You are on page 1of 2

NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II MÔN ĐỊA LÍ 9 NĂM HỌC 2021 – 2022

Câu 1: Trình bày được sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển, đảo?
- Diện tích rừng ngập mặn ở nước ta giảm nhanh.
- Nguồn thủy sản giảm đáng kể, một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng.
- Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt.
Câu 2: Trình bày đặc điểm đảo và quần đảo Việt Nam?
- Biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn, nhỏ
- Hệ thống đảo ven bờ khoảng hơn 3000 đảo.
- Một số đảo có diện tích lớn và số dân đông: Phú Quốc, Cát Bà…
- Các đảo xa bờ: đảo Bạch Long Vĩ, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Câu 3: Giải thích vì sao nghề làm muối phát triển mạnh ở vùng duyên hải Nam Trung
Bộ?
Nghề làm muối phát triển mạnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ vì:
- Vùng có khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ cao quanh năm, số giờ nắng trong năm lớn.
- Ít cửa sông, chủ yếu các con sông ngắn nhỏ nên vùng nước ven biển có độ mặn cao hơn
- Địa hình ven biển thuận lợi để hình thành các cánh đồng muối.
- Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất muối.
Câu 4: Sử dụng Tập bản đồ, chứng minh vị trí địa lí vùng Đông Nam Bộ đem đến cho
vùng nhiều thuận lợi để phát triển?
- Vị trí trung tâm ở khu vực Đông Nam Á.
- Phía Đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nguồn nguyên
liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, khoáng sản.
- Phía Tây Nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả
nước.
- Phía Đông Nam giáp Biển Đông có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Câu 5: Sử dụng Tập bản đồ, nhận xét sự phân bố công nghiệp vùng Đông Nam Bộ?
Công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở 3 trung tâm: Thành phố Hồ Chí Minh,
Biên Hòa, Vũng Tàu
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn, cơ cấu ngành đa
dạng nhất.
- Biên Hòa và Vũng Tàu là hai trung tâm công nghiệp có quy mô lớn, cơ cấu ngành khá
đa dạng, Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.
- Các trung tâm công nghiệp còn lại có quy mô vừa hoặc nhỏ, quan trọng nhất là Thủ
Dầu Một.
Câu 6: Trình bày một số phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường
biển?
- Điều tra đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu
- Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa
bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập
mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.
Câu 7: Sử dụng Tập bản đồ, kể tên các sân bay, cảng biển vùng Đông Nam Bộ?
- Sân bay: Tân Sơn Nhất, Vũng Tàu
- Cảng biển: Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè
Câu 8: Sử dụng Tập bản đồ, cho biết Thành phố Hồ Chí Minh giáp với các tỉnh nào?
Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An.
Câu 9: Dựa vào bảng sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (nghìn tấn)
1995 2000 2002
Đồng bằng sông Cửu Long 819,2 1169,1 1354,5
Cả nước 1584,4 2250,5 2647,4
a/ Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả
nước.
b/ Nhận xét sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước từ 1995 đến 2002 tăng
liên tục (Đồng bằng sông Cửu Long tăng 1,65 lần, cả nước tăng 1,67 lần)
- So với cả nước sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%.

You might also like