You are on page 1of 2

Câu 1:

Ví dụ 2:” Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ
2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt
tù từ 06 tháng đến 03 năm:
-  Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170,
171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.”

(Khoản 2, Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)

 Bộ phận chế tài của quy phạm là: “phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”
 Bộ phận giả định của quy phạm là: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt
tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc
dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

-  Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi
phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168,
169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung
2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.”

Câu 2:

Ví dụ:” Vào ngày 19/11/2022, chị M có vay của anh T số tiền 500.000.000 đồng.
Anh T và chị M có lập hợp đồng cho vay. Hợp đồng cho vay đó được công chứng theo
đúng quy định của pháp luật.”
1. Như vậy anh T và chị M có mỗi quan hệ pháp luật và chủ thể của quan hệ pháp
luật đó chính là anh T và chị M
Anh T: có năng lực pháp luật, không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực pháp
luật.
- Có năng lực hành vi đủ tuổi, không bị các bệnhlàm giảm năng lực hàn vi dân sự.
Do đó, anh T có năng lực chủ thể đầy đủ trong một mối quan hệ pháp luật.
Chị M cũng có năng lực chủ thể đầy đủ, giống anh T
2. Khách thể của quan hệ pháp luật chính là khoản tiền vay 500 triệu đồng và tiền
lãi.
3. Nội dung của quan hệ pháp luật có thể được hiểu như sau:
Với anh T:
- Có quyền được nhận lại khoản tiền đã cho vay và tiền lãi khi đến hạn thỏa thuận trong
hợp đồng
- Có nghĩa vụ giao khoản tiền vay 500 triệu đồng cho chị M
Với chị M:
- Có quyền được nhận số tiền cho vay
- Có nghĩa vụ: trả cả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận trong hợp đồng.

You might also like