You are on page 1of 2

Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh

(công ty Formosa)
Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết Bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) đã hoàn tất báo cáo môi
trường quốc gia 2016, theo đó tại danh mục các vụ gây ô nhiễm môi trường nổi cộm, sự cố môi
trường biển miền Trung do nước thải công nghiệp của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp
Formosa Hà Tĩnh (công ty Formosa) gây ra được xếp đứng đầu.

1.Thực trạng doanh nghiệp gây ra


Thứ nhất, vụ gây ô nhiễm môi trường biển do công ty Formosa “lộ ra” từ hiện tượng các chết ngày
6-4-2016 trên vùng biển cảng Vũng Áng thuộc địa phận thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Hiện tượng thủy sản chết lan trên diện rộng, bắt đầu từ vùng ven biển Hà Tĩnh, lan tiếp dọc ven biển
các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

Sự cố này đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trưởng, trong đó chịu ảnh hưởng nặng
nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của
ngư dân.

2.Nguyên nhân, hậu quả


- Nguyên nhân
Trong 53 sai phạm được chính phủ công bố thì có những sai phạm lớn như tự ý chuyển đổi công
nghệ luyện cốc từ dập cốc khô (dùng khí trơ) sang thải ướt (dùng nước). Đặc biệt, báo cáo của
Chính phủ tiết lộ thêm: Formosa đã không xây lắp bể lọc cho trạm xử lý nước thải sinh hóa như
cam kết họ đã chấp nhận trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Báo cáo nhắc lại nguyên
nhân cá chết đã công bố với báo chí (do nguồn thải ở khu vực Vũng Áng – Hà Tĩnh chứa keo sắt
dưới dạng mixel hấp phụ các chất như Phenol, Xyanua… di chuyển theo dòng hải lưu), nêu rõ
một đoàn kiểm tra liên ngành gồm tới 72 người đã được thành lập để đi kiểm tra các cơ sở nghi
vấn.
- Hậu quả
Trong báo cáo, Chính phủ cũng thẳng thắn công bố chi tiết những thiệt hại cả kinh tế và xã hội
việc hải sản chết hàng loạt. Về kinh tế, riêng số hải sản chết dạt vào bờ được đánh giá khoảng
100 tấn.

Tuy nhiên, lâu dài, do các rạn san hô, phù du sinh vật cũng chết nên có nguy cơ làm gián đoạn
chuỗi thức ăn biển, khiến suy giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản khu vực, ảnh hưởng
đến sinh kế lâu dài của dân. “Hệ sinh thái biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng” – thừa nhận thực tế
trên, Chính phủ xác định có tới trên 17.600 tàu cá và gần 41.000 người đã bị ảnh hưởng trực tiếp.
Trên 176.000 người phụ thuộc bị ảnh hưởng theo.Do không thể đánh bắt trong phạm vi từ bờ đến
20 hải lý, có tới 90% tàu lắp máy công suất thấp và gần 4.000 tàu không lắp máy đã phải nằm
bờ. Sản lượng khai thác ven bờ thiệt hại khoảng 1.600 tấn/tháng.
Với hoạt động nuôi trồng thủy sản, có 9 triệu tôm giống bị chết, hàng ngàn lồng nuôi cá cũng bị
thiệt hại. Hoạt động du lịch thì không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp ở 4 tỉnh miền Trung vì
theo Chính phủ, nhiều doanh nghiệp du lịch ở Hà Nội và TP.HCM cũng bị thiệt hại khi khách dự
định đến 4 tỉnh miền Trung hủy tour, khiến công suất sử dụng phòng tại bốn tỉnh trên mất 40-
50%.

Riêng Hà Tĩnh sau sự cố, công suất phòng khách sạn chỉ còn 10-20%. Về xã hội, Chính phủ thừa
nhận sự việc đã khiến giảm lòng tin của các tầng lớp nhân dân. Người dân nghi vấn về quá trình
thẩm định, phê duyệt đầu tư; giảm cả lòng tin về khả năng của các cơ quan chức năng trong ứng
phó các tình huống khẩn cấp về môi trường.

3.Vai trò giải pháp của nhà nước


Nói về các biện pháp để khắc phục hậu quả, phục hồi môi trường biển, cơ quan báo cáo nêu rõ
về việc quan trắc chất lượng môi trường nước biển, đánh giá về tồn lưu ô nhiễm và các giải pháp
khắc phục. Từ khi sự cố xảy ra, việc quan trắc hàng ngày tại các bãi tắm từ Hà Tĩnh đến Thừa
Thiên – Huế vẫn được duy trì đến thời điểm hiện nay. Chương trình quan trắc môi trường biển
ven bờ, gần bờ và xa bờ từ Thanh Hoá đến Quảng Nam được thự hiện với tần suất, mật độ được
tăng cường tối đa với 50 điểm quan trắc vùng ven bờ, 27 điểm gần bờ và 16 điểm xa bờ.
Về giải pháp, Chính phủ nêu đã xuất cấp trên 4.000 tấn gạo cho dân. Đặc biệt, Chính phủ nêu sẽ
cố gắng đến tháng 8-2016 sẽ đưa tiền đền bù đến cho người dân. Chính phủ khẳng định cũng đã
chỉ đạo đánh giá lại quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải, quan trắc môi trường,
kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Xử phạt Formosa bằng tiền, buộc bổ sung cơ sở xử lý xả thải trước khi vận hành.

Về việc giám sát hoạt động xả thải, xử phạt vi phạm hành chính và việc thực hiện các biện pháp
khắc phục hậu quả vi phạm của Formosa Hà Tĩnh. Từ cuối tháng 5, Bộ TN-MT đã hoàn thành
lắp đặt 2 camera theo dõi, giám sát hoạt động quan trắc liên tục, tự động tại Formosa, gửi về Sở
TN-MT Hà HĨn, Tổng Cục môi trường Bộ TN-MT. Bộ cũng yêu cầu Formosa tiếp tục lắp đặt hệ
thống lấy mẫu tự động. Phương án xây lắp trạm quan trắc tự động bên ngoài hàng rào công ty để
thuận tiện theo dõi, giám sát, lắp đặt quan trắc nước thải của hệ thống xử lý sinh hoá và bể tràn
lưu giữ nước thải một thời gian trước khi xả ra biển, sử dụng bể chỉ thị sinh học để kiểm soát
chất lượng nước thải.

Tới đây, Chánh thanh tra Bộ TN-MT sẽ ban hành Quyết định xử phạt với Formosa với hình thức
xử phạt chính là phạt tiền và buộc DN này khắc phục các vi phạm đã được phát hiện. Bộ TN-MT
yêu cầu đơn vị phải khắc phục, bổ sung hoàn thiện các công trình bảo vệ môi trường với từng bộ
phận, nhà máy, xưởng sản xuất, yêu cầu chậm nhất là 31/12/2017, trước khi đi vào vận hành
chính thức.

You might also like