You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ

Tiểu luận

Môn: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Đề tài

DOANH NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Giảng viên bộ môn: TS. Lê Việt Hưng


Mã lớp học phần : 22C1MAN50202104
Họ và tên sinh viên :
Lương Quốc Bảo - 31201023633
Nguyễn Hoàng Nguyên – 31201021224
Võ Thanh Thảo - 31201021413
Lớp : ADC03

Thành phố Hồ Chí Minh, 2022


LỜI MỞ ĐẦU

Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế và là một chủ thể tích cực trong xã hội, nên không
thể không đặt ra vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường và xã hội.
Không nên chỉ dừng lại ở các nghĩa vụ về đạo đức hay giá trị về mặt hình ảnh, mà cần đặt
trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường và xã hội như là trách nhiệm thực chất và nội
tại. Môi trường và xã hội cung cấp các tư liệu sản xuất đầu vào và là nơi tiêu thụ các sản phẩm
đầu ra của doanh nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp tồn tại và phát triển được khi ở trong lòng
môi trường xã hội như cá trong môi trường nước vậy, và do đó, trách nhiệm của doanh nghiệp
cần được coi là trách nhiệm của doanh nghiệp với chính mình và chủ động thực hiện với tính
tự giác cao.
Trách nhiệm của doanh nghiệp không chỉ trong việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo
vệ môi trường, về khai thác tài nguyên mà còn cần nhấn mạnh hơn trong việc chủ động triển
khai các giải pháp về đổi mới sáng tạo, về cải tiến công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để
đảm bảo luôn tận dụng và tối ưu hiệu quả việc sử dụng nguyên liệu đầu vào của chu trình sản
xuất. Làm tốt nhiệm vụ này sẽ tạo ra lợi ích song hành của cả doanh nghiệp và môi trường và
xã hội, vừa giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và lợi nhuận, vừa bảo vệ môi trường, vừa đưa xã
hội tiến sâu hơn và các thực hành phát triển bền vững.
Trong các điều kiện khan hiếm về nguồn lực, doanh nghiệp có quyền và cần phải đưa ra các
lựa chọn để phát triển, và trách nhiệm của doanh nghiệp là phải đưa ra lựa chọn của mình trên
cơ sở cân nhắc lợi ích của môi trường, lợi ích của xã hội. Doanh nghiệp tuyệt đối không thể vì
lợi ích cục bộ, của riêng mình mà bỏ qua lợi ích của môi trường và xã hội.
Trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam hiện tại, vẫn còn tồn tại những yếu điểm dẫn tới sự
mâu thuẫn giữa lựa chọn dài hạn và lợi ích ngắn hạn, và buộc doanh nghiệp phải cân nhắc và
chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để đổi lấy lợi ích dài hạn. Nhưng không phải doanh nghiệp
nào cũng đủ tiềm lực và nhận thức một cách đầy đủ để nhận ra và lựa chọn theo con đường
đó.
Điều đáng buồn là nhiều doanh nghiệp đang chấp nhận đổi lợi ích dài hạn để chọn lợi ích
ngắn hạn, nên chấp nhận hy sinh cả vấn đề về môi trường và xã hội để vì miếng cơm manh áo
hàng ngày. Để có thể điều chỉnh, đòi hỏi quyết tâm rất lớn từ cả cộng đồng và bản thân mỗi
doanh nhân. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải là câu chuyện có thể giải quyết
trong ngày một ngày hai mà phải là một quá trình đồng hành và nỗ lực, phải là dòng nước
xuôi về biển cả để không ai có thể đi ngược dòng.

