You are on page 1of 3

Cam kết về minh bạch và tăng cường vai trò cho các bên có liên quan đối với

môi
trường. Trong đó quy định về cơ chế bảo đảm quyền của tổ chức, cá nhân kiện đòi quyền lợi
về môi trường có thể nộp đơn đệ trình, cáo buộc và thủ tục xử lý đơn thư này từ CPTPP.
Cam kết về một số vấn đề môi trường cụ thể bao gồm Đa dạng sinh học; Tự vệ trước
các sinh vật ngoại lai; Giảm phát thải; Trợ cấp đối với việc khai thác,đánh bắt hải sản; Biện
pháp bảo tồn; Chính sách với các loại hàng hóa, dịch vụ thân thiện,có lợi cho môi trường
Mặc dù tồn tại các quy định nhưng cho đến nay các cam kêt nêu trên thể hiện sự
tương đối lỏng lẻo trong nội dung và trách nhiệm thực hiện của các thành viên.
b. Những quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật (TBT) gắn với sản phẩm.
Đối với các tiêu chuẩn TBT, CPTPP dựa trên sự tuân thủ các nguyên tắc và quy tắc
của WTO cho việc định hình các quy định của mình kết hợp với một số nét riêng đặc trưng
như thời gian lấy ý kiến tối thiểu, về độ trễ giữa thời điểm ban hành cũng như thời điểm có
hiệu lực thi hành cho phù hợp với tình hình thực tế diễn ra của các thành viên trong hiệp định
Về nội dung bao gồm hai vấn đề chính là quy định về đánh giá sự phù hợp và nội
dung của TBT đối với từng sản phẩm cụ thể.
Về quy trình đánh giá sự phù hợp. Các tổ chức đánh giá sự phù hợp của nước ngoài
được đối xử công bằng với các tổ chức đánh giá sự phù hợp của nước sở tại. Bên cạnh đó, các
tổ chức này được tự do trong việc xác định trụ sở của mình mà không bị bắt buộc phải đặt trụ
sở theo yêu cầu nước sở tại.
TBT đối với từng sản phẩm cụ thể. Có 6 nhóm hàng hoá là rượu vang và đồ uống
chưng cất, các sản phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm, thiệt bị y tế, thực phẩm đóng gói
và phụ gia thực phẩm, mỹ phẩm chịu ràng buộc theo quy định của TBT nhằm ngăn chặn việc
hạn chế nhập khẩu của các nước trong CPTPP cho các loại hàng hoá này (6 nhóm hàng hoá
này đều là một trong những sản phẩm thế mạnh của một số nước trong CPTPP).
Cụ thể đối với rượu vang và đồ uống chưng cất, để áp dụng các biện pháp TBT, các
quốc gia thuộc CPTPP cần:
Cho phép sản phẩm ghi nhãn về độ cồn theo cả kiểu alc/vol và theo kiểu độ cồn tối đa
Cho phép chỉ cần ghi nhãn trên thừng chứa rượu hoặc bao bì mà ko cần phải khi trên
từng sản phẩm
Không được yêu cầu ghi các thông tin về ngày sản xuất, hết hạn, ngày bán trên nhãn
chai, thùng trừ một số trường hợp đặc biệt.
Không bắt buộc dịch thông tin trên nhãn mác.
Hay đối với hàng mỹ phẩm quy định về việc không buộc ghi giá, chi phí, số đăng ký
lưu hành trên sản phẩm. Còn đối với dược phẩm phải đảm bảo không yêu cầu cung cấp thông
tin về tài chính, việc cấp phép không dựa trên tiêu chí về giá sản phẩm cũng như nội dung khi
xem xét chỉ cần đảm bảo tiêu chí cố định được liệt kê.
Tuy nhiên đối với hàng dệt may thì không đề cập đến quy định về TBT.
c. Những quy định về phòng vệ thương mại
CPTPP quy định về biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và tự vệ đặc
thù
Về biện pháp tự vệ. Trên cơ sở khẳng định lại một lần nữa các nguyên tắc trong WTO
về các biện pháp tự vệ và bổ sung thêm một quy trình mới về tự vệ song song với WTO.
Có hai nhóm biện pháo tự về gồm:
Biện pháp tự vệ toàn cầu quy định các nước có quyền áp dụng biện pháp này khi có
một số lượng hàng hoá nhập vaò tăng lên đột biến gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại năng nề
chon ngành nội địa. Khi đó, biện pahps này cho phép áp dụng một lượng thuế quan tăng thêm
hoặc hạn ngạch thuế quan hoặc hạn chế lượng nhập khẩu. Vì đây là biện pháp đc áp dụng cho
toàn bộ thành viên WTO (được gọi là tự vệ toàn cầu). Biện pháp này một khi được áp dụng
có thể loại trừ đi hàng hoá có xuất xứ CPTPP mà có thể áp dụng hạn ngạch hoặc trong danh
mục cắt giảm thuế (phụ lục 2D) trên cơ sở loại trừ việc áp dụng biện pháp này khi sản phẩm
không gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa.
Biện pháp tự vệ trong thời gian chuyển đổi. Trong thời gian chuyển đổi theo lộ trình,
một quốc gia vẫn có quyền được áp dụng biện pháp tự vệ khi hàng hoá nhập khẩu với số
lượng ồ ạt gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa của quốc gia
này. Khi đó, quốc gia có thể áp dụng việc ngừng cắt giảm thuế quan theo lộ trình đối với sản
phẩm bị áp dụng hoặc tăng thuế của sản phẩm bị áp dụng đến mức MFN. Về thời hạn, biện
pháp này được áp dụng trong thời hạn 2 năm và gia hạn thêm 1 năm khi cần thiết. Quy trình
thông báo và tham vấn được thực hiện theo quy định của CPTPP trong quá trình điều tra. Khi
áp dụng biện pháp này thì nước áp dụng biện pháp có trách nhiệm đền bù cho nước bị áp
dụng khi có thiệt hại xảy ra, nếu không. Thở thuận được nức đến bù thì quốc gia bị áp dụng
có thể đình chỉ một lợi ích tương đương tại phía quốc gia đó.
Về biện pháp chống trợ cấp và chống bán phá giá
Quy định của CPTPP cho hoạt động chống trợ cấp và chống bán phá giá không khác
nhiều so với WTO ngoại trừ việc them các cam kết hợp tác, ghi nhận các thông lệ về minh
bạch và quy trình tiến hành điều tra cho biện pháp này. Với nội dung mang tính khuyến khích
nên khó để thực hiện việc kiện cấp nhà nước đối với quốc gia vi phạm cơ chế này.
d. Những rào cản thương mại khác
Bên cạnh những rào cản TBT, các biện pháp phòng vệ thương mại cũng như các biện
pháp thuế quan vẫn còn tồn tại. Việc áp dụng các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch
động thực vật. (SPS) cũng là chủ đề đáng quan tâm. Trong đó, nội dung chủ yếu nhắc lại các
quy định, nghĩa vụ thuộc hiệp định SPS của WTO. Cụ thể nội dung không cấm các quốc gia
thuộc CPTPP áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, sự phát
triển của con người theo từng quốc gia thành viên CPTPP. Tuy nhiên, việc áp dụng phải tuân
thủ các quy định cụ thể như sau:
Căn cứ áp dụng SPS phải dựa trên cơ sở khoa học, các tiêu chuẩn, hướng dẫn, khuyến
nghị mang tính quốc tế.
Việc áp dụng ở mức hợp lý, tránh tình trạng làm cản trở giao thương quốc tế và có
vấn đề về phân biệt giữa các nhóm hàng trong và ngoài nước.
Về hợp tác và tham vấn kỹ thuật trong các vấn đề SPS. Hệ thống quản lý và các biện
pháp SPS cần thể hiện sự minh bạch, trên cơ sở các điều kiện từng vùng để có sự công nhận
đúng đắn đặc biệt là đối với hàng nông sản.
Cam kết sâu hơn Hiệp định SPS của WTO
Về quy trình phân tích khoa học và rủi ro đảm bảo theo cam kết về minh bạch, áp
dụng tiêu chuẩn quốc tế (CODEX, IPPC, OIE), đánh giá phù hợp với bối cảnh thực tế cùng
với thười gian áp dụng biện pháp hợp lý, không để quá lâu và trên hết là không gây cản trở
thương mại giữa các bên thành viên trong CPTPP.
Về thanh tra SPS, nước nhập khẩu được quyền thanh tra hệ thống SPS của nước xuất
khẩu tuy nhiên phải thực hiện theo trình tự hệ thống trêncow sở đảm bảo mục tiêu hiệu quả
trong kiểm soát SPS, tránh tình trạng lợi dụng để thực hiện việc tạo ra sự khó khăn trong
công tác giao thương khu vực. Bên cạnh đó, các bước thanh tra ở mỗi nước là khác nhau, cần
có sự họp bàn về quy trình, cách thức tiến hành giữa các nước; hai nước tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động thanh tra cũng như phản hồi ý kiến sau thanh tra cũng như thông báo cho
nhau về kết quả bằng văn bản phù hợp và kệt luận phải có căn cứ chính xác và phù hợp.
Về việc kiểm tra chuyên ngành SPS khi nhập khẩu gắn với rủi ro và nguy hiểm của
việc nhập khẩu đem lại dựa trên việc cung cấp cho nhau các thông tin về quy trình, trình tự,
thủ tục kiểm tra chuyên ngành SPS và áp dụng các thiệt bị, công cụ phù hợp và đạt chuẩn
trong quá trình kiểm tra để đem lại kết quả chuẩn xác nhất. Quyết định và thông báo cuối
cùng được ban hành và thông báo trong vòng 7 ngày cho các đối tượng có liên quan nêu rõ
nội dung, nguyên nhân của việc cấm nhập khẩu, hiện trạng và quyết định nhằm phục vụ cho
công tác ra soát lại nếu có yêu cầu được chấp nhận từ các bên.
Về biện pháp SPS khẩn cấp được tiến hành khi có nguy cơ và căn cứ cho những nguy
hại về sức khoẻ, tính mạng người, động thực vật. Tuy nhiên, thử tục thực hiện phải đảm bảo
yêu cầu về thông báo cho các thành viên có liên quan và có sự ra soạt lại căn cứ của biện
pháp khẩn cấp sau 6 tháng cũng như rà soát lạicho các đợt tiêp stheo nếu đưa ra được căn cứ
đúng đắn cho việc tiếp tục áp dụng biện pháp khẩn cấp này.

You might also like