You are on page 1of 7

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ

PHÁP LUẬT
ĐẠI CƯƠNG

Group: Góc ôn thi TMU – chia sẻ tài liệu và đề thi


Câu 1: Phân tích cấu thành của quy phạm pháp luật? Mỗi bộ phận cho 1 ví
dụ minh họa.
1. Khái niệm quy phạm pháp luật:
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện để điều
chỉnh các quan hệ xã hội nhằm đạt được mục đích nhất định.
VD: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác,
thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.” (Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015).
2. Cấu thành của quy phạm pháp luật:
Các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận là giả định, quy
định và chế tài. Tuy nhiên, không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ
phận này.
a) Giả định:
Là một bộ phận của quy phạm pháp luật đưa ra các tình huống là các điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ
tác động đến những chủ thể nhất định. Các chủ thể ở đây đều có thể là các tổ
chức hoặc các cá nhân. Như vậy để xác định bộ phận giả định của quy phạm
pháp luật cần trả lời các câu hỏi: Chủ thể nào? Trong những điều kiện hoặc
hoàn cảnh nào?
VD: +) “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân
dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo
vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây
dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. (Điều 65 Hiến pháp 2013).
Trong quy phạm pháp luật này, bộ phận giả định là “Lực lượng vũ trang nhân
dân” (trả lời cho câu hỏi “Chủ thể nào?”).
+) “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhà đầu tư có
hành vi đầu tư kinh doanh vốn nhà nước khi chưa được cơ quan có thẩm quyền
thẩm định chấp thuận sử dụng vốn nhà nước để đầu tư” (Khoản 1, điều 23 nghị
định 53/2007/NĐ-CP).
Trong quy phạm pháp luật này, bộ phận giả định là “đối với nhà đầu tư” ” (trả
lời cho câu hỏi “Chủ thể nào?”) và “có hành vi đầu tư kinh doanh vốn nhà nước

Group: Góc ôn thi TMU – chia sẻ tài liệu và đề thi


khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định chấp thuận sử dụng vốn nhà
nước để đầu tư” (trả lời cho câu hỏi “trong điều kiện nào?”).
Giả định trong quy phạm pháp luật có thể giản đơn hoặc phức tạp. Trong giả
định giản đơn chỉ đưa ra một chủ thể, một điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Còn giả
định phức tạp đưa ra một chủ thể (hoặc nhiều chủ thể), nhưng đồng thời có
nhiều điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
b) Quy định:
Là một bộ phận của quy phạm pháp luật, đưa ra các cách xử sự mà các chủ thể
khi rơi vào điều kiện, hoàn cảnh trong phần giả định phải thực hiện. Những
mệnh lệnh, những chỉ dẫn mà Nhà nước nêu trong phần quy định của quy phạm
pháp luật mà các chủ thể có thể phải thực hiện bao gồm:
- Những cách thức và hành vi xử sự mà chủ thể được phép hoặc không được
phép làm.
- Các quyền và lợi ích mà các chủ thể được hưởng theo quy định của pháp luật.
- Các nghĩa vụ trách nhiệm mà các chủ thể phải thực hiện theo quy định của
pháp luật.
Căn cứ vào tính chất, mức độ xác định xử sự được đưa ra mà bộ phận quy định
được phân loại thành:
- Quy định bắt buộc: Buộc các chủ thể phải thực hiện đúng theo cách thức mà
pháp luật yêu cầu và không có sự lựa chọn. Loại quy định này được thể hiện
dưới dạng “cấm”, “không được”, “phải”.
- Quy định tùy nghi: đưa ra nhiều cách xử sự mà chủ thể có thể lựa chọn một
trong các cách xử sự đó.
- Quy định trao quyền: cho phép các chủ thể được xử sự theo cách thức nhất
định trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
VD: +) “ Văn bản quy phạm pháp luật phải được gửi đến cơ quan nhà nước có
thẩm quyền để giám sát, kiểm tra.” (Điều 10, Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật 2008). Trong quy phạm pháp luật này, bộ phận quy định là “phải
được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra”.
+) “Việc thay đổi họ, tên, quốc tịch phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về hộ tịch”. (Điều 65 Bộ luật Dân sự). Trong quy phạm pháp luật
này, bộ phận quy định là “phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về hộ tịch”.

Group: Góc ôn thi TMU – chia sẻ tài liệu và đề thi


c) Chế tài:
Là một bộ phận của quy phạm pháp luật đưa ra những biện pháp tác động đến
những chủ thể trong trường hợp các chủ thể này không tuân thủ những mệnh
lệnh của nhà nước được nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật. Bộ
phận chế tài của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi “Hậu quả sẽ ra sao nếu
chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những mệnh lệnh của nhà
nước được đưa ra trong phần quy định của quy phạm pháp luật?”.
Thông thường, chế tài của quy phạm pháp luật được chia thành các nhóm như
sau:
- Chế tài hình sự (hình phạt): là biện pháp pháp lý của nhà nước dự kiến sẽ áp
dụng đối với các hành vi vi phạm được xem là tội phạm. Chế tài hình sự được
xác định là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất qua đó quyền, lợi ích của
người phạm tội có thể bị tước bỏ hoặc hạn chế.
VD: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng
không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân
trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.” (Điều 111, Bộ
luật Hình sự). Bộ phận chế tài của quy phạm này là “thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm”.
- Chế tài dân sự: là biện pháp pháp lý mà cơ quan nhà nước có nhau quyền dự
kiến áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ tài
sản và quan hệ nhân thân được Bộ luật Dân sự điều chỉnh. Chế tài dân sự được
áp dụng với cá nhân, tổ chức và pháp nhân bao bồi thường thiệt hại và phạt vi
phạm.
VD: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác,
thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.” (Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015). Bộ
phận chế tài của quy phạm này là “thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”
- Chế tài hành chính: là biện pháp pháp lý mà nhà nước dự kiến áp dụng đối
với các chủ thể khi các chủ thể này có hành vi vi phạm các quy định trong quản
lý hành chính nhà nước. Chế tài hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ
chức bao gồm cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi
phạm hành chính, phương tiện được sử dụng đề vi phạm hành chính và trục
xuất…