THỰC TRẠNG
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỷ lệ các khu công nghiệp có trạm
xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 66%, nhiều khu công nghiệp đã đi vào hoạt động mà hoàn
toàn chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng không vận hành, hay
vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp. Trong khi đó, theo ước tính có khoảng 70% trong
số hơn một triệu mét khối nước thải hằng ngày, đêm phát sinh từ các khu công nghiệp được
xả thẳng ra nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý.
Ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp điển hình là khu vực kinh tế trọng điểm phía
Nam, gồm Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương được xem là khu vực
tập trung nhiều khu công nghiệp và dự án FDI lớn nhất cả nước, mặc dù tỷ lệ xây dựng hệ
thống xử lý nước thải tập trung ở khu vực này khá cao, nhưng tình trạng vi phạm các quy định
về môi trường vẫn thường xuyên xảy ra. Bởi vậy không có gì lạ khi nhiều kênh rạch ở Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay, như Tham Lương, Ba Bò, Thầy Cai, An Hạ… đang được coi là
những dòng kênh bị ô nhiễm nghiêm trọng vì dòng chảy chở theo lượng nước thải khổng lồ và
rác thải đủ loại từ các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như sinh hoạt.

1. Ô nhiễm không khí


Ô nhiễm không khí, thường chủ yếu tập trung tại các khu công nghiệp cũ, do các khu công
nghiệp này đang xử dụng công nghệ cũ, lạc hậu hay chưa xây dựng hệ thống xử lý khí thải ra
môi trường. Trong khi các khu công nghiệp mới do được đầu tư công nghệ hiện đại, nên hệ
thống xử lý nước thải ra môi trường được bảo đảm hơn. Tuy nhiên, tất cả do ý thức con người
mà tình trạng ô nhiễm không có xu hướng giảm. Ô nhiễm không khí tại các khu công nghiệp
chủ yếu là bụi, một số khu công nghiệp có biểu hiện ô nhiễm CO2, SO2 và tiếng ồn.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trong khu C Khu công nghiệp (KCN) Nam Phổ Yên, thuộc
phường Trung Thành (TP. Phổ Yên) thường xuyên xả khói và bụi ra môi trường, gây ảnh
hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân xung quanh. Mặc dù vấn đề này người dân đã
kiến nghị đến các cấp chính quyền địa phương, nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục.
Khu C KCN Nam Phổ Yên do Công ty TNHH Đầu tư phát triển hạ tầng Lệ Trạch (Đài Loan)
làm chủ đầu tư và đi vào hoạt động từ năm 2008. Đến nay, tại đây có 8 doanh nghiệp đang
hoạt động. Theo người dân sống gần khu vực này, môi trường xung quanh đang bị ảnh hưởng
nhiều nhất từ khói, bụi và tiếng ồn từ các phân xưởng sản xuất nhựa của Công ty TNHH nhựa
Minh Hằng và nhà máy sản xuất gỗ ván dăm của Công ty TNHH Vân Huyền.
Tìm hiểu thực tế vào khoảng 10 giờ sáng ngày 26/7/2022, chúng tôi thấy ống khói từ một
trong số các nhà máy sản xuất gỗ ván dăm đang xả khói màu đen, có mùi hắc ra bên ngoài.
Khói theo gió bay khắp nơi và len lỏi vào các khu dân cư đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều
người dân.
Là hộ dân thường xuyên phải chịu ảnh hưởng từ những ống khói này, ông Nguyễn Văn Phố
bức xúc: Hầu như ngày nào, nhà máy sản xuất gỗ ván dăm cũng xả khói có màu đen ra môi
trường, nhất là vào buổi trưa. Khói theo gió bay vào nhà tôi có mùi khét rất khó chịu và
thường gây cay mắt, rát mũi. Không chỉ có khói, tiếng máy móc, động cơ từ các các xưởng gỗ
chạy rầm rầm suốt ngày, thậm chí thâu đêm, khiến người dân ngủ không yên giấc.
Cùng với khí thải của nhà máy sản xuất gỗ, bụi đá, bột nhựa từ nhà máy sản xuất nhựa của
Công ty TNHH nhựa Minh Hằng cũng phát tán ra không khí. Bà Lê Thị Hà, người dân tổ dân
phố Hưng Thịnh, phường Trung Thành, phản ánh: Bụi của Công ty nhựa Minh Hằng có khả
năng đã không được xử lý triệt để trong khi sản xuất. Vì thế, không khí quanh nhà máy lúc
nào cũng mờ đục, còn người dân chúng tôi thường xuyên phải đóng kín cửa để tránh khói bụi
nhưng cũng không thấm vào đâu.

