You are on page 1of 209

A

ABANDON (n)
1. Từ bỏ, từ chối, từ khước (một quyền) -ví dụ từ bỏ quyền hưởng lợi, quyền chiếm hữu
trên một tài sản nào đó...
2. Từ bỏ, từ khước (một tư cách).
Abandon de la qualité d’héritier: từ bỏ tư cách thừa kế.
Khi từ bỏ các quyền gắn liền với quốc tịch, người Pháp dùng từ Répudiation de la
nationalité.
3. Từ bỏ (một nơi mình có bổn phận phải ở).
Abandon du domicile conjugal: từ bỏ nơi cư trú hôn nhân.
Từ bỏ nơi cư trú hôn nhân là hành vi của vợ hay chồng rời bỏ nơi cư trú pháp định của
mình. Theo Dân Luật Pháp việc từ bỏ nơi cư trú hôn nhân không có lý do chính đáng được
xem là một trong các nguyên nhân ly hôn.
4. Từ bỏ (một đứa trẻ mình có trách nhiệm phải nuôi dưỡng).
Abandon d’enfant : từ bỏ một người con (trong thủ tục nuôi nhận con nuôi).
Đây là ý chí tự nguyện và phải được lập bằng văn bản theo đó cha mẹ, người đỡ đầu hoặc
người trực tiếp nuôi dưỡng đồng ý cho một trẻ làm con nuôi người khác- xem Adoption.
ABANDONATAIRE (n) : người hưởng một tài sản vô chủ- xem Bien/ Biens vacants.
ABANDONATEUR (n) : người từ bỏ tài sản.
ABANDONNER (v) : từ bỏ.
AB INTESTAT (La tinh) : không có di chúc hay vì di chúc vô hiệu một phần hoặc toàn
phần - xem Caducité, Testament.
Succession ab intestat : di sản không có di chúc hay vì di chúc vô hiệu một phần
hoặc toàn phần- xem Caducité, Testament.
ABROGATION (n) : bãi bỏ, hủy bỏ.
Từ này được dùng để chỉ việc hủy bỏ một phần hay tòan phần một văn bản lập pháp (Texte
législatif) hay lập quy (Texte règlementère) và việc bãi bỏ này được thực hiện bằng một
văn bản ở cấp tương đương hay cao hơn; ví dụ một Nghị định chỉ có thể bãi bỏ một Nghị
định đã ban hành trước đó chứ không thể bãi bỏ một Luật hay Pháp lệnh. Việc bãi bỏ này
không có hiệu lực hồi tố- xem Non-rétroactivité.
Trong luật nghĩa vụ, từ Abrogation không được sử dụng để chỉ rõ việc các bên hoặc cơ
quan tài phán quyết định hủy bỏ một hợp đồng. Trong trường hợp này tùy trường hợp
người ta sử dụng các từ sau Annulation, Rescision, Résilation, Résolutio - xem các từ liên
quan.
Abrogation d’une loi : bãi bỏ một luật.
ABROGATIF (adj) : để bãi bỏ.
Loi abrogative, Lois abrogatoire (số nhiều): luật để bãi bỏ.
ABROGEABLE (adj) : có thể bị bãi bỏ.
ABROGER (v) : bãi bỏ.
ABSENCE (n)
1. Mất tích.
Mất tích là sự vắng mặt lâu dài của một người khiến không thể xác định người đó còn sống
hay đã chết. Ví dụ thuyền viên của một chiếc tàu bị đắm nhưng không tìm thấy xác, một
người lính mất tích trong một trận chiến và không có tin tức gì cả.
Déclaration d’absence: tuyên bố mất tích.
Theo điều 78 của BLDS 2005 việc tuyên bố mất tích được thực hiện sau hai năm biệt tích
(Disparition) có nghĩa là không biết người đó còn sống hay đã chết. Thời hạn hai năm
được tính từ ngày biết được tin cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có
tin cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo có tin tức cuối
cùng; nếu không xác định ngày tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn được tính từ ngày
đầu tiên của năm tiếp theo có tin tức cuối cùng.

Tự điển pháp lý 1
Việc tuyên bố mất tích được thực hiện bởi một quyết định của Tòa án theo yêu cầu của bên
có quyền, lợi ích liên quan sau khi đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm
theo quy định của luật tố tụng dân sự. Khi tuyên bố mất tích cũng như khi thông báo tìm
kiếm người vắng mặt (Avis derecherche d’une personne presumée absent) Tòa án có thể
đồng thời quyết định các biện pháp quản lý tài sản của người này như sau:
- Đối với tài sản đã được người mất tích ủy quyền quản lý thì người được ủy quyền tiếp
tục quản lý;
- Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;
- Tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc
chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con
đã thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.
- Trong trường hợp không có những người được nói ở trên thì Tòa án chỉ định một người
trong số người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có
người thân thích thì Tòa án chỉ định một người khác quản lý tài sản.

Theo điều 76,78 BLDS 2005, người quản lý tài sản của người mất tích tại nơi cư trú có các
nghĩa vụ và quyền sau:
- Giữ gìn, bảo quản tài sản của người mất tích như tài sản của chính mình;
- Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng;
- Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt bằng tài sản
của người đó theo quyết định của Tòa án;
- Giao lại tài sản cho người mất tích khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án
biết, nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Trích một phần tài sản người mất tích để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh
toán nợ đến hạn của người này;
- Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản.

Mất tích là một trong những nguyên nhân xin tuyên bố ly hôn (điều 89, khoản 2 Luật HN-
GĐ 2000). Trong trường hợp Tòa án giải quyết ly hôn thì tài sản của người mất tích được
giao cho người con đã thành niên hoặc cha mẹ người mất tích quản lý, nếu không có những
người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người
thân thích Tòa án sẽ chỉ định người khác quản lý (điều 79 BLDS 2005).

Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích (Annulation de la décision
déclaration d’absence) khi người mất tích trở về hoặc có tin xác thực là người đó còn sống
theo yêu cầu của chính người đã tuyên bố mất tích hoặc bên có quyền và lợi ích liên quan.
Nếu người mất tích trở về người này sẽ nhận lại tài sản của mình do người quản lý tài sản
chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý nhưng nếu có án tuyên bố ly hôn thì án
này vẫn có hiệu lực pháp luật (điều 80 BLDS 2005).
Présomption d’absence : suy đoán mất tích, suy đoán vắng mặt lâu dài.
2. Sự không có.
Absence d’effet : không có hiệu lực (của một hợp đồng, một chứng thư)- xem
Contrat civil/ Effets du contrat civil...
ABUS DE DROIT, DE POUVOIR, D’AUTORITÉ (n) : lạm quyền
Một cách tổng quát người ta có thể định nghĩa lạm quyền như là việc hành sử quá đáng
quyền của mình. Việc hiểu cũng như xác định nội dung, phạm vi cụm từ “hành sử quá
đáng” như thế nào thay đổi tùy theo bối cảnh sử dụng quyền này.

Nhìn chung chủ thể một quyền được xem là lạm quyền trong khi hành xử quyền không
riêng chỉ trong trường hợp cố ý làm hại người khác mà cả trong trường hợp họ đã hành xử
quyền không được nghiêm túc và chính đáng bởi vì quyền của một cá nhân được luật pháp
tôn trọng và bảo vệ không phải chỉ vì lợi ích riêng của cá nhân đó mà còn vì lợi ích của xã

Tự điển pháp lý 2
hội, của cộng đồng nữa. Ví dụ quyền chấm dứt hợp đồng một mặt tuy được thừa nhận cho
các bên giao kết nhưng mặt khác quyền này không phải là một quyền tùy ý quyết định.
(Droit discrétionnaire). Luật dân sự thường ràng buộc người nào muốn chấm dứt hợp đồng
phải báo cho người kia biết trong một thời gian hợp lý. Cũng tương tự như vậy lời từ chối
bán hàng đối với khách hàng trong một siêu thị sẽ được xem là lạm quyền nếu không có lý
do chính đáng.
ABUS DE JOUISSANCE (n): lạm dụng quyền hưởng dụng.
ABUS DU DROIT DE PRORIÉTÉ (n): lạm dụng quyền sở hữu.
Khi thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình chủ sở hữu phải tôn
trọng cùng bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; không được lạm dụng quyền sở hữu để gây mất
trật tự, an toàn xã hội làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích của
Nhà nước, lợi ích công cộng- xem Propriétaire.
ABUS DE POSITION DOMINANTE (n): lạm dụng vị trí ưu thế- trong một hợp đồng
mua bán, hợp đồng lao động- xem Clause/ Clause abusive.
ABUSUS (La-tinh) :quyền định đoạt (Droit de disposition) là thành tố quan
trọng nhất của quyền sở hữu một tài sản- xem Disposition, Propriétaire.
ACCEPTATION (n)
1. Chấp nhận (di sản).
Acceptation de succession : sự chấp nhận hưởng di sản, thừa kế- xem Succession/
Acceptation de succession.
Acceptation bénéficiaire : chấp nhận hưởng di sản với điều kiện lập bảng kê khai-
xem Inventaire.
2. Chấp nhận (giao kết)
Chấp nhận giao kết là hành vi biểu lộ ý chí của một người đồng ý với lời đề nghị giao kết
hợp đồng trên cơ sở toàn bộ nội dung do một người khác soạn thảo và đưa ra.. Sự chấp
nhận một đề nghị giao kết hợp đồng liên quan đến việc đánh dấu thời điểm hình thành của
hợp đồng (Marquer le moment de formation du contrat)- xem Contrat civil/ Date de
formation du contrat civil).

Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi
được thực hiện trong thời hạn đó. Nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi
đã hết hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Nếu
thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết
hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có
hiệu lực trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay hay không đồng ý với chấp nhận đó của
bên được đề nghị (điều 397 khoản 1 BLDS 2005).

Cũng cần lưu ý rằng:


- Bên được đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp
đồng nếu thông báo này đến trước hoặc cùng thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp
nhận hợp đồng (điều 400 BLDS 2005).
- Nếu bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi
trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá
trị (điều 399 BLDS 2005).
- Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự
sau khi bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời việc chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề
nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị (điều 398 BLDS 2005).
- Trong trường hợp các bên trực tiếp giao tiếp với nhau kể cả trong trường hợp qua điện
thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận
hoặc không chấp nhận trừ trường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời (điều 397 khoản 2
BLDS 2005).

Tự điển pháp lý 3
Sự chấp nhận có thể là rõ ràng (Expresse) hoặc mặc nhiên (Tacite).
Có sự chấp nhận mặc nhiên nếu đó là kết quả của hành vi bao hàm một ý chí mong muốn
giao kết hợp đồng với đầy đủ ý thức của mình. Bằng chứng của sự chấp nhận mặc nhiên có
thể thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau trong đó đáng kể là sự im lặng. Thái độ im lặng
của người được đề nghị giao kết trên nguyên tắc không có giá trị của một sự chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng nếu các bên không có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận
giao kết như đã quy định tại điều 404 khoản 2 BLDS 2005. Tuy nhiên người ta thừa nhận
sự tái tục mặc nhiên của một hợp đồng sẽ nảy sinh những giao kết mới; ví dụ chủ nhà vẫn
tiếp tục nhận tiền thuê nhà khi thời hạn thuê đã chấm dứt.

Án lệ Pháp xem sự im lặng có giá trị chấp nhận trong các trường hợp sau:
- Các quan hệ về công việc vẫn được tiếp tục giữa các bên giao kết hay theo các tập quán
thương mại;
- Nếu lời đề nghị hòan toàn có lợi cho người nhận; ví dụ bên có quyền (chủ nợ) đã đề nghị
với bên có nghĩa vụ (con nợ) sẽ thực hiện nghĩa vụ (trả nợ) từng phần thì không thể rút lại
đề nghị của mình với lý do bên có nghĩa vụ đã không chấp nhận lời đề nghị được đưa ra.

Sự chấp nhận có tính mặc nhiên cũng có thể được thể hiện qua việc người nhận đề nghị tự
ý thực hiện nội dung của đề nghị. Người ta còn gọi đây là hình thức bày tỏ ý chí chấp nhận
dưới hình thức ẩn, có nghĩa là sự chấp nhận này được suy đoán từ hành vi ứng xử. Ví dụ
người được ủy quyền tự mình thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền sau khi
được người ủy quyền thông báo đề nghị ủy quyền. Tuy nhiên đối với một số quan hệ dân
sự về tài sản, người ta đòi hỏi sự chấp nhận phải được thể hiện một cách rõ ràng; ví dụ sự
tặng cho bất động sản đòi hỏi sự chấp nhận phải của người được tặng cho thông qua một
công chứng thư. Điều 467 khoản 1 BLDS 2005 đã ghi rõ “Tặng cho bất động sản phải
được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực...- xem Don.

Việc xác định thời điểm của đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được BLDS 2005 bổ
sung tại điều 391 theo đó được xác định như sau:
- Do bên đề nghị ấn định;
- Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên
được đề nghị nhận được đề nghị đó.
Cũng theo điều 391 nói trên, các trường hợp sau đây cũng được coi là đã nhận được đề
nghị giao kết hợp đồng:
- Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến
trụ sở nếu bên được đề nghị là pháp nhân.
- Đề nghị được đưa và hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
- Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức
khác.
Acceptation par le silence : chấp nhận dưới hình thức im lặng- xem Acceptation.
ACCEPTER (v) : chấp nhận, chấp thuận.
ACCESSION (n)
1. Sự gia nhập.
Accession à un contrat : gia nhập một hợp đồng- xem Contrat/Contrat d’adhésion.
2. Sự sát nhập, sự phụ hưởng.
Droit d’accession : quyền phụ hưởng, quyền được hưởng vì tính sát nhập.
Đây là quyền của chủ sở hữu một động sản hay bất động sản được hưởng thêm các tài sản
khác gắn vào tài sản của mình. Theo Dân luật Pháp có phụ hưởng về động sản (Accession
mobilière), phụ hưởng về bất động sản (Accesion immobilière); có phụ hưởng nhân tạo và
phụ hưởng tự nhiên (bãi bồi vào ruộng đất của chủ ruộng đất). Ý niệm về phụ hưởng chỉ
được BLDS 2005 thừa nhận đối với động sản; ví dụ theo điều 244 thì “Khi vật nuôi dưới
nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc quyền

Tự điển pháp lý 4
sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó ngoại trừ trường hợp vật nuôi dưới nước này có các
dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình”. Trong
trường hợp này, quyền sở hữu chỉ được xác lập sau một tháng kể từ ngày có thông báo
công khai sự việc này mà không có ai đến nhận.
ACCIPIENS (la tinh) : người tiếp nhận.
Trong các hợp đồng cũng như trong các hành vi chuyển dịch quyền sở hữu một vật bào đó,
người tiếp nhận là người nhận đối tượng của hợp đồng hay là nhận quyền sở hữu. Trái với
người tiếp nhận là người giao nhận (Tradens).
ACCORD (n) : sự đồng ý, sự thỏa thuận - xem Acceptation, Consentemen,
Contrat civil.
Accord de principe : sự đồng ý, sự thỏa thuận nguyên tắc.
Có sự thỏa thuận nguyên tắc khi các bên giao kết mong muốn sẽ giao kết một hợp đồng đã
được chỉ rõ nhưng sự cam kết của họ chỉ giới hạn về điểm này; tất cả các thành tố liên
quan đến nội dung của hợp đồng vẫn chưa được thống nhất. Chính vì vậy thỏa thuận
nguyên tắc chỉ là sự khẳng định cam kết của các bên mong muốn giao kết một hợp đồng về
sau trong khi nội dung vẫn chưa được thống nhất.
Accord des volontés : sự thỏa thuận ý chí- xem Acceptation, Consentement,
Contrat civil
ACHAT (n) : sự mua, hành vi mua (một tài sản).
Tài sản mua có thể là động sản, bất động sản hay một quyền tài sản và hành vi này dẫn đến
việc thành hình hợp đồng mua bán- xem Vente.
ACOMPTE (n) : tiền trả góp, tiền trả từng đợt.
Tiền trả góp là số tiền được con nợ (bên có nghĩa vụ) trả dần cho chủ nợ (bên có quyền)
liên quan đến một món nợ (nghĩa vụ) chưa được thanh toán (thực hiện); ví dụ tiền trả trước
trong một hợp đồng mua bán. Khoản tiền này không phải là tiền đặt cọc- xem Arrhes. Nếu
việc chuyển hay nhận tiền đặt cọc hàm ý một khả năng không giao kết về sau (Faculté de
dédit) của các bên giao kết thì tiền trả trước thể hiện một hợp đồng chắc chắn được ký.
Điều này dẫn đến hai hệ quả khác nhau:
- Trong trường hợp đặt cọc, bên nào cũng có thể từ chối việc giao kết hợp đồng và chỉ
chịu trách nhiệm theo quy định của điều 358 khoản 2 BLDS 2005.
- Trong trường hợp trả trước, mỗi bên (thường là bên mua) có quyền buộc bên kia (thường
là bên bán) phải thực hiện hợp đồng; nếu không phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn hại
theo điều 426 khoản 4 BLDS 2005.
ACQUÉREUR (n) : người mua, người được sở hữu.
Sous-acquéreur : người mua lại.
Người mua lại một tài sản trước đó thuộc quyền sở hữu của người khác được thừa hưởng
những quyền mà người này có được đối với người bán đầu tiên. Ví dụ người mua lại có
quyền đòi người bán có nghĩa vụ bảo đảm vật bán mà trước đây người mua đầu tiên được
hưởng- xem Garantie.
ACQUÉRIR (v) : mua, được sở hữu, được có, thủ đắc.
Acquérir un droit : có được một quyền, thủ đắc một quyền.
ACQUÊTS (n) : tài sản chung của vợ chồng - xem Bien/Biens communs
entre époux.
ACQUIESCEMENT (n) : sự chấp nhận, thỏa thuận, đồng thuận.
Trong luật nghĩa vụ Acquiesement được dùng để chỉ sự chấp nhận về nội dung đề nghị giao
kết của một người khác - xem Acceptation.
ACQUIESCER (v) : chấp nhận, thỏa thuận, đồng thuận.
ACQUIS (adj) : có được, được thủ đắc, được xác lập, được sở hữu.
Biens acquis : tài sản có được, tài sản được thủ đắc.
ACQUISITIF (adj) : được thủ đắc, được xác lập, được sở hữu.
Prescription acquisitif : thời hiệu xác lập/ thủ đắc - xem Prescription.
ACQUISITION (n)

Tự điển pháp lý 5
1. Sự có được, sự xác lập được, sự thủ đắc được.
Acquisition du droit de propriété sự có được/ xác lập/ thủ đắc quyền sở hữu.
2. Sự mua, sự được sở hữu.
ACQUIT (n) : giấy biên nhận.
Pour acquit : giấy biên nhận một món nợ đã trả (một nghĩa vụ đã thực
hiện).
Giấy này do chủ nợ (bên có quyền) viết sau khi đã nhận khoản tiền (hay dịch vụ) do con nợ
(bên có nghĩa vụ) chi trả (cung ứng). Với giấy biên nhận này bên có nghĩa vụ được giải
phóng nghĩa vụ phải làm đối với bên có quyền. Giấy biên nhận là một chứng thư đơn
phương (Acte unilatéral) và được xem là một chứng cứ để bên có nghĩa vụ từ chối thực
hiện một lần nữa nghĩa vụ của mình nếu bên có quyền yêu cầu. Trong tiếng Pháp người ta
bảo bên có nghĩa vụ (con nợ) được miễn thực hiện nghĩa vụ (trả nợ)- Le débiteur s’est
quitté de dette.
ACQUITTER UNE DETTE (v): trả nợ.
ACTE (n)
1. Chứng thư, văn bản.
Acte à titre gratuit /Acte désintéressé: chứng thư không vụ lợi.
Chứng thư không vụ lợi là chứng thư được lập vì quyền lợi của người khác mà người lập
không đòi hỏi một quyền lợi ngược lại.
Acte à titre onéreux : chứng thư có vụ lợi.
Chứng thư có vụ lợi là chứng thư khi lập mỗi một bên đều mong có lợ ích khi giao kết.
Tuy nhiên đừng nhầm lẫn một chứng thư có vụ lợi với một hợp đồng song vụ vì hợp đồng
song vụ tạo ra những nghĩa vụ hỗ tương trong khi chứng thư có vụ lợi cũng tạo ra lợi ích
cho mỗi bên nhưng không cần thiết tạo ra nghĩa vụ hỗ tương. Ví dụ một chứng thư giảm
một phần hay toàn phần một món nợ (một nghĩa vụ) được ký giữa chủ nợ (bên có quyền)
và con nợ (bên có nghĩa vụ) chỉ tạo ra nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ.
Acte apparent, acte déguisé, acte fictif, acte simulé: chứng thư giả tạo.
Chứng thư giả tạo là chứng thư được lập nhằm che dấu một chứng thư thật có hiệu lực giữa
các bên giao kết. Một người có thể ký hai chứng thư hoàn toàn khác biệt: một chứng thư
giả được công bố cho người khác và một chứng thư thật chỉ có hai người biết. Trong
trường hợp này chứng thư thật không thể phát sinh hiệu lực đối với người thứ ba- xem
Contrat /Contrat secret.
Acte authentique : công chứng thư.
Công chứng thư là văn bản do người có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước lập ra hoặc
chứng nhận trong khi thừa hành nhiệm vụ của mình. Công chứng thư có tác dụng chứng
minh các sự kiện được đề cập trong văn bản và bảo đảm tính hiệu lực của nó.
Theo Luật Việt Nam các loại giấy tờ sau đây được xem là công chứng thư:
- Giấy tờ do công chứng viên lập hay chứng thực: hợp đồng, giấy cho tặng, di chúc; giấy
chấp nhận hay từ khước di sản thừa kế...
- Các chứng thư hộ tịch như khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn;
- Các bản án hay quyết định của Tòa án.
Acte d’adoption : giấy nuôi nhận con nuôi- xem Adoption.
Acte de décès : giấy khai tử, chứng thư khai tử- xem Décès.
Actes de l’état civil : chứng thư hộ tịch.
Chứng thư hộ tịch là loại công chứng thư để chứng minh một cách chính xác hộ tịch của
một người như giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn...
Acte de mariage : giấy đăng ký kết hôn- xem Mariage.
Acte de naisance : giấy khai sinh, chứng thư khai sinh- xem Naissance.
Acte instrumentaire : chứng thư làm bằng.
Chứng thư làm bằng là chứng thư được lập ra để chứng nhận một hành vi pháp lý phát sinh
hiệu lực pháp lý; ví dụ chúc thư, các hợp đồng tặng cho.
Acte solennel : chứng thư trọng thức, chứng thư trọng thể.

Tự điển pháp lý 6
Chứng thư trọng thức là chứng thư được lập theo những hình thức luật định về thể thức, ví
dụ như một hợp đồng mua bán bất động sản cần được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
Acte sous seing privé/Acte suos signature privée: tư chứng thư.
Tư chứng thư là các văn bản được tạo lập giữa những cá nhân nhằm phát sinh một hệ quả
pháp lý nào đó nhưng không được công chứng hoặc được thị thực chữ ký bởi cơ quan liên
quan (phòng công chứng, UBND các cấp). Với loại chứng thư này chữ ký là thành tố quan
trọng nhất vì nó chứng minh được sự đồng ý của người lập chứng thư.
Về hiệu lực, người nào đã lập ra chứng thư này thì không thể sử dụng chúng nhằm làm lợi
cho mình ngoại trừ phía đối phương đồng ý các khoản đã được ghi trước đó. Mỗi khi
chứng thư được các bên công nhận chứng thư sẽ phát sinh hiệu lực bó buộc đối với các bên
như là một công chứng thư.
Acte translatif: : chứng thư chuyển nhượng (một hay nhiều quyền hay tất cả
các quyền cho một người khác).
2. Chứng thực.
Demander acte : xin ghi nhận, xin chứng thực.
Xin ghi nhận, xin chứng thực là xin lập văn bản nhằm ghi lại một sự kiện để sau này viện
dẫn. Ví dụ trong một vụ kiện một bên có thể đề nghị Tòa ghi nhận một sự kiện hay lời khai
của bên kia để dùng làm cơ sở về sau nếu có tranh nại.
Donner acte : chứng thực.
Dont acte : vậy chứng thực.
3. Hành vi (của một người).
Về phương diện pháp lý hành vi này có thể có tính thực hiện nhưng cũng có thể có tính
không thực hiện. Việc không làm, thái độ không làm dẫn đến thiệt hại được xem là hành vi
trái pháp luật (Acte illicite).
Acte conservatoire : hành vi bảo quản, hành vi bảo toàn.
Hành vi bảo quản là hành vi của một người thực hiện trên tài sản của người khác với mục
đích bảo vệ một quyền lợi của mình như xin Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm
thời (kê biên tài sản hay cấm chuyển dịch tài sản đang tranh chấp...).
Acte d’administration : hành vi quản lý, hành vi quản trị- xem Administration.
Acte de disposition : hành vi định đoạt.
Hành vi định đoạt là hành vi có hiệu lực hoặc chuyển dịch quyền sở hũư một tài sản sang
một người khác, hoặc từ bỏ quyền sở hũư của mình - xem Disposition.
Acte de dommage : hành vi gây thiệt hai, gây tổn thất - xem Dommage.
Acte illicite : hành vi trái pháp luật.
Acte juridique : hành vi pháp lý.
Hành vi pháp lý là hành vi biểu lộ ý chí của một người nhằm phát sinh một hệ quả pháp lý.
Ví dụ lập di chúc là một hành vi pháp lý có tính đơn phương, mua bán là một hành vi pháp
lý có tính song phương.
Acte unilatéral : hành vi đơn phương.
Hành vi đơn phương là hành vi biểu lộ ý chí của một người nhằm phát sinh một hiệu lực
pháp lý (ví dụ: di chúc, thừa nhận con ngoài giá thú...).
ACTE CIVIL : giao dịch dân sự- xem Contrat civil.
Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hay song phương của các thể nhân, pháp
nhân hay chủ thể dân sự khác nhằm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự (điều 121 BLDS 2005).
Acte civil conditionnel : giao dịch dân sự có điều kiện.
Giao dịch dân sự có điều kiện là giao dịch chỉ phát sinh hay bị hủy bỏ khi điều kiện về phát
sinh hay hủy bỏ giao dịch đã được hai bên thỏa thuận khi thiết lập giao dịch xảy ra.
Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hay hủy bỏ giao dịch không xảy ra do hành vi cố
ý ngăn trở của một bên hoặc của người thứ ba thì xem như điều kiện đó đã xảy ra. Nếu có
sự tác động của một bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát

Tự điển pháp lý 7
sinh hoặc hủy bỏ giao dịch sự xảy ra thì điều kiện đó không được xem là xảy ra (điều 125
BLDS 2005).
Conditions de validité des actes civils: các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực.
Theo điều 122 BLDS 2005 giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi hội đủ các điều kiện sau:
1. Người tham gia giao dịch dân sự phải có năng lực hành vi dân sự- xem Capacité /
Capacité d’exercice.
2. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội- xem Bonne moeur, Ordre/ Ordre publi..
3. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
4. Hình thức giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật đối với mỗi loại giao
dịch - xem Acte/ Acte solenne, Acte civil/ Forme d’actes civils, Forme/ Forme du contrat
civil.
Formes d’actes civils : hình thức của giao dịch dân sự.
Giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc bằng các hành vi cụ thể
(giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được
coi là giao dịch bằng văn bản). Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch cần phải
làm bằng văn bản hoặc phải được công chứng hay chứng thực hoặc xin phép thì các bên
giao kết phải tôn trọng quy định này (điều 124 BLDS 2005).
Interprétation des actes civils: giải thích giao dịch dân sự - xem Interprétation/
Interprétation des actes civils.
Nullité des actes civils : giao dịch dân sự vô hiệu.
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại điều 122 BLDS 2005
thì vô hiệu- xem Acte civil/ Conditión de validité des actes civils. Sự vô hiệu của giao dịch
có thể toàn phần hay từng phần. Giao dịch sẽ vô hiệu từng phần khi một phần của giao
dich vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch (điều 135
BLDS 2005).

Theo điều 137 BLDS 2005 khi giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu thì:
- Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời
điểm xác lập giao dịch ; từ đó:
- Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không
hoàn trả lại được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền trừ trường hợp tài sản giao dịch,
hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
- Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Đối với người thứ ba khi tham gia giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu, BLDS 2005 đã đề
ra nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người này nếu họ ngay tình. Điều 138 đã phân biệt hai
trường hợp sau:
- Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không
phải đăng ký quyền sở hửu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba
ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực. Nhưng nếu người thứ ba chiếm
hữu động sản thông qua một hợp đồng không đền bù thì người sở hữu của động sản có
quyền đòi lại tài sản (đối tượng của giao dịch); nếu có đền bù thì người chủ sở hữu động
sản vẫn có quyền đòi lại tài sản nếu động sản đó bị lấy cắp hay bị mất cắp (điều 257 BLDS
2005).
- Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền
sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao
dịch với người thứ ba bị vô hiệu trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản
này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là
chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
Objet des actes civils : mục đích của giao dịch dân sự.

Tự điển pháp lý 8
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi
xác lập giao dịch đó (điều 123 BLDS ).
ACTES (n) : tập biên bản.
ACTIF (n) : tích sản, phần có, tài sản có.
Tích sản là một thành tố thuộc gia sản của một người bao gồm những của cải, những quyền
có thể tính bằng tiền- xem Patrimoine.
ACTION (n) : cổ phần trong một công ty
ADHÉSION (n) : chấp nhận, chấp thuận, đồng ý gia nhập, đồng ý tham gia.
Trong ngôn ngữ thông thường Adhésion đồng nghĩa với Consentement; trong luật dân sự
người ta thường dùng từ này đi kèm với từ Hợp đồng để chỉ các loại hợp đồng do một bên
đưa ra (thường là bên có ưu thế) để đề nghị bên kia ký; bên này chỉ có quyền chọn một
trong hai cách: ký hay không ký chứ không có quyền thương thảo nhằm điều chỉnh hợp
đồng- xem Contrat/ Contrat d’adhésion.
ADJUDICATAIRE (n)
1. Người lãnh thầu
2. Người được mua tài sản bán đấu giá.
ADJUDICATEUR (n)
1. Người cho lãnh thầu.
2. Người bán đấu giá tài sản.
ADJUDICATIF (adj)
1. Thuộc về bỏ thầu.
2. Thuộc về bán đấu giá.
ADJUDICATION (n)
1. Thầu.
2. Sự bán đấu giá (Vente aux enchères / Vente aux enchères publiques/ Vente forcée).
Bán đấu giá là hình thức bán công khai một tài sản nào đó để những người dự mua (ít nhất
là 2 người) có thể lần lượt trả giá; ai trả giá cao nhất so với khởi điểm hoặc ít nhất bằng
giá khởi điểm mà người bán đưa ra sẽ được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài
sản (điều 458 khoản 2 BLDS ). Tài sản được đem bán có thể là động sản, bất động sản.
Việc bán đấu giá được thực hiện theo ý muốn của chủ sở hữu tài sản hoặc khi pháp luật có
quy định. Đối với tài sản chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của các chủ sở hữu
chung trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (điều 456 BLDS
2005).

Ngoại trừ trường hợp tài sản được đem bán đấu giá để giúp bên chủ nợ thu hồi khoản nợ đã
cho vay (tài sản được thế chấp); cũng có sự bán đấu giá nhằm giữ nguyên vẹn một tài sản
chung phải đem chia, hoặc khi thuận chia tài sản mà có một số tài sản không có người nào
muốn nhận hoặc không có thể nhận được, hoặc không đồng ý về giá trị (được tính bằng
tiền) của tài sản thì những người đồng chủ sở hữu đem tài sản đó ra bán đấu giá.

Người bán đấu giá phải thông báo công khai tại nơi bán dấu giá và trên các phương tiện
truyền thông về thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng và danh mục các tài sản đem bán
chậm nhất là bảy ngày đối với động sản và ba mươi ngày đối với bất động sản trước ngày
bán đấu giá. Những người có liên quan đến tài sản bán đấu giá phải được thông báo về việc
bán đấu giá để tham gia định giá khởi điểm trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật
quy định khác (điều 457 BLDS 2005). Đối với tài sản đem bán đấu giá người bán đấu giá
không chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản bán đấu giá (điều 458 khoản 5
BLDS 2005).

Với các bất động sản, việc bán đấu giá được thực hiện tại nơi có bất động sản hoặc nơi do
người bán đấu giá xác định. Những người muốn mua phải đăng ký mua và phải nộp một
khoản tiền đặt trước. Nếu mua được tài sản đấu giá thì tiền đặt trước được trừ vào giá mua;

Tự điển pháp lý 9
nếu từ chối mua khi đã trúng đấu giá thì không được hoàn trả; nếu không được mua thì
được hoàn trả lại khoản tiền này (điều 459 BLDS 2005).

Việc bán đấu giá phải được lập thành văn bản và có chữ ký của người mua, người bán và
hai người chứng kiến (điều 458 khoản 3 BLDS 2005). Nếu là bất động sản thì văn bản mua
bán (qua đấu giá) phải được công chứng, chứng thực hoặc phải được đăng ký nếu pháp luật
có quy định (điều 459 khoản 5 BLDS 2005). Chi tiết liên quan đến việc bán đấu giá được
quy định tại Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18-01-2005.
ADJUGER (v)
1. Bỏ thầu.
2. Bán đấu giá.
ADMINISTRATION (n) : sự quản lý, quản trị.
Quản lý là những hành vi sử dụng chỉ có mục đích bảo tồn, bảo toàn một tài sản nào đó
hay làm tăng giá trị tài sản này chứ không bao hàm một quyết định đối với tài sản được
giao như chuyển dịch quyền sở hữu sang một người khác.
Administration légale : sự quản lý, quản trị theo luật định.
Administration judiciaire : sự quản lý, quản trị theo quyết định của Tòa án.
ADMINISTRER (v) : quản lý, quản trị.
ADMINISTRATEUR (n) : người quản lý, người quản trị, quản trị viên.
Chức năng của người này là quản lý một hay nhiều tài sản hay toàn bộ sản nghiệp của một
người khác- xem Absence/ Déclaration d’absence. Chỉ trong một vài trường hợp đặc biệt
luật mới chỉ rõ người quản lý, ví dụ cha/mẹ là người quản lý tài sản của con chưa thành
niên- xem Tutelle. Thông thường luật chỉ quy định những điều kiện cần thiết để chỉ định
người quản lý thông qua các người liên quan hay Tòa án cần phải chỉ định khi có tranh
chấp.
Administrateur légal : người quản lý được chỉ định theo luật.
Administrateur judiciaire : người quản lý được chỉ định theo quyết định của Tòa án.
Administrateur provisoire : người quản lý lâm thời.
ADOPTABLE (adj) : có thể nhận làm con nuôi.
ADOPTANT (n) : người nhận con nuôi.
Theo điều 69 Luật HN-GĐ 2000 người nhận nuôi con nuôi phải hội đủ các điều kiện sau
đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ- xem Capacité/ Capacité juridique des personnes
physiques .
- Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên nhằm bảo đảm việc người cha/ mẹ nuôi có đủ điều
kiện đảm đương không những về nghĩa vụ mà cả về chức năng làm cha/ mẹ đối với người
con nuôi đồng thời cũng ngăn ngừa việc lạm dụng tình dục giữa người nhận nuôi và con
nuôi.
- Có tư cách đạo đức tốt;
- Có đủ điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
nuôi;
- Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà,
cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa
chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội
phạm xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những hành
vi trái pháp luật, đạo đức xã hội- xem Courtage/ Courtage d’adoption. Điều kiện này nhằm
giúp người con được nhận nuôi sinh sống và trưởng thành trong một môi trường lành mạnh
của người nhận nuôi.
Cần lưu ý luật viết Việt Nam không đòi hỏi độ tuổi tối thiểu của người nhận nuôi con nuôi.
ADOPTÉ (n) : người được nhận nuôi.

Tự điển pháp lý 10
Theo quy định một người chỉ có thể làm con nuôi của một người (độc thân) hoặc của hai
người là vợ chồng nhưng luật không cấm một người được làm con nuôi nhiều lần (không
cùng một thời điểm) với nhiều người khác nhau. Về độ tuổi luật HN-GĐ 2000 quy định
rằng người được nuôi phải là người dưới 15 tuổi; ngoại lệ chỉ dành cho những thương binh,
tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi người già yếu, cô đơn.
ADOPTER (v) : nhận làm con nuôi.
ADOPTIF (adj) : nuôi (tính cách)
Enfant adoptif : con nuôi- xem Adoptif/ Filiation adoptive.
Filiation adoptive : quan hệ dòng giõi từ việc nhận nuôi con nuôi.
Quan hệ có được từ việc nhận nuôi con nuôi không những chỉ liên quan đến nhân thân của
người được nhận nuôi- ví dụ người này có thể thay đổi họ và tên theo yêu cầu của cha mẹ
nuôi (điều 75 Luật HN-GĐ 2000) mà còn liên quan đến quan hệ tài sản giữa được nhận
nuôi với người nuôi cũng như đối với cha mẹ đẻ của người được nhận nuôi- xem Héritier/
Ordre des héritiers. Điều 678 BLDS 2000 thừa nhận không những việc con nuôi và cha
nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo pháp luật của
các thành viên gia đình cha, mẹ ruột.
Père adoptif : cha nuôi.
ADOPTION (n) : việc nuôi nhận con nuôi.
Theo điều 67 Luật HN-GĐ 2000 “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con
giữa người nhận con nuôi và người được nhận con nuôi, bảo đảm cho người được nhận
làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã
hội”.
Một người có thể nuôi nhận một hoặc nhiều người làm con nuôi. Pháp luật không hạn chế
việc nuôi nhận nhiều người làm con nuôi miễn sao người nhận nuôi và người được nhận
nuôi hội đủ các điều kiện theo quy định của luật pháp cũng như mục đích nhận nuôi không
trái luật pháp- xem Adoptant. Nhà nước và xã hội khuyến khích việc nhận nuôi trẻ mồ côi,
trẻ bị bỏ rơi hoặc trẻ bị tàn tật làm con nuôi nhưng đồng thời cũng nghiêm cấm việc lợi
dụng nuôi nhận con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc
vì mục đích trục lợi khác.
Adoption conjointe, conjugale : việc nhận nuôi con nuôi của cả hai vợ chồng.
Trong trường hợp này thì cả hai vợ chồng đều phải có đủ các điều kiện để nhận nuôi con
nuôi- xem Adoptant.
Adoption individuelle : việc nhận nuôi con nuôi của chỉ riêng một người.
Đây là trường hợp người nhận nuôi đang ở tình trạng độc thân hay nếu lập gia đình thì chỉ
có một người muốn nhận nuôi nhưng phải được sự đồng ý của người kia (Luật của Pháp).
Luật HN-GĐ 2000 không có điều khoản nào nói rõ cho phép mỗi người trong hai vợ chồng
có quyền tự nhận riêng con nuôi một mình cũng như không có điều khoản nào nói rõ cấm
việc vợ hay chồng nuôi con nuôi riêng vì điều 70 chỉ ghi “trong trường hợp vợ chồng cùng
nhận nuôi thì vợ chồng đều phải có đủ các điều kiện quy định...” Trước đó tại điều 68
khoản 2 lại ghi “Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc cả hai vợ chồng”
nhưng hiểu “một người” ở đây là một người độc thân hay một trong hai vợ chồng thì cách
hành văn có thể cho ta hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Adoption impliquant un élément d’extranéité : nuôi nhận con nuôi có thành tố nước
ngoài.
Nuôi nhận con nuôi có thành tố nước ngoài khi một trong hai bên là người nước ngoài.
Theo điều 105 Luật HN-GĐ 2000:
- Khi người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam hoặc ngay trường hợp nhận trẻ em nước
ngoài thường trú tại Việt Nam làm con nuôi thì phải tuân thủ theo những quy định của
pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người đó là công dân về điều kiện nhận nuôi
con nuôi.

Tự điển pháp lý 11
- Trong trường hợp việc nuôi nhận con nuôi có thành tố nước ngoài được thực hiện tại
Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ giữa hai bên, việc chấm dứt con nuôi cũng được xác định
theo pháp luật Việt Nam.
- Nếu việc nuôi nhận con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được thực
hiện tại nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi, việc chấm dứt nuôi con nuôi
được xác định theo pháp luật của nước nơi thương trú của con nuôi.
- Việc nhận nuôi con nuôi này nếu đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài thì được công nhận tại Việt Nam.
Luật HN-GĐ 2000 khẳng định việc cho nhận trẻ em làm con nuôi chỉ được thực hiện trên
tinh thần nhân đạo, nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em cũng như tôn trọng các quyền
cơ bản của trẻ em; vì thế luật ngăm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi nhằm mục đích bóc
lột sức lao động, xâm phạm tình dục, che dấu hình thức mua bán trẻ em hoặc vì mục đích
trục lợi khác.
ALLIANCE (n) : quan hệ thông gia.
ALLIÉ (n) : tư cách thích thuộc.
Tư cách này phát xuất từ những người có mối liên hệ gia đình do giá thú. Ví dụ cha mẹ vợ
với con rễ, cha mẹ chồng với con dâu.
ALLIER (v) : kết thông gia.
ALLOTISSEMENT (n) : sự chia thành từng phần trong một tài sản chung.
ALLUVION (n) : sự bồi đắp làm tăng diện tích.
ALLUVIONS (n) : đất bồi- xem Accession.
Bộ Luật dân sự 2005 không nói đến quyền sử dụng của người được giao đất đối với các
khoản đất bồi ven sông hay ven biển liền kề.
AMENDE/ AMENDE CIVIL (n): tiền phạt.
Trong luật dân sự, theo nghĩa rộng tiền phạt là một biện pháp cưỡng chế bằng tiền được
luật dự liệu và Tòa án sẽ tuyên phạt trong trường hợp vi phạm các điều khoản đã được liệt
kê trong luật; theo nghĩa hẹp tiền phạt là khoản tiền ràng buộc người nào gây ra lỗi phải
bồi thường thiệt hại cho người bị tổn thất.
AMEUBLISSEMENT (n) : việc đưa một bất động sản riêng của vợ hay chồng vào khối
tài sản cộng đồng của hai vợ chồng.
AMEUBLIR (v) : đưa một bất động sản riêng của vợ hay chồng vào khối tài
sản cộng đồng của hai vợ chồng.
AMIABLE (adj) : do thỏa thuận, do hòa giải- xem Conciliation.
Résiliation amiable d'un contrat : sự hủy bỏ một hợp đồng theo thỏa thuận.
Nói chính xác đây là trường hợp hai bên giao kết thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước kỳ
hạn - xem Contrat civil/ Résiliation unilatéral du contrat civil.
ANATOCISME (n) : sự chuyển lãi thành vốn.
ANNULATION (n) : sự bãi bỏ, hủy bỏ, tiêu hủy.
ANNULER (v) : bãi bỏ, hủy bỏ, tiêu hủy.
ANNUITÉ (n) : số tiền mà con nợ phải trả theo định kỳ hằng năm cho chủ
nợ nhằm thanh toán một món nợ.
ANTICHRÈSE (n) : thế chấp, cầm cố (bất động sản).
Đây là một biện pháp bảo đảm có tính đối vật cho phép bên có quyền giữ một bất động sản
của bên có nghĩa vụ đồng thời có quyền khai thác bất động sản và thu được tất cả hoa lợi
có được của sự khai thác này cho đến thời điểm nghĩa vụ được hoàn tất - xem
Nantissement, Hypothèque. Trong thực tế biện pháp bảo đảm này ít được dùng.
ANTICHRÉSISTE (n) : bên nhận thế chấp, cầm cố (bất động sản).
ANTICIPATION (n) : việc làm trước kỳ hạn.
Anticipation de paiement : việc trả (tiền) trước kỳ hạn.
ANTICIPER (v) : trả (tiền) trước kỳ hạn.
Anticiper un paiement : trả (tiền) trước kỳ hạn.
ANTIDATE (n) : sự ghi lui lại nhật kỳ (trước nhật kỳ thật)

Tự điển pháp lý 12
APOSTILLE (n)
1. Tất cả các khoản sửa đổi hoặc ghi thêm bên lề, phí trên hoặc phía dưới một chứng thư.
2. Lời phê chuyển (một lá đơn).
APPARENCE (n) : tình trạng bên ngoài, sự biểu hiện bên ngoài (biểu kiến).
Théorie de l'apparence : học thuyết tình trạng bên ngoài.
Học thuyết tình trạng bên ngoài được đưa ra căn cứ vào tình trạng biểu hiện một cách minh
bạch, công khai và liên tục một sự việc nào đó để bảo tồn và công nhận những hành vi của
một chủ thể tuy không phải là chủ thể thực thụ một quyền nhưng bề ngoài ai ai cũng tin
rằng người đó có quyền ấy. Ví dụ:
- Trong lĩnh vực gia đình tình trạng chung sống ngoại hôn của hai người khiến gây lầm
tưởng cho người thứ ba họ là cặp vợ chồng có hôn thú; vì thế những hợp đồng do người
thứ ba giao kết với một trong hai người này phải được bảo vệ; hoặc tình trạng thừa hưởng
di sản của một người trong một thời gian dài không ai thấy có các đồng thừa kế, trường
hợp này cần bảo vệ người thứ ba đã mua tài sản.
- Trong lĩnh vực tài sản một người chiếm hữu liên tục và ổn định một tài sản có thể khiến
gây lầm tưởng người này là chủ sở hữu của vật chiếm hữu.

Theo học lý và án lệ các nước phương tây, nguyên tắc này khá cần thiết cho sự ổn định các
giao dịch dân sự trong đó khó biết được tình trạng pháp lý thực sự của một người. Tuy
nhiên để có thể chấp nhận việc áp dụng thuyết ngoại biểu án lệ đòi hỏi hai điều kiện:
- Những sự giao dịch phải dựa vào một tình trạng thực tiễn bên ngoài: người thực sự áp
dụng các quyền hay mang tư cách phải thực hiện các quyền của một chủ thể thực sự;
- Tình trạng bên ngoài phải gây ra nhầm lẫn chung cho tất cả mọi người và nhầm lẫn riêng
cho người đã giao kết với họ.

BLDS 2005 phần nào đã đưa ý niệm “bên ngoài” nói trên trong việc giải quyết các hậu quả
của giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu đối với người thứ ba ngay tình khi tham gia các
giao dịch này tại điều 138 - xem Acte civil/ Nullité des actes civils.
APPARENT (adj) : thuộc tình trạng bên ngoài..
Acte apparent : hành vi, chứng thư giả tạo- xem Acte/ Acte apparent.
APPORT (n)
1. Kỷ phần của vợ hay chồng trong khối tài sản chung.
2. Phần góp của một người trong một tài sản chung.
Apport en société : phần góp vào công ty.
Phần góp này có thể dưới nhiều dạng khác nhau: tiền mặt, tài sản vô hình (quyền), tài sản
hữu hình lẫn vô hình (cửa hàng thương mại bao gồm vốn/tài sản hữu hình và khách
hàng/tài sản vô hình). Khi một người góp vốn vào công ty phần tài sản này thực sự đã được
chuyển dịch từ tài sản riêng của người góp vốn sang tài sản của công ty và như vậy phần
góp vốn này do công ty quản lý. Tuy luật không nói rõ nhưng có thể hiểu rằng mỗi khi góp
vốn dưới hình thức hiện vật người góp vốn có những nghĩa vụ như người bán bao gồm hai
nghĩa vụ chính là bảo đảm quyền sở hữu và bảo đảm chất lượng của tài sản góp vốn.
APPROPRIATION (n) : sự chiếm giữ, sự chiếm cứ.
S’approprier (v) : chiếm giữ, chiếm cứ.
ARRHES (n) : tiền đặt cọc, khoản tiền cọc.
Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hay kim khí quý, đá quý hoặc các
vật có giá trị khác (được gọi chung là tài sản đặt cọc) nhằm làm bằng chứng chắc chắn để
bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự trong một thời gian nhất định. Việc đặt
cọc phải được lập thành văn bản (358 khoản 1 BLDS 2005).
Theo khoản 2 của điều 358 nói trên trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết thì tài
sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được khấu trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc
về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự

Tự điển pháp lý 13
thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản và một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt
cọc trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy ta thấy tài sản đặt cọc thực hiện hai chức
năng:
- Chức năng thanh toán nếu hợp đồng dân sự được giao kết hay được thực hiện. Đối với
chức năng này luật viết đồng hóa giá trị tài sản đặt cọc như là một khoản tiền trả trước
trong khi bản chất của khoản tiền trả trước là khoản tiền được trả cho một giao dịch chắc
chắn. Bên vi phạm có thể bị bên kia yêu cầu Tòa cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ đã cam kết
hoặc chịu bồi thường thiệt hại nếu hợp đồng bị hủy bỏ.
- Chức năng chế tài nếu hợp đồng dân sự không được giao kết hay thực hiện.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng:


- Việc đặt cọc chỉ có hiệu lực từ khi và chỉ khi hai bên đã chuyển giao một khoản tiền
hoặc một động sản dùng làm tiền đặt cọc;
- Tài sản đặt cọc chỉ có thể là tiền, giấy tờ trị giá bằng tiền hay một động sản cụ thể chứ
không thể là các quyền tài sản;
- Xử lý việc đặt cọc thực chất là việc phạt và khác với việc bồi thường thịêt hại xảy ra.
ASCENDANT (n) : hàng tôn thuộc, gồm cha me, ông bà, chú bác, cô dì...
ASSURANCE (n): : sự bảo hiểm
Bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên thông qua việc giao kết hợp đồng bảo hiểm
(Contrat d’assurance) theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm- còn được gọi là
bảo phí, còn bên nhận bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm
khi xảy ra sự kiện bảo hiểm hay còn gọi là những rủi ro được bảo hiểm (Risque assuré).
Bảo hiểm bao gồm bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc. BLDS 2005 quy định các
vấn đề cơ bản về bảo hiểm tại điều 567 và các điều kế tiếp.

Hợp đồng bảo hiểm phải được lập bằng văn bản. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên
mua bảo hiểm là bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo
hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm (điều 570
BLDS 2005).

Để hình thành một hợp đồng bảo hiểm, theo yêu cầu của bên bảo hiểm- khi mua bảo hiểm
người mua phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ các thông tin có liên quan đến đối
tượng bảo hiểm trừ các thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết. Trong trường
hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai lầm nhằm giao kết hợp đồng có lợi cho
mình thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và thu phí bảo
hiểm đến thời điểm chấm dức thực hiện hợp đồng.

Bên bảo hiểm chỉ thanh toán tiền bảo hiểm nếu người được bảo hiểm không có lỗi trong
việc để xảy ra thiệt hại; nếu do lỗi vô ý của người được bảo hiểm thì bên bảo hiểm không
phải trả một phần tiền bảo hiểm tương ứng với mức độ lỗi của một bên được bảo hiểm
(điều 576 BLDS 2005). Trong trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên
được bảo hiểm và bên bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm thì bên bảo
hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã trả (điều 577 khoản 2
BLDS 2005). Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ phải cung ứng cho bên bảo hiểm mọi tin tức,
tài liêu, bằng chứng cần thiết mà mình biết để bên bảo hiểm thực hiện quyền yêu cầu đối
với người thứ ba (điều 577 khoản 1 BLDS 2005).

Trong trường hợp bên được bảo hiểm đã nhận số tiền bồi thường thiệt hại do người thứ ba
trả nhưng vẫn ít hơn số tiền mà bên bảo hiểm phải trả thì bên bảo hiểm chỉ phải trả phần
chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và số tiền mà người thứ ba đã trả trừ trường hợp có thỏa
thuận khác; nếu bên được bảo hiểm đã nhận tiền bảo hiểm nhưng ít hơn so với thiệt hại do
người thứ ba gây ra thì bên được bảo hiểm vẫn có quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường

Tự điển pháp lý 14
chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và tiền bồi thường thiệt hại (điều 577 khoản 2 BLDS
2005).
Assurance de dommage aux personnes: bảo hiểm tổn thất về con người.
Loại bảo hiểm này liên quan đến những tổn thất từ những tác động bên ngoài dẫn đến
thương tích hay làm thiệt mạng người được bảo hiểm. Khoản tiền bảo hiểm sẽ được trả cho
người được bảo hiểm hay thừa kế của người này (trường hợp người được bảo hiểm chết)
hay cho một người thứ ba nếu người đwocj bảo hiểm chỉ rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
Assurance de dommage aux biens: bảo hiểm tổn thất về tài sản.
Loại bảo hiểm này liên quan đến những thiệt hại mà tài sản đem ra bảo hiểm gặp phải do
tác động bên ngoài theo điều kiện hai bên thỏa thuận hay theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp quyền sở hữu đối với tài sản bảo hiểm được chuyển sang người khác (do
mua bán, thừa kế, phát mãi...) thì chủ sở hữu mới đương nhiên thay thế chủ sở hữu củ
trong hợp đồng đã ký với phía bảo hiểm kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu. Người chủ
sở hữu củ có trách nhiệm thông báo cho chủ sở hữu mới cũng như cho bên bảo hiểm biết
việc chuyển quyền sở hữu này (điều 579 BLDS 2005); tuy nhiên nếu bảo hiểm có tính tự
nguyện chủ sở hữu mới có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Assurance de responsabilité civile: bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Đây là trường hợp bảo hiểm các trách nhiệm dân sự mà người mua bảo hiểm có thể bị quy
trách nhiệm về những thiệt hại gây ra cho người thứ ba. Trong trường hợp này, hoặc theo
thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật bên bảo hiểm phải bồi thường cho bên mua
bảo hiểm hoặc trả trực tiếp cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm số thiệt
hại do bên mua bảo hiểm gây ra cho người thứ ba theo mức bảo hiểm đã thỏa thuận hoặc
theo quy định của pháp luật. Nếu bên mua bảo hiểm đã bồi thường thiệt hại cho người thứ
ba thì có quyền yêu cầu bên bảo hiểm bồi hoàn lại khoản tiền mà mình đã trả nhưng không
vượt quá mức trả bảo hiểm mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật đã quy định (điều 580
BLDS 2005).
Assurance volontaire : bảo hiểm tự nguyện.
Bảo hiểm tự nguyện là trường hợp có sự thỏa thuận giữa các bên về các điều kiện bảo hiểm
và mức phí bảo hiểm.
Assurance obligatoire : bảo hiểm bắt buộc.
Bảo hiểm bắt buộc là trường hợp bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm,
mức phí bảo hiểm và các bên có nghĩa vụ thực hiện. Ví dụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới là bảo hiểm bắt buộc.
Compagnie d’assurance : công ty bảo hiểm.
Objet du contrat d’assurance: đối tượng hợp đồng bảo hiểm.
Đối tượng hợp đồng bảo hiểm bao gồm con người, tài sản, trách nhiệm dân sự và các đối
tượng khác do luật quy định.
ASSURÉ (adj) : được bảo hiểm.
Risque assuré : sự kiện bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm.
Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hay pháp luật quy định xảy
ra thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc tiền bồi thường cho bên được bảo hiểm hay
cho người thụ hưởng (người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ
định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm). Người thụ hưởng thông thường là
thừa kế của người được bảo hiểm trong trường hợp người bảo hiểm chết nhưng người thụ
hưởng cũng có thể là một người khác. Ví dụ trong trường hợp tài sản thế chấp thì bên bảo
hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm (điều 346 khoản 2 BLDS 2005).
ASSURÉ (n) : người được bảo hiểm.
Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được
bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người mua
bảo hiểm- xem Assurance, Assuré/ Risque assuré.
ASSUREUR (n) : người bảo hiểm- xem Asssurance.

