You are on page 1of 39

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ
QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH

BỘ MÔN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


GIẢNG VIÊN:
TS. Hồ Thị Lam
TS. Bùi Ngọc Toản
Nội dung

1.1. Khái
niệm rủi ro
1.6. Quản trị 1.2. Phân loại
rủi ro tài rủi ro tài
chính chính

1.5. Kiểm 1.3. Nhận


soát rủi ro dạng rủi ro

1.4. Đo lường
rủi ro
Liệu có cái gì
là chắc chắn?

Chỉ có
“sự không
chắc chắn”
là chắc chắn
1.1. Khái niệm rủi ro
▪ Trường phái tiêu cực
- Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy ra (từ
điển tiếng Việt, xuất bản năm 1995).

- Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại
(Từ điển Oxford).

- Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá


trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu
đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
1.1. Khái niệm rủi ro
▪ Trường phái tiêu cực
Như vậy: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc
điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
1.1. Khái niệm rủi ro
▪ Trường phái trung hòa

-Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được (Frank Knight).

-Rủi ro được hiểu là khả năng có sai lệch giữa một bên là
những gì xảy ra trên thực tế với một bên là những gì được
dự kiến từ trước (mà bình thường đáng lẽ đã phải diễn ra).

-Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến.
1.1. Khái niệm rủi ro
▪ Trường phái trung hòa
Như vậy: Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi
ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro
có thể mang tới những tổn thất, mất mát, nguy hiểm… cho
con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội.
1.1. Khái niệm rủi ro

 Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở các kết quả trong


tương lai, số lượng các kết quả có thể có càng lớn, sai
lệch giữa các kết quả có thể có càng cao thì rủi ro càng
lớn.

 Rủi ro là một khái niệm khách quan và có thể đo lường


được.
1.1. Khái niệm rủi ro

- Rủi ro kinh doanh.


- Rủi ro tài chính.
✓ Rủi ro giá cả thị trường.
✓ Rủi ro tín dụng.
✓ Rủi ro thanh khoản.
- Rủi ro hoạt động.
- Rủi ro pháp lý.
1.2. Phân loại rủi ro tài chính

Tỷ giá
Tín Lãi
dụng Rủi ro suất
Tài chính
Thanh
khoản Giá cả
1.2. Phân loại rủi ro tài chính
▪ Rủi ro tỷ giá
Là sự không chắc chắn về
✓ Dòng tiền,
✓ Tài sản,
✓ Lợi nhuận ròng
trong tương lai do những biến động tỷ giá.
(Jorion, 1990)
1.2. Phân loại rủi ro tài chính
▪ Rủi ro lãi suất
Là sự không chắc chắn về kết quả hoạt động kinh doanh
trong tương lai do những thay đổi trong lãi suất.
1.2. Phân loại rủi ro tài chính
▪ Rủi ro giá cả hàng hóa
- Biến động của giá cả hàng hóa, giá cả nguyên vật liệu.
- Ảnh hưởng của những biến động này đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.2. Phân loại rủi ro tài chính
▪ Rủi ro thanh khoản

- Tính thanh khoản.

- Rủi ro thanh khoản.

Rủi ro thanh khoản là rủi ro dẫn đến tổn thất và/hoặc mất
khả năng thanh toán khi doanh nghiệp không đủ vốn khả
dụng, không thể bán hàng hóa với chi phí hợp lý khi cần
đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán, tài chính.
1.2. Phân loại rủi ro tài chính
▪ Rủi ro tín dụng

- Là rủi ro thiệt hại kinh tế do phía đối tác không thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng (trả chậm hoặc mất khả năng chi trả
các khoản vay nợ hoặc các khoản phải thu).

- Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng.


Rủi ro có quan hệ mật thiết với lợi nhuận. Rủi ro càng cao hứa
hẹn lợi nhuận càng cao và ngược lại.

- Mục tiêu của NĐT?

Tìm kiếm lợi nhuận tối đa với mức rủi ro tối thiểu.

Không dễ dàng đạt được trong môi trường cạnh tranh.

NĐT thường đánh đổi: tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro
chấp nhận được hoặc tối thiểu hóa rủi ro với mức lợi nhuận
chấp nhận được.
Quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa
học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm
soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất
mát, những tác động bất lợi của rủi ro đồng thời tìm
cách biến rủi ro thành cơ hội thành công.
Quản trị rủi ro

Vì vậy, quản trị rủi ro cần phải:

- Nhận dạng – phân tích – đo lường rủi ro.

- Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro.

- Tài trợ rủi ro khi nó xuất hiện.

- Tìm cách biến đổi rủi ro thành cơ hội thành công.


1.3. Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ


thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức.

- Nguồn gốc của rủi ro.

- Đối tượng rủi ro.

- Tổn thất.
1.3. Nhận dạng rủi ro

- Rủi ro trong đầu tư.

- Rủi ro trong hoạt động bán chịu hàng hóa.

- Rủi ro kinh doanh.

- Rủi ro tài chính.

- Rủi ro biến động giá (giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, lãi
suất, tỷ giá).

- Một số rủi ro khác.


1.4. Đo lường rủi ro
▪ Các yếu tố cần đo lường
- Đối với rủi ro thuần túy:
✓ Tần số của các tổn thất có thể xẩy ra, và
✓ Mức độ nghiêm trọng của các tổn thất này.
- Đối với rủi ro suy đoán:
✓ Tần số của các kết quả tiêu cực hay tích cực, và
✓ Mức độ nghiêm trọng hay độ lớn của các kết quả này.
1.4. Đo lường rủi ro
▪ Phân cấp các yếu tố
Tần suất
Mức độ xuất hiện Cao Thấp
nghiêm trọng

Cao I II

Thấp III IV
1.4. Đo lường rủi ro

Tùy theo từng loại rủi ro mà chúng ta có các công cụ đo


lường rủi ro khác nhau:

- Rủi ro đầu tư.

- Rủi ro tín dụng.

- Rủi ro thanh khoản,…


1.5. Kiểm soát rủi ro

Né tránh Ngăn ngừa Giảm thiểu


rủi ro tổn thất tổn thất

Quản trị Chuyển giao Đa dạng


thông tin rủi ro hóa
Né tránh rủi ro

- Chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra.


- Loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro.
 Ưu điểm: đơn giản, triệt để, chi phí thấp.
 Hạn chế:
✓ Do lợi nhuận và rủi ro song hành, né tránh rủi ro có thể mất
đi lợi ích có được từ tài sản, hoạt động đó.
✓ Rủi ro và bất định tồn tại trong mọi hoạt động của con
người, vì vậy tránh rủi ro này có thể gặp rủi ro khác.
✓ …
Ngăn ngừa tổn thất

- Chương trình ngăn ngừa tổn thất tìm cách giảm bớt số
lượng các tổn thất xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn.
- Hoạt động ngăn ngừa tổn thất tập trung vào:
✓ Thay thế hoặc sửa đổi hiểm họa.
✓ Thay thế hoặc sửa đổi môi trường.
✓ Thay thế hoặc sửa đổi cơ chế tương tác.
Giảm thiểu tổn thất

- Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi
ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy
ra (tức là giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất).

- Là những biện pháp sau khi tổn thất xảy ra, mặc dù được
đặt ra trước khi một tổn thất nào đó xuất hiện.
Giảm thiểu tổn thất

- Cứu lấy những tài sản còn sử dụng được.


- Chuyển nợ (đòi bồi thường…).
- Kế hoạch giải quyết hiểm họa.
- Dự phòng (lập quĩ dự phòng…).
- Phân chia rủi ro.
- Đa dạng hóa rủi ro.
Quản trị thông tin

- Bộ phận quản trị rủi ro chuyên trách có đủ năng lực, quyền


hạn và nhạy bén, hiểu việc. Hiện nay, ở hầu hết các NHTM đã
thực hiện.

- Nắm bắt các thông tin và chuyển giao thông tin kịp thời kèm
theo các gợi ý cảnh báo và hướng xử lý.

- Dự báo xu hướng những khả năng xảy ra rủi ro đối với công
ty.
Chuyển giao rủi ro

- Chuyển giao rủi ro là công cụ kiểm soát rủi ro, tạo ra


nhiều thực thể khác nhau thay vì một thực thể phải gánh
chịu rủi ro.
Chuyển giao rủi ro

- Chuyển giao rủi ro có thể được thực hiện bằng 2 cách:

✓ Thứ nhất: Chuyển tài sản và hoạt động có rủi ro đến


một người hay một nhóm người khác.

✓ Thứ hai: Chuyển giao bằng hợp đồng giao ước: chỉ
chuyển giao rủi ro, không chuyển giao tài sản và hoạt
động của nó đến người nhận rủi ro.
Đa dạng hóa

- Đây là một nỗ lực của tổ chức làm giảm sự tác động


của tổn thất lên toàn bộ công ty.

- Kỹ thuật này thường được sử dụng nhiều cho rủi ro


suy đoán.
Đa dạng hóa

- Phụ thuộc các yếu tố:

✓ Hệ số tương quan giữa các thành phần tham gia.

✓ Tỷ trọng giữa các thành phần.

✓ Số lượng các thành phần.

✓ Rủi ro của từng thành phần.


1.6. Quản trị rủi ro tài chính

Quản trị rủi ro tài chính là quá trình mà các rủi ro tài
chính được nhận diện, đánh giá, đo lường và quản lý
nhằm tạo ra giá trị kinh tế.

Philippe Jorion (2011)


1.6. Quản trị rủi ro tài chính

Quản trị rủi ro tài chính là xác định mức độ rủi ro tài
chính mà công ty mong muốn, nhận diện mức độ rủi
ro tài chính hiện nay mà công ty phải gánh chịu. Sau
đó sử dụng các công cụ phái sinh hay các công cụ tài
chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro tài chính
mong muốn (phù hợp nhất với mục tiêu đầu tư).
Nguyên tắc quản trị rủi ro tài chính

- Cập nhật và đo lường chính xác mức độ rủi ro đơn vị


đang đối mặt;

- Mức rủi ro đơn vị chấp nhận phải nằm trong khả năng
chịu đựng rủi ro của đơn vị.
➢Thế giới ngày càng trở nên bất ổn hơn…
➢Thị trường tài chính đã phản ứng lại với
những bất ổn của giá cả…
Công cụ quản trị rủi ro tài chính

Sản phẩm phái sinh Công cụ khác


- HĐ kỳ hạn. - HĐ mua bán song hành.
- HĐ tương lai. - Mua bảo hiểm.
- … - …
Kết thúc chương 1.

You might also like