You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TP.

HCM
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
----------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

MÔN KINH TẾ VI MÔ
ĐỀ TÀI:
CUNG – CẦU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG THỊT
LỢN TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2019 – 2020

Nhóm thực hiện: Nhóm LITJ


Lớp: K58F
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Trần Sỹ

TP HỒ CHÍ MINH – 05/2020

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TP.HCM
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
----------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

MÔN KINH TẾ VI MÔ
ĐỀ TÀI:
CUNG – CẦU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG THỊT
LỢN TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2019 – 2020

Nhóm thực hiện: Nhóm LITJ


Lớp: K58F
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Trần Sỹ

TP HỒ CHÍ MINH – 05/2020

LỜI MỞ ĐẦU

2
Ngành chăn nuôi ở Việt Nam là một bộ phận quan trọng cấu thành của nông
nghiệp Việt Nam cũng như là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tình
hình chăn nuôi ở Việt Nam phản ánh thực trạng chăn nuôi, sử dụng, khai thác, chế biến và
tiêu thụ các sản phẩm động vật (súc vật nuôi) và tình hình thị trường liên quan tại Việt
Nam. Chăn nuôi Việt Nam có lịch sử từ lâu đời và đóng góp lớn vào cơ cấu kinh tế, xóa
đói giảm nghèo cũng như đời sống từ bao năm qua. Từ chăn nuôi, ngoài cung cấp nguồn
thực phẩm thiết yếu cho nhân dân, còn giúp tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động ở
nông thôn, làm sức kéo trong sản xuất nông nghiệp, vận tải... 
Hiện nay, theo xu thế của một nền kinh tế đang chuyển đổi, chăn nuôi Việt Nam
cũng có những bước đi mới và đạt được một số kết quả nhất định. Do đó hoạt động chăn
nuôi là lĩnh vực kinh tế rất quan trọng ở nước ta. Ngày nay, trong các sản phẩm chăn nuôi ở
nước ta, đặc biệt nhất là thịt lợn đã trở thành hàng hóa mũi nhọn cả trong tiêu dùng lẫn xuất
khẩu.
Tuy nhiên không phải lúc nào thị trường thịt lợn cũng ổn định, trải qua quá trình phát
triển lâu dài, thị trường thịt lợn trong nước đã có nhiều biến động. Đặc biệt trong năm
2019 vừa qua những biến động trong cung – cầu thịt lợn đã làm ảnh hưởng lớn đến nền
chăn nuôi cả nước cũng như đời sống người dân. Việc lợn chết lan tràn, nguồn cung thiếu
hụt vì dịch bệnh gây ra hậu quả nghiêm trọng không những khiến người chăn nuôi sản
xuất lợn bị lỗ vốn, gặp nhiều khó khăn mà còn ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân khi
thịt heo lên giá ngút trời trong khi ngày tết cận kề.
Nhận thấy tình hình nghiêm trọng của việc giá thịt lợn thay đổi ảnh hưởng đến đời
sống người dân và có mối quan tâm đặc biệt đối với vấn đề này, nên nhóm chúng em
quyết định chọn đối tượng phân tích là sự cung cầu và giá cả của thịt lợn trong thời gian
gần đây.
Do hạn chế về kinh nghiệm, bài tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi những sai
sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy. Chúng em xin chân thành
cảm ơn!

MỤC LỤC

3
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………3
MỤC LỤC…………………………………………………………………………..4
DANH MỤC MỘT SỐ TỪ ĐẶC BIỆT VÀ TỪ VIẾT TẮT………………………6
HÌNH ẢNH…………………………………………………………………………9
PHẦN 1: MỞ ĐẦU………………………………………………………………..10
1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………10
2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………………..10
3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………...10
PHẦN 2: NỘI DUNG………………………………………………………………………..11
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CUNG – CẦU………………………………………...11
1. Cầu thị trường (Demand – D) ………………………………………………….11
1.1. Khái niệm………………………………………………………………………...11

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu…………………………………………………...11

2. Cung thị trường (Supply – S) ………………………………………………………11

2.1. Khái niệm………………………………………………………………………...11

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung………………………………………………….12

3. Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến sự thay đổi cung – cầu của thịt lợn………...12
4. Trạng thái cân bằng của thị trường…………………………………………………12
4.1. Khái niệm………………………………………………………………………...12

4.2. Cơ chế thị trường…………………………………………………………………12

4.2.1. Sự thay đổi của cầu thị trường……………………………………………...13

4.2.2. Sự thay đổi của cung thị trường…………………………………………….13

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG – CẦU THỊT LỢN Ở VIỆT NAM ..14
1. Yếu tố ảnh hưởng đến cầu của thịt lợn ở Việt Nam……………………………..14
2. Yếu tố ảnh hưởng đến cung của thịt lợn ở Việt Nam……………………………16
3. Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến thị trường thịt lợn Việt Nam………………...19
III. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG…………………………………………21

4
1. Phân tích biến động thị trường thị lợn quý I và quý II năm 2019……………...21
1.1. Biến động thị trường thịt lợn quý I năm 2019……………………………………21

1.2. Biến động thị trường thịt lợn quý II năm 2019…………………………………..22

2. Phân tích biến động thị trường thịt lợn quý III và quý IV năm 2019…………..23
2.1. Biến động thị trường thịt lợn quý III năm 2019………………………………...23

2.2. Biến động thị trường thịt lợn quý IV năm 2019………………………………..26

3. Phân tích biến động thị trường tháng 1 và tháng 2 năm 2020………………….28
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT…………………………………………………………...30
1. Kết luận……………………………………………………………………………...30
2. Đề xuất và giải pháp………………………………………………………………..31
2.1. Đối với chính phủ, nhà
nước……………………………………………………..31
2.2. Đối với người chăn nuôi, nhà phân phối, cung
ứng……………………………...33
2.3. Đối với doanh
nghiệp…………………………………………………………….33

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………..34


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM……………………………………………………..35

5
DANH MỤC MỘT SỐ TỪ ĐẶC BIỆT VÀ TỪ VIẾT TẮT
PHẦN 2
(1) giá kỳ vọng: Giá trị mong đợi (hoặc kỳ vọng toán học), hoặc trung bình (mean) của
một biến ngẫu nhiên là trung bình có trọng số của tất cả các giá trị cụ thể của biến đó, hay
là được tính bằng tổng các tích giữa xác suất xảy ra của mỗi giá trị có thể của biến với giá
trị đó.

Phần 3
(2) Bộ NN-PTNT (viết tắt) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát
triển nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện
đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc
phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

(3) Bộ Tài chính: Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước,
thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, các quỹ tài chính
nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ tài chính (gọi
chung là lĩnh vực tài chính - ngân sách), hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả
trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực tài chính - ngân
sách, hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần
vốn của nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

(4) giãn cách xã hội: Cách ly xã hội (còn được gọi là giãn cách xã hội), hay cách ly vật
lý, là một tập hợp các hành động kiểm soát nhiễm trùng phi dược phẩm nhằm ngăn chặn
hoặc làm chậm sự lây lan của một bệnh truyền nhiễm. Mục tiêu của sự cách ly xã hội là
giảm khả năng tiếp xúc giữa những người bị nhiễm trùng và những người khác không bị
nhiễm bệnh, để giảm thiểu lây truyền bệnh, nhiễm bệnh và cuối cùng là tử vong. Nó bao
6
gồm việc giữ khoảng cách ít nhất hai mét giữa người với người và tránh tụ tập đông người
thành những nhóm lớn.

(5) ILRI (viết tắt) - International Livestock Research Institute: Viện Nghiên cứu Chăn
nuôi Quốc tế 

(6) đô thị hóa: Là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay
diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vũng hay khu vực. Nó cũng có thể
tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian.

PHẦN 4
(7) giá heo hơi: Giá heo hơi khác với giá thịt heo mà người dùng mua ở chợ thực phẩm
hay siêu thị hàng ngày. Giá heo hơi là giá heo xuất chuồng mà nông dân, người chăn nuôi
heo hay các trang trại heo bán cho các thương lái, hoặc các công ty chế biến thực phẩm,
kinh doanh thịt heo.

(8) giá trần: Mức giá tối đa mà Chính phủ áp đặt lên một sản phẩm.. Khi giá trần được áp
đặt bởi chính phủ cao hơn mức giá cân bằng thị trường, giá trần không có tác động đến
nền kinh tế. Nó không hạn chế nguồn cung cấp cũng không khuyến khích nhu cầu.

