You are on page 1of 42

LOGO

Chương 2

Quy trình quản trị rủi ro tài chính

TS. Lê Thị Nhung- Bộ môn Đầu tư, Khoa Kinh tế, APD
Nội dung

1. Nhận diện rủi ro tài chính


2. Phân tích và đánh giá rủi ro tài chính
3. Kiểm soát rủi ro tài chính
4. Giám sát và đánh giá lại
5. Mối quan hệ giữa rủi ro – mức sinh lời
6. Thực hành
1. Nhận diện rủi ro tài chính

 Xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro và bất ổn


 Phát triển thông tin về nguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm
họa và nguy cơ rủi ro
Nguồn rủi ro

 Môi trường vật chất


 Môi trường văn hóa xã hội
 Môi trường chính trị
 Môi trường luật pháp
 Môi trường hoạt động
 Môi trường kinh tế
 Vấn đề nhận thức
Nguy cơ rủi ro

 Nguy cơ rủi ro về tài sản


 Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý
 Nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực
Các phương pháp nhận diện rủi ro

 Thiết lập bảng kê


 Phân tích tài chính
 Phân tích công nghệ
 Thanh tra hiện trường
 Tham khảo chuyên gia
 Phân tích các tổn thất
 Phân tích các hợp đồng
(1) Thiết lập bảng kê

 Mục tiêu:
 Liệt kê các nguy cơ rủi ro có thể có
 Thu thập thông tin về mức độ tổn thất có thể có
 Cơ sở thiết lập:
 Các nguồn rủi ro cơ bản
 Các tài sản có thể có của doanh nghiệp
 Môi trường và các hoạt động của doanh nghiệp
 Ưu, nhược điểm:
 Chưa liệt kê được các rủi ro bất thường
 Không cung cấp đầy đủ các thông tin về mức độ tổn thất, xác suất
xảy ra các rủi ro bất thường,…
(2) Phân tích tài chính

 Mục tiêu:
 Xác định các nguy cơ rủi ro tài chính, trách nhiệm pháp lý và
nguồn nhân lực
 Phát hiện các rủi ro trong tương lai
 Cơ sở thiết lập:
 Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp: Phân tích tỷ lệ, phân
tích cơ cấu
 Thiết lập các mô hình tài chính
 Ưu, nhược điểm:
 Tập trung vào các rủi ro tài chính
 Đo lường và định ra cách quản lý tốt nhất cho các nguy cơ rủi ro
tài chính
(3) Phân tích công nghệ

 Mục tiêu:
 Nhận diện các rủi ro tiềm năng của một tổ chức theo phương pháp
lưu đồ
 Bảng kê nguồn rủi ro tài sản, trách nhiệm pháp lý, nguồn nhân lực
 Cơ sở thiết lập:
 Hệ thống các hoạt động của tổ chức: Khâu nguyên liệu, nguồn
năng lượng, các yếu tố đầu vào khác, nhà cung cấp, thành phẩm,
người tiêu dùng.
 Ưu, nhược điểm:
 Tập trung vào các rủi ro khác nhau
 Liệt kê theo phương pháp lưu đồ
(4) Thanh tra hiện trường

 Mục tiêu:
 Nhận diện các rủi ro tiềm năng của một tổ chức theo phương pháp
thanh tra hiện trường
 Bảng kê nguồn rủi ro tài sản, trách nhiệm pháp lý, nguồn nhân lực
 Cơ sở thiết lập:
 Hệ thống các hoạt động của tổ chức: Khâu nguyên liệu, nguồn
năng lượng, các yếu tố đầu vào khác, nhà cung cấp, thành phẩm,
người tiêu dùng.
 Ưu, nhược điểm:
 Tập trung vào các rủi ro khác nhau
 Quan sát các bộ phận của tổ chức và các hoạt động
(5) Tham khảo chuyên gia

 Mục tiêu:
 Nhận diện các rủi ro của tổ chức thông qua các giao tiếp xuyên, có
hệ thống với các bộ phận trong tổ chức, hoặc các chuyên gia bên
ngoài.
 Cơ sở thiết lập:
 Báo cáo bằng văn bản của các bộ phận trong tổ chức
 Ý kiến đánh giá của những người có quan hệ với tổ chức như các
chuyên viên kế toán, luật sư, các nhà tư vấn về rủi ro, chuyên viên
thống kê hay các chuyên gia kiểm soát tổn thất.
 Ưu, nhược điểm:
 Nhận diện đầy đủ các rủi ro một cách khách quan
 Chi phí
(6) Phân tích các tổn thất

