Việt Nam, trong đó Ô-xtrây-li-a là nước dẫn đầu với 154,6 triệu USD, chiếm 30,4%; Hoa
Kỳ 93,4 triệu USD, chiếm 18,4%; Cam-pu-chia 73,7 triệu USD, chiếm 14,5%; Tây Ban Nha
59,8 triệu USD, chiếm 11,8%; Xin-ga-po 48,1 triệu USD, chiếm 9,5%.
● Năm 2020
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2020 tăng 5,7% so với năm 2019, mức thấp nhất trong
giai đoạn 2011-2020 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến tất cả các hoạt động sản xuất
kinh doanh. Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước năm 2020 đạt
mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2020, đây là kết quả đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn
đầu tư công nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát
tốt tại Việt Nam.

36
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành năm 2020 đạt 2.164,5 nghìn tỷ đồng,
tăng 5,7% so với năm trước và bằng 34,4% GDP (quý IV/2020 đạt 719,6 nghìn tỷ đồng, tăng
7,5% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó vốn khu vực Nhà nước đạt 729 nghìn tỷ đồng, chiếm
33,7% tổng vốn và tăng 14,5% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 972,2 nghìn tỷ
đồng, bằng 44,9% và tăng 3,1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 463,3 nghìn tỷ
đồng, bằng 21,4% và giảm 1,3%.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/12/2020 bao gồm vốn đăng ký
cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt
28,5 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019. Trong đó có 2.523 dự án được cấp phép mới với số
vốn đăng ký đạt 14,6 tỷ USD, giảm 35% về số dự án và giảm 12,5% về số vốn đăng ký so với
năm trước; có 1.140 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với
số vốn tăng thêm đạt 6,4 tỷ USD, tăng 10,6%; có 6.141 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư
nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 7,5 tỷ USD, giảm 51,7%. Trong tổng số lượt góp vốn, mua
cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1.695 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của
doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 3,2 tỷ USD và 4.446 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ
phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 4,3 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài thực hiện năm 2020 ước tính đạt gần 20 tỷ USD, giảm 2% so với năm trước.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong năm 2020 có 119 dự án được cấp giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư mới với tổng số vốn đăng ký của phía Việt Nam đạt 318 triệu USD; có 33 lượt dự
án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm 272 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt
Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 590 triệu USD, tăng 16,1% so với năm 2019.
● Năm 2021
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2021 tăng 3,2% so với năm trước,
tuy đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua nhưng là kết quả khả quan trong bối cảnh
đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong nước và trên thế giới. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) phục hồi, vốn đăng ký mới và vốn đăng ký tăng thêm tăng trở lại cho thấy nhà
đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành năm 2021 đạt 2.891,9 nghìn tỷ đồng,
tăng 3,2% so với năm trước (quý IV/2021 đạt 999,8 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ
năm trước). Trong đó, vốn khu vực Nhà nước đạt 713,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,7% tổng vốn và

37
giảm 2,9% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 1.720,2 nghìn tỷ đồng, bằng 59,5% và
tăng 7,2%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 458,1 nghìn tỷ đồng, bằng 15,8% và
giảm 1,1%.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam: Tính đến ngày 20/12/2021 bao gồm vốn
đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020.
– Vốn đăng ký cấp mới: Có 1.738 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 15,25 tỷ USD,
giảm 31,1% về số dự án và tăng 4,1% về số vốn đăng ký so với năm trước.
– Vốn đăng ký điều chỉnh: Có 985 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh
vốn đầu tư tăng thêm 9,01 tỷ USD, tăng 40,5% so với năm trước.
– Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài: Có 3.797 lượt với tổng giá trị
góp vốn 6,89 tỷ USD, giảm 7,7% so năm trước. Trong đó, có 1.535 lượt góp vốn, mua cổ phần
làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 5,03 tỷ USD và 2.262 lượt nhà đầu
tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,86 tỷ
USD.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2021, ước đạt 19,74 tỷ USD, giảm
1,2% so với năm trước.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài: Trong năm 2021 có 61 dự án được cấp mới giấy chứng
nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 409,1 triệu USD, tăng 28,6% so với năm
trước; có 22 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn điều chỉnh giảm 776 triệu USD. Do
tháng 12/2021, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã điều chỉnh vốn giảm 1,2 tỷ USD của dự
án thăm dò phát triển và khai thác dầu khí tại Nga. Nếu không tính dự án này, tổng vốn đầu tư
của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) năm 2021 đạt 828,7 triệu USD.
● Năm 2022
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý IV/2022 theo giá hiện hành ước đạt 1.089,1 nghìn tỷ
đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính năm 2022, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội
theo giá hiện hành đạt 3.219,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm trước.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam: Tính đến ngày 20/12/2022 bao gồm vốn
đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài ước đạt gần 27,72 tỷ USD, giảm 11% so với năm trước.

38
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2022 ước đạt gần 22,4 tỷ USD,
tăng 13,5% so với năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong
5 năm qua.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài năm 2022 có 109 dự án được cấp mới giấy chứng nhận
đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 426,6 triệu USD, tăng 4,3% so với năm trước; có 26
lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 107,4 triệu USD (năm 2021 điều chỉnh
giảm 776 triệu USD). Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và
điều chỉnh) đạt gần 534 triệu USD (năm 2021 điều chỉnh giảm 367 triệu USD) so với năm trước.
● Dự báo nửa cuối năm 2023
Dòng vốn ngoại rót trực tiếp có thể tăng trưởng tốt nửa cuối năm trong khi kênh gián tiếp như
qua chứng khoán vẫn khó lường. Đầu tiên là kênh trực tiếp. Năm ngoái, tổng vốn FDI giải ngân
tại Việt Nam đạt 22,4 tỷ USD (tăng 13,5%). Con số này chiếm đến 34% vốn đầu tư toàn xã hội
thực hiện (gần 1,6 triệu tỷ đồng, tương đương 66,5 tỷ USD) và chiếm 9,5% GDP. Nhiều năm
qua, khu vực FDI đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Sang
2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đã có những tín hiệu sáng tối đan xen đầu năm. Tính đến
20/1, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và bổ sung đạt gần 1,69 tỷ USD, giảm gần 20% so với cùng
kỳ 2022. Tuy nhiên, nếu tính riêng số vốn đầu tư mới lại tăng mạnh về số dự án lẫn tổng vốn
đăng ký. Với mức tăng 48,5% về số dự án, trong đó một số dự án lớn hàng trăm triệu USD, tổng
vốn đăng ký mới tháng qua tăng gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,2 tỷ USD. Cùng với
đó, số dự án điều chỉnh vốn cũng tăng hai con số. Do đó, Bộ này đánh giá Việt Nam vẫn tiếp tục
được nước ngoài tin tưởng và mở rộng dự án. Dẫu vậy, nhìn chung đà thu hẹp quy mô dòng vốn
FDI khả năng vẫn khó tránh những tháng đầu năm nay. Nó là ảnh hưởng tất yếu của diễn biến
thế giới từ năm ngoái và vẫn tiếp diễn đến hiện tại gồm: căng thẳng địa chính trị, áp lực lạm
phát, nhu cầu toàn cầu giảm, nguy cơ suy thoái, điều kiện tài chính thắt chặt...Tất cả sự kiện này
đều gây áp lực giảm đối với việc mở rộng kinh doanh trên toàn cầu.
Trong khi đó, vốn đi theo đường FPI - đơn cử như qua thị trường chứng khoán - sẽ khả quan
đầu năm nhưng có thể khó lường sắp tới. Theo thống kê của SSI, trong tháng 1, các quỹ ETF tiếp
tục duy trì dòng tiền tích cực và là tháng thứ 4 liên tiếp ghi nhận dòng vốn đạt trên 3.000 tỷ
đồng. Với các quỹ chủ động, quán tính dòng tiền vào ròng trong tháng qua cũng tiếp tục được
duy trì, với tổng giá trị hơn 1.700 tỷ đồng. Con số này dù thấp hơn so với mức giải ngân lịch sử

39
vào tháng 12 nhưng nhìn chung vẫn tương đối ổn. Trên thị trường chứng khoán, tổng cộng tháng
qua khối ngoại mua ròng 4.200 tỷ đồng với dòng vốn tiếp tục quán tính tích cực. Tuy nhiên, xét
về ngắn hạn, SSI duy trì quan điểm về trung lập đối với dòng vốn sau một thời gian giải ngân
liên tục. "Bên cạnh đó, vẫn còn những thách thức từ tình hình vĩ mô trong nước và cũng không
thể loại trừ việc dòng tiền chuyển hướng vào thị trường Trung Quốc khiến cho dòng vốn vào các
nước lân cận yếu dần", công ty nhận định.
Nhận xét:

Dòng vốn đầu tư FDI vào các nước khu vực ASEAN giai đoạn 2010-2020
Trong khu vực ASEAN, từ năm 2015, Việt Nam đã vượt qua Malaysia để trở thành nước có
nguồn vốn FDI lớn thứ 3 trong khu vực, chỉ sau Singapore và Indonesia. Việt Nam cũng là số ít
nước ASEAN vẫn duy trì mức tăng trưởng dòng vốn FDI ổn định qua nhiều năm. Năm 2020,
dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 toàn cầu và những diễn biến bất ổn của đầu tư quốc tế
do tác động của những căng thẳng thương mại giữa nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, nguồn
vốn FDI vào các nước lớn trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia đều sụt
giảm mạnh nhưng FDI vào Việt Nam giảm không đáng kể. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn có
sức hút đáng kể đối với các dòng vốn FDI nước ngoài trước những biến động của tình hình đầu