(9) Dịch tả lợn châu phi (ASF): Đây là một loại bệnh gây ra bởi một loại vi rút có ADN
phức hợp của dòng vi rút họ Asfarviridae có tỷ lệ chết lên đến 100% trong tất cả các trại
heo.Tháng 02/2019, bệnh xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam và nhanh chóng lan rộng
khắp cả nước.Thời gian ủ bệnh của bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi thường khoảng 5-15 ngày
với những dấu hiệu chết xảy ra từ 6-13 ngày tính từ ngày khởi đầu của bệnh.Những triệu
chứng của bệnh gồm sốt cao, xuất huyết da và cơ quan nội tạng. Những triệu chứng lâm
sàng khác có thể bao gồm chán ăn, ủ rũ, đỏ ở da tai, bụng, các chân, dấu hiệu bệnh hô hấp
(kiệt sức), ói, chảy máu mũi, trực tràng, và một số dấu hiệu tiêu chảy. Sảy thai có thể xuất
hiện trong thời kỳ đầu khi dịch bệnh nổ ra. Những thể vi rút độc lực trung bình có thể sinh

7
ra triệu chứng ít mãnh liệt hơn nhưng tỷ lệ chết vẫn cao từ 30-70%. Những triệu chứng
của bệnh mạn tính bao gồm giảm trọng lượng, sốt thất thường, dấu hiệu bệnh hô hấp,
viêm da viêm khớp mãn tính.

(10) Bệnh cúm gia cầm: Là một loại bệnh do virus được tìm thấy ở các loài thủy cầm
hoang và gia cầm nuôi trong trang trại, bệnh cúm ở gia cầm có thể không gây bệnh hoặc
có triệu chứng nhẹ, nhưng đôi khi có thể khiến cho gia cầm bị chết.

(11) vắc-xin vô hoạt: Là vắc-xin bao gồm các hạt vi-rút, vi khuẩn hoặc mầm bệnh khác
đã được nuôi cấy và sau đó mất khả năng tạo ra bệnh. Ngược lại, vắc-xin sống sử dụng
mầm bệnh vẫn còn sống (nhưng hầu như luôn luôn bị suy giảm, nghĩa là suy yếu).

Phần 5
(12) bình ổn giá: Việc Nhà nước áp dụng biện pháp thích hợp về điều hòa cung cầu, tài
chính, tiền tệ và biện pháp kinh tế, hành chính cần thiết khác để tác động vào sự hình
thành và vận động của giá, không để giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá
thấp bất hợp lý.
Căn cứ pháp lý: Điều 4 Luật giá 2012

(13) Covid-19: Bệnh do vi-rút corona (COVID-19) là bệnh truyền nhiễm do một chủng
vi-rút mới gây ra. Vi-rút này gây ra bệnh lý về hô hấp (giống như cảm cúm) với các triệu
chứng như ho, sốt và những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị khó thở. 
Bệnh do vi-rút corona lây truyền chủ yếu qua việc tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh khi
họ ho hoặc hắt hơi. Bệnh này cũng lây truyền khi một người chạm tay vào một bề mặt
hoặc đồ vật có chứa vi-rút, sau đó chạm tay lên mắt, mũi hoặc miệng của mình.

8
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NGÀNH CHĂN NUÔI, SẢN XUẤT LỢN
NƯỚC TA

9
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Đối tượng ngiên cứu:
Nằm trong bộ môn nghiên cứu kinh tế học vi mô, với đề tài nguyên cứu là cung
cầu và biến động thị trường thịt lợn trong thời gian gần đây. Qua những kiến thức tìm
hiểu được, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về các yếu tố tác nhân gây ảnh hưởng đến cung
cầu và quan trọng hơn là giúp cho sinh viên có cái nhìn thực tế hơn để có thể áp dụng
môn kinh tế vi mô vào những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày cũng như vào công việc
nghiên cứu kinh tế sau này.

2. Mục tiêu nghiên cứu:


Tìm hiểu và phân tích cung cầu, các biến động cảu thị trường thịt lợn qua các năm
dựa trên lý thuyết kinh tế vi mô. Đưa ra kết luận và các đề suất các biện pháp trợ cấp của
nhà nước can thiệp vào thị trường giúp ổn định thị trường nhằm giải quyết vấn đề khó
khăn của người dân.

3. Phương pháp nghiên cứu:


Phương pháp phân tích kết hợp giữa trừu tượng hóa và cụ thể hóa, liên kết cơ sở lý
thuyết và vận dụng thực tiễn với nhau từ đó đề xuất các giải pháp mang tính hiệu quả có
thể áp dụng được.
Trao đổi tìm kiếm thông tin qua sách vở, báo đài, các phương tiện truyền thông
khác,..
Nội dung nghiên cứu được chia nhỏ cho các thành viên trong nhóm và sau đó được
tổng hợp lại,...

10
PHẦN 2. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CUNG – CẦU:
1. Cầu thị trường (Demand – D)
1.1. Khái niệm
Cầu của một hàng hóa, dịch vụ là số lượng của hàng hóa, dịch vụ đó mà những
người tiêu dùng sẵn lòng mua tương ứng với các mức giá khác nhau trong một khoảng
thời gian xác định.
Hàm số cầu: QD = f(P) (Nếu là hàm tuyến tính: QD = aP + b (a<0))
Lượng cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn
sàng mua ở một mức giá xác định trong một thời điểm nhất định.
Cầu là tập hợp của các lượng cầu.
Quy luật cầu: Khi giá của một mặt hàng, dịch vụ tăng lên (trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi) thì lượng cầu của mặt hàng đó sẽ giảm và ngược lại.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
 Giá của chính hàng hóa (PX)
 Thu nhập của người tiêu dùng (I)
 Thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng
 Giá của hàng hóa có liên quan (PY)
 Các yếu tố khác: giá kỳ vọng, thời tiết, khí hậu, quy định của chính phủ,…
2. Cung thị trường (Supply – S)
2.1. Khái niệm
Cung của một hàng hóa, dịch vụ là số lượng của hàng hóa, dịch vụ đó mà người
bán sẵn lòng bán tương ứng với các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác
định.
Hàm số cung: QS = f(P) (Nếu là hàm tuyến tính: QS = cP + d (c>0))
Lượng cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có khả
năng bán ở một mức giá xác định trong một thời điểm nhất định.
Cung là tập hợp của các lượng cung.

11
Quy luật cung: Khi giá của một mặt hàng, dịch vụ tăng lên (trong điều kiện các
yếu tố khác không đổi) thì lượng cung của mặt hàng đó sẽ tăng và ngược lại.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung
 Giá của chính hàng hóa (PX)
 Công nghệ sản xuất (T)
 Giá cả của các yếu tố đầu vào (PI)
 Các yếu tố khác: Chính sách can thiệp của chính phủ, số lượng nhà sản xuất (N),
kỳ vọng của người sản xuất (E).
3. Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến sự thay đổi cung – cầu của thịt lợn
Do ảnh hưởng của Dịch tả lợn châu Phi lây nhiễm vào Việt Nam từ đầu năm 2019,
đến cuối tháng 6 đã lan rộng, bùng phát trên phạm vi toàn quốc, số lượng lợn mắc bệnh và
tiêu hủy lớn, giá các yếu tố đầu vào (giống, ..) làm cho lượng cung thịt lợn trên thị trường
giảm mạnh. Trong khi đó, nhu cầu thịt lợn của người tiêu dùng lại tăng cao vào dịp Tết
Nguyên Đán, dẫn đến tình trạng mất cân bằng thị trường cung – cầu thịt lợn.
4. Trạng thái cân bằng của thị trường
4.1. Khái niệm
Mức giá cân bằng của thị trường (P0) là mức giá mà tại đó khi cung và cầu không
đổi, lượng cung sẽ bằng lượng cầu (Q0).
4.2. Cơ chế thị trường
Khi mức giá thực tế thấp hơn mức giá cân bằng, người tiêu dùng muốn mua nhiều
hơn còn người sản xuất sẽ bán ít hơn. Trên thị trường xuất hiện tình trạng dư cầu hàng
hóa (thiếu hụt). Do hàng hóa khan hiếm nên
S
giá của hàng hóa có xu hướng tăng lên. P
($/đơn vị)
Dư thừa
Khi mức giá thực tế cao hơn mức giá
P1
cân bằng, tại mức giá đó, người sản xuất muốn
bán nhiều hơn còn người tiêu dùng sẽ mua ít P0

