You are on page 1of 18

MỤC LỤC

I. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ.............................................................................................................. 1


1. Môi trường kinh tế..........................................................................................................1
2. Môi trường chính trị - pháp luật........................................................................................2
Yếu tố chính trị:..............................................................................................................2
Yếu tố pháp luật..............................................................................................................2
3. Môi trường văn hoá - xã hội.............................................................................................3
4. Môi trường tự nhiên........................................................................................................5
5. Môi trường công nghệ.....................................................................................................5
II. MÔI TRƯỜNG NGÀNH..........................................................................................................6
1. Khách hàng....................................................................................................................6
2. Nhà cung cấp..................................................................................................................7
3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại...............................................................................................7
4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn – Rào cản gia nhập ngành.........................................................8
Thứ nhất, về chi phí:........................................................................................................8
Thứ hai, về các luật lệ, thuế quan:.....................................................................................9
5. Các sản phẩm thay thế...................................................................................................10
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG HOA KỲ
....................................................................................................................................................... 11
1. Tổng quan về ngành thuỷ sản Việt Nam..........................................................................11
2. Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ................................................12
3. Cơ hội và thách thức......................................................................................................12
- Cơ hội:.......................................................................................................................12
- Thách thức:.................................................................................................................13
4. Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ........................15
Triển vọng ngành thủy sản Việt Nam giai đoạn 2030 - 2045..............................................15
Giải pháp cho ngành thủy sản Việt Nam..........................................................................15
Để thuỷ sản xuất khẩu cạnh tranh được về giá phải tập trung vào giải quyết tốt các vấn đề..16
ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA
VIỆT NAM SANG HOA KỲ

I. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
1. Môi trường kinh tế
- Hoa Kỳ có một nền kinh tế phát triển
Hoa Kỳ có một trong những hệ thống kinh tế phát triển nhất trên thế giới. Báo cáo mới nhất
công bố ngày 27/1/2022 của Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
của nước này trong quý 4/2021 tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2020. Con số này vượt khá xa mức
tăng trưởng 2,3% trong quý 3/2021, cũng như kết quả cuộc khảo sát các chuyên gia kinh tế do
hãng tin Reuters tiến hành là 5,5%.
Tính chung cả năm 2021, kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng 5,7% - mức cao nhất kể từ năm 1984
tới nay và đảo chiều ấn tượng từ mức giảm sâu nhất trong 74 năm là 3,4% vào năm 2020.
- Tác động của đại dịch COVID - 19 tới nền kinh tế Hoa Kỳ
Các cuộc đóng cửa toàn cầu vào năm 2020/21 đã gây ra sự tàn phá cho nền kinh tế Hoa Kỳ.
Trên thực tế, nền kinh tế đã thu hẹp 3,4% vào năm 2020, thành tích tồi tệ nhất kể từ Thế chiến 2.
Do đó, Cục Dự trữ Liên bang đã bơm 2,3 nghìn tỷ đô la vào nền kinh tế vào đầu năm 2020 để đối
phó với những thách thức tài chính.
Tác động của COVID-19 đến các chỉ số kinh tế vĩ mô: Tác động của sự bùng phát COVID-
19 đối với các chỉ số kinh tế vĩ mô là rất nghiêm trọng. Tăng trưởng sản xuất công nghiệp và tăng
trưởng xuất khẩu đạt mức tỷ lệ trung bình hàng tháng tương ứng là -7,1% và -13,7% trong thời
gian từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2020. Chỉ số niềm tin doanh nghiệp giảm từ 99,1 vào tháng 1
xuống 98,4 vào tháng 5 năm 2020, trước khi phục hồi lên 101,4 vào tháng 1 năm 2021. Kể từ khi
chính phủ bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế, niềm tin kinh doanh đã được khôi phục ở mức độ nhẹ
vào nửa cuối năm 2020 và tiếp tục phục hồi trong năm 2021.
- Tỷ lệ lạm phát tăng cao trong những năm trở lại đây
Lạm phát ở Mỹ năm 2021 đã đạt tốc độ nhanh nhất trong gần 40 năm qua. Ngày
12/01/2021, Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Mỹ vào tháng 12-2021 đã tăng
7% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là tốc độ tăng theo năm nhanh nhất kể từ năm 1982. CPI đo
lường những gì người tiêu dùng phải trả cho hàng hóa và dịch vụ. Hiện nay, nhìn chung giá cả
mọi thứ từ ôtô, xăng dầu cho đến thực phẩm và quần áo ở Mỹ đều đang tăng với tốc độ nhanh
nhất trong nhiều thập niên, gây áp lực tài chính lên các hộ gia đình Mỹ.
- Thu nhập bình quân
Theo dữ liệu về mức thu nhập bình quân của người Mỹ từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ
(BLS), vào năm 2020, thu nhập trung bình của người Mỹ là 84.352 USD mỗi năm (trước thuế).
Con số này thể hiện mức tăng 1,81% so với cùng kỳ năm ngoái từ mức 82.852 USD của
năm 2019, đánh dấu lần đầu tiên thu nhập trung bình của người Mỹ vượt qua rào cản 80.000
USD. Trên thực tế, thu nhập trung bình của người Mỹ đã tăng hàng năm kể từ năm 2018. Trong
giai đoạn từ 2018 đến 2020 đã tăng thêm 5.717 USD. Điều này đánh dấu mức tăng trung bình
hàng năm là 4,68 %. Sự tăng lên về thu nhập bình quân sẽ dẫn đến xu hướng người dân tiêu dùng
nhiều hơn và đòi hỏi chất lượng hàng hoá ở mức cao hơn.
-> Hoa Kỳ có một trong những hệ thống kinh tế phát triển nhất trên thế giới và đất nước này
có một vị trí vững chắc trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ..
-> Hoa Kỳ được xác định là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam
trên tất cả các trụ cột hợp tác. Trong số đó, trụ cột hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ đã gặt hái được nhiều thành quả to lớn, góp phần đưa tổng thể quan hệ đối tác toàn diện đi
vào chiều sâu và thực chất, đáp ứng được lợi ích của Chính phủ, người dân và cộng đồng doanh
nghiệp hai nước.
2. Môi trường chính trị - pháp luật
Yếu tố chính trị:
- Tình hình chính trị tại Hoa Kỳ:
Các trường hợp khủng bố và tội ác căm thù ngày càng gia tăng. Các trường hợp tội phạm
và khủng bố có thể có tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh của Hoa Kỳ trong dài hạn.
- Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ:
Từ năm 1994, khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam, hải sản Việt Nam đã bắt
đầu được xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Từ năm 1994 đến tháng 7/2000, thậm chí trước khi Hiệp
định Thương mại song phương giữa Mỹ và Việt Nam được ký kết, kim ngạch xuất khẩu hải sản
của Việt Nam sang Mỹ ngày một tăng. Với việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam -
Hoa Kỳ, các nhà sản xuất thuỷ sản Việt Nam có cơ hội tăng thị phần tại thị trường quan trọng
này. Tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vẫn đối mặt với nguy cơ bị áp
thuế chống phá giá từ phía Mỹ.