Tự điển pháp lý 15
ASTREINTE (n)
Sự cưỡng bức, bó buộc, bắt buộc (thực hiện nghĩa vụ).
1. Sự cưỡng bức, bó buộc, bắt buộc (thực hiện nghĩa vụ).
2. Tiền phạt vi phạm việc chậm thực hiện nghĩa vụ.
Phạt vi phạm là một trong các biện pháp nhằm bảo đảm việc thi hành nghĩa vụ đúng thời
hạn đã cam kết- theo đó bên bị vi phạm nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia (bên vi phạm
nghĩa vụ) phải nộp một khoản tiền căn cứ theo sự thỏa thuận của hai bên hay căn cứ theo
quy định của pháp luật trong trường hợp vi phạm các điều đã cam kết.

Về nguyên tắc việc phạt vi phạm loại trừ việc bồi thường thiệt hại nếu các bên không có
thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác. Vì vậy khi thỏa thuận về việc phạt
vi phạm- nếu các bên không có thỏa thuận khác- nếu khi một bên vi phạm thì bên kia chỉ
có quyền yêu cầu bên vi phạm nộp khoản tiền phạt đã được các bên thỏa thuận chứ không
có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại nữa. Nếu các bên có thỏa thuận về việc lựa chọn
biện pháp phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại thì quyền lựa chọn thuộc về bên có quyền
bị vi phạm.

Theo quan điểm của nhiều người, trong việc áp dụng nguyên tắc này tuy việc thực hiện
điều khoản về phạt vi phạm có tác dụng loại trừ trách nhiệm dân sự của bên có nghĩa vụ
theo những quy định về luật nghĩa vụ và hợp đồng- nhưng cũng khó chấp nhận nếu người
vi phạm nghĩa vụ có lỗi cố ý nặng và gây thiệt hại nghiêm trọng cho bên có quyền và
người vi phạm lại chọn giải pháp “phạt vi phạm” để lẫn tránh trách nhiệm bồi thường
tương đương do lỗi của mình gây ra. Bởi vậy BLDS 2005 đã ghi rõ tại điều 422 khoản 3
theo đó “Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi
phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi
thường thiệt hại; nếu không có thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại”.

BLDS 22005 không quy định “phạt vi phạm” như là một trong các phương thức bảo vệ
quyền dân sự vốn được BLDS 1995 thừa nhận mà các bên có thể thỏa thuận về phạt vi
phạm như là một trong các nội dung của hợp đồng (điều 402 khoản 7 BLDS 2005) nhằm
tôn trọng và phát huy tinh thần tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm của các chủ thể trong
quan hệ giao dịch dân sự do họ thiết lập.
ATTESTATION DU DROIT D’USAGE DES SOLS (n): giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất..
ATTRIBUTAIRE (n) : người được phân một phần (trong một tài sản).
AUTEUR (n)
1. Người chịu trách nhiệm về một hành vi nào đó do mình gây ra.
2. Người chuyển quyền.
Người chuyển quyền là người chuyển một quyền của mình được luật pháp thừa nhận sang
một người khác (được gọi là người kế quyền). Ví dụ người bán là người chuyển quyền,
người mua là người kế quyền. Dù hành vi chuyển quyền có thể được thực hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau (mua bán, cho tặng, thừa kế...) tiếng Pháp các người kế quyền được
gọi chung một từ “Ayants de cause, Ayants cause, Ayants de droit, Ayants droit”.
3. Tác giả (một tác phẩm, một công trình...).
Theo điều 736 BLDS 2005 được xem là tác giả:
- Người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là tác giả của tác phẩm đó;
- Người sáng tạo ra tác phẩm phát sinh từ tác phẩm của người khác bao gồm tác phẩm
được dịch từ ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải,
tuyển chọn là tác giả của tác phẩm phát sinh đó.
Droit d’auteur :quyền tác giả

Tự điển pháp lý 16
Quyền tác giả được hiểu là các quyền dân sự bao gồm các quyền về nhân thân lẫn tài sản
của tác giả đối với tác phẩm do mình tạo ra (điều 738 khoản 1 BLDS 2005; điều 4, điều 18
Luật Sở hữu trí tuệ 2005). Những quyền này được pháp luật bảo vệ trong đó độc quyền sử
dụng tác phẩm là khởi điểm của mọi quyền tài sản khác của tác giả. Quyền tác giả phát
sinh kể từ ngày tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định
(điều 739 khoản 1 BLDS 2005)

Theo điều 19 và 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền tác giả bao hàm quyền nhân thân và
quyền tài sản:
Khía cạnh (quyền) nhân thân của quyền tác giả bao gồm:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm
được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên
tạc tác phẩm dưới bất cứ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Khía cạnh (quyền) tài sản của quyền tác giả bao gồm:
- Cho phép tạo tác phẩm phát sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông
tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Succession des droits d’auteur: thừa kế quyền tác giả.
Trước đây theo điều 13 Nghị định số 76/CP ngày 29.11.1996 hướng dẫn thực hiện một số
quy định về quyền tác giả tại BLDS 1995, vấn đề thừa kế quyền tác giả được quy định như
sau:
- Trong trường hợp thừa kế quyền tác giả theo pháp luật thì những người được thừa kế có
quyền ngang nhau trong việc sử dụng và định đoạt tác phẩm, nếu không thỏa thuận được
thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết;
- Trong trường hợp thừa kế theo di chúc thì những thừa kế được quyền sử dụng và định
đoạt theo phạm vi đã được xác định cụ thể trong nội dung di chúc. Trong trường hợp nội
dung di chúc không nói rõ phạm vi của việc sử dụng, định đoạt tác phẩm của từng thừa kế
và các đồng thừa kế không thỏa thuận được vấn đề này thì có quyền yêu cầu Tòa án giải
quyết;
- Trong trường hợp tác giả không có thừa kế hoặc các thừa kế từ chối nhận di sản hoặc
không có quyền hưởng di sản thì quyền về tài sản của tác giả thuộc về Nhà nước.
Auteur du testament : người lập di chúc- xem Testateur.
AUTONOMIE DE LA VOLONTÉ (n):tự do ý chí (nguyên tắc).
Nguyên tắc tự do ý chí được học thuyết phương Tây đưa ra và chỉ dừng ở mức độ lý luận
vì không được đưa vào một cách chính thức có hệ thống tại các bộ luật viết. Đây là nguyên
tắc cơ bản trong luật hợp đồng theo đó cá nhân được hoàn toàn tự do thiết lập các giao dịch
theo ý chí của mình. Thuyết này dựa trên cơ sở “mọi người chỉ bị ràng buộc nghĩa vụ
thông qua giao kết chỉ khi người đó muốn và muốn theo cách của người đó”. Vì vậy tất cả
mọi chủ thể được:
- Tự do giao kết hay không giao kết một hợp đồng ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt
như chủ một phương tiện cơ giới bó buộc phải ký các hợp đồng bảo hiểm;
- Tự do chọn lựa người giao kết;
- Toàn quyền xác định phương thức thể hiện sự đồng thuận cũng như xác định nội dung,
điều kiện mà mỗi bên phải tuân thủ trong hợp đồng ngoại trừ một số hợp đồng luật bó buộc
phải tuân thủ làm theo hình thức công chứng thư.

Tự điển pháp lý 17
Hệ quả của nguyên tắc này về mặt nghĩa vụ có thể tóm tắc như sau:
- Hợp đồng là một trong các nguồn gốc phát sinh nghĩa vụ dân sự;
- Việc giao kết hợp đồng được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận của các người giao kết về
nội dung cũng như hình thức giao kết;
- Hợp đồng chỉ có hiệu lực đối với các bên giao kết.
AUTORITÉ PARENTALE (n): quyền của cha mẹ, phụ quyền.
Quyền của cha mẹ là những quyền và nghĩa vụ mà luật dành cho cha mẹ (hoặc cho bên có
quyền đảm nhận quyền này) đối với nhân thân và tài sản của những trẻ chưa thành niên.
Trên thực tế cũng như về mặt pháp lý các quyền lẫn nghĩa vụ này không lệ thuộc vào sự
tồn tại hay chấm dứt mối quan hệ pháp lý vợ/chồng của cha mẹ chúng; điều này dẫn đến
trong mọi tình huống, các quyền có được từ cha/mẹ/ (bên có quyền) đảm nhận đối với các
người con chỉ bị mất hay bị hạn chế bởi một quyết định của Tòa án.

Quyền của cha, me có bốn đặc điểm chính:


- Chỉ có cha, mẹ mới có quyền này, những bậc tôn trưởng khác không có;
- Quyền này chấm dứt khi người con đủ tuổi thành niên;
- Quyền này không thể chuyển nhượng được;
- Quyền này được sử dụng trước hết và vì lợi ích của con cái.
Các quyền lẫn nghĩa vụ có được đối với các con chưa thành niên có thể được cha và me
hành sử chung hoặc hành sử riêng rẻ (trường hợp ly hôn).
Autorité parentale relativement à la personne de l’enfant: quyền của cha mẹ đối với
nhân thân con cái.
Autorité parentale relativement aux biens de l’enfant: quyền của cha me đối với tài sản
con cái.
Limites à l’autorité parentale envers l’enfant mineur: hạn chế quyền của cha mẹ đối
với con cái chưa thành niên.
Việc hạn chế này được đặt ra khi “cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm
phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa
vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, phá tán tài sản của con; có lối sống đồi
trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội” - quy định
của điều 42 Luật Hôn nhân- Gia đình 2000.
Trong trường hợp này, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cha mẹ, người thân
thích của con chưa thành niên, Viện Kiểm sát, Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Hội
Liên hiệp Phụ nữ và các tổ chức luật định khác ra quyết định khác không cho cha, mẹ
trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp
luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm (điều 41,42 Luật HN-GĐ 2000).
Trong trường hợp chỉ một người bị Tòa án ra quyết định hạn chế quyền thì người còn lại sẽ
đảm nhận các quyền bị hạn chế; trong trường hợp quyết định hạn chế quyền được đưa ra
đối với cả hai thì việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con
chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của BLDS 2005 và Luật HN-
GĐ 2000. Việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên không loại bỏ nghĩa
vụ cấp dưỡng của những người này đối với con cái (điều 43 Luật HN-GĐ 2000).
AVANCE (n) :tiền ứng trước, khoản tiền ứng trước.
Đây là khoản tiền trả trước trong tổng số tiền phải trả dựa trên sự thỏa thuận đã được xác
định trước đó giữa hai bên giao kết nhằm thực hiện một nghĩa vụ, từ này thường dùng
trong luật lao động - xem Acompte.
Faire une avance à qqn : ứng tiền trước cho một người nào đó.
AVENANT (n) : hợp đồng phụ (sửa đổi một vài điều khoản của hợp đồng đã
được ký trước đó).

Tự điển pháp lý 18
Từ này trước đây thường được dùng trong Luật bảo hiểm, nay được dùng một cách rộng
rãi hơn. Trong lĩnh vực thừa kế khi người lập di chúc sửa đổi bổ sung một di chúc đã được
lập trước đó người ta dùng từ “Codicile”.
AYANT CAUSE, AYANT DROIT (n): người kế quyền, người thụ quyền.
Người kế quyền là người có được một quyền do người khác chuyển giao ví dụ người thừa
kế là người kế quyền của người chết- xem Auteur.
Ayant cause à titre particulier: người kế quyền đặc định.
Người kế quyền đặc định là người tiếp nhận từ người chuyển quyền một hay nhiều quyền
cùng nghĩa vụ đã được xác định.
Ayant cause à titre universel: người kế quyền có tính cách chung, người kế quyền có tính
bao quát.
Người kế quyền có tính cách chung là người tiếp nhận một phần sản nghiệp của người
khác để lại.
Ayant cause universel : người kế quyền chung, người kế quyền bao quát.
Người kế quyền chung là người tiếp nhận tòan bộ tài sản của một người khác để lại; như
vậy người này phải gánh chịu các món nợ (Passif ) bên cạnh các tài sản nhận được (Actif).
B
BAIL(n)
Trong ngôn ngữ thông thường Bail được chỉ một hợp đồng thuê mướn tài sản, ví dụ thuê
nhà để ở (Bail d’habitation) hay thuê súc vật sử dụng cho mục đích nông nghiệp (Bail à
cheptel). Trong ngôn ngữ pháp lý hiện nay, người ta dùng Bail để chỉ một hợp đồng thuê
mướn bất động sản theo đó người chủ bất động sản (người cho thuê- Bailleur) giao cho
người thuê (Locataire, Preneur) bất động sản để sử dụng trong một thời gian, người thuê
ngược lại phải trả cho người chủ sở hữu một số tiền. Đối với việc thuê động sản người ta
dùng từ Location. Ngày nay để tránh nhầm lẫn người ta cũng dần dần ít dùng từ Bailler để
ám chỉ việc thuê hay cho thuê mà dùng cụm từ “Donner à bail- cho thuê” và “Prendre à
bail- thuê”.
BAIL D’HABITATION : hợp đồng thuê nhà ở.
Hợp đồng thuê nhà ở được thành lập trên cơ sở thỏa thuận của các bên và phải được lập
thành văn bản (điều 492 BLDS 2005). Đây là điều kiện luật định và có tính bắt buộc vì
xuất phát từ yêu cầu dẫn chứng mỗi khi có tranh chấp giữa các bên. Mặt khác cũng theo
điều 492 nếu hợp đồng có thời hạn trên 6 tháng thì phải có chứng nhận của công chứng nhà
nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền và phải đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Mục đích của việc đăng ký này là nhằm bảo vệ quyền lợi của người
thứ ba: họ có thể là bên có quyền (chủ nợ) của người chủ sở hữu tài sản hoặc là người mua
tài sản đang cho thuê.

Việc cho thuê nhà ở thuộc sở hữu chung phải có sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ
sở hữu nhà ở đó trừ trường hợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung cho thuê phần nhà ở
thuộc sở hữu của mình (điều 100 Luật Nhà ở).

Mỗi khi hợp đồng phát sinh hiệu lực, theo điều 493 BLDS 2005 bên cho thuê nhà ở có các
nghĩa vụ chính sau:
- Nghĩa vụ giao nhà: bên cho thuê phải giao nhà cho bên thuê căn nhà đã được mô tả trong
hợp đồng. Hai bên có thể thỏa thuận là bên thuê nhận nhà trong hiện trạng hoặc là bên cho
thuê phải thực hiện nghĩa vụ sửa chữa, cải tạo trước khi giao nhà;
- Nghĩa vụ bảo đảm: bên cho thuê có nghĩa vụ phải bảo đảm cho bên thuê sử dụng ổn định
nhà thuê trong thời gian thuê chống lại mọi sự quấy nhiễu đối với nhà cho thuê và bảo đảm
về các hư hỏng của tài sản này. Bên cho thuê phải bảo đảm cho bên thuê chống lại các sự
quấy rầy do chính mình hoặc người thứ ba gây ra; ví dụ không được làm cản trở cửa ra
vào, không thực hiện các công trình kiến trúc che khuất tầm nhìn hoặc chắn gió của nơi
thuê (quấy rầy thực tế), ký hợp đồng cho người thứ ba thuê căn nhà (quấy rấy về pháp lý);

Tự điển pháp lý 19
- Nghĩa vụ bảo dưỡng: nghĩa vụ này bao gồm nghĩa vụ sửa chữa định kỳ hay theo thỏa
thuận nhằm đáp ứng yêu cầu cần thiết cho việc sử dụng nơi thuê. Nếu bên cho thuê không
bảo dưỡng, sửa chữa nhà mà gây thiệt hại cho bên thuê thì phải bồi thường. Nhưng bên cho
thuê không có nghĩa vụ phải xây dựng lại căn nhà bị tiêu hủy hoàn toàn hay một phần gây
ra bởi các biến cố bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn...; bên cho thuê cũng không phải
sửa chữa các thiệt hại do bên thuê gây ra.

Ngược lại bên cho thuê có các quyền sau (điều 494 BLDS 2005):
- Nhận đủ tiền thuê nhà theo đúng kỳ hạn đã thỏa thuận. Giá cho thuê nhà ở là giá do hai
bên thỏa thuận; nếu pháp luật có quy định giá thì giá cho thuê không thể vượt quá khung
giá đó (điều 99 khoản 1 Luật Nhà ở). Giá cho thuê này chỉ có thể được điều chỉnh trong
thời hạn chưa hết hạn hợp đồng nếu bên cho thuê nhà có cải tạo, nâng cấp nhà cho thuê.
Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận về giá mới thì bên cho thuê nhà có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng và phải chịu bồi thường cho bên thuê nhà ở khi xảy ra tranh
chấp (điều 99 khoản 2 Luật Nhà ở).
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên thuê: không trả tiền thuê nhà liên tiếp trong ba
tháng trở lên không có lý do chính đáng; sử dụng nhà không đúng mục đích thuê; cố ý làm
hư hỏng nghiêm trọng; sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hay một phần
nhà đang thuê mà không có sự đồng ý bằng văn bản của bên cho thuê; làm mất trật tự hay
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như sinh hoạt của những người xung quanh
đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản....lập
biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục (điều 103 khoản 1 Luật Nhà ở). Trong
trường hợp này bên cho thuê phải báo cho bên thuê biết trước ít nhất một tháng ngoại trừ
hai bên thỏa thuận khác; nếu vi phạm thời hạn báo trước mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường (điều 103 khoản 3 và 4 Luật Nhà ở);
- Cải tạo, nâng cấp nhà cho thuê khi được bên thuê đồng ý nhưng không được gây phiền
hà cho bên thuê sử dụng chổ ở nhằm tránh sự lạm quyền của bên cho thuê. Việc bên thuê
đồng ý là điều kiện tất yếu để người cho thuê có thể thực hiện quyền này. Luật quy định
một cách nghiêm ngặt như vậy vì trong thực tế việc cải tạo, nâng cấp gắn liền với lợi ích
của người cho thuê vì nó sẽ gia tăng khả năng sinh lợi của nhà cho thuê.
- Được lấy lại nhà cho thuê khi thời hạn thuê đã hết. Nếu hợp đồng cho thuê không quy
định thời hạn thuê thì bên cho thuê phải báo trước cho bên thuế biết trước sáu tháng.

Đối với bên thuê nhà ở, theo điều 495 BLDS 2005 họ có các nghĩa vụ sau:
- Sử dụng nhà đúng mục đích thỏa thuận;
- Giữ gìn nhà, sửa chữa những hư hỏng do mình gây ra;
- Trả đủ tiền thuê nhà, trả nhà đúng kỳ hạn đã thỏa thuận.

đồng thời có các quyền được quy định tại điều 496 BLDS như sau:
- Nhận nhà thuê theo đúng thỏa thuận;
- Được đổi nhà đang thuê với người thuê khác; được cho thuê lại nhà đang thuê nếu được
bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;
- Được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận với bên cho thuê trong trường hợp
thay đổi chủ sở hữu nhà (bán nhà, cho tặng, thừa kế) nếu thời hạn thuê đang còn (điều 104
Luật Nhà ở);
- Được chuyển quyền thuê nhà sang các người đã ở cùng với bên thuê khi người thuê nhà
chết và thời hạn cho thuê vẫn còn ngoại trừ có sự thỏa thuận khác (điều 104 khoản 3 Luật
Nhà ở)
- Yêu cầu bên cho thuê sửa chữa nhà đang cho thuê trong trường hợp nhà bị hư hỏng
nặng;
- Được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà nếu bên cho thuê không sửa chữa nhà
khi chất lượng nhà giảm sút nghiêm trọng; tăng giá thuê nhà bất hợp lý hoặc tăng giá mà

Tự điển pháp lý 20
không thông báo cho bên thuê nhà biết trước theo thỏa thuận; quyền sử dụng thuê nhà ở bị
hạn chế do lợi ích của người thứ ba (điều 103 khoản 2 Luật Nhà ở).
Extinction du bail d’habitation: chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở.
Ngoài những trường hợp có tính tổng quát, hợp đồng thuê được chấm dứt đựơc quy định
tại điều 491 BLDS 2005 như theo thỏa thuận của các bên về việc chấm dứt trước thời hạn
hoặc hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt thực hiện, BLDS 2005 tại điều 499
cũng như Luật Nhà ở tại điều 102 đã liệt kê các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở
như sau:
- Thời hạn thuê đã hết. Nếu hợp đồng không xác định thời hạn thuê thì hợp đồng chấm dứt
sau sáu tháng kể từ ngày bên cho thuê báo cho bên thuê biết về việc đòi nhà cho thuê;
- Nhà cho thuê không còn vì bị phá hủy do những tác động khách quan;
- Nhà cho thuê bị hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ hoặc nằm trong khu vực đã có quyết
định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền;
- Bên thuê nhà chết mà không có ai cùng chung sống.
BAIL D’EXPLOITATION : hợp đồng thuê khoán tài sản.
Theo điều 501 BLDS 2005 hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên và
phải được lập bằng văn bản theo đó bên cho thuê khoán (Bailleur) giao tài sản cho bên
thuê (Preneur) để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó trong
một thời hạn; còn bên thuê có nghĩa vụ phải trả tiền thuê (Loyer) căn cứ theo sự thỏa thuận
của các bên hay căn cứ vào giá thuê khoán thông qua đấu thầu.

Đối tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác; súc
vật, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai
thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi giao
tài sản thuê khoán các bên phải lập biên bản đánh giá tình trạng của tài sản thuê khoán và
xác định giá trị tài sản thuê khoán; nếu không thỏa thuận về giá trị thì có thể nhờ người thứ
ba xác định giá trị tài sản thuê khoán.

Tiền thuê khoán có thể bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng việc thực hiện một công việc và
phải trả đủ cho dù không khai thác công dụng tài sản thuê khoán. Tiền thuê khoán này có
thể được giảm hay được miễn nếu các bên thỏa thuận về các trường hợp được miễn giảm
nhất là khi bên thuê khoán gặp những rủi ro do các sự kiện bất khả kháng gây ra (điều 506
BLDS 2005).

Nếu tài sản thuê khoán là súc vật, bên thuê khoán được hưởng một nửa (1/2) số súc vật
sinh ra trong thời gian thuê khoán và phải chịu một nửa (1/2) những thiệt hại về súc vật
thuê khoán do sự kiện bất khả kháng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (điều 509
BLDS 2005).

Trên nguyên tắc một bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán nhưng phải
báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý; nếu thuê khoán theo thời vụ hoặc theo chu
kỳ khai thác thì thời hạn báo trước phải phù hợp với thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác
(điều 510 khoản 1 BLDS 2005).
Bên cho thuê khoán tài sản có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và đòi bồi
thường thiệt hại nếu bên thuê khoán khai thác công dụng tài sản thuê khoán không đúng
mục đích thuê khóan (điều 507 BLDS 2005). Nhưng nếu bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ
mà việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán và việc
tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê
khoán, thì bên cho thuê khoán không được đơn phương chấm dứt hợp đồng; bên thuê
khoán phải cam kết với bên cho thuê khoán không được tiếp tục vi phạm hợp đồng (điều
510 khoản 2 BLDS 2005).

Tự điển pháp lý 21
BANS DE MARIAGE (n) : công bố ý định kết hôn, khai xin đăng ký kết hôn.
Khai xin đăng ký kết hôn là việc cả hai bên nam nữ đến UBND khai rõ mình có đủ điều
kiện kết hôn cùng ý định xin kết hôn của mình. UBND sẽ thẩm tra lời khai và khi thấy hội
đủ điều kiện kết hôn thì cho các đương sự đăng ký kết hôn.
BARREAU (n) : Đoàn Luật sư.
BÂTONNIER (n) : Thủ lãnh/Chủ nhiệm Đoàn Luật sư.
BIEN (n) : tài sản.
Tài sản bao gồm các vật có thực, tiền, giấy tờ có trị giá bằng tiền và cả các quyền về tài sản
(điều 163 BLDS 2005). Với định nghĩa này, ta có thể liệt kê những loại sau đây được luật
đồng hóa là tài sản:
- Đối với vật: vật này phải là vật có thực và là đối tượng cho bất cứ giao dịch dân sự nào
nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người, hơn thế nữa vật này phải là vật mà người ta có
thể chiếm giữ; ví dụ nguyên tử Oxy là một bộ phần tử trong thế giới vật chất nhưng Oxy
không phải là vật nếu không được rút ra và phân lập.
- Đối với tiền: trên thực tế tiền thể hiện giá trị một tài sản hay một dịch vụ trong quan hệ
dân sự và được sử dụng như một phương tiện đóng vai trò thanh toán và trung gian trong
các giao dịch dân sự;
- Giấy tờ trị giá bằng tiền như chứng khoán, công trái...
- Quyền về tài sản (Droits patrimoniaux): đây là những quyền trị giá được bằng tiền và có
thể chuyển giao trong giao dịch dân sự kể cả quyền sở hữu trí tuệ (điều 181 BLDS 2005) ví
dụ: quyền đòi nợ, quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả...
Biens communs : tài sản chung.
Biens communs des époux : tài sản chung của vợ chồng.
Theo điều 27 Luật HN-GĐ 2000, khối tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
- Tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và
những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được cho chung;
- Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung;
- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất (điều 27 Luật HN-GĐ 2000,
điều 219 BLDS 2005). Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà
pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu
phải ghi tên của cả hai vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng được dùng để thanh toán các
nghĩa vụ chung kể cả các nghĩa vụ giao dịch có tính đơn phương do một trong hai người
thiết lập nếu khi thiết lập các giao dịch này nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thiết yêu
của gia đình - xem Dette ménagère.

Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người,
có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản
chung. Vợ chồng cũng có thể thỏa thuận để ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt khối tài sản chung (điều 219 BLDS 2005). Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt các
giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của
gia đình hay việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phát triển phải được vợ chồng
bàn bạc, thỏa thuận trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng (điều 28
Luật HN-GĐ 2000).

Tuy tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất nhưng khi hôn nhân còn tồn tại
và trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng
hoặc có lý do chính đáng khác, điều 29 luật HN-GĐ 2000 cho phép vợ chồng có thể thỏa
thuận chia tài sản chung (Partage, Séparation des biens communs) nhưng việc chia tài sản
chung phải được lập thành văn bản. Nếu không thỏa thuận được trong việc phân chia tài

Tự điển pháp lý 22
sản thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên nếu việc phân chia tài sản chung
nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì không được pháp luật công nhận (điều 29
khoản 2 Luật HN-GĐ 2000)- xem Séparation des biens.

Trên nguyên tắc mỗi khi hôn nhân chấm dứt khối tài sản này sẽ được chia đều cho 2 người
nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi
bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong
gia đình được xem như lao động có thu nhập.
Biens corporels : tài sản hữu hình.
Tài sản hữu hình là loại tài sản có thể thấy rõ, đụng chạm được (nhà cửa, bàn ghế...)
Biens cultuels : tài sản dùng vào việc thờ cúng.
Tài sản thờ cúng là tất cả các loại tài sản được tạo lập cho mục đích thờ cúng tổ tiên. Đối
với tài sản dùng vào việc thờ cúng vừa được lập thì phần tài sản này không được chia thừa
kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc
thờ cúng. Nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa
thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng
vào việc thờ cúng cho người khác quản lý.

Tuy nhiên để tránh tình trạng người lập chúc lạm dụng, điều 670 BLDS 2005 quy định
rằng người lập chúc chỉ có thể để lại một phần di sản cho việc thờ cúng. Mặt khác trong
trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của
người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Nhưng mỗi khi
được lập trong phạm vi cho phép, tài sản dùng vào việc thờ cúng không được sử dụng như
là tài sản bảo đảm để trả tất cả các chi phí phát sinh sau ngày mở thừa kế dù các chi phí
này liên quan đến người lập tài sản dùng vào việc thờ cúng (ví dụ chi phí mai táng...).

Trong trường hợp tất cả những thừa kế theo di chúc đều đã chết, phần di sản dùng để thờ
cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện
thừa kế theo pháp luật (điều 670 khoản 1 BLDS 2005).
Biens domaniaux - Domaines : tài sản công, công sản.
Tài sản công là tất cả những tài sản thuộc quyền quản lý của các pháp nhận công pháp hay
các đơn vị hành chính nhà nước như quốc gia, tỉnh, thành phố, quận, huyện, các công sở.
Tài sản công được đặt dưới một chế độ đặc biệt nhất là đặc tính không thể chuyển nhượng,
thủ đắc vì thời hiệu, không thể cầm cố. Điều 247 khoản 2 BLDS 2005 quy định “Người
chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước, không có căn cứ pháp luật, thì dù ngay
tình, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài
sản đó”.
Biens immeubles/Immeubles/Bien -fond : bất động sản.
Bất động sản là các tài sản không thể di dời được. BLDS 2005 tại điều 174 liệt kê những
tài sản sau đây là bất động sản: đất đai; nhà ở; công trình xây dựng gắn liền với đất đai kể
cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất
đai; các tài sản khác do pháp luật quy định. Như vậy BLDS 2005 đã liệt kê có tính giới hạn
các tài sản được gọi là bất động sản; các tài sản còn lại đều được xếp vào loại động sản.
Biens incorporels : tài sản vô hình.
Tài sản vô hình là loại tài sản không thể thấy rõ nhưng có giá trị và có thể quy ra tiền (tên
hiệu thương mại, khách hàng của một nhà buôn, quyền tác giả...)- xem Clientèle, Droit
/Droit d’auteur.
Biens indivis : tài sản chung chưa chia- xem Indivision.
Biens insaisissables : tài sản không thể bị sai áp, không thể bị kê biên.
Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 liệt kê những tài sản sau đây sẽ không được kê biên:
lương thực, thuốc men cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình; công cụ lao động,
quần áo, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình,

Tự điển pháp lý 23
đồ dùng để thờ cúng thông thường. Riêng đối với tài sản của các cơ quan, tổ chức; quyền
sử dụng đất nông nghiệp; lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối của cá nhân, hộ gia
đình Chính phủ sẽ có các quy định cụ thể.
Biens meubles/Meubles : động sản.
Theo BLDS 2005 động sản là những tài sản không phải là bất động sản- xem Biens
immeubles.
Biens présents et à avenir : tài sản hiện có và tài sản sẽ có trong tương lai.
Tài sản sẽ có trong tương lai có thể là đối tượng của một hành vi pháp lý miễn sao người
thụ hưởng có thể thủ đắc được khi hành vi pháp lý này phát sinh hiệu lực. Ví dụ đối tượng
của một hợp đồng mua bán có thể là một hàng hóa nào đó sẽ được sản xuất miễn sao hàng
này phải có vào ngày giao hàng.
BLDS 2005 đã thừa nhận loại tài sản này (không phân biệt động sản hay bất động sản) và
là đối tượng của các giao dịch dân sự. Điều 320 khoản đã ghi rõ “Vật dùng để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc được hình thành trong tương lai”.
Biens propres : tài sản riêng của mỗi người và không sát nhập vào khối tài
sản chung- xem Bien/ Biens propres des époux, Communauté conjugale.
Biens propres des époux : tài sản riêng của vợ/chồng.
Luật HN-GĐ 2000 thừa nhận vợ/chồng đều có quyền có tài sản riêng (điều 32 khoản 1).
Tài sản riêng của vợ/chồng bao gồm:
- Tài sản mà vợ chồng có trước khi kết hôn;
- Tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản chung đã được chia riêng cho vợ chồng dù hôn nhân vẫn còn tồn tại;
- Đồ dùng, trang sức cá nhân;
- Tất cả các hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng.
Vợ hay chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung và có
toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt phần tài sản này. Mỗi khi hôn nhân chấm dứt
mỗi bên sẽ lấy lại phần tài sản riêng của mình.
Biens vacants : tài sản vô chủ.
Khi một người từ bỏ quyền sở hữu đối với một vật, vật đó trở thành vật vô chủ. Sự từ bỏ
quyền sở hữu phải được chủ sở hữu thực hiện bằng lời tuyên bố (bằng văn bản, bằng
miệng) hay được thể hiện bằng một hành vi cụ thể.
Theo điều 230 khoản 2 BLDS 2005 người phát hiện vật vô chủ nếu là động sản thì có
quyền sở hữu đối với vật đó nếu sau một năm kể từ ngày thông báo công khai mà vẫn
không xác định được ai là chủ sở hữu. Nếu vật phát hiện là bất động sản thì sau năm năm
kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu thì bất động sản
đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định
của pháp luật.
BIEN-FONDÉ (n) : tính chất đúng luật, tính chất đúng, tính chất có căn cứ.
BIGAMIE (n) : sự, tình trạng lấy hai vợ, lấy hai chồng.
Luật HN-GĐ 2000 kế thừa nguyên tắc bình đẳng về giới khẳng định việc ngăn cấm tình
trạng lấy hay chung sống hai chồng/hai vợ. Điều 4 khoản 2 Luật HN-GĐ 2000 quy định
“Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người
khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người đang có chồng, có vợ”.
BLANC-SEING (n) : giấy khống chỉ, bạch khế.
Giấy khống chỉ là giấy có chữ ký của một người nhưng không có nội dung rồi giao cho
người khác sử dụng.
BONNE FOI : ngay tình.
Trong luật dân sự ngay tình có thể hiểu theo hai cách:
- Ngay tình là thẳng thắn, thực thà không có gian ý khi xác lập và thực hiện một quan hệ
dân sự;

Tự điển pháp lý 24
- Ngay tình là tin tưởng- dù trên thực tế đó là tin tưởng một cách sai lầm- về một sự việc,
một quyền hay một quy định về luật pháp.

BLDS 2005 đã áp dụng ý niệm ngay tình trong một số trường hợp sau:
 Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với
bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu trừ tài
sản đó thuộc hình sức sở hữu nhà nước (điều 47 BLDS).
 Người thú ba chiếm hữu ngay tình trong một giao dịch dân sự liên quan đến động sản
không phải đăng ký quyền sở hữu bị tuyên bố vô hiệu: khi giao dịch này bị tuyên bố vô
hiệu nhưng tài sản giao dịch đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ
ba thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực (điều 138 BLDS) ngoại trừ trường hợp:
Người thứ ba chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không đền
bù với người không có quyền định đoạt tài sản.Ví dụ A là chủ sở hữu chiếc xe đạp (động
sản không phải đăng ký quyền sở hữu). A cho B mượn xe này. B lại đem chiếc xe này tặng
C. C tuy được giả thiết là người chiếm hữu ngay tình (C không biết xe đạp này thuộc
quyền sở hữu của A) nhưng trong trường hợp này A được quyền đòi lại chiếc xe đạp từ C.
Nếu người thứ ba chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng có đến
bù nhưng động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý muốn
của chủ sở hữu (điều 257 BLDS) thì người chủ sở hữu vẫn có quyền đòi lại động sản đã bị
chiếm hữu. Ví dụ như tình huống trên nhưng B lại đem bán chiếc xe đạp này cho C. C
được giả thiết là người chiếm hữu ngay tình (C không biết xe đạp này thuộc quyền sở hữu
của A) nhưng A vẫn được quyền đòi lại chiếc xe đạp từ C.
 Người thứ ba chiếm hữu ngay tình trong một giao dịch dân sự liên quan đến động sản
phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản bị tuyên bố vô hiệu: quyền chiếm hữu này
chỉ được bảo vệ trong trường hợp người thứ ba chiếm hữu tài sản này thông qua bán đấu
giá hoặc giao dịch với người thứ ba mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản
do bản án, quyết định bị hủy, sửa (điều 58 BLDS).
Ví dụ: A và B tranh chấp quyền sở hữu ngôi nhà. Theo bản án phúc thẩm, A được công
nhận chủ sở hữu ngôi nhà. Sau đó A bán cho C và C đã hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở
hữu. Thời gian sau, theo bản án cấp giám đốc thẩm, ngôi nhà được tuyên thuộc quyền chủ
sở hữu của B. Trong trường hợp này, B cũng không được quyền đòi lại nhà từ C. Quan hệ
giữa A và B được giải quyết bằng một vụ án khác.
BONNE MOEUR : thuần phong mỹ tục.
BLDS 2005 tại các điều 128 và 389 quy định rằng các giao dịch dân sự vi phạm đạo đức
xã hội thì vô hiệu; đây là một hạn chế luật định đối với quyền tự do giao kết của cá nhân -
xem Autonomie de la volonté.
Trong luật cũ Việt Nam ý niệm thuần phong mỹ tục hay vi phạm đạo đức không được thể
hiện rõ về mặt ngôn từ nhưng luật nhà Lê hay luật nhà Nguyễn đã dùng một cụm từ tương
đương “bất ưng vi” (nghĩa là điều không nên làm), nếu không thì sẽ bị phạt. Ngay nay các
nhà làm luật tuy thừa nhận ý niệm thuần phong mỹ tục, vi phạm đạo đức nhưng chỉ đưa ra
một khái niệm có tính tổng quát “đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa
người với người trong đời sống xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”. Như vậy
khi cần Tòa án sẽ có nghĩa vụ định nghĩa và xác định ý niệm này và tất nhiên sẽ tùy thuộc
vào nhu cầu cũng như bối cảnh cùng sự phát triển xã hội.

Theo án lệ Pháp nếu một Hợp đồng môi giới hôn nhân được chấp nhận thì một hợp đồng
môi giới con nuôi có nhận thù lao để cung cấp dịch vụ này lại vô hiệu vì nó trái với trật tự
công cộng vì nó vô tình gián tiếp phá vỡ đời sống của một gia đình - xem
Courtage/Courtage d’adoption.
BORNAGE (n) : sự cắm mốc phân giải giữa hai thửa đất.

Tự điển pháp lý 25
Điều 266 BLDS 2005 quy định:
- Chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên
phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Những người sử dụng đất liền kề có thể thỏa
thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn, trồng cây trên ranh giới
để làm mốc ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của
những người đó;
- Nếu mốc giới chỉ do một bên xây dựng trên ranh giới với sự đồng ý của chủ sở hữu bất
động sản liền kề thì mốc giới là của chung; chi phí do bên xây dựng chịu trừ trường hợp có
thỏa thuận khác;
- Hoa lợi của cây trồng làm mốc giới chung được chia đều trừ khi có thỏa thuận khác.
BREVET D’INVENTION (n): bằng sáng chế, quyền được khai thác các công dụng trên
sáng chế của mình.
Trái với BLDS 1995 tại điều 782 đã định nghĩa sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với
trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực
kinh tế-xã hội, BLDS 2005 đã không đưa ra một định nghĩa tương tự và vấn đề này đã
được Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định tại điều 4 điểm 12 như sau “sáng chế là giải pháp
kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng
việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.

C
CADASTRAL (adj) : thuộc về địa chính.
Dossier cadastral : hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất (điều 4
khoản 12 Luật Đất đai 2003).
Plan cadastral : bản đồ địa chính.
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các thành tố địa lý có liên quan,
lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xác nhận (điều 4 khoản 13 Luật đất đai 2003).
Registre cadastral : sổ địa chính.
Sổ địa chính là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi người sử
dụng đất và các thông tin về sử dụng đất của người đó (điều 4 khoản 4 Luật Đất đai
2003).
CADUS (adj) : không phát sinh hiệu lực (do một sự kiện phát
sinh về sau).
Testament caduc : di chúc không phát sinh hiệu lực- xem Testament.
CADUCITÉ (n) : tính không phát sinh hiệu lực pháp luật (của một chứng
thư) do một sự kiện phát sinh về sau.
Caducité du testament : tính không phát sinh hiệu lực của một di chúc- xem
Testament.
CAPACITÉ (n) : năng lực, quyền.
Capacité civil des personnes physiques: năng lực pháp luật dân sự/ năng lực pháp
lý của cá nhân.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và
nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau không
phân biệt giới tính, trình độ học vấn, địa vị xã hội. Năng lực này có được từ thời
điểm người đó sinh ra và chỉ chấm dứt khi người đó chết (điều 14 BLDS 2005).
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế trong những trường
hợp luật định.
Capacité de jouissance : năng lực hưởng dụng, hưởng lợi (một tài sản nào đó).

Tự điển pháp lý 26
Sự hưởng lợi này chỉ bị mất trong những trường hợp luật định, ví dụ người quản lý
di sản bị truất quyền quản lý và hưởng lợi di sản bởi các đồng thừa kế.
Capacité d’exercice des personnes physiques en matière civle: năng lực hành
vi/hành sử dân sự của cá nhân
Đây là khả năng do pháp luật quy định cho phép cá nhân bằng hành vi của bản thân
mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (điều 17 BLDS 2005).

BLDS 2005 quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên là có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ ngoại trừ trường hợp bị mất năng lực hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Người chưa đủ sáu tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự (tình trạng này có tính
tạm thời và sẽ chấm dứt sau một thời hạn). Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu
tuổi phải do người đại diện theo pháp luật đồng ý trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.Tuy
nhiên nếu người đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà
không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác.

Cũng cần phải phân biệt người mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực:
người nào mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác không nhận thức hoặc làm chủ
được hành vi của mình dựa theo kết luận của giám định pháp y thì mất năng lực
hành vi (Privation de la capacité d’exercise). Nếu vì nghiện ma túy, nghiện rượu
hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản gia đình có thể bị tòa tuyên bố
bị hạn chế năng lực hành vi (Capacité d’exercice limitée- Limites à la capacité d’
exercice). Trong trường hợp này các giao dịch dân sự của người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự phải do người đại diện thực hiện trừ các giao dịch phục vụ nhu cầu
sinh hoạt hằng ngày (tình trạng này có thể kéo dài không thời hạn).
Capacité de contracter : năng lực giao kết.
Capacité de tester : năng lực lập di chúc - xem Testateur.
Trong tiếng Pháp, người ta còn dùng các từ Capacité du testeur- Capacité requise
pour faire un testament- Capacité requise pour pouvoir disposer par testament.
Capacité juridique : năng lực pháp lý, năng lực pháp luật.
Năng lực pháp luật là khả năng của một chủ thể dân sự được hưởng các quyền và
chịu các nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định- xem Contenu capacité civil des
personnes physiques.
Contenu de la capacité civil des personnes physiques: nội dung năng lực pháp
luật dân sự/ năng lực pháp lý cá nhân.
Theo điều 15 BLDS 2005 nội dung này bao hàm những quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;
2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản;
3. Quyền tham gia quan hệ dân sự đồng thời có nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ
đó.
CASIER JUDICIAIRE (n)
1. Lý lịch tư pháp.
Lý lịch tư pháp là các giấy tờ ghi chép các tiền án của một đương sự nào đó.
Theo Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08 tháng 02 năm 1999
của Bộ Tư pháp và Bộ Công an, việc cấp phiếu lý lịch tư pháp thuộc thẩm quyền
của Sở Tư pháp, tỉnh thành phố trực thuộc TW. Sở Tư pháp có trách nhiệm phối

Tự điển pháp lý 27
hợp với Công an tỉnh, thành phố và trong trường hợp cần thiết với Tòa án để xác
minh lý lịch tư pháp của một người nào đó. Phiếu lý lịch tư pháp chỉ có một loại là
bản chính không được phép sao. Tùy mục đích yêu cầu cấp phiếu, Sở Tư pháp sẽ
cấp cho đương sự số lượng phiếu cần thiết. Tất cả mọi người đều có quyền yêu cầu
cấp phiếu lý lịch tư pháp để sử dụng trong những trường hợp cần thiết.
2. Nơi lưu trữ các phiếu lý lịch tư pháp.
Casier judiciaire vierge : phiếu lý lịch tư pháp không có tiền án của một người
nào đó.
CAUSALITE (n) : quan hệ nhân quả.
Quan hệ nhân quả là mối quan hệ giữa một tác động (ví dụ: lỗi) với sự kiện xảy ra
kế tiếp (ví du: thiệt hại).
CAUSE (n) : nguyên nhân.
Cause du contrat : nguyên nhân hợp đồng.
Nguyên nhân hợp đồng là lý do riêng của mỗi người và chính đó là lý do họ muốn
giao kết.
Cause de l’obligation : nguyên nhân nghĩa vụ.
Nguyên nhân nghĩa vụ là lý do khiến người giao kết phải cam kết thực hiện nghĩa
vụ của mình.
Trong mỗi loại hợp đồng nguyên nhân nghĩa vụ giống nhau trong khi nguyên nhân
của hợp đồng lại khác nhau. Ví dụ trong các hợp đồng mua bán, nguyên nhân của
nghĩa vụ giống nhau: người bán có nghĩa vụ giao vật bán, người mua có nghĩa vụ
giao tiền tương đương với giá trị vật bán đã được hai bên thỏa thuận chỉ định;
nhưng nguyên nhân của hợp đồng lại khác nhau và tùy thuộc vào từng người giao
kết: người này bán vật vì muốn có tiền tiêu, người khác là vì không muốn sử dụng
nữa; người này mua vì thấy thích, người khác mua vì có nhu cầu.
Hợp đồng sẽ vô hiệu nếu nguyên nhân của hợp đồng trái thuần phong mỹ tục, đạo
đức xã hội- xem Bonne moeur; ví dụ một hợp đồng thuê nhà sẽ bị tuyên bố vô hiệu
khi xác định nhà được thuê để sử dụng chứa gái mãi dâm hay được dùng làm kho
chứa hàng lậu.
CAUSE ÉTRANGÈRE : nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân bên ngoài là nguyên nhân có thể miễn hoặc giảm trách nhiệm bồi
thường của người gây ra tổn hại cho nạn nhân. Trong trách nhiệm dân sự có hai
nguồn nguyên nhân bên ngoài, đó là trường hợp bất khả kháng- xem Force majeure
và lỗi của nạn nhân (Faute de la victime).
CAUTION (n)
1. Sự bảo lãnh- xem Cautionement.
2. Người bảo lãnh
3. Tiền bảo lãnh.
CAUTIONNEMENT (n)
1. Tiền bảo chứng.
Tiền bảo chứng hay tiền thế chân, tiền ký quỹ là một số tiền mà người chủ thuê công đòi
hỏi ở người làm công phải ký nạp để bảo đảm sự lương thiện của người này trong thời gian
làm việc. Sự việc này thường xảy ra đối với những người làm công có liên quan đến việc
thu nhận tiền bạc.
Verser un cautionnement : chuyển số tiền bảo chứng.
2. Sự bảo lãnh.
3. Hợp đồng bảo lãnh.
Bảo lãnh là một chế định nhằm tạo điều kiện cho bên có nghĩa vụ hoặc bên trực tiếp tham
gia giao dịch dân sự hay kinh tế có thể thực hiện nghĩa vụ hay giao kết một hợp đồng với

Tự điển pháp lý 28
sự trợ giúp của người thứ ba trong khi trên thực tế họ không có tài sản để bảo đảm việc
thực hịên nghĩa vụ.

Điều 361 BLDS 2005 đã định nghĩa bảo lãnh như sau: bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là
bên bảo lãnh- Cautionneur/Caution) cam kết với bên có quyền (gọi là bên nhận bảo lãnh-
Bénéficiaire du cautionneur) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ chính (con nợ
chính- Débiteur principal, được gọi là bên được bảo lãnh- Personne cautionnée) nếu khi
đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện được toàn bộ hay một phần nghĩa vụ
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh
chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
của mình.

Như vậy, trong bảo lãnh có hai thành tố chủ yếu:


- Bên bảo lãnh có một nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo
lãnh không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
- Sự bảo lãnh của bên bảo lãnh cần được bên nhận bảo lãnh chấp thuận.

Nhiều người có thể đứng ra bảo lãnh cho một hay nhiều bên có nghĩa vụ; trong trường hợp
này họ phải chịu trách nhiệm liên đới thực hịên việc bảo lãnh trừ trường hợp có thỏa thuận
hay pháp luật có quy định bảo lãnh từng phần độc lập. Trong trường hợp đầu tiên bên có
quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số người bảo lãnh phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ;
người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ có quyền yêu cầu những người có cùng bảo lãnh khác
phải thực hiện nghĩa vụ của họ đối với mình- điều 365 BLDS 2005- xem Obligation
solidaire, Solidarité.

Cũng cần chú ý rằng theo điều 366 BLDS 2005 thì:
- Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên
được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn;
- Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo
lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ đối với bên được bảo lãnh.
Cautionnement verbal : bảo lãnh miệng
Bảo lãnh miệng là hình thức bảo lãnh thông dụng trong quan hệ làm ăn giữa cá nhân với cá
nhân. Trong cuộc sống thường nhật bảo lãnh miệng là hình thức giao kết trên chữ tín:
người bảo lãnh nhờ có uy tín cá nhân mà được người nhận bảo lãnh tin tưởng và giao kết.
Effets du cautionnement : hiệu lực của bảo lãnh.
Theo quy định tại điều 361 BLDS 2005 thời điểm phát sinh nghĩa vụ của người bảo lãnh
đối với bên có quyền phụ thuộc vào nội dung bảo lãnh, theo đó:
1. Nếu bên bảo lãnh cam kết với bên có quyền là trong trường hợp đến hạn mà bên có
nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh
phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Như vậy, thời điểm phát sinh nghĩa vụ của bên bảo lãnh
là khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ mặc dù bên có nghĩa vụ hoàn toàn có khả năng thực hiện nghĩa vụ;
2. Nếu bên bảo lãnh cam kết với bên có quyền là trong trường hợp bên có nghĩa vụ không
có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì bên bảo lãnh mới có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thay
cho bên có nghĩa vụ thì nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với bên có quyền chỉ phát sinh khi
và chỉ khi bên có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Etendue du cautionnement : phạm vi bảo lãnh.
Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo
lãnh. Về mặt nguyên tắc nghĩa vụ của bên bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền
phạt, tiền bồi thường thiệt hại trừ trường hợp có thỏa thuận khác (điều 363 BLDS 2005).
Nói chung là nghĩa vụ (nợ) của bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh là giới hạn
nghĩa vụ (nợ) của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh.

Tự điển pháp lý 29
Extinction du cautionnement : sự chấm dứt bảo lãnh.
Theo điều 371 BLDS 2005 việc bảo lãnh sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh chấm dứt vì trên thực tế nghĩa vụ bảo lãnh là
nghĩa vụ phụ thuộc hoàn toàn vào sự thực hiện của nghĩa vụ chính. Bởi vậy nghĩa vụ được
bảo lãnh (nghĩa vụ chính) chỉ được xem là chấm dứt khi nghĩa vụ chính này được thực hiện
một cách trọn vẹn.
2. Việc bảo lãnh được hủy bỏ hay được thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác.
3. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: Trong trường hợp này việc bảo lãnh chỉ
chấm dứt nếu hội đủ 2 điều kiện: nghĩa vụ được bảo lãnh phải được thực hiện một cách
trọn vẹn (toàn phần) và chính bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ này vì nếu không thì người
thực hiện nghĩa vụ sẽ thế quyền bên có quyền (chủ nợ)- tư cách bên có quyền- đòi người
bảo lãnh hay người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.
4. Theo thỏa thuận của các bên.
Mainlevée du cautionnement: hủy bỏ việc bảo lãnh.
Việc bảo lãnh có thể được hủy bỏ nếu được bên nhận bảo lãnh đồng ý trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác (điều 370 BLDS 2005).
Preuve du cautionnement : bằng chứng bảo lãnh.
Việc bảo lãnh không thể được suy đoán mà phải được thực hiện thành văn bản, có thể lập
thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính giữa bên có nghĩa vụ (người được bảo
lãnh) và bên có quyền (người nhận bảo lãnh) với sự xác nhận của bên bảo lãnh. Trong
trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng
thực (điều 362 BLDS 2005).
CAUTIONNER (v) : bảo lãnh.
Cautionner un débiteur : bảo lãnh cho bên có nghĩa vụ (con nợ).
CÉDANT (n) : người chuyển nhượng.
CÉDER (v) : chuyển nhượng (một quyền, một tài sản, một trái quyền).
Céder un fonds de commerce : chuyển nhượng cửa hàng thương mại.
CÉLIBAT (n) : sự độc thân, tình trạng độc thân, cuộc sống độc thân.
Đây là tình trạng một người không bị ràng buộc bởi hôn thú với một người khác.
CÉLIBATAIRE : người độc thân.
CERTIFICAT DE VIE : chứng chỉ còn sống.
Chứng chỉ này thượng được sử dụng đối với các vụ án chia di sản khi một bên tranh tụng
không thể tự mình đứng ra nạp đơn tại Tòa án hay tại một cơ quan hành chính nhằm yêu
cầu giải quyết một vấn đề gì (ví dụ thông qua người đại diện, Luật sư) vì lý do ở xa (ngoài
nước).
CESSATION (n) : chấm dứt.
Cessation des paiements : chấm dứt việc chi trả.
CESSIBILITÉ : khả năng chuyển nhượng
Cessibilité d’un droit : khả năng chuyển nhượng một quyền.
CESSIBLE (adj) : có thể chuyển nhượng.
CESSION (n) : việc chuyển nhượng (một quyền- giữa những người còn
sống với nhau).
Trên nguyên tắc những quyền liên quan đến gia sản (Droits patrimoniaux) của một người
đều có thể được chuyển nhượng cho người khác dưới các hình thức mua bán, trao đổi hay
tặng cho. Tuy nhiên nguyên tắc này không có tính tuyệt đối. Một vài quyền lợi dù nằm
trong gia sản lại không thể chuyển nhượng vì nó gắn chặt với nhân thân của người hưởng
dụng. Ví dụ quyền được lãnh hưu bổng của một viên chức về hưu.
Cession de clientèle : chuyển nhượng khách hàng- xem Clientèle.
Cession de créances : chuyển giao yêu cầu, chuyển nhượng yêu cầu, trái quyền-
xem Créance/Cession de créance.
Cession de dettes : chuyển giao, chuyển nhượng nghĩa vụ- xem Dette/ Cession
de dettes.

