You are on page 1of 13

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP CÁ NHÂN

NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI


SẢN PHẨM MUỐI CHẤM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ

Môn học : Marketing Quốc tế


Lớp : MKTQT- KDQT49.3_LT
Sinh viên thực hiện : Trần Nguyễn Ngọc Uyên
Mã sinh viên : KDQT49C10348
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thanh Lam
Hà Nội, 2023
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: YẾU TỐ XÃ HỘI........................................................................................3

1.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ.......................................................................................3


1.1.1. Dân số ( Nhân khẩu)...........................................................................................3
1.1.2. Môi trường chính trị- pháp luật...........................................................................3
1.1.3. Môi trường kinh tế..............................................................................................4
1.1.4. Môi trường văn hoá- xã hội.................................................................................5

1.2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ.......................................................................................6

1.2.1. Ngành hàng............................................................................................................6

1.2.2. Đối thủ cạnh tranh................................................................................................8

CHƯƠNG 2: HÀM Ý 4P CHO DOANH NGHIỆP.......................................................10

2.1. PRODUCT..............................................................................................................10

2.2. PRICE.....................................................................................................................11

2.3. PLACE....................................................................................................................11

2.4. PROMOTION........................................................................................................11

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN................................................................................................12

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................13


CHƯƠNG 1: YẾU TỐ XÃ HỘI
1.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
1.1.1. Dân số ( Nhân khẩu)
Dựa trên việc xây dựng Worldometer từ dữ liệu mới nhất của Liên Hợp Quốc, dân số hiện
tại của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là 340.503.217 tính đến Thứ Tư, ngày 11 tháng 10 năm
2023, đứng thứ 3 trên thế giới chiếm 4,19% dân số thế giới, 83,09% dân số sống ở
thành thị. Độ tuổi trung bình ở Hoa Kỳ là 38,8 tuổi. Đây là độ tuổi thường có gia đình
và quan tâm đế việc chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên qua các bữa ăn hằng ngày.
Hoa Kỳ là nước đa sắc tộc, trong đó tỷ lệ người Mỹ da trắng chiếm 59,3%, người Mỹ
gốc Tây Ban Nha là dân tộc thiểu số chiếm 18,9%, người Mỹ gốc Phi chiếm 13,6%,
người gốc Á, chiếm 6,1%.
1.1.2. Môi trường chính trị- pháp luật
1.1.1.1. Môi trường chính trị
Hệ thống chính trị của Mỹ hoạt động theo nguyên tắc tam quyền phân lập: lập pháp, hành
pháp, tư pháp. Quyền lập tối cao ở Mỹ được Quốc Hội thực hiện thông qua: Thượng viện
và Hạ nghị viện. Hạ nghị viện do nghị sĩ bầu ra, còn chủ tịch thượng nghị viện do Phó
tổng thống đảm nhiệm mặc dù không tham gia trực tiếp vào cuộc thảo luận này. Quyền
lãnh đạo cả 2 viện đều nằm trong tay các thành viên thuộc Đảng có ưu thế.

Hệ thống của chính phủ Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên kiểm tra và cân bằng để đảm bảo
rằng không có một người có quá nhiều quyền lực, do đó đảm bảo hòa bình, chính phủ ổn
định. Mỹ có tình hình chính trị khá bình ổn, điều này tạo điều kiện rất lớn cho việc đầu tư,
thâm nhập, kinh doanh tại thị trường này.

1.1.1.2. Môi trường pháp luật


Sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ cần phải đảm bảo 3 tiêu chí:
Quy định an toàn thực phẩm FDA, Chứng nhận y tế (HC – Health Certificate) và Chứng
nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin).
Thứ nhất, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ cần phải có giấy chứng
nhận an toàn thực phẩm từ FDA - cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm tại Mỹ.
Chứng nhận FDA là chứng nhận đảm bảo thành phần và độ an toàn của thực phẩm. Khi
không có giấy FDA, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ bị trả lại tại hải quan Mỹ.

Thứ hai, những sản phẩm là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến,... cần
phải được cấp giấy chứng nhận y tế để chứng minh mặt hàng xuất khẩu đạt điều kiện đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của nước sản xuất và nước nhập khẩu.

Thứ ba, các doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận xuất xứ để chứng minh được lô hàng
cụ thể được xuất khẩu có xuất thuần tuý, hoặc được sản xuất hay chế biến tại một quốc
gia cụ thể.
Doanh nghiệp nước ngoài muốn thâp nhập vào thị trường Mỹ phải hiểu rõ và làm theo
luật pháp nước này đề ra.
1.1.3. Môi trường kinh tế
Mỹ là một nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, với các ngành công nghiệp,
nông nghiệp và dịch vụ hiện đại, nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ, là cường quốc
xuất khẩu số một và cũng là thị trường nhập khẩu đa dạng và lớn nhất thế giới. Riêng kim
ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ chiếm khoảng 25% kim ngạch xuất nhập khẩu của thế
giới…
Một điểm đặc trưng của nền kinh tế Mỹ khác so với các nước khác là phân loại thị trường
rộng, có thể thu hút và tiêu thụ nhiều chủng loại hàng hoá đa dạng với số lượng lớn.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, GDP quý 1 của Mỹ xếp thứ 7 toàn cầu với GDP bình quân đầu
người hơn 80.000 USD tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, chi tiêu của người tiêu dùng
Mỹ tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2022. Mỹ là một thị trường tiềm năng khi sở hữu sức
mua lớn, kinh tế phát triển ổn định, có bình quân thu nhập trên đầu người cao, có thể dễ
dàng sử dụng các sản phẩm gia vị muối chấm bình dân trên thị trường.
Nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, hệ thống cơ sở
hạ tầng phát triển đồng bộ và năng suất lao động cao. Giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên
đứng cao thứ hai thế giới, ước đạt 45 nghìn tỷ đô la năm 2016.

Người Mỹ có mức thu nhập hộ gia đình và mức tiền công trung bình cao nhất trong khối
các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), và đứng thứ 4 về mức
thu nhập bình quân năm 2010, giảm 2 bậc so với mức cao nhất năm 2007. Trong năm
2016, Mỹ là quốc gia có kim ngạch thương mại lớn nhất, cũng như là nhà sản xuất hàng
hoá lớn thứ 2 toàn cầu, đóng góp vào một phần năm tổng sản lượng thế giới. Nước Mỹ
không chỉ có thị trường nội địa lớn nhất cho các loại hàng hoá, mà còn chiếm vị trí tuyệt
đối trong thị trường dịch vụ. Tổng giao dịch thương mại đạt 4,92 nghìn tỷ đô la năm 2016

Bên cạnh đó, tháng 9 năm 2023 Việt Nam và Mỹ vừa thiết lập quan hệ ngoại giao lên
mức cao nhất- đối tác chiến lược toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt
Nam xuất khẩu sang Mỹ. Doanh nghiệp từ phía Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế thấp
hơn từ đó tạo được lợi thế cạnh tranh về giá.

1.1.4. Môi trường văn hoá- xã hội


Muối tôm, muối ớt và muối ô mai không phải là những sản phẩm thông thường trong ẩm
thực Mỹ. Họ ưa chuộng tiêu dùng thực phẩm có vị béo và mặn như hamburger,
sandwiches… Loại muối họ sử dụng là muối trong quá trình nấu nướng, làm gia vị cho
các món ăn.
Tuy nhiên, Mỹ là quốc gia đa chủng tộc đa dạng văn hoá dẫn đến việc người dân sẽ có sở
thích nhu cầu tiêu dùng khác nhau. Hơn thế nữa, số lượng dân châu Á sinh sống tại Mỹ là
một con số không hề nhỏ với 20,4 triệu người ( năm 2019) tăng 88% so với năm 2000.
Sản phẩm muối tôm, muối ô mai, muối ớt sẽ được dân châu Á săn đón bởi họ có thói
quen ăn các loại muối chấm này với trái cây.
Người Mỹ thích ăn mặn, trung bình một người tiêu thụ 3,400 gam muối mỗi ngày. Chính
vì thế, các loại muối khác biệt đến từ quốc gia khác sẽ là một điểm thu hút mới lạ, độc
đáo.
Việt Nam có nền ẩm thực phong phú, đa dạng, được lòng rất nhiều du khách nước ngoài
trong đó có Mỹ. Theo The Tanner Food Group và SIAL America, Mỹ đã trở thành "điểm
nóng" cho ẩm thực Việt Nam. Chính vì thế, sản phẩm muối chấm được coi là một mặt
hàng tiềm năm tại Mỹ.

1.2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ


1.2.1. Ngành hàng
Có thể nói, gia vị là sản phẩm gắn liền với đời sống hàng ngày của các gia đình trên thế
giới trong đó có Mỹ. Để các món ăn thêm ngon và hoàn hảo hơn, gia vị là thành phần
không thể thiếu.

Quy mô thị trường Gia vị và Gia vị Bắc Mỹ ước tính đạt 4,01 tỷ USD vào năm 2023 và
dự kiến sẽ đạt 5,03 tỷ USD vào năm 2028, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 4.65% trong
giai đoạn dự báo (2023-2028).
Nguồn Mordor Intelligence

Thị trường gia vị và gia vị Nam Mỹ được dự đoán sẽ đăng ký CAGR (Compound Annual
Growth Rate có nghĩa là tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận
trung bình năm) là 5.5%, trong giai đoạn dự báo 2020-2025.

Nguồn Mordor Intelligence

Trên 80% siêu thị tại Mỹ đều có quầy thực phẩm châu Á. Điều này mở ra cơ hội cho các
sản phẩm gia vị đến từ Việt Nam. Với khoảng 3 triệu người gốc Việt, gần hơn 20 triệu
người gốc Á, đây là một thị trường rộng lớn có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm muối chấm cao.
Với yêu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, thị trường gia vị đã trở thành miếng bánh ngon và đầy
tiềm năng thu hút thêm nhiều doanh nghiệp chen chân vào thị trường này. Không chỉ
những doanh nghiệp nội địa Mỹ mà đây còn là thị trường thu hút các doanh nghiệp ngoại
quốc, các doanh nghiệp lớn như McCormick & Company, Inc, Kerry Inc, Ajinomoto,
Olam International… Ngoài sự góp mặt của hàng loạt doanh nghiệp từ thương hiệu lớn
còn có những thương hiệu của các doanh nghiệp nhỏ như DH Food. Có thể thấy, mặt
hàng gia vị xuất khẩu sang Mỹ đang có nhiều sự cạnh tranh với các đối thủ lớn. Tuy
nhiên, với hương vị đặc trưng khác biệt đến từ nông thôn Việt vẫn có thể dễ dàng ghi
điểm trong mắt người tiêu dùng.

1.2.2. Đối thủ cạnh tranh


1.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Chính bởi sự hấp dẫn cực kỳ lớn nên ngành hàng gia vị thực phẩm và sản phẩm ăn liền có
sự góp mặt của những doanh nghiệp tên tuổi như McCormick & Company, Inc, Kerry
Inc, Ajinomoto, Olam International… Và vô số những doanh nghiệp nhỏ khác cạnh tranh
trong lĩnh vực này, điều này là một thách thức và có ảnh hưởng vô cùng lớn.

Chiến lược 4p của McCormick&Company. Về sản phẩm, yếu tố Chiến lược tiếp thị này
phản ánh giải pháp cho nhu cầu của khách hàng. McCormick phát triển thiết kế, tên gọi
và tính năng độc đáo của sản phẩm để nổi bật trên thị trường cạnh tranh. Các yếu tố cần
được xem xét để phát triển chiến lược sản phẩm - chất lượng, sự đa dạng, tính năng, bao
bì, thương hiệu và các dịch vụ gia tăng.
Giá cả của McCormick&Company, yếu tố chiến lược tiếp thị này yêu cầu đánh giá giá trị
của sản phẩm đối với khách hàng mục tiêu. Chiến lược định giá của McCormick sẽ tập
trung vào việc thiết lập giá niêm yết, điều khoản tín dụng, thời hạn thanh toán và chiết
khấu.
Về địa điểm và phân phối, McCormick cần đưa ra quyết định quan trọng khi phát triển kế
hoạch phân phối. Họ phải quyết định liệu muốn cung cấp sản phẩm thông qua kênh của
mình hay cần đối tác phân phối. Việc quyết định phân phối trực tiếp hay gián tiếp cũng là
quan trọng. Nếu lựa chọn gián tiếp, McCormick cần chọn số lượng người trung gian phù
hợp và xác định xem muốn sử dụng mạng lưới truyền thống, trực tuyến hay cả hai. Khách
hàng ngày càng quan trọng với "tiện lợi" và "sẵn có dễ dàng." Lựa chọn kênh phân phối
đúng đắn đòi hỏi McCormick phải xem xét đặc tính sản phẩm, đánh giá động lực thị
trường và sở thích của khách hàng, cũng như nguồn lực và khả năng của công ty. Nghiên
cứu chiến lược phân phối của đối thủ và phân tích chi phí-lợi ích của từng kênh sẽ giúp
McCormick phát triển kế hoạch phân phối hiệu quả.
Chiến lược promotion là một phần quan trọng của Chiến lược Tiếp thị McCormick,
khuyến mãi kết hợp cả quảng cáo truyền thông. Quảng cáo truyền hình, radio, và in ấn là
lựa chọn ưu tiên, trong khi danh mục sản phẩm, triển lãm thương mại, và chiến dịch gửi
thư trực tiếp là các chiến lược xếp thứ hai. Kế hoạch đòi hỏi xác định điểm bán hàng độc
đáo, xây dựng nội dung thông điệp, và chọn chiến lược khuyến mãi phù hợp. Ví dụ,
quảng cáo truyền hình tăng nhận thức thương hiệu, nhưng cần xem xét nguồn lực. Sự phổ
biến của tiếp thị truyền thông xã hội mang lại cơ hội kinh tế và tương tác tích cực.
1.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Các sản phẩm thay thế như nước tương, nước mắm, tương ớt từ các công ty như Pacific
Foods, công ty Masan, Thực phẩm quốc tế Nam Dương. Các công ty trên đều có danh
mục hàng xuất khẩu sang Mỹ. Các đối thủ này thâm nhập ngành có thể đe dọa đến thị
phần của doanh nghiệp, cũng là động lực để doanh nghiệp đầu tư phát triển các sản phẩm
hiện tại hoặc mở rộng tệp khách hàng bằng cách tạo ra các sản phẩm mới để giành thị
phần.
CHƯƠNG 2: HÀM Ý 4P CHO DOANH NGHIỆP
2.1. PRODUCT
Doanh nghiệp có 3 sản phẩm chính: muối ớt, muối ô mai, muối tôm thuộc mặt hàng tiện
dụng, thứ mà mọi người mua thường xuyên với chi phí thấp. Sản phấm muối chấm đáp
ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng đam mê ẩm thực châu Á. Doanh nghiệp tập trung
xây dựng sản phẩm mang đậm nét văn hoá châu Á nói chung và bản săc dân tộc Việt Nam
nói riêng. Gây ấn tượng với khách hàng quốc tế bằng hương vị đặc trưng của người Việt.

Muối tôm với độ mặn vừa phải, vị cay nồng nhưng không gắt, không tạo cảm giác quá
cay khi ăn. Khi thưởng thức, người dùng phải cảm nhận được độ mặn, cay, ngọt tự nhiên
cùng dư vị đọng lại lâu trong miệng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp chọn
muối chuẩn vị, đặc biệt là với muối tôm. Muối tôm được nấu sấy từ những nguyên liệu:
tôm khô, ớt tươi, màu tự nhiên không hóa chất. Nhờ ứng dụng công nghệ chế biến riêng
biệt nên sản phẩm có mùi thơm lâu tự nhiên, độc đáo thấm nhuần hương vị muối Việt
Nam. Muối tôm có hạt to, không bị nát và màu vàng gạch vừa phải. Bên cạnh đó, muối
khi ăn có độ giòn, thơm nhưng không quá nồng mùi tôm. Đồng thời, sản phẩm có vị mặn
nơi đầu lưỡi và dần dần sẽ chuyển sang vị hơi ngọt và thơm của tôm. Muối không những
ngon mà còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao do có vitamin A của ớt và cà rốt, canxi và
đạm từ tôm rất tốt cho sức khỏe người dùng. Với thành phần từ những con tôm tươi ngon
nhất, ớt cay nhất, cà rốt tươi nhất kết hợp quá trình chế biến đặc biệt đã tạo nên những hạt
muối vừa giòn vừa cay, mang đến hương vị đậm đà và tê tê nơi đầu lưỡi ngay từ miếng
đầu tiên.

Với sản phẩm muối ớt, Muối ớt khác muối tôm ở đặc điểm có tuổi đời lâu hơn, giá thành
thấp hơn và được ứng dụng vào ẩm thực nhiều hơn như dùng để chấm với trái cây, món
luộc, món nướng, hải sản rang muối, bánh mì nướng… Không giống với muối tôm, muối
ớt là tín đồ của người thích ăn cay. Đặc biệt, loại muối này có thể dùng cho người ăn chay
bởi thành phần chỉ gồm ớt, muối, tỏi, bột ngọt. Sau khi được rang chín ở nhiệt độ cao sẽ
cho ra những hạt muối màu vàng cam, cam hoặc cam đỏ. Hạt muối có vẻ ngoài xốp,
không bị dính hoặc chảy nước và khi ăn không quá mặn, có mùi thơm nồng lên mũi.

Muối ô mai có thành phần chính từ muối và ô mai nguyên chất được chọn lọc cẩn thận và
sản xuất không sử dụng phụ gia độc hại nên tuyệt đối an toàn với sức khỏe người tiêu
dùng. Một đặc điểm nổi bật là một dòng gia vị đặc trưng của người dân Bắc. Muối ớt ô
mai là sự kết hợp giữa vị mặn, ngọt của ô mai mơ và muối hột, ớt tươi được sấy khô và
tạo thành những hạt muối ớt ô mai đặc trưng, một sản phẩm mới lạ trên thị trường.

2.2. PRICE
Sản phẩm được đặt vào danh mục hàng tiện dụng được khách hàng mua lại thường xuyên
với giá bình dân, chi phí thấp. Bên cạnh đó công ty cũng đưa ra các mức gia ưu đại khi
mua combo 3 sản phẩm, mua nhiều sản phẩm sẽ có ưu đãi lớn hơn về giá..Đặc biệt đến
dịp lễ hội, cônh ty cho ra mắt dòng sản phẩm đặc biệt, có thể định giá lại sản phẩm/phân
khúc sản phẩm hoặc nâng cấp về bao bì để có thể xứng đáng với mức giá đề ra.
2.3. PLACE
Sản phẩm sẽ tập trung phân phối qua kênh B2B, trung gian hoặc kinh doanh bán lẻ cụ thể
hơn là phân phối hàng hoá đến các siêu thị chợ bán lẻ. Một số chợ tại Mỹ như Walmart,
Korger, Albertsons, H-E-B, Publix, Meijer, Aldi,… hay các chợ châu Á như chợ Eden
Center của người Việt, các khu chợ ở Washington DC
2.4. PROMOTION
Công ty xây dựng 2 kênh truyền thông, bao gồm một kênh quảng bá đến các nhà phân
phối hay các doanh nghiệp thông qua các hiệp hội như Saltwork Association. Hoạt động
này tập trung vào các hoạt động Marketing trực tiếp như E-mail, Internet, Telesale. Bên
cạnh đó là kênh truyền thông trực tiếp đến người tiêu dùng qua các kênh mạng xã hội
hoặc hình thức hoạt động chào hàng thực nghiệm tại các siêu thị, doanh nghiệp bán lẻ, sản
xuất hình ảnh, viral clip
Thực hiện các hoạt động khuyến mãi để gây ấn tươngh với người tiêu dùng. Ví dụ như
tặng kèm sản phẩm dùng thử với các sản phẩm có thể ăn cùng như trái cây, hoa quả.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Qua phân tích về hành vi người tiêu dùng về sản phẩm muối tại thị trường Mỹ, nhận thấy
đây là một sản phẩm tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang thị
trường này. Với các mặt lợi như sự đa dạng văn hoá tại Mỹ, đông dân cư, sở thích ăn
mặn, bên cạnh đó sản phẩm của công ty có ưu điểm là một sản phẩm sản xuất tại Việt
Nam vốn nổi tiếng về ẩm thực trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường Mỹ cũng có một số khó
khăn về mặt pháp luật. Công ty cần hiểu sâu và chấp hành luật pháp chặt chẽ tại Mỹ, bên
cạnh đó sản phẩm cũng cần đảm bảo chất lượng cao đạt yêu cầu và duy trì để tạo lòng tin
cho khách hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Kinh tế Quốc dân (2023) Báo cáo DH Food


https://www.scribd.com/document/636481301/Nhom-1-Bao-Cao-Dh-Foods
Trường Đại học Tài chính- Marketing (2022), Marketing Quốc tế DH Food

https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-tai-chinh-marketing/marketing/
marketing-quoc-te-dh-food/32746622

Corm& Company, Inc., Kerry Inc., Ajinomoto , Olam International cCormick &
Company, Inc., Kerry Inc., Ajinomoto, Olam InternationalMcCormick &
Company, Inc., Kerry Inc., Ajinomoto, Olam International

You might also like