You are on page 1of 162

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Đà Nẵng, 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Đà Nẵng, 2016
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................... ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................. 1
1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH.......................................... 1
1.2. DỊNH NGHĨA, VIẾT TẮT ........................................................................ 2
1.2.1. Đinh
̣ nghiã ........................................................................................... 2
1.2.2. Các từ - Cụm từ viết tắt ....................................................................... 2
CHƯƠNG 2: MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, CƠ SỞ PHÁP LÝ ........ 3
2.1. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU KẾ HOẠCH ..................................................... 3
2.1.1. Mục đích.............................................................................................. 3
2.1.2. Mục tiêu .............................................................................................. 3
2.2. ĐỐI TƯỢNG.............................................................................................. 3
2.3. PHẠM VI ................................................................................................... 4
2.4. CƠ SỞ PHÁP LÝ....................................................................................... 4
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
SINH THÁI VÙNG VEN BIỂN ĐÀ NẴNG ..................................... 6
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ........................................................................... 6
3.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 6
3.1.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn .............................................................. 7
3.1.3. Đặc điểm địa hình ............................................................................. 10
3.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI ............................................................ 13
3.2.1. Các hoạt động vui chơi, giải trí ......................................................... 13
3.2.2. Các hoạt động hàng hải ..................................................................... 14
3.2.3. Các hoạt động ngư nghiệp ................................................................ 14
3.2.4. Các hoạt động sử dụng nguồn nước biển .......................................... 16
3.3. Các đặc điểm môi trường sinh thái .......................................................... 16
3.3.1. Hệ sinh thái trên cạn.......................................................................... 16
3.3.2. Hệ sinh thái dưới nước ...................................................................... 17
i
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ NGUỒN TIỀM ẨN NGUY CƠ TRÀN DẦU
KHU VỰC VEN BIỂN ĐÀ NẴNG ................................................ 21
4.1. THỐNG KÊ CÁC SỰ CỐ TRÀN DẦU ĐÃ XẢY RA .......................... 21
4.1.1. SCTD trên các vùng biển khu vực miền Trung (đợt ngày
1- 5/2/2007) ................................................................................................. 21
4.1.2. SCTD từ tàu chở dầu QNg 1772 (vào ngày 09/5/2007) ................... 21
4.1.3. SCTD tại Kho và cảng xăng dầu hàng không Liên Chiểu
(vào ngày 16/10/2008) ................................................................................ 22
4.1.4. SCTD tại kho chứa xăng dầu của Công ty Xăng dầu Quân đội
- Chi nhánh Đà Nẵng (Kho xăng H182 cũ) (vào ngày 15/12/2008) ........... 22
4.1.5. SCTD tại khu vực biển Mỹ Khê đến ranh giới tỉnh Quảng Nam
(vào ngày 02/05/2009) ................................................................................ 23
4.1.6. SCTD tại kho chứa xăng dầu của Công ty Xăng dầu Quân đội - Chi
nhánh Đà Nẵng (Kho xăng H182 cũ) (vào lúc 10h00 ngày 30/6/2009) ..... 24
4.1.7. SCTD tại kho xăng dầu Petec Hòa Hiệp (vào ngày 04/07/2010) ..... 24
4.1.8. SCTD từ khu vực biển Phạm Văn Đồng đến giáp ranh giới tỉnh
Quảng Nam (vào ngày 04/01/2011) ............................................................ 25
4.1.9. SCTD từ khu vực biển quận Sơn Trà đến quận Ngũ Hành Sơn
(vào ngày 8/11/2013) .................................................................................. 25
4.2. CÁC NGUỒN TIỀM ẨN NGUY CƠ TRÀN DẦU................................ 26
4.2.1. Nguy cơ từ các cơ sở có hoạt động xăng, dầu .................................. 27
4.2.2. Nguy cơ tràn dầu từ các cảng hàng hoá, khu neo đậu tàu thuyền .... 28
4.2.3. Nguy cơ tràn dầu trên các luồng, tuyến hàng hải thủy nội địa ......... 31
4.2.4. Nguy cơ tràn dầu từ các hoạt động ngoài khơi ................................. 32
4.3. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA CÁC LOẠI DẦU
HIỆN CÓ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...................................................... 34
4.3.1. Xăng (Gasoline) ................................................................................ 34
4.3.2. Dầu hỏa (KO) .................................................................................... 34
4.3.3. Dầu Diesel (DO) ............................................................................... 35
4.3.4. Dầu Fuel (FO) ................................................................................... 35
4.4. DIỄN BIẾN CỦA TRÀN DẦU (QUÁ TRÌNH PHONG HÓA DẦU) ... 36
4.4.1. Quá trình lan truyền .......................................................................... 36
4.4.2. Quá trình bay hơi .............................................................................. 36
4.4.3. Quá trình phân tán ............................................................................. 37
ii
4.4.4. Quá trình hình thành nhũ tương ........................................................ 37
4.4.5. Quá trình hòa tan ............................................................................... 37
4.4.6. Quá trình oxy hóa .............................................................................. 37
4.4.7. Quá trình lắng đọng........................................................................... 37
4.4.8. Quá trình phân hủy sinh học ............................................................. 37
CHƯƠNG 5: CÁC KHU VỰC CÓ THỂ BỊ TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG
TỪ SỰ CỐ TRÀN DẦU ............................................................... 39
5.1. CÁC KHU VỰC BỊ TÁC ĐỘNG............................................................ 39
5.1.1. Khu vực phía Bắc thành phố trên địa bàn quận Liên Chiểu ............. 40
5.1.2. Khu vực trung tâm thành phố trên địa bàn quận Thanh Khê
(Khu vực sân bay) ....................................................................................... 42
5.1.3. Khu vực biển ven bờ phía Đông thành phố (quận Sơn Trà và
Ngũ Hành Sơn)............................................................................................ 43
5.1.4. Khu vực từ Âu thuyền Thọ Quang đến cảng Tiên Sa ....................... 43
5.1.5. Khu vực vịnh Đà Nẵng ..................................................................... 43
5.1.6. Khu vực ngoài khơi Biển Đông ........................................................ 43
5.1.7. Khu vực các cửa hàng kinh doanh xăng dầu .................................... 44
5.2. HẬU QUẢ CỦA TRÀN DẦU ................................................................ 44
5.2.1. Đối với hệ sinh thái biển ................................................................... 45
5.2.2. Đối với sức khỏe con người .............................................................. 46
5.2.3. Đối với kinh tế - xã hội ..................................................................... 46
CHƯƠNG 6: PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ, NHÂN LỰC ỨNG PHÓ
SỰ CỐ TRÀN DẦU ..................................................................... 48
6.1. TRANG THIẾT BỊ .................................................................................. 48
6.1.1. Tàu ứng phó và các phương tiện vận tải ........................................... 48
6.1.2. Trang thiết bị ứng phó ....................................................................... 49
6.1.3. Kế hoạch đầu tư, mua sắm phương tiện và trang thiết bị ứng phó ... 49
6.2. NHÂN LỰC ỨNG PHÓ .......................................................................... 49
6.2.1. Lực lượng nòng cốt ........................................................................... 50
6.2.2. Các lực lượng có thể huy động thêm ................................................ 50
6.2.3. Nguồn lực bên ngoài ......................................................................... 50
CHƯƠNG 7: PHÂN CẤP QUY MÔ ........................................................ 51

iii
7.1. PHÂN LOẠI QUY MÔ SỰ CỐ TRÀN DẦU......................................... 51
7.2. PHÂN CẤP ỨNG PHÓ THEO QUY MÔ SỰ CỐ ................................. 51
7.2.1. Cấp cơ sở ........................................................................................... 51
7.2.2. Cấp thành phố (cấp khu vực) ............................................................ 52
7.2.3. Cấp Quốc gia ..................................................................................... 52
CHƯƠNG 8: QUY TRÌNH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU ....................... 54
8.1. QUY TRÌNH TỔNG THỂ .................................................................. 54
8.2. CÁC QUY TRÌNH TỔ CHỨC ỨNG PHÓ ........................................ 56
8.2.1. Quy trình thông báo .......................................................................... 56
8.2.2. Quy trình báo động ........................................................................... 58
8.2.3. Quy trình triển khai ứng phó ............................................................. 61
8.2.4. Quy trình khắc phục sự cố ................................................................ 63
CHƯƠNG 9: CƠ CẤU TỔ CHỨC ỨNG PHÓ ........................................... 65
9.1. CÁC CƠ QUAN, LỰC LƯỢNG THAM GIA ỨNG PHÓ ..................... 65
9.1.1. Lực lượng nòng cốt ........................................................................... 65
9.1.2. Các lực lượng có thể huy động thêm ................................................ 65
9.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC ................................................................................ 65
9.2.1. Cấp chỉ đạo ứng phó ......................................................................... 65
9.2.2. Cấp chỉ huy ứng phó ......................................................................... 66
9.2.3. Cấp ứng phó trực tiếp ........................................................................ 66
9.3. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHỐI HỢP ỨNG PHÓ ...................... 67
CHƯƠNG 10: TRÁCH NHIỆM VÀ NHIỆM VỤ KHI CÓ SỰ CỐ .............. 68
10.1. BÊN GÂY Ô NHIỄM ............................................................................ 68
10.2. CẤP ỨNG PHÓ GIÁN TIẾP................................................................. 68
10.3. CẤP ỨNG PHÓ TRỰC TIẾP ................................................................ 69
10.4. CƠ QUAN THẨM QUYỀN VÀ ĐƠN VỊ LIÊN QUAN ..................... 70
10.4.1. Sở Tài nguyên và Môi trường ......................................................... 70
10.4.2. Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn ............................................. 70
10.4.3. Sở Du lịch........................................................................................ 71
10.4.4. Sở Y tế ............................................................................................. 71
10.4.5. Sở Công Thương ............................................................................. 71

iv
10.4.6. Sở Thông tin và Truyền thông ........................................................ 71
10.4.7. Sở Giao thông Vận tải ..................................................................... 71
10.4.8. Công an thành phố .......................................................................... 71
10.4.9. Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố ..................................... 71
10.4.10. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố ..................................... 71
10.4.11 Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng ............................................................ 72
10.5. NGƯỜI DÂN ......................................................................................... 72
CHƯƠNG 11: TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ KHI CÓ
SỰ CỐ XẢY RA ......................................................................... 73
11.1. KẾ HOẠCH, CHIẾN LƯỢC ................................................................. 73
11.1.1. Chiến lược tổng thể ......................................................................... 73
11.1.2. Chiến lược ngăn chặn và thu hồi dầu .............................................. 74
11.1.3. Chiến lược làm sạch và xử lý dầu thu hồi ....................................... 74
11.2. HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ TẠI HIỆN TRƯỜNG ................................. 75
11.2.1. Kịch bản 1: Ứng phó tại hiện trường đối với sự cố tràn dầu
từ các hoạt động ngoài khơi ........................................................................ 75
11.2.2. Kịch bản 2: Ứng phó sự cố tràn dầu ven bờ và trên bờ .................. 77
11.2.3. Kịch bản 3: Ứng phó sự cố tràn dầu trên bờ ................................... 78
11.2.4. Kịch bản 4: Ứng phó sự cố tràn dầu không rõ nguồn gốc đang
trôi dạt ở vùng biển ven bờ hoặc dạt vào bờ biển thành phố Đà Nẵng ...... 79
11.2.5. Phương án phòng chống cháy nổ trong hoạt động ứng phó
sự cố tràn dầu .............................................................................................. 81
11.2.5. Các hoạt động quản lý, xử lý dầu và rác thải dầu thu hồi ............... 82
11.2.6. Các hoạt động đánh giá môi trường ................................................ 84
11.2.7. Các hoạt động phương tiện truyền thông đại chúng ....................... 85
11.3. CÁC THỦ TỤC TÀI CHÍNH VÀ HÀNH CHÍNH ............................... 85
11.4. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO HẬU CẦN .................................................... 86
11.4.1. Công tác bảo đảm thông tin liên lạc................................................ 86
11.4.2. Công tác bảo đảm phương tiện, trang thiết bị, nhân lực và
các thiết bị vật tư khác ................................................................................ 86
11.4.3. Công tác bảo đảm lương thực, thực phẩm ...................................... 87
11.4.4. Công tác bảo đảm sức khỏe và an toàn tại hiện trường .................. 87
11.4.5. Công tác bảo đảm an ninh - trật tự .................................................. 87
v
CHƯƠNG 12: QUY TRÌNH KIỂM SOÁT SỰ CỐ VÀ KẾT THÚC CÁC
HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ ............................................................. 88
12.1. KIỂM SOÁT SỰ CỐ VÀ KẾT THÚC CÁC HOẠT ĐỘNG
ỨNG PHÓ ....................................................................................................... 88
12.2. QUY TRÌNH KIỂM SOÁT SỰ CỐ VÀ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
ỨNG PHÓ ....................................................................................................... 89
CHƯƠNG 13: CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TỪ SỰ CỐ
TRÀN DẦU ................................................................................ 90
13.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ................................................................................... 90
13.1.1. Các văn bản pháp luật quy định tại Việt Nam ................................ 90
13.1.2. Các văn bản quốc tế mà Việt Nam tham gia ................................... 90
13.2. NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG ............................................................ 90
13.3. THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ PHÁP LÝ ĐÒI BỒI THƯỜNG ....................... 91
13.3.1. Thủ tục xác định bồi thường ........................................................... 91
13.3.2. Hồ sơ pháp lý đòi bồi thường.......................................................... 92
13.4. CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THỐNG KÊ THIỆT HẠI TỪ SỰ CỐ
CỦA ĐƠN VỊ.................................................................................................. 93
CHƯƠNG 14: ĐÀO TẠO, DIỄN TẬP ...................................................... 94
14.1. ĐÀO TẠO/TẬP HUẤN ......................................................................... 94
14.1.1. Mục đích.......................................................................................... 94
14.1.2. Đối tượng ........................................................................................ 94
14.1.3. Nội dung tập huấn ........................................................................... 94
14.1.4. Phương pháp tổ chức tập huấn ........................................................ 94
14.1.5. Những địa điểm, địa chỉ có thể gửi đi đào tạo/tập huấn ................. 95
14.2. DIỄN TẬP .............................................................................................. 95
14.2.1. Kịch bản diễn tập ............................................................................ 95
14.2.2. Tổ chức, triển khai diễn tập ............................................................ 96
CHƯƠNG 15: QUẢN LÝ, TRIỂN KHAI, CẬP NHẬT VÀ PHÁT TRIỂN
KẾ HOẠCH ................................................................................ 98
15.1. QUẢN LÝ, TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ............................................... 98
15.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ....................................................................... 99
15.2.1. Thuận lợi ......................................................................................... 99
15.2.2. Khó khăn ......................................................................................... 99
vi
15.2.3. Các đơn vị thực hiện ....................................................................... 99
15.2.4. Đơn vị hỗ trợ ................................................................................... 99
15.3. CẬP NHẬT KẾ HOẠCH .................................................................... 100
15.4. PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH ................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 102

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. So sánh đặc trưng nhiệt đới ở Đà Nẵng với tiêu chuẩn nhiệt đới
(vùng đất thấp) ...................................................................................... 7
Bảng 2. Đặc trưng nhiệt độ trung bình tháng ..................................................... 7
Bảng 3. Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm). ......................................... 8
Bảng 4. Tốc độ gió trung bình (m/s) ở các địa phương ..................................... 8
Bảng 5. Số cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến Đà Nẵng
(giai đoạn 2010 - 2015) ....................................................................... 10
Bảng 6. Các kho xăng dầu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ........................... 27
Bảng 7. Số lượng cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng ............................................................................. 28
Bảng 8. Sản lươ ̣ng hàng hóa thông qua cảng qua các năm 2010 - 2014.......... 30
Bảng 9. Số tàu vào cảng trong năm 2013 ......................................................... 30
Bảng 10. Diễn tiến thành phần hóa của dầu ....................................................... 38
Bảng 11. Các khu vực có thể bị tác động ........................................................... 40

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng ............................................ 6


Hình 2. Bản đồ địa hình đất liền thành phố Đà Nẵng ................................... 11
Hình 3. Bản đồ địa hình vùng biển ven bờ thành phố Đà Nẵng ..................... 12
Hình 4. Vọoc Chà vá chân nâu tại BĐ Sơn Trà (ảnh từ internet) ....................... 17
Hình 5. Phân bố các rạn San hô, thảm cỏ biển và rong biển vùng biển
ven bờ Đà Nẵng ........................................................................... 20
Hình 6. SCTD tại Kho và cảng xăng dầu hàng không Liên Chiểu
(vào ngày 16/10/2008). ................................................................. 22
Hình 7. Khắc phục SCTD tại kho chứa xăng dầu của Công ty Xăng dầu
Quân đội ngày 30/6/2009 .............................................................. 23
Hình 8. dầu vón cục cuộn vào rác thải tại bờ biển khu vực quận Sơn Trà ......... 25
Hình 9. Hải đồ khu vực Cảng Đà Nẵng ...................................................... 31
Hình 10. Mật độ giao thông hàng hải khu vực biển đông.............................. 32
Hình 11. Lưu lượng dầu chuyên chở qua Biển Đông ................................... 33
Hình 12 Quá trình phong hóa dầu.............................................................. 36
Hình 13. Các kho, cảng xăng dầu khu vực phía bắc quận Liên Chiểu ............ 42
Hình 14 .Kho xăng dầu sân bay ................................................................ 42
Hình 15. Các tuyến hàng hải nội địa trên khu vực vùng biển Đà Nẵng ........... 44
Hình 16. Sơ đồ phân cấp ứng phó và mức độ sự cố tràn dầu ......................... 53
Hình 17. Quy trình tổng thể ứng phó sự cố tràn dầu .................................... 55
Hình 18. Sơ đồ thông báo khi xảy ra SCTD ............................................... 58
Hình 19. Sơ đồ quy trình báo động SCTD .................................................. 60
Hình 20. Sơ đồ quy trình ứng phó SCTD ................................................... 63
Hình 21. Sơ đồ quy trình ứng phó SCTD ................................................... 67
Hình 22. Quy trình phân loại và xử lý chất thải nhiễm dầu thu hồi ................ 84
Hình 23. Quy trình đánh giá môi trường .................................................... 85
Hình 24. Quy trình kiểm soát và kết thúc sự cố ........................................... 89

ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH


Vùng biển Việt Nam là loại biển nửa kín nối liền Thái Bình Dương và Ấn
Độ Dương, là một trong những tuyến đường hàng hải có lưu lượng tàu bè qua lại
rất lớn, trong đó 70% là tàu chở dầu. Theo số liệu quốc tế, số lượng dầu chuyên
chở qua Biển Đông hàng năm vào khoảng 2,1 tỷ tấn và thường xuyên có khoảng
51 tàu chở dầu cỡ lớn hoạt động trong khu vực. Như vậy, mặc dù chưa xếp vào
vùng biển có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng cũng được cảnh báo là có
nguy cơ ô nhiễm cao trong tương lai, vì công nghiệp đang phát triển mạnh ở các
vùng duyên hải, cộng thêm hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí
trong khu vực ngày càng gia tăng, trong khi nơi đây lại là khu vực thường xuyên
xảy ra những thiên tai nguy hiểm trên biển, đặc biệt là sự cố tràn dầu (theo
monre.gov).
Nằm trên đường giao lưu hàng hải quốc tế có mật độ lớn của Việt Nam nên
khả năng ô nhiễm biển Đà Nẵng do tàu thuyền gây ra là rất lớn. Đặc biệt hơn, trên
địa bàn Đà Nẵng hiện có 8 kho xăng dầu lớn với tổng thể tích bồn chứa là 144.018
m3. Trong đó, các khu vực được xác định có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu là khu
vực quận Liên Chiểu (các kho xăng dầu, cảng xăng dầu Liên Chiểu), khu vực vịnh
Đà Nẵng (khu neo đậu tàu thuyền, các luồng, tuyến hàng hải ra vào cảng), khu
vực quận Sơn Trà (Khu vực từ cảng Tiên Sa đến âu thuyền Thọ Quang, cảng dầu
Mỹ Khê), quận Ngũ Hành Sơn (tuyến đường vận chuyển xăng dầu từ cảng dầu
Mỹ Khê vào kho Khuê Mỹ) và khu vực quận Hải Châu (Khu vực sông Hàn - cảng
sông Hàn, tuyến đường vận chuyển tàu ra vào từ cửa vịnh Đà Nẵng đến cảng, kho
nhiên liệu bay Petrolimex, kho xăng dầu sân bay – sân bay Đà Nẵng). Số liệu thực
tế cho thấy, từ năm 2007 đến nay, đã xảy ra liên tiếp 10 vụ tràn dầu tại khu vực
biển Đà Nẵng. Ngoài những nguyên nhân khách quan không xác định được do
dầu từ ngoài khơi trôi dạt vào bờ, thì nguyên nhân chính là sự cố của các kho xăng
dầu do các kho này quá cũ (kho H182 nay là kho K83), sự cố do thời tiết (Kho
xăng dầu Hàng Không Liên Chiểu)…
Về tác hại, có thể thấy các sự cố tràn dầu thường rất khó xử lý triệt để và
tác động nghiêm trọng đến môi trường xung quanh, đe dọa sự tồn tại, phát triển
của các hệ sinh thái biển. Ngoài ra, sự cố này cũng trực tiếp gây thiệt hại và ảnh
hưởng về môi trường, đặc biệt gây nguy hiểm về cháy, nổ làm ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế - xã hội của khu vực ven biển của thành phố.
Từ thực tế cho thấy, khi xảy ra sự cố tràn dầu tại Đà Nẵng, công tác ứng
phó đã được triển khai tương đối hiệu quả, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường và
giảm thiểu thiệt hại do các sự cố này gây ra. Tuy nhiên, trong thời gian đến, cùng
với sự phát triển của thành phố và khu vực lân cận, trong bối cảnh nhu cầu nhiên

1
liệu tăng cao, thì những rủi ro do các sự cố tràn dầu tại khu vực ven biển Đà Nẵng
là không thể tránh khỏi.
Do đó, để đảm bảo công tác ngăn ngừa, khắc phục sự cố tràn dầu được chủ
động, nhanh chóng, hiệu quả và huy động được sự phối hợp thực hiện một cách
đồng bộ, có tổ chức giữa các bên liên quan trên địa bàn thành phố, UBND thành
phố Đà Nẵng xây dựng Kế hoạch Ứng phó Sự cố Tràn dầu nhằm đưa ra các nguy
cơ, tình huống sự cố có khả năng xảy ra, các phương án ứng phó một cách nhanh
chóng, đồng thời chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng cần
thiết để xử lý kịp thời, loại trừ hoặc hạn chế tối đa nguồn dầu tràn ra môi trường.
1.2. DỊNH NGHĨA, VIẾT TẮT
1.2.1. Đinh
̣ nghiã
Các từ ngữ trong Kế hoạch này được hiểu theo Điều 3, Quyết định số
02/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ Thướng Chính phủ Ban hành
Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
1.2.2. Các từ - Cụm từ viết tắt
SCTD Sự cố tràn dầu
ƯPSCTD Ứng phó sự cố tràn dầu
KHƯPSCTD Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu
NNƯPSCTD Ngăn ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu
UBND Ủy ban Nhân dân
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
KH&CN Khoa học và Công nghệ
GT&VT Giao thông và Vận tải
SOSRCEM Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu Miền Trung
NOSRCEN Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu Miền Bắc
NASOS Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu Miền Nam
PCCC Phòng cháy chữa cháy
BCH PCTT&TKCN Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
ATSK&MT An toàn, sức khỏe và Môi trường
TTXVN Thông tấn xã Việt Nam
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
BCH BĐBP Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng
UBQGTKCN Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn
BQL Ban quản lý
BĐBP Bộ đội biên phòng
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2
CHƯƠNG 2: MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG,
PHẠM VI, CƠ SỞ PHÁP LÝ

2.1. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU KẾ HOẠCH


2.1.1. Mục đích
Việc xây dựng Kế hoạch ƯPSCTD nhằm cung cấp cho các cá nhân, tổ chức
và đơn vị liên quan những thông tin cần thiết để đảm bảo công tác ứng phó nhanh
chóng, an toàn và hiệu quả khi có sự cố tràn dầu xảy ra. Từ đó, giảm thiểu đến mức
thấp nhất các tác động phát sinh từ SCTD đến môi trường sinh thái tiếp nhận, đến
các ngành kinh tế và đời sống của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và
khu vực lân cận.
Khi xảy ra sự cố tràn dầu, các hoạt động được thực hiện với mục đích như
sau:
- Chủ động ứng phó kịp thời và phối hợp hiệu quả khi có sự cố tràn dầu xảy
ra trên địa bàn tp. Đà Nẵng; giảm tới mức thấp nhất thiệt hại về con người, môi
trường, kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân.
- Tích hợp các thông tin về đường bờ nhằm phục vụ cho việc nhận diện
những khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm cao, những khu vực nhạy cảm cao cần được
ưu tiên phòng ngừa, bảo vệ và cung cấp những thông tin để phục vụ hiệu quả công
tác ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu.
2.1.2. Mục tiêu
Mục tiêu chính của Kế hoạch ƯPSCTD là thiết lập một quy trình phản ứng
kịp thời, hiệu quả, phối hợp tốt giữa các bên có liên quan đối với bất kỳ SCTD có
thể xảy ra.
Các mục tiêu cụ thể:
- Bảo đảm sẵn sàng ứng phó hiệu quả ở một số khu vực có nguy cơ cao xảy
ra SCTD trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách, lực lượng làm nòng cốt cho hoạt
động ƯPSCTD trên địa bàn thành phố;
- Trang bị và hoàn thiện cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết cho hoạt
động ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố.
2.2. ĐỐI TƯỢNG
Các đối tượng có khả năng gây ra sự cố tràn dầu:
- Các kho, xí nghiệp xăng dầu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Các cảng trên địa bàn thành phố (Cảng Đà Nẵng, cảng cá Thọ Quang…).

3
- Các khu neo đậu tàu thuyền (Khu neo đậu tàu vịnh Đà Nẵng, khu tránh
bão Âu thuyền Thọ Quang…);
- Tàu vận chuyển dầu và các sản phẩm của dầu bằng đường thủy;
- Các hoạt động vận chuyển, lưu trữ, sử dụng dầu;
- Các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu:
- UBND thành phố, Văn phòng UBND thành phố;
- Các sở, ban, ngành: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch, Sở Y tế, Sở Công Thương,
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông Vận tải;
- UBND các quận, huyện trên đất liền: Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu,
Cẩm Lệ, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và Hòa Vang;
- Lực lượng quân đội: Lực lượng của Bộ chỉ huy quân sự thành phố; Bộ
chỉ huy Bộ độ biên phòng thành phố; Lực lượng tự vệ của UBND các quận, huyện,
các phường/xã.
- Lực lượng công an: Lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy của thành
phố, lực lượng Công an thành phố;
- Công ty cổ phần Môi trường Đô thị thành phố Đà Nẵng;
- Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: Trung
tâm ƯPSC tràn dầu khu vực Miền Trung; Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn
hàng hải KV II; Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng; Đài KT-TV khu vực Trung Trung Bộ.
2.3. PHẠM VI
Toàn bộ các quận, huyện trên đất liền và vùng biển ven bờ thành phố Đà
Nẵng.
2.4. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015;
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam khoá XIII, thông qua ngày 23/6/2014;
- Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày
21/6/2012;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày
21/6/2012;
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật dầu khí - Luật số
10/2008/QH12 ngày 03/6/2008;

4
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày
13/11/2008;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH1 được Quốc hội thông qua
ngày 29/6/2001;
- Luật số 40/2013/QH13 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Phòng cháy và Chữa cháy được Quốc hội thông qua ngày 22/11/2013;
- Nghị định 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 6/01/2015 của Chính phủ về việc quy
định về xác định thiệt hại đối với môi trường;
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ quy định
về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;
- Quyết định số 23/2013/QĐ-TTg, ngày 26/4/2013 ban hành Quy chế phối
hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
- Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo
Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ;
- Quyết định số 41/1999/QĐ-TTg ngày 08/3/1999 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Ban hành Quy chế quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí;
- Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ
về An toàn công trình dầu khí trên mặt đất;
- Quyết định số 395/1998/QĐ-BKHCNMT quy định Bảo vệ Môi trường
trong thăm dò, khai thác, phát triển mỏ, sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, chế biến và
các dịch vụ có liên quan ngành dầu khí;
- Công văn số 69/CV-UB ngày 31/5/2005 của Ủy ban quốc gia tìm kiếm
cứu nạn v/v Hướng dẫn triển khai xây dựng và cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố
tràn dầu, bản đồ nhạy cảm các tỉnh, thành phố ven biển;
- Quyết định số 68/2005/QĐ-UB ngày 31/5/2005 của UBND thành phố Đà
Nẵng về việc Ban hành Quy chế ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số 8266/QĐ-UBND ngày 28/10/2010 của UBND thành phố
Đà Nẵng v/v thành lập Khung thành phần hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó
sự cố tràn dầu đối với các cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

5
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
KINH TẾ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
VÙNG VEN BIỂN ĐÀ NẴNG
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của cả nước, gồm vùng đất liền
và vùng biển trên biển Đông, với 8 đơn vị hành chính bao gồm 06 quận (Hải Châu,
Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ) và 02 huyện: huyện
Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa (hình 1).
Vùng đất liền nằm ở khu vực có toạ độ 15055' đến 16014' vĩ độ Bắc, 107018'
đến 108020' kinh độ Đông, có vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế
Phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam
Phía Đông giáp Biển Đông

Nguồn: Chi cục Biển và Hải đảo TP. Đà Nẵng biên tập trên cơ sở
Cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường chuyển giao

Hình 1. Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng

6
Vùng biển gồm vùng nước và quần đảo Hoàng Sa nằm ở khu vực có tọa độ
15 45’ đến 17015’ vĩ độ Bắc, 1110 đến 1130 kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc
0

tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý.


Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những
cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái
Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông
Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những
tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí
địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững [1].
3.1.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn
Nhiệt độ
Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, Đà Nẵng có một nền nhiệt độ
cao và ít biến động trong năm. Chế độ nhiệt tại một số địa phương Đà Nẵng so
với tiêu chuẩn nhiệt đới như sau:
Bảng 1. So sánh đặc trưng nhiệt đới ở Đà Nẵng với tiêu chuẩn nhiệt đới (vùng đất thấp)
Đà Nẵng
Các đặc trưng Nhiệt đới tiêu chuẩn
Trạm KT ĐN Hải Vân Bà Nà
Tổng nhiệt độ năm Từ 7500 - 9500oC 9381oC 8359oC 5986oC
Ttb năm (oC) Trên 21oC 25.7oC 22.9oC 16.4oC
Số tháng Ttb dưới 20 oC Dưới 4 tháng Không 3 tháng 12 tháng
Ttb tháng lạnh nhất Trên 18oC 21.5oC 18.9oC 11.8oC
Biên độ nhiệt độ năm Từ 1-6oC 7.7oC 7.1oC 7.4oC
Về mùa đông: Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 12 ở vùng đồng bằng
ven biển từ 21,5 - 22oC, ở vùng núi độ cao 500m như tại đỉnh đèo Hải Vân khoảng
19oC, núi cao 1500m như tại đỉnh Bà Nà khoảng 12-13oC.
Về mùa hạ: Vào các tháng 6, 7 là các tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình
các tháng này khoảng 29oC ở vùng đồng bằng ven biển, khoảng 25-26oC ở vùng
núi có độ cao 500m, khoảng 19oC ở vùng núi có độ cao 1500m.
Bảng 2. Đặc trưng nhiệt độ trung bình tháng
Địa điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Trạm KT ĐN 21.5 22.3 24.0 26.3 28.1 29.1 29.2 28.8 27.4 25.9 24.0 21.9 25.7
Sơn Trà, Non nước 21.6 22.3 23.9 26.1 27.9 28.9 29.0 28.6 27.3 26.0 24.1 22.0 25.6
Hải Vân 18.9 19.5 22.5 22.6 25.4 26.0 25.3 25.2 24.7 23.3 21.5 19.4 22.9
Bà Nà 11.8 13.1 15.0 17.4 18.1 19.1 19.2 18.7 18.2 17.9 15.4 12.6 16.4

7
Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm ở Đà Nẵng vào loại lớn so với các nơi khác
trong khu vực cũng như trên toàn quốc. Tổng lượng mưa trung bình năm phổ biến
ở đồng bằng từ 2000 – 2500mm, riêng đỉnh Bà Nà có lượng mưa trung bình năm
trên 5000mm. Tổng lượng mưa tăng dần về phía Bắc, Tây Bắc và tăng theo độ
cao. Thành phố Đà Nẵng có mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, từ tháng 1 đến
tháng 8 là mùa ít mưa.

Bảng 3. Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm).


Phân bố mưa tại một số địa phương
Trạm KT ĐN
Tháng Đỉnh Bà Nà Tiên Sa Cẩm Lệ
(1976-2001)
1 377 81 90 57
2 194 27 27 17
3 71 21 22 17
4 99 29 38 33
5 204 87 103 97
6 211 99 103 110
7 164 64 72 54
8 405 101 125 92
9 454 372 325 362
10 869 760 660 622
11 1378 546 467 417
12 759 269 220 154
Năm 5185 2456 2252 2032
Gió
Đà Nẵng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có hai mùa gió chính là
gió mùa Mùa Đông và gió mùa Mùa Hạ. Do địa hình chi phối nên hướng gió
không phản ánh đúng cơ chế của hoàn lưu. Tuy nhiên, hướng gió thịnh hành vẫn
biến đổi theo mùa rõ rệt. Gió được xác định theo hai đại lượng: hướng gió (được
xác định theo 8 hướng) và tốc độ gió (m/s). Tốc độ gió trung bình năm tại Đà
Nẵng khoảng 1,5m/s, nhỏ hơn gió tại Tam Kỳ và xấp xỉ Nam Đông – Thừa Thiên
Huế. Tuy nhiên, trong trường hợp ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, dông, lốc
tố, gió mùa Đông Bắc thì tốc độ gió tại Đà Nẵng sẽ cao hơn các giá trị tốc độ gió
trung bình nêu trên hàng chục lần.
Bảng 4. Tốc độ gió trung bình (m/s) ở các địa phương
Địa điểm Tháng TB
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Nam Đông 1,2 1,4 1,8 1,7 1,5 1,5 1,5 1,4 1,2 1,2 1,1 1,0 1,4
Đà Nẵng 1,5 1,7 1,8 1,7 1,5 1,2 1,2 1,2 1,3 1,7 2,0 1,5 1,5
Tam Kỳ 1,6 1,6 1,7 1,8 1,8 2,0 1,9 1,9 1,9 2,1 2,3 2,0 1,9
(Nguồn: Đặc điểm khí tượng thủy văn phục vụ du lịch tp. Đà Nẵng, 2003)

8
Sóng
Hướng sóng bị chi phối chủ yếu bởi hướng gió, mà hướng gió bị địa hình
chi phối rõ rệt, vì vậy không thể lấy sóng đo tại trạm Hải văn Sơn Trà để tính, vì
trạm Sơn Trà bị địa hình chi phối. Do đó, việc xác định hướng sóng trên vùng
biển ven bờ Đà Nẵng phải căn cứ vào kết quả đo đạc sóng trên các tàu dọc ven bờ
từ của Đà Nẵng đến vùng biển Non Nước để tính.
Trong thời kỳ hoạt động và chi phối của gió mùa Đông Bắc, hướng sóng
thịnh hành trong thời kỳ này (từ tháng 10 đến tháng 3) là hướng Đông Bắc (chiếm
tần suất từ 60 đến 77%) với tốc độ truyền sóng phổ biến từ 2 đến 4m/s. Trong
thời kỳ hoạt động chủ yếu của gió mùa Tây Nam (từ tháng 6 đến tháng 8), hướng
sóng thịnh hành là Tây Nam có tần suất từ 42% đến 57% với tốc độ truyền sóng
phổ biến từ 2 đến 3m/s. Trong thời kỳ chuyển tiếp từ gió mùa Đông Bắc sang gió
mùa Tây Nam và ngược lại, hướng gió phân tán và tốc độ gió không mạnh, nên
trong thời kỳ này, sóng yếu và không có hướng sóng thịnh hành.
Sóng trên vùng biển ven bờ Đà Nẵng có độ cao sóng trung bình dưới 0,75m.
Tuy nhiên, trung bình trong năm có khoảng 37 đến 41 ngày, sóng biển có độ cao
trên 1,25m, trong đó có khoảng 16 ngày sóng có độ cao trên 1,75m với hướng
sóng chủ yếu là Đông bắc.
Đặc biệt những ngày Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới
sóng biển rất cao, thường tập trung tháng 10 và 11, mỗi tháng từ 3 đến 4 ngày.
Ảnh hưởng gió mùa đông bắc mạnh từ cuối tháng 12 đến tháng 2 năm sau, mỗi
tháng trung bình 4 đến 5 ngày. Tuy nhiên, cần chú ý những ngày này thường có
sóng lừng hướng chủ yếu là hướng Đông đến Đông Bắc, độ cao sóng tổng hợp sẽ
lớn hơn 2,25m.
Dòng chảy
Là một phần của Biển Đông nên dòng chảy trong vùng biển ven bờ Đà
Nẵng nói chung và Vịnh Đà Nẵng nói riêng diễn biến theo mùa và chịu ảnh hưởng
rất lớn của chế độ gió mùa (gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam) theo hướng
trục chính của biển với tốc độ trung bình khoảng 20–25cm/s. Tuy nhiên, khu vực
gần bờ có tốc độ lớn hơn so với khu vực ngoài khơi một chút.
Chế độ thuỷ triều
Biển Đà Nẵng có chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày lên xuống hai
lần, biên độ triều dao động từ 0,69 - 0,85m, biên độ lớn nhất 1,3m. Mực nước biển
theo cao độ O Hải Đồ:
HMax: +1,7m
HMin: +0,1m
9
HTB: +0,9m
Bão
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết ở khu vực ven biển
Đà Nẵng nhìn chung khá bất thường, bão lũ xuất hiện không theo tính quy luật,
mức độ ngày càng nhiều, cường độ ngày càng tăng, phạm vi xảy ra ở khắp các
vùng miền. Trung bình hằng năm, thành phố Đà Nẵng có khả năng chịu ảnh hưởng
trực tiếp không dưới 01 cơn bão/năm .
Bảng 5. Số cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến Đà Nẵng (giai đoạn 2010 - 2015)
Năm
Loại thiên tai Đvt 2010 2011 2012 2013 2014 2015 TB
Bão cơn 2 1 2 3 0 1 1,5
Áp thấp nhiệt đới cơn 2 3 0 0 0 0 0,8
(Nguồn: BCH Phòng chống Thiên tai và TKCN tp. Đà Nẵng )

Mùa bão tại Đà Nẵng từ tháng 8 đến tháng 11, tuy nhiên bão ảnh hưởng
nhiều nhất vào tháng 10 và tháng 11. Mặc dù vậy, những cơn bão trái mùa, hoạt
động không theo những quy luật phổ biến của khí hậu thường gây ra những thiệt
hại vô cùng lớn về người, tài sản và có năng gây ra những sự cố môi trường
nghiêm trọng như tràn dầu, tràn hóa chất cho địa phương.
3.1.3. Đặc điểm địa hình
Địa hình trên đất liền của Đà Nẵng nhìn chung khá phức tạp, vừa có đồng
bằng vừa có đồi núi. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của
biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch
vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố. Phần núi là những dãy núi
chạy dài ra sát biển, có độ dài trên 1000m. Với đặc điểm địa hình phía Bắc là dãy
Bạch Mã với đèo Hải Vân hiểm trở, phía Tây và dãy Trường Sơn, Đà Nẵng có
những khối núi cao và dốc, tập trung thành vùng lớn ở phía Bắc và Tây kéo đến
Tây Nam thấp dần về phía Đông tạo nên thành phố Đà Nẵng như là một vùng bán
thung lũng.
Địa hình trên đất liền
Địa hình thành phố Đà Nẵng (hình 2) đa dạng, bị chia cắt mạnh, hướng dốc
từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam, có thể chia thành 3 dạng địa hình chính:
* Địa hình núi cao
Phân bố ở phía Tây và Tây Bắc thành phố (Hoà Bắc, Hoà Liên, Hoà Ninh,
Hòa Phú), có độ cao trung bình từ 500–1000m, gồm nhiều dãy núi nối tiếp nhau
đâm ra biển, đây là vùng địa hình có độ chia cắt mạnh, một số thung lũng xen kẽ
với núi cao như Bà Nà (1.487 m), Hói Mít (1.292 m), Núi Mân (1.712 m). Vùng
này là lá phổi của thành phố đang được bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học, phát
triển lâm nghiệp, du lịch sinh thái rừng.

10
* Địa hình đồi gò
Phân bố ở phía Tây, Tây Bắc thành phố, gồm các xã Hoà Liên, Hoà Sơn,
Hoà Nhơn, Hoà Phong và một phần các xã Hoà Khương, Hoà Ninh của huyện
Hoà Vang. Đây là khu vực chuyển tiếp giữa núi cao và đồng bằng, đặc trưng của
vùng này là dạng đồi bát úp, bạc màu, các loại đá biến chất, thường trơ sỏi đá, có
độ cao trung bình từ 50 – 100m. Ở đây còn có đồi lượn sóng, mức độ chia cắt ít,
độ dốc thay đổi từ 30 - 80, vùng này có khả năng phát triển nông nghiệp, cây công
nghiệp, lập vườn rừng, vườn đồi.
* Địa hình đồng bằng
Phân bố chủ yếu ở phía Đông thành phố, dọc theo các con sông lớn: Sông
Yên, sông Tuý Loan, sông Cẩm Lệ, sông Cu Đê, sông Hàn và dọc theo bờ biển.
Địa hình đồng bằng bị chia cắt nhiều và nhỏ, hẹp, có nhiều hướng dốc, dọc theo
bờ biển có nhiều cồn cát và bãi cát lớn như: Xuân Thiều, Hoà Khánh, Bắc Mỹ
An... Đây là vùng địa hình tương đối thấp, tập trung dân cư, nhiều cơ sở sản xuất
kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự và các khu chức năng của
thành phố.

Nguồn: Chi cục Biển và Hải đảo TP. Đà Nẵng biên tập trên cơ sở:
Cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường chuyển giao

Hình 2. Bản đồ địa hình đất liền thành phố Đà Nẵng

11
Địa hình đường bờ
Cũng giống kiểu bờ biển vùng Trung Trung Bộ, bờ biển của khu vực ven
biển Đà Nẵng (hình 3) là kiểu bờ biển tích tụ - sóng gió. Ở những nơi bờ biển
thoáng, sóng gió mạnh thì vai trò tích tụ của sóng và vun cao của gió trở thành
ngoại lực chủ yếu hình thành nên các cồn cát, đụn cát. Đồng bằng duyên hải là
một dải đồng bằng len lỏi lên các đồi ngược theo các thung lũng sông và thường
kém phì nhiêu vì nhiều đụn cát và cồn cát. Tại chỗ giáp ranh giữa quận Hải Châu
và Sơn Trà có cửa biển sông Hàn đổ ra vịnh Đà Nẵng, là nơi thuận lợi cho các tàu
hàng neo đậu.
Phân bố dọc theo đường bờ biển Đà Nẵng dài hơn 90km là các bãi cát và
một số chỗ có các mỏm đá nhô ra biển tạo nên các bãi ngang. Do không có các
đảo lớn che chắn nên vào mùa mưa bão, sóng vỗ vào bờ thường rất mạnh kết hợp
với gió lớn gây nên hiện tượng xâm thực tại một số vị trí.