 Mục tiêu:
 Nhận diện các rủi ro của tổ chức thông qua nghiên cứu các tổn thất
đã xảy ra.
 Cơ sở thiết lập:
 Báo cáo tổn thất của các bộ phận trong tổ chức
 Ưu, nhược điểm:
 Nhận diện các rủi ro và mức độ thiệt hại tác động đến tổ chức
 Chi phí
(7) Phân tích các hợp đồng

 Mục tiêu:
 Nhận diện các rủi ro của tổ chức thông qua nghiên cứu kỹ các hợp
đồng với các bên liên quan
 Cơ sở thiết lập:
 Hợp đồng thuê nhà, hợp đồng với các bên cung cấp, phân phối,…
 Ưu, nhược điểm:
 Nhận diện các rủi ro một cách khách quan
 Chi phí
Các dấu hiệu cảnh báo

 Gián đoạn kỹ thuật- cách mạng công nghệ


 Phản đối của công chúng trước sự thay đổi
 Cảnh báo của các thanh tra xây dựng, sức khỏe và an toàn
 Tin đồn và sự nghi ngờ dai dẳng
 Phàn nàn dai dẳng của khách hàng
 Các tiêu chuẩn quản lý lỏng lẻo
 Yêu cầu khẩn thiết của nhân viên cấp dưới
2. Phân tích và đánh giá rủi ro tài chính
2.1. Phân tích rủi ro tài chính

 Phân loại mức độ nghiêm trọng của rủi ro:


 Nhóm nguy hiểm
 Nhóm quan trọng
 Nhóm không quan trọng
 Chỉ tiêu đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro:
 Mức độ tổn thất tối đa
 Khả năng/ xác suất xảy ra tổn thất
 Các phương pháp phân tích rủi ro
 Xây dựng mô hình xác suất
 Mô hình giả lập: Monte Carlo,…
 Phân tích định tính
Phân tích tác động của rủi ro so với khả năng sinh lời
Xác suất xảy ra rủi ro
Minh họa đánh giá mức tổn thất do rủi ro gây ra
Phân tích thời điểm xuất hiện rủi ro
Có bốn mức để ước lượng thời điểm rủi ro xuất hiện, mỗi mức được
gán với một giá trị số (tùy thuộc tổ chức, doanh nghiệp, dự án) để có
thể ước lượng sự tác động của nó.
1_Rất lâu: Rủi ro sẽ xuất hiện trong tương lai xa hoặc chưa định được
2_Sắp xảy ra: Rủi ro sẽ xuất hiện trong tương lai gần
3_Rất gần: Rủi ro sẽ xuất hiện trong thời điểm rất gần thời điểm phân
tích
4_ Ngay lập tức: Rủi ro xuất hiện gần như tức khắc
2.2. Đánh giá rủi ro tài chính

Risk Exposure = Risk Impact * Risk Probability * Time Frame


Nếu những hư hỏng về máy móc thiết bị là thường xuyên, tác
động kết hợp của các kết quả xếp loại hậu quả “không đáng kể” và
tần suất xảy ra “có thể” sẽ dẫn tới rủi ro “trung bình”.
Bên cạnh đó, xác suất xảy ra một rủi ro cực kỳ nghiêm trọng
như hỏa hoạn lớn thường là “hiếm khi” hoặc “không có thể xảy ra”,
nhưng tác động kết hợp của hậu quả “lớn”, rủi ro này có thể được xếp
loại là rủi ro không có thể kiểm soát ở mức “trung bình”.
Minh họa đánh giá rủi ro tài chính
Xác định rủi ro
3. Kiểm soát rủi ro tài chính
3. Kiểm soát rủi ro tài chính

 Tránh rủi ro: Sử dụng các biện pháp thích hợp để chắc chắn rằng
rủi ro không xảy ra.
 Chuyển giao rủi ro: Chuyển rủi ro ra ngoài công ty với các quy
định ràng buộc: outsourcing, hedging, derivatives, securitization,
financial engineering.
 Giảm nhẹ rủi ro: Giảm thiểu tác động và chi phí khắc phục rủi ro.
 Chấp nhận rủi ro: Khẩu vị rủi ro
Lựa chọn chiến lược kiểm soát rủi ro tài chính
4. Giám sát và đánh giá lại