Khí thải và bụi từ các nhà máy nói trên không những ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của 5
hộ dân tổ dân phố Hưng Thịnh mà còn ảnh hưởng đến hàng chục hộ của tổ dân phố Phú
Thịnh, phường Trung Thành. Ông Trần Văn Sỹ, tổ trưởng tổ dân phố Phú Thịnh, cho hay: Bụi
và khói từ các nhà máy trên theo gió len lỏi vào hầu hết các gia đình cách đó đến 200m,
300m. Ngoài 2 nhà máy trên, hằng ngày, chúng tôi cũng phải ngửi mùi sơn và nghe tiếng ồn
từ nhà máy thi công khung thép tiền chế trong KCN.
Tìm hiểu chúng tôi được biết, hiện nay, Khu C KCN Nam Phổ Yên vẫn chưa được đầu tư xây
dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Điều này khiến cho người dân thêm lo lắng về nguy
cơ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.
Theo ông Trần Quang Phong, Chủ tịch UBND phường Trung Thành: Trước phản ánh của
người dân về nguy cơ ô nhiễm môi trường, trong các kỳ họp HĐNĐ của phường và TP. Phổ
Yên, chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị đến các đại biểu HĐND. Theo đó, vừa qua, tỉnh đã chỉ
đạo các sở, ngành có liên quan phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra hệ
thống xử lý chất thải của các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong KCN. Tuy nhiên, đến nay
vẫn chưa có thông báo kết quả kiểm tra và hướng khắc phục, giải quyết.

2. Ô nhiễm nước thải


Nước thải của khu công nghiệp (KCN) gồm hai loại chính: Nước thải sinh hoạt từ các khu văn
phòng và nước thải sản xuất từ các nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp. Đặc tính nước
thải sinh hoạt thường là ổn định so với nước thải sản xuất.
Nước thải sinh hoạt ô nhiễm chủ yếu bởi các thông số BOD5, COD, SS, Tổng N, Tổng P, dầu
mỡ - chất béo. Trong khi đó các thông số ô nhiễm nước thải công nghiệp chỉ xác định được ở
từng loại hình và công nghệ sản xuất cụ thể.
Nước thải từ các KCN có thành phần đa dạng, chủ yếu là các chất lơ lửng, chất hữu cơ, dầu
mỡ và một số kim loại nặng. Khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m3nước thải/ngày từ các KCN
được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trường nước
mặt. Chất lượng nước mặt tại những vùng chịu tác động của nguồn thải từ các KCN đã suy
thoái, đặc biệt tại các lưu vực sông: Sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông Sài Gòn.

Thành phần nước thải các KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ sở sản xuất trong KCN.
Chất lượng nước thải đầu ra của các KCN phụ thuộc rất nhiều vào việc nước thải có được xử
lý hay không. Tính đến tháng 9/2021, có 218 KCN đã xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải
tập trung, với tổng công suất xử lý nước thải đạt hơn 950.000 m3/ngày đêm, chiếm 75% tổng
số KCN đã vận hành; 34 KCN đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung; vẫn còn rất
nhiều KCN đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hạng mục này. Bên
cạnh đó, nhiều KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu nối của các
doanh nghiệp trong KCN còn thấp. Nhiều nơi doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước
thải cục bộ nhưng không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả. Thực trạng trên đã dẫn đến
việc phần lớn nước thải của các KCN khi xả thải ra môi trường đều có các thông số ô nhiễm
cao hơn nhiều lần so với QCVN.

Hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải KCN thường xuyên vượt ngưỡng cho phép. Kết quả
phân tích mẫu nước thải từ các KCN cho thấy, nước thải các KCN có hàm lượng các chất lơ
lửng (SS) cao hơn QCVN từ 2 lần. Giá trị các thông số BOD5 con tạ; cống xả các KCN
thường ở mức khá cao.