Hình 3. Bản đồ địa hình vùng biển ven bờ thành phố Đà Nẵng

Nhìn chung, đường bờ biển Đà Nẵng có thể phân ra 2 đới:

12
- Đới 0-5-15m nước: Địa hình thoải đều, độ dốc địa hình tăng mạnh ở ven
bờ các khu vực Hải Vân và bán đảo Sơn Trà. Ở khu vực cửa sông Hàn và sông
Cu Đê, địa hình đáy biển bị phức tạp và tạo ra một số bãi cạn, trũng ngầm (lòng
sông).
- Đới 15-50m nước: Địa hình thoải, độ sâu thay đổi chậm. Đường đẳng sâu
khu vực vịnh Đà Nẵng phân bố tạo thành một trũng dạng oval có phương Đông
Bắc – Tây Nam. Khu vực cửa vịnh ra ngoài khơi địa hình nhìn chung là nghiêng
thoải về phía Đông Bắc. Khoảng cách giữa các đường đẳng sâu khá đều đặn.
Cấu tạo đường bờ
Đường bờ biển khu vực Đà Nẵng có hai loại bờ điển hình là bờ được cấu
tạo bởi đá gốc và bờ được cấu tạo bởi các vật liệu bở rời.
Bờ đá gốc: Bờ đá gốc trong khu vực Đà Nẵng được phân bố ở 2 khu vực
đó là khu vực Nam đèo Hải Vân và xung quanh bán đảo Sơn Trà với chiều dài
khoảng 56km. Bờ đá ở 2 khu vực này được cấu tạo bởi đá khối, đá tảng (đá granit)
với các đặc trưng: độ mài mòn kém, không thấm và độ dốc lớn.
Bờ cấu tạo bởi các vật liệu bở rời: Loại bờ này có chiều dài khoảng 36km
được phân bố tại khu vực từ cửa sông Cu Đê đến cửa sông Hàn và từ Nam bán
đảo Sơn Trà đến hết khu vực quận Ngũ Hành Sơn. Cấu tạo nên loại bờ này là các
vật liệu trầm tích bở rời chủ yếu là cát và cát hạt thô kích thước hạt từ 0,06 đến
2mm, đường bờ này có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ.
3.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
3.2.1. Các hoạt động vui chơi, giải trí
Đà Nẵng có nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch với hệ thống cảnh
quan thiên nhiên khá đa dạng gồm núi, đồng bằng, sông, hồ, vịnh, với những bãi
biển trải dài và nước biển trong xanh. Tận dụng các thế mạnh đó, trong những
năm qua thành phố đã tạo dựng nên được thương hiệu du lịch riêng cho mình với
hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển, hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng,
khu giải trí sinh thái đạt tiêu chuẩn cao.
Các sản phẩm du lịch tại Đà Nẵng khá phong phú, đặc biệt rất nổi tiếng với
loại hình du lịch biển, du lịch bán đảo Sơn Trà – quận Sơn Trà (một khu du lịch
sinh thái lý tưởng với diện tích 30km2 rừng tự nhiên độc đáo – nơi núi tiếp biển
và biển bao bọc xung quanh).
Trải dọc theo chiều Bắc – Nam của thành phố là những bãi cát trắng mịn
như Mỹ Khê (quận Sơn Trà), Bắc Mỹ An và Non Nước (quận Ngũ Hành Sơn) -
cảnh quan thiên nhiên đẹp với 6 ngọn núi đá nối liền với biển bởi bãi cát quanh
năm sóng vỗ, tạo nên một quần thể núi – bãi cát – nước biển nhìn ra phía đông
13
tiếp nhận ánh nắng từ sáng sớm cho đến chiều tối, vô cùng thuận lợi cho việc khai
thác du lịch sinh thái, điều dưỡng sức khỏe [2].
Các dịch vụ vui chơi, giải trí gồm có: dù bay trên biển, khinh khí cầu, máy
bay mô hình, cắm trại, dã ngoại, tắm suối, câu cá, đạp xe, leo núi…
Đà Nẵng còn có các di tích lịch sử, địa điểm văn hóa như: Bảo tàng Điêu
khắc Chăm, thành Điện Hải, chùa Linh Ứng, bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng
Quân khu 5… tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
Những lợi thế đó đã tạo cơ sở cho ngành du lịch – dịch vụ của Đà Nẵng
trong những năm qua phát triển mạnh, thu hút được một lượng lớn lượt khách du
lịch trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng, tạo đà đưa du lịch – dịch vụ
trở thành ngành kinh tế trọng điểm và đóng góp phần lớn GDP cho thành phố
trong những năm vừa qua.
3.2.2. Các hoạt động hàng hải
Được xếp hạng là cảng biển loại I của cả nước và là đầu mối ra Biển Đông
của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, cảng Đà Nẵng có quy mô tương đối lớn
với tổng chiều dài cầu cảng là 1.647m và tổng diện tích kho, bãi là 299.265m2.
Với quy mô đó, lưu lượng tàu thuyền vào cảng Đà Nẵng khá lớn. Trong năm 2014,
sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Đà Nẵng đạt 5.600.000 tấn với sản lượng
container đạt 228.000 Teus [4].
Bên cạnh các hoạt động của tàu, thuyền vận tải ra vào cảng Đà Nẵng, hiện
nay tại khu vực ven biển Đà Nẵng còn có trên 1.195 tàu hoạt động khai thác thủy
sản với tổng công suất 107.360 CV, trong đó, có 301 chiếc trên 90 CV, và 170
chiếc trên 400 CV (Theo số liệu của Chi cục Thuỷ sản Đà Nẵng 2014) và đội tàu
hoạt động vận chuyển khách du lịch trên địa bàn Đà Nẵng (gồn 22 tàu đã đăng ký
với Sở Giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng tính đến tháng 12/2015).
Nhìn chung, các hoạt động tàu thuyền và giao thông vận tải biển đã gây ra
những tác động đáng kể đến chất lượng nước biển ven bờ của Đà Nẵng. Ngoài
các sự cố tràn dầu tác động đặc biệt nghiêm trọng đến môi trường biển thì dầu la
canh, chất thải từ các tàu thuyền cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường nước
biển ven bờ.

3.2.3. Các hoạt động ngư nghiệp


14
a. Hoạt động khai thác thủy sản
Khai thác thủy, hải sản là ngành nghề truyền thống tại vùng ven biển Đà
Nẵng. Hiện nay, ngành nghề này đang thu hút khoảng 15.629 người tham gia lao
động trên các tàu thuyền khai thác (gồm cả gần bờ và xa bờ), trong đó lao động
ngoại tỉnh chiếm khoảng 22%; lao động của thành phố chiếm 78%.
Nhìn chung, các hoạt động khai thác thủy sản gần bờ tại Đà Nẵng được ngư
dân tiến hành quanh năm (trừ những ngày có bão và áp thấp nhiệt đới) với các
loại nghề: nghề lưới, giã cào, nghề dùng ánh sáng, nghề bẫy, nghề câu, te ruốc,
xúc ruốc… Tuy nhiên, các hoạt động khai thác đối với các nghề câu, nghề lưới xa
bờ thường chỉ được thực hiện trong khoảng từ tháng 8 đến tháng 12 (riêng mùa
khai thác của nghề câu mực xa bờ là mùa hè - từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm).
Trong những năm qua, nhận được sự hỗ trợ của thành phố như: hỗ trợ lãi
suấ t vay vố n, tổ chức đào ta ̣o bằ ng thuyề n trưởng, máy trưởng miễn phí, hỗ trơ ̣
phí mua bảo hiể m thuyề n viên của Đà Nẵng… năng lực khai thác thủy sản và cơ
cấu tàu thuyền ngày càng tăng theo hướng tích cực, ngư dân đã dần đầu tư tàu
công suất lớn để khai thác xa bờ. Bên cạnh đó, thành phố cũng đã đầ u tư cơ sở ha ̣
tầ ng nghề cá theo hướng trở thành trung tâm nghề cá của khu vực miề n Trung.
Theo đó, ha ̣ tầ ng nghề cá tương đố i hoàn chỉnh, khép kín ta ̣i Khu Công nghiêp̣
dich ̣ vu ̣ thủy sản Tho ̣ Quang với cơ sở ha ̣ tầ ng đồ ng bô ̣ như khu tránh baõ , cảng
cá, cơ sở dicḥ vu ̣ hâ ̣u cầ n như sản xuấ t nước đá, chơ ̣ đầ u mố i thủy sản…, đáp ứng
nhu cầ u cho hàng ngàn tàu cá của điạ phương và các tỉnh ba ̣n.
Sản lượng khai thác thủy sản hằng năm đạt trung bình từ 35.000 - 40.000
tấn. Năm 2015, sản lượng khai thác đạt 40.950 tấn, doanh thu đạt trên 1.600 tỷ
đồng. Trong cơ cấu sản phẩm khai thác được của lĩnh vực thủy sản năm 2014 (với
tổng sản lượng khai thác 43.067 tấn), có thể thấy cá là sản phẩm chủ yếu với sản
lượng đạt 36.392,894 tấn, chiếm 84,5% tổng lượng thủy sản khai thác. Các sản
phẩm khác có tôm chiếm 0,46%, mực chiếm 7% và các hải sản khác chiếm 8,04%
(Số liệu từ Chi cục Thủy sản Đà Nẵng, 2014).
b. Các hoạt động chế biến thủy sản
Trên địa bàn Đà Nẵng hiện nay có hơn 20 đơn vị chế biến hải sản xuất khẩu
tập trung chủ yếu ở Âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà). Đa phần các doanh
nghiệp đã năng động tìm kiếm thị trường, tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu phong
phú về chủng loại. Hạ tầng kỹ thuật hậu cần nghề cá tập trung tương đối hoàn
chỉnh, khép kín tại Khu Công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang, bao gồm Khu
neo đậu tránh trú bão Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang, khu công nghiệp chế
biến thuỷ sản Thọ Quang với diện tích 77ha.
15
Tuy nhiên, do hoạt động của các cơ sở chế biến này đang hằng ngày thải ra
một lượng nước thải rất lớn, lại được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của
Trạm xử lý nước thải Thọ Quang (quận Sơn Trà) nên đang gây quá tải cho Trạm,
làm trầm trọng thêm vấn ô nhiễm môi trường khó xử lý tại Âu thuyền trong thời
gian qua.
3.2.4. Các hoạt động sử dụng nguồn nước biển
Tại thành phố Đà Nẵng, mặt nước biển chủ yếu được sử dụng cho các hoạt
động hàng hải và dịch vụ - du lịch. Theo số liệu thống kê, diện tích đất có mặt
nước ven biển tại thành phố Đà Nẵng là 250,31 ha, trong đó có 43,94 ha được giao
cho các tổ chức kinh tế trong nước và 30,4 ha được giao cho các tổ chức nước
ngoài sử dụng.
3.3. Các đặc điểm môi trường sinh thái
3.3.1. Hệ sinh thái trên cạn
a. Hệ thực vật trên cạn
Hệ thực vật trên cạn tại Đà Nẵng có mức độ đa dạng sinh học khá cao, thành
phần loài phong phú, tập trung chủ yếu ở các Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà-Núi
Chúa, Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và rừng đặc dụng Nam Hải Vân.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa có diện tích tự nhiên hơn 8.830
ha, hiện có 544 loài thực vật với 6 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Một số
cây đặc trưng như: trầm hương, ba kích, cây lười ươi, họ Trôm, cây thổ phục…
Một thống kê khác còn cho thấy ở đây có 251 loài cây làm thuốc thuộc 89 họ thực
vật phân phối ở các độ cao khác nhau.
Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có tổng diện tích tự nhiên là 2.500 ha, có
sự đa dạng về các quần hệ thực vật tự nhiên với 985 loài thực vật, trong đó 22 loài
quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007. Hệ thực vật mang đặc điểm đặc trưng
của khí hậu nhiệt đới bán đảo, đồng thời mang đặc tính khí hậu giao lưu giữa hai
miền Nam, Bắc [2]. Tại đây, các nhà nghiên cứu ghi nhận sự xuất hiện của nhiều
loài thực vật phổ biến ở các tỉnh phía Bắc như Gụ Lau, Chay lá Bồ Đề; đồng thời
cũng ghi nhận một số loài thực vật phía Nam như Chò đen, Sao đen, Sơn, Mây
nước...
Thảm thực vật Nam Hải Vân nằm gọn trên sườn phía Nam của dãy núi Hải
Vân chiếm phần diện tích quan trọng của lưu vực sông Cu Đê. Qua định loại và
phân tích số liệu điều tra bước đầu đã thống kê được 576 loài thực vật bậc cao có
mạch thuộc 121 họ và 340 chi [7].

16
b. Hệ động vật trên cạn
Tương tự thực vật, hệ động vật trên cạn tại các khu bảo tồn thiên nhiên của
Đà Nẵng cũng có mức độ đa dạng sinh học khá cao.
Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa có trên 250 loài động vật
với 19 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, trong đó có 77 loài thú thuộc 28 họ
và 10 bộ [3]. Tuy kém đa dạng hơn so với các hệ thực vật khác như: Bạch Mã,
Cát Tiên, Cúc Phương, nhưng về cấu trúc thành phần loài thì Bà Nà-Núi Chúa
hoàn toàn tương đồng. Nơi đây tập trung các loài chim quý hiếm như gà lôi trắng,
gà lôi lam mào trắng, gà lôi lông tía và có cả trĩ sao, vượn má hồng.
Động vật tại bán đảo Sơn Trà
có 287 loài gồm 36 loài thú, 106 loài
chim, 23 loài bò sát và 113 loài côn
trùng, trong đó 15 loài động vật quý
hiếm cần chú trọng bảo tồn. Đặc biệt,
tại đây có loài Vọoc Chà vá chân nâu
được xem là loài quý hiếm, đặc trưng
của khu bảo tồn thiên nhiên bán đảo
Sơn Trà. Với đặc trưng 5 màu, Vọoc
Chà vá chân nâu được tổ chức Bảo vệ
động vật hoang dã quốc tế tôn vinh là
“Nữ hoàng của các loài linh trưởng”
với vẻ đẹp khác thường của nó. Loài
này thuộc danh mục nhóm IIB ở mức Hình 4. Vọoc Chà vá chân nâu tại
nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam và BĐ Sơn Trà (ảnh từ internet)
tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới
xếp vào danh sách các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện.
Hệ động vật có xương sống ở cạn vùng Nam Hải Vân đa dạng về thành
phần loài. Bước đầu ghi nhận hệ động vật tại đây gồm 206 loài, 79 họ, 25 bộ.
Trong đó 29 loài Thú (Mammalia), 124 loài chim (Aves) 32 loài Bò sát (Reptilia)
21 loài lưỡng cư (Amphibia), có 26 loài động vật thuộc nguồn gen quý hiếm cần
bảo tồn [7].
Hình 4. Loài Vọoc Chà vá chân nâu tại
bán đảo Sơn Trà (ảnh từ Internet)
3.3.2. Hệ sinh thái dưới nước
a. Sinh vật nổi
 Thực vật phù du (TVPD):
Tổng hợp các nghiên cứu năm 2006 tại vùng biển ven bờ Đà Nẵng đã ghi
nhận được 221 loài thực vật phù du thuộc 3 lớp, trong đó tảo Silíc-
17
Bacillariophyceae chiếm ưu thế 67 % (149 loài), tảo Hai Roi-Dinophyceae chiếm
tỉ lệ 32% (70 loài), lớp tảo Xương Cát - Dictyochophyceae chiếm tỷ lệ 1% (1 loài)
(hình 8) [5].
 Động vật phù du (ĐVPD):
Theo Nguyễn Văn Long và cộng sự (2006) [5], tại vùng biển ven bờ vịnh
Đà Nẵng đã xác định được 162 loài động vật phù du với thành phần loài nhìn
chung khá phong phú và phức tạp, bao gồm các loài nước lợ, nước mặn và một số
loài nước ngọt như: Pseudodiaptomus incisus, Pseudodiaptomus anandalei...
cũng được ghi nhận trong các mẫu phân tích. Điều đó cho thấy vùng điều tra chịu
ảnh hưởng của khối nước ngọt từ lục địa đổ ra.
b. Sinh vật đáy
 Thực vật đáy;
Thảm cỏ biển: Theo Nguyễn Văn Long (2006), Nguyễn Hữu Đại (2001)
thảm cỏ biển tại vùng ven biển Đà Nẵng gồm có 4 loài, trong đó phân bố dọc theo
hai bờ bắc và nam sông Hàn có loài cỏ Lươn Zostera marina, còn tại các khu vực
khác của biển Đà Nẵng như khu vực Bãi Nồm, Bãi Rạng, Bãi Trẹ và Bãi Bụt phân
bố 3 loài là Halophila decipiens, Halophila ovalis và Halodule pinifolia. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây thảm cỏ biển tại vùng biển này đã bị suy thoái
rất nhiều (giảm diện tích phân bố, mật độ và sinh khối) do các hoạt động dân sinh
và ô nhiễm môi trường gây ra.
Rong biển: Kết quả khảo sát năm 2006 của Nguyễn Văn Long xác định
được 72 loài rong thuộc 39 chi và 4 ngành rong biển ở vùng biển Đà Nẵng. Tại
đây, có giá trị kinh tế nhất là Rong Mơ (Sargassaceae) với kích thước lớn và đạt
giá trị cao nhất trong các loài rong biển do chiếm ưu thế ở các vùng nước nông
ven bờ từ vùng triều đến độ sâu 5m. Mặc dù nguồn lợi Rong Mơ ở vùng biển này
khá phong phú nhưng chúng chưa được chú ý khai thác.
 Động vật đáy:
San hô: Theo Nguyễn Văn Long (2006), trong vùng biển ven bờ Đà Nẵng
có 191 loài san hô cứng tạo rạn thuộc 47 giống 15 họ và 3 giống san hô mềm bước
đầu được ghi nhận. Rạn san hô là quần cư (habitat) quan trọng và phổ biến nhất
trong vùng ven bờ Đà Nẵng và có phân bố hẹp từ vùng triều đến độ sâu không
quá 12 m. Rạn san hô ở đây thuộc vào dạng cấu trúc rạn riềm không điển hình
(Non-fringing reefs) và một số nơi nền rạn chủ yếu là đá tảng và san hô phát triển
thưa thớt trên đó [5].
c. Động vật đáy kích thước lớn
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Long, Hoàng Văn Bền (2006),
sinh vật đáy kích thước lớn trên rạn san hô tại vùng ven biển Đà Nẵng bao gồm
một số loài cá, Thân mềm (Mollusca), Giáp xác (Crustacea), Da gai

18
(Echinodermata) và Giun (Polychaeta) xác định được tổng số 81 loài sinh vật đáy
thuộc 37 họ.
Nhóm Thân mềm : Có số lượng loài nhiều nhất với 53 loài thuộc 36 giống
và 27 họ. Họ ốc Gai Muricidae có số lượng loài nhiều nhất (6 loài), tiếp theo là
họ ốc Nón Trochidae (4 loài), họ ốc Cối Conidae, họ Collumbellidae, họ Trai ngọc
Pteriidae và họ Mytillidae mỗi họ có 3 loài. Các họ còn lại mỗi họ chỉ mới được
ghi nhận từ 1 – 2 loài.
Bào ngư Haliotis varia và ốc đụn Trochus sp. cũng được ghi nhận trên các
rạn san hô và vùng triều đá. Tuy nhiên phần lớn ốc Đụn đều có kích thước bé nên
không thể xác định được đó có phải là loài có giá trị kinh tế cao hay không.
Nhóm Giáp xác : Mới chỉ được ghi nhận 4 loài bao gồm Panulirus sp.,
Rhynchocinetes sp., Balanus sp. và Stichopus hispidus. Bên cạnh đó một số loài
cua và tôm hùm cũng được ghi nhận trên các rạn san hô.
Nhóm Da gai : bao gồm 23 loài đã được ghi nhận trên các rạn san hô vùng
ven bờ Đà Nẵng. Phần lớn các loài Da gai ghi nhận được chủ yếu tập trung ở vùng
phía nam bán đảo Sơn Trà. Các loài bắt gặp với tần xuất cao và được ghi nhận ở
nhiều điểm rạn bao gồm Echinothrix sp., Holothuria atra và Diadema setosum.
d. Nguồn lợi cá biển
Khu hệ cá vùng ven biển Đà Nẵng có 314 loài, thuộc 111 giống, 73 họ và
14 bộ, trong đó có 20 loài cá có giá trị kinh tế, 4 loài trong Sách đỏ Việt Nam. Tại
các rạn san hô cũng đã ghi nhận 162 loài thuộc 77 giống và 36 họ cá (Nguyễn Văn
Long và cs., 2006).
Xu thế biến thiên thành phần giống loài cá rạn san hô theo chiều hướng tăng
dần từ khu vực phía nam đèo Hải Vân đến Nam bán đảo Sơn Trà với phần lớn các
loài cá rạn ghi nhận được trong vùng ven bờ tập trung tại khu vực phía Nam từ
Mũi Nghê đến Mũi Giòn và Hòn Sụp.

19
Hình 5. Phân bố các rạn San hô, thảm cỏ biển và rong biển vùng biển ven bờ Đà Nẵng

20
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ NGUỒN TIỀM ẨN
NGUY CƠ TRÀN DẦU
KHU VỰC VEN BIỂN ĐÀ NẴNG

4.1. THỐNG KÊ CÁC SỰ CỐ TRÀN DẦU ĐÃ XẢY RA


Số liệu thực tế cho thấy, từ năm 2007 đến nay, đã xảy ra liên tiếp 9 vụ tràn
dầu tại khu vực Đà Nẵng, nguyên nhân gây ra sự cố gồm: sự cố dầu trôi dạt không
rõ nguyên nhân, sự cố do trôi dạt tàu dầu, sự cố vỡ bờ kè, tường bao dẫn đến vỡ
bể chứa...cụ thể:
4.1.1. SCTD trên các vùng biển khu vực miền Trung (đợt ngày 1-
5/2/2007)
Dầu trôi dạt vào bờ biển Đà Nẵng ở dạng mảng, viên nhỏ có đường kính
phổ biến từ 0,5-15 cm, nằm rải rác từng đoạn bờ biển với khối lượng không nhiều
khoảng 20-50 kg/km. Lượng dầu trôi dạt vào vùng biển Đà Nẵng có chiều hướng
giảm dần. Qua phân tích chất lượng nước biển tại các khu vực phát hiện dầu trên
bờ, chất lượng nước biển ven bờ tại thời điểm có dấu hiệu ô nhiễm dầu mỡ vượt
TCVN 5943-1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ từ
2 đến 3 lần.
Ngay sau khi có nguồn tin tràn dầu, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực
hiện khảo sát khu vực phía Nam thành phố Đà Nẵng, có văn bản gửi các đơn vị
liên quan chuẩn bị công tác ứng phó, đồng thời đề nghị Trung tâm quốc gia ứng
phó SCTD khu vực Miền Trung hỗ trợ xác định nguyên nhân.
Kết quả thu gom: Đến ngày 09 tháng 02 năm 2007, Công ty môi trường đô
thị và các đơn vị có sử dụng mặt biển đã tổ chức thu gom hết lượng dầu tràn trên
các bãi biển, vận chuyển và bàn giao cho Trung tâm ứng phó SCTD khu vực Miền
Trung tiến hành xử lý. Tổng lượng dầu thu gom được khoảng 5 tấn.
4.1.2. SCTD từ tàu chở dầu QNg 1772 (vào ngày 09/5/2007)
Vào lúc 14h30 ngày 9/5/2007, tàu chở dầu QNg 1772 có hiện tượng tụt neo,
nên đã cho khởi động tàu và nhờ một người dân ở gần đó giúp nhưng máy không
nổ. Tàu dạt vào bờ, gần khu vực chắn sóng của Nhà máy Xi Măng Hải Vân. Do
bị dạt vào bờ biển cạn, sóng lớn và vách đá lởm chởm, tàu đã bị sóng đánh mạnh,
va vào đá, làm vỡ tàu và chìm. Tại thời điểm này, tàu có 6 phi dầu DO (240lít/phi),
tương ứng 1440 lít dầu DO.
Đến sáng ngày 11/5/2007 tại khu vực tàu bị nạn đã thu hồi một phần vỏ tàu,
06 vỏ thùng chứa dầu, không còn dấu hiệu dầu loang. Do sóng và gió lớn, lượng
dầu đã bị trôi dạt hết, không thu gom được.

21
4.1.3. SCTD tại Kho và cảng xăng dầu hàng không Liên Chiểu (vào
ngày 16/10/2008)
Vào
lúc 12h15
ngày 16
tháng 10 năm
2008: Do trời
mưa lớn làm
cho bờ kè khu
vực kho chứa
bị đổ sập làm
2 bồn đang
chứa xăng
A92 và ZA1
bị thủng, gây
ra SCTD
(Mỗi bồn
chứa có dung
tích
3.200m3). Hình 6. SCTD tại Kho và cảng xăng dầu hàng không
Lượng xăng Liên Chiểu (vào ngày 16/10/2008).
A92 là 3.190
m3; và dầu ZA1 là 2.250m3. Khi xảy ra sự cố, lượng dầu tràn ra khỏi đê bao ngăn
cháy khoảng 500-600m3 dầu ZA1, lượng xăng A92 không xác định được.
Qua kết quả khảo sát môi trường cho thấy khu vực xung quanh đã bị ảnh
hưởng bởi sự cố. Tuy nhiên, sau đó lượng dầu được thu gom nhanh chóng, kết
quả quan trắc hàm lượng dầu tại các khu vực đã giảm đi và ở mức dưới TCVN.
Kết quả ứng phó sự cố: Đến ngày 19 tháng 10 năm 2008 đã triển khai hoàn
toàn phương án ứng cứu, không để sự cố lan rộng trên vùng biển Liên Chiểu.
Công tác bảo vệ an toàn, PCCC, thông tin đã đảm bảo, không để xảy ra sự cố đến
tài sản khác và tính mạng con người.
4.1.4. SCTD tại kho chứa xăng dầu của Công ty Xăng dầu Quân đội -
Chi nhánh Đà Nẵng (Kho xăng H182 cũ) (vào ngày 15/12/2008)
Khoảng 13h ngày 15/12/2008, tại kho xăng dầu H182 (thuộc Cục Xăng dầu
- Tổng Cục hậu cần, Bộ Quốc phòng) nằm ở khu vực đèo Hải Vân, phường Hoà
Hiệp Bắc, quận Liên Chiều, TP Đà Nẵng, đã xảy ra sự cố xăng dầu rò rỉ từ bồn
chứa ra bên ngoài và tràn xuống biển.

22
Ngay sau khi sự cố xảy ra, cán
bộ, chiến sĩ thuộc kho xăng dầu
H182 phối hợp với Đồn biên phòng
244 (Bộ đội Biên phòng TP Đà
Nẵng), Công an TP Đà Nẵng cùng
chính quyền địa phương huy động
lực lượng bảo vệ hiện trường, tập
trung khắc phục sự cố bằng cách cho
bơm xăng dầu từ bồn chứa này qua
bồn khác. Tuy nhiên vẫn có
150m3 dầu rò rỉ ra ngoài. Đến cuối
giờ chiều cùng ngày, kho H182 đã
thu hồi được 50m3, 50m3 khác đang
nằm trong khu vực đê bao quanh
bồn, còn khoảng 50m3 đã tràn xuống
biển. Lượng dầu tràn ra biển được
các chiến sĩ kho H182, đồn Biên
phòng 224 sử dụng phao nổi ngăn
loang rộng và tiến hành thu gom.
4.1.5. SCTD tại khu vực
biển Mỹ Khê đến ranh giới tỉnh
Quảng Nam (vào ngày 02/05/2009)
Vào lúc 16h30 ngày
02/5/2009, trong quá trình lấy mẫu
trong chương trình quan trắc môi
trường tổng hợp, Trung tâm Kỹ
thuật môi trường Đà Nẵng đã phát
hiện có dầu trôi dạt vào bờ ở dạng
mảng, viên nhỏ vón cục có đường
kính phổ biến từ 0,5-10 cm, màu đen
(giống hắc yến), dẻo, phần bề mặt có
khả năng tan ra dưới ánh nắng mặt
Hình 7. Khắc phục SCTD tại kho chứa
trời, nằm rải rác từng đoạn bờ biển
xăng dầu của Công ty Xăng dầu Quân
với mật độ không cao. Đến ngày đội ngày 30/6/2009
04/5/2009 thì lượng dầu tràn giảm
dần.
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đã cử cán bộ thường xuyên giám sát theo
dõi tình hình dầu tràn vào bờ và kịp thời phối hợp với Công ty Môi trường Đô thị
Đà Nẵng tiến hành thu gom lượng dầu tràn vào bờ không để ảnh hưởng đến các
hoạt động du lịch khác.

23
Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng đã cử cán bộ của Xí nghiệp Môi trường
sông biển tổ chức nhặt dầu tràn trên biển từ Bắc Mỹ An đến Hòa Hải trong thời
gian từ ngày 05/5/2009 đến ngày 09/5/2009.
4.1.6. SCTD tại kho chứa xăng dầu của Công ty Xăng dầu Quân đội -
Chi nhánh Đà Nẵng (Kho xăng H182 cũ) (vào lúc 10h00 ngày 30/6/2009)
Sự cố xảy ra tại bồn dầu số 1, cũng chính là bồn chứa từng xảy ra sự cố tràn
dầu vào tháng 12/2008. Nguyên nhân trực tiếp được xác định do vỡ van xả đáy
bồn chứa gây ra sự cố tràn dầu vào khu vực đê bao của bồn chứa và chảy tràn dọc
theo taluy âm của kho xuống bãi biển. Theo ghi nhận của Sở Tài nguyên & Môi
trường, đã có một lượng lớn xăng A80 tràn ra ngoài.
Các đơn vị chức năng đã đào hố cát, tạo bờ ngăn bằng bao cát để chứa và
ngăn không cho xăng tràn ra biển, sử dụng 17 bồn chứa dầu bằng cao su
(10m3/bồn) và 50 thùng loại 220 lít để hút xăng vào bồn và chuyển vào bờ. Đồng
thời, huy động khoảng 30 xe chứa xăng dầu để vận chuyển xăng từ bồn chứa bị
sự cố và đê bao thông qua trạm cấp phát và 01 máy bơm di động. Một sà lan
4.000m3 cũng được điều động đến hiện trường nhưng do lượng xăng còn lại không
nhiều nên chưa sử dụng.
Đến 17h30 chiều 30/6/2009, sự cố tràn dầu đã cơ bản được ngăn chặn và
xăng chưa tràn xuống khu vực biển thuộc vịnh Đà Nẵng. Đến sáng 01/7/2009,
công nhân Xí nghiệp Môi trường Liên Chiểu tiếp tục xới cát cho xăng bốc hơi
nhanh.
4.1.7. SCTD tại kho xăng dầu Petec Hòa Hiệp (vào ngày 04/07/2010)
Sáng ngày 4/7/2010, sự cố tràn dầu đã xảy ra tại Xí nghiệp Xăng dầu
PETEC Hòa Hiệp, đóng tại phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố
Đà Nẵng.
Nguyên nhân là dầu từ đường ống dẫn bị rỉ và tràn ra ngoài trong lúc bơm
dầu từ tàu Việt Tín 01 đang neo đậu tại khu vực cảng Liên Chiểu về kho của Xí
nghiệp Xăng dầu PETEC Hòa Hiệp có thể do đường ống dẫn ngầm dưới đất lâu
năm, bị bào mòn nên khi chịu áp lực trong lúc bơm dầu, ống dẫn bị bong ra, khiến
dầu tràn ra ngoài, đọng thành từng vũng tại khu vực xảy ra sự cố.
Xí nghiệp đã cho ngừng bơm dầu ngay khi phát hiện sự cố, đồng thời phối
hợp với lực lượng chức năng như Công an phường, Bộ đội biên phòng, lực lượng
cảnh sát môi trường tiến hành các biện pháp xử lý tại hiện trường. Chỉ tính lượng
dầu tràn ra ngoài được thu hồi theo phương pháp thủ công đã là 600 lít.
Đến sáng 5/7/2010, sự cố vỡ đường ống dẫn dầu tại đây đã cơ bản được
khắc phục.

24
4.1.8. SCTD từ khu vực biển Phạm Văn Đồng đến giáp ranh giới tỉnh
Quảng Nam (vào ngày 04/01/2011)
Từ ngày 04/01/2011 dầu trôi dạt vào bờ ở dạng mảng, viên nhỏ có đường
kính phổ biến từ 0,2 - 9 cm, nằm rải rác từng đoạn bờ biển Phạm Văn Đồng đến
giáp ranh tỉnh Quảng Nam với mật độ không nhiều khoảng 05 - 20kg/km.
Đến 15h30 ngày 05/01/2011: Không còn xuất hiện hiện tượng dầu tràn vào
khu vực dọc bờ biển Đà Nẵng.
Kết quả ứng cứu sự cố: Trung tâm Kỹ thuật môi trường thành phố Đà Nẵng
đã tiến hành lấy mẫu nước tại khu vực từ bờ biển Phạm Văn Đồng đến giáp ranh
giới tỉnh Quảng Nam vào các ngày 04/01/2011 đến ngày 06/01/2011 để đánh giá
mức độ tác động của dầu tràn đến môi trường nước tại khu vực. Kết quả phân tích
như sau:
- Qua kết quả phân tích cho thấy mẫu nước tại tất cả các vị trí quan trắc
thì nồng độ dầu mỡ đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
- Vào ngày 04/01/2011 khi có hiện tượng tràn dầu thì nồng độ dầu mỡ dọc
bờ biển Đà Nẵng nồng độ dầu mỡ trong nước biển vượt tiêu chuẩn cho phép từ 6
đến 16 lần (tại khu vực bãi tắm Mỹ Khê nơi có nhiều mảng dầu trên bờ là 1,6 mg/l).
Các ngày 05/01 đến 06/01/2011, nồng độ dầu mỡ đã giảm dần do Công ty MTĐT
Đà Nẵng đã thực hiện các biện pháp thu gom và không còn hiện tượng dầu trôi
dạt vào bờ.
4.1.9. SCTD từ khu vực biển quận Sơn Trà đến quận Ngũ Hành Sơn
(vào ngày
8/11/2013)
Ngày
8/11/2013 phát
hiện cặn dầu đen
vón thành cục
tấp vào bờ rải
rác tại các bãi
biển kéo dài khu
vực từ Non
Nước (quận Ngũ
Hành Sơn) đến
các phường Mân
Thái, Thọ Hình 8. dầu vón cục cuộn vào rác thải tại bờ biển khu
Quang (quận vực quận Sơn Trà
Sơn Trà). Trong
đó, ở một số bãi biển du lịch trọng điểm như Mỹ Khê, Phạm Văn Đồng, cặn dầu
nằm xen lẫn với rác thải gây khó khăn trong công tác thu gom xử lý, không xác
định được khối lượng.

25
4.2. CÁC NGUỒN TIỀM ẨN NGUY CƠ TRÀN DẦU
Vùng biển thành phố Đà Nẵng thuộc Biển Đông, đây là nơi nằm trên tuyến
đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương,
Châu Âu – Châu Á, Trung Đông – Châu Á. Bên cạnh đó, Biển Đông cũng được
coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới.
Ngoài ra, vùng biển của thành phố Đà Nẵng là nơi hoạt động giao thông
hàng hải nội địa nhộn nhịp, thành phố Đà Nẵng cũng là khu vực tập trung các kho,
cảng xăng dầu cung cấp xăng dầu cho cả khu vực miền Trung - Tây nguyên nên
là nơi nhạy cảm về SCTD. Các nguy cơ tràn dầu trên vùng biển và trên đất liền
có thể liệt kê như sau:
Nguy cơ từ các cơ sở có hoạt động xăng, dầu (các kho, cảng, cửa hàng
kinh doanh xăng dầu):
- Các kho xăng dầu, cảng xăng dầu trên địa bàn phía Bắc quận Liên Chiểu;
- Tuyến đường ống vận chuyển xăng dầu từ cảng dầu Mỹ Khê vào kho
Khuê Mỹ và Kho xăng dầu Mỹ Khê tại quận Ngũ Hành Sơn;
- Xà lan dầu Thanh Huyền tại khu vực Thọ Quang;
- Kho nhiên liệu bay Petrolimex, kho xăng dầu sân bay tại sân bay Đà
Nẵng quận Hải Châu;
- 110 cửa hàng xăng dầu phân bố trên địa bàn 7 quận/huyện trong phần
đất liền của thành phố.

Nguy cơ tràn dầu từ các cảng hàng hoá, khu neo đậu tàu thuyền:
- Các cảng hàng hóa, du lịch: Tiên Sa; Sông Hàn; cảng chuyên dùng nhà
máy xi măng Hải Vân;
- Các cảng xăng dầu chuyên dùng: Mỹ Khê, Khu vực V (khu vực Thọ
Quang), Pv Oil, Petec, K83, hàng không Liên Chiểu, Vùng 3 Hải Quân;
- Khu neo đậu tàu thuyền Âu thuyền Thọ Quang;
- Khu neo đậu tàu thuyền vịnh Đà Nẵng, Âu thuyền Thọ Quang.
Nguy cơ tràn dầu trên các luồng, tuyến hàng hải thủy nội địa:
- Tuyến, luồng hàng hải ra vào các cảng (Cảng Liên Chiểu, Tiên Sa, Cảng
xăng dầu Mỹ Khê, Sông Hàn, cảng xăng, dầu, nhựa đường, khí hóa lỏng của Công
ty xăng dầu Khu vực V, khu đóng sửa tàu thuyền Công ty Sông Thu, nhà máy
X50, Âu thuyền Thọ Quang);
- Tuyến hàng hải thủy nội địa từ Đà Nẵng đi các cảng: Hải Phòng; Quy
Nhơn; thành phố Hồ Chí Minh và Hoàng Sa.

Nguy cơ tràn dầu từ các hoạt động ngoài khơi:

26
- Tuyến hàng hải quốc tế qua Biển Đông;
- Hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên Biển Đông và các vùng biển
lân cận.
Các khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu được thể hiện tại Phụ lục 1.
4.2.1. Nguy cơ từ các cơ sở có hoạt động xăng, dầu
Là nơi cung cấp xăng dầu đầu mối cho cả khu vực Miền Trung – Tây
Nguyên, thành phố Đà Nẵng là nơi có nhiều các kho xăng dầu. Hiện tại, trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng có 8 kho xăng dầu (Kho Khuê Mỹ, Kho K83, Kho Petec,
Kho PV Oil, Kho sân bay, Kho XD hàng không Liên Chiểu) gồm 40 bể chứa với
tổng sức chứa 144.018m3 và 2 xà lan với sức chứa 5.900m3, và cảng xăng dầu
Vùng 3 Hải Quân. Sơ đồ vị trí các kho xăng dầu được thể hiện tại phụ lục 5.
Các kho xăng dầu tập trung tại các khu vực:
- Khu vực phía Bắc thành phố trên địa bàn quận Liên Chiểu.
- Khu vực trung tâm thành phố trên địa bàn quận Hải Châu (Khu vực sân
bay).
- Khu vực Đông thành phố tập trung tại quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn.
- Khu vực Cảng Tiên Sa.
Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng hiện tại có 3 cảng chuyên dùng phục vụ
cho việc xuất nhập xăng dầu đó là: Cảng xăng dầu Mỹ Khê; Cảng Liên Chiểu và
Cảng của công ty xăng dầu Petec.
Chi tiết các kho, xà lan chứa xăng, dầu được thể hiện chi tiết tại bảng 6.
Bảng 6. Các kho xăng dầu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Sức chứa
Stt Tên kho Cơ quan chủ quản
(m3)
Công ty Xăng dầu KV 5 – TNHH
1 Kho xăng dầu Khuê Mỹ 76.000
MTV
2 Kho xăng dầu K83 Công ty xăng dầu quân đội KV 2 18.400
Xí nghiệp xăng dầu PETEC Hòa
3 Kho xăng dầu Petec Hòa Hiệp 9.900
Hiệp Đà Nẵng
Kho xăng dầu Liên Chiểu (Kho Chi nhánh Công ty CP xăng dầu dầu
4 13.000
PVOil) khí PV Oil Miền Trung tại Đà Nẵng
Kho xăng dầu sân bay quốc tế Đà Xí nghiệp xăng dầu hàng không
5 6.500
Nẵng Miền trung
6 Sà lan xăng, dầu Thanh Huyền Công ty TNHH Thanh Huyền 11.118
Công ty CP nhiên liệu bay
7 Kho nhiên liệu bay Đà Nẵng 2.300
Petrolimex
Kho xăng dầu hàng không Liên Công ty TNHH MTV xăng dầu hàng
8 6.800
Chiểu không Việt Nam
9 Cảng xăng dầu Vùng 3 Hải quân Vùng 3 Hải quân quản lý Không có TT
Tổng cộng 144.018

27
Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có 110 cửa hàng xăng
dầu phân bố trên địa bàn 7 quận/huyện trong phần đất liền. Chi tiết số lượng các
cây xăng dầu theo từng quận được thể hiện tại bảng 7.
Bảng 7. Số lượng cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
TT Quân/huyện Số cây xăng dầu Tàu dầu
1 Hoà Vang 23
2 Liên Chiểu 18
3 Sơn Trà 15 23
4 Hải Châu 13
5 Thanh Khê 10
6 Cẩm Lệ 11
7 Ngũ Hành Sơn 7
Tổng 97 23
Nguồn: Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng
Nguy cơ xảy ra SCTD có thể do một số nguyên nhân sau:
- Sự cố do thiên tai:
+ Do thiên tai gây sạt lở các tường bao, bồn chứa gây thủng hoặc rò rỉ;
- Sự cố do kỹ thuật:
+ Các bồn chứa xăng dầu tại kho bị rò rỉ, bị thủng, vỡ do không được bảo
dưỡng thường xuyên;
+ Phun trào dầu, sự cố này xảy ra khi hư, hỏng các trang thiết bị, máy móc
trong quá trình hoạt động bơm rót;
+ Nước thải phát sinh trong quá trình súc rửa tàu sau khi nhập xăng dầu,
súc bể, xả nước đáy bể, nước mưa chảy tràn qua các hố thu hồi trên cảng, nước
vệ sinh công nghiệp cảng…
- Sự cố do tai nạn:
+ Các ống dẫn xuất nhập xăng dầu, trạm cấp phát xăng dầu bị vỡ do các
nguyên nhân chủ quan và khách quan, bị va đập bởi các phương tiện giao thông;
+ Phương tiện va chạm gây nên sự cố: Sự cố này xảy ra do các nguyên
nhân chủ quan hoặc khách quan mà các phương tiện xuất, nhập dầu có thể va
chạm với các công trình trong kho hoặc va chạm với các phương tiện khác.
- Do phá hoại.