hơn. Khi đó trên thị trường xuất hiện tình trạng D

QD Q0 QS Q

12
dư cung hàng hóa (dư thừa). Do hàng hóa dư thừa nên giá của hàng hóa có xu hướng
giảm xuống.
Hai quá trình này lặp lại cho đến khi mức giá thực tế bằng với mức giá cân bằng.
4.2.1. Sự thay đổi của cầu thị trường
Khi thị trường đang ở trạng thái cân P
($/đơn vị)
bằng với mức giá P0 và sản lượng Q0, nếu cầu
tăng (đường cầu D dịch chuyển sang phải P1
thành D’), lượng cung trên thị trường chưa P0
D’
kịp thay đổi, thị trường xuất hiện trạng thái
D
dư cầu (thiếu hụt) tại P0 là QDQ0.
Q0 Q1 QD Q
Khi đó, thị trường cân bằng tại điểm
mới với mức giá P1 và sản lượng Q1 (P1>P0 và Q1>Q0).
Tương tự với trường hợp cầu giảm.
4.2.2. Sự thay đổi của cung thị trường
Khi thị trường đang ở trạng thái cân P S
($/đơn vị) S’
bằng với mức giá P0 và sản lượng Q0, nếu
cung tăng (đường cung S dịch chuyển sang
phải thành S’), lượng cầu trên thị trường P0
P1
chưa kịp thay đổi, thị trường xuất hiện trạng
D
thái dư cung (dư thừa) tại P0 là QSQ0.
Q0 Q1 QS Q
Khi đó, thị trường cân bằng tại điểm
mới với mức giá P1 và sản lượng Q1 (P1<P0 và Q1>Q0).
Tương tự, ta có thể giải thích cho trường hợp cung giảm.

13
II . CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG – CẦU THỊT LỢN Ở
VIỆT NAM
1. Yếu tố ảnh hưởng đến cầu của thịt lợn ở Việt Nam
Yếu tố 1: Thu nhập người tiêu dùng
Thu nhập là yếu tố quan trọng quyết định đến cầu của thịt lợn. Thu nhập ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng.
 Tùy từng mức thu nhập, người tiêu dùng có lượng cầu không giống nhau. Người
có thu nhập cao sẽ mua thịt heo với số lượng nhiều hơn so với người có thu nhập trung
bình hay thấp.
 Khi thu nhập người tiêu dùng tăng, chất lượng cuộc sống được cải thiện, họ có
xu hướng mua những hàng hóa với chất lượng cao hơn và với số lượng lớn hơn. Tăng thu
nhập cho phép người tiêu dùng mua lượng thịt heo nhiều hơn, khiến cho cầu thịt heo tăng.
Ngược lại, khi thu nhập giảm, để đáp ứng đủ các nhu cầu thiết yếu, người tiêu dùng sẽ
hạn chế, giảm bớt các hàng hóa không thật sự thiết yếu, lượng thịt heo cần mua sẽ giảm,
làm cho cầu thịt heo giảm. 
 Ví dụ trong giai đoạn 2000-2017, GDP bình quân đầu người Việt Nam từ
390,09 USD tăng lên đến 2365,62 USD. Bên cạnh đó, sản lượng thịt heo cũng tăng từ 1,4
triệu tấn (năm 2000) lên đến 3,7 triệu tấn (năm 2017). Số liệu cho thấy rõ khi thu nhập
bình quân đầu người tăng, cầu về thịt heo cũng tăng.
Yếu tố 2: Thị hiếu người tiêu dùng
 Thị hiếu có ảnh hưởng đến cầu của người tiêu dùng. Thị hiếu là sở thích, sự
ưu tiên của người tiêu dùng với hàng hóa khi các nhu cầu thiết yếu hàng ngày được đáp
ứng. Nếu hàng hóa được người tiêu dùng yêu thích thì cầu của hàng hóa sẽ tăng.
 Tập quán tiêu dùng: Theo văn hóa của dân tộc Việt Nam, thịt heo được sử dụng
rất nhiều cho việc cúng giỗ, cho các món ăn truyền thống, đặc biệt vào các dịp lễ, nhất là
giai đoạn cuối năm, Tết Nguyên Đán, lượng cầu thịt heo sẽ tăng mạnh hơn nhiều so với
bình thường.

14
 Tôn giáo: Một số người theo các tôn giáo không ăn thịt heo chẳng hạn như đạo
Phật, đạo Hindu nên họ không có cầu về loại thịt này. Hay nhiều người ăn chay vào một
số ngày trong tháng, lượng thịt heo cần sẽ giảm đáng kể so với những ngày bình thường.
 Thói quen: Người tiêu dùng thường xem thịt heo như là một nguồn bổ sung dinh
dưỡng cần thiết và có thói quen mua thịt heo tươi sống với lượng đủ dùng trong ngày và
không tích trữ. Vậy nên, khi có sự tăng mạnh giá thịt heo, người tiêu dùng vẫn sẽ theo
thói quen là mua thịt heo nhưng mua với lượng thịt heo nhỏ hơn trước khi tăng giá.
 Sở thích: Những người yêu thích thịt heo hơn so với các loại thịt khác, họ sẽ
đánh giá cao hơn, chọn mua nhiều hơn các sản phẩm liên quan thịt heo, lượng cầu về thịt
heo của họ sẽ cao hơn những người không thích loại thịt này.
Yếu tố 3: Giá hàng hóa thay thế:
Các mặt hàng như thịt gà, thịt vịt, thịt bò… có thể coi là hàng hóa thay thế của thịt
heo. Khi giá thịt heo tăng cao do dịch tả lợn, người tiêu dùng chuyển qua sử dụng hàng
hóa thay thế vì giá hàng hóa thay thế ổn định, phù hợp với thu nhập và nhu cầu dinh
dưỡng hàng ngày. Ngược lại, khi giá các mặt hàng thay thế tăng, người tiêu dùng sẽ
chuyển qua sử dụng thịt heo, làm cầu thịt heo tăng.
Yếu tố 4: Số lượng người tiêu dùng
Khi số lượng người tiêu dùng tăng lên thì nhu cầu về hàng hóa cũng tăng. Dân số
Việt Nam những năm qua luôn trên đà tăng trưởng. Lượng thịt heo để đáp ứng cho thị
trường trong nước luôn không ngừng tăng, khiến cho cầu thị trường tăng.
Theo số liệu thống kê, năm 2000, Việt Nam có gần 80 triệu dân với sản lượng thịt
heo cả nước là khoảng 1,4 triệu tấn. Năm 2017, Việt Nam với 94,6 triệu dân có sản lượng
thịt heo lên đến 3,7 triệu tấn. 
Yếu tố 5: Chất lượng thịt heo
Các thông tin về các loại thịt heo không đảm bảo chất lượng, vệ sinh thực phẩm
như thịt heo hư thối, thịt heo bệnh, thịt heo bị tẩm thuốc giữ tươi, thịt heo giả… đã và
đang khiến nhiều người tiêu dùng hoài nghi, không an tâm về chất lượng sản phẩm thịt, lo
lắng những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe khi dùng những sản phẩm không đảm bảo

15
chất lượng. Người tiêu dùng hạn chế bớt việc tiêu dùng thịt heo, dẫn đến lượng cầu thịt
heo giảm.
2. Yếu tố ảnh hưởng đến cung của thịt lợn ở Việt Nam
Yếu tố 1: Giá cả của chính hàng hóa
Giai đoạn 2019 – 2020, trong bối cảnh chung của đại dịch ASF (dịch tả lợn châu
Phi) khi các nhà sản xuất đã nhận thấy được dấu hiệu về sự tăng giá của thịt lợn trong
tương lai, họ có xu hướng giảm nguồn cung hiện tại để thu được nhiều lợi nhuận hơn
trong tương lai.
Có thể lấy một ví dụ điển hình vào dịp Tết nguyên đán 2020, lúc này người tiêu
dùng cần sử dụng tương đối nhiều thịt lợn. Theo thường lệ, khi giá thịt lợn ổn định, người
chăn nuôi sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng đúng thời điểm. Nhưng khi giá
tăng cao, người chăn nuôi có xu hướng kéo dài thời gian chăn nuôi nhằm đạt được lợi
nhuận ở mức cao hơn. Do đó dẫn đến thiếu hụt nguồn cung.
Như vậy, sự tăng giá bán của thịt lợn trong giai đoạn này đã ảnh hưởng rất lớn đến
nguồn cung cho thị trường trong một thời gian dài.
Yếu tố 2: Giá các yếu tố đầu vào và chi phí sản xuất.
Giá cả cho các yếu tố đầu vào cũng như chi phí sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến
nguồn cung của một sản phẩm. Khi giá các yếu tố đầu vào thấp thì sẽ kích thích nguồn
cung tăng lên và ngược lại.
Đối với ngành chăn nuôi và sản xuất thịt lợn trong những năm 2019 – 2020, nguồn
cung giảm mạnh một phần do sự tăng lên của chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất quá cao
gây khó khăn cho người chăn nuôi trong khi việc thu lại lợi nhuận là rất khó trong bối
cảnh dịch tả lợn đang lây lan trong nước ta. Cụ thể:
 Giá heo giống tăng cao: Đại dịch ASF hoành hành ảnh hưởng đến số lượng đàn
heo trong nước, từ đó khiến giá heo giống tăng vọt (gấp 3 – 4 lần giá bình thường), gây
khó khăn cho người chăn nuôi. Trong khi đó để nâng nguồn cung thịt heo cần khuyến
khích người chăn nuôi tái đàn. Vì vậy giá heo giống là một cản trở rất lớn trong việc tăng
nguồn cung thịt heo ở nước ta trong giai đoạn này.

