You are on page 1of 7

1.3. Các nguyên nhân của rủi ro trong thương oooooooo8lmại quốc tế.

Những nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân không phải xuất phát từ những
hành động trực tiếp của con người như:
- Những điều kiện tự nhiên bất lợi: gió, bão, sóng ngầm, mưa lụt, động đất, núi lửa phun,
cháy rừng, ô nhiễm môi trường,hiệu ứng lồng kính...
Đây thực sự là những nguy cơ tiềm tàng dẫn đến các rủi ro và tác động không nhỏ đến
hoạt động thương mại quốc tế. Những nguyên nhân này thường được đề cập và quan tâm
rất nhiều trong hoạt động bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu và trong đa số các
trường hợp người ta coi đó là nguyên nhân chủ yếu được xem xét đầu tiên.
- Những nguyên nhân từ môi trường kinh doanh: Cơ hội thị trường: các thay đổi và điều
chỉnh của chính sách mặt hàng: hệ thống các rào cản thương mại quốc tế, khủng hoảng
kinh tế: sự biến động tài chính tiền tệ,...
Thực tế đây là những nguyên nhân rất đa dạng, tường có sự liên hệ qua lại với nhau và
khi xảy ra rủi ro từ những nguyên nhân này con người cũng khó đo lường được chính
sách, mức độ tổn thất của hàng hóa do không ít các trường hợp hàng hóa vẫn không bị
suy giảm giá trị sử dụng của chúng và nếu không loại trừ được sự tác động riêng của từng
nhân tố ảnh hưởng.
Nhìn chung, những nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro là những nguyên nhân ngoài
tầm kiểm soát, rất khó khống chế của doanh nghiệp và những rủi ro xảy ra do những
nguyên nhân này thường dẫn đến thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp.
Những nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân xuất phát từ các hành vi trực tiếp
hoặc gián tiếp của con người ( các nhân và tổ chức ) tham gia hoặc có liên quan đến hoạt
động thương mại quốc tế như:
- Sự không ổn định của thể chế chính trị; hệ thống pháp luật luôn thay đổi: pháp chế
không nghiêm; sự khác biệt trong các quy tắc ứng xử, tập quán kinh doanh và tiêu dùng...
Những nguyên nhân này thường rất khó dự báo và chúng thường tác động khá mạnh lên
quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi rủi ro phát sinh từ những
nguyên nhân này cũng làm cho doanh nghiệp khó áp dụng các biện pháp bảo hiểm.
- Sai lầm trong lựa chọn chiến lược kinh doanh, cơ chế quản lý; thiếu thông tin hoặc
thông tin sai lệch; thiếu kiến thức và kỹ năng kinh doanh, quả trị tác nghiệp; những sơ
suất, bất cẩn của các cá nhân, tổ chức,...
Đây là nhóm nguyên nhân thường xuyên nhất trong hoạt động thương mại quốc tế của
các doanh nghiệp và những rủi ro từ những nguyên nhân này không phải khi nào cũng dễ
dàng nhận ra được, tổn thất do những rủi ro này cũng không tức thì và vì thế phản ứng
của doanh nghiệp với những nguyên nhân này thường không quyết liệt và kịp thời.
- Buôn lậu; làm hàng giả; lừa đảo; cạnh tranh không lành mạnh; nạn tham nhũng; cửa
quyền; quan liêu sách nhiễu,...
Những nguyên nhân này cũng đang có xu hướng gia tăng và diễn biến tinh vi, phức tạp ở
không ít các khu vực thị trường mà doanh nghiệp nhắm tới. Tổn thất mà doanh nghiệp
phải gánh chịu do những rủi ro từ những nguyên nhân này thường xảy ra trong thời gian
dài và không dễ dàng đo lường một cách chính xác, nhưng chúng tác động rất lớn đến
khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
1.4. Quản trị rủi ro trong tác nghiệp thương mại quốc tế tại các doanh nghiệp.
1.4.1 Quan điểm tiếp cận về phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất trong tác nghiệp