4.2.2. Nguy cơ tràn dầu từ các cảng hàng hoá, khu neo đậu tàu thuyền
Các cảng hàng hóa

28
Theo Quyết định số: 1037/QĐ-TTg, ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Thủ
Tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng
biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Cảng biển Đà Nẵng là
cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (Loại I); về lâu dài có khả năng phát
triển để đảm nhận vai trò cửa ngõ quốc tế ở khu vực miền Trung (loại IA), gồm
các khu chức năng:
- Khu bến Tiên Sa là khu bến cảng tổng hợp, Container phục vụ thành phố
Đà Nẵng, một phần Bắc Tây Nguyên và hàng quá cảnh của Lào, Đông Bắc Thái
Lan, tiếp nhận tàu trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn, tàu Container có sức chở
đến 4.000 TEU, tàu khách du lịch quốc tế 100.000 GT và lớn hơn với ga hành
khách đồng bộ, hiện đại;
- Khu bến Thọ Quang (Sơn Trà) là khu bến cảng tổng hợp cho tàu trọng tải
từ 10.000 đến 20.000 tấn (vơi mớn), có bến chuyên dùng cho tàu trọng tải từ 1.000
đến 5.000 tấn;
- Xây dựng khu logistics tại suối cầu Trắng kết hợp bãi logistics hiện có
đảm nhận vai trò trung tâm tiếp nhận phân phối hàng hóa chung cho bến Tiên Sa
và Thọ Quang (Sơn Trà);
- Khu bến Liên Chiểu trước mắt có chức năng chính là chuyên dùng hàng
rời, hàng lỏng phục vụ trực tiếp các cơ sở công nghiệp dịch vụ tại đây, về lâu dài
(sau năm 2020) sẽ từng bước phát triển để đảm nhận vai trò khu bến chính của
cảng cửa ngõ quốc tế tại khu vực miền Trung (nếu có điều kiện), tiếp nhận tàu
trọng tải 100.000 tấn, tàu Container có sức chở từ 6.000 đến 8.000 TEU;
- Khu bến sông Hàn thực hiện di dời, chuyển đổi công năng, hoàn thành
trước năm 2015, phù hợp với quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố. Hiện nay đã được bàn giao cho thành phố Đà Nẵng.
Căn cứ theo Quyết định 540/QĐ-BGTVT, ngày 10 tháng 2 năm 2015 của
Bộ Giao thông Vận tải, Công bố danh mục bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam.
Tại thành phố Đà Nẵng có các bến cảng (Bến cảng Tiên Sa; Bến cảng Sông Hàn;
Bến cảng chuyên dùng Petec và Bến cảng chuyên dùng nhà máy xi măng Hải
Vân), bên cạnh đó còn có các cảng như cảng Hải Sơn, cảng Petrolimex Thọ
Quang, Cảng dịch vụ dầu khí Sơn Trà, cảng khí hóa lỏng Miền Bắc (đang xây
dựng), cụ thể:
- Bến cảng Tiên Sa;
- Bến cảng Sông Hàn;
- Bến cảng chuyên dùng nhà máy xi măng Hải Vân;
- Cảng hàng hóa Hải Sơn, cảng Petrolimex Thọ Quang, Cảng dịch vụ dầu
khí Sơn Trà, cảng khí hóa lỏng Miền Bắc (đang xây dựng).
Cảng Đà Nẵng là cảng thuộc cảng loại I, là nơi đầu mối trung truyển hàng
hoá của khu vực miền Trung Tây Nguyên và là điểm cuối trong hành lang kinh tế
29
Đông Tây nên hàng năm lượng hàng hoá xuất nhập và số lượng tàu thuyền thông
qua cảng là rất lớn. Theo số liệu thống kê tại cảng Tiên Sa, sản lượng hàng hoá
thông qua cảng năm 2014 là 6.022.045 tấn và tổng số tàu vào cảng năm 2013 là
1569 (Số liệu chi tiết thể hiện tại bảng 8 và bảng 9). Các tàu khi vào cập cảng
hoặc trong quá trình di chuyển vào cảng mang theo một khối lượng dầu trên tàu
là khá lớn có thể là một nguy cơ gây nên sự cố tràn dầu.
Bên cạnh đó, tại cảng Tiên Sa còn có các hoạt động cấp phát nhiên liệu (cho
các phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất của cảng) và cấp phát
nhiên liệu cho các tàu có nhu cầu để phục vụ hành trình thông qua hình thức cấp
phát trực tiếp bằng xe bồn vào tàu. Hoạt động này cũng có thể là một nguy cơ gây
nên sự cố tràn dầu.
Bảng 8. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng qua các năm 2010 - 2014
Nhâ ̣p khẩ u Xuấ t khẩ u Container
Năm Tổ ng (Tấ n) Nô ̣i điạ (Tấ n)
(Tấ n) (Tấ n) (Teu)
2010 3.300.000 640.076 1.402.552 1.257.372 89.000

2011 3.868.545 784.891 1.598.134 1.485.520 114.373

2012 4.423.388 907.818 1.988.074 1.527.496 144.555

2013 5.010.238 1.345.060 2.361.018 1.304.160 167.447

2014 6.022.045 1.582.339 2.277.389 2.162.317 227.367

Bảng 9. Số tàu vào cảng trong năm 2013


Stt Loại tàu Số tàu (năm 2013)
1 Tàu container 575
2 Tàu hàng nội 703
3 Tàu hàng ngoại 187
4 Tàu khách 104
Khu neo đậu tàu, thuyền
Trong vùng nước cảng Đà Nẵng có các khu vực: Khu đón trả hoa tiêu; Khu
vực neo đậu tàu chuyên chở không phải là các chất dễ cháy, nổ (Từ ô số 1 đến 42
trên hải đồ); Khu vực neo đậu tàu chuyên chở các chất dễ cháy, nổ (Các điểm A;
B; C; khu vực phao Liên Chiểu; Mỹ Khê); Các tuyến, luồng hàng hải vào các cảng
trong phạm vi vùng nước cảng Đà Nẵng. Các khu vực này cũng có thể là khu vực
có nguy cơ phát sinh sự cố tràn dầu, đặc biệt là trong những ngày có thời tiết nguy
hiểm (bão, áp thấp nhiệt đới giông lốc) hoặc do lỗi chủ quan của người điều khiển
phương tiện.
Các khu vực được thể hiện tại hình 9.

30
Nguồn: Cảng vụ Đà Nẵng cũng cấp
Hình 9. Hải đồ khu vực Cảng Đà Nẵng
Khu âu thuyền Thọ Quang có diện tích 58 ha, cho phép neo đậu được 800
tàu, đây là nơi ra vào của tàu thuyền mỗi khi cập cảng cá Thọ Quang và cũng là
nơi neo đậu, tránh, trú bão của ngư dân mỗi khi mưa bão. Chính vì vậy, Âu thuyền
là nơi có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu rất cao, đặc biệt là trong mùa mưa bão vì
số lượng tàu về đây neo đậu tránh trú bão rất lớn của ngư dân địa phương và các
tỉnh khu vực miền Trung.
4.2.3. Nguy cơ tràn dầu trên các luồng, tuyến hàng hải thủy nội địa
Đà Nẵng là nơi có hoạt động hàng hải phát triển, nơi đây có các tuyến,
luồng hàng hải ra vào các cảng hàng hóa, cảng xăng, dầu, nhựa đường, khí hóa
lỏng …
Đà Nẵng cũng là nơi xuất phát của các tuyến hàng hải nội địa đi các cảng
khác như: Hải Phòng, Quy Nhơn, Thành phố Hồ Chí Minh, Hoàng Sa, Ma-lac-
ca.
Ngoài các tuyến hàng hải nội địa lưu thông qua vùng biển của thành phố,
còn có một số lượng lớn tàu thuyền đánh bắt hải sản của ngư dân Đà Nẵng và các
tỉnh lân cận (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên,…) hoạt động trên

31
vùng biển Đà Nẵng, đặc biệt là luồng, tuyến ra vào Âu thuyền Thọ Quang vào
mùa mưa bão. Với mật độ tàu thuyền lớn có thể xảy ra các sự cố va chạm giữa
các phương tiện trên biển, trên các tuyến, luồng ra vào cảng và khu neo đậu của
tàu thuyền trong thời gian tránh, trú bão làm tràn đổ nhiên liệu, ảnh hưởng đến
môi trường biển và đường bờ.
4.2.4. Nguy cơ tràn dầu từ các hoạt động ngoài khơi
Biển khu vực thành phố Đà Nẵng là nơi có các tuyến đường biển đi các
cảng nội địa và các cảng đến các nước khác trong khu vực. Bên cạnh đó, vùng
biển Đà Nẵng thuộc Biển Đông nơi được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn
nhịp thứ hai của thế giới. Thương mại và công nghiệp hàng hải ngày càng gia tăng
ở khu vực, nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ
thuộc sống còn vào con đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Sinh-ga-po và cả Trung Quốc. Đây là con đường thiết yếu vận chuyển dầu và các
nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản,
Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực
hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông (hình 10).

Quần đảo
Hoàng Sa
Biển
Đông

Quần đảo
Trường Sa

Nguồn: www.marinetraffic.com
Hình 10. Mật độ giao thông hàng hải khu vực biển đông
Lượng dầu và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15
lần lượng chuyên chở qua kênh đào Pa-na-ma. Hàng năm có khoảng 70% khối

32
lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật
Bản được vận chuyển qua Biển Đông. Khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển bằng
đường biển qua Biển Đông (hình 11).

Hình 11. Lưu lượng dầu chuyên chở qua Biển Đông

Biển Đông cũng được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất
thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bru-
nây - Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, sông Hồng,
cửa sông Châu Giang. Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác
là khu vực thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực
thềm lục địa Tư Chính.
Vì có giá trị huyết mạch trong giao thông hàng hải và nguồn tiềm năng dầu
khí quan trọng nhưng đây cũng chính là nơi nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ sự

33
cố va đụng tàu hay tai nạn hàng hải, sự cố trong thăm dò và khai thác dầu khí là
rất cao.
Thực tế đã có một số vụ tràn dầu không rõ nguồn gốc trôi dạt vào bờ biển
Đà Nẵng cụ thể:
- Ngày 02/5/2009, SCTD tại khu vực biển Mỹ Khê đến ranh giới tỉnh Quảng
Nam. Dầu trôi dạt vào bờ dạng mảng có đường kính 0,5-10cm, nằm rải rác với
mật độ không cao.
- Từ ngày 04-05/01/2011, SCTD từ khu vực biển Phạm Văn Đồng đến giáp
ranh giới tỉnh Quảng Nam. Dầu trôi dạt vào bờ ở dạng mảng, viên nhỏ có đường
kính từ 0,2 - 9 cm, rải rác với mật độ không nhiều khoảng 05 - 20kg/km
- Ngày 8/11/2013, SCTD từ cuối đường Phạm Văn Đồng đến Mỹ Khê, Dầu
vón cục trôi dạt vào bờ biển, lượng dầu phát hiện được ít, rãi rác lẫn chung với
rác, cát biển không xác định được khối lượng.
4.3. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA CÁC LOẠI DẦU
HIỆN CÓ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Tính chất hóa lý của xăng, dầu là một trong những cơ sở quan trọng trong
việc quyết định lựa chọn phương tiện, phương án, thiết bị ƯPSCTD. Trên cơ sở
này có thể đánh giá khả năng tốc độ lan truyền vết dầu khi có sự cố xảy ra.
Theo số liệu thống kê, hiện tại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có các loại
xăng dầu gồm: Xăng A92, xăng A95, xăng E5, Jet A1, dầu hỏa, diesel, mazut,
TC1, DO, FO, đặc tính cụ thể như sau:
4.3.1. Xăng (Gasoline)
Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chủ yếu có các loại xăng A92,
A95 xăng sinh học E5 và Jet A1.
Xăng là hỗn hợp phức tạp của các hydrocacbon nhẹ, trong đó hydrocacbon
thơm chiếm 40% thể tích. Có 03 dạng hydrocacbon thường được dùng để pha chế
xăng thương phẩm là: parafin, aromatic, olefin. Nhiệt độ sôi trong khoảng 30-
2100C; Khối lượng riêng 0,75 kg/l; độ nhớt 0,5-1 cst; Tỷ lệ hóa hơi 0,7 kg/l; Nhiệt
độ chớp cháy: <-450C; Nhiệt độ tự bốc cháy: >2800C; Giới hạn bắt cháy/nổ: LEL:
1,4%; UEL: 7,6%; Giới hạn nồng độ cháy, nổ trên (% hỗn hợp với không khí):
7,6; Giới hạn nồng độ cháy, nổ dưới (% hỗn hợp với không khí): 1,4 1.
Thành phần hóa học của xăng rất phức tạp. Và khi nghiên cứu về thành
phần hoá học của dầu mỏ cũng như các phân đoạn hay sản phẩm của nó thì người
ta thường chia thành phần chúng ra làm hai phần chính là hydrocacbon và phi
hydrocacbon.
4.3.2. Dầu hỏa (KO)

1
http://www.saigonpetro.com.vn/linh-vuc-hoat-dong/96/xang-ron-92--95.html
34
Là hỗn hợp của các hydrocacbon lỏng không màu; Dễ bắt cháy; Có tỷ trọng
khoảng 0,78-0,83; Nhiệt độ sôi từ 205- 3000C; Độ nhớt 1,0-1,9 cst; Điểm đông
đặc > 60C; Nhiệt độ chớp cháy: min 380C; Nhiệt độ tự bốc cháy: 2540C; Giới hạn
bắt cháy/nổ: LEL: 0,7%; UEL: 5%; Giới hạn nồng độ cháy, nổ trên (% hỗn hợp
với không khí): 5; Giới hạn nồng độ cháy, nổ dưới (% hỗn hợp với không khí):
0,72
Chủ yếu được sử dụng để thắp sáng và đun nấu, ngoài ra, dầu hoả còn được
sử dụng làm dung môi, để đốt lò trong công nghiệp.
4.3.3. Dầu Diesel (DO)
Là một loại nhiên liệu lỏng, sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ có thành phần
chưng cất từ dầu hoả (Kesosene) và dầu bôi trơn (lubricating oil). Hiện tại, các cơ
sở kinh doanh xăng/dầu trên địa bàn thành phố chủ yếu kinh doanh loại dầu:
0,05% S. Nhiệt độ bốc hơi từ 360-3700C; Độ nhớt 4,5 -5 cst; Khối lượng riêng
820-860 kg/l; Nhiệt độ chớp cháy: min 550C; Nhiệt độ tự bốc cháy: 2600C; Giới
hạn bắt cháy/nổ: LEL: 0,3%; UEL: 10%; Điểm bùng cháy (0C) (Flash point) theo
phương pháp xác định: min 550C; Giới hạn nồng độ cháy, nổ trên (% hỗn hợp với
không khí): 10%; Giới hạn nồng độ cháy, nổ (% hỗn hợp với không khí): 0,3 -
10% 3.
4.3.4. Dầu Fuel (FO)
Là sản phẩm chủ yếu của quá trình chưng cất thu được từ phân đoạn sau
phân đoạn gas oil khi chưng cất dầu thô ở nhiệt độ sôi lớn hơn 350 0C. Thường
dùng làm nhiên liệu đốt lò và có 2 loại chính:
- Nhiên liệu đốt lò loại nặng (FO nặng): là nhiên liệu đốt lò chủ yếu dùng
trong công nghiệp, có nhiệt độ sôi lớn hơn 3200C; Khối lượng riêng 0,991 kg/l;
Độ nhớt 380 cst; Điểm đông đặc > 240C; Nhiệt độ chớp cháy: min 660C; Nhiệt độ
tự bốc cháy: 407,20C; Giới hạn bắt cháy/nổ: LEL: 1%; UEL: 5%; Giới hạn nồng
độ cháy, nổ trên (% hỗn hợp với không khí): 5%; Giới hạn nồng độ cháy, nổ (%
hỗn hợp với không khí): 1% 4.
- Nhiên liệu đốt lò loại nhẹ (FO nhẹ): bao gồm cả các loại dầu giống như
diesel (DO); dầu hỏa (KO), … khi chúng được sử dụng làm nhiên liệu để đốt lò
(lò đốt dạng bay hơi, dạng ống khói hoặc lò đốt gia đình). Nhiệt độ sôi 200-3000C,
khối lượng riêng 0,965-0,991 kg/l. Điểm đông đặc > 120C, độ nhớt 87-180 cst;
Nhiệt độ chớp cháy: min 660C; Nhiệt độ tự bốc cháy: 407,20C; Giới hạn bắt
cháy/nổ: LEL: 1%; UEL: 5%; Giới hạn nồng độ cháy, nổ trên (% hỗn hợp với
không khí): 5%; Giới hạn nồng độ cháy, nổ (% hỗn hợp với không khí): 1% 5.

2
http://www.saigonpetro.com.vn/linh-vuc-hoat-dong/94/san-pham.html
3 http://www.saigonpetro.com.vn/linh-vuc-hoat-dong/95/san-pham.html
4
http://www.saigonpetro.com.vn/linh-vuc-hoat-dong/93/san-pham.html
5
http://www.saigonpetro.com.vn/linh-vuc-hoat-dong/93/san-pham.html
35
4.4. DIỄN BIẾN CỦA TRÀN DẦU (QUÁ TRÌNH PHONG HÓA DẦU)
Khi tràn dầu, dầu sẽ trải qua một số quá trình như lan truyền, bay hơi, hòa
tan, phân tán (khuếch tán) vào trong cột nước (tạo thành nhũ tương dầu trong
nước), phần còn lại của lớp dầu bề mặt cũng bị nước nhiễm vào (tạo thành nhũ
tương nước trong dầu), phân hủy sinh học, lắng đọng (hình 12).

Hình 12 Quá trình phong hóa dầu


Các quá trình này diễn ra song song, đan xen với nhau và phụ thuộc vào vị
trí sự cố tràn dầu, lượng dầu tràn, thành phần hóa học của dầu, điều kiện thủy văn
và môi trường tại thời điểm xảy ra dầu tràn và được tóm tắt như sau:
4.4.1. Quá trình lan truyền
Tốc độ lan truyền của dầu tràn phần lớn phụ thuộc vào độ nhớt của dầu.
Dầu dạng lỏng với độ nhớt thấp sẽ lan truyền nhanh hơn dầu có độ nhớt cao. Sau
một vài giờ, thảm dầu sẽ vỡ ra do khuấy động của nước, chuyển động của gió và
nước, tạo thành các dải dầu song song với hướng gió. Tốc độ lan truyền của dầu
tràn được xác định bằng cấp độ của điều kiện thời tiết thịnh hành.
4.4.2. Quá trình bay hơi
Tùy thuộc nhiệt độ bốc hơi của dầu. Xăng, dầu lửa, và dầu diesel là loại sản
phẩm nhẹ, có khuynh hướng bay hơi hầu như toàn bộ trong vòng một vài ngày,
trong khi đó các dạng dầu nhiên liệu nặng sẽ có độ bay hơi thấp hơn. Nói chung,
trong tình trạng thời tiết ôn hòa, các thành phần của dầu với điểm sôi dưới 200 oC
có khuynh hướng bay hơi trong vòng 24 giờ. Độ bay hơi sẽ tăng khi dầu lan truyền

36
trên mặt nước, do có diện tích bề mặt gia tăng. Ở các khu vực biển động và thời
tiết xấu hơn, vận tốc gió và nhiệt độ cao cũng có khuynh hướng làm tăng tốc độ
bay hơi.
4.4.3. Quá trình phân tán
Là khi thảm dầu vỡ ra thành từng mảnh nhỏ và các giọt nhỏ với nhiều kích
thước khác nhau. Một số hạt dầu nhỏ hơn sẽ lơ lửng trong cột nước, trong khi
những giọt lớn thì nổi trở lại trên mặt nước để kết hợp với các giọt dầu khác hình
thành nên một thảm dầu mới. Các hạt dầu bên trong cột nước có diện tích bề mặt
lớn hơn và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để diễn ra các quá trình phong hóa khác, như
hòa tan, phân hủy sinh học và lắng đọng. Tốc độ phân tán phụ thuộc rất nhiều vào
bản chất của dầu và các điều kiện biển. Quá trình phân tán dầu diễn ra nhanh nhất
khi biển động lớn, loại dầu có độ nhớt thấp. Nếu có thêm các hóa chất phân tán
dầu có thể làm tăng nhanh độ phân tán tự nhiên.
4.4.4. Quá trình hình thành nhũ tương
Quá trình này diễn ra khi có sự kết hợp của hai chất lỏng. Trong dầu thô,
điều này liên quan đến diễn biến xảy ra khi các giọt nước trở thành huyền phù
trong dầu. Nhũ tương kiểu này thông thường rất sệt nhớt và bền hơn dầu nguyên
thủy, hay có dạng mút màu sôcôla. Các loại nhũ tương sẽ làm cho khối lượng chất
ô nhiễm gia tăng từ ba đến bốn lần, làm chậm trễ và cản trở các quá trình giúp cho
dầu tiêu tan. Dầu với hàm lượng nhựa asphalt>0,5% có khuynh hướng hình thành
các dạng nhũ tương ổn định, có thể vẫn dai dẳng trong nhiều tháng sau khi tràn
dầu. Các dạng nhũ tương có thể được tách rời thành dầu và nước do được nung
nóng dưới ánh nắng mặt trời trong tình trạng biển lặng.
4.4.5. Quá trình hòa tan
Các hợp chất trong dầu hòa tan được trong nước có thể hòa tan vào môi
trường nước xung quanh. Điều này còn tùy thuộc vào thành phần và tình trạng
dầu, nó sẽ diễn ra nhanh nhất ở nơi nào dầu được phân tán tốt nhất trong cột nước.
Các thành phần dễ hòa tan nhanh nhất là các hydrocacbon thơm nhẹ. Và đây cũng
là các thành phần đầu tiên biến mất qua bay hơi.
4.4.6. Quá trình oxy hóa
Các quá trình oxy hóa dầu hình thành các hợp chất bền gọi là nhựa. Quá
trình này được xúc tiến nhờ ánh nắng với mức độ diễn ra tùy thuộc vào loại dầu
và hình dạng mà thảm dầu phơi dưới nắng.
4.4.7. Quá trình lắng đọng
Xảy ra do sự kết dính giữa các hạt trầm tích, hạt lơ lửng với dầu. Ở các vùng
nước cạn thường có nhiều chất lơ lửng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng
đọng.
4.4.8. Quá trình phân hủy sinh học

37
Nước có chứa hàng loạt vi khuẩn có khả năng phân hủy từng phần hoặc
toàn bộ dầu tràn thành các hợp chất hòa tan được trong nước và cuối cùng thành
cacbon dioxit và nước. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả của phân hủy
sinh học là mức độ chất dinh dưỡng (nito và photpho) nhiệt độ và hàm lượng oxy.
Theo Butler và NNK năm 1976, diễn tiến thành phần hóa của dầu được mô
tả theo bảng 10:
Bảng 10. Diễn tiến thành phần hóa của dầu
Kiểu biến đổi Thời gian (ngày) Phần trăn dầu ban
đầu (%)
Bay hơi 1 – 10 25
Hòa tan 1 – 10 5
Quang hóa 10 – 100 5
Phản ứng sinh hóa 50 – 500 30
Phân tán và trầm lắng 100 15
Đóng cặn >100 20
Tổng 100

Quá trình phong hóa có thể dẫn đến sự thay đổi lớn các đặc tính của dầu và
do đó cũng thay đổi quá trình dịch chuyển của dầu tràn trên biển theo thời gian.
Một số quá trình này có thể làm biến mất dần trên mặt biển trong khi quá trình
khác lại làm cho dầu tồn lại lâu dài hơn. Mặc dù cuối cùng thì dầu tràn cũng bị
môi trường biển phân hóa. Tuy nhiên, với khoảng thời gian nào thì lại phụ thuộc
vào các yếu tố như khối lượng dầu tràn; các đặc tính lý hóa ban đầu; tình trạng
biển cũng như điều kiện về khí hậu thịnh hành, và còn tùy thuộc vào việc dầu vẫn
còn ở trên biển hay đã bị trôi dạt vào bờ.
Các nhân tố chính ảnh hưởng đến mức độ phong hóa của dầu ngoài khơi
bao gồm: các đặc tính lý hóa ban đầu của dầu; các điều kiện về thời tiết (sóng,
gió, dòng chảy, nắng, nhiệt độ không khí) và các đặc tính của nước biển (nhiệt độ,
độ mặn, oxy, vi khuẩn, các chất dinh dưỡng, độ hạt…)
Nhiều phương pháp ứng phó tràn dầu bị hạn chế bởi các đặc tính của dầu,
đặc biệt là độ nhớt và vệt dầu (diện tích, độ đáy). Đặc biệt cần xác định xem liệu
quá trình phong hóa và mức độ lan truyền dầu sẽ hạn chế các phương án ứng phó
hoặc thiết bị ứng phó như thế nào. Do đó, sự hiểu biết về các quá trình liên quan
và cách mà chúng tác động lẫn nhau làm thay đổi bản chất và thực hiện các kế
hoạch ứng phó khẩn cấp tràn dầu. Đôi khi không cần thiết phải tổ chức việc ứng
phó và làm sạch nếu có thể đoán chắc rằng sẽ trôi ra xa các nguồn dễ bị tổn thương
hay sẽ phân hủy tự nhiên trước khi trôi giạt đến các khu vực này.

38
CHƯƠNG 5: CÁC KHU VỰC CÓ THỂ BỊ
TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG TỪ
SỰ CỐ TRÀN DẦU

Khi SCTD xảy ra, tuỳ theo đặc điểm địa hình (đối với các cơ sở nằm sâu
trong đất liền, trên phần đất liền ven biển), đặc điểm khí tượng (nhiệt độ, gió,
hướng gió), đặc điểm hải văn (sóng biển, thủy triều cùng các yếu tố vật chất trong
nước biển), lượng dầu tràn và vị trí tràn dầu sẽ quyết định việc lan truyền dầu ra
môi trường và các khu vực có thể bị tác động, ảnh hưởng từ sự cố.
5.1. CÁC KHU VỰC BỊ TÁC ĐỘNG
Căn cứ vào các nguồn tiềm ẩn có nguy cơ xảy ra SCTD đã nêu tại mục 4.2
Chương 4 dự báo một số khu vực trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có khả năng bị
tác động bởi sự cố tràn dầu. Tuy nhiên, các dự báo này chỉ mang tính chất định
tính, chưa thể xác định một cách tương đối phạm vi, diện tích của các khu vực đối
với từng sự cố, vấn đề này sẽ được giải quyết khi thành phố xây dựng bản đồ nhạy
cảm và đầu tư các phần mềm chuyên dụng.
Trên cơ sở dự báo, thành phố Đà Nẵng có các khu vực có thể bị tác động
được tổng hợp tại bảng 11
ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC NGUỒN TIỀM ẨN/NGUY
KHU VỰC
ĐỘNG CƠ
 Khu vực phía Bắc thành  Hệ sinh thái rừng Nam  Kho, cảng xăng dầu gồm:
phố trên địa bàn quận Hải Vân; + Kho K83; Kho Petec,
Liên Chiểu  Hệ sinh thái biển (vùng Kho PV Oil và Kho xăng
triều đá, triều cát ven biển, dầu hàng không Liên
hệ sinh thái rạn san hô, hệ Chiểu;
sinh thái rong cỏ biển); + Cảng kho Petec, Cảng
 Khu dân cư ven biển bắt kho PV Oil và cảng kho
đầu từ chân đèo Hải Vân xăng dầu K83;
đến khu vực cầu Nam Ô,  Các tuyến, luồng hàng hải
khu du lịch Làng Vân... ra, vào các cảng xăng dầu.

 Khu vực trung tâm thành  Họat động của Sân bay  Kho xăng dầu sân bay
phố trên địa bàn quận Quốc tế Đà Nẵng; Quốc tế Đà Nẵng và Kho
Thanh Khê (Khu vực sân  Khu vực dân cư xung nhiên liệu bay Petrolimex
bay) quanh.
 Khu vực biển ven bờ phía  Đời sống của cộng đồng  Kho xăng dầu Khuê Mỹ;
Đông thành phố (quận dân cư ven biển, các bãi  Cảng xăng dầu Mỹ Khê;
Sơn Trà và Ngũ Hành tắm, khu du lịch, du  Đường ống vận chuyển
Sơn) khách; xăng dầu từ Cảng xăng

39
 Khu Bảo tồn Thiên nhiên dầu Mỹ Khê đến Kho
Sơn Trà; xăng dầu Khuê Mỹ;
 Hệ sinh thái biển (vùng  Tràn dầu từ ngoài khơi và
triều đá, triều cát ven biển, các tuyến đường hàng hải.
hệ sinh thái rạn san hô, hệ
sinh thái rong cỏ biển).
 Khu vực từ Âu thuyền  Nhiều công trình quan  Cảng hàng hoá tổng hợp,
Thọ Quang đến cảng Tiên trọng, có ảnh hưởng đến cảng cá, nhà máy đóng
Sa phát triển kinh tế và an tàu, khu neo đậu tàu
ninh quốc phòng của thuyền, kho khí hoá lỏng,
thành phố Đà Nẵng và của kho xăng dầu, quân cảng,
Quốc gia; khu neo đậu tàu thuyền.
 Cộng đồng dân cư;
 Khu Bảo tồn Thiên nhiên
Sơn Trà.
 Khu vực vịnh Đà Nẵng  Toàn bộ các hoạt động  Khu vực neo đậu tàu
trong khu vực vịnh Đà thuyền, đây cũng là nơi có
Nẵng; các tuyến, luồng hàng hải
 Dân cư ven biển của các để tàu, thuyền (kể cả tàu
quận Liên Chiểu, Thanh chở xăng, dầu) ra, vào các
Khê, Hải Châu, Sơn Trà; cảng khu vực Đà Nẵng.
 Hoạt động du lịch tại khu
vực ven bờ Vịnh Đà
Nẵng;
 Khu vực ngoài khơi Biển  Vùng biển khu vực Đà  Tuyến hàng hải nội địa
Đông Nẵng; đến các địa phương khác
 Các hoạt động phát triểntrên cả nước và quốc tế;
 Tuyến hàng hải quốc tế
kinh tế và an ninh quốc
phòng của thành phố Đà qua Biển Đông và hoạt
Nẵng và của Quốc gia. động thăm dò, khai thác
dầu khí ở Biển Đông và
các vùng biển lân cận.
 Khu vực các cửa hàng  Các cộng đồng dân cư  Cửa hàng kinh doanh
kinh doanh xăng dầu quanh khu vực các cửa xăng dầu
hàng kinh doanh xăng dầu

Bảng 11. Các khu vực có thể bị tác động

Chi tiết các khu vực có thể bị tác động bởi sự cố tràn dầu:
5.1.1. Khu vực phía Bắc thành phố trên địa bàn quận Liên Chiểu
Khu vực phía Bắc thành phố Đà Nẵng nằm trên địa bàn quận Liên Chiểu là
khu vực tập trung nhiều kho, cảng xăng dầu gồm:

40
- Kho K83; Kho Petec, Kho PV Oil và Kho xăng dầu hàng không Liên
Chiểu.
- Cảng kho Petec, Cảng kho PV Oil và cảng kho xăng dầu K83.
Khi xảy ra sự cố, tuỳ theo đặc điểm địa hình, lượng dầu tràn và vị trí tràn
dầu, đặc điểm khí tượng, hải văn việc lan truyền dầu ra môi trường và các khu
vực có thể bị tác động và ảnh hưởng từ sự cố tràn dầu, cụ thể:
- Khu vực trên đất liền: phạm vi bao gồm từ khu vực Phía Nam đèo Hải
Vân đến qua khu vực cầu Nam Ô, cửa sông Cu Đê. Trong phạm vi này, các đối
tượng bị ảnh hưởng có thể kể đến là hệ sinh thái rừng Nam Hải Vân, khu dân cư
ven biển bắt đầu từ chân đèo Hải Vân đến khu vực cầu Nam Ô, khu du lịch Làng
Vân...
- Khu vực dưới biển: phạm vi bao gồm từ khu vực mũi Hải Vân đến qua
khu vực cầu Nam Ô cửa sông Cu Đê, các đối tượng bị ảnh hưởng có thể kể đến:
Hệ sinh thái vùng triều đá, triều cát ven biển, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái
rong cỏ biển, vùng nước khu du lịch Làng Vân và khu vực cửa sông Cu Đê.

Kho Petec Kho PV Oil

Cảng nhập kho PV Oil, Petec Kho K83

41
Cảng nhập kho K83, và Kho xăng Kho xăng dầu Hàng không Liên chiểu
dầu Hàng không Liên chiểu
Hình 13. Các kho, cảng xăng dầu khu vực phía bắc quận Liên Chiểu

5.1.2. Khu vực trung tâm thành phố trên địa bàn quận Thanh Khê
(Khu vực sân bay)
Khu vực này có Kho xăng dầu sân bay Quốc tế Đà Nẵng và Kho nhiên liệu
bay Petrolimex. Đây là các kho cung cấp xăng Jet A-1 để tra nạp cho máy bay và
cung cấp dầu DO phục vụ cho hoạt động của các phương tiện giao thông mặt đất
trong khu vực cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.
Tổng sức chứa của Kho sân bay quốc tế Đà Nẵng 6.400 m3, tổng sức chứa
của Kho Nhiên liệu bay Petrolimex là 2.300m3.

Hình 14 .Kho xăng dầu sân bay


Khi sự cố xảy ra, do đặc điểm vị trí Kho xăng dầu sân bay nằm hoàn toàn
trong khu vực đô thị, tuỳ theo lượng dầu tràn và vị trí tràn dầu có thể gây ảnh
hưởng trực tiếp đến họat động của Sân bay Quốc tế Đà Nẵng và khu vực dân cư
xung quanh. Bên cạnh đó, lượng dầu tràn chảy theo đường cống thoát nước cũng
sẽ gây ảnh hưởng đến các khu vực khác hoặc ngấm xuống đất gây ô nhiễm môi
trường đất. Hơi xăng có thể bay sang khu vực dân cư, khu vực sân bay tạo nguy
cơ cháy nổ.

42
5.1.3. Khu vực biển ven bờ phía Đông thành phố (quận Sơn Trà và Ngũ
Hành Sơn)
Trên địa bàn Ngũ Hành Sơn có Kho xăng dầu Khuê Mỹ, kho xăng dầu này
tiếp nhận xăng dầu từ cảng xăng dầu Mỹ Khê, cảng này cách bờ biển 1500m về
phía Đông thuộc địa phận phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà. Ngoài ra, khu vực
này còn thường xuyên bị ảnh hưởng bởi dầu tràn không rõ nguồn gốc trôi dạt vào
bờ biển.
Quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn là khu vực có mật độ dân cư đông và là
nơi tập trung nhiều các công trình, hạ tầng du lịch của thành phố, vì vậy nếu khu
vực này xảy ra SCTD sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống của cộng đồng dân cư gần
khu vực sự cố, đường bờ biển của 2 quận, các khu du lịch, khách du lịch và nguồn
thu từ du lịch của Thành phố.
5.1.4. Khu vực từ Âu thuyền Thọ Quang đến cảng Tiên Sa
Khu vực này có các công trình cảng hàng hoá tổng hợp, cảng cá, nhà máy
đóng tàu, khu neo đậu tàu thuyền, kho khí hoá lỏng, kho xăng dầu, quân cảng.
Bên cạnh đó, đây cũng là nơi có mật độ phương tiện thuỷ hoạt động cao gồm: tàu
cá ra vào âu thuyền Thọ Quang, tàu thuyền ra vào các kho, cảng xăng dầu, hàng
hoá, khí hoá lỏng.
Đây là khu vực tập trung nhiều công trình quan trọng, có ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của thành phố Đà Nẵng và của Quốc gia.
Bên cạnh đó đây cũng là nơi có mật độ dân cư đông và là nơi nằm trong khu vực
bảo tồn (Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà) chính vì vậy nếu khu vực này xảy ra
SCTD sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, đời sống của
cộng đồng dân cư và bảo tồn đa dạng sinh học.
5.1.5. Khu vực vịnh Đà Nẵng
Khu vực vịnh Đà Nẵng là nơi có nhiều vị trí neo đậu tàu thuyền, đây cũng
là nơi có các tuyến, luồng hàng hải để tàu, thuyền (kể cả tàu chở xăng, dầu) ra,
vào các cảng khu vực Đà Nẵng. Chính vì vậy khi SCTD xảy ra, tùy thuộc vào
điều kiện khí hậu, thủy hải văn mà có thể tác động đến toàn bộ các hoạt động
trong khu vực vịnh Đà Nẵng, ảnh hưởng đến dân cư, các hoạt động du lịch tại khu
vực đường bờ biển và khu vực cửa Sông Hàn.
5.1.6. Khu vực ngoài khơi Biển Đông
Khu vực Biển Đông của thành phố Đà Nẵng là nơi có nhiều tuyến hàng hải
nội địa đến các địa phương khác trên cả nước và quốc tế (hình 15): Hải Phòng,
Quy Nhơn, Thành phố Hồ Chí Minh, Hoàng Sa, Ma-lac-ca….
Bên cạnh đó, khu vực Biển Đông cũng là nơi có các tuyến hàng hải quốc tế
nhộn nhịp thứ hai của thế giới và hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở đây cũng
phát triển mạnh. Các vấn đề nêu trên đã gây ra một áp lực lớn về SCTD cho vùng
biển này.

43
Khi sự cố xảy ra, toàn bộ bờ biển và vùng Biển Đông của thành phố đều bị
ảnh hưởng.

Quần đảo
Hoàng Sa

Hình 15. Các tuyến hàng hải nội địa trên khu vực vùng biển Đà Nẵng

5.1.7. Khu vực các cửa hàng kinh doanh xăng dầu
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có 110 cửa hàng xăng dầu phân bố
trên 7 quận/huyện (Số liệu chi tiết thể hiện tại bảng 17). Các cửa hàng kinh doanh
xăng dầu thường có quy mô nhỏ, các sự cố xảy ra có thể do các nguyên nhân:
- Sự cố trong quá trình xuất, nhập dầu từ xe bồn vào bể chứa do sự cố vỡ
đường ống hoặc sơ suất của nhân viên trong quá trình vận hành.
- Các bồn chứa xăng dầu tại kho bị rò rỉ, bị thủng, vỡ do không được bảo
dưỡng thường xuyên, thiên tai gây sạt lở các tường bao, bồn chứa.
Khi sự cố xảy ra, xăng dầu có thể theo hệ thống thoát nước thoát ra môi
trường hoặc ngấm xuống đất, tuy lượng dầu tràn ra môi trường thường không
nhiều, khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường không cao nhưng sự cố tràn dầu
từ các cửa hàng kinh doanh xăng/dầu có nguy cơ gây cháy nổ cao.
Phân bố các vị trí, khu vực có thể bị tác động và ảnh hưởng bởi sự cố tràn
dầu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được thể hiện tại phụ lục 6.
5.2. HẬU QUẢ CỦA TRÀN DẦU
44
Tác động dầu tràn đối với môi trường rất đa dạng và phức tạp. Dầu tràn có
thể gây tổn hại môi trường, sức khỏe cộng đồng, kinh tế - xã hội, các nguồn lợi
nhạy cảm cũng như dẫn đến việc phải thực hiện các chương trình khôi phục và
làm sạch tốn kém. Khi xảy ra sự cố tràn dầu, Bên gây ra sự cố sẽ là người chịu
tổn thất nặng nhất cho việc bồi thường các thiệt hại về kinh tế - xã hội, môi trường,
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngoài ra còn phải thanh toán chi phí cho công
tác ứng phó khắc phục sự cố, thiệt hại kinh tế do mất một lượng lớn nhiên liệu,
thiệt hại về mặt hình ảnh, thương hiệu của cơ sở,….
Các tác động dầu tràn lên môi trường thể hiện qua nhiều hình thức khác
nhau, sau đây là một số tác hại chính có thể nhận thấy đối với thành phố Đà Nẵng
khi có sự cố tràn dầu:
5.2.1. Đối với hệ sinh thái biển
Theo kết quả nghiên cứu, tác động của dầu lên hệ sinh thái biển gồm:
- Hệ sinh thái ngập triều: là phần nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất;
- Tác động của dầu tràn đối với hệ sinh thái ven bờ biển vùng nhiệt đới
(san hô, rừng ngập mặn, bãi cát…) có thể kéo dài trên 10 năm thậm chí vài thập
niên;
- Ngưỡng hàm lượng dầu có thể tác động lên hệ sinh thái phụ thuộc vào
loại dầu tràn và loại sinh vật;
- Các cá thể nhỏ tuổi nhạy cảm hơn đối với tác động của dầu tràn so với
các cá thể trưởng thành.