Yếu tố pháp luật


- Một hệ thống pháp luật hiệu quả:
Hoa Kỳ có một trong những hệ thống pháp luật mạnh mẽ và hiệu quả nhất trên thế giới.
Xét về hiệu quả của khung pháp lý trong các quy định, quốc gia đã xếp thứ 8 toàn cầu, trong khi
xét về hiệu quả của khung pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp, Hoa Kỳ được xếp hạng thứ
11.
- Rủi ro về các yếu tố pháp luật trong tương lai:
Nhiều luật kinh doanh ở các tiểu bang. Các công ty hoạt động tại Mỹ phải tuân thủ một số
lượng lớn các quy định của liên bang và tiểu bang. Các quy tắc khác nhau và các trạng thái không
đồng nhất, điều này làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn trong việc đáp ứng các yêu cầu
để họ có thể hoạt động kinh doanh.
- Một số cơ quan liên quan và quy định của Mỹ đối với ngành hàng thuỷ sản nhập khẩu
+ Các cơ quan liên quan của Mỹ đối với thuỷ sản nhập khẩu.
Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ (FDA) là một cơ quan của Bộ Y tế (DHHS) và
chăm sóc sức khỏe cộng đồng (PHS). Tất cả các thực phẩm phải được sản xuất phù hợp với các
tiêu chuẩn của Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ. FDA có nhiệm vụ đảm bảo rằng các
thực phẩm nhập vào Mỹ phải là các sản phẩm an toàn, sạch, không độc hại, đúng nhãn mác với
đầy đủ các thông tin về sản phẩm. FDA đã triển khai một số chương trình an toàn thực phẩm.
Cục Hải quan Mỹ là một cơ quan trực thuộc Bộ tài chính Mỹ chịu trách nhiệm đánh giá và
thu thuế nhập khẩu, kiểm soát hàng hoá, con người và các đối tượng nhập vào hoặc xuất ra khỏi
nước Mỹ.
Cơ quan thuỷ, hải sản quốc gia Mỹ (NMFS) trực thuộc Vụ Hải dương quốc gia, Bộ Thương
mại Mỹ. Các sản phẩm hải sản nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu của cơ quan này và của cả Cơ
quan thực phẩm và dược phẩm Mỹ. NMFS quản lý ngành cá ở Mỹ và từ khi có đạo luật về thị
trường nông nghiệp năm 1946, NMFS cung cấp dịch vụ giám định chuyên ngành tự nguyện.
Chương trình giám định sản phẩm thuỷ sản của NMFS cung cấp một loạt các dịch vụ giám định
chuyên ngành nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy định áp dụng đối với thực phẩm. Hơn nữa, cơ
quan này còn cung cấp các dịch vụ chứng thực, phân loại và đánh giá chất lượng sản phẩm.
+ Các quy định của Mỹ đối với thuỷ sản nhập khẩu
Luật thực phẩm: Các thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ không chỉ là đối tượng chịu thuế nhập
khẩu mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và phẩm cấp để đảm bảo cung cấp thực
phẩm an toàn.
Đạo luật chống khủng bố sinh học năm 2002 (BTA): Việc ban hành đạo luật này tạo điều kiện
cho FDA phản ứng nhanh chóng trước các nguy cơ khủng bố và ra các báo hiệu khẩn cấp liên
quan đến việc cung cấp thực phẩm. Đạo luật này quy định rằng FDA và Hải quan cửa khẩu (CBP)
có thể cấm nhập các thực phẩm nhập khẩu không đăng ký theo quy định và các sản phẩm không
có đủ những thông tin cần thiết. FDA và CBP đã ban hành hướng dẫn thực hiện trong đó giải
thích các cơ quan chức năng làm thế nào để thực thi các quy định này. Theo bản hướng dẫn, trong
tám tháng đầu thực hiện, các cơ quan chức năng tập trung vào việc đào tạo hướng dẫn cho các
bên có liên quan thay vì từ chối tiếp nhận các lô hàng không đạt yêu cầu. Đạo luật bắt đầu có hiệu
lực từ 12/8/2004 và được áp dụng rộng rãi từ 1/11/2004. Đạo luật này có nhiều quy định được
xem như những rào cản thương mại đối với hàng hóa hiện đang và sẽ được nhập khẩu vào Mỹ.
Luật về nhãn hiệu hàng hóa ở Mỹ tồn tại nhiều quy định do các cơ quan chức năng khác nhau
ban hành nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu về nhãn hiệu, tên thương mại, tác quyền và sáng
chế. Đạo luật về Nhãn hiệu năm 1946 cấm nhập khẩu những sản phẩm làm nhái theo những
thương hiệu đã được đăng ký tại Hoa kỳ, hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Đạo luật Thuế
quan năm 1930 cho phép các cơ quan hảI quan Mỹ cấm nhập các sản phẩm từ nước ngoài mang
nhãn hiệu đã được các tổ chức, công dân Mỹ đăng ký tại Hoa kỳ. Các quy định của Mỹ cũng cho
phép các chủ sở hữu những đối tượng như nhãn hiệu hàng hóa và tác giả nộp đơn xin bảo hộ tại
cơ quan có thẩm quyền và nộp phí đăng ký theo quy định.
Các quy định về phụ gia thực phẩm. Các phụ gia thực phẩm phải được kiểm duyệt trước khi
đưa ra thị trường. Trước khi chào bán một loại thực phẩm hoặc phụ gia tạo màu vào thị trường
Mỹ, nhà sản xuất phải nộp đơn yêu cầu lên FDA để được phê duyệt. Một đơn xin phê duyệt về
thực phẩm hoặc phụ gia tạo màu phải có các bằng chứng thuyết phục rằng chất phụ gia đó thực sự
có tác dụng như dự kiến. FDA sau đó dựa trên cơ sở tiến bộ khoa học hiện có sẽ quyết định chấp
thuận nếu chất phụ gia đó an toàn theo các điều kiện sử dụng đã được đề xuất.
3. Môi trường văn hoá - xã hội
- Hoa Kỳ là quốc gia đông dân thứ ba trên thế giới:
Với tổng dân số khoảng 332 triệu người (Worldometer, 2021). Hoa Kỳ có dân số già lớn
và có thể gây ra nhiều vấn đề, đặc biệt là trong việc cung cấp lao động.
- Tiêu chuẩn sống cao
Người dân Mỹ có mức sống cao. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã xếp hạng 189
quốc gia về các thông số như tuổi thọ, khả năng tiếp cận giáo dục và mức thu nhập, xếp Mỹ thứ
17 trong 'Cập nhật Thống kê Chỉ số Phát triển Con người năm 2020'. Nhận thức của người Mỹ về
sức khỏe ngày càng cao, do đó các mặt hàng thực phẩm nói chung, thuỷ sản nói riêng muốn xuất
khẩu vào Mỹ cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn hết sức nghiêm ngặt ở thị trường này.
- Rủi ro trong tương lai
Dân số già giống như hầu hết các nền kinh tế phát triển, đã trở thành điều lo ngại ở Mỹ.
Nguồn tài chính của chính phủ sẽ ngày càng bị áp lực bởi nhu cầu của dân số già và lực lượng lao
động giảm sút. Các nghiên cứu và thông tin khác nhau từ Cơ quan An sinh Xã hội chỉ ra rằng
khoảng một phần ba tổng số người nghỉ hưu phụ thuộc vào các phúc lợi an sinh xã hội như là
nguồn thu nhập duy nhất của họ. Điều này cho thấy rằng gánh nặng về tài chính của chính phủ sẽ
tăng lên trong tương lai.
Các yếu tố văn hoá
- Văn hoá tiêu dùng của người Mỹ:
Người Mỹ vốn chuộng mua sắm các mặt hàng tại siêu thị và các hệ thống đại lý bán lẻ.
Giải thích cho việc mua sắm tại các siêu thị của người Mỹ chính là họ tin tưởng vào hệ thống cửa
hàng luôn đảm bảo chất lượng, chế độ bảo hành cũng như các điều kiện an toàn vệ sinh thực
phẩm. Theo Thống kê tiêu thụ thủy sản ở Mỹ năm 2019, 56% hải sản được mua tại các siêu thị và
hệ thống cửa hàng bán lẻ, trong khi 31% được mua tại các nhà hàng (phần trăm còn lại được đánh
bắt cá nhân, quà tặng hoặc không rõ nguồn gốc).
Mọi người nói chung có ý thức về sức khoẻ, tuy nhiên, văn hóa thức ăn nhanh đã góp phần
gây ra bệnh béo phì và các bệnh tật khác ở nước này. Đa số dân chúng có tư tưởng phóng khoáng;
tuy nhiên, đất nước đã chứng kiến những căng thẳng về chủng tộc gần đây khiến nhiều người nhớ
lại thời kỳ khó khăn mà đất nước đã trải qua vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Văn hoá kinh doanh của người Mỹ:
Đối với doanh nhân Mỹ, thời gian là tiền bạc nên bạn phải luôn đứng giờ trong mọi trường
hợp. Sự trễ hẹn và cẩu thả được xem là biểu hiện thiếu tôn trọng và sẽ làm cho đối tác không hài
lòng. Bên cạnh đó, những cử chỉ thường gặp là những cái bắt tay chặt và giao tiếp tự tin bằng mắt.
Họ có tính thực tế nhưng vẫn tạo không khí thoải mái, thân thiện và dễ chịu cho đối tác của mình.
Sự tự nhiên trong kinh doanh sẽ giúp loại bỏ các thủ tục rườm rà, tập trung vào vấn đề chính và
dễ dàng đạt được mục tiêu mong muốn.
Đối với quà tặng thì đây là một điều không được chấp nhận về mặt văn hoá vì họ xem
những khoản quà tặng có liên quan đến nạn tham nhũng. Doanh nhân Mỹ coi nó là một hành vi
hối lộ và làm ăn gian dối, không đúng đắn thậm chí nếu bị phát hiện thì các bên liên quan sẽ phải
đối diện với luật pháp Mỹ, đôi khi còn phải ra tòa. Do đó, bạn nên lưu ý việc này khi hợp tác với
những công ty Mỹ để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Phong cách chung của các doanh nhân người Mỹ là ít chú trọng đến nghi lễ, đi thẳng vào
vấn đề và muốn có kết quả nhanh. Trong văn hóa kinh doanh của người Mỹ thì khi đàm phán họ
thường xác định trước và rõ ràng những mục tiêu cần đạt được, chiến lược và dùng số liệu để
chứng minh cho các luận điểm của mình. Chính vì vậy, các doanh nhân Mỹ sẽ ưu tiên quan tâm
đến hiệu quả khi xem xét một vấn đề hợp tác, vì họ cho rằng chỉ những hoạt động thực tiễn và có
lợi nhuận mới thực sự có giá trị.
=> Dân số Hoa Kỳ có mức sống cao và có một hệ thống an sinh xã hội rộng khắp chăm
sóc cho những người hưu trí, người tàn tật và người thất nghiệp. Cách phân phối thu nhập ở Hoa
Kỳ tiếp tục là một trong những bất bình đẳng nhất trong tất cả các nền kinh tế lớn. Quốc gia cũng
phải đối mặt với nguy cơ thiếu lao động nghiêm trọng và tăng chi phí an sinh xã hội trong vài
thập kỷ tới do dân số già nhanh.
4. Môi trường tự nhiên
- Hoa Kỳ phải đối mặt với một số điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất trên thế giới. Quốc gia
này đã hứng chịu hơn 220 thảm họa thời tiết và khí hậu kể từ năm 1980. Riêng trong năm 2017,
có 15 thảm họa thời tiết và khí hậu với thiệt hại vượt quá 1 tỷ USD mỗi thảm họa. Ngoài những
thiệt hại về tài chính, những thảm họa này còn gây ra sự gián đoạn cho cuộc sống hàng ngày ở
quốc gia có nền công nghệ phát triển nhất thế giới.
- Hoa Kỳ duy trì các biện pháp quản lý định lượng đối với hàng nhập khẩu trong một số lĩnh
vực nhằm thực hiện các mục đích phi thương mại, trong đó có mục đích bảo vệ môi trường.
Có thể lấy ví dụ về trường hợp Hoa Kỳ cấm nhập khẩu cá ngừ được đánh bắt bằng công cụ
gây hại cho loài cá heo, hay cấm nhập khẩu tôm hoặc các sản phẩm từ tôm được đánh bắt bằng kỹ
thuật có thể gây hại cho loài rùa biển.
-> Với vị thế siêu cường của mình trong nền kinh tế thế giới, Mỹ cần phải chủ động hơn
trong hợp tác môi trường quốc tế, và tập trung vào bảo vệ khí hậu, đa dạng sinh học, và giảm sử
dụng hóa chất độc hại. Tổng thống đương nhiệm Biden đặt mục tiêu đạt được sự trung lập về
carbon ở Mỹ. Trong Tháng 1 năm 2021, chính quyền bắt đầu quá trình tái gia nhập hiệp định
Paris.
5. Môi trường công nghệ
Một số công nghệ nổi bật của Hoa Kỳ trong nuôi trồng thuỷ sản
- Công nghệ nuôi thuỷ sản trên biển của Hoa Kỳ:
Các trang trại nuôi thuỷ sản ngày càng lớn hơn, an toàn hơn và đang nằm xa bờ hơn. Sự
đổi mới trong nuôi trồng thủy sản cũng đang đến từ Hawaii (một tiểu bang của Hoa Kỳ), với
những thử nghiệm mới ở Vịnh Mexico. Các nhà điều hành phát triển lồng sâu dưới đáy đại
dương, cung cấp mức độ an toàn cao cho thuỷ sản và kiểm soát ô nhiễm thông qua cấu hình vỏ
cứng của nó. Hơn nữa, khi các trang trại tiến sâu hơn vào vùng biển khơi, mức độ phức tạp ngày
càng tăng để thúc đẩy quyền tự chủ, các nhà điều hành các doanh nghiệp đã sử dụng máy ảnh độ
nét cao và máy cho ăn tự động chìm để giảm nhu cầu đi lại của con người.
- Công nghệ nuôi trồng thuỷ sản trên bờ biển của Hoa Kỳ:
Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) đang trở nên phổ biến hơn với việc tái chế
nước và chất thải được tái sử dụng làm phân bón cho nông nghiệp. RAS có thể làm giảm tới 50%
lượng khí thải carbon của hải sản và cá trong các hệ thống này có thể được nuôi trong một môi
trường được kiểm soát và có thể truy xuất nguồn gốc mà không cần sử dụng hormone hoặc kháng
sinh. Các hệ thống này có thể được đặt ở hầu hết mọi nơi, kể cả gần các trung tâm đô thị.
Một đổi mới công nghệ nữa bổ sung tốt cho các hệ thống đánh bắt trên bờ là sự ra đời của
cá hồi biến đổi gen.. Với sự tham gia của kỹ thuật di truyền (giúp giảm 50% thời gian trưởng
thành của cá), việc sử dụng RAS giúp cá hồi đã biến đổi tránh xa nguồn gen của quần thể bản địa.
Hoa Kỳ là một quốc gia đi đầu về công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao. Việc áp dụng
những công nghệ hiện đại trong nuôi trồng thuỷ hải sản giúp kiểm soát môi trường và dịch bệnh
nhằm mục tiêu tạo dựng được uy tín, xây dựng thương hiệu, tăng năng xuất, sản lượng thủy sản
của các doanh nghiệp nội địa, điều này sẽ gây áp lực cạnh tranh lên các doanh nghiệp nuôi trồng
thuỷ sản trên thế giới muốn xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