3. Ô nhiễm rác thải


Mỗi năm trung bình ở Việt Nam có 15 triệu tấn rác được thải ra, trong đó rác thải công nghiệp
chiếm 17%. Lượng rác có tính nguy hại do hoạt động công nghiệp thải ra khoảng 130.000 tấn,
75% phát sinh từ các khu kinh tế trọng điểm phía Nam và từ hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ
Chí Minh 25%. Theo số liệu của Sở TN&MT&NĐ Hà Nội, trong năm 2005, mỗi ngày Hà
Nội phải gánh 312 tấn rác thải công nghiệp không nguy hại và 59,3 tấn rác thải công nghiệp
nguy hại cộng với 1,65 tấn rác thải y tế nguy hại.
Hàng năm các nhà máy trong KCN - KCX trên địa bàn TP HCM thải ra 62.726,4 tấn chất thải
rắn nếu tính luôn các nhà máy ngoài các KCN thì tải lượng chất thải rắn thải ra là 667.137,1
tấn/năm, các nhà máy tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương hàng ngày thải ra khoảng 82
tấn chất thải rắn. Tại Đồng Nai phát triển công nghiệp đã và đang có ảnh hưởng nhất định đến
môi trường sống. Tỉnh chỉ có một khu xử lý chất thải rắn ở Tràng Dài, các khu vực xử lý khác
đang lập dự án nhưng chưa được đầu tư, trong khi mức độ chất thải của các KCN trên địa bàn
ngày càng gia tăng. Phương án xử lý rác thải công nghiệp ở Việt Nam chưa tốt, hiện xử lý và
tiêu hủy không an toàn. Chất thải được tạm giữ tại các cơ sở hoặc bán lại cho các điểm tái chế
không đảm bảo yêu cầu, hoặc mang chôn lấp chung với rác sinh hoạt tại bãi rác tập trung.

NGUYÊN NHÂN
Trong những năm qua, việc bảo vệ môi trường khu công nghiệp vẫn là một vấn đề nóng được
xã hội quan tâm. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh hiện nay, số lượng các khu công nghiệp
được thành lập để thực hiện thu hút các dự án đầu tư công nghiệp đang ngày càng gia tăng.
Điều này đã tạo thêm nhiều áp lực cho môi trường. Các quy định về bảo vệ môi trường được
ban hành đã góp phần cải thiện đáng kể công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp.
Tuy nhiên, hiện một số khu công nghiệp thực hiện chưa tốt công tác bảo vệ môi trường, gây ô
nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động, làm ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư sống
tại khu vực lân cận. Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công
nghiệp có thể đó là:
Việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tại một số địa phương còn thực hiện tràn lan
trong khi khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư thấp, năng lực tài chính còn hạn chế dẫn đến việc
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng còn hạn chế. Các khu công nghiệp chưa có sự ưu tiên xây
dựng hệ thống xử lý chất thải, một số khu công nghiệp thậm chí còn không có hệ thống xử lý
rác thải mà đổ trực tiếp ra môi trường.
Các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp chưa nhận thức đầy đủ trách
nhiệm bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Nhận thức về bảo vệ môi trường của
các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp còn hạn chế, nhiều chủ cơ sở hiểu chưa
rõ, chưa chính xác và thậm chí không cập nhật các quy định của pháp luật hiện hành trong
công tác bảo vệ môi trường

Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải, cam kết bảo vệ môi trường nhưng
lại không thực hiện nghiêm túc dẫn đến tình trạng ô nhiễm trầm trọng hơn. Ban quản lý môi
trường tại các địa phương chưa có sự quan tâm đầy đủ đến vấn đề này. Hầu hết Ban quản lý,
khu công nghiệp mới chỉ tập trung vào những vấn đề thu hút đầu tư, chưa quan tâm đến công
tác quản lý môi trường khu công nghiệp. Các công tác thanh tra giám sát còn chưa hiệu quả,
các cơ quan còn chậm trễ trong việc kiểm soát và đôn đúc các chủ doanh nghiệp trong bảo vệ
môi trường.