Trong hệ sinh thái biển, vi sinh vật là loại có thể phân hủy dầu mỏ. Có 25
loài vi sinh vật (tảo, nấm…) có thể phân hủy (ăn) dầu mỏ. Tính chất hóa – lý của
dầu tràn cũng như hình thức tồn tại và phong hóa của nó trong môi trường biển
(màng dầu, nhũ tương dầu…) ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phân hủy dầu mỏ do
vi sinh. Nhiệt độ, oxy hòa tan, độ mặn, hàm lượng chất dinh dưỡng, độ pH, dòng
chảy, độ đục cũng tác động đến tốc độ phân hủy dầu mỏ.
Sự phục hồi của hệ sinh thái biển cũng phụ thuộc vào loại dầu, lượng dầu
tràn ra và khoảng thời gian dầu tồn tại trong môi trường biển. Thời gian phục hồi
khác nhau đối với mỗi cá thể, các loài ốc sò có thể phục hồi sau vài tháng, trong
khi đó các loài giáp xác như tôm, cua thì cần khoảng thời gian lâu hơn.
Do dầu nổi trên mặt nước làm ánh sáng giảm khi xuyên vào trong nước, nó
hạn chế sự quang hợp của các thực vật biển và các sinh vật phù du. Điều này làm
giảm lượng cá thể của hệ động vật và ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh
thái.
Tác động của dầu tràn ra môi trường biển đối với hệ sinh thái biển bao gồm:
- Làm chết các loài sinh vật sống ở biển hay ven bờ (trứng, ấu trùng, sinh
vật nhỏ và sinh vật trưởng thành…);

45
- Làm tổn thương môi trường sống ven bờ (cỏ biển, rừng ngập mặn, san
hô, bãi cát, bãi lầy, bùn…);
- Làm giảm khả năng sinh sản, phát triển và các tác động lâu dài khác lên
hệ sinh thái;
- Gây chết các loài sinh vật làm mồi ăn cho các loại sinh vật khác.
5.2.2. Đối với sức khỏe con người
Mỗi khi SCTD xảy ra, cháy nổ là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với con
người. Mặc dù các tác động khác của dầu tràn trong sự cố đối với sức khỏe con
người là rất lớn, nhưng chẳng thấm vào đâu so với trường hợp để xảy ra cháy nổ
khi có SCTD. Có thể nói, nếu xảy ra cháy nổ trong SCTD, đó sẽ là thảm họa khôn
lường.
Tác động của dầu đối với sức khỏe của con người thường ở ba khía cạnh
sau:
- Tác động do trực tiếp tiếp xúc bên ngoài với dầu;
- Nguy cơ ung thư do dầu ngấm trực tiếp vào phủ tạng;
- Nguy cơ bệnh tật do sử dụng thực phẩm đã bị ô nhiễm dầu do sự cố.
Khi tiếp xúc trực tiếp với dầu mỏ tại vùng dầu tràn, các nguy cơ đối với sức
khỏe con người bao gồm:
- Khi con người hấp thụ các thành phần thơm nhẹ dễ bốc hơi của dầu (qua
đường hô hấp, thực quản hay bị dính dầu) trong thời gian dài có thể bị ung thư;
- Khi bị dính dầu, nó có thể gây ngứa, sưng tấy, viêm và lở loét;
- Khi tiếp xúc trực tiếp dầu mỏ sẽ gây đau đầu, sốc, choáng, chóng mặt, ngất
xỉu, nghẹt thở và có thể tử vong.
Để tránh tác động của dầu tràn đối với sức khỏe, con người phải tuân thủ
nghiêm ngặt các biện pháp an toàn khi phải tiếp xúc với dầu tràn, tránh sử dụng
các thực phẩm hải sản từ vùng có SCTD tác động cho đến khi có các kết luận
chính thức của cơ quan có thẩm quyền về sự an toàn của chúng.
5.2.3. Đối với kinh tế - xã hội
Dầu tràn có thể gây thiệt hại to lớn cho các khu du lịch, vui chơi giải trí,
các bãi tắm, các khu tham quan sinh thái và các danh lam thắng cảnh. Đặc biệt nó
sẽ tác động rất xấu đến các thắng cảnh có ý nghĩa văn hóa lịch sử và các loài động
vật có giá trị kinh tế, xã hội lớn.
SCTD sẽ gây ô nhiễm các điểm lấy nước phục vụ sản xuất công nghiệp,
nghề muối, lấy nước nuôi trồng thủy hải sản…. Ô nhiễm do dầu tràn sẽ làm giảm
giá trị của các khu vực địa lý có ý nghĩa kinh tế - chính trị - xã hội. Cộng đồng
phải đầu tư mua sắm trang thiết bị và công cụ ƯPSCTD và chi phí làm sạch dầu,
khắc phục tác động tiêu cực. Các hoạt động này có thể dẫn đến sự xói mòn đất đai
và biến dạng cảnh quan sinh thái.
46
Đối với nghề cá, nuôi trồng thủy hải sản, dầu tràn do sự cố có thể làm chết
cá, tôm, cua nuôi trong các ao, lồng, đặc biệt là các lồng nổi trên biển. Thủy hải
sản trong các đìa nuôi và nguồn lợi tự nhiên tại vùng tràn dầu hay có vết dầu đi
qua sẽ bị tác động (gây chết hoặc giảm năng suất trầm trọng).
Dầu tràn ra môi trường biển gây cản trở hoạt động đánh bắt, làm hỏng lưới
và ngư cụ đánh bắt do bị dính dầu…
Khi dầu xâm nhập vào các bờ biển đã tạo thành các váng dầu và lưu động
trên các bãi biển. Dầu nhiễm bẩn các khu biển giải trí sẽ làm cho mọi người lo
lắng và cản trở các hoạt động nghỉ ngơi như tắm biển, lặn, du lịch. Các khách sạn,
nhà hàng và những người sống nhờ vào du lịch sẽ bị giảm thu nhập. Ngay cả khi
đã bỏ ra nhiều công sức làm sạch, khôi phục lại thiên nhiên thì các khu vực ô
nhiễm này cũng sẽ mất rất nhiều thời gian để khôi phục niềm tin nơi công chúng.

47
CHƯƠNG 6: PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ,
NHÂN LỰC ỨNG PHÓ
SỰ CỐ TRÀN DẦU
6.1. TRANG THIẾT BỊ
So với các địa phương khác ở Việt Nam, thành phố Đà Nẵng có thuận lợi
hơn về điều kiện trang thiết bị phục vụ ƯPSCTD. Trên địa bàn thành phố hiện
nay có 02 đơn vị chuyên trách về ƯPSCTD đó là Trung tâm Quốc gia ứng phó sự
cố tràn dầu miền Trung và Công ty Cổ phần đóng tàu Bảo Duy. Trung tâm Quốc
gia ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung là cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn
thành phố, có các trang thiết bị chuyên dụng, hiện đại có thể ứng phó các sự cố
tràn dầu ở quy mô lớn và trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Công ty Cổ phần
đóng tàu Bảo Duy là đơn vị cung ứng dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu, mặc dù mới
kinh doanh dịch vụ ƯPSCTD nhưng công ty cũng đã đầu tư được một lượng trang
thiết bị đáng kể, bao gồm cả phao vây và tàu kéo phục vụ cho ứng phó sự cố trên
biển. Ngoài ra, các kho xăng dầu trên địa bàn thành phố cũng đã quan tâm đầu tư
trang thiết bị, trong đó công ty xăng dầu khu vực 5 là đơn vị đầu tư tương đối
hoàn chỉnh cho việc ứng phó sự cố trên bờ và dưới biển.
Ngoài các trang thiết bị chuyên dụng, trên địa bàn thành phố còn có nhiều
trang thiết bị phụ trợ khác có thể huy động phục vụ công tác ứng phó sự cố tràn
dầu.
Bảng tổng hợp danh mục trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu được trình
bày tại kèm phụ lục 3, và có thể khái quát một số trang thiết bị chính sau:
6.1.1. Tàu ứng phó và các phương tiện vận tải
Hiện nay thành phố có các phương tiện vận tải thủy chuyên dụng ứng phó
sự cố tràn dầu như: Tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu 52-71-02 (3500CV), Tàu
ứng phó sự cố tràn dầu 52-71-01 (1710 CV), Tàu chở dầu 52-71-03, sức chứa:
600m3 dầu (600 CV), Tàu Bảo Duy 09.
Ngoài ra, thành phố còn có thể huy động các tàu của Bộ đội biên phòng,
cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng, các tàu cứu hộ... phục vụ cho ƯPSCTD. Nhìn chung,
về phương tiện tàu phục vụ ƯPSCTD thành phố Đà Nẵng rất dồi dào, đảm bảo
ứng phó sự cố tràn dầu quy mô cấp quốc gia.
Các phương tiện vận tải đường bộ phục vụ ƯPSCTD cũng cũng tương đối
đầy đủ, ngoài phương tiện của Trung tâm Quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu miền
Trung, Công ty Cổ phần đóng tàu Bảo Duy, có thể huy động từ các đơn vị vũ
trang, các sở, ban, ngành, các kho/cảng xăng dầu trên địa bàn thành phố.

48
6.1.2. Trang thiết bị ứng phó
Các trang thiết bị ƯPSCTD có thể huy động được trên địa bàn thành phố
tương đối nhiều, bao gồm các trang thiết bị hiện đại như bơm dầu chuyên dụng,
thiết bị phân ly dầu nước, thiết bị làm sạch đường bờ đến phao vây dầu, thiết bị
kéo phao cho đến những thiết bị thô sơ như giấy thấm dầu, chất phân tán dầu, gối
thấm dầu, măng ca, bạc làm hố tập kết dầu tạm thời,…
Năm 2015, thành phố cũng đã đầu tư bảo hộ lao động cho lực lượng trực
tiếp thu gom dầu, số lượng bảo hộ lao động đủ cho 500 người. Các thiết bị phòng
cháy chữa cháy cũng được được quan tâm đầu tư từ các cơ sở cũng như lực lượng
phòng cháy chữa cháy, đơn vị cung cấp dịch vụ ứng phó.
Nhìn chung, các thiết bị hiện có đảm bảo cho thành phố ứng phó và khắc
phục một cách triệt để sự cố tràn dầu có quy mô trên 500 tấn. Tuy nhiên, qua bảng
tổng hợp trang thiết bị chúng ta cũng có thể nhận thấy các thiết bị liên quan đến
việc quan trắc nồng độ hơi dầu trong không khí hiện nay là chưa có, điều này có
thể gây nguy hiểm lớn cho lực lượng trực tiếp tham gia ứng phó. Bên cạnh đó các
thiết bị, phần mềm mô phỏng hướng di chuyển của vệt dầu, hơi dầu trong không
khí cũng chưa được đầu tư.
6.1.3. Kế hoạch đầu tư, mua sắm phương tiện và trang thiết bị ứng phó
Qua phân tích ở trên, nguồn lực trang thiết bị của thành phố là tương đối
đầy đủ, việc đầu tư thiết bị ứng phó tràn dầu cần được cân nhắc trên cơ sở tận
dụng các nguồn lực sẵn có, chỉ bổ sung những thiết bị thật sự cần thiết phù hợp
với khả năng tài chính của thành phố. Thành phố sẽ đầu tư theo hướng:
- Đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác thông tin, liên lạc phục
vụ chỉ đạo điều hành;
- Các thiết bị quan trắc, đo nồng độ hỗn hợp hơi xăng, dầu;
- Các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy trên biển;
- Phần mềm mô phỏng hướng di chuyển của vệt dầu;
- Các trang thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác ƯPSCTD của thành phố
nên thực hiện theo cơ chế xã hội hóa, khuyến khích các cở sở xăng dầu hoặc các
đơn vị tư nhân hoạt động trong lĩnh vực này đầu tư;
- Thành phố không đầu tư mua sắm trang thiết bị chuyên dụng cho công tác
ứng phó sự cố tràn dầu vì rất tốn kém, đòi hỏi công tác bảo dưỡng và phải có lực
lượng ứng trực chuyên nghiệp.

6.2. NHÂN LỰC ỨNG PHÓ


Nguồn nhân lực chủ yếu tham gia ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn thành
phố có thể huy động gồm:

49
6.2.1. Lực lượng nòng cốt
- Các sở: Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Thông tin và Truyền thông ,
Giao thông Vận tải, Công Thương, Văn hoá & Thể thao, Du lịch;
- UBND các quận/huyện;
- Trung tâm Quốc gia Ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung;
- Cảng Vụ hàng hải Đà Nẵng;
- Đội ƯPSCTD thành phố;
- Các đội ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở kinh doanh xăng dầu;
- Các đơn vị cung ứng dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu;
- Lực lượng quân đội: Lực lượng của Bộ chỉ huy quân sự thành phố; Bộ
chỉ huy Bộ độ biên phòng thành phố; Lực lượng tự vệ của UBND các quận, huyện,
các phường, xã.
- Lực lượng công an: Lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy của thành
phố, lực lượng công an của Công an thành phố;
- Công ty cổ phần Môi trường Đô thị thành phố Đà Nẵng.
Các lực lượng nòng cốt đã được huấn luyện, tập huấn về kỹ năng, kỹ thuật
cơ bản ứng phó sự cố tràn dầu và đã tham gia diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu
thành phố Đà Nẵng năm 2015, do đó có thể thực hiện tốt việc ứng phó sự cố tràn
dầu trên địa bàn thành phố.
6.2.2. Các lực lượng có thể huy động thêm
- Các lực lượng thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ tư lệnh vùng 3 Hải
quân;
- Sinh viên tình nguyện từ các trường đại học, cao đẳng và trung học trên
địa bàn thành phố;
- Các tổ chức đoàn thể, xã hội của thành phố, các quận, huyện, phường xã:
Đoàn viên thanh niên, hội phụ nữ…;
- Cộng đồng dân cư nơi xảy ra sự cố tràn dầu.
6.2.3. Nguồn lực bên ngoài
Trong trường hợp xảy ra sự cố vượt quá khả năng ứng phó của thành phố
Đà Nẵng, UBND thành phố báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn huy động
thêm lực lượng từ các bộ ngành chức năng, UBND các tỉnh thành lân cận.
Qua các phân tích trên, chúng ta có thể thấy nguồn lực ƯPSCTD thành phố
Đà Nẵng có số lượng lớn và đã được huấn luyện những kỹ năng cơ bản về
ƯPSCTD. Diễn tập ƯPSCTD đã được UBND thành phố phê duyệt là một hoạt
động thường xuyên, các khoá huấn luyện hằng năm đều được Sở Tài nguyên và
Môi trường phối hợp với các bên liên quan tổ chức là cơ sở cho việc xây dựng lực
lượng ƯPSCTD ngày một chuyên nghiệp hơn, đủ khả năng triển khai các nội dung
kế hoạch này cũng như ứng phó hiệu quả các sự cố tràn dầu trên địa bàn thành
phố.

50
CHƯƠNG 7: PHÂN CẤP QUY MÔ

Căn cứ theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 01 năm 2013


của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu,
sự cố tràn dầu thành phố Đà Nẵng có các quy mô sự cố khác nhau và phân cấp
ứng phó đối với từng quy mô sự cố như sau:
7.1. PHÂN LOẠI QUY MÔ SỰ CỐ TRÀN DẦU
Quy mô sự cố tràn dầu được phân theo số lượng dầu tràn gồm 03 mức: nhỏ,
trung bình và lớn. Cụ thể:
7.1.1. Sự cố tràn dầu nhỏ (mức nhỏ):
Là sự cố tràn dầu có lượng dầu tràn dưới 20 tấn. Sự cố này thường xảy ra
tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khu vực cấp phát của các kho, trên tuyến
ống bơm dầu,… Nguyên nhân chủ yếu là do lỗi kỹ thuật cũng như sự bất cẩn, chủ
quan của con người
7.1.2. Sự cố tràn dầu trung bình (mức trung bình):
Là sự cố tràn dầu có lượng dầu tràn từ 20 tấn đến 500 tấn. Sự cố này xảy ra
chủ yếu ở các kho xăng dầu, tại cảng, các tuyến luồng hàng hải,.. nguyên nhân
chủ yếu là do thiên tai, tai nạn hoặc những sự cố kỹ thuật lớn.
7.1.3. Sự cố tràn dầu lớn (mức lớn):
Là sự cố tràn dầu có lượng dầu tràn lớn hơn 500 tấn. Sự cố này chủ yếu xảy
ra tại các kho, các tàu chuyên chở dầu, nguyên nhân sự cố chủ yếu là do thiên tai,
tai nạn, do sự phá hoại hoặc sự cố không rõ nguyên nhân.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 110 cây xăng dầu; 8 kho xăng
dầu với dung tích chứa 144.018 m3, có các cảng hàng hoá, các tuyến đường hàng
hải nội địa và quốc tế, chính vì vậy khả năng xảy ra sự cố tràn dầu là rất lớn, sự
cố có thể xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau gồm trên bờ và dưới biển, khu vực có
đông dân cư cũng như khu vực có các hệ sinh thái nhạy cảm. Quy mô sự cố ở
nhiều mức khác nhau và quy mô sự cố lớn nhất là trên 500 tấn.
7.2. PHÂN CẤP ỨNG PHÓ THEO QUY MÔ SỰ CỐ
Tuỳ theo quy mô sự cố mà có sự phân cấp trong ứng phó, gồm 03 cấp ứng
phó là cấp cơ sở, cấp thành phố (khu vực) và cấp quốc gia. Cụ thể:
7.2.1. Cấp cơ sở
Cơ sở gây ra sự cố chịu trách nhiệm chính trong ứng phó khắc phục sự cố,
Chủ cơ sở hoặc người có thẩm quyền cao nhất của cơ sở chịu trách nhiệm chỉ định
chỉ huy hiện trường; chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ huy lực lượng, phương tiện,

51
thiết bị của mình hoặc lực lượng, phương tiện, thiết bị trong hợp đồng ứng phó sự
cố tràn dầu để triển khai thực hiện ứng phó kịp thời.
Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị giám sát, huy động lực lượng hỗ trợ
cơ sở trong công tác an ninh, y tế và một số hoạt động hậu cần liên quan. Đồng
thời, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng báo động đến các đơn vị liên quan sẵn
sàng lực lượng tham gia ứng phó khi có tình huống khẩn cấp.
Chỉ huy hiện trường cơ sở thường xuyên báo cáo tình hình triển khai ứng
phó và chịu sự chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trong quá trình tổ chức ứng phó, sự cố phát sinh nhiều vấn đề mới vượt
quá khả năng ứng phó của cơ sở, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, báo cáo
Ủy ban nhân dân thành phố huy động lực lượng tham gia ứng phó, nếu cần thiết
chuyển cấp ứng phó sang cấp thành phố.
7.2.2. Cấp thành phố (cấp khu vực)
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng chịu trách nhiệm ứng phó sự cố và
chỉ định người chỉ huy hiện trường, huy động lực lượng, trang thiết bị và tổ chức
ứng phó. Đầu mối giúp việc cho UBND thành phố là Sở Tài nguyên và Môi
trường.
UBND thành phố phải báo cáo cho Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn các
thông tin liên quan đến sự cố. Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn giám sát, tư vấn
kỹ thuật và sẵng sàn huy động các lực lượng liên quan hỗ trợ thành phố Đà Nẵng.
Lực lượng ứng phó trực tiếp là toàn bộ lực lượng có chức năng ứng phó
tràn dầu được UBND thành phố huy động/điều động tham gia ứng phó sự cố.
Trong quá trình tổ chức ứng phó, sự cố phát sinh nhiều vấn đề mới vượt
quá khả năng ứng phó của thành phố Đà Nẵng hoặc quá trình ứng phó không đạt
hiệu quả, UBND thành phố trao đổi, thống nhất với Uỷ ban quốc gia tìm kiếm
cứu nạn phương án ứng phó tiếp theo, nếu cần thiết chuyển cấp ứng phó sang cấp
quốc gia.
7.2.3. Cấp Quốc gia
Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn nạn trực tiếp chỉ đạo, chỉ định người
chỉ huy hiện trường; chịu trách nhiệm huy động lực lượng, trang thiết bị và tổ
chức ứng phó.
Trường hợp sự cố tràn dầu vượt quá khả năng ứng phó của các lực lượng
trong nước, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định việc yêu cầu trợ giúp quốc tế.
Trong quá trình tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu ở các cấp nêu trên, cơ quan
chủ trì hoặc chỉ huy hiện trường phải chủ động xử lý, báo cáo kịp thời diễn biến
sự cố, đề xuất các kiến nghị cần thiết đến cấp có thẩm quyền và chịu trách nhiệm
với quyết định của mình.

52
Phân loại quy mô và phân cấp ứng phó theo quy mô sự cố được thể hiện tại
hình 16.

SCTD

Ngăn
Cơ sở chặn, thu
gom và
xử lý

Giám sát Sở TNMT Cấp cơ sở


< 20 tấn

UBND Ngăn
TP. Đà Nẵng chặn, thu
gom và
xử lý

Giám sát UBQGTKCN Cấp Khu vực


20 - 500tấn

Ngăn
UBQGTKCN chặn,
thu gom
và xử lý

Hỗ trợ Khiến nghị Cấp Quốc gia


Quốc tế TTCP > 500 tấn

Hình 16. Sơ đồ phân cấp ứng phó và mức độ sự cố tràn dầu

53
CHƯƠNG 8: QUY TRÌNH ỨNG PHÓ
SỰ CỐ TRÀN DẦU
8.1. QUY TRÌNH TỔNG THỂ
Một quy trình ứng phó đầy đủ bắt đầu từ khi phát hiện sự cố cho đến khi
khắc phục xong sự cố. Tuỳ theo phân cấp ứng phó và phân loại mức độ sự cố tràn
dầu khác nhau mà người ta có thể chia quy trình ƯPSCTD thành nhiều bước,
trong kế hoạch này chúng tôi chia quy trình ƯPSCTD thành phố Đà Nẵng gồm
04 bước và tập trung vào cấp ứng phó là cấp khu vực, phân loại mức độ sự cố tràn
dầu là sự cố tràn dầu mức trung bình với lượng dầu tràn từ 20 đến 500 tấn (hình
17).
- Bước 1: thông báo: bước này nhằm thông báo, cung cấp thông tin đến các
cơ quan chức năng, các lực lượng liên quan về sự cố tràn dầu
- Bước 2: báo động: nhằm báo động đến cơ quan chức năng, các lực lượng
liên quan chuẩn bị lực lượng, huy động lực lượng tham gia ứng phó.
- Bước 3: tổ chức và triển khai ứng phó sự cố: tổ chức thu gom dầu tràn, công
tác bảo vệ an ninh, hậu cần cho việc thu gom.
- Bước 4: khắc phục sự cố: đánh giá thiệt hại, bồi thường thiệt hại và phục
hồi môi trường.

54
Hình 17. Quy trình tổng thể ứng phó sự cố tràn dầu

55
Mỗi bước có một quy trình cụ thể, có những hoạt động riêng nhằm đảm bảo
việc chuyển tải thông tin, tổ chức ứng phó một cách nhanh chóng, chính xác và
hiệu quả nhất.
8.2. CÁC QUY TRÌNH TỔ CHỨC ỨNG PHÓ
8.2.1. Quy trình thông báo
a. Quy trình thông báo
Do đặc trưng của sự cố tràn dầu là thời gian càng lâu, tác động của điều
kiện tự nhiên sẽ làm vệt dầu càng lan rộng và công tác ứng cứu trở nên cực kỳ
khó khăn, tiêu tốn nhiều nhân lực, vật lực và hậu quả của sự cố ngày càng nghiêm
trọng. Vì vậy, việc thông báo kịp thời, chính xác về sự cố sẽ giúp cơ quan phụ
trách công tác ứng cứu đánh giá đúng tình hình và đưa ra giải pháp ứng cứu hợp
lý, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Quy trình thông báo gồm 03 bước sau: phát hiện sự cố (người phát hiện sự
cố thông báo đến các cơ quan chức năng về sự cố); xác minh thông tin (đánh giá
tính xác thực của thông tin, vị trí sự cố); đánh giá sơ bộ sự cố và triển khai phương
án ứng phó khẩn cấp.
Bước 1: phát hiện sự cố
Mọi cá nhân, tổ chức khi phát hiện sự cố tràn dầu hoặc dấu hiệu của sự cố
phải báo cáo ngay về các cơ quan chức năng. Các cơ quan tiếp nhận thông tin về
sự cố tràn dầu gồm:
- Chính quyền địa phương nơi gần nhất;
- Đồn Biên phòng, đồn Công an gần nhất;
- Cảnh sát 113;
- Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố;
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- BCH PCTT và TKCN thành phố;
- Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung;
- Cảng vụ hàng hải;
- Đài thông tin duyên hải Đà Nẵng (trong trường hợp tàu ngoài khơi);
- Các cơ quan Trung ương.
Hình thức báo cáo có thể bằng điện thoại hoặc trực tiếp đến trụ sở các cơ
quan tiếp nhận báo cáo, hình thức báo cáo có thể báo cáo miệng hoặc văn bản.
Nội dung thông báo có thể vắn tắt, tuy nhiên để việc triển khai tổ chức ứng phó
hiệu quả, các tổ chức, cá nhân khi phát hiện sự cố cần ghi nhận đầy đủ nhất có thể
các thông tin về sự cố (mẫu hướng dẫn báo cáo tại phụ lục 2):
- Ngày, giờ quan sát thấy dầu tràn;
56
- Vị trí vệt dầu hay sự cố (địa danh chính xác hoặc tọa độ nếu có);
- Hiện trạng thủy triều (triều cường hay triều kiệt);
- Nguồn và nguyên nhân gây ra tràn dầu (nếu xác định được);
- Thông tin về tai nạn hàng hải (vị trí tàu bị nạn, thông tin về tàu bị nạn, số
người trên tàu, tình trạng thương vong, lượng dầu trên tàu, lượng dầu tràn...) nếu
xảy ra sự cố va đâm tàu;
- Ước tính lượng dầu tràn và dự đoán hướng dầu sẽ trôi dạt;
- Mô tả vệt dầu: hướng trôi dạt, độ dài, rộng và màu sắc dầu trôi dạt;
- Loại và các đặc tính của dầu tràn (nếu biết);
- Tên, nghề nghiệp và địa chỉ liên hệ của người phát hiện sự cố.
Tùy thuộc vào tình hình sự cố và đối tượng phát hiện sự cố, nội dung thông
báo ban đầu có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ các thông tin như trên. Tuy nhiên,
người tiếp nhận thông tin có trách nhiệm thu thập đầy đủ các thông tin từ người
thông báo và phải đảm bảo thông tin về sự cố tràn dầu phải được cập nhật liên
tục, kịp thời và chính xác theo sơ đồ quy trình thông báo.
Bước 2: Xác minh thông tin:
Cơ quan tiếp nhận thông tin sau khi nhận thông tin từ người phát hiện sự cố
phải tiến hành xác minh tính xác thực của sự cố và vị trí xảy ra sự cố. Nếu xác
minh sự cố là có thật, cơ quan tiếp nhận thông tin có nhiệm vụ nhanh chóng thông
báo đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
Bước 3: Đánh giá sơ bộ về sự cố và triển khai phương án ứng phó khẩn cấp:
Sau khi nhận được thông tin, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp cận hiện
trường và tiến hành đánh giá sơ bộ sự cố nhằm xác định các thông tin về vị trí,
quy mô, dự kiến phạm vi tác động của sự cố.
Sau khi đánh giá sự cố, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo UBND thành
phố hoặc Trưởng BCH PCTT&TKCN Thành phố về sự cố, đồng thời tổ chức
triển khai một số phương án ứng phó khẩn cấp.
UBND thành phố/Trưởng BCH PCTT&TKCN Thành phố sau khi nhận được
báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo đến các sở, ban, ngành và
các cơ quan liên quan để chuẩn bị các trang thiết bị, nhân lực để sẵn sàng ứng phó
sự cố khi có lệnh điều động (Danh sách các cơ quan tại phụ lục 4).
Trong trường hợp xác định lượng dầu tràn vượt quá khả năng ứng phó của
thành phố Đà Nẵng, UBND thành phố báo cáo với các cơ quan Trung ương để
được hỗ trợ khắc phục sự cố (Danh sách các cơ quan tại phụ lục 4).
Sơ đồ tổng thể thông báo sự cố tràn dầu từ cấp cơ sở đến cấp Quốc gia được
thể hiện tại hình 18.
b. Sơ đồ thông báo
57
Hình 18. Sơ đồ thông báo khi xảy ra SCTD

8.2.2. Quy trình báo động


58
a. Các bước của quy trình báo động
Quy trình báo động gồm các bước sau:
Bước 1: Báo động về sự cố:
Sau khi nhận được báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thành
phố/Trưởng BCH PCTT&TKCN Thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành, các lực
lượng liên quan sẵn sàng lực lượng tham gia ứng phó khi được yêu cầu đồng thời
thông báo đến UBQG Tìm kiếm Cứu nạn.
Các sở, ban, ngành, các lực lượng sau khi nhận được chỉ đạo báo động đến
toàn bộ lực lượng đơn vị mình chuẩn bị nhân lực và phương tiện sẵn sàng tham
gia ứng phó khi có lệnh điều động. Các lực lượng làm công tác an ninh có thể
triển khai các phương án khẩn cấp để bảo vệ hiện trường nếu được yêu cầu.
Bước 2: Thành lập Ban chỉ huy hiện trường và tiến hành đánh giá sự cố
UBND thành phố/Trưởng BCH PCTT&TKCN Thành phố ra quyết định
thành lập Ban chỉ huy hiện trường với trưởng ban là một PCT. UBND thành phố,
đồng thời chỉ định Chỉ huy hiện trường.
Ban chỉ huy hiện trường tiến hành họp phân tích, đánh giá sự cố và đề ra
phương án ứng phó. Tại cuộc họp này Chỉ huy hiện trường chỉ định các chỉ huy
thực địa.
Bước 3: Điều động lực lượng.
Dựa trên phương án ứng phó đã được lựa chọn các thành viên Ban chỉ huy
hiện trường trực tiếp điều động lực lượng, trang thiết bị thuộc đơn vị mình quản
lý hoặc được giao quản lý tham gia ứng phó.
Các lực lượng, thiết bị được điều động nhanh chóng ra hiện trường để chuẩn
bị ứng phó.
b. Sơ đồ báo động
Tùy theo cấp độ sự cố mà thành phố Đà Nẵng sẽ tiến hành các cấp báo động
khác nhau (Hình 19).

59
Hình 19. Sơ đồ quy trình báo động SCTD

60
8.2.3. Quy trình triển khai ứng phó
a. Hoạt động triển khai ứng phó
Hoạt động ứng phó bao gồm ứng phó khẩn cấp, thu gom dầu tràn, công tác
bảo đảm an ninh, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo y tế, công tác hậu cần liên quan,
vệ sinh khu vực sự cố.
Các lực lượng tham gia ứng phó tuyệt đối tuân thủ theo sự điều động, chỉ
đạo của Ban chỉ huy hiện trường, đồng thời chủ động triển khai thực hiện một
cách chính xác, nhanh chóng các nhiệm vụ của đơn vị mình;
Trong quá trình tổ chức ứng phó, Ban Chỉ huy hiện trường thành phố
thường xuyên trao đổi, tham vấn ý kiến của UB Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn về
các phương án ứng phó.
Ứng phó khẩn cấp:
Cơ sở gây ra sự cố phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và các bên liên
quan triển khai ứng phó các tình huống khẩn cấp;
Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm điều động lực lượng và
phương tiện của cơ sở để triển khai ứng phó khẩn cấp, ưu tiên cho việc đảm bảo
tính mạng, sức khoẻ con người.
Thu gom dầu tràn:
Sự cố dầu tràn dễ gây ra cháy nổ nên việc thu gom dầu phải do những lực
lượng chuyên trách, đã được huấn luyện kỹ năng thu gom dầu. Lực lượng trực
tiếp thu gom dầu tràn là đội ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở, đơn vị cung
ứng dịch vụ, Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung.
Công tác bảo đảm an ninh:
Bộ đội Biên phòng chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan (Cảng vụ
hàng hải Đà Nẵng) đảm bảo an ninh và thành lập hành lang an toàn trên biển, tiến
hành sơ tán tàu thuyền, phương tiện và người không có trách nhiệm ra khỏi khu
vực sự cố.
Công an thành phố chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo an
ninh và thành lập hành lang an toàn trên bờ, tiến hành sơ tán phương tiện và người
không có trách nhiệm ra khỏi khu vực sự cố.
Công tác phòng cháy chữa cháy:
Cảnh sát phòng cháy chủ trì và phối hợp với các bên liên quan thực hiện
công tác phòng cháy chữa cháy (cả trên bờ và trên biển), quản lý các nguồn nhiệt,
nguồn lửa kể cả các nguồn nhiệt, nguồn lửa của các thiết bị, phương tiện tham gia
ứng phó, hướng dẫn kỹ thuật cho đội phòng cháy chữa cháy của các cơ sở.

61
Công tác y tế:
Sở Y tế chịu trách nhiệm bố trí phương tiện và trang thiết bị sẵn sàng cấp
cứu, chăm sóc người bị thương, tư vấn cho Ban chỉ huy hiện trường về những ảnh
hưởng của dầu đối với sức khoẻ con người, các phương án đảm bảo sức khoẻ cho
lực lượng tham gia ứng cứu.
Công tác hậu cần:
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với chính quyền địa phương và các
sở, ban, ngành liên quan đảm bảo công tác hậu cần. Việc ứng phó sự cố tràn dầu
thường kéo dài, do đó công tác hậu cần cần được đảm bảo.
Vệ sinh khu vực xảy ra sự cố:
Công tác vệ sinh khu vực xảy ra sự cố có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng
hoặc nhiều tháng và cần rất nhiều nhân lực và trang thiết bị. Lực lượng tham gia
vệ sinh có thể huy động từ các lực lượng quân đội, sinh viên, học sinh và các lực
lượng tình nguyện khác.
b. Sơ đồ tổ chức, triển khai ứng phó
Sơ đồ tổ chức, triển khai ứng phó SCTD được thể hiện tại hình 20.

62
Hình 20. Sơ đồ quy trình ứng phó SCTD

8.2.4. Quy trình khắc phục sự cố


UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bên
liên quan khắc phục sự cố. Công tác khắc phục sự cố bao gồm việc xác định
nguyên nhân, đối tượng gây ra sự cố, thiệt hại, công tác bồi thường thiệt hại, phục
hồi môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với công an thành phố và
các đơn vị liên quan điều tra, nghiên cứu xác định cơ sở gây ra sự cố.
63
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị tham gia ứng
phó xác định kinh phí ứng phó sự cố, lập hồ sơ và yêu cầu cơ sở gây ra sự cố
thanh toán.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các đơn vị
liên quan xác định các thiệt hại do sự cố gây ra, định giá thiệt hại và thoả thuận
với bên gây ra sự cố về công tác bồi thường. Nếu quá trình thoả thuận không đạt,
Sở Tài nguyên và Môi trường tham vấn Sở Tư pháp tiến hành các thủ tục pháp lý
liên quan.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến
hành phục hồi môi trường.

64
CHƯƠNG 9: CƠ CẤU TỔ CHỨC ỨNG PHÓ
9.1. CÁC CƠ QUAN, LỰC LƯỢNG THAM GIA ỨNG PHÓ
9.1.1. Lực lượng nòng cốt
- UBND thành phố Đà Nẵng;
- Ban chỉ huy hiện trường: do UBND thành phố ra quyết định thành lập
với các thành viên là đại diện lãnh đạo các lực lượng chủ chốt tham gia ứng phó
sự cố tràn dầu;
- Chỉ huy hiện trường: là thành viên ban chỉ huy hiện trường được UBND
thành phố ra quyết định chỉ định làm chỉ huy hiện trường;
- Các sở, đơn vị trực thuộc UBND thành phố Đà Nẵng: Văn phòng UBND
thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Sở Du lịch, Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở
Giao thông Vận tải;
- UBND các quận/huyện;
- Đội ƯPSCTD thành phố;
- Các đội ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở kinh doanh xăng dầu;
- Các đơn vị cung ứng dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu;
- Trung tâm ƯPSC tràn dầu khu vực Miền Trung;+ Lực lượng quân đội:
Lực lượng của Bộ chỉ huy quân sự thành phố; Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành
phố; Lực lượng dân quân tự vệ;
- Lực lượng công an: Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố, Công an
thành phố;
- Công ty cổ phần Môi trường Đô thị thành phố Đà Nẵng.
9.1.2. Các lực lượng có thể huy động thêm
- Các lực lượng thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải
quân;
- Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: Trung
tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải KV II; Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng; Đài
KT-TV khu vực Trung Trung Bộ;
- Sinh viên tình nguyện từ các trường đại học, cao đẳng và trung học trên
địa bàn thành phố;
- Các tổ chức đoàn thể, xã hội của thành phố, các quận, huyện, phường xã:
Đoàn viên thanh niên, hội phụ nữ…;
- Cộng đồng dân cư nơi xảy ra sự cố tràn dầu.
9.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC
9.2.1. Cấp chỉ đạo ứng phó
Sau khi nhận được báo cáo về quy mô mức độ dầu tràn, căn cứ trên điều
kiện thực tế, UBND/Trưởng BCH PCTT&TKCN thành phố ra quyết định thành

65
lập và ủy quyền Ban chỉ huy hiện trường và chỉ định Trưởng ban chỉ huy hiện
trường để chỉ đạo công tác ứng phó sự cố;
Trưởng ban Chỉ huy hiện trường có thể là lãnh đạo UBND thành phố hoặc
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thay mặt UBND thành phố trực tiếp chỉ
đạo ứng phó.
9.2.2. Cấp chỉ huy ứng phó
Chỉ huy hiện trường
Căn cứ trên chức năng, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành và các lực lượng
tham gia ứng phó, Chỉ huy hiện trường chỉ định các chỉ huy thực địa để trực tiếp
chỉ huy công tác ứng phó, các chỉ huy thực địa gồm:
- Chỉ huy thực địa an ninh trên biển: đại diện lãnh đạo BCH Bộ đội Biên
phòng;
- Chỉ huy thực địa an ninh trên bờ: đại diện lãnh đạo Công an thành phố;
- Chỉ huy thực địa phòng chống cháy nổ: đại diện lãnh đạo Cảnh sát Phòng
cháy chữa cháy;
- Chỉ huy thực địa lực lượng thu gom dầu (Cả trên biển lẫn trên bờ): Đại
diện trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu Khu vực miền Trung hoặc Đội trưởng Đội
ứng phó sự cố tràn dầu của các công ty cung ứng dịch vụ ƯPSCTD/Các cơ sở có
lực lượng ƯPSCTD được thành phố huy động;
- Chỉ huy thực địa y tế: đại diện lãnh đạo Sở Y tế;
- Chỉ huy thực địa hậu cần: Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc
lãnh đạo UBND cấp quận/huyện nơi xảy ra sự cố.

9.2.3. Cấp ứng phó trực tiếp


Lực lượng thu gom dầu: đội ứng phó sự cố tràn dầu của Trung tâm ứng phó
sự cố tràn dầu Khu vực miền Trung/các cơ sở cung cấp dịch vụ ứng phó sự cố
tràn dầu/các cơ sở có đủ năng lực ƯPSCTD.
Lực lượng xử lý dầu sau thu gom: Lực lượng của Trung tâm ứng phó sự cố
tràn dầu Khu vực miền Trung, công ty cổ phần môi trường Đô thị hoặc các đơn
vị, cơ sở có chức năng trong việc xử lý dầu thải.
Lực lượng dọn vệ sinh, làm sạch khu vực sự cố: lực lượng thu gom dầu, lực
lượng quân đội, lực lượng tình nguyện viên.

66
9.3. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHỐI HỢP ỨNG PHÓ

Hình 21. Sơ đồ quy trình ứng phó SCTD

UBND/Trưởng BCH PCTT&TKCN thành phố thực hiện việc chỉ đạo thông
qua Ban chỉ huy hiện trường, Ban chỉ huy hiện trường chỉ huy các lực lượng ứng
phó thông qua các Chỉ huy thực địa, các Chỉ huy thực địa trực tiếp chỉ huy các lực
lượng do mình phụ trách.
Ban Chỉ huy hiện trường ƯPSCTD chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ công
tác ƯPSCTD. Trong quá trình triển khai, Chỉ huy hiện trường chỉ định Chỉ huy
thực địa, trong trường hợp cần thiết có quyền thay đổi, điều động các chỉ huy thực
địa.
Chỉ huy thực địa chịu trách nhiệm trước Ban chỉ huy hiện trường và thực
hiện nhiệm vụ được giao, các lực lượng tham gia thuộc nhóm nhiệm vụ nào thì
phải theo lệnh của chỉ huy thực địa nhóm đó.

67
CHƯƠNG 10: TRÁCH NHIỆM VÀ NHIỆM VỤ
KHI CÓ SỰ CỐ

10.1. BÊN GÂY Ô NHIỄM


Theo quy định của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành
kèm theo Quyết định 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ đã quy định “Các cảng, dự án, cơ sở tại địa phương phải xây dựng kế
hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt
và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả sau khi được ban hành và sẵn sàng tham
gia vào hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu theo sự điều động, chỉ huy thống nhất
của các cơ quan có thẩm quyền”.
Như vậy, trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu ở mức độ nhỏ, chủ cơ sở
gây ra SCTD phải chủ động tự tổ chức, chỉ huy lực lượng, phương tiện, thiết bị
của mình hoặc huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của nhà thầu hợp đồng
ứng phó sự cố tràn dầu để triển khai thực hiện ứng phó kịp thời và hiệu quả khi
xảy ra sự cố tràn dầu.
Phương án và quy trình ứng phó được thực hiện theo cấp cơ sở. Cùng với
việc ứng phó sự cố, chủ cơ sở gây ô nhiễm hoặc chủ cơ sở nơi xảy ra SCTD phải
báo cáo toàn bộ sự cố và biện pháp ứng phó cho cơ quan chủ quản và UBND
thành phố Đà Nẵng thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trong trường hợp xác định sự cố tràn dầu vượt quá khả năng khống chế của
mình, chủ cơ sở phải lập tức báo động cho cơ quan chủ quản, Sở Tài nguyên và
Môi trường. Lúc này, chủ cơ sở nơi xảy ra SCTD phải tuân theo sự chỉ đạo ứng
cứu từ cơ quan chủ quản, UBND thành phố hoặc cấp cao hơn.
Sau khi quá trình ứng cứu hoàn tất, chủ cơ sở có trách nhiệm phối hợp với
UBND thành phố Đà Nẵng xác định các thiệt hại môi trường, chi phí ứng phó và
đề xuất giải pháp bồi thường thiệt hại.
10.2. CẤP ỨNG PHÓ GIÁN TIẾP
Cấp chỉ đạo (Trách nhiệm của UBND thành phố Đà Nẵng)
- Chỉ đạo chiến lược về ứng phó sự cố tràn dầu trên phạm vi toàn thành
phố;
- Thành lập Ban chỉ huy hiện trường, chỉ định Chỉ huy hiện trường;
- Đảm bảo nguồn lực (nhân lực và vật lực) cần thiết phục vụ công tác
ƯPSCTD trên địa bàn thành phố;
- Báo động và thông báo cho Trung tâm ƯPSCTD miền Trung và
UBQGTKCN trong trường hợp xác định sự cố vượt quá khả năng ứng cứu của

68
nguồn lực địa phương và tuân theo sự chỉ đạo của UBQGTKCN trong trường hợp
này;
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác ứng phó và khắc phục hậu quả ô
nhiễm môi trường trên phạm vi toàn thành phố;
- Huy động các nguồn lực ứng phó tại địa phương, liên hệ và phối hợp các
nguồn lực ứng phó bên ngoài như nguồn lực của Trung tâm Ứng phó SCTD miền
Trung cũng như các nguồn lực quốc gia khác. Quyết định thời điểm thích hợp để
kết thúc hoạt động ứng cứu.
10.3. CẤP ỨNG PHÓ TRỰC TIẾP
10.3.1. Trách nhiệm của Ban chỉ huy hiện trường
- Đánh giá sự cố và đề ra phương án ứng phó phù hợp;
- Quyết định các phương án, biện pháp ứng phó tổng thể và triển khai các
nguồn lực ứng phó, điều động các lực lượng tham gia ứng phó;
- Trực tiếp chỉ huy hoạt động ứng phó tại hiện trường trong những tình
huống sự cố đặc biệt nghiêm trọng (nếu cần);
- Quyết định việc cung cấp thông tin về sự cố cho các phương tiện truyền
thông;
- Quyết định trưng dụng, điều động lực lượng và trang thiết bị ứng phó
của các ngành, các địa phương, các đơn vị đóng trên địa bàn thành phố để ứng
phó, chi viện trong các trường hợp khẩn cấp;
- Quyết định thiết lập khu vực hạn chế hoạt động phục vụ cho công tác
ứng phó sự cố tràn dầu.