II. MÔI TRƯỜNG NGÀNH


1. Khách hàng
Hiện nay, người Mỹ đang cố gắng ăn uống lành mạnh hơn, và tiêu thụ nhiều hải sản là một
phần trong kế hoạch của họ. Theo Khảo sát thực phẩm & sức khỏe năm 2021 từ Hội đồng Thông
tin Thực phẩm Quốc tế (IFIC), ¼ người tiêu dùng Mỹ đang ăn nhiều cá và thủy hải sản hơn so với
một năm trước. Họ đã ăn 19,2 pound hải sản/ bình quân đầu người vào năm 2019; tăng 0,2 pound
trong năm 2018, theo các tính toán của Viện Thủy sản Quốc gia (NFI).
Trước khi đại dịch Covid 19 diễn ra có thể thấy lượng tiêu thụ hải sản ở Mỹ đã tăng lên
đáng kể. Năm 2019, các ngư dân thương mại Hoa Kỳ đã đánh bắt 9,3 tỷ pound hải sản có trị giá
5,5 tỷ USD. Hoa Kỳ còn là quốc gia tiêu dùng hải sản lớn thứ hai trên thế giới, ăn khoảng 6,3 tỷ
bảng năm 2019.
Sau năm 2020 và 2021 đầy biến động từ dịch bệnh Covid, ngành hải sản của Mỹ đã có
những chuyển hướng tích cực. Doanh thu hải sản tươi trong nửa đầu năm 2021 tăng 33,6% so với
năm 2019 và 9,6% so với nửa đầu năm 2020, đạt 3,7 tỷ USD.
Theo 1 nghiên cứu từ State of the Nation đã cho ra kết quả liên quan đến thói quen mua
sắm ăn uống cũng như nhận thức của người Mỹ về việc tiêu dùng thủy hải sản.
- Thứ 1, tiêu thụ hải sản đã tăng 12% trong năm ngoái. Điều này trái ngược hoàn toàn với các
báo cáo dữ liệu tiêu dùng thực phẩm khác. Lý do 1 phần là người tiêu dùng đang dần quan tâm
đến sức khỏe của chính họ, 1 phần là do hương vị và tính ngon miệng của hải sản đem lại do có
thể chế biến được vô số món từ hải sản.
- Thứ 2, nghiên cứu chỉ ra rằng 70% người tiêu dùng thủy sản nghĩ rằng 'tính bền vững là quan
trọng'. Nghĩa là nguồn cung thủy sản ở Mỹ sẽ không xảy ra quá nhiều biến động trước sự thay đổi
môi trường trong và ngoài nước; và các nhà bán lẻ sẽ không gặp quá nhiều khó khăn trong việc
tìm nhà cung cấp.
- Thứ 3, theo nhận thức về lợi ích sức khỏe, khách hàng sẽ có xu hướng tìm hiểu nhiều thông
tin hơn về nguồn hải sản họ đang tiêu dùng. Đối với những người không phải là tín đồ của hải
sản, họ vẫn có mong muốn có thêm kiến thức về các loài cá và thủy sản khác. Do đó, dù ít hay
nhiều người tiêu dùng Mỹ cũng đang dần nhận thức được tầm quan trọng của hải sản đối với sức
khỏe của họ.
Như vậy có thể thấy người Mỹ có ảnh hưởng không nhỏ tới ngành thủy sản tại nước này.
Lần đầu tiên, thủy sản trở thành lựa chọn phổ biến nhất của người tiêu dùng Mỹ để thay
thế thịt. Theo các cuộc khảo sát, trong hơn 2 năm, người tiêu dùng Mỹ hạn chế lượng tiêu thụ
thịt bò. Ngoài ra, 1/5 người tiêu dùng giảm tiêu thụ thịt và muốn chuyển sang tiêu thụ thủy sản
để thay thế. Việc này sẽ tăng đáng kể mức tiêu thụ thủy sản và các sản phẩm thủy sản ở Mỹ.
Trước lượng tiêu thụ lớn và đa dạng từ nhu cầu trong nước, ngoài sử dụng nguồn hải sản trực
tiếp từ việc khai thác trong nước, Mỹ còn nhập 1 số lượng lớn các loại hải sản từ các quốc gia
khác. Hiện nay nhập khẩu hiện chiếm 84% tổng tiêu thụ thủy sản của Mỹ. Trong khi đó, các
nhà sản xuất thủy sản tại đây rất khó khăn để bắt kịp nhu cầu. Và khi nguồn cung nội địa trì
trệ và nhu cầu tăng khiến Mỹ phải mở rộng cửa thị trường thủy sản của mình. Đây cũng chính
là cơ hội cho các nước có lợi thế về ngành thủy sản xuất khẩu hàng sang Mỹ, trong đó có Việt
Nam. Ngoài ra, đối với các loại thủy sản được nhập vào Mỹ sau khi trải qua kiểm định chất
lượng gắt gao cũng được người tiêu dùng Mỹ hết sức ưa chuộng.

2. Nhà cung cấp


Với sự phát triển mạnh của ngành chế biến và XK thủy sản, nhu cầu thị trường đối với sản
phẩm của Việt Nam ngày càng gia tăng, trong khi sản xuất nguyên liệu trong nước có tính mùa vụ
và không đáp ứng được hết nhu cầu gia tăng XK. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vừa tăng
cường thu gom nguyên liệu trong nước, vừa chọn giải pháp linh hoạt và hiệu quả NK nguyên liệu
thủy sản để sản xuất xuất khẩu và gia công xuất khẩu.
Sản xuất thức ăn chăn nuôi chuyên dụng, các thiết bị như thiết bị xay xát và trộn, máy đùn và
máy sấy viên đã được báo cáo chủ yếu được nhập khẩu từ Pháp, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Trung
Quốc, Hà Lan, Thái Lan, Đức.
Tình hình Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp làm gián đoạn hoạt động nhập khẩu thức ăn,
nguyên liệu, máy móc, thiết bị phục vụ cho nuôi trồng thủy sản,... Mặc dù thị trường tiêu thụ thu
hẹp, khó khăn nhưng giá các sản phẩm của ngành chăn nuôi, thủy sản lại tăng do giá thức ăn tăng.
Hiện giá thức ăn cho chăn nuôi và thủy sản cao hơn khoảng 20-30% so với trung bình, giá con
giống tăng khoảng 25% khiến giá bán tăng theo.
Do đó, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng thuỷ sản cần tìm ra giải pháp để giảm tối đa
tác động của việc chi phí thức ăn tăng lên đối với hiệu quả sản xuất của ngành, tìm giải pháp công
nghệ, tìm nguồn nguyên liệu thay thế các nguyên liệu đang khan hiếm và có giá thành cao để chủ
động sản xuất. Đây là bước đi lâu dài, “gỡ” bài toán về thức ăn cho nuôi trồng thủy sản, ổn định
sản xuất và tăng sức cạnh tranh.

3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại


Thủy hải sản đã trở thành thực phẩm được ưa chuộng của người dân Mỹ và ngành thủy sản
cũng từ đó mà ngày càng phát triển. Xét trên thị trường Mỹ đã có rất nhiều nhà cung cấp thủy sản
( đánh bắt, chế biến trực tiếp); các công ty kinh doanh sản phẩm từ thủy sản ( hải sản tươi, hải sản
đóng hộp, món ăn chế biến từ hải sản) và cả những nhà cung cấp, đối tác từ nước ngoài. Điều này
dẫn đến sự cạnh tranh tương đối gay gắt trên thị trường thủy sản Mỹ.
Có thể kể đến 1 số đối thủ có tiếng tại Mỹ như:
1. Hiệp hội cá nheo Mỹ: Các doanh nghiệp, nhà nuôi trồng thủy sản tại Hoa Kỳ liên kết với
nhau thành hiệp hội, được hưởng nhiều ưu đãi từ chính phủ và cùng đối phó với những sản phẩm
nhập khẩu từ nước ngoài.
2. Sizzlefish: Cung cấp hầu hết các loại hải sản từ cá đến tôm, sò, cua, trai,.. Đây được coi
là nhà cung cấp uy tín khi có tới 12.000 đánh giá của khách hàng - với mức trung bình 4,9/5 sao
trên 1 trang web về hải sản.
3. Vital Choice 4. Cameron’s Seafood 5. Fulton Fish Market
Chỉ nói đến các doanh nghiệp nội địa ta có thể thấy vô vàn sự lựa chọn khác nhau. Những
doanh nghiệp này không chỉ trực tiếp khai thác thủy sản từ trong nước mà còn nhập từ nước
ngoài. Theo 1 số báo cáo gần đây, 35-38% lượng thủy sản tiêu thụ tại Mỹ được sản xuất trong
nước, nghĩa là khoảng 62 – 65% số lượng còn lại là nhập từ các nước khác; thậm chí có thời điểm
lên tới 84%. Một số nhà xuất khẩu chính của Mỹ là Trung Quốc, Thái Lan, Canada, Indonesia,
Việt Nam và Ecuador với các mặt hàng chính bao gồm tôm, cá nước ngọt, cá ngừ, cá hồi, cá xay,
cua và mực.
Ấn Độ là nước xuất khẩu tôm số 1 vào thị trường Hoa Kỳ, chiếm khoảng 38% về khối lượng
và 36% về giá trị tính đến tháng 11/2021. Tôm cũng là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất của
Mỹ với chỉ trong 11 tháng của năm 2021, nước này đã nhập gần 810.000 tấn tôm trị giá đến 7,2 tỷ
USD. So sánh với ngành tôm và một số sản phẩm chủ lực của Việt Nam với Ấn Độ khi xuất khẩu
sang các thị trường khác, giá thành của Việt Nam cao hơn khoảng 10 - 30%. Có nhiều yếu tố tác
động tạo ra giá thành sản phẩm cao (từ giống, thức ăn, các vật tư đầu vào, tổn thất sau thu hoạch,
các yếu tố hành chính... đặc biệt là chi phí logistics của Việt Nam vẫn ở mức cao hơn). Đây cũng
là yếu tố quan trọng tác động đến lợi thế cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam khi đặt lên bàn cân
với Ấn Độ.
Năm 2020, Mỹ nhập khẩu từ các nhà cung cấp thủy sản hàng đầu là Canada, với giá trị NK
thủy sản 3,0 tỷ USD, Ấn Độ (2,5 tỷ USD), Chile (2,2 tỷ USD), Indonesia (2,1 tỷ USD) và Trung
Quốc (1,7 tỷ USD).
Xu hướng tiêu dùng thủy sản vì lợi ích sức khỏe đang ngày càng lan rộng tại Mỹ, cùng với
việc tăng thu nhập khả dụng và phát triển thủy sản đã thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành thủy sản
tại Mỹ. Sự tăng trưởng này vừa hấp dẫn những doanh nghiệp tiềm năng, vừa củng cố vị thế và
thúc đẩy tính cạnh tranh của các nhà cung cấp, doanh nghiệp có tiếng tại thị trường này. Đối với 1
quốc gia xuất khẩu như Việt Nam, đây có thể là 1 bất lợi không nhỏ. Vì thủy sản là ngành phân
tán, có nhiều quốc gia cùng tham gia thị trường này nhưng không có quốc gia nào giữ vị trí độc
tôn chi phối các quốc gia còn lại nên sự cạnh tranh rất lớn cho dù đây là ngành chiếm ưu thế tại
nước ta. Việt Nam sẽ phải đối diện với một vài khó khăn như khó rút khỏi việc xuất khẩu thủy sản
sang Mỹ vì Mỹ vẫn là 1 trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.