 Hoạt động cuối cùng trong quy trình QTRR là giám sát và trao đổi
thông tin nhằm đánh giá lại toàn bộ quá trình nhận diện, phân tích
rủi ro, kiểm soát và đối phó với rủi ro của công ty.
 Giám sát tổng quan quy trình QTRR.
 Cần phải có một cơ quan độc lập để soát xét hoạt động QTRR về
mặt chất lượng và thời gian.
 Cơ chế giám sát cần phải nắm bắt được các thông tin có liên quan
đến rủi ro từ những giai đoạn sơ khai trong quá trình hoạt động
của toàn doanh nghiệp.
Chi phí của rủi ro
 Chi phí tổn thất có thể là toàn bộ giá trị của một tài sản bị phá hủy
hoàn toàn bởi những mối nguy hiểm.
 Chi phí rủi ro là chi phí chịu đựng sự không chắc chắn về sự xuất
hiện của tổn thất.
 Không có cách nào biết chính xác cách đo lường toàn bộ chi phí đó
vì không thể đo lường giá trị lợi nhuận bị mất đi từ những cơ hội
phải tránh do sự tồn tại của rủi ro.
 Sự không hiệu quả trong việc đối phó với rủi ro có thể dẫn đến
những thiệt hại lớn, thậm chí phá sản cho doanh nghiệp đó.
 Các chi phí quản lý rủi ro bao gồm:
 Lương và chi phí cho giám đốc quản lý rủi ro và nhân viên của họ
 Phí bảo hiểm
 Những thiệt hại không được bảo hiểm
 Chi phí của các hoạt động phòng vệ rủi ro
 Chi phí chuyển giao rủi ro khác với phí bảo hiểm và các phương
pháp phòng tránh rủi ro khác (vd, phí thuê và chi phí tăng thêm
khi sử dụng dịch vụ bên ngoài)
5. Mối quan hệ giữa rủi ro – mức sinh lời

 Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)


 Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT)
5.1. Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)

 Mô hình định giá tài sản tài chính (CAPM) là trọng tâm của kinh
tế tài chính hiện đại.
 Harry Markowitz là người đặt nền móng đầu tiên vào năm 1952.
 Năm 1964: Mô hình CAPM được phát triển bởi Treynor, William
Sharpe, John Lintner và Jan Mossin.
 Mô hình thể hiện mối quan hệ giữa rủi ro và TSSL kỳ vọng của
một tài sản dựa trên một số giả định được đơn giản hóa.
5.1. Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)
 Giả định của mô hình:
 Các nhà đầu tư nắm giữ danh mục chứng khoán đã đa dạng hóa
hoàn toàn, TSSL của nhà đầu tư bị tác động chủ yếu bởi rủi ro hệ
thống của chứng khoán.
 Thị trường vốn hiệu quả.
 Các nhà đầu tư có thể vay nợ và cho vay với lãi suất phi rủi ro và
lãi suất này liên tục không đổi theo thời gian.
 Không có chi phí môi giới cho việc mua bán chứng khoán.
 Không có thuế.
 Tất cả các nhà đầu tư thích lựa chọn chứng khoán có TSSL cao
nhất tương ứng với mức độ rủi ro cho trước hoặc rủi ro thấp nhất
với mức sinh lợi cho trước.
 Tất cả các nhà đầu tư có kỳ vọng thuần nhất liên quan đến TSSL
kỳ vọng, phương sai và hiệp phương sai.
Quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro

 Beta là hệ số dùng để đo lường rủi ro của một chứng khoán.


 Do đó, TSSL mong đợi của một chứng khoán có quan hệ cùng
chiều với hệ số beta.
 Beta càng lớn thì rủi ro càng cao và ngược lại do đó phải đòi hỏi lợi
nhuận cao để bù đắp rủi ro.
 Công thức mô hình CAPM:

E ( Ri )  R f  i ( E ( RM  RF )

 Công thức mô hình CAPM cho danh mục đầu tư:

E ( R P )  R f   P ( E ( RM  R F )
Quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro

 Mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro được thể hiện qua đường thị
trường chứng khoán (SML):
5.2. Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT)

 Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT)


 Đầu những năm 1970, các nhà tài chính học xem xét các mô hình thay thế
CAPM đã thiết lập lý thuyết định giá đầu tư chênh lệch. Các mô hình này
đòi hỏi ít giả định và cho phép tính đến nhiều phương diện của rủi ro đầu
tư.
 APT thực chất không hẳn là một mô hình mà là một lý thuyết tổng quát
định lượng về mối quan hệ giữa các nhân tố rủi ro và TSSL mong đợi của
tài sản tài chính.
 APT được phát triển bởi Stephen Ross vào cuối những năm 1970, mô hình
này có thể được coi là phương án thay thế cho CAPM- mô hình chỉ với một
nhân tố.
 APT là một mô hình tuyến tính đa biến, trong đó một số các nhân tố rủi ro
giải thích cho thay đổi trong TSSL của tài sản. Khác với CAPM, APT
không chỉ ra cụ thể các nhân tố rủi ro cũng như số lượng của chúng trong
mô hình.
5.2. Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT)

 Các giả định của lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá:
 Rủi ro phi hệ thống có thể được loại bỏ hoàn toàn thông qua đa dạng hóa
danh mục.
 Giá chứng khoán chịu tác động của tập hợp các nhân tố rủi ro.
 Thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả, không cho phép tồn tại các cơ
hội kinh doanh chênh lệch giá.
5.2. Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT)
 Nội dung của mô hình APT:
 Lợi nhuận kỳ vọng E(Ri) của một chứng khoán i được xem là một hàm số
của nhiều yếu tố thể hiện rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống:

E ( Ri )  R f  1i F1   2i F2  ...   ki Fk
Trong đó:
Rf: TSSL phi rủi ro
βki: Độ nhạy của chứng khoán i đối với nhân tố k.
Fk: Mức đền bù rủi ro cho mỗi đơn vị của nhân tố k
Các hệ số beta được xác định qua hồi quy đa biến
 Giả định các rủi ro phi hệ thống có thể được triệt tiêu thông qua đa dạng
hóa danh mục, do đó các yếu tố đền bù rủi ro chỉ áp dụng cho các rủi ro hệ
thống. Những nhân tố rủi ro hệ thống thường được nhắc đến trong lý
thuyết APT gồm: Lạm phát, chu kỳ kinh doanh (rủi ro suy thoái), tăng
trưởng kinh tế, chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn, tỷ giá hối
đoái,…
5.2. Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT)
 Mô hình Fama- French
 Đây là một mô hình ứng dụng APT nổi tiếng nhất, do Eugene Fama và
Kenneth French xây dựng năm 1992.

Ri  R f   mkt,i ( Rm  R f )   SMB ,i SMB   HML ,i HML  ei


Trong đó:
βmkt,i: Hệ số hồi quy của phần bù rủi ro thị trường
βSMB,i: Hệ số hồi quy của biến SMB
βHML,i: Hệ số hồi quy của biến HML
SMB: Bình quân chênh lệch trong quá khứ giữa lợi nhuận cổ phiếu công ty
nhỏ so với lợi nhuận cổ phiếu công ty lớn.
HML: Bình quan chênh lệch trong quá khứ giữa lợi nhuận cổ phiếu công ty có
P/B cao so với công ty có P/B thấp.
 Ưu điểm: Cho R2 cao, gọn nhẹ, thuận tiện. Hệ số α hồi quy gần như bằng 0
trong các tập hợp đầu tư đa dạng hóa tốt.
 Nhược điểm: Hai biến SMB và HML không thể hiện một cách thuyết phục
mức đền bù rủi ro hệ thống.
6. Thực hành

Ví dụ 1:
Cổ phiếu X có TSSL kỳ vọng là 12% và beta bằng 1. Cổ phiếu Y có
TSSL kỳ vọng là 13% và beta bằng 1.5.
TSSL của danh mục thị trường là 11% và của chứng khoán phi rủi ro
là 5%.
Theo CAPM, chứng khoán nào tốt hơn để mua?
Ví dụ 2:
Ví dụ 3
Một DN sử dụng mô hình APT một nhân tố để định giá tài sản. Mô hình để
định giá danh mục tài sản A, B, C lần lượt như sau:

Tính toán khả năng tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch giá từ dữ liệu trên?
Ví dụ 4:
Một nhà đầu tư áp dụng mô hình APT hai nhân tố. Lãi suất phi rủi ro là 5%,
tính TSSL kỳ vọng của khoản đầu tư với dữ liệu cho trong bảng sau:
Ví dụ 5:
Cho mô hình APT một nhân tố, tính mức lãi suất phi rủi ro và phần bù rủi ro
dựa trên dữ liệu ở bảng sau:

Xác định một danh mục C với độ nhạy cảm của danh mục là 0.8, TSSL kỳ
vọng là 6.2% có được định giá đúng hay không?
LOGO

You might also like