10.3.2. Trách nhiệm của chỉ huy hiện trường


- Chỉ huy và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố công tác ứng phó
sự cố;
- Tổ chức việc ứng phó theo phương án đã được Ban chỉ huy hiện trường
xác định;
- Đánh giá tình hình thực tế của quá trình ứng cứu và kiến nghị Ban chỉ
huy hiện trường điều động bổ sung nguồn lực nếu cần thiết;
- Lập báo cáo cho UBND thành phố về kết quả công tác ứng cứu sự cố.
10.3.3. Trách nhiệm của Chỉ huy thực địa
- Nhận lệnh từ Chỉ huy hiện trường;
- Chủ động tổ chức nhiệm vụ được phân công;
- Toàn quyền chỉ huy các lực lượng, trang thiết bị được giao;

69
- Thường xuyên báo cáo về tình hình ứng phó SCTD cho Chỉ huy hiện
trường;
- Chịu trách nhiệm trước Ban chỉ huy hiện trường về nhiệm vụ được giao.
10.3.4. Trách nhiệm của các lực lượng ứng phó tại hiện trường
- Lực lượng ứng cứu phải tuân thủ sự chỉ huy của chỉ huy thực địa;
- Lực lượng huy động: Đây là lực lượng không chuyên, thường chưa có
kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức ứng phó sự cố dầu tràn. Lực lượng này được chia
thành các nhóm nhỏ 20-30 người trong đó có một đội trưởng và một đội phó. Các
đội trưởng là những người đã được huấn luyện nghiệp vụ về ứng phó sự cố tràn
dầu.
Trách nhiệm của đội trưởng:
+ Nhận chỉ đạo từ chỉ huy thực địa và phổ biến tình hình, phân công công
việc cho các đội viên;
+ Hướng dẫn kỹ thuật ứng cứu, kỹ thuật an toàn, vệ sinh, chống cháy nổ
cho các đội viên;
+ Báo cáo cho chỉ huy thực địa tiến độ thực hiện công việc, hiệu quả của
công tác ứng phó sự cố tràn dầu, khó khăn cần khắc phục, nhu cầu cấp thiết;
+ Phối hợp với các thành viên của nhóm hậu cần để bố trí trang thiết bị ứng
cứu và sử dụng trang thiết bị một cách hợp lý.
Trách nhiệm của các đội viên:
+ Tiếp thu kỹ thuật ứng cứu, kỹ thuật an toàn, vệ sinh, chống cháy nổ từ
đội trưởng;
+ Thực hiện công việc cụ thể theo sự phân công của đội trưởng;
+ Giữ tinh thần kỷ luật, tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm.
10.4. CƠ QUAN THẨM QUYỀN VÀ ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
10.4.1. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, tham mưu cho UBND thành phố về tất cả các lĩnh vực liên quan
trong quá trình phòng ngừa và ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra.
10.4.2. Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn
Thông báo cho ngư dân tránh đánh bắt tại các khu vực có vệt dầu để không
ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản;
Thông báo cho các tàu thuyền đang khai thác hải sản ngoài khơi nắm bắt
tình hình, yêu cầu họ quan tâm và khi phát hiện các vệt dầu tràn trên biển thì phải
thông báo ngay về đất liền những thông tin cần thiết như vị trí (tọa độ), quy mô
của dầu tràn.

70
10.4.3. Sở Du lịch
- Thông báo cho các tổ chức du lịch để chủ động trong việc sắp xếp các
chương trình tham quan, nghỉ dưỡng cho du khách;
- Chỉ đạo BQL bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch thành phố Đà Nẵng
chủ động đóng cửa các bãi biển bị ảnh hưởng và thông báo cho người dân và du
khách tắm biển tại các bãi biển trên địa bàn thành phố biết để chủ động phòng
tránh.
10.4.4. Sở Y tế
- Chủ động tham mưu cho UBND thành phố công tác y tế trong quá trình
khắc phục sự cố;
- Thông báo cho các bệnh viện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các bệnh
viện tuyến quận, huyện nơi gần nhất để sẵn sàng tiếp nhận và chữa trị cho các nạn
nhân.
10.4.5. Sở Công Thương
- Chuẩn bị các phương tiện giao thông (Xe bồn chở xăng dầu, xe chở máy
móc, thiết bị…) phục vụ công tác khắc phục sự cố.
10.4.6. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo thông tin, phục vụ
công tác chỉ đạo, điều hành trong quá trình khắc phục sự cố;
- Chỉ đạo các đài phát thanh, truyền hình và các cơ quan thông tấn, báo chí
để liên tục thông báo, cập nhật tình hình sự cố;
10.4.7. Sở Giao thông Vận tải
- Điều tiết phương tiện (cả trên bờ và dưới nước) tại khu vực xảy ra sự cố;
10.4.8. Công an thành phố
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, tham mưu cho UBND thành phố
về công tác đảm bảo an ninh trên bờ trong quá trình khắc phục sự cố.
10.4.9. Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, tham mưu cho UBND thành
phố về công tác phòng chống cháy nổ trong quá trình khắc phục sự cố;
- Điều động phương tiện, trang thiết bị và nhân lực để sẵn sàng ứng phó với
sự cố cháy, nổ trong quá trình khắc phục sự cố.
10.4.10. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố
- Điều và huy động phương tiện, thiết bị, nhân lực thực hiện việc cứu hộ
cứu nạn;

71
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị khác đảm bảo công tác thiết lập hành lang
an toàn, đảm bảo an ninh trên biển, không cho các tàu khác không có nhiệm vụ ra
vào khu vực sự cố;
- Tăng cường công tác kiểm tra bằng các tàu tuần tra trên để phát hiện kịp
thời các vệt dầu tràn xuất hiện.
10.4.11 Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng
- Điều tiết giao thông đường thủy qua khu vực xảy ra sự cố. Thiết lập các
biển cảnh báo, thông báo hàng hải không cho các đối tượng khác xâm nhập vào
khu vực sự cố;
- Khẩn trương điều động tàu, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn, ứng
phó sự cố tràn dầu đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát hoạt
động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu trên biển.
- Cảng vụ tham mưu về bảo đảm an toàn hàng hải và giao thông đường thủy
trong quá trình huy động tàu, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu trong
khu vực.
10.5. NGƯỜI DÂN
Trong nhiều trường hợp, khu vực triển khai hoạt động ứng cứu sự cố tràn
dầu sẽ diễn ra ngay tại địa điểm hoạt động kinh tế của người dân, để đảm bảo việc
ứng cứu diễn ra thuận lợi cư dân trong khu vực có trách nhiệm sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi để đội ứng cứu sự cố tràn dầu thực hiện công tác
ứng cứu được phân công;
- Tuân theo sự điều động của chỉ huy hiện trường, không tự ý đưa tàu đi
vào khu vực đang quây chặn dầu hoặc khu vực đang phun chất phân tán;
- Hỗ trợ mặt bằng bố trí trang thiết bị và triển khai hoạt động ứng cứu sự
cố;
- Cung cấp thông tin về các thiệt hại môi trường và kinh tế khi được yêu
cầu;
- Trong trường hợp cần thiết tham gia vào công tác ứng phó tràn dầu theo
sự điều động của chính quyền.

72
CHƯƠNG 11: TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG
ỨNG PHÓ KHI CÓ SỰ CỐ XẢY RA

11.1. KẾ HOẠCH, CHIẾN LƯỢC


Thành phố Đà Nẵng có đường bờ biển dài (trên 90km), có hệ thống cảng
biển, cảng sông và nằm trên tuyến hàng hải nội địa cũng như hàng hải quốc tế.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng là nơi có nhiều hệ thống kho, cảng xăng dầu đầu mối
trong khu vực miền trung, chính vì vậy nên rất dễ xảy ra sự cố tràn dầu, có thể do
đâm, va phương tiện trong quá trình hàng hải và vận chuyển xăng dầu, rò rỉ nhiên
liệu, trong quá trình xuất/nhập xăng dầu…. Do đó, thực hiện chiến lược ƯPSCTD
như sau:
11.1.1. Chiến lược tổng thể
Lấy phòng ngừa và sẵn sàng làm chính.
Đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ cho cộng đồng dân cư và lực lượng
tham gia ứng phó.
Người gây ra sự cố phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại kinh tế như chi
phí cho các hoạt động ứng cứu, tiền đền bù và các tác động môi trường. Người
gây ra sự cố phải chịu trách nhiệm chính trong các nỗ lực ứng cứu SCTD. Sở
TN&MT, Sở KH&CN … phải kiểm tra, phối hợp và tham gia trực tiếp vào các
hoạt động ứng cứu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự cố hay được ủy
nhiệm của UBND thành phố.
Nguyên tắc chính là phải loại bỏ dầu ra khỏi môi trường bằng phương pháp
cơ học càng sớm càng tốt, càng gần nguồn thải càng tốt và không gây thêm các
tổn thất cho hệ sinh thái.
Cần phải quan trắc, dự đoán hướng trôi dạt tiếp theo của vệt dầu, dựa trên
các số liệu dự báo được cập nhật liên tục về gió, dòng chảy để công tác bảo vệ các
nguồn nhạy cảm môi trường ưu tiên có thể được chuẩn bị sẵn sàng tốt nhất, bao
gồm việc báo động cho các chính quyền địa phương ở khu vực nguy hiểm.
Các phương pháp khác để giảm thiểu các thiệt hại như sử dụng phương
pháp phân hủy sinh học cũng nên được quan tâm khi nhận thấy biện pháp này có
thể giảm các tác động đến môi trường hơn là sử dụng các phương pháp cơ học.
Sở TN&MT thành phố thường xuyên cập nhật các thông tin và các kỹ thuật
mới về ƯPSCTD để tăng cường hiệu quả cho công tác ƯPSCTD.
Nếu nhận thấy SCTD có thể vượt quá khả năng tự ứng cứu của thành phố
thì phải báo động ngay lập tức để các nguồn dự trữ của các vùng phụ cận hoặc
quốc gia kịp thời cung ứng khi cần thiết.

73
11.1.2. Chiến lược ngăn chặn và thu hồi dầu
Khi có tràn dầu, trước tiên phải xét đến phương pháp ứng cứu thu gom cơ
học hay làm lệch hướng di chuyển của vệt dầu về phía xa bờ hoặc các cửa sông
rồi mới đến phương pháp làm chuyển hướng dầu vào khu vực hi sinh và tiến hành
thu gom trên bờ.
Cần nhanh chóng bảo vệ và cách li các khu vực rạn san hô, thảm cỏ biển,
các khu vực cần ưu tiên bảo vệ bằng phao quây nếu có nguy cơ bị dầu tràn vào
hay sự cố đang xảy ra ở các khu vực lân cận. Mặt khác, ngay sau khi sự cố xảy ra
cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương kịp thời báo động cho ngư
dân, các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ v.v… dọc theo các tuyến bờ biển.
Chú ý rằng các vệt dầu sau khi làm chuyển hướng vẫn có thể trôi dạt lại
vào các khu vực nhạy cảm, do đó cần phải liên tục quan trắc và đánh giá lại chiến
lược ứng cứu đã chọn.
Chiến lược này được áp dụng cho cả hai trường hợp: tràn dầu trên biển rồi
trôi theo dòng chảy tấp vào đường bờ và tràn dầu từ các căn cứ trên bờ (nơi tiếp
nhận và phân phối các sản phẩm dầu ở các cầu cảng, bến bãi, sự cố từ các đường
ống chuyển tải dầu v.v…).
Khi SCTD xảy ra, Sở TN&MT cần xác định ngay đặc tính của dầu tràn.
Dựa vào các yếu tố thời tiết, dòng chảy… Sở TN&MT phối hợp cơ quan
liên quan lập mô hình dự đoán hướng di chuyển của vệt dầu để đưa ra phương án
thu gom dầu tràn thích hợp và đạt hiệu quả.
11.1.3. Chiến lược làm sạch và xử lý dầu thu hồi
Làm sạch và xử lý dầu thu hồi cần phải được xử lý bằng các phương pháp
tối ưu, có lợi cho môi trường, nhất là tránh gây ô nhiễm thứ cấp. Các phương pháp
này nên hạn chế việc vận chuyển đất nhiễm bẩn, sử dụng các máy móc nặng v.v…
để đảm bảo môi trường tự nhiên được phục hồi tốt và giảm thiểu lượng dầu chảy
ngược lại ra sông, ra biển. Nên sử dụng các phương pháp như dùng vật liệu hấp
thụ dầu, phân hủy sinh học.
Đối với các khu vực được chọn hi sinh, nên chuẩn bị các hoạt động giảm
thiểu hậu quả cho khu vực này. Tổ chức ứng cứu nên được cập nhật các phương
pháp sẵn có về bảo vệ và các kỹ thuật tẩy rửa, thiết bị, hiệu chỉnh và sắp xếp mức
độ ưu tiên của các phương pháp theo hiện trạng của các loại đường bờ và khả
năng tiếp cận khu vực cần ứng phó.
Dầu thu hồi và vật liệu hấp thụ dầu và các chất thải v.v… nên được chứa
tạm thời một cách an toàn để tránh gây tràn dầu tiếp theo và xử lý theo các tiêu
chuẩn của Việt Nam hoặc quốc tế. Nên chọn ít nhất một địa điểm thích hợp làm
nơi xử lý dầu thu hồi và các chất thải khác.

74
11.2. HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ TẠI HIỆN TRƯỜNG
Căn cứ vào các nguồn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra SCTD đã được xác định tại
chương IV, thành phố gồm 04 nguồn tiềm ẩn chính, mỗi nguồn tiềm ẩn có những
đặc điểm riêng đòi hỏi có những phương án ứng phó phù hợp, do đó hoạt động
ứng phó tại hiện trường cũng khác nhau cho những nguồn tiềm ẩn. Hoạt động ứng
phó hiện trường trong kế hoạch này gồm các tình huống sau:
- Sự cố tràn dầu từ các hoạt động ngoài khơi;
- Sự cố tràn dầu ven bờ và trên bờ (trên các luồng, tuyến hàng hải trong khu
vực vịnh Đà Nẵng, các tuyến, luồng hàng hải ra vào các cảng, âu thuyền, khu neo
đậu tàu thuyền trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các cảng xuất/nhập xăng dầu);
- Sự cố tràn dầu trên bờ (từ các kho xăng dầu, các cửa hàng kinh doanh
xăng, dầu);
- Sự cố tràn dầu không rõ nguồn gốc;
- Phòng chống cháy nổ trong sự cố tràn dầu.
11.2.1. Kịch bản 1: Ứng phó tại hiện trường đối với sự cố tràn dầu từ
các hoạt động ngoài khơi
Ngay sau khi nhận được thông báo về SCTD, UBND/Trưởng BCH
PCTT&TCKN thành phố Đà Nẵng chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi
nắm các thông tin cụ thể về sự cố như: Vị trí tràn dầu, lượng dầu tràn, khoảng
cách tràn dầu so với bờ biển thành phố Đà Nẵng, các yếu tố về dòng chảy, số liệu
khí tượng thủy văn biển…. và dự báo thời gian, lượng dầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp
vào vùng bờ biển của Thành phố.
Sau khi Sở TN&MT báo cáo thông tin liên quan về sự cố, UBND/Trưởng
BCH PCTT&TCKN thành phố triệu tập ngay cuộc họp với các sở, ban, ngành
liên quan để đánh giá và chỉ đạo các công tác ứng phó, cụ thể:
a. Di tản người và cứu nạn, đảm bảo an toàn an ninh
- Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBND thành phố ra lệnh cho Chỉ huy trưởng BCH
BĐBP tiến hành huy động tàu cứu nạn và nhân lực tìm kiếm cứu nạn thường trực
tại Bộ chỉ huy BĐBP;
- Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Sở Y tế thông báo cho
các bệnh viện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các bệnh viện tuyến quận, huyện
nơi gần nhất để sẵn sàng tiếp nhận và chữa trị cho các nạn nhân;
- Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Cảng vụ hàng hải, Bộ
chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố, Cảnh sát đường thủy nội địa…: điều tiết
giao thông đường thủy qua khu vực xảy ra sự cố. Thiết lập các biển cảnh báo,
thông báo hàng hải không cho các đối tượng khác xâm nhập vào khu vực sự cố;

75
Công tác ứng phó trên biển:
Thành phố Đà Nẵng không đủ nguồn lực và trang thiết bị để ứng phó trên
biển, trong trường hợp này Trung tâm ƯPSCTD Miền Trung sẽ điều tàu, triển
khai phao quây và quây chặn hút dầu.
Vai trò của thành phố Đà Nẵng sẽ hỗ trợ các hoạt động ứng phó.
b. Công tác chuẩn bị ứng phó với sự cố tràn dầu từ xa
Để hạn chế thấp nhất hậu quả từ sự cố tràn dầu gây ảnh hưởng đến các hoạt
động kinh tế - xã hội, nguồn lợi tài nguyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, việc
chuẩn bị các phương án ứng phó từ xa đối với các sự cố ngoài khơi có nguy cơ
ảnh hưởng đến thành phố là rất quan trọng, các công việc sau sẽ được triển khai:
- Sở TN&MT thành phố cập nhật thường xuyên, kịp thời các thông tin về
“sự cố tràn dầu từ xa” từ UBQG TKCN hoặc cử đại diện tới hiện trường để cập
nhật tình hình hoặc từ các nguồn tin không chính thức khác.
- Sở TN&MT phối hợp với các cơ quan liên quan (hoặc một đơn vị có khả
năng chạy mô hình tràn dầu trên biển) và Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung
Trung Bộ nhằm cập nhật liên tục các thông tin về điều kiện khí tượng, thủy văn
và hướng di chuyển của vệt dầu để phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu nạn cũng
như xác định các khu vực ven bờ có nguy cơ bị ảnh hưởng để phối hợp với chính
quyền địa phương triển khai ứng phó.
- Sở NN&PTNT, Bộ chỉ huy BĐBP thành phố và UBND các quận ven biển
thông báo cho các tàu thuyền đang khai thác hải sản ngoài khơi nắm bắt tình hình,
yêu cầu họ quan tâm và khi phát hiện các vệt dầu tràn trên biển thì phải thông báo
ngay về đất liền những thông tin cần thiết như vị trí (tọa độ), quy mô… dầu tràn.
- Sở NN&PTNT và UBND các quận thông báo cho ngư dân tránh đánh bắt
tại các khu vực có vệt dầu để không ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản.
- Bộ chỉ huy BĐBP tăng cường công tác kiểm tra bằng các tàu tuần tra trên
biển để phát hiện kịp thời các vệt dầu tràn xuất hiện.
- Thừa ủy quyền của UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường thông
báo cho UBND các quận ven biển thông tin về sự cố để chuẩn bị nhân lực và
phương tiện ứng phó.
- Chủ tịch UBND các quận sẽ báo động cho UBND các phường và thông
qua kênh truyền thanh của quận, phường thông báo về sự cố cho người dân,...
- Sở Du lịch thông báo cho các tổ chức du lịch để chủ động trong việc sắp
xếp các chương trình tham quan, nghỉ dưỡng cho du khách.
- Sở Du lịch chỉ đạo BQL bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch thành
phố Đà Nẵng chủ động đóng cửa các bãi biển bị ảnh hưởng và thông báo cho
người dân và du khách tắm biển tại các bãi biển trên địa bàn thành phố biết để chủ
động phòng tránh.

76
- Trường hợp thời tiết xấu, không thuận lợi cho công tác ứng phó, Sở
TN&MT kết hợp với Bộ chỉ huy BĐBP tổ chức theo dõi thường xuyên hướng vệt
dầu trôi dạt và khu vực dầu tràn vào để khẩn trương thu gom sớm nhất dầu ô
nhiễm.
- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đài phát thanh, truyền hình và
các cơ quan thông tấn, báo chí để liên tục thông báo, cập nhật tình hình sự cố.
c. Triển khai các hoạt động thu gom trên bờ
Trường hợp dầu chưa bị phong hóa
- Tổ chức lực lượng thu gom thành các đội, nhóm nhỏ để tiến hành thu gom;
- Khi dầu tràn lên bờ, lực lượng tại địa phương (ban chỉ huy quân sự thành
phố, quận, huyện, lực lượng dân quân tự vệ, người dân…) sử dụng những dụng
cụ thô sơ (cuốc, ki, xẻng…) thu gom dầu trên bờ, không cho chúng lan rộng;
- Dùng các vật liệu có khả năng thấm hút như: tấm thấm hút dầu, sơ dừa,
rơm rạ thấm hút tại các bẫy dầu sau đó gom lại để xử lý;
- Tạo các bẫy chứa dầu tạm thời bằng cách đào hố thu dầu, sau đó dầu được
múc chứa vào các vật liệu chứa;
- Dầu thu hồi, vật liệu và rác thải dính dầu cần được lưu giữ tạm thời tránh
tình trạng đổ lan. Sau đó được đưa vào bãi thải phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam
hiện hành;
- Tổ chức phun rửa các bờ kè, vách đá bị dầu bám dính.
Trường hợp dầu đã bị phong hóa:
- Chia thành các nhóm nhỏ tiến hành thu gom dầu vón cục bằng các phương
tiện thủ công như cuốc, xẻng … vào bao hoặc các vật chứa không bị thấm nước,
toàn bộ công đoạn này phải thực hiện trước khi trời nắng mạnh;
- Thu gom bằng phương pháp cuốn chiếu từ ngoài mép nước vào trong bờ;
- Tập kết lên những vị trí có địa hình cao mà sóng và thủy triều không tới
được.
11.2.2. Kịch bản 2: Ứng phó sự cố tràn dầu ven bờ và trên bờ
Trường hợp xảy ra va đâm tàu thuyền trên các luồng, tuyến, hàng hải trong
khu vực vịnh Đà Nẵng, các tuyến, luồng hàng hải ra vào các cảng, âu thuyền, các
tàu đang trong quá trình xuất, nhập hàng hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
a. Di tản người và cứu nạn, đảm bảo an toàn an ninh tại hiện trường
Trong trường hợp thông tin tiếp nhận cho thấy có người bị nạn và cần sự
trợ giúp, UBND thành phố chỉ đạo triển khai quy trình ứng cứu như sau:
- Bộ chỉ huy BĐBP thành phố tiến hành huy động tàu cứu nạn và nhân lực
tìm kiếm cứu nạn.

77
- Yêu cầu Bộ đội biên phòng thành phố, cảnh sát đường thủy, Cảng vụ Hàng
hải Đà Nẵng: nếu vụ việc xảy ra trên biển thuộc vùng nước cảng biển và vùng
biển thuộc trách nhiệm quản lý điều tiết giao thông đường thủy qua khu vực xảy
ra sự cố; thiết lập các biển cảnh báo, thông báo hàng hải không cho các đối tượng
khác xâm nhập vào khu vực sự cố.
- Sở Y tế thông báo cho các bệnh viện trên địa bàn thành phố và các bệnh
viện tuyến quận nơi gần nhất để sẵn sàng tiếp nhận và chữa trị cho các nạn nhân.
- Nhóm thông tin tuyên truyền: thông báo cho các đài duyên hải Miền
Trung, Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng để phối hợp cảnh báo hàng hải nhằm ngăn chặn
các tàu bè trong khu vực không được tiếp cận vào khu vực sự cố.
- Thông báo đến Trung tâm tìm kiếm phối hợp cứu nạn Hàng hải khu vực
II để hỗ trợ trong công tác cứu nạn trên biển.
b. Triển khai các biện pháp ứng phó trên biển
Khi sự cố xảy ra, tùy thuộc vào đặc điểm, vị trí, lượng dầu tràn… tiến hành
các công tác:
- Bộ chỉ huy BĐBP, cảnh sát giao thông đường thủy điều tàu ra bảo vệ, đảm
bảo an ninh, an toàn tại hiện trường, không cho tàu đánh cá của ngư dân vào khu
vực dầu tràn.
- Tổ chức, thực hiện các biện pháp ngăn chặn dầu tiếp tục tràn, bơm chuyển
dầu sang phương tiện khác hoặc di chuyển phương tiện đến nơi an toàn.
- Tổ chức triển khai phao quây để khống chế không cho dầu lan rộng ra môi
trường, tiến hành hút dầu tràn vào các thiết bị tạm chứa, công việc này do Trung
tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung hoặc các đơn vị cứu nạn hàng
hải, các đơn vị cung ứng dịch vụ ƯPSCTD thực hiện theo hợp đồng cung ứng
dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu theo đề nghị của thuyền trưởng, chủ tàu hoặc người
đại diện đại lý của chủ tàu.
- Bộ đội biên phòng điều tàu có trang bị lăng phun để sẵn sàng ứng phó và
ngăn chặn khi có tình huống cháy nổ xảy ra, đảm bảo an toàn cho lực lượng ứng
phó.
- Sau khi phao quây được triển khai xong, tiến hành hút dầu tràn trên biển
vào các thiết bị phương tiện tạm chứa.
- Khi phát hiện dầu tràn vượt ra khỏi phao quây (do điều kiện sóng, gió)
hoặc phao quây khống chế không hết, lực lượng ứng phó trên biển phải báo cáo
về UBND thành phố để chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ứng phó khi có dầu tràn vào
bờ.
c. Triển khai các hoạt động thu gom trên bờ
(Tiến hành như Mục c, Kịch bản 1)
11.2.3. Kịch bản 3: Ứng phó sự cố tràn dầu trên bờ
78
Sự cố xảy ra có thể do nguyên nhân bục bể chứa do sạt lở đê bao, bục, vỡ
đường ống công nghệ…
Ngay sau khi sự cố xảy ra, lực lượng ứng phó tại cơ sở tiến hành ngay các
biện pháp ứng phó như trong kịch bản trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của
cơ sở đã được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt. Trường hợp ngoài khả năng
xử lý của cơ sở, lãnh đạo cơ sở báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Ngay sau khi sự cố được báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài
nguyên và Môi trường báo cáo UBND thành phố, đồng thời thông báo cho các
đơn vị chức năng chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ứng phó sự cố.
UBND thành phố chỉ đạo tổ chức ứng phó sự cố: thành lập Ban chỉ huy
hiện trường; Ban chỉ huy hiện trường ra hiện trường, tiến hành đánh giá sự cố, xác
định phương án ứng phó.
a. Phương án ứng phó trên bờ
Ban chỉ huy hiện trường tiến hành đánh giá loại dầu, lượng dầu tràn và
lượng dầu còn trong các bồn, bể chứ để tiến hành ứng phó:
- Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ra lệnh cấm lưu thông trên các đường
giao thông quanh khu vực để đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, đồng thời
giao cho Cảnh sát giao thông thành phố, quận có sự cố xảy ra;
- Điều động các loại phương tiện (máy bơm, xe bồn chuyên chở…) để di
dời toàn bộ lượng dầu còn trong các bồn, bể chứa đến các các khu vực khác;
- Điều động lực lượng Cảnh sát PC&CC thành phố đến khu vực hiện trường
để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống cháy nổ;
- Điều động lực lượng tiến hành quây bờ bao, ngăn không cho dầu tràn
xuống biển và tiến hành thu gom các dầu đã tràn ra môi trường;
- Khi có dầu tràn qua bờ bao ra biển, tiến hành tổ chức quây phao để khống
chế, cố định không cho dầu phát tán rộng ra biển.
b. Triển khai các biện pháp ứng phó trên biển và khu vực sát bờ biển
Trển khai các biện pháp như Mục b trong Kịch bản 2 và Mục c Kịch bản 1.

11.2.4. Kịch bản 4: Ứng phó sự cố tràn dầu không rõ nguồn gốc đang
trôi dạt ở vùng biển ven bờ hoặc dạt vào bờ biển thành phố Đà Nẵng
a. Dầu không rõ nguồn gốc trôi dạt tại vùng biển ven bờ thành phố Đà
Nẵng
Khi xảy ra tình huống này, thông thường, đối tượng phát hiện sẽ là các tàu
đánh cá của ngư dân/ hoặc tàu vận chuyển hàng hóa đi ngang qua vùng biển thành
phố Đà Nẵng. Đối tượng nhận thông báo thông thường sẽ là đài thông tin duyên
hải khu vực, hoặc các trạm thông tin của Bộ đội biên phòng thành phố. Sau khi

79
nhận được thông tin, Đài thông tin duyên hải/Trạm thông tin BĐBP có trách
nhiệm báo cáo về văn phòng trực của Bộ chỉ huy BĐBP. Sau khi nhận được thông
tin, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tổ chức xác minh thông tin, báo cáo
UBND/Trưởng BCH PCTT&TCKN thành phố Đà Nẵng để có phương án ứng
phó. Phương án ứng cứu trong trường hợp này như sau:
Đảm bảo an toàn hàng hải tại hiện trường
UBND/BCH PCTT&TKCN thành phố Đà Nẵng thông báo cho đài thông
tin duyên hải để thông báo cho các tàu thuyền đánh cá trong khu vực biết để tránh
xa vệt dầu;
UBND/BCH PCTT&TKCN liên lạc với BCH ƯPSCTD hoặc UBND các
tỉnh lân cận để xác định có sự cố tràn dầu nào xảy ra dẫn đến dầu lan truyền đến
địa phận thành phố Đà Nẵng và phối hợp ứng phó;
Cảng vụ phối hợp với Bộ chỉ huy BĐBP điều tàu ra giám sát vệt dầu cũng
như điều tiết giao thông hàng hải;
Các bộ phận khác sẽ được thông báo để chuẩn bị đối phó với tình huống
dầu sẽ trôi dạt vào bờ và thực hiện các hành động cụ thể khi có yêu cầu.
Quây chặn khu vực nhạy cảm
Tùy vào tình huống, mức độ sự cố, điều kiện thời tiết và khả năng huy động
nguồn lực sẽ xác định các vị trí cần ưu tiên bảo vệ để tiến hành quây chặn hoặc
làm lệch hướng vệt dầu ra các khu vực khác để thu gom.
Ứng phó trên biển
Trong tình huống này, khi xác định được tình huống thì vệt dầu thường đã
bị phong hóa và đã hình thành các mảng vì vậy chỉ có thể áp dụng biện pháp cơ
học để vớt dầu nổi trên mặt nước, lưu tạm vào các phương tiện chứa, chuyển lên
bờ và đưa đi xử lý tại các đơn vị, cơ sở được phép xử lý theo quy định của pháp
luật.
b. Dầu không rõ nguồn gốc trôi dạt vào bờ biển thành phố Đà Nẵng
Khi xảy ra tình huống này, thông thường, đối tượng phát hiện sẽ là người
dân, du khách đi tắm biển… sẽ báo về các cơ quan (Sở Tài nguyên Môi trường,
UBND phường, quận,….). Sau khi nhận được thông tin, Sở Tài nguyên và Môi
trường tổ chức xác minh thông tin, báo cáo UBND/Trưởng BCH PCTT&TCKN
thành phố Đà Nẵng để có phương án ứng phó. Phương án ứng cứu trong trường
hợp này như sau:
UBND/BCH PCTT&TKCN thành phố Đà Nẵng chỉ đạo cho UBND các
quận, phường ven biển để thông báo cho ngư dân đánh cá ven biển tránh khỏi khu
vực có dầu tràn vào bãi biển;
UBND/BCH PCTT&TKCN thành phố Đà Nẵng chỉ đạo Sở Du lịch thông
báo cho các khách sạn, nhà hàng, Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển

80
du lịch thành phố để khuyến cáo cho người dân, du khách không đến tắm và vào
khu vực có dầu tràn để phục vụ công tác thu gom.
Thu gom dầu đã bị phong hóa trôi dạt vào bờ biển:
Chia thành các nhóm nhỏ tiến hành thu gom dầu vón cục bằng các phương
tiện thủ công như cuốc, xẻng … vào bao hoặc các vật chứa không bị thấm nước,
toàn bộ công đoạn này phải thực hiện trước khi trời nắng mạnh;
Thu gom bằng phương pháp cuốn chiếu từ ngoài mép nước vào trong bờ;
Tập kết lên những vị trí có địa hình cao mà sóng và thủy triều không tới
được.
11.2.5. Phương án phòng chống cháy nổ trong hoạt động ứng phó sự
cố tràn dầu
a. Đối với các kho, cảng, cây xăng dầu
Đi kèm với sự cố tràn dầu là nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ tại cơ sở, các cơ
sở cần triển khai ngay các phương án chữa cháy khi có sự cố cháy nổ đã được cơ
quan chức năng phê duyệt. Định kỳ hàng năm, các cơ sở phải cử cán bộ đi tập
huấn và tổ chức diễn tập. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa sự cố cháy nổ xảy ra trong
quá trình ứng phó sự cố tràn dầu, cơ sở cần thực hiện những hoạt động sau:
- Lãnh đạo kho sau khi nhận được thông báo sự cố tràn dầu từ người phát
hiện sự cố thì phải huy động cùng một lúc Đội ƯPSCTD và Đội PCCC;
- Trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu, Đội PCCC có trách nhiệm túc
trực bên cạnh các phương tiện, thiết bị chữa cháy để xử lý ngay đám cháy nhỏ ban
đầu, không để cháy lan thành đám lửa lớn;
- Tiến hành đo hỗn hợp xăng dầu trong không khí tại các vị trí thích hợp
theo định kì để phát hiện sớm khả năng gây cháy nổ, đồng thời cảnh báo cho Ban
chỉ huy ƯPSCTD để có biện pháp phòng chống;
- Lập hành lang an toàn, cách ly khu vực hiện trường khỏi các nguồn có
nguy cơ sinh nhiệt, tia lửa điện …. để đề phòng cháy nổ;
- Trong trường hợp SCTD xảy ra với quy mô lớn thì Lãnh đạo kho phải
thông báo cho Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khu vực để huy động
thêm lực lượng cũng như trang thiết bị để chữa cháy kịp thời nếu sự cố cháy nổ
xảy ra.
b. Đối với các sự cố ngoài biển ven bờ, khu vực vịnh Đà Nẵng, các
luồng, tuyến hàng hải…
Khi sự cố xảy ra ngoài khả năng ứng phó của cơ sở, chủ phương tiện và các
đơn vị thực hiện dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu thì cơ sở, chủ phương tiện phải

81
báo cáo ngay cho cơ quan chủ quản, Sở Tài nguyên Và Môi trường để báo cáo
thành phố có biện pháp ứng phó.
Khi nhận được tin báo, căn cứ trên điều kiện thực tế tại hiện trường, UBND
thành phố thành lập Ban chỉ huy hiện trường và chỉ đạo lực lượng Bộ đội biên
phòng, Công an thành phố, Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy và các đơn vị lên
quan đến ngay hiện trường và thực hiện các hoạt động sau:
- Hoạt động trên biển:
+ Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố, Cảnh sát đường thuỷ nội địa tổ
chức thiết lập hành lang bảo vệ, nghiêm cấm tất cả các phương tiện không liên
quan ra, vào khu vực hiện trường để đề phòng phát sinh nguồn nhiệt, tia lửa điện
để đề phòng cháy nổ.
+ Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng (hoặc điều động tàu của Trung tâm Phối
hợp Tìm kiếm Cứu nạn hàng hải) điều tàu có lăng phun để phun nước làm mát
hoặc hoá chất để đề phòng cháy nổ.
+ Các đơn vị có liên quan (Trung tâm Kỹ thuật môi trường) tổ chức tiến
hành đo nồng độ hỗn hợp hơi xăng dầu theo định kì vào báo cáo về UBND/Trưởng
BCH PCTT&TKCN thành phố để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Hoạt động trên bờ:


+ Lực lượng Công an, cảnh sát giao thông tiến hành phong toả hiện trường,
lập hành lang bảo vệ không cho người dân, các phương tiện không thuộc lực lượng
chức năng vào khu vực hiện trường, cách ly các nguồn nhiệt, tia lửa điện khỏi khu
vực hiện trường để đề phòng cháy nổ.
+ Các đơn vị có liên quan (Trung tâm Kỹ thuật môi trường) tổ chức tiến
hành đo nồng độ hỗn hợp hơi xăng dầu theo định kì, báo cáo Ban chỉ huy hiện
trường để có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy điều động lực lượng đến hiện
trường chủ động tham mưu cho Ban chỉ huy hiện trường về công tác phòng cháy,
chữa cháy để đề phòng cháy nổ, trong trường hợp cần thiết tiến hành phun bọt,
hoá chất để đề phòng cháy nổ.

11.2.5. Các hoạt động quản lý, xử lý dầu và rác thải dầu thu hồi
a. Xác định các vị trí có thể lập kết cấu và rác thải dầu thu hồi tại hiện
trường.
Phụ thuộc vào tình huống sự cố, lượng dầu tràn mà có hình thức tập kết phù
hợp.

82
b. Phương án quản lý chất thải tại hiện trường
* Quản lý chất thải khi ƯPSCTD trên biển:
ƯPSCTD để ngăn chặn dầu lan rộng, giảm thiệt hại về kinh tế, môi
trường… dầu thu hồi cần phải được quản lý khi đang xảy ra sự cố cho đến khi kết
thúc sự cố.
Quản lý chất thải khi ƯPSCTD trên biển: Khi đang ứng phó sự cố, dầu thu
gom được chứa tại các boong tàu ứng cứu, nước lẫn dầu và rác lẫn dầu chứa tại
các boong tàu khác nhau tránh sự rò rỉ tràn dầu từ các boong tàu thu gom và được
vận chuyển đến khu vực lưu trữ.
* Quản lý chất thải khi ƯPSCTD trên bờ:
Khống chế tại nguồn dầu tràn tránh trường hợp dầu tràn ra biển, lan rộng
ra ô nhiễm môi trường đất…
Dầu thu gom được lưu trữ tại chỗ (các kho xăng dầu) hoặc vận chuyển đến
vị trí lưu trữ dầu.
Khi vận chuyển dầu thu gom không cho dầu rơi vãi gây ô nhiễm môi trường.
* Quản lý chất thải tại khu vực lưu trữ dầu:
Nước lẫn dầu, rác nhiễm dầu, vật liệu ứng cứu nhiễm dầu, đất nhiễm dầu
được lưu trữ riêng biệt. Hầm chứa dầu được xây dựng bằng bê tông tránh dầu
nhiễm vào môi trường đất, môi trường nước ngầm và được che chắn không cho
nước mưa tràn vào.
Rác nhiễm dầu, vật liệu nhiễm dầu được chứa tại nơi khô ráo, được che
chắn không cho nước mưa tràn vào.
c. Phân loại và xử lý chất thải nhiễm dầu thu hồi
Phân loại: Khi thực hiện công tác ứng phó sự cố tại hiện trường, dầu thu
gom được phân loại tại chỗ riêng biệt:
+ Nước lẫn dầu;
+ Đất nhiễm dầu, rác nhiễm dầu, vật liệu nhiễm dầu;
Xử lý chất thải nhiễm dầu thu hồi: Sau khi phân loại dầu thu gom được vận
chuyển đến nơi lưu trữ hoặc đến khu vực xử lý;
+ Nước lẫn dầu được thực hiện theo công nghệ tách nước và dầu cặn;
+ Rác nhiễm dầu, vật liệu ứng cứu nhiễm dầu, đất nhiễm dầu, và dầu cặn
sau khi tách được xử lý đốt (có thể đốt tại Khu lò đốt thuộc Trung tâm ứng phó
sự cố tràn dầu Miền Trung hoặc các cơ sở khác có đủ điều kiện) đảm bảo các tiêu
chuẩn Việt Nam hiện hành.

83
Hình 22. Quy trình phân loại và xử lý chất thải nhiễm dầu thu hồi

11.2.6. Các hoạt động đánh giá môi trường


Trước sự phát triể n kinh tế kèm theo ngày càng nhiề u sự cố môi trường do
tràn dầ u làm ô nhiễm môi trường nghiêm tro ̣ng, SCTD gây ô nhiễm môi trường
(đất, nước...), ngoài thiệt hại kinh tế và môi trường trực tiếp như gây đình đốn sản
xuất, ô nhiễm môi trường có thể để lại hậu quả lâu dài về môi trường sinh thái và
kinh tế (nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch, dịch vụ...) cũng như sức khoẻ cộng đồng.
Để xác định những thiệt hại về môi trường do SCTD gây ra, Sở TN&MT
kết hợp với Sở Tài chính và các ngành liên quan thực hiện các hoạt động đánh giá
mức độ ảnh hưởng và thiệt hại khi có SCTD xảy ra như sau:
- Đánh giá tác động môi trường nước tại khu vực xảy ra sự cố;
- Đánh giá môi trường đất;
- Đánh giá môi trường sinh thái (động vật, thực vật…);
- Điều tra, đánh giá thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản
của người dân tại khu vực xảy ra sự cố;
- Đưa ra các giải pháp giảm thiểu tác động và hạn chế ảnh hưởng đến môi
trường.

Hoạt động đánh giá môi trường

84
Môi trường Môi trường Môi trường Điều tra, đánh giá thiệt hại
nước đất sinh thái cho các ngành kinh tế như: Du
lịch; Nông nghiệp; Bồi hoàn;
Hình 23. Quy trình đánh giá môi trường

Hình 23. Quy trình Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

11.2.7. Các hoạt động phương tiện truyền thông đại chúng
Sở TN&MT vừa làm nhiệm vụ là đầu mối ứng phó trực tiếp đồng thời đảm
nhận các hoạt động phương tiện truyền thông đại chúng như sau:
- Thông tin với các phương tiện liên lạc như điện thoại, fax đảm bảo việc
truyền thông với các bên có liên quan như là một đầu mối của việc triển khai ứng
phó và hỗ trợ hậu cần;
- Lãnh đạo Sở sẽ trực tiếp chuyển những thông tin trên tới các bên có liên
quan và báo cáo đến cấp ứng phó gián tiếp;
- Trong hoạt động ƯPSCTD được sự ủy quyền của cấp ứng phó gián tiếp
(Lãnh đạo UBND thành phố), Sở TN&MT cung cấp thông tin cho báo chí về công
tác ứng cứu SCTD.

11.3. CÁC THỦ TỤC TÀI CHÍNH VÀ HÀNH CHÍNH


Khi sự cố tràn dầu xảy ra, để khắc phục hậu quả cần phải huy động một
khối lượng lớn các phương tiện, trang thiết bị và nhân lực để phục vụ ứng phó.
Bên cạnh đó, SCTD cũng gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.
Để khắc phục hậu quả và xác định bồi thường thiệt hại về kinh tế, phục hồi
môi trường sau sự cố, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư trong khu
vực bị ảnh hưởng và xác định trách nhiệm, giá trị bồi thường đối với bên gây ra
sự cố cần phải tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của Việt
Nam và Điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Các đơn vị tham gia khắc phục sự cố phải xây dựng và cung cấp cho các
bên có liên quan các hồ sơ hành chính, tài chính một cách rõ ràng minh bạch theo
quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia.

85
Khi xác định mức độ và giá trị đền bù thiệt hại, các đơn vị có liên quan phải
xây dựng hồ sơ hành chính, tài chính một cách rõ ràng minh bạch theo quy định
của pháp luật Việt Nam và Điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Các thủ tục hành chính, tài chính liên quan phục vụ công tác khắc phục sự
cố tràn dầu có thể kể đến:
- Chi phí cho đơn vị ứng cứu trực tiếp (lực lượng, trang thiết bị ứng cứu);
- Chi phí các cán bộ, người dân và các bên liên quan tham gia ứng cứu
SCTD;
- Chi phí đánh giá tác động môi trường sau sự cố;
- Chi phí điều tra, xác định nguyên nhân gây ra sự cố tràn dầu;
- Chi phí thu thập, kiểm tra, đánh giá xác định mức độ thiệt hại, mức độ
bồi thường về kinh tế, môi trường, an toàn sức khoẻ cho cộng đồng dân cư do sự
cố gây ra.

11.4. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO HẬU CẦN


11.4.1. Công tác bảo đảm thông tin liên lạc
- Thành lập Trung tâm thông tin ngay tại hiện trường để tiếp nhận và xử
lý thông tin;
- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị liên quan (Các nhà
mạng điện thoại) đảm bảo thông tin phục vụ công tác khắc phục sự cố;
- Các thông tin trong quá trình tác nghiệp khắc phục sự cố phải được đảm
bảo bí mật;
- Ngưng tất cả các thông tin, liên lạc không liên quan, phục vụ công tác
khắc phục sự cố;
- Các thông tin, chỉ đạo, báo cáo … được chuyển đến người có trách
nhiệm trong thời gian ngắn nhất.

