You are on page 1of 18

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KINH TẾ

BÀI
Học phần: Kinh tế vi mô - ECO01A.10

TẬP ĐỀ TÀI: BIẾN ĐỘNG CUNG CẦU


VÀ GIÁ CẢ CỦA THỊT LỢN Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2020 ĐẾN NAY

Giảng viên hướng dẫn : Đỗ Thị Thu


Lớp : K24TCE
Nhóm thực hiện : Nhóm 2
1. Nguyễn Hồng Quân 24A4011342 (Nhóm trưởng)
2. Trần Thị Phương Thảo 24A4011629
3. Quách Thị Anh Thơ 24A4011638
4. Bùi Thị Lệ Thuỳ 24A4010155
5. Nguyễn Văn Thạo 24A4011635
6. Dương Thị Kiều Trang 24A4011891
7. Lê Thị Thanh Thuý 24A4010497
8. Lương Thị Thảo 24A4011614
9. Nguyễn Thị Thu Trà 24A4011889
10. Trần Phương Anh 24A4010172
Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2022
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG CHÍNH
I. Cơ sở lý thuyết…………………………………………………………...1
II. Diễn biến thị trường thịt lợn trong giai đoạn 2020 đến nay
2.1. Diễn biến giá cả của thịt lợn trong giai đoạn 2020 đến nay....................2
2.2. Diễn biến cung của thị trường thịt lợn trong giai đoạn 2020 đến nay….3
2.3. Diễn biến cầu của thị trường thịt lợn trong giai đoạn 2020 đến nay.......4
III. Các yếu tố tác động đến thị trường sản phẩm thịt lợn thời gian từ năm
2020 đến này.
3.1. Các yếu tố tác động đến thị trường thịt lợn giai đoạn 2020-2021……...6
3.2 Các yếu tố tác động đến thị trường thịt lợn giai đoạn 2021 đến nay……7
IV. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường và bình ổn giá cả thịt lợn
ở Việt Nam
4.1 Các giải pháp nhằm phát triển thị trường sản phẩm thịt lợn trong nước
4.1.1. Giải pháp phát triển tại thị trường nông thôn…………………………..9
4.1.2. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn...............................................9
4.1.3. Giải pháp về kỹ thuật..........................................................................9
4.2. Giải pháp quản lý giá cả thị trường sản phẩm thịt lợn
4.2.1. Khi thị trường sản phẩm thịt lợn dư cầu:……………………………....10
4.2.2. Khi thị trường sản phẩm thịt lợn dư cung:…………………………......11
4.2.3. Các giải pháp quản lý thị trường sản phẩm thịt lợn trong thời gian
tới..................................................................................................................11
C.KẾT LUẬN………………………………………………………………..12
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………..........13
A. LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một trong những quốc gia có thế mạnh về sản xuất, kinh doanh Nông
nghiệp. Trong đó, sản xuất thịt lợn vẫn luôn là ngành chủ lực và truyền thống lâu đời của
nước ta. Tỷ trọng thịt lợn trong “rổ thực phẩm” của người Việt hiện nay vẫn chiếm đến 70%
tổng nhu cầu về thịt. Hơn nữa, nhu cầu nhập khẩu thịt lợn trên thế giới vẫn cao, chủ yếu từ
các nước châu Á. Vì thế, thịt lợn là mặt hàng có lợi thế để xuất khẩu về lâu dài, khi mà Việt
Nam đang ở Top 10 các nước xuất khẩu nhiều thịt lợn của thế giới.
Từ thực tế đó, ngành sản xuất thịt lợn ở nước ta đã thu hút một số doanh nghiệp lớn
đầu tư phát triển ngành theo hướng công nghệ cao, chuỗi khép kín an toàn, kết nối thị
trường phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu: Tập đoàn Masan, Tổng công ty Công
nghiệp thực phẩm Đồng Nai (DOFICO), Công ty CP GreenFeed, Tập đoàn DABACO, Tập
đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Deheus, Công ty Thực phẩm Vinh Anh, Posco Deawoo (Hàn
Quốc), Tập đoàn Tân Long, Công ty C.P Việt Nam…Đặc biệt, Bộ NN&PTNT cũng đã ký
thỏa thuận với Tổ chức Thú y thế giới để hỗ trợ các doanh nghiệp chăn nuôi sản xuất theo
chuỗi đạt tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu. Trước hết sẽ tập trung vào việc nhà nước
đồng hành hỗ trợ các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn lớn để họ tìm kiếm thị trường, đồng
thời trên cơ sở yêu cầu của các tập đoàn để xây dựng các vùng nguyên liệu, chế biến xuất
khẩu.
Tuy nhiên, mấy năm qua thị trường thịt lợn của Việt Nam có những biến động về cung