Tự điển pháp lý 30
Cession de droits successifs : chuyển nhượng quyền thừa kế.
Chuyển nhượng quyền thừa kế là thỏa thuận của một thừa kế chuyển nhượng phần tài sản
thừa kế của mình cho một người khác.
Cession de fonds de commerce : chuyển nhượng cửa hàng thương mại.
Tài sản chuyển nhượng bao gồm tài sản hữu hình như hàng hóa, thiết bị...lẫn tài sản vô
hình như thương hiệu, lượng khách hàng, quyền tiếp tục thuê nhà- nếu có.
Cession de terrain contre locaux futurs : chuyển nhượng đất đai đổi lấy một công trình.
Chuyển nhượng đất đai để đổi lấy một công trình là hợp đồng theo đó bên có quyền sử
dụng đất chuyển nhượng một phần đất cho một người- thường là một công ty- và người
này cam kết sẽ xây dựng và sau đó chuyển giao cho bên có quyền sử dụng đất một hay
nhiều công trình nhằm chi trả một phần hay toàn phần giá trị quyền sử dụng đất đã được
chuyển nhượng.
CESSIONNAIRE (n) : người nhận chuyển nhượng, người thế quyền.
CHIROGRAPHAIRE (adj) : không có tài sản bảo đảm, không có vật thế nợ- xem
Créancier/ Créancier chirographaire.
CHOSE (n) : đồ vật, của cải.
Đây là những tài sản trên đó một chủ thể có thể hành sử những quyền đối vật.
Chose abandonnée : vật bị bỏ rơi, vật vô chủ.
Vật vô chủ là vật không thuộc quyền sở hữu của ai do người chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở
hữu của mình hay là vật không thể xác định ai là người chủ sở hữu - xem Bien/ Biens
vacants.
Chose appropriable : vật có thể bị chiếm hữu.
Chose non appropribale : vật không thể bị chiếm hữu.
Trên nguyên tắc mọi vật có thể là đối tượng của sự chiếm hữu để được xác lập quyền sở
hữu ngoại trù những tài sản thuộc công sản- xem Bien/ Biens dominaux.
Chose accessoire : vật phụ.
Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ
phận của vật chính nhưng có thể tách rời vật chính. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật
chính thì phải chuyển giao cả vật phụ trừ trường hợp có thỏa thuận khác (điều 176 khoản 2
BLDS 2005).
Chose commune :vật chung (không thể chiếm hữu).
Vật chung (như không khí,nước trên sông ngòi, biển cả) là loại vật không thuộc quyền sở
hữu của bất cứ thể nhân, pháp nhân nào. Đặc tính cơ bản của vật chung là không có ai
được thủ đắc dưới bất kỳ phương thức nào.
Chose complexe :vật đồng bộ.
Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành
chính thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận, hoặc có phần hoặc bộ phận không
đúng quy cách, chủng loại thì vật không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị
giảm sút không những về giá trị sử dụng mà còn giảm sút về giá trị nghệ thuật. Vì tính chất
này nên mỗi khi chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các
bộ phận hợp thành ngoại trừ có thỏa thuận khác (điều 180 BLDS 2005).
Chose consomptible : vật bị tiêu hao.
Vật bị tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chẩt,
hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu- ví dụ thức ăn, xăng dầu. Vật bị tiêu hao không thể
là đối tượng của hợp đồng cho thuê, cho mượn (điều 178 khoản 1 BLDS 2005).
Chose non consomptible : vật không bị tiêu hao.
Vật không bị tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính
chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu (điều 178 khoản 2 BLDS 2005)- ví dụ một
căn nhà, một chiếc xe ôtô.
Chose corporele : vật hữu hình.
Chose de genre : vật cùng chủng loại.

Tự điển pháp lý 31
Vật cùng chủng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác
định được bằng những đơn vị đo lường, ví dụ rượu cùng loại, gạo cùng loại. Vật cùng loại
có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau (điều 179 khoản 1 BLDS 2005). Những vật
này thường lấy định lượng làm chính trong quá trình trao đổi (mua bán hay ký gửi).
Chose divisible : vật chia được.
Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban
đầu (điều 177 khoản 1 BLDS 2005)- ví dụ gạo, xăng dầu...
Chose hors de commerce :vật không thể buôn bán, vật ngoài luồng lưu thông.
Vật ngoài luồng lưu thông là vật không thể trở thành đối tượng cho các hành vi trao đổi
mua bán, ví dụ các bộ phận của cơ thể con người- xem Aliénabilité.
Chose fongible : vật cùng chủng loại- xem Chose/ Chose de genre.
Chose non fongible : vật khác chủng loại, vật đặc định.
Vật khác chủng loại là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về
ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao
vật đặc định thì phải giao đúng vật đó (điều 179 khoản 2 BLDS 2005).
Sự phân biệt vật cùng chủng loại và vật khác chủng loại chỉ có giá trị tại thời điểm xác
định quan hệ giao dịch; điều này có nghĩa là trong quá trình lưu thông một vật cùng chủng
loại có thể trở thành vật khác chủng loại. Ví dụ các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất hàng
loạt và được trưng bày bán tại cửa hàng là các sản phẩm cùng chủng loại, người bán có thể
giao cho người mua bất cứ sản phẩm nào trong cửa hàng ngoại trừ trường hợp người mua
chỉ định rõ một sản phẩm nào đó. Nếu sản phẩm này được người mua bán lại cho một
người khác thì sản phẩm đó trở thành sản phẩm đặc định.
Chose frugifère : vật có thể sinh ra hoa lợi trong quá trình khai thác (cây cối).
Chose non frugifère : vật không sinh ra hoa lợi.
Chose incorporel : vật vô hình.
Chose indivise/Chose en copropriété : vật còn để chung chưa chia- xem Indivision.
Chose indivisible : vật không chia được.
Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính
năng sử dụng ban đầu, ví dụ như một chiếc xe. Khi cần phân chia vật không phân chia
được thì phải quy ra giá trị thành tiền để chia (điều 177 khoản 2 BLDS 2005).
Chose principale : vật chính.
Vật chính là vật độc lập có thể khai thác công dụng theo tính năng (điều 176 khoản 1
BLDS 2005).
Chose sans maitre : vật vô chủ - xem Bien/ Biens vacants.
Chose vacant : vật vô chủ - xem Bien/ Biens vacants.
CIVIL (adj) : thuộc về dân sự.
Acte civil : giao dịch dân sự, quan hệ dân sự- xem Acte/ Acte civil.
Droit civil : luật dân sự, ngành luật dân sự- xem Droit/ Droit civil.
Droits civils : các quyền về dân sự- xem Droit/ Droits civils.
CLANDESTIN (adj) : bí mật, ẩn dấu, không có tính công khai.
Possession clandestine : chiếm hũư không có tính công khai- xem Possession.
CLANDESTINITÉ (n) : tình trạng bí mật, ẩn dấu, không có tính công khai (của một
văn bản nào hay của một sự chiếm hữu tài sản).
CLAUSE (n) : điều khoản (có tính đặc biệt trong một văn bản pháp lý).
Clause abrogatoire : điều khoản tiêu hủy, điều khoản bãi bỏ.
Điều khoản này dùng để chỉ rõ việc bãi bỏ một văn bản pháp luật đã được ban hành trước
đó và đang còn hiệu lực thi hành- xem Abrogation.
Clause abusive : điều khoản lạm quyền.
Điều khỏan này thường có trong các hợp đồng gia nhập- xem Contrat/ Contrat d’adhésion
hay trong các hợp đồng mà một bên có thế mạnh về kinh tế. Khi xét các tranh chấp trong
việc thực hiện hợp đồng nhất là trường hợp cần giải thích một điều khoản các thẩm phán
thường xét đến các điều khoản loại này.

Tự điển pháp lý 32
Clause attributive de compétence : điều khoản (trong hợp đồng) xác định tòa án nào có
thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp (trong trường hợp vụ tranh chấp có thể được kiện ở
nhiều tòa án khác nhau, ví dụ tại nơi gây thiệt hai, tại nơi ở của bị đơn).
Clause commissoire : điều khoản hủy bỏ, điều khoản bãi bỏ, tiêu hủy.
Đây là loại điều khoản theo đó hai bên thỏa thuận hợp đồng sẽ bị bãi bỏ nếu một bên
không thực hiện nghĩa vụ của mình- xem Clause/ Clause de résiliation.
Clause compromissoire : điều khoản trọng tài.
Điều khoản trọng tài là điều khoản ấn định cơ quan trọng tài phân xử nếu có tranh chấp và
được hai bên đồng thuận ghi trong hợp đồng.
Clause de célibataire : điều khoản độc thân (trong một hợp đồng lao động).
Có những trường hợp vì tính đặc thù của một nghề nghiệp, người sử dụng lao động chỉ
tuyển dụng những người độc thân và hợp đồng lao động có ghi người sử dụng lao động có
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động lập gia đình. Luật
HN-GĐ 2000 tuy không có điều khoản nào nêu những trường hợp hạn chế kết hôn do ý
chí nhưng nếu “lý do nghề nghiệp có tính đặc thù của nó” thực sự phản ánh lợi ích của
nghề nghiệp chuyên ngành và không trái với pháp luật thì cũng khó xem điều khoản đó
không có giá trị.
Theo án lệ Pháp một điều khoản tương tự như vậy chỉ hợp pháp nếu nó gắn liền một cách
chặt chẽ với công việc mà người lao động đảm nhận.
Clause d’exclussion : điều khoản loại trừ.
Điều khoản loại trừ là điều khoản chỉ rõ văn bản thỏa thuận sẽ không có hiệu lực trong một
số trường hợp luật định. Ví dụ bên thụ hưởng một quyền đã không biểu lộ ý chí tiếp nhận
trong một thời hạn nhất định nào đó đã được bên giao thông báo. Loại điều khoản này
thường có trong các hợp đồng song vụ có tính vô thường.
Clause de juridiction : điều khoản tài phán.
Điều khoản tài phán là điều khoản ghi rõ khi có tranh chấp các bên giao kết thỏa thuận sẽ
đưa ra trước Tòa án phân xử.
Clause de non-concurence : điều khoản không được cạnh tranh, cấm cạnh tranh.
Điều khoản này nhằm ngăn cấm một bên giao kết hành một nghề tương tự tại một địa điểm
nào đó trong một thời gian nhất định. Tại các nước phương tây, người ta thường gặp điều
khoản này trong các hợp đồng chuyển nhượng một cửa hàng thương mãi hay hợp đồng lao
động.
Clause de non-responsabilité: điều khoản miễn trách nhiệm (trong một hợp đồng)- xem
Responsabilité.
Thực chất đây chỉ là những điều khoản giảm bớt hoặc giới hạn phạm vi trách nhiệm của
một hay các bên giao kết- xem Clause/ Clause limitative de responssabilité- vì trong một
hợp đồng song vụ nếu một bên giao kết được miễn trách nhiệm nghĩa vụ thì hợp đồng trở
thành vô hiệu vì nghĩa vụ của bên kia sẽ không có đối tượng- xem Cause/ Cause de
l’obligation. Vì vậy một điều khoản của hợp đồng chuyên chở miễn trách nhiệm của nhà
chuyên chở đối với sự an toàn của hành khách sẽ trở thành vô hiệu.
Trong thực tế những điều khoản miễn trách nhiệm thông thường chỉ đề cập đến những
nghĩa vụ đi kèm; ví dụ người bán không chịu trách nhiệm về những ẩn tì của vật bán; chủ
khách sạn không chịu trách nhiệm về những thất thoát đồ vật có giá trị lớn mà khách hàng
không ký gửi.
Clause de réserve de propriété : điều khoản bảo lưu quyền sở hữu.
Điều khoản bảo lưu quyền sở hữu là điều khoản có tính ngoại lệ về việc chuyển giao quyền
sở hữu trong một hợp đồng mua bán theo đó bên bán vẫn giữ quyền sở hữu của mình đối
với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền ngoại trừ trường hợp có thỏa thuận khác (điều
461 BLDS 2005). Điều khoản này được nhiều tác giả đồng hóa như một biện pháp kích
cầu đồng thời bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ (thanh tóan tiền) của người mua và thường
được áp dụng trong một nền kinh tế mà sức mua của người tiêu dùng kém- xem Vente à
tempérament.

Tự điển pháp lý 33
Clause de reïsiliation : điều khoản hủy bỏ.
Điều khoản hủy bỏ là điều khoản được ghi theo đó hợp đồng sẽ bị hủy bỏ nếu một bên
không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.
Trong một hợp đồng song vụ thông thường nếu một bên không chịu thực hiện nghĩa vụ đã
cam kết thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án cho tiêu hủy hợp đồng sau khi đã đốc thúc
bên kia thực hiện- xem Demeure. Khi hợp đồng có điều khoản hủy bỏ nếu một bên không
thực hiện nghĩa vụ hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết và không chịu hủy bỏ
hợp đồng như đã thỏa thuận thì Tòa án sẽ can thiệp. Nhưng trong trường hợp này Tòa chỉ
xem xét duy nhất một vấn đề là có việc không thực hiện nghĩa vụ hay thực hiện không
đúng nghĩa vụ đã cam kết hay không và nếu đã xác định như vậy thì phải chấp nhận sự hủy
bỏ đương nhiên như hai bên đã thỏa thuận khi giao kết. Tòa không có quyền phán quyết
không cho hủy bỏ hay cho một bên hưởng một thời hạn ân huệ để thực hiện như trong các
hợp đồng thông thường.
Claude de style : điều khỏan mẫu.
Điều khoản mẫu là điều khoản thường bắt gặp tại các hợp đồng cùng loại. Ví dụ trong các
hợp đồng thuê nhà ở, nghĩa vụ và quyền hạn của các bên thường được trích dẫn gần như là
nguyên văn các quy định của Bộ luật dân sự nhằm tránh các tranh chấp về sau.
Claude exécutoire : điều khoản chấp hành.
Điều khỏan chấp hành là điều khoản chỉ rõ những thể thức thực hiện một văn bản thỏa
thuận nào đó.
Claude limitative de responsabilité : điều khoản giới hạn trách nhiệm của một bên giao
kết - xem Clause/ Clause de non-responsabilité, Responsabilité.
Claude pénal : điều khỏan dự phạt.
Điều khoản dự phạt là điều khoản được ghi trong hợp đồng theo đó nếu một bên không
chịu thực hiện hợp đồng sẽ phải hoàn trả cho bên kia một số tiền - xem Pénalité.
CLIENT (n) : khách hàng.
CLIENTÈLE (n) : các khách hàng (của một thương gia, một người làm nghề
tự do: bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư...).
Nếu sự chuyển nhượng một khách hàng bị cấm trong các giao dịch dân sự thì sự chuyển
nhượng thành tố khách hàng (tài sản vô hình) lại được cho phép. Ví dụ các khách hàng của
một cửa hiệu được xem là một thành tố- chính xác là phần tài sản vô hình- và được tính
bằng tiền nếu cửa hiệu này được chuyển nhượng cho một người khác.
CODE (n) : bộ luật.
Đây là toàn bộ các quy định trong một ngành luật chuyên biệt và được hệ thống hóa.
Code civil : bộ luật dân sự.
Code de nationaliteï : bộ luật quốc tịch.
Code des assurances : bộ luật bảo hiểm.
Code de la construction et d’habitation : bộ luật xây dựng và nhà ở.
CODICILLE (n) : tờ bổ sung di chúc- xem Avenant, Testament.
Tờ bổ sung di chúc là văn bản được lập sau nhằm điều chỉnh một vài điều đã được lập tại
một di chúc đã có trước đó. Đây là hệ quả tất yếu của quyền tự do lập chúc: sự bày tỏ ý chí
sau cùng của người lập chúc. Giải pháp này được chấp nhận tại điều 662 khoản 1 BLDS
2005 theo đó “người lập chúc có thể sửa đổi, bổ sung...di chúc vào bất cứ lúc nào”. Trong
trường hợp này thì di chúc đã lập và phần bổ sung đều có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu
phần di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp
luật. Cũng như mọi văn bản khác, tờ bổ sung di chúc cần ghi ngày lập.
CODIFICATION(n) : sự điển chế pháp luật.
Sự điển chế pháp luật là sự sắp xếp, hệ thống hóa các quy định chuyên ngành thành một bộ
luật.
CODIFIER (v) : điển chế pháp luật.
COGESTION (n) : đồng quản lý (đối với các tài sản chung)- xem Communauté
- Indivision.

Tự điển pháp lý 34
COHABITATION (n) : sự, tình trạng sống chung.
COHÉRITER (v) : đồng thừa kế, cùng thừa kế.
COHÉRITIER (n) : người đồng thừa kế, người cùng thừa kế.
COLLATÉRAL (n) : thân thích bàng hệ.
COLLOCATION (n) : sự xếp hạng theo thứ tự các bên có quyền (chủ nợ) trong
trong việc yêu cầu bên có nghĩa vụ (con nợ) thực hiện nghĩa vụ (thanh tóan nợ) của mình;
thứ tự thực hiện nghĩa vụ (thanh tóan nợ) của bên có nghĩa vụ (con nợ) cho các bên có
quyền (chủ nợ).
COMMANDEMENT À PAYER (n): giấy, lệnh thúc người có nghĩa vụ thi hành nghĩa vụ
(thúc nợ, đòi nợ).
COMMETTANT (n) : người ủy nhiệm, người ủy phái.
COMMETTRE (v) : ủy nhiệm, ủy phái.
COMMISSION (n)
1. Sự ủy nhiệm, sự ủy thác,sự giao cho.
Ủy nhiệm là sự việc bên có quyền (người ủy nhiệm) ủy quyền cho một người (được gọi là
người được ủy nhiệm hay người thụ ủy- Personne commise) thực hiện một công việc đã
được xác định. Khác với ủy quyền, giữa người ủy nhiệm và người được ủy nhiệm có một
quan hệ liên quan đến công việc.
2. Tiền hoa hồng (trong Luật thương mại).
COMMISSIONNAIRE (n) : người môi giới (trong Luật Thương mại).
Điều 150 Luật thương mại 2005 đã định nghĩa người môi giới thương mại như sau “Người
môi giới thương mại là thương nhân làm trung gian cho các bên mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ thương mại (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và được hưởng thù lao theo hợp đồng
môi giới.
COMMUNAUTÉ CONJUGALE /COMMUNAUTÉ ENTRE LES ÉPOUX: cộng đồng
tài sản của vợ chồng (trong thời kỳ hôn nhân).
Tài sản của vợ chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng- xem Bien/ Biens communes
entre époux- Biens propres entre époux.
Dissolution de la communauté conjugale: chấm dứt (chế độ) cộng đồng tài sản.
Công đồng tài sản (trong thời kỳ hôn nhân) chỉ chấm dứt khi:
- Một trong hai vợ chồng chết;
- Có quyết định của Tòa tuyên bố một trong hai người chết;
- Ly hôn;
- Có quyết định phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân- xem Séparation de biens.
- Khi có sự thay đổi chế độ hôn sản (theo luật của Pháp).
COMMUNAUTÉ CONTRACTUELLE (n): cộng đồng tài sản do giao kết.
COMMUNAUTÉ DES MEUBLES ET ACQUITS : cộng đồng động sản và tạo sản (chế
độ).
Cộng đồng động sản và tạo sản là khối cộng đồng chỉ bao gồm các động sản của hai vợ
chồng và của cải do hai vợ chồng tạo mãi được trong thời gian hôn nhân.
COMMUNAUTÉ LÉGALE (n): cộng đồng tài sản do luật định (chế độ).
Đây là chế độ cộng đồng tài sản trong thời kỳ hôn nhân do luật quy định. Khác với Luật
Việt Nam chỉ thừa nhận một chế độ hôn sản pháp định (Régime matrimonial légal), Bộ
Luật dân sự Pháp thừa nhận cho hai vợ chồng có quyền lựa chọn một chế độ hôn sản khác
theo ý muốn của hai bên thông qua việc tạo lập một hôn khế (Contrat de mariage); người
ta gọi là chế độ hôn sản ước định (Régime matrimoniale contractuelle).
COMMUNAUTÉ UNIVERSELLE : cộng đồng toàn sản (chế độ)..
Cộng đồng toàn sản là khối cộng đồng bao gồm tất cả của cải không phân biệt động sản
hay bất động sản, cũng không phân biệt ngày tháng tạo mãi hay thủ đắc các tài sản này.
COMMUNAUTÉ RÉDUITE AUX ACQUITS : cộng đồng tạo sản.

Tự điển pháp lý 35
Cộng đồng tạo sản là khối cộng đồng chỉ hạn chế vào các tài sản do vợ chồng tạo lập trong
thời kỳ hôn nhân- xem Bien/ Biens communes.
COMMUNAUTÉ SUCCESSORAL (n): cộng đồng (tài sản) có được do thừa kế.
COMMODANT (n) : người cho mượn đồ (từ cũ).
COMMODAT (n) : mượn đồ dùng (từ cũ)- xem Prêt.
COMMODATAIRE (n) : người mượn đồ (từ cũ).
COMOURANT (n) : người chết cùng một thời điểm hoặc được xem là chết trong
cùng một thời điểm với những người khác (thông thường chết trong cùng một trường
hợp/tai nạn).
Việc xác định những người chết cùng một thời điểm hoặc được xem chết trong cùng một
thời điểm với người khác rất quan trọng trong việc phân chia di sản nếu họ là những bên
có quyền thừa kế lẫn nhau. Trong trường hợp này theo điều 641 BLDS 2005 thì “họ không
được thừa kế di sản của nhau và di sản mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng”.
Giải pháp này được ghi nhận cả thừa kế theo pháp luật lẫn thừa kế theo di chúc vì tại điều
667 khoản 2 BLDS 2005 đã ghi “di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong
trường hợp người thừa kế theo di chúc chết cùng một thời điểm với người lập di chúc”.

Tuy nhiên đối chiếu với BLDS 1995, BLDS 2005 đã mở ra một ngoại lệ của nguyên tắc
trên đối với thừa kế thế vị. Điều 647 có nói “Trong trường hợp con của người để lại di sản
chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di
sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc
cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc
mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
COMPAGNE (n) : người bạn gái, vợ (trong cuộc sống chung không hôn thú).
Án lệ của Pháp từ xưa đã chấp nhận người này có thể viện dẫn điều 1382 Bộ Dân luật để
yêu cầu đòi bồi thường những thiệt hại do người thứ ba gây ra đối với cái chết của người
chồng (không hôn thú).
COMPENSATION (n) : sự bù trừ (nghĩa vụ).
Bù trừ nghĩa vụ là một trong các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự đã được quy định tại
điều 374 BLDS 2005. Theo các điều 380 và 381 BLDS 2005 nghĩa vụ sẽ được chấm dứt
do sự bù trừ nếu các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau thì khi cùng
đến hạn họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau. Khi đó nghĩa vụ được xem như
chấm dứt ngoại trừ các trường hợp pháp luật quy định nghĩa vụ khong được bù trừ như
sau:
- Nghĩa vụ đang có tranh chấp;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín;
- Nghĩa vụ cấp dưỡng
- Các nghĩa vụ khác do pháp luật quy định.

Sự bù trừ nghĩa vụ chỉ được thực hiện khi hội đủ một số điều kiện sau:
- Có tính hổ tương giữa hai bên (mỗi bên vừa là bên có quyền, vừa là bên có nghĩa vụ đối
với bên kia);
- Các nghĩa vụ mà mỗi bên đảm nhận phải là nghĩa vụ có tính chắc chắn không phụ thuộc
bất cứ điều kiện nào; phải được xác định rõ rệt (về giá trị); phải đến thời điểm thực hiện
nghĩa vụ (khi thực hiện sự bù trừ).

Khi hai bên thực hiện bù trừ nếu giá trị của tài sản hoặc công việc không tương đương với
nhau thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch. Cũng cần ghi nhận rằng
những vật được định giá thành tiền cũng có thể “bù trừ với nghĩa vụ trả tiền- điều 380
BLDS 2005).
COMPLAINTE (n) : sự khiếu nại liên quan đến quyền chiếm hữu bị xâm phạm.
Đây là quyền của người đang chiếm hữu yên ổn một vật gì bị người khác gây ra sự bất ổn

Tự điển pháp lý 36
yêu cầu chấm dứt sự bất ổn đó. Ví dụ một người đang chiếm hữu một thửa đất thì người
khác đến xây dựng một công trình trên đám đất đó.
Điều 259, 260 BLDS 2005 quy định: khi thực hiện quyền chiếm hữu của mình, người chủ
sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp
luật phải chấm dứt hành vi đó; nếu không có sự chấm dứt tự nguyện thì không những có
quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người đó chấm dứt
hành vi vi phạm mà còn có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu
bồi thường thiệt hại.
Cũng cần lưu ý theo điều 261 BLDS 2005 các quyền được nêu trên cũng được thừa nhận
cho người không phải là chủ sở hữu nhưng chiếm hữu tài sản trên cơ sở quyền sử dụng đất,
quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề hoặc theo căn cứ khác do pháp luật quy định
hoặc theo thỏa thuận.
CONCEPTION (n) : sự thụ thai.
La date de la conception : ngày thụ thai- xem Grossesse.
Xác định ngày thụ thai là một vấn đề rất quan trọng trong việc suy đoán nhằm xác định ai
là cha của một người hay khi có sự tranh chấp về quan hệ cha con- xem Confusion/
Confusion de paternité.
Période légale de conception : thời gian (giai đoạn) luật định của sự thụ thai- xem
Confusion/ Confusion de paternité.
CONCLURE (v) : giao kết, ký kết.
Conlure un contrat : ký một hợp đồng.
CONCORDAT (n) : thỏa thuận cách thanh toán, xử lý nợ giữa bên có quyền
(chủ nợ) và bên có nghĩa vụ (con nợ).
Từ này được dùng để chỉ trường hợp bên có quyền (chủ nợ) và bên có nghĩa vụ (con nợ)
thỏa thuận về kỳ hạn thanh tóan từng phần món nợ (đối với các nhà buôn vỡ nợ). Kể từ
năm 1985, luật của Pháp không sử dụng từ này mà dùng cụm từ “ Plan de redressement de
l’entreprise”.
CONCUBINAGE (n) : tình trạng sống chung không hôn thú, việc ăn ở không cưới
xin theo quy định của luật pháp (các từ tương đương Union de fait/ Union libre).
Ngày nay người Pháp dùng từ Concubinage với một nghĩa rộng hơn trong đó bao gồm
những người cùng giới tính sống chung với nhau.
Khái niệm hôn nhân thực tế: Hôn nhân thực tế là tình trạng sống chung giữa hai người
khác phái như vợ chồng nhưng không lập hôn thú. Để có thể công nhận hôn nhân thực tế
(chỉ công nhận những trường hợp sống chung với nhau trước ngày ban hành Luật Gia đình
và Hôn nhân 1987) cần hội đủ các điều kiện sau:
- Hai bên hội đủ các điều kiện để kết hôn;
- Hai bên đã chung sống công khai và thực sự coi nhau như vợ chồng;
- Cuộc sống chung này phải có tính ổn định lâu dài, không phải là cuộc sống có tính tạm
bợ;
- Hai bên được mọi người thừa nhận và đối xử họ như là vợ chồng.
CONCUBIN, E (n) : người sống với người khác như là vợ chồng.
CONCUBINAIRE (adj) : ăn ở với nhau không lập giá thú.
CONDITION (n) : điều kiện (sẽ xảy ra trong một hợp đồng).
Trong loại hợp đồng may rủi (hợp đồng đi lèm một điều kiện sẽ xảy ra trong tương lai) hợp
đồng chỉ thực hiện khi điều kiện này xảy ra. Trong ngôn ngữ pháp lý người ta gọi điều kiện
này là điều kiện treo (Condition suspensive).
Trong các hợp đồng thuộc loại này nổi bật nhất là hợp đồng bảo hiểm với sự kiện bảo hiểm
hay còn gọi là rủi ro được bảo hiểm. Đây là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc
pháp luật quy định và khi sự kiện đó xảy ra thì bên bảo hiểm phải trả tiền cho bên được
bảo hiểm hay cho người được thụ hưởng- xem Assurance.

Tự điển pháp lý 37
Điều kiện trong các hợp đồng cũng được các bên đặt ra trong các giao dịch dân sự bình
thường khác. Ví dụ một người có thể trao tặng một tài sản cho một người khác nếu người
này kết hôn. Trong trường hợp này, điều kiện kết hôn trở thành điều kiện bó buộc cho việc
trao tặng. Nhưng trong một di chúc hay trong một văn bản tặng cho nếu người tặng cho
buộc người được di tặng hay người được tặng cho phải ly hôn thì các văn bản trên sẽ vô
hiệu vì nội dung phạm điều luật cấm.
Điều kiện cũng được nêu lên trong các hợp đồng thuê mướn; ví dụ người thuê không thanh
toán tiền thuê trong một thời hạn nào đó người cho thuê có thể đơn phương hủy hợp đồng-
trong ngôn ngữ pháp lý người ta gọi là điều kiện làm hủy bỏ/ chấm dứt (Condition
résolutoire) hợp đồng thuê mướn. Tuy nhiên để tránh lạm dụng của bên giao kết có điều
kiện ưu thế các Tòa án Pháp thường dành cho thẩm phán xử về nội dung thẩm định thời
hạn ngưng chi trả này để xem xét tính hiệu lực của điều khoản liên quan.
Condition potestatif: : điều kiện tùy thuộc vào một bên.
Luật hợp đồng bị chi phối bởi nguyên tắc bình đẳng của các bên giao kết. Trong các hợp
đồng đơn vụ, ta thấy nguyên tắc này thường không thể hiện vì tùy thuộc vào một bên; ví dụ
trong hợp đồng cho tặng, nghĩa vụ giao vật nảy sinh từ người cho mà không phụ thuộc vào
một nghĩa vụ tương ứng của người nhận vật.
CONFIRMATION (n) : xác nhận.
Xác nhận là hành vi pháp lý của một hay nhiều bên giao kết nhằm làm hữu hiệu một hợp
đồng vô hiệu.
BLDS 2005 không có điều khoản nào nói rõ đến vấn đề này nhưng tại điều 145 khi nói về
hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu do người không có thẩm quyền đại diện xác lập, thực
hiện có ghi “giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập, thực hiện
không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ với người được đại diện trừ trường hợp người được
đại diện đồng ý”. Cụm từ “trừ trường hợp người được đại diện đồng ý” hàm ý một sự xác
nhận về sau tư cách đại diện mà truớc đó người đại diện không có và khiến cho giao dịch
dân sự từ vô hiệu trở nên hữu hiệu”.
Khi hướng dẫn áp dụng điều 154 BLDS 1995 (nay là điều 145 BLDS 2005), Nghị quyết số
04/2003/NQ-HĐTP ngày 27-5-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao
cũng đã mặc nhiên thừa nhận “tinh thần của hành vi xác nhận” như học lý đã đưa ra. Tại
điểm 2 phần I của Nghị quyết nói trên đã ghi:
“...Hợp đồng kinh tế không bị coi là vô hiệu toàn bộ, nếu người ký kết hợp đồng không
đúng thẩm quyền nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, người mà theo quy
định của pháp luật có thẩm quyền ký kết hợp đồng kinh tế đó chấp thuận”
CONFLIT (n) : tranh chấp, xung đột, phân tranh.
Conflit de filiation : tranh chấp/xung đột về quan hệ máu mủ, về tử hệ.
CONFRÈRE (n) : bạn đồng sự (được dùng đối với các thành viên trong một tổ
chức nghề nghiệp tự do như Luật sư, Bác sĩ, Kiến trúc sư...)
CONFUSION (n) : sự hòa nhập (nghĩa vụ và quyền).
Sự hòa nhập giữa quyền và nghĩa vụ là một trong các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự
theo điều 374 BLDS 2005. Đây là phương thúc loại trừ một nghĩa vụ kết quả từ sự việc
một người vừa là bên có nghĩa vụ vừa là bên có quyền. Ví dụ A là bên có nghĩa vụ với B,
sau đó A trở thành thừa kế duy nhất của B; A là người thuê nhà của B trở thành là chủ sở
hữu do một hợp đồng tặng cho. Điều 382 BLDS 2005 quy định “Khi bên có nghĩa vụ lại
trở thành bên có quyền đối với chính nghĩa vụ đó thì nghĩa vụ dân sự chấm dứt”.
Confusion de part (n) : sự không rõ con của ai.
Confusion de paternité (n) : sự không rõ quan hệ cha con, không rõ phụ hệ.
Đây là trường hợp một đứa trẻ sinh ra trong khoản 300 ngày kể từ ngày chấm dứt hôn nhân
nhưng người đàn bà đã tái giá. Theo luật của Pháp về nguyên tắc người đàn bà ly hôn chỉ
có thể tái giá sau 300 ngày kể từ ngày chấm dứt hôn nhân- xem Viduité. Tuy nhiên thời
điểm này có thể được tính bắt đầu từ ngày người đàn bà có quyết định của Tòa án cho ở
riêng trong quá trình giải quyết ly hôn hoặc hoặc kỳ hạn này sẽ chấm dứt nếu ngươì đàn bà

Tự điển pháp lý 38
sinh hạ một đứa trẻ sau khi chấm dứt hôn nhân, hoặc có một giấy chứng nhận của Bác sĩ
cho rằng người đàn bà không ở trong tình trạng có thai.
CONGÉ (n) : sự ngưng, chấm dứt thôi cho thuê; sự ngưng, chấm dứt thôi
thuê.
Đây là hành vi của một bên trong một hợp đồng thuê biểu lộ ý chí thôi cho thuê hoặc thôi
thuê nhằm chấm dứt hợp thuê.
Donner congé à un locataire: thôi không cho người thuê nữa.
CONJOINT (n, adj)
1. Người hôn phối, người phối ngẫu.
Conjoint survivant : người hôn phối còn sống (sau khi người hôn phối kia chết).
2. Cùng chung .
Créanciers conjoints : các bên có quyền chung (chủ nợ chung) với một hoặc nhiều
bên có nghĩa vụ (con nợ)- xem Créancier.
Débiteurs conjoints : các bên có nghĩa vụ chung (con nợ chung) với một hoặc
nhiều bên có quyền (chủ nợ)- xem Débiteur.
CONSANGUINS (n) : anh chị em cùng cha khác mẹ.
CONSENTEMENT(n) : sự ưng thuận, sự thỏa thuận, sự đồng thuận.
Ưng thuận là thành tố cơ bản cho sự hình thành của bất cứ hợp đồng nào. Sự ưng thuận có
thể là mặc nhiên hoặc được biểu lộ một cách rõ ràng- xem Acceptation, Contrat.
CONSILIUM FRAUDIS (la tinh): ý định gian trá của bên có nghĩa vụ nhằm gây thiệt hại
cho bên có quyền; ví dụ người có nghĩa vụ (con nợ) tẩu tán tài sản để tránh sự sai áp kê
biên của bên có quyền (chủ nợ) nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận hay nghĩa
vụ luật định.
CONSOMMATION (n) : sự tiêu dùng.
CONSOMMATEUR (n) : người tiêu dùng.
Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh
hoạt cá nhân, gia đình và tổ chức. Người tiêu dùng có quyền:
- Tự do chọn lựa hàng hóa dịch vụ theo đúng yêu cầu và sở thích của mình;
- Được cung cấp các thông tin trung thực về chất lượng, giá cả, phương pháp sử dụng
hàng hóa, dịch vụ;
- Được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe và môi trường khi sử dụng hàng hóa, dịch
vụ;
- Được hướng dẫn những thông tin cần thiết về tiêu dùng;
- Được bồi hoàn, bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chẩun, chất
lượng, số lượng, giá cả đã công bố hoặc được xác định trong hợp đồng đã giao kết;
- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với việc sản xuất, kinh
doanh hàng cấm, hàng giả, hàng hóa dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng
và việc thông tin, quảng cáo sai sự thật- xem Vente.
CONTRACTER (v) :
1. Giao kết.
2. Gánh chịu một cái gì.
Contracter des dettes : mắc nợ.
CONTRACTANT (n) : bên/ người giao kết- xem Contrat.
CONTRACTUELLE (ạd) : thuộc về hợp đồng, thuộc về khế ước.
Responsabilité contractuelle: trách nhiệm từ hợp đồng, trách nhiệm phát sinh từ hợp
đồng- xem Responsabilité civil.
CONTRAINTE (n) : cưỡng ép, cưỡng bức.
Contrainte au mariage : cưỡng ép hôn nhân, cưỡng bức kết hôn- xem Mariage/
Contrrainte au mariage.
CONTRAT (n) : hợp đồng, khế ước, giao kèo- xem Contrat civil.
Trong ngän ngữ của Bộ Dân luật Pháp, Contrat và Convention được sử dụng khác nhau
nhưng không có một định nghĩa riêng rẽ. Nếu Contrat được sử dụng để chỉ các văn bản,

Tự điển pháp lý 39
văn kiện thì Convention được ám chỉ về phần nội dung của các văn bản, văn kiện này. Ví
dụ điều 1108 Bộ Dân luật Pháp nói về các điều kiện chủ yếu để một thỏa thuận
(Convention) phát sinh hiệu lực pháp lý; điều 1101 Bộ Dân luật Pháp đã định nghĩa hợp
đồng (Contrat) là một sự thỏa thuận (Convention); vì vậy người ta bảo hôn khế (Contrat de
mariage) bao hàm các thỏa thuận về mặt tài sản (Convention matrimoniale) giữa hai vợ
chồng.
Trong thực tế thì hai từ trên lại có một nghĩa đồng nhất và được sử dụng trong nhiều
trường hợp tương tự, ví dụ Contrat d’assurance để chỉ hợp đồng bảo hiểm, Contrat de bail
hay Contrat de location để chỉ hợp đồng thuê mướn Conventions collectives để chỉ thỏa
ước tập thể, thỏa ước cộng đồng.
Contrat accessoire : hợp đồng phụ.
Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính (điều 406 khoản 4
BLDS 2005). Ví dụ một người vay tiền Ngân hàng thông qua hợp đồng tín dụng vay -
đồng thời đem một tài sản thuộc quyền sở hữu của mình thế chấp Ngân hàng nhằm bảo
đảm khoản tiền vay thông qua hợp đồng bảo đảm khoản tiền vay. Hai Hợp đồng này được
ký bởi cùng hai chủ thể (người vay và Ngân hàng). Trong trường hợp này, hợp đồng tín
dụng được xem là hợp đồng chính và hợp đồng thế chấp tài sản được xem là hợp đồng phụ.
Tuy nhiên nếu hợp đồng thế chấp tài sản do một người thứ ba ký với Ngân hàng thì hợp
đồng này lại không thể xem là hợp đồng phụ. Vì vậy quan hệ chính - phụ của hai hợp đồng
không phải chỉ gắn và ràng buộc nhau về hiệu lực mà còn tính đến thành tố chủ thể ký kết
hợp đồng. Hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm cho khoản tín dụng ấy chỉ có quan hệ
hợp đồng chính - phụ khi và chỉ khi cả hai đều do cùng chủ thể ký kết, và như thế nó chỉ
hình thành khi người vay đồng thời là người có tài sản để có quyền dùng tài sản ấy bảo
đảm cho nghĩa vụ của chính mình trong hợp đồng tín dụng.
Contrat à distance- Contrat entre absents : hợp đồng được ký từ xa, hợp đồng được ký
qua thư từ, hợp đồng được ký giữa những người không có mặt khi ký.
Contrat à durée déterminée : hơp đồng có hạn kỳ.
Hợp đồng có hạn kỳ là hợp đồng trong đó thời hạn có hiệu lực được ấn định và ghi rõ ngay
lúc giao kết.
Contrat à durée indéterminée : hợp đồng vô hạn kỳ.
Hợp đồng vô hạn kỳ là hợp đồng trong đó thời hạn hiệu lực của hợp đồng không được ấn
định và như thế có thể chấm dứt bởi một bên giao kết bất cứ lúc nào sau khi đã báo trước
cho bên một thời hạn hợp lý.
Contrat à exécution instantanée : hợp đồng được thực hiện tức thời.
Hợp đồng được thực hiện tức thòi là hợp đồng mà nghĩa vụ của các bên giao kết có thể
thực hiện ngay tức khắc (hợp đồng mua bán trao tay).
Contrat à exécution successive : hợp đồng liên tiếp.
Hợp đồng liên tiếp là hợp đồng mà nghĩa vụ của các bên giao kết được kéo dài trong một
thời gian nhất định (hợp đồng thuê nhà, hợp đồng lao động...).
Contrat à titre onéreux/intéressé : hợp đồng hữu thường, hợp đồng hữu lợi, hợp đồng có
đền bù.
Hợp đồng hữu thường là hợp đồng mà mỗi bên đều mong đạt được một lợi ích nào đó khi
giao kết, ví dụ hợp đồng mua bán.
Contrat à titre gratuit : hợp đồng vô thường, hợp đồng vô lợi, hợp đồng không có
đền bù.
Hợp đồng vô thường là loại hợp đồng khi một bên làm lợi cho bên kia mà không nhận một
cung khoản nào cả, ví dụ hợp đồng tặng cho.
Contrat aliétoire : hợp đồng may rủi.
Hợp đồng may rủi là hợp đồng trong đó quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết bị phụ
thuộc vào một sự kiện, biến cố sẽ xảy ra trong tương lai- ví dụ Hợp đồng bảo hiểm- xem
Asurrance.

Tự điển pháp lý 40
Contrat bilatéral : hợp đồng song vụ, hợp đồng song phương- xem Contrat
synallagmatique.
Contrat collectif : hợp đồng tập thể.
Hợp đồng tập thể là loại hợp đồng tuy việc giao kết chỉ được thực hiện giữa một số ngwoif
nhưng hiệu lực lại được mở rộng cho một số người khác. Loại này thường gặp trong các
thỏa ước lao động tập thể.
Contrat commutatif : hợp đồng có giá trị tương đương, hợp đồng ngang giá.
Được gọi là hợp đồng có giá trị tương đương khi mỗi bên cam kết chuyển giao một vật
hoặc làm một việc được coi như tương đương với vật bên kia chuyển giao hoặc việc bên
kia làm cho chính mình.
Contrat conclu à l’intention d’un tiers : hợp đồng ký vì lợi ích của người thứ ba- xem
Stipulation pour autrui.
Contrat conclu dans l’intérêt d’un tiers : hợp đồng ký vì lợi ích của người thứ ba- xem
Stipulation pour autrui.
Contrat consensuel : hợp đồng thỏa thuận ý chí, hợp đồng hiệp ý.
Hợp đồng thỏa thuận ý chí là hợp đồng được hình thành trên sự ưng thuận của các bên và
không cần phải giao kết bằng văn bản. Hợp đồng này gặp nhiều bất lợi trong các quan hệ
giao dịch về nguyên tắc dẫn chứng khi có tranh chấp vì thế chỉ áp dụng đối với các giao
dịch tài sản có giá trị nhỏ (mua bán trao tay).
Contrat d'adhésion : hợp đồng gia nhập.
Hợp đồng gia nhập là hợp đồng được một bên trong các bên giao kết- bên có sức mạnh về
kinh tế- soạn thảo và đề nghị bên kia ký kết. Bên này chỉ có thể đồng ý hay từ chối tòan
phần chứ không có việc thương thảo nhằm điều chỉnh hợp đồng; ví dụ hợp đồng tiêu thụ
điện, nước; hợp đồng bảo hiểm...Các hợp đồng gia nhập là loại hợp đồng theo mẫu, chính
vì vậy đây là loại hợp đồng biểu thị sự giới hạn của nguyên tắc tự do thỏa thuận ý chí kết
ước có một bên.
Contrat d’assurance : hợp đồng bảo hiểm- xem Assurance.
Contrat de bienfaisance : hợp đồng vô thường, hợp đồng vô vụ lợi, hợp đồng không
có đền bù- xem Contrat/ Contrat à titre gratuit.
Contrat d’édition : hơp đồng xuất bản (một tác phẩm).
Contrat de fourniture de biens : hợp đồng cung ứng tài sản (như hợp đồng mua bán, hợp
đồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản).
Contrat de gré à gré : hợp đồng thỏa thuận ý chí, hợp đồng thuận tình - xem
Contrat/ Contrat consensuel.
Contrat de louage des choses : hợp đồng thuê khóan tài sản- xem Louage des choses.
Contrat de mariage : hôn khế, hôn ước.
Theo Bộ Dân luật Pháp, hôn khế là văn bản được giao kết trước lúc kết hôn giữa hai vợ
chồng trong đó hai bên xác định chế độ hôn sản (được gọi là chế độ hôn sản ước định). Để
một hôn khế có giá trị cần hội đủ 3 điều kiện:
- Hôn khế được lập dưới hình thức công chứng thư;
- Được ký trước ngày kết hôn;
- Hôn khế phải được công bố (nhằm đối kháng với người thứ ba).
Contrat de prestation de services : hợp đồng cung ứng dịch vụ- xem Louage d’ouvrage.
Hợp đồng cung ứng dịch vụ (ví dụ: hợp đồng lao động- Contrat de travail, hợp đồng nhận
thầu- Contrat d’entreprise) là sự thỏa thuận các bên theo đó bên làm dịch vụ thực hiện một
công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên làm dịch
vụ. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ phải là công việc có thể thực hiện được không bị pháp
luật cấm và không trái với đạo đức xã hội.
Contrat de transport : hợp đồng vận chuyển - xem Transport.
Contrat de vierge : hợp đồng trống được soạn trước (còn để trống nhiều chổ để
các bên giao kết điền vào)
Contrat formel : hợp đồng trọng thức, hợp đồng trọng thể.

Tự điển pháp lý 41
Hợp đồng trọng thức là hợp đồng không chỉ hình thành trên sự ưng thuận của các bên giao
kết mà còn phải làm theo hình thức luật định. Ví dụ các hợp đồng mua bán, tặng cho bất
động sản phải được làm dưới hình thức công chứng thư.
Contrat entre “non-présents”: hợp đồng được ký từ xa, hợp đồng được ký giữa những
người không có mặt lúc ký.
Contrat individuel : hợp đồng cá nhân.
Hợp đồng cá nhân là hợp đồng chỉ phát sinh hiệu lực giữa các bên kết ước.
Contrat innommé : hơp đồng không định danh.
Hợp đồng không định danh là hợp đồng mà nhà làm luật không chỉ rõ tên cụ thể và không
đưa ra những nguyên tắc chủ yếu chi phối; vì vậy những điều kiện liên quan đến việc hình
thành và thực hiện hợp đồng đều do ý chí của các bên giao kết đặt ra- xem Contrat/
Contrat nommé.
Contrat instantané : hợp đồng thực hiện ngay.
Đây là hợp đồng có thể thực hiện ngay sau khi giao kết, ví dụ hợp đồng mua bán trao tay.
Contrat léonin : hợp đồng dành phần thắng, hợp đồng dành ưu thế (cho một
bên).
Hợp đồng dành phần thắng là hợp đồng mà một bên giao kết dựa vào ưu thế của mình ép
buộc bên kia phải giao kết một hợp đồng có lợi cho mình - xem Contrat/Contrat
d’adhésion.
Contrat nommé : hợp đồng định danh.
Hợp đồng định danh là loại hợp đồng mà nhà làm luật chỉ rõ tên cụ thể đồng thời đặt ra
những nguyên tắc chung chi phối loại hợp đồng này và có ý nghĩa về mặt giải thích; ví dụ
hợp đồng mua bán, hợp đồng bảo hiểm... Đối với loại hợp đồng này những nguyên tắc cơ
bản luật định cho từng loại hợp đồng sẽ được áp dụng trong trường hợp các bên không
biểu lộ ý chí rõ ràng. Ví dụ trong một hợp đồng thuê nhà để ở không xác định thời hạn
thuê, nếu hai bên không nói rõ khi nào hợp đồng chấm dứt thì sẽ áp dụng điều 499 khoản 1
BLDS 2005 theo đó hợp đồng chỉ chấm sau sáu tháng kể từ ngày bên cho thuê báo cho bên
thuê biết về việc đòi nhà.
Contrat réel : hợp đồng thực tế.
Đối với loại hợp đồng này ngoài sự ưng thuận các bên còn đòi hỏi phải được cụ thể hóa
bằng một hành vi đã được thực hiện và lúc đó mới hình thành hợp đồng. Ví dụ các loại hợp
đồng sau đây chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự chuyển giao đồ vật: hợp đồng vay mượn, hợp
đồng ký thác, hợp đồng cầm cố...
Contrat renouvelable : hợp đồng có thể tái tục, có thể ký lại (theo sự thỏa thuận
của các bên giao kết).
Contrat secret/clandestin, contre-lettre: hợp đồng mật, ấn khế.
Hợp đồng mật là một hợp đồng kín có mục đích thay đổi hay xóa bỏ hậu quả của một hợp
đồng đã được giao kết cùng một lúc.
Như vây, chỉ được xem là một hợp đồng mật khi hợp đồng đó là một hợp đồng thực sự
được giao kết cùng một lúc với hợp đồng giả tạo và hợp đồng thực sự này được hai bên giữ
kín.
Hợp đồng mật được sử dụng nhằm:
1. Trốn tránh sự ngăn cấm của luật pháp, ví dụ một người đứng ra mua một bất động sản
cho người khác.
2. Không tôn trọng quyền lợi của một người thứ ba, ví dụ một hợp đồng bán giả tạo một
bất động sản nhằm trốn tránh việc truy đuổi của các bên có quyền (chủ nợ) đối với bất
động sản được đem bán.
3. Trốn tránh các quy định của luật pháp, ví dụ bán với giá bán được ghi thấp nhằm tránh
thuế chuyển dịch quyền sở hữu.
Theo điều 129 BLDS 2005 khi các bên xác lập quan hệ dân sự một cách giả tạo nhằm che
dấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu còn giao dịch bị che dấu vẫn có hiệu

Tự điển pháp lý 42
lực trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu. Trong trường hợp xác lập giao dich giả tạo
nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.
Contrat simulé : hợp đồng giả tạo, hợp đồng biểu kiến,hợp đồng man trá.
Hợp đồng giả tạo là hợp đồng được các bên giao kết bên cạnh một hợp đồng khác nhằm
che đậy hợp đồng này, hoặc có thể đơn thuần chỉ là một sự mướn tên vì với một lý do nào
đó người giao kết không muốn hoặc không thể đứng ra trực tiếp giao kết- xem Contrat/
Contrat secret.
Contrat solennel : hợp đồng trọng thức, trọng thể- xem Contrat/ Contrat
formel
Contrat successif : hợp đồng liên tiếp.
Hợp đồng liên tiếp là loại hợp đồng mà sự thực hiện luôn luôn kéo dài một thời gian, ví dụ
hợp đồng thuê nhà.
Contrat synallagmatique : hợp đồng song vụ, hợp đồng song phương.
Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau có nghĩa là các
bên giao kết đều có cam kết hổ tương (Réciproque) và có tính phụ thuộc lẫn nhau
(Interdépendante). Nói cách khác, trong hợp đồng song vụ các bên vừa là người có quyền
vừa là người có nghĩa vụ. Ví dụ trong hợp đồng mua bán, người bán có nghĩa vụ giao vật
cho người mua đồng thời có quyền buộc người mua phải chuyển trả giá trị vật bán; người
mua có quyền yêu cầu người bán giao vật bán lẫn có nghĩa vụ phải chuyển trả gióa trị vật
bán,
Contrat-type : hơp đồng theo mẫu.
Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng bao gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu
để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì
xem như chấp nhận tòan bộ nội dung mà bên đề nghị đã đưa ra. Trong trường hợp có các
điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích
điều khoản đó. Nếu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đòng theo mẫu,
tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này không
có hiệu lực trừ trường hợp có thỏa thuận khác (điều 407 BLDS 2005)- xem Interprétation/
Interprétation des actes civils.
Annexe à un contrat : phụ lục hợp đồng.
Phụ lục hợp đồng còn gọi là hợp đồng phụ và được xem là một phần của hợp đồng chính
nhằm quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Vì là một bộ phận của hợp đồng
chính nên có hiệu lực ràng buộc các bên giao kết hợp đồng nhưng nó không được trái với
nội dung hợp đồng chính. Trong trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội
dung của điều khoản khác trong hợp đồng thì điều khỏan này không có hiệu lực trừ trường
hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều
khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì xem như điều khoản đó trong hợp đồng đã
được sửa đổi (điều 408 BLDS 2005).
CONTRAT CIVIL (n) : hợp đồng dân sự.
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự (điều 388 BLDS 2005).
Conclusion du contrat civil : việc giao kết, việc ký kết, việc kết ước hợp đồng dân sự.
Để hình thành hợp đồng, các bên liên quan phải tiến hành việc kết ước sau khi đã trải qua
giai đoạn thương thảo được thể hiện qua hai hình thái đề nghị và chấp nhận. Tuy Luật viết
vẫn đặt nguyên tắc “tự do thiết lập các giao dịch dân sự” nhưng nguyên tắc này không có
tính tuyệt đối. Ngoài những nguyên tắc cơ bản trong phần mở đầu của BLDS 2005 nói về
phần thiết lập các giao dịch dân sự, điều 389 BLDS 2005 quy định rằng việc giao kết hợp
đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
- Tự do giao kết nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội- xem Autonomie de la
volonté.
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
Date de formation du contrat civil: thời điểm hình thành (giao kết) hợp đồng dân sự.

Tự điển pháp lý 43
Thời điểm hình thành hợp đồng dân sự được xác định như sau:
- Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.
Hợp đồng cũng được xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề
nghị vẫn im lặng nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận (điều 404 , khoản 1, 2
BLDS 2005).
- Đối với hợp đồng bằng lời nói, thời điểm giao kết là thời điểm các bên đã thỏa thuận về
nội dung của hợp đồng (điều 404 khoản 3 BLDS 2005).
- Đối với hợp đồng phải có công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép, thì thời điểm
giao kết hợp đồng là thời điểm được công chứng, đăng ký hoặc cho phép.