11.4.2. Công tác bảo đảm phương tiện, trang thiết bị, nhân lực và các
thiết bị vật tư khác
- Các đơn vị có liên quan (Các kho, cảng, cơ sở xăng dầu, các đơn vị cung
ứng dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu) khi được huy động, trong thời gian sớm nhất
phải tập kết các phương tiện, trang thiết bị, nhân lực và các thiết bị vật tư cần thiết
khác đến điểm tập kết mà UBND/Trưởng BCH PCTT&TKCN thành phố huy
động.
- Đảm bảo công tác đào tạo nhân lực, nâng cao trình độ ứng cứu.
- Các đơn vị có liên quan (Các kho, cảng, cơ sở xăng dầu, các đơn vị cung
ứng dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu) tham gia trực tiếp ứng cứu, cơ quan quản lý

86
nhà nước thường xuyên kiểm tra các phương tiện, trang thiết bị luôn trong tình
trạng tốt nhất để sẵn sàng trong việc ứng phó sự cố.

11.4.3. Công tác bảo đảm lương thực, thực phẩm


SCTD xảy ra với mức độ cao, ứng cứu trong thời gian dài và đặc biệt khi
sự cố xảy ra ở xa khu dân cư nên cần phải đảm bảo lương thực thực phẩm, cụ thể:
- Lực lượng khi đang ứng cứu;
- Lực lượng túc trực tại vị trí xảy ra sự cố.

11.4.4. Công tác bảo đảm sức khỏe và an toàn tại hiện trường
Ứng cứu SCTD tại hiện trường cần phải đảm bảo sức khỏe và an toàn cho
lực lượng ứng cứu:
- Trang bị bảo hộ lao động cho lực lượng ứng cứu tiếp xúc với dầu;
- Kiểm tra định kỳ sức khỏe cho lực lượng;
- Phân luồng cho các phương tiện thủy, bảo vệ hiện trường;
- Phòng chống cháy nổ khi đang ứng cứu;
- Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan (Cấp cứu 113, các bệnh viện trên địa
bàn thành phố) cử nhân lực và trang thiết bị túc trực tại hiện trường sự cố
để xử lý các vấn đề liên quan, đảm bảo sức khoẻ, an toàn tính mạng cho lực
lượng ứng cứu.

11.4.5. Công tác bảo đảm an ninh - trật tự


Để kiểm soát dầu tràn và ứng cứu hiệu quả cần phải đảm bảo an ninh, trật
tự tại vị trí xảy ra sự cố, các đơn vị liên quan đều có nhiệm vụ riêng trong việc
ứng cứu SCTD:
- Bộ đội biên phòng, cảnh sát giao thông đường thủy phân luồng giao
thông thủy, đảm bảo an ninh, trật tự.
- Cảnh sát giao thông đảm bảo phân luồng giao thông trên bộ.
-Bộ chỉ huy Quân sự phối hợp Công an thành phố, Công an quận/ huyện,
xã/phường đảm bảo an ninh tại khu vực, thông báo, ngăn chặn người dân đến khu
vực xảy ra sự cố.

87
CHƯƠNG 12: QUY TRÌNH KIỂM SOÁT SỰ CỐ
VÀ KẾT THÚC CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ

Sở TN&MT chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố
triển khai thực hiện công tác ƯPSCTD. Trong quá trình ứng cứu, Chi cục Biển và
Hải đảo là cơ quan thường trực của Sở TN&MT có nhiệm vụ theo dõi, thực hiện
và kiểm soát sự cố từ lúc triển khai đến khi kết thúc các hoạt động ứng phó.
12.1. KIỂM SOÁT SỰ CỐ VÀ KẾT THÚC CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG
PHÓ
- Xác định chính xác vị trí xảy ra sự cố.
- Xác định vị trí nguồn dầu tràn, thực hiện ngăn chặn kịp thời lượng dầu
tràn.
- Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của dầu tràn.
- Điều phối lực lượng ứng cứu (Lực lượng của thành phố; Các cơ sở xăng
dầu; Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng…) thu gom dầu tràn.
- Trực ứng cứu tại hiện trường để phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra.
- Báo cáo thường xuyên công tác ứng cứu SCTD đến Sở TN&MT, UBND
thành phố.
- Đối với sự cố va đâm, chủ phương tiện thực hiện theo yêu cầu của Sở
TN&MT trong quá trình xảy ra sự cố (bơm hút dầu sang các phương tiện khác).
- Kiểm soát hướng di chuyển dầu tràn ra khỏi khu vực có ảnh hưởng lớn
đến môi trường và hệ sinh thái (rạn san hô, thảm cỏ biển…) và các khu vực có
các hoạt động kinh tế phát triển.
- Hoạt động ứng phó kết thúc khi thu gom toàn bộ lượng dầu trên biển,
đồng thời ngăn chặn tuyệt đối vị trí nguồn dầu tràn.
- Đánh giá thiệt hại về môi trường sau sự cố, vệ sinh làm sạch môi trường.
- Xem xét chi phí xử lý sự cố và thực hiện công tác đền bù và xử lý theo
pháp luật.

88
12.2. QUY TRÌNH KIỂM SOÁT SỰ CỐ VÀ KẾT THÚC HOẠT
ĐỘNG ỨNG PHÓ

Người dân, sở, ban, ngành, địa


phương, UBND tỉnh lân cận, Phát hiện sự cố

Sở TN&MT, BĐBP, BCH Tiếp nhận thông tin


PCTT&TKCN…

UBND Thành phố Đánh giá tình hình và


quyết định ứng phó

Thông báo cho các cơ quan


chức năng có liên quan

UBND thành phố, UBND


Huy động nguồn lực và
quận, BĐBP, …
Triển khai phương án ứng phó

Đánh giá
Sở TN&MT Hiệu quả ứng phó

Giám sát môi trường

Sở TN&MT, Các sở, Xác định thiệt hại


Kết thúc ứng phó
ban, ngành liên quan

Bồi thường thiệt hại

Hình 24. Quy trình kiểm soát và kết thúc sự cố

89
CHƯƠNG 13: CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI TỪ SỰ CỐ TRÀN DẦU

13.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
13.1.1. Các văn bản pháp luật quy định tại Việt Nam
- Nghị định số 03/2015/NĐCP ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ
Quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;
- Các tiêu chuẩn/Quy chuẩn môi trường để đánh giá mức độ ô nhiễm đối
với môi trường (không khí, đất, nước) trong các sự cố tràn dầu, cũng như vận
dụng các tiêu chuẩn môi trường này để đánh giá mức độ hồi phục môi trường sau
sự cố tràn dầu.
13.1.2. Các văn bản quốc tế mà Việt Nam tham gia
Do tính chất của sự cố tràn dầu là phạm vi ảnh hưởng rộng và đối tượng
gây ra sự cố có thể là các tổ chức hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam, vì vậy ngoài
các văn bản pháp luật do Việt Nam quy định, việc xác định thiệt hại và bồi thường
thiệt hại từ sự cố tràn dầu còn tuân thủ một số điều ước quốc tế về môi trường mà
Việt Nam tham gia như sau:
- Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển gây ra (5/1991);
- Công ước đa dạng sinh học (5/1993);
- Công ước liên hiệp quốc 1982 về Luật biển (UNCLOS);
- Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (MARPOL 73/78);
- Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất do ô nhiễm dầu
1992 (CLC 92);
- Công ước COLREG về các quy tắc quốc tế phòng tránh đâm va trên biển
1972;
- Công ước BASEL về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất độc
hại và loại bỏ chúng 1989;
- Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu
nhiên liệu từ tàu (công ước Bunker 2001).
13.2. NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG
1. Tất cả các tổ chức và cá nhân quốc tịch Việt Nam, nước ngoài hay liên
doanh giữa Việt Nam với nước ngoài gây ô nhiễm môi trường do SCTD, đều phải
bồi thường các thiệt hại về môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở pháp lý cơ bản để đòi bồi thường thiệt hại về môi trường gây ra do
SCTD là Luật Bảo vệ Môi trường, các văn bản pháp luật khác và Điều ước quốc
90
tế mà Việt Nam tham gia có liên quan. Thẩm quyền xem xét, giải quyết các tranh
chấp thuộc Toà án Việt Nam.
3. Việc giải quyết bồi thường thiệt hại cần tiến hành khẩn trương, chặt chẽ.
Quá trình khiếu nại đòi bồi thường các thiệt hại về môi trường có thể đòi hỏi tới
tư vấn của cơ quan chuyên môn về pháp luật, đôi khi cần đến cả tư vấn về pháp
luật của quốc tế trong các trường hợp bên gây sự cố là pháp nhân nước ngoài.
4. Trước khi tiến hành hoạt động đòi bồi thường cần trao đổi với Cục Bảo
vệ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường để có được các hướng dẫn cần thiết.
5. SCTD thường gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường, do vậy chi phí
bồi thường cho các thiệt hại về môi trường rất lớn, thường vượt quá khả năng của
chủ phương tiện gây ra sự cố. Để có thể trả được số tiền bồi thường thiệt hại này,
các chủ phương tiện thường tham gia bảo hiểm quốc gia hoặc quốc tế theo quy
định của pháp luật, cho nên về nguyên tắc, thiệt hại về môi trường có thể được
hoàn trả thông qua các quỹ bảo hiểm.
Số tiền hoàn trả sẽ được tính cho những khoản như sau:
- Chi phí cho ứng cứu sự cố, như ngăn dầu, san dầu, xử lý dầu cặn, làm
sạch môi trường v.v…
- Bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản
xuất kinh doanh như: hoạt động du lich, dịch vụ, nông nghiệp... bị thiệt hại trực
tiếp do sự cố xảy ra.
- Bồi thường cho việc phục hồi môi trường bị suy thoái hoặc bị hủy hoại do
ô nhiễm;
- Chi phí cho công tác điều tra, khảo sát, lập căn cứ để đánh giá thiệt hại về
kinh tế và môi trường.
13.3. THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ PHÁP LÝ ĐÒI BỒI THƯỜNG
UBND thành phố chủ trì, chỉ đa ̣o cơ quan liên quan và chủ cơ sở gây ra
SCTD thực hiện việc đánh giá, xác định thiệt hại và giải quyết bồi thường thiệt
hại. Trường hợp SCTD đặc biệt nghiêm trọng, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu
nạn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố, cơ
quan liên quan và chủ cơ sở gây ra SCTD thực hiện việc đánh giá, xác định thiệt
hại và yêu cầu chủ cơ sở giải quyết bồi thường thiệt hại; trường hợp đặc biệt, kiến
nghị thành lập Hội đồng thẩm định cấp nhà nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định. Để đảm bảo nguyên tắc bồi thường, thủ tục và hồ sơ pháp lý
đòi bồi thường cần đảm bảo các công đoạn sau:
13.3.1. Thủ tục xác định bồi thường
1. Cơ quan quản lý môi trường của địa phương cần phối hợp với các cơ
quan chức năng của Trung ương đóng tại địa phương (như cảng vụ, dầu khí, bảo
hiểm…) và các cơ quan liên quan của địa phương, nhanh chóng xây dựng và thu
thập toàn bộ hồ sơ, mẫu vật liên quan và các khiếu nại của các cấp và nhân dân
91
địa phương về ảnh hưởng của sự cố (ngày giờ xảy ra sự cố, địa điểm, số lượng
dầu thoát ra, loại dầu, vùng dầu loang tới, mô tả về quy mô v.v…).
2. Tiến hành lập biên bản tại hiện trường giữa một bên là đại diện pháp
nhân gây ra sự cố, một bên là đại diện pháp nhân bị thiệt hại là cơ quan quản lý
môi trường của địa phương (Sở TN&MT) nhằm ghi nhận chứng cứ ban đầu về sự
cố, đặc biệt cần thu thập các thông tin cần thiết như: Tên, địa chỉ, số điện thoại,
số Fax của cá nhân hay pháp nhân gây sự cố; thời gian và địa điểm xảy ra sự cố;
lý do và tính chất của sự cố; lượng dầu và loại dầu thoát ra môi trường; tên và
quốc tịch của phương tiện và người điều khiển phương tiện (nếu là tàu, giàn
khoan); và các thiệt hại ban đầu có thể thấy được (chết người, cháy nổ…).
3. Thu thập toàn bộ thông tin về chủ phương tiện gây ra sự cố (thuộc tổ
chức, cá nhân nào, quốc tịch, nhật ký công tác, tham gia công ước hoặc bảo hiểm
gì, hồ sơ hàng hoá, về số lượng dầu có trong tàu, biên bản về sự cố có chữ ký của
chủ phương tiện, đại diện cảng vụ (nếu là sự cố đắm tàu) và đại diện của địa
phương, các biên bản quy trách nhiệm dân sự của các bên gây ô nhiễm…).
4. Tổ chức ngay các nhóm chuyên gia khoa học để khảo sát tại hiện trường
nhằm thu thập số liệu, chứng cứ khoa học và thông tin về ô nhiễm; đánh giá mức
độ, quy mô ô nhiễm, sự thiệt hại, suy giảm về môi trường, sinh thái; thiệt hại về
kinh tế của các tổ chức và cá nhân trong hiện tại và trong tương lai, ví dụ như các
thiệt hại trong môi trường nuôi trồng thuỷ sản, khai thác muối, đánh bắt tự nhiên
v.v... Các thông tin về môi trường này phải mang tính trung thực và có cơ sở khoa
học, cần thể hiện dưới dạng một báo cáo hoàn chỉnh, có các sơ đồ, số liệu, mẫu
vật, các kết quả phân tích cụ thể, các phim ảnh minh hoạ đi kèm.
5. Sau khi có được các loại hình thông tin cần thiết, cần xây dựng đơn khiếu
nại và hồ sơ đi kèm. Trong việc chuẩn bị và xây dựng các hồ sơ khiếu nại đòi bồi
thường, ngoài các cơ quan chuyên môn pháp lý liên quan có thể trao đổi, phối hợp
với Cục Bảo vệ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường để có được các hướng
dẫn cần thiết, đặc biệt, trong trường hợp bên gây thiệt hại là tổ chức, cá nhân nước
ngoài.
13.3.2. Hồ sơ pháp lý đòi bồi thường
Hồ sơ bao gồm các mục sau:
- Tên và địa chỉ của bên pháp nhân đòi bồi thường;
- Tên và địa chỉ của phương tiện và chủ phương tiện gây sự cố;
- Thời gian và địa điểm xảy ra sự cố;
- Xác định các nguồn lực đã được huy động tham gia vào ứng cứu (số ngày
công, số trang thiết bị, kỹ thuật, phương tiện...);
- Loại dầu, số lượng dầu, phạm vi bị ảnh hưởng;

92
- Các bằng chứng về dầu (mẫu dầu nguyên thuỷ, mẫu dầu vớt được, mẫu
nước có dầu, mẫu bùn v.v...), các kết luận phân tích về thành phần hoá học dầu và
mẫu nước, mẫu bùn chứa dầu, hoặc về mô tả của vệt dầu loang;
- Các bằng chứng và các kết luận về sự suy giảm môi trường (suy giảm
năng suất sinh học sơ cấp, mẫu động thực vật bị chết hoặc bị ngấm dầu, đang
chết);
- Mô tả tóm tắt về diễn biến, các công việc đã thực hiện để ứng phó, các
thiệt hại về tài sản...
13.4. CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THỐNG KÊ THIỆT HẠI TỪ SỰ CỐ CỦA
ĐƠN VỊ
SCTD xảy ra ảnh hưởng đến môi trường, thiệt hại về kinh tế rất lớn. Do đó
để lập thủ tục, hồ sơ pháp lý để bồi thường phải có tổ chức, cơ quan chuyên ngành
thực hiện thống kê thiệt hại từ sự cố như sau:
- Sở TN&MT là cơ quan tham mưu thực hiện phương án ứng cứu SCTD
đồng thời có trách nhiệm thống kê thiệt hại về môi trường (ô nhiễm môi trường
nước, đất, động thực vật, hệ sinh thái…)
- UBND các quận/huyện, xã/phường thống kê thiệt hại về sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản của nhân dân tại khu vực do ảnh hưởng của SCTD.
- Phòng cảnh sát PCCC, Phòng cảnh sát giao thông thống kê thiệt hại về tài
sản, tính mạng của con người…
- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thống kê về thiệt hại đối với các cơ sở
kinh doanh dịch vụ, du lịch
- Sau khi có những báo cáo tổng hợp về thiệt hại của các đơn vị liên quan,
Sở TN&MT có trách nhiệm tổng hợp và chủ trì việc đánh giá thiệt hại về môi
trường và tài nguyên nói chung. Đồng thời phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn
việc kê khai, tổng hợp chi phí các lực lượng tham gia ứng cứu và yêu cầu tổ chức,
cá nhân gây ra hậu quả có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

93
CHƯƠNG 14: ĐÀO TẠO, DIỄN TẬP
14.1. ĐÀO TẠO/TẬP HUẤN
Trên cơ sở Kế hoạch ƯPSCTD được phê duyệt, UBND thành phố Đà Nẵng
giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, diễn
tập ƯPSCTD. Hàng năm, Sở TN&MT xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn,
diễn tập nhằm nâng cao khả năng phối hợp, chỉ đạo, kỹ thuật ứng phó; kiểm tra
trang thiết bị, vật tư và nhân lực ƯPSCTD của thành phố.
14.1.1. Mục đích
- Tăng cường khả năng chỉ đạo, điều hành trong công tác ứng phó sự cố
tràn dầu của UBND thành phố và các cơ quan chức năng liên quan;
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, các lực lượng liên quan,
các kho cảng/cảng xăng dầu trong ứng phó sự cố tràn dầu;
- Tăng cường kỹ năng, khả năng cơ động, chủ động, chuyên nghiệp, sẵn sàng
ứng phó, xử lý nhanh và hiệu quả trong ứng phó sự cố tràn dầu cho các lực lượng
tham gia ứng cứu.
14.1.2. Đối tượng
- Lực lượng ứng phó gián tiếp: UBND thành phố, Sở TN&MT, Đội trưởng
đội ƯPSCTD, lãnh đạo các cơ sở, lãnh đạo các cơ quan có liên quan đến công tác
ƯPSCTD,...
- Lực lượng trực tiếp tham gia ứng phó: các lực lượng thuộc cấp ứng phó
trực tiếp thuộc các đơn vị gồm Bộ chỉ huy quân sự thành phố, Bộ đội biên phòng
thành phố, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, đội ƯPSCTD cơ sở, Công ty Cổ phần
Môi trường Đô thị Đà Nẵng, dân quân cấp quận/huyện, xã/phường, thanh niên
xung kích, dân cư vùng ven biển.
14.1.3. Nội dung tập huấn
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về
công tác ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu;
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về nguy cơ và tác hại của sự cố tràn dầu,
nguy hiểm cháy, nổ của xăng, dầu;
- Phương pháp, quy trình và kỹ thuật ứng phó sự cố tràn dầu;
- Quy trình xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở.
14.1.4. Phương pháp tổ chức tập huấn
- Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với Trung tâm ƯPSCTD miền Trung, Ủy
ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và các cơ quan, tổ chức được phép đào tạo về
ƯPSCTD, tổ chức các lớp tập huấn.

94
- Các cơ sở có thể gửi lực lượng thuộc đơn vị mình tham gia các lớp tập
huấn do Trung tâm ƯPSCTD miền Trung, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và
các cơ quan, tổ chức được phép đào tạo về ƯPSCTD tổ chức.
- Sở TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập
huấn tại các địa bàn ven biển và các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh có nguy
cơ xảy ra SCTD.
14.1.5. Những địa điểm, địa chỉ có thể gửi đi đào tạo/tập huấn
- Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn: là tổ chức phối hợp liên ngành, có
chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tổ chức phối hợp thực hiện công
tác tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cả nước và hợp tác khu vực, quốc tế; Trực
tiếp chỉ đạo Ban chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn của các Bộ, ngành, địa phương và các
đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn theo quy
định của pháp luật.
- Trung tâm Ứng phó Sự cố tràn dầu miền Trung: là đơn vị trực thuộc Ủy
ban Quốc gia tìm cứu nạn, phụ trách khu vực miền Trung từ tỉnh Quảng Trị đến
Bình Thuận.
- Các cơ quan, tổ chức khác được phép đào tạo về ƯPSCTD.
14.2. DIỄN TẬP
14.2.1. Kịch bản diễn tập
Căn cứ vào các nguồn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra SCTD, diễn tập ƯPSCTD
cấp thành phố sẽ lần lược tổ chức đối với 03 tình huống đã được xác định gồm:
Tràn dầu trên biển
Tràn dầu ven biển, ven bờ
Tràn dầu trên bờ
Căn cứ vào điều kiện thực tế, và năng lực ứng phó của địa phương, Đà
Nẵng không có khả năng ứng phó đối với sự cố tràn dầu trên biển mà tập trung
vào xây dựng và tổ chức diễn tập đối với hai nguồn tiềm ẩn:
Tràn dầu ven biển, ven bờ
Tràn dầu trên bờ
Căn cứ vào tình hình thực tế và quá trình diễn tập của các năm trước, hằng
năm Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và
kịch bản khung diễn tập ƯPSCTD cấp thành phố. Kế hoạch sau khi xây dựng phải
tiến hành lấy ý kiến các bên liên quan, trình UBND thành phố phê duyệt.
Sau khi UBND thành phố ban hành Kế hoạch diễn tập, căn cứ vào nhiệm
vụ được giao và kịch bản khung, các đơn vị liên quan xây dựng kịch bản chi tiết
nhiệm vụ đơn vị mình và gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường. Sở chịu trách
nhiệm tổng hợp, xây dựng kế hoạch và kịch bản chi tiết diễn tập.

95
Thành phố Đà Nẵng đã tổ chức xây dựng kịch bản và tổ chức tiến hành diễn
tập Ứng phó Sự cố tràn dầu vào năm 2015 và năm 2016.
Kịch bản Diễn tập Ứng phó Sự cố Tràn dầu thành phố Đà Nẵng năm 2015
được thể hiện tại phụ Lục 7.
Kịch bản Diễn tập Ứng phó Sự cố Tràn dầu thành phố Đà Nẵng năm 2016
được thể hiện tại phụ Lục 8.
Riêng diễn tập công tác Phòng chống cháy nổ trong sự cố tràn dầu được
lồng ghép vào các tình huống diễn tập khác, không tổ chức riêng.
14.2.2. Tổ chức, triển khai diễn tập
a. Thời gian: vào tuần đầu tiên của tháng 6 hằng năm
b. Chỉ đạo diễn tập: Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
c. Lực lượng nòng cốt:
Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Công an thành phố, Cảnh sát
Phòng cháy và Chữa cháy thành phố, Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, Cảng vụ
Hàng hải Đà Nẵng, Sở Y tế, Trung tâm Quốc gia Ứng phó sự cố tràn dầu miền
Trung, UBND quận/huyện, Công ty Cổ phần đóng tàu Bảo Duy, các kho xăng/dầu
trên địa bàn thành phố và các lực lượng liên quan khác.
d. Yêu cầu:
Các hoạt động của đợt diễn tập phải sát với thực tế, đảm bảo tăng cường
được năng lực cho các đơn vị liên quan trong công tác chỉ đạo, điều hành, phối
hợp và kỹ năng ứng cứu sự cố phù hợp với điều kiện trang thiết bị và con người
của thành phố, cụ thể:
- Quá trình liên lạc, trao đổi thông tin, chỉ đạo, thông báo phải thực hiện
thông suốt;
- Các đơn vị tham gia tuyệt đối tuân thủ sự điều động, chỉ đạo của Chỉ huy
hiện trường, đồng thời chủ động trong việc triển khai các nội dung được phân
công của đơn vị mình;
- Đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng của các lực lượng tham gia diễn
tập;
- Cuộc diễn tập phải được diễn ra theo đúng kế hoạch bất kể điều kiện thời
tiết trừ những trường hợp thiên tai bất khả kháng;
- Các đơn vị cần thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng các nhiệm vụ
của đơn vị mình theo kế hoạch và kịch bản, thời gian cho mỗi hành động phải xác
định chính xác làm cơ sở cho việc xây dựng các phương án ứng phó trong thực tế
cũng như đề ra giải pháp rút ngắn thời gian cho từng hành động;

96
- Quá trình thu gom phải thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật đối với thu
gom dầu tràn, đặc biệt quản lý nguồn nhiệt, nguồn lửa đảm bảo an toàn về cháy
nổ.

97
CHƯƠNG 15: QUẢN LÝ, TRIỂN KHAI, CẬP
NHẬT VÀ PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH
15.1. QUẢN LÝ, TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
Sau khi Kế hoạch được Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn ra quyết định
phê duyệt, UBND thành phố ra các quyết định phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng cơ quan, ban, ngành có liên quan nhằm đảm bảo các đơn vị liên quan nắm
rõ nhiệm vụ trong công tác NN&ƯPSCTD; tăng cường đầu tư trang thiết bị, huấn
huyện lực lượng đảm bảo đủ nguồn lực thực hiện kế hoạch.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên
quan tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện của các đơn vị.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các đơn vị liên quan phản ánh
UBND thành phố thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi
trường tổng hợp báo cáo UBND thành phố xem xét.
Tiến độ triển khai thực hiện một số nội dung chính của kế hoạch:
Thời gian Thời gian
Stt Nội dung Đơn vị thực hiện
thực hiện hoàn thành
Phổ biến kế hoạch đến các
01 cơ quan, đơn vị có liên 2016 2016 Sở TN&MT
quan
Đào tạo đội ngũ lực lượng
Bắt đầu từ Sở TN&MT và các
02 nòng cốt thực hiện ứng Hàng năm
2016 đơn vị liên quan
cứu
Xây dựng bản đồ nhạy
03 2016 2017 Sở TN&MT
cảm đường bờ
Xây dựng các bản đồ,
hướng di chuyển của dầu
04 tràn theo các kịch bản làm 2016 2017 Sở TN&MT
cơ sở cho việc tổ chức ứng
phó
Xây dựng CSDL về điều
kiện tự nhiên, đặc điểm
05 đường bờ, khí hậu, hải 2016 2017 Sở TN&MT
văn, điều kiện địa động lực
biển đặc điểm dầu
Sở TN&MT, Sở
Mua sắm trang thiết bị Bắt đầu từ Tài chính, BCH
06 Hằng năm
phục vụ ứng cứu 2016 BĐBP, Cảnh sát
PCCC

98
15.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
15.2.1. Thuận lợi
Tràn dầu là một sự cố môi trường gây ra nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng. Vì vậy vấn đề này được UBND thành phố, các cấp, các ngành và các cơ sở
sản xuất kinh doanh quan tâm.
Kế hoạch ƯPSCTD được xây dựng với phương châm nâng cao nhận thức
của các ngành, các địa phương trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các cơ sở có
nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu cao phải được cập nhật thường xuyên kiến thức, kỹ
năng sử dụng trang thiết bị ứng cứu.
15.2.2. Khó khăn
Ứng phó sự cố đòi hỏi sự huy động, phối hợp lực lượng từ nhiều cơ sở, đơn
vị khác nhau trong trường hợp xảy ra sự cố. Việc chỉ huy lực lượng ứng cứu đạt
hiệu quả là một trong những khó khăn lớn, đặc biệt trong trường hợp lực lượng
ứng cứu là lực lượng không chuyên nghiệp, chưa qua huấn luyện, đào tạo kỹ năng
ƯPSCTD.
Bên cạnh đó, tính đến thời điểm này, các phương tiện cần thiết được sử
dụng trong quá trình ứng phó hầu như là không có.
15.2.3. Các đơn vị thực hiện
- Sở TN&MT là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm xây dựng và tham mưu
giúp UBND thành phố chỉ đạo các hoạt động ứng phó khi có sự cố xảy ra;
- Bộ đội biên phòng, Bộ chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng: là lực lượng
nòng cốt tham gia ứng phó trực tiếp khi có sự cố xảy ra;
- Công an thành phố: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát giao thông đường thủy,
Phòng cảnh sát môi trường;
- Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy;
- Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
- Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố;
- Các sở, ban ngành liên quan: Sở Thông tin Truyền thông; Tài chính; Y tế;
Khoa học và Công nghệ, Du lịch…
- Các cơ sở xăng dầu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- UBND các quận, huyện, phường, xã.
15.2.4. Đơn vị hỗ trợ
- Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Trung;
- Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn;

99
- Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải khu vực II.
15.3. CẬP NHẬT KẾ HOẠCH
Định kỳ hằng năm, UBND thành phố Đà Nẵng giao Sở Tài nguyên và Môi
trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan căn cứ vào
tình hình thực tế, các khu vực, nguy cơ tiềm ẩn xảy ra sự cố tràn dầu tiến hành tổ
chức Diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu cấp thành phố theo các kịch bản trong kế
hoạch và tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các
cơ sở để từ đó có cơ sở để tiến hành đánh giá việc thực hiện, phát triển kế hoạch,
định hướng trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu, tiến hành rà soát, cập nhật và
bổ sung Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu thành phố Đà Nẵng.
Các nội dung, thông tin cần được cập nhật vào Kế hoạch gồm:
- Tình hình các sự cố tràn dầu xảy ra trong khu vực và trên thế giới; công
nghệ, biện pháp ứng phó, khắc phục và những kinh nghiệm học tập được từ những
sự cố đó;
- Kinh nghiệm ứng phó thực tế của thành phố trong những sự cố gần nhất;
- Bổ sung, chỉnh sửa sơ đồ thông báo, báo động trong trường hợp sơ đồ
hiện hữu không phát huy hiệu quả trong suốt thời gian ứng cứu;
- Cập nhật các phương tiện thông tin liên lạc mới giúp nâng cao hiệu quả
trao đổi thông tin;
- Sửa đổi quy trình huy động nhân lực, thiết bị trong trường hợp quy trình
hiện hữu chậm, dẫn đến không huy động kịp thời cho quá trình ứng cứu;
- Bổ sung/thay đổi chương trình đào tạo, hướng dẫn làm sạch đường bờ
và biện pháp sử dụng trang thiết bị khi cần thiết;
- Cập nhật kinh nghiệm xác định thời điểm kết thúc hoạt động làm sạch
đường bờ vào quy trình đào tạo chỉ huy hiện trường và đội trưởng đội ứng phó sự
cố;
- Cập nhật kinh nghiệm xác định thiệt hại và đòi bồi thường từ các chuyên
gia;
- Thông tin về thay đổi cơ cấu tổ chức nhân sự, thông tin liên lạc … của
tất cả những người liên quan đến KHƯPSCTD thành phố Đà Nẵng, chiến lược
ứng cứu. Các thông tin này đóng vai trò tối quan trọng trong công tác ƯPSCTD,
vì vậy tối thiểu mỗi năm một lần;
- Các thông tin, chỉ đạo từ các cấp lãnh đạo;
- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương;
- Thay đổi về địa hình đường bờ… thay đổi về nguồn lực tham gia
ƯPSCTD của thành phố và trung tâm ƯPSCTD miền Trung;
- Thông tin về chủng loại và số lượng trang thiết bị xử lý sự cố;
- Các điều kiện, dữ liệu môi trường đo đạc được hằng năm…
100
15.4. PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH
Bên cạnh việc cập nhật để dần hoàn thiện, tùy theo định hướng trong tương
lai, Kế hoạch ƯPSCTD thành phố Đà Nẵng có thể phát triển theo các phương
hướng sau:
- Kết hợp với Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, Kế hoạch
tìm kiếm cứu nạn… để tạo thành kế hoạch ứng cứu sự cố chung;
- Sử dụng các công nghệ làm sạch tiên tiến, phát triển công nghệ, vật liệu
phục vụ ứng phó tràn dầu phù hợp với điều kiện của địa phương;
- Đầu tư, mở rộng năng lực ứng phó sự cố để phát triển dịch vụ ứng phó
sự cố tràn dầu cho các doanh nghiệp dầu khí trên địa bàn.

101
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Website UBND thành phố Đà Nẵng www.danang.gov.vn.


2. Đặc điểm khí tượng thủy văn phục vụ du lịch tp. Đà Nẵng, 2003.
3. Lê Vũ Khôi, Võ Văn Phú, Nguyễn Đình Lâm (2011), Danh lục và ý
nghĩa bảo tồn nguồn gen quí hiếm các loài thú ở Khu bảo tồn thiên nhiên
Bà Nà, Tạp chí Khoa học Huế.
4. Wesite cảng Đà Nẵng www.danangportvn.com.
5. Nguyễn Văn Long, Hoàng Văn Bền (2006), Điều tra nghiên cứu rạn
san hô và các hệ sinh thái liên quan vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam
đèo Hải Vân và bán đảo Sơn Trà, Đề tài Báo cáo khoa học.
6. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng (2010), Thành phần
loài cá vùng Nam bán đảo Sơn Trà, TP. Đà Nẵng, số 1(36).2010.
7. Đinh Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Đào, 2004, Đặc trưng đa dạng sinh
học vùng Nam Hải Vân thành phố Đà Năng.
8. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu kho và cảng xăng dầu hàng không Liên
Chiểu.
9. Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu Công ty xăng dầu khu vực 5 – Trách
nhiệm hữu hạn 1 thành viên.
10.Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu Công ty xăng dầu quân đội khu vực
3.
11.Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu Xí nghiệp xăng dầu PETEC Hòa Hiệp
Đà Nẵng.
12.Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu Chi nhánh Công ty CP xăng dầu dầu
khí PVOil Miền Trung tại Đà Nẵng.
13.Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu Công ty Cổ phần nhiên liệu bay
Petrolimex.

102
PHỤ LỤC 1.
PHỤ LỤC 2. MẪU BÁO CÁO SỰ CỐ TRÀN DẦU
I. THÔNG TIN NGƯỜI BÁO SỰ CỐ
Người báo cáo: ……………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………………….
Nghề nghiệp:………………………………………………………………………
Điện thoại: ...………………………………………………………………………
II. MÔ TẢ SỰ CỐ
Vị trí tràn ban đầu: ……………………………………………………………….
Kinh độ Vĩ độ
Nguồn gốc dầu tràn:………………………………………………………………
Loại dầu tràn:……………………………………………………………………..
Thời gian bắt đầu: ………giờ….. ngày….. tháng…. Năm…..
Lượng dầu tràn:……………………m; Lưu lượng:……………………..m3/h
Dự đoán hướng di chuyển: ……………………………………………………….
Mô tả vệt dầu (độ dài, rộng và màu sắc dầu): ……………………………………
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Loại và các đặc tính của dầu tràn (nếu biết)
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
III. ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT TẠI HIỆN TRƯỜNG
Hướng gió: …………………………Tốc độ gió (m/s):…………………………
Hướng dòng chảy: ……………………; Tốc độ dòng chảy (hải lý):…………….
Tình trạng thủy triều:……………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
IV. CÁC THÔNG TIN KHÁC
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….

i
PHỤ LỤC 3
DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ ỨNG CỨU TRÀN DẦU

1. Phương tiện, trang thiết bị của Đội ứng phó sự cố tràn dầu thành phố Đà
Nẵng và các kho, cảng xăng dầu; đơn vị cung ứng dịch vụ ứng phó sự cố tràn
dầu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Công
STT Tên thiết bị Số nhận dạng Đặc điểm Số lượng
dụng

Công ty Cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex

Bơm màng
01 hoạt động MARATHON 8,6 bar Bơm dầu 01 cái
bằng khí nén

Đóng
02 Cọc sắt V75 V75x75x5 Dài 2,5 m cọc xung 20 cọc
quanh hố

Can nhựa 30 Chứa


03 30 lít 07 cái
lít dầu

50x40 cm;
Giấy thấm Thấm
04 APTES, NPS 100 tấm/1 20 thùng
dầu dầu tràn
thùng

Ốp chặt
Ốp ống các
ống khi
05 loại 2”; 3”, 4”, 6”; 8” 05 bộ
ống dầu
2”;3”,4”,6”;8”
bị thủng.

Hướng
Biển báo, biển
06 dẫn, cảnh 10 cái
cấm
báo

Thay thế
07 Roan mặt bích 1”;2”;2 1/2”; 3”; 4”; 6”; 8” Ami ăng 21 cái
khi hỏng

Dụng cụ tháo Tháo,


08 Bộ càlê, mỏ lếch 02 bộ
mở mở

Cung cấp
09 Máy nén khí SWAN 16 kg/cm2 01 cái
khí nén

10 Loa cầm tay XB-11S Thông 01 cái


báo, kêu

i
Công
STT Tên thiết bị Số nhận dạng Đặc điểm Số lượng
dụng
gọi

Cáng cứu
11 Sơ cứu 01 cái
thương

Đặt
12 Bạt ny lon xuống hố 50 m2
chứa dầu

Xí nghiệp xăng dầu Petec Hòa Hiệp Đà Nẵng

Xe phòng
cháy chữa Chữa
1 Mistsubishi 01 xe
cháy 43S- cháy
1584

2 Áo phao 20 cái

Bộ đàm cầm Liên lạc 06 cái


3 Icom. Yasue
tay

Bơm hút 01 máy


4 Bơm di động
dầu

5 Ống nhòm Cái 02 cái

Loa pin cầm 01 cái


6 Cái
tay

7 Mũ bảo hộ Cái 20 cái

Xe 12 chỗ Tham gia 01 xe


8 Toyota
43H-4069 cứu hộ

Thuốc bọt Chữa 200 lít


9 Lít
chữa cháy cháy

Xí nghiệp xăng dầu hàng không miền Trung

01 Bơm màng -Bơm màng: -Bơm màng: Bơm 01 bộ


hoạt động + Áp suất tối chuyển
bằng khí nén +Hãng sản xuất: dầu
SANDPIPER-WARREN đa: 7 bar
(kèm theo
máy nén khí) RUPP. + Công suất:
3
+Model:S15B1ABWABS100 20 m /h
+Nước sản xuất: Mỹ -Máy nén
khí:
- Máy nén khí:
+ Dung tích:
ii
Công
STT Tên thiết bị Số nhận dạng Đặc điểm Số lượng
dụng
+Hãng sx: ABAC 270 lít
+Nước sx: Itaty
+Model: B6000/270CT

02 Tấm thấm dầu -Kích thước: Thấm 10 thùng


40cmx50cm hút dầu
-Độ dày 5mm
-Số lượng:
-Nước sản xuất: Đài Loan 100 tấm/
thùng
-Khả năng
thấm hút: 145
lít/ thùng

03 Bể thu hồi -Dung tích: Dụng cụ 01 bể


nhiên liệu Jet 25 m3 chứa
A-1 -Chiều dài: nhiên
-Nước sản xuất: Việt Nam 4m, đường liệu
kính: 2,5 m
-Vật liệu:
Thép

04 Bể thu hồi -Dung tích: Dụng cụ 01 bể


nhiên liệu Jet 01m3 chứa
-Nước sản xuất: Việt Nam
A-1 -Vật liệu:inox nhiên
liệu

05 Thùng chứa -Dung tích: Dụng cụ 05 cái


dầu (200 lít) 200 lít/ phuy chứa
-Vật liệu: nhiên
Phuy (kim liệu
loại)

06 Máy đo nồng -Model: BC-2009 - Để đo 01 máy


độ hơi xăng -Hãng sản xuất: RIKEN nồng độ
dầu KEIKI hơi xăng
dầu
-Nước sản xuất: Nhật

07 Mặt nạ phòng - Sử dụng 10 cái


độc trong
-Nước sản xuất: Nga môi
trường
có hơi
iii
Công
STT Tên thiết bị Số nhận dạng Đặc điểm Số lượng
dụng
xăng
dầu.