cầu và giá cả thịt lợn vì những lý do khác nhau, ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung, đến
định hướng phát triển và quản lý ngành chăn nuôi lợn trong thời kỳ hiện nay nói riêng.
Trước hết, theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn cho biết,
năm 2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra, sản lượng thịt lợn cả nước chỉ đạt 3,3 triệu tấn,
giảm 13,8% so với năm 2018, thiếu hụt nguồn cung thịt lợn dẫn tới sự tăng giá mạnh. Năm
2019, giá thịt lợn tại trang trại tăng 22% so với năm 2018. Hơn nữa, không chỉ lo về dịch
bệnh, ngành chăn nuôi lợn đang chịu sức ép từ việc tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và
tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định EVFTA. Cụ thể, với EVFTA, thuế
nhập khẩu thịt lợn đông lạnh của các nước vào Việt Nam từ 22,5% sẽ về 0% sau 7 năm;
thuế nhập khẩu lợn tươi sống từ 37,5% sẽ về 0% sau 9 năm. Với CPTPP, thuế nhập khẩu
thịt tươi hoặc ướp lạnh là 27%, xóa bỏ sau 10 năm; đối với thịt đông lạnh, thuế suất 15%,
xóa bỏ sau 8 năm. Trong khi đó, giá bán lẻ thịt lợn của Việt Nam cao hơn 20-25% so với giá
thịt đông lạnh nhập khẩu. Giá thịt lợn hơi tại trang trại cao hơn 40-60% so với giá tại trang
trại của các nước phát triển… Đặc biệt, từ đầu năm 2020, cùng với hậu quả tác động của
dịch tả lợn châu Phi, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi ngành kinh tế
thế giới khiến cho tình hình tái đàn chăn nuôi lợn của các nông hộ gặp nhiều khó khăn cũng
là một trong những nguyên nhân quan trọng tạo nên những biến động về cung cầu và giá cả
thịt lợn ở Việt Nam.
Vậy Việt Nam cần phải làm gì để bình ổn thị trường thịt lợn, khắc phục những biến
động về cung cầu và giá cả thịt lợn để phát triển kinh tế nói chung, chăn nuôi và sản xuất
kinh doanh thịt lợn nói riêng? Đó là lý do mà chúng tôi chọn đề tài " Biế động cung cầu và
giá cả của thịt lợn Việt Nam 2020 đến nay" làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần Kinh tế vi
mô.
Trên cơ sở phân tích diễn biến thị trường thịt lợn từ năm 2020 đến nay bao gồm: giá
cả, cung - cầu và các yếu tố tác động đến thị trường sản phẩm thịt lợn thời gian từ năm 2020
đến nay, chúng tôi mạnh dạn nêu ra và phân tích một số giải pháp nhằm phát triển thị trường
sản phẩm thịt lợn và quản lý giá cả thị trường sản phẩm thịt lợn trong tương lai, góp phần
nhỏ bé vào việc khắc phục những biến động về cung cầu và giá cả thịt lợn để phát triển kinh
tế nói chung, chăn nuôi và sản xuất kinh doanh thịt lợn nói riêng ở nước ta hiện nay.
B. NỘI DUNG CHÍNH
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Lý thuyết về cung
1.1 Khái niệm
Cung là khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có muốn bán và có khả
năng bán ở mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định với giả định các yếu
tố khác không đổi.
Lượng cung là khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán và
có khả năng bán ở một mức giá trong khoảng thời gian nhất định với giả định các yếu
tố khác không đổi.
1.2 Các yếu tố tác động đến cung
- Giá cả hàng hóa, dịch vụ
- Chi phí đầu vào
- Công nghệ sản xuất
- Kỳ vọng
- Chính sách của chính phủ
2. Lý thuyết về cầu
2.1 Khái niệm
Cầu là khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua có muốn mua và có khả
năng mua ở các mức giá khác nhau trong thời gian nhất định với giả định các yếu tố
khác ảnh hưởng đến cầu là không đổi
Lượng cầu là khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả
năng mua ở mức giá cụ thể trong khoảng thời gian nhất định với giả định các yếu tố
khác ảnh hưởng đến cầu là không đổi
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
- Giá cả hàng hóa
- Thu nhập người tiêu dùng
- Giá hàng hóa liên quan
- Quy mô dân số
- Thị hiếu khách hàng
- Kỳ vọng
1
II. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG THỊT LỢN TRONG GIAI ĐOẠN 2020
ĐẾN NAY
2.1. Diễn biến giá cả của thịt lợn trong giai đoạn 2020 đến nay
* Giai đoạn 2020-2021