40
tư thế giới. Ngược lại với đà tăng trưởng của dòng vốn FDI, thì dòng vốn gián tiếp từ nước ngoài
vào Việt Nam lại khó đoán và chưa được cải thiện.
❖ LÀO
● Năm 2020
Theo báo Vientiane Times ngày 14/5/2020, từ giữa những năm 1980s, Chính phủ Lào
thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân sau khi mở cửa nền kinh tế, cho phép tư nhân
có vai trò lớn hơn trong phát triển kinh tế. Chính phủ Lào đã phê duyệt hơn 6.000 dự án đầu tư,
tổng vốn là 36 tỷ USD kể từ khi phát triển kinh tế theo định hướng thị trường. Theo số liệu của
Bộ KHĐT, số lượng dự án đầu tư giai đoạn 1989–2019 là 6.144, tổng giá trị là 36,8 tỷ USD,
trong đó số dự án đầu tư do doanh nghiệp tư nhân Lào thực hiện là 2.621, tổng giá trị là 13 tỷ
USD, phần còn lại là từ doanh nghiệp nước ngoài. Trung Quốc là nước đầu tư lớn nhất với 862
dự án, tổng trị giá đầu tư là 10 tỷ USD, Thái Lan và Việt Nam đứng thứ 2 và thứ 3 với tổng giá
trị đầu tư tương ứng là 4,7 tỷ USD và 3,9 tỷ USD. Hàn Quốc, Pháp, Mỹ, Nhật, Malaysia và Úc là
những nước thuộc top 10 đầu tư tại Lào trong giai đoạn 1989-2019. Lĩnh vực đầu tư phổ biến
trong giai đoạn này là sản xuất điện, thu hút nhiều đầu tư nhất, khoảng 14 tỷ USD, đứng thứ 2 là
khai khoáng, với tổng giá trị đầu tư khoảng 7,5 tỷ USD, các lĩnh vực thu hút nhiều đầu tư khác là
dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp và thủ công mỹ nghệ.
Chính sách này của Lào sẽ tiếp tục thúc đẩy đầu tư tư nhân trong những năm tới. Một
trong những biện pháp khuyến khích đầu tư của Chính phủ là cải thiện môi trường kinh doanh,
tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư và hoạt động tại Lào. Để hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp, Chính phủ ban hành danh mục loại hình kinh doanh bắt buộc phải được cấp giấy phép
hoạt động giúp doanh nghiệp lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp, thành lập dịch vụ một cửa
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc xin cấp phép đầu tư và các thủ tục liên
quan.
● Năm 2021
Theo Vientiane Times, đã có tổng số 743 công ty thiết lập hoạt động tại các Đặc khu kinh tế
(SEZ) của Lào với tổng số vốn đăng ký trên 12 tỷ USD. Trong đó đáng lưu ý là trên 3 tỷ USD là
của số lượng lớn các doanh nghiệp có tiếng và chất lượng trên thế giới đầu tư. Đây là số liệu nằm
trong báo cáo tổng kết bài học kinh nghiệm xây dựng và quản lý các đặc khu kinh tế giai đoạn
2016-2020, mục tiêu giai đoạn 2021-2025.

41
Trong năm qua, 45 công ty nằm trong các đặc khu kinh tế trên đã cam kết nộp 47 tỷ Kíp cho
ngân sách nhà nước, nhập khẩu hàng hóa (chủ yếu là máy móc và vật tư xây dựng) với giá trị
349 triệu USD và xuất khẩu hàng hóa trị giá trên 376 triệu USD. Do ảnh hưởng của dịch bệnh
Covid-19, lao động nước ngoài và lao động Lào làm việc tại các khu thương mại và dịch vụ như
đặc khu Tam giác vàng và đặc khu Boten đã trở về nước; lao động Lào tại các khu công nghiệp
như khu Savan-Seno, khu tổng hợp Xaysettha và khu Pakse-Nhật Bản tiếp tục làm việc bình
thường. Tuy nhiên, theo TS. Sonexay công tác quản lý các đặc khu vẫn đang gặp nhiều thách
thức cần giải quyết; trong đó có các vấn đề như tiến độ thực hiện hợp đồng và kế hoạch tổng thể
chưa đáp ứng đúng tiến độ, do ngân sách và khả năng tiếp cận nguồn lực của các nhà phát triển
còn hạn chế.
● Năm 2022
- Đầu tư: Đầu tư công năm 2022 đã phê duyệt 3.950 tỷ Kíp, trong đó vốn thường xuyên là
2.200 tỷ Kíp (532,65 tỷ Kíp thanh toán nợ cho dự án; 1.312,39 tỷ Kíp tiếp tục dự án và 354,95 tỷ
Kíp cho dự án đề xuất mới); thu-chi là 1.750 tỷ Kíp; ngoài ra, Chính phủ Lào còn giải quyết nợ
đầu tư công theo nhiều hình thức để từng bước giảm áp lực nợ, như phát hành trái phiếu, quay
vòng vốn ba bên số tiền 10.000 tỷ Kíp. Đến nay, đã thực hiện được 9.577 tỉ Kíp, tương đương
95,78% kế hoạch; phân bổ giải quyết nợ quy mô nhỏ có trị giá còn chậm thanh toán là 300 triệu
trở xuống để tạo ổn định kinh doanh, thúc đẩy phát triển; Đầu tư tư nhân trong và ngoài nước
thực hiện được 7.209,72 tỷ Kíp, tương đương 24,5% kế hoạch (29.420 tỉ Kíp).
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đến năm 2025, Chính phủ Lào sẽ ưu tiên thực hiện
hàng loạt chương trình, bao gồm: (i) Chương trình nghị sự quốc gia về giải quyết các khó khăn
kinh tế-tài chính và vấn đề ma túy; (ii) Hiện đại hóa hệ thống thu thuế và xử lý lỗ hổng thất thoát
ngân sách, tạo nguồn thu cho nhà nước; (iii) Giảm và cơ cấu lại nợ công cho Chính phủ, hạn chế
số lượng các khoản vay nước ngoài; chú trọng công tác quản lý tỷ giá hối đoái, lạm phát, giảm
bớt khó khăn cho người dân; thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực sản xuất và phát triển
công nghiệp chế biến, nhất là dọc hai bên hành lang đường sắt Lào-Trung Quốc; tăng cường hợp
tác với các đối tác công-tư, cũng như phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).
Nhận xét:
Nhiều dự án của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh tốt, đóng góp tích cực nhiều
mặt cho kinh tế-xã hội Lào; đồng thời tạo việc làm cho hàng vạn lao động, tạo thu nhập, cải thiện

42
đời sống, bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước Lào (trung bình khoảng 200 triệu USD mỗi
năm). Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã tham gia tài trợ cho cộng đồng, tổng giá trị lũy kế đến
nay đạt hơn 100 triệu USD, để xây dựng trường học, bệnh xá, đường, nhà tái định cư... cho
người dân vùng dự án, bà con nghèo vùng sâu, vùng xa. Ở chiều ngược lại, Lào hiện có 10 dự án
đầu tư đang triển khai ổn định tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt trên 71 triệu USD. Doanh
nghiệp Lào được các cơ quan chức năng của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình
đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Cùng với đó, Việt Nam hiện là một trong ba đối tác thương mại
lớn nhất của Lào.
7. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
❖ VIỆT NAM

Biểu đồ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam giai đoạn 1995-2021
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng cả nước (CPI) tháng 11/2022
tăng 0,39% so với tháng trước.

43
So với tháng 12/2021, CPI tháng 11/2022 tăng 4,56% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,37%.
Bình quân 11 tháng năm 2022, CPI tăng 3,02% so với cùng kỳ năm trước. Trong các nhóm hàng
hóa và dịch vụ tính CPI tháng 11/2022, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm:
Nhóm giao thông tăng 2,23%; Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,97%; Nhóm đồ uống và
thuốc lá tăng 0,26%; Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,22%; Nhóm hàng hóa và dịch
vụ khác tăng 0,22%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,21%; Nhóm văn hóa, giải trí và
du lịch tăng 0,21%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,06%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: Nhóm giáo dục giảm 0,63%; Nhóm hàng
ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,07%; Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%.
Cũng theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 11/2022 tăng 0,43% so
với tháng trước, tăng 4,81% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 11 tháng năm 2022, lạm phát
cơ bản tăng 2,38% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng cả nước (CPI) tháng 01/2023
tăng 0,52% so với tháng trước và tăng 4,89% so với tháng 01/2022.

