You are on page 1of 12

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất

mô hình quản lý môi trường phù hợp cho


Đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng

Nguyễn Thị Mơ

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên


Khoa Môi trường
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TS Ngô Hà Sơn
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Nghiên cứu hiện trạng môi trường , hiện trạng công tác QLMT trên đảo
Đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng. Xác định các dạng ô nhiễm và tai biến môi trường
chính trên Đảo . Dự báo ô nhiễm môi trường trên Đảo . Xây dựn g MHQLMT trên
đảo nhằm phát triển môi trường bền vững.

Keywords. Khoa học môi trường; Hải Phòng; Quản lý môi trường; Đảo Ba ̣ch Long

Content

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảo Bạch Long Vĩ hiện đang gặp những khó khăn về vấn đề môi trường, như: ô
nhiễm nước dưới đất; ô nhiễm dầu mỡ vùng nước biển ven bờ; tai biến dầu tràn trên biển;
v.v.. Trong khi đó, bộ máy quản lý môi trường chưa được kiện toàn, cán bộ trình độ
chuyên môn còn hạn chế. Đề tài nghiên cứu: "Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất
mô hình quản lý môi trường phù hợp cho đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng" là cần thiết và
mang tính thời sự cao.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác QLMT trên đảo BLV;
- Xây dựng MHQLMT phù hợp cho đảo BLV.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: phần đảo nổi và vùng nước ven bờ của đảo BLV;
- Thời gian: trong kế hoạch phát triển KTXH của huyện đảo BLV từ nay đến năm
2020.
3. Những kết quả đạt đƣợc của luận văn
- Xác định hiện trạng môi trường, hiện trạng công tác QLMT trên đảo BLV - Hải Phòng;
- Xác định các dạng ô nhiễm và tai biến môi trường chính trên Đảo;
- Dự báo ô nhiễm môi trường trên Đảo;
- Xây dựng MHQLMT trên đảo nhằm phát triển môi trường bền vững .