4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn – Rào cản gia nhập ngành
Số lượng người dân Mỹ tiêu dùng hải sản đang dần tăng lên, điều này đã hấp dẫn những nhà
kinh doanh đang nhen nhóm ý định đầu tư vào ngành thủy sản tại Mỹ. Tuy nhiên để tồn tại trong
thị trường đó là không khó nhưng để vươn lên cạnh tranh trở thành nguồn cung cấp thủy sản lớn
tại Mỹ thì còn phải đối mặt với nhiều rào cản.
Thứ nhất, về chi phí:
- Theo quy mô nhỏ
Chi phí gia nhập ngành thủy sản không cao, thường là các ao, trang trại cá do 1 vài người
nông dân lập lên. Chỉ cần một hồ nước hoặc ao được bảo đảm và có rào chắn; sau đó tiến hành
nuôi cá, tôm... Các hoạt động của loại trang trại này chỉ đơn giản cho cá ăn, quan sát thường
xuyên cũng như bảo trì thường xuyên trong trường hợp thiệt hại cho cá. Hàu, ngao và một số
trang trại nuôi trồng thủy sản thân mềm khác thậm chí không cần cho ăn. Tuy nhiên kinh doanh
theo loại hình này thì thị trường chủ yếu là các chợ hải sản, bán trực tiếp cho người dân; ít khi
phục vụ cho hoạt động sản xuất thủy sản quy mô lớn do chất lượng cá, hàm lượng thức ăn cho cá
ăn chưa được kiểm định chặt chẽ.
- Theo quy mô lớn – phục vụ chủ yếu cho sản xuất hay buôn bán số lượng lớn
Chi phí đầu tư cho hoạt động kinh doanh tương đối lớn, bao gồm việc thuê – xây các ao
hồ, trang trại rộng lớn; mua lượng lớn thức ăn phục vụ nuôi trồng; mua các thiết bị, máy móc hiện
đại để gia tăng năng suất; ….
+ Thuê – xây dựng trạng trại cá là khoản đầu tư bắt buộc và có ảnh hưởng lớn đối với việc
nuôi trồng sau này. Cần chọn độ sâu vừa phải, tiêu chuẩn về lượng nước và chất lượng nước nuôi;
tiến hành xử lí, làm sạch định kì… Chi phí vào khoảng 3 – 4 triệu đô và cũng có thể biến động
tùy vào loại thủy sản nuôi trồng
+ Thức ăn, cá giống: như đã kể trên, hiện nay nguồn cung thức ăn và cá giống bị gián đoạn
nhiều do đại dịch Covid 19; từ đó kéo theo giá thành tăng lên 10-30 % so với trung bình. Điều
này làm dôi thêm chi phí để duy trì hoạt động nuôi trồng thủy sản. Ví dụ, giá cho thành phần
chính trong thức ăn dao động từ 1.386 USD/tấn đến 1.919 USD/tấn một vài năm trở lại đây. Đó là
mức tăng gần 40% đối với một mặt hàng chiếm gần 50% đầu vào, thức ăn chăn nuôi, chiếm
khoảng 50-80% chi phí phát triển.
+ Máy móc, thiết bị hiện đại: Đây cũng là khoản chi phí cần thiết và chiếm tỷ trọng chi phí
tương đối lớn. Nó phục vụ cho các hoạt động từ bắt đầu nuôi, tự động cho ăn, lọc nước, giảm
bệnh tật cho tôm cá… Thực tế cho thấy các trang trại cá hiện đại cho ra sản lượng gấp 58 lần so
với các trang trại truyền thống. Các trang trại truyền thống có thể sản xuất 34 tấn cá mỗi ha mỗi
năm, nhưng với công nghệ phù hợp, các trang trại thế hệ tiếp theo có thể thu hoạch tới 2.000 tấn
mỗi ha mỗi năm trong môi trường trong nhà, chống biến đổi khí hậu, an toàn sinh học và không
có kháng sinh.
Bên cạnh những chi phí trên, còn có các loại chi phí phát sinh khác như chi phí bù đắp
thiệt hại khi cá tôm bị bệnh, chi phí bảo trì, sửa chữa máy móc; chi phí lọc nước trang trại định
kỳ... Như vậy để có thể tham gia vào mô hình kinh doanh này cần có nguồn tài chính đủ lớn, có
hiểu biết chắc chắn về nuôi trồng thủy sản và cả kiến thức về sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại.
Thứ hai, về các luật lệ, thuế quan:
Dẫu biết việc sử dụng thủy hải sản tươi sạch đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe; tuy nhiên
việc khai thác thủy sản quá mức sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường và cả các loài thủy sản đang
được nuôi trồng. Do đó, chính phủ Mỹ cũng đã đưa ra nhiều điều luật nhằm đưa các hoạt động
nuôi trồng, khai thác thủy hải sản vào một mức độ cho phép và có thể kiểm soát được. Đây cũng
là rào cản lớn nhất đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp mới muốn tham gia vào thị trường này.
Phần lớn luật nuôi trồng thủy sản được tạo thành từ các quy định có sẵn, chẳng hạn như
các hành vi bảo vệ - như Đạo luật nước sạch và Đạo luật các loài có nguy cơ tuyệt chủng do hoạt
động nuôi cá có thể có tác động môi trường có khả năng gây hại ở các khu vực địa lý nhạy cảm.
Hay các quy định của chính phủ Mỹ đã làm giảm hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cá hồi Na Uy
(Asche và Roll 2013) và giảm cả tính cạnh tranh kinh tế của ngành. Hoa Kỳ có bộ quy định về
môi trường nghiêm ngặt đứng thứ ba và tỷ lệ nuôi trồng thủy sản thấp thứ hai trong số 95 quốc
gia tham gia vào ngành thủy sản.
Có thể thấy 1 số tác động đến sự phát triển của nuôi trồng thủy sản trong nước xuất phát từ
khung pháp lý của Hoa Kỳ đã được tìm thấy bao gồm: (1) giảm khả năng cạnh tranh với hàng
nhập khẩu có giá thấp hơn mà không phải tuân theo cùng một mức độ quy định và thực thi
nghiêm ngặt; (2) cản trở phát triển kinh doanh nuôi trồng thủy sản biển do thiếu khung điều tiết rõ
ràng cho ngành nuôi trồng thủy sản; (3) thời gian và nhân lực dành cho việc tuân thủ tổng thể bộ
quy định mà các doanh nghiệp văn hóa thủy sản phải đối mặt thay vì đổi mới và hiệu quả (Engle
and Stone 2013; Kite-Powell Et al. 2013).
Tuy nhiên, bên cạnh những điều lệ được áp dụng trong nước, chính phủ Mỹ cũng áp dụng
thuế quan đối với các loại thủy hải sản nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này vừa giúp các DN trong
nước có cơ hội phát triển vừa đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng do các kĩ thuật kiểm
định nghiêm ngặt. Có thể kể đến các quy định mà Mỹ áp dụng với hàng nhập khẩu từ nước khác:
Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về kiểm soát dư lượng hóa chất trong các sản
phẩm thuỷ sản và hàm lượng thuỷ ngân trong cá ngừ, các mức xử lý đối với thực phẩm có khuyết
tật; các quy định về kiểm dịch, nhãn mác, về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, về truy xuất nguồn
gốc sản phẩm; … Đây có thể là khó khăn đối với các nước muốn mở rộng thêm thị trường thủy
sản ra Hoa Kì. Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn sau 2 vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa và tôm.
Các mặt hàng này đã bị áp thuế chống bán phá giá khiến giá bán tăng lên ảnh hưởng đến khả năng
tiêu thụ của các mặt hàng này.
Như vậy, nhìn chung rào cản gia nhập vào ngành thủy sản tại thị trường Mỹ không quá
mạnh mẽ, hoàn toàn có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp muốn lấn sân và đầu tư vào ngành
công nghiệp này. Và có lẽ điều này cũng gây áp lực đối với nhiều nhà xuất khẩu thủy sản của Mỹ.
Khi thị trường trong nước ngày càng mở rộng và phát triển, khả năng đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng càng tăng, nhu cầu nhập thực phẩm từ nước ngoài sẽ giảm đi. Mỹ mặc dù vẫn là
1 trong những thị trường tiềm năng về tiêu thụ hải sản của Việt Nam, song để có thể duy trì được
mức độ xuất khẩu trong một thời gian dài thì nước ta cần có thêm nhiều mặt hàng hiếm hơn và đạt
chất lượng cao hơn.