16
 Chi phí kiểm dịch, phòng bệnh cho chuồng trại: Khi số lượng đàn heo cung cấp
ra thị trường giảm đáng kể, những chi phí này bị đẩy lên cao, đặc biệt là trong tình hình
dịch bệnh. Việc này gây khó khăn cho người chăn nuôi cũng như e dè trong việc tái đàn
vì lo sợ dịch bệnh tái diễn dẫn đến nguồn cung hạn chế trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, giá cả của thức ăn chăn nuôi, chi phí chuồng trại, chi phí vận chuyển
hay giá của nguồn lao động trong lĩnh vực chăn nuôi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự
quyết định trong sản xuất, từ đó kéo theo sự ảnh hưởng nguồn cung thịt heo nước ta.
Yếu tố 3: Các yếu tố khác
 Số lượng nhà sản xuất
Trong giai đoạn này, ngành chăn nuôi nước ta vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của
dịch ASF cùng với đó là sự tăng cao của các yếu tố đầu vào khiến nhiều nhà sản xuất vẫn
còn hạn chế và cầm chừng trong việc tái đàn cũng như phát triển quy mô chăn nuôi.
Theo số liệu từ báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng đàn heo của cả nước tháng
12/2019 giảm 25,5% so với cùng thời điểm năm 2018; sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng
cả năm 2019 ước tính đạt 3,3 triệu tấn, giảm 13,8% so với năm 2018 (quý IV ước đạt
731.00 tấn, giảm 26,3%).
Mặt khác, quy mô chăn nuôi ở nước ta chủ yếu là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, năng
suất thấp, một số nơi điều kiện chăn nuôi còn thiếu thốn. Vì vậy khi có sự xuất hiện của
dịch bệnh, những bộ phận này không đủ điều kiện ứng phó gây thiệt hại về số lượng đàn
lợn, dẫn đến thiếu nguồn cung.
Qua đó có thể thấy rằng vai trò quyết định của nhà sản xuất đối với nguồn cung thịt
lợn.
 Công nghệ sản xuất
Mặc dù công nghệ sản xuất ở nước ta đang dần có những bước cải thiện, nhưng
nhìn chung những mô hình chăn nuôi có quy mô lớn, công nghệ hiện đại vẫn còn ít.
Trong khi đó, công nghệ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và kích thích
doanh nghiệp đầu tư sản xuất. Do đó với sự hạn chế của công nghệ sản xuất ở nước ta,
năng suất vẫn chưa đủ để tạo ra đủ nguồn cung đáp ứng cho nhu cầu của thị trường, đặc
biệt là trong tình hình dịch bệnh.
17
 Chính sách can thiệp của chính phủ
Trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh ASF gây ra, Chính phủ đã có những biện
pháp nhằm bình ổn thị trường thịt lợn. Cụ thể:
Khi nhận thấy giá thịt lợn trên thị trường thấp hơn so với mức bình thường, Chính
phủ ấn định mức giá sàn để đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và người lao động, nhằm
bình ổn thị trường
Ngược lại, khi giá thịt lợn cao sơn so với mức giá bình thường, Chính phủ ấn định
mức giá tối đa để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Từ đó giúp tái cân bằng thị trường thịt
lợn trong nước trong giai đoạn bất ổn. Cùng với đó là chính sách nhập khẩu, kích thích
chăn nuôi sản xuất, khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong
chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng; tái đàn sau dịch để đảm
bảo được nguồn cung trong nước.
Ngoài ra, Chính phủ còn có các chính sách hỗ trợ kinh phí cho hộ chăn nuôi bị ảnh
hưởng do dịch bệnh, chi phí tiêu hủy lợn, chi phí chuồng trại,… để từ đó góp phần thúc
đẩy quá trình tái đàn, giảm thiểu thiệt hại nhằm đảm bảo cân bằng thị trường trong thời
gian sớm nhất.
Mặt khác, để khắc phục tình trạng thiếu hụt, chính phủ đã đưa ra chính sách nhập
khẩu thịt lợn trong từng giai đoạn một cách hợp lí.
Theo báo cáo của Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y (Bộ NN-
PTNT), năm 2019, Việt Nam nhập khẩu hơn 67.000 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn, tăng
63% so với năm 2018. Trong đó, mặt hàng này được nhập khẩu chủ yếu từ các nước như
Đức, Ba Lan, Brazil, Canada, Hoa Kỳ.
Theo vietnamnet.vn, từ đầu năm 2020 đến hết tháng 3/2020, Việt Nam đã nhập
khẩu gần 40.000 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn các loại. Bên cạnh đó, đàn lợn trong
nước cũng đang tăng mạnh nên ngày 1/4 các doanh nghiệp phải giảm giá lợn hơi xuống
còn 70.000 đồng/kg.
Như vậy chính sách của chính phủ đã góp phần bình ổn thị trường thịt heo và đảm
bảo nguồn cung cho nước ta giai đoạn 2019 – 2020.

18
3. Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến thị trường thịt lợn Việt Nam
Yếu tố 1: Dịch bệnh Covid-19 năm 2020 ảnh hưởng đến tới cung, cầu của thịt lợn.
Dịch bệnh Covid-19 đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng là
mua thịt lợn tươi sống với lượng vừa đủ trong ngày bằng cách mua thịt lợn tích trữ trong
thời gian cách li, giãn cách xã hội theo chỉ thị số 16/CT-TTg của chính phủ. Chính vì điều
đó đã làm cho lượng cầu tăng lên đáng kể.
Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 chính là yếu tố làm lượng cung sụt giảm nghiêm
trọng. Thứ nhất, dịch bệnh Covid-19 xuất hiện đầu năm 2020 lại cộng hưởng với dịch tả
lợn châu Phi trước đó năm 2019 và khi dịch bệnh bùng phát lại cùng lúc với dịp cuối năm
và tết Nguyên đán làm cho các hộ chăn nuôi thịt heo lớn và nhỏ trì hoãn việc tái đàn của
Việt Nam  và số lượng đàn heo chăn nuôi không đáp ứng được nhu cầu của thị trường
cùng một lúc. Thứ hai , việc hạn chế đi lại do Covid-19 đang gây ra sự thiếu hụt nhân
công và gây khó khăn cho các hoạt động vận chuyển gia súc. Từ đó làm cho nguồn cung
không thể tới tay người tiêu dùng nhanh chóng và ngay lập tức đáp ứng lượng cầu tăng
nhanh vào những tháng đầu năm năm 2020. Thứ ba, các biện pháp cách li cũng dẫn đến
tình trạng khan hiếm thức ăn chăn nuôi cho đàn lợn. Thứ tư, nhiều thương lái nhận thấy
lượng cầu đang tăng nhanh nên nhân dịp đó đã xảy ra hiện tượng “găm hàng”, hạn chế
bán ra để đợi giá tăng lên. Từ đó, nguồn cung thịt lợn cho người dân cũng bị hạn chế.
Theo số liệu từ Vietnamnet, trong quý đầu tiên của năm 2020, chỉ khoảng 820-830
nghìn tấn thịt lợn được đưa ra thị trường, thấp hơn nhu cầu thực tế khoảng 100 nghìn tấn.
Yếu tố 2: Dịch tả lợn châu Phi, dịch tai xanh.
Khi các dịch bệnh xảy ra như dịch tả lợn châu Phi, dịch tai xanh, dịch tả lợn châu
Phi đã ảnh hưởng đến tâm lí của người tiêu dùng. Họ nhanh chóng thay thế thịt heo bằng
các mặt hàng thay thế như thịt gà và thịt bò nên lượng cầu giảm xuống mạnh và đường
cầu di chuyển sang bên trái.
Không chỉ ảnh hưởng tới cầu của thịt lợn của nước ta, ảnh hưởng của dịch tả lợn
Châu Phi từ đầu năm 2019 và cuối tháng sáu đã lan rộng, bùng phát trên phạm vi toàn
quốc buộc các khu chăn nuôi lợn phải tiêu hủy một số lượng lớn thịt heo và cùng với đó
là không thể tái đàn ở những khu vực dịch bùng phát. Sau tháng sáu vì Việt Nam vẫn

19
chưa được khống chế hoàn toàn và không có vaccine chống dịch từ đó đã ảnh hưởng
nghiêm trọng tới nguồn cung thịt lợn cho thị trường trong nước. Ngoài ra, dịch tả lợn
châu Phi năm 2019 khiến nhiều hộ chăn nuôi dè chừng dịch bệnh sẽ còn tái phát trở lại và
giá của con giống được đẩy lên cao khiến việc tái đàn chỉ thực hiện ở mức cầm chừng.