Vấn đề xác định thời điểm giao kết hợp đồng dân sự rất quan trọng vì:
- Kể từ thời điểm hợp đồng chính thức được giao kết các bên không có quyền rút lại cam
kết của mình;
- Kể từ thời điểm chính thức được giao kết, hợp đồng mới bắt đầu phát sinh hiệu lực;
- Thời điểm giao kết hợp đồng được làm mốc điểm để xác định luật áp dụng;
- Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự được sử dụng làm mốc điểm cho việc tính thời hiệu
khởi kiện nếu cho rằng hợp đồng vô hiệu.
Effetss du contrat civil entre les parties : hiệu lực của hợp đồng dân sự đối với các bên
giao kết.
Điều 4 BLDS 2005 đã xác định rõ “Cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc
thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng”.
Với quy định trên thì mỗi khi hợp đồng được ký kết hợp pháp sẽ phát sinh quyền và nghĩa
vụ đối với các bên giao kết như là những quyền và nghĩa vụ luật định. Được xem là các
bên giao kết hợp đồng (Parties du contrat): các người trực tiếp giao kết (Contractants);
người được đại diện (Représenté); người kế quyền- xem Ayant cause, Ayant droit. Hai
hạng người sau tuy không phải là người giao kết trực tiếp nhưng họ trở thành bên có quyền
hay bên có nghĩa vụ trong một hợp đồng mà trước đó họ không ký. Quyền này phát sinh do
hiệu lực của sự đại diện hay phát sinh bởi sự kiện pháp lý (người giao kết hợp đồng trước
đó chết).
Effets du contrat civil à l'égard des tiers : hiệu lực của hợp đồng đối với người thứ ba.
Trên lý thuyết hiệu lực phát sinh từ hợp đồng không thể ràng buộc một người thứ ba
(không phải là bên giao kết hoặc được xem là giao kết hợp đồng) vì hợp đồng không thể
khiến họ vốn là người thứ ba trở thành người có nghĩa vụ hay người có quyền. BLDS 2005
không có điều khoản nào nói rõ về vấn đề này như Bộ Dân luật Pháp đã quy định, theo đó
“Hợp đồng chỉ có hiệu lực đối với các bên giao kết mà không làm hại hoặc làm lợi cho
người thứ ba”. Tuy nhiên nguyên tắc trên chỉ có tính tương đối vì ngay cả Bộ Dân luật
Pháp người ta cũng đã thừa nhận việc người thứ ba vẫn có thể viện dẫn hợp đồng như là
một sự kiện pháp lý nhằm có lợi cho họ, đó là trường hợp giao kết hợp đồng vì lợi ích của
người thứ ba- xem Stipulation pour d’ autrui hay các trường hợp luật định (hợp đồng có
hiệu lực đối với các người kế quyền- xem Ayant cause. Ta có thể thấy được vấn đề này
trong các ví dụ sau: một người mua một căn nhà phải tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê
mướn còn hiệu lực do người chủ cũ đã giao kết với người thứ ba (điều 496 khoản 4 BLDS
2005); người mua lại một chiếc xe cơ giới có nghĩa vụ đóng tiếp tiền bảo hiểm ấn định
trong hợp đồng bảo hiểm do người chủ cũ ký nếu trong hợp đồng này bảo phí được đóng
nhiều kỳ; người mua lại một tài sản được hưởng chế độ bảo hành mà người bán đã dành
cho người mua trước đó nếu thời hạn bảo hành vẫn còn; người thừa kế nạn nhân trong một
tai nạn giao thông có thể viện dẫn hợp đồng chuyên chở mà nạn nhân trước đó đã ký với
hàng chuyên chở để đòi bồi thường tổn hại (trong trường hợp này, người ta cho rằng khi ký
kết hợp đồng chuyên chở, nạn nhân không những đã giao kết cho mình mà còn giao kết
cho các thân nhân trực thuộc nữa).
Exécution du contrat civil : sự thực hiện, sự thi hành hợp đồng dân sự.

Tự điển pháp lý 44
Thực hiện hợp đồng là hệ quả của việc phát sinh hiệu lực pháp luật của hợp đồng mỗi khi
hợp đồng đã được hai bên ký kết theo đó các bên sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ mà mình
đã cam kết.
Thực hiện hợp đồng dân sự gần như là một trong các giai đoạn quan trọng nhất của hợp
đồng vì mục đích ban đầu của hai bên khi kết ước cũng như mong muốn đạt được đều thể
hiện trong giai đoạn này.
Tôn trọng nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết khi thực hiện các giao dịch dân sự, BLDS
chỉ can thiệp bằng các hình thức chế tài nếu thỏa thuận giữa các bên không dự kiến những
hình thức này. Bởi vậy BLDS (điều 412 BLDS 2005) chỉ đưa ra những nguyên tắc chung
ràng buộc các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng dân sự, theo đó phải tuân thủ theo
các nguyên tắc sau đây:
- Thực hiện đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và
các thỏa thuận khác;
- Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo
đảm tin cậy lẫn nhau;
- Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền lợi ích hợp
pháp của người khác.

Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã được ghi trong hợp đồng vào thời hạn nào và bên nào
phải thực hiện tùy thuộc vào hợp đồng đơn vụ hay song vụ:
 Đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thỏa thuận; chỉ
được thực hiện trước sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý (điều 413 BLDS 2005).
Quy định này nhằm bảo đảm cho người có quyền không phải bị động trong việc tiếp nhận
sự thực hiện hợp đồng trước hay sau thời hạn.
Nếu các bên không thỏa thuận về thời hạn, về nguyên tắc người có quyền có quyền yêu cầu
người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên dựa trên nguyên tắc chỉ
đạo của điều 413 BLDS 2005 hợp đồng được thực hiện theo “tinh thần hợp tác và có lợi
cho các bên”, nếu nghĩa vụ chưa thể thực hiện hoặc thực hiện sẽ gây bất lợi cho ngưòi có
nghĩa vụ thì người có quyền không thể yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện ngay nghĩa vụ.
Ví dụ A cho B mượn một đồ cưới nhân lễ vu quy của B và không nói kỳ hạn trả; vì vậy A
không thể đòi B hoàn lại bộ đồ cưới này khi B chưa tổ chức lễ cưới. Vấn đề này được thể
hiện rõ trong hợp đồng mượn tài sản tại điều 517 khoản 1 BLDS 2005 theo đó “Bên cho
mượn có quyền đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có
thỏa thuận về thời hạn mượn”; tuy nhiên nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp
bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì “được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt
được mục đích nhưng phải báo trước một thời hạn hợp lý”.
 Đối với hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì
mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến thời hạn, không được hoãn thực hiện
với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình trừ các trường hợp sau:
a. Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự nếu tài sản
của bên kia đã giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã
cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh
(điều 415 khoản 1 BLDS 2005).
b. Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực
hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn (điều 415 khoản
BLDS 2005).
c. Do lỗi của bên kia khiến bên phải thực hiện nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ
mà mình đã cam kết (điều 417 BLDS 2005).
Trong trường hợp các bên không ấn định rõ thời hạn bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì
các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện
đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được
thực hiện trước (điều 414 khoản 2 BLDS 2005).

Tự điển pháp lý 45
Extinction/Fin du contrat civil : chấm dứt hợp đồng dân sự.
Theo điều 424 BLDS 2005 hợp đồng dân sự sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Hợp đồng đã được hoàn thành: các bên đã thực hiện xong nghĩa vụ như đã cam kết ban
đầu, ví dụ người bán đã giao vật bán, người mua đã trả tiền mua (giá trị của vật bán).
- Theo thỏa thuận của các bên: hợp đồng thành hình trên sự thỏa thuận của các bên nên
cũng chính sự thỏa thuận của các bên sẽ dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng. Ví dụ A cho B
mượn một tài sản nhưng sau đó A lại thay đổi ý chí và cho hẳn B tài sản đó. Như vậy hợp
đồng cho mượn tài sản ban đầu cũng chấm dứt theo.
- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các chủ thể khác chấm dứt mà hợp
đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể đó thực hiện: đây là những hợp
đồng mà chỉ các chủ thể ký mới có nghiã vụ thực hiện hợp đồng. Ví dụ A là hoạ sĩ nhận vẽ
chân dung của B, trong quá trình thực hiện Hợp đồng A chết, lúc đó hợp đồng được ký
gữưa A và B sẽ chấm dứt.
- Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện- xem Contrat civil/ Résiliation
unilatérale du contrat civil- Résolution du contrat civil
- Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có
thể thỏa thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại- xem Contrat civil/ Objet
du contrat civil.
- Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Forme du contrat civil : hình thức của hợp đồng dân sự.
Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể
khi pháp luật không quy định đối với loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình
thức nhất định. Khi các bên thỏa thuận giao kết hợp đồng bằng hình thức nhất định thì hợp
đồng được coi là đã giao kết khi đã tuân theo hình thức đó. Trong trường hợp pháp luật có
quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, phải được công chứng, chứng thực,
đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định này (điều 401 BLDS 2005). Trong
ngôn ngữ pháp lý, người ta gọi loại hợp đồng phải được chứng nhận của Công chứng Nhà
nước, chứng thực hay đăng ký là loại hợp đồng trọng thức- xem Contrat/ Contrat formel.
Hợp đồng không bị vô hiệu nếu có vi phạm về hình thức trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác (điều 401 khoản 2 BLDS 2005).
Lieu de formation du contrat civil: địa điểm hình thành (giao kết) hợp đồng dân sự.
Địa điểm hình thành hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trú sở của pháp nhân
đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng nếu không có thỏa thuận khác (điều 403 BLDS 2005).
Modification du contrat civil: sửa đổi hợp đồng dân sự.
Xuất phát từ nguyên tắc tự do ý chí trong việc xác lập các quan hệ dân sự, khi hợp đồng
chưa được thực hiện hoặc chỉ mới thực hiện một phần, các bên có thể thỏa thuận sửa đổi
hợp đồng dân sự và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi trừ khi pháp luật có quy định khác
(điều 423 khoản 1 BLDS 2005). Hợp đồng được lập theo hình thức nào thì khi sửa đổi
cũng được lập theo hình thức đó vì thực chất của việc sửa đổi là thay thế toàn phần hay
một phần của hợp đồng đã có bằng một hợp khác. Vì vậy điều 423 khoản 2 BLDS 2005 đã
nói rõ “Trong trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực,
đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó”.
Nguyên tắc trên có một ngoại lệ vì đối với các hợp đồng được giao kết vì lợi ích của người
thứ ba, điều 421 BLDS quy định rằng “Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích, thì dù
hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc
hủy bỏ hợp đồng trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý”.
Hơn thế nữa, khi thụ lý giải quyết một vụ tranh chấp vị thẩm phán cũng không thể sửa đổi
hợp đồng mà chỉ có thể giải thích các điều khoản của hợp đồng theo đúng ý chí của các
bên giao kết- xem Interprétation.
Objet du contrat civil : đối tượng của hợp đồng dân sự.
Không như Bộ Dân luật Pháp, BLDS 2005 không có điều khoản nào nói về đối tượng hợp
đồng. Trong khi điều 1126 Bộ Dân luật Pháp ghi “Hợp đồng nào cũng có đối tượng là một

Tự điển pháp lý 46
vật mà một bên cam kết chuyển giao hoặc một việc mà một bên cam kết làm hay không
làm” thì các ý niệm “chuyển giao, làm hay không làm” BLDS 2005 lại đưa vào phần định
nghĩa “nghĩa vụ dân sự” tại điều 280- xem Obligation civil.
Preuve de l’inexécution du contrat civil : chứng cứ của việc không thi hành hợp đồng
dân sự- xem Obligation civil/ Inexécution de l’oblgation civil.
Résiliation unilatéral du contrat civil: đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự,
đình chỉ thực hiện hợp đồng dân sự.
Điều 426 BLDS 2005 ghi:
- Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thoả thuận
hoặc pháp luật có quy định.
- Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về
việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm
bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.
Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh tóan.
- Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại.

Triển khai nguyên tắc trên BLDS 2005 cho phép:


- Bên thuê dịch vụ khi xét thấy việc tiếp tục thực hiện dịch vụ không có lợi có quyền đơn
phương đình chỉ thực hiện hợp đồng nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian
hợp lý; bên thuê dịch vụ phải thanh toán các khoản dịch vụ đã được cung ứng và bồi
thường thiệt hại nếu có; ngược lại:
- Bên cung ứng dịch vụ cũng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu
cầu bồi thường thiệt hại nếu bên thuê dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc
thực hiện không đúng theo thỏa thuận.
Resolution du contrat civil : hủy bỏ, phế bỏ, giải trừ hợp đồng dân sự.
Hủy bỏ một hợp đồng là chấm dứt các nghĩa vụ phát sinh (nếu một hợp đồng song vụ
được) thi hành ngay tại thời điểm giao kết. Theo điều 425 BLDS 2005:
- Một bên giao kết có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên
kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hay do pháp luật có
quy định.
- Trong trường hợp này bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc
hủy bỏ hợp đồng; nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên hủy bỏ hợp
đồng phải bồi thường.
- Mặt khác bên có lỗi trong việc dẫn đến hợp đồng bị hủy phải bồi thường thiệt hại.

Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực ngay từ thời điểm giao kết và đặt
các bên trở về tình trạng trước khi giao kết hợp đồng: những nghĩa vụ chưa thực hiện sẽ
không thực hiện, những nghĩa vụ thực hiện sẽ được thu hồi. Nếu nghĩa vụ liên quan đến
việc hoàn trả tài sản mà không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền (điều 425
khoản 3 BLDS 2005).

Trong thực tế tính hồi tố của việc hủy bỏ hợp đồng không phải không có giới hạn nhất là
đối với các hợp đồng song vụ mà sự thực hiện có tính liên tục. Ví dụ trong một hợp đồng
thuê nhà khi người thuê không thanh tóan tiền thuê theo đúng số tiền thuê và thời hạn mà
hai bên đã thỏa thuận, người cho thuê có quyền đề nghị hủy bỏ hợp đồng cho thuê nhưng
sự hủy bỏ này lại không liên quan đến thời gian đầu mà hai bên đã thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ của mình. Trong trường hợp này, thực tế sự hồi tố thực hiện chỉ trở lại thời điểm mà
người thuê không thanh tóan tiền thuê.
Suspension du contrat civil : đình chỉ thi hành hợp đồng- xem Contrat civil/ Résiliation
unilatéral du contrat civil.
CONTREPARTIE (n) : đối khoản (cung ứng).

Tự điển pháp lý 47
CONVENTION (n) : thỏa ước, hợp đồng- xem Contrat.
COOBLIGÉ (n) : bên có nghĩa vụ (con nợ) liên quan, bên có nghĩa vụ liên
đới- xem Obligation.
COPARTAGEANT (n, adj) : những người cùng chia, cùng được chia (một tài sản).
Héritiers copartageants : thừa kế cùng được chia.
COPERMUTANT (n) : người trao đổi vật trong một hợp đồng trao đổi- xem
Échange.
COPIE (n) : bản sao- xem Expédition.
Copie certifié conforme : bản toàn sao theo gốc.
COPROPRIÉTAIRES/INDIVISAIRES (n) : các đồng sở hữu.
COPROPRIÉTÉ (n) : sở hữu chung, đồng sở hữu.
Theo điều 214 và 215 BLDS 2005 sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài
sản được chỉ định. Tài sản thuộc sở hữu chung là tài sản chung. Sở hữu chung bao gồm sở
hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận của các chủ sở hữu góp tài sản, theo quy
định của pháp luật (trường hợp di sản chưa chia) hay theo tập quán (con chưa chia di sản
của cha/mẹ khi chỉ một người chết, toàn bộ tài sản được hưởng vẫn để lại cho cha/mẹ còn
sống). Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Việc sử dụng tài sản chung sẽ tùy thuộc vào sở hữu chung theo phần hay sở hữu chung hợp
nhất. Đối với sở hữu chung theo phần mỗi chủ sở hữu chung có quyền khai thác công
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình nếu
không có thỏa huận khác hoặc pháp luật có quy định khác (điều 216 BLDS 2005). Đối với
sở hữu chung hợp nhất các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung ngang nhau nếu không có thỏa thuận khác (điều 217
BLDS 2005).

Trong việc định đoạt mỗi sở hữu chung theo phần chỉ có quyền định đoạt đối với phần sở
hữu của mình theo thỏa thuận hay theo quy định của pháp luật. Việc định đoạt tài sản
chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy
định của pháp luật. Nếu một chủ sở hữu chung bán quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu
chung khác được quyền ưu tiên mua trước. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung
là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản kể từ ngày các các chủ sở hữu
chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu
chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Trong trường hợp bán
phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng kể
từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong
số các các sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa
vụ của người mua (điều 223 khoản 3 BLDS 2005).

Nếu tài sản thuộc hình thức sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều
có quyền yêu cầu chia tài sản chung bất cứ lúc nào ngoại trừ trường hợp các chủ sở hữu
chung đã thỏa thuận không phân chia trong một thời hạn. Khi tài sản chung không thể chia
bằng hiện vật thì được trị giá bằng tiền để chia.

Trong trường hợp có người yêu cầu một trong các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ
thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh tóan
thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được
tham gia vào việc chia tài sản chung trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu không
thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn

Tự điển pháp lý 48
lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở
hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh tóan (điều 224 BLDS 2005).

Nếu một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết
mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước trừ trường hợp sở
hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại (điều 3
khoản 4 BLDS 2005).

Sở hữu chung chấm dứt trong các trường hợp sau: tài sản chung đã được chia; một trong
các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung; tài sản chung không còn và các
trường hợp khác theo quy định của pháp luật (điều 226 BLDS 2005).
Copropriété communautaire: sở hữu chung của cộng đồng.
Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu chung của dòng họ, thôn, ấp, làng, bản, cộng đồng
tôn giáo và các cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài
sản do các thành viên của cộng đồng cùng đóng góp, quyên góp hay được tặng chung hoặc
từ các nguồn thu khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích
hợp pháp chung cho cộng đồng.
Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất. Các thành viên của cộng đồng
cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi
ích cộng đồng nhưng được trái pháp luật, đạo đức xã hội (điều 220 BLDS 2005).
Coproriété des biens des époux : sở hữu chung vợ chồng - xem Bien/ Biens communs
des époux.
Copropriété indivise/Copropriété par indivision : sở hữu chung hợp nhất.
Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở
hữu không được xác định đối với tài sản chung, ví dụ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung có thể phân chia (Copropriété
divisible)và sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia (Copropriété indivisible). Các chủ
sở hữu chung hợp nhất có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu
chung (điều 217 BLDS 2005).
Copropriété mixte : sở hữu chung hỗn hợp.
Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận. Tài sản thuộc loại hình
sở hữu này được hình thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu thành viên; những lợi
nhuận hợp pháp thu từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu thành viên; những lợi nhuận hợp
pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ các nguồn khác theo quy định
của luật pháp hiện hành.

Mỗi chủ sở hữu chung hỗn hợp có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung
tương ứng với phần quyền sở hữu của mình. Việc chiếm hũư, sở hữu, định đoạt tài sản
thuộc sở hữu chung hỗn hợp phải tuân theo các quy định của pháp luật liên quan đến sở
hữu chung theo phần cũng như liên quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất,
kinh doanh, quản lý, điều hành, trách nhiệm và phân chia lợi nhuận (điều 218 BLDS
2005).
Copropriété par quote-parts: sở hữu chung theo phần.
Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở
hữu được xác định đối với tài sản chung (đã xác định tỷ lệ); ví dụ sở hữu chung của các cổ
đông trong một công ty cổ phần mà họ có tham gia góp vốn. Mỗi chủ sở hữu chung theo
phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở
hữu của mình trừ trường hợp có thỏa thuận khác (điều 216 BLDS 2005). Điều này dẫn đến
hệ quả sau:
- Một chủ sở hữu chung theo phần có nghĩa vụ đóng góp các khoản thuế cũng như các chi
phí để bảo quản tài sản chung với một tỷ lệ tương xứng với phần sở hữu của mình.

Tự điển pháp lý 49
- Một chủ sở hữu chung theo phần có thể yêu cầu chia phần sở hữu của mình trong tài sản
chung đó cũng như có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung
tương ứng với phần quyền sở hữu của mình hay định đoạt phần sở hữu của mình theo thỏa
thuận hay theo quy định của pháp luật.
CORPS CERTAIN : vật khác chủng loại, vật đặc định- xem Chose/ Chose non
fongible.
COUPLE (n) : cặp vợ chồng.
COURTAGE (n) : môi giới.
Courtage d’adoption : môi giới nuôi nhận con nuôi.
Tại Pháp nếu việc môi giới hôn nhân được luật pháp và án lệ thừa nhận cho phép thì môi
giới nhậnh nuôi con nuôi bị ngăn cấm vì nó gián tiếp phá vớ một gia đình- xem Bonne
moeur.
Tại Việt Nam, Nghị định 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết về Luật Hôn nhân và Gia đình
có thành tố nước ngoài tuy không nói rõ vấn đề này nhưng trong phần chung được quy
định tại điều 2 cũng đã quy định nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi nhận con nuôi nhằm mục
đích trục lợi.
Courtage matrimonial : môi giới hôn nhân.
Trong môi giới hôn nhân, theo luật của Pháp người môi giới chỉ được phép làm thế nào để
hai bên gặp gỡ nhau và tạo điều kiện cho họ hiểu nhau chứ không được tìm cách tác động
vào ý chí của mỗi bên để họ tiến đến hôn nhân trên sự tác động đó.
Luật Hôn nhân- Gia đình 2000 nghiêm cấm việc kết hôn có thành tố nước ngoài để buôn
bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi (điều 103 khoản
2). Nghị định số 125/2004/NĐ-CP ngày 19-5-2004 của Chính phủ đã bổ sung một số điều
của Nghị định 03/NĐ-CP ngày 03-02-2000 hướng dẫn thực hhiện một số điều của Luật
Doanh nghiệp đã đưa loại hình kinh doanh dịch vụ hôn nhân có thành tố nước ngoài vào
danh mục ngành nghề cấm kinh doanh.
COURTIER (n) : người môi giới.
Người môi giới là người trung gian của các bên giao kết, họ không phải là người được ủy
quyền của bất cứ bên nào. Công việc của họ là giúp cho các bên có thể tiếp cận với nhau,
trao đổi thông tin và thương thỏa với nhau để tiến đến việc giao kết hợp đồng.
COUTUME (n) : tục lệ, phong tục.
Tục lệ là những quy tắc được hình thành dân dần theo thời gian và mỗi khi được cộng
đồng chấp nhận sẽ có tính cách cưỡng bách mặc dù không được chính thức thừa nhận bởi
luật.
Theo các nhà luật học, phong tục-tập quán là một trong các nguồn gốc của luật pháp. Nhà
làm luật Việt Nam không nói rõ đề cập vấn đề này, nhưng tại điều 3 BLDS 2005 có quy
định “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận, thì có
thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật.
Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy
định trong bộ luật này”; hay khi đề cập đến việc giải thích hợp đồng, điều 409 điểm 4
BLDS 2005 cũng có nói “Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được
giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng”.
CRÉANCE (n)
1. Giấy nợ.
2. Trái quyền, quyền đòi nợ, quyền đòi thực hiện nghĩa vụ, quyền yêu cầu thực hiện nghĩa
vụ.
Trái quyền là quyền dành cho một bên (được gọi là bên có quyền hay chủ nợ- Créancier)
được yêu cầu một bên khác (được gọi là bên có nghĩa vụ hay con nợ- Débiteur, Personne
débitrice) phải thực hiện một nghĩa vụ luật định hay một nghĩa vụ ước định nào đó. Nghĩa
vụ này có thể là nghĩa vụ chuyển hữu (Obligation de donner) nghĩa vụ phải làm
(Obligation de faire) hay nghĩa vụ không được làm (Obligation de ne pas faire). Ví dụ:

Tự điển pháp lý 50
- Người mua phải trả tiền mua theo giá đã thỏa thuận, người bán phải giao vật bán (nghĩa
vụ ước định, nghĩa vụ do hai bên thỏa thuận).
- Người gây thiệt hại phải bồi thường tổn hại cho người bị hại (nghĩa vụ luật định).
Cession de créance : chuyển giao, chuyển nhượng quyền yêu cầu, chuyển
nhượng trái quyền.
Đây là một hợp đồng được lập bởi người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ- được gọi là
người chuyển nhượng (Cédant) tự ý giao quyền yêu cầu cho một người (người nhận
chuyển nhượng, người thế quyền- Cessionnaire) những quyền lợi mình có đối với người có
nghĩa vụ (Débiteur cédé). Trong trường hợp này người thế quyền trở thành người có quyền
yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đồng thời người chuyển giao quyền phải báo cho người có
nghĩa vụ bằng văn bản biết việc chuyển quyền nói trên. Việc chuyển giao quyền không cần
có sự đồng ý của người ó nghĩa vụ trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có
quy định khác (Điều 309 BLDS 2005).

Việc chuyển nhượng quyền yêu cầu của mình đối với bên có nghĩa vụ được thực hiện cho
đa số các nghĩa vụ ngoại trừ các trường hợp sau:
1. Các quyền yêu cầu gắn liền với nhân thân bên có quyền: quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu
cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy
tín. Tuy nhiên trong trường hợp này nếu người gây thiệt hại đã đồng ý bồi thường hoặc đã
có phán quyết của Tòa án buộc bồi thường thì bên có quyền yêu cầu có thể chuyển giao
quyền yêu cầu;
2. Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận không được chuyển giao quyền yêu cầu;
3. Những trường hợp luật định.
Bên có quyền yêu cầu có thể chuyển giao một phần hay toàn phần nghĩa vụ ngoại trừ các
nghĩa vụ không thể phân chia được. Sự chuyển giao này có thể thực hiện bằng lời nói
miệng hay bằng văn bản ngoại trừ các trường hợp luật định buộc sự chuyển giao phải lập
bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc phải xin phép thì phải tuân theo
các quy định đó (điều 310 BLDS 2005).

Người chuyển giao yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên
quan cho người thế quyền. Khi đã chuyển giao yêu cầu, người chuyển giao yêu cầu không
phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trừ trường hợp
có thỏa thuận khác. Trong trường hợp chuyển giao yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có
biện pháp bảo đảm thì khi chuyển giao yêu cầu, người thế quyền cũng được hưởng các
biện pháp bảo đảm đó (điều 311, 312, 313 BLDS 2005).

Trên nguyên tắc việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa
vụ (khoản 2 điều 309 BLDS 2005); điều này ràng buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện
nghĩa vụ đối với người thế quyền. Tuy nhiên điều 314 BLDS 2005 cho phép bên có nghĩa
vụ có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền nếu:
- Bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu hoặc người
thế quyền không chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao yêu cầu.
- Bên có nghĩa vụ trước đó đã thực hiện nghĩa vụ đối với bên chuyển giao quyền yêu cầu
vì đã không được báo việc chuyển giao yêu cầu.

Ta cũng cần phân biết sự chuyển giao quyền yêu cầu với việc ủy quyền yêu cầu. Trong
trường hợp sau người được ủy quyền chỉ thực hiện quyền yêu cầu trong phạm vi ủy quyền
và quyền lợi thu về vẫn thuộc bên có quyền yêu cầu- xem Mandat.
CRÉANCE ALIMENTAIRE: quyền đòi cấp dưỡng, tiền cấp dưỡng- xem Obligation
alimentaire.
Modalité de recouvrement des créances alimentaires : phương thức thực hiện việc cấp
dưỡng.

Tự điển pháp lý 51
Nghĩa vụ cấp dưỡng thường được thực hiện thành nhiều kỳ. Tuy nhiên việc thực hiện này
cũng có thể thực hiện một lần trong các trường hợp sau đây (điều 18 Nghị định số
70/2001/NĐ-CP):
- Do người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận với người có
nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và được tòa án chấp nhận;
- Theo yêu cầu của người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó và được tòa
án chấp nhận trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thường xuyên có các hành vi
phá tán tài sản hoặc cố tình trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và người này hiện
có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần;
- Theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà có thể trích từ phần
tài sản được chia của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng một lần.

Cần lưu ý rằng trong trường hợp nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện một lần:
- Người có nghĩa vụ cấp dưỡng có thể yêu khoản cấp dưỡng được gửi tại ngân hàng, được
giao cho người được cấp dưỡng hay người giám hộ của người được cấp dưỡng quản lý.
- Nếu người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do tai nạn, mắc bệnh
hiểm nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế để cấp dưỡng
ở mức cao hơn thì phải cấp dưỡng bổ sung theo yêu cầu của người được cấp dưỡng.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngưng cấp dưỡng
(Suspenssion du recouvrrement des créances alimentaires) trong trường hợp người có
nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu
Tòa án giải quyết (điều 54 Luật HN-GĐ 2000).
Montant de la créance alimentaire : khoản tiền cấp dưỡng, mức cấp dưỡng.
Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người
giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa
vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; trong trường hợp không đạt
được thỏa thuận thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi có lý do chính đáng hoặc vì những biến
động về giá cả, mức cấp dưỡng có thể thay đổi theo yêu cầu của một trong hai bên. Nếu
không đạt được sự thỏa thuận thì sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết (điều 53 Luật Hôn nhân-
Gia đình 2000).
CRÉANCIER (n) : người có quyền, chủ nợ, trái chủ.
Người có quyền là người được quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện hay không
được thực hiện một nghĩa vụ đã cam kết hay một nghĩa vụ luật định. Trong quan hệ nghĩa
vụ “người” có quyền có thể gồm nhiều chủ thể khác nhau.

Trong việc thực hiện nghĩa vụ bên có quyền không chỉ có quyền đòi hỏi bên có nghĩa vụ
phải thực hiện nghĩa vụ mà phải chấp chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa
vụ. Trong trường hợp bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ mà đối tượng
của nghĩa vụ này là tài sản thì bên có nghĩa vụ phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo
quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh tóan chi phí bảo quản hợp lý. Riêng với các tài sản
có nguy cơ bị hư hỏng thì bên có nghĩa vụ có quyền bán tài sản đó và trả cho bên có quyền
khoản tiền thu được từ việc bán tài sản sau khi trừ các chi phí hợp lý để bảo quản và bán
tài sản đó (điều 288 khoản 2,3 BLDS 2005).
Créancier chirographaire : người có quyền (chủ nợ) không có vật bảo đảm việc thực hiện
nghĩa vụ (trả nợ).
Bên có quyền không có vật bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ là bên tuy có quyền nhưng
không có một quyền đặc biệt nào trên một hay nhiều tài sản của bên có nghĩa vụ. Trong
trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ, bên có quyền khởi đầu chỉ có thể áp

Tự điển pháp lý 52
dụng các biện pháp kê biên tài sản trên tài sản của bên có nghĩa vụ và kết thúc bằng việc
bán đấu giá các tài sản này.

Trong thực tế việc buộc thực hiện nghĩa vụ từ bên có quyền không có vật bảo đảm luôn
luôn gặp khó khăn sau đây:
- Giữa thời điểm nghĩa vụ phát sinh và thời điểm buộc thực hiện nghĩa vụ, các tài sản của
bên có nghĩa vụ có thể bị chuyển dịch bất cứ lúc nào theo ý muốn của họ mà khó bị chế tài;
- Nếu vào thời điểm buộc thực hiện nghĩa vụ, nếu có nhiều bên có quyền không có vật bảo
đảm thì bên có quyền nào đòi trước sẽ được phần hoặc các bên có quyền sẽ chỉ được chia
phần theo tỷ lệ phần nợ của mình. Nếu có bên có quyền ưu tiên thì các người này sẽ được
trả trước (điều 52 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004).
Créanciers conjoints : các người có quyền (chủ nợ) chung với một hoặc nhiều
người có nghĩa vụ (con nợ).
Créancier d’aliment : người được quyền cấp dưỡng- xem Aliments, Créance
alimentaire.
Créancier hypothécaire : người có quyền (chủ nợ) có tài sản vật thế chấp.
Bên có quyền có tài sản thế chấp là bên có quyền hưởng được quyền thế chấp trên một tài
sản nào đó của bên ó nghĩa vụ. Điều này dẫn đến việc người có quyền có tài sản thế chấp
được quyền ưu tiên thanh tóan các khoản nợ- xem Hypothèque, Créancier/ Créancier
chirographaire.
Créancier privilégié : người có quyền (chủ nợ) ưu tiên- xem Hypothèque,
Créancier/ Créancier chirographaire.
Bên có quyền ưu tiên là bên được bên có nghĩa vụ ưu tiên thực hiện nghĩa vụ trước các bên
có quyền khác.
Créancier sous- ordre : người có quyền (chủ nợ) của một người có quyền (chủ nợ)
khác.
D
DATE CERTAINE (n) : ngày tháng, nhật kỳ chắc chắn (của một chứng từ).
Ngày tháng chắc chắn của một chứng từ là ngày tháng mà các bên liên quan không thể
tranh cãi. Ví dụ ngày tháng được ghi của một hợp đồng mua bán tài sản được công chứng
hay ngày tháng được ghi trên các chứng thư công chứng (giấy khai sinh, giấy chứng tử...).
DATION EN PAIEMENT (n): gán nợ/thay thế nghĩa vụ- xem Novation.
DÉBITEUR (n) : người có nghĩa vụ, con nợ, người phụ trái.
Débiteur d’aliment : người có nghĩa vụ cấp dưỡng- xem Créance alimentaire.
Quan hệ cấp dưỡng chỉ được tạo ra giữa những cá nhân với nhau trên sự hình thành của
quan hệ huyết thống (cha, mẹ/con cái, anh chị em lẫn nhau, ông bà/cháu), quan hệ hôn
nhân (vợ/chồng) hay quan hệ nuôi dưỡng (cha mẹ/con nuôi). Bởi vậy những người có
nghĩa vụ cấp dưỡng phải là những người nằm trong các quan hệ đó đối với người được cấp
dưỡng. Khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì buộc phải thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (điều 50 khoản 2 Luật HN-GDD 2000).
Débiteurs conjoints : các người có nghĩa vụ (con nợ) chung với một hay nhiều
người có quyền (chủ nợ).
Cần chú ý là những người có quyền hay có nghĩa vụ chung không phải là những người có
quyền liên đới hay có nghĩa vụ liên đới. Ví dụ những đồng thừa kế có một quyền chung
trên khối di sản nhưng không có nghĩa vụ liên đới phải hoàn lại các món nợ do người chết
để lại, mỗi thừa kế chỉ trả phần nợ tương ứng với phần di sản được nhận.
Co-débiteur/codébiteur (n) : các người cùng chung một nghĩa vụ (món nợ), các người
đồng có nghĩa vụ.
Co-débiteur solidaire : người có nghĩa vụ (con nợ) liên đới- xem Obligation
solidaire.
DÉCÈS (n) : sự chết, sự mệnh một của một người.

Tự điển pháp lý 53
Đây là sự kiện pháp lý làm phát sinh sự chuyển dịch gia sản của người này sang các thừa
kế theo ý chí của họ hay theo các phương thức luật định- xem Sucession.
Acte de décès : giấy khai tử.
Décision déclaratif de décès : quyết định tuyên bố một người đã chết.
Tùy theo quyền lợi (chấm dứt hôn nhân, chia thừa kế, chia tài sản chung...hoặc trên cơ sở
lợi ích có căn cứ pháp luật) của từng người có quyền và lợi ích liên quan, họ có thể yêu cầu
Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sau:
- Sau ba năm kể từ ngày tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không
có tin tức còn sống;
- Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có
tin tức còn sống;
- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai (máy bay rơi, tàu chìm, động đất...) mà sau một năm
kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức là còn sống
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Biệt tích đã năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống.

Tùy trường hợp cụ thể, Tòa án sẽ xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết; nếu
không xác định được ngày đó thì ngày mà Quyết định của Tòa án tuyên bố là người đó đã
chết có hiệu lực pháp luật sẽ được xem là ngày người đó chết (điều 91 khoản 2 BLDS
2005). Việc xác định thời điểm một người đã chết rất quan trọng vì nó liên quan đến thời
điểm mở thừa kế (xác định khối di sản, xác định ai có tư cách thừa kế) trong việc thừa kế
tài sản của người bị tuyên bố là đã chết.

Theo điều 92 BLDS 2005, khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người đã chết có hiệu
lực pháp luật thì:
- Các quan hệ về hôn nhân, gia đình, các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải
quyết như đối với người đã chết. Điều này dẫn đến việc hôn nhân giữa người bị tuyên bố là
chết với vợ hay chồng người đó đương nhiên chấm dứt hay việc cấp dưỡng, các quan hệ
đại diện...cũng chấm dứt theo.
- Quan hệ về tài sản của người bị tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết theo pháp luật
thừa kế.

Nếu người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì
theo yêu cầu của người đó hoặc của những người có quyền, lợi ích liên quan tòa án sẽ ra
quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó đã chết (điều 83 khoản 1 BLDS 2005).
Căn cứ vào quyết định này Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đã thực hiện việc
đăng ký khai tử sẽ xóa tên trong sổ khai tử. Các quan hệ về nhân thân và tài sản của người
chết được khôi phục. Tuy nhiên nếu người vợ hay chồng của người bị tuyên bố đã chết đã
được tòa án cho ly hôn hay đã kết hôn thì việc ly hôn, kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật
(điều 83 khoản 2 BLDS 2005). Người bị tuyên bố đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu
những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn mà không được
đòi những tài sản mà người thừa kế đã tiêu dùng. Trong trường hợp người thừa kế của
người bị tuyên bố đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa
kế, thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt
hại thì phải bồi thường (điều 83 khoản 3 BLDS 2005).
Enrgistrement de décès : đăng ký khai tử.
Đăng ký khai tử là thủ tục pháp lý theo đó Nhà nước (chính quyền cấp phường, xã, thị
trấn) xác nhận và ghi vào sổ đăng ký khai tử sự kiện chết của một người. Khi có người chết
thì thân thích, chủ nhà hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi có người chết phải khai tử cho
người đó. Trẻ sơ sinh nếu chết sau khi sinh thì phải được khai sinh và khai tử; nếu chết
trước khi sinh hoặc sinh ra mà chết ngay thì không phải khai sinh và khai tử.

Tự điển pháp lý 54
DÉCHÉANCE : sự mất quyền, sự tước quyền (do bị chế tài hoặc vì không
chịu tuân thủ những điều kiện hành sử quyền đó).
Ví dụ 1: Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng không thực hiện đúng di chúc có thể
bị mất quyền quản lý di sản.
Ví dụ : Trong một hợp đồng vay tiền, bên có quyền (chủ nợ) đồng ý cho bên có nghĩa vụ
(con nợ) được thanh toán khoản nợ vay thành nhiều lần (Remboursement par la
fractionnement de la dette) nhưng nếu bên có nghĩa vụ (con nợ) không thực hiện đúng thời
hạn phải trả sau khi có lệnh thúc đòi nợ (Mise en demeure) bên có quyền (chủ nợ) có
quyền đòi bên có nghĩa vụ (con nợ) phải trả tòan bộ món nợ một lần. Trường hợp này
người ta gọi bên có nghĩa vụ (con nợ) đã bị mất quyền được trả nợ nhiều lần (đã được bên
có quyền thỏa thuận trước. Vấn đề mất quyền của bên có nghĩa vụ không bị giới hạn trong
nội dung các hợp đồng dân sự.
DÉCONFIRURE (n) : vỡ nợ.
Vớ nợ là tình trạng một bên có nghĩa vụ (con nợ) - không có tư cách thương gia- không có
khả năng chi trả nợ.
DÉCRET (n) : Nghị định (Sắc lệnh).
DÉRET-LOI (n) : Pháp lệnh (Sắc luật).
DÉDIT (n)
Khả năng không thực hiện hay ngưng thực hiện một cam kết của bên có nghĩa vụ đối với
bên có quyền.
1. Số tiền bồi thường (đã được thỏa thuận trước) của bên không thực hiện nghĩa vụ trả cho
bên kia.
DÉDOMMAGEMENT (n) : sự bồi thường, sự đền bù.
DÉFAUT (n)
1. Không có.
Défaut d'exécution : không thi hành, không thực hiện (một nghĩa vụ)- xem
Contrat..
1. Thiếu.
Défaut d’âge : thiếu tuổi (để kết hôn).
DÉGÂTS (n) : sự thiệt hại- xem Dommage.
DÉGUISEMENT(n) : sự dấu diếm nhằm che đậy một hành vi khác, ví dụ tặng cho
nhằm che đậy hành vi mua bán- xem Contrat/ Contrat secret.
DÉLAI (n) : thời hạn- xem Terme.
Thời hạn là khoảng thời gian được tính từ thời điểm này đến thời điểm khác. Thời hạn có
thể được xác định bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc ngay bằng một sự kiện nào đó có
thể xảy ra trong tương lai (điều 149 BLDS 2005).
Délai congé : thời hạn bãi ước (áp dụng cho hợp đồng thuê mướn).
Délai de grâce : thời hạn ân huệ.
Thời hạn ân huệ là thời hạn hợp lý do Tòa án xét đến tình trạng bên có nghĩa vụ nhằm chấp
nhận cho người này chậm thực hiện nghĩa vụ.
Trên nguyên tắc nghĩa vụ phải thực hiện đúng thời hạn vì nó tác động đến những quan hệ
dân sự khác trong xã hội. Một nghĩa vụ được thực hiện đúng kỳ hạn (món nợ trả đúng hạn)
sẽ giúp cho bên có quyền (chủ nợ) có khả năng thực hiện một nghĩa vụ khác cũng đúng kỳ
hạn đối với bên có quyền khác. Nhưng luật pháp cũng như án lệ tây phương có khuynh
hướng nâng đỡ các người có nghĩa vụ vốn được xem là yếu thế trong quan hệ pháp lý với
bên có quyền, do đó trong một vài trường hợp Tòa án cho phép bên có nghĩa vụ chậm thực
hiện nghĩa vụ của mình dù điều này trước đây đã không được các bên giao kết dự liệu
trong hợp đồng. Vì đây là một thời hạn có tính ân huệ nên bên có nghĩa vụ có thể thực hiện
nghĩa vụ đã cam kết hay nghĩa vụ luật định đối với người thứ ba bất cứ lúc nào.
Délai franc : thời hạn tròn.
Thời hạn tròn là thời hạn không bao gồm ngày bắt đầu tính cũng như ngày phải thực hiện
nghĩa vụ.

Tự điển pháp lý 55
Délai de viduité : thời hạn chưa được kết hôn của một người đàn bà góa.
Việc quy định này nhằm tránh tình trạng hỗn loạn về việc xác định quan hệ cha con (theo
luật của Pháp).
DÉLÉGANT (n) : người ủy quyền.
DÉLÉGATION (n) : ủy quyền (thực hiện một công việc).
Từ này thường được dùng trong luật hành chính thay các từ Mandat, Procuration vốn
được dùng trong lĩnh vực dân sự. Ví dụ các vị dân cử được cử tri ủy quyền thay mặt mình
trong nhiệm kỳ...
Trong Luật dân sự Délégation được sử dụng như một thỏa thuận giữa một bên có nghĩa vụ
với bên có quyền theo đó bên có nghĩa vụ yêu cầu một người khác nhân danh mình thực
hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền- xem Mandat, Procuration.
DÉLÉGATAIRE (n) : người nhận ủy quyền- xem Mandant.
DÉLÉGUÉ (n) : người được ủy quyền- xem Mandataire.
DÉLIT- CIVIL (n) : vi phạm dân sự, dân sự phạm.
Vi phạm dân sự là hành vi bất hợp pháp tạo ra lỗi của một người nào đó và gây ra một thiệt
hại cho một người khác; do đó người có lỗi phải có trách nhiệm bồi thường cho người chịu
thiệt hại. Trách nhiệm này còn được gọi là trách nhiệm ngoài hợp đồng.
DÉLIVRANCE (n) : sự chuyển quyền (từ người này sang người khác).
Sự chuyển quyền này có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được dùng
dưới nhiều từ khác nhau. Ví dụ trong một hợp đồng mua bán người mua có nghĩa vụ giao
vật bán, người ta dùng cụm từ Livraison de la chose vendue; bên có nghĩa vụ thay thế
nghĩa vụ ban đầu bằng một nghĩa vụ khác, người ta dùng cụm từ Dation en paiement; bên
có nghĩa vụ chuyển việc thực hiện nghĩa vụ sang một người khác (nếu bên có quyền đồng
ý) người ta dùng cụm từ Transfert d’obligation; bên có quyền chuyển quyền có được đối
với bên có nghĩa vụ sang một người kách, người ta dùng cụm từ Cession de créance...
DEMANDE (n) : sự yêu cầu, thỉnh cầu, đòi hỏi, đề nghị....
Demande en paiement : yêu cầu trả nợ, yêu cầu thực hiện một nghĩa vụ.
Demande en résolution de contrat : sự đề nghị hủy bỏ hợp đồng- xem Contrat civil/
Résolution du contrat civil.
Demande en résiliation de contrat : sự đề nghị chấm dứt hợp đồng- xem Contrat civil/
Résiliation unilatéral du contrat civil.
DÉMARIAGE (n) : sự ly hôn- xem Divorce.
DEMEURE (n)
1. Sự chậm thực hiện nghĩa vụ, chậm trả nợ.
Mise en demeure : sự đòi, sự đốc thúc thực hiện nghĩa vụ.
Đốc thúc là hành vi của bên có quyền (chủ nợ) nhằm xác định sự chậm thực hiện nghĩa vụ
của bên có nghĩa vụ (con nợ).
Theo học lý phương tây về nguyên tắc đốc thúc không được mặc nhiên đồng hóa với việc
đến thời điểm bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ (nghĩa vụ đáo hạn); điều này có
nghĩa là dù thời hạn đã trôi qua rất lâu mà nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện và bên có
quyền không đốc thúc thì có nghĩa là bên có nghĩa vụ vẫn chưa được đốc thúc. Bên có
quyền buộc phải gửi văn bản (thường thông qua Thừa phát lại) yêu cầu bên có nghĩa vụ
thực hiện nghĩa vụ đã cam kết hay theo luật định. Trong trường hợp ngược lại phải được
xem như mặc nhiên cho phép bên có nghĩa vụ chậm thực hiện nghĩa vụ vì sự im lặng được
đồng hóa là bên có quyền không phải gánh chịu bất cứ thiệt hại nào cả.

Vì vậy sự đốc thúc mang hai ý nghĩa: một mặt đây là hành vi của bên có quyền đối với bên
có nghĩa vụ nhằm xác nhận sự chậm trễ thực hiện nghĩa vụ; mặt khác sự đốc thúc thực hiện
nghĩa vụ chứng minh rằng bên có nghĩa vụ đã chậm trễ thực hiện nghĩa vụ và cấu thành
một lỗi khiến người này phải chịu trách nhiệm; điều này dẫn đến việc bên có quyền có thể
yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Ngoài ra sự đốc thúc còn dẫn đến việc bên có nghĩa vụ

Tự điển pháp lý 56
phải gánh chịu các rủi ro xảy ra đối với tài sản- đối tượng của nghĩa vụ- trong các hợp
đồng giao vật.
2. Trú sở- xem Domicil.
DÉNONCIATION (n)
1. Sự bãi bỏ.
Dénonciation d'un engagement: sự bãi bỏ một cam kết.
2. Sự khiếu nại, tố giác, khiếu tố.
Dénonciation de nouvel oeuvre (n): khiếu nại một công trình mới xây.
Là hành vi của người chủ sở hữu hay người có trách nhiệm coi giữ một bất động sản khiếu
nại người có quyền sử dụng đất một thửa đất lân cận xây một công trình có khả năng gây
ra những phiền toái (Trouble) cho mình.
3. Sự thông báo- xem Notification.
DÉPOSSÉDER (v) : mất quyền sở hữu.
DÉPOSSESSION (n) : sự mất quyền sở hữu.
DÉPOSANT (n) : người gửi giữ tài sản trong một hợp đồng gửi giữ tài sản,
người ký thác- xem Dépot.
Theo điều 560 và 561 BLDS 2005 bên gửi tài sản có các quyền và các nghĩa vụ sau:
- Yêu cầu lấy lại tài sản (Restitution) bất cứ lúc nào nếu hợp đồng gửi giữ không xác định
thời hạn nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời hạn hợp lý;
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên nhận giữ làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ;
- Khi giao tài sản phải báo ngay cho người/bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo
quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc
hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì người/bên giữ phải tự chịu; nếu gây thiệt
hại thì phải bồi thường;
- Phải trả đủ tiền công đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận.
DÉPOSITAIRE (n) : người nhận giữ tài sản trong một hợp đồng gửi giữ, người
thụ thác.
Theo điều 562 và các điều kế tiếp của BLDS 2005, bên giữ có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Yêu cầu bên gửi giữ trả tiền công theo thỏa thuận;
- Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý bảo quản tài sản trong trường hợp gửi giữ không trả
tiền công;
- Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên gửi một
thời hạn hợp lý trong trường hợp gửi giữ không thời hạn;
- Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên
gửi đồng thời báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài
sản sau khi trừ chi phí hợp lý trong quá trình bán tài sản;
- Bảo quản tài sản như đã thỏa thuận, chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc
thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó nhưng phải báo ngay cho bên gửi
biết về việc thay đổi;
- Trả lại chính tài sản đã nhận và cả hoa lợi nếu có- trừ trường hợp có thỏa thuận khác-
cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ; địa điểm trả tài sản gửi giữ trên nguyên
tắc là nơi gửi giữ. Việc hoàn trả này phải được thực hiện theo đúng thời hạn và chỉ có
quyền yêu cầu bên gửi giữ lấy lại tài sản trước kỳ hạn nếu có lý do chính đáng.
- Phải bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi trừ trường hợp bất khả
kháng;
- Báo kịp thời bằng văn bản cho bên gửi về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất
của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thowif hạn; nếu hết
thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên nhận giữ có quyền thực hiện các biện pháp
cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh tóan chi phí.
DÉPOSER (v) : gửi giữ, ký gửi.
Bien/Chose déposée : vật gửi.
Restitution du bien déposé : trả lại vật đã ký gửi- xem Dépositaire.

Tự điển pháp lý 57
DÉPÔT (n) : gửi giữ tài sản, ký gửi tài sản, ký thác.
Theo điều 559 BLDS 2005 gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó người
nhận giữ (người thụ thác)- xem Dépositaire thuận nhận tài sản của người gửi (người ký
thác)- xem Déposant để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho người gửi khi hết thời hạn
gửi giữ; còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ trừ trường hợp gửi giữ không phải trả
tiền công (trong khi Bộ Dân luật Pháp lại cho rằng về mặt nguyên tắc hợp đồng gửi giữa
tài sản là một hợp đồng không vụ lợi- điều 1917). Như vậy 3 thành tố để cấu thành một sự
gửi giữ là: giao tài sản, bảo quản tài sản và giao trả tài sản gửi giữ khi kết thúc thời hạn gửi
giữ. Nhưng cũng cần phải chú ý là việc gửi giữ trẻ cho một cơ sở giáo dục, nuôi dưỡng lại
không mang tính chất của một hợp đồng gửi giữ mà là một hợp đồng dịch vụ.

Nếu tài sản được đặt tại một khoản không gian nào đó với sự cho phép của người quản lý
hay khai thác khoản không gian này mà không giao quyền bảo quản cho người này thì
không có sự gửi giữ. Ví dụ một cơ sở dành một khoản trống sử dụng cho khách để xe với
bảng chữ “nơi để xe” thì không thể nói là hình thành một sự gửi giữ giữa khách hàng và
cơ sở này.
Đối tượng gửi giữ theo điều 562 BLDS 2005 là “tài sản” nhưng tài sản ở đây cần được
hiểu theo nghĩa là “vật hữu hình”; vì thế di chúc, hợp đồng vay nợ hay bất cứ một chứng từ
nào cũng có thể là đối tượng của sự gửi giữ.
Dépôt nécesaire : gửi giữ bắt buộc.
Gửi giữ được xem là bắt buộc khi việc gửi giữ là kết quả phát sinh từ một sự kiện ngoài ý
muốn hay không thể dự kiến được như nhà sụp, cướp bóc, thiên tai, hỏa hoạn. Việc ký gửi
các tài sản có giá trị của khách lưu trú tại khách sạn cũng được xem là gửi giữ bắt buộc.
Dépôt volontaire : gửi giữ tự nguyện.
Gửi giữ được xem là tự nguyện khi việc gửi giữ được thiết lập trên sử thỏa thuận của người
gửi lẫn người nhận gửi.
DÉSAVEU DE PATERNITÉ (n): việc không nhận là cha của một đứa trẻ do vợ mình
sinh ra, khước từ tư cách cha, khước từ phụ hệ.
Trên nguyên tắc con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân (thời kỳ quan hệ vợ chồng còn tồn tại)
hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của hai vợ chồng. Tuy nhiên nếu
người vợ sinh con trong thời hạn 300 ngày sau khi người chồng chết hoặc khi có quyết
định công nhận thuận tình ly hôn hay khi án ly hôn có hiệu lực pháp luật thì người con này
vẫn được xem là con do người vợ mang thai với chồng khi chồng chưa chết hay khi hai vợ
chồng chưa ly hôn. Nếu người chồng (trong trường hợp ly hôn) có yêu cầu xác định lại vấn
đề này thì phải có chứng cứ.
DÉSAVOUER UN ENFANT (v): không công nhận một đứa trẻ là con của mình, khước
từ tư cách cha đối với một người con.
DESCENDANT (n) : ti thuộc (gồm con cháu).
DÉSHÉRENCE (n) : tình trạng không người thừa kế.
Sucession en déshérence/Sucession vacante: di sản không có người thừa kế.
Di sản không có người thừa kế là trường hợp không có người thừa kế theo di chúc hay theo
pháp luật, hoặc có người thừa kế nhưng họ là người không được quyền hưởng di sản, hoặc
có người thừa kế nhưng họ từ chối nhận di sản. Trong các trường hợp này theo điều 644
BLDS 2005 thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ về tài sản thì sẽ thuộc Nhà
nước.
DÉSHÉRITÉ (n) : người bị tước quyền thừa kế, người bị truất quyền thừa kế.
Cần lưu ý là người bị tước quyền thừa kế là những người không được hưởng thừa kế theo ý
chí của người để lại di sản thông qua di chúc trên cơ sở “tự do lập chúc” của mỗi người
trong khi người mất quyền hưởng thừa kế (người không được quyền hưởng di sản) là
những người do pháp luật quy định và được liệt kê tại điều 643 BLDS 2005.
DÉSHÉRITER (v) : tước quyền, truất quyền thừa kế.
DÉSHÉRITEMENT (n) : sự truất quyền thừa kế, sự mất quyền thừa kế.