08 Bình Oxy -Model: - Sử dụng 02 bình


trong
+HYH2/MLB 070006 môi
+26-547-3-BJ trường
thiếu
-Nước sản xuất: Trung Quốc Oxy

CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ PV OIL MIỀN TRUNG - CHI NHÁNH
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Lưu lượng 60 Bơm 04 máy


Hiệu Simen, Công suất
1 máy bơm điện m3/h mỗi xuất
11KW, 3 pha, 2900 v/ph
máy xăng dầu

Lưu lượng 80 Bơm 01 máy


Công suất 15KW, 3 pha,
2 máy bơm điện m3/h xuất
2900 v/ph
xăng dầu

Lưu lượng Bơm 02 máy


Hiệu Simen, Công suất 22
3 máy bơm điện 100 m3/h mỗi xuất thủy
KW, 3 pha, 2900 v/ph
máy xăng dầu

Lưu lượng Bơm 01 máy


Công suất 75 KW, 3 pha,
4 máy bơm điện 210 m3/h mỗi nước
2900 v/ph
máy tưới mát

Lưu lượng Bơm 01 máy


Công suất 75 KW, 3 pha, 210 m3/h mỗi foam
5 máy bơm điện
2900 v/ph máy chữa
cháy

Lưu lượng Bơm 01 máy


210 m3/h mỗi foam
Động cơ diezen: hiệu IVECO máy chữa
máy bơm tự
6 AIFO, công suất 75 KW, cháy và
hành
2900 v/ph bơm
nước
tưới mát

Mỗi bể 500 Chứa 02 bể


m3 nước
7 bể nước Bể trụ đứng
chữa
cháy

iv
Công
STT Tên thiết bị Số nhận dạng Đặc điểm Số lượng
dụng

Dung tích 8 Chứa 01 bể


m3 dung
dịch
8 Bể chứa foam Bể trụ nằm
foam
chữa
cháy

Sử dụng sóng Thông 10 bộ


9 bộ đàm Hiệu Icom, cầm tay VHF tin liên
lạc

6 inch, 12 Dùng 15 cuộn


mét/cuộn phun
Ồng mềm nước,
10 Đức sản xuất
nước cứu hỏa foam
chữa
cháy

Máy bơm Lưu lượng 60 Chữa 01 máy


11 chữa cháy di Động cơ xăng kubota m3/h cháy
động

Công suất Phát điện 01 máy


Máy phát điện
12 Đông cơ Diesel Perkins, 4 kỳ 500 KVA, 3
dự phòng
pha, 380 V

Thấm hút Thu gom 100 kg


18kg dầu/1kg dầu trên
Bột Enretech bột mặt
13 Dạng bột
cellusorb nước,
phân tán
dầu,

Tấm Oil Thấm hút 960 Thu gom 1000 tấm


14 Absorbent Tấm thấm dầu ml dầu/ 1 dầu
Pads Tấm,

Loa màu đỏ, Khuếch 02 cái


15 Loa cầm tay Loa Trung quốc, màu đỏ đại âm
thanh

Kích thước Lập hàng 60 cọc


16 Gậy cọc Bằng thanh gỗ
40x40x2000, rào

mỗi cuộn 100 Lâp hàng 3 cuộn


17 Dây băng stop Cuộn, màu vàng
mét rào
v
Công
STT Tên thiết bị Số nhận dạng Đặc điểm Số lượng
dụng

Nhìn 2 mắt, Nhìn 01 cái


18 Ống nhòm Đức, quan sát
từ xa

Công ty xăng dầu khu vực V – TNHH MTV

Bơm màng Bơm


1 hoạt động khí Wilden, Model: T5 chuyển 03 cái
nén dầu

Quy dầu
Phao quây
2 trên mặt 700m
dầu trên biển
nước

Giấy thấm Thấm


3 Hộp 35 hộp
dầu dầu

Tẩy dầu
loang
Chất tẩy dầu
4 AT 5000 LD Chất lỏng trên mặt 1800 lít
loang
biển,
sông, hồ

Bơm
Bộ thiết bị hút
5 chuyển 02 bộ
dầu
dầu

Phuy nhựa Chứa


6 10 cái
200 lít dầu

Thấm
7 Gối thấm dầu 20 cái
dầu

Bể chứa trên Chứa


8 2x10 m2 02 bể
ca nô dầu

Xô nhựa 20
9 Múc dầu 20 cái
lít

10 Ống hút 03 cái

11 Ống đẩy 03 cái

Thúng nhựa, Dùng


12 02 cái
cây chèo kéo phao

13 Ru lô Dùng 02 cái

vi
Công
STT Tên thiết bị Số nhận dạng Đặc điểm Số lượng
dụng
kéo phao

Con lăn dẫn Dùng


14 06 cái
hướng kéo phao

Dây mồi kéo Dùng


15 150 m
phao kéo phao

Thu gom
16 Bạt gom dầu 03 tấm
dầu tràn

Ngăn
17 Lưới B40 khu vực 50m
tràn dầu

Ngăn
18 Cọc sắt 2,5m khu vực 10 cái
tràn dầu

Đội ứng phó sự cố tràn dầu thành phố Đà Nẵng

Giấy thấm 100 cái/thùng, kích thước: 40


1 20 thùng
dầu x 50 (cm)

Phao thấm 20 cái/thùng, kích thước:


2 4 thùng
dầu Đường kính 7,6x120cm

có phản quang, có dây kéo và


3 Áo phao 12 cái
3 dây đai + còi báo động

vỏ bằng vải tổng hợp màu:


4 Phao cứu hộ 10 cái
Trắng đen + Da cam

Bình chữa
5 tro ̣ng lươ ̣ng 4kg 10 bình
cháy nhỏ

Bình chữa
6 tro ̣ng lươ ̣ng 20kg 03 bình
cháy lớn

Mặt nạ phòng
7 nửa mặt (02 pin lọc) 08 cái
độc

Loa tay phát


8 Loa ̣i đeo vai, có còi hú 04 cái
thanh

2 màu: đỏ, vàng, dùng nguồn


9 Đèn báo động 04 cái
điện 12V hoặc 220V

vii
Công
STT Tên thiết bị Số nhận dạng Đặc điểm Số lượng
dụng

Ống nhòm tầm nhìn 1.000m, không vô


10 01 cái
ban ngày nước

Ống nhòm
11 hồng ngoại, phóng đại 5X 01 cái
ban đêm

Máy định vị
12 76CSx 01 ái
GPS

viii
2. Danh mục trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu thuộc Công ty Cổ phần đóng tàu Bảo Duy, Đà Nẵng

ĐƠN VỊ SỐ
STT HẠNG MỤC NHẬN DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM Ghi chú
TÍNH LƯỢNG

I Trang thiết bị ứng cứu tràn dầu

1 Phao vây dầu Mét 600 - Loại phao tự nổi (Solid Float PVC Boom – Thiết bị sử dụng tốt
WGV 1100), Nhà sản xuất: Zhejiang Giyo
International Cooperation Limitted – Trung Quốc ( 300m để tại trang bị tại kho
- Có khả năng triển khai được từ trên bờ, cầu K83, Hòa Hiệp vfa 300m tại căn
cảng hoặc trên tàu. cứ Cty Bảo Duy.)
- Triển khai hiệu quả trong điều kiện vận tốc
dòng chảy đạt 2.5knot tương đương 102,9 m/s gió
20m/s.
2 Camera dưới nước Bộ 1 - Độ sâu làm việc 50 mét Thiết bị hoạt động bình thường
- Có màn hình theo dõi trên bờ
- Nhà sản xuất: Zhejiang Giyo International
Cooperation Limitted – Trung Quốc
3 Túi chứa dầu tạm thời Bộ 1 - Dạng túi nhự mềm. Thiết bị hoạt động bình thường
- Sức chứa: 5m3
4 Dụng cụ thu gom dầu Bộ 1 - Xẻng Thiết bị sử dụng tốt
trên bờ biển - Bàn cào
- Túi chứa bằng nhựa dày
- Thùng chứa 240 lít ( 04 thùng nhự cứng)
- Quần áo + mũ bảo hộ + Găng tay ( 10 bộ)
- Mặt nạ phòng độc ( 02 cái)
5 Máy thu gom hút dầu Bộ 1 - Bơm hút dầu tràn trên mặt nước, Công suất: Thiết bị hoạt động bình thường
tràn 20m3/h, hoạt động theo nguyên lý hút chân không
bám dính (Skimmer head 20m3/h + pump unit)
- Nhà sản xuất: Zhejiang Giyo International
ix
ĐƠN VỊ SỐ
STT HẠNG MỤC NHẬN DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM Ghi chú
TÍNH LƯỢNG
Cooperation Limitted – Trung Quốc
6 Máy tách dầu - Máy Oil-separator (Ấn Độ) Thiết bị hoạt động bình thường
Bộ 01
- Công suất từ: 02m3 10m3/h

7 Máy bơm nén thổi khí Cái 01 - PUMA 10HP-500 lít/ phút. Thiết bị hoạt động bình thường
áp cao - Hỗ trợ thu gom dầu tràn, bơm hút dầu tràn

8 Két chứa dầu trên Tàu Bộ 1 - Được thiết kế trong tàu BẢO DUY 09 gồm: 04 Thiết bị sử dụng tốt
Bảo Duy 09. két
Trong đó có 2 két x 8m3 và 2 két x 40m3.( 96 m3.)

9 Vật liệu thấm dầu loại Bao 10 - Khả năng tự hút cao, không thấm nước. Thiết bị sử dụng tốt
phao - Vật liệu polypropylene; 12 mét/bao (5”x10”)

10 Vật liệu thấm dầu dạng Bao 10 - Khả năng tự hút cao, không thấm nước. Thiết bị sử dụng tốt
tấm - Vật liệu polypropylene; 100 tấm/bao
(19”x17”x3/8”)
11 Vật liệu thấm dầu vi Bao 20 - Khả năng hút dầu gấp 8 lần trọng lượng bản Thiết bị sử dụng tốt
sính thân

12 Phao cứu sinh + Áo Bộ 10 - Xuất xứ Trung Quốc. Thiết bị sử dụng tốt


phao - Trang bị cho nhân viên phục vụ công tác ứng
cứu.
(Lifebuoy)

13 Áo - quần đặc chủng Bộ 10 - Xuất xứ Trung Quốc (Jump-suit including Thiết bị sử dụng tốt
dùng cho ứng cứu tràn accessory). Dùng cho nhân viên ứng phó sự cố
dầu.

x
ĐƠN VỊ SỐ
STT HẠNG MỤC NHẬN DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM Ghi chú
TÍNH LƯỢNG

14 Các dụng cụ hỗ trợ Bộ 1 - Neo sắt 50kg Thiết bị sử dụng tốt


khác - Phao tròn, phao hình cầu
- Dây kéo neo, dây chằng buộc
- Thùng dụng cụ sửa chữa (tool box)
15 Túi cấp cứu (First Aid) Bộ 1 - Dụng cụ, thuốc sơ cấp cứu Thiết bị sử dụng tốt

16 Bộ đàm Bộ 4 - Hiệu ICOM Thiết bị hoạt động bình thường

17 Phương tiện thông tin - Loa cầm tay của người điều hành tại hiện Hoạt động bình thường
khác trường
- Điện thoại di động của các nhân
II Phương tiện thủy

1 Phương tiện thủy tàu 1 - Tàu vỏ thép công suất 1100cv, hai chân vịt. Phương tiện hoạt động bình
Tàu dùng triển khai thả phao vây, bơm hút dầu tràn thường
(Tàu Bảo Duy 09)
trên biển và thu phao vây ( chiều dài 21,50m x 5,90m
x 2,60m.)
1.1 Cẩu thủy lực trên tàu Hệ thống 1 - Trọng tải tối đa: 2.5 tấn Thiết bị hoạt động bình thường
Bảo Duy 09 - Tầm vươn tối đa 6.5 mét
- Xoay 360 độ
1.2 Bơm cứu hỏa trên tàu Bơm 2 - Bơm được lai bởi máy chính. Thiết bị hoạt động bình thường
Bảo Duy 09 - Lưu lượng: 90~100m3/h
- Cột áp: 65~70 mét cột nước
- Xuất xứ: Nhật
1.3 Hệ thống cứu hỏa trang Hệ thống 1 - Gồm 2 súng phun: 01 Cứu hỏa bằng nước biển Hệ thống hoạt động bình thường
bị trên tàu Bảo Duy 09 và 01 nước trộn bọt foam chống cháy
- Bình CO2: 18 bình.
xi
ĐƠN VỊ SỐ
STT HẠNG MỤC NHẬN DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM Ghi chú
TÍNH LƯỢNG

2 Phương tiện thủy Chiếc 1 - Chiều dài: min 6.5m Phương tiện hoạt động bình
( Ca – nô ) - Chiều rộng: 3.40m thường
- Công suất: 36CV
3 Xe cẩu chuyên dụng Chiếc - Cẩu tải 16 tấn Phương tiện hoạt động bình
thường

4 Máy đo gió cầm tay Hệ thống 1 - Hiệu PCE-GROUP – Model PCE-A420 Thiết bị hoạt động bình thường

5 Máy đo sóng cầm tay Hệ thống 1 - Tần số hoạt động 300Mhz – Model SS-7830A Thiết bị hoạt động bình thường

6 Ống nhòm Cái 1 - Hiệu SIKULA Thiết bị hoạt động bình thường

III Nhân lực

1 Đội trưởng Người 1 Chỉ huy công tác ứng phó tại hiện trường Đã được cấp chứng chỉ
UPSCTD

2 Nhân viên ứng phó Người 10 Triển khai công tác ứng phó tại hiện trường Đã được cấp chứng chỉ
UPSCTD

xii
3. Danh mục trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu thuộc Trung tâm Quốc gia Ứng
phó sự cố tràn dầu miền Trung
Phương tiện vận tải bộ

TT Phương tiện Sô lượng Nước sản xuât Chât lượng


1 xe Uaz 5 chỗ 01 Nga Hoạt động tốt
2 xe Zace 7 chỗ 01 Nhật Hoạt động tốt
3 xe Mercedes 16 chỗ 01 Việt Nam Hoạt động tốt
4 Xe tải KIA K3600SP 2,5 tấn 01 Việt Nam Hoạt động tốt
5 Xe tải Huyndai 3,5 tấn 01 Hàn Quốc Hoạt động tốt
6 Xe câuKATO KR25H 25 tấn 01 Nhật Hoạt động tốt
7 Xe câu TADANO: TR160M-1 20 tấn 01 Nhật Hoạt động tốt
8 Xe nâng FD30 MITSUBISHI 3 tấn 01 Nhật Hoạt động tốt
9 xe nâng FD80-8 KOMATSU 8 tấn 01 Nhật Hoạt động tốt

Phương tiện vận tải thuỷ

TT Phương tiện Đơn vi tính Sô lượng Nước sản xuât Chât lượng
* PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ
Tàu đa năng ứng phó sự
1 cố tràn dầu - 5271-02 chiếc 01 Việt Nam - Hà Lan Hoạt động tốt
(3500CV)
Tàu ứng phó sự cố tràn
2 chiếc 01 Việt Nam Hoạt động tốt
dầu 52-71-01 (1710 CV)
Tàu kéo Sông Thu 05
3 chiếc 01 Việt Nam Chờ bảo dưỡng
(300 CV)
Tàu kéo Sosrcem Junior
4 chiếc 01 Việt Nam - Hà Lan Hoạt động tốt
(200 CV)
5 Tàu chở dầu 52-7103, chiếc 01 Việt Nam Hoạt động tốt
sức chứa: 600m3 dầu
(600 CV)
6 Xuồng ST660 (85CV) chiếc 02 Việt Nam Hoạt động tốt

7 Xuồng ST450 chiếc 01 Việt Nam Hoạt động tốt


(60cV)

Trang thiết bị
TT Trang thiết bị Đơn vị tính Số lượng Nước sản xuât Chât lượng
1 Phao quây trên biển
1.1 Phao quây trên biên m 2.375 Tây Ban Nha Tốt
Z1600hD
1.2 Máy bơm phao bộ 10 Tây Ban Nha Hoạt động tốt
1.3 Bộ nguôn thuỷ lực bộ 10 Tây Ban Nha Hoạt động tốt
Markleen DH Power
Pack 7.5
2 Phao quây dùng ở m 2.700 Tây Ban Nha Tốt
sông, vịnh, cảng
xiii
3 Phao thâm dầu
3.1 Booms BL-SBOM m 1.000 Tây Ban Nha Tốt
20/12.5
3.2 OR-BOM 20/3 m 2.400 Tây Ban Nha Tốt
4 Vât liêu thâm hút dầu
4.1 Tâm thâm hút dâu OR- bao 200 Tây Ban Nha Tốt
MAT4
5 Chât hâp phụ dầu bao 600 Tây Ban Nha Tốt
(bột gỗ) Bioparticulate
- BL BrK 60
6 Hoá chât
6.1 Chât phân tán lít 8.000 Tây Ban Nha Tốt
Superdispersant - 25
DN 25 S
7 Thiết bị phun chât bộ 01 Tây Ban Nha Tốt
phân tán - Ayles Ferni
Boatspray50
8 Thiết bị hút dầu
8.1 Thiêt bị bơm hút dâu bộ 01 Tây Ban Nha Hoạt động tốt
loại nhỏ - mini skimmer

8.2 Động cơ dùng cho máy bộ 01 Tây Ban Nha Hoạt động tốt
bơm - Markleen Diesel
Hydraulic Power Pack
gắn liền với bơm
Selwood Spate Pump
75H
8.3 Thiêt bị bơm hút dầu bô 02 Tây Ban Nha Hoạt đông tốt
loại lớn - weir skimmer

8.4 Đông cơ dùng cho máy bô 02 Tây Ban Nha Hoạt đông tốt
bơm - Markleen DH
Power Pack 60
9 Thiết bi chứa dầu
9.1 Thiêt bị chứa dầu tạm - bô 02 Tây Ban Nha Hoạt đông tốt
Fasttank
9.2 Thiêt bị chứa dầu tạm - bô 01 Tây Ban Nha Hoạt đông tốt
Floating tank
10 Thiết bị phân ly
10.1 Thiêt bị phân ly dầu cái 01 Tây Ban Nha Hoạt đông tốt
nước
Coalescing separators
10.2 Thiêt bị phân ly dầu cái 01 Tây Ban Nha Hoạt đông tốt
nước
Adsorption filters
11 Máy bơm chìm chiêc 06 Tây Ban Nha Hoạt đông tốt
NEUM 16
12 Thiết bị làm sạch áp cái 06 Tây Ban Nha Hoạt đông tốt
lực cao
13 Máy nén khí máy 01 Mỹ Hoạt đông tốt
INGERSOLL- RAND:
HP600WCU.
xiv
14 Máy nén khí máy 02 Mỹ Hoạt đông tốt
INGERSOLL- RAND:
HP750WCU.
15 Thiết bị triên khai cái 01 Tây Ban Nha Hoạt đông tốt
bằng dòng chảy -
Boomvane
16 Khu xử lý chât thải khu 01 Việt Nam Hoạt đông tốt.
nhiễm dầu

Thiết bị bảo hộ lao động


TT Thiết bị Đơn vị tính Số lượng Nước sản xuât Chât lượng
1 Mặt nạ bán diện cái 40 Mỹ Tốt
2 Bô lọc P3 Cái 80 Mỹ Tốt
3 Bô lọc khí Cái 60 Mỹ Tốt
4 Quần áo chậm cháy, bô 20 Mỹ Tốt
Chống hoá chất Nomex
lllA
5 Ao phao ‘RVAL’ Cái 224 Hy Lạp Tốt
SOLAS
6 Ao phao Cái 500 Tây Ban Nha Tốt
7 Quần áo bảo vệ chống bô 05 Mỹ Tốt
hơi khí đôc Taychem
BR 155
8 Mặt nạ K30 và bình thở bộ 05 Nhật Tốt
30 phút
9 Mặt nạ phòng độc cái 80 Tây Ban Nha Tốt
10 Quân áo chịu dâu hai bộ 62 Mỹ Tốt
lớp. PVC và polyester
màu xanh dương
11 Quân mũ chịu dâu bộ 20 Tây Ban Nha Tốt
12 Quân áo bảo hộ lao bộ 800 Việt Nam Tốt
động
13 Thiêt bị lặn bộ 15 Tây Ban Nha Tốt
- 01 mặt nạ Aqua Mask
- 01 ống thở Mallorca
Snorkel.
- 01 đôi chân nhái PRO
2000 FIN
- 01 đôi ủng Neoprence
boot.
- 01 bộ quân áo lặn
Mono Master 5mm
wetsuit (Man)
14 Nón bảo hộ lao động Cái 1.000 Tây Ban Nha Tốt
15 Giây& găng tay chống Đôi 200 Tây Ban Nha Tốt
dâu
16 Kính bảo hộ lao động cái 200 Việt Nam Tốt
gọng đen
17 Phao bè chiếc 25 Việt Nam Tốt

xv
18 Phao cứu sinh chiếc 200 Việt Nam Tốt
19 Nhà bạt bộ 20 Việt Nam Tốt

Thiết bị thông tin liên lạc


TT Thiết bị Đơn vị tính Số lượng Nước sản xuât Chât lượng
1 Máy thu phát ICOM bộ 02 Nhật Tốt
2 Máy thu phát ICOM bộ 04 Nhật Tốt
3 Máy thu phát câm tay bộ 06 Nhật Tốt
4 Máy thu phát câm tay bộ 08 Nhật Tốt
5 Máy định vị GPS câm bộ 04 USA Tốt
tay LOWRANCE
4. Danh mục trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu thuộc Công ty PVD OFFSHORE
tại Đà Nẵng và Dung Quất
Danh mục phương tiện/thiết bị ứng phó tại Đà Nẵng

Số Kích thước
TT Mô tả Thông số kỹ thuật
lượng (m)
I . Dự phòng tại cảng để ứng phó sự cố tràn dầu quy mô dưới 15 tấn
Hệ thống phun chất phân tán
Hệ thống có thể sử dụng trên tất cả
dầu:
các loại tàu.
- Hệ thống cung cấp năng 3,1 x 0,6 x
Giàn phun 9,1m với 33 vòi phun.
1 lượng. 01 bộ 0,6 m
Công suất : 100 lít/phút.
- Giàn phun. 200 kg
Bơm hoạt động bằng nhiên liệu
- Hệ thống phụ trợ .
deisel.
- Hệ thống ống hút và xả.
1.2 x 1.2 x
Chất phân tán 08 1.0m/kiện
2 200 lít x 8 phuy
SuperDispersant-25 phuy 1000 kg/
kiện
Vật liệu hấp thụ dầu:
Có khả năng hấp thu gấp 25 lần
Phao quây có khả năng hấp 10
trọng lượng các vật liệu dầu, chống
thụ dầu – WB810SN (Đường kiện
nước và có khả năng nổi trên nước
3 kính 5” x 12 m)
ngay cả khi bão hòa dầu.
Tấm hấp thụ dầu WP100H
Chất liệu: Polypropylene
(17” x 19” x 3/8”; 100 10
tấm/kiện) kiện
II. Vật tư và thiết bị ứng cứu sự có tràn dầu đến 1000 tấn
Chiều dài: 250 m
Phao quây Ro-Boom 2000 2,74 x 2,03
Chiều rộng: 2.0 m
3 Phụ kiện: cầu kéo, dây kéo, 250m x 2,07
Phần nổi: 0.6 m
hệ thống ống thủy lực … 5500 kg
Mớm nước: 1.1 m
Phao quây Ro-Boom 2000 Chiều dài: 250 m
3,2 x 1,95 x
với hệ thống bơm khí… Chiều rộng: 2.0 m
4 250m 2,45
Phụ kiện: cầu kéo, dây kéo, Phần nổi: 0.6 m
5500 kg
hệ thống ống thủy lực … Mớm nước: 1.1 m
Hệ thống thủy lực công suất Động cơ diesel làm mát bằng khí, 1,85 x 1,0 x
01
5 42kw – Thiết bị hút dầu dạng loại 3M41L động cơ 4 thì công suất 1,25
Bộ
băng tải Armadillo 100 42kw tốc độ tối đa 1500 vòng/phút 950 kg
xvi
Động cơ diesel làm mát bằng khí 0,9 x 0,9 x
01
6 Hệ phát điện 5.2 Kw loại 1D81Z 0,8
Bộ
Công suất: 5,2 kw 350 kg
Bơm Desmi DOP-250: 100m3/h
1,65 x 0,9 x
Hệ thống hút dầu dạng băng Khoảng độ nhớt hoạt động: 1 to > 1
7 01 bộ 1,7
tải Armadillo 100 million cSt
245 kg
Hệ thống đường ống 40m.
Công suất: 15 m3/giờ. 1,6 x 0,7 x
8 Hệ thống hút dầu dạng đĩa 01 bộ Hệ thống đường ống 30m. 1,6
Độ nhớt hoạt động : 0 - 20.000 cSt 150 kg
Công suất chứa: 25m3/bể
9 Bể chứa nổi 02 bể Hệ thống phụ trợ: hệ thống kéo, van 240
khóa

Danh mục phương tiện/thiết bị ứng phó tại Quãng Ngãi (NMLD Dung Quất)

Số Kích thước
TT Mô tả Thông số kỹ thuật
lượng (m)
I . Dự phòng tại cảng để ứng phó sự cố tràn dầu quy mô dưới 15 tấn
Hệ thống phun chất phân tán
dầu: Hệ thống có thể sử dụng trên tất cả các
- Hệ thống cung cấp năng loại tàu. 3,1 x 0,6 x
1 lượng. 01 bộ Giàn phun 9,1m với 33 vòi phun. 0,6 m
- Giàn phun. Công suất : 100 lít/phút. 200 kg
- Hệ thống phụ trợ . Bơm hoạt động bằng nhiên liệu deisel.
- Hệ thống ống hút và xả.
Chất phân tán 1.2 x 1.2 x
SuperDispersant-25 08 1.0m/kiện
2 200 lít x 8 phuy
phuy 1000 kg/
kiện
Vật liệu hấp thụ dầu:
Có khả năng hấp thu gấp 25 lần trọng
Phao quây có khả năng hấp 10
lượng các vật liệu dầu, chống nước và có
thụ dầu – WB810SN (Đường kiện
khả năng nổi trên nước ngay cả khi bão
3 kính 5” x 12 m)
hòa dầu.
Tấm hấp thụ dầu WP100H
Chất liệu: Polypropylene
(17” x 19” x 3/8”; 100 10
tấm/kiện) kiện
II. Vật tư và thiết bị ứng cứu sự có tràn dầu đến 1000 tấn
Dạng phao khí với hệ thống nước dằn
dưới đáy
Phao quây Bulkhead – 1500 Chiều dài mỗi phần : 50 m 2,80 x 2,46
1 Phụ kiện: cầu kéo, dây kéo, hệ 300 m Chiều dài tổng cộng: 300 m x 1,48
thống ống thủy lực … Chiều rộng : 1,5 m 4500 kg
Phần nổi : 0,5 m
Mớn nước: 1.0 m
Dạng phao khí với hệ thống nước dằn
Phao quât Sentinel 1000 điều
dưới đáy
khiển thủy lực với hệ thống 1,60 x 1,50
300 Chiều dài tổng cộng: 300 m
2 khung thép. x 1,40
m Chiều rộng : 1 m
Phụ kiện: cầu kéo, dây kéo, hệ 1500 kg
Phần nổi : 0,4 m
thống ống thủy lực …
Mớn nước: 0,6 m

xvii
Thiết bị thủy lực công suất Động cơ diesel làm mát bằng khí, loại 1,48 x 1,25
3 25kw 01 bộ 4M4L-24V động cơ 4 thì công suất 25kw x 0,98
áp suất 210 bar. 650 kg
Động cơ diesel làm mát bằng khí loại 1,1 x 1,1 x
Hệ thống phát điện công suất 01
4 1D81Z 0,7
7.1 Kw Bộ
Công suất:7,1 KW. 200 kg
Công suất: 60 m3/giờ. 1,83 x 1,50
Hệ thống hút dầu dạng băng
5 01 bộ Hệ thống đường ống 50m x 1,60
tải - Alligator 50
Độ nhớt hoạt động : 0 - 200.000 cSt 193 kg
2,51 x 2,15
Hệ thống hút dầu – Sea-Mop Công suất: 20 m3/giờ
6 01 bộ x 2,05
4090 Độ nhớt hoạt động: 0 - 20.000 cSt
1700 kg
Công suất: 25m3/bộ
Hệ thống phao chứa mềm
7 01 bộ Hệ thống phụ trợ: hệ thống kéo, van 85 kg
khóa.
Công suất: 10 m3
8 Bể chứa nổi 01 bộ Hệ thống phụ trợ: hệ thống kéo, van 140 kg
khóa.
- 01 tấm plastic di động
- 01 phao hấp thu dầu 5” x 12m
- 01 kiện vật liệu hấp thu dầu
9 Bộ thiết bị ứng cứu nhanh 40 bộ - 01 đôi găng tay bảo hộ
- 01 đôi giày bảo hộ chống hóa chất
- 01 thùng
- 01 xẻng
- Có khả năng hấp thu gấp 25 lần trọng
lượng các vật liệu dầu, chống nước và có
Tấm vật liệu hấp thụ dầu – 40 khả năng nổi trên nước ngay cả khi bão
10
WP100H kiện hòa dầu.
- Chất liệu: Polypropylene
- 100 tấm/kiện
- Có khả năng hấp thu gấp 25 lần trọng
lượng các vật liệu dầu, chống nước và có
Phao quây hấp thụ dầu - 40 khả năng nổi trên nước ngay cả khi bão
11
WB810SN kiện hòa dầu.
- Chất liệu: Polypropylene
-12m/kiện (4x3m/cụm)
12 Bọt xốp hấp thụ dầu 90 bao -13,5kg/bao

xviii
PHỤ LỤC 4
THÔNG TIN LIÊN HỆ VỚI CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN

1. Các cơ quan trực thuộc thành phố Đà Nẵng

TT Họ và tên Chức vụ cơ quan Liên hệ Chức vụ BCH


I Cơ quan thường trực ứng phó Sợ cố tràn dầu thành phố Đà Nẵng
I.1 Lê Quang Nam Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Tầng 15, Trung tâm Hành
chính, số 24 Trần Phú
DĐ: 0905939866
I.2 Phạm Thị Chín Chi cục Biển và Hải đảo 24 Hồ Nguyên Trừng
DĐ: 0906553110
II Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn thành phố
Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Số 353 Lê Thanh Nghị
Điện thoại trực:
0511.3626222;
05113622500
Fax : 05113.622.500
1 Huỳnh Đức Thơ Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng 24 Trần Phú Trưởng Ban
2 Phùng Tắn Viết Phó Chủ tịch ƯBND thành phố Đà Nẵng 24 Trần Phú P.Trưởng ban TT
3 Nguyễn Phú Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Tầng 27 TTHC, 24 Trần P. Trưởng ban
Phú
4 Trương Chí Lăng Chỉ huy Trưởng BCH Quân sự 38 Trần Phú P.Trường ban
5 Lê Văn Phúc Chỉ huy Trưởng BCH Bộ đội Biên phòng 06 Lý Thường Kiệt P. Trưởng ban
6 Dương Cành Mai Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy 183 Phan Đăng Lưu P.Trưởng ban
7 Trần Phòng Phó Giám đốc Công an 80 Lê Lợi ủy viên
8 Hoàng Thanh Hòa Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Tầng 27 TTHC, 24 Trần ủy viên thường trực
Phú
9 Đinh Phùng Bảo Giám đốc Đài KTTV khu vực TTB 660 Trưng Nữ Vương ủy viên
10 Nguyễn Hoài Nam Phó Chánh Văn phòng ƯBND tp Đà Nẵng 24 Trần Phú ủy viên

i
11 Nguyễn Văn Nam Phó Giám đốc Sở Xây dựng Tầng 12, 13 Trung tâm ủy viên
Hành chính, 24 Trần Phú
12 Nguyễn Đăng Huy Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tầng 14 Trung tâm hành ủy viên
chính, 24 Trần Phú
13 Nguyễn Đình Phúc Phó Giám đốc Sở Công Thương Tầng 19 Trung tâm hành ủy viên
chính 24 Trần Phú
14 Trần Chí Cường Phó Giám đốc Sờ Du lịch Tầng 16 Trung tâm hành ủy viên
chính, 24 Trần Phú
15 Nguyễn Đình Anh Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Tần 15, Trung tâm hành ủy viên
chính, 24 Trần Phú
16 Nguyễn Tấn Hải Phó Giám đốc Sở Y tế Tầng 23 Trung tâm Hành ủy viên
chính, 24 Trần Phú
17 Nguyễn Hoàng Cẩm Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Tầng 24, Trung tâm Hành ủy viên
chính, 24 Trần Phú
18 Huỳnh Văn Thanh Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tầng 5-6, Trung tâm Hành ủy viên
chính, 24 Trần Phú
19 Thái Vãn Hân Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tầng 21, Trung tâm hành ủy viên
chính, 24 Trần Phú
20 Nguyễn Văn Phụng Phó Giám đốc Sở Tài Chính Tầng 7, 8 - Trung tâm hành ủy viên
chính, 24 Trần Phú
21 Nguyễn Hùng Hiệp Phó Giám đốc Sở Lao động TB & Xã hội Tầng 20 trung tâm hành ủy viên
chính, 24 Trần Phú
22 Mai Đăng Hiếu Phó Giám đôc Sở Ngoại vụ Tầng 25 Trung tâm Hành ủy viên
chính, 24 Trần Phú
23 Huỳnh Văn Ngộ Phó Giám đổc Sờ Khoa học và Cộng nghệ Tầng 22, Trung tâm Hành ủy viên
chính, 24 Trần Phú
24 Võ Hòa Phó Giám đốc Cty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng 35 Phan Đình Phùng ủy viên
25 Đoàn Ngọc Hiên Phó Giám đốc Đài Thông tin Duyên Hài Đà Nẵng Số 261, Nguyễn Văn Linh ủy viên
26 Phan Văn Tấn Phó Giám đổc Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Năng Đường Trần Hưng Đạo, P. ủy viên
An Hải Tây, Q. Sơn Trà, Đà
Nẵng
27 Trần Việt Dũng Phó Chủ tịch ủy ban MTTQ tp Đà Nằng 10-12 Trần Phú ủy viên
28 Hoàng Thị Thu Hương Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố 01 Pasteur ủy viên
ii
29 Nguyễn Thuận Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố 522 Ông Ích Khiêm ủy viên
30 Trần Vũ Duy Man Phó Bí thư thường trực Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đường Xuân Thủy, Tp.Đà ủy viên
Nẵng
31 Lê Minh Sanh Phó Giám đổc TTTH VN tại ĐN 258 Bạch Đằng ủy viên
32 Bùi Tân Nguyên Giám đốc TT Phối hợp TKCN Hàng hải khu vực 2 Đường Hoàng Sa, phường ủy viên
Thọ Quang, quận Sơn Trà,
Đà Nẵng
33 Nguyễn Chí Dũng Phó Giám đôc Cảng vụ Đà Nẵng Khu A2-3 Kiệt 10 đường ủy viên
3/2
34 Chủ tịch UBND quận Hải Châu 270 Trần Phú ủy viên
35 Chủ tịch UBND quận Sơn Trà 02 đường Đông Giang, ủy viên
Q.Sơn Trà
36 Chủ tịch UBND quận Thanh Khê 503 Trần Cao Vân ủy viên
37 Chủ tịch ƯBND quận Ngũ Hành Sơn 486 Lê Văn Hiến ủy viên
38 Chủ tịch ƯBND quận Liên Chiểu 91 Ngô Thì Nhậm ửy viên
39 Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ 40 Ông Ích Đường ủy viên
40 Chủ tịch ƯBND huyện Hòa Vang 68 Nguyễn Nhàn ủy viên
41 Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và PCLB Số 353 Lê Thanh Nghị ủy viên

2. Các cơ quan Trung ương

STT Tên Cơ quan Địa chỉ Điện thoại Fax


1 Bộ Tài nguyên Môi trường (84-4) 3834 3005 (84-4) 3825 9221
2 Văn phòng Ủy ban tìm kiếm và cứu nạn quốc gia 04. 37333664 04.37344273
Văn phòng Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng
3 hải
04. 37683050
4 Văn phòng Bộ Giao thông vận tải 04. 39424015 04. 39423291
5 Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương
04.22218315 04.22218321
Phòng 103, 25 Ngô Quyền, Hoàn
Văn phòng Thường trực 04.22218320
Kiếm, Hà Nội
04.39393661
iii
STT Tên Cơ quan Địa chỉ Điện thoại Fax
Chánh Văn phòng: CAO ANH DŨNG, Phó Cu ̣c
04- 22 218 319
trưởng, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt Email: DungCA@moit.gov.vn
0913555477
bão - Tìm kiếm cứu nạn
LÊ DƯƠNG QUANG, Thứ trưởng, Trưởng ban Email: QuangLD@moit.gov.vn 04-22202231
04- 22 218 318
ĐỖ QUANG VINH, Cu ̣c trưởng, Phó trưởng ban
Email: VinhDQ@moit.gov.vn 0915592188
thường trực
069 553 562 04-3733 3845
Văn phòng Ban Chỉ đạo Ủy ban Quốc gia Tìm 069 553 612
6 26 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội
kiếm cứu nạn 069 553 661
04-3733 3664
7 Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương
Nhà A4, số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, 04.37335701
Văn phòng ban chỉ đạo 04.37335697
Hà Nội
Chánh VP: Trần Quang Hoài
091.3241568
Trưởng ban: Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ 0913227455
04 - 36410533
NN và PTNT
Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền (Bắc Công ty P. Đông Hải, Q. Hải An, Tp. Hải
8 031 3766467 031 3766191
128 Hải Quân) Phòng
Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Trung (Công Số 152 đường 2/9, Q. Hải Châu, 05113 631142
9 0511 3612248
ty Sông Thu) Tp. Đà Nẵng
Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Nam 31 Hàn Thuyên, Quận 1, 08 38242125
10 08 38242120
(NASOS) Tp.HCM

iv
UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
---      ----

Phu lục 7. KỊCH BẢN


DIỄN TẬP ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2015

Đà Nẵng, 5/2015

i
1. Thông tin chung
- Thời gian: 7h30 – 10h30 ngày 06/6 năm 2015.
- Địa điểm: bãi biển từ nút giao thông đường Lê Đức Thọ-Hoàng Sa đến nút giao thông đường Võ Văn Kiệt-Võ
Nguyên Giáp.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
- Đơn vị phối hợp thực hiện: Bộ chỉ huy Quân sự Thành phố, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Công an
Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố, Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng, Sở Y tế, Công ty TNHH MTV Môi
trường đô thị, Trung tâm Quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung, Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch
Đà Nẵng, UBND quận Sơn Trà, Công ty Xăng dầu khu vực V -TNHH MTV và các kho, cảng xăng dầu trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
- Tình huống giả định: sự cố tràn dầu xảy ra do lỗi kỹ thuật trong quá trình bơm dầu từ tàu dầu làm vỡ đường ống khi
thực hiện nhập dầu tại cảng dầu Mỹ Khê, van đóng trên bờ bị sự cố không thể đóng kín làm một lượng dầu rất lớn tràn ra
ngoài biển vượt quá khả năng ứng cứu của đơn vị, chưa xác định được số lượng dầu tràn nhưng khả năng đe dọa rất lớn đến
sự an toàn về người, tài sản và môi trường. Sử dụng các hạt xốp nhỏ thả trên biển và pháo khói làm giả sự cố và giả dầu tràn.
- Phạm vi: dự kiến lượng dầu tràn tạo ra nguy cơ cháy, nổ trực tiếp đe dọa đến người, tài sản và môi trường toàn bộ
khu vực biển, bãi biển, nhà ở, các công trình ven bờ đoạn từ nút giao thông đường Lê Đức Thọ-Hoàng Sa đến nút giao thông
đường Võ Văn Kiệt-Võ Nguyên Giáp.
- Phân vai:
1. Chỉ Huy hiện trường: Đ/c Nguyễn Điểu - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
2. Chỉ huy lực lượng phòng cháy chữa cháy: Đ/c Nguyễn Phong - PGĐ Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy;
3. Chỉ huy lực lượng bảo vệ trên bờ: Đ/c Nguyễn Văn Chính - PGĐ Công an thành phố;
4. Chỉ huy lực lượng bảo vệ trên biển: Đ/c Nguyễn Quốc Bình - Phó CHBCH BĐBP;
5. Chỉ huy lực lượng thu gom dầu trên bờ: Đ/c Phan Công Hiền - Phó CH BCH quân sự thành phố;
6. Chỉ huy lực lượng thu gom dầu trên biển: Đ/c Dương Thái Sơn - PGĐ công ty xăng dầu KV5;

ii
7. Tư vấn kỹ thuật: Đ/c Nguyễn Trần Mạnh – GĐ Trung tâm ƯPSCTD KV3
8. Trực Ban: Đ/c Phạm Diệu – Phó phòng kỹ thuật Công ty xăng dầu KV5;
9. Thư ký: Đ/c Phan Minh Ngọc - Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Biển và Hải đảo;
10. Dẫn chương trình: Đ/c Dương Thị Kim – Chuyên viên Chi cục Biển và Hải đảo.
2. Quy trình diễn tập
a) Công tác chuẩn bị
- Đúng 7h00, Ban Chỉ huy hiện trường, toàn bộ lực lượng phương tiện, trang thiết bị tham gia diễn tập tập trung tại
Công viên Biển Đồng chuẩn bị diễn tập;
- 7h00 -7h15: các đơn vị trang bị bảo hộ lao động, nhận dụng cụ thu gom, tập kết lực lượng theo sơ đồ do ban tổ chức
phân công;
- 7h00-7h20: kiểm tra toàn bộ hệ thống thông tin, khu vực khán đài;
- 7h00-7h25: mời các đại biểu tham dự diễn tập vào khu vực khán đài;
- 7h25-7h29: chuẩn bị phát lệnh;
- 7h29-7h30: phát lệnh diễn tập.
b) Ứng phó sự cố trên biển
- Bước 1: Ban Chỉ huy phát lệnh diễn tập;
- Bước 2: Công ty Xăng dầu khu vực V - TNHH MTV tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó tại chỗ; Bộ
Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố triển khai lực lượng bảo vệ trên biển kịp thời thông báo và ngăn cản không cho tàu
thuyền vào khu vực xảy ra sự cố;
- Bước 3: Ban Chỉ huy hiện trường tổ chực họp bàn, lựa chọn phương thức ứng phó phù hợp;
- Bước 4: Ban Chỉ huy hiện trường điều động các lực lượng tham gia ứng phó.

iii
c) Ứng phó sự cố trên bờ
- Bước 5: Khi dầu chuẩn bị tràn vào bờ, Chỉ huy hiện trường điều động các lực lượng, trang thiết, bị bố trí đội hình
chuẩn bị thu gom không cho dầu tràn vào bờ.
- Bước 6: khi dầu tràn vào bờ với số lượng lớn và tạo nguy cơ cháy nổ cao:
+ Các lực lượng thu gom trên bờ nhanh chóng thu gom dầu, quá trình thu gom phải đảm bảo đúng kỹ thuật, đề phòng
nguy cơ cháy nổ, hạn chế tối đa không để dầu thấm vào cát;
+ Lực lượng phòng cháy chữa cháy chuẩn bị phương tiện, lực lượng sẵn sàng khắc phục sự cố, tại một số điểm có
nguy cơ cháy cao, khu vực có dân tràn xuống vớt dầu thì phun bọt phòng cháy;
+ Quần chúng nhân dân hiếu kỳ đến xem việc ứng cứu, một số người tràn xuống bờ biển thu gom dầu gây mất an toàn
và tạo nguy cơ cháy nổ. Lực lượng bảo vệ trên bờ tổ chức ngăn cản, tạo hành lang an toàn trên bờ không cho những người
không có nhiệm vụ vào khu vực sự cố.
- Bước 7: Sau khi thu gom dầu:
+ Các lực lượng thu gom dầu trên bờ làm vệ sinh bãi biển, dùng giấy thấm dầu thu gom toàn bộ dầu sót lại;
+ Thu gom trang thiết bị và kết thúc diễn tập.
- Bước 8: Họp Ban Chỉ đạo để rút kinh nghiệm
3. Kịch bản
Thời gian Nhiệm vụ Đơn vị Nội dung/hành động Ghi chú
thực hiện
7h00 - 7h25 Chuẩn bị diễn tập Toàn bộ - Các lực lượng tham gia diễn tập kiểm tra quân số, nhận dụng cụ, bảo hộ
lực lượng lao động. Mang, mặc bảo hộ lao động và tập kết theo từng đơn vị trước
sân khấu;
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc ;
- Kiểm tra công tác hậu cần liên quan khác.
7h25 - 7 h30 Chuẩn bị phát lệnh diễn Toàn bộ - Các lực lượng sẵng sàng
tập lực lượng
7h30 Phát lệnh bắt đầu diễn Chỉ huy - Dẫn chương trình đếm ngược 9,8…..1: BẮT ĐẦU
tập diễn tập - Ông Nguyễn Điểu bắn pháo hiệu
iv
Thời gian Nhiệm vụ Đơn vị Nội dung/hành động Ghi chú
thực hiện
Ngay sau khi thấy pháo hiệu, đội pháo khói đốt pháo làm giả sự cố. Sau khi thấy pháo khói lực lượng Công ty xăng dầu KV5 tổ chức ứng
phó theo kịch bản 1. Công ty xăng dầu khu vực 5 làm chỉ huy hiện trường trực tiếp chỉ đạo các lực lượng thuộc đơn vị mình.
7h30 – 7h45 Ban chỉ huy hiện Ban chỉ huy hiện trường họp xác định phương án ứng phó khẩn cấp.
trường họp
7h30-7h35 Báo cáo sự cố Cty xăng Đ/c Dương Thái Sơn - PGĐ cty xăng dầu khu vực V báo cáo tình hình sự
dầu KV5 cố và công tác khắc phục, chờ lệnh từ Ban chỉ huy hiện trường;
7h35 – 7h40 Đánh giá sơ bộ sự cố Ban chi - Ban Chỉ huy hiện trường đánh giá sơ bộ về sự cố, đánh giá mức độ, các
huy, điều kiện thời tiết, thủy văn,… đề ra phương án ứng phó khẩn cấp;

7h41-7h42 Triển khai tình huống Chỉ huy - Đ/C Nguyễn Điểu yêu cầu Đ/c Nguyễn Quốc Bình điều động lực lượng
khẩn cấp hiện trường thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng đến hiện trưởng để bảo vệ trên
biển.
7h42 - 7h44 Điều động lực lượng Đ/c - Đ/c Nguyễn Quốc Bình điều động lực lượng thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội
bảo vệ hành lang trên Nguyễn Biên phòng ra hiện trường, dự kiến khoảng 12p lực lượng đến hiện
biển Quốc Bình trường.
7h44-8h10 Ban chỉ huy hiện - Ban Chỉ huy hiện trường phân tích tình huống, xác định mức độ, đề ra
trường họp phương án ứng phó chung toàn bộ sự cố.
7h46-7h48 Lực lượng bảo vệ hành - Đ/c Nguyễn Quốc Bình báo cáo Ban chỉ huy hiện trường lực lượng
lang trên biển đến hiện thuộc BCH BĐBP có mặt bao gồm các trang thiết bị và nhân lực như
trường sau:……….
7h48-7h50 Phát lệnh triển khai lực Đ/c - Đ/C Nguyễn Điểu yêu cầu Đ/c Nguyễn Quốc Bình chỉ huy việc triển
lượng bảo vệ hành lang Nguyễn khai lực lượng tạo thành hành lang an toàn trên biển, đảm bảo không
trên biển Quốc Bình cho bất cứ phương tiện không có nhiệm vụ đi vào khu vực sự cố; sơ tán
người và phương tiện không có nhiệm vụ ra ngoài khu vực sự cố; chuẩn
bị các phương án phòng chống cháy nổ trên biển.
Sau khi có lệnh từ chỉ huy hiện trường, Đ/c Nguyễn Quốc Bình trực tiếp chỉ huy các lực lượng bảo vệ hành lang trên biển thực hiện
theo các nội dung kịch bản 2.
7h50 Lực lượng thu gom trên Công ty - Đ/c Dương Thái Sơn báo cáo tình hình triển khai công tác thu gom;
biển báo cáo Xăng dầu - Đ/C Nguyễn Điểu yêu cầu Đ/c Dương Thái Sơn chỉ đạo các lực lượng
Khu vực 5 thuộc đơn vị nhanh chóng thu gom, hạn chế đến mức tối đa dầu tràn trên
biển.