44
Cụ thể, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tính CPI tháng 01/2023 so với tháng trước có 08
nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 02 nhóm hàng có chỉ số giá giảm và 01 nhóm hàng
giữ giá ổn định. Trong 08 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, nhóm giao thông có mức
tăng cao nhất với mức tăng 1,39%; Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,12%; Nhóm hàng ăn và
dịch vụ ăn uống tăng 0,82%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,7%; Nhóm may mặc, mũ
nón, giày dép tăng 0,62%. Về 02 nhóm hàng có chỉ số giá giảm, nhóm giáo dục giảm 0,15% và
nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,12%. Riêng nhóm hàng giữ giá ổn định là nhóm bưu
chính viễn thông. Cũng theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng
01/2023 tăng 0,46% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước tăng 5,21%.
Nhận xét:
Chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam vẫn có xu hướng tăng trong thời gian sắp tới, trước các biến
động của thị trường trong và ngoài nước. Việc chỉ số giá tiêu dùng tăng đã gây ra không ít khó
khăn cho sinh hoạt, chi tiêu của người dân, nhất là những hộ gia đình có thu nhập thấp. Việc giá
của hầu hết các nhóm hàng hoá và dịch vụ tăng sẽ tạo ra áp lực cho nền kinh tế cũng như cho
chính phủ Việt Nam trong việc kìm hãm lạm phát.
❖ LÀO

45
Biểu đồ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Lào giai đoạn 1988-2021
Theo Cục Thống kê Lào, tháng 10/2022, lạm phát tại Lào đã đạt đỉnh mới 36,75%, tăng hơn
2,7% so với tháng 9/2022 (34,05%), tiếp tục gây khó khăn cho người dân trong bối cảnh chi phí
sinh hoạt ngày càng tăng cao. Thực phẩm và đồ uống có cồn đã tăng 38,8% so với cùng kỳ năm
trước, do bị ảnh hưởng bởi giá gạo và các mặt hàng thực phẩm hàng ngày khác bao gồm thịt lợn,
gia cầm, cá, hải sản, trứng, dầu thực vật, trái cây và rau. Vận tải hành khách và hàng hóa tăng
58,1% do chi phí nhiên liệu cao. Quần áo, giày dép, đồ gia dụng, thiết bị y tế và thuốc men cũng
tăng. Chi phí vật liệu xây dựng tại thủ đô Vientiane cũng tăng cao buộc một số công ty phải hủy
bỏ các dự án xây dựng. Chi phí sinh hoạt tiếp tục tăng đang ảnh hưởng nặng nề đến người dân
Lào, trong đó những người có thu nhập thấp bị ảnh hưởng nhiều nhất, mặc dù Lào đã tăng mức
lương tối thiểu lên 1.200.000 Kíp (tương đương 70 USD)/tháng vào tháng 8/2022.
Việc giá của hầu hết các mặt hàng đều leo thang, từ thực phẩm đến năng lượng, cho đến giao
thông đi lại đã khiến cho tỷ lệ lạm phát trung bình 10 tháng đầu năm 2022 của Lào đạt mức
19,69%. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo, tỷ lệ lạm phát cả năm 2022 ở mức 17% sau
khi giá dầu mỏ thế giới tăng cao hơn dự báo và đồng Kíp trở nên yếu hơn.
Nhận xét:

46
Giá của hầu hết các loại mặt hàng ở Lào tăng đã gây ra áp lực nặng nề cho nền kinh tế nói chung
và nông dân Lào nói riêng. Việc tăng giá này làm cho chi phí sản xuất tăng khiến sản xuất nông
nghiệp tại Lào ngày càng gặp nhiều khó khăn.
8. HỆ THỐNG CUNG TIỀN M1, M2 VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
8.1. HỆ THỐNG CUNG TIỀN M1
❖ VIỆT NAM

Cung tiền M1 của Việt Nam được báo cáo ở mức 140,076 tỷ USD vào tháng 9/2022. Con số
này ghi nhận mức giảm so với con số trước đó là 143,852 tỷ USD cho tháng 8/2022. Dữ liệu đạt

47
mức cao nhất trong giai đoạn 2018-2022 là 153,783 tỷ USD vào tháng 4/2022 và mức thấp kỷ
lục 80,024 tỷ USD vào năm 2018.
❖ LÀO

Cung tiền M1 của Lào được báo cáo là 966,617 triệu USD vào tháng 9/2022. Con số này ghi
nhận mức giảm so với con số trước đó là 1,103 tỷ USD cho tháng 6/ 2022. Dữ liệu đạt mức cao
nhất trong giai đoạn 2018 – 2022 là vào tháng 12, 2020 và mức thấp kỷ lục trong giai đoạn đó là
966.617 vào tháng 5/2022.
8.2. HỆ THỐNG CUNG TIỀN M2
48
❖ VIỆT NAM:

Cung tiền M2 của Việt Nam tăng 6,0 % YoY vào tháng 11 năm 2022, so với mức tăng 6,3 %
của tháng trước. Dữ liệu đạt mức thấp nhất trong giai đoạn 2018 -2022 là khoảng đầu năm 2018
và cao nhất vào năm 2022. Tuy nhiên mức tăng trưởng đạt mức cao nhất là vào năm 2019, mức
tăng trưởng đạt mức thấp nhất là khoảng tháng 1/2021. Cung tiền thu hẹp được giới chuyên môn
đánh giá là một trong những nguyên nhân chính khiến nền kinh tế thiếu hụt thanh khoản.
49
❖ LÀO:

Cung tiền M2 tăng 39,7% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 9/2022, so với mức tăng
trưởng 42,9% trong quý trước. Dữ liệu đạt mức cao nhất giai đoạn 2018-2022 là 45,3% vào
tháng 5/2022 và mức thấp kỷ lục 5,8% vào tháng 6/2018.

50
9. TÀI CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ
9.1. THUẾ

Nhận xét:
Nhìn chung, lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước Việt Nam cao hơn rất nhiều
lần so với lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước Lào. Ta thấy lãi suất của Lào rất
thấp điều đó kéo theo lãi suất huy động và lãi suất cho vay của Lào giảm và ngược
lại Lãi suất cơ bản của Việt Nam cao sẽ kéo theo lãi suất huy động và lãi suất cho
vay của Việt Nam tăng, bởi các ngân hàng thương mại dựa vào lãi suất cơ bản để
điều chỉnh lãi suất huy động (lãi suất tiền gửi) để xây dựng phương hướng hoạt
động, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
9.2. CHI TIÊU, THẶNG DƯ/ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)

❖ VIỆT NAM:

● Năm 2018:
Dự toán NSNN năm 2018 được Quốc hội quyết định với tổng số thu là 1.319.200 tỷ đồng; tổng
số chi là 1.523.200 tỷ đồng; bội chi NSNN là 204.000 tỷ đồng, tương đương 3,7% GDP, trong đó

51
bội chi NSTW là 195.000 tỷ đồng, tương đương 3,53% GDP, bội chi NSĐP là 9.000 tỷ đồng,
tương đương 0,17% GDP.
Quyết toán chi NSNN là 1.435.435 tỷ đồng, giảm 87.765 tỷ đồng, bằng 94,2% so với dự toán,
chủ yếu do một số khoản chi triển khai chậm nên bị hủy dự toán hoặc chuyển nguồn sang năm
sau chi tiếp theo quy định của Luật NSNN.
Quyết toán chi NSNN theo các nhiệm vụ chi chủ yếu như sau:
a) Chi đầu tư phát triển: quyết toán 393.304 tỷ đồng, bằng 97,9% so dự toán, chiếm 27,4% tổng
chi NSNN.
b) Chi trả nợ lãi: quyết toán 106.584 tỷ đồng, bằng 94,7% so với dự toán.
c) Chi thường xuyên (bao gồm cả nguồn cải cách tiền lương): quyết toán 931.859 tỷ đồng, bằng
95,6% so với dự toán, chiếm 64,9% tổng chi NSNN.
=> Số chi chuyển nguồn năm 2018 sang năm sau là 434.357 tỷ đồng, tăng so với năm trước 2017
là 107.977 tỷ đồng, chủ yếu do chuyển nguồn cho các nhiệm vụ chi thực hiện chính sách, thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu năm 2018 giao chậm so với dự kiến.
● Năm 2019:
Dự toán NSNN năm 2019 được Quốc hội quyết định với tổng số thu là 1.411.300 tỷ đồng; tổng
số chi là 1.633.300 tỷ đồng; bội chi NSNN là 222.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP.
Quyết toán chi NSNN là 1.526.893 tỷ đồng, giảm 106.407 tỷ đồng, bằng 93,5% so với dự toán,
do một số khoản chi triển khai chậm nên bị hủy dự toán hoặc chuyển nguồn sang năm sau chi
tiếp.
Quyết toán chi NSNN theo các lĩnh vực chi chủ yếu như sau:
a) Chi đầu tư phát triển: quyết toán 421.845 tỷ đồng, bằng 97,8% so dự toán, chiếm 27,6% tổng
chi NSNN.
b) Chi trả nợ lãi: quyết toán 107.065 tỷ đồng, bằng 85,7% so dự toán, chủ yếu do dư nợ trái
phiếu Chính phủ và lãi suất bình quân phải trả lãi trong năm 2019 thấp hơn dự toán.
c) Chi thường xuyên (bao gồm cả nguồn cải cách tiền lương): quyết toán 994.582 tỷ đồng, bằng
95,6% so với dự toán.
=> Quyết toán số bội chi NSNN là 161.491 tỷ đồng, bằng 2,67% GDP thực hiện , giảm 60.509 tỷ
đồng so với dự toán Quốc hội quyết định.
● Năm 2020:

52
Dự toán NSNN năm 2020 được Quốc hội quyết định với tổng số thu là 1.512.300 tỷ đồng, tổng
số chi là 1.747.100 tỷ đồng; bội chi NSNN là 234.800 tỷ đồng, tương đương 3,44%GDP, trong
đó bội chi NSTW là 217.800 tỷ đồng, bội chi NSĐP là 17.000 tỷ đồng.
Quyết toán chi NSNN là 1.709.524 tỷ đồng, giảm 64.242 tỷ đồng, bằng 96,4% dự toán. Các bộ,
cơ quan trung ương và địa phương thực hiện chi ngân sách bám sát mục tiêu, dự toán được giao;
rà soát, cắt giảm mạnh các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; tập
trung nguồn lực cho chi phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch
bệnh.
Quyết toán chi NSNN theo các lĩnh vực chi chủ yếu như sau:
a) Chi đầu tư phát triển: Quyết toán 576.432 tỷ đồng, đạt 115,5% dự toán, tăng 77.161 tỷ đồng.
b) Chi trả nợ lãi: Quyết toán 106.466 tỷ đồng, bằng 90,1% dự toán, chủ yếu do trong điều hành
đã bám sát tiến độ giải ngân vốn đầu tư để phát hành trái phiếu Chính phủ, qua đó giảm số thực
huy động trong năm, kết hợp với lãi suất phát hành thấp hơn dự kiến, làm giảm chi phí vay cho
ngân sách.
c) Chi thường xuyên (bao gồm cả nguồn cải cách tiền lương): quyết toán 1.013.449 tỷ đồng,
bằng 90,8% so với dự toán.
Năm 2020, NSNN đã chi 21.685 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân bị
ảnh hưởng của dịch Covid-19, góp phần kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội.
🡪 Quyết toán số bội chi NSNN là 216.406 tỷ đồng, giảm 18.394 tỷ đồng so với dự toán đầu năm,
bằng 3,44% GDP thực hiện4 , thấp hơn rất nhiều so với mức bội chi Quốc hội cho phép điều
chỉnh theo Nghị quyết số 128/2020/QH14
● Năm 2021:
Tại thời điểm đó, nền kinh tế chịu tác động nghiêm trọng từ đợt bùng phát dịch Covid-19 lần 4 từ
tháng 4/2021. Theo đó, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội dự kiến chi NSNN là 1.687 nghìn tỷ
đồng, ước thực hiện chi năm 2021 đạt 1.854,9 nghìn tỷ đồng, tăng 167,9 nghìn tỷ đồng (+10%)
so với dự toán, trong đó:
a) Chi đầu tư phát triển: Dự toán chi là 477,3 nghìn tỷ đồng; thực hiện ước đạt 515,9 nghìn tỷ
đồng , tăng 38,6 nghìn tỷ đồng (+8,1%) so với dự toán.
b) Chi trả nợ lãi: dự toán chi là 110 nghìn tỷ đồng; thực hiện ước đạt gần 102,6 nghìn tỷ đồng,
giảm 7,5 nghìn tỷ đồng (-6,8%) so dự toán, chủ yếu do công tác phát hành trái phiếu Chính phủ

53
năm 2020 phù hợp với tiến độ thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư, không để tồn đọng vốn
vay; kết hợp với tranh thủ diễn biến thị trường thuận lợi, giảm lãi suất phát hành bình quân phải
trả lãi trong năm 2021 thấp hơn khi xây dựng dự toán; đồng thời không phát sinh các khoản
chênh lệch tỷ giá.
c) Chi thường xuyên: dự toán chi là 1.036,7 nghìn tỷ đồng; thực hiện ước đạt 1.053,9 nghìn tỷ
đồng, tăng 17,1 nghìn tỷ đồng (+1,7%) so dự toán.
Đến hết năm 2021, NSNN đã chi 77,6 nghìn tỷ đồng cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân
(trong đó NSTW đã chi 26,3 nghìn tỷ đồng , NSĐP đã sử dụng 51,3 nghìn tỷ đồng ). Bên cạnh
đó, đã thành lập Quỹ vắc-xin phòng Covid-19, với số tiền huy động đến hết ngày 31/12/2021 đạt
8,803 nghìn tỷ đồng; Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chi 7,95 nghìn tỷ đồng từ Quỹ vắc-xin
phòng Covid-19 để mua khoảng 75 triệu liều vắc-xin.
🡪 Bội chi NSNN năm 2021 khoảng 286,5 nghìn tỷ đồng, giảm 57,2 nghìn tỷ đồng so dự toán,
bằng 3,41% GDP thực hiện.
● Năm 2022:
Theo đó, tổng số thu NSNN là 1.411.700 tỷ đồng, tăng khoảng 3,4% so với ước thực hiện năm
2021; tổng số chi NSNN là 1.784.600 tỷ đồng, tăng 4,5% so dự toán năm 2021. Trong năm 2022,
mức bội chi NSNN được Quốc hội thông qua là 372.900 tỷ đồng, tương đương 4% GDP, bao
gồm bội chi ngân sách Trung ương (NSTW) là 347.900 tỷ đồng, tương đương 3,7% GDP và bội
chi ngân sách địa phương (NSĐP) là 25 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,3% GDP.
Tổng chi NSTW là 1.087.032 tỷ đồng, trong đó dự toán 359.982 tỷ đồng để bổ sung cân đối
ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho NSĐP. Theo Nghị quyết 40, tổng chi NSTW là 1.087.032 tỷ
đồng sẽ bao gồm chi bổ sung cân đối cho NSĐP là 245.721 tỷ đồng và chi NSTW theo lĩnh vực
là 841.311 tỷ đồng.
Trong chi NSTW, chi đầu tư phát triển là 222.000 tỷ đồng, chi dự trữ quốc gia là 1.700 tỷ đồng,
chi trả nợ lãi là 103.700 tỷ đồng, chi viện trợ 1.800 tỷ đồng, chi dự phòng NSTW là 20.500 tỷ
đồng và chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế là 1.000 tỷ đồng và chi thường xuyên là
490.611 tỷ đồng.

❖ LÀO:

● Năm 2018:

54
Năm 2018, thu ngân sách của Lào chỉ đạt 95.45% kế hoạch, riêng thu trong nước đạt 100.34%,
chi ngân sách đạt 97.11% kế hoạch, thâm hụt ngân sách ở mức 4.96% cao hơn mức mà Quốc hội
cho phép là 4.92% GDP, chi ngân sách thấp hơn 0,20% so với kế hoạch (4,92% GDP), giữ ở
mức không vượt quá 32.692,74 tỷ Kíp, bội chi khoảng 7.196,59 tỷ Kíp
🡺Từ đó nhìn chung công tác thu – chi ngân sách của Lào năm 2018 đã không đạt chỉ tiêu đề ra.
Lý giải nguyên nhân, Bộ trưởng Somdy Duangdy cho biết, là do những vấn đề tồn tại nhiều năm
cần thêm thời gian để tái cơ cấu, thêm vào đó tình hình khu vực và quốc tế cũng không thuận lợi
đối với nhiều nước, trong đó có cả các nước đối tác chính của Lào, tình hình tài chính thế giới
biến động như lãi suất các tổ chức tài chính quốc tế tăng cao, giá dầu có mức dao động lớn làm
vốn đầu tư đầu vào sản xuất cũng tăng theo.
● Năm 2019:
Quốc hội đặt chỉ tiêu thu vào ngân sách đạt 26.305,29 tỷ Kíp, tức khoảng 16% của GDP, thu
ngân sách nội địa đạt 24.240 tỷ Kíp, tương đương với 24.65% GDP. Chi ngân sách không quá
33.394,07 tỷ Kíp, tương đương với 20.18% GDP, dự kiến thâm ngân sách khoảng 7.088,78 tỷ
Kíp, tương đương với 4.28% GDP.
● Năm 2020:
Năm 2020, thu ngân sách của Lào đạt 22.61 nghìn tỷ Kip, tương đương 99,5% mục tiêu điều
chỉnh đã được Quốc hội thông qua. Trong khi đó, tổng chi ngân sách của Lào là 31,2 nghìn tỷ
kip, tương đương 93,7% kế hoạch điều chỉnh, thâm hụt ngân sách là 8.59 tỷ Kíp. Đợt bùng phát
dịch Covid-19 khiến thâm thụt tài khóa của Lào tăng lên 5.87% GDP, từ mức 3.77% trước đó, do
khu vực kinh doanh phải chịu tác động kéo dài của đại dịch. Ngân hàng Thế giới (WB) công bố
báo cáo giám sát kinh tế cho biết nợ công của Lào tăng lên mức khoảng từ 65-68% GDP trong
năm 2020, khiến nước này có nguy cơ cao trong vấn đề thanh toán nợ. Gánh nặng trả nợ nước
ngoài của Lào (cả nợ gốc và lãi) ước tính sẽ tăng lên hơn 1,2 tỷ USD. Đây là mức tăng khá lớn
so với con số 842 triệu USD trong năm 2019. Báo cáo của WB nêu rõ dự báo sơ bộ của Bộ Tài
chính Lào cho thấy tổng chi phí phải dành cho thanh toán nợ công của nước này giai đoạn
2020-2023 sẽ vào khoảng 4,5 tỷ USD hoặc khoảng 1,1 tỷ USD/năm (tương đương khoảng 55%
tiền thu từ ngân sách nội địa hàng năm).
● Năm 2021:

55
Dự kiến, đến cuối năm, Chính phủ Lào có thể thực hiện thu ngân sách được 26.957 tỷ LAK, đạt
98% kế hoạch năm. Thu ngân sách thực tế đạt 27.629 tỷ Kip, tương đương 15,13 % GDP, vượt
mức dự đoán. Về chi ngân sách, Thủ tướng Lào Khankham Viphavanh cho biết, đến nay, Chính
phủ Lào đã chi ngân sách được 19.012 tỷ LAK, đạt 60% kế hoạch, tương đương 17,30% GDP và
phần lớn các khoản chi được sử dụng để chi trả lương và các chính sách của Nhà nước.
● Năm 2022:
Thu ngân sách của Lào đạt 28.455 tỷ Kip, tương đương 90,06% kế hoạch cả năm, tăng 26% so
với cùng kỳ năm 2021, tương đương 14,81% của GDP theo nghị quyết quốc hội. Điểm nổi bật là
thu ngân sách trong nước đạt 26.655 tỷ Kip, tương đương 92,03% kế hoạch năm, tăng 29% so
với cùng kỳ năm 2021. Dự kiến cả năm thu ngân sách của Lào có thể đạt 33.574 tỷ Kip, tương
đương 106,27% kế hoạch năm. (Đây sẽ là năm thứ 2 liên tiếp nguồn thu ngân sách có thể vượt
kế hoạch đề ra).
10. TÌNH HÌNH NGOẠI THƯƠNG
❖ VIỆT NAM
- Về xuất khẩu:

● Năm 2018:
Xuất khẩu năm 2018 đạt 243,5 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017, vượt xa chỉ tiêu kế hoạch
được Quốc hội và Chính phủ giao (chỉ tiêu Quốc hội giao tăng 7-8%; chỉ tiêu Chính phủ giao
56
tăng 8-10%). Tính theo giá trị tuyệt đối, xuất khẩu năm 2018 tăng thêm 29, tỷ USD so với năm
trước.
🡪 Tăng trưởng xuất khẩu có đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP, tạo công ăn việc làm, tiêu thụ
hàng hóa cho nông dân. Xuất siêu giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và ổn định kinh
tế vĩ mô. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực diễn biến hết sức phức tạp và khó đoán
định, đặc biệt là những diễn biến từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, xu thế bảo hộ mậu
dịch gia tăng..., thì mức tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam năm 2018 mặc dù còn thấp hơn
mức tăng tuyệt đối 38,54 tỷ USD của năm 2017 so với năm 2016, nhưng là một kết quả rất ấn
tượng, cho thấy nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp cũng như trong chỉ đạo điều hành của Chính
phủ.
● Năm 2019:
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất khẩu trong năm 2019 đạt
264,19 tỷ USD, tăng 8,4%, tương ứng tăng 20,49 tỷ USD so với một năm trước đó. Đồng thời
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2019 xác lập kỷ lục mới với 516,96 tỷ USD. Khu
vực kinh tế trong nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt tới 17,7%, cao hơn nhiều tốc độ tăng
của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (4,2%). Cán cân thương mại hàng hóa năm 2019 ước tính
xuất siêu 9,9 tỷ USD, mức cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu.
● Năm 2020:
Một điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2020 không thể không nhắc đến đó là xuất khẩu vượt
khó trong tình hình dịch bệnh, duy trì tăng trưởng dương; xuất siêu hàng hóa đạt mức cao kỷ lục
(19,1 tỷ USD) và cán cân thương mại duy trì xuất siêu 5 năm liên tiếp. (Kim ngạch xuất siêu
hàng hóa các năm trong giai đoạn 2017-2020 lần lượt là: 1,9 tỷ USD; 6,5 tỷ USD; 10,6 tỷ
USD; 19,94 tỷ USD).

57
+ Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do đã mang lại những tín hiệu tích cực cho
nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA).
Năm 2020, xuất khẩu sang EU đạt 34,8 tỷ USD; đáng chú ý, sau 5 tháng được thực thi (từ
01/8/2020), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 15,4 tỷ USD, tăng 1,6% so với
cùng kỳ năm trước.
🡪 Điều này phản ánh năng lực sản xuất trong nước tăng trưởng cao, môi trường đầu tư, sản xuất,
kinh doanh được tạo thuận lợi và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã gặt hái
được nhiều thành tựu. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế khu vực EU suy giảm
nghiêm trọng và tiếp tục đối mặt với dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
● Năm 2021:
Mặc dù đà tăng xuất - nhập khẩu trong quý III/2021 đã bị chững lại do ảnh hưởng của các biện
pháp giãn cách xã hội, tuy nhiên trong quý IV/2021 năng lực sản xuất của các doanh nghiệp đã
dần phục hồi góp phần thúc đẩy xuất - nhập khẩu.
+ Kim ngạch xuất - nhập khẩu năm 2021 đạt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm
20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Xuất khẩu của cả nước đạt khoảng 336,25 tỷ
USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2020, cao nhất kể từ năm 2018.

58
+ Xuất khẩu sang các thị trường EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc đều tăng trưởng tốt trong năm
2021. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu để phục vụ sản xuất xuất khẩu tăng cao,
cùng với giá cả hàng hóa thế giới có xu hướng tăng trong nửa đầu năm 2021, đặc biệt là giá các
loại nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất. Suất siêu trong năm 2021 đạt khoảng 4 tỷ USD, tương
đương 1,19% kim ngạch xuất khẩu.
🡺 Kết quả này tiếp tục đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất siêu 6 năm liên tiếp.
- Về nhập khẩu:

● Năm 2018:
Về nhập khẩu, tổng trị giá nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1%
(tương ứng tăng 23,68 tỷ USD) so với năm 2017.
+ Trong đó, tổng trị giá nhập khẩu cả năm 2018 của các doanh nghiệp FDI lên đến
141,68 tỷ USD, tăng 10,8% (tương ứng tăng 13,84 tỷ USD) so với năm 2017, chiếm 59,9% tổng
trị giá nhập khẩu của cả nước.
● Năm 2019:
Trong cả năm 2019 trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 253,07 tỷ USD. Với kết quả này,
trị giá nhập khẩu hàng hóa cao hơn năm 2018 tới 16,2 tỷ USD, tương ứng tăng 6,8%.
59
● Năm 2020:
Tính chung năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so
với năm 2019. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 93,6 tỷ USD, giảm 10%; khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài đạt 168,8 tỷ USD, tăng 13%.
+ Kim ngạch nhập khẩu năm 2020 đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2019. Nhập
khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần thiết cho sản xuất, xuất khẩu, gồm máy móc thiết bị,
nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt
245,6 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 93,6% trong tổng kim ngạch nhập
khẩu, trong đó nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải, phụ tùng
tăng mạnh tới 16,3%. Điều này chứng tỏ nền kinh tế đang có sự phục hồi khá mạnh mẽ về sản
xuất trong khi nhập khẩu cho tiêu dùng đã giảm đáng kể, tỷ trọng chỉ chiếm 6,4%, giảm 0,5 điểm
phần trăm so với năm 2019.
● Năm 2021:
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020, trong đó
khu vực kinh tế trong nước đạt 114,07 tỷ USD, tăng 21,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
đạt 218,18 tỷ USD, tăng 29,1%.
+ Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 32 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng 12 và tăng
14,6% so với cùng kỳ năm 2020.
+ Quý IV/2021, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 89,07 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm
2020 và tăng 6,2% so với quý III/2021. Tính chung năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa
ước đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt
114,07 tỷ USD, tăng 21,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 218,18 tỷ USD, tăng 29,1%.
Trong năm 2021 có 47 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỉ trọng 94,1% tổng
kim ngạch nhập khẩu.
❖ LÀO

60
● Năm 2018:
Tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 11,258 tỷ USD, vượt 13% chỉ tiêu đặt ra và tăng 16% so với
cùng kỳ trước đó. Xuất khẩu đạt 5,410 tỷ USD, vượt chỉ tiêu 7.8%, tăng 10.9% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu 5,848 tỷ USD, vượt định mức 17% ( 4,978 tỷ USD), tăng 21% so với cùng kỳ, thâm
hụt 437 triệu USD do nhiều mặt hàng chủ lực vẫn phải nhập khẩu như xe, phụ tùng, vật liệu xây
dựng, thiết bị điện và xăng dầu. Trong khi đó, khả năng sản xuất trong nước vẫn đang yếu, các
doanh nghiệp hạn chế kiến thức về xuất nhập khẩu là thách thức sớm cần được giải quyết.
● Năm 2019:
Tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 11,343 tỷ USD, tăng nhẹ 0,75% so với cùng kỳ năm trước. Sau 4
tháng đầu năm 2019, Lào đã thực hiện 2.573 tỷ USD xuất – nhập khẩu hàng
hóa, đạt 22.7% kế hoạch, trong khi đó, chỉ tiêu mà Chính phủ Lào đặt ra trong năm 2019 là
11.291 tỷ USD tổng giá trị kim ngạch thương mại.
● Năm 2020:
Trong tám tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào đạt hơn 6 tỷ USD, trong
đó xuất khẩu đạt hơn 2,6 tỷ USD, tổng giá trị nhập khẩu hơn 3,3 tỷ USD, như vậy Lào nhập siêu
khoảng 700 triệu USD.
+ Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại một số nước giáp biên
với Lào và cũng là các đối tác thương mại chính của Lào, đây cũng là một trong những nguyên
nhân khiến giá trị thương mại nói chung của Lào giảm, đặc biệt xuất khẩu của Lào sang các nước
đối tác bị ảnh hưởng nhiều, đây là một phần nguyên nhân khiến Lào tiếp tục nhập siêu.

