You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA

HK II, NĂM HỌC 2019 – 2020


1.Trình bày tình hình sản xuất nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. Dựa vào bảng số liệu sau :
Bảng 36.1. Diện tích, sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước, năm
2002.

Đồng bằng sông Cửu Cả nước


Long
Diện tích (nghìn ha) 3834,8 7504,3
Sản lượng (triệu tấn) 17,7 34,4
Hãy tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long so với cả
nước.
3. Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước ?
* Gợi ý :
Đông Nam Bộ là vùng có sức thu hút mạnh mẽ đôi với lao động cả nước vì:
+ Đông Nam bộ có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều
kiện kinh tế - xã hội.
+ Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ
cấu ngành nghề rất đa dạng, người lao động dễ tìm được việc làm, thu nhập của người lao
động tương đối cao hơn mặt bằng của cả nước
+ Là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ và thu hút mạnh đầu tư
của nước ngoài, nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay
nghề giỏi
+ Nhiều địa phương trong vùng có những chính sách ưu đãi thu hút lao động, đặc biệt là lao
động có chuyên môn kĩ thuật cao.
4. Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất
nước hoàn toàn thống nhất ?
5. Dựa vào bảng số liệu sau :
Bảng 32.3. Cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 (%)

Tổng số Nông, lâm, ngư Công nghiệp – Dịch vụ


nghiệp xây dựng
100,0 1,7 46,7 51,6

Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh và nêu nhận xét.
6. Dựa vào kiến thứ đã học và bảng số liệu sau :
Sản xuất lúa, thủy sản đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, năm 2015
Đồng bằng sông Cửu Long Cả nước
Diện tích lúa (nghìn ha) 4308,5 7834,9
Sản lượng lúa (triệu tấn) 25,7 45,2
Sản lượng thủy sản (triệu tấn) 3,7 6,5
a. Tính năng suất lúa bình quân cả năm của đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước. Nêu ý
nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long.
b. Đồng bằng sông Cửu long có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển nghành thủy sản ?
* Gợi ý :
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản là do:
- Có vùng biển rộng và ấm quanh năm.
- Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giông tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm
trên các vùng đất ngập mặn.
- Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thuỷ sản, lượng phù sa lớn.
- Sản phẩm trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa, cộng với nguồn cá, tôm phong phú chính là nguồn
thức ăn đế nuôi tôm, cá hầu hết ở các địa phương.
- Lao động dồi dào, có kinh nghiệm
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn
7. Dựa vào sơ đồ dưới đây, hãy bổ sung vào vị trí các ô (đánh dấu) các nội dung phù hợp
CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN

(1)..... (2)...... (3)...... (4).......

8. Trình bày các hướng ưu tiên phát triển ngành khai thác, nuôi trồng, chế biển thủy sản
ở nước ta. (SGK địa 9 trang 138)
9. Tại sao cần ưu tiên phát triên khai thác hải sản xa bờ?
* Gợi ý:
Cần ưu tiên phát triên khai thác hải sản xa bờ vì:
- Hiện nay, nguồn hải sản ven bờ nước ta đang dần cạn kiệt do tình trạng khai thác quá mức và
trái phép.
- Khuyến khích đánh bắt xa bờ nhằm khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ta.
Đồng thời còn giúp bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta.
10. Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
* Gợi ý:
Phải phát triển tổng hợp kinh tế biển vì:
- Vùng biển nước ta giàu tiềm năng, có điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế biển: nuôi
trồng và khai thác thủy sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển — đảo, dịch vụ giao thông vận
tải biển. Phải phát triển tổng hợp kinh tế biển mới khai thác hợp lí các nguồn lợi biển theo
hướng bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế — xã
hội đất nước.
- Phát triển tổng hợp là phát triển có sự quan hệ chặt chẽ giữa nhiều ngành, sao cho sự phát
triển của một ngành không gây tổn hại hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành khác.
- Môi trường biển không bị chia cắt. Bởi vậy một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả
vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh.
- Môi trường đảo, do sự biệt lập nhất định của nó, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước
tác động của con người.
- Tạo ra cơ cấu kinh tế đa dạng, tạo nhiều việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
Câu 11: Em hãy trình bày tiềm năng và tình hình phát triển của ngành dầu khí ở nước
ta?
Gợi ý:
* Tiềm năng và tình hình phát triển ngành dầu khí của nước ta:
- Dầu mỏ phân bố trong các mỏ trầm tích ở thềm lục địa trữ lượng lớn.
- Là ngành kinh tế biển mũi nhọn. Có giá trị xuất khẩu cao.
- Khu công nghiệp hóa dầu Dung Quất đang hình thành.
- Công nghiệp chế biến dầu khí phục vụ cho các ngành khác (điện, phân bón,hóa học..)
12. Dưa vào bảng số liệu sau, vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông
Cửu Long và cả nước. Nêu nhận xét