 Trong những tháng đầu năm 2020, số lượng lợn đang bị hao hụt do phần lớn
lợn đã bị tiêu hủy vào cuối năm 2019 và chưa kịp tái đàn. Dẫn đến cung thịt lợn giảm,
giá cả thịt lợn tăng cao trên cả nước. Từ 40.000-50.000 đồng/kg lợn hơi ở thời điểm
trước dịch thì đến đầu năm 2020 vọt lên 80.000 đồng/kg.

 Tháng 5/2020 thị trường ghi nhận giá thịt lợn cao nhất lịch sử, gần chạm
mốc 100.000 đồng/kg

 Sang tháng 6/2020 khi có thông tin nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan về Việt
Nam thì giá giảm 6- 8%. Tuy nhiên, tháng 7/2020 giá tăng trở lại

 Cuối năm 2020, khi các đàn lợn đang khôi phục trở lại, nguồn cung tăng lên,
giá cả sẽ giảm và dần bình ổn trở lại.

Biểu đồ 1: Biến động giá lợn hơi trong nước năm 2020
(Đơn vị: đồng/kg. Nguồn: Tổng hợp thị trường).
Nhìn chung, năm 2020 giá thịt lợn hơi lao dốc vào đầu năm, chạm đỉnh kỷ lục
gần 100.000 đồng/kg vào tháng 5, sau đó giảm trở lại vào những tháng cuối năm, như
vậy giá lợn hơi năm 2020 giảm khoảng 14,3%.
* Giai đoạn 2021 đến nay

2
-Tháng 1/2021, giá lợn hơi tăng mạnh (trung bình khoảng 9.000-11.500 đồng/kg
so với tháng 12/2020)
-Sau đó, từ tháng 2/2021 đến tháng 10/2021, giá lợn hơi trong nước có diễn biến
giảm liên tục qua các tháng, trung bình từ 79.000-82.000 đồng/kg rồi dần giảm xuống
mức 40.500- 42.500 đồng/kg.
-Tuy nhiên đến 2 tháng cuối năm 2021, giá lợn hơi có xu hướng tăng trở lại, đạt
trung bình 49.000-49.500 đ/kg vào tháng 12/2021 sau đó duy trì tương đối ổn định rồi
giảm trở lại vào cuối tháng (giảm 29,9% so với cùng kỳ năm 2020).

Biểu đồ 2: Biến động giá lợn hơi trong nước năm 2021
(Đơn vị: đồng/kg. Nguồn: Tổng hợp thị trường).
- Như vậy, năm 2021 giá lợn hơi có xu hướng giảm mạnh. Có thời điểm từ hơn
70.000 đồng/kg thậm chí tiến sát đến 100.000 đồng/kg rồi giảm xuống còn khoảng
46.000 – 50.000 đồng/kg từ giữa tháng 10 đến tháng 12.
- Đến tháng 1/2022 Cục xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết giá thịt lợn
hơi trung bình trên cả nước có xu hướng tăng mạnh trở lại, dao động trong khoảng
54.000 – 59.000 đồng/kg (tăng 14,3% - 20% so với cuối năm 2021). Giá phục hồi một
phần nhờ các nhà hàng, quán ăn bắt đầu gom thịt để chế biến các món ăn truyền thống
dịp Tết như bánh chưng, giò, chả…
2.2. Diễn biến cung của thị trường thịt lợn trong giai đoạn 2020 đến nay
* Năm 2020

