You are on page 1of 3

CÂU HỎI ÔN HKII - ĐỊA LÍ

Câu 1: Những thuận lợi và khó khăn do nước lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long
Thuận lợi Khó khăn
+ Thau chua, rửa mặn. + Gây ngập lụt diện rộng kéo dài.
+ Bồi đắp phù sa tự nhiên, mở rộng diện tích đồng bằng + Dịch bệnh do ô nhiễm môi trường.
+ Du lịch sinh thái trên kênh rạch và rừng ngập mặn. + Phá hoại nhà cửa, vườn tược, mùa màng.
+ Giao thông trên kênh rạch. + Làm chết người, gia súc.
Câu 2: Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu của từng mùa.
Nước ta có hai mùa khí hậu:
- Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4: Mùa gió đông bắc tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền
Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam. Duyên hải Trung Bộ có mưa vào các tháng cuối năm
- Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 ( mùa hạ ): Mùa gió tây nam tạo nên mùa hạ nóng ẩm, có mưa to,
gió lớn và dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước.
- Mùa hạ có những dạng thời tiết đặc biệt : gió tây , mưa ngâu, bão
Câu 3: So sánh điểm giống và khác nhau của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long
- Giống nhau: đều là vùng sụt võng được phù sa sông Hồng và sông Cửu Long bồi đắp, thấp dần ra biển.
- Khác nhau:
Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long
- Diện tích:15.000 km2 - Diện tích 40.000 km2
- Hệ thống đê lớn. - Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- Có đê biển ngăn mặn. - Sống chung với lũ
Câu 4: Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại:
- Thuận lợi: - Khó khăn:
+ Sinh vật nhiệt đới phát triển quanh năm. + Sâu bệnh phát triển phá hoại mùa màng.
+ Tăng vụ, xen canh, đa canh thuận lợi. + Thiên tai thời tiết có hại: bão lũ, hạn hán, sương
muối, xói mòn, xâm thực đất
Câu 5: Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam:
- Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng: về thành phần loài, gen di truyền, kiểu hệ sinh thái và công
dụng của các sản phẩm sinh học
- Phân bố trên mọi miền tổ quốc và phát triển quanh năm.
Câu 6: Chứng minh nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú
- Năng lượng: than đá, than bùn, đầu mỏ, khí đốt (nhiên liệu cho ngành công nghiệp )
- Kim loại: Kim loại đen: sắt, mang gan, titan, crôm…
Kim loại màu: đồng, chì, kẽm…
=> Nguyên liệu cho ngành công nghiệp luyện kim đen, kim màu
- Phi kim loại: muối mỏ, apatit, thạc anh, kim cương, đá vôi…(sản xuất phân bón, đồ gốm, đồ trang sức…)
Câu 7: Nước ta có mấy nhóm đất chính? Nêu đặc tính và nơi phân bố của từng nhóm đất.
Nước ta có ba nhóm đất chính:
- Nhóm đất feralit (Chiếm 65% diện tích đất tự nhiên) hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi. Có giá trị với
việc trồng rừng và cây công nghiệp...
- Nhóm đất mùn trên núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên), chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được
bảo vệ.
- Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên), tập trung ở các đồng bằng, nhất là
đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Nhóm đất này tơi xốp, giữ nước tốt, thích hợp với cây
lương thực, thực phẩm nhất là cây lúa.
Câu 8: Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta
- Chiến tranh hủy diệt: Ở miền Nam mất 2 triệu ha (1/2) diện tích rừng tự nhiên.
- Cháy rừng ở U Minh.
- Chặt phá rừng, khai thác quá mức tái sinh của rừng
- Đốt rừng làm nương rẫy, sống du canh, du cư.
- Chuyển đất sang sản xuất kinh doanh như trồng cây công nghiệp: cà phê ở tây nguyên 40 - 50 % diện tích
rừng bị mất ở khu vực.
- Khai thác không kế hoạch, kỹ thuật khai thác còn lạc hậu, lãng phí tài nguyên.