TÁC ĐỘNG
Ô nhiễm môi trường công nghiệp đã và đang ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng dân cư
mà những người công nhân lao động là những người bị ảnh hưởng trực tiếp. Họ phải tiếp xúc
với các yếu tố độc hại như ô nhiễm nhiệt, bụi, ồn, hơi khí độc…
Kết quả điều tra về môi trường và sức khỏe của trên 208 công nhân nhà máy cơ khí và nhà
máy hợp kim sắt Thái Nguyên cho thấy: 58,7% số công nhân có biểu hiện viêm phế quản cấp,
2,9% có biểu hiện hội chứng nhiễm độc SO2. Đối với sức khỏe của công nhân ngành hóa chất
phân bón, điện hóa, cao su, chất tẩy rửa, hóa chất bảo vệ thực vật và hóa chất cơ bản cho thấy:
bệnh đường hô hấp, tai mũi họng và bệnh dị ứng chiếm từ 35,2 đến 65%.
Từ năm 1976 đến 1990 mới chỉ có 5.497 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp, nhưng đến 2004
số người mắc bệnh đã tăng lên gấp 3 lần với tổng số 21.597 người. Dự báo số người mới mắc
bệnh nghề nghiệp đến năm 2010 là trên 30 ngàn. Tổng số tiền chi cho trợ cấp bệnh nghề
nghiệp từ 2000 -2004 là hơn 50 tỷ đồng.
Ô nhiễm môi trường công nghiệp không chỉ tác động trong môi trường lao động mà còn tác
động tới cộng đồng dân cư xung quanh các khu công nghiệp qua việc thải các chất độc hại
vào không khí, nguồn nước và đất. Tỷ lệ chết sơ sinh, dị tật thai nhi và mắc các bệnh về
đường hô hấp, tim mạch và ung thư ngày càng tăng. Nước thải của các nhà máy xí nghiệp
chứa nhiều yếu tố nguy hại như các kim loại nặng, các hóa chất có khả năng gây biến đổi gen
không qua xử lý được thải trực tiếp ra các dòng sông, ao hồ là yếu tố gây các bệnh tật tại các
khu dân cư.

Nghiên cứu trên 2.000 người dân sống quanh vùng mỏ chì-kẽm Lang Hích Thái Nguyên cho
thấy có 138 người có biểu hiện bị nhiễm độc chì mạn tính. Tại cộng đồng dân cư quanh mỏ
Bản Thi Bắc Kạn cũng có nhiều người bị nhiễm độc chì. Chỉ số IQ của trẻ em ở vùng này
thấp hơn vùng khác. Xét nghiệm nước sinh hoạt, nước thải, không khí, thực phẩm cá nhiều
mẫu có hàm lượng chì cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Tại cộng đồng dân sống quanh
mỏ mangan huyện Trùng Khánh Cao Bằng, mỏ thiếc Sơn Dương Tuyên Quang nhiều người
bị thâm nhiễm kim loại nặng trong cơ thể. Tại một số vùng khai thác vàng từ lâu lưu hành một
loại dịch bệnh lạ với các triệu chứng thần kinh giống như bệnh do thiếu vitamin B1, nhưng đó
chính là bệnh nhiễm độc thủy ngân do quá trình khai thác, tinh luyện vàng bừa bãi gây ra.
Người ta đã thấy hàm lượng thuỷ ngân trong tóc, máu, nước tiểu ở những người bệnh này cao
hơn nhiều so với ngưỡng sinh học. Người ta cũng xác định được hiện tượng tích luỹ thủy
ngân và khuếch đại sinh học trong các động vật thuỷ sinh qua chuỗi thức ăn.
Số bệnh nhân vào điều trị tại Bệnh viện K tăng từ 7.621 ca trong 2 năm 1997 và 1998 đến
7.712 trường hợp chỉ trong năm 2001. Số bệnh nhân ung thư mới tăng, năm 2001 tăng gấp 1,7
lần so với năm 1997 - 1998. Hiện tượng làng ung thư như Thạch Sơn Phú Thọ, Minh Đức Hải
Phòng hay Phú Lộc, Hoàng Dư tuy rằng chưa được nghiên cứu khẳng định nhưng cũng cho
thấy ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường công nghiệp nói riêng tới
sức khỏe người dân là đáng báo động.
Thời gian công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Việt Nam còn rất ngắn so với nhiều nước, nhưng độ
bền vững của môi trường lại thuộc loại thấp. Việt Nam đứng thứ 127 trong bảng xếp hạng chỉ
số bền vững môi trường năm 2005 và chỉ đứng thứ 8 trong các nước ASEAN, đứng sau cả
Myanmar, Lào và Campuchia. Chỉ số bền vững môi trường của Việt Nam thấp do tình trạng ô
nhiễm môi trường còn nặng và tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng mà chưa có
giải pháp hữu hiệu để khắc phục. Hiện nay, rất nhiều khu dân cư phải hứng chịu sự ô nhiễm từ
các nhà máy nhưng có rất ít nghiên cứu đánh giá có hệ thống ảnh hưởng của nó tới sức khỏe
cộng đồng mà chỉ được tiến hành khi có vấn đề về sức khỏe do đó mất đi cơ hội phòng ngừa
các tác hại. Việc đo đạc các yếu tố độc hại trong môi trường, khám bệnh khi đã xuất hiện bệnh
thường không có tác dụng phòng ngừa mà chỉ giải quyết vấn đề hiện tại, bởi vì phần lớn tác
hại lên sức khỏe cần có thời gian nhất định.

TRÁCH NHIỆM, LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP KHI ĐẦU


TƯ VÀO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải là câu chuyện có thể giải quyết trong ngày
một ngày hai mà phải là một quá trình đồng hành và nỗ lực.
Luật bảo vệ môi trường năm 2020 ra đời đã có sự thay đổi rất lớn về kỹ thuật lập pháp và
nguyên tắc về bảo vệ môi trường. Các yếu tố về phát triển bền vững và gắn môi trường với sự
phát triển của kinh tế và xã hội đã được thể hiện rất rõ. Cụ thể, Luật bảo vệ môi trường năm
2020 không chỉ đơn thuần là một đạo luật chống lại các hành vi gây ô nhiễm môi trường mà
đã tiến xa hơn, trở thành cơ sở pháp lý cho các giải pháp thực hành phát triển bền vững.
Là một tế bào của nền kinh tế, trách nhiệm của doanh nghiệp có thể chỉ ra mấy nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất là việc chủ động xây dựng các đánh giá về khả năng tác động của dự án đối
với môi trường, thể hiện rõ qua trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khi
triển khai các dự án đầu tư. Đây là biện pháp chủ động nhằm phát hiện các yếu tố có khả năng
gây nguy hại tới môi trường và đề xuất các giải pháp để ngăn ngừa, xử lý chất thải và khắc
phục sự cố môi trường. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được gửi tới cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền để đánh giá và phê duyệt trước khi triển khai dự án.
Nhóm thứ hai là xin cấp giấy phép môi trường, tức là doanh nghiệp cần phải xin phép cơ quan
Nhà nước và chỉ được thực hiện khi được cơ quan Nhà nước cấp phép đối với một số lĩnh vực
kinh doanh có điều kiện, có tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Nhóm thứ ba là trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp và tổ chức cá nhân liên
quan đến các yếu tố môi trường. Việc cung cấp thông tin sẽ được thực hiện bằng hình thức
cung cấp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu, và hình thức công khai
thông tin về môi trường theo quy định trên cổng thông tin của cơ quan, tổ chức hoặc bằng
hình thức khác, bảo đảm thuận tiện cho đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin. Bên cạnh
đó, chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm lập và gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Nhóm thứ tư là trách nhiệm của doanh nghiệp về phòng ngừa sự cố, ứng phó với sự cố về môi
trường. Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về kế hoạch, biện pháp, trang thiết bị
phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật; Thực hiện chế độ kiểm
tra thường xuyên, áp dụng phương án, biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu
nguy cơ xảy ra sự cố môi trường. Doanh nghiệp gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm ứng
phó sự cố môi trường, chi trả chi phí ứng phó sự cố môi trường.
Nhóm thứ năm là trách nhiệm của doanh nghiệp liên quan đến việc bồi thường thiệt
hại. Doanh nghiệp gây thiệt hại về môi trường phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây
ra, đồng thời phải chi trả toàn bộ chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi
thường thiệt hại theo quy định.