61
● Năm 2021:
Theo thông tin của Bộ Công Thương Lào, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa 6 tháng
đầu năm 2021 của Lào đạt hơn 6.784 triệu USD tương đương 52,3 % kế hoạch năm 2021, tăng
27,2% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 3.760 triệu USD tăng 33,4%
so với cùng kỳ năm ngoái và thực hiện được 57,1% kế hoạch năm 2021; kim ngạch nhập khẩu
đạt 3.025 triệu USD tăng 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái và thực hiện được 47,4% kế hoạch
năm 2021.
● Năm 2022:
Tính đến hết tháng 8/2022, tổng giá trị kim ngạch thương mại của Lào với thế giới đạt 8,97 tỷ
USD, giảm nhẹ 1,1% so cùng kỳ 8 tháng 2021 (9,07 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu của Lào đạt
4,65 tỷ USD, giảm 8,8% (5,1 tỷ USD); nhập khẩu đạt 4,32 tỷ USD, tăng 9% (3,96 tỷ USD). Cán
cân thương mại hàng hóa của Lào ước tính xuất siêu 330 triệu USD.
Nhận xét chung:
Như vậy, ta thấy Việt Nam là một nước xuất siêu, Lào là nước nhập siêu. Giá trị xuất nhập khẩu
của Việt Nam cao gấp nhiều lần so với Lào.
- Về đối tác thương mại:
Giai đoạn 2016-2020, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam - Lào tăng trưởng ổn định và
đã đạt mục tiêu trên 1 tỷ USD/năm. Sau 2 năm bị tác động bởi dịch COVID-19 và thiên tai, lũ lụt
khiến thương mại giữa Việt Nam và Lào gặp một số trở ngại, khó khăn.
Theo thống kê từ Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), năm 2019, kim
ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt 1,1 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2018.
Năm 2020 đạt hơn 1 tỷ USD, giảm 11,5% so với năm 2019; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam
sang Lào đạt 571,7 triệu USD, giảm 18,5% so với năm 2019. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập
khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 458,1 triệu USD, giảm 0,7% so với năm 2019.
Năm 2021, kim ngạch ngạch thương mại Việt Nam - Lào đạt 1,373 triệu USD, tăng
33,3% so với năm 2020.Trong số này, xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 594,73 triệu USD,
tăng 4,2% so với năm 2020 và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 778,3 triệu USD,
tăng 69,8% so với năm 2020.
Năm 2022, kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào đạt 1.632,2 triệu USD, tăng 18,9% so
với năm 2021; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 600,4 triệu USD, tăng 1,0% so

62
với cùng kỳ năm 2021; nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 1.031,8 triệu USD, tăng 32,6% so
với năm 2021.
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Lào đạt 717,1 triệu USD, tăng 23,5% so với
cùng kỳ năm 2021.
Tháng 1/2023, tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Lào đạt 461 triệu USD. Ở chiều
ngược lại, tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 474 triệu USD. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3
trong số các thị trường xuất khẩu của Lào với tổng giá trị khoảng 65 triệu USD (thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Lào là Trung Quốc với tổng giá trị khoảng 156 triệu USD, đứng thứ 2 là Thái
Lan (128 triệu USD). Đồng thời, Việt Nam cũng đứng ở vị trí thứ 3 trong số các quốc gia mà Lào
nhập khẩu nhiều nhất với tổng giá trị hàng hóa khoảng 21 triệu USD (Thái Lan là quốc gia Lào
nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất với tổng giá trị khoảng 255 triệu USD, đứng thứ 2 là Trung Quốc
với tổng giá trị khoảng 121 triệu USD).
Thương mại hai nước được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế suất về 0% cho hầu hết các
mặt hàng của hai nước theo các Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, hiệp định Thương mại
song phương Việt Nam - Lào, Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào. Các thuận lợi
khác như thị trường Lào không yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng có
nhiều thiện cảm với hàng hóa từ Việt Nam.
Lào là thị trường xếp thứ 33 trong khoảng 200 thị trường xuất khẩu của Việt Nam và chỉ
chiếm 0,32% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Xét trong nội khối Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Lào chỉ cao
hơn kim ngạch xuất sang thị trường Myanmar và Bruney.
Thông qua hoạt động thương mại biên giới, Việt Nam và Lào đã trao đổi được một khối lượng
lớn các mặt hàng nông, lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng công nghiệp và khoáng sản.
Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt
Nam - Lào đạt 1,33 tỷ USD (tăng 39% so với năm 2020), chiếm 97,1% so với tổng trị giá xuất
nhập khẩu giữa Việt Nam và Lào. Năm 2022, các con số tương ứng là 1,58 tỷ USD (tăng 23,3%
so với 2021) và chiếm 93%.
Nhận xét chung:
Tuy nhiên, xuất nhập khẩu Việt Nam và Lào chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, cơ cấu
hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước thiếu đa dạng. Hoạt động thương mại biên giới Việt Nam

63
- Lào vẫn tồn tại nhiều khó khăn, chưa đóng góp nhiều vào việc thực hiện mục tiêu trao đổi
thương mại hai chiều. Kết quả hợp tác cụ thể còn có những hạn chế nhất định, chưa phát huy
được tiềm năng, thế mạnh và mong muốn của hai nước. Các dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng
hóa, kết nối giao thông hai nước chưa phát triển. Các khu kinh tế cửa khẩu còn thiếu vốn đầu tư,
các công trình, dự án dở dang nên không thể đi vào hoạt động được. Công tác xúc tiến đầu tư,
thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, thị trường, quảng bá sản phẩm còn nhiều khó
khăn, việc thu hút đầu tư vào các địa bàn thuộc các tỉnh dọc biên giới, khu kinh tế cửa khẩu chưa
nhiều; các chính sách áp dụng cho khu kinh tế cửa khẩu vẫn chưa phát huy được những ưu thế
đặc thù, dẫn đến hiệu quả chưa cao.
11. CÁN CÂN CỦA HỆ THỐNG THANH TOÁN VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THEO THỜI
GIAN
11.1. CÁN CÂN THANH TOÁN
❖ VIỆT NAM:

Nguồn: Ngân Hàng Nhà Nước, Tổng cục Thống Kê 2022.


● Năm 2018:
Từ năm 2011-2018, cán cân thanh toán của Việt nam liên tục thặng dư. Mặc dù lúc đó sự phát
triển của nền kinh tế thế giới bị chững lại (do căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc) nhưng cán cân
thanh toán không chỉ thặng dư mà còn thặng dư kép ở mức 6,000 triệu USD.
● Năm 2019:
Theo tạp chí Ngân Hàng, mức thặng dư cán cân tổng thể của Việt Nam lên tới hơn 23,25 tỷ USD,
tương đương 8,88% GDP của năm.
64
● Năm 2020 và năm 2021:
Theo tạp chí Ngân Hàng, biến động cán cân thương mại và cán cân thu nhập đã định hình sự
biến động cán cân vãng lai trong giai đoạn 2016 - 2021. Sau khi đạt đỉnh vào năm 2020 với giá
trị 12,95 tỷ USD, thặng dư cán cân vãng lai giảm mạnh và đảo chiều vào năm 2021 với giá trị -
3,94 tỷ.
Nhận xét:
Trong giai đoạn 2016 - 2021, cán cân tổng thể (gồm có cán cân vãng lai; cán cân vốn và tài
chính; hạng mục lỗi, sai sót) của Việt Nam thường xuyên thặng dư. Đỉnh điểm là vào năm 2019,
mức thặng dư cán cân tổng thể của Việt Nam lên tới hơn 23,25 tỷ USD, tương đương 8,88%
GDP của năm. Năm 2020 và 2021, mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 gây
ra nhưng Việt Nam vẫn có được mức thặng dư cán cân tổng thể lên tới hơn 16,6 tỷ USD và 14,3
tỷ USD tương ứng.
❖ LÀO:

Nguồn: https://www.economy.com/laos/current-account-balance
● Năm 2018:
Số dư tài khoản vãng lai của Lào ghi nhận mức thấp nhất là -676,0 triệu USD vào tháng 9 năm
2018 (theo trang ceicdata).
● Năm 2021:

65
Số dư tài khoản vãng lai ghi nhận mức cao nhất mọi thời đại là 304,7 triệu USD vào tháng 9 năm
2021 (theo trang ceicdata).
11.2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
❖ VIỆT NAM:

● Năm 2018:
Tỷ giá trung tâm ở mức 22.825 VND = 1USD, tăng 1,78% so với cuối năm 2017. Cụ thể: tỷ giá
USD/VND trung bình của ngân hàng thương mại ở mức 23.288, tăng 2,59% so với cuối năm
2017; và tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do ở mức 23.337, tăng 2,6% so với cuối năm 2017.
● Năm 2019:
Diễn biến tỷ giá VND/USD tương đối ổn định. Tháng đầu năm và cuối năm, tỷ giá giá
VND/USD ổn định quanh ngưỡng 23,250 VND/USD. Vào cuối tháng 5 năm 2019, tỷ giá
VND/USD có biến động quanh mức 23,455 VND/USD ở chiều bán ra và lại giảm dần trong các
tháng cuối năm.
● Năm 2020:
Tỷ giá VND/USD ổm định trong 2 tháng đầu năm nhưng lại có biến động mạnh trong 2 tháng
sau đó. Cụ thể tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.259 VND/USD, tỷ
giá tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua vào ở mức 23.175
VND/USD và bán ra ở mức 23.907 VND/USD.
● Năm 2021:
66
Tỷ giá đồng Việt Nam so với USD vẫn ổn định ở mức dưới 23.000 VND/USD.
Nhận xét:
Trong những năm qua, Việt Nam đã làm rất tốt trong việc thực hiện chính sách tỷ giá, góp phần
vào sự tăng trưởng và ổn định nền kinh tế.
❖ LÀO:

● Năm 2019:
Theo báo cáo tài chính của Ngân hàng Trung ương Lào, tỷ lệ lạm phát của Lào ở mức 1.90%,
đồng Kíp mất giá 2.01% so với USD.
● Năm 2020:
Theo Ngân hàng Ngoại thương Lào đại chúng, tỷ giá mua vào và bán ra của đồng Kip Lào
(LAK) và USD lần lượt là 9.006 và 9.026 Kip đổi 1 USD. Kề từ đầu tháng 6/2020 giá trị của
đồng nội tệ Lào tiếp tục giảm sâu so với USD.
● Năm 2021:
Theo tờ Laotian Times đưa tin, tỷ giá niêm yết của Ngân hàng Nhà nước Lào năm 2021 là
10.689 kip/USD. Kể từ năm 2020, giá trị của đồng kip bắt đầu giảm mạnh do tác động của dịch
Covid-19. Dẫn đến việc vào đầu năm 2021 đồng Kip Lào đã giảm hơn 14% so với USD.
Nhận xét:

67
Khác với Việt Nam, ngân hàng Nhà nước lào lại đang nỗ lực để ổn định tỷ giá hối đoái bằng
cách ban hành Quyết định mới về thiết lập tỷ giá hối đoái để hướng dẫn cho các ngân hàng
thương mại trong kinh doanh ngoại tệ. Năm 2023, Chính phủ Lào đã cam kết sẽ thắt chặt hơn
nữa tỷ giá hối đoái dựa trên cơ chế định hướng thị trường nhưng dưới sự quản lý của nhà nước.
12. NỢ NƯỚC NGOÀI
❖ VIỆT NAM:

● Năm 2018:
Theo báo cáo của Bộ Tài Chính thì nợ nước ngoài của VN so với GDP giảm xuống còn khoảng
46,0%. Cụ thể, nợ nước ngoài của Chính phủ là 19,3% GDP, nợ nước ngoài của Chính phủ bảo
lãnh là 4,4% GDP, nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp là 22,3% GDP, tỷ lệ trả nợ so
với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ khoảng 25%, bảo đảm các quy định và
thông lệ quốc tế.
● Năm 2019:
Theo báo cáo của Bộ Tài Chính thì nợ nước ngoài của VN so với GDP dự kiến giảm 0,2% xuống
còn khoảng 45,8% (so với năm 2018). Nợ công ở mức 56,1% GDP, nợ Chính phủ ở mức 49,2%
GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách Nhà nước ước khoảng
19,5-20,5%; nợ nước ngoài quốc gia khoảng 45,8% GDP.
● Năm 2020:

68
Ông Võ Hữu Hiền – Phó Cục trưởng Cục Quản Lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết cơ cấu dư
nợ nước ngoài của Chính phủ giảm dần, từ 59,7% năm 2010 xuống còn 35,3% trong năm 2020.
Nợ vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh cũng đang có xu hướng giảm dần, từ 10,5% năm
2010 xuống 6% năm 2020.
● Năm 2021:
Việt Nam phải trả khoảng 130 tỷ USD nợ nước ngoài. Trong đó, chính phủ phải trả 2,5 tỷ USD,
còn doanh nghiệp phải trả hơn 127 tỷ USD. Lãi và phí của các khoản nợ nước ngoài trong năm
2021 là gần 2 tỷ USD. Tỷ trọng nợ chính phủ trong cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam giảm từ
60% vào năm 2012 xuống chỉ còn 33% vào năm 2021.
Nhận xét:
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu và đổi mới trong công tác quản lý nợ, đặc biệt là quản lý
nợ nước ngoài. Tốc độ tăng dư nợ nước ngoài của khu công cũng được kiểm soát chặt chẽ, góp
phần bồi đắp dư địa chính sách, kiềm chế nghĩa vụ nợ trực tiếp và dự phòng của ngân sách nhà
nước.
❖ LÀO:

● Năm 2019:
Tổng mức nợ công của Lào năm 2019 là khoảng 58% GDP, tăng nhẹ từ 57.2% so với năm 2018.
● Năm 2020:
Theo các cơ quan xếp hạng tín dụng và cố vấn kinh tế, dự trữ ngoại hối của Lào vào năm 2020
đã giảm xuống dưới 1 tỉ USD trong khi nợ phải trả của Lào từ 2020-2024 là hơn 1 tỉ USD/năm.
69
● Năm 2021:
Theo Bộ trưởng Tài chính Lào cho biết nợ nước ngoài tích lũy của Lào năm 2021 vào khoảng 13
tỷ USD, trong khi nợ trong nước vào khoảng 900 triệu USD.
Nhận xét:
Giai đoạn 2014-2019, nợ nước ngoài của Lào có xu hướng tăng cao, chiếm khoảng 51.5% GDP,
trong đó bao gồm 34.1% GDP là nợ song phương, 8.7% vốn vay đa phương và 8.3% trái phiếu.
Giáo sư Toshiro Nishizawa của trường đại học Tokyo đã từng cảnh báo “Nguy cơ vỡ nợ đang đe
dọa đến hệ thống tài chính của Lào, qua đó có thể ảnh hưởng đến người dân trong xã hội. Việc
vay nợ quá nhiều sẽ tạo áp lực lên dự trữ ngoại hối, nhất là trong tình hình dịch Covid-19 hiện
nay”.
13. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ TIỀN TỆ
13.1. CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ
❖ VIỆT NAM:
Vào năm 2022, mặc dù dịch Covid-19 đã được kiểm soát nhưng căng thẳng chính trị, xung
đột vũ trang và lạm phát đã khiến cho sự phát triển của nền kinh tế bị trì trệ. Tình hình thế giới là
thế nhưng nước ta vẫn triển khai và thực hiện được nhiều giải pháp hiệu quả, ngành Tài chính đã
xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ tài chính – Ngân sách nhà Nước.
Theo dự toán NSNN năm 2023 đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 69/2022/QH15
ngày 11/11/2022, tổng thu NSNN là 1.620,744 nghìn tỷ đồng; tổng chi NSNN là 2.076,244 nghìn
tỷ đồng; bội chi NSNN (bao gồm cả phần cho Chương trình phục hồi) khoảng 4,42% GDP. Qua
đó, năm 2023 cần thực hiện đồng thời các giải pháp:
1/ Quan sát, theo dõi; dự báo, đánh giá tình hình kinh tế thế giới để đề xuất giải pháp kịp thời,
linh hoạt. Phối hợp chặt chẽ các chính sách kinh tế nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế.
2/ Nghiên cứu, đánh giá, sửa đổi và bổ sung các luật về thuế theo định hướng của Đảng.
3/ Rà soát nhu cầu chi và cơ cấu chi NSNN.
4/ Kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN.
5/ Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế kiểm tra, giám sát đảm bảo sự vận hành ổn định, an toàn
của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính.
6/ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý giá; theo dõi sát diễn biến cung - cầu, thị
trường; phân tích, dự báo, xây dựng các kịch bản điều hành giá phù hợp với từng giai đoạn.

70
7/ Tập trung tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là
các tập đoàn, tổng công ty nhà nước dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, khuyến khích đổi mới
sáng tạo và quản trị theo chuẩn mực quốc tế.
8/ Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông
tin, chuyển đổi số đồng bộ, đặc biệt là trong các ngành, lĩnh vực trực tiếp phục vụ người dân và
doanh nghiệp.
❖ LÀO:
Lào được dự kiến ​sẽ phục hồi dần sau cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19, tăng trưởng
3,5% vào năm 2022. Những thách thức về nguồn vốn bên ngoài, tính bền vững của nợ công và
sự ổn định tài chính trong nước liên tục làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế trong
ngắn hạn và trung hạn. Theo Báo cáo tham vấn thường niên năm 2022 về Lào, việc tăng cường
củng cố tài khóa và giám sát tài chính, đẩy nhanh cải cách cơ cấu là chìa khóa để ổn định kinh tế
vĩ mô, đồng thời cần tiếp tục hỗ trợ chính sách có mục tiêu cho phục hồi kinh tế.
Với sự phục hồi trong thu ngân sách và giảm chi tiêu tài khóa, thâm hụt ngân sách đã
giảm đáng kể xuống còn 1,5% GDP vào năm 2021. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ của chính phủ trên GDP
đã tăng lên 73,7% GDP vào năm 2021 và 61,9% vào năm 2020, chủ yếu là do việc giải quyết các
khoản nợ liên quan đến các dự án cơ sở hạ tầng công cộng trong quá khứ và sự gia tăng giá trị
danh nghĩa của nợ nước ngoài do sự mất giá của đồng kip Lào. Chính phủ đã cam kết sẽ củng cố
tài khóa và ngân sách năm 2022 đặt mục tiêu duy trì mức thâm hụt tài khóa thấp ở mức 2,1%
GDP thông qua tăng trưởng doanh thu đáng kể để bù đắp cho mức tăng chi tiêu.
13.2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
❖ VIỆT NAM:
Theo Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú thì định hướng điều hành năm 2023
NHNN sẽ:
1/ Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả và kịp thời, nhận diện,
đánh giá khó khăn, tác động ngay từ đầu năm để có những biện pháp phù hợp.
2/ Sẵn sàng đón nhận những tác động đột xuất từ nền kinh tế thế giới cũng như những khó khăn
nội tại trong nước bất ngờ tới như năm 2022, để có chính sách linh hoạt, phù hợp trong vấn đề
xác định và điều hành tỷ giá, lãi suất, lượng tiền cung ứng nhằm đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm
phát, ổn định giá trị đồng tiền, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

71
3/ Xác định một chính sách ổn định, tiếp tục duy trì sự ổn định của lãi suất cũng như tỷ giá hiện
nay.
4/ Nếu có những thuận lợi cho ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát thì sẽ tiếp tục chỉ
đạo, vận động các NHTM tiếp tục cắt giảm chi phí để giảm bớt lãi suất so với mức giảm lãi suất
đã cam kết đồng thuận vào cuối năm 2022, tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân,
cho nền kinh tế vay vốn với mức lãi suất thấp hơn.
❖ LÀO:
Ngân hàng trung ương Lào, Ngân hàng của Lào P.D.R. (BOL), đã thực hiện các thay đổi đối với
mức dự trữ bắt buộc và lãi suất cơ bản, theo thông báo của thống đốc ngân hàng. Động thái này
nhằm làm giảm lượng tiền trong lưu thông và kiềm chế tỷ lệ lạm phát leo thang, được ghi nhận ở
mức 9,9% trong tháng 4.
1/ Yêu cầu dự trữ bắt buộc sẽ tăng từ 3% lên 5% đối với đồng kip của Lào, nhưng sẽ giữ nguyên
ở mức 5% đối với ngoại tệ. Quyết định này nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể tác động đến
ngành ngân hàng, đồng thời điều tiết và giữ vững chất lượng tín dụng phản ánh đúng thực tế kinh
tế vĩ mô.
2/ Thực hiện điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc để đáp ứng nhu cầu thay đổi của tình hình tài chính
của đất nước. Vào tháng 3 năm 2020, BOL đã cắt giảm yêu cầu dự trữ đồng kip từ 5% xuống 4%
và từ 10% xuống 8% đối với ngoại tệ. Vào năm 2021, ngân hàng đã thực hiện một thay đổi khác
đối với yêu cầu dự trữ bắt buộc bằng cách giảm từ 4% xuống 3% đối với đồng kip và từ 8%
xuống 5% đối với ngoại tệ.
3/ Ngân hàng đã tăng lãi suất cơ bản đối với các khoản vay dưới 7 ngày từ 3% lên 3,1% đối với
các khoản vay phát hành bằng đồng kip.
4/ Ngân hàng đã hủy bỏ lãi suất cho các khoản vay 7-14 ngày và lãi suất cho các khoản vay phát
hành trong khoảng thời gian từ 14 ngày đến một năm.