Tổng đàn và sản lượng thịt hơi xuất chuồng

2018 2019 Tăng/giảm (%)

Tổng đàn (con) 28.151.948 24.932.202 – 11,5

Tổng đàn nái (con) 3.974.530 2.710.156 – 31,8

Đàn cụ kỵ, ông bà (con) 120.642 109.826 – 9,6

Sản lượng thịt xuất chuồng (1.000


3.816,4 3.289,7 – 13,8
tấn)

Yếu tố 3: Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng ảnh hưởng đến cầu của thịt lợn
Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng lên của
lượng cầu ở những đô thị lớn. Mặc dù chỉ chiếm 25% tổng dân số song người tiêu dùng
tại khu vực thành thị tiêu thụ tới 50% tổng sản lượng thịt lợn sản xuất ra trên cả nước. 
Theo kết quả điều tra, người tiêu dùng ở khu vực thành thị (Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh) và một số hộ tiêu dùng khu vực nông thôn (do CAP-ILRI tiến hành năm 2007), thịt
lợn chiếm tỷ lệ lớn nhất (40%) trong tổng chi tiêu của hộ cho các sản phẩm thịt, tiếp sau
đó là cá, thịt gia cầm và thịt bò. Tại khu vực thành thị, mức chi tiêu cho thịt lợn khá tương

20
đồng giữa các nhóm thu nhập khác nhau. Tại khu vực nông thôn, mức chi tiêu cho thịt lợn
trong tổng chi tiêu của hộ có phần cao hơn đối với các hộ tiêu dùng có thu nhập cao.
Yếu tố 4: Thị trường xuất khẩu thịt lợn
Trung Quốc- thị trường nhập khẩu thị lợn lớn nhất của nước ta- thường xuyên nâng
cao các tiêu chuẩn nhập khẩu. Đặc biệt vào năm 2016, thị trường Trung Quốc ngừng nhập
khẩu thịt heo từ nước ta làm cho lượng cung của mặt hàng thịt lợn rơi vào đợt khủng
hoảng thừa khi không thể xuất khẩu thịt heo.
Tuy nhiên năm 2019, khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát, Trung Quốc bị thiếu
nguồn cung thịt lợn trầm trọng nên khiến giá thịt lợn của Trung Quốc tăng quá cao trên
120.000 đồng/kg, nên dẫn đến hiện tượng thẩm lậu lợn thịt và sản phẩm thịt lợn qua biên
giới khi Việt Nam cũng là nạn nhân của bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Điều này khiến cho
lượng cung thịt heo của Việt Nam năm 2019 đã thấp nay còn bị suy giảm.
III. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
1. Phân tích biến động thị trường thịt lợn quý I và quý II năm 2019
1.1. Biến động thị trường thịt lợn quý I năm 2019
 Sự thay đổi trạng thái cân bằng thị trường
Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê cho hay đàn heo cả nước trong tháng 3 tăng 2,5% so
với cùng kỳ năm ngoái; sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng quý I đạt 1,01 triệu tấn, tăng
3,2%. Điều này dẫn đến cung thị trường tăng, đường cung dịch chuyển qua bên phải.
Xét trong quý I/2019, giá heo hơi tăng nhẹ trong tháng 1, ổn định trong tháng 2 và giảm
mạnh trong tháng 3. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động của giá heo hơi trong giai đoạn
này là sự bùng phát của dịch tả heo châu Phi (ASF).
Theo Rabobank, nhu cầu thịt heo
trong năm nay của Việt Nam dự báo tăng 2%
lên 2,8 triệu tấn, với tiêu thụ trên đầu người
tăng lên khoảng 46 kg. Vậy cầu thị trường
tăng, đường cầu dịch chuyển nhẹ sang trái,
lên trên. 

21
Cả cung và cầu đều tăng nhưng cung tăng mạnh hơn cầu nên sản lượng cân bằng
giảm và giá cân bằng thị trường tăng lên, từ 44 000 đồng/kg lên 48 000 đồng/kg.
 Giải pháp của chính phủ
Tại Hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch
ASF, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã đề xuất hỗ trợ 80% giá
thị trường đối với heo con, heo thịt và tăng gấp 1,5 – 1,8 lần đối với heo nái và heo đực
giống buộc phải tiêu hủy. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng siết kiểm soát nguyên liệu thức
ăn chăn nuôi trong nước. Bộ NN&PTNT cũng đề xuất. Theo Bộ NN&PTNT, sản phẩm
thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn đề xuất tại Thông tư này phải đáp ứng
các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và được công bố tiêu chuẩn áp
dụng trước khi lưu thông trên thị trường. Cơ sở trong nước sản xuất sản phẩm thức ăn
chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn với mục đích thương mại phải đáp ứng các
quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện sản xuất quy định về quản lý thức
ăn chăn nuôi, thủy sản và về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
1.2. Biến động thị trường thịt lợn quý II năm 2019
 Sự thay đổi trạng thái cân bằng thị trường
Tổng đàn lợn của cả nước tháng 6 giảm 10,3% so với cùng kỳ năm trước; sản
lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng đạt 1,8 triệu tấn, giảm 4,7% (quý II đạt 796.800
tấn, giảm 12,4%). Như vậy lượng cung giảm mạnh, đường cung dịch chuyển qua bên
phải, xuống dưới.
Bộ NN&PTNT nhận định giá heo phục
hồi trong tháng vì heo trong dân, nhất là các hộ
chăn nuôi nhỏ lẻ không còn nhiều dưới ảnh
hưởng của dịch ASF, nên xảy ra tình trạng khan
hiếm heo bán.
Lượng cầu hầu như không đổi trong suốt
quá trình diễn biến của dịch ASF, vì có nhập
khẩu heo ở nước ngoài để đảm bảo nguồn cầu trong nước nên đường cầu vẫn giữ nguyên.

22
Lượng cầu không đổi nhưng lượng cung giảm nên sản lượng cân bằng tăng, đồng thời giá
cân bằng thị trường giảm. Từ 44000 đồng/kg còn 38000 đồng/kg 
 Giải pháp của chính phủ
Chính phủ đề nghị các địa phương đề nghị nên có thêm nhiều đơn vị có chức năng
xét nghiệm, vì việc xét nghiệm dịch ASF hiện cho kết quả chậm và bị quá tải khi dịch lan
nhanh. Ngoài ra, tỉnh nên sớm có văn bản hướng dẫn về quy định, quy trình cân, đo lượng
heo bị tiêu hủy theo quy định mới của Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn; quản lý
chặt chẽ hơn các trại heo giống cung cấp tinh heo vì nhiều trường hợp lây dịch từ trại
cung cấp tinh heo có dịch chưa được kiểm soát tốt. Đồng thời có quy định kỹ hơn về tiêu
chuẩn vận chuyển, không để phân heo, dịch từ heo trên xe chảy ra ngoài môi trường nhằm
hạn chế nguy cơ lây lan… Các địa phương phải chỉ đạo, tập trung phòng chống dịch như
thực hiện dọn vệ sinh, sát trùng tiêu độc chuồng trại, khu vực xung quanh, đường đi; ngăn
chặn, cách ly mọi nguồn lây lan từ chuột, ruồi và các vật nuôi khác. Tăng cường xử lý,
diệt virus dịch tồn tại trong nước, hạn chế nguồn lây lan lớn qua sông suối; trên cạn, tăng
cường các trạm kiểm soát và kiểm soát lưu động việc vận chuyển, tiêu thụ heo; mỗi ấp, xã
đều tổ chức 1 tổ phản ứng nhanh trong công tác dập dịch, tiêu hủy heo. Bên cạnh đó, các
địa phương cần tiếp tục vận động người chăn nuôi giảm đàn qua việc khuyến khích xuất
heo đủ tuổi tiêu thụ; không nên nhân giống, tái đàn, tăng đàn trong giai đoạn hiện nay.
2. Phân tích biến động thị trường thịt lợn quý III và quý IV năm 2019
2.1. Biến động thị trường thịt heo quý III năm 2019
 Sự thay đổi trạng thái cân bằng thị trường
*Tháng 7/2019, tình hình dịch tả lợn châu Phi (dịch ASF) tại Việt Nam tiếp tục
diễn biến tiếp tục phức tạp trên các địa phương trên cả nước, đặc biệt là khu vực phía nam
virus bắt đầu lây lan rộng khắp.
Cụ thể, vào tháng 7 giá thịt heo hơi tại miền Bắc bắt đầu tăng lên. Nguyên nhân
giải thích rằng miền Bắc đã phải chịu ảnh hưởng của dịch ASF đầu tiên khiến cho nguồn
cung thịt heo thị trường giảm mạnh vì vậy nên đường cung dịch chuyển lên trên.