3
 Đầu năm 2020, dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn năm 2019, nhưng việc tái
đàn còn khá chậm, do giá của con giống lên cao, nhiều hộ chăn nuôi chưa có đủ vốn
sau thời gian dài chịu thiệt hại từ dịch.
 Tổng số lợn bị tiêu hủy trong năm chỉ bằng 1,5% của năm 2019
 Cuối năm 2020, giá con giống giảm, việc tái đàn đạt hiệu quả cao. Ước tính
tổng số lợn của cả nước tháng Mười Hai năm 2020 tăng 17% so với cùng kỳ năm
2019; tổng đàn lợn nái đã phục hồi về xấp xỉ 3 triệu con, tổng đàn lợn cả nước đạt trên
26 triệu con, bằng 85% so với thời kì trước dịch; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả
năm đạt 3.474,9 nghìn tấn, tăng 4,4% so với năm 2019. So với năm 2018, sản lượng
thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm 2020 giảm 9%.
=> Cung thịt lợn tăng dần trong năm, tuy chưa bằng thời kì trước dịch nhưng
ngày càng ổn định hơn.
* Năm 2021
 Đầu năm 2021, chỉ còn phát sinh những ổ dịch nhỏ lẻ, tổng đàn lợn đã hồi
phục nhanh: Ước tính tháng 01/2021, tổng số lợn tăng 16,2% so với cùng kỳ năm
trước; tháng 02/2021 tổng số lợn tăng 15,5% và đến tháng 3/2021, số lượng lợn tăng
11,6%
 Số lượng lợn tiêu hủy lũy kế 3 tháng đầu năm 2021 khoảng hơn 3,2 nghìn
con, giảm 87,9 % so với cùng kỳ năm trước.
 Tổng số lợn cả nước tăng khoảng 3% so với năm 2020. Trong đó, sản lượng
thịt lợn hơi ước tính đạt 4,18 triệu tấn, tăng 3,6% so với năm 2020.
=> Cung thịt lợn tăng so với năm 2020, tuy nhiên giá thức ăn chăn nuôi năm
2021 tăng từ 16-38% so với năm 2020 đã phần nào làm giảm cung thịt lợn.
* Đầu năm 2022, tổng số lợn ước tính tăng 1,8 % so với cùng kỳ năm trước;
sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước tính đạt 4,18 triệu tấn, tăng 3,6% so với năm
2020. Các hộ chăn nuôi thì vẫn tiếp tục tập trung tái đàn trở lại
=> Nhìn chung, cung thịt lợn tăng dần từ năm 2020 đến nay, nhưng do giá thức
ăn chăn nuôi tăng cao từ năm 2021 và do ảnh hưởng của dịch covid, khiến cho cầu thịt
lợn giảm mạnh, làm cho cung lớn hơn cầu, giá thịt lợn hơi sẽ giảm, các hộ chăn nuôi
sản xuất cầm chừng hoặc không tái đàn làm kìm hãm cung và tình trạng này kéo dài có
thể khiến nguồn cung sụt giảm
4
2.3. Diễn biến cầu của thị trường thịt lợn trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay
Dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam từ đầu năm 2020 đến nay đã làm đứt gãy
các khâu sản xuất và cung ứng khiến ngành chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi lợn
chịu hậu quả nghiêm trọng, cụ thể:
+ Theo Trưởng bộ phận chiến lược của Ipsos Việt Nam thì ước tính trong nửa
năm 2020, dịch Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi gây ảnh hưởng đến nguồn cung trong
nước dẫn đến thiếu 200000 tấn thịt. Điều này khiến lượng tiêu thụ thịt lợn bình quân
đầu người tính đến tháng 4/2020 chỉ đạt 24,8kg (giảm 13% so với cùng kỳ năm 2019).
Thị trường biến động mạnh nhưng người tiêu dùng Việt vẫn có cầu về thịt lợn nhiều
dẫn đến cầu vượt cung.
• Để cân đối thị trường cung – cầu thịt lợn, phải đến những tháng cuối năm
2020 giá thịt lợn bán ra thị trường đã giảm so với đầu năm 2020 dù vẫn cao so với
trước đây. Nhưng trên thực tế mức giá này vẫn được coi là “dễ chịu” vì cầu về thịt lợn
trong các bữa ăn hàng ngày vẫn vượt trội so với các loại thịt khác.
• Mỗi dịp Tết nguyên đán là thời điểm giá thịt lợn có xu hướng tăng. Tuy
nhiên, người tiêu dùng vẫn có cầu về thịt lợn mạnh nên đây có thể coi là thời điểm thịt
lợn có lượng tiêu thụ cao nhất trong năm.
• Từ tháng 5/2021 đến tháng 9/2021 Hà Nội thực hiện quy định giãn cách xã
hội, tạm dừng các hoạt động quán ăn, nhà hàng đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng các sản
phẩm chăn nuôi trong đấy có thịt lợn. Bên cạnh đó, do các chi phí phát sinh và thu
nhập giảm do dịch bệnh nên bữa ăn hàng ngày của người dân cũng có sự thay đổi dẫn
đến cầu thịt lợn có xu hướng giảm.
• Từ cuối tháng 10/2021 thành phố nới lỏng giãn cách xã hội nên cầu về thịt
lợn có dấu hiệu phục hồi tuy nhiên vẫn thấp so với mức bình quân trước làn sóng thứ 4
của dịch Covid. Trong 2 tháng cuối năm 2021, khi nguồn cung trong nước tăng thì sức
mua vẫn giảm do cầu về thịt lợn yếu.
• Đầu năm 2022, cầu tiêu thụ thịt lợn của người dân trong dịp Tết nguyên đán
tuy có xu hướng tăng nhưng không cao như mọi năm do thu nhập của người dân bị ảnh
hưởng nhiều bởi đại dịch Covid-19 trong năm 2021. Tính đến nay cả nước có khoảng
28 triệu con lợn. Đặc biệt 16 doanh nghiệp lớn vẫn duy trì khoảng 6,5 triệu con lợn thịt
cơ bản đáp ứng nhu cầu trong nước.
5
III. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ THỊT LỢN TỪ 2020 ĐẾN NAY
Từ xưa đến nay, chăn nuôi lợn là lựa chọn phổ biến tại các hộ gia đình nông
thôn do chi phí thấp, giúp tận dụng được các phụ phẩm trong nông nghiệp và công
nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cụ thể là giai đoạn từ năm 2020 đến nay,
thị trường thịt lợn đã có nhiều biến động lớn khiến nhiều hộ gia đình phải khốn đốn
khi thực hiện chăn nuôi với mô hình lớn. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thị trường
thịt lợn.
3.1. Các yếu tố tác động đến thị trường thịt lợn giai đoạn 2020-2021
Trong giai đoạn này giá thịt lợn hơi bị tác động bởi:
- “Thứ nhất, Bộ NNPTNT cho phép các doanh nghiệp đủ điều kiện được nhập lợn thịt
về thịt; tăng cường nhập khẩu thịt lợn đông lạnh. Thực tế tổng 2 nguồn thịt lợn trên chỉ
chiếm chưa tới 4% so với tổng nguồn cung thịt trên thị trường, nhưng cũng có hiệu
ứng để đưa giá thịt giảm so với trước. Điều căn bản nhất vẫn là lượng lợn tái đàn lớn
từ các địa phương trong thời gian qua, đã giúp cân bằng giữa cung và cầu", Phó Cục
trưởng Cục chăn nuôi nói.
- Bên cạnh đó, thị trường bị tác động lớn bởi dịch bệnh COVID-19 diễn biến
phức tạp, ngành chăn nuôi tại Việt Nam phải chịu áp lực do chuỗi cung ứng bị đứt gãy