72
LỜI KẾT

Qua đây cũng cho thấy Việt Nam và Lào có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ trong mọi khía cạnh

điển hình là giữa hai nền kinh tế. Từ đây mà Việt Nam và Lào cần kết nối 2 nền kinh tế về cả thể

chế và hạ tầng nỗ lực nâng tầm hợp tác để xứng đáng với tầm vóc của quan hệ chính phủ 2 nước.

Hai nước cùng nhau tang cường tham vấn, trao đổi kinh nghiệm hợp tác, hỗ trợ nhau vượt qua

thách thức để cùng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng trong bối

cảnh tình hình thế giới và khu vực đang diễn ra phức tạp để trở thành khu vực kinh tế mạnh của

Đông Nam Á.

73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://baotintuc.vn/thi-truong-tien-te/gia-tri-dong-kip-lao-xuong-muc-thap-nhat-trong-hon-15-n
am-20211118202030932.htm
https://congnghiepmoitruong.vn/den-het-nam-2019-no-nuoc-ngoai-du-kien-con-28-trieu-ti-dong-
3747.html
https://vietnambiz.vn/viet-nam-no-nuoc-ngoai-139-ty-usd-cao-hay-thap-so-voi-nuoc-khac-20231
12114825638.htm
https://tuoitre.vn/lao-doi-mat-nguy-co-vo-no-20200903111828144.htm
https://bnews.vn/no-cong-cua-lao-len-toi-13-9-ty-usd/207611.html
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/lao-doi-mat-nguy-co-vo-no-xep-hang-tin-dung-xuong-muc-
rac-74703.htm
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/136647/1/KY_20211101002051.pdf
https://vneconomy.vn/chinh-sach-tien-te-cua-viet-nam-truoc-bien-so-kinh-te-toan-cau.htm
https://english.news.cn/20220608/c7933d0b66e14b1abcf5d225c8f747fa/c.html
https://www.amro-asia.org/lao-pdr-fiscal-consolidation-and-structural-reforms-to-ensure-econom
ic-stability-and-recovery/
https://bnews.vn/ngan-hang-nha-nuoc-lao-no-luc-on-dinh-ty-gia-hoi-doai/281651.html
https://www.ceicdata.com/en/vietnam/balance-of-payments-current-account
https://www.ceicdata.com/en/laos/exchange-rates-and-real-effective-exchange-rates/la-official-ex
change-rate-average-per-usd
https://www.ceicdata.com/en/vietnam/exchange-rates-and-real-effective-exchange-rates/vn-offici
al-exchange-rate-average-per-usd
https://www.ceicdata.com/en/indicator/laos/external-debt--of-nominal-gdp
https://www.ceicdata.com/en/indicator/vietnam/external-debt--of-nominal-gdp
http://vietlao.vietnam.vn/kham-pha-viet-lao/lao-se-co-69-dan-so-o-do-tuoi-lao-dong-tron
g-nam-2030.
https://nhandan.vn/976-tong-so-luc-luong-lao-dong-cua-lao-co-viec-lam-post730534.htm
l.
https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/nang-suat-lao-dong-viet-nam-van-thuoc-nhom-th
ap-nhat-khu-vuc-20230210104138622.htm.
https://thanhnien.vn/2022-nhin-lai-gdp-cao-ky-luc-va-diem-sang-kinh-te-viet-nam-1851537768.
htm
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chi-tieu-ngan-sach-nha-nuoc-cua-viet-nam-thoi-ki-2005-20
20-va-nhung-van-de-dat-ra-81466.htm
https://www.qdnd.vn/quoc-te/tin-tuc/xuat-nhap-khau-hang-hoa-cua-lao-con-gap-nhieu-kho-khan-
656209
https://vantage-logistics.com.vn/tinh-hinh-xuat-khau-nhap-khau-viet-nam-2022-bv215.htm
https://tradingeconomics.com/laos/gdp-growth-annual
https://thanhnien.vn/2022-nhin-lai-gdp-cao-ky-luc-va-diem-sang-kinh-te-viet-nam-18515
37768.htm
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chi-tieu-ngan-sach-nha-nuoc-cua-viet-nam-thoi-ki-2
005-2020-va-nhung-van-de-dat-ra-81466.htm
https://www.qdnd.vn/quoc-te/tin-tuc/xuat-nhap-khau-hang-hoa-cua-lao-con-gap-nhieu-kh
o-khan-656209
https://vantage-logistics.com.vn/tinh-hinh-xuat-khau-nhap-khau-viet-nam-2022-bv215.ht
m
https://tradingeconomics.com/laos/gdp-growth-annual
:https://solieukinhte.com/ty-le-lam-phat-lao/
https://solieukinhte.com/ty-le-that-nghiep-viet-nam/
https://solieukinhte.com/ty-le-lam-phat-viet-nam/
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?dDocName=MOFU
CM236554&_afrLoop=5096811590423116&_afrWindowMode=2&Adf-Window-Id=f7im7
rho7&_afrFS=16&_afrMT=screen&_afrMFW=1536&_afrMFH=714&_afrMFDW=1536&_
afrMFDH=864&_afrMFC=8&_afrMFCI=0&_afrMFM=0&_afrMFR=120&_afrMFG=0&_afr
MFS=0&_afrMFO=0
https://tapchinganhang.gov.vn/thang-du-can-can-thanh-toan-quoc-te-cua-viet-nam-va-mot-so
khuyen-nghi.htm
https://tapchinganhang.gov.vn/thang-du-can-can-thanh-toan-quoc-te-cua-viet-nam-va-mot-so-kh
uyen-nghi.htm
https://tapchinganhang.gov.vn/thi-truong-tien-te-tin-dung-viet-nam-nam-2018-trien-vong-va-thac
h-thuc-nam-2019.htm
https://tapchitaichinh.vn/so-lieu-thi-truong-tien-te-nam-2019.html
https://mbs.com.vn/media/3g2jkut4/b-c3-a1o-c-c3-a1o-chuy-c3-aan-c4-91-e1-bb-81-t-e1-bb-b7-
gi-c3-a1-vnd-usd-2020-final.pdf
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/ty-gia-vndusd-se-duy-tri-on-dinh-den-cuoi-nam-2022-108880-
108880.html
https://vtv.vn/kinh-te/dong-kip-lao-xuong-muc-thap-nhat-trong-hon-15-nam-2021111906533759
3.htm
https://tapchilaoviet.org/tin-ngay/ttinh-hinh-tai-chinh-ngan-hang-tai-lao-4-thang-dau-nam-2019-
8215.html
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName
=MOFUCM179871
https://ckns.mof.gov.vn/Lists/News/DispForm.aspx?ID=25&InitialTabId=Rib
bon.Read
https://ckns.mof.gov.vn/Lists/News/DispForm.aspx?ID=33&InitialTabId=Ribbon.
Read
https://ckns.mof.gov.vn/Lists/News/DispForm.aspx?ID=30&InitialTabId=Ribbon.Read
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=
MOFUCM211945&dID=211799
https://tapchilaoviet.org/bai-tuan-bao/2-thu-ngan-sach-nam-2018-cua-lao-khong-da
t-ke-hoach-2662.html

https://kinhtetrunguong.vn/web/guest/thong-tin-quoc-te/kinh-te-lao-nam-2021
-du-kien-tang-truong-3-.html
https://www.ceicdata.com/en/vietnam/state-government-budget-estimate/state-gove
rnment-budget-ytd-expenditure-excl-principal-payment
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/01/vuot-qua-kho-khan-x
uat-nhap-khau-nam-2021-ve-dich-ngoan-muc/
https://www.qdnd.vn/quoc-te/tin-tuc/nam-2021-chinh-phu-lao-dat-muc-tieu-tang-tr
uong-kinh-te-dat-muc-binh-quan-4-nam-651146
https://nhandan.vn/chinh-phu-lao-tang-truong-kinh-te-nam-2022-cua-lao-se-dat-44
-post721814.html
https://tapchilaoviet.org/tin-ngay/lao-thuc-day-thu-ngan-sach-quoc-gia-28135.html
https://tapchilaoviet.org/tin-bai-noi-bat/tim-hieu-thi-truong-lao-tong-quan-kinh-te-
vi-mo-cua-lao-nhung-nam-gan-day-13237.html
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=
MOFUCM179871
https://ckns.mof.gov.vn/Lists/News/DispForm.aspx?ID=30&InitialTabId=Ribbon.
Read#:~:text=Theo%20%C4%91%C3%B3%2C%20Ch%C3%ADnh%20ph%E1%
BB%A7%20%C4%91%C3%A3,trong%20ph%E1%BA%A1m%20vi%204%25G
DP.

You might also like