v
Thời gian Nhiệm vụ Đơn vị Nội dung/hành động Ghi chú
thực hiện
8h00 Lực lượng bảo vệ hành Đ/c - Đ/c Nguyễn Quốc Bình báo cáo chỉ huy hiện trường lực lượng thuộc Bộ
lang trên biển báo cáo Nguyễn Chỉ huy Bộ đội Biên phòng đã tạo được hành lang an toàn trên biển.
Quốc Bình - Đ/c Nguyễn Điểu yêu cầu Đ/c Nguyễn Quốc Bình tiếp tục duy trì lực
lượng đảm bảo tuyệt đối an toàn trên biển
8h06 Triển khai xong phao Công ty - Đ/c Dương Thái Sơn - PGĐ công ty xăng dầu KV 5 báo cáo Chỉ huy
vây Xăng dầu hiện trường đã triển khai xong phao vây, chuẩn bị hút dầu. Một lượng dầu
Khu vực 5 không vây được đang di chuyển vào bờ theo hướng…… đề nghị Ban Chỉ
huy triển khai lực lương thu gom.
8h06 - 8h10 Chuẩn bị ứng phó trên Lực lượng - Đ/c Nguyễn Điểu ra lệnh, giao nhiệm vụ lần lược (miệng) cho từng
bờ trên bờ đơn vị ứng phó trên bờ triển khai đội hình, chuẩn bị thu gom không cho
dầu tràn vào bãi biển. cụ thể:
 Lực lượng phòng cháy triển khai lực lượng, sẵn sàng trang thiết bị
phòng cháy nếu dầu tràn vào bờ;
 Lực lượng bảo vệ hiện trường ngăn không cho những người hiếu kỳ
vào hiện trường, đảm bảo hành lang an toàn về cháy nổ, dùng loa thông
báo, cảnh báo các nguồn lửa có thể gây cháy nổ;
 Bộ Chỉ Huy Quân sự thành phố: tổ chức thu gom dầu tràn vào bờ,
công tác thu gom đảm bảo nhanh chóng, hạn chế đến mức tối đa dầu thấm
vào cát
 Công ty Môi trường Đô thị, Đội UPSCTD thành phố, các kho cảng
xăng dầu triển khai đội hình, tổ chức ứng phó theo sự chỉ huy của Bộ chỉ
huy quân sự thành phố;
 Trung tâm Kỹ thuật Môi trường bố trí cán bộ và trang thiết bị kiểm tra
nồng độ hơi xăng 15 phút/lần để phát hiện những khu vực có nồng độ
vượt quá giới hạn nguy hiểm cháy nổ;
Yêu cầu:
- Trong suốt quá trình thu gom dầu, các đơn vị tăng cường tính chủ
động, tự chủ đồng thời thường xuyên báo cáo Ban Chỉ huy, tuyệt đối tuân
thủ sự điều động của Ban Chỉ huy hiện trường;
- Việc thu gom phải tuân thủ qui trình về thu gom dầu, qui trình về
phòng tránh cháy nổ;
- Việc thu gom phải triển khai một cách nhanh chóng nhất trong điều
vi
Thời gian Nhiệm vụ Đơn vị Nội dung/hành động Ghi chú
thực hiện
kiện có thể.
- Các lực lượng sau khi nhận lệnh cơ động về vị trí và thực hiện nhiệm
vụ được giao
8h10 Kết thúc họp Ban chỉ huy hiện trường

8h10 - 9h10 Các đơn lực lượng triển Toàn bộ - Các thành viên Ban Chỉ huy chịu trách nhiệm chỉ huy việc thu gom
khai ứng phó trên bờ lực lượng của lực lượng thuộc đơn vị mình theo như phương án do Ban Chỉ huy đã
lựa chọn. Toàn bộ lực lượng thu gom dầu trên bờ do đại diện Bộ Chỉ huy
quân sự Thành phố chỉ huy.
- Lực lương thu gom dầu trên bờ chia thành các tổ như đã phân công, các tổ cơ động về vị trí ban tổ chức đã phân công, tổ 1 về vị trí số 1, tổ
2 về vị trí số 2,…. Tổ 11 về vị trí số 11.
- Các tổ 12, 13, 14, 15&16 tập kết về vị trí 12, 13, 14, 15&16 để đào hố, lót bạt làm vị trí tập hết dầu thu gom.
- Lực lượng từ Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực 3 hướng dẫn kỹ thuật thu gom cho các tổ.
- Lực lượng 11 tổ, mỗi tổ chịu trách nhiệm thu gom khu vực bờ biển dài 50m (có cắm mốc), sử dụng gối thấm dầu, đào rảnh thu gom,.. để thu
gom dầu. Trong quá trình thu gom theo đúng kỹ thuật và theo sự hướng dẫn của đại diện Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực 3.
- Các tổ 12, 13, 14, 15 & 16, sau khi hoàn thành hỗ tập kết dầu tiếp tục hỗ trợ các tổ còn lại thu gom dầu, việc hỗ trợ theo sự hướng dẫn kỹ
thuật của thành viên Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực 3.
8h21 Hoàn thành việc thu Công ty - Đ/c Dương Thái Sơn - PGĐ công ty xăng dầu KV 5 Báo cáo Chỉ huy
gom dầu trên biển Xăng dầu hiện trường: “Lực lượng ƯPSCTD Tổng kho đã thu gom cơ bản lượng
Khu vực 5 dầu tràn trên biển, đề nghị Chỉ huy cho thu hồi trang thiết bị và lực
lượng”.
- Đ/c Nguyễn Điểu ra lệnh lực lượng ứng phó trên biển thu hồi trang
thiết bị và lực lượng.
8h25 Người dân tràn xuống UBND - Trong lúc các lực lượng đang tổ chức thu gom, 50 người từ UBND
khu vực thu gom quận Sơn quận Sơn Trà giả người dân mang theo dụng cụ vượt hành lang an toàn
Trà tràn xuống biển thu gom dầu gây mất an toàn về cháy nổ.
- Đ/c Nguyên Điểu yêu cầu Đ/c Nguyễn Văn Chính triển khai lực
lượng ngăn cản, cưỡng chế người dân ra khỏi khu vực sự cố.
8h30 - 8h38 Báo cáo tình hình ứng Thành viên Các thành viên Ban Chỉ huy báo cáo tình hình ứng phó của đơn vị mình:
phó Ban Chỉ  8h30-8h32: Đ/c Nguyễn Phong - PGĐ Cảnh sát Phòng cháy Chữa
huy cháy báo cáo tình hình phòng cháy chữa cháy;
 8h32-8h34: Đ/c Nguyễn Văn Chính - PGĐ Công an Thành phố báo

vii
Thời gian Nhiệm vụ Đơn vị Nội dung/hành động Ghi chú
thực hiện
cáo tình hình bảo vệ hiện trường trên bờ;
 8h34-8h36: Đ/c Nguyễn Quốc Bình - Phó CHBCH BĐBP báo cáo
tình hình bảo vệ hành lang an toàn trên biển;
 8h36-8h38: Đ/c Phan Công Hiền - Phó CH BCH quân sự Thành phố
báo cáo tình hình thu gom dầu trên bờ.
8h50 - 8h56 Báo cáo tình hình ứng Thành viên Các thành viên ban chỉ huy báo cáo tình hình ứng phó của đơn vị mình:
phó ban chỉ huy  8h50-8h52: Đ/c Nguyễn Phong - PGĐ Cảnh sát Phòng cháy Chữa
cháy báo cáo tình hình phòng cháy chữa cháy;
 8h52-8h56: Đ/c Phan Công Hiền Phó CH BCH quân sự thành phố
báo cáo tình hình thu gom dầu, dự kiến thời gian kết thúc thu gom.
9h05 - 9h07 Báo cáo tình hình ứng Thành viên Đ/c Phan Công Hiền - Phó CH BCH quân sự Thành phố báo cáo đã thu
phó Ban Chỉ gom xong toàn bộ dầu tràn.
huy
9h07 - 9h10 Kết thúc thu gom, thu Chỉ huy Chỉ huy hiện trường ra lệnh từng đơn vị kết thúc thu gom, thu hồi trang
hồi trang thiết bị, lực hiện trường thiết bị, toàn bộ lực lượng tham gia diễn tập tập kết về khu vực trung tâm
lượng chỉ huy.
9h10 - 9h15 Kết thúc diễn tập Chỉ huy Chỉ huy hiện trường phát biểu và ra lệnh kết thúc diễn tập
hiện trường
9h15 - 10h30 Ban chỉ huy họp rút Ban Chỉ - Ban Chỉ huy đánh giá tổng thể quá trình ứng cứu
kinh nghiệm cùng các huy và đại - Đánh giá quá trình phối hợp giữa các đơn vị
lực lượng tham gia ứng diện các - Kỹ năng, quy trình ứng phó sự cố của các đơn vị
cứu lực lượng - Đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện khả năng ứng phó sự cố tràn dầu
tham gia của Thành phố

viii
UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
---      ----

Phụ lục 8. KỊCH BẢN


DIỄN TẬP ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2016
(kèm theo kế hoạch số……/KH-STNM ngày tháng 6 năm 2016)

Đà Nẵng, 6/2016

i
1. Thông tin chung
- Thời gian: Dự kiến từ 7h30-9h30 ngày 21/7/2016.
- Địa điểm: Cảng Liên Chiểu (xem sơ đồ tại phụ lục).
- Tình huống giả định: Sự cố tràn dầu xảy ra khi Kho xăng dầu Petec Hòa
Hiệp đang tiếp nạp xăng dầu tại Cảng Liên Chiểu.
- Phạm vi: Dự kiến lượng dầu tràn tạo ra nguy cơ cháy, nổ trực tiếp đe
dọa đến người, tài sản và môi trường toàn bộ khu vực biển, bãi biển, nhà ở, các
công trình ven bờ tại khu vực cảng Liên Chiểu.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Chỉ huy hiện trường: Đ/c Lê Văn Minh, GĐ. Xí nghiệp Xăng dầu Petec Hòa
Hiệp
- Chỉ đạo diễn tập: Ban chỉ đạo diễn tập
- Dẫn chương trình: Chi cục Biển và Hải đảo
- Lực lượng ứng phó tại chỗ: Kho xăng dầu K83, Kho xăng dầu Petec Hòa
Hiệp, Kho xăng dầu PVOIL Liên Chiểu, Kho xăng dầu hàng không Liên Chiểu
(sau đây gọi tắt là Cụm kho xăng dầu Liên Chiểu).
- Lực lượng hỗ trợ: Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Công an
Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố, Cảng vụ Hàng hải
Đà Nẵng, Sở Y tế, Trung tâm Quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung,
UBND quận Liên Chiểu, Công ty Cổ phần đóng tàu Bảo Duy.
- Ban chỉ đạo diễn tập:

STT Họ và tên Chức vụ/ công tác


Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
1 Đ/c Lê Quang Nam Trưởng ban
trường
Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy
2 Đ/c Phan Văn Dũng Phó ban
và chữa cháy Thành phố
Phó chỉ huy BCH Bộ đội Biên phòng Thành viên
3 Đ/c Nguyễn Quốc Bình
Thành phố
4 Đ/c Nguyễn Văn Chính Phó giám đốc Công an Thành phố Thành viên
5 Đ/c Nguyễn Hữu Thiết Phó chủ tịchUBND quận Liên Chiểu Thành viên
Giám đốc Trung tâm Quốc gia
6 Đ/c Nguyễn Trần Mạnh Thành viên
ƯPSCTD Miền Trung
Phó giám đốc Cảng vụ Hàng hải Đà
7 Đ/c Nguyễn Văn Thanh Thành viên
Nẵng
8 Đ/c Nguyễn Tiên Hồng Phó giám đốc Sở Y tế Thành viên
Giám đốc Xí nghiệp Xăng dầu Petec
9 Đ/c Lê Văn Minh Thành viên
Hòa Hiệp
Chi cục Trưởng Chi cục Biển và Hải
10 Đ/c Phạm Thị Chín Thư ký
đảo

ii
2. Công tác chuẩn bị
- Đúng 7h00:
+ Ban Chỉ đạo diễn tập, đại diện Xí nghiệp xăng dầu Petec Hòa Hiệp tập
trung tại Nhà chỉ huy (trước cửa kho xăng dầu Quân đội).
+ Tất cả lực lượng tập trung tại nhà đại biểu.
+ Riêng, tàu của BCH Bộ đội biên phòng, ca nô của Cảnh sát Phòng cháy
và Chữa cháy neo đậu ngoài khu vực diễn tập và vị trí tập kết do các đơn vị
quyết định.
- 7h00-7h20: Kiểm tra toàn bộ hệ thống thông tin, khu vực khán đài;
- 7h00-7h25: Mời các đại biểu tham dự diễn tập vào khu vực Nhà đại biểu;
- 7h25-7h29: Chuẩn bị phát lệnh;
- 7h29-7h30: Phát lệnh diễn tập.
3. Quy trình tổng thể tổ chức diễn tập
 Bước 1: Phát lệnh diễn tập:
Sau khi có lệnh bắt đầu từ người dẫn chương trình, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên
phòng chịu trách nhiệm bắn súng hiệu và đốt pháo khói làm giả sự cố.
 Bước 2: Sau khi có pháo khói, lực lượng tuần tra tuyến ống của kho xăng
dầu Hoà Hiệp nhanh chóng thông báo tới Ban chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu
của Kho xăng dầu Petec Hòa Hiệp về sự cố (phương thức nội dung thông báo
theo kịch bản của kho Petec Hoà Hiệp).
 Bước 3: Đại diện Xí nghiệp xăng dầu Petec Hòa Hiệp nhanh chóng
thông báo đến các kho thuộc cụm cảng xăng dầu Liên Chiểu về sự cố và yêu cầu
các kho thuộc cụm triển khai lực lượng hỗ trợ ứng phó sự cố theo quy chế đã ký
kết giữa 4 đơn vị; điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị thực hiện ứng
phó sự cố theo kịch bản chi tiết của mình
Sau khi nhận được yêu cầu của kho Petec, các kho thuộc cụm cảng xăng
dầu Liên Chiểu điều động lực lượng, trang thiết bị của đơn vị mình ra hiện
trường và tham gia ứng phó sự cố dưới sự chỉ huy của Chỉ huy hiện trường của
kho Petec (các bước thực hiện theo kịch bản của Kho xăng dầu Petec Hòa Hiệp)
 Bước 4: Đại diện Xí nghiệp xăng dầu Petec Hòa Hiệp báo cáo Ban Chỉ
đạo diễn tập về sự cố và giải pháp tổ chức ứng phó của đơn vị (nội dung theo
kịch bản của Kho xăng dầu Petec Hòa Hiệp), cụ thể:
- Chỉ huy hiện trường của Xí nghiệp xăng dầu Petec báo cáo:
+ Phạm vị có khả năng chịu tác động của sự cố
+ Phương án ứng phó của cơ sở - có sơ đồ sự cố, trình bày trên sơ đồ;
+ Đề nghị Thành phố hỗ trợ: bảo vệ hiện trường, công tác phòng cháy chữa
cháy trên biển, hậu cần, y tế và khả năng sơ tán dân tại khu vực ven biển.
(Nội dung báo cáo theo kịch bản của Kho xăng dầu Petec)

iii
- Sau khi nghe xong phần báo cáo của của Xí nghiệp xăng dầu Petec, BCĐ
diễn tập xem xét, đánh giá sự cố và quá trình tổ chức ứng phó của cơ sở. Trưởng
ban BCĐ diễn tập giao nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo triển khai lực
lượng theo đề nghị của Petec.
- Sau khi Trưởng ban chỉ đạo giao nhiệm vụ, các thành viên Ban chỉ đạo
chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ theo kịch bản đơn vị mình.
 Bước 5: Tổ chức thu gom dầu trên biển
- Đại diện Kho xăng dầu Petec Hòa Hiệp trực tiếp chỉ huy hiện trường, tổ
chức việc thu gom dầu. Trong quá trình tổ chức ứng phó, có 02 người ứng phó
trên biển bị thương, Chỉ huy hiện trường đề nghị canô của Cảnh sát đường sông
đưa vào bờ để chăm sóc y tế (các bước thực hiện theo kịch bản của Kho xăng
dầu Petec Hòa Hiệp). Chỉ huy hiện trường của Kho xăng dầu Petec Hòa Hiệp
thường xuyên báo cáo tình hình ứng phó sự cố của đơn vị và đề xuất những vấn
đề mà đơn vị cần hỗ trợ từ thành phố đến Trưởng ban Ban chỉ đạo diễn tập.
- Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an Thành phố, UBND quận Liên
Chiểu tiến hành sơ tán, di chuyển các tàu thuyền đang neo đậu trong khu vực sự
cố ra khỏi khu vực sự cố; thiết lập hành lang an toàn trên bờ và trên biển không
cho người và phương tiện không có chức năng UPSCTD đi vào khu vực sự cố.
- Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tổ chức triển khai phương án phòng
cháy chữa cháy trên biển; hướng dẫn lực lượng phòng cháy chữa cháy kho K83
chuẩn bị phương án phòng cháy, chữa cháy khi dầu tràn vào bờ.
- Ban chỉ đạo quan sát, theo dõi việc tổ chức ứng phó của cụm kho Liên
Chiểu, chuẩn bị phương án nếu lực lượng thu gom trên biển không thể cô lập
được dầu tràn, dầu tràn có nguy cơ tràn vào bờ với lượng lớn vượt khả năng thu
gom của cơ sở.
 Bước 6: Tổ chức thu gom dầu trên bờ
- Chỉ huy hiện trường của Kho xăng dầu Petec Hòa Hiệp báo cáo có một
lượng dầu không vây được đang di chuyển vào bờ, đề nghị:
+ Lực lượng ứng phó trên bờ chuẩn bị thu gom;
+ Ban chỉ đạo có phương án đảm bảo an toàn trên bờ.
(Nội dung theo kịch bản của Xí ghiệp Xăng dầu Petec Hoà Hiệp)
- Sau khi nghe báo cáo của Chỉ huy hiện trường, Trưởng Ban chỉ đạo đề
nghị UBND quận Liên Chiểu tiến hành sơ tán 07 hộ dân khu vực ven biển tại tổ
04 phường Hoà Hiệp Bắc ra khỏi khu vực nguy hiểm.
- Lực lượng của Công an thành phố chủ trì và phối hợp với UBND quận
Liên Chiểu thành lập hành lang an toàn trên bờ, ngăn không cho dân, những
người không có trách nhiệm vào khu vực xảy ra sự cố;
- Khi dầu tràn vào bờ, các lực lượng của cụm kho Liên Chiểu tổ chức thu
gom dầu tràn không cho dầu thấm vào cát.

iv
 Bước 7: Kết thúc thu gom dầu
- Đại diện Xí nghiệp xăng dầu Petec báo cáo Ban chỉ đạo lực lượng
ƯPSCTD đã cô lập và thu gom hết lượng dầu tràn, đề nghị Ban chỉ đạo diễn tập
xem xét cho thu hồi trang thiết bị và lực lượng;
- Ban chỉ đạo diễn tập kiểm tra kết quả khắc phục sự cố, đánh giá tình hình
triển khai khắc phục sự cố của các đơn vị, đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của sự cố
đối với môi trường;
- Sau khi đánh giá xong việc thu gom, khắc phục sự cố, Ban chỉ đạo diễn
tập ra lệnh thu hồi trang thiết bị, chuẩn bị kết thúc diễn tập.
Bước 8: Họp đánh giá, rút kinh nghiệm
- Ban chỉ đạo đánh giá tổng thể quá trình ứng cứu
- Đánh giá quá trình phối hợp giữa các đơn vị
- Kỹ năng, quy trình ứng phó sự cố của các đơn vị
- Đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện khả năng ứng phó sự cố tràn dầu của
thành phố.
5. Quy trình kết nối thông tin
Các thành viên BCĐ diễn tập liên lạc với các lực lượng thuộc đơn vị mình
bằng bộ đàm của đơn vị (không được phát ra hệ thống loa phát thanh).
Các thành viên BCĐ diễn tập liên lạc, trao đổi thông tin với nhau thông qua
micro được phát ra hệ thống loa phát thanh.
Công tác điều động, chỉ huy hiện trường giữa Petec với lực lượng ứng phó
tại chỗ thông qua micro được phát ra hệ thống loa phát thanh.
SƠ ĐỒ KẾT NỐI THÔNG TIN
Lực lượng ứng phó tại chỗ

XN xăng dầu
Petec Hòa Hiệp

Hệ
thống
loa Micro Trưởng ban BCĐ diễn tập
phát
thanh

Các thành viên Ban Chỉ đạo


diễn tập
Bộ
đàm
Các lực lượng hổ trợ

: Chỉ đạo : Báo cáo

v
Để thuận lợi cho việc chỉ đạo, mỗi thành viên Ban chỉ đạo bố trí 01 micro
riêng và được đánh số thứ tự:
- Trưởng Ban chỉ đạo: micro 1 (M1)
- Lực lượng Biên phòng: M2
- Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy: M3
- Lực lượng Công an thành phố M4
- Lực lượng y tế: M5
- Lực lượng UBND quận Liên Chiểu: M6
- Lực lượng Petech hoà hiệp: M7
- MC: M8

6. Yêu cầu về trang thiết bị:


Các lực lượng, đơn vị tham gia diễn tập tự huy động trang thiết bị và nhân
lực thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình theo nội dung của kịch bản.
Cụm kho Liên chiểu chuẩn bị hậu cần cho diễn tập gồm:
- Nhà chỉ huy: diện tích tối thiểu 4mx8m, có trang bị hệ thống âm thanh,
bàn, ghế cho Ban chỉ đạo tác nghiệp.
- Nhà cho các đại biểu tham dự, lực lượng ứng phó tập kết: diện tích tối
thiểu 5mx10m, có 5 bàn đại biểu và khoảng 100 ghế ngồi.
- Hệ thống âm thanh: tối thiểu 8 micro không dây, có người trực chỉnh âm
thanh.

vi
SƠ ĐỒ TỔNG THỂ DIỄN TẬP ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

Ghi chú:
Sự cố tràn dầu : Chỉ đạo
: Báo cáo
Các cơ quan thông
tấn, báo chí
Người phát hiện
sự cố tràn dầu

XN xăng dầu Petec Hòa Hiệp Ban Chỉ đạo diễn tập Bộ phận thông
tin, phát ngôn

Lực lượng ứng phó tại chỗ Các lực lượng hỗ trợ

Công ty CP Đội ƯPSCTD Lực lượng Lực lượng Lực lượng Lực lượng Lực Lực lượng y
ĐT Bảo Duy các đơn vị PCCC kho XD bảo vệ hiện bảo vệ hiện phòng chống lượng sơ tế, thông tin
Cụm kho XD K83 trường trên trường trên cháy, nổ tán dân,
Liên chiểu bờ biển trên biển phương
tiện

vii
7. Kịch bản
Thời gian Nhiệm vụ Đơn vị Nội dung/hành động Ghi chú
thực hiện
1. 7h00-7h30: công tác chuẩn bị
7h00 - 7h25 Chuẩn bị diễn tập Toàn bộ - Ban Chỉ đạo diễn tập, đại diện Xí nghiệp xăng dầu Petec Hòa Hiệp tập
lực lượng trung tại Nhà chỉ huy lưu động.
- Tất cả lực lượng tập trung tại kho xăng dầu K83.
- Riêng tàu của BCH Bộ đội biên phòng, ca nô của Cảnh sát Phòng cháy
và Chữa cháy neo đậu ngoài khu vực diễn tập và vị trí do mỗi đơn vị
quyết định.
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc;
- Kiểm tra công tác hậu cần liên quan khác.
- Chú ý: trong thời gian này MC giới thiệu về mục đích, ý nghĩa, nội dung của cuộc diễn tập
7h25 - 7 h30 Chuẩn bị phát lệnh diễn Toàn bộ - Các lực lượng sẵn sàng
tập lực lượng
7h30 Phát lệnh bắt đầu diễn tập BCĐ diễn - Dẫn chương trình đếm ngược 9,8…..1: BẮT ĐẦU
tập - BCH Bộ đội biên phòng bắn súng hiệu. Ngay sau khi có súng hiệu đội
pháo khói đốt pháo làm giả sự cố, pháo khói được đốt lần lượt và duy trì
cho đến khi kết thúc quá trình thu gom dầu trên biển.
2. 7h30-7h55: thông báo sự cố và điều động lực lượng:
7h30 – 7h35 Phát hiện sự cố Đội tuần Người phát hiện sự cố thông báo về sự cố cho lãnh đạo Kho xăng dầu Kết nối qua
tra tuyến Petec Hòa Hiệp loa
ống Chú ý: phương thức nội dung thông báo theo kịch bản của kho Petec
Hoà Hiệp
7h35 – 7h40 Thông báo và điều động XNXD Đại diện Petec nhanh chóng thông báo đến các lực lượng ứng phó tại chỗ Kết nối qua
lực lượng ứng phó tại chỗ Petec về sự cố và yêu cầu các kho thuộc cụm triển khai lực lượng hỗ trợ ứng loa
phó sự cố theo quy chế đã ký kết giữa 4 đơn vị;
Chú ý: Việc thông báo, điều động thực hiện kịch bản chi tiết của kho
Petec Hoà Hiệp

viii
Thời gian Nhiệm vụ Đơn vị Nội dung/hành động Ghi chú
thực hiện
Sau khi nhận được yêu cầu của kho Petec, các kho thuộc cụm cảng xăng dầu Liên Chiểu điều động lực lượng, trang thiết bị của đơn vị mình ra hiện
trường và tham gia ứng phó sự cố dưới sự chỉ huy của Chỉ huy hiện trường của kho Petec (các bước thực hiện theo kịch bản của Kho xăng dầu
Petec Hòa Hiệp)
7h40 – 7h50 Đại diện Petec báo cáo XNXD - Đại diện Petec báo cáo: Kết nối qua
Ban chỉ đạo về sự cố và Petec + Nguyên nhân xảy ra sự cố, dự kiến khối lượng dầu tràn, phạm vi có loa
phương án ứng phó của khả năng bị ảnh hưởng của sự cố tràn dầu
cơ sở + Phương án ứng phó của cơ sở
+ Đề nghị thành phố hỗ trợ: bảo vệ hiện trường, công tác phòng cháy
chữa cháy trên biển, hậu cần, y tế và khả năng sơ tán dân tại khu vực ven
biển.
Chú ý: Nội dung báo cáo theo kịch bản của Kho xăng dầu Petec, có sơ
đồ mô tả sự cố và phương án triển khai ứng phó.
7h50 – 7h55 Ban chỉ đạo xem xét, BCĐ diễn - Đ/c Trưởng ban chỉ đạo phát biểu: “trên cơ sở báo cáo của kho Petec,
đánh giá sự cố và phướng tập sau khi xem xét các vấn đề liên quan, tôi đề nghị:
án ứng phó của cơ sở, + “Lực lượng BCH Bộ đội biên phòng thành lập hành lang an toàn trên
giao nhiệm vụ cho các lực biển, sơ tán, di chuyển các tàu thuyền ra khỏi khu vực sự cố”
lượng. + “Lực lượng phòng cháy, chữa cháy thực hiện phòng chống cháy, nổ
trên biển và hướng dẫn lực lượng ứng phó tại chỗ phòng chống cháy, nổ
trên bờ”.
+ “Lực lượng Công an thành phố thành lập hành lang an toàn trên bờ,
không cho người và phương tiện không có nhiệm vụ vào khu vực sự cố,
khu vực diễn tập”
+ “Lực lượng UBND quận Liên Chiểu phối hợp với lực lượng Biên
phòng sơ tán thuyền và người dân ra khỏi khu vực sự cố trên biển, thông
báo cho các hộ dân ven biển không sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt có
khả năng gây cháy nổ, chuẩn bị phương án sơ tán các hộ dân sống ven
bờ khi cần thiết”
+ “Lưc lượng Sở Y tế sẵn sàng cấp cứu khi có người bị thương”
+ Kho Petec: chỉ đạo đơn vị cung cấp dịch vụ nhanh chóng thu gom dầu
trên biển, các lực lượng trên bờ sẵn sàng ứng phó khi dầu tràn vào bờ,
quá trình thu gom phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.

ix
Thời gian Nhiệm vụ Đơn vị Nội dung/hành động Ghi chú
thực hiện
+ “Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng thông báo cho các tàu thuyền không đi
vào khu vực sự cố”
+ “Trung tâm Quốc gia Ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung chuẩn bị
phương tiện, trang thiết bị, nhân lực sẵn sàng hỗ trợ thành phố nếu sự
cố vượt quá năng lực ứng phó của thành phố”
+ Tôi đề nghị các lực lượng chủ động thực hiện các nhiệm vụ được phân
công, nếu có vướng mắc kịp thời báo cáo để có hướng giải quyết phù
hợp.
- Các thành viên BCĐ diễn tập: “Rõ”
3. 7h55-8h22: Tổ chức thu gom dầu trên biển
7h55 -8h10: Các đơn vị, lực lượng chủ động thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình theo sự phân công của Trưởng ban chỉ đạo. Nội dung, phương
thức thực hiện theo kịch bản của các đơn vị.
8h10 -8h22: Các lực lượng báo cáo Ban chỉ đạo tình hình thực hiện nhiệm vụ:

8h10 – 8h12 Lực lượng bảo vệ hành BCH Bộ - Trưởng ban BCĐ: “đề nghị lực lượng biên phòng báo cáo tình hình Kết nối qua
lang trên biển báo cáo đội biên triển khai nhiệm vụ” loa
phòng - Đ/c Nguyễn Quốc Bình: “báo cáo BCĐ, lực lượng bộ đội biên phòng
đã thiết lập xong hành lang an toàn trên biển (báo cáo vị trí bố trí
phương tiện theo kịch bản chi tiết của BCH Bộ đội biên phòng)”.
- Trưởng ban BCĐ: “Tốt! yêu cầu Đ/c tiếp tục chỉ đạo, duy trì lực lượng
đảm bảo tuyệt đối an toàn trên biển”
- Đ/c Nguyễn Quốc Bình: “Rõ”

8h12 – 8h14 Lực lượng phòng chống Cảnh sát - Trưởng ban BCĐ: “đề nghị lực lượng PCCC báo cáo tình hình triển Kết nối qua
cháy nổ trên biển báo cáo PC&CC khai nhiệm vụ” loa
- Đ/c Phan Văn Dũng: “báo cáo BCĐ, lực lượng phòng cháy, chữa cháy
đã cử người hướng dẫn lực lượng kho K83 thực hiện phòng chống
cháy, nổ trên bờ. Đã triển khai xong lực lượng, phương tiện phòng
chống cháy, nổ trên biển (báo cáo vị trí bố trí phương tiện theo kịch

x
Thời gian Nhiệm vụ Đơn vị Nội dung/hành động Ghi chú
thực hiện
bản chi tiết của Cảnh sát PC&CC)”
- Trưởng ban BCĐ: “Tốt! yêu cầu Đ/c tiếp tục chỉ đạo, duy trì lực lượng
đảm bảo tuyệt đối phòng chống cháy, nổ trên biển trong suốt quá trình
ứng phó”.
- Đ/c Phan Văn Dũng: “Rõ”
8h14 – 8h16 Báo cáo công tác phòng UBND - Trưởng ban BCĐ: “đề nghị lực lượng UBND quận Liên Chiểu báo cáo
chống cháy nổ trên bờ quận Liên tình hình triển khai nhiệm vụ”
Chiểu - Đ/c Nguyễn Hữu Thiết: “báo cáo BCĐ, UBND quận Liên Chiểu đã
thông báo cho các hộ dân khu vực quanh sự cố không sử dụng các
phương tiện, vật dụng có khả năng phát sinh nguồn lửa nguồn nhiệt, các Kết nối qua
hộ dân đã tiến hành cắt cầu giao điện, đảm bảo tốt hành lang an toàn loa
trên bờ.
- Trưởng ban BCĐ: “Tốt! Đ/c tiếp tục triển khai, duy trì lực lượng đảm
bảo an toàn trên bờ”
- Đ/c Nguyễn Hữu Thiết: “Rõ”
8h16 – 8h18 Lực lượng bảo vệ hành Công an - Trưởng ban BCĐ: “đề nghị lực lượng Công an thành phố báo cáo tình Kết nối qua
lang trên bờ thành phố hình triển khai nhiệm vụ” loa
- Đ/c Nguyễn Văn Chính: “Báo cáo BCĐ, Công an thành phố đã thành
lập xong hành lang an toàn trên bờ ngăn không cho những người không
có trách nhiệm vào khu vực xảy ra sự cố (báo cáo vị trí bố trí lực lượng,
phương tiện theo kịch bản chi tiết của Công an thành phố)”.
- Trưởng ban BCĐ: “Tốt! đề nghị Đ/c tiếp tục chỉ đạo, duy trì lực lượng
đảm bảo tuyệt đối an toàn trên bờ”
- Đ/c Nguyễn Văn Chính: “Rõ”
8h18 - 8h20 Lực lượng ứng phó tại XNXD - Trưởng ban BCĐ: “đề nghị kho petec báo cáo tình hình triển khai Kết nối qua
chổ Petec nhiệm vụ” loa
- Đ/c Lê Văn Minh: “Báo cáo BCĐ, lực lượng thu gôm dầu trên biển đã
vây được dầu và đang tiến hành bơm lên tàu Bảo duy 09, tuy nhiên có
một lượng dầu không vây được đang di chuyển vào bờ. Trong quá trình
triển khai vây dầu trên biển có hai công nhân bị thương. Đề nghị Ban

xi
Thời gian Nhiệm vụ Đơn vị Nội dung/hành động Ghi chú
thực hiện
chỉ đạo cho canô tiếp cận tàu Bảo Duy 09 để đưa hai công nhân vào bờ
chăm sóc y tế.
- Trưởng ban BCĐ: tốt, chúng tôi sẽ đưa hai công nhân vào bờ chăm sóc
ý tế. Đề nghị đồng chí chỉ đạo lực lượng ứng phó trên bờ triển khai lực
lượng, chuẩn bị thu gom dầu.
- Đ/c Lê Văn Minh: rõ.
8h20 - 8h22 Cấp cứu người bị thương - Trưởng ban BCĐ: đề nghị lực lượng cảnh sát PCCC trên biển tiếp cận Kết nối
tàu Bảo Duy 09 để đưa người bị thương vào bờ chăm sóc ý tế. qua loa
- Đ/c Phan Văn Dũng: “Rõ”
- Trưởng ban BCĐ: đề nghị lực lượng y tế chuẩn bị chăm sóc người bị
thương
- Đ/c Nguyễn Tiên Hồng: “Rõ”

Sau khi có lệnh của Ban chỉ đạo, các lực lượng chủ động triển khai nhiệm vụ theo kịch bản của đơn vị mình.

4. 8h22 – 8h40: Tổ chức thu gom dầu trên bờ:


8h22 – 8h25 Ban chỉ đạo giao nhiệm - Trưởng ban BCĐ: Hiện nay đang có một lượng dầu chuẩn bị tràn vào Kết nối
vụ cho các lực lượng bờ, tôi đề nghị: qua loa
+ “Lực lượng UBND quận Liên Chiểu phối hợp với lực lượng Công an
thành phố tiến hành sơ tán 07 hộ dân ven biển, yêu cầu toàn bộ người
dân trước khi ra khỏi nhà tắt toàn bộ các thiết bị có khả năng phát sinh
lửa, nhiệt gây cháy nổ;
+ “Lực lượng Công an thành phố thành lập hành lang an toàn trên bờ,
không cho người và phương tiện không có nhiệm vụ vào khu vực sự cố,
khu vực diễn tập”;
+ “Lực lượng phòng cháy, chữa cháy thực hiện phòng chống cháy và
hướng dẫn lực lượng ứng phó tại chổ phòng chống cháy nổ trên bờ”;
+ Kho Petec: chỉ đạo lực lượng thu gom dầu trên bờ.
- Các thành viên BCĐ diễn tập: “Rõ”

xii
Thời gian Nhiệm vụ Đơn vị Nội dung/hành động Ghi chú
thực hiện
8h25 -8h40: Các đơn vị, lực lượng chủ động thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình theo sự phân công của Trưởng ban chỉ đạo. Nội dung, phương
thức thực hiện theo kịch bản của các đơn vị.
8h40 -8h46: các lực lượng báo cáo Ban chỉ đạo tình hình thực hiện nhiệm vụ:

8h40– 8h42 Lực lượng y tế báo cáo Sở Y tế - Trưởng ban BCĐ: “đề nghị lực lượng Y tế báo cáo tình hình triển khai Kết nối qua
tình hình chắm sóc ý tế nhiệm vụ” loa
- Đ/c Nguyễn Tiên Hồng: “báo cáo BCĐ, 02 trường hợp bị thương nhẹ,
vết thương ngoài da, lực lượng y tế đã tiến hành băng bó, hiện sức khoẻ
02 người ổn định”
- Trưởng ban BCĐ: “Tốt! đề nghị Đ/c tiếp tục duy trì lực lượng, sẵn
sàng cấp cứu khi có trường hợp bị thương”.
- Đ/c Nguyễn Tiên Hồng: “Rõ”
8h42 – 8h44 Báo cáo công tác sơ tán UBND - Trưởng ban BCĐ: “đề nghị lực lượng UBND quận Liên Chiểu báo cáo Kết nối qua
dân quận Liên tình hình triển khai nhiệm vụ” loa
Chiểu - Đ/c Nguyễn Hữu Thiết: “báo cáo BCĐ, UBND quận Liên Chiểu tiến
hành sơ tán 07 hộ dân khu vực ven biển, việc sơ tán diễn ra đúng kế
hoạch, người dân phối hợp tốt, trước khi ra khỏi nhà đã tắt toàn bộ các
thiết bị có khả năng phát sinh lửa, nhiệt gây cháy, nổ;
- Trưởng ban BCĐ: “Tốt! Đ/c tiếp tục duy trì lực lượng, đảm bảo an
toàn trên bờ, chỉ được phép cho người dân trở về nhà khi có lệnh của
BCĐ”
- Đ/c Nguyễn Hữu Thiết: “Rõ”
8h44 - 8h46 Lực lượng ứng phó tại XNXD - Trưởng ban BCĐ: “đề nghị kho petech báo cáo tình hình triển khai Kết nối
nhiệm vụ” qua loa
chổ báo cáo Petec
- Đ/c Lê Văn Minh: “Báo cáo BCĐ, lực lượng thu gom dầu trên biển và
trên bờ đã thu toàn bộ dầu tràn, quá trình thu gom đúng quy trình kỹ
thuật, đề nghị BCĐ cho thu hồi trang thiết bị và lực lượng”.
- Trưởng ban BCĐ: “tốt, đồng chí tiếp tục cho lực lượng vệ sinh bờ biển
và chỉ thu lực lượng khi có lệnh của BCĐ”.
- Đ/c Lê Văn Minh: rõ.

xiii
Thời gian Nhiệm vụ Đơn vị Nội dung/hành động Ghi chú
thực hiện
8h46 -8h52: Kiểm tra kết quả ứng phó của cơ sở:

8h46 -8h48 Kiểm tra thu gom dầu - Trưởng ban Chỉ đạo: “đề nghị lực lượng Biên phòng kiểm tra công tác Kết nối qua
trên biển thu gom dầu trên biển của cơ sở” loa
- Đ/c Nguyễn Quốc Bình: “Báo cáo BCĐ, theo quan sát, trên mặt biển
không còn thấy váng dầu và vết dầu loang”.
- Trưởng ban BCĐ: “tốt, đồng chí tiếp tục duy trì lực lượng và chỉ thu
lực lượng khi có lệnh của BCĐ”.
- Đ/c Nguyễn Quốc Bình: rõ.
8h48 -8h50 Kiểm tra công tác phòng - Trưởng BCĐ: “đề nghị lực lượng PCCC báo cáo công tác phòng cháy Kết nối qua
cháy chữa cháy chữa cháy: loa
- Đ/c Phan Văn Dũng: “Báo cáo BCĐ, công tác phòng cháy, chữa cháy
được thực hiện nghiêm túc, sự cố tràn dầu không gây ra cháy nổ, nguy
cơ cháy nổ hiện nay không còn.
- Trưởng ban BCĐ: “tốt, đồng chí tiếp tục duy trì lực lượng và chỉ thu
lực lượng khi có lệnh của BCĐ”.
- Đ/c Phan Văn Dũng: rõ.
8h50 -8h52 Kiểm tra thu gom dầu BCĐ diễn - Trưởng BCĐ: “đề nghị lực lượng công an kiểm tra tình hình thu gom Kết nối qua
trên bờ tập dầu trên bờ của cơ sở loa
- Đ/c Nguyễn Văn Chính: “Báo cáo BCĐ, qua kiểm tra, lực lượng Cụm
kho Liên Chiểu đã thu gom toàn bộ lượng dầu trên bờ và đang vệ sinh
bờ biển”
- Trưởng ban BCĐ: “tốt, đồng chí tiếp tục duy trì lực lượng và chỉ thu
lực lượng khi có lệnh của BCĐ”.
- Đ/c Nguyễn Văn Chính: rõ.
5. 8h52-9h30: kết thúc thu gom và họp rút kinh nghiệm
8h52 - 8h55 Kết thúc thu gom dầu Ban chỉ - Trưởng BCĐ: lực lượng ứng phó tại chỗ đã thu gom toàn bộ lượng Kết nối qua
đạo diễn dầu tràn. Tôi xin tuyên bố kết thúc quá trình diễn tập thực địa, đề nghị loa
tập các lực lượng thu hồi lực lượng, phương tiện, trang thiết bị. Mời các
Đ/c thành viên BCĐ và đại diện các lực lượng họp đánh giá tại Nhà chỉ
huy lưu động”.

xiv
Thời gian Nhiệm vụ Đơn vị Nội dung/hành động Ghi chú
thực hiện
8h55 – 9h30 Ban Chỉ đạo họp rút kinh Ban chỉ - Ban chỉ đạo đánh giá tổng thể quá trình ứng cứu
nghiệm cùng các lực đạo diễn - Đánh giá quá trình phối hợp giữa các đơn vị
lượng tham gia ứng cứu tập - Kỹ năng, quy trình ứng phó sự cố của các đơn vị
- Đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện khả năng ứng phó sự cố tràn dầu
của thành phố
Trong khi Ban chỉ đạo diễn tập họp rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả đợt diễn tập các lực lượng chủ động triển khai thu gom phương tiện, trang
thiết bị của đơn vị mình

xv

You might also like