Tự điển pháp lý 58
DESTINATION (n) : mục đích sử dụng, dụng đích.
Một động sản sẽ trở thành bất động sản vì dụng đích của nó; ví dụ các tài sản gắn liền với
nhà ở, công trình xây dựng (điều 174, khoản 1, điểm b BLDS 2005)- xem
Immeuble/Immeuble par destination.
DESTITUTION (n) : truất quyền (giám hộ, thừa kế).
DÉTENTEUR (n) : người giữ một vật.
Ví dụ các người thuê (hợp đồng thuê tài sản), người nhận ký gửi (hợp đồng gửi giữ tài
sản), bên có quyền (chủ nợ) cầm cố (hợp đồng cầm cố tài sản)...
DÉTENTION (n) :sự giữ một vật nhưng không có ý chiếm hữu vật đó.
Đặc tính cơ bản của sự chiếm giữ này là tính tạm thời. Ví dụ giữ tài sản do bên có nghĩa vụ
(con nợ) thế chấp, giữ vật ký gửiủtong hợp đồng gửi giữ tài sản...Người chiếm giữ không
thể nại thời gian chiếm giữ cũng như hành vi chiếm giữ để chống lại người chủ sở hữu
trong việc viện dẫn thành tố thủ đắc thời hiệu.
DETTE (n)
1. Món nợ.
2. Trái vụ, nghĩa vụ- theo đó một người gọi là bên có nghĩa vụ phải chuyển hữu một tài
sản, làm hay không làm một điều giò đối với bên có quyền.
Dette à court terme : nợ ngắn hạn.
Dette à long terme : nợ dài hạn.
Dette certaine : nợ chắc chắn.
Dette de communautaire : nợ chung của nhiều người.
Dette exigible : nợ đến kỳ hạn phải trả, món nợ đáo hạn.
Dette hypothécaire : nợ được thế chấp bởi tài sản- xem Hypothèque.
Dette inexigible : nợ không thể đòi.
Dette ménagère : nợ vì sinh hoạt gia đình, nợ gia vụ.
Điều 25 Luật Hôn nhân- Gia đình 2000 ràng buộc vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm
liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng
các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Do đó vợ cũng như chồng đều có quyền sử
dụng khối tài sản chung để bảo đảm các nhu cầu thường nhật và thiết yêu cảu gia đình.
Trong việc thiết lập các giao dịch này, người ta xem vợ hay chồng được mặc nhiên ủy
quyền hay mặc nhiên thỏa thuận với giao dịch dân sự người kia thiết lập; vì vậy chỉ khi nào
người chồng/vợ chính thức thông báo cho người thứ ba biết việc từ chối thiết lập các quan
hệ này lúc đó mới được xem là nợ riêng. Ví dụ người vợ mua một máy điều hòa trả góp để
sử dụng chung cho gia đình; khoản nợ chưa trả phải được xem là nợ chung dù rằng người
vợ là người đứng mua và ký nợ với người bán.

Vì luật viết không đưa ra giới hạn của nhu cầu gia vụ nên việc xác định đâu là nhu cầu
thiết yếu của gia đình là một vấn đề thực tế sẽ được thẩm phán xử về nội dung đánh giá vì
tùy thuộc điều kiện kinh tế, cách sống của mỗi gia đình. Các nhu cầu này có thể là thường
xuyên (chi tiêu ăn học, tiền thuê nhà ở...), theo định kỳ (các khoản thuế phải nạp, chi phí
sửa chữa nhà cửa, trang thiết bị gia dụng) hay có tính đột xuất (chi phí y tế khi đau yếu).
Dette propre, personnell : nợ riêng, nợ cá nhân.
Dette solidaire : nợ liên đới- xem Solidarité.
Cession de dette : sự chuyển giao, chuyển nhượng nghĩa vụ.
Theo điều 315 BLDS 2005 chuyển giao nghĩa vụ là việc người có nghĩa vụ chuyển giao
nghĩa vụ của mình đối với người có quyền cho người thứ ba (gọi là người thế nghĩa vụ-
Cesssionnaire) để người này thay thế mình thực hiện nghĩa vụ nếu người có quyền đồng ý.
Khi được chuyển giao nghĩa vụ người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.

Việc chuyển nhượng này chỉ có thể thực hiện trong một số trường hợp đặc biệt và cần phải
được bên có quyền (chủ nợ) và người thứ ba chấp nhnhaanjTuy nhiên các nghĩa vụ gắn
liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc do luật quy định ngăn cấm thì không thể

Tự điển pháp lý 59
chuyển giao được (điều 315 khoản 1 BLDS 2005). Việc chuyển giao có thể được thể hiện
bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Trong trường hợp luật quy định việc chuyển giao nghĩa vụ
phải được thực hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, đăng ký hoặc xin
phép thì phải tuân theo các quy định đó (điều 316 BLDS 2005). Trong trường hợp nghĩa vụ
dân sự có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt nếu
không có thỏa thuận khác (điều 317 BLDS 2005).
DEVIS (n) : bảng dự tóan, giá báo.
Đây là văn bản được lập ra bởi chủ sở hữu một tài sản, hay người cung ứng một dịch vụ
cho khách hàng biết giá bán hay giá dịch vụ được cung cấp.
DÉVOLUTION (n) : sự chuyển giao, chuyển dịch, trao (một phần, một tài sản,
một quyền của một chủ thể này sang một chủ thể khác theo quy định của pháp luật).
Dévolution de compétance (n):sự chuyển giao thẩm quyền.
Dévolution successorale/Dévolution de la succession: sự chuyển dịch di sản.
Chuyển dịch di sản là việc chuyển các quyền và nghĩa vụ của người chết sang cho người
thừa kế theo luật hay theo di chúc- xem Succession.
DISPARITION (n) : sự biến mất, sự biệt tích- xem Absence.
DISPARU(n) : người biệt tích- xem Absence.
DISPOSITION (n)
1. Điều khoản trong một văn bản.
2. Quyền được sử dụng (được hưởng) một vật gì, hoặc không mất tiền (Disposition à titre
gratuit) như được hưởng từ di chúc, tặng cho hoặc là bị mất tiền (Disposition à titre
onérreux) như trong một hợp đồng mua bán.
3. Định đoạt.
Định đoạt là một thành tố quan trọng nhất trong quyền sở hữu của một người trên một tài
sản theo đó người chủ sở hữu được quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho
người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó (điều 195 BLDS 2005)- xem Propriétaire. Tuy
nhiên quyền định đoạt của chủ sở hữu lại bị hạn chế khi tài sản bị kê khai, cầm cố, thế chấp
hoặc bị giới hạn luật định khác (như quyền ưu tiên mua trước- xem Préemption, quyền
được đi qua của bất động sản kiền kề- xem Servitude...).
Quyền định đoạt thường được thể hiện dưới hình thức bán, trao đổi, tặng cho, cho
vay...Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện và theo
đúng các quy định về trình tự liên quan đến thủ tục định đoạt nếu luật có quy định (điều
196 và kế tiếp BLDS 2005). Nhìn chung, việc thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản sẽ
dẫn đến việc chấm dứt hay thay đổi các quan hệ pháp luật liên quan đến tài sản đó.
DISTRIBUTION (n ) : sự phân chia, phân phối (tài sản).
Distribution par ordre : phân chia theo thứ tự ưu tiên.
Đây là trường hợp bên có quyền (chủ nợ) có ưu tiên sẽ được phân chia trước- xem
Créancier/ Créancier privilégié.
Distribution par contribution : phân chia theo tỷ lệ (món nợ).
Đây là trường hợp tất cả các bên có quyền (chủ nợ) đều được thanh tóan và khoản tiền
thanh tóan này tỷ lệ với hạn ngạch của món nợ.
DIVISIBILITÉ (n) : tính có thể phân chia (nghĩa vụ, món nợ).
Ngoại trừ trường hợp đối tượng của nghĩa vụ là một vật không thể phân chia được (ví dụ
nghĩa vụ giao hoàn một chiếc xe) thông thường nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đều có thể
phân chia được, ví dụ nghĩa vụ của các đồng thừa kế có thể phân chia, lúc đó mỗi một thừa
kế phải thanh toán các khoản nợ của người chết để lại chỉ giới hạn trong khoản tài sản mà
thừa kế đó nhận; trong trường hợp này người ta gọi nghĩa vụ hoàn nợ được phân chia.
DIVORCE (n) : ly hôn.
Ly hôn là sự chấm dứt quan hệ hôn nhân thông qua một bản án của Tòa án khi xét thấy
mục đích của hôn nhân không đạt trong trường hợp có yêu cầu của một bên hoặc thông qua
quyết định của Tòa án trong trường hợp hai bên thuận tình ly hôn. Để có thể tiến hành ly
hôn cần hội đủ 3 điều kiện sau:

Tự điển pháp lý 60
- Hôn nhân có giá trị và chưa chấm dứt: hôn nhân chỉ có giá trị khi được xác lập phù hợp
với các quy định của luật pháp; mặt khác không thể hình dung một vụ án ly hôn nếu một
trong hai người hôn phối đã chết.
- Năng lực hành vi của người xin ly hôn: một người mất năng lực không thể tiến hành xin
ly hôn;
- Sự tự nguyện của người xin ly hôn.
Ngoài ra trong trường hợp vợ có thai, chồng chỉ có thê xin ly hôn sau khi vợ đã sinh con
được một năm (điều 85 khoản 2 Luật HN-GDD 2000) nhưng hạn chế này không áp dụng
đối với việc xin ly hôn của vợ.

Ly hôn là một hiện tượng bất bình thường của xã hội vì thế khi quyết định Tòa án cần cân
nhắc những lợi ích không những của hai vợ chồng mà còn của con cái. Khi một bên vợ
hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Tòa án phải tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải thành mà người
yêu cầu ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết
vụ án. Nếu người xin ly hôn không rút đơn xin ly hôn thì Tòa án lập biên bản hòa giải
đoàn tụ thành. Sau 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành nếu vợ hoặc chồng hoặc
cả hai vợ chồng không thay đổi ý kiến thì thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một thẩm
phán được Chánh án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Quyết định này có hiệu lực ngay và có tính chung thẩm. Trong trường hợp hòa giải đoàn
tụ không thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành đồng thời tiến hành
mở phiên tòa xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.

Hôn nhân được chấm dứt kể từ ngày quyết định hay bản án của Tòa án có hiệu lực pháp
luật. Lúc đó các quan hệ về nhân thân lẫn tài sản, quan hệ giữa vợ chồng với con chung sẽ
được giải quyết theo pháp luật. Thời điểm phát sinh hiệu lực đối với tài sản của hai vợ
chồng sẽ được tính bắt đầu vào ngày án ly hôn hay quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp
luật nhưng đối với người thứ ba thời điểm này chỉ bắt đầu vào lúc án ly hôn được chú
thích vào sổ bộ.
Divorce contentieux :ly hôn hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của Tòa án-
thông qua vụ án dân sự (ly hôn không có sự đồng tình của một bên).
Divorce gracieux : ly hôn hoàn toàn tùy thuộc vào hai bên- thông qua việc yêu
cầu Tòa án công nhận sự thuận tình ly hôn.
Divorce impliquant un élément d’exxtranéité: ly hôn có thành tố nước ngoài.
Ly hôn có thành tố nước ngoài khi việc ly hôn xảy ra giữa một công dân Việt Nam với
người nước ngoài hay giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam trước Tòa
án Việt Nam. Trong cả hai trường hợp trên luật Việt nam sẽ được áp dụng.
Nếu bên công dânViệt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn
thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ
chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo luật Việt Nam.
Divorce par consentement mutuel- Divorce sur demande conjointe- Divorce sur
requête conjointe : thuận tình ly hôn.
Theo Bộ luật TTDS 2004 việc ly hôn thuận tình được xếp vào việc dân sự (điều 28) và giải
quyết theo trình tự giải quyết việc dân sự theo đó Tòa án không phải mở phiên tòa mà chỉ
tổ chức phiên họp công khai với sự tham dự bắt buộc của các bên và của đại diện Viện
kiểm sát cùng cấp (điều 313).
Sự thuận tình ly hôn của cả hai vợ chồng phải là ý chí tự nguyện, tự do và không bị ràng
buộc bởi bất cứ điều kiện nào và đó là cơ sở cũng như là điều kiện cần thiết để Tòa án xem
xét và đưa ra quyết định công nhận. Vì thế, Tòa án sẽ bác đơn nếu qua điều tra cho thấy sự
thuận tình này có được do sự nông nổi hay bị lừa dối.
Trước đây theo NQ số 02/2000/NQ-HVP ngày 23/12/2000 ngay cả trong trường hợp hai
vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải (Conciliaton).
Trong trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án lập biên bản về việc thuận tình ly hôn

Tự điển pháp lý 61
và hòa giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ
hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện kiểm sát
không phản đối sự thỏa thuận đó, Tòa án sẽ ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà
không phải mở phiên tòa khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: hai bên thật sự tự nguyện ly
hôn và đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
Divorce sur demande acceptée: ly hôn theo yêu cầu (của một bên) và sau đó được bên kia
chấp thuận.
Divorce-sanction :ly hôn chế tài
Đây là trường hợp ly hôn do vợ hoặc chồng hoặc cả hai có lỗi dẫn đến đỗ vỡ cuộc sống
chung.
Divorce pour rupture de la vie commune/ divorce-remède: ly hôn do sự đỗ vỡ cuộc
sống chung (ví dụ một người bỏ cơ sở hôn nhân trong một thời gian dài)
Effets du divorce :hiệu lực của ly hôn
Khi bản án hoặc quyết định chấp nhận thuận tình ly hôn có quyết định chung thẩm, việc ly
hôn sẽ phát sinh các hiệu lực sau:
 Chấm dứt quan hệ về hôn nhân (Dissolution du lien matrimonial): Ly hôn chấm dứt
chứ không xóa bỏ quan hệ vợ chồng; sự chấm dứt quan hệ này được áp dụng trong tất cả
mọi trường hợp ly hôn không phân biệt ly hôn do thuận tình hay ly hôn theo yêu cầu của
một bên. Các quan hệ này bị chấm dứt kể từ ngày án ly hôn hoặc quyết định công nhận
thuận tình ly hôn có hiệu lực và không có tính hồi tố. Đó là điểm cơ bản khác biệt giữa hai
định chế ly hôn và hủy hôn thú dù rằng cả hai định chế này cũng dẫn đến việc cắt đứt các
mối quan hệ về hôn nhân. Việc chấm dứt các quan hệ này dẫn đến các kết quả sau:
- Mỗi một người hôn phối được tự do tái kết hôn. Luật Viêt Nam không ấn định một thời
gian cấm người phụ nữ tái kết hôn vì thế rất dễ dẫn đến nhầm lẫn về tử hệ (quan hệ cha/
con) nếu người phụ nữ tái hôn ngay tức khắc sau khi bản án hay quyết định công nhận
thuận tình ly hôn có hiệu lực- xem Vidulté. Nếu một trong hai người sống chung như vợ
chồng với một người khác thì không vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
- Mỗi một người được lấy lại tên riêng của mình (theo luật của Pháp)
- Chấm dứt các nghĩa vụ chung thủy, đồng cư trú...
 Giải quyết các quan hệ về tài sản/ tiền bạc (Règlements du liens des biens/pécunières)
theo đó:
- Vợ chồng không còn có khả năng thừa kế lẫn nhau theo pháp luật di sản;
- Các quan hệ tài sản giữa vợ chồng chấm dứt: khối tài sản chung sẽ được phân chia (người
ta còn nói: chế độ hôn sản được thanh toán- Liquidition du régime matrimonial), mỗi
người trở thành chủ thể đối với phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình- xem Régime
matrimonia.
Việc phân chia tài sản được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
- Tài sản chung về nguyên tắc được chia đôi nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên,
tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài
sản này- xem Bien/Biens communs desépoux.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị
tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự
nuôi mình;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các
bên có đủ điều kiện tiếp tục lao động tăng thu nhập.
- Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản do vợ chồng thỏa thuận; nếu không thì yêu cầu
Tòa án giải quyết.

 Đối với con cái: sau khi ly hôn, các quyền và nghĩa vụ hỗ tương của cha mẹ đối với
con cái không chấm dứt mà vân được duy trì vì các quyền và nghĩa vụ đó được xác lập trên
cơ sở quan hệ cha, mẹ/ con chứ không phải trên cơ sở quan hệ hôn nhân của cha đối với

Tự điển pháp lý 62
mẹ. Vấn đề còn giải quyết chỉ là việc ai sẽ trực tiếp nuôi con mà thôi. Theo Luật HN-GĐ
2000 vợ chồng thỏa thuận với nhau về vấn đề này cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi
bên, Tòa án chỉ can thiệp khi hai bên không đạt được thỏa thuận. Quyết định của Tòa án
phải dựa trên cơ sở lấy quyền lợi của đứa con là chính; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì
phải xem xét đến nguyện vọng của con. Tuy nhiên về sau Tòa án có thể thay đổi người
trông nom con cũng như căn cứ trên lợi ích của con- xem Garde.
DIVORCER (v) : ly hôn
Volonté de divorcer : ý muốn, ý chí ly hôn
Ý muốn này phải có tính thực sự và tự do.
DOCTRINE (n) :học thuyết, học lý.
Học thuyết là toàn bộ các bài viết có hệ thống của một người trên các tập san phản ánh
quan điển của họ đối với một vấn đề đang gây nhiều tranh luận. Theo án lệ phương tây,
học lý cũng có thể được Tòa án quy chiếu để giải quyết một vấn đề đang còn tranh cãi và
quan điểm của án lệ chưa ổn định.
DOL (n) :sự lừa dối, sự gian trá.
Lừa dối trong giao dịch dân sự được xem là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ
ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung
của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó- điều 132 BLDS 2005. Nếu đối chiếu với
điều 142 BLDS 1995, BLDS 2005 đã mở rộng về người có hành vi lừa dối: thừa nhận hành
vi cố ý không chỉ riêng người đối ước mà còn cả người thứ ba. Chính vì vậy sự lừa dối của
một bên giao kết hay của người thứ ba khiến sự thỏa thuận giao kết của bên kia bị khiếm
khuyết và trở thành một trong các nguyên nhân khiến hợp đồng vô hiệu.

Để cấu thành sự lừa dối cần hội đủ các thành tố sau:


- Có những thủ đoạn có tính cố ý với ý định làm hại;
- Thủ đoạn nhằm đưa người đối ước có quyết định thiết lập giao dịch.
Khi xác định thành tố lừa dối người ta phải xem xét đến năng lực của người giao kết và đó
là thành tố quan trọng nhất; vì thế không thể xem là một thành tố cấu thành lừa dối nếu
một bên cung cấp những thông tin bị sai lầm do họ không biết bởi trình độ.

Trong trách nhiệm hợp đồng, lừa dối không chỉ là một nguyên nhân khiến sự ưng thuận
của người giao kết bị khiếm khuyết mà còn cấu thành một lỗi của người đối ước. Điều này
đưa đến hai hệ quả: một mặt người giao kết có thể xin tiêu hủy hợp đồng và mặt khác cũng
có thể buộc người có hành vi lừa dối bồi thường thiệt hại (điều 137 khoản 2 BLDS 2005).
Án lệ Pháp đã quan niệm rộng rãi về lừa dối/gian trá: một lời nói dối (Mensonge) và ngay
cả sự im lặng cũng được xem là gian trá.
DOMAINE (n) :công sản.
Công sản là những tài sản (động sản và bất động sản) của Nhà nước- xem Bien /Biens
meubles, Biens immeubles. Đặc điểm của công sản là người chiếm hữu không thể thủ đắc
thời hiệu.
Domaine public (n) : công sản công dụng.
Công sản công dụng là những tài sản được dùng vì lợi ích công cộng; ví dụ đường sá, cầu
cống....
DOMICILE (n) : trú sở pháp định (của một tổ chức, công ty), nơi cứ trú, nơi
đăng ký thường trú (của một người).
Đối với công ty, tổ chức, trụ sở pháp định là nơi đặt cơ sở làm ăn chính thức của tổ chức
hay công ty đó. Đối với cá nhân, nơi cư trú là nơi người đó thường xuyên sinh sống và
đăng ký với cơ quan quản lý hộ tịch. Nếu không xác định được nơi này, nơi cư trú của
người đó là nơi người đó đang sinh sống.

Trú sở pháp định có 4 đặc điểm sau:


- Chọn lựa: mỗi cá nhân, pháp nhân đều có quyền chọn lựa trú sở pháp định của mình;

Tự điển pháp lý 63
- Bó buộc: mối cá nhân, pháp nhân đều phải có một trú sở pháp định và chỉ có một mà
thôi;
- Cố định và thường xuyên có nghĩa là khi thay đổi trú sở, cá nhân và pháp nhân phải khai
báo. Nếu không, trong mọi quan hệ pháp luật đều lấy trú sở đã chọn.
Theo Luật TTDS, Tòa có thẩm quyền đối với tranh chấp dân sự là Tòa án có quản hạt nơi
cư trú của bị đơn.
Domicile conjugal : nơi cư trú chung (của vợ chồng), trú sở hôn nhân.
Một trong các nghĩa vụ phát sinh từ hôn nhân là nghĩa vụ chung sống; nơi cư trú của vợ
chồng là nơi cư trú chung và được xác định trên cơ sở của điều 55 BLDS 2005, điều 15
Luật Cư trú 2007. Vợ chồng có tòan quyền bình đẳng trong việc chọn lựa nơi cư trú chung
, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính (điều 19, 20 Luật HN-
GĐ 2000). Vợ chồng vẫn có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận. Mặt khác theo
luật của một số nước, vợ hay chồng trong thời gian tiến hành thủ tục ly hôn có thể tự chọn
cho mình một nơi cư trú ngoài cư trú chung (Résidence séparée).
Domicile élu/Election de domicile: trú sở tuyển định.
Theo Luật của Pháp, đây là trú sở do các đương sự thỏa thuận với nhau để tiện việc thực
hiện một nghĩa vụ. Ví dụ khách hàng có thể chọn địa chỉ của Văn phòng Luật sư làm trú sở
tuyển định của mình- hệ quả: tất cả giấy tờ liên quan đến vụ kiện Tòa án chỉ cần gửi đến
Văn phòng Luật sư là đủ.
DOMMAGE (n) : sự thiệt hại.
Sự thiệt hại có thể phát sinh từ việc không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện nghĩa vụ một
phần, thực hiện nghĩa vụ chậm trễ, kéo dài việc thực hiện hay thực hiện một cách cẩu thả.
Sự thiệt hại cũng có thể phát sinh từ một hành vi vi phạm pháp luật- xem Responsabilité
extra-contractuelle.

Sự thiệt hại phải là thành tố tất yếu phải có của trách nhiệm dân sự nói chung vì nếu không
sẽ đi ngược với nguyên tắc cơ bản và tiên quyết trong tố tụng dân sự là “không có quyền
lợi thì không thể hành sử quyền khởi kiện”. Tuy nhiên không phải tất cả mọi thiệt hại mà
một chủ thể phải gánh chịu trong đời sống xã hội lại có thể phát sinh trách nhiệm dân sự
của một chủ thể khác; ví dụ sự cạnh tranh hợp pháp của một doanh nghiệp trong một nền
kinh tế thị trường lành mạnh có thể gây thiệt hại cho một người, một công ty khác nhưng
người này, công ty này không thể hành sử bất cứ quyền khởi kiện nào để đồi bồi thường
thiệt hại.

Để có cơ sở cho việc bồi thường, sự thiệt hại phải chắc chắn đã có, được xác định và chưa
được bồi thường.
Sự thiệt hại phải chắc chấn có và được xác định
Theo nhiều người, tính chất “chắc chắn có” cũng như “được xác định” không có nghãi là
phải đã xảy ra. Một sự thiệt hại về tinh thần hay thiệt hại trong tương lai cũng có thể được
chấp nhận. Ví dụ nạn nhân của một tai nạn giao thông có thể được bồi thường không
những về các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng
bị mất, bị giảm sút; các khoản thiệt hại về tài sản gắn liền với tai nạn như đã bị mất, bị hư
hỏng hay bị hủy hoại- mà còn được bồi thường vì:
- một cơ hội hưởng lợi bị đánh mất ví dụ mất đi cơ hội giao kết một hợp đồng đã được ấn
định do quá hạn hoặc một cơ hội có được việc làm đã trôi qua vì không có mặt đúng ngày
giờ hẹn tiếp nhận công việc;
- các khoản thu nhập thực tế đã bị mất hoặc bị giảm sút về sau trong thời gian không thể
làm việc.
Nếu một sự thiệt hại trong tương lai có thể chấp nhận được thì trái lại một sự thiệt hại giả
định hoặc thiệt hại dự kiến trong những hoàn cảnh không chắc chắn xảy ra trong tương lai
lại không thể chấp nhận được; ví dụ một Luật sư được khách hàng ủy uyền quên ký kháng
cáo trong thưòi hạn luật định không thể bị bồi thường nếu khách hàng cho rằng mình đã

Tự điển pháp lý 64
thua kiện vì mất đi quyền kháng cáo (trách nhiệm ngoài hợp đồng) nhưng có thể buộc Luật
sư chịu trách nhiệm bồi thường trên cơ sở nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng (nghĩa vụ phải
làm một công việc nhất định: kháng cáo đúng thời hạn).
Sự thiệt hại phải chưa được bồi thường
Lẽ dĩ nhiên mỗi khi sự thiệt hại đã được bồi thường thì nạn nhân không thể khởi kiện xin
bồi thường thiệt hại một lần nữa. Nguyên tắc trên tuy có vẻ đơn giản nhưng trong thực tế
trong vài trường hợp cũng khó biết nạn nhân đã được bồi thường chưa?
Ví dụ nạn nhân trước đó đã ký một hợp đồng bảo hiểm về tính mạng theo quy định điều
567 của BLDS 2005 nay gặp phải một tai nạn và đã được bên bảo hiểm trả tiền liệu có thể
đòi hỏi người gây ra tai nạn phải bồi thường các tổn thất không? Nói cách khác đương sự
có thể kiêm lĩnh hai khoản tiền này không?
Thật ra khoản tiền bảo hiểm mà bên bảo hiểm đã phải trả cho nạn nhân không phải là
khoản tiền bồi thường thiệt hai, nó chỉ là đối khoản của những khoản tiền- được gọi là bảo
phí- mà người đó phải đóng trước đó cho bên bảo hiểm. Tai nạn xảy ra chỉ là một sự kiện
để bên bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ của mình; đó là việc phải trả cho khách hàng một
số tiền đã được ấn định trong hợp đồng bảo hiểm. Trách nhiệm của bên bảo hiểm phát sinh
từ sự thi hành hợp đồng hợp đồng và có nghĩa vụ thanh tóan tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo
hiểm xảy ra; do đó, nghĩa vụ của bên bảo hiểm không phải là một nghĩa vụ bồi thường .
Trên cơ sở đó nạn nhân vẫn có quyền khởi kiện người gây ra tai nạn cho chính mình phải
bồi thwongf thiệt hại và họ có quyền kiêm hưởng hai khoản tiền nói trên vì có sự khác biệt
về tính chất pháp lý của hai khoản tiền này.

Tuy nhiên Bộ luật dân sự 2005 đã không chấp nhận quan điểm trên vì điều 577 khoản 2 đã
cho rằng “Trong trường hợp bên được bảo hiểm đã nhận số tiền bồi thường thiệt hại do
người thứ ba trả, nhưng vẫn ít hơn số tiền mà bên bảo hiểm phải trả thì bên bảo hiểm chỉ
phải trả “phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và số tiền mà người thứ ba đã trả trừ
trường hợp có thỏa thuận khác; nếu bên được bảo hiểm đã nhận tiền bảo hiểm nhưng ít hơn
so với thiệt hại do người thứ ba gây ra thì bên được bảo hiểm vẫn có quyền yêu cầu người
thứ ba bồi thường phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và tiền bồi thường thiệt hại”.

Đối với loại bảo hiểm về trách nhiệm dân sự theo quy định của điều 580 BLDS 2005 cũng
tương tự như vậy. Ví dụ một tai nạn giao thông xảy ra, hãng bảo hiểm đã đứng ra ký hợp
đồng bảo hiểm cho chủ xe có trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân. Tuy nhiên khoản tiền
bồi thường này chỉ có thể bằng hoặc thấp hơn thiệt hại mà nạn nhân phải chịu vì nó tùy
thuộc vào phí bảo hiểm mà chủ xe đã đóng theo đúng hợp đồng bảo hiểm . Vì thế trong
trường hợp số tiền mà hãng bảo hiểm bồi thường cho nạn nhân kém hơn sự thiệt hại mà
nạn nhân phải gánh chịu, người này có quyền khởi kiện người gây ra tai nạn để xin bồi
thường phần thiệt hại chênh lệch chưa được bồi thường.
Dommage actuel : sự thiệt hại hiện tại.
Dommages aux biens : sự thiệt hại về tài sản.
Dommage à la personne : sự thiệt hại về con người.
Dommage corporel : sự thiệt hại về thể chất.
Sự thiệt hại này có thể dưới nhiều dạng khác nhau: nạn nhân bị thương tật, chết; những cơn
đau về thể xác do vết thương gây ra; thiệt hại về thẩm mỹ...
Dommage futur : sự thiệt hại trong tương lai..
Dommage imprévu : sự thiệt hại không thể tiên liệu được.
Dommage matériel : sự thiệt hại vật chất.
Tổn thất về vật chất như tài sản bị hư hỏng hay bị hủy hoại, thiệt hại liên quan đến mất thu
nhập...
Dommage moral : sự thiệt hại tinh thần.
Tổn thất về tinh thần tuy được thể hiện tại các điều 609 khoản 2, điều 610 khoản 2 và điều
611 khoản 2 nhưng BLDS 2005 không đưa ra một định nghĩa và phạm trù chính xác. Nhìn

Tự điển pháp lý 65
chung ta có thể chấp nhận “tổn thất tinh thần là những tổn thất liên quan đến các quyền
không có tính chất tài sản, đến những lợi ích phi vật chất cần thiết cho cuộc sống như danh
tiếng, tình cảm”.
Nghị quyết 01/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trước đây đã chỉ rõ
những thiệt hại do tổn thất vì tinh thần như sau:
“Thiệt hại do tổn thất vì tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người
thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương buồn phiền, mất mát về tình
cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm...
Thiệt hại do tỏn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp
nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ cchuwcs đó bị
giảm sút hoặc bị mất đi sự tín nhiệm, lòng tin...vì bị hiểu nhầm...”
Như vậy, thực chất sự oỏn thất về tinh thần có hai dạng:
1. Gắn liền với sự tổn thất vật chất, ví dụ nạn nhân trong một vụ tai nạn giao thông phải
chịu một sự tổn thất về chi phí thuốc men nhưng đồng thời cũng chịu những đau đớn về
mặt tinh thần vì phải gánh chịu một bệnh tật.
2. Không gắn liền với tổn thất vật chất mà hoàn toàn thuần túy về tinh thần, ví dụ: nỗi đau
vì mất đi một người thân; uy tín bị giảm sút hoặc bị mất, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu
nhầm...do một hành vi trái pháp luật của người khác và cần phải được bồi thường một
khoản bù đắp oỏn thất mà họ phải chịu.
Về lý thuyết, phải nói những tổn thất tinh thần là những thiệt hại phi vật chất không có
những công thức để có thể quy ra bằng tiền khi tính đến bồi thường thiệt hại. Việc giải
quyết bồi thường trong trường hợp này chỉ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể nhằm
mục đích an ủi, động viên cho người bị hại. Lúc đó sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể
của cả hai bên để xem xét dựa trên yêu cầu của người bị thiệt hại cũng như điều kiện hoàn
cảnh cụ thể của bên phải bồi thường. Tuy nhiên theo Nghị Quyết 04/2001 nêu trên thì:
- Đối với những tổn thất tinh thần gắn liền với tổn thất vật chất, tiền bù đắp tổn thất này
không qua 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết việc bồi
thường;
- Đối với những tổn thất tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì tiền bù
đắp tổn thất này không qua 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm
giải quyết việc bồi thường;
DOMMAGES ET INTÉRÊTS (n): tiền bồi thường thiệt hại- xem Ressponsab il ité extra-
contractuelle
Tiền bồi thường thiệt hại là khoản tiền đền bù dành cho bên có quyền khi bên có nghĩa vụ
không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện nghĩa vụ có tính cẩu thả, chậm trể hay kéo dài việc
thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. Các nghĩa vụ này có thể dưới dạng tác động/ tích cực
(chuyển hữu một tài sản hay phải làm một cái gì) hoặc bất động/ tiêu cực (không được làm
một điều gì). Bên có nghĩa vụ chỉ phải trả tiền này (gọi là tiền bồi thường vì bội ước) khi
họ có lỗi trong việc thực hiện nghĩa vụ. Việc áp dụng biện pháp này là nhằm bảo đảm cho
việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

Tiền bồi thường thiệt hại có thể phát sinh bởi:


- Sự thỏa thuận của các bên giao kết và được ghi rõ các điều khoản dự phạt- xem Clausse/
Clause pénal, Pénalité.
- Luật định: đây là trường hợp có sự chậm trẽ thực hiện nghĩa vụ trả tiền sau khi có sự đốc
thúc của bên có quyền và được tính theo lãi suất của ngân hàng.

Bên có quyền không thể đòi hỏi bên có nghĩa vụ phải bồi thường cao hơn ngạch số đã
được ghi trong hợp đồng ngoại trừ số tiền bồi thường này không đáng kể nếu ta đối chiếu
với các trường hợp tương tự. Ngược lại bên có nghĩa vụ cũng không thể yêu cầu Tòa giảm
bớt số tiền phải bồi thường thiệt hại nếu khoản tiền này đã được các bên thỏa thuận và phía

Tự điển pháp lý 66
bên có nghĩa vụ không chứng minh rằng mình rơi vào trường hợp người yếu thế khi giao
kết và phải gánh chịu các thiệt hại quá mức nếu ta đối chiếu với các trường hợp tương tự.
Việc đánh giá yêu cầu của cả hai trường hợp trên thuộc toàn quyền của các thẩm phán xử
về nội dung.
Dommages-intérêts compensatoires: tiền bồi thường thiệt hại có tính bù trừ tương đương
với giá ngạch của sự thiệt hại.
Dommages-intérêts moratoires: tiền bồi thường thiệt hại quá hạn do sự thực hiện nghĩa
vụ chậm trễ.
Đây là khoản lãi có được của số tiền bồi thường tính từ ngày bên có nghĩa vụ phải thực
hiện nghĩa vụ. Theo luật phương tây thời điểm này được tính từ ngày đốc thúc của bên có
quyền đối với người có nghĩa vụ.
DONNATAIRE (n ) : bên được tặng cho.
DON, DONATION (n )
1. Hợp đồng tặng cho.
2. Sự tặng cho.
Tặng cho là hành vi của người chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu một hay nhièu tài sản cho
một người khác mà không đòi hỏi một sự đền bù nào cả và người được tặng đồng ý nhận
tài sản tặng cho. Tùy theo đối tượng tặng cho, sự tặng cho sẽ được thực hiện dưới hình
thức trao tay hay phải làm bằng chứng thư được công chứng.

Trong trường hợp tặng cho, theo quy định của điều 466, 467 khoản 2 BLDS 2005 thời
điểm có hiệu lực chuyển dịch quyền sở hữu như sau:
 Đối với động sản thông thường hay bất động sản không cần sự đăng ký quyền sở hữu
theo pháp luật: sự chuyển dịch quyền sở hữu được tính tại thời điểm bên được tặng nhận
tài sản.
 Đối với động sản hay bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo pháp luật: sự
chuyển dịch quyền sở hữu được tính tại thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký.
Phát xuất từ nguyên tắc trên, mọi sự tặng cho trong đó người tặng cho dành quyền lấy lại
tài sản bất cứ lúc nào (ngoại trừ trường hợp tặng cho có điều kiện) thì hợp đồng này bị coi
là vô hiệu vì trái với nguyên tắc cơ bản về quyền sở hữu.

Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho các khuyết tật của tài sản tặng
cho. Nếu đã biết khuyết tật mà không thông báo thì bên tặng cho phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho (điều 469 BLDS 2005). Không những thế
bên tặng cho phải bảo đảm về tính sở hữu của tài sản tặng cho có nghĩa là không thể tặng
cho một tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình- xem Acte civil/ Nullité des actes
civils. BLDS 2005 cũng buộc bên tặng cho phải thanh tóan chi phí để làm tặng giá trị tài
sản cho bên được tặng cho khi tài sản bị chủ sở hữu lấy lại với điều kiện bên được tặng
không biết hoặc không thể biết về nguồn gốc sở hữu của tài sản tặng cho (điều 468 BLDS
2005).
Donation avec charge : tặng cho có điều kiện.
Tặng cho có điều kiện là trường hợp bên tặng cho yêu cầu bên được tặng cho phải thực
hiện một hay nhiều nghĩa vụ dân sự trước hay sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không
được trái pháp luật, đạo dức xã hội (điều 470 khoản1 BLDS 2005).
Khi thiết lập tặng cho có điều kiện hợp đồng tặng cho trở thành hợp đồng songvụ. Vì vậy
trong trường hợp nếu bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ sau khi nhận vật tặng
thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại (điều 470
khoản 3 BLDS 2005). Nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho vẫn
không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh tóan nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực
hiện (điều 470 khoản BLDS 2005).

Tự điển pháp lý 67
BLDS 2005 không đề cập đến việc tặng cho với điều kiện “không được chuyển nhượng”
tài sản tặng cho. Phải chăng điều khoản không thể chuyển nhượng (Clause
d’inaliénabilité) được ghi trong hợp đồng bao hàm một nghĩa vụ điều kiện mà bên tặng
cho đã đặt ra đối với bên được tặng cho. Trong khi Bộ Luật dân sự của Pháp lại quy định
“Những điều khoản không cho phép chuyển nhượng tài sản tặng cho ...chỉ có giá trị tạm
thời và được chứng minh bằng một lợi ích chính đáng. Ngay cả trong trường hợp này
người được tặng cho có thể được Tòa án cho phép định đoạt tài sản nếu việc cấm chuyển
nhượng không cần thiết nữa hoặc mới phát sinh một lợi ích lớn hơn (Luật số 71-526 ngày
3-7-1971 bổ sung điều 900 BLDS Pháp)
Donation déguisée : tặng cho giả tạo (nhằm che đậy một hành vi khác).
Tặng cho giả tạo luôn luôn bị tuyên bố vô hiệu vì nhằm che dấu một hành vi háp lý khác-
xem Contrat/ Contrat secret
Donation des biens à venir : tặng cho tài sản sẽ có (trong tương lai). Việc cho tặng chỉ
phát sinh hiệu lực đối với những tài sản hiện có; như vậy một hợp đồng cho tặng đối với tài
sản sẽ có trong tương lai sẽ hoàn tòan vô hiệu (điều 943 BLDS Pháp).
Donation entre vifs : tặng cho lúc còn sống. (đưa lên trên)
Tặng cho có thể được thực hiện giữa các người còn sống với nhau và được ghi nhận thông
qua hợp đồng tặng cho. Nhưng nếu sự tặng cho này chỉ phát sinh hiệu lực sau khi người
tặng cho chết thì việc thực hiện thông qua di chúc - xem Legs, Testament
Donation indirecte : tặng cho gián tiếp.
Tuy tặng cho thường phải được lập bằng hợp đồng (ngoại trừ tặng cho trao tay) nhưng
không nhất thiết trong mọi trường hợp phải lập theo phương thức này. Tặng cho nhằm thể
hiện một sự chuyển dịch tài sản trực tiếp từ người tặng cho sang người được tặng cho
nhưng trong vài trường hợp người tặng cho có thể thực hiện mục đích tặng cho thông qua
một hành vi pháp lý khác; ví dụ chủ nợ miễn cho con nợ trả nợ đã vay; người mua bảo
hiểm tính mạng chuyển khoản tiền bồi thường cho người thứ ba đã được chỉ định trong
hợp đồng bảo hiểm. Trong các trường hợp vừa nêu, người ta gọi là tặng cho gián tiếp.
Donation manuel- Don manuel: tặng trao tay (một tài sản hữu hình).
Hình thức tặng cho này chỉ được thực hiện đối với các động sản có giá trị nhỏ và sự tặng
cho phát sinh hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản. Đối với các tài sản có giá trị lớn
việc tănng cho dưới hình thức trao tay có thể dẫn đến khó khăn khi xác định người tặng
cho hay các thừa kế của người này phủ nhận việc tặng cho.
Donation-partage (n) : chia gia sản lúc còn sống.
Chia gia sản lúc còn sống là một định chế của Bộ Dân luật Pháp theo đó người chủ sở hữu
phân chia một phần hay tất cả tài sản của mình cho một hay nhiều người khác là thừa kế
lúc người đó còn sống. Việc phân chia này có thể không có hoặc có điều kiện.
Promesse de donation : hứa cho.
Révocation de la donation : hủy bỏ việc tặng cho.
Trong trường hợp sự tặng cho chưa phát sinh hiệu lực, bên tặng cho có thể hủy bỏ sự tặng
cho bất cứ lúc nào; sự tặng cho cũng trở thành vô hiệu nếu trong thời kỳ này người tặng
cho chết.
DONATEUR (n) : bên tặng cho.
DOUBLE ORIGINAL (n) : hai hay nhiều bản gốc.
Đối với một vài chứng thư luật bó buộc phải lập hai hay nhiều bản gốc. Một hợp đồng mua
bán phải được lập 2 bản. một chứng thư có bao nhiêu người ký phải có bấy nhiêu bản.
DOT (n ) : của hồi môn.
Của hồi môn là phần tài sản của người đàn bà mang về nhà chồng khi lập gia đình.
DROIT (n )
1. Luật, pháp luật.
Droit civil : luật dân sự, dân luật, luật hộ, thường luật.
Luật dân sự là toàn bộ những quy tắc pháp lý liên quan đến nhân thân, gia đình, tài sản
cũng như những quan hệ được thiết lập giữa các chủ thể dân sự với nhau. Người phương

Tự điển pháp lý 68
tây cũng gọi luật dân sự là thường luật (Droit commun) vì nó chi phối phần lớn các quan hệ
trong xã hội. Đối với những quan hệ riêng biệt nếu có luật riêng thì luật riêng sẽ chi phối;
ví dụ tranh chấp về lao động sẽ áp dụng luật lao động, tranh chấp bảo hiểm sẽ áp dụng luật
bảo hiểm, tranh chấp về thương mại sẽ áp dụng luật thương mại...

Quan điểm của các nhà làm luật Việt Nam thì cho rằng luật dân sự là công cụ pháp lý “quy
định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể
khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”- điều 1 BLDS 2005.
Droit commun : thường luật- xem Droit/Droit civil.
Droit naturel : luật tự nhiên.
Luật tự nhiên là một khái niệm đã có từ lâu và thường không có một định nghĩa chắc chắn.
Hiện nay ta có thể xem luật tự nhiên là những quy tắc bao gồm những yếu tố bất di dịch
mà người ta phải chấp nhận trong bất cứ không gian hoặc thời gian nào.
Droit du travail : luật lao động.
Luật lao dộng là tập hợp các văn bản “quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và
của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao đôdng, các nguyên tắc sử dụng và quản lý
lao động góp phần thúc đẩy sản xuất”- Lời nói đầu của Bộ Luật lao động Việt Nam.
Droit positif : luật thực tại.
Luật thực tại là luật áo dụng tại một xã hội nhất định và vào một thời điểm nhất định. Ví dụ
Luật Hồng Đức được áp dụng dưới thời nhà Lê, Luật Gia Long được áp dụng dưói thời nhà
Nguyễn....
Droit privé : luật tư, tư pháp.
Luật tư pháp là một ngành luật chủ yếu chi phối các quan hệ giữa các tư nhân với nhau. Từ
này để phân biệt với Luật công pháp (Droit public) là ngành luật liên quan đến việc tổ chức
Nhà nước và chi phối các quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Trong ngành luật
tư pháp còn có thể chia thành những ngành nhỏ như luật dân sự, luật hôn nhân, luật bảo
hiểm, luật đất đai...Trong ngành công pháp có các ngành nhỏ như luật hiến pháp, luật hành
chính, luật tài chính...
2. Quyền( được thừa nhận cho một cá nhân, tổ chức nào đó).
Droit acquis : quyền được hưởng, quyền được thủ đắc- xem Acquisition.
Droits civils : các quyền dân sự.
Quyền dân sự là những quyền có tính nhân thân hoặc có tính tài sản được luật pháp thừa
nhận cho các chủ thể dân sự. Các quyền dân sự có tính nhân thân của cá nhân khác với các
quyền của một công dân ví dụ quyền được bầu cử, quyền được ứng cử...
Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo các
quy định của Luật dân sự hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có quyền:
- Công nhận quyền dân sự của mình;
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
- Buộc xin lỗi cải chính công khai;
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Buộc bồi thường thiệt hại.
Droit au divorce : quyền ly hôn.
Quyền này được BLDS 2005thừa nhận tại điều 42 theo đó “Vợ chồng hoặc cả hai người có
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn- xem Divorce.
Droit à l’égalité : quyền bình đẳng (giữa vợ chồng, giữa con cái không phân
biệt con trong giá thú hay ngoài giá thú, con đẻ hay con nuôi)- xem Égalité.
Droit à l’image : quyền về hình ảnh.
Nhằm tránh việc lạm dụng hình ảnh của người khác, điều 31 BLDS 2005 tại khoản 2 và 3
đã khẳng định:
1. Việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được người đó đồng ý, trong trường hợp người đó
đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ,

Tự điển pháp lý 69
chồng con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý trừ trường hợp vì lợi ích
của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân
phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Droit au mariage : quyền kết hôn.


Quyền kết hôn dược BLDS 2005 thừa nhận không những giữa những người mang quốc
tịch Việt Nam mà còn thừa nhận việc kết hôn giữa công dân mang quốc tịch Việt Nam và
người nước ngoài (điều 39).
Droit à réparation : quyền được yêu cầu đòi bồi thường- xem Réparation.
Droit au respect de la vie priveïe : quyền được tôn trọng đời tư.
Quyền này là một trong các quyền cơ bản thuộc nhóm quyền nhân thân của mỗi một cá
nhân. Điều 38 BLDS 2005 sau khi khẳng định nguyên tắc quyền bí mật đời tư của cá nhân
được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ (khoản 1) đã quy định rằng:
1. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng
ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi
thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đa thành niên hoặc người đại diện của người đó
đồng ý trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền (khoản 2).
2. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo
đảm an tòan bí mật. Việc kiểm doát chỉ được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy
định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (khoản 3).
Droit corporel : quyền hữu hình.
Quyền hữu hình là quyền có được trên một vật hữu hình.
Droit d'auteur : quyền tác giả.
Quyền tác giả là quyền của người làm ra tác phẩm, công trình của mình trong các lĩnh vực
văn học, nghệ thuật, khoa học- xem Auteur/ Droit d’auteur .
Droit d’image : quyền hình ảnh, quyền đối với hình ảnh.
Quyền này được BLDS 2005 thùa nhận tại điều 31 khoản1 theo đó “Cá nhân có quyền đối
với tài sản của mình”; phạm vi của quyền này khá đa dạng - xem Droit/ Droit à l’image.
Quyãön naìy âæåüc BLDS 2005 thæìa nháûn taûi âiãöu 31 khoaín 1 theo âoï “Caï nhán coï
quyãön âäúi Droit de disposition : quyền định đoạt- xem Disposition,
Propriété.
Droit de la personnalité :quyền liên quan về nhân thân- xem Droit extra-patrimonial.
Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân và vì thế không thể chuyển giao
cho người khác trừ pháp luật có quy định khác (điều 24 BLDS 2005). Bộ luật dân sự 2005
khi quy định như vậy đã thừa kế các quyền trước đây đã được BLDS 1995 liệt kê như
quyền có được tên họ, quyền thay đổi tên; quyền xác định dân tộc; quyền được bảo đảm an
toàn về tính mạng sức khỏe, được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; được tôn tôn trọng
đời tư...và nay dã bổ sung thêm bốn quyền mới là quyền hiến bộ phận cơ thể (điều 33),
quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (điều 34), quyền nhận bộ phận cơ thể người
(điều 35), quyền xác định lại giới tính (điều 36).
Droit de plaidorie : quyền biện hộ.
Droit de préemption : quyền tiên mãi, quyền được mua trước- xem Préemption.
Droit de preïfeïrence : quyền ưu tiên (dành cho bên có quyền được quyền ưu tiên
tiếp nhận nghĩa vụ thực hiên)- đó là bên có quyền (chủ nợ) có vật thế chấp trước các bên
có quyền khác- xem Hypothèque.
Droit de propriété : quyền sở hữu- xem Propriété.
Droit de rétention : quyền sở hhuyeefntaif sản- xem Rétention.
Droit de suite : quyền truy tìm, truy sách, truy đuổi.
Quyền truy tìm là quyền dành cho chủ sở hữu có thể đòi một tài sản của mình dù tài sản đó
nằm ở trong tay của ai- xem Propriété.

Tự điển pháp lý 70
Droit d'usage : quyền dùng, quyền sử dụng.
Quyền sử dụng là quyền được khai thác công dụng cũng như được hưởng hoa lợi từ tài sản
được người chủ sở hữu giao sử dụng nhưng không được chuyển dịch tài sản này cho người
khác- xem Propriété.
Droit extra-patrimonial : quyền ngoài gia sản.
Quyền ngoài gia sản là các quyền liên quan nhân thân như các quyền chính trị, quyền của
cha mẹ đối với con cái. Các quyền này không nằm trong gia sản của một người nên không
thể chuyển nhượng, kê biên được.
Droit incorporel : quyền vô hình.
Quyền vô hình là những quyền không thuộc về các vật hữu hình như các quyền đối nhân
(quyền về trí tuệ: quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả...).
Droit intellectuel : quyền sở hữu trí tuệ, quyền tinh thần.
Quyền mang tính tinh thần là các quyền không phải có được và được thiết lập trên một vật
mà được thiết lập bằng một đặc quyền. Ví dụ quyền tác giả, quyền sáng chế, quyền về kiểu
dáng công nghiệp.. .
Droit patrimonial : quyền về tài sản.
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự
kể kể cả quyền sở hữu trí tuệ (điều 181 BLDS 2005).
Droit personnel : quyền đối nhân.
Quyền đối nhân là quyền của bên có quyền có quyền yêu cầu bên có nghãi vụ phải thực
hiện một nghĩa vụ nào đó. Quyền đối nhân có 3 thành tố:
- Bên có quyền là chủ thể tích cực của quyền đối nhân;
- Bên có ngh ĩa vụ là chủ thể tiêu cực của quyền đối nhân;
- Nghĩa vụ là đối tượng của quyền đối nhân.
Trái với quyền sđối vật có thể đối kháng với mọi người quyền đối nhân chỉ có thể đối
kháng với một người- đó là bên có nghĩa vụ.
Droit réel : quyền đối vật.
Quyền đối vật là quyền được hành sử trực tiếp trên các tài sản
Quyền đối vật có hai thành tố:
- Con người là chủ thể của quyền
- Tài sản hay vật, đối tượng của quyền thuộc chủ thể. Đối tượng này có thể là một động
sản hay bất động sản. Theo Dân luật Pháp tính chất của quyền đối vật có thể là một động
sản (quyền sở hữu đối với một động sản) hay là bất động sản (quyền thế chấp một bất động
sản...)
Etat de droit : nhà nước pháp trị, nhà nước pháp quyền.
Nhà nước pháp trị là nhà nước trong đó mọi quan hệ, người dân cũng như nhà chức trách
phải tuân theo tinh thần thượng tôn pháp luật.
ECHANGE (n)
1. Sự trao đổi tài sản.
2. Hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng hoán vật.
Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thụân giữa các bên bằng cách giao tài sản và chuyển
quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau (điều 463 khoản 1 BLDS 2005). Hợp đồng phải
được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của
UBND cấp có thẩm quyền nếu pháp luật có quy định (điều 463 khoản 2 BLDS 2005).
Quan hệ giao dịch trong loại hợp đồng này là vật-vật. Điểm giống nhau giữa hợp đồng mua
bán và hợp đồng trao đổi tài sản là cả hai đều có việc chuyển giao cho nhau một đối tượng
là tài sản và quyền sở hữu tài sản. Vì vậy trong việc trao đổi tài sản mỗi bên được coi là
người bán đối với vật được chuyển giao và là người mua đối với vật tiếp nhận, vì thế các
yêu cầu về mặt pháp lý của một hợp đồng mua bán cũng được áp dụng đối với các hợp
đồng trao đổi tài sản (điều 463, khoản 4 BLDS 2005). Trong một chừng mực nào đó người
ta có thể nói hợp đồng trao đổi là một hợp đồng mua bán kép. Chỉ có một sự khác biệt là
trong hợp đồng trao đổi sự chuyển giao vật có tính trực tiếp nghĩa là người ta không sử

Tự điển pháp lý 71
dụng đồng tiền như là một phương tiện trung gian. Cần lưu ý là việc trao đổi này dựa trên
việc đánh gía có tính chủ quan không riêng về giá trị vật trao đổi mà còn dựa trên việc đáp
ứng yêu cầu sử dụng khi được sở hữu của vật trao đổi đối với mỗi bên liên quan
Echange avec soulte : hợp đồng trao đổi vật có bù trừ tiền.
Hợp đồng trao đổi vật có bù trừ tiền là hợp đồng trong đó bên nhận vật ít có giá trị hơn sẽ
chuyển cho bên kia khoản tiền trị giá chênh lệch. Điều 464 BLDS 2005 ghi “ Trong hợp
đồng tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh
lệch đó trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
ECHÉANCE (n)
1. Thời hạn, kỳ hạn (phải thực hiện nghĩa vụ)- xem Terme.
Thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ là khoản thời gian cam kết thực hiện nghĩa vụ cho đến
khi nghĩa vụ được thực hiện.
Emprunt à courte échéance : vay mượn ngắn hạn.
2. Ngày, thời điểm phải thực hiện nghĩa vụ.
EFFET (n) :hiệu lực
Effets du contrat entre les parties: hiệu lực của hợp đồng đối với người thứ ba- xem
Contrat/ Effets du contrat à l’ égard des tiers.
Effet relatif du contrat : hiệu lực tương đối của hợp đồng.
Hiệu lực tương đối của hợp đồng là hợp đồng chỉ phát sinh hiệu lực đối với các bên giao
kết hoặc được xem là giao kết- xem Contrat/ Effets du contrat entre les parties.
ÉGALITE (n) : sự bình đẳng (giữa vợ chồng với nhau, giữa con đẻ và con
nuôi)
Luật HN-GĐ 2000 đã nói rõ nguyên tắc này tại điều 2 theo đó “ vợ chông bình đẳng trong
quan hệ với nhau cũng như trong việc quản lý tài sản chung hoặc nuôi dạy con cái” và
“không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con
nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú”.
EMANCIPATION (n) : sự thoát quyền.
Theo Dân luật Pháp, vị thành niên trong vài trường hợp đặc biệt (ăn ở với nhau và có con)
có quyền lập hôn thú. Trong trường hợp này họ được xem như người thoát quyền
(Émancipé) và trở thành người có đủ năng lực pháp lý như một người thành niên.
EMOLUMENT (n) : phần được chia cho một đồng chủ sở hữu trong một tài sản
chung.
MOLUMENTS (n) : tiền công ấn định theo giá biểu của các công lại như thừa
phát lại, chưởng khế...
EMPRUNT (n)
1. Sự vay mượn, sử dụng tài sản hay tiền bạc với tính cách mượn- xem Prêt.
2. Khoản tiền vay mượn, tài sản vay mượn.
Rembourser un emprunt: hoàn trả một khoản vay mượn.
EMPRUNTEUR : người đi vay mượn
ENCHÈRE PUBLIQUE (n) : sự đấu giá công khai
Vente aux enchères publiques: bán đấu giá, phát mại- xem Adjudication.
ENCLAVE (n) : đất bi vây bọc bởi các đám đất khác.
Theo điều 275 BLDS 2005 chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản thuộc
các sở hữu chủ khác mà không có lối đi ra có quyền yêu cầu chủ sở hữu chủ bất động sản
liền kề dành cho mình một lối đi thuận tiện và hợp lý ra đường công cộng. Người được yêu
cầu phải có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó, người được dành lối đi phải có trách nhiêm đền
bù nếu không có thỏa thuận khác- xem Servitude.
ENDETTEMENT (n) : sự mắc nợ
ENDETTER (v) : làm mắc nợ.
S’endetter (v) : mắc nợ
ENFANT (n) : con
Enfant abandonné : con bị từ bỏ, bị bỏ rơi.