Group: Góc ôn thi TMU – chia sẻ tài liệu và đề thi


VD: “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển,
người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không
cài đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.” (Điều 9, Nghị định
71/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 34/2010/NĐ-CP về vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ). Bộ phận chế tài của quy phạm này
là “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng”.
- Chế tài kỷ luật: là biện pháp pháp lý mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với
cán bộ, công chức, người lao động, học sinh, sinh viên khi các chủ thể này vi
phạm nội quy, quy chế của cơ quan, trường học. Các loại chế tài kỷ luật bao
gồm khiển trách; cảnh cáo, cách chức, sa thải, buộc thôi việc hoặc chuyển sang
làm công việc khác có mức lương thấp hơn.
Câu 2:
Tóm tắt:
Ông A và bà B là 2 vợ chồng, đã ly thân.
Có 3 người con M sinh năm 1992
N và B1 sinh đôi năm 2006
M ở với mẹ, N và B1 sống với bố ( M là đứa con hư hỏng, đã đi làm và có thu
nhập cao nhưng luôn ngược đãi, hành hạ mẹ để đòi tiền ăn chơi. Sau một lần
gây thương tích nặng cho bà B, M đã bị tòa kết án vì hành vi này.
Năm 2017, bà B chết và trước khi chết có lập di chúc để lại toàn bộ tài sản số tài
sản của mình cho H là cháu gái của bà.
Tòa án xác định khối tài sản chung của ông A và bà B là 2,4
tỷ đồng (VNĐ).
1) Chia thừa kế trong trường hợp trên.
2) Nếu H từ chối nhận di sản, việc chia thừa kế có gì thay đổi?
Bài làm
1) Chia thừa kế trong trường hợp trên (cụ thể là chia di sản của bà B):
- Xác định số di sản thừa kế:

Tài sản của bà B = = 1,2 tỷ đồng

- Tiến hành chia di sản thừa kế:

Group: Góc ôn thi TMU – chia sẻ tài liệu và đề thi


Nhận xét: Bà B chết có để lại di chúc hợp pháp . Trong di chúc, bà để lại toàn
bộ tài sản của mình cho H là cháu gái của bà. Tuy nhiên, theo Điều 644 Bộ luật
Dân sự có quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di
chúc như sau:
“ 1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một
người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường
hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng
phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di
sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng
di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
=> Xác định số người được hưởng di sản thừa kế:
+) Ông A được hưởng di sản thừa kế do ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ
chồng, nên ông A và bà B vẫn là vợ chồng hợp pháp.
+) N và B1 chưa thành niên nên được hưởng di sản thừa kế.
+) Sau khi bố mẹ ly thân, M ở với mẹ và có hành vi ngược đãi và hành hạ mẹ để
đòi tiền đi chơi, sau một lần gây thương tích nặng cho bà B, M đã bị tòa kết án
nên không được hưởng di sản thừa kế.
Do đó, tài sản của bà B được chia cho ông A, N và B1 (con): thuộc hàng thừa
kế thứ nhất và H (cháu gái).
=> Số tài sản của bà B sẽ được chia như sau:

- Một suất thừa kế = = 400 triệu đồng

- Tài sản của ông A = N = B1 = x 400 triệu = triệu đồng = 266,67 triệu

- Phần còn lại được chia cho H. Tài sản của H = 1,2 tỷ - 3 x triệu = 400
triệu đồng
2) Nếu H từ chối nhận di sản, việc chia thừa kế có gì thay đổi?
Theo quy định tại khoản 3, Điều 620 (BLDS 2015): “Việc từ chối nhận di sản
phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản”.

Group: Góc ôn thi TMU – chia sẻ tài liệu và đề thi


TH1: Việc từ chối nhận di sản hợp pháp. Di sản của bà B sẽ được chia theo
pháp luật (chia cho ông A, N và B1 thuộc hàng thừa kế thứ nhất)

- Tài sản của ông A = N = B1 = = 400 triệu

TH2: Việc từ chối nhận di sản không được chấp thuận (từ chối nhận di sản sau
thời điểm phân chia di sản hoặc trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ tài sản như:
nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ cấp
dưỡng …)
- Di sản của bà B vẫn sẽ chia như ý 1:

+ Tài sản của ông A = N = B1 = triệu đồng = 266,67 triệu

+ Tài sản của H = 400 triệu đồng

Group: Góc ôn thi TMU – chia sẻ tài liệu và đề thi

You might also like