thị trường thịt lợn không tránh khỏi những khó khăn từ vấn đề nguyên liệu đầu vào tới
kho vận, gồm giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, vận chuyển lưu thông tắc nghẽn vì các
biện pháp phòng chống dịch Covid 19 được triển khai tại các địa phương trên cả nước.
Do đó, giá lợn hơi liên tục giảm, trong khi chi phí đầu vào, đặc biệt là chi phí thức ăn
chăn nuôi ngày càng tăng cao trở thành một thách thức lớn đối với ngành chăn nuôi
lợn. Đã nhiều cơ sở chăn nuôi phải chịu thua lỗ trong suốt những năm gần đây bị đại
dịch hoành hành. Ngoài ra, thị trường bị tác động không nhỏ bởi yếu tố tâm lý. Dịch
COVID-19 khiến số lượng người bán hàng giảm, việc lưu thông hàng hóa gặp khó
khăn hơn, một bộ phận người tiêu dùng đã mua tích trữ thực phẩm; trong đó có thịt lợn
6
để hạn chế số lần đi chợ. Do vậy, giá thịt lợn giảm chậm hơn so với giá lợn hơi. Ông
Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ
NNPTNT) cho biết, mức chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá lợn hơi vẫn quá cao.
Nguyên nhân do khâu trung gian, phân phối có bất cập khiến giá lợn hơi xuất chuồng
và giá thịt lợn bán lẻ vẫn ở mức cao.
- Tháng 5/2020, thị trường ghi nhận giá thịt lợn hơi cao nhất lịch sử, vượt qua
mốc 100.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tăng cao đến khoảng cuối tháng 7/2020 khi có
thông tin Bộ NNPTNT đồng ý cho phép nhập khẩu lợn sống vào Việt Nam. Chuyên
gia nghiên cứu và phân tích thị trường nông sản Việt Nam Nguyễn Đình Bích, việc
nhập khẩu lợn sống đáp ứng được nhu cầu thịt nóng của người tiêu dùng trong nước
đã có tác dụng kéo giá thịt lợn trong nước xuống nhanh.
- Từ đầu năm 2020, Theo Bộ NN&PTNT, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại hơn
1.500 xã của 50 tỉnh, thành phố, virus dịch tả lợn Châu Phi có khả năng còn chuyển dịch,
tồn tại trong môi trường và đàn lợn khá cao; bệnh cúm gia cầm đã xảy ra tại 84 xã của 28
tỉnh, thành phố, tăng gần 2 lần năm 2019; bệnh lở mồm long móng đã xảy ra tại 194 xã
của 24 tỉnh, thành phố.
3.2. Các yếu tố tác động đến thị trường thịt lợn giai đoạn 2021 đến nay
Năm 2020, dịch Covid 19 khiến giá lợn hơi giảm mạnh, người nuôi hầu hết đều
thua lỗ nặng. Người dân chưa kịp “hoàn hồn” thì lại tiếp tục đối mặt với dịch tả lợn
Châu Phi và những nguy cơ tái dịch trở lại trong tương lai.
-Theo Cục Thú y, so với năm 2020, dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên diện rộng
hơn. Cụ thể, số ổ dịch tăng 2,2 lần; số huyện có dịch tăng 1,3 lần và có tới 95% địa
phương (58 tỉnh, thành phố) có báo cáo dịch; số lợn mắc bệnh và bị tiêu hủy tăng hơn
3,6 lần, gây tổn thất khá nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi lợn. Do đó, không thể chủ
quan với dịch bệnh này. Ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi miền
Bắc - miền Trung nhấn mạnh: Mặc dù tổng thể nguồn cung rất lớn (tổng dàn lợn cả
nước hiện có trên 28,1 triệu con-PV), nhưng nếu dịch tả lợn Châu Phi lan rộng và phát
sinh thêm nhiều ổ dịch, số lượng lợn phải tiêu hủy tại các địa phương tăng đột biến;
đồng thời, nếu dịch COVID-19 trong thời gian tới diễn biến phức tạp sẽ khiến một số
địa phương (nơi phải tiêu hủy nhiều lợn) sẽ thiếu thịt lợn cục bộ trong dịp Tết Nguyên

