You are on page 1of 2

III.

CĂN CỨ XÁC LẬP VÀ CHẤM DỨT CHIẾM HỮU


1. Căn cứ xác lập/ Phát sinh
Các luật gia La Mã đều cho rằng căn cứ phát sinh chiếm hữu gồm 2
thành tố là: thực tế chiếm giữ vật ( corpus possessioinis) và có ý chí
chiếm giữ mà không phụ thuộc ý chí của người khác ( animus
possessioinis) tức là vừa có vật lại vừa có ý đồ xem vật đó như là của
mình.
Việc xác định và chứng minh corpus possessioinis theo nguyên tắc
chung rất rõ ràng : Người nào đang có vật thì được coi là người chiếm giữ
vật
Tuy nhiên, việc xác định animus possessioinis lại phức tạp hơn rất
nhiều.
VD: Một người có mặt trên một mảnh ruộng, cày xới và gieo trồng
ở đó. Hoặc một người có ngựa để cưỡi,… Chúng ta không thể biết ý đồ
muốn chiếm dụng những thứ đó của họ. Trước mắt chúng ta, họ chỉ là
người giữ đồ vật một cách đơn thuần.
Để trả lời cho câu hỏi đó, ta cần làm sáng tỏ cái gọi là Causa
possessioinis tức là căn cứ pháp lý của việc chiếm hữu đồ vật
VD: Một người có thể có đồ vật vì mua nó qua người bán. Người
khác có thể có đồ vật theo hợp đồng vay mượn để sử dụng. Khi sử dụng
đồ vật, cả hai người nói trên có thể có những hành vi giống nhau nhưng:
đối với người thứ nhất hành vi đó là biểu hiện ý chí chiếm hữu, đối với
người thứ hai thì hành vi đó đơn thuần là sự biểu hiện của việc sử dụng có
phụ thuộc.
Để chứng minh animus possessioinis, luật La Mã áp dụng nguyên
tắc: nemo sibi causam possessioinis mutare potest – không ai có thể thay
đổi căn cứ chiếm hữu cho chính bản thân ( Bộ Degest, quyển 41, mục
2,3,19). Nguyên tắc này không có nghĩa là: Nếu vào một thời điểm nhất
định ai đó đã có đồ vật ( vd theo hợp đồng vay mượn) – thì anh ta-( không
bao giờ và không vì điều kiện nào) có thể là người chiếm giữ. Hoặc ngược
lại, kẻ chiếm giữ không bao giờ là người giữ đồ vật đơn thuần.
Không chỉ cá nhân mới thực hiện quá trình chiếm hữu, mà chiếm
hữu cũng có thể phát sinh qua người đại diện. Và muốn có quyền chiếm
hữu qua đại diện cần có những điều kiện sau đây: Thứ nhất, người đại
diện phải có đủ thẩm quyền chiếm hữu cho người khác dù thẩm quyền đó
xuất phát từ pháp luật hoặc từ một hợp đồng. Thứ hai, khi trao cho người
đại diện thẩm quyền này, chủ thể chiếm hữu phải thể hiện ý chí chiếm
hữu của mình từ trước.Tức là, mặc dù có vật thực sự nhưng anh ta phải có
ý thức không phải lấy đồ vật cho bản thân mà là cho người ủy quyền.
Tóm lại, để xác định animus possessoinis, cần làm rõ mục đích
chiếm hữu trên cơ sở pháp lý dẫn đến việc chiếm hữu đối với vật
2. Chấm dứt quyền chiếm hữu
Chiếm hữu không thể tồn tại nếu thiếu một trong hai thành tố
corpus possessoinis và animus possessoinis.
Chủ thể không còn chiếm hữu vật nữa trong các trường hợp sau:
- Vật rời khỏi anh ta
- Anh ta vứt bỏ đồ vật ấy đi ( muốn chấm dứt chiếm hữu)
- Vật bị hỏng hoặc không thể lưu thông được nữa
Với chiếm hữu được thực hiện qua đại diện thì nó chấm dứt theo ý
chí của người chiếm hữu. Đồng thời, khả năng chiếm giữ đồ vật của
người đại diện hay người ủy quyền cũng chấm dứt.

You might also like