Chƣơng 1 - TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Tổng quan về môi trƣờng các đảo ven bờ Việt Nam
Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam là tập hợp các đảo, cụm đảo, quần đảo phân bố trên
thềm lục địa Việt Nam, gồm 2.773 đảo lớn nhỏ, trong đó có 84 đảo có diện tích lớn hơn
1km2, 24 đảo có diện tích lớn hơn 10km2 và 3 đảo có diện tích lớn hơn 100 km2, còn lại
là các đảo có diện tích nhỏ hơn 1km2.
Về mặt địa hình, có thể thấy rằng hệ thống đảo ven bờ Việt Nam chủ yếu là đồi núi
thấp với độ dốc 15  35o. Có 8 đảo cao trên 400m, còn phổ biến là các đảo cao 100 
200m. Đại đa số các đảo đang chịu quá trình phá hủy (bóc mòn, mài mòn) mạnh mẽ, nhất
là các đảo nhỏ.
Lớp phủ thổ nhưỡng trên các đảo ven biển, chủ yếu là các loại đất feralit, là sản
phẩm phong hóa của đá vôi, đá bazan, đá sa diệp thạch, đá granit. Nhìn chung, tầng đất
trên đảo mỏng, thường xuyên bị rửa trôi, và nghèo chất dinh dưỡng.
Khí hậu các đảo ven bờ phân hóa theo các vùng biển. Nhìn chung: chế độ nhiệt và
bức xạ tăng dần từ bắc vào nam; gió mùa Đông Bắc, sương mù và bão ảnh hưởng nhiều
đến các đảo ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; lượng mưa và độ ẩm không khí trên các
đảo ven biển Nam Trung Bộ thấp hơn các vùng đảo khác.
Nước mặt trên hệ thống đảo ven bờ hạn chế, chỉ có các đảo lớn và trung bình mới
gặp khe suối có nước chảy thường xuyên hoặc định kỳ. Số đảo có nước mặt thường
xuyên ngày càng ít đi do diện tích rừng che phủ bị thu hẹp.
Chế độ hải văn quanh các đảo ven bờ phân hóa theo các vùng khí hậu và theo mùa.
Độ cao sóng từ 1  3m, khi có bão có thể đạt 6  7m. Nhiệt độ tầng mặt của nước biển
ven bờ tăng dần từ bắc vào nam, tăng nhiều vào mùa đông. Độ mặn của nước biển ven bờ
thay đổi theo mùa, nồng độ muối trung bình năm từ 25  30‰.
Thảm thực vật trên các đảo ven bờ phong phú và đa dạng. Rừng các loại trên hệ
thống đảo ven bờ còn chiếm khoảng 40% diện tích đất tự nhiên, và được bảo vệ tốt trên
các đảo là vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã.
Trong những năm gần đây, dưới tác động của điều kiện tự nhiên và quá trình phát
triển KTXH, trên hệ thống đảo ven bờ Việt Nam đã xuất hiện những vấn đề môi trường
chung, như: diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đất bị thoái hóa, suy giảm các hệ sinh
thái, khan hiếm nước nhạt, v.v…
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đảo Bạch Long Vĩ
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
BLV thuộc nhóm đảo ven bờ, và là đảo xa bờ nhất của Việt Nam trong vịnh Bắc
Bộ. Đảo có tọa độ địa lý: từ 20o 07’ 35” đến 20o 08’ 36” vĩ độ bắc; từ 107o 42’ 20” đến
107o 44’ 15" kinh độ đông.
Đảo BLV có địa hình khá thoải, 62,5% diện tích đất có góc dốc nhỏ hơn 5o, diện
tích còn lại đa phần có góc dốc không vượt quá 15o.
Về mặt địa chất, đảo BLV nằm trên một khối nâng trẻ, cấu tạo chủ yếu từ các đá sét
bột cát kết, đá silic. Đặc điểm địa chất có độ cố kết cao, kết cấu rắn chắc, độ chứa nước
thấp. Bên cạnh đó, sự có mặt phổ biến các lớp sét kết ở tập dưới và sự có mặt luân phiên
các lớp sét ở tập trên, làm tăng khả năng cách nước và giảm độ thấm của cả cấu trúc. Đây
là cấu trúc lót đáy toàn bộ Đảo, nằm nghiêng thoải, xấp xỉ mực nước biển. Vì vậy, đảo
BLV không có tiền đề tạo nên các tầng nước ngầm lớn.
Đất trên Đảo có nguồn gốc phong hóa, và trầm tích thềm biển cổ có bề dày đáng
kể. Một số loại đất, như: feralit xám nâu, feralit vàng xám, vàng nhạt, sét, v.v.. có hàm
lượng đạm, lân, kali từ mức trung bình đến cao, thuận lợi cho cây trồng.
Khí hậu BLV đại diện cho vùng khơi vịnh Bắc Bộ, có hai mùa chính. Mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 8. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tháng 4 và tháng 9 là
các tháng chuyển tiếp.
Thuỷ triều và mực nước: thuỷ triều ở đảo BLV là nhật triều đều. Mực nước trung
bình là 1,82m, thấp vào mùa đông, thấp nhất là tháng 2, tháng 3; cao về mùa hè, cao nhất
vào tháng 9, tháng 10.
Chế độ sóng: mùa đông sóng thịnh hành theo hướng đông bắc, với tần suất 37,9%,
độ cao trung bình của sóng đạt 0,8  1,0m, lớn nhất trong các đợt gió mùa đông bắc tới
3,0  3,5m. Mùa hè, gió thịnh hành theo hướng nam và đông nam, với tần suất là 22,9%,
độ cao của sóng trung bình là 0,6  0,9m, trong bão chiều cao sóng có thể lên tới 5,0 
6,0m hoặc lớn hơn. Độ cao lớn nhất của sóng đã quan trắc được là 7,0m.
Dòng chảy: dòng chảy ven đảo thể hiện rõ ảnh hưởng của hình thể Đảo. Ở phía tây
nam đảo, dòng chảy ưu thế hướng đông bắc, bắc và tây nam, tây, ở phía đông bắc đảo, ưu
thế hướng đông bắc, đông và nam, tây nam; ở phía đông nam đảo, ưu thế hướng tây nam.
Tại đông nam đảo, tốc độ dòng cực đại là 0,65m/s, trung bình là 0,28m/s, tại các phía tây
nam và đông bắc lần lượt là: 0,20m/s; 0,58m/s; 0,25m/s; 0,13m/s.
Các yếu tố hoá lý của nước biển tương đối ổn định.
Thảm thực vật trên Đảo: số lượng loài ít, chủ yếu là cây bụi và cỏ. Có 126 loài,
thuộc 51 họ của hai ngành thực vật bậc cao, là hạt kín và khuyết thực vật.
Hệ động vật trên Đảo: nghèo nàn, đơn điệu, không có thú to và quý, không có thú dữ.
Sinh vật biển ven Đảo: đến năm 2005, đã thống kê được trên đảo có 1.015 loài
động thực vật. Có nhiều loài sinh vật biển thuộc nhóm quý hiếm, như: các loài trai ngọc,
bào ngư, hải sâm, san hô và khoảng 50 loài cá kinh tế, hàng chục loài rong có tính dược
liệu v.v..
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tính đến năm 2005, đảo BLV có khoảng 80 hộ dân, với 350 nhân khẩu và 170 lao
động, ngoài ra còn có các đơn vị xây dựng, thường 2.000  3.000 người. Dân số trên đảo
tăng, giảm chưa ổn định, khoảng trên 1.000 người. Thành phần dân cư, gồm: 50 hộ gia
đình; 30 hộ Thanh niên xung phong (TNXP); cán bộ và công chức, viên chức khối phòng
ban huyện; trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá; trạm khí tượng thuỷ văn; đơn vị bảo đảm
hàng hải; bưu điện, một số doanh nghiệp đóng trên đảo.
Lao động gồm 3 nhóm nghề chính: nhóm nghề ngư truyền thống có khoảng 25 hộ;
nhóm khai thác thuỷ sản với tính chất làm thêm, hạn chế về kinh nghiệm cũng như
phương tiện khai thác thuỷ sản, có khoảng 12 hộ; số còn lại là các hộ chuyên làm dịch vụ,
chăn nuôi, trồng trọt và các hộ TNXP không làm nghề ngư.
Đa số dân trên đảo trình độ văn hoá còn thấp. Lực lượng lao động xấp xỉ 50% tổng
số dân, và nhân lực khai thác thuỷ sản có tay nghề vững chỉ khoảng 20%. Số thanh niên
trẻ khoẻ mới ra đảo có tay nghề còn rất yếu.
Cơ sở hạ tầng trên đảo đã được xây dựng hoàn thiện. Tuy nhiên, đến nay đã có
nhiều công trình bị xuống cấp.
Huyện đảo có diện tích rất nhỏ hẹp nên không phân cấp thành các xã, tổ chức bộ máy
hành chính huyện chưa được kiện toàn, cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức năng.
1.3. Tổng quan về các mô hình quản lý môi trƣờng
1.3.1. Mô hình quản lý môi trường phân cấp
- Khái niệm mô hình quản lý môi trường phân cấp:
Phân cấp quản lý nhà nước được hiểu là sự chuyển giao ổn định thẩm quyền, nhiệm
vụ và trách nhiệm, từ cơ quan quản lý cấp trên xuống cấp dưới trực thuộc, nhằm đạt mục
tiêu chung một cách có hiệu quả nhất, trong quá trình phân công quản lý của cả hệ thống
quản lý nhà nước. Trong phạm vi thẩm quyền được giao, mỗi cấp có quyền hành động tự
chủ nhất định, để phát huy tính năng động sáng tạo của mình. Như vậy, MHQLMT phân
cấp được hiểu là trong đó, nhiệm vụ và trách nhiệm QLMT sẽ được chuyển giao, từ cơ
quan quản lý cấp trên xuống cấp dưới trực thuộc. Đồng thời mỗi cấp sẽ có thẩm quyền
nhất định để giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyền của mình, để thực hiện thành
công mục tiêu chung.
- Phạm vi áp dụng: Mô hình phân cấp thường được áp dụng nhiều trong công tác
quản lý, đặc biệt áp dụng rộng rãi trong quản lý theo chức năng, nhiệm vụ. Điển hình
trong Bộ máy quản lý Nhà nước.
- Ưu điểm:
+ Phân định rõ vai trò, chức năng nhiệm vụ các cấp;
+ Xác định rõ mối quan hệ các cấp;
+ Phù hợp với mọi trình độ của người quản lý.
- Nhược điểm:
+ Hạn chế khả năng sáng tạo của cấp dưới;
+ Thiếu dân chủ. Do vậy, khó có thể tạo nên sức mạnh của tập thể.
1.3.2. Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
- Khái niệm MHQLMT dựa vào cộng đồng:
MHQLMT dựa vào cộng đồng là MHQLMT có sự tham gia chủ động, tích cực của
cộng đồng dân cư, được bắt đầu từ các vấn đề môi trường cụ thể của địa phương có liên
quan đến mọi người dân và các tổ chức có nhu cầu. Mô hình sử dụng những công cụ
quản lý sẵn có để tập trung vào việc cải thiện những vấn đề môi trường tại địa phương,
như: ô nhiễm kênh rạch, vấn đề thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải…hoặc tạo ra các
lợi ích cho môi trường như các dự án tái tạo năng lượng, sản xuất sạch hơn…Mô hình
quản lý này chính là một phương thức bảo vệ môi trường thông qua mối liên hệ giữa
chính quyền, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư.
- Phạm vi áp dụng: Sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng và phụ thuộc vào bối
cảnh địa phương, quy mô của cộng đồng, luật pháp nhà nước, thể chế và năng lực địa
phương. Mô hình này có thể xác lập dưới dạng hương ước bảo vệ môi trường ở làng xã,
khu phố văn hóa, hợp tác xã nước sạch, cộng đồng quản lý khu bảo tồn biển, v.v..
- Ưu điểm của MHQLMT dựa vào cộng đồng: công tác QLMT tập trung vào một
cộng đồng cụ thể, không chịu tác động ảnh hưởng từ những cộng đồng khác; phát huy
được tính tích cực của tập thể để tạo nên sức mạnh; cộng đồng được giáo dục kiến thức
về BVMT có nhận thức tương đối đồng đều; quyền lợi và sinh kế của cộng đồng được
đảm bảo; cơ quan QLMT thực hiện tốt chức năng định hướng tổ chức, kiểm soát và xử lý
tình huống nhanh nhạy, chính xác; dễ nhận được sự hỗ trợ về kinh phí cũng như khoa học
công nghệ từ các tổ chức tài trợ tương ứng.
- Hạn chế: truyền đạt và xử lý thông tin chậm và dễ bị nhiễu loạn; tư duy, hành động
chậm và thiếu sự kiên quyết, nhất quán; chi phí quản lý cao so với các mô hình khác.
1.3.3. Mô hình quản lý chất lượng môi trường toàn diện – TQEM
- Khái niệm chung về mô hình TQEM:
Quản lý chất lượng toàn diện – TQM là một triết lý quản lý, kèm theo những kỹ
thuật nâng cao chất lượng đã được nhiều doanh nghiệp ở Mỹ áp dụng. Các doanh nghiệp
áp dụng triết lý TQM và kỹ thuật để cải tiến liên tục trên tất cả các hoạt động của mình,
bằng cách tìm ra các nguyên nhân của việc kém chất lượng, và thực hiện các phương
pháp để làm giảm hoặc loại trừ chúng.
Trong QLMT, chất thải, gây ô nhiễm có thể được xem như là một sự kém hiệu quả
hoặc khiếm khuyết trong một quá trình quản lý làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
của một tổ chức hoặc một doanh nghiệp. Các công cụ và triết lý của TQM có thể được sử
dụng để cải thiện chất lượng môi trường, bằng cách loại bỏ các chất thải hoặc giảm bớt
tác động của nó. Việc áp dụng những công cụ và triết lý này để cải thiện chất lượng môi
trường được gọi là Quản lý chất lượng môi trường toàn diện (TQEM).
- Phạm vi áp dụng mô hình: mô hình TQEM hiện đang được áp dụng phổ biến
trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường của các doanh nghiệp ở các nước tiên
tiến trên thế giới.
- Ưu điểm của mô hình TQEM:
+ Đây là MHQLMT hiện đại, luôn hướng tới mục tiêu đạt được chất lượng môi
trường tốt nhất có thể, và không ngừng cải thiện chất lượng đó.
+ Phù hợp với mục tiêu của Đảng, Nhà nước và Công ước quốc tế về vấn đề môi
trường; thuận lợi trong quá trình hội nhập thế giới và mời gọi các dự án đầu tư về môi
trường của nước ngoài.
- Hạn chế:
+ Đòi hỏi bộ máy QLMT và cộng đồng dân cư phải có nhận thức tốt về vấn đề môi
trường. Do vậy, cần có thời gian và lộ trình thực hiện khoa học;
+ Cần có sự đầu tư về khoa học, công nghệ và cơ sở vật chất, kinh phí lớn.

Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Hiện trạng môi trường và công tác QLMT trên đảo BLV.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu thứ cấp
Thu thâ ̣p tài liê ̣u thứ cấ p là phương pháp thu thâ ̣p thông tin cầ n thiế t từ các tài liê ̣u ,
nghiên cứ u, bài giảng , trang web uy tiń có liên quan đế n khu vực nghiên cứu . Những
thông tin này cầ n nắ m rõ trước khi đi thực tế để kiể m chứng.
2.2.2. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu và đánh giá chất lượng môi trường
Các thông số về môi trường nước biển ven bờ được thu thập tại Trung tâm Quốc
gia Quan trắc và Cảnh báo Môi trường biển thuộc Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng.
Đây là những số liệu thô được đo trực tiếp tại hiện trường hoặc phân tích trong phòng thí
nghiệm.
Sử dụng giới hạn cho phép (GHCP) theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 10 - 2008,
đối với nước biển ven bờ áp dụng cho nuôi trồng thuỷ sản, và tiêu chuẩn ASEAN để đánh
giá chất lượng môi trường nước khu vực nghiên cứu (sử dụng đối với những thông số mà
trong QCVN chưa có qui định).
Căn cứ vào tiêu chuẩn môi trường để tính các chỉ số tai biến môi trường: chỉ số RQ
và RQ tổng thể (RQtt).
2.2.3. Phương pháp thị sát thực địa
Tiến hành thị sát thực tế tại đảo BLV trong thời gian 5 ngày (từ ngày 24/7 đến ngày
28/7/2011) với hai nội dung chính:
a. Thị sát thực địa nhằm bổ sung thông tin và kiểm tra tính sát thực của tài liệu
tham khảo về hiện trạng môi trường đảo BLV.
b. Thu thập thông tin về hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại
địa phương để phục vụ cho báo cáo hiện trạng công tác QLMT và làm cơ sở để xây dựng
MHQLMT mới.
2.2.4. Phương pháp phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths
(Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) -
là một mô hình nổi tiếng trong việc phân tích.
Phân tích SWOT là việc phân tích các thế mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách
thức đối với một tổ chức hay cá nhân. Đây là một công cụ trong lập kế hoạch chiến lược,
so sánh đánh giá các phương án … cho tổ chức hay cá nhân. [21].
Nội dung phân tích SWOT trong QLMT có thể bao gồm 6 bước:
1. Sản phẩm: môi trường an toàn, bền vững?;
2. Quá trình: làm cách nào để có được môi trường an toàn, bền vững?;
3. Khách hàng: cư dân trên đảo;
4. Phân phối: người dân hưởng lợi từ môi trường bằng cách nào?;
5. Tài chính – Giá: chi phí và đầu tư cho BVMT bằng bao nhiêu?;
6. Quản lý: làm thế nào quản lý được tất cả những hoạt động đó?.
2.2.5. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp phân tích tổng hợp là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu
khoa học. Một vấn đề khoa học cần đến nhiều nghiên cứu, mỗi nghiên cứu chỉ đề cập đến
một khía cạnh của vấn đề hoặc tiếp cận theo các hướng hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, cần
phải xem xét các nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau để giải quyết một vấn đề cụ thể.
2.2.6. Phương pháp dự báo ô nhiễm theo mô hình định lượng
Sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu để thiết lập hàm dự báo cho các thông
số nghiên cứu được định lượng và có chuỗi số liệu thống kê đủ lớn. Cụ thể:

 f       dx  min
x2
M
2
x x
x1
Trong đó:
f(x) - hàm thực nghiệm;
(x) - hàm dự báo;
x1, x2 - miền xác định.
Nếu hàm dự báo được tìm dưới dạng hàm đa thức bậc n, thì tích phân trên luôn hội
tụ.

Chƣơng 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Hiện trạng môi trƣờng ở đảo Bạch Long Vĩ

Bảng thống kê ô nhiễm môi trường ở đảo Bạch Long Vĩ


TT Môi trường Loại hình ô Mức độ ô nhiễm, suy Nguyên nhân
nhiễm, suy giảm giảm
1 Đất phủ mặt Suy thoái Chậm Nước rửa trôi
2 Nước mặt Hữu cơ Không sử dụng được Tù đọng
3 Nước dưới đất - Sun phát - RQ > 9,6 - Chưa rõ
- Nitrit - RQ > 5,5 - Phân huỷ chất hữu

4 Nước biển ven - Sắt - RQ > 1,7 - Chưa rõ
bờ - Kẽm - RQ > 2,9 - Chưa rõ
- Dầu, mỡ - RQ > 1,7 - Do hoạt động sản
xuất của tầu, thuyền
5 Sinh vật - Bào ngư - Nghiêm trọng - Do khai thác quá
- San hô - Nghiêm trọng mức và sử dụng chất
độc Xianua
6 Rác thải sinh Chất thải rắn Không có số liệu - Xử lý chưa khoa
hoạt học

Bảng thống kê tai biến môi trường ở đảo Bạch Long Vĩ

TT Tai biến môi trường Mức độ Nguyên nhân Giải pháp xử lý


1 Khô hạn và hoang hoá Chậm Diện tích rừng giảm Trồng và chăm sóc
đảo rừng
2 Mặn hoá đảo Chậm Sóng, bão, nước Xây tường kè
biển dâng
3 Cạn kiệt nước nhạt Chậm Chưa xác định Xây dựng công trình
dưới đất thu giữ nước
4 Dầu tràn trên biển Nguy Chìm tầu; sự cố mỏ Khắc phục hậu quả
hiểm khai thác dầu
5 Phá huỷ hệ sinh thái Nghiêm Sản xuất của con Hạn chế, giáo dục
rạn san hô trọng người
6 Nước biển dâng cao Chậm Biến đổi khí hậu Xây dựng tường kè
7 Thay đổi chế độ mưa Chậm Biến đổi khí hậu Thích ứng

3.2.. Xây dựng hàm dự báo về ô nhiễm dầu mỡ và tai biến tràn dầu
3.2.1. Dự báo về ô nhiễm dầu mỡ
a. Số liệu thống kê
Dựa trên kết quả đo đạc hàm lượng dầu mỡ trong nước biển khu vực ven đảo theo
giá trị lớn nhất.
Bảng thống kê lượng dầu mỡ có trong nước biển vùng ven Đảo

Năm thống kê 2007 2008 2009


Giá trị lớn nhất (mg/lít) 0,51 0,35 0,66

b. Phương pháp xây dựng hàm dự báo


Với chuỗi số liệu thu thập trong 3 năm, xây dựng hàm dự báo về lượng dầu mỡ có
trong nước biển vùng ven đảo từ nay đến năm 2020, bằng phương pháp bình phương tối
thiểu (chi tiết được trình bày ở mục 2.2.5). Sử dụng dạng hàm đa thức bậc 2.
c. Kết quả tính cho biết hàm quan hệ giữa lượng dầu mỡ trong nước biển ven bờ N
(mg/lít) theo thời gian t (năm) là:
N = 0,235t2 - 0,865t + 1,14
3.2.2. Dự báo về tai biến tràn dầu trên biển
Đảo BLV có bộ đội đóng quân trên đảo từ năm 1968, tính đến nay (năm 2011) đã
xuất hiện 2 lần tràn dầu lớn. Dựa trên kết quả thống kê, cho thấy tần suất xuất hiện sự cố
tràn dầu với qui mô bằng hoặc vượt quá 2 lần tai biến tràn dầu đã nêu là P = 4,7%. Tức
là, trong 100 năm sẽ xuất hiện 4,7 trường hợp tai biến tràn dầu có qui mô bằng hoặc vượt
quá 2 lần tai biến tràn dầu đã nêu trên.