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (NGHÌN TẤN)

1995 2000 2002


Đồng bằng sông Cửu Long 819,2 1169,1 1354,5
Cả nước 1584,3 2250,5 2647,4
Hướng dẫn:
- Vẽ biểu đồ cột
+ Trục hoành thể hiện năm, trục tung thể hiện giá trị sản lượng thủy sản (nghìn tấn). Chú ý lấy
tỉ lệ phù hợp với khổ giấy 1cm = 400 tấn
+ Ứng với mỗi năm trên trục hoành có 2 cột kề nhau (cột ghép): 1 cột thể hiện cả nước, 1 cột
thể hiện đồng bằng sông Cửu Long
- Nhận xét:
+ Sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long từ 1995 đến 2002 đều cao hơn cả nước (trên
50%)
+ Sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh từ 1995 đến năm 2002
Câu 13. Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết nhờ những điều kiện thuậnlợi nào mà
Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?
* Gợi ý :
Những điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở ĐNB:
- Điều kiện tự nhiên: địa hình thoải; đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm;
nguồn sinh thủy tốt;...
- Điều kiện dân cư, xã hội, kinh tế: dân cư đông; nguồn lao động dồi dào, lành nghề, năng
động;...
- Điều kiện kinh tế: có hệ thống thủy lợi phục vụ cho thâm canh, tăng năng suất; công nghiệp
chế biến, dịch vụ phát triển;
Câu 14. Dựa vào kiến thức đã học và bảng số liệu:
Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (đơn vị: ngàn tấn)
2000 2005 2010
Đồng bằng sông Cửu Long 1 169,1 1 846,3 2 999,1
Tỉnh Bến Tre 116,4 137,4 290,6
a. Vẽ biểu đồ (cột cặp) so sánhsản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Bến
Tre.
b. Nêu nhận xét.
* Gợi ý :
b) Nhận xét: - Sản lượng thủy sản tăng nhanh (minh họa số liệu. VD: sản lượng ĐBSCL 1,0
tăng 1,6 lần sau 5 năm; sản lượng Bến Tre tăng...); - Sản lượng thủy sản ở Bến Tre có tốc độ
tăng chậm hơn ĐBSCL (minh 1,0 họa số liệu:...).
Câu 14.
Dựa vào kiến thức đã học và sơ đồ bên dưới:
(Sơ đồ H38.1)
a) Bổ sung vào vị trí các ô (đánhsố) các nội dung phù hợp.
b) Trình bày các dấu hiệu suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển-đảo ở nước ta.
c) Chúng ta cần thực hiện các biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên môi trường biển? Sơ
đồ các ngành kinh tế biển ở nước ta
Câu 15. (sử dụng Atlat Việt Nam. Nêu một số bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta theo
thứ tự từ Bắc-Nam (trang 139)
- Trà Cổ, Hạ Long, Đồ Sơn
- Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Lăng Cô.
- Non Nước, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né.
- Vũng Tàu, Côn Đảo, Phú Quốc.
Câu 16: Vùng Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch
vụ?
* Gợi ý:
Điều kiện thuận lợi phát triển ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ:
- Vị trí địa lí thuận lợi, cầu nối các vùng kinh tế, trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Có nhiều mỏ dầu khí, bãi biển đẹp, vườn quốc gia, di tích văn hóa lịch sử.
- Có nhiều ngành kinh tế phát triển mạnh.
- Cơ sở hạ tầng hiện đại và hoàn thiện.
- Là nơi thu hút đầu tư nước ngoài cao nhất nước.
Câu 17. Phân tích vai trò của sông Cửu Long đối với sự phát triển kinh tế vùng đồng
bằng sông Cửu Long ?
* Gợi ý:
Vai trò của sông Cửu Long rất to lớn:
- Nguồn nước tự nhiên dồi dào, cung cấp nước ngọt cho đời sống và sản xuất.
- Nguồn thủy sản, tôm – cá phong phú.
- Lượng phù sa lớn, màu mỡ. Bồi đắp hàng năm, mở rộng đất mũi Cà Mau từ 60 –
80m mỗi năm.
- Giao thông đường thủy quan trọng trong nước và ngoài nước.
Câu 18. Em hãy nêu ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở đồng bằng sông Cửu
Long?
* Gợi ý:
- Ý nghĩa việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Đất phèn, đất mặn có diện tích rất lớn (2,5 triệu ha). Có thể sử dụng cho sản xuất nông
nghiệp, nên cần được cải tạo.
- Áp dụng biệp pháp thau chua, rửa mặn. Xây dựng hệ thống bờ bao kênh rạch thoát nước mùa
lũ, giữ nước ngọt mùa khô.

