You are on page 1of 3

Ngày nay, trong bếp ăn của không ít hộ gia đình ở nước ta luôn có sản phẩm

của công ty Vedan, đây là công ty chuyên cung cấp hương liệu, bột ngọt và các sản
phẩm hương liệu cho việc nấu ăn. Ngoài lợi thế về giá thành và tính ưu việt của
sản phẩm thì trước đó, công ty này cũng đã có hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi
trường, thậm chí là chịu sự “tẩy chay” từ nhiều phía. Ngày hôm nay, ta sẽ đọc và
đưa ra đánh giá cho tình huống công ty Vedan nêu trên.
Giới thiệu sơ bộ về công ty Vedan, có vốn đầu tư nước ngoài và được đặt tại
tỉnh ĐN. Doanh nghiệp trên đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động và
đóng góp tương đối vào kinh tế của tỉnh ĐN, nhưng bên cạnh đó thì nó cũng tồn tại
bất cập là gây ra ô nhiễm cho sông Thị Vải trong suốt 14 nhưng vụ việc lại không
được các cơ quan quản lý ở địa phương phát hiện.
Việc xả thải của công ty nói trên đã gây ô nhiễm và làm ảnh hưởng đến
khoảng 40% số hộ dân mưu sinh bằng việc nuôi trồng thủy sản ở ven sông. Song,
công ty trên đã có biện pháp khắc phục thông qua chính quyền với 15 tỷ đồng
nhưng sau đó tiếp tục tái diễn hành vi vi phạm của mình.
Ngày 08/09/2008, sau ba tháng sử dụng trinh sát cải trang mật phục, Cục
Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (gọi tắt là CSMT) và Đoàn kiểm tra
liên ngành bắt quả tang Vedan xả chất thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải qua
những đường ống ngầm. Ngày 13/09/2008 đoàn kiểm tra đã lập biên bản hành vi
xả nước thải chưa qua xử lý thông qua những đường ống ngầm ra sông Thị Vải.
Ước tính Vedan xả 3.500-4.500 m3 chất thải/ngày, mỗi năm hàng triệu tấn nước
thải chưa qua xử lý đã được xả thẳng xuống sông Thị Vải qua hệ thống những
đường hầm bí mật và tinh vi.
Sau khi vụ việc được phát giác, đã tạo ra một làn sóng dư luận và hàng loạt
tranh luận những chế tài có thể được áp dụng với doanh nghiệp và các bên liên
quan.
Trong tình huống trên cũng nổi lên một điểm đáng chú ý đó chính là việc
tạm đình chỉ hoạt động giữa Bộ TNMT và UBND tỉnh Đồng Nai. Nó cho ta thấy
được sự chồng chéo trong công tác quản lý và xử lý sai phạm liên quan đến vấn đề
trong xã hội bởi:
- Bộ TNMT cho rằng việc dừng các khâu sản xuất của nhà máy là trách
nhiệm của chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất, tức là của
UBND tỉnh Đồng Nai.
- Ngược lại, UBND Đồng Nai có văn bản ngày 10/10/2008 gửi Bộ TNMT
cho rằng Đồng Nai không thể đình chỉ hoạt động của Vedan vì pháp lệnh xử phạt
vi phạm hành chính quy định một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành
chínhmột lần. Việc quyết định tạm đình chỉ Vedan là việc thuộc thẩm quyền của
Bộ TNMT.
Bên cạnh đó thì cũng từ vấn đề trên mà Nhà nước ta cũng đã có những động
thái như phản ứng sửa luật để có thể có pháp chế mạnh tay và tăng tính răn đe đối
với tội phạm môi trường.
Góc nhìn cá nhân về tình huống trên và bài học rút ra:
Sau khi đọc bài và tìm hiểu những vấn đề liên quan thì cá nhân em có những
ý kiến như sau về vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc
phát giác và giải quyết vụ việc của công ty Vedan như sau:
Việc thực hiện kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm của các cơ quan chức
năng có thẩm quyền vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Trong tình huống trên có thể
thấy rằng, công ty Vedan đã thản nhiên xả thải và gây ảnh hưởng đến hàng nghìn
hộ dân nhưng vẫn không có sự vào cuộc và xử lý thích đáng của cơ quan nhà nước.
Chưa có sự thống nhất, phối hợp giữa các cơ quan với nhau trong việc giải
quyết vấn đề. Thậm chí còn có hiện tượng đùn đẩy “quả bóng” trách nhiệm cho các
cơ quan khác.
Chưa có chế tài, biện pháp có tính răn đe để có thể chấm dứt hoặc hạn chế
những công ty hay cá nhân có tác động xấu đến môi trường. Bởi lẽ, khi có sức ép
từ dư luận và người dân cùng hàng loạt yếu tố khác thì công ty Vedan mới chịu bồi
thường với mức tiền phù hợp. Trước đó thì việc xử phạt là có, nhưng không đủ sức
“nặng” để ngăn chặn hành vi trên.
Bản thân em cũng đã rút ra được cho mình nhiều điều, đặc biệt là cho môn
học và cho bản thân mình. Trong quá trình phát triển kinh tế thì việc tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển là tốt, nhưng cũng không nên vì quá chạy
theo thành tích mà gây ảnh hưởng tới những yếu tố lâu dài như môi trường, dân cư.
Ngoài ra, bản thân em cũng tự rút ý thức được trách nhiệm trong khi xử lý các
công việc công vụ, liên kết và hợp tác khi cần và cũng thẳng thắn chịu trách nhiệm
về bản thân khi mắc sai phạm.

You might also like