5. Các sản phẩm thay thế


Mặc dù những năm gần đây ngành thủy sản Mỹ đang dần phát triển, người dân Mỹ cũng bắt
đầu tiêu thụ nhiều hải sản tươi sống có lợi cho sức khỏe. Nhưng cũng không thể phủ định việc Mỹ
vẫn là 1 trong số những quốc gia tiêu thụ thịt lớn nhất thế giới. Năm 2020, Mỹ là quốc gia tiêu thụ
thịt bò lớn nhất thế giới và đứng thứ 3 về quốc gia tiêu thụ nhiều thịt nhất. Burgers, thịt xông
khói, bít tết, và các sản phẩm từ thịt khác từ lâu đã trở thành những món ăn yêu thích của người
Mỹ. Ngoài ra, với tính chất công việc và thói quen ăn uống, thức ăn nhanh cũng trở thành văn hóa
ăn uống của họ. Như vậy, đối với ngành thủy sản trong nước và các đối tác xuất khẩu của Mỹ,
việc chuyển hướng dần sang tiêu thụ thủy sản của người dân Mỹ vẫn còn gặp nhiều khó khăn và
đòi hỏi cần 1 khoảng thời gian dài hơn nữa.
Nhưng đối với các nước xuất khẩu, không chỉ chịu áp lực thay thế từ các nhóm thực phẩm
khác mà còn từ các loại mặt hàng thủy sản khác trong chính thị trường này. Thị trường thủy sản
của Mỹ rộng lớn, phát triển nhanh kéo theo sự đa dạng, phong phú về chủng loại hải sản. Người
dân Mỹ tiêu dùng các loại mặt hàng thủy sản khác nhau nhằm đáp ứng được nhu cầu về sức khỏe
và thưởng thức của họ, do đó đối với những mặt hàng nội địa không phổ biến, Mỹ sẽ thực hiện
hoạt động nhập khẩu từ các quốc gia khác. Mỹ giao lưu, thương mại với rất nhiều nước như
Trung Quốc, Canada, Hàn Quốc, Việt Nam, … nên quy mô, số lượng và mức độ phong phú của
thực phẩm hải sản cũng tăng lên. Điều này đã dẫn đến sự cạnh tranh khá gay gắt giữa các mặt
hàng với nhau
Ví dụ như sản phẩm chủ lực của Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ là tôm, cá tra, cá basa, cá
ngừ. Nhưng do ngành thủy sản có chủng loại sản phẩm rất phong phú, nên những sản phẩm chủ
lực của Việt Nam gặp nhiều sự cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế như: Cá phi lê, tôm hùm
(Canada); Cá nheo, cá rô phi (Hoa Kỳ); Cá bống tượng; Cá điêu hồng; Cá rô phi (Đài Loan); Cá
chim trắng
Trước tình trạng này thì Việt Nam cũng cần mở rộng, khai thác thêm nhiều loại thủy sản khác
nhau; tăng độ đa dạng cho các mặt hàng xuất khẩu để tăng khả năng tiêu thụ tại thị trường Mỹ.
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG HOA KỲ
1. Tổng quan về ngành thuỷ sản Việt Nam
Tổng quan:
- Tổng sản lượng thủy sản (2021): 8,73 triệu tấn. Trong đó:
+ Khai thác: 3,92 triệu tấn.
+ NTTS: 4,8 triệu tấn, tăng khoảng 4,17% so với năm 2020.
- Kim ngạch XK 2021: khoảng 8,9 tỷ USD, riêng mặt hàng tôm xuất khẩu đạt 3,88 tỷ
USD, xuất khẩu cá tra đạt trên 1.6 tỷ USD, hải sản đạt 3,4 tỷ USD.
- Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia:
+ Chiếm 4-5% GDP.
+ Chiếm 9-10% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia.
+ Đứng thứ 5 về giá trị xuất khẩu (sau: điện tử, may mặc, dầu thô, giày dép).
Sản lượng thủy sản:
Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 8%, trong đó sản lượng nuôi trồng
thủy sản chiếm 54%, khai thác chiếm 46%.
Từ năm 1995-2020: sản lượng thủy sản Việt Nam tăng mạnh, gấp hơn 6 lần: từ
1.3 triệu tấn (1995) lên 8.4 triệu tấn (2020).
Xuất khẩu thủy sản:
Từ 1997-2020: xuất khẩu tăng gấp 11 lần, tăng trưởng trung bình hàng năm 10%, từ 758
triệu USD lên 8.5 tỷ USD. Năm 2021, xuất khẩu đã đạt đỉnh với 8.9 tỷ USD.
Sản phẩm xuất khẩu:
NTTS: sản phẩm chủ yếu là tôm và cá tra; xuất khẩu tôm chiếm tỷ trọng cao nhất: khoảng
45%, tăng trưởng cao nhất và ổn định nhất; xuất khẩu cá tra chiếm 17.7%. Xuất khẩu hải sản
chiếm 30-35% tổng xuất khẩu thủy sản, tăng trưởng TB hàng năm 11%.
Thị trường xuất khẩu:
Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang hơn 160 thị trường, các thị trường chính bao gồm: Mỹ,
EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN.
Trong những năm gần đây: xuất khẩu sang EU đang chững lại, sang Hàn Quốc và ASEAN
ổn định, xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản tăng trưởng khả quan.

2. Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Năm 2021, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ đạt kỷ lục 2 tỷ USD, tăng 27% so với
năm 2020, chiếm 23% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Mỹ vẫn là bạn hàng tiêu thụ lớn
nhất của Việt Nam. Riêng tháng 12/2021, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt 176 triệu USD, tăng
32% so với cùng kỳ 2020.
Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Mỹ bao gồm tôm, cá tra và các mặt
hàng hải sản. Mỹ đang đứng đầu các thị trường nhập khẩu tôm, cá tra, cá ngừ, cua ghẹ của
Việt Nam và đứng thứ 2 nhập khẩu các mặt hàng cá biển.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2021 quốc gia này đã tăng mạnh
NK tôm, với trên 897 nghìn tấn tôm, trị giá trên 8 tỷ USD, tăng lần lượt 20% và 24% so với
năm 2020.
Trong đó, Mỹ NK từ Việt Nam hơn 88 nghìn tấn tôm, tăng 33% so với năm 2020. Giá
trung bình tôm Việt Nam NK vào Mỹ tăng 4% từ 10,5 lên 11 USD/kg.
Trong năm qua, giá trung bình NK tôm vào Mỹ tăng 4% đạt trên 8,9 USD/kg. Nhìn chung
giá trung bình NK tôm từ các nguồn cung chính đều tăng. Tôm Ecuador NK vào Mỹ có giá
trung bình tăng mạnh nhất, tăng 19% từ 6,26 USD lên 7,43 USD/kg.
Một mặt hàng chủ lực khác của Việt Nam tại Mỹ là cá tra cũng có những tín hiệu tích cực.
Việt Nam đang là nhà cung cấp cá tra đông lạnh hàng đầu cho thị trường Mỹ, chiếm 90-95%
tổng giá trị nhập khẩu cá tra của nước này. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản
Việt Nam (VASEP), năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 370,6 triệu USD,
tăng gấp đôi so với năm 2020. Sự tăng trưởng mạnh này là nhờ nhu cầu thị trường tăng và một
số doanh nghiệp được hưởng thuế chống bán phá giá bằng 0%.
3. Cơ hội và thách thức
- Cơ hội:
Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại Mỹ tăng
Sự phục hồi của ngành dịch vụ thực phẩm ở Mỹ sẽ hỗ trợ tiêu thụ thủy sản vào năm 2022.
Hiệp hội các nhà sản xuất dịch vụ ăn uống quốc tế (IFMA) dự kiến năm 2022, tăng trưởng ngành
dịch vụ thực phẩm đạt 4,9% so với năm 2021.
Hơn nữa, chi tiêu tiêu dùng thực phẩm tại phân khúc nhà hàng năm 2022 được dự báo sẽ gần
trở lại mức 2019 và tăng 8% so với năm 2021. Ngoài ra, chi tiêu tiêu dùng thực phẩm tại siêu thị
trong năm 2022 được dự báo sẽ tăng 7,8% so với năm 2021 lên 38,8 tỷ USD, tương đương với
mức 119% của năm 2019. Do đó, sự phục hồi nhu cầu tại các nhà hàng và tăng trưởng nhu cầu
thực phẩm tại siêu thị vào năm 2022 sẽ hỗ trợ tiêu thụ thủy sản ở Mỹ.
Do Mỹ là thị trường xuất khẩu tôm và cá tra lớn nhất của Việt Nam, sự phục hồi của ngành
dịch vụ ăn uống được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho triển vọng tăng trưởng xuất khẩu cho thủy sản
Việt Nam.
VASEP nhận định, xuất khẩu tôm sang Mỹ dự kiến sẽ tăng mạnh vào năm 2022 do Việt Nam
chuyển sang trạng thái thích ứng linh hoạt với đại dịch COVID-19 sẽ giúp nước ta chiếm được thị
phần tại thị trường Mỹ.
Thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam đang giảm
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) thông tin, Bộ Thương mại Mỹ
(DOC) đã công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 16
(POR16) đối với các lô hàng cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn
từ ngày 1/8/2018 - 31/7/2019.
2 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam là Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp)
và Công ty cổ phần Nam Việt (An Giang) đã được hưởng mức thuế suất là 0%.
Theo VASEP, đây là tin vui đối với 2 doanh nghiệp trên và cũng là tín hiệu tích cực cho xuất
khẩu cá tra sang thị trường Mỹ. Ngoài ra, một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra khác của Việt
Nam cũng được giảm mức thuế chống bán phá giá. Với kết quả của kỳ xem xét này, doanh nghiệp
cá tra Việt Nam đã bỏ bớt được áp lực tại các thị trường lớn; đồng thời, giảm tải cho các thị
trường xuất khẩu khác vẫn đang bị ảnh hưởng của khủng hoảng COVID-19.
-> Đây cũng là điều kiện tốt thúc đẩy khối lượng hàng cá tra sang Mỹ trong thời gian tới.
Ngoài ra, Mỹ tăng gấp đôi thuế chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu từ Ấn Độ từ 3%
lên 7,15% vào tháng 11/2021, đã nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các nước đối thủ khác; trong
đó có Việt Nam.

- Thách thức:
Mỹ mở rộng Chương trình Giám sát thủy sản nhập khẩu SIMP và dự luật IUU.
Chương giám sát thủy sản nhập khẩu (SIMP) chống các hoạt động khai thác hải sản bất
hợp pháp (IUU) và gian lận hải sản vào nước này được triển khai từ năm 2018, sẽ khiến thủy
sản xuất khẩu sang thị trường bị kiểm soát nguồn gốc chặt hơn. Ở thời gian đầu triển khai,
chương trình được thiết lập dành cho 13 loài nằm trong nguy bị đánh bắt trong đó cá ngừ. Cá
ngừ lại sản phẩm cá biển chủ lực của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ.
Tuy nhiên, vào tháng 10/2021, Uỷ ban Tài nguyên Thiên nhiên của Hạ viện Mỹ đã
thông qua Đạo Luật HR 3075, Đạo luật phòng chống đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo
và không theo quy định (IUU), bằng một cuộc bỏ phiếu trong tuần từ 11-17/10/2021. Đạo luật
này sẽ thúc đẩy việc áp dụng Chương trình Giám sát Thuỷ sản Nhập khẩu (SIMP) cho tất cả
các loài và cung cấp nhiều dữ liệu hơn.
Dự luật này sẽ mở rộng việc áp dụng SIMP từ 13 loài lên tất cả các loài, bổ sung thêm
chi tiết bắt buộc để xem xét điều kiện lao động, cải thiện việc phát hiện hàng NK có nguy cơ
vi phạm lao động và đánh bắt IUU. Dự luật cũng sẽ:
+ Tăng cường điều phối liên ngành và chia sẻ dữ liệu.
+ Thiết lập các yêu về truy xuất nguồn gốc và ghi nhãn thủy sản.
+ Thiết lập các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc và ghi nhãn thủy sản.
+ Tăng cường tiếp cận về an toàn thuỷ sản và gian lận.
+ Cải thiện việc kiểm tra thuỷ sản và thực thi liên bang về gian lận thuỷ sản.
Tăng cường quản lý nghề cá quốc tế, bao gồm cả việc mở rộng thẩm quyền của Mỹ để
thu hồi các đặc quyền tại cảng đối với tàu cá liên quan đến đánh bắt IUU và mở rộng tiêu chí
xác định hoạt động đánh bắt IUU bao gồm buôn bán người, cưỡng bức lao động, và các vi
phạm quyền lao động khác
Việc ra những rào cản trên, theo VASEP, các nhà nhập khẩu Việt cần nhận diện rõ
những thách thức mà họ sẽ phải đối mặt trong hoạt động sản xuất xuất chế biến xuất khẩu của
mình. Từ đó cần thủ nghiêm ngặt các quy định một cách có trách vững đối thị trường này.
Yêu cầu khắt khe về chất lượng
Tiêu chuẩn hữu cơ Mỹ USDA NOP nghiêm khắc quy định về chất bảo quản và thành
phần hóa học khi chế biến. Các nhà xuất khẩu muốn xuất hàng vào Mỹ phải lấy được giấy
chứng nhận chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với bộ tiêu chuẩn HACCP. Vấn
đề đặt ra hiện nay là các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe và nhiều hơn, việc áp dụng nghiêm
ngặt cũng như thích ứng cùng xu thế là điều cần thiết. Tuy vậy, tại Việt Nam những tiêu chuẩn
chất lượng và quy trình kiểm tra nghiêm ngặt chỉ có tại các trại nuôi lớn hoặc những mô hình
liên kết chuỗi với Doanh nghiệp chế biến. Chưa kể quy trình kiểm định chất lượng này vẫn ít
nhiều chưa chuyên nghiệp và còn nhiều lỗ hổng.
Áp lực cạnh tranh lớn từ Ấn Độ và Ecuador trên thị trường Mỹ
Mặc dù xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ đã có những bước tiến
đáng kể như trên, nhưng vẫn còn rất nhiều những thách thức cần phải vượt qua.
Hầu hết sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ dưới dạng sơ chế, hàm lượng
giá trị gia tăng không cao nên chưa thu được nhiều lợi nhuận. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam
gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả, chất lượng, phương thức thanh toán từ phía các ñối
thủ dày dặn kinh nghiệm và có thị phần lớn trên thị trường Mỹ như Thái Lan, Ấn Độ,
Ecuador… và cả sản phẩm nội địa của Mỹ.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với 2 mặt hàng chủ lực
là tôm và cá tra, tuy nhiên tôm Việt chỉ xếp hạng thứ năm với thị phần chưa tới 10%. Trong khi
đó, tôm Ấn Độ giữ vị trí hàng đầu (36-38%), tôm Indonesia xếp vị trí thứ 2(18-20%), Ecuador
thứ ba suýt soát Indonesia. mặt hàng tôm của Việt Nam bán sang thị trường Mỹ cũng có giá
cao hơn so với đối thủ cạnh tranh đến từ Ấn Độ và Ecuador khoảng 3-4 đô la Mỹ/kg.
Nguyên nhân là do ngành tôm Việt Nam có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, dẫn đến giá thành
sản xuất cao, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh so với các đối thủ. Việt Nam có nguy cơ mất thị
phần vào tay Ấn Độ và Ecuador ở Mỹ và một số thị trường lớn khác như NB, EU, đặc biệt là
khi thị trường mục tiêu của họ (Ấn Độ, Ecuador) những năm qua là Trung Quốc với sản phẩm
là tôm sơ chế nguyên con. Tuy nhiên, do Trung Quốc bị Covid-19, thực hiện gia tăng kiểm
soát, dẫn đến hai nước này có thay đổi chiến lược và gần đây Ecuador tăng xuất khẩu tôm chế
biến sang Mỹ và các thị trường EU, Nhật Bản rất nhiều.
Ecuador với lợi thế vị trí địa lý gần với Mỹ, vận chuyển dễ dàng và đang nỗ lực nâng
cao trình độ chế biến. Ấn Độ giữa tháng 9 năm nay đang tăng thả nuôi trở lại khi giá tôm
nguyên liệu tăng và số ca nhiễm Covid có dấu hiệu giảm. Cả hai nguồn cung này đều có chiến
lược bài bản để gia tăng thị phần trên thị trường Mỹ. Trong khi, Việt Nam đang phải đối mặt
với thách thức về logistics, giá cả thuê container tăng liên tục, thiếu container và thời gian v/ch
dài hơn.

4. Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ

Triển vọng ngành thủy sản Việt Nam giai đoạn 2030 - 2045.
Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3 - 4%/năm.
- Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn; trong đó sản lượng
nuôi trồng thủy sản 7,0 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn. - Giá trị kim ngạch
xuất khẩu thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD.
- Giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, có thu nhập bình quân tương đương
thu nhập bình quân chung cả nước. Xây dựng các làng cá ven biển, đảo thành các cộng đồng
dân cư văn minh, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng gắn với xây dựng nông
thôn mới.
Tầm nhìn đến năm 2045: Thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có
trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm
ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới; giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các
ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm;
bảo đảm an sinh xã hội, làng cá xanh, sạch, đẹp, văn minh; lao động thủy sản có mức thu nhập
ngang bằng mức bình quân chung cả nước; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững
độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Giải pháp cho ngành thủy sản Việt Nam


Nâng lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam
Ngành tôm cần có giải pháp tăng cơ sở nuôi đạt chuẩn chất lượng thị trường yêu cầu,
cụ thể như ASC (chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản
được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng
đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động), tiêu chuẩn BAP (tiêu chuẩn nhằm đáp
ứng về môi trường và trách nhiệm xã hội, quyền lợi động vật, an toàn thực phẩm và truy xuất
nguồn gốc trong một chương trình chứng nhận tự nguyện nuôi trồng thủy sản). Các cơ sở nuôi
nhỏ lẻ không thể thực thi vì chi phí ảnh hưởng giá thành nuôi.
Như vậy, nên có giải pháp tích điền hay thành lập dự án kêu gọi đầu tư nuôi tôm. Chỉ
có cơ sở nuôi có quy mô hàng trăm hecta mới mang lại hiệu quả thiết thực cao nhất vì thuận
lợi trong việc đầu tư, ứng dụng các thành tựu vào nuôi tôm. Song song với đó, Việt Nam cần
nhanh chóng quy hoạch vùng nuôi từng quy mô, từng địa phương nhằm phát triển xanh, bền
vững. . Có quy hoạch hoàn thiện sẽ giảm rủi ro trong việc nhiễm chéo, cung ứng đủ nước
nuôi; trong việc xử lý nước thải nuôi nhằm hạn chế tác động xấu môi trường, góp phần vào
việc phát triển xanh
Hoàn thiện hệ thống kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia.
Một thực tế hiện nay cho thấy là có qua nhiều các cơ quan thực hiện thanh tra – kiểm
tra nhà nước về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm: Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm
kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản (NAFIQACEN); Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản;
Chi cục thú y… Sự quản lý chồng chéo, phân đoạn trong công tác kiểm tra, thanh tra và quản
lý nhà nước về chất lượng gây khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp xuất khẩu
Nâng cao tỷ trọng hàng thuỷ sản chế biến: Hàng thuỷ sản chế biến xuất khẩu vào thị
trường Mỹ nếu tăng được tỷ trọng chẳng những thu được nhiều ngoại tệ hơn, sử dụng nhân
công lao động rẻ, khai thác được lợi thế về thuế nhập khẩu mà hiệp định thương mại Việt – Mỹ
mang lại, mà còn cho phép bảo quản chất lượng tốt hơn. Muốn sử dụng giải pháp này cần phải
nghiên cứu kỹ thị hiếu tiêu dùng của người dân Mỹ, thực hiện liên doanh, liên kết với các
công ty Mỹ để họ bao tiêu sản phẩm.

Để thuỷ sản xuất khẩu cạnh tranh được về giá phải tập trung vào giải quyết tốt các vấn đề
Giảm tổn thất trong khâu thu hoạch ( đánh bắt và nuôi trồng).
Theo thống kê của bộ thuỷ sản tổn thất trong khâu thu hoạch thuỷ sản chiếm từ 20 –
30% tổng sản lượng thuỷ sản. Những nguyên nhân dẫn đến tổn thất là do việc đánh bắt ở nhiều
nơi không khoa học; phương tiện bảo quản thuỷ sản phục vụ đánh bắt xa bờ kém dẫn đến thuỷ
sản hư thối phải loại bỏ; tận dụng phế liệu thuỷ sản chưa tốt,… Tất cả những nguyên nhân trên
dẫn đến giá thành đánh bắt thuỷ sản cao. Muốn giảm tổn thất trong khâu thu hoạch cần:
Đầu tư cơ sở vật chất, khuyến khích và phổ biến công nghệ chế biến
Tổ chức tốt công tác hậu cần cho hoạt động đánh bắt xa bờ.
Quãng đường đi, về quá dài khiến chi phí sản xuất bị đội lên. Hiệu quả đánh bắt, thu
nhập cho từng chuyến biển, theo đó cũng bị kéo giảm đáng kể. Cho nên, ngư dân hiện đang rất
cần những con tàu hậu cần trên biển đủ lớn, đủ phương tiện, thiết bị có khả năng vừa cung cấp
nhiên liệu, nhu yếu phẩm vừa thu mua sản phẩm của ngư dân ngay trên biển. Làm được như
vậy, những con tàu đánh bắt không phải đi đi, về về tốn kém nhiều tiền bạc, thời gian; sản
phẩm được bảo quản tốt hơn, có giá trị cao hơn. Theo tính toán, nếu có tàu hậu cần thực hiện
tốt các công việc nêu trên, chưa tính tới yếu tố thời gian, chỉ riêng chi phí nhiên liệu, nhân
công có thể giảm tới 70%. giá trị gia tăng từ sản lượng hải sản nói trên sẽ được nâng lên đáng
kể; từ đó thu nhập của ngư dân cũng sẽ được nâng cao.
Tổ chức tốt các trung tâm giống quốc gia để tránh hiện tượng giống thuỷ sản tốt
nhưng khan hiếm đã đẩy giá lên cao hoặc giống xấu dẫn đến năng suất nuôi trồng thấp.

You might also like