You are on page 1of 1

Đặc điểm:

- Hàm lượng các thông số quan trắc như COD, NH4 trong giai đoạn 2011-2015 tại
hầu hết các khu vực đã ở mức cao vượt ngưỡng QCVN (mục đích nuôi trồng thủy
sản và bãi tắm), đặc biệt là ở khu vực biển phía Bắc và miền Nam. Chẳng hạn như
Âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng) là một trong những điểm nóng về ô nhiễm môi
trường nước biển trong những năm gần đây.
- Đặc biệt, hiện tượng thủy triều đỏ đã và đang diễn ra ở vùng biển Nam Trung Bộ.
Cụ thể tại các bãi biển dọc các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận hiện
tượng thủy triều đỏ đã xuất hiện và gây nhiều hậu quả khá nghiêm trọng đến tài
nguyên sinh vật và môi trường.
- Tổng hàm lược chất rắn lơ lững khoảng 0,83- 340,56 mg/l
- COD trung bình (năm 2005-2009) khoảng 2,13-20,5 mg/l
- Hàm lượng amoni ven bờ biền Bắc khoảng 0,03-0,09 mg/l
- Hàm lượng dầu trung bình khoang,02-13,57mg/l
- Hầu hết các chỉ số đề vượt ngưỡng giới hạn cho phép theo quy chuẩn chất lượng
biển ven bờ QCVN 10 2008/BTNMT
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân do quá trình phát triển du lịch, đô thị hóa, nông nghiệp, công nghiệp dẫn
đến lượng chất thải hữu cơ và dinh dưỡng quá nhiều trong nước (hiện tượng phú dưỡng).
Đồng thời, nghề sản xuất giống thủy sản và nuôi lồng các loài tôm hùm, cá mú cũng thải
ra môi trường lượng dinh dưỡng đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho tảo phát triển.
-Việc xây dựng đầm ao nuôi trồng thủy sản ở vùng cửa sông ven biển dẫn đến những
thay đổi về nơi sinh sống của quần xã sinh vật, độ muối, lắng đọng trầm tích và xói lở bờ
biển. Hơn nữa, tại một số khu vực nuôi tôm, cá tập trung (trong đó có nuôi trên cát), việc
xả thải các chất hữu cơ phú dưỡng, chất độc vi sinh vật (cả mầm bệnh) và các chất thải
sinh hoạt bừa bãi từ chăn nuôi..làm cho môi trường suy thoái, bùng nổ dịch bệnh và gây
thiệt hại đáng kể về kinh tế cũng như về điều kiện môi trường sinh thái.

You might also like