Tự điển pháp lý 72
Con bị bỏ rơi là những người con tuy có cha mẹ nhưng không được nuôi dưỡng và chăm
sóc.
Enfant adoptif : con nuôi.
Con nuôi là con không phải do cha mẹ sinh ra nhưng được nuôi như con đẻ thông qua thủ
tục khai nhận nuôi con nuôi. Luật hiện hành đồng hóa quan hệ giữa người nuôi và con nuôi
như quan hệ với cha mẹ với con đẻ- xem Adoption.
Enfant adultérin : con ngoại tình.
Con ngoại tình là con sinh ra mà cha và mẹ đều đã có quan hệ hôn nhân với người khác.
Cũng có trường hợp đứa con này là con ngoại tình đối với cha hoặc mẹ nếu người này đã
có quan hệ hôn nhân với người khác nhưng lại là con ngoài giá thú đối với người kia (nếu
người này độc thân)- xem Enfant/ Enfant illégitime, Enfant naturel.
Enfant biologique :con đẻ.
Enfant illégitime, enfant naturel: con ngoài giá thú, con ngoài hôn nhân, con ngoại hôn.
Nói chung con ngoài giá thú là con sinh ra mà cha mẹ đứa trẻ không lập hôn thú. Con
ngoài giá thú thường do người mẹ không có chồng sinh ra hoặc tuy đã có chồng nhưng lại
thụ thai sau khi hôn nhân chấm dứt. Con ngoài giá thú cũng có thể do một người đàn bà
sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nhưng bị người chồng từ chối tư cách là cha với sự từ chối
này được Tòa án chấp nhận. Trong trường hợp này là con ngoại tình đối với người mẹ.
Pháp luật quy định con ngoài giá thú có mọi quyền và nghĩa vụ như con trong giá thú.
Enfant incestueux : con loạn luân
Con loạn luân là con sinh ra mà giữa cha mẹ có dây liên hệ huyết thống bị luật pháp cấm
không được kết hôn.
Enfant légitime : con trong giá thú, con trong hôn nhân, con chính thức
Được gọi là con trong giá thú khi:
1. Đứa con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân giữa hai người (có thể thành thai trước ngày lập
hôn thú nhưng được sinh sau ngày kết hôn- Enfant concu avant mais né après la
célébration du mariage
2. Được thành thai trong thời kỳ hôn nhân- Enfant concu pendant le mariage- và sinh ra
sau khi hôn nhân chấm dứt (ly hôn, người chồng chết).
Enfant légitime : con ngoài giá thú được khai nhận, con được chính thức hóa.
Con được khai nhận là con không được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nhưng được cha mẹ
chúng thừa nhận như là con trong giá thú- xem Légitimation.
Enfant naturel simple : con ngoài giá thú, con ngoài hôn nhân, con ngoại hôn (
trường hợp cả cha lẫn mẹ đều độc thân).
Enfant trouvé : con vô thừa nhận, con bị bỏ rơi.
Con vô thừa nhận là con không biết rõ tung tích của cha mẹ nó.
ENGAGEMENT (n) :sự cam kết
Engagement par volonté unilatérale: sự cam kết đơn phương.
Tại Pháp theo học thuyết ý chí tự do, sự cam kết đơn phương của một người cũng đủ phát
sinh nghĩa vụ đã cam kết. Điều 281 BLDS 2005 cũng quy định rằng một trong các nguồn
gốc phát sinh nghĩa vụ là “hành vi dân sự đơn phương”- ví dụ sự cho tặng- xem Don.
ENREGISTREMENT (n)
1. Trước bạ.
Đăng ký.
Đăng ký là hình thức nhằm công bố cho người thứ ba biết về một hành vi hay sự kiện pháp
lý như kết hôn, tạo lập quyền sở hữu...
Engistrement de mariage : đăng ký kết hôn- xem Mariage.
Engistrement de naissance : đăng ký khai sinh- xem Naisance.
Engistrement de décès : đăng ký khai tử- xem Décès.
ENRICHISSEMENT SANS CAUSE: hưởng lợi (tài sản) không có nguyên nhân, được
lợi không nguyên nhân.

Tự điển pháp lý 73
Đây là nguyên tắc được ghi nhận tại nhận tại nhiều Bộ Dân luật phương tây theo đó “người
nào không có nguyên nhân chính đáng, đã hưởng lợi không nguyên nhân khiến người
khác phải thua thiệt thì phải bồi hoàn”. Nói một cách khác đây là trường hợp một người
thủ đắc các quyền lợi nhưng không có duyên cớ chính đáng. Ví dụ một người biệt tích sau
một thời gian trở về thì phải có trách nhiệm phải hoàn trả lại cho người chiếm hữu ngay
tình hay người quản trị luật định những chi phí liên quan đến việc bảo trì cũng như có thể
làm tăng giá trị tài sản họ; nếu không người chủ sở hữu thực sự sẽ được hưởng lợi vô
nguyên nhân.
ENRICHISSEMENT SANS FONDEMENT JURIDIQUE: hưởng lợi về tài sản không có
căn cứ pháp luật.
Đây là một chế định pháp luật của Việt Nam tương đương với trường hợp được lợi không
nguyên nhân cảu Pháp. Với quy định này, nhà làm luật muốn đề cập đến nghĩa vụ của
người chiếm hữu, sử dụng tài sản nhưng không dựa trên căn cứ do pháp luật quy định hoặc
tuy có căn cứ nhưng căn cứ đã không còn có hiệu lực. Vấn đề này được BLDS 2005 đề cập
tại chương XX dưới tiêu đề “ nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về
tài sản nhưng không có căn cứ pháp luật”, được chi tiết tại điều 599 và các điều kế tiếp-
theo đó:
Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả
cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao choớc quan nhà nước có thẩm quyền trừ
trường hợp người chiếm hữu đã thủ đắc thời hiệu theo quy định tại điều 247 khoản 1
BLDS 2005.
Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì
phải hoản trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại trừ trường hợp người chiếm hữu đã thủ
đắc thời hiệu theo quy định tại điều 247 khoản 1 BLDS 2005.
Khi hoàn trả tài sản nếu tìa sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hòan trả đúng vật đó; nếu
vật này bị mất hoặc bị hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền trừ trường hợp có thỏa thuận
khác. Nếu là vật cùng loại thì phải trả lại vật cùng loại, nếu bị mất hoặc bị hư hỏng thì phải
trả lại vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền trừ trường hợp có thỏa thuận hác. Ngược lại
người chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người bị thiệt hại được hoàn trả tài sản phải
thanh tóan những chi phí cần thiết mà người chiếm hữu, sử dụng tài sản, người được lợi về
tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng giá
trị của tài sản (điều 603 BLDS 2005).
Đối với hoa lợi có được, điều 601 BLDS 2005 đã phân biệt người chiếm hữu, người sử
dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật ngay tình hay không
ngày tình:
1. Trong trường hợp ngay tình thì chỉ hoàn trả hoa lợi, lợi túc thu được từ thời điểm người
đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật ngoại trừ trường hợp đã được thủ đắc theo thời hiệu;
2. Trong trường hợp không ngay tình thì phải hoàn trả lại lại hoa lợi, lợi tức thu được từ
thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản.
Nếu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã giao tài sản
cho người thứ ba, thì khi bị chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản yêu cầu hoàn
trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó; nếu tài sản đó đã được trả bằng tiền hoặc
có đền bù, thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao cho mình phải bồi thường thiệt
hại (điều 602 BLDS 2005).
ENVOI EN POSSESSION PROVISOIRE DES BIENS : chiếm hữu tạm thời tài sản của
một người (biệt tích hay đã bị tuyên bố chết) theo quyết định củaToà án.
EPAVE (n) : vật thất lạc, vô thừa nhận
Epave fluviale : vật thất lạc trên sông.
Epave maritime : vật thất lạc trên biển.
Epave terrestre : vật thất lạc trên đất.

Tự điển pháp lý 74
Đối với vật bị chôn dấu, bị chìm đắm mà tìm thấy được, điều 240 BLDS 2005 quy định
rằng nếu những vật này không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ
chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu của vật đó được xác định như sau:
1. Vật được tìm thấy làì di tích lịch sử, văn hóa, thì thuộc Nhà nước; người tìm thấy vật
đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hóa mà có giá trị đến mười tháng
lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu vật tìm
thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu nói trên thì người tìm thấy được hưởng
giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt
quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc nhà nước.

Còn đối với vật do người khác đánh rơi hay bị bỏ quên điều 241 BLDS 2005 quy định như
sau:
1. Người nào nhặt được vật mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải
thông báo hoặc trả lại vật cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ
quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở
gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
2. Sau một năm, kể từ ngày có thông báo nói trên mà không xác định được ai là sở hữu chủ
hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà
nước quy định thì vật nhặt thuộc quyền sở hữu của người nhặt được. Nếu vật có giá trị lớn
hơn mười tháng lương nói trên thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được hưởng giá
trị mười tháng lương tối thiểu và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối
thiểu; phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
3. Nếu vật bị đánh rơi hoặc bị bỏ quên là di tích lịch sử, văn hoá mà sau một năm kể từ
ngày thông báo công khai, không xác định được chủ sở hữu hoặc không có người đến nhận
thì vật đó thuộc Nhà nước, người nhặt được vật chỉ được hưởng một khoản tiền thưởng
theo quy định của pháp luật.
EPOUX (n) : vợ chồng.
Relations entre les époux : quan hệ vợ chồng.
Quan hệ vợ chồng được đặt trên 2 nguyên tắc chính là bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Vợ
và chồng đều bình đẳng ngang nhau về quyền và nghĩa vụ thuộc mọi mặt trong gia đình.
Vợ chồng được quyền tự do chọn lựa nơi cư trú của mình mà không bị ràng buộc bởi
phong tục, tập quán và địa giới hành chính. Vợ chồng có nghĩa vụ chung thuỷ, thương yêu,
quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau đồng thời phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín
cũng như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
Trong quan hệ với người thứ ba, vợ chồng có thể uỷ quyền cho nhau để thiết lập các quan
hệ giao dịch nếu những quan hệ này đòi hỏi phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Trong
trường hợp một bên mất năng lực hành vi dân sự, người còn lại trở thành người đại diện
theo pháp luật nếu có đủ điều kiện làm người giám hộ; nếu chỉ bị hạn chếï năng lực hành vi
dân sự, sự đại diện này chỉ được công nhận nếu được Toà án chỉ định.
ERREUR (n) : sự nhầm lẫn.
Nhầm lẫn là một trong các nguyên nhân gây nên khiếm khuyết của sự ưng thuận khiến
giao dịch dân sự trở thành vô hiệu.
Điều 131 BLDS 2005 quy định: Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội
dung của giao dịch dân sự (Erreur sur le contenu de l’acte civil) mà xác lập giao dịch thì
bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó; nếu bên kia
không chấp nhận yêu cầu thay đổi, thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố
giao dịch vô hiệu. Nhầm lẫn do bên kia cố ý tạo ra được BLDS đồng hoá là lừa dối (điều
131,132 BLDS 2005) - xem Dol. Khi giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn dù vô ý hay
cố ý thì bên có lỗi trong việc để xẩy ra nhầm lẫn phải bồi thường thiệt hại (điều 137 khoản
2 BLDS 2005).

Tự điển pháp lý 75
Có sự nhầm lẫn khi một bên hay nhiều bên giao kết tin chắc về một yếu tố chủ yếu nào đó
vào thời điểm giao kết hợp đồng đã không đúng với tình trạng thực tế mà họ mong muốn
và chính yếu tố có tính cơ bản và quyết định này đã khiến họ giao kết. Sự nhầm lẫn chỉ là
một nguyên nhân đưa đến sự vô hiệu của hợp đồng khi sự nhầm lẫn về thực chất của đồ vật
- vốn là đối tượng của hợp đồng- có tính nghiêm trọng và việc đánh giá thực chất của đồ
vật phải dựa trên sự suy xét chung cùng lợi ích mà người giao kết mong đợi. Ngoài ra sự
nhầm lẫn phải không do người giao kết gây ra.

Bộ Luật dân sự Pháp có đề cập về trường hợp nhầm lẫn về người nhưng sự nhầm lẫn chỉ
trở thành nguyên nhân của sự khiếm khuyết ưng thuận khi hợp đồng được giao kết có tính
nhân vì (xem trọng người đối ước) vì chỉ trong trường hợp này yếu tố con người được xem
trọng.
ETAT CIVIL (n)
1. Hộ tịch.
Theo NĐ số 158/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 thì “ Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác
định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết “. Như vậy hộ tịch bao
gồm các yếu tố về nhân thân của một người như tên, tuổi, quốc tịch, sinh, tử, hôn nhân, trú
quán, nghề nghiệp, quan hệ thân thuộc được pháp luật quy định nhằm giúp cho người đó
biết các quyền cùng nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, trong các sự kiện trên chỉ có các yếu tố
không bao giờ thay đổi hay ít thay đổi như ngày, tháng, năm sinh/chết; nơi sinh; quan hệ
cha con; quan hệ hôn nhân; quốc tịch ...là những yếu tố mang tính ổn định cao và cấu
thành thân trạng của một người.
2. Cơ quan phụ trách các công việc hộ tịch và bảo quản các chứng thư hộ tịch.
Actes de l’état civil (n) : chứng thư hộ tịch.
Chứng thư hộ tịch là chứng thư do các viên chức hộ tịch ghi chép, bảo quản trong đó ghi rõ
những thay đổi có ảnh hưởng đến thân trạng của một người như: sinh, kết hôn, thay đổi
quốc tịch, chết. Những sổ ghi chép các vấn đề trên được gọi là sổ hộ tịch hay sổ bộ đời.
Chứng thư hộ tịch thuộc loại công chứng thư nên có hiệu lực chứng minh (Force probante)
bó buộc mọi người phải tin cho đến khi có bằng chứng ngược lại.
Enregistrement de l’état civil : đăng ký hộ tịch.
Theo điều 2 khoản 2 NĐ số 158/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 đăng ký hộ tịch là việc cơ
quan có thẩm quyền:
a. Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi, giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay
đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tọcc;
b. Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ hộ tịch các việc:
xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; huỷ việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt
nuôi con.
Việc đăng ký hộ tịch là quyền, nghĩa vụ của mỗi người và được thực hiện theo trình tự và
thủ tục do pháp luật về hộ tịch quy định.
Officier de l'état civil (n) : ủy viên hộ tịch tại phường, xã.
Rectification de l’état civil : cải chính hộ tịch.
ETAT DES PERSONNES (n) : thân trạng, nhân thân.
Thân trạng là tình trạng pháp lý của một người về phương diện hành sử hay hưởng dụng
những nghĩa vụ và quyền cá nhân.
Thân trạng một người được xác định từ lúc mới sinh và không thể tùy nghi thay đổi ngoại
trừ các trường hợp hành sử một hành vi pháp lý nào đó làm thay đổi thân trạng, ví dụ kết
hôn, nhập một quốc tịch khác. Như vậy nguồn gốc của thân trạng có thể bắt nguồn từ một
sự kiện pháp lý (sinh) hay một hành vi pháp lý (kết hôn, nhập tịch).
Mỗi người phải và chỉ có một thân trạng. Thân trạng này có tính riêng biệt và không thể tự
ý thay đổi nếu không được luật pháp cho phép. Thân trạng là một vấn đề thuộc trật tự công
cộng vì thế:

Tự điển pháp lý 76
- Thân trạng có tính bất khả chuyển nhượng: thân trạng không thể là đối tượng cho bất cứ
hợp đồng nào.
- Thân trạng có tính chất bất khả thời tiêu: thời gian không thể làm cho một người mất đi
thân trạng. Ví dụ không thể dùng thời hiệu 20 hoặc 30 năm để biến một người từ Nguyễn
Văn A sang Nguyễn Văn B được.
Possession d’état : chấp hữu thân trạng.
Theo luật của phương tây thân trạng có thể chấp hữu nếu hội đủ 3 điều kiện chính sau đây
(được gọi bằng tiếng la tinh):
1. Nomen (Nom: họ) tức sự kiện một đứa trẻ tuy không phải chung huyết thống, không có
mối liên hệ về tử hệ nhưng lại mang họ của một người;
2. Tractatus (Traitement: sự cư xử) tức sự kiện đứa trẻ được đối xử, được thừa nhận như
thuộc dòng dõi của một gia đình;
3. Fama (Fameux: có tiếng tăm) tức là mọi người đều biết gia đình có đứa con mang tên
họ như vậy.
Khi một đứa trẻ hội đủ 3 yếu tố nói trên người ta bảo đứa trẻ được xem như là đã chấp hữu
thân trạng của một người con chính thức trong gia đình nuôi nó.
EVICTION (n) : sự loại bỏ -một quyền trên một tài sản nào đó vì đã có một
quyền tương tự của người khác trên chính tài sản đo.
EVINCER (v) : loại bỏ một quyền.
EXÉCUTER (v)
1. Thực hiện, thi hành (làm phát sinh hiệu lực một chứng thư).
2. Tịch thu tài sản.
Exécuter un débiteur : tịch thu tài sản của bên có nghĩa vụ (con nợ).
Exécuteur testamentaire : người thực hiện di chúc, người phân chia di sản - xem
Succesion- Liquidateur d’une succesion.
EXÉCUTION (n) : sự thực hiện, thi hành.
Exécution du contrat civl : sự thực hiện, thi hành hợp đồng dân sự - xem Contrat civil.
EXEMPTION (n) : sự miễn trừ.
Exemption d'impôt : miễn thuế.
EXHÉRÉÏDATION (n) : sự không được hưởng, tước quyền, truất quyền thừa kế.
Trên nguyên tắc người lập chúc có toàn quyền định đoạt về gia sản của mình; vì thế người
này có thể truất quyền hưởng di sản của các thừa kế theo luật định (ngoại trừ những thừa
kế không bị lệ thuộc vào di chúc) mà không cần phải nêu lý do (điều 648 BLDS 2005). Ta
bảo sự truất quyền này là do ý chí của người lập chúc và có thể được nói rõ người nào
nhưng cũng có thể mặc nhiên (khi trong di chúc không đề cập đến người thụ hưởng).
Ngoài ra, điều 643 BLDS 2005 cũng quy định những trường hợp không được hưởng di sản
và xem đây là những truất quyền thừa kế luật định.
1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược
đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân
phẩm của người đó;
2. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
3. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng
một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
4. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập
chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ
di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Tuy nhiên những người nói ở trên vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết
những hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Mặt khác việc truất quyền thừa hưởng di sản theo ý chí của người lập chúc không có tính
cách tuyệt đối. Người lập chúc phải để lại một phần di sản cho một số thừa kế bắt buộc -
xem Réservataire- Reserve héréditaire.
EXHÉRÉÏDER (V) : tước quyền, truất quyền thừa kế.

Tự điển pháp lý 77
EXONÉRATION (n) : sự miễn trừ.
Exonération de responsabilité: miễn trừ trách nhiệm (xem Irresponsabilité)
EXPÉDITION (n)
1. Sự gửi đi.
Théorie d' expédition : thuyết gửi đi (thuyết vận tống).
Đối với các hợp đồng được thành hình qua trao đổi thư từ, hợp đồng được hình thành vào
thời điểm bên nhận đề nghị giao kết gửi đi sự chấp thuận của mình đối với đề nghị giao
kết.
2. Bản sao và được chứng thực bởi người có thẩm quyền cấp.
Expédition de jugement : bản sao một án văn.
EXPÉDIER (v) : cấp một bản sao (có thị thực).
EXPIRATION (n) : sự mãn hạn, sự hết hạn, sự mãn kỳ.
Expiration d’un contrat : sự mãn hạn, sự hết hạn (thực hiện) của một hợp đồng.
EXPROPRIATION : trưng mua.
Expropriation pour cause d'utilité publique: trưng mua vì lý do công ích .
Đây là trường hợp Nhà nước nước vì lý do quốc phòng, an ninh hay vì lợi ích quốc gia
mua một tài sản của người dân nhưng lại nằm ngoài ý chí của người bán. Thực tế đây là
một trong những trường hợp giới hạn quyền định đoạt của người chủ sở hữu đối với vật sở
hữu. Việc định đoạt này được thực hiện thông qua một quyết định của cơ quan Nhà nước.
Như vậy tài sản được chuyển quyền sở hữu không phải do việc sử dụng quyền định đoạt
của người chủ sở hữu mà do quy định của Nhà nước. Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu
được quy định tại điều 253 BLDS 2005 theo đó “ Khi tài sản bị trưng mua theo quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu đó
chấm dứt kể từ thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp
luật “.
EXPROPRIER (v) : trưng mua.
EXPULSION (n) : sự trục xuất một người đang chiếm giữ (Occupant) một
căn nhà - mà họ không có tư cách chiếm giữ - ra khỏi một căn nhà đó theo một quyết định
của cơ quan tư pháp nhờ sự can thiệp của các nhân viên công lực.
EXTINCTION (n) : chấm dứt.
Extinction d'un dette : hết nợ, hết nghĩa vụü.
Extinction des obligations : chấm dứt nghĩa vụ - xem Obligation.
EXTRAIT (n) : trích lục, trích bản.
Trích lục là việc sao trích lại một phần trong một văn bản chính.
Extrait d' acte de naissance : trích lục giấy khai sinh.
Extrait d'un jugement : trích lục một bản án.
F
FACULTÉ (n) : quyền của một chủ thể trên một vật.
Quyền này bao gồm việc hành sử hay không hành sử một quyền đã được luật pháp thừa
nhận trên một vật nào đó. Ví dụ người chủ sở hữu có quyền sử dụng hay không sử dụng
một tài sản thuộc sở hữu của mình; người thừa kế có thể tiếp nhận hay từ khước di sản;
một đương sự trong vụ kiện có thể khước từ quyền kháng cáo quyết định hay bản án liên
quan.
Faculté de rachat/faculté de reméré : quyền chuộc lại (tài sản đã bán)- xem Vente
avec faculté de rachat
FAIT GÉNÉRATEUR (n) : sự kiện tác động (gây thiệt hại).
Đây là một trong các yếu tố cấu thành trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.
FAIT JURIDIQUE (n) : sự kiện pháp lý.
Sự kiện pháp lý là sự kiện làm nảy sinh các hệ quả pháp lý như tạo lập, chuyển dịch hoặc
chấm dứt các quyền hay nghĩa vụ .

Tự điển pháp lý 78
Thông thường các sự kiện pháp lý có nguồn gốc từ các hành vi cố ýï hay vô ý của con
người (gây tai nạn, hủy hoại tài sản của người khác) nhưng cũng có thể bắt nguồn từ các sự
kiện tự nhiên (sinh, tử ) hay sau một thời gian nhất định (chiếm hữu).
Trái với các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ những hành vi pháp lý (giao dịch dân sự) là
những quyền mà các bên giao dịch quan tâm, muốn đạt được (ví dụ muốn mua, muốn bán
một tài sản, muốn tặng cho một tài sản...) thì các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ sự kiện
pháp lý lại do pháp luật áp đặt và độc lập với ý chí của con người. Ví dụ sự kiện chết của
một người khiến tài sản của người này trở thành di sản và được chuyển giao cho các thừa
kế.
FAMILLE (n) : gia đình.
Gia đình là một tập hợp có tổ chức và có hệ cấp một số người được gắn bó với nhau bởi
quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng đồng thời phát sinh ra những quyền lẫn
nghĩa vụ hổ tương với nhau.
Gia đình được xem là “tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người và giáo dục nhân
cách “ - Lời mở đầu của Luật HN-GĐ 2000. Thông thường gia đình gồm vợ chồng, cha mẹ
và con cái.
Liens de famille : mối quan hệ gia đình - xem Liens.
Logement de la famille : nơi ở của gia đình.
Résidence de la famille : nơi cư trú của gia đình.
Luật hiện hành không phân biệt nơi cư trú và nơi ở của gia đình vì điều 55 BLDS 2005 đã
ghi ”Nơi cư trú của vợ chồng là nơi vợ chồng sống chung và được xác định theo điều 52
BLDS 2005”. Luật đã đồng nhất 2 khái niệm này dù rằng trên thực tế vợ chồng vẫn có thể
có nơi cư trú riêng và sống chung ở nơi cư trú riêng của một trong hai người.
FAUTE (n) : lỗi.
Lỗi là một hành vi có chủ tâm hay không có chủ tâm của một người đã không thể hoàn tất
các nghĩa vụ luật định hay đã cam kết đối với một chủ thể nào đó dẫn đến trách nhiệm phải
bồi hoàn những thiệt hại đã gây ra cho người này.
Faute commune : lỗi chung.
Có lỗi chung khi sự thiệt hại gây ra vừa do nạn nhân, vừa do người gây tai nạn.
Faute contractuelle : lỗi hợp đồng.
Lỗi hợp đồng là hành vi vi phạm hợp đồng, nói cách khác là không thực hiện nghĩa vụ đã
cam kết.
Faute délictuelle - faute civil - délit civil: lỗi dân sự.
Lỗi dân sự là tất cả những lỗi không phải từ việc vi phạm một nghĩa vụ hợp đồng mà là lỗi
do sự cố ý hay vô ý gây tổn hại cho người khác(ví dụ gây tiếng ồn quá mức cho phép, xây
dựng các công trình gây ảnh hưởng kết cấu xây dựng của một công trình lân cận...).
Faute d'abstention : lỗi không hành động.
Faute d’imprudence : lỗi cẩu thả, khinh xuất.
Faute de la victime : lỗi của nanû nhân.
Faute intentionnelle : lỗi cố ý, gian trá, lừa dối, thực hiện không trung thực.
Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại
cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn nhưng để mặc
cho nó thiệt hại xảy ra (điều 308 BLDS 2005). Án lệ Pháp cho rằng bên có nghĩa vụ được
xem như phạm lỗi cố ý khi quyết tâm từ chối thực hiện nghĩa vụ giao kết của mình dầu
rằng sự từ chối này không phát sinh từ ý định làm tổn hại đến người đối ước.
Faute de négligence : lỗi cẩu thả.
Faute non intentionnelle : lỗi không cố ý, lỗi vô ý..
Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng
gây thiệt hại mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước
hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc
có thể ngăn chận được (điều 308 BLDS 2005 điểm 2) . Lỗi này có thể là :

Tự điển pháp lý 79
Lỗi nặng (Faute lourde) : đây là trường hợp bên có nghĩa vụ dân sự đã hành động
một cách nhẹ dạ hoặc đã có một chểnh mãng nghiêm trọng dầu rằng họ không có ý định
làm hại bên có quyền.
Lỗi nhẹ (Faute légère) : là trường hợp bên có nghĩa vụ hành động một cách
cẩu thả, khinh xuất.
Faute quasi- délictuelle : lỗi bán dân sự , lỗi chuẩn dân sự gây ra tổn hại cho người
khác do sự vô ý.
FAUX (n) : giả mạo.
Giả mạo là tình trạng không thực (của chứng thư) và được thể hiện qua việc sửa đổi một
chứng thư nguyên thủy để dùng làm chứng cứ có lợi cho mình.
Cần chú ý Faux không được dùng để ám chỉ các hợp đồng giả có tính bề ngoài nhằm che
đậy một hợp đồng thật (Contre lettre) vì tất cả các hợp đồng này được ký với sự thỏa thuận
của các bên giao kết.
FEMME MARIÉE (n) : người phụ nữ có chồng.
FERMAGE (n) : tiền thuê đất.
FIANCAILLES (n)
1. Thời gian chưa cưới.
2. Lễ đính hôn.
FIANCÉ (n) : chồng chưa cưới.
FIANCÉS (n) : vợ chồng chưa cưới.
FILIATION (n) : quan hệ (dòng dõi, nguồn gôïc) giữa cha, mẹ đẻ với con cái
(tử hệ).
Filiation adoptive : quan hệ (dòng dõi, nguồn gôïc) giữa cha, mẹ nuôi với đứa
con nuôi - xem Adoption .
Filiation adultérine : quan hệ (dòng dõi, nguồn gốc) giữa cha, mẹ với đứa con
ngoại tình.
Filiation incestueuse : quan hệ (dòng dõi, nguồn gôïc) giữa cha, mẹ đẻ với đứa
con loạn luân.
Filiation légitime : quan hệ (dòng dõi, nguồn gôïc) giữa cha, mẹ đẻ với đứa
con chính thức, con chung, con trong thời kỳ hôn nhân.
Filiation maternelle : quan hệ (dòng dõi, nguồn gôïc) giữa mẹ đẻ với đứa con.
Filiation naturelle : quan hệ (dòng dõi, nguồn gôïc) giữa cha, mẹ đẻ với đứa
con ngoài giá thú.
Filiation paternelle : quan hệ (dòng dõi, nguồn gôïc) giữa cha đẻ với người con.
Établissement de la filiation : việc thiết lập, xác định quan hệ cha, mẹ, con; việc xác định
tử hệ.
FONDATION (n) : tổ chức, hội.
Fondation được dùng để chỉ các pháp nhân tư hoạt động không nhằm mục đích kiếm lời để
các thành viên chia nhau. Vốn của tổ chức này thường được hình thành từ một phần di sản
của một người để lại (Legs) hoặc từ các khoản cho tặng. Lĩnh vực hoạt động của tổ chức
này thường là văn hoá, xã hội hay khoa học.
FONCIER (adj) : thuộc về đất đai.
Gestion foncière : quản lý đất đai.
Việc quản lý đất đai được uỷ nhiệm cho Nhà nước bao gồm:
1. Ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai;
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành
chính;
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê dất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

Tự điển pháp lý 80
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất;
7. Thống kê, kiểm kê đất đai;
8. Quản lý tài chính về đất đai;
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi
phạm luật về đất đai;
12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc
quản lý và sử dụng đất đai;
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Inventaire foncière : kiểm kê đất đai.
Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử
dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đại giữa hai lần kiểm kê.
Litige foncière : tranh chấp đất đai.
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc
nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Loi foncière : Luật Đất đai.
Trong nền pháp chế Việt Nam, Luật Đất đai 2003 phản ánh quyền hạn và trách nhiệm của
Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ
quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Loyer foncier : tiền thuê đất.
Propriété foncière : sở hữu đất đai.
Theo điều 5 khoản 1 Luật Đất đai 2003 “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu”. Điều này phản ánh đúng nguyên tắc hiến định được ghi nhận tại điều 17
Hiến pháp 1992 theo đó ï” Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng
đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời mà pháp luật quy định là của Nhà
nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”.

Như vậy Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai bao gồm:
1. Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử
dụng đất, kế hoạch sử dụng đất;
2. Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất;
3. Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đât, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
4. Định giá đất.
Propriétaire foncière : chủ đất.
Redevance foncière : tiền sử dụng đất.
Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả trong trường hợp được Nhà nước
giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định.
Services fonciers : dịch vụ được hưởng từ đất đai, ví dụ quyền được đi ngang
qua một bất động sản (xem Servitude).
FONDS (n)
1. Quỹ
2. Đất đai.
Theo Luật Đất đai 2003 thì đất đai thuộc sở hữu của toàn dân và do Nhà nước thống nhất
quản lý- xem Foncier/Gestion foncière - Propriété foncière. Điều này có nghĩa là Nhà
nước không thừa nhận chế độ sở hữu tư nhân hoặc bất kỳ hình thức sở hữu nào khác.
Quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai là quyền sở hữu duy nhất và tuyệt đối, bao trùm lên
toàn bộ đất đai không kể đất đó hiện có hoặc không có người sử dụng.
Với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai, Nhà nước thực hiện toàn bộ việc quản lý
nhằm bảo đảm đất đai được sử dụng theo đúng quy hoạch và kế hoạch để bảo đảm được
lợi ích của Nhà nước cũng như của người/tổ chức sử dụng đất.

Tự điển pháp lý 81
Fonds dominant : đất được hưởng một dịch quyền đi ngang qua - xem
Servitude .
Fonds servant : đất phải chịu một dịch quyền đia ngang qua - xem
Servitude.
FONGIBILITEï (n) : tính cùng chủng loại - xem Chose/Chose fongible.
FORCE (n) : hiệu lực .
Force obligatoire du contrat: hiệu lực ràng buộc của hợp đồng - xem Contrat civil/Effets
du contrat civil entre les parties - Effets du contrat civilà l’égard des tiers
Force probant d’acte authentique: hiệu lực chứng minh của một công chứng thư .
FORCE MAJEURE : bất khả kháng
Theo nghĩa rộng bất khả kháng là tất cả các sự kiện không thể tiên liệu trước cũng như
không thể vượt qua được và gây cản trở cho bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối
với bên có quyền; theo nghĩa hẹp đó là các sự kiện có nguồn gốc phát sinh ngoài ý muốn
của bên có nghĩa vụ khiến người này không thể thực hiện nghĩa vụ của mình.

Vậy để có thể cấu thành một trường hợp bất khả kháng, cần hội đủ các yếu tố sau:
1. Sự kiện phát sinh bên ngoài bên có nghĩa vụ;
2. Sự kiện này gây trở ngại cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ;
3. Sự kiện này phải không thể tiên liệu được khi giao kết;
4. Bên có nghĩa vụ đã làm hết sức mình để vượt qua trở ngại nhưng bất thành;
Một vài trường hợp có thể xem là bất khả kháng như thiên tai, mệnh lệnh của cấp chính
quyền, đình công...
Điều 302 khoản 2 BLDS 2005 quy định rằng trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể
thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm
dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
FORFAIRE (v) : vi phạm.
Forfaire à ses engagements : bội ước.
FORME (n) : hình thức (của một văn bản)- xem Acte/Acte solennel
FRAUDE (n) : gian lận.
Gian lận là mọi hành vi cố ý nhằm gây thiệt hại đến quyền lợi của người khác. Ví dụ bên
có nghĩa vụ (con nợ) đem bán tài sản của mình dù là giá hạ để không còn vật bảo đảm món
nợ và điều này gây thiệt hại cho các bên có quyền (chủ nợ).
FRUITS (n) : hoa lợi.
Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại (điều 175 BLDS 2005); ví dụ các nguồn lợi
có được từ tài sản như cây sinh hoa quả, vật sinh con. Nếu là nguồn lợi có được từ một tài
sản khác (từ nguồn vốn cho vay, từ tiền thu được thông qua một hợp đồng thuê mướn đồ
vật) người ta thường dùng từ lợi tức - xem Intérêts. Trong ngữ pháp lý của Pháp để ám chỉ
khoản lợi này các nhà luật học thường dùng cụm từ Fruits civils. Đối với tiền lương của
người lao động người ta dùng từ “thu nhập“ - xem Revenu.
Việc xác định đâu là hoa lợi, đâu là tài sản gốc tạo ra hoa lợi rất quan trọng trong trường
hợp người khai thác tài sản chỉ là người chiếm hữu chứ không phải là người chủ sở hữu.
Điều 194 khoản 2 BLDS 2005 co ïghi rõ “Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy
định của luật pháp” - xem Enrichissement sans fondement juridique.
G
GAGE (n) : cầm cố .
Cầm cố là một trong các biện pháp được áp dụng nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ
dân sự của bên có nghĩa vụ (điều 318 BLDS 2005). Đó là việc bên có nghĩa vụ hay một
người khác (trường hợp bảo lãnh) -được gọi là bên cầm cố (Constituant du gage) giao tài
sản (là động sản) thuộc quyền sở hữu của mình cho bên có quyền - được gọi là bên nhận
cầm cố (Créancier gagiste) hay cho một người khác để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ

Tự điển pháp lý 82
dân sự (điều 326 BLDS 2005). Người ta gọi đây là trường hợp bảo đảm việc thực hiện
nghĩa vụ kèm theo việc mất đi quyền chiếm hữu vật (Garantie avec dépossession).
Lưu ý rằng không chỉ riêng các động sản mà quyền tài sản (Droit patrimonial) được phép
giao dịch cũng có thể được cầm cố (điều 322 BLDS 2005). Trong trường hợp này, thì bên
cầm cố giao cho bên nhận cầm cố giấy tờ xác nhận quyền tài sản đó và phải báo cho bên có
nghĩa vụ về việc cầm cố tài sản đó.

Việc cầm cố phải được lập thành văn bản và có thể được lập riêng hoặc ghi trong hợp đồng
chính và có hiệu lực tại thời điểm chuyển giao tài sản cho bên cầm cố (điều 327, 328
BLDS 2005). Văn bản cầm cố phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng
thực của UBND cấp có thẩm quyền nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Đối với tài
sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, thì việc cầm cố tài sản đó cũng phải
đăng ký.
Thời hạn cầm cố do hai bên thỏa thuận; trong trường hợp không có thỏa thuận thì thời hạn
cầm cố được tính theo thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự được bảo đảm bằng cầm cố (điều
329 BLDS 2005).

Việc cầm cố không làm cho bên nhận cầm cố trở thành sở hữu chủ của vật cầm cố cũng
như không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố trừ trường
hợp được bên cầm cố đồng ý (điều 332 khoản 3, điều 333 khoản 3 BLDS 2005). Bởi vậy,
bên nhận cầm cố không được bán, trao đổi, tặng cho, cho mượn tài sản cầm cố hay đem tài
sản cầm cố này làm đối tượng bảo đảm cho việc thực hiện một nghĩa vụ dân sự của mình
(điều 332 khoản 2 BLDS 2005). Nói cách khác bên nhận cầm cố chỉ là bên nhận giữ tài sản
- xem Détenteur. Nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện
nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuậnû thì bên nhận cầm cố chỉ được
yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hay được bán đấu giá. Bên
nhận cầm cố sẽ được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố (điều 333 khoản 2,
điều 336 BLDS 2005)ï. Tiền bán tài sản này được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên
nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản và các chi phí hợp lý khác liên quan đến việc xử
lý tài sản cầm cố. Trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là một khoản tiền vay thì số
tiền thu được từ việc xử lý tài sản cầm cố sẽ được thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ
tự từ nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi tường nếu có (điều 338 BLDS 2005)ï. Trong trường
hợp tài sản cầm cố bao gồm nhiều vật thì bên nhận cầm cố được chọn tài sản cụ thể để xử
lý trừ trường hợp có thoả thuận khác nhưng tài sản được đem ra xử lý cần tương ứng với
giá trị của nghĩa vụ mà bên cầm cố có trách nhiệm thực hiện; nếu xử lý quá số tài sản cần
thiết và gây ra thiệt hại cho bên cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố (điều
337 BLDS 2005).
Extinction du gage : chấm dứt việc cầm cố.
Việc cầm cố tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
2. Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
3. Tài sản cầm cố đã được xử lý;
5. Theo thỏa thuận của các bên.
Mainlevée du gage : hủy bỏ việc cầm cố.
Việc cầm cố tài sản có thể bị hủy bỏ nếu được bên nhận cầm cố đồng ý.
Restitution des biens mis en gage : trả lại tài sản đã cầm cố.
Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt vì nghĩa vụ dân sự được bảo đảm bằng cấm cố đã được
thực hiện hay khi việc cầm cố được hủy bỏ hay được thay thế bằng một biện pháp bảo đảm
khác thì tài sản cầm cố hoặc các giấy tờ chứng nhận quyền tài sản được cầm cố phải được
trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cuing được hoàn trả lại
cho bên cầm cố nếu không có thỏa thuận khác (điều 332 khoản 4, điều 333 khoản 1, điều
340 BLDS 2005).

Tự điển pháp lý 83
GARANTIE (n)
1. Sự bảo hành. :
2. Biện pháp bảo đảm .
Garanties pour l’exécution des obligations civils: (biện pháp) bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự.
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là những biện pháp mà bên có nghĩa vụ trong hợp đồng dân sự
được quyền xử dụng nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của mìnhû. Các biện pháp bảo
đảm được BLDS 2005 Việt Nam thừa nhận là:
- Cầm cố tài sản- Gage
- Thế chấp tài sản - Hypothèque
- Đặt cọc - Arrhes
- Ký cược.
- Ký quỹ - Consignation
- Bảo lãnh- Cautionnement
- Phạt vi phạm -Pénalité
Trong số các biện pháp nêu trên có hai biện pháp thực sự không mang tính chất bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự- đó là việc đặt cọc và xử phạt vi phạm vì các biện pháp này có
hai tác dụng: tác dụng ngăn ngừa việc không thực hiện nghĩa vụ đồng thời vừa có ý nghĩa
chế tài nếu một bên vi phạm.

Các biện pháp bảo đảm cũng có thể được phân loại dựa trên bên có nghĩa vụ có mất hay
không mất quyền chiếm hữu vật: các biện pháp bảo đảm mất đi quyền chiếm hữu
(Garantie avec dépossession) như cầm cố các động sản và các biện pháp bảo đảm không
mất đi quyền chiếm hữu (Garantie sans dépossession) như thế chấp. Mặt khác người ta
cũng có thể phân biệt các biện pháp bảo đảm có tính đối nhân như bảo lãnh hoặc có tính
đối vật như cầm cố, thế chấp...

Nghĩa vụ dân sự có thể được bảo đảm một phần hay toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy
định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận hay pháp luật không quy định phạm vi bảo
đảm thì nghĩa vụ được xem như được bảo đảm toàn phần kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi
thường thiệt hại. Các bên cũng được thỏa thuận về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự để bảo đảm thực hiện các loại nghĩa vụ kể cả nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong
tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện (điều 319 BLDS 2005).
Vật được dùng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự có tính đa dạng miễn là thuộc
quyền sở hữu của người đứng ra bảo đảm và được phép giao dịch; vì thế ngoài các vật hữu
hình thông thường như nhà cửa, xe cộ, ghe thuyền thì tiền, giấy tờ trị giá bằng tiền hay
quyền tài sản- nếu các quyền này trị giá bằng tiền- (Droits patrimoniaux), quyền sử dụng
đất đều có thể được dùng làm tài sản bảo đảm (điều 320, điều 715 BLDS 2005).
3. Sự bảo đảm.
Bảo đảm là nghĩa vụ của một bên giao kết phải bảo đảm các quyền được có trên một tài
sản, đối tượng của một hợp đồng. Ví dụ người bán phải bảo đảm cho người mua khỏi bị
tước đoạt vật bán (Garantie d’éviction); nói cách khác là bảo đảm quyền sở hữu của bên
mua đối với tài sản mua không để người thứ ba tranh chấp. Theo điều 443 khoản 2 BLDS
2005 “ trong trường hợp tài sản bị người thứ ba tranh chấp thì bên bán phải đứng về phía
bên mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua; nếu người thứ ba có quyền sở hữu một phần
hay toàn bộ tài sản mua bán thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi
thường thiệt hại”.
Không những bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu
hàng hóa hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã chọn (điều 444 khoản 1 BLDS 2005) mà
bên bán cũng phải bảm đảm vật bán không có tì tích (Garantie contre les vices cachés). Tì
tích phải được hiểu là những khuyết tật ẩn dấu được thể hiện bên trong vật hoặc do bên bán
cố tình che dấu làm cho bên mua không thể phát hiện ra khi mua vật. Nếu sau khi mua mà

Tự điển pháp lý 84
bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua
thì phải báo ngay khi phát hiện ra khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật
có khuyết tật, giảm giá và bồi thường thiệt hại nếu không có thỏa thuận khác (điều 444
khoản 1 BLDS 2005).
Theo khoản 3 của điều 444 nói trên, việc bảo đảm vật bán không có khuyết tật từ phía bên
bán chỉ bị loại trừ trong các trường hợp sau:
- Khuyết tật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua;
- Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ;
- Bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật bán.
GARDE (n) : sự trông coi, trông giữ.
Garde des enfants : trông nom, trông giữ con cái (quyền và nghĩa vụ).
Sự trông nom con cái (chưa thành niên) không chỉ là một hành vi mang tính vật chất (nuôi)
nhưng bao hàm cả yếu tố tinh thần (dạy dỗ) nhằm tạo cho con cái (chưa thành niên) có
được những điều kiện thuận lợi nhất để trưởng thành. Ở một nghĩa rộng hơn, sự trông nom
này bao gồm quyền - mộüt sự kiểm soát đời sống của con đồng thời phải đảm nhận nghĩa
vụ - bồi thường đối với những thiệt hại do con mình gây ra đối với người thứ ba.
Để đạt được mục đích đó, cha mẹ cần quản lý hoạt động của con thông qua quy định “ nơi
cư trú của người con phải chính là nơi cư trú của cha mẹ“. Điều 53 BLDS 2005 nói rõ “nơi
cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác
nhau thì nơi cư trú của người con chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người
chưa thành niên thường xuyên chung sống. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú
khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định”.

Khi ly hôn nếu vợ chồng không thỏa thuận việc nuôi con thì Tòa sẽ quyết định giao con
cho người nào trực tiếp trông giữ. Quyết định này được căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt
của người con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có năng lực hành vi hoặc bị
tàn tật không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Về nguyên tắc con
dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi nếu các bên không có thỏa thuận khác. Tuy
nhiên vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên Tòa án có thể quyết định
thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con chỉ được thực
hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của
con và phải tính đến nguyện vọng của con nếu con đủ từ chín tuổi trở lên.
Garde de l’animal : trông giữ súc vật.
Trông giữ súc vật được đặt ra trong việc xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng đối
với người chủ sở hữu súc vật. Điều 625 BLDS 2005 quy định :
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu
người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm cho súc vật gây thiệt hại cho mình, thì
chủ sở hữu không phải bồi thường.
2. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi khiến súc vật gây thiệt hại cho người
khác thì người thứ ba đó phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và người chủ sở hữu
súc vật cùng có lỗi, thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người
chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;
4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật
đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội - xem
Responsabilité.
Garde de la chose : giữ đồ vật, canh giữ đồ vật, trông nom đồ vật.
Việc canh, giữ đồ vật không chỉ liên quan đến việc hoàn trả lại chính đồ vật đã được gửi
cũng như trách nhiệm của người giữ trong một hợp đồng giữ gửi - xem Dépot mà còn liên
quan đến trách nhiệm của người chủ sở hữu đồ vật khi đồ vật này do chính người chủ sở
hữu trông giữ và gây thiệt hại cho người khác.

Tự điển pháp lý 85
Vấn đề trách nhiệm của người chủ sở hữu đồ vật được BLDS 2005 ghi tại caúc điều 626 và
627 theo đó:
1. Người chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gẫy gây ra trừ trường hợp
thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất kháng.
2. Người chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây
dựng khác phải bồi thường thiệt hại nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp
đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn
do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.
Transfert de la garde : chuyển giao việc trông giữ - xem Garde/ Garde de la chose
Khi đồ vật được chuyển giao cho người khác quản lý hay sử dụng thì trách nhiệm bồi
thường hại do đồ vật gây ra được chuyển sang ngưòi quản lý hay sử dụng.Vấn đề này
thường gặp khi đồ vật được ký gửi, thuê tài sản và cũng được áp dụng trong trường hợp đồ
vật bị đánh cắp.
GERMAINS (n) : anh chị em cùng cha cùng mẹ.
Cousins germains : anh chị em con chú, con bác.
GESTION D'AFFAIRES SANS MANDAT (n): quản lý công việc không có ủy quyền,
thực hiện công việc không có ủy quyền .
Được BLDS 2005 quy định tại điều 594 và các điều kế tiếp, thực hiện công việc không có
ủy quyền là hành vi quản lý tự nguyện của một người không có nghĩa vụ bắt buộc phải
thực hiện công việc đó. Việc quản lý này được thực hiện hoàn toàn vì lợi ích của người có
công việc được thực hiện mà người đó không biết hoặc biết mà không phản đối nhưng giữa
họ không có một thỏa thuận nào cả.

Trong tiếng Pháp người quản lý công việc được gọi là Gérant/ Gérant d’affaires - Người
có công việc được quản lý được gọi là Maitre/ Maitre de l’affaire .
Theo điều 595 BLDS 2005 người thực hiện công việc không có ủy quyền phải :
1. Một mặt có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình và
mặt khác phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu người thực hiện
công việc không có ủy quyền biết hoặc đoán được ý định của người có công việc, thì phải
thực hiện công việc phù hợp với ý định đó;
2. Báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc
nếu có yêu cầu trừ trường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc
không có ủy quyền không biết nơi cư trú của người đó. Trong trường hợp người này chết,
thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến
khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận.
3. Trong trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có uỷ quyền
không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho ngưòi có công việc được thực hiện,
người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình
đảm nhận việc thực hiện công việc.

Khi tiếp nhận các công việc, người có công việc được thực hiện phải thanh toán các chi phí
hợp lý mà người thực hiện công việc không có uỷ quyền đã bỏ ra kể cả trong trường hợp
công việc không đạt kết quả theo ý muốn của mình. Nếu việc thực hiện công việc không có
uỷ quyền được chu đáo và đem lại các lợi ích cho người có công việc, người này phải trả
một khoản thù lao cho người thực hiện công việc. Ngược lại người thực hiện công việc
không có uỷ quyền phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi cố ý gây thiệt hại trong
khi thực hiện công việc. Nếu vô ý mà gây thiệt hại, sẽ căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận
công việc để giảm nhẹ mức bồi thường (điều 596, 597 BLDS 2005).
Extinction de la gestion d’ affaires sans mandat: chấm dứt công việc không có uỷ
quyền.
Theo điều 598 BLDS 2005, thực hiện công việc không có ủy quyền sẽ chấm dứt trong các
trường hợp sau:

Tự điển pháp lý 86
1. Theo yêu cầu của người có công việc được thực hiện;
2. Người có công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người đại diện của người có
công việc được thực hiện tiếp nhận công việc;
3. Người thực hiện công việc không thể tiếp tục công việc khi có lý do chính đáng hoặc
khi người này chết.
GRÂCE (n) : ân huệ - xem Délais.
GREFFE (n) : phòng thư ký, phòng lục sự.
GREFFIER (n) : thư ký tòa án, lục sự.
Greffier en chef : chánh lục sự.
Greffier-notaire : lục sự giữ chức công chứng viên.
Lục sự giữ chức công chứng viên là một chức trách được ủy nhiệm cho một lục sử hành sử
chức công chứng viên tại một số địa phương của các nước thuộc địa của Pháp chưa có các
công chứng viên.
GROSESSE (n)
1. Sự có thai.
2. Thời kỳ có thai.
Thời kỳ có thai là khoản thời gian từ khi người phụ nữ thụ thai cho đến khi đứa trẻ ra đời.
Pháp luật các nứơc thường thống nhất thời kỳ thai tối thiểu là 180 ngày và tối đa là 300
ngày (La période légale de conception ). Việc xác định thời kỳ thai sẽ giúp xác định được
thời điểm người phụ nữ thụ thai. Khi đó tử hệ của đứa trẻ sẽ được xác định một cách chính
xác nhất là trong trường hợp người vợ sinh con sau khi vừa ly hôn hay sau khi người chồng
vừa chết. Ví dụ đứa trẻ sinh trong khoản thời gian 300 ngày sau khi ly hôn hay sau khi
người chồng chết thì được luật pháp suy đoán là con của người chồng trước đó.
Theo NĐ số 70/2001/NĐ-CP ngày 3-10-2001 tại điều 21 thì con sinh ra trong vòng 300
ngày kể từ ngày chồng chết hoặc từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng
ly hôn có hiệu lực pháp luật thì được xác định là con chung hai người.
H
HABILITATION (n) : sự làm cho có được tư cách (để thực hiện một hành
vi pháp lý).
Việc này được thực hiện thông qua một chứng thư thông thường là một công chứng thư
nhằm mục đích giúp người chưa có tư cách thực hiện được một hành vi pháp lý nào đó. Ví
dụ sự ưng thuận của vợ cho phép người chồng bán tài sản chung, sự xác nhận của
vợ/chồng đối với việc sẽ mua một tài sản từ tài sản riêng của người kia.
HABILITÉ (n) : có khả năng, có đủ tư cách (để thực hiện một hành
vi pháp lý).
Ví dụ Nhà nước có đủ tư cách để thừa kế các di sản không có người thừa kế.
HÉRÉDITÉ (n)
1. Quyền thừa kế.
2. Sự thừa kế.
3. Tài sản thừa kế.
HÉRÉDITAIRE (adj) : có tính thừa kế.
Indivision héréditaire : sự để chung chưa chia tài sản thừa kế - xem Indivision.
HÉRITAGE (n) : di sản, gia tài, của thừa kế - xem Succession.
HÉRITAIRE (adj) : thuộc về thừa kế.
HÉRITER (v) : thừa kế.
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của một người sau khi người đó chết và là một trong
các phương thức chuyển dịch quyền sở hữu.
HÉRITIER (n) : người thừa kế .
Theo nghĩa rộng, người thừa kế là người được hưởng di sản của một người khác hoặc theo
di chúc hoặc theo quy định của luật pháp.
Theo nghĩa hẹp người thừa kế là người được hưởng di sản theo quy định của luật pháp.
Nếu người này là người có mối quan hệ huyết thống thì được gọi là thừa kếï theo huyết

Tự điển pháp lý 87
thống (Héritiers du sang) trái với người hưởng di sản theo di chúc(Légataire) thường là
người ngoài gia đình được nhận tài sản dưới hình thức di tặng (Legs).
Khác người thừa kế theo pháp luật, người thừa kế theo di chúc được xác định bởi ý chí của
người có di sản nên có một phạm vi rộng hơn so với người thừa kế theo pháp luật vì thế
nếu thừa kế theo pháp luật chỉ là thể nhân thì thừa kế theo di chúc có thể là pháp nhân.

Theo điều 635 BLDS 2005 “ Người thừa kế nếu là cá nhân thì phải còn sống vào thời điểm
mở thừa kế, hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước
khi người để lại di sản chết “. Tuy nhiên quy định này còn phụ thuộc vào di sản thừa kế
được chia theo di chúc hay theo quy định của pháp luật. Nếu là thừa kế theo pháp luật, thì
chỉ có con của người để lại di sản đã thành thai tại thời điểm mở thừa kế, sinh ra và còn
sống sau thời điểm mở thừa kế mới được hưởng di sản. Nếu là thừa kế theo di chúc, thì
người lập chúc có quyền chỉ định cho bất cứ ai, do đó người đã thành thai, sinh ra và còn
sống sau khi người lập chúc chết có thể là con của bất cứ ai và có thể sinh ra bất cứ thời
điểm nào mà người lập chúc muốn cho hưởng di sản.
Cũng theo điều luật trên, trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là một cơ quan hay
tổ chức nào đó thì cơ quan, tổ chức đó phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Điều này có
nghĩa là là cơ quan, tổ chức đó vẫn đang hoạt động bình thường, chưa bị giải thể hoặc bị
tuyên bố phá sản.