thương mại quốc tế nói riêng và kinh doanh nói chung.
Quản trị rủi ro là một trong số các chức năng chính ( quản trị chiến lược, quản trị hoạt
động và quản trị rủi ro...) của một doanh nghiệp, nhằm để nhận dạng, đánh giá, đối phó
với những nguyên nhân và hậu quả của rủi ro đối với doanh nghiệp trong hoạt động kinh
doanh của mình.
Quản trị rủi ro trong tác nghiệp thương mại quốc tế là hệ thống các nghiệp vụ nhằm nhận
dạng, đánh giá, đối phó với những nguyên nhân và hậu quả của rủi ro trong quá trình tiến
hành các tác nghiệp thương mại quốc tế.
- Không phải mọi nguy cơ đề dẫn đến rủi ro trong tác nghiệp thương mại quốc tế và nguy
cơ có thể do yếu tố khách quan tạo ra cũng có thể ( đôi khi chiếm tỷ lệ không hề nhỏ ) là
do hành vi chủ quan của chính con người trong tác nghiệp liên quan tạo ra. Nhận dạng
được các nguy cơ sẽ cho phép dự báo ở một mức độ nhất định khả năng xảy ra rủi ro
trong từng nhóm nghiệp vụ cũng như các hoạt động liên quan trong tác nghiệp thương
mại quốc tế.
- Con người không thể loại trừ hoàn toàn được rủi ro, nhưng với khả năng quản trị một
cách đồng bộ các nhóm tác nghiệp dựa trên phân tích đầy đủ và áp dụng đồng thời nhiều
biện pháp khác nhau nhằm phòng ngừa rủi ro, xác suất xảy ra rủi ro sẽ giảm thiểu đáng
kể và tổn thất khi xảy ra rủi ro sẽ được hạn chế ở mức thấp nhất. Để hoàn toàn không
phải đối mặt với những rủi ro chỉ có cách duy nhất là con người không tham gia và các
hoạt động ( như không vận chuyển hàng hóa, không tiến hành kinh doanh thì sẽ không
phải đối mặt với những rủi ro trong vận chuyển và rủi ro trong kinh doanh ). Tuy nhiên,
điều đó chỉ giả định không xảy ra trong thực tế. Vì vậy, con người trong các hoạt động
nói của mình nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng phải biết chấp nhận và
đối mặt với các rủi ro. Tất nhiên, chấp nhận rủi ri không có nghĩa là phó mặc cho những
sự cố và số phận mà con người biết chấp nhận và dám mạo hiểm dựa trên những tính
toán, dự báo, vận dụng các kỹ năng và khai thác tốt các công cụ để có thể kiểm soát được
một phần nào đấy những tác động từ các rủi ro.
- Con người quan tâm nhất khi nghiên cứu về rủi ro không phải là xác suất rủi ro mà là
hậu quả do rủi ro mang đến, nghĩa là những tổn thất ( tổn thất hữu hình và tổn thất vô
hình ) do rủi ro. Như vậy, rủi ro không bao giờ tách rời khỏi tổn thất, nghiên cứu rủi ro là
nguyên cứu nguyên nhân còn đi liền với nó, nghiên cứu tổn thất là nghiên cứu hậu quả.
Quản trị rủi ro trong tác nghiệp thương mại quốc tế được tiếp cận cả với những tổn thất
trực tiếp cho đối tượng gặp rủi ro và những tổn thất liên đới, phát sinh bởi tổn thất của
đối tượng này có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro và tổn thất cho các đối tượng và hoạt
động khác kế tiếp ( chẳng hạn, do bão, tàu chở hàng bị đắm, hàng hoá chuyên chở trên
tàu bị chìm theo tàu và bị hỏng hoàn toàn. Tổn thất xảy ra với lô hàng đó là tổn thất trực
tiếp, nhưng kéo theo đó, doanh nghiệp bị lỡ kế hoạch kinh doanh, không giao được hàng
cho đối tác khác, có thể vi phạm hợp đồng và suy giãn uy tín thương mại,... là những tổn
thất gián tiếp. Những tổn thất gián tiếp, liên đới thường không được tính cho đến khi xem
xét quyền lợi bảo hiểm, nhưng rất cần phải được quan tâm đầy đủ trong quản trị rủi ro
trong các doanh nghiệp ).
1.4.2. Các nghiệp vụ chủ yếu quản trị rủi ro trong tác nghiệp thương mại quốc tế tại các
doanh nghiệp.
Hình thành các vị trí nhân sự quản trị rủi ro