23
Vì cung giảm làm sản lượng cân bằng tăng lên, giá cân bằng cũng tăng lên. Tại
miền Bắc so với cùng kỳ tháng 6, giá thịt heo dao động
từ 36 000 - 37 000 đồng/kg tăng lên 38 000 - 45 000
đồng/kg với mức giá phổ biến là 40 000 - 42 000
đồng/kg.
Đối với miền Trung và miền Nam, giá thịt heo lại
có xu hướng giảm. Nguyên do dịch bệnh ASF ở miền
Trung và Nam chưa ảnh hưởng nặng nên nguồn cung
giảm ít so với miền Bắc, đường cung không dịch chuyển
nhiều. Tuy nhiên với tâm lý e ngại về độ an toàn của thịt heo nên nhu cầu thị trường giảm
xuống nhiều khiến cho đường cầu dịch chuyển xuống dưới nhiều.
Vì đường cung giảm ít hơn đường cầu nên tại miền
Trung và miền Nam, giá của thịt heo lại có xu hướng
giảm xuống. Tại miền Trung và miền Nam so với cùng
kỳ tháng 6, giá thịt heo dao động khoảng 34 000 - 35 000
đồng/kg giảm xuống 30 000 - 34 000 đồng/kg. 

 Giải pháp của chính phủ


Với sự thiếu hụt của thịt heo trên thị trường, chính phủ đã nhanh chóng đưa ra các
chính sách để ứng phó với dịch ASF nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung và độ an toàn đối
với thị trường thịt heo ở Việt Nam. Đồng thời, chính phủ đưa ra bốn giải pháp sau để bình
ổn giá và nguồn cung trên thị trường bao gồm kích cầu tiêu dùng thịt heo, tăng cường dự
trữ thịt heo, đôn đốc doanh nghiệp xây dựng phương án nhập khẩu và tăng nguồn cung
các mặt hàng thay thế khác. Như vậy, đường cung và đường cầu sẽ trở lại trạng thái ổn
định như ban đầu.

24
 Sự thay đổi trạng thái cân bằng thị trường
*Tháng 8/2019, Về tình hình dịch ASF tại Việt Nam, nhiều địa phương đang dần
kiểm soát được bệnh dịch, số lượng heo tiêu hủy trong tháng giảm so với tháng trước. Cụ
thể, theo Tổng cục thống kê cho biết số lượng heo bị
tiêu hủy trong tháng 7 là 883.700 con, trong tháng 8
(tính đến ngày 20/8) là 492 500 con, giảm 44,3%. Tuy
dịch bệnh đã được kiểm soát, nhiều hộ chăn nuôi vẫn
chưa dám tái đàn vi lo ngại tiềm ẩn rủi ro nhiễm bệnh
trở lại. Đồng thời tại Trung Quốc, giá heo hơi tăng rất
cao (vượt 100 000 đồng/kg) nên nhiều thương lái đã
gom heo trong dân và bán sang thị trường lớn nhất thế
giới mặc nguồn cung trong nước đang thiếu.
Vì vậy, nguồn cung trở nên khan hiếm, đường cung dịch chuyển mạnh lên trên.
Giá thịt heo tăng vọt trên cả nước với mức tăng trung bình vào khoảng 6 000 – 8 000
đồng/kg.
*Tháng 9/2019, dịch bệnh ASF đã dần được đưa
vào kiểm soát, nhiều hộ nông dân đã bắt đầu tái đàn. Giá
thịt heo ở các miền có xu hướng ổn định và giảm xuống.
Nguyên nhân giải thích khi dịch ASF ổn định,
nguồn cung tuy vẫn còn thiếu hụt nhưng không tiếp tục
giảm trầm trọng nữa, đường cung không dịch chuyển. Tuy
vậy, tâm lý người tiêu dùng vẫn chưa hoàn toàn an tâm nên đường cầu có xu hướng dịch
chuyển xuống dưới. Vì vậy, so với cùng kỳ tháng 8 giá thị trường thịt heo dần được ổn
định và có xu hướng giảm xuống, dao động trong khoảng 35 000 - 40 000 đồng/kg đối
với miền Trung và miền Nam, vào khoảng 46 000 - 48 000 đồng/kg.
 Giải pháp của chính phủ
Bộ NN & PTNT đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp phòng chống và xử lý dịch
bệnh ASF. Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết đã nghiên cứu và đã có vacxin dịch
ASF vô hoạt, kết quả công cường độc virus dịch ASF cho thấy, vacxin có hiệu quả bảo hộ

25
cao đối với đàn heo được tiêm phòng. Đây là dấu hiệu có thể kiểm soát được dịch bệnh
ASF, ổn định nguồn cung và tâm lý thị trường.
Vẫn tiếp tục duy trì ổn định nguồn cung bằng cách đề nghị các doanh nghiệp dự
trữ thịt heo, kích cầu các mặt hàng thay thế khác như thịt gia cầm, rau củ quả... Đồng thời,
chủ động nhập khẩu nguồn thịt heo từ các nước khác để không rơi vào tình trạng thiếu hụt
nghiêm trọng. Từ đó đường cung dần đi vào ổn định, đường cầu cũng ổn định với xu
hướng đi xuống.
2.2. Biến động thị trường thịt lợn quý IV năm 2019
 Sự thay đổi trạng thái cân bằng thị trường
*Tháng 10/2019, dịch ASF đã được đưa vào kiểm soát, tuy nhiên ở một số tỉnh
thành ASF tái nhiễm trở lại nên nguồn cung mặt hàng thịt giảm mạnh. Trong khi, nhu cầu
đối với các mặt hàng thực phẩm, nguyên vật liệu vào khoảng cuối năm tăng nên thị
trường khá sôi động. Ngoài ra, Trung Quốc nhập khẩu thịt lợn với giá cao cũng gây sức
ép cho thị trường trong nước. Vì vậy, đường cung dịch
chuyển lên trên và đường cầu dịch chuyển lên trên
khiến cho giá thị trường thịt heo tăng mạnh.
Giá thịt heo thị trường tăng vọt so với tháng
trước, khu vực phái bắc Việt Nam đã trở lại mức giá
trên 60 000 đồng/kg. Giá heo tại nhiều tỉnh, thành tăng
từ 8 000 – 14 000 đồng/kg lên phổ biến trong khoảng 50
000 – 63 000 đồng/kg, tuy nhiên đà tăng giá thịt heo của khu vực đã chững lại trong nửa
tháng còn lại.
*Tháng 11/2019, về tình hình dịch ASF, Tổng
cục Thống kê cho hay mặc dù bệnh dịch tại nhiều địa
phương đã được kiểm soát, một số địa phương đã công
bố hết dịch nhưng việc tái đàn diễn ra chậm do tâm lí
của người sản xuất còn e ngại nguy cơ tái phát dịch
bệnh. Vì vậy, nguồn cung trong tháng 11 vẫn chưa
tăng, đường cung dịch chuyển lên trên. Do đó trong

