You are on page 1of 3

Lời nói đầu

Nền kinh tế thế giới đang biến động mạnh mẽ với xu thế hội nhập khu vực và
toàn cầu. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cùng
với sự thúc đẩy mạnh mẽ của nhu cầu phát triển kinh tế làm tăng thêm sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực nổi trội hơn bao giờ hết.
Điều này buộc các nước phải thi hành chính sách mở cửa. Quá trình hợp tác và
thâm nhập kinh tế giữa các quốc gia ngày càng phát triển. Mỹ là quốc gia giầu
và mạnh nhất trên thế giới hiện nay. Cùng với Tây Âu và Nhật Bản, Mỹ là một
trong ba trung tâm kinh tế của thế giới. Hiện nay, Mỹ đóng vai trò quan trọng
nhất trong việc thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển. Bên cạnh đó, Mỹ còn đóng
vai trò đầu tàu trong nhiều tổ chức kinh tế và chính trị trên thế giới, như Tổ chức
thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới
(WB). Thị trường Mỹ với dân số khoảng 260 triệu người, thu nhập bình quân
đầu người trên 33000 USD là thị trường tiêu thụ lớn nhất trên thế giới. Vì vậy,
hầu hết các nước trên thế giới đều tìm cách thâm nhập vào thị trường khổng lồ
và đầy tiềm năng này.

Việt Nam và Mỹ trước đây từng là kẻ thù của nhau, nhưng từ đầu thập kỷ 90 tới
nay trước tình hình bối cảnh thế giới nhiều thay đổi, hai nước đã nỗ lực không
ngừng trong việc hàn gắn quá khứ, bình thường hóa quan hệ. Quá trình bình
thường hóa quan hệ giữa hai nước đã thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa
hai nước ngày càng phát triển. Từ mức quan hệ thương mại gần như là con số
không, đến năm 2001, kim ngạch thương mại giữa hai nước vượt con số 1 tỷ
USD. Ngày 11/12/2001, Quốc hội Mỹ đã chính thức phê chuẩn Hiệp định
thương mại Việt – Mỹ. Đây là cột mốc quan trong trong thương mại hai nước và
cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên,
một trong những trở ngại đối với các doanh nghiệp Việt Nam là việc các doanh
nghiệp Việt Nam chưa hiểu rõ về chính sách nhập khẩu, về thị trường cũng như
môi trường pháp luật và thương mại của Mỹ. Trên cơ sở đó, em đã chọn đề tài
“Chính sách nhập khẩu của Mỹ và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường Mỹ” với mục đích khái quát những luật cơ bản điều tiết hoạt
động thương mại của Mỹ và một số quy định trong chính sách nhập khẩu Mỹ,
đồng thời đề xuất và tổng hợp một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa việc
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Luận văn tốt nghiệp
ngoài lời mở đầu và phần kết luận, bao gồm ba chương với các nội dung sau:

Chương I: Chính sách nhập khẩu của Mỹ Chương II: Thực trạng xuất khẩu
hàng hoá Việt Nam sang thị trường Mỹ Chương III: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng
hoá Việt Nam sang thị trường Mỹ Bản luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành
với nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của các anh, chị trong Ban pháp chế –
Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam. Đặc biệt với sự chỉ dẫn, giúp đỡ tận
tình của Thầy giáo em đã hoàn thành luận văn này. Do khả năng còn hạn chế,
bản luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi sai sót và có những khiếm khuyết. Do
vậy, em mong nhận được đóng góp của thầy, cô và bạn đọc quan tâm để luận
văn được hoàn chỉnh hơ

Chương I Chính sách nhập khẩu của Mỹ đối với việt nam

I. Một số quy định trong chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ

Khái quát về luật thương mại Hoa Kỳ

Mối quan hệ giữa luật liên bang và luật các bang của Hoa Kỳ trong hoạt động
ngoại thương Do Mỹ là nước theo chế độ liên bang, nên ngoài luật của Liên
bang được áp dụng còn có luật riêng của mỗi bang. Mặc dù luật Liên bang và
luật ở các bang có thể khác nhau, nhưng thẩm quyền của mỗi luật đã được quy
định rõ ràng trong Hiến pháp Mỹ. Trong lĩnh vực ngoại thương, Hiến pháp Mỹ
có quy định về “các điều luật tối cao”, “điều luật xuất nhập khẩu”, và “điều
khoản thương mại” đề cập đến mối liên hệ giữa các bang và Liên bang trong
hoạt động quản lý thương mại quốc tế.

Hạn chế nhập khẩu

Điều 201 Luật thương mại Mỹ, được sửa đổi và bổ sung năm 1988, đã quy định
về các bước thực hiện các biện pháp bảo vệ ngành công nghiệp trong nước khỏi
sự biến động gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế ở Mỹ.

Tiêu chuẩn để hạn chế nhập khẩu: Theo điều 201, việc hạn chế nhập khẩu được
tiến hành khi mà hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ tăng đến mức gây thiệt hại
nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đối với các ngành sản xuất
trong nước hay các loại hàng hóa cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa nhập khẩu.

Các biện pháp mà Tổng thống dùng để hạn chế nhập khẩu bao gồm:

Tăng thuế, mức tăng cao nhất là lên 50%

Sử dụng thuế hạn ngạch, tức thuế xuất sẽ tăng cao hơn sau khi nhập một lượng
hàng hóa nhất định

áp dụng hạn ngạch tuyệt đối với hàng hóa nhập khẩu, là hạn ngạch về số lượng,
tức là không được nhập vượt quá số lượng hạn ngạch cho phép trong thời hạn
hạn ngạch

áp dụng hạn ngạch trên cơ sở bán đấu giá các giấy phép nhập khẩu.
Quyền hạn chế hàng dệt và nông sản: Là thành viên của WTO, tham gia Hiệp
định hàng may mặc trong khuôn khổ WTO (trước đây là Hiệp định đa sợi trong
khuôn khổ GATT), nên Mỹ phải tuân thủ những quy định của Hiệp định này.
Hiệp định hàng dệt may, có hiệu lực tháng 1 năm 1994, cho phép các nước
thành viên ký kết WTO đàm phán các hiệp định song phương nhằm thiết lập
những hạn chế về số lượng đối với hàng dệt may và quần áo nhập khẩu.

Các tiêu chuẩn sản phẩm

Những khác biệt về tiêu chuẩn sản phẩm, danh sách và hệ thống chứng nhận
sản phẩm có thể cản trở hoạt động thương mại và có thể được sử dụng để đối xử
phân biệt đối với hàng nhập khẩu, vì vậy các nước trong khuôn khổ GATT đã
thương lượng và ký kết Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật, còn gọi là bộ luật
tiêu chuẩn vào năm 1979 thiết lập những quy tắc để chính phủ các nước chuẩn
bị, chấp nhận và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận. Hiệp định mới này
yêu cầu loại bỏ các hàng rào thương mại dưới hình thức tiêu chuẩn hàng hóa,
các hoạt động kiểm định hay các thủ tục đánh giá mức độ phù hợp của hàng hóa.

Liên hệ

Việt Nam và Mỹ trước đây từng là kẻ thù của nhau, nhưng từ đầu thập kỷ 90 tới
nay trước tình hình bối cảnh thế giới nhiều thay đổi, hai nước đã nỗ lực không
ngừng trong việc hàn gắn quá khứ, bình thường hóa quan hệ. Quá trình bình
thường hóa quan hệ giữa hai nước đã thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa
hai nước ngày càng phát triển. Từ mức quan hệ thương mại gần như là con số
không, đến năm 2001, kim ngạch thương mại giữa hai nước vượt con số 1 tỷ
USD. Ngày 11/12/2001, Quốc hội Mỹ đã chính thức phê chuẩn Hiệp định
thương mại Việt – Mỹ. Đây là cột mốc quan trong trong thương mại hai nước và
cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên,
một trong những trở ngại đối với các doanh nghiệp Việt Nam là việc các doanh
nghiệp Việt Nam chưa hiểu rõ về chính sách nhập khẩu, về thị trường cũng như
môi trường pháp luật và thương mại của Mỹ. Trên cơ sở đó, em đã chọn đề tài
“Chính sách nhập khẩu của Mỹ và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường Mỹ” với mục đích khái quát những luật cơ bản điều tiết hoạt
động thương mại của Mỹ và một số quy định trong chính sách nhập khẩu Mỹ,
đồng thời đề xuất và tổng hợp một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa việc
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Mỹ.

You might also like