7
đán 2022 vì ảnh hưởng của COVID-19 sẽ khiến việc điều tiết thịt lợn từ nơi nhiều đến
nơi ít gặp khó khăn.
- Theo ông Nguyễn Văn Trọng nguyên nhân giá lợn hơi vẫn ở mức thấp dù một
số địa phương nới lỏng giãn cách xã hội là do trong thời kỳ dịch bệnh, số lượng lợn
hơi đến kỳ xuất chuồng bị ứ đọng, tồn đọng lớn, giờ mới bắt đầu đẩy ra thị trường.
"Chúng ta chưa thể hy vọng ngày một, ngày hai mà giá lợn hơi tăng trở lại"
- Nếu so sánh về lượng nhập khẩu thịt thì năm 2020 chúng ta nhập nhiều hơn
năm 2021 rất nhiều. Mặc dù quy mô chăn nuôi lợn của Việt Nam đã gần phục hồi bằng
mức trước dịch tả lợn, nhưng Việt Nam sẽ tiếp tục nhập khẩu thịt lợn do vẫn còn thâm
hụt cung - cầu.
- Năm 2022, Bộ Công Thương dự báo chăn nuôi vẫn tiếp tục gặp nhiều khó
khăn thách thức do dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, việc đứt gãy chuỗi
cung ứng toàn cầu trong năm 2021 tác động kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất
và thị trường sản phẩm chăn nuôi năm 2022. Chi phí sản xuất, chi phí trung gian, giá
thành sản phẩm chăn nuôi trong nước vẫn ở mức cao. Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia
cầm còn xảy ra ở một số địa phương, tuy đã được khống chế nhưng vẫn tiềm ẩn nguy
cơ bùng phát. Ngoài ra, vấn đề toàn cầu hóa về thị trường, việc hội nhập sâu rộng của
nước ta với thế giới trong bối cảnh thực hiện Hiệp định thương mại tự do đa phương
và song phương với các nước, khối, khu vực trên thế giới, nhất là hiệp định CPTPP và
EVFTA, hoạt động sản xuất và sản phẩm chăn nuôi mở ra nhiều cơ hội tiếp cận với thế
giới đồng thời phải đối mặt với việc ngày càng gia tăng áp lực về thị trường cho các
sản phẩm chăn nuôi trong nước.
- Giá lợn hơi tại Việt Nam bật tăng trở lại trong tháng 1/2022. Cụ thể, giá lợn
hơi trung bình của Việt Nam tăng 14,3 – 20%, dao động trong khoảng 54.000 – 59.000
đồng/kg. Giá phục hồi một phần nhờ các nhà hàng, quán ăn bắt đầu gom thịt chế biến
các món ăn truyền thống phục vụ dịp Tết như giò, chả…
- Các chuyên gia đánh giá, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn vào dịp Tết Nguyên đán sẽ
tăng nhưng không bằng các năm trước vì thu nhập người dân chưa phục hồi.
Về diễn biến giá lợn năm 2022 sẽ phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch Covid-19,
song với chính sách thích ứng linh hoạt với dịch, giá thịt lợn sẽ không có những biến
động mạnh như thời điểm tháng 9,10 vừa qua. USDA dự báo hoạt động sản xuất tại

8
Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2022 vì các biện pháp phòng dịch ASF đã
giúp các nhà chăn nuôi lợn tránh được những đợt bùng dịch quy mô lớn.

IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ BÌNH ỔN


GIÁ CẢ THỊT LỢN Ở VIỆT NAM
4.1. Các giải pháp nhằm phát triển thị trường sản phẩm thịt lợn trong nước.
4.1.1. Giải pháp phát triển tại thị trường nông thôn.
Với thế mạnh sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi
lợn ở các vùng nông thôn từ việc sử dụng hiệu quả các nguyên liệu sẵn có như ngô,
khoai, sắn,..hay các nguồn tài nguyên về đất và các phế phẩm thải ra từ sản xuất nông
nghiệp.
Để phát huy tiềm năng có hiệu quả những lợi thế trên cần chuyển đổi phương
thức chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình trong sang phương thức chăn nuôi trang
trại. Bên cạnh đó cần đầu tư mở các lớp đào tạo, huấn luyện, nâng cao tay nghề cho
lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn . Ngoài ra cần có những chính sách như
khuyến khích, hỗ trợ tín dụng đối với các gia đình, hộ chăn nuôi đủ điều kiện tái đàn.
4.1.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn.
Đối với thị trường nông thôn cần tổ chức trung tâm nghiên cứu và dự báo thị
trường nông sản, đặc biệt là sản phẩm thịt lợn, tổ chức hệ thống thông tin thị trường từ
trung ương đến địa phương với mọi phương tiện truyền thông đại chúng, Internet, kết
hợp với hệ thống thông tin của tờ in, bản tin về sản xuất, kinh doanh, thị trường, giá cả
nông lâm sản và vật tư nông nghiệp.
Việc tổ chức các đoàn khảo sát, tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, chế
biến thịt ở các nước có ngành chăn nuôi phát triển và khảo sát tìm kiếm thị trường tiêu
thụ ở nước ngoài là rất cần thiết như các thông tin về những thay đổi trong chăn nuôi –
chế biến thịt, về thị hiếu tiêu dùng, phương thức mua – bán.
Ngoài ra nên phát triển các dịch vụ tiếp thị, quảng cáo, hội chợ triển lãm, giới
thiệu sản phẩm, nghiên cứu thị trường,… Mở rộng nhiều hình thức thanh toán trong

9
nước và quốc tế với phương châm đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi, giảm thiểu rủi ro
thị trường và phát triển nhanh thương mại điện tử.
4.1.3. Giải pháp về kỹ thuật.
a) Đẩy mạnh công tác thú y
Trong quá trình phát triển ngành chăn nuôi có thể gặp những rủi ro như dịch
bệnh. Vì vậy công tác thú y cần được tổ chức thật tốt, theo một chính sách nhất quán
và được Nhà nước quản lý chặt chẽ, nhất là đối với vùng sản xuất – chăn nuôi tập
trung, vùng chăn nuôi phục vụ xuất khẩu.
b) Lai tạo giống có hiệu suất cao
Nhà nước cần có chính sách đầu tư để cải thiện hệ thống nhằm nâng cao chất
lượng thịt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, hoàn thiện công tác thú y, kiểm dịch, vệ sinh thực
phẩm, môi trường.
c) Phát triển thức ăn gia súc
Thức ăn được bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quy định không những góp
phần thúc đẩy đàn lợn phát triển nhanh, tăng năng suất chăn nuôi mà còn nâng cao
chất lượng sản phẩm thịt.
d) Sử dụng công nghệ hiện đại hoá.
Cần đầu tư, nâng cấp nhà máy phục vụ cho công nghiệp chế biến sản phẩm thịt
để nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm thịt lợn.
e) Thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển chăn nuôi, chế biến và mở
rộng thị trường xuất khẩu.
Các dự án đầu tư trong lĩnh vực này chủ yếu là để thực hiện mục tiêu xuất khẩu,
góp phần thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi chế biến và xuất khẩu thịt trong những
năm tới.
4.2. Giải pháp quản lý giá cả thị trường sản phẩm thịt lợn:
4.2.1. Khi thị trường sản phẩm thịt lợn dư cầu:
Giá cả luôn là yếu tố cốt lõi, có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến nền kinh tế. Để
kiểm soát giá cả thị trường thịt lợn luôn ở mức cân bằng ta cần phải chắc chắn có
nguồn cung thịt lợn đảm bảo, ổn định về cả chất lượng và số lượng. Sau đây là một số
giải pháp được khuyến nghị để có thể quản lý tốt giá cả thị trường sản phẩm thịt lợn
khi thị trường sản phẩm dư cầu:
10
+ Trước tiên phải đảm bảo nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu. Ta cần nhập khẩu
thịt lợn, tái đàn theo hướng bền vững, chăn nuôi theo mô hình khép kín và an toàn
sinh học.
+ Đặc biệt, các doanh nghiệp chăn nuôi tiếp tục giảm giá bán lợn hơi và tăng số
lượng bán ra thị trường và thực hiện việc giảm giá bán đúng như cam kết với Chính
phủ.
+ Hơn nữa, cần tái cơ cấu mạnh mẽ hơn ngành chăn nuôi theo hướng giảm các
cơ sở chăn nuôi và lò mổ nhỏ lẻ chuyển sang chăn nuôi quy mô lớn và giết mổ tập
trung nhằm giảm tối đa khâu trung gian
+ Cùng với đó, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh thịt lợn không rõ nguồn
gốc; hạn chế tối đa việc thu mua, buôn bán, đầu cơ, tích trữ, vận chuyển thịt lợn trái
phép qua biên giới.
4.2.2. Khi thị trường sản phẩm thịt lợn dư cung:
Khi việc tái đàn ở các địa phương được diễn ra thuận lợi thì nguồn cung trong
nước cũng được đảm bảo. Tuy nhiên nguồn thịt lợn đông lạnh nhập khẩu khi thị
trường thiếu hụt còn rất lớn dẫn tới nhu cầu sử tiêu dùng thịt “nội” giảm. Trong khi
giá lợn hơi đang “rẻ như bèo” thì giá thức ăn chăn nuôi không những không giảm mà
còn tăng. Vậy cần đưa ra những giải pháp nào để cứu ngành chăn nuôi trong nước:
- Thứ nhất: các doanh nghiệp cho rằng ngành chăn nuôi cần tìm hướng đẩy
mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, trong đó có thể xuất khẩu lợn nguyên con sang
Campuchia, Lào, Thái Lan.... để giảm bớt dư thừa trong nước.
- Thứ hai: bộ Công Thương cần khẩn trương tổ chức các cuộc họp, làm việc
với các đại phương để khôi phục hoạt động các chợ đầu mối, chợ truyền thống, mở
của các cửa hàng bình ổn giá để thúc đẩy tiêu dùng.
- Thứ ba: hạn chế nhập khẩu các sản phẩm thịt đông lạnh cũng là giải pháp
mấu chốt giúp tình hình tiêu thụ thịt nội được cải thiện.
Ngoài ra để tăng lượng tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, có thể đưa thịt lợn vào trong
các bữa ăn của quân nhân trên cả nước điều này giúp tiêu thụ thịt lợn tăng hàng nghìn
tấn mỗi năm.
4.2.3. Các giải pháp quản lý giá cả thị trường sản phẩm thịt lợn trong thời gian
tới:
11
Với mục tiêu điều hòa và cân đối cung cầu, ổn định giá thịt lợn ở mức hợp lý,
việc đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, sở là việc làm cấp bách hiện nay:
- Sở GTVT đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt sẽ làm giá thịt lợn không bị
chênh lệch lớn khi đến tay người tiêu dùng.
- Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường hoạt động tuyên truyền về giá cả thị
trường, tăng hiểu biết của người tiêu dùng với thị trường.
- Sở Công thương tăng cường kiểm tra rà soát sự chênh lệch giá giữa giá lợn hơi
và giá bán tại chợ để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho chăn nuôi.
- Sở Tài chính cần quản lý giá bán của các sản phẩm đầu vào cảu ngành chăn nuôi
như: thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y…