26
tháng 11, giá heo hơi tiếp đà tăng mạnh của tháng 10, với khu vực phía bắc liên tiếp tăng
có nơi lên tới 76 000 - 77 000 đồng/kg, nhiều tỉnh thành tăng từ 12 000 – 16 000 đồng/kg
lên phổ biến trong khoảng 66 000 – 76 000 đồng/kg.
*Tháng 12/2019, trong tháng 12, giá heo hơi
tiếp đà tăng mạnh, với khu vực phía bắc liên tiếp tăng
có nơi lên tới 97 000 đồng/kg. So với cuối tháng 11,
giá heo tại nhiều tỉnh, thành tăng lên 16 000 – 20 000
đồng/kg phổ biến trong khoảng 84 000 – 92 000
đồng/kg. Tuy nhiên, đà tăng của khu vực đã chững lại
vào cuối tháng rồi đi ngang. Giá heo hơi trên cả nước
trung bình đã tăng hơn 90% trong giai đoạn này. Giá
heo hơi tăng vọt vì nguồn cung thấp, nhu cầu bị đẩy lên cao khi thị trường chuẩn bị bước
vào dịp cuối năm và trước Tết Nguyên đán. Đường cầu và đường cung dịch chuyển lên
trên khiến cho giá cân thịt heo tăng cao trong tháng 12.
 Giải pháp của chính phủ
Chính phủ đưa doanh nghiệp hướng đến phân phối thịt trực tiếp từ trang trại đến
người tiêu dùng, hạn chế qua trung gian thương lái khiến giá thịt bị đẩy lên cao. Chính
phủ đã mở nhiều cửa hàng bán trực tiếp thịt heo, phối hợp với các thương nhân để đưa
thẳng thịt từ trang trại đến tay người tiêu dùng.
Thực hiện giải pháp tăng trọng lượng heo để bù
vào nguồn cung heo bị giảm. Trung bình trọng lượng
mỗi con heo mà doanh nghiệp bán ra thị trường đạt
mức từ 110 - 130 kg/con. Đồng thời, chính phủ đã kết
hợp với các doanh nghiệp tái cơ cấu của ngành chăn
nuôi heo để cung cấp cho thị trường. Phát triển các
ngành chăn nuôi khác phù hợp với điều kiện như gia
cầm hay trâu bò để thay thế thịt heo trên thị trường.

27
Với tình hình giá cả thịt heo hơi hiện nay, chính phủ đã áp dụng chính sách giá trần
(mức giá tối đa) với giá heo hơi của chính phủ đưa ra luôn thấp hơn thị trường 8000 –
10000 đồng/kg để bảo vệ người tiêu dùng.
Tuy nhiên khi áp dụng giá trần, lượng cầu lớn hơn lượng cung sẽ gây ra sự thiếu
hụt lớn trong thị trường thịt heo. Vì vậy chính phủ đã tích cực bổ sung nguồn cung và
khuyến khích các nguồn hàng thay thế để giảm sức ép lên nguồn cung thịt heo bằng các
biện pháp trên.
3. Phân tích biến động thị trường tháng 1 và tháng 2 năm 2020
*Tháng 1/2020: 
 Sự thay đổi trạng thái cân bằng thị trường:
Trong tháng 1/2020, sản lượng cân bằng và giá cân bằng của thịt heo có sự biến
động.
Cụ thể, theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 1, mặc dù tình
hình dịch ASF đã được nhiều địa phương đã công bố hết dịch hoặc kiểm soát được, tổng
đàn heo của cả nước trong tháng vẫn giảm nhẹ. Vì thế, cung thị trường giảm, đường cung
dịch chuyển nhẹ sang bên trái.
Dịch bệnh Covid-19 đã làm thay đổi
thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng là
mua thịt lợn tươi sống với lượng vừa đủ trong
ngày bằng cách mua thịt lợn tích trữ trong
thời gian cách ly, giãn cách xã hội theo chỉ thị
số 16/CT-TTg của chính phủ. Chính vì điều
đó đã làm cho lượng cầu tăng lên đáng kể.
Cầu thị trường tăng, đường cầu dịch chuyển
bên phải.
Vì cung giảm ít hơn cầu tăng nên sản lượng cân bằng tăng, giá cân bằng tăng cao.

28
 Chính sách giá của chính phủ:
Có thể thấy, ở giai đoạn tháng 1/2020, vì nhận thấy giá của thịt heo hơi cao hơn
mức bình thường, chính phủ đã ấn định giá trần (mức tối đa) thấp hơn giá cân bằng nhằm
bình ổn lại giá cả, bảo vệ người tiêu dùng. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trần của heo hơi chỉ được giữ mức 80.000đ.
Trong một tuần, giá heo hơi đã giảm khoảng 10.000 đồng/kg xuống phổ biến ở
80.000 – 84.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, khi áp đặt giá trần thấp hơn giá
cân bằng thị trường, những nhà cung cấp không
thể tăng giá để đáp ứng nhu cầu thị trường vì phải
đáp ứng mức giá tối đa được quy định bởi giá trần
của chính phủ. Thêm nữa, giá bán thấp hơn giá
cân bằng sẽ gây nên trạng thái thiếu hụt bởi sản
lượng cầu sẽ lớn hơn cung (Qd > Qs) (như hình minh họa). 
*Tháng 2/2020
 Sự thay đổi trạng thái cân bằng thị trường:
Trong nửa tháng đầu tháng 2/2020, sản lượng cân bằng và giá cân bằng của thị
trường không có nhiều thay đổi.
Cụ thể, tình hình dịch ASF trong nước cơ bản được kiểm soát tốt, số lượng ổ dịch
và heo mắc bệnh đã giảm mạnh. 

Trong tình dịch đang diễn biến phức tạp, chính phủ đã có những biện pháp mạnh
tay, yêu cầu người dân không được tích trữ hàng hóa. Vì người dân đã chấp hành nghiêm
túc nên đường cầu không có nhiều biến động.
 Chính sách giá của chính phủ:
Vào cuối tháng 2, giá thịt heo bắt đầu xuống dốc mạnh, nhiều nơi giảm xuống dưới
75.000 đồng/kg.

29
Giá bắt đầu giảm mạnh khi Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường yêu
cầu doanh nghiệp chăn nuôi hạ giá xuống mức 75.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, khi áp đặt giá trần thấp
hơn giá cân bằng thị trường, những nhà
cung cấp không thể tăng giá để đáp ứng
nhu cầu thị trường vì phải đáp ứng mức giá
tối đa được quy định bởi giá trần của chính
phủ. Thêm nữa, giá bán thấp hơn giá cân
bằng sẽ gây nên trạng thái thiếu hụt bởi sản
lượng cầu sẽ lớn hơn cung (Qd > Qs) (như
hình minh họa). 

“Để đảm bảo thị trường bền vững, tôi khuyến nghị doanh nghiệp giảm giá ngay lập
tức”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết tại Hội nghị triển khai các giải pháp phòng
chống bệnh cúm gia cầm và các bệnh trên đàn gia súc. Theo Bộ trưởng, giá heo hơi ở
75.000 đồng/kg là hợp lý. Nếu doanh nghiệp không chịu giảm giá thì đã có luật, Bộ sẽ rà
soát những ưu đãi trước đó mà doanh nghiệp được hưởng để tiến hành thay đổi. Còn
doanh nghiệp nào thực hiện tốt việc giảm giá sẽ được biểu dương ngay.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Hiện nay, do ảnh hưởng của  Dịch tả lợn Châu Phi lây nhiễm vào đầu năm 2019
khiến cho số lượng lớn lợn bị nhiễm bệnh và phải tiêu hủy dẫn đến thiếu hụt con giống
nên việc tái đàn chưa được nhiều. Từ đó khiến cho lượng thịt heo cung cấp cho thị trường
giảm mạnh, đồng thời chi phí sản xuất tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến ngành chăn nuôi
gia súc của Việt Nam và đời sống người dân. 
Bên cạnh đó, tình hình dịch Covid-19 bùng phát từ dịp Tết vẫn diễn ra hết sức
phức tạp đã khiến đời sống sinh hoạt và thói quen tiêu dùng của người dân thay đổi, đặc
biệt là người dân nghèo có thu nhập thấp.Hơn nữa, các hoạt động chăn nuôi gia súc tại
Việt Nam cũng bị gián đoạn bởi dịch Covid-19: khan hiếm nguồn nguyên liệu nhập, dịch