- Đầu tư lượng phân bón lớn, phân lân, cải tạo đất. Chọn giống cây trồng thích hợp.
Câu 19. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặt biệt trong nghề nuôi tôm
xuất khẩu?
* Gợi ý: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặt biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu.
- Có dãy bờ biển dài khoảng 700 km.
- Có diện tích nước rộng lớn nhất ở bán đảo Cà Mau.
- Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc (sông Tiền, sông Hậu)
- Có nguồn lao động dồi dào và kinh nghiệm trong việc nuôi tôm
- Nguồn thức ăn dồi dào (sau mùa lũ) thuận lợi cho việc nuôi tôm nước ngọt, nước lợ, nước
mặn
- Có nguồn tôm giống tự nhiên ở vùng biển.
- Có nhiều cơ sở chế biến thủy sản.
- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn: Thị trường nhập khẩu tôm (EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ).
Câu 20. Nêu những khó khăn hiện nay trong việc phát triển ngành thủy sản ở Đồng
bằng sông Cửu Long? Biện pháp khắc phục?
* Gợi ý:
a. Khó khăn:
- Thiên tai, lũ lụt, hạn hán.
- Triều cường…
- Môi trường nuôi tôm bị ô nhiễm, tôm chết hàng loạt
- Vốn đầu tư đánh bắt xa bờ còn hạn chế.
- Cơ sở hạ tầng chưa trang bị, đầu tư cho tàu lớn.
- Ngành công nghiệp chế biến chưa phát triển mạnh
- Cạnh tranh thị trường nước ngoài.
b. Biện pháp:
- Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường
- Cần có hướng đầu tư vốn, kỹ thuật, tàu thuyền cho đánh bắt xa bờ.
- Đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản chất lượng cao.
- Chủ động thị trường, tránh các rào cản của các nước nhập khẩu sản phẩm thủy sản Việt Nam
Câu 21. Trình bày những phương hướng chính bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo
nước ta?
* Gợi ý:
Phương hướng chính bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo Việt Nam:
- Đánh giá tiềm năng sinh vật biển. Chuyển hướng khai thác ven bờ sang xa bờ
- Bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn.
- Bảo vệ tài nguyên biển và cấm khai thác san hô.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học đặc biệt là dầu mỏ.
- Chống thất thoát dầu trên biển. Xử lí nước thải trước khi đổ vào sông - biển.
Câu 22. Vùng biển nước ta có bao nhiêu đảo lớn nhỏ, đảo nào lớn nhất? cho biết những
cảng lớn quan trọng ở ba miền (Bắc, Trung, Nam)
* Gợi ý: Vùng biển nước ta có hơn 4.000 đảo lớn nhỏ. Đảo lớn nhất: Đảo Phú Quốc (Kiên
Giang)
- Những cảng lớn quan trọng ở ba miền.
+ Miền Bắc: Cảng Hải Phòng
+Miền Trung: Cảng Đà Nẵng.
+ Miền Nam: Cảng Sài Gòn.
Câu 23. Chúng ta cần thực hiện các biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên môi trường
biển?
* Gợi ý:
Các biện pháp chủ yếu:
- Chuyển hướng khai thác sang vùng nước xa bờ;
- Bảo vệ và trồng thêm rừng ngập mặn ven biển;
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
- Chống ô nhiễm hóa học (dầu mỏ,...);.
Câu 24. Nêu những điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất
lương thực lớn nhất cả nước?
* Gợi ý:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Đất: diện tích rộng (gần 4 triệu ha). Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu (1,2 triệu ha)
thích hợp cho trồng lúa; vùng đất phèn, đất mặn được cải tạo cũng trở thành các vùng trồng
lương thực.
+ khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.
+ sông Mê Công và mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ người dân có kinh nghiệm trồng lúa nước trên đất phèn, mặn và có kinh nghiệm sản xuất
trong cơ
chế thị trường.
+ mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lương thực phát triển rộng khắp.
+ thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định, đặc biệt lúa gạo để xuất khẩu.

You might also like