You are on page 1of 3

Xác lập quyền đối với di sản

I. Các thể thức xác lập quyền đối với di sản


1. Xác lập đương nhiên
- Những heredes sui được coi là các đồng chủ sở hữu đối với di sản của người
chết ngay trong lúc người sau này còn sống, việc mở thừa kế có tác dụng
chuyển giao lập tức cho những người này và họ bắt buộc phải nhận di sản =>
luật gọi những người này là “người thừa kế bắt buộc”
- Người nô lệ cũng được gọi là “người thừa kế bắt buộc”, học được lập thành
người thừa kế theo di chúc và được giải phóng theo 1 quyết định trong di chúc.
- Người có một di sản mất khả năng thanh toán, khi lập 1 người nô lệ làm thừa
kế theo di chúc, sẽ tránh được sự ô nhục do di sản bị kê biên bởi người nô lệ
với tư cách là người thừa kế bắt buộc sẽ đứng ra lãnh nợ.
2. Xác lập lựa chọn
a) Nhận di sản
- Những ai không phải thừa kế bắt buộc mà được gọi để nhận di sản đều có
quyền lựa chọn giữa nhận và không nhận
- Hình thức nhận di sản
● Nhận di sản bởi người thừa kế dân sự: Người được gọi chấp nhận di
sản phải tuyên bố trước nhân chứng bằng cách đọc câu: “Tôi chấp nhận
(di sản) và tôi làm điều đó sau khi đã cân nhắc”.
● Nhận di sản bởi người thừa kế tư pháp:
+ Người thừa kế tư pháp phải yêu cầu được tiếp quản di sản và đơn yêu
cầu có giá trị như một lời tuyên bố chấp nhận di sản
+ Người đòi quyền lợi trong di sản phải nộp đơn yêu cầu được tiếp quản
di sản, hạn nộp trong 100 ngày. Nếu hết hạn, quyền yêu cầu đó sẽ được
thừa nhận cho người có quyền lợi ở vị trí thấp hơn.
- Nội dung chấp nhận di sản:
● Chấp nhận không điều kiện: Người thừa kế có năng lực pháp luật mà
chưa đủ khả năng nhận thức theo luật chỉ có thể chấp nhận di sản với sự
cho phép của người giám hộ
- Thời điểm chấp nhận di sản:
● Nguyên tắc: Nếu người lập di chúc có ấn định thời hạn nhận di sản thì
người thừa kế phải tôn trọng thời hạn đó. Nếu không có thời hạn cụ thể
thì người thừa kế có thể tuyên bố nhận di sản chậm nhất trước khi chết
● Trường hợp có yêu cầu của chủ nợ: Các chủ nợ của di sản thường yêu
cầu pháp quan đốc thúc người thừa kế sớm quyết định giữa nhận và
không nhận di sản. Một khi chủ nợ yêu cầu thì người thừa kế thường sẽ
xin cho mình một thời hạn hợp lý.
● Trường hợp di sản vắng chủ: Thời điểm mở thừa kế và thời điểm
người thừa kế nhận di sản, các tài sản thuộc di sản được coi là vắng chủ.
Theo luật cổ đại, người thứ 3 chiếm giữ di sản liên tục thì sau 1 năm sẽ
trở thành chủ sở hữu di sản với tư cách người thừa kế tài sản vắng chủ.
Nhưng hiện tại giải pháp này đã bị loại bỏ và người thừa kế sẽ phải
nhanh chóng quyết định nhận hoặc không nhận di sản
b) Khả năng từ chối nhận di sản
- Những người thừa kế mà không phải thừa kế bắt buộc có quyền từ chối nhận di
sản
● TH có nhiều người thừa kế cùng hàng: một người từ chối nhận di sản có
tác dụng làm tăng phần của những người còn lại
● TH chỉ có 1 người thừa kế theo di chúc và người này từ chối thì người
thừa kế thay thế theo di chúc (nếu có) sẽ được gọi để nhận di sản, nếu
không có người thừa kế nào khác trong di chúc, di sản sẽ chuyển giao
cho pháp luật
II. Hiệu lực của việc xác lập quyền đối với di sản
1. Chuyển giao sản nghiệp của người chết
- Chuyển giao tài sản có và tài sản nợ: Người thừa kế trở thành chủ sở hữu tài
sản mà người chết có quyền sở hữu và trở thành người chiếm hữu tài sản mà
người chết chiếm hữu
- Người thừa kế có trách nhiệm cúng tế người chết và các khoản nợ của người
chết được chuyển giao cho người thừa kế.
2. Sự trộn lẫn của các sản nghiệp
- Do các quyền và nghĩa vụ của người chết được giao trọn cho người thừa kế mà
sản nghiệp của hai người bị trộn lẫn
● Bảo vệ chủ nợ của di sản
● Bảo vệ người thừa kế
3. Kiện về quyền thừa kế
- K/n: Là vụ kiện đòi di sản, một người yêu cầu được phép chiếm hữu di sản
bằng cách chứng minh tư cách người thừa kế của mình
- Điều kiện: Người kiện phải là một người thừa kế dân sự
- Thủ tục:
● Thời kỳ đầu, thẩm phán chuyển vụ kiện giữa các bên sang toà án chuyên
trách về thừa kế
● Khi toà án chuyên trách giải thể, thẩm phán nhận đơn trực tiếp thụ lý và
xét xử vụ kiện
- Hiệu lực: Nếu người khởi kiện thắng kiện, thì người thua kiện phải giao lại cho
người kiện các tài sản hiện hữu.
4. Bảo vệ người có quyền tiếp quản di sản
- Quyền yêu cầu hữu ích: Người thừa kế có quyền kiện yêu cầu bảo vệ các
quyền của mình đối với di sản
- Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: Người thừa kế có quyền kiện đòi toàn
bộ di sản. Quyền này có thể trở thành quyền sở hữu theo luật dân sự ngay cả
trong trường hợp người tiếp quản di sản không phải là người thừa kế, một khi
nó được củng cố bằng thời hiệu.

You might also like