30
bệnh kéo dài khiến  giá cả leo thang, trong nước không có nguồn nguyên liệu thay thế dẫn
đến việc sản xuất đình trệ, giá thành sản phẩm cao, khó khăn trong việc vận chuyển, lưu
thông tiêu thụ trong nước trong thời gian dịch bệnh…khiến cho công suất sản xuất chăn
nuôi giảm.
Nhận thức được những khó khăn trên, Nhà nước, chính phủ Việt Nam cần phải có
những biện pháp để can thiệp và giải quyết phù hợp với tình hình đất nước. Đồng thời,
các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và người tiêu dùng cũng cần phải tìm các giải pháp
để duy trì, củng cố hoạt động và thích nghi với hoàn cảnh trong khoảng thời gian khó
khăn này.
2. Đề xuất và biện pháp
2.1. Đối với chính phủ, nhà nước
 Đánh giá lại về sản xuất và tiêu thụ thịt lợn
Việc tái đàn sản xuất để gia tăng sản lượng thịt heo cần phải đề cập đến số lượng
heo cái hậu bị đưa vào sinh sản để sản xuất heo con. Chúng ta chưa có tiền lệ nhập khẩu
heo con cai sữa từ nước ngoài về để nuôi thịt, do vậy không thể tính những hộ trước đây
không nuôi heo nái mà chỉ nuôi heo thịt nhưng bị tiêu hủy do dịch bệnh và nay nhập lại
heo con nuôi thịt là “tái đàn”, điều này sẽ làm sai lệch số liệu thống kê quốc gia. Bởi vì,
heo con chỉ được sản xuất ra từ những heo nái sẵn có trong nước và gần như không có
biến động nhiều trong một chu kỳ sản xuất, do vậy tổng số đầu heo thịt sẽ không biến
động nhiều trong một chu kỳ sản xuất ổn định không bị tác động của dịch bệnh mà chỉ
biến động giữa các hộ chăn nuôi heo thịt mà thôi.
 Cần xác định thế nào là giá heo hơi hợp lý và trong trường hợp biến động thì
cho phép giao động bao nhiêu, khi vượt ra khỏi biên độ đó thì cần phải can thiệp bằng
giải pháp kinh tế cho cả hai trường hợp
Ví dụ, giá heo hơi hợp lý nên xác định cho một giai đoạn 5 năm liên tục là 50.000
đồng/kg với biên độ giao động cho phép là 10.000 đồng/kg. Theo đó, khi giá heo hơi bán
giảm dưới 40.000 đồng/kg, nhà nước cần bù lỗ 100%. Ngược lại, khi giá heo hơi bán vượt
quá 60.000 đồng/kg thì nhà nước thu hồi 100% phần vượt quá mà không cần kêu gọi
doanh nghiệp giảm giá.
31
 Tăng nguồn cung, siết chặt quản lý
Nhằm tăng nguồn cung ra thị trường, cùng với việc tiếp tục tái đàn, tăng nhập khẩu
thịt lợn tiếp tục là giải pháp nên được triển khai. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, Tham tán thương mại tại các nước để tìm kiếm các
nguồn hàng hợp lý cho việc nhập khẩu thịt lợn.
Triển khai rà soát các doanh nghiệp chăn nuôi lớn về việc chấp hành pháp luật về
độc quyền, cạnh tranh theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Kiểm tra các doanh nghiệp
kinh doanh sản phẩm thịt lợn về chi phí giá thành, cũng như việc khai nộp thuế.
 Kiểm soát chặt các khâu trung gian. 
Hiện tại trong cơ cấu giá thịt lợn, khâu trung gian chiếm 40-45% giá thành, do vậy
thời gian tới phải quyết liệt triển khai các biện pháp mạnh giải quyết vấn đề này
 Xem xét đưa mặt hàng thịt heo vào mặt hàng bình ổn giá nhằm tạo công cụ cho
cơ quan quản lý kiểm soát giá mặt hàng thịt heo.
Do hiện nay thịt lợn không thuộc mặt hàng bình ổn giá nên các doanh nghiệp cung
ứng mặt hàng này không phải chịu các chế tài về bình ổn giá như: Đăng ký giá, các yếu tố
hình thành giá…, cũng như các biện pháp điều tiết giá khác. Chính vì vậy, việc đưa thịt
lợn vào danh mục mặt hàng bình ổn giá là cần thiết nhằm đưa giá lợn về mức hợp lý hơn
 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh heo (lợn) thịt và thịt heo không rõ nguồn
gốc; hạn chế tối đa việc thu mua, buôn bán, vận chuyển lợn sống và thịt lợn trái phép qua
biên giới.
 Tạo cơ chế để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cũng như tổ chức vận hành tốt hoạt
động của các chuỗi chăn nuôi an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
 Các địa phương cần thực hiện triệt để việc hỗ trợ đền bù cho chăn nuôi nông hộ
để người dân có vốn tái đàn. 
Với địa phương còn khó khăn, Bộ Tài chính cần hỗ trợ ngân sách để địa phương hỗ
trợ thiệt hại cho người dân. Các ngân 32ang khoanh nợ, giãn nợ cho người chăn nuôi,
nhất là các hộ chăn nuôi lớn và các trang trại để họ có điều kiện tái đàn, tăng đàn. Như
vậy mới đảm bảo sản xuất, đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm thịt heo từ nay đến cuối
32
năm. Cơ quan chức năng cần hỗ trợ cung cấp con giống tốt để đàn nái của chúng ta năng
suất cao, phát triển chăn nuôi bền vững hơn, tránh tình trạng đàn heo nái nhiều nhưng
năng suất không cao”
2.2. Đối với người chăn nuôi, nhà phân phối, cung ứng
 Người chăn nuôi tăng nguồn cung bằng tái đàn, tăng đàn
Nguyên nhân khiến giá heo leo cao đã được các bộ, ngành, chuyên gia phân tích rất
rõ ràng. Đó là do hậu quả của dịch tả heo châu Phi khiến nguồn cung thịt heo thiếu hụt,
chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.
 Các kênh phân phối thịt lợn nhập khẩu siêu thị nên tập trung nhiều hơn vào mặt
hàng thịt lợn nhập khẩu.
2.3. Đối với doanh nghiệp
 Khi người chăn nuôi giảm giá heo thì các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
cám, thuốc thú y cũng cần có chính sách giảm giá sản phẩm tương ứng như một sự hỗ trợ
với ngành chăn nuôi.
 Nhập khẩu heo giống để khôi phục tái đàn. 
Đây cũng là một trong những giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi, góp phần bình ổn
giá thịt heo. Song song với nhập khẩu heo giống, các đơn vị kinh doanh cũng cần đẩy
mạnh nhập khẩu thịt heo đông lạnh từ các nước để tăng nguồn cung thịt heo trong nước.
2.4. Đối với người tiêu dùng:
 Nên chuyển dần sang sử dụng các thực phẩm thay thế cho thịt lợn và sử dụng
sản phẩm thịt lợn đông lạnh thay cho thịt nóng.
 Không nên nghi ngại với thịt lợn nhập khẩu.
Thực tế, giá bán trên thị trường của thịt lợn nhập khẩu rất rẻ, thậm chí rẻ bằng một
nửa thịt lợn trong nước. Sử dụng thịt lợn xuất khẩu cũng góp phần giúp bình ổn giá thịt
lợn trên thị trường. 

33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thế Vinh. (2019). Giải pháp nào bình ổn thị trường thịt heo?. Báo Công Thương
điện tử, kinh tế, chính trị, xã hội-Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương.
Trần Thế. (2020). Bình ổn thị trường thịt heo bền vững: Cần đồng bộ giải pháp
thực thi. Báo Công Thương điện tử, kinh tế, chính trị, xã hội-Cơ quan ngôn luận của Bộ
Công Thương.
An Hiền. (2020). Tìm giải giải pháp hạ cơn sốt giá thịt heo. Báo Pháp Luật Thành
phố Hồ Chí Minh.
Thủy Chung. (2020). Đi tìm giải pháp đồng bộ giảm giá thịt heo. Báo Vinanet.
Dung Hiền. (2020). Giảm giá và bảo đảm nguồn cung thịt lợn cho thị trường: Triển khai
nhiều giải pháp. Báo Hà Nội Mới - Cơ quan của Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam
thành phố Hà Nội, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô.
(2019). Báo cáo thị trường heo hơi quý I năm 2019. Cổng thông tin điện tử Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(2019). Báo cáo thị trường heo hơi quý II năm 2019. Cổng thông tin điện tử Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(2019). Báo cáo thị trường heo hơi quý III năm 2019. Cổng thông tin điện tử Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(2019). Báo cáo thị trường heo hơi quý IV năm 2019. Cổng thông tin điện tử Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(2020). Báo cáo thị trường heo hơi tháng 1 năm 2020. Cổng thông tin và điện tử
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(2020). Báo cáo thị trường heo hơi tháng 2 năm 2020. Cổng thông tin và điện tử
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(2019). Tình hình chăn nuôi cả nước năm 2019. Báo Chăn nuôi Việt Nam - Thông
tin chuyên ngành chăn nuôi.

34
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên MSSV LỚP

1 Võ Đình Yến Nhi 1911115363 K58F

2 Lê Thị Hoài Như 1911115366 K58F

3 Trịnh Phương Uyên 1911115593 K58F

4 Trần Thiện Thu Uyên 1911115592 K58F

5 Hoàng Phan Mi Pha 1911115386 K58F

6 Nguyễn Minh Tâm 1911115453 K58F

7 Trần Thị Phương Oanh 1911115385 K58F

8 Lê Các Thy 1911115522 K58F

9 Nguyễn Phúc Hồng Vân 1911115597 K58F

10 Hà Anh Thư 1911115502 K58F

35

You might also like