3.3. Hiện trạng công tác quản lý môi trƣờng ở đảo Bạch Long Vĩ
Với đặc điểm huyện đảo có diện tích nhỏ hẹp, bộ máy quản lý hành chính chưa
được kiện toàn, công tác QLMT ở BLV do đó cũng không có phòng chuyên trách, cán bộ
kiêm nhiệm nhiều chức năng và không được đào tạo chuyên môn một cách bài bản.
Chức năng quản lý TNMT được phòng Kinh tế - Kế hoạch trực thuộc UBND huyện
đảm nhiệm. Hiện tại phòng có 6 cán bộ biên chế, kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ; có 1 cán
bộ phụ trách mảng môi trường, nhưng cán bộ này cũng không được đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ về công tác QLMT.
Công tác QLMT trên đảo chưa đáp ứng được yêu cầu: mục tiêu quản lý chưa rõ
ràng, cụ thể; hiệu quả quản lý chưa cao, vẫn xảy ra tình trạng ô nhiễm dầu mỡ vùng nước
ven đảo, việc xử lý chất thải rắn trên đảo chưa đạt yêu cầu VSMT, v.v...
Kính phí sử dụng cho công tác QLMT còn nhiều hạn chế.
Chưa có công cụ, chế tài hợp lý để xử lý các hành vi vi phạm về môi trường.
3.4. Xây dựng mô hình quản lý môi trƣờng cho đảo Bạch Long Vĩ
3.4.1. Xác định mục tiêu quản lý
a. Mục tiêu tổng quát :
- Từ năm 2012 đến năm 2020 (giai đoạn chuyển tiếp từ MHQLMT theo phân cấp
sang MHQLMT theo TQEM):
+ Từng bước kiện toàn bộ máy QLMT theo hướng mô hình TQEM;
+ Xây dựng tiềm lực phòng chống ô nhiễm môi trường;
+ Đảm bảo an toàn về môi trường; giảm ô nhiễm dầu mỡ vùng nước biển ven bờ;
xử lý và khắc phục hiệu quả tai biến tràn dầu.
- Sau năm 2020 (áp dụng MHQLMT theo TQEM)
+ Đảm bảo an toàn tuyệt đối về môi trường;
+ Chấm dứt tình trạng ô nhiễm dầu mỡ vùng nước ven bờ. Ngăn chặn từ xa tai biến
do tràn dầu;
+ Không ngừng nâng cao chất lượng môi trường.
b. Mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2020:
- Xây dựng và kiện toàn bộ máy QLMT theo mô hình TQEM: nhanh chóng chuyển
đổi MHQLMT theo phân cấp và dựa vào cộng đồng sang MHQLMT theo TQEM. Lấy
loại hình ô nhiễm dầu mỡ vùng nước ven bờ và tai biến do tràn dầu làm đối tượng chính
để xây dựng bộ máy QLMT.
- Giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường trên đảo, cụ thể: xác định nguyên
nhân gây ô nhiễm; đề xuất giải pháp kỹ thuật và xử lý ô nhiễm; thiết lập hệ thống quan
trắc ô nhiễm;
- Kiểm soát, ngăn chặn và giải quyết dứt điểm ô nhiễm dầu mỡ trong nước biển ven
bờ do hoạt động của tầu thuyền;
- Xây dựng lực lượng phản ứng nhanh đủ điều kiện phục vụ ứng cứu môi trường do
tai biến tràn dầu.
3.4.2. Kế hoạch quản lý
Bản kế hoạch tổng thể này, có thể gồm những nội dung sau:
1. Tăng cường khung pháp lý và thể chế; xác lập cơ chế QLMT dựa trên đảm bảo
chất lượng môi trường tại đảo BLV;
2. Xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông, nâng cao nhận thức, năng lực
quản lý, BVMT;
3. Ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật phục vụ công tác QLMT;
4. Xây dựng và triển khai chương trình hỗ trợ, phát triển sinh kế cộng đồng bền
vững;
5. Xây dựng và triển khai chương trình tuần tra, giám sát cộng đồng;
6. Xây dựng chương trình quan trắc, giám sát, đánh giá chất lượng môi trường và
đa dạng sinh học;
7. Xây dựng quy trình cảnh báo và xử lý sự cố môi trường;
8. Xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển du lịch bền vững;
9. Xây dựng cơ chế tài chính.
3.4.3. Tổ chức thực hiện
- Phê duyệt và phổ biến chương trình hành động: các chương trình hành động này
phải được UBND huyện phê duyệt một cách chính thức để trở thành văn bản pháp lý,
được phổ biến rộng rãi đến các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và toàn bộ cư dân trên địa
bàn huyện đảo. Đồng thời phải có cam kết của lãnh đạo huyện cũng như lãnh đạo các ban
ngành, bộ phận trung gian và cam kết của từng hộ dân cư trên đảo, ngư dân neo đậu tầu
trong âu cảng thực hiện các chính sách, quy định về BVMT một cách triệt để, thống nhất.
- Chỉ đạo, chủ trì và tham gia thực hiện: UBND huyện giữ vai trò chỉ đạo thực hiện
kế hoạch hành động. Cần thiết lập phòng TNMT để điều phối mọi hoạt động chuyên
môn. Thiết lập các bộ phận trực thuộc phòng TNMT: Bộ phận Quản lý rác thải, Bộ phận
Quan trắc và Cảnh báo môi trường, Bộ phận Kiểm soát ô nhiễm để thực hiện nhiệm vụ
theo kế hoạch. Các cơ quan khác, như: đồn Biên phòng 58, Công an huyện, Ban quản lý
âu cảng, v.v.. giữ vai trò chủ trì hoặc phối hợp trong một số hoạt động thuộc kế hoạch
này. Các đoàn thể quần chúng (Liên đội TNXP, Hội phụ nữ,…), Đài phát thanh và truyền
hình của huyện đảo, cùng cộng đồng dân cư ở địa phương, và ngư dân trên các tầu đánh
cá hoạt động trong âu cảng, sẽ tích cực tham gia các hoạt động của chương trình. Các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đóng tại địa bàn huyện là bộ phận không thể thiếu trong
việc cam kết và triển khai thực hiện kế hoạch đã đề ra. Các tổ chức khác sẽ tham gia
chương trình với tư cách là cơ quan tài trợ, cung cấp kỹ thuật, công nghệ hoặc các chuyên
gia.
- Phương thức thực hiện: mô hình quản lý theo chu trình khép kín: Plan (lập kế
hoạch) – Do (thực hiện) – Check (kiểm tra) – Act (hành động khắc phục), gọi tắt là
PDCA. Trong tất cả các khâu, các bộ phận thực hiện nhiệm vụ khác nhau trong tổ chức
đều tuân theo chu trình này.
3.5.4. Giám sát và đánh giá
- Nội dung giám sát và đánh giá: dựa vào mục đích đánh giá, có thể chia việc đánh
giá thành 5 loại:
1. Đánh giá của cơ quan quản lý cấp trên, và cộng đồng dân cư, đối với các nội
dung, hiệu quả, của các hoạt động thông qua sự thỏa mãn về chất lượng môi trường;
2. Đánh giá chất lượng môi trường để cấp giấy chứng nhận các loại;
3. Đánh giá chất lượng môi trường theo các yêu cầu riêng, để tặng các giải thưởng
tương ứng;
4. Đánh giá của một hội đồng hoặc một nhóm chuyên gia độc lập;
5. Đánh giá nội bộ của đơn vị chủ trì các nhiệm vụ.
- Kỳ đánh giá: đánh giá định kỳ theo từng năm hoạt động từ khi áp dụng mô hình
quản lý này. Khi có nhu cầu, các cơ quan có thẩm quyền và các nhà tài trợ có quyền tổ
chức giám sát và đánh giá đột xuất hiệu quả quản lý của mô hình.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ


1. Kết luận
Luận văn đã thực hiện : nghiên cứu hiện trạng môi trường ; xác định các dạng ô
nhiễm môi trường; hiện trạng công tác QLMT trên đảo BLV; Dự báo dạng ô nhiễm môi
trường lâu dài và nguy hiểm cho đảo. Trên cơ sở đó đề xuất và xây dựng MHQLMT theo
TQEM, nhằm đảm bảo an toàn và phát triển bề n vững môi trường trên đảo . Qua nghiên
cứu đề tài cho thấy:
- Đảo BLV nằm trong hệ thống đảo ven bờ, có tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế,
nhưng chưa được khai thác. Đảo có ví trí quan trọng trong phát triển KTXH gắn liền với
an ninh quốc phòng;
- Ô nhiễm môi trường ở đảo BLV chủ yếu là ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước
biển ven đảo, do nhiều nguyên nhân chưa được xác định rõ. Trong đó, ô nhiễm dầu mỡ
vùng nước biển ven bờ và tai biến tràn dầu là nghiêm trọng, vì đây là dạng ô nhiễm chính
tác động lâu dài, khó kiểm soát và liên quan đến sự tồn tại hệ sinh thái trên đảo;
- QLMT trên đảo BLV hiện theo mô hình phân cấp và dựa vào cộng đồng còn
nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ BVMT trước mắt cũng như lâu dài,
cần có sự thay đổi phù hợp;
- MHQLMT theo TQEM áp dụng cho đảo BLV từ sau năm 2020 là khả thi, đảm
bảo an toàn tuyệt đối về chất lượng môi trường, đáp ứng yêu cầu xã hội.
2. Kiến nghị
- Đưa mô hình đề xuất áp dụng vào thực tế;
- Tiếp tục quan trắc và điều chỉnh hàm dự báo ô nhiễm dầu mỡ vùng nước biển ven
bờ và tai biến tràn dầu cho phù hợp thực tế;
- Hoàn thiện và chi tiết hoá MHQLMT theo mô hình TQEM, dựa trên kết quả
thống kê thực tế ô nhiễm tại hiện trường;
- Xây dựng mô hình định lượng cho TQEM.

References
Tiếng Việt
1. Cục Cảnh sát biển Việt Nam (2006), Báo cáo tóm tắt “Kết quả điều tra, nghiên cứu
hiện trạng môi trường khu trú đậu tầu thuyền thuộc huyện đảo Bạch Long Vĩ”, Bộ
tư lệnh Hải quân.
2. Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Huy Yết, Nguyễn Chu Hồi (1999), “Hậu quả môi trường do
đánh bắt cá bằng hóa chất độc cyanua đến hệ sinh thái san hô và nguồn lợi bào ngư
ở Bạch Long Vĩ”, Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, 6, tr. 39-52.
3. Nguyễn Việt Cường (2007), “Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở đảo
Bạch Long Vĩ”, Tạp chí Thủy sản, (5), tr.37-38.
4. Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Danh Tĩnh (2006), Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng
đồng ở Việt Nam – Nghiên cứu tài liệu về kinh nghiệm và mô hình thành công, Trung
tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hà Nội.
5. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2008), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền
vững, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Phạm Hoàng Hải (2006), Đề tài KC.09-20: “Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế
- xã hội; thiết lập cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững
cho một số huyện đảo”, Tuyển tập các kết quả chủ yếu của chương trình: “Điều tra cơ
bản và nghiên cứu ứng dụng công nghệ biển” (KC.09), tr. 159-277, Viện Địa lý, Hà
Nội.
7. Nguyễn Thị Phương Hoa, Trần Đình Lân (1998), “Tai biến môi trường vùng đảo Bạch Long
Vĩ”, Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, 5, tr. 121-129.
8. Nguyễn Hữu Hùng (2008), “Đặc điểm địa hình – địa mạo, địa tầng, cấu tạo địa chất và
ảnh hưởng của chúng đến tiềm năng nước ngầm đảo Bạch Long Vĩ”, Tuyển tập báo
cáo Hội nghị Toàn quốc lần I: Địa chất biển Việt Nam và Phát triển bền vững, tr.
456-465.
9. Trần Lưu Khanh (2008), Báo cáo kết quả quan trắc cảnh báo chất lượng môi trường
khu vực nuôi hải sản biển, cảng cá - bến cá, khu bảo tồn biển Việt Nam, Viện
nghiên cứu Hải sản.
10. Lại Duy Phương (2007), Báo cáo tổng quan nghiên cứu điều kiện tự nhiên tại khu
bảo tồn biển đảo Bạch Long Vĩ, Viện nghiên cứu Hải sản.
11. Võ Thịnh (2006), “Về lịch sử hình thành và phát triển địa hình hệ thống đảo ven bờ
Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Trái đất, 28(2), tr. 210-214.
12. Trần Quang Thư (2008), Báo cáo chuyên đề: Đặc điểm điều kiện tự nhiên và chất lượng
môi trường tại khu vực bảo tồn biển Bạch Long Vĩ, Đề tài “Đánh giá điều kiện tự nhiên
và kinh tế - xã hội các khu bảo tồn biển trọng điểm phục vụ cho xây dựng và quản lý",
Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng.
13. Trần Quang Thư (2008), Báo cáo chuyên đề: Đặc điểm kinh tế - xã hội và những tác
động gây ô nhiễm, suy thoái môi trường và các hệ sinh thái khu bảo tồn biển, đảo
Bạch Long Vĩ, Đề tài “Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội các khu bảo
tồn biển trọng điểm phục vụ cho xây dựng và quản lý", Viện Nghiên cứu Hải sản,
Hải Phòng.
14. Nguyễn Đình Tuấn và Trần Thị Kim Liên, “Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
(CBEM) – Phương pháp tiếp cận quản lý môi trường mới tại đô thị”, Hội thảo “Các
giải pháp bảo vệ môi trường Công nghiệp và Đô thị tại Việt Nam”.
15. UBND huyện đảo Bạch Long Vĩ, Đề án Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện
đảo Bạch Long Vĩ giai đoạn 2010 và 2020.
16. UBND huyện đảo Bạch Long Vĩ, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Bạch
Long Vĩ năm 2011.
17. UBND huyện đảo Bạch Long Vĩ, Kế hoạch Bảo vệ môi trường năm 2012.
18.http://www.vpc.vn/Desktop.aspx/Tu-dien-
Q/Q/Quan_ly_chat_luong_moi_truong_toan_dien_Total_Quality_Environmental_Mana
gement-TQEM/, Quản lý chất lượng môi trường toàn diện (TQEM).
19.http://angi.com.vn/Desktop.aspx/Content/44/492/, Hệ thống quản lý chất lượng toàn
diện (TQM).
20.http://www.truongchinhtrivp.gov.vn/channel.aspx?Code=NEWS&NewsID=87&c=52,
Phân cấp quản lý hành chính trong thực hiện chương trình cải cách hành chính
Nhà nước.
21.http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n_t%C3%ADch_SWOT, Phân tích SWOT.
Tiếng Anh
22. Frank A. Campbell (1999), “Whispers and waste”, Our Planet 10.3.
23.Global Environmental management Initiative (1993), “Toatal Quality Environmental
Management”.

You might also like