C. KẾT LUẬN
Trên đây là những nhận thức của chúng tôi về vấn đề "Biến đổi cung cầu và giá cả
thịt lợn Việt Nam 2020 đến nay". Trên cơ sở những kiến thức lý luận đã được các thầy, cô
giáo trang bị trên lớp và tham khảo những thông tin trên mạng, các tài liệu có liên quan;
bằng cách khảo sát các số liệu thực tế, chúng tôi đã xây dựng các hệ thống bảng biểu, đi sâu
phân tích diễn biến thị trường thịt lợn từ năm 2020 đến nay dựa trên các số liệu cụ thể, bao
gồm: giá cả, cung - cầu từ năm 2020 đến nay. Từ đó, chúng tôi đa đi sâu phân tích các yếu
tố tác động đến thị trường sản phẩm thịt lợn để tìm rõ nguyên nhân dẫn đến biến đổi cung
cầu và giá cả thịt lợn ở nước ta hiện nay. Đó là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để
chúng tôi mạnh dạn nêu ra và phân tích một số giải pháp nhằm phát triển thị trường sản
phẩm thịt lợn và quản lý giá cả thị trường sản phẩm thịt lợn trong tương lai, góp phần nhỏ
bé vào việc khắc phục những biến động về cung cầu và giá cả thịt lợn để phát triển kinh tế
nói chung, chăn nuôi và sản xuất kinh doanh thịt lợn nói riêng ở nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn, kiến thức lý luận và thực tiễn còn hạn chế, lại mới
bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, nên tiểu luận của chúng tôi khó tránh
khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong được các thầy cô giáo, các chuyên gia đầu
ngành, cảm thông, chia sẽ, giúp chúng tôi có cái nhìn và cách phân tích thấu đáo, sâu sắc
hơn, hoàn thiện tốt hơn tiểu luận này.

12
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/04/chan-nuoi-lon-dang-
da-hoi-phuc/
2.https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/phat-trien-chan-nuoi-
2020/#
3.https://sg.docworkspace.com/d/sIHTP48aQAf_ov5EG
4. https://sg.docworkspace.com/d/sIArP48aQAbS1xZEG
5.https://vnexpress.net/nguoi-viet-tieu-thu-gan-25-kg-thit-lợn-moi-nam-
4155891.html
6. https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2021/1/20/bao-cao-thi-truong-lợn-
nam-2020-161112877135843202104.pdf
7.https://vov.vn/kinh-te/giai-phap-binh-on-gia-thit-lon-da-phat-huy-tac-dung-
836756.vov
8.http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/988832/tang-cuong-giai-phap-on-dinh-
thi-truong-thit-lon
9.https://bnews.vn/giai-phap-nao-ha-gia-thit-lon/152683.html
10.https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/cac-giai-phap-bao-dam-can-doi-
cung-cau-mat-hang-thit-lon-tho.html
10.http://www.nhfoods-vietnam.com.vn/index.php/vi/news-sub-content-vietnamese?
view=featured&articleID=258&categoriesId=64&fbclid=IwAR0gc7HsrM50znQvOsi9
-JyAkfMQFqsZJSrhgN6DpJ8imhLoBUSqcZZht-U

11.https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2022/1/20/bao-cao-thi-truong-
lợn-hoi-nam-2021-16426850008201189777999.pdf?fbclid=IwAR3NsW63jisW-
gKl6K6qIAdclepuHQ1N8daYh7zjCFG5LmbOsVcZP2RXvCM
12. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/04/chan-nuoi-lon-
dang-da-hoi-phuc/?fbclid=IwAR02VVnbiFlwbu-
crMF6C5qHKP5Em_uA6kmrYvY4cRQwbJd8gxQXecvW63Y
13. https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2021/1/20/bao-cao-thi-truong-

13
lợn-nam-2020-161112877135843202104.pdf?
fbclid=IwAR0TKkc8XFPPIrC5XC0IwP4dUaloPVc5QSXHlZ64giS2AdOfp6-
3SUN8Tos
14. https://vov.vn/kinh-te/giai-phap-binh-on-gia-thit-lon-da-phat-huy-tac-dung-
836756.vov
15. http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/988832/tang-cuong-giai-phap-on-
dinh-thi-truong-thit-lon
16. https://bnews.vn/giai-phap-nao-ha-gia-thit-lon/152683.html
https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/cac-giai-phap-bao-dam-can-doi-
cung-cau-mat-hang-thit-lon-tho.htm

14

You might also like