Nhóm thứ sáu là các vấn đề khác, như thực hiện các trách nhiệm về nộp phí bảo vệ môi
trường, kỹ quỹ bảo vệ môi trường, chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, tuân thủ quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường…
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn “vô tư” xả thải ra ngoài môi trường. Xả rác thải ra môi
trường hay không hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường đều là những hành vi vi
phạm pháp luật.
Theo số liệu thống kê cho thấy, tuyệt đại đa số doanh nghiệp Việt Nam nằm ở quy mô vừa và
nhỏ, với tiềm lực về tài chính và công nghệ rất thấp. Nếu thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo
vệ môi trường sẽ tạo nên gánh nặng về chi phí rất lớn. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp đều
tìm cách trốn tránh các nghĩa vụ về bảo vệ môi trường để tiết kiệm chi phí.

Bên cạnh đó, khả năng thực thi pháp luật về môi trường còn tồn tại nhiều bấp cập. Có quá
nhiều hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, dẫn tới xử lý không xuể, và hệ quả là
các chế tài xử lý bị nhờn, bị coi thường.
Trong nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn sẽ đòi hỏi mức độ đầu tư của Nhà nước phải lớn
hơn nữa, lớn hơn so với đầu tư của doanh nghiệp. Không ai có thể thay thế vai trò của nhà
nước trong việc tạo ra những mắt xích kết nối để khép kín vòng tuần hoàn của nền sản xuất.
Và vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý là kinh tế xanh, kinh tế tuần
hoàn đã trở thành một xu thế không thể đảo ngược, trở thành một tất yếu mà tất cả chúng ta sẽ
phải theo. Doanh nghiệp nào không chuẩn bị đón nhận và không sẵn sàng đón nhận thì sẽ bị
đào thải.

Khi doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào hoạt động BVMT và tăng trưởng xanh sẽ mang lại
những lợi ích hết sức tích cực cho chính doanh nghiệp và cộng đồng, quốc gia.
Thứ nhất, lợi ích đối với chính doanh nghiệp: Việc thực hiện đầu tư cho BVMT sẽ giúp các
doanh nghiệp có môi trường làm việc an toàn, mang đến lợi ích về sức khỏe cho cán bộ công
nhân viên được đảm bảo, từ đó cán bộ yên tâm công tác, bảo đảm năng suất lao động. Bên
cạnh đó, việc tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật môi trường sẽ giúp doanh nghiệp không
gặp rủi ro về pháp lý, thanh kiểm tra và chế tài xử phạt. Đặc biệt, trong dài hạn khi doanh
nghiệp đầu tư bài bản, có hệ thống vào công tác BVMT sẽ gúp nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh do giảm thiểu chi phí sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên (ví dụ giảm thiểu
chi phí sử dụng nước, tái sử dụng các chất thải bỏ, xử lý biogas giúp giảm chi phí về nhiên
liệu…), điều này sẽ góp phần làm tăng “lợi nhuận – động lực chính của doanh nghiệp” trong
nền kinh tế thị trường. Một lợi ích dài hạn nữa mà các doanh nghiệp có được là hình ảnh và
thương hiệu của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Sử dụng các nhãn sinh thái, nhãn tiết kiệm năng
lượng, nhãn sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường đã được nhiều doanh nghiệp sử
dụng và xem như là một công cụ để hấp dẫn “khách hàng”.

Thứ hai, lợi ích đối với cộng đồng và đất nước: Mỗi một doanh nghiệp có thể được xem như
một “tế bào” của nền kinh tế của mỗi quốc gia. Kết quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp có
ảnh hưởng trực tiếp đến người dân hoặc địa phương - nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoạt động
và xa hơn nữa là đến cả đất nước. Do đó, khi doanh nghiệp tăng cường đầu tư cho công tác
BVMT, tăng trưởng xanh sẽ đóng góp vào sự thịnh vượng và phát triển bền vững của mỗi địa
phương, mỗi quốc gia.