Khó có thể thực hiện quản trị rủi ro một cách hiệu quả khi không có các vị trí nhân sự cho
quản trị rủi ro. Với những doanh nghiệp lớn, một nhóm nhân sự hoặc một bộ phận
chuyên trách về quản trị rủi ro có thể dễ dàng được hình thành, nhưng ở những doanh
nghiệp nhỏ, điều này dường như là không thể. Vì thế việc chỉ định một nhân sự cụ thể
thuộc phòng kinh doanh hoặc phòng xuất nhập khẩu phụ trách các nội dung nghiệp vụ và
chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về vấn đề quản trị nhân sự là rất cần thiết và sẽ có
tính khả thi hơn nhiều.
Với vai trò kiêm nhiệm, những nhân sự này có thể tham gia đầy đủ và tích cực vào nhiều
nhóm tác nghiệp thương mại quốc tế khác nhau tại doanh nghiệp, vì thế có nhiều cơ hội
và thực tiễn để phân tích, dự báo nguồn rủi ro, đối tượng rủi ro và những tổn thất có thể
phải gánh chịu khi rủi ro xảy ra.
Nghiên cứu, nhận dạng rủi ro
- Nghiên cứu về nguồn rủi ro và đối tượng rủi ro
Có rất nhiều nguồn gây rủi ro khác nhau như từ những hành vi của con người, từ các yếu
tố tự nhiên,... Mỗi người rủi ro lại có thể có những tác động rất khác nhau đến các tác
nghiệp thương mại quốc tế, vì thế nghiên cứu nguồn rủi ro cần phân chia hợp lý chúng
thành từng nhóm, chẳng hạn, chia ra thành nhóm các nguồn rủi ro từ hành vi của người
bán, nhóm nguồn gây rủi ro từ hành vi của người chuyên chở và chủ tàu, nhóm nguồn
gây rủi ro từ sự điều chỉnh của chính sách, nhóm nguồn rủi ro từ các yếu tố tự nhiên, thời
tiết,...Việc phân chia nguồn rủi ro phụ thuộc nhiều vào đặc điểm hoạt động của doanh
nghiệp và khả năng mà doanh nghiệp tham gia vào những nhóm tác nghiệp khác nhau
trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng như bối cảnh và môi trường cụ thể. Nguồn rủi ro
được xác lập bởi người bán sẽ khác với nguồn rủi ro được xác lập bởi người mua. Khi
nghiên cứu nguồn rủi ro cần chú ý rằng việc không bao quát hết các nguồn rủi ro có thể
dẫn đến bị động trong các hoạt động ứng phó khi xảy ra rủi ro và thiệt hại có thể bị tăng
thêm vì lý do này.
Nghiên cứu đối tượng rủi ro chính là nghiên cứu những đối tượng ( tài sản, con người, uy
tín, cơ hội kinh doanh... ) sẽ chịu thiệt hại, tổn thất do rủi ro xảy ra. Tùy từng hoạt động
cụ thể trong kinh doanh xuất nhập khẩu mà đối tượng rủi ro có thể sẽ khác nhau. Tuy
nhiên, trong hầu hết các trường hợp, đối tượng trực tiếp và quan trọng nhất thường luôn
được đề cập chính là hàng hóa mua bán, mặc dù đó không phải đối tượng duy nhất cần
được nghiên cứu. Cũng cần lưu ý rằng, không chỉ nghiên cứu các đối tượng trực tiếp của
rủi ro mà còn cần quan tâm cả những đối tượng vô hình của rủi ro như uy tín thương mại,
cơ hội mất hưởng, sức khỏe con người; các đối tượng liên đới, gián tiếp trong các quan
hệ thương mại tiếp sau,...
- Nhận dạng rủi ro
Các phương pháp nhận dạng rủi ro có thể được áp dụng là:
Phân tích các báo cáo tài chính để nhận dạng rủi ro được tiến hành bằng cách phân tích
từng tài khoản, chi tiết các khoản chi phí và lợi nhuận, đối chiếu với kế hoạch tài chính
được thiết lập đầu năm tài chính để có được những số liệu và nhận định về những rủi ro
đã gặp phải. Đây là phương pháp khách quan, có độ tin cậy, nhưng khó áp dụng tại nhiều
doanh nghiệp do đòi hỏi nhân sự quản trị rủi ro phải có năng lực tốt và kỹ năng cao cả về
rủi ro, tổn thất và kế toán tài chính để có thể loại trừ các yếu tố ngoài rủi ro.
Phương pháp nhận dạng theo nhóm tác nghiệp
Thường các nhóm tác nghiệp được phân chia như sau:

Nghiên cứu thị Giao dịch đàm Thuê phương


Chuẩn bị hàng tiện và giao
trường và lựa phán và kí kết
hóa xuất khấu hàng xuất khẩu
chọn đối tác hợp đồng

Quá trình
chuyên chở
hàng hóa

Ban hành và Khiếu bại và xử


thanh lý hợp lý khiếu nại, Quá trình thanh Giao nhận tại
dồng bảo hiểm toán tiền hàng nơi đến

Đây là phương pháp được sử dụng rất phổ biến không chỉ trong các doanh nghiệp mà
ngay cả trong nghiên cứu về rủi ro bởi nó cho phép các doanh nghiệp có thể nhận dạng
rất linh hoạt các rủi ro theo những nhóm tác nghiệp mà mình tham gia và bởi một doanh
nghiệp thường không tham gia và tất cả các nhóm tác nghiệp. Thực chất phương pháp
nhận dạng theo nhóm tác nghiệp thương mại quốc tế để dễ dàng theo dõi, ứng phó.
Yêu cầu cơ bản trong nhận dạng rủi ro là phải chỉ ra được những nguy cơ có thể xảy ra
với từng nhóm tác nghiệp và sắp xếp cúng theo tần suất xuất hiện của các rủi ro ( nguy cơ
) dựa trên số liệu quá khứ của chính doanh nghiệp và của nhiều doanh nghiệp trong trong
cùng ngành hoặc khác ngành. Việc sử dụng số liệu thống kê của chỉ một doanh nghiệp sẽ
không đảm bảo độ tin cậy trong nghiên cứu nhận dạng rủi ro.
Phân tích dự báo và tổn thất
Phân tích tổn thất được tiến hành dựa trên các số liệu quá khứ về tổn thất ( thực tế đã tổn
thất hoặc suýt đã xảy ra tổn thất ) mà doanh nghiệp đã trải nghiệm cũng như các nguồn
thông tin bên ngoài doanh nghiệp về những trường hợp tương tự trong toàn bộ các khâu
của quy trình tác nghiệp thương mại quốc tế.
Khi phân tích tổn thất, cần chia tách riêng các tổn thất về tài sản, tổn thất về nguồn nhân
lực, tổn thất liên đới, tổn thất về uy tín thương mại,... Thường thì với các số liệu quá khứ,
đặc biệt liên quan đến những tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa thì khó có thể
tách riêng từng loại tổn thất. Vì vậy, cần sử dụng nghiệp vụ dự báo, suy đoán để phân
tích các tổn thất gián tiếp, liên đới. Kết quả phân tích tổn thất phải phản ánh được mức độ
tổn thất, tỷ lệ tổn thất, tình trạng nguy hiểm của tổn thất nguyên nhân của tổn thất.
Để có được những thông tin và dữ liệu phục vụ cho phân tích tổn thất, bộ phận quản trị
rủi ro cần xây dựng mẫu báo cáo tổn thất và yêu cầu áp dụng trong mọi bộ phận của
doanh nghiệp có liên quan.
Mẫu báo cáo có thể gồm những nội dung sau:
- Bộ phận báo cáo ( ghi bộ phận, phòng,... làm báo cáo);
- Họ và tên người lập báo cáo;
- Nội dung công việc được phụ trách, đảm nhận ( nếu có nhiều công việc đồng thời, có
liên quan thì có thể tiến hành kẻ bảng để theo dõi cho tiện);
- Thời điểm tiếp nhận công việc và thời gian hoàn thành;
- Tóm lược quá trình triển khai các nội dung công việc;
- Liệt kê các tổn thất đã xảy ra và nêu rõ chi phí tổn thất ( bằng tiền với những tổn thất
trực tiếp về tài sản);
- Liệt kê những trường hợp suýt xảy ra tổn thất ( dự kiến nếu không may mắn hoặc nỗ lực
để vượt qua thì chi phí tổn thất là bao nhiêu );
- Liệt kê các biện pháp, nỗ lực đã được triển khai áp dụng ( ghi rõ nỗ lực của từng bộ
phận, cá nhân tham gia khắc phục );
- Tóm lược một số nhận định về đối tác trong khắc phục hậu quả rủi ro;
- Các cảnh cáo, đề xuất và kiến nghị về phòng ngừa rủi ro, hạn chế tổn thất.
Thiết lập bảng liệt kê cảnh báo rủi ro, tổn thất
Bảng liệt kê cảnh báo rủi ro, tổn thất trong xuất khẩu hàng hóa

THÔNG Các rủi ro có Nguyên nhân Các tổn thất Các biện pháp
TIN thể gặp phải gây ra rủi ro có thể được khuyến cáo
áp dụng

I Lựa chọn đối tác, đàm phán và ký kết hợp đồng

1.1 Bị mạo danh Không lựa chọn Mất toàn bộ - Điều tra kỹ đối
kỹ đối tác. lô hàng. tác
Thiếu kỹ năng Mất cơ hội - Nhờ ngân sách
thẩm tra hồ sơ, bán hàng do thẩm tra năng lực
chứng từ của đối hợp đồng bị của đối tác.
tác. hủy. - Cảnh giác trước
Quá tin tưởng những lợi ích lớn
vào người môi được đưa ra từ phía
giới. đối tác.
...

II Chuẩn bị hàng xuất khẩu và giao hàng xuất khẩu

1.2 Chậm hoặc Hạn chế bởi Bị phạt hợp - Tạo liên kết trong
không chuẩn nguồn cung hàng đồng. cung ứng hàng hóa
bị được hàng xuất khẩu. Bị từ chối xuất khẩu.
xuất khẩu Chính sách hạn nhận hàng. - Tính toán hợp lý
chế xuất khẩu. Mất khách thời gian giao
Không đủ năng hàng và thị hàng.
lực thu mua. trường. - Yêu cầu hỗ trợ và
Thiên tai, mất Buộc phải chia sẻ từ phía nhà
mùa. giảm giá. nhập khẩu.
... ... - Hiệu chỉnh L/C
...

...

III ...
Tương tự như vậy, sẽ thiết lập bảng liệt kê cảnh báo rủi ro, tổn thất trong nhập khẩu hàng
hóa.

Xây dựng phương án né tránh rủi ro và hạn chế tổn thất


Xây dựng phương án né tránh rủi ro và hạn chế tổn thất không thể tiến hành chung cho
mọi trường hợp mà cần phải được thiết lập riêng cho từng trường hợp cụ thể căn cứ vào
mặt hàng kinh doanh, đối tác lựa chọn, đặc điểm khu vực thị trường và những nhân tố
khách quan khác. Để xây dựng phương án né tránh rủi ro và hạn chế tổn thất, nhà quản trị
rủi ro sẽ dựa trên bảng liệt kê rủi ro và kết quả phân tích tổn thất để đề xuất phương án.
Thông thường ở nhiều doanh nghiệp, phương án né tránh rủi ro và hạn chế tổn thất được
triển khai đồng thời trong phương án triển khai hợp đồng. Tuy nhiên, đại đa số các trường
hợp, việc đề xuất phương án còn chưa chi tiết và chưa thể hiện được tính đặc thù của
từng thương vụ.

You might also like