Câu 9: Nêu vị trí địa lí thành phố Cần Thơ
- Phía đông nam giáp Hậu Giang
- Phía tây bắc giáp An Giang
- Phía tây nam giáp Kiên Giang
- Phía đông và đông bắc ngăn cách với các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp bởi sông Hậu
Câu 10: Diện tích, giới hạn của vùng biển Việt Nam:
- Biển Đông là một biển lớn với diện tích khoảng 3447000 km 2, tương đối kín, nằm trải rộng từ xích đạo đến
chí tuyến Bắc.
- Việt Nam là một phần của Biển Đông, diện tích khoảng 1 triệu km2
Câu 11: Nêu hiện trạng rừng ở nước ta hiện nay và biện pháp bảo vệ rừng
* Hiện trạng:
- Rừng tự nhiên nước ta bị suy giảm theo thời gian, diện tích và chất lượng.
- Từ 1993 – 2001 diện tích rừng tăng nhờ vốn đầu tư về trồng rừng PAM.
- Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp: 33 – 35 % diện tích đất tự nhiên.
* Biện pháp bảo vệ rừng:
- Trồng rừng, phủ xanh đồi trọc, đất trồng, tu bổ, tái tạo rừng.
- Bảo vệ đặc biệt khu rừng phòng hộ đầu nguồn.
- Sử dụng hợp lí rừng đang khai thác.
Câu 12: Nêu vị trí, giới hạn, đặc điểm của vùng núi Tây Bắc.
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Độ cao lớn
- Cao nhất là Phanxipăng 3143m
- Gồm nhiều dải núi chạy song song theo hướng tây bắc đông nam
- Địa hình cacxtơ phổ biến
Câu 13: nêu vị trí, giới hạn, đặc điểm vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam. Tên các cao nguyên của
vùng
- Từ nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ
- Vùng núi và cao nguyên hùng vĩ
- Cao nhất là đỉnh Ngọc Linh ( 2598m)
- Vùng cao nguyên đất đỏ, xếp tầng thành cánh cung hướng ra biển
Câu 14: Vì sao phần lớn sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn và dốc?
Sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn và dốc vì: Lãnh thổ nước ta hẹp theo chiều ngang, có các nhánh núi đâm ra sát
biển, địa hình ¾ diện tích là đồi núi
Câu 14: Xác định vị trí, đặc điểm của dãy Trường Sơn Bắc. Phân tích những ảnh hưởng của dãy Trường Sơn
Bắc đến khí hậu của vùng?
- Vị trí, đặc điểm
+ Từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã, dài khoảng 600 km.
+ Là vùng núi thấp, có hai sườn không đối xứng: Sườn Đông hẹp và dốc, sườn Tây thoải. Có nhiều nhánh núi
đâm ngang ra phía biển.
- Ảnh hưởng đến khí hậu:
+ Chắn gió mùa đông bắc thổi qua vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn cho vùng .
+ Chắn gió mùa Tây nam thổi từ vịnh Bengan vào gây hiệu ứng phơn làm cho vùng có khí hậu khô nóng.
Câu 15: Em hãy nêu vị trí, giới hạn của vùng núi Đông Bắc.
Vị trí, giới hạn của vùng núi Đông Bắc:
+ Từ dãy Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.
+ Độ cao thấp.
+ Cao nhất là Tây Côn Lĩnh 2419m
+ Gồm những cánh cung lớn mở rộng về phía đông bắc
+ Địa hình cacxtơ khá phổ biến tạo nên những cảnh quan đẹp
Câu 16: Vì sao sông ngòi nước ta có hai mùa nước? Nguyên nhân làm cho nước sông bị ô nhiễm? Để
dòng sông không bị ô nhiễm chúng ta cần phải làm gì?
* Sông ngòi nước ta có hai mùa nước vì
- Vì ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa. Mùa cạn nước sông chiếm 20-30% do lượng mua ít
- Mùa lũ nước sông dâng cao, chảy mạnh chiếm 70-80% lượng nước cả năm do lượng mưa lón
* Nguyên nhân làm cho nước sông bị ô nhiễm
- Rác thải và các chất hóa học dư thừa từ đông ruộng thải ra sông
- Chất độc hại từ khu dân cư, các đô thị, các khu công nghiệp chưa qua xử lý đã thải trực tiếp vào dòng sông
* Để dòng sông không bị ô nhiễm chúng ta cần phải:
- Không vứt rác bừa bãi xuống dòng sông, trồng rừng đầu nguồn
- Các nhà máy, khu công nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải
- Xem các câu hỏi trong tập BĐĐL, bài tập vẽ biểu đồ

You might also like