Các giải pháp phi công nghệ:


Tăng diện tích cây xanh cách ly đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật giữa các khu công nghiệp, khu
trung chuyển hàng hóa, đầu mối hạ tầng kỹ thuật, thương mại dịch vụ và khu dân cư, khu vực
đường sắt; bố trí vệt cây xanh trên các tuyến giao thông hợp lý, tăng cường dải cây xanh cách
ly trên các tuyến trục giao thông chính, đường sắt (đặc biệt với khu vực dân cư, bệnh viện,
trường học…); tăng cường giao thông công cộng, hạn chế xe cá nhân;

Khuyến cáo sử dụng nhiên liệu, năng lượng sạch, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch; thực
hiện tốt công tác đền bù và giải phóng mặt bằng, chuyển đổi ngành nghề và hướng nghiệp cho
nhân dân; quản lý chặt chẽ quá trình xây dựng; khuyến cáo người dân sử dụng nước cấp, quản
lý chặt chẽ việc khai thác nước ngầm; chính sách ưu tiên đầu tư và ưu đãi cho các doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp có áp dụng công nghệ hiện đại, sử dụng năng lượng sạch, có biện
pháp xử lý ô nhiễm môi trường hiệu quả và sử dụng lao động địa phương. Đồng thời xử phạt
nghiêm khắc đối với những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu vực

Quản lý chặt chẽ hoạt động của hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo các trạm xử lý luôn hoạt
động liên tục, đúng công suất và quy trình kỹ thuật, đảm bảo nước thải đầu ra luôn đạt các quy
chuẩn về môi trường, khi phát hiện sự cố phải kịp khời xử lý và có biện pháp dự phòng; tăng
cường công tác quản lý buôn bán hóa chất bảo vệ thực vật và kiểm định vệ sinh an toàn thực
phẩm; Hướng dẫn người dân sử dụng hóa chất đúng quy cách, liều lượng, khuyến cáo sử dụng
các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, hạn chế sử dụng hóa chất trong sản xuất. Vận
động người dân có ý thức thu gom bao bì hóa chất sau khi sử dụng tập trung đưa đi xử lý, có
sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và người dân trong công tác thực hiện quy
hoạch, xây dựng và bảo vệ môi trường; tăng cường công tác giám sát và quản lý môi trường.

Các giải pháp công nghệ, kỹ thuật:

Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt: Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải sinh hoạt như nội dung đề xuất quy hoạch. Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý phải
đạt QCVN 14:2008/BTNMT trước khi xả vào nguồn tiếp nhận; nước thải sinh hoạt sau khi xử
lý đạt yêu cầu môi trường đối với nguồn loại A (nếu có), cần được lưu chứa ở hồ để kiểm tra
chất lượng nước thải sau xử lý và tái sử dụng cho nhu cầu tưới cây, rửa đường, dự phòng cứu
hỏa,...; cần có giải pháp thu gom, xử lý hiệu quả bùn thải phát sinh từ hệ thống thoát nước và
xử lý nước thải; có sự kiểm tra, quan trắc định kỳ bùn thải, đặc biệt là bùn thải công nghiệp;
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp: nước thải công nghiệp phải được xử lý đạt Quy chuẩn
QCVN 40:2011/BTNMT trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Việc xử lý nước thải công nghiệp
phải được kiểm soát chặt chẽ, tuyệt đối không để xảy ra sự cố làm ảnh hưởng đến môi trường.
Thu gom hiệu quả, tăng cường công tác phân loại rác tại nguồn, vận chuyển chất thải rắn về
khu xử lý chất thải của khu vực theo như quy hoạch đã đề xuất. Đặc biệt đối với chất thải
nguy hại cần được quản lý chặt chẽ và đưa về khu xử lý chất thải nguy hại theo đúng tiêu chí
kỹ thuật, quy định pháp luật hiện hành; các giếng khoan, giếng đào sau khi không sử dụng cần
được trám lấp theo đúng kỹ thuật để đảm bảo không bị sụt lún và gây ô nhiễm môi trường
nước ngầm; xây dựng và cải tạo chỉnh trang các nghĩa trang phục vụ cho dân cư như nội dung
đề xuất quy hoạch; bố trí cây xanh cách ly và các giải pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải
phát sinh; khuyến cáo, hướng dẫn, hỗ trợ người dân xây dựng bể biogas, hầm ủ sinh học để xử
lý nước thải, chất thải chăn nuôi, phế thải trong sản xuất nông nghiệp, rác thải hữu cơ.

You might also like