Kể từ thời điểm mở thừa kế (Instance de l’ouverture de la succession) những người thừa


kế có các quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trừ những quyền và nghĩa vụ gắn
liền với nhân thân của người chết (điều 636 và 637 BLDS 2005). Nghĩa vụ tài sản do
người chết để lại được BLDS 2005 nói đến là những nghĩa vụ tài sản mà người để lại di
sản đáng lẽ phải thực hiện khi còn sống. Những nghĩa vụ này có thể là những nghĩa vụ luật
định (nghĩa vụ bồi thường thiệt hại) hay nghĩa vụ ước định (nghĩa vụ phát sinh từ một quan
hệ hợp đồng). Trong một vài trường hợp đặc biệt thuộc trường hợp thừa kế theo di chúc,
người để lại di sản có thể chỉ rõ người hưởng di sản có thể bị bó buộc phải thực hiện một
nghĩa vụ nào đó (điều 648 điểm 4 BLDS 2005). Nếu nghĩa vụ này không trái luật pháp và
thuần phong mỹ tục, thì người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ này ngoại trừ trường hợp họ
tuyên bố từ chối hưởng di sản .

Theo điều 637 BLDS việc thực hiện những nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại được
thực hiện theo nguyên tắc trong phạm vi di sản do người chết để lại và thể hiện như sau:
1. Nếu di sản chưa được chia, thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý
di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế;
2. Nếu di sản đã được chia, thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết
để lại tương ứng với phần tài sản mà mình đã nhận;
3. Nếu cơ quan, tổ chức hay Nhà nước hưởng di sản theo di chúc, thì cũng phải thực hiện
nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như thừa kế là cá nhân.
Héritiers légaux : thừa kế theo pháp luật - xem Ordre des héritiers.
Ordre des héritiers : thứ tự hàng thừa kế.
Khi người chết không để lại di chúc hay có để lại di chúc nhưng di chúc vô hiệu toàn phần
hay từng phần, hay những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người lập chúc, hay những người được chỉ định là thừa kế theo di chúc mà không có
quyền hưởng di sản hay từ chối quyền hưởng di sản, theo điều 676 BLDS 2005 các tài sản
liên quan sẽ được phân chia cho các thừa kế theo thứ tự luật định sau đây:
1. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết.
2. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em
ruột của người chết.

Tự điển pháp lý 88
3. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột,
cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô
ruột, dì ruột.
Chú ý:
1. Vợ hay chồng nói ở trên phải là vợ, chồng của hôn nhân hợp pháp hoặc hôn nhân thực
tế. Nếu một người có nhiều vợ (chồng) trước ngày 13-1-1960 (ở miền Bắc)- ngày công bố
Luật HN & GĐ- và trước ngày 25-3-1977-ngày công bố danh mục các văn bản luật được
áp dụng thống nhất trong cả nước (ở miền nam) thì tất cả các người vợ đều được thừa kế ở
hàng thứ nhất và người chồng được thừa kế của tất cả các người vợ;
2. Vợ (chồng) đã chia tài sản chung; đã ly hôn nhưng bản án chưa có hiệu lực pháp luật;
người đã kết hôn với người khác sau thời điểm mở thừa kế vẫn được thừa kế di sản;
3. Một người có bao nhiêu người con đều là con đẻ của người đó và hưởng ở hàng thừa kế
thứ nhất;
4. Con nuôi được thừa kế của cả cha mẹ đẻ lẫn cha mẹ nuôi và cha mẹ được thừa kế của
cả con đẻ lẫn con nuôi;
5. Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng như cha con, mẹ
con được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế theo quy định của các điều 676
(thừa kế theo pháp luật) và 677 (thừa kế thế vị) BLDS 2005;
6. Con riêng của vợ và của chồng không phải là anh chị em ruột của nhau;
7. Con nuôi của một người không đương nhiên trở thành anh chị em ruột của con đẻ người
đó.
HOMOLOGATION (n) : sự phê chuẩn (một chứng thư)- xem Régime matrimonial.
HOMOLOGUER (v) : phê chuẩn .
HONORAIRES (n) : tiền thù lao được thỏa thuận để trả cho những công việc
nhất định (áp dụng đối với các người làm nghề tự do như luật sư, kiến trúc sư...).
Honoraires d’un avocat : thù lao của một luật sư.
HORS-COMMERCE (n) : không thể buôn bán, không thể thương mại hóa,
không thể giao dịch.
Một vài tài sản không thể là đối tượng của các hợp đồng mua bán được như: tài sản công
công dụng, danh tánh của con người, những phần cơ thể của con người, ví dụ điều 35
BLDS 2005 đã ghi: nghiêm cấm việc nhận, sử dụng bộ phận cơ thể của người khác vì mục
đích thương mại.
HYPOTHÈQUE (n) : thế chấp.
Theo điều 342 BLDS 2005, thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ (gọi là bên thế chấp -
Constituant de la hypothèque) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ đối với bên có quyền (gọi là bên nhận thế chấp - Créancier hypothécaire). Việc
thế chấp phải được làm bằng văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp
đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công
chứng, chứng thực hoặc đăng ký (điều 343 BLDS 2005).

Ngoại trừ trường hợp tài sản đang cho thuê được BLDS 2005 ghi nhận trở lại ; trái với
BLDS 1994 ghi rất rõ tại điều 346 cũng như Bộ Luật dân sự Pháp (điều 2114) rằng tài sản
được dùng để thế chấp chỉ là bất động sản thì BLDS 2005 tại điều 342 lại không phân biệt
tài sản thế chấp là động sản hay bất động sản khi dùng cụm từ “dùng tài sản” và còn cho
phép được dùng những tài sản được hình thành trong tương lai làm tài sản thế chấp.
Các bên cũng có thể thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự.
Trong trường hợp này thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ
ngoại trừ các bên thỏa thuận rằng mỗi tài sản bảo đảm thực hiện một phần nghĩa vụ (điều
347 BLDS 2005). Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì
vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Nếu chỉ thế chấp một
phần thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp cũng thuộc tài sản thế chấp trừ các bên có thỏa
thuận khác (điều 342 khoản 1 BLDS 2005). Đối với tài sản đang cho thuê được thế chấp

Tự điển pháp lý 89
thì hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản thuộc tài sản thế chấp nếu có thỏa
thuận hoặc pháp luật quy định (điều 345 BLDS 2005). Trên nguyên tắc khi thế chấp tài sản
thế chấp do bên thế chấp giữ trừ có thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp
(điều 342 khoản 2 BLDS 2005).

Khi tài sản thế chấp được giao cho bên thế chấp, bên thế chấp không những phải bảo quản,
giữ gìn tài sản thế chấp (Bien hypothéqué) mà còn phải áp dụng các biện pháp cần thiết để
khắc phục kể cả phải ngưng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác
đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ bị mất hoặc giảm sút giá trị (điều 348 khoản 1,2 BLDS
2005). Tuy vậy bên thế chấp ngoài việc tiếp tục được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi,
lợi tức tài sản (trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận)
còn được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp; được bán, thay thế tài sản thế chấp
nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong trường
hợp này thì số tiền thu được hoặc tài sản được hình thành từ số tiền thu được trở thành tài
sản thế chấp thay thế cho tài sản đã bán; được bán, trao đổi tặng cho tài sản thế chấp không
phải là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh nếu được bên nhận thế
chấp đồng ý; được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên
thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thêï chấp và
phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết (điều 349 BLDS 2005).

Theo điều 351 BLDS 2005, bên nhận thế chấp có các quyền sau:
1. Yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp phải chấm dứt việc sử dụng tài sản thế
chấp nếu việc sử dụng này làm mất hay làm giảm sút giá trị của tài sản đó;
2. Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp nhưng không được cản trở hoặc gây
khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp;
3. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp;
4. Yêu cầu bên thế chấp áp dung các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản
trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm suit giá trị của tài sản do việc khai
thác, sử dung;
5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để
xử lý khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ;
6. Giám sát, kiểm tra quá trình hình thành thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp
bằng tài sản hình thnàh trong tương lai; .

Trong trường hợp đã đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp được xử lý theo phương thức do
hai bên đã thỏa thuận hoặc có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản thế chấp theo quy định của
pháp luật. Bên nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản thế chấp sau khi
trừ chi phí bảo quản, bán đấu giá tài sản. Phương thức xử lý tài sản thế chấp tương tự như
phương thức xử lý tài sản cầm cố - xem Gage.
Hypothèque sur le droit d’usage d’un fonds de terre/des sols: thế chấp quyền sử dụng
đất.
Thế chấp quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên sử dụng đất (bên thế
chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình (một phần hay toàn bộ) để bảo đảm việc thực hiện
nghĩa vụ dân sự đối với bên có quyền (bên nhận thế chấp). Trong trường hợp người sử
dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất thì nhà, công trình xây dựng khác, rừng trồng, vườn
cây và các tài sản khác của bên thế chấp gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu có
thỏa thuận (điều 715 và 716 BLDS 2005).

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải được lập bằng văn bản có chứng nhận của công
chứng nhà nước trừ trường hợp hợp đồng thế chấp của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa

Tự điển pháp lý 90
chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã,
phường, thị trấn nơi có đất (điều 130, khoản 1, điểm a Luật Đất đai 2003). Hợp đồng thế
chấp phải được đăng ký (Inscription de l’hypothèque du droit d’usage des sols) tại Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất; trường hợp bên thế chấp là hộ gia đình, cá nhân tại
nông thôn thì nộp tại UBND xã nơi có đất để chuyển cho Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất (điều 130, khoản 1, điểm a Luật Đất đai 2003).

Theo điều 718 và 719 BLDS 2005, bên thế chấp có những quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:
1. Được sử dụng đất trong thời hạn thế chấp nhưng phải đúng mục đích, không làm hủy
hoại, làm giảm đi giá trị của đất đã thế chấp trong thời hạn thế chấp;
2. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản
thế chấp;
3. Được nhận tiền vay do thế chấp và chịu trách nhiệm việc thanh toán tiền vay theo đúng
hạn kỳ và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp;
4. Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp
nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.
5. Giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp và được nhận lại giấy
chứng nhận này sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ thế chấp;
6. Làm thủ tục đăng ký việc thế chấp (Inscription de l’hypothèque) và xoá việc đăng ký thế
chấp (Radiation de l’inscription de l’hypothèque) khi hợp đồng thế chấp chấm dứt.
Ngoài những nghĩa vụ của bên thế chấp (chính là quyền của bên nhận thế chấp), quyền
quan trọng nhận mà luật thừa nhận cho bên nhân thế chấp là quyền ưu tiên thanh toán nợ
trong trường hợp xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp (điều 720 khoản 2 BLDS 2005).

Nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng quyền thế chấp đất mà bên thế chấp
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất đã thế chấp
được xử lý theo thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận hoặc không xử lý được theo thỏa
thuận thì bên nhận thế chấp có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thế chấp
cho người khác để thu hồi nợ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá
quyền sử dụng đất hoặc khởi kiện tại toà án (điều 721 BLDS 2005, điều 130 khoản 3 điểm
a Luật Đất đai 2003).
Hypothèque sur un bien loué : thế chấp tài sản đang cho thuê.
Tài sản đang cho thuê cũng có thể được đem thế chấp. Hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho
thuê thuộc tài sản thế chấp nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định (điều 345 BLDS
2005).
Hypothèque sur un bien assuré : thế chấp tài sản được bảo hiểm.
Trong trường hợp này thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp. Bên nhận thế
chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để
thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả số tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo
hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả
bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán với bên nhận thế
chấp (điều 346 BLDS 2005).
Extinction de l’hypothèque : chấm dứt việc thế chấp.
Theo điều 357 điểm 3 BLDS việc thế chấp tài sản sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau
đây:
1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp đã được thực hiện;
2. Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
3. Tài sản thế chấp đã được xử lý để thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
4. Theo thỏa thuận của các bên.
I

Tự điển pháp lý 91
ILLÉGITIME (adj) : trái pháp luật, bất hợp pháp.
Enfant illégitime : con ngoài giá thú, con ngoài hôn nhân, con ngoại hôn - xem
Enfant/ Enfant illégitime.
Prétention illégitime : yêu sách không chính đáng
ILLICITE (adj) : trái pháp luật.
IMMEUBLE (n) : bất động sản - xem Bien/ Bien s immeubles.
Immeuble en copropriété: bất động sản thuộc quyền sở hữu của nhiều người.
Immeuble par destination: bất động sản vì dụng đích, vì công dụng.
Bất động sản vì dụng đích/vì công dụng là tất cả các tài sản vốn có tính chất là động sản và
trở thành bất động sản vì dụng đích sử dụng của nó. Theo Luật của Pháp, những bất động
sản vì dụng đích bao gồm:
- Những nhà có thể tháo ra và lắp lại được;
- Những súc vật dùng để cày bừa;
- Máy móc công cụ được sử dụng trong trang trại;
- Những đồ trang hoàng trong nhà, hệ thống dây điện trong nhà...
BLDS 2005 không liệt kê rõ bất động sản vì dung đích cũng như đề cấp vấn đề này một
cách rõ ràng nhưng điều 174 khoản 1 tại điểm b và có ghi rằng “các tài sản gắn liền với
nhà , công trình xây dựng hoặc gắn liền với đất đai cũng được xem là bất động sản”.
Immeuble par nature : bất động sản vì tính chất, ví dụ đất đai, nhà cửa xây dựng trên đất.
IMMUABILITÉ, IMMUTABILITÉ (n): tính bất di dịch, không thay đổi (của chế độ
hôn sản).
Chế độ hôn sản là chế độ quy định các quan hệ về tài sản giữa hai vợ chồng. Theo luật của
nhiều nước hai vợ chồng có thể tự chọn cho mình một chế độ hôn sản riêng biệt (thông qua
việc lập hôn khế) khác với chế độ hôn sản pháp định. Nhưng một khi đã chọn chế độ hôn
sản dù hôn sản pháp định hay hôn sản ước định thì chế độ này có tính bất di dịch. Nguyên
tắc này được hình thành vì quyền lợi của người thứ ba trong các quan hệ giao dịch về tài
sản - xem Régime matrimonial.
IMPENSES (n) : chi phí bảo quản một bất động sản (của người chiếm hữu -
người giữ vật để sử dụng - Détenteur).
Impenses nécessaires : chi phí cần thiết để bảo quản bất động sản.
Impenses utiles : chi phí hữu dụng, làm cho bất động sản tăng giá trị.
Vấn đề này được đặt ra trong trường hợp tài sản này trước đó thuộc người khác chiếm hữu
và được hoàn trả lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Điều 603 BLDS 2005 quy
định rằng “khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người bị thiệt hại được hoàn trả tài
sản thì phải thanh toán những chi phí cần thiết mà người chiếm hữu, người sử dụng tài sản,
người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo
quản, làm tăng giá trị của tài sản”.
IMPRESCRIPTIBILITÉ (n) : tính không thể mất thời hiệu.
Theo điều 247 BLDS 2005 người chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu nhà nước không có căn
cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao nhiêu cũng
không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó.
IMPRESCRIPTIBLE (adj) : không thể mất thời hiệu
IMPRÉVISION (THÉORIE DE L'): không thể tiên liệu được.
Việc thay đổi các điều kiện kinh tế, xã hội bên ngoài có thể đưa đến việc mất quân bình
nghiêm trọng giữa các cung khoản (dịch vụ hay tiền bạc) mà mỗi bên giao kết phải cung
cấp. Tuy nhiên án lệ Pháp không chấp nhận học thuyết bất tiên liệu và từ chối việc tiến
hành xem xét lại các điều khoản của một hợp đồng đã được các bên giao kết trước đó. Việc
tái cứu xét một hợp đồng chỉ có thể xuất phát từ những quy định của pháp luật hay từ các
điều khoản chỉ số với điều kiện là các chỉ số có quan hê trực tiếp đến đối tượng của hợp
đồng hay hoạt động của một trong các bên giao kết.
Tuy BLDS 2005 không nói đến vấn đề tái cứu xét hợp đồng vì có sự mất quân bình
nghiêm trọng trong các cung khoản mà các bên đã cung ứng cho nhau nhưng điều 431

Tự điển pháp lý 92
khoản 2 lại có ghi “ Các bên có thể thỏa thuận áp dụng hệ số trượt giá khi có biến động về
giá “ - xem Indexation
IMPRUDENCE (n) : sự bất cẩn, sơ suất (khi làm một việc gì) - xem Faute.
IMPUTATION DES PAYEMENTS (n): khấu trừ nợ.
INALIÉNABILITÉ (n) : sự không thể chuyển nhượng được - xem Aliénabilité, Hors
-commerce.
INCAPABLE (adj) : tính không có năng lực, không có quyền.
INCAPACITÉ (n) : không có năng lực, không có quyền
Đây là tình trạng của một người hoặc do một quyết định của Tòa án, hoặc do pháp luật quy
định không được hành sử một số quyền nào đó; ví dụ các người vị thành niên không có
năng lực hành vi dân sự - xem Mineur.
INCESSIBLE (adj) : tính không thể nhường được.
Pensions incessibles : tiền trợ cấp không thể nhường lại.
INCESSIBILITÉ (n) : sự không thể nhường lại.
INCESTE (n)
1. Sự loạn luân.
Prohibition de l’ inceste : việc ngăn cấm kết hôn vì lý do loạn luân - xem Mariage.
2. Kẻ loạn luân.
INCESTUEUX (adj) : loạn luân.
Couple incestueux : cặp vợ chồng loạn luân.
Enfant incestueux : con loạn luân.
INCESTUEUX (n) : kẻ loạn luân.
INCOMPATIBILITÉ (n) : sự không thể kiêm nhiệm.
Ví dụ theo luật tổ chức Đoàn Luật sư, Luật sư không thể kiêm nhiệm chức vụ liên quan
đến công chức.
INDEMNISATION (n) : sự bồi thường - xem Dommage.
Indemnisation du préjudice : bồi thường vì bị tổn hại.
INDEMNISER (v) : bồi thường.
INDEMNITÉï (n)
1. Tiền bồi thường về những tổn hại cho một người nào đó đã phải gánh chịu.
Indemnité d’expropriation : tiền bồi thường vì trưng mua (một tài sản).
2. Tiền phụ cấp.
Indemnité de logement : phụ cấp nhà ở.
INDEXATION (n) : chỉ số hóa (một món nợ).
Trong một hợp đồng (vay mượn, mua bán...) các bên giao kết có thể thỏa thuận về chỉ số
để làm cơ sở cho việc thực hiện nghĩa vụ (thanh toán). Biện pháp này được sử dụng nhằm
tránh sự phá giá của đồng tiền mỗi khi nghĩa vụ thanh toán kéo dài trong một thời gian, ví
dụ quy định giá trị thanh toán theo giá trị của lúa, gạo, của vàng bạc hay của một ngoại tệ
nào. Điều khoản được ghi trong hợp đồng quy định vấn đề này người ta gọi là “ Clause
d’échelle mobile “ (tạm dịch điều/ước khoản lưu động)- xem Imprévision (Nên lưu ý rằng
luật viết Việt Nam hiện hành không chấp nhận dùng ngoại tệ làm phương tiện giao dịch
ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt được luật cho phép).
INDIGNITÉ SUCCESSORALE (n) :sự truất quyền thừa kế vì không xứng đáng -
xem Exhérédation .
Indigne de succéder/Héritier indigne (n): người bị truất quyền thừa kế vì không xứng
đáng.
INDISPONIBILITÉ (n) : tình trạng không thể sử dụng (của một tài sản, của một
quyền).
Ví dụ sự cầm cố một tài sản làm mất đi quyền sử dụng mà người sở hữu có được trên tài
sản cầm cố; thân trạng của một người không thể là đối tượng của bất cứ hợp đồng nào.
INDIVIDU (n) : cá nhân, thể nhân, con người cụ thể.

Tự điển pháp lý 93
Cá nhân được thể hiện qua họ và tên cũng như những yếu tố khác liên quan đến hộ tịch từ
khi sinh ra cho đến khi chết. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự khởi điểm từ
lúc sinh ra cho đến khi chết và trên nguyên tắc năng lực này không bị hạn chế trừ trường
hợp pháp luật có quy định - xem Capacité.
INDIVISAIRE (n) : người có phần trong một tài sản chưa chia.
Coindivisaires : những người cùng có của còn để chung.
INDIVISIBILITÉ (n) : tính không thể phân chia (của nghĩa vụ).
Nghĩa vụ dân sự không thể phân chia được là nghĩa vụ mà đối tượng của nó là vật không
thể chia được hoặc là công việc phải thực hiện cùng một lúc - xem Obligation.
INDIVISION (n) : tình trạng để chung chưa chia phần.
Tình trạng để chung chưa chia phần là tình trạng sở hữu chung tạm thời trên một vật cho
đến khi được chia .Ví dụ như di sản chưa chia của người quá cố để lại cho các đồng thừa
kế.
Đặc điểm của tình trạng này là:
- Một mặt bất cứ đồng sở hữu nào cũng có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp cần thiết
nhằm bảo toàn phần sở hữu chung;
- Mặt khác cũng có quyền yêu cầu chấm dứt tình trạng sở hữu chung tạm thời này ngoại
trừ trường hợp các chủ sở hữu chung đã thỏa thuận không phân chia tài sản trong một thời
hạn, lúc đó họ chỉ có quyền đòi chia tài sản chung sau khi hết thời hạn đó (điều 224 khoản
1 BLDS 2005).
Quy định này có tính trật tự công cộng có nghĩa là thẩm phán xét xử không thể từ chối yêu
cầu phân chia khối tài sản chung của một người đồng chủ sở hữu. Chỉ trong trường hợp
đặc biệt luật định mới có thể hoãn việc phân chia tài sản chung như được quy định tại điều
31 khoản 3 Luật HN-GĐ 2000 2000 - xem Succession.
Trong trường hợp có người yêu cầu một trong số các sở hữu chung thực hiện một nghĩa vụ
thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán,
thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và tham gia
vào việc chia tài sản chung ngoại trừ các trường hợp pháp luật quy định khác (điều 224
khoản 2 BLDS 2005).
Indivision héréditaire/successorale: tình trạng di sản chưa chia.
Maintien de l’indivision : giữ, duy trì tình trạng để chung chưa chia.
Sự duy trì tình trạng chung là một ngoại lệ của nguyên tắc tạm thời sở hữu chung và được
thực hiện khi các chủ sở hữu chung theo phần đồng thỏa thuận hoặc nếu việc phân chia bị
cấm thực hiện trong một thời gian theo ý chí của người chuyển giao tài sản cho các chủ sở
hữu chung - xem Indivision .
INDIVIS (adj) : không, chưa chia phần.
Bien indivis : tài sản chưa chia
Sucession indivise : di sản chưa chia.
INEXÉCUSABLE (FAUTE) : (lỗi) không thể chấp nhận được (ví dụ lỗi của người
chủ công trình không áp dụng các biện pháp an toàn lao động trên công trường khiến tai
nạn lao động xảy ra).
INEXÉCUTION (n) : sự không chấp hành, không thực hiện.
Inexĩcution du contrat : sự không thi hănh hợp đồng, sự không thựuc hiện hợp đồng.
Theo học lý và án lệ phương tây đối với các hợp đồng song vụ, sự không thực hiện nghĩa
vụ của bên này là nguyên nhân của sự bất thực hiện nghĩa vụ của bên đối ước - xem
Contrat civil/ Exécution du contrat civil.
Tuy BLDS 2005 có nói “trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực
hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn
thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình “ - điều 414, khoản 1
BLDS 2005- nhưng cũng đề ra ngoại lệ là “bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn
thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của
mình khi đến hạn”- điều 415, khoản 2 BLDS 2005.

Tự điển pháp lý 94
Preuve de l’inexĩcution du contrat : bằng chứng, chứng cứ của viẹc không thi hănh hợp
đồng.
INEXIGIBILITÉ (n) : sự không thể đòi được.
INEXIGIBLE (adj) : không thể đòi được.
Dette inexigible : nợ không thể đòi được.
INJURE (n) : sự nhục mạ.
Theo Luật của Pháp, sự nhục mạ thậm tệ có thể là một nguyên nhân ly hôn..
INOPPOSABILIÉ (n) : sự không thể đối kháng (của một chứng thư) đối với người
thứ ba - xem Effet.
INSAISISSABILITÉ (n) : sự không thể kê biên/sai áp - xem Bien/Biens insaisissables.
INSAISISSABLE (adj) : không thể kê biên/sai áp.
INSCRIPTION (n) : sự đăng ký, đăng bạ, sự ghi vào sổ.
Luật ràng buộc một vài hành vi pháp lý phải được đăng ký mới phát sinh hiệu lực nhất là
trong việc đối kháng với người thứ ba. Việc kết hôn, khai sinh, khai tử, các văn tự đoạn
mại, thế chấp các bất động sản hay động sản có giá trị lớn đều phải được đăng ký. Đối với
các hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu,
thì thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu chính là thời điểm chuyển giao
quyền sở hữu từ người bán sang người mua - xem Vente. Đối với một vài biện pháp bảo
đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự luật cũng bắt buộc đăng ký các biện pháp bảo đảm
này- xem Hypothèque.
INSCRIPTION DE FAUX - INSCRIPTION EN FAUX (n): kiện giả mạo một công
chứng thư vì cho rằng chứng thư này đã bị sửa đổi - xem Faux.
INSOLVABILITÉ (n) : sự mất khả năng chi trả của bên có nghĩa vụ (con nợ).
INSOLVABLE (adj) : tính mất khả năng chi trả
INSTITUTION (n) : sự tặng cho.
Institution contractuelle : sự tặng cho giữa các người hôn phối (vợ/chồng) thông qua
hôn khế- theo Bộ dân luật Pháp.
Đây là một chế định được luật của Pháp thừa nhận cho phép vợ chồng có thể bằng hôn
khế, tặng cho lẫn nhau những gì mình muốn; những tài sản tặng cho được ghi trong hôn
khế này có thể là những tài sản hiện có hoặc sẽ có (điều 1091, 1092 Bộ luật dân sự Pháp).
Institution d’héritier : sự tặng cho các thừa kế (theo di chúc), di tặng- xem Legs.
INSTITUANT (n) : người cho.
INSTITUÉ (n) : người được cho.
INSTRANSMISSIBLE (adj) : không thể chuyển dịch.
INSTRUMENT (n) : văn bản.
INSTRUMENTATION (n) : sự lập văn bản.
INSTRUMENTAL (adj) : (dùng làm) văn bản.
INSTRUMENTER (v) : lập văn bản.
INVASION DES TERRAINS PUBLICS (v): lấn chiếm đất công.
INTÉGRITÉ (n) : sự nguyên vẹn.
Intégrité de la volonté : sự nguyên vẹn của ý chí.
INTÉRÊT (n)
1. Lợi ích, quyền lợi.
Ở số ít, Intérêt được chỉ những lợi ích, quyền lợi của một người khi sử dụng tố quyền của
mình trước Tòa. Tại Pháp có câu “ Pas d’intérêt, pas d’action”- không có lợi ích thì
không thể có tố quyền- để chỉ việc Tòa án có chấp nhận đơn khởi kiện của một người hay
không, ví dụ việc khởi kiện đòi phân chia di sản về mặt nguyên tắc chỉ được chấp nhận cho
những bên có quyền hưởng di sản hoặc theo luật pháp hoặc theo di chúc : lợi ích trực tiếp ;
tuy nhiên trong một vài trường hợp luật mở rộng cho bên có quyền (chủ nợ) của người chết
hoặc ngay bên có quyền (chủ nợ) của một trong các thừa kế cũng được sử dụng tố quyền
này.

Tự điển pháp lý 95
2. Ở số nhiều Intérêts được chỉ những khoản lãi hay lợi tức thu được từ việc khai thác một
tài sản nào đó (175 khoản 2 BLDS 2005)ï.
Lãi/lợi tức này có thể phát sinh từ các hợp đồng cho vay mượn, cho thuê mà còn trong
trường hợp chậm trả một món nợ (xem như hình thức chế tài vì chậm thực hiện nghĩa vụ).
Intérêts des sommes prêtées : khoản lãi của các khoản tiền cho vay mượn.
INTERPOSITION DE PERSONNE (n): việc cho mượn tên trong một chứng thư
INTERPRÉTATION (n) : sự giải thích.
Interprétation des actes civils : sự giải thích giao dịch dân sự .
Theo điều 126 BLDS 2005 trong trường hợp giao dịch dân sự có thể được hiểu theo nhiều
nghĩa khác nhau thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:
1. Theo ý muốn đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;
2. Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;
3. Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.
Interprétation des contrats (n): sự giải thích hợp đồng.
Hợp đồng khi phát sinh hiệu lực thì ràng buộc các bên giao kết và họ phải thực hiện đúng
các cam kết đã thỏa thuận. Tuy nhiên trong vài trường hợp có những điều khoản không rõ
ràng dẫn đến khó khăn trong việc xác định nội dung đích thực của nó hay ý chí chung
(Commune intention) của các bên giao kết khiến dẫn đến tranh chấp. Trong trường hợp
này, chính Tòa án có trách nhiệm giải thích hợp đồng trên cơ sở những quy định của Luật.

Theo điều 409 BLDS 2005 việc giải thích hợp động được dựa trên các nguyên tắc chỉ đạo
sau:
1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng
mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên giao kết khi giao kết hợp đồng để giải
thích điều khoản đó.
2. Khi một điều khoản của hợp đồng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa thì phải chọn
nghĩa nào làm cho điều khoản đó khi thực hiện có lợi nhất cho các bên.
3. Khi hợp đồng có ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo
nghĩa phù hợp với tính chất của hợp đồng.
4. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập
quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
5. Khi hợp đồng thiếu một số điều khoản thì có thể bổ sung theo tập quán đối với loại hợp
đồng đó tại địa điểm giao kết.
6. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nha sao cho ý
nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
7. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn chung giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử
dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
8. Trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên yếu thế thì
khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế.
Interprétation législateur : sự giải thích (luật pháp) có tính chất lập pháp.
Đây là trường hợp cơ quan làm luật giải thích một luật đã được ban hành trước đó.
Interprétation judiciaire : sự giải thích (luật pháp) có tính chất tư pháp.
Đây là trường hợp Tòa án giải thích một điều luật áp dụng nhằm giải quyết một vụ tranh
chấp.
Ở phần lớn các nước, các thẩm phán có quyền giải thích pháp luật nhưng theo Hiến Pháp
Việt Nam thì quyền này thuộc về Uíy ban Thường vụ Quốc Hội.
Interprétation doctrinale : sự giải thích (luật pháp) có tính chất học lý.
Đây là trường hợp áp dụng các học lý có được từ các công trình có giá trị của các nhà
nghiên cứu luật học nhằm giải thích một điều Luật. Tại Việt nam chưa hình thành các
nguồn học lý nhưng có thể dựa vào các Nghị quyết về đường lối, chủ trương, chính sách để
dùng làm cơ sở lý luận cho việc giải thích và vận dụng pháp luật.
Interprétation d’un jugement: sự giải thích một án văn (khi thấy án văn tối nghĩa).

Tự điển pháp lý 96
INTERRUPTION (n) : việc gián đoạn, đứt đoạn.
Interruption de prescription : việc gián đoạn thời hiệu - xem Prescription.
INVALIDATION (n) : sự không có/không phát sinh hiệu lực, vô hiệu lực.
INVALIDITÉ (n) : tính không có/không phát sinh hiệu lực, vô hiệu lực.
Invalidité d'un contrat : tính không có/không phát sinh hiệu lực, vô hiệu lực của một
hợp đồng.
INVALIDE (adj) : không có/ không phát sinh hiệu lực, vô hiệu lực.
Acte invalide : chứng thư không phát sinh hiệu lực.
INVENTAIRE (n)
1. Toàn kê tài sản, kê biên tài sản là việc kê biên tích sản (phần có) lẫn tiêu sản (phần nợ)
của một người.
2. Giấy kê biên việc trên.
Việc kê biên tài sản thường được thực hiện bên cạnh một bên có nghĩa vụ (con nợ) hay
trước khi phân chia di sản của một người.
IRRÉVOCABILITÉ (n) : tính cách không thể hủy bỏ, không thể truất bãi (của một
hợp đồng).
IRRESPONSABILITÉ (n) : miễn trách nhiệm - xem Claude/Claude de non-
responsabilité.
J
JOUISSANCE (DROIT DE) (n): quyền hưởng dụng.
Ví dụ dưới một vài chế độ hôn sản, người ta chỉ cho phép người đàn bà góa chỉ có quyền
hưởng dụng trên di sản của chồng chứ không có quyền thừa kế.
L
LEDIT (adj) : người...ấy.
Ledit témoin : người làm chứng ấy.
LÉGALISATION (n) : sự thị thực, hợp pháp hóa.
Hợp pháp hóa là chứng thực chữ ký, con dấu trên giấy tờ của một tài liệu nước ngoài để sử
dụng trong nước hoặc ngược lại.
LÉGALISER (v) : thị thực, hợp pháp hóa.
LÉGALITÉï (n)
1.Tính hợp pháp.
2. Pháp chế.
LÉGAL (adj) : hợp pháp, theo pháp luật.
Héritier légal : người thừa kế theo pháp luật - xem Héritier.
LÉGATAIRE (n) : người nhận di tặng - xem Legs.
LÉGISLATION (n)
1. Pháp luật (Hệ thống)
2. Pháp chế, là toàn bộ pháp luật của một nước hay toàn bộ pháp luật về một lãnh vực.
Législation vietnamienne : pháp chế Việt Nam.
LÉGITIMATION (n) : xác định, khai nhận, chính thức hoá một người con
ngoài hôn thú.
Đây là thủ tục luật định nhằm giúp một đứa con ngoài hôn thú có được tư cách là con
chính thức. Việc xác định này có tính tự nguyện (Légitimation volontaire) khi được cha
hay mẹ hay cả hai cha mẹ xác nhận hay có tính bó buộc khi được toà án tuyên nhận
(Légitimation judiciaire) theo yêu cầu của người con hay của cha/mẹ đối với con chưa
thành niên. Việc xác nhận của cha, mẹ hay cả cha và mẹ được thực hiện tại Uỷ ban nhân
dân phường, xã, thị trấn nơi thường trú của người con được công nhận và được ghi vào sổ
khai sinh.
Légitimation par mariage : xác định, khai nhận, chính thức hoá một người con giá thú
thông qua việc kết hôn giữa cha và mẹ đẻ đưa trẻ.
LÉGITIME (adj) : hợp pháp.
Mariage légitime : hôn nhân hợp pháp - xem Mariage.

Tự điển pháp lý 97
LÉGITIMÉ (n) : tính hợp pháp.
LÉGITIMER (v) : xác định, thừa nhận, khai nhận con chính thức.
LÉGITIMER UN ENFANT NATUREL : xác định, thừa nhận, khai nhận một đứa con
ngoài giá thú, chính thức hoá con ngoài giá thú - xem Reconnaissance.
LÉGITIMITÉ (n) : có được tư cách con chính thức sau khi đã được xác nhận.
LEGS (n)
1. Sự di tặng.
Di tặng là sự thể hiện ý chí của người có di sản được gọi là người di tặng/chủ tặng
(Instituant) để lại một phần di sản của mình (được gọi là tài sản di tặng) cho một người
khác được gọi là người được tặng/thụ tặng (Institué) thông qua việc lập chúc mà không đòi
hỏi người này phải thực hiện bất cứ một nghĩa vụ tài sản nào đối với phần được di tặng.

Như vậy di tặng là một hình thức của tặng cho với điều kiện đình chỉ (còn gọi là điều kiện
treo) và việc tặng cho chỉ được thực hiện khi điều kiện đình chỉ không còn (người di tặng
không còn sống). Điều kiện của việc chuyển tặng này là người thụ tặng phải còn sống tại
thời điểm người chủ tặng chết. Nếu người thụ tặng chết trước, tài sản sẽ không chuyển dịch
sang sản nghiệp của người này vì việc di tặng có tính cá nhân và có tính điều kiện. Nếu đối
chiếu với việc cho tặng (Donation) thì ta thấy việc tặng cho được thực hiện khi người tặng
cho còn sống, còn việc di tặng (Legs) chỉ được thực hiện kể từ thời điểm người tặng cho
chết. Cả hai đều có sự chuyển dịch các quyền đối với tài sản tặng cho, trường hợp đầu
người Pháp dùng cụm từ “Transmission entre vifs”, trường hợp sau người Pháp dùng cụm
từ “Transmission à cause de mort”.

Vấn đề này được ghi tại điều 671 BLDS 2005:


1. Di tặng là việc người lập chúc dành một phần tài sản để tặng cho người khác. Việc di
tặng phải đượcghi rõ trong chúc thư.
2. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ
trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc,
thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện nghĩa vụ còn lại của người này.

Câu văn của điều này đã toát lên một cách rõ ràng một số đặc điểm cơ bản của việc di tặng
như sau
1. Tài sản di tặng là một phần tài sản của người lập chúc.
2. Có sự chuyển dịch quyền sở hữu trên tài sản di tặng từ người di tặng sang một hay
nhiều người được di tặng.
3. Sự chuyển dịch quyền sở hữu được thực hiện bởi một hành vi pháp lý đơn phương (di
chúc) và việc chuyển dịch này chỉ xảy ra sau khi người di tặng chết.
4. Người được di tặng về mặt nguyên tắc không phải dùng tài sản di tặng để thực hiện
nghĩa vụ tài sản của người di tặng (nếu có). Trái với người thừa kế người được di tặng
không phải thực hiện nghĩa vụ đối với phần được di tặng ngoại trừ trường hợp toàn bộ di
sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người di tặng thì phần di tặng cũng được
dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.
Người được di tặng lẫn người thừa kế được gọi chung là người được hưởng di sản.
Legs à titre universel : di tặng một phần (có tính tổng quát), theo đó người được
tặng nhận một phần tỷ lệ nào đó của di sản.
Ví dụ người lập chúc để lại một nửa, một phần ba những tài sản mà pháp luật cho phép
định đoạt, hay một nửa, một phần ba hay toàn phần các bất động sản thuộc quyền sở hữu
của mình.
Legs particulier/Legs à titre particulier : di tặng có tính đặc biệt, theo đó chỉ có một
số tài sản được xác định hay có thể được xác định.
Legs universel : di tặng toàn bộ (tổng quát).

Tự điển pháp lý 98
Di tặng toàn bộ tài sản là quy định của di chúc theo đó người lập chúc cho một hoặc nhiều
người toàn bộ tài sản người ấy để lại sau khi chết (điều 1003 Bộ luật dân sự Pháp).
Luật VN không công nhận di tặng toàn bộ vì di sản luôn luôn phải được dành cho một số
người được quy định tại điều 669 (được gọi là người thừa kế không phụ thuộc vào di
chúc).
2. Vật di tặng.
LÉGUER (v) : di tặng, để lại.
LÉSION SPÉCIAL (n) : sự tổn hại, thiệt hại quá đáng.
Rescision de la vente pour cause de lésion spécial: hủy bỏ hợp đồng mua bán vì có thiệt
hại quá đáng.
Sự tổn hại quá đáng không được ghi trong BLDS 2005 nhưng tại Sắc lệnh số 97 ngày 22
tháng 5 năm 1950 thì " khi lập ước có sự tổn thiệt đến cho sự bất lợi của một bên vì điều
kiện kinh tế của hai chênh lệch thì khế ước đó có thể bị xem là vô hiệu”.
Theo học lý phương tây, sự thiệt hại quá đáng là kết quả của một sự mất quân bình trầm
trọng giữa những cái lợi hổ tương được quy định trong hợp đồng và sự mất quân bình này
phải được thẩm định chính xác vào thời điểm giao kết. Quan điểm này đã được các nhà
làm luật của Pháp đưa vào Bộ luật dân sự tại điều 1674 và các điều kế tiếp. Điều 1674 quy
định rằng “Nếu người bán bị thiệt hại quả bảy phần mười hai giá giá của một bất động sản
thì có quyền hủy hợp đồng mua bán dù trong hợp đồng người bán có khước từ quyền hủy
bỏ hợp đồng và có tuyên bố cho không phần giá trị gia tăng”.
LIBERTÉ CONTRACTUELLE (n) :tự do giao kết (nguyên tắc)- xem Autonomie de la
volonté.
LICITATION (n) : sự bán đấu giá toàn bộ một bất động sản không thể chia
phần.
LICITER (v) : bán đấu giá toàn bộ một bất động sản không thể chia phần.
LICITE (adj) : đúng luật (một chứng thư, một văn bản).
LIEN (n) : mối liên hệ, quan hệ.
Liens de famille : các mối quan hệ gia đình.
Quan hệ gia đình là quan hệ (bao gồm quyền lẫn nghĩa vụ) giữa những thành viên trong gia
đình được tạo lập qua hôn nhân hay qua các định chế luật pháp liên quan đến gia đình
(nuôi con nuôi). Mối liên hệ này bao gồm:
1. Liên hệ thân thuộc được biểu thị rõ ràng qua quan hệ huyết thống hay qua quan hệ nuôi
dưỡng (nuôi con nuôi)
2. Liên hệ hôn nhân thông qua việc kết hôn; ví dụ quan hệ của vợ/chồng đối với các thành
viên trong gia đình chồng/vợ; ví dụ giữa con dâu và cha mẹ anh chị em...chồng, hay giữa
rễ và cha mẹ anh chị em...vợ.
Liens du droit : quan hệ về quyền (giữa các thành viên trong gia
đình ).
Liens de droit sans lien de sang : có quan hệ về quyền nhưng không có quan hệ về huyết
thống- đây là trường hợp một đứa trẻ được nhận làm con nuôi.
Liens de sang qui sont aussi des liens de droit : vừa quan hệ huyết thống vừa quan hệ về
quyền- đây là các quan hệ được tạo lập từ hôn nhân.
Liens du sang : các mối quan hệ huyết thống - xem Ligne.
Tất cả các mối quan hệ gia đình dựa trên huyết thống đều không thể chấm dứt ngay cả khi
hôn nhân không còn tồn tại. Tư cách, cha mẹ, ông bà, anh chị em...vĩnh viễn tồn tại kể cả
khi một trong những người này chết.
LIGNE (n) :dòng họ.
Dòng họ là mối liên hệ huyết tộc của một người đối với thân thích của người đó.
Dòng họ được chia làm họ nội (mối liên hệ thân thích về phía người cha) và họ ngoại (mối
liên hệ thân thích về phía người mẹ).
Ligne collatérale : thân thích bàng hệ, gồm những người không sinh ra nhau
nhưng cùng một ông tổ chung sinh ra, ví dụ anh em chú bác.

Tự điển pháp lý 99
Ligne défaillant : dòng tuyệt tự
Ligne directe : thân thích
trực hệ, gồm những người trong đó người này sinh người kia. Những người bậc cao như
cha mẹ, ông bà, cố... được gọi là tôn thuộc (Ascendants). Những người ở bậc dưới như con,
cháu, chắt...được gọi là ti thuộc (Descendants ).
LIMITE (n) : ranh giới giữa hai đám đất liền kề.
Ranh giới này được ấn định theo thỏa thuận giữa các chủ sở hữu, theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm
trở lên mà không có tranh chấp -điều 265 khoản 1 BLDS 2005.

Cũng theo điều 265 bên có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo
chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng và
không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của kẻ khác; chỉ được trồng cây
và làm các việc khác trong viên đất thuộc quyền sử dụng và theo ranh giới đã được xác
định; không được để rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.
Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng thì người sử dụng đất có
nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung, không được lấn chiếm thay đổi mốc giới ngăn
cách.
LIQUIDATION (n) : thanh toán, kết thúc, thanh lý.
Liquidation de l’héritage, de sucession: thanh toán di sản - xem Sucession.
Liquidation d’une dette : thanh toán một món nợü.
Liquidation de l’indivision : sự kết thúc, chấm dứt tình trạng để chung chưa chia phần -
xem Indivision.
Liquidation de communauté: thanh toán khối tài sản cộng đồng- xem Communauté.
Liquidation du régime matrimonial: thanh toán chế độ hôn sản - xem Divorce.
Liquidation d’une affaire : kết thúc một giao dịch, một công việc.
Liquidation des biens : thanh lý tài sản.
Liquidation judiciaire : thanh toán theo con đường tư pháp.
Đây là trường hợp việc thanh toán tài sản được thực hiện bởi các quyết định của cơ quan
tài phán khi các bên liên quan không đồng ý với nhau về việc phân chia.
LIVRAISION (n) : sự chuyển giao vật.
Ví dụ trong một hợp đồng mua bán điều 439 BLDS 2005 đã ấn định thời điểm chuyển giao
vật bán từ người bán sang người mua chính là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nếu
không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác - xem Délivrance, Vente.
LOCATION (n)
1. Sự cho thuê .
Sous-location : cho thuê lại.
2. Hợp đồng cho thuê
LOCATION-VENTE (n) : thuê - bán (Hình thức, Phương thức)
Đây là một hình thức cho thuê đặc biệt theo đó sau một thời gian thuê thường là với giá
cao, người thuê trở thành sở hữu chủ vật thuê. Về phương diện bảo đảm quyền sở hữu của
người bán đối với vật bán, đây là một dạng của hợp đồng mua bán nhằm giúp người bán
giữ quyền sở hữu vật bán cho đến khi giá bán được trả hết.
LOCATAIRE (n) : người thuê
LOCATIF (adj) : thuê.
Réparations locatives : sửa chữa những hư hại do người thuê chịu.
LOI (n) : Luật, Đạo luật.
Luật là tập hợp những quy tắc chi phối các quan hệ giữa các thể nhân và pháp nhân với
nhau và nếu không được các bên tôn trọng sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
Về mặt hình thức Luật là văn bản pháp luật do Quốc Hội thông qua và được ban hành bởi
người đứng đầu Nhà nước.

Tự điển pháp lý 100


Loi civil : Luật dân sự, Dân luật.
Trong quan niệm các nhà làm Luật Việt Nam, Luật dân sự là tập hợp các quy tắc “quy định
địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác,
quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân
và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động” (điều 1 BLDS 2005)
Lois interprétatives : luật giải thích.
Đây là trường hợp làm một luật mới được ban hành để giải thích luật cũ vì luật cũ có chỗ
không rõ ràng có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau hoặc khó áp dụng trong thực tế.
Trong trường hợp này luật giải thích được xem là một thành phần trong luật cũ vì thế luật
giải thích sẽ có hiệu lực hồi tố - xem Interprétation/Interprétation législateur.
Application de la loi dans le temps: áp dụng luật trong thời gian.
Luật được áp dụng bắt đầu ngày có hiệu lực cho đến ngày luật bị bãi bỏ. Trên nguyên tắc
luật được áp dụng bắt đầu vào ngày luật được công bố và không có hiệu lực hồi tố. Tuy
vậy trong vài trường hợp luật định, luật có thể áp dụng sau ngày công bố và đối với một
vài quan hệ tuy đã phát sinh trước ngày ban hành luật vẫn áp dụng luật mới - xem Loi/
Lois interprétatives. Ví dụ Bộ Luật dân sự VN 2005 được ban hành vào ngày 27 tháng 6
năm 2005 nhưng chỉ được áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2006 theo Nghị Quyết của
Quốc Hội.
Abrogation de la loi : sự bãi bỏ một luật.
Sự bãi bỏ này có thể nói rõ hay mặc nhiên: có tính nói rõ khi luật mới ghi luật này bãi bỏ
luật... và có tính mặc nhiên khi nhà làm luật ghi : những luật trái với luật này..
LOT (n) : phần
Lot de copropriété indivis : phần đồng sở hữu chưa chia.
LOUAGE DE CHOSE (n) : hợp đồng thuê tài sản.
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên cho thuê (Bailleur) giao
tài sản cho bên thuê (Locataire) trong một thời hạn còn bên thuê phải trả tiền thuê (Loyer).
Theo điều 481 và các điều kế tiếp của BLDS 2005 thì:
1. Giá thuê do hai bên thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thuê
thì các bên chỉ được thỏa thuận về giá thuê trong phạm vi khung đó.
2. Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo
mục đích thuê. Nếu hai bên không xác định được mục đích thuê thì hợp đồng thuê sẽ hết
thời hạn khi bên thuê đã đạt được mục đích thuê.
3. Người thuê có thể cho thuê lại tài sản đã thuê nếu được bên cho thuê đồìng ý.

Bên cạnh nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng ổn định của bên thuê đối với tài sản thuê chống
lại mọi sự quấy nhiễu của người thứ ba liên quan đến quyền sở hữu tài sản (điều 486
BLDS 2005) nghĩa vụ chỉnh của bên cho thuê là phải bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản
cho thuê; nói cách khác là phải bảo đảm vật thuê như trong tình trạng đã thỏa thuận phù
hợp với mục đích cho thuê trong suốt thời gian thuê. Điều này ràng buộc bên cho thuê phải
sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản cho thuê trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán
bên thuê phải tự sửa chữa. Trong trường hợp tài sản cho thuê bị giảm giá trị sử dụng không
do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa tài sản thuê, hoặc
giảm giá thuê hoặc đổi tài sản thuê khác và ngay cả việc đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng kèm yêu cầu bồi thường thiệt hại khi tài sản thuê không thể sửa chữa được dẫn
đến mục đích thuê không đạt được hoặc tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết.
Trong trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa
không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê nhưng phải báo cho bên cho
thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán mọi khoản chi phí sửa chữa liên quan
(điều 485 BLDS 2005).

Theo các điều 487 và kế tiếp của BLDS 2005, bên thuê có bốn nghĩa vụ chính là:

Tự điển pháp lý 101


1. Bảo quản tài sản thuê như tài sản của mình có nghĩa là phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ;
nếu làm hư hỏng mất mát thì phải bồi thường. Tuy nhiên đối với những hao mòn tự nhiên
do sử dung tài sản thuê thì bên thuê không chịu trách nhiệm.
2. Sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích như đã thỏa thuận. Trong trường hợp
ngược lại, bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đồng thời có
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Bên thuê có thể tu sữa và làm tăng giá trị tài sản thuê nếu được bên cho thuê đồng ý và
có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.
4. Trả tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì thời hạn trả tiền
thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền; nếu vẫn không xác định được tập quán thì
bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.
Chú ý rằng khi hai bên đã thỏa thuận về thời hạn trả tiền thuê nhưng bên thuê không trả
tiền thuê trong ba kỳ liên tiếp thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (điều 489
khoản 2 BLDS 2005).
5. Hoàn lại tài sản thuê (Restitution du bien loué) khi hợp đồng thuê chấm dứt. Tài sản
hoàn lại phải trong tình trạng như khi nhận thuê trừ những hao mòn tự nhiên hoặc theo
đúng tình trạng đã thỏa thuận. Trong trường hợp giá trị tài sản thuê bị giảm sút so với tình
trạng ban đầu thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Khi bên thuê chậm
trả tài sản thuê bên cho thuê có quyền đốc thúc việc trả lại tài sản thuê đồng thời buộc bên
thuê phải trả tiền thuê trong thời gian chậm trả này và bồi thường thiệt hại. Ngoài ra bên
thuê còn phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả nếu có thỏa thuận. Mọi rủi ro đối với tài
sản thuê trong thời gian trả chậm bên thuê chịu.

Hợp đồng thuê chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Thời hạn thuê đã hết;
2. Theo thỏa thuận của các bên về việc chấm dứt trước thời hạn; đôïi với hợp đồng thuê
không xác định thời hạn, khi bên thuê muốn chấm dứt hợp đồng phải báo trước một htời
gian hợp lý nếu không có thỏa thuận về thời gian này;
3. Hợp đồng thuê bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương đình chỉ thực hiện;
4. Tài sản thuê không còn.
LOUAGE D’OUVRAGE (n) : hợp đồng dịch vụ/công việc.
Hợp đồng (cung ứng) dịch vụ - như hợp đồng nhận thầu (Contrat d’entreprise) là sự thỏa
thuận giữa các bên theo đó bên làm dịch vụ (Entrepneneur) thực hiện một công việc cho
bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ (Maitre d’ouvrage) phải trả tiền công cho bên làm
dịch vụ (điều 518 BLDS 2005 )û.
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ phải là công việc có thể thực hiện được, không bị pháp
luật cấm và không trái đạo đức xã hội- xem Bonne moeur. Về hình thức, trong các điều
khoản liên quan đến hợp đồng dịch vụ không có điều khoản nào quy định về hình thức của
hợp đồng dịch vụ; bởi vậy các quy định chung về giao kết hợp đồng sẽ được áp dụng đối
với loại hợp đồng này trên cơ sở công nhận hiệu lực của cam kết, thỏa thuận giữa các bên
không phụ thuộc vào yếu tố hình thức, thủ tục của hợp đồng ngoại trừ có thỏa thuận khác.

Do bản chất của hợp đồng dịch vụ nên nét đặc thù của loại hợp đồng này được thể hiện chủ
yếu của bên làm dịch vụ. Ngoài việc thực hiện công việc theo đúng thỏa thuận cũng như
đúng các quy định tổng quát về nghĩa vụ trong đó có nghĩa vụ phải giữ bí mật thông tin mà
mình biết được trong thời gian làm dịch vụ nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
(điều 522 khoản 5 BLDS 2005) bên làm dịch vụ không được giao người khác làm thay
công việc nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vu (điều 522 khoản 2 BLDS 2005).

Thông thường hợp đồng phải được thực hiện và hoàn tất theo đúng thời hạn đã quy định
nhưng nếu đã kết thúc thời hạn mà công việc chưa hoàn thành và bên làm dịch vụ vẫn tiếp

Tự điển pháp lý 102


tục thực hiện công việc, còn bên thuê dịch vụ biết nhưng không phản đối thì hợp đồng
đương nhiên được tiếp tục thực hiện theo nội dung đã thỏa thuận cho đến khi công việc
được hoàn thành (điều 526 BLDS 2005); đây cũng là một nét đặc thù khác của loại hợp
đồng này.

Tiền thuê được hai bên thoả thuận ấn định. Nếu trong hợp đồng không có thoả thuận về giá
dịch vụ, phương pháp xác định giá dịch vụ và không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch
vụ thì giá dịch vụ được xác định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời
điểm và địa điểm giao kết hợp đồng. Khi dịch vụ được cung ứng không đạt như thỏa thuận
hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên thuê dịch vụ có quyền giảm
tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Các nguyên tắc chung về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng sẽ được áp dụng đối
với hợp đồng dịch vụ. Theo điều 525 BLDS 2005 hợp đồng dịch vụ sẽ bị đơn phương
chấm dứt khi:
1. Việc tiếp tục công việc không có lợi cho bên thuê dịch vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền
đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết
trước một thời hạn hợp lý. Bên thuê dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên
cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
2. Bên thuê dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng theo
thỏa thuận thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và
yêu cầu bồi thường thiệt hại.
LOYER (n) : tiền mướn, tiền thuê
Tiền mướn/tiền thuê là khoản tiền người mướn/người thuê phải trả trong một khế ước thuê
mướn đồ vật.
MAINLEVÉE (n) : hành vi hủy bỏ, giải trừ (các biện pháp bảo đảm việc thực
hiện nghĩa vụ trên tài sản của bên có nghĩa vụ đã có trước đó).
MAINTIEN DANS LES LIEUX (n) : quyền lưu cư.
Quyền lưu cư là quyền được luật pháp công nhận cho người thuê trong những trường hợp
đặc biệt được tiếp tục ở nhà thuê khi hợp đồng thuê đã hết hạn.
MAJEUR (n) : người thành niên.
Người thành niên là người đủ mười tám tuổi trở lên - xem Capacité.
Majeurs protégés : người thành niên cần được bảo vệ - khi hành sử các hành vi
dân sự - xem Capacité.
MAJORITÉ (n) : tuổi thành niên.
Tuổi thành niên là hạn tuổi luật định (từ 18 tuổi trở lên) kể từ đó một người hoàn toàn có
năng lực hành vi dân sự (Acquisition de la pleine capacité juridique) có nghĩa là phải gánh
chịu trách nhiệm về những hành vi do mình làm cũng như những hành vi do những người
mà mình phải chịu trách nhiệm ngoại trừ trường hợp bị mất năng lực hay bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự.
MANDANT (n) : người ủy quyền, ủy nhiệm - xem Mandat.
MANDAT (n)
1. Giấy, hợp đồng ủy quyền, ủy nhiệm.
2. Sự ủy quyền, ủy nhiệm.
Uíy quyền/ủy nhiệm là một chế định đặc biệt nhằm làm dễ dàng hoặc thúc đẩy các quan hệ
giao dịch dân sự trong xã hội trên cơ sở vì lợi ích của người ủy quyền. Thực vậy vì nhiều
lý do khác nhau (ví dụ ở xa không thể trực tiếp thực hiện giao dịch hoặc vì thiếu chuyên
môn không thể thực hiện các giao dịch có tính phức tạp) người ủy quyền chuyển giao công
việc mình phải làm cho một người khác và thông thường người này được nhận một khoản
thù lao tương ứng với công việc (ủy nhiệm cho Bưu điện/Ngân hàng chuyển tiền cho một
người khác hay thanh toán một món nợ ).

Tự điển pháp lý 103


Theo điều 581 của BLDS 2005, ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên được
ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện một hành vi pháp lý nhân danh bên ủy quyền (chính xác là
làm thay cho bên ủy quyền); còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc
pháp luật có quy định. Chính vì người được ủy quyền làm thay cho người ủy quyền nên sẽ
không có ủy quyền nếu đối tượng được làm gắn liền với nhân thân của người ủy quyền.
Điều 139 khoản 2 BLDS 2005 đã ghi rõ “...Cá nhân không được để người khác đại diện
cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó”; vì vậy
không thể ủy quyền đăng ký kết hôn hay xin ly hôn...
Hành vi pháp lý được nói ở điều 581 nói trên là một hành vi phải được xác định hay có thể
được xác định. Ví dụ trong một hợp đồng uỷ quyền bán tài sản nếu bên uỷ quyền không
chỉ định tài sản được đem bán thì uỷ quyền đó được xem không có giá trị vì bên được uỷ
quyền sẽ không biết đối tượng của việc bán; nhưng một hợp đồng uỷ quyền cho phép bên
được uỷ quyền chọn mua một tài sản (được xác định chủng loại) phù hợp với giá cả mà
bên uỷ quyền đưa ra thì hợp đồng uỷ quyền đó có giá trị.

Đối với bên ủy quyền, họ có các nghĩa vụ sau:


- Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện
công việc uỷ quyền;
- Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền;
- Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền
cũng như trả thù lao cho bên được ủy quyền nếu có thỏa thuận.
đồng thời có những quyền sau:
- Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền;
- Yêu cầu bên được uỷ quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc
ủy quyền nếu không có thoả thuận khác.
- Được bồi thường thiệt hại nếu bên được uỷ quyền vi phạm nội dung uỷ quyền.

Đối với bên được ủy quyền, họ có các nghĩa vụ chủ yếu sau :
- Thực hiện công việc ủy quyền và báo cho bên ủy quyền việc thực hiện công việc đó;
- Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền
cũng như các sửa đổi hay bổ sung phạm vi ủy quyền nếu có;
- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện ủy quyền;
- Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện
ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật pháp,
đồng thời có các quyền sau:
- Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết nhằm thực
hiện công việc ủy quyền .
- Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý để thực hiện công việc ủy quyền.
- Được uỷ quyền lại cho người thứ ba nếu được bên uỷ quyền đồng ý -
Mandat domestique : ủy quyền (dành cho người vợ) về các hành vi gia vụ .
Mandat général : ủy quyền tổng quát.
Uỷ quyền tổng quát là trường hợp người ủy quyền cho phép người được ủy quyền làm mọi
việc của người ủy quyền trong thời hạn ủy quyền.
Mandat légal : ủy quyền pháp định, ủy quyền luật định, ủy quyền theo
pháp luật.
Uíy quyền luật định là trường hợp người có tư cách đại diện sẽ do pháp luật quy định. Sự
ủy quyền này có tính đương nhiên. Ví dụ cha mẹ hay người giám hộ quản trị tài sản của
con vị thành niên.
Mandat spécial : ủy quyền đặc định.
Uíy quyền đặc định là trường hợp người ủy quyền chỉ ủy quyền cho người được ủy quyền
làm một số công việc nhất định nào đó đã được ghi trong phạm vi ủy quyền.
Mandat tacite : ủy quyền mặc nhiên.

Tự điển pháp lý 104


Uíy quyền mặc nhiên là ủy quyền không có văn bản, ví dụ người chồng mặc nhiên ủy
nhiệm người vợ vay mượn để chi tiêu các khoản gia dụng trong gia đình..
Durée du mandat : thời hạn ủy quyền.
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hay do pháp luật quy định.Trong trường hợp
không ấn định thời hạn thì hợp đồng ủy quyền chỉ có hiệu lực một năm kể từ ngày xác lập.
Forme du mandat : hình thức của sự ủy quyền.
Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản và nếu có thỏa thuận hay pháp luật có quy định
thì hợp đồng ủy quyền phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban Nhân dân cấp
có thẩm quyền.
Extinction du mandat : chấm dứt ủy quyền
Theo điều 589 BLDS 2005 sự ủy quyền chỉ có thể chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Thời hạn ủy quyền hết hạn;
2. Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
3. Bên ủy quyền, bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền -
xem Mandat/Résiliation unilatérale du mandat.
4. Bên ủy quyền hay bên được ủy quyền chết, mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.
5. Ngoài ra sự ủy quyền còn có thể chấm dứt do các nguyên nhân chung được dự liệu về
hợp đồng: hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng ủy quyền trước kỳ hạn; có sự hoà nhập
về tư cách người ủy quyền và người được ủy quyền (người được ủy quyền trở thành thừa
kế duy nhất của người ủy quyền đối với hợp đồng ủy quyền bán một tài sản nào đó) hay
đối tượng của sự ủy quyền không còn (ủy quyền bán một tài sản nào đó nay tài sản đã bị
tiêu hủy )...
Résiliation unilatérale du mandat : đơn phương chấm dứt thực hiện ủy quyền.
Sự ủy quyền bị một bên đơn phương chấm dứt thực hiện được BLDS 2005 dự liệu tại điều
588 trong các trường hợp sau:
1. Đơn phương đình chỉ sự ủy quyền từ người ủy quyền:
- Nếu ủy quyền có thù lao bên ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
ủy quyền bất cứ lúc nào nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công
việc đã được thực hiện và bồi thường thiệt hại;
- Nếu ủy quyền không có thù lao bên ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng ủy quyền bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền trong một thời
hạn hợp lý.
Trong cả hai trường hợp trên bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về
việc chấm dứt ủy quyền; nếu không báo thì việc ủy quyền vẫn còn giá trị đối với người thứ
ba trừ trường hợp người này biết hoặc phải biết việc ủy quyền đã bị chấm dứt.
b. Đơn phương đình chỉ sự ủy quyền từ người được ủy quyền:
- Nếu ủy quyền có thù lao bên được ủy quyền co ïquyền đơn phương chấm dứt thực hiện
việc ủy quyền bất cứ lúc nào nhưng phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền;
- Nếu ủy quyền không có thù lao thì bên được ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt thực
hiện việc ủy quyền nhưng phải báo trước cho bên kia biết trong một thời hạn hợp lý.
MANDATAIRE (n) : người được ủy quyền, ủy nhiệm, người thụ ủy.
Người được ủy quyền là người đại diện cho người ủy quyền. Mặc dù đứng ra xác lập các
quan hệ giao dịch người được ủy quyền không phải là chủ thể của giao dịch đó vì vậy trên
lý thuyết họ không cần quan tâm đến các hệ quả pháp lý của giao dịch do mình xác lập với
tư cách đó và cũng không có quyền hay nghĩa vụ gì phát sinh từ giao dịch đó - xem
Mandat.
Substitution de mandataire : sự ủy quyền lại
Sự ủy quyền lại cho người thứ ba chỉ có thể thực hiện nếu được sự đồng ý của bên ủy
quyền hoặc pháp luật cho phép. Sự ủy quyền lại không thể vượt ra khỏi phạm vi của sự ủy
quyền ban đầu. Hình thức ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

Tự điển pháp lý 105


MARIAGE (n) : hôn nhân, kết hôn.
Theo nghĩa thông thườngû hôn nhân là sự kết hợp giữa hai người khác giới tính để chung
sống (tạo lập một gia đình) cũng như dành cho nhau những hỗ trợ trong cuộc sống. Về
ngôn ngữ pháp lý Luật HN-GĐ 2000 không đưa ra một định nghĩa chính thức nhưng tinh
thần của bộ luật này cho thấy hôn nhân là một giao dịch có tính trọng thức, được khởi đầu
bằng việc đăng ký kết hôn và chỉ chấm dứt trong những trường hợp luật định (một trong
hai bên chết hoặc ly hôn).
Luật VN nói rõ không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính (điều 10 Luật
HN-GĐ 2000) trái với một số nước khác nhất là các nước ở vùng Bắc Âu.
Mariage à l’essaie : hôn nhân thử (kết hôn sau một thời gian chung sống).
Đây là hiện tượng chuẩn bị kết hôn bằng cách chung sống với nhau như vợ chồng trong
một thời gian. Hiện tượng này được giải thích như là một phương thức tìm hiểu quan hệ
chung sống như vợ chồng.
Mariage blanc : hôn nhân trắng
Đây là trường hợp hai người kết hôn với nhau có đăng ký kết hôn nhưng trên thực tế không
chung sống với nhau như vợ chồng nhất là không có quan hệ xác thịt.
Mariage illicite : hôn nhân trái pháp luật.
Hôn nhân trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi
phạm điều kiện kết hôn.
Mariage impliquant un élément d’extranéité : hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Hôn nhân được xem như có yếu tố nước ngoài khi việc kết hôn diễn ra giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài hay giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam trước cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam. Cả hai trường hợp trên đều phải tuân thủ các điều kiện
về kết hôn theo Luật HN-GĐ 2000.
Luật Việt Nam nghiêm cấm lợi dụng việc kết hôn có yếu tố nước ngoài để buôn bán phụ
nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Mariage précoce : tảo hôn.
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo
quy định của luật pháp.
Mariage simulé/fictif : hôn nhân giả tạo, hôn nhân có tính gian trá.
Đây là trường hợp hai người khác phái kết hôn với nhau không phải nhằm đạt đến mục
đích lâu dài của hôn nhân nhưng nhằm đạt một yêu cầu riêng tư có tính cá nhân của mỗi
bên (mục đích của kết hôn) hoặc của cả hai bên và khi đã đạt được yêu cầu đó hai bên sẽ
tiến hành ly hôn. Ví dụ một người muốn mang quốc tịch khác để tránh nghĩa vụ quân sự,
để được hưởng các chế độ về xã hội ưu đãi hơn, hoặc để trốn thuế hay muốn được định cư
tại một nơi khác.
Mariage putatif : hôn nhân ngộ nhận.
Hôn nhân ngộ nhận là hôn nhân được tạo lập ngay tình giữa những người bị cấm kết hôn.
Về mặt luật pháp hôn nhân này phải bị hủy bỏ trên cơ sở tố quyền của những người có
liên quan theo luật định. Việc hủy hôn nhân trái pháp luật trong trường hợp này chỉ có tác
dụng cấm các đương sự duy trì cuộc sống chung. Luật Hôn nhân và gia đình 2000 không
có điều khoản nói rõ nào nói về việc giải quyết các hậu quả liên quan đến tài sản chung của
họ khi việc tiêu hủy hôn nhân được tiến hành sau khi một người (vợ/chồng) chết.
Annulation du mariage : hủy việc kết hôn.
Hủy việc kết hôn là việc Toà án tuyên bố việc kết hôn trái pháp luật và ra quyết định chấm
dứt việc kết hôn đó. Đây là một biện pháp chế tài của Luật HN-GĐ 2000 đối với các
trường hợp hai người nam nữ không tuân thủ các điều kiện luật định về kết hôn - xem
Interdiction /Empêchement du mariage).

Theo điều 15 Luật HN-GĐ 2000 những người sau đây có quyền yêu cầu tuyên bố hủy việc
kết hôn trái pháp luật gồm:

Tự điển pháp lý 106


1. Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện
Kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn.
2. Viện Kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trong các trường hợp sau: một
hoặc cả hai người chưa đủ tuổi luật định kết hôn; người kết hôn đã có vợ hay chồng; người
mất năng lực hành vi dân sự; giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những
người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là
cha, mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu; mẹ vợ với con rễ; bố dượng với con
riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng; giữa những người cùng giới tính.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây: vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên đang kết hôn;
Uíy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; Hội Liên hiệp phụ nữ có quyền tự mình hay đề nghị
Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trong các trường hợp nêu ở điểm 2.

Bản án tuyên hủy hôn nhân sẽ có hiệu lực hồi tố. Việc hủy hôn nhân trái pháp luật đem lại
hai hậu quả sau:
- Về quan hệ nhân thân: các bên phải chấm dứt sự chung sống trái pháp luật. Đối với con
chung; giải quyết như trường hợp ly hôn.
- Về quan hệ tài sản: tài sản riêng của ai được hoàn về người ấy. Tài sản chung được chia
theo công sức đóng góp của mỗi bên;

Luật hiện hành không quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Như vậy phải hiểu rằng những bên có quyền sử dụng quyền xin tiêu hủy có thể sử dụng
quyền này bất cứ lúc nào ngay cả khi quan hệ hôn nhân không còn (vì ly hôn, hay vì một
bên kết hôn đã chết) vì quyền này được hành sửí trên cơ sở lợi ích của xã hội và có tính trật
tự công cộng. Điều này không phải là không gặp khó khăn trong thực tiễn ví dụ như trong
khi quan hệ hôn nhân còn tồn tại một người chết, người còn sống trở thành thừa kế luật
định; sau đó nếu xét đây là trường hợp hôn nhân trái pháp luật (ví dụ như có tính loạn luân)
Viện Kiểm sát thực hiện quyền yêu cầu và Toà án tuyên tiêu hủy việc kết hôn thì tư cách
thừa kế ngưòi còn sống sẽ bị tước bỏ. Điều này sẽ ảnh hưởng và gây khó khăn cho trong
việc giải quyết các quan hệ dân sự nối tiếp do người này thực hiện.
Célébration du mariage : sự làm lễ cưới, lễ kết hôn.
Sự làm lễ cưới về phương diện luật pháp là lễ đăng ký kết hôn tại UBND nơi đăng ký kết
hôn với sự có mặt của đôi bên nam nữ và đại diện UBND. Trong buổi lễ này cán bộ hộ tịch
sẽ tiến hành những nghi thức trọng thể theo quy định của luật pháp để tuyên bố đôi nam nữ
trở thành vợ chồng. Sự làm lễ cưới này khác với các nghi thức kết hôn tại nhà thờ (theo
nghi thức tôn giáo) hoặc tại gia đình (theo phong tục tập quán của mỗi địa phương). Các
nghi thức tôn giáo hay tập quán này không có ý nghĩa về mặt pháp lý và vì thế không phát
sinh bất cứ quan hệ vợ chồng nào.
Sự làm lễ cưới phản ánh 3 chức năng:
- Thể hiện long trọng sự ưng thuận và cam kết của đôi nam nữ;
- Đảm bảo tính công khai sống chung; và
- Là chứng cứ kết hôn đó là việc đăng ký kết hôn thực hiện dưới hình thức một công
chứng thư.
Contrainte au mariage : cưỡng ép/bức kết hôn, cưỡng ép/bức hôn nhân.
Hôn nhân được thành hình trên cơ sở tự nguyện của hai người nam nữ nên Luật HN-GĐ
2000 khẳng định nguyên tắc tự nguyện và ngăn cấm mọi hình thức cưỡng ép hôn nhân
nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình (điều 4). Cưỡng ép kết hôn được Luật HN-GĐ
2000 định nghĩa “là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ“.
Điều luật này đưa ra không ngoài mục đích đấu tranh chống lại tệ nạn gã ép, cưới ép trong
các gia đình chịu ảnh hưởng của các hủ tục.
Cũng cần lưu ý là nếu một bên đồng ý kết hôn vì sức ép của bên kia thì đây là trường hợp
sự ưng thuận không hoàn hảo (bị khiếm khuyết) chứ không phải cưỡng ép kết hôn. Thực

Tự điển pháp lý 107


tiễn cho thấy người ta chỉ dùng cụm từ “cưỡng ép kết hôn “ nếu sự cưỡng ép được thực
hiện với mục đích vụ lợi phi đạo đức (cưỡng ép lấy người nước ngoài để bố mẹ/người môi
giới thu lợi nhuận).
Dissolution du mariage : sự chấm dứt hôn nhân (có tính luật định).
Sự chấm dứt hôn nhân có thể phát sinh từ:
- Cái chết của một trong hai vợ chồng hoặc bị Tòa án tuyên bố đã chết.
- Do hai vợ chồng ly hôn hay do hôn nhân bị hủy bỏ theo luật định - xem
Mariage/Annulation du mariage.
Durée du mariage : thời kỳ hôn nhân.
Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng khởi tính từ ngày đăng ký
kết hôn cho đến ngày hôn nhân chấm dứt.
Effets juridiques du mariage : hậu quả pháp luật, hiệu lực pháp lý của hôn nhân.
Hôn nhân phát sinh hai quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng:
1. Quan hệ về nhân thân (Rapports personnels) bao gồm:
- Các bổn phận (Devoirs) về mặt tình cảm như chung thủy (Fidélité), thương yêu, chăm
sóc, giúp đỡ (Secours- Assistance), nuôi dưỡng và giáo dục (Entretien et Education) con
cái..
- Quyền được tự do chọn nghề, tự do tham gia các hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội;
- Quyền chọn chổ ở - xem Domicile.
2. Quan hệ về mặt tài sản, tiền bạc (Rapports pécuniaires) bao gồm:
- Quyền sở hữu chung trên khối tài sản cộng đồng - xem Bien/Biens communs;
- Quyền quản lý tài sản chung (Administration conjointe) - xem Bien/Biens communs;
- Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng hổ tương - xem Alimentation- Alimentaire;
- Quyền thừa kế lẫn nhau - xem Héritier - Succession .
Empêchement du mariage : ngăn cản kết hôn - xem Mariage/Interdiction du mariage
Enregistrement de mariage : đăng ký kết hôn.
Đây là thủ tục pháp lý theo đó việc kết hôn phải được UBND cấp xã, phường hay thị trấn
nơi cư ngụ của một trong hai bên kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn. Luật HN-GĐ
2000 không cụ thể địa điểm kết hôn nên theo NQ số 2/2000/NQ-HĐTP của TANDTC thì
địa điểm kết hôn không nhất thiết phải là trụ sở của UBND mà có thể tại nhà của một trong
hai bên hay ngay cả bệnh viện nếu có yêu cầu và xét yêu cầu này tỏ ra chính đáng - xem
Célébration du mariage. Việc có mặt của cả hai bên kết hôn là điều kiện bắt buộc. Luật
HN-GĐ 2000 không chấp nhận việc kết hôn từ xa thông qua vai trò của người đại diện;
cũng vì thế Luật cũng không cho phép tiến hành đăng ký kết hôn mỗi khi có một hay bên
đã chết dù rằng có đủ bằng chứng về sự ưng thuận tự nguyện của các bên liên quan và
được bày tỏ trước khi chết.

Trong trường hợp một trong hai bên nam nữ, hoặc cả hai bên không đủ điều kiện kết hôn
theo quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn phải từ
chối việc đăng ký kết hôn đồng thời phải giải thích lý do. Vợ chồng đã ly hôn muốn kết
hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn.
Interdiction du mariage : ngăn cấm kết hôn..
Theo Luật HN và GĐ 2000, kết hôn sẽ bị ngăn cản (điểm 1,2) hay ngăn cấm (điểm 3 và
các điểm kế tiếp) nếu :
1. Chưa đủ tuổi kết hôn: nam phải trên 20 tuổi, nữ phải trên 18 tuổi. Theo NQ số
02/2000/NQ-HĐTP thì không bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải từ đủ
mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn; do đó nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã
bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn. Luật Việt
Nam không đưa ra bất cứ một ngoại lệ nào cho việc ấn định độ tuổi tối thiểu này.
2. Không có sự ưng thuận của một hoặc cả hai bên trong các trường hợp sau đây: một bên
đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất; một bên lừa dối ; hoặc cả
hai bên bị người khác cưỡng ép.

Tự điển pháp lý 108


3. Đang có vợ hay chồng: Theo NQ số 02/2000 nói trên người đang có vợ hoặc có chồng
là:
- Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia
đình nhưng chưa ly hôn;
- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 02-01-1987 và đang
chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn;
- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ ngày 03-01-1987 đến trước ngày 01-
01-2001 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà có đủ điều kiện kết hôn nhưng
không đăng ký kết hôn (trường hợp này chỉ áp dụng từ ngày NQ này có hiêụ lực cho đến
trước ngày 01-01-2003).
4. Đang mắc bệnh tâm thần nên không có khả năng nhận thức hành vi của mình (mất năng
lực hành vi dân sự), đang mắc bệnh hoa liễu;
5. Giữa những người cùng dòng máu trực hệ (là giữa cha mẹ với con; giữa ông, bà với
cháu nội, cháu ngoại)ì, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời (giữa những người
cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ,
cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, aon cậu, con dì là
đời thứ ba);
6. Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi,
bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rễ, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con
riêng của chồng;
7. Giữa hai người cùng giới tính.
Nullité du mariage : hôn nhân vô hiệu.
Hôn nhân sẽ vô hiệu tương đối khi sự ưng thuận của vợ hay chồng bị khiếm khuyết, nhưng
sẽ vô hiệu tuyệt đối khi vợ hay chồng chưa đủ tuổi kết hôn, khi không có sự ưng thuận, khi
đang có vợ hay chồng, khi hôn nhân có tính giả tạo, khi hôn nhân đăng ký tại cơ quan
không có thẩm quyền.
Opposition à mariage : phản kháng hôn nhân.
Phản kháng hôn nhân là việc một người nào đó, hay một cơ quan, đoàn thể xét thấy việc
kết hôn của đôi nam nữ trái với pháp luật (như dưới tuổi luật định, đã có vợ hay chồng..)
phản đối việc kết hôn sau khi đôi nam nữ đã khai xin đăng ký kết hôn - xem Mariage/
Interdiction du mariage
Preuve du mariage : chứng cứ của hôn nhân.
Chứng cứ hôn nhân được thể hiện:
1. Giấy đăng ký kết hôn: đây là chứng cứ quan trọng và không thể phản kháng được của
hôn nhân;
2. Chấp hữu thân trạng (Possession d’état ): đây là trường hợp đặc biệt được quy định tại
NQ số 02/2000/NQ-HĐTP; đó là việc chung sống với người khác như vợ chồng từ trước
ngày 03-01-1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

Promesse de mariage : hứa hôn, đính hôn.


Trái với luật cũ trước đây Luật viết Việt Nam hiện hành không đưa đính hôn vào các quy
định chi phối quan hệ hôn nhân và xem đây là một tập tục nên không phát sinh bất cứ quan
hệ pháp lý nào.
Régime de famille et mariage : chế độ hôn nhân và gia đình.
Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn,
nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong
gia đình, cấp dưỡng, xác định cha, mẹ, con, con nuôi, giám hộ, quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Chế độ hôn nhân và gia đình được bảo vệ theo những nguyên tắc cơ bản sau:

Tự điển pháp lý 109


1. Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả
tạo; lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải
trong việc cưới hỏi;
2. Cấm người đang có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người
khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người đang có chồng, có vợ;
3. Cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em và các
thành viên khác trong gia đình.
MARIÉ/E (n) : người đã có vợ, có chồng - xem Interdiction du mariage-
Empêchement du mariage.
SE MARIER (v) : kết hôn.
Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện
kết hôn và đăng ký kết hôn.
Như vậy :
1. Kết hôn là một giao dịch có tính pháp lý được xác lập trong đời sống xã hội với sự tham
gia bắt buộc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chứ không phải mang tíïnh tôn giáo.
Các quy định về nội dung của việc kết hôn được các cơ quan Nhà nước kiểm tra một cách
nghiêm ngặt;
2. Kểt hôn là một giao dịch quan trọng phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về mặt
thủ tục và theo một trình tự nhất định. Các quy định này hình thành các điều kiện về mặt
hình thức bổ sung cho các điều kiện về nội dung được nêu trên.
MARITAL (v) : thuộc về chồng.
Pouvoir marital : quyền của người chồng.
Nom marital : mang tên chồng (đối với người đàn bà).
Vấn đề này được đặt ra đối với người đàn bà sau khi ly hôn.
Vivre maritalement : ăn ở như vợ chồng - xem Concubinage.
MATERNITEï (n) : quan hệ về mặt pháp lý, về dòng dõiï giữa người mẹ với
người con.
MAUVAISE FOI (n) : gian tình, gian ý - xem Bonne foi.
MENACE (n) : đe dọa.
Theo điều 132 BLDS 2005 đe dọa trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc
của người thứ ba làm cho bên kia sợ hãi mà phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của
những người thân thích..
Để cấu thành yếu tố đe dọa khiến sự ưng thuận bị khiếm khuyết, sự đe dọa phải:
1. Không những phải có tính cách trầm trọng khiến người giao kết phải e sợ gánh chịu một
thiệt hại lớn lao mà phải có tính tức khắc cho họ, cho những người thân của họ hay cho
chính của cải của họ.
2. Sự đe dọa phải vô căn cứ có nghĩa là phải có tính bất hợp pháp trong những phương tiện
và mục đích của nó. Ví dụ người lao động đồng ý chấm dứt hợp đồng lao động vì người sử
dụng lao động dọa tố cáo hành vi trộm cắp của anh ta; trong trường hợp này người lao
động không thể nại rằng phải chấm dứt hợp đồng lao động vì bị đe doạ.
MENTION (n) : lời ghi chú.
Mention en marge d'un acte juridique: việc ghi chú bên lề một chứng thư pháp lý (nhằm
sửa đổi một phần nội dung của chứng thư này).
Ví dụ điều 38 Nghị định số 158/2005 của Chính phủ quy định việc thay đổi cải chính hộ
tịch thì bản sao Quyết định của Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền được chuyển về nơi
đăng ký hộ tịch để ghi chú nội dung vào sổ.
Mentionner en marge (v) : ghi chú bên lề.
MEUBLE (n) : động sản.
Động sản là những tài sản có thể di chuyển được - xem Bien/Biens meubles.
Meuble incorporel : động sản vô hình..

Tự điển pháp lý 110


Động sản vô hình là những động sản không phải vì bản chất (những tài sản có thể di
chuyển hoặc tự ý di chuyển) mà là do luật định. Theo Dân luật Pháp các quyền đối vật trên
những động sản và các tố quyền nhằm truy sách một vật quyền trên động sản; các quyền sở
hữu văn chương, mỹ thuật hay kỹ nghệ là những động sản vô hình.
MINEUR (n) : người chưa thành niên, vị thành niên.
Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
Về năng lực hành vi dân sự - xem Capacité.
Theo điều 20 BLDS 2005 :
1. Người từ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện các hành vi dân sự
phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
2. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng
đủ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vu thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự mà không đòi hỏi phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.
Về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Khi người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ, thì cha, mẹ
phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Tuy nhiên, nếu hành vi gây thiệt hại này gây ra trong
thời gian học tại trường thì trường học, phải bồi thường thiệt hại ngoại trừ trường hợp
chứng minh rằng mình không có lỗi trong quản lý (điều 621 khoản 1,3 BLDS 2005).
2. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại,
nếu có tài sản của mình thì sẽ dùng tài sản này để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bồi
thường (điều 20 khoản 2 BLDS 2005); nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải
bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
MINORITEï (n) : tuổi chưa thành niên, tuổi vị thành niên.
MINUTE (n) : bản gốc.
MITOYENï (n) : vật chung được dùng để ngăn cách hai bất động sản liền kề-
xem Limite.
Theo điều 266 Bộ LDS thì chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng
rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Những người sử dụng
đất liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào xây tường, trồng cây
trên ranh giới để làm mốc ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc này là sở hữu
chung của những người đó. Nếu các mốc ranh giới này chỉ do một bên tạo nên và được sở
hữu chủ bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là của chung; chi phí xây
dựng do bên tạo nên chịu trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây
được chia đều trừ có thảo thỏa khác.
Đối với mốc giới là tường chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ,
lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng trừ trường hợp được chủ sở hữu bất
động sản liền kề đồng ý.
Trong trường hợp nhà xây dựng riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng
chỉ được đục tường , đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.
MODIFICATION (n) : sửa đổi (nhưng không làm mất đi những phần chủ
yếu của chứng thư, hợp đồng) - xem Contrat civil/Modification du contrat civil.
MORATOIRE (adj - n)
1. Quá hạn :Moratoire được dùng theo Intérêts để chỉ khoản lãi do nợ quá hạn (Intérêts
moratoires). Đây là một dạng bồi thường các tổn hại gây ra cho bên có quyền (chủ nợ) do
hành vi chậm thực hiện nghĩa vụ (trả nợ) của bên có nghĩa vụ (con nợ).
2. Gia hạn : Moratoire cũng được chỉ một thỏa thuận của bên có quyền (chủ nợ) đồng ý
cho bên có nghĩa vụ (con nợ) một thời gian để thực hiện nghĩa vụ (trả nợ).
MORT (c) : sự chết.

Tự điển pháp lý 111


Chết là sự kiện pháp lý dẫn đến việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của một thể nhân. Các
quyền và nghĩa vụ này sẽ được chuyển cho các thừa kế - xem Succession, Patrimoine.
Mort physique : sự chết thể chất và được xác định bằng sự khai tử hay
chứng thư khai tử.
Mort civil : sự chết dân sự.
Chết dân sự là cụm từ của các nhà luật học phương tây cổ điển ám chỉ tình trạng của các
người bị án tù chung thân theo đó người tù chung thân được xem như là đã chết. Quan
niệm này dẫn đến việc hôn thú được xem như chấm dứt, tài sản được chuyển sang cho các
thừa kế...
N
NAISSANCE (n) : sự sinh .
Trên nguyên tắc, mọi người đều trở thành chủ thể của các quyền dân sự bắt đầu vào thời
điểm sinh ra với điều kiện là sinh ra sống và sau đó còn sống .
Enregistrement de naissance : đăng ký khai sinh.
Đây là thủ tục pháp lý ghi nhận sự kiện sinh ra một người tại UBND cấp xã, phường hay
thị trấn nơi người mẹ có hộ khẩu hay nơi đứa con được sinh ra.
Khác với BLDS 1995, BLDS 2005 không đưa những quy định có tính chi tiết về đăng ký
khai sinh vì cho rằng đây chỉ là những quan hệ hành chính. Vì vậy điều 29 BLDS 2005 chỉ
ghi “Cá nhân khi sinh ra có quyền được khai sinh” và dành cho Chính phủ chi tiết thủ tục.
Việc đăng ký khai sinh được quy định cụ thể tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27-
12-2005 về đăng ký hộ tịch.
NANTIR (v) : cầm cố.
NANTISSEMENT (n)
1. Sự, khế ước cầm cố (có sự chuyển giao vật )
Theo Bộ luật dân sự Pháp cầm cố là một khế ước theo đó bên có nghĩa vụ (con nợ) trao
cho bên có quyền (chủ nợ) một vật nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Nếu vật được giao là một động sản, người ta gọi là cầm cố động sản hay cầm đồ (Gage),
nếu là một bất động sản người ta gọi là cầm cố bất động sản (Antichrèse).
Như vậy từ Nantissement là một từ chung để ám chỉ sự cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền thông qua việc giao vật
Trong thực tế người ta thường dùng Nantissement để chỉ một biện pháp bảo đảm liên quan
đến cửa hàng thương mại (Fonds de commerce) trong các giao dịch.
2. Tài sản cầm cố, thế chấp.
NATIONALITÉ (n) : quốc tịch.
Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý lẫn chính trị giữa một người dân với một quốc gia. Quốc
tịch là căn cứ pháp lý duy nhất để xác định công dân của một nước nhằm xác định các
quyền và nghĩa vụ đối với quốc gia mà người đó mang quốc tịch. Quốc tịch là một trong
các thành tố thuộc thân trạng một người. Luật quốc gia sẽ ấn định các điều kiện có cũng
như mất quốc tịch.
Acquisition de la nationalité : thủ đắc quốc tịch, có quốc tịch.
Ngoại trừ những quy định cá biệt tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam có giao kết hay gia
nhập, theo điều 15 và các điều kế tiếp của Luật Quốc tịch Việt Nam một người có thể có
được quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp:
1. Do được sinh ra:
- Khi có cha mẹ đều là công dân Việt Nam không kể trẻ em đó sinh trong hoặc ngoài lãnh
thổ Việt Nam;
- Khi có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không có quốc tịch;
hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai- không kể trẻ em đó sinh trong
hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam;
- Khi có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài nếu có
sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.
2. Khi sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nếu:

Tự điển pháp lý 112


- Cha mẹ có nơi thường trú tại Việt Nam;
- Mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam còn cha thì không rõ.
3. Được nhập quốc tịch Việt Nam;
4. Được trở lại quốc tịch Việt Nam ;
5. Một số trường hợp khác liên quan đến trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên
lãnh thổ Việt Nam; thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và của con nuôi.
Déchéance de la nationalité : tước quốc tịch.
Tước quốc tịch là việc công dân bị mất quốc tịch theo quyết định có tính chế tài của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Theo Luật Quốc tịch Việt Nam, chỉ có Chủ tịch nước mới
có quyền này trên cơ sở kiến nghị của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Droit à la nationalité : quyền về quốc tịch.
Theo Luật quốc tịch Việt Nam, mọi thành viên của các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt
Nam đều có quyền có quốc tịch Việt Nam và chỉ bị tước quốc tịch Việt Nam trong những
trường hợp luật định (điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam).
Maintien de la nationalité : duy trì quốc tịch cũ.
Vấn đề duy trì quốc tịch cũ được đặt ra khi có sự thay đổi quốc tịch của vợ hay chồng vì
người này có thể nhập hoặc mất quốc tịch. Theo luật Việt Nam hiện hành sự thay đổi quốc
tịch của người này không làm thay đổi quốc tịch của người kia.
Vấn đề này cũng tương tự khi việc kết hôn, ly hôn và hủy bỏ việc kết hôn trái pháp luật
giữa công dân Việt nam với người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của
đương sự cũng như của con chưa thành niên của họ.
Nationalité étrangère : quốc tịch nước ngoài.
Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là nước Cộng hoà xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam.
Nationalité unique (Principe de la) : nguyên tắc một quốc tịch.
Luật Quốc tịch Việt Nam chỉ thừa nhận công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch là quốc
tịch Việt Nam (điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam). Theo nguyên tắc này tất cả những người
Việt Nam dù ở trong nước hay ngoài nước mà chưa được Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch
Việt Nam thì đều là công dân Việt Nam và mang quốc tịch Việt Nam. Trên thực tế rất
nhiều người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã xin nhập quốc tịch nước sở tại nhưng đồng
thời cũng chưa xin thôi quốc tịch Việt Nam vì luật quốc tịch của nước liên quan không
buộc người nước ngoài phải thôi quốc tịch gốc. Trong trường hợp này theo luật hiện hành
họ vẫn còn mang quốc tịch Việt Nam; vì thế về nguyên tắc khi về nước Nhà nước vẫn phải
đối xử họ như là công dân Việt Nam và ở nước ngoài họ vẫn có thể nhận sự bảo hộ của
Nhà nước Việt Nam đối với với công dân của mình.
Nguyên tắc một quốc tịch còn được thể hiện ở điểm người nước ngoài muốn nhập quốc
tịch Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch
nước ngoài nay muốn trở lại quốc tịch Việt Nam thì về mặt nguyên tắc phải từ bỏ quốc tịch
(Répudiation de la nationnalté) nước ngoài trừ trường hợp đặc biệt Chủ tịch nước sẽ quyết
định.
NÉCESSITÉ (ETAT DE) (n) : tình thế cấp thiết, tình trạng cần thiết.
Điều 262 khỏan 1 BLDS 2005 định nghĩa: "Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì
muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà nước, của tập thể,
quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là
phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chận" .
Trong trường hợp này người sở hữu chủ không được cản trở người khác dùng tài sản của
mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chận, làm giảm mối
nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra (điều 262 khoản 2 BLDS 2005). Việc
gây thiệt hại trong tình trạng cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu (điều
262 khoản 3 BLDS 2005) vì thế người gây thiệt hại không phải bồi thường cho người bị
thiệt hại. Tuy nhiên trong trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình trạng
cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Người nào đã gây ra

Tự điển pháp lý 113


tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại (điều
614 BLDS 2005).
NÉGLIGENCE (n) : sự bất cẩn, sơ suất .
Đây là lỗi không cố ý không làm một việc nào đó đúng lý ra phải làm .
NÉGOCIATION (n) : sự thương lượng, thương thảo, thương thuyết.
Thương lượng là một phần trong quá trình thành hình hợp đồng theo đó hai bên trao đổi và
thảo luận với nhau những đề nghị hay phản đề nghị liên quan đến việc hình thành hợp
đồng. Các bên giao kết có thể thương lượng với nhau trực tiếp nhưng cũng có thể thương
lượng gián tiếp qua hình thức trao đổi thư từ, kể cả dưới hình thức Fax hay thư điện tử -
xem Offre de contracter, Acceptation.
NOM (n) : tên , danh tánh.
Tên được dùng để chỉ rõ một cá nhân về phương diện hộ tịch. Họ và tên là hai yếu tố để cá
thể hóa một người với tính cách là một chủ thể trong các quan hệ pháp luật. Tên là một
thành tố thuộc thân trạng một người vì thế không thể di nhượng, bị mất hay thủ đắc bằng
thời hiệu.b
Vì nhừng lý do riêng, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công
nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây (điều 27 BLDS 2005):
1. Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng
đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
2. Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi
người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ,
tên mà cha, mẹ đẻ đã đặt;
3. Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
4. Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
5. Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc từ nhỏ đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
6. Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính.
7. Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
Việc thay đổi họ, tên không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập
theo họ, tên cũ.
Nom commercial : tên thương mại, thương hiệu, thương danh.
Tên thương mại là tên dùng trong công việc buôn bán. Trái với danh tánh, tên thương mại
có thể được chuyển giao (di nhượng). Tuy nhiên quyền về tên thương mại chỉ được chuyển
giao trong trường hợp có việc cùng chuyển giao toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động
kinh doanh dưới tên thương mại đó (điều 753 khoản 2 BLDS 2005).
Nom de famille (n) : họ.
NON AVENU
Non avenu thỉnh thỏang được dùng trong các án văn của Tòa dưới dạng “Nul et non avenu
“ để chỉ một chứng thư vô hiệu, không phát sinh hiệu lực và cũng như không bao giờ có.
NON-RÉTROACTIVITÉ (n) : tính bất hồi tố.
Tính bất hồi tố là nguyên tắc cơ bản của việc áp dụng luật trong thời gian theo đó luật chỉ
có hiệu lực trong tương lai chứ không áp dụng đối với những hành vi đã xảy ra trong quá
khứ. Nguyên tắc này chỉ áp dụng cho cơ quan tư pháp chứ không ràng buộc cơ quan lập
pháp nhưng cần phải được thể hiện minh bạch. Điều 2 BLDS 2005 cũng đã ghi:"Bộ Luật
dân sự được áp dụng đối với các quan hệ dân sự được xác lập từ ngày bộ luật này có hiệu
lực, trừ trường hợp được Bộ luật này hoặc nghị quyết của Quốc Hội quy định khác.”
Ta cần lưu ý : Đối với các chứng thư đã được kết lập trước ngày ban hành luật mới luật cũ
phải được tôn trọng, luật mới không có hiệu lực hồi tố nhưng đối với tình trạng pháp lý
luật mới sẽ chi phối tất cả tình trạng pháp lý hiện hữu. Ví dụ :
1. Luật cũ hạn chế năng lực dân sự của một người đàn bà có chồng, luật mới không hạn
chế thì luật mới sẽ áp dụng cho tình trạng pháp lý của những người đàn bà có chồng.

Tự điển pháp lý 114


2. Luật mới ban hành một chế độ hôn sản mới, chế độ này cũng được áp dụng cho những
cặp vợ chồng đã kết hôn trước đó.
NOTAIRE (n) : công chứng viên, chưởng khế.
Công chứng viên thực hiện các việc công chứng sau đây:
- Chứng nhận các hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế và các hợp đồng khác;
- Chứng nhận giấy ủy quyền;
- Chứng nhận di chúc, chứng nhận khước từ hoặc nhường quyền hưởng di sản, chứng
nhận giấy thuận phân di sản;
- Chứng nhận tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng của vợ hoặc chồng;
- Chứng nhận kháng nghị hàng hải;
- Chứng nhận chữ ký của người dịch giấy tờ, tài liệu;
- Chứng nhận bản sao giấy tờ, tài liệu tiếng việt và tiếng nước ngoài;
- Nhận giữ giấy tờ, tài liệu;
- Cấp bản sao văn bản công chứng và giấy tờ tài liệu hiện đang lưu giữ;
- Các việc công chứng khác do pháp luật quy định.
NOTARIAT (n)
1. Chức công chứng viên.
2. Giới công chứng viên
NOTARIÉ (adj) : được công chứng.
Acte notarié : chứng thư được công chứng.
NOTORIÉTÉ (n) : tính chất một sự kiện được mọi người biết rõ (chứng nhận).
Đây là một cách thức dẫn chứng mà luật cho phép trong những trường hợp đặc biệt chấp
nhận những lời khai của các nhân chứng.
Acte de notoriété : chứng thư được các nhân chứng lập chứng nhận một sự
kiện nào đó trước mặt một viên chức nhà nước.
NOVATION (v) : sự thay thế nghĩa vụ, sự thế cải nghĩa vụ.
Gán nợ/thay thế nghĩa vụ là phương cách cho phép bên có nghĩa vụ -nếu được bên có
quyền đồng ý -thay thế nghĩa vụ dân sự ban đầu bằng một nghĩa vụ dân sự khác (điều 296,
379 BLDS 2005) .Ví dụ cho vay một món tiền, sau đó nếu chủ nợ đồng ý con nợ sẽ trả
bằng cách khác như cung ứng một dịch vụ hay cung cấp một tài sản khác có giá trị tương
ứng. Sự thay thế nghĩa vụ này cũng có thể có tính mặc nhiên khi bên có quyền đã tiếp nhận
tài sản hoặc công việc khác có giá trị tương đương thay thế cho tài sản hoặc công việc đã
thỏa thuận trước. Sự bù trừ - xem Compensation- là một hình thức của việc thay thế nghĩa
vụ. Sự thay thế nghĩa vụ là một trong các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ dân sự ban đầu
bởi việc thay thế một nghĩa vụ dân sự mới (điều 374 BLDS 2005) theo sự thỏa thuận của
các bên.

Để có thể thay thế nghĩa vụ, cần hội đủ 3 điều kiện sau:
- Có sự kế thừa của 2 nghĩa vụ: một nghĩa vụ đang còn hiệu lực được thay thế bằng một
nghĩa vụ mới phát sinh hiệu lực nhưng hoàn toàn khác nghĩa vụ củ.
- Có ý định thay thế nghĩa vụ của các bên liên quan.
- Có năng lực của các chủ thể mới.

Có 3 cách thay thế:


1. Khi bên có nghĩa vụ cam kết thực hiện một nghĩa vụ mới nhằm thay thế nghĩa vụ củ
theo đề nghị của bên có quyền: Ví dụ A nợ B 1 triệu đồng, thay vì đòi A hoàn trả 1 triệu, B
lại yêu cầu A cung cấp một tài sản khác có giá trị tương đương và được A chấp thuận thì
nghĩa vụ trả 1 triệu được xem chấm dứt và phát sinh nghĩa vụ mới là cung ứng một tài sản
có giá trị tương đương.
2. Khi có một người khác thay thế vào bên có nghĩa vụ và được bên có quyền đồng ý: Ví
dụ A nợ B 1 triệu đồng nhưng C cam kết trả thay A và được B đồng ý thì nghĩa vụ của A
đã được thay thế bằng nghĩa vụ của C - xem Cession de dettes.

Tự điển pháp lý 115


3. Khi có sự thay thế của bên có quyền và được sự chấp thuận của bên có nghĩa vụ: Ví dụ
A là bên có quyền (chủ nợ) của B, C là bên có quyền (chủ nợ) của A. Nếu được B đồng ý
C sẽ trở thành bên có quyền (chủ nợ) của B. Nghĩa vụ của B đối vớiï A chấm dứt để thay
thế bởi nghĩa vụ của B đối với C - xem Cession de créances
Tuy nhiên trong trường hợp nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do
xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ khác gắn
liền với nhân thân không thể chuyển cho người khác được thì không được thay thế bằng
nghĩa vụ khác.
Sự thay thế nghĩa vụ không thể được suy đoán. Ý chí của người có liên quan đến việc thay
thế nghĩa vụ phải rõ ràng.
NULLITÉ (n) : sự vô hiệu (của hợp đồng dân sự, giao dịch dân sự).
Mỗi khi hợp đồng tuy được các bên giao kết nhưng không tuân thủ theo các điều kiện luật
định sẽ trở nên vô hiệu. Nói cách khác hợp đồng được xem như chưa bao giờ được thành
lập và khi đó các quyền và nghĩa vụ mà các bên giao kết mong muốn tạo lập sẽ không phát
sinh hiệu lực. Tuy nhiên sự vô hiệu của một hợp đồng không được các bên tự động nêu ra
mà phải được tuyên bố bởi một án văn của Tòa án.
Nullité absolue : vô hiệu tuyệt đối.
Việc tuyên bố vô hiệu tuyệt đối không phải chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân người
giao kết mà chính là để bảo vệ luật pháp.
Nullité relative : vô hiệu tương đối.
Hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu tương đối khi vi phạm một quy định của luật pháp và mục
đích của cơ quan xét xử khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu là nhằm để bảo vệ quyền lợi của cá
nhân người giao kết. Vì thế các nguyên nhân được nại ra hoàn toàn mang tính chủ quan
của phía người giao kết.
O
OBJET (n) : đối tượng- xem Obligation civil /Objet de
l’obligation civil.
OBLIGATION : nghĩa vụ - xem Obligation civil.
1. Theo nghĩa rộng nghĩa vụ là những quan hệ pháp lý (Liens de droit) giữa hai hay nhiều
chủ thể được phát sinh từ ý chí chủ quan của chủ thể đứng ra cam kết hay từ một hoặc
nhiều sự kiện có tính khách quan bắt buộc họ phải thực hiện. Nói cách khác, nghĩa vụ là
việc mà theo đó một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao một tài sản,
thực hiện một công việc hoặc không được thực hiện một công việc nhất định vì lợi ích của
một hay nhiều chủ thể khác (bên có quyền ); nếu không tuân thủ quy định này sẽ bị chế tài
theo Luật.
2. Theo nghĩa hẹp, nghĩa vụ là một món nợ (Dette) của con nợ đối với chủ nợ; nói cách
khác đó là một trái quyền mà chủ nợ có được đối với người con nợ.
Obligation alternative : nghĩa vụ có quyền lựa chọn.
Nghĩa vụ có quyền lựa chọn là nghĩa vụ trong đó đối tượng của nghĩa vụ là một trong
nhiều loại tài sản hoặc công việc khác nhau mà bên có nghĩa vụ có quyền chọn thực hiện
trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định dành cho bên có quyền tùy ý lựa
chọn buộc bên có nghĩa vụ phải chuyển giao hoặc thực hiện một trong các tài sản hoặc
công việc. Ví dụ A phải trả cho B một chiếc xe đạp hay là 1 triệu đồng.
Trong trường hợp chỉ còn một tài sản hoặc một công việc thì người có nghĩa vụ phải giao
tài sản hoặc thực hiện công việc đó.
Obligation avec clauses pénales : nghĩa vụ kèm theo phạt vi phạm - xem Pénalité.
Nghĩa vụ kèm theo phạt vi phạm là nghĩa vụ mà các bên có thể thỏa thuận về việc bên có
nghĩa vụ phải nộp cho bên có quyền một khoản tiền phạt nếu nghĩa vụ không được thực
hiện hoặc thực hiện không đúng.
Người đã nộp tiền phạt vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại trừ trường hợp
có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Obligation conditionnelle: nghĩa vụ có điều kiện - xem Condition.

Tự điển pháp lý 116


Nghĩa vụ có điều kiện là nghĩa vụ mà việc thực hiện lại tùy thuộc vào một điều kiện khác
và chỉ khi điều kiện này phát sinh, bên có nghĩa vụ mới thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. Ví
dụ hãng bảo hiểm chỉ thanh toán tiền bảo hiểm cho người bảo hiểm khi sự kiện được bảo
hiểm xảy ra - xem Assurance- Assuré/Risque assuré.
Obligation contractuelle : nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng - xem Contrat/ Contrat civil.
Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng là nghĩa vụ do các bên giao kết thỏa thuận và được ghi
trong hợp đồng.
Obligation déterminée : nghĩa vụ xác định.
Obligation divisible : nghĩa vụ phân chia được theo phần.
Nghĩa vụ phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ là vật có thể
chia được hoặc công việc có thể chia thành phần để thực hiện, ví dụ cung ứng 100 bộ bàn
ghế, thực hiện xây dựng một công trình.
Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện từng phần nghĩa vụ trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Obligation de donner : nghĩa vụ giao vật, nghĩa vụ chuyển hữu - xem Obligation
civil/Exécution de l’obligation civil.
Nghĩa vụ này thường bắt gặp đối với các loại hợp đồng mà đối tượng có một sự chuyển
giao quyền sở hữu hay chiếm hữu (có tính tạm thời hay nhất định) như hợp đồng mua bán,
hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho...Trong các loại hợp
đồng kể trên, nghĩa vụ giao vật là một vế trong việc thực hiện nghĩa vụ giữa các bên giao
kết hợp đồng.

Nguyên tắc phân định trách nhiệm của bên có nghĩa vụ giao vật được quy định tại điều 289
BLDS 2005 theo đó bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao.
Nếu vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình
trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như
đã thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng
trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ.

Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật thì:
- Nếu là vật đặc định thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng
vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.
- Nếu đó là vật cùng loại thì phải thanh toán giá trị của vật.
Ngoài việc thanh toán giá trị của vật, bên có quyền có quyền yêu cầu bên có nghiã vụ bồi
thường thiệt hại nếu việc không thực hiện nghĩa vụ giao vật đúng như đã cam kết gây thiệt
hại cho bên có quyền (điều 303 BLDS 2005).
Obligation de faire ou de ne pas faire : nghĩa vụ phải thực hiện/phải làm (tác động) hay
không được thực hiện/không được làm (bất tác động) một công việc - xem Obligation
civil/Exécution de l’obligation civil.
BLDS 2005 đã đưa khái niệm loại nghĩa vụ trên vào điều 291 như sau:
- Nghĩa vụ phải thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phải thực
hiện đúng công việc đó.
- Nghĩa vụ không được thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ
không được thực hiện loại công việc đó.
Ví dụ: bên có nghĩa vụ phải thực hiện một công việc đã cam kết (hoạ sĩ cam kết vẽ một
bức hoạ cho khách hàng) hay không được làm (không được lạm dụng quyền sở hữu để gây
ô nhiễm môi trường).

Về vấn đề trách nhiệm dân sự của bên có nghĩa vụ, theo điều 304 BLDS 2005 thì:
- Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có
quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao
cho người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp
lý và bồi thường thiệt hại.

Tự điển pháp lý 117


- Nếu bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó
thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình
trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.
Obligation de livrer la chose : nghĩa vụ giao vật - xem Obligation de donner.
Obligation de moyen : nghĩa vụ phương tiện.
Nghĩa vụ phương tiện là nghĩa vụ theo đó bên có nghĩa vụ tiến hành một công việc không
bó buộc đạt kết quả nhưng họ phải làm hết sức mình để có thể đạt được kết quả. Sự phân
biệt giữa loại nghĩa vụ này với nghĩa vụ kết quả (Obligation de résultat) không được đề
cập tại Bộ Dân luật Việt Nam cũng như Bộ Dân luật Pháp nhưng được các tác giả phương
tây đề cập nhiều trong học lý và có nhiều lợi ích trong việc dẫn chứng nhằm đòi các bồi
thường tổn hại ở người có nghĩa vụ. Thật vậy, nếu trong nghĩa vụ thành quả bên có quyền
chỉ cần viện dẫn một kết quả không đạt thì được bồi thường trong khi đối với nghĩa vụ
phương tiện, bên có quyền phải dẫn chứng sự tắc trách, sự cẩu thả, sự không thiện chí...của
bên có nghĩa vụ mới có thể được bồi thường thiệt hại.
Obligation de prudence et de diligence :nghĩa vụ cần mẫn - xem Obligation de moyen.
Obligation de renseignement : nghĩa vụ chỉ dẫn, hướng dẫn (cách sử dụng vật trong một
hợp đồng mua bán).
Nghĩa vụ này bao gồm 2 mặt : