You are on page 1of 6

I. Giới thiệu về công ty Vina Acecook.

- Acecook là một nhà sản xuất mì ăn liền lâu đời tại Nhật Bản, Acecook đã tiên phong
đầu tư vào thị trường Việt Nam hình thành nên một công ty liên doanh giữa Acecook Nhật
Bản và một công ty thực phẩm tại Việt Nam vào ngày 15/12/1993. Kết quả của quá trình đầu
tư đó là sự phát triển lớn mạnh của Acecook Việt Nam - vừa được chuyển đổi loại hình
thành công ty cổ phần vào ngày 18/01/2008.
Acecook Việt Nam hiện đã sở hữu được 06 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước,sản
phẩm của công ty rất đa dạng chủng loại kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các sản
phẩm mì ăn liền, miến ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền, … với những thương hiệu quen thuộc
như Hảo Hảo, Lẩu Thái, Đệ Nhất, Phú Hương…. Tại thị trường nội địa công ty đã xây dựng
nên một hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với hơn 700 Đại lý, thị phần công ty chiếm
hơn 60%. Với thị trường xuất khẩu, sản phẩm của Acecook Việt Nam hiện đã có mặt đến
hơn 40 nước trên thế giới trong đó các nước có thị phần xuất khẩu mạnh như Mỹ, Úc, Nga,
Đức, CH Czech, Slovakia, Singapore, Cambodia, Lào, Canada, Brazil…
Tầm nhìn: “ Acecook Việt Nam sẽ phát triển trở thành nhà sản xuất thực phẩm tổng
hợp, mở rộng thành một nơi xuất khẩu khắp thế giới và là một Vina-Acecook mang tính toàn
cầu, tích cực tham gia triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước, tiến hành nhữnng hoạt động
quảng cáo để người tiêu dùng trên thế giới tin dùng.”
Sứ mạng: "Biểu tượng của chất lượng" là tôn chỉ mà công ty đã đặt ra ngay từ ban đầu
và kiên định trong suốt quá trình phát triển. Các sản phẩm của Acecook Việt Nam luôn được
thẩm định kỹ về chất lượng ngon, vệ sinh, dinh dưỡng cao…, nghiên cứu tìm hiểu phục vụ
những nhu cầu của người tiêu dùng, thỏa mãn mọi nhu cầu khắt khe về ẩm thực. các nhà máy
sản xuất của Acecook Việt Nam đều được trang bị hiện đại đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt
tiêu chuẩn quốc tế.
Thực tế công ty Vina Acecook đang có những hoạt đông kinh doanh, sản xuất để thực
hiện đúng như sứ mệnh và tầm nhìn đã đề ra như ở trên. (Tuy nhiên, bên cạnh sự thành công
ấy, ACECOOK cũng không gặp không ít vấn đề khó khăn trong quá trình hoạt động. Một
trong số đó là “Sự cố một số lô mì tôm Hảo Hảo của Acecook bị thu hồi tại một số nước
Châu Âu EU”
II. Phân tích vấn đề và xác định mục tiêu của quyết định
Câu hỏi đặt ra : Vì sao hãng mì tôm hảo hảo của ACECOOK gặp vẫn đề trong quá
trinh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài (cụ thể là EU)
1. Phát hiện vấn đề
- VN là 1 nền kinh tế mở, chúng ta luôn chú trọng đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng
cường giao. Đây chính là một trong những thử thách lớn đối với nền kinh tế nước nhà.
-Việc mở rộng giao giao thương quốc tế sẽ tiếp tục phát triển, hơn nữa bất kỳ 1 thương
hiệu hay tập đoàn nào đều có tham vọng được vươn mình ra quốc tế . Chính vì lẽ đó mà các
công ty luôn có tham vọng đưa hàng hóa của mình ra xuất khẩu ở thị trường nước ngoài . Và
Acecook cũng thế  việc xuất khẩu mỳ tôm gặp khó khăn với những caó buộc và buộc phải
thu hồi. Cụ thể như sau :
a) cơ quan ATTP của Ireland thông báo thu hồi các lô sản phẩm mì ăn liền hương tôm
chua cay nhãn hiệu Hảo hảo của CTCP ACK VN do phát hiện thuốc bảo vệ thực vật
Ethylene OXIDE không đươc phép sử dụng tại châu Âu .
b) bộ công thương đã vào cuộc, đề nghị công ty cổ phần ACE khẩn trương báo cáo về
quy trình sản xuất ,đồng thời làm rõ sự khác biệt giữa lô sp tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu đối với sản phẩm trênđể đánh giá sự xuất hiện của chất ethylene oxide
2. Chẩn đoán nguyên nhân vấn đề
Vấn đề này liên quan đến ai ? phản ứng của họ trước vấn đề này ntn
 Vấn đề này liên quan trực tiếp đến các nhà cung cấp ,một số bộ phận khách hàng và
lực lượng lao động
+ Về phía nhà sản xuất: acecook VN đã chưa kĩ lưỡng trong nghiên cứu về những quy
định thực phẩm của mỗi quốc gia xuất khẩu: Theo kết quả kiểm nghiệm của Acecook Việt
Nam với những lô hàng bị thu hồi tại châu Âu cho thấy, có sự hiện diện của chất 2-CE, với
mỳ Hảo Hảo tôm chua cay là 0,62 mg/kg và miến Good là 5,98 mg/kg - đây là hai sản phẩm
bị một số nước ở châu Âu cảnh báo yêu cầu thu hồi một số lô gần đây. Mức hàm lượng này,
theo Acecook Việt Nam, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn của Mỹ, Canada (940 mg/kg) và
một số quốc gia khác. Việc xuất hiện của 2-CE trong sản phẩm xuất khẩu cũng là lý do khiến
2 lô sản phẩm của doanh nghiệp này bị thu hồi tại EU vừa qua. "Do quy định đặc thù của EU
về cách tính hàm lượng EO là giá trị gộp của EO và 2-CE, việc xuất hiện chất 2-CE trong sản
phẩm thực phẩm được cho là vi phạm quy định của họ", đại diện Acecook Việt Nam giải
thích.
+Về phía khách hàng: Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ mì gói nhiều nhất
trên thế giới, tuy nhiên những khách hàng Việt Nam vẫn còn dễ tính, chưa quan tâm quá
nhiều đến an toàn thực phẩm cũng như những quy định về hàm lượng các chất được phép
hiện diện trong thực phẩm của bộ y tế VN không khắt khe như ở EU nên sản phẩm mì gói
của Acecook tại VN vẫn được tiêu thụ ở mức tốt.
+ Về phía nhà nước, chưa có những tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa cho phù hợp với thị
trường thế giới
Vấn đề này xuất hiện và gây ảnh hưởng ở đâu?Như thế nào?
Ngành công nghiệp thực phẩm là 1 ngành quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, góp phần
thúc đẩy sự phát triển của nèn kinh tế nước nhà thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu,
không chỉ vậy nó còn là nguồn cung cấp thực phẩm cho toàn bộ người dân trong cả nước... vì
vậy sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp thực phẩm tác động tích cực thu hút các
ngành có liên quan phát triển …
Ngày càng nhiều sản phẩm của Việt Nam được xuất khẩu sang khắp các nước trên thế
giới. Trong đó, mặt hàng thực phẩm ăn liền của nước ta ngày càng được ưa chuộng, nhất là
trong xã hội hiện đại. Sản phẩm mì tôm của acecook từ lâu đã trở thành thực phẩm quan
trọng của người dân trong nước và đang dần khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế. Mở
rộng thị trường xuất khẩu sản phầm mì tôm của acecook sẽ kéo theo sự phát triển của ngành
công nghiệp thực phẩm cũng như nhiều ngành công nghiệp khác của Việt Nam.
Nếu các sản phẩm của acecook bị thu hồi hay hạn chế xuất khẩu đến các nước sẽ gây
khung hoảng không chỉ cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế-xã hội của
nước ta.
1. Những dữ kiện và sự việc nào thể hiện vấn đề cũng như hậu quả của nó?
 Ảnh hưởng xấu đến uy tín các sản phẩm xuất khẩu của Acecook nói riêng và các sản
phẩm xuất khẩu của Việt Nam nói chung
 Gây ra “khủng hoảng thương hiệu”. Khủng hoảng thương hiệu là bất cứ tình huống
nào đe dọa sự ổn định hay danh tiếng của doanh nghiệp và thường xảy ra do sự “soi xét” theo
hướng tiêu cực của cộng đồng. Do đó, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng
các biện pháp giải quyết khủng hoảng truyền thông cũng như những giải pháp khôi phục
thương hiệu và sản xuất kinh doanh.
 Sử dụng chất có hại cho sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏa người tiêu dùng.
Việc bị thu hồi sản phẩm xuất khẩu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị phần mì ăn liền Việt
Nam trên thế giới.
 Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm này sẽ đối diện với hệ quả không chỉ bị thu hồi
và không được phép lưu hành tại các thị trường có lệnh cấm này. Ngoài ra kéo theo nguy cơ
bị vỡ và phạt vì vỡ hợp đồng, áp lực thu hẹp thị phần cả trong và ngoài nước, cũng như việc
giảm uy tín của cả doanh nghiệp, lẫn quốc gia…
 Các doanh nghiệp có sản phảm bị thu hồi này còn có thể đối diện với nguy cơ giảm giá
cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nếu có niêm yết; hàng xuất khẩu của họ sẽ không được
thông quan thuận lợi trong những lần tiếp theo, nếu có.
 Quá trình mở rộng thị trường đến các nước khác bị kéo dài
 Các sản phẩm xuất khẩu hiện tại và tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn trong quy trình
kiểm tra chất lượng và tiêu thụ ở các thị trường khó tính
2. Vấn đề có nghiêm trọng và bức xúc đến mức cần phải đưa ra quyết định để giải
quyết hay không?
Đây là vấn đề nghiệm trọng không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng
đến cả một quốc gia và đặc biệt là người tiêu dùng trên cả hai phương diện kinh tế- xã hội.
Do đó, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng các biện pháp giải quyết vấn
đề. Xây dựng lại quy trình sản xuất sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời
khôi phục lại niềm tin cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.
3. quyết định giải quyết vấn đề .
- vấn đề có thể tự giải quyết không ?
Vấn đề này không thể tự giải quyết bởi lẽ quá trình hội nhập quốc tế không chỉ yêu cầu
doanh nghiệp đó vừa phải có tầm ảnh hưởng lớn ở thị trường trong nước, mà phải đáp ứng
được những yêu cầu gắt gao của thị trường ngoài nước, phải chuẩn hóa theo các hệ tiêu
chuẩn, kiểm tra gắt gao của các chuyên gia nếu muốn đi xa …..
- Chi phí và lợi ích giải quyết vấn đề này ntn ?
Để được xuất khẩu sang một thị trường rộng lớn với nền kinh tế phát triển bậc nhất như
EU, ACK đã đầu tư một con số không hề nhỏ và nếu xuất khẩu thành công thì không những
đem lại lại lợi nhuận là 1 con số khổng lồ cho nền kinh tế việt nam , cũng như sự phát triển,
danh tiếng của ACK... Ngoài ra sản phẩm cũng sẽ được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới,
thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng cho sự phát triển sau này... tuy nhiên thật không
may rằng mặt hàng đã không được xuất khẩu thành công do cáo buộc bên trong sản phẩm có
chứa chất gây ung thư ethylene oxide, khiến cho ACK không những không thu được lợi
nhuận, thêm độ danh tiếng mà còn phải mất thêm chi phí cho việc giải quyết những cáo buộc
, đồng thời cũng có nhiều khách hàng , nhà hợp tác quay lưng , hủy bỏ hợp đồng sau vụ cáo
buộc này .
- Giải quyết vấn đề này có quá khó khăn và phức tạp không ?
Đây là 1 vấn đề khó khăn và phức tạp . Cái khó ở đây là liên quan đến chất lượng an toàn
thực phẩm , liên quan đến sức khỏe của con người .. và đặc biệt ung thư hiện đang là 1 căn
bệnh nan y chưa có phương pháp tối ưu để điều trị , chính điều này càng dẫn đến việc giải
quyết là khó khăn hơn bao giờ hết ,,, ACK phải đưa ra được những bằng chứng chứng minh
cho sự an toàn trong sản phẩm của mình , phải đưa ra bảng phân tích, báo cáo thành phần để
chứng minh hàm lượng ethylene oxide là an toàn cho người dân trong nước .. Ngoài ra 1 vấn
đè phức tạp khác nữa chính là phải thay đổi được nhận thức cũng như những mặc định tiêu
cực của người tiêu dùng áp đăt lên sản phẩm sau vụ cáo buộc . điều này là rất khó vì ở VN ,
việc tâm lý tiêu dùng của mọi người khá nhạy cảm ,, họ rất khó để thay đổi suy nghĩ cũng
như đánh giá về 1 sản phẩm nào đó nếu nó đã gặp phải 1 vấn đề khá nghiêm trọng và có sự
phổ biến lớn, trong khi đó ACK thì lại quá nổi tiếng với người tiru dùng trong nước , đặc biêt
là mỳ HH , độ phủ sóng cao , nên một khi gặp vấn đề là hầu như ai cũng đều biết đến . ss
4. Xác định mục tiêu quyết định
- Mục tiêu của ACK đấy chính là :
+ Trở thành tập đoàn thực phẩm hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn xa ra thế
giới. Khi xuất khẩu gạo, giá trị là 1, nhưng khi xuất khẩu một sản phẩm chế biến từ gạo thì
giá trị có thể tăng lên từ 3-5 lần. Mục tiêu tiếp theo của ACK là tiếp tục mang những sản
phẩm được sản xuất ở Việt Nam có chất lượng cao ra thị trường thế giới, mang niềm tự hào
Việt Nam vào sản phẩm và triển khai ra toàn cầu
+ Truyền tải thông tin đúng đến cho người tiêu dùng để nâng cao giá trị ngành hàng mì
ăn liền song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm sợi gạo, miến và tăng cường xuất
khẩu .
+ Tuy nhiên, khách hàng chủ yếu vẫn là người châu Á tại các thị trường này, định hướng
sắp tới của Acecook là mở rộng đối tượng khách hàng bản địa sử dụng sản phẩm Acecook
có nguồn gốc từ Việt Nam. Tiếp đó, số lượng người dân nước ngoài biết đến sản phẩm của
ACK sẽ tăng lên đóng góp cao vào doanh thu cx như sự nổi tiếng của cty
5 Tiêu chí đánh giá :
- Tiêu chí mà ACK đặt ra đối với việc sản xuất sản phẩm đấy chính là đảm bảo yếu tố
đầu vào an toàn , sạch sẽ . Nguyên vật liệu đầu vào được chọn lựa và đánh giá nghiêm ngặt
theo 03 tiêu chí chính như sau
+ Thiết lập tiêu chuẩn nguyên vật liệu với đầy đủ tính chất cơ lý hóa sinh (cảm quan, hóa
lý, vi sinh, kim loại,…), đáp ứng các tiêu chuẩn về ATVSTP theo qui định pháp luật thực
phẩm trong nước và quốc tế.
+ Nhà cung cấp được đánh giá trước khi mua hàng và định kỳ hằng năm, dựa trên tiêu
chí đạt chứng nhận ATVSTP trong nước và các tiêu chí cơ bản của các tổ chức chứng nhận
tiêu chuẩn chất lượng ,thực phẩm quốc tế như BRC, IFS Food, HACCP và ISO 9001. Nhà
cung cấp được yêu cầu cam kết không sử dụng phụ gia ngoài danh mục, không chiếu xạ,
NON GMO …và thân thiện môi trường.
+ 100% lô nguyên vật liệu nhập được kiểm tra, kiểm soát chất lượng trước khi đưa vào
sản xuất căn cứ theo các chỉ tiêu chất lượng đã thiết lập. Việc kiểm tra bao gồm cả kiểm tra
ngoại quan lô hàng ,các vấn đề liên quan đến ATVSTP và kể cả phương tiện vận chuyển.
Các lô hàng không đáp ứng tiêu chuẩn cũng như điều kiện vệ sinh sẽ bị từ chối nhập vào
Acecook Việt Nam.
Tiếp đó , chính là quy trình sản xuất . Đây là khoảng thời gian sản phẩm được hình thành
để có thể xuất khẩu mang đến tận tay người dùng. Do vậy đây là tiêu chí quan trọng thứ 2
cần đến sự kiểm soát chặt chẽ , không có lỗ hổng để đảm bảo đầu ra chất lượng . Đảm bảo
được các chuỗi sản xuất liên kết với nhau , hỗ trợ nâng cao hiệu suất
- Cuối cùng là kiểm soát đầu ra ,
+ Công bố chất lượng sản phẩm đã được cục ATTP – BYT xác nhận
+ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
+ Quy định pháp luật Việt Nam và các quốc gia xuất khẩu sản phẩm
- Chi phí ( còn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu ) do vậy :Nhà cung ứng cung cấp
nguyên liệu đầu vào cũng tạo nên tầm ảnh hưởng lên giá cả và chất lượng sản phẩm. Có
nhiều nhà cung ứng đòi tăng giá hoặc giảm chất lượng nguyên vật liệu để chèn ép lợi nhuận
từ các doanh nghiệp. Acecook luôn tìm kiếm các nhà cung ứng trên thị trường nhằm giảm
thiểu tối đa nhất chi phí cạnh tranh.
III> ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN
#Phương án 1: ACK cần nghiên cứu, thường xuyên cập nhật thông tin để kiểm soát tiêu
chuẩn sản phẩm do mình sản xuất trước khi xuất khẩu
- Do tiêu chuẩn ở một số quốc gia là khác nhau ( bảng trích đi)
mức giới hạn dư lượng EO cho phép đối với cùng một mặt hàng thực phẩm có thể đáp ứng
quy định của quốc gia, khu vực này nhưng lại vượt ngưỡng cho phép của quốc gia, khu vực
khác. Đây là một yếu tố các doanh nghiệp cần nghiên cứu, thường xuyên cập nhật thông tin
để kiểm soát tiêu chuẩn sản phẩm trước khi xuất khẩu.
#Phương án 2 : Kiểm soát chất lượng trong toàn chuỗi cung ứng

 Cách thực hiện:


+ Nghiên cứu kĩ thị trường xuất khẩu, những thành phần cấm sử dụng, cách thức đo
lường chỉ số chất...
+Song song với việc thường xuyên rà soát, đánh giá quy trình sản xuất, máy móc thiết
bị, vệ sinh nhà xưởng về mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần kiểm
tra định kỳ các sản phẩm và nguyên liệu. Đặc biệt là các cấu phần thuê mua gia công,
sản xuất để đánh giá nguy cơ, kiểm soát nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro.
+Đồng thời làm việc với các nhà cung cấp để đảm bảo điều kiện sản xuất, bảo quản và
vận chuyển nguyên vật liệu và bao bì không phát sinh mối nguy
+ Kiểm tra và loại bỏ những chất không được sử dụng trong quá trình sản xuất
+Nếu phát hiện sai sót, cần ngưng sản xuất ngay để không chịu hậu quả quá lớn.
 Ưu điểm:
+Đánh giá kỹ lưỡng hơn về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm
 Tiêu cực:
+Tốn nhiều chi phí, thời gian, nhân công
+Quy trình kiểm định sản xuất trở nên phức tạp
#Phương án 3: Nhà nước cần xem xét điều chỉnh các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa
cho phù hợp với thị trường thế giới
 Ưu điểm:
+Tiếp cận nhiều hơn với thị trường nước ngoài, đặc biệt là những thị trường khó tính
như EU
+Tình tiết này tất yếu khiến dư luận băn khoăn, phải chăng Việt Nam đang áp dụng
chuẩn thấp hơn thế giới về các hàng rào kỹ thuật nói chung, về sử dụng phụ gia trong
sản xuất thực phẩm tiêu dùng nói riêng. Điều này đồng nghĩa với việc phân biệt và hạ
thấp yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước. Và các công ty sản xuất
đang khai thác kẽ hở này để giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận kinh doanh.
Nâng cao bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
 Nhược điểm
+ Gần như phải thay đổi hoàn toàn cả một hệ thống sản xuất và kinh doanh
+Tốn nhiều chi phí, thời gian,
 Cách thực hiện
bên cạnh những nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để xây dựng, đưa ra các
tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm đang được áp dụng, việc xây dựng các quy định còn
được tham khảo, chuyển dịch chủ yếu từ hệ thống tiêu chuẩn, các khuyến nghị do Uỷ
ban Tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế (Uỷ ban Codex) của Liên hiệp quốc ban hành.
Trong đó, Việt Nam là quốc gia thành viên của Ủy ban Codex.
 việc tham khảo từ tiêu chuẩn Codex giúp các quy định tiêu chuẩn của Việt Nam
hài hòa hóa với các tiêu chuẩn chung hiện hành trên thế giới. Qua đó, cho phép
tiêu chuẩn an toàn áp dụng để bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam tương tự
như các nước trên toàn thế giới, đồng thời đảm bảo công bằng trong thương mại
thực phẩm toàn cầu.
#Phương án 4: Nhanh chóng xử lí, xác minh thu hồi sản phẩm khi có những cáo buộc, nghi
ngờ

 Cách thực hiện:


+Thông qua các phương tiện truyền thông, họp báo để minh bạch các thông tin, cập
nhật tin tức mới nhất về tình hình để tránh khủng hoảng thương hiệu, ổn định thị
hiếu của người tiêu dùng
+chuẩn bị về nguồn tài chính, nhân lực đủ tốt trong khả năng cho việc xử lý khủng
hoảng thương hiệu. Bên cạnh đó, chủ động xây dựng các kịch bản khủng hoảng có
thể xảy ra và phương án giải quyết cụ thể cho các khủng hoảng đó.
+xây dựng một đợt truyền thông mới cho thương hiệu hướng sự tập trung của
người tiêu dùng đến những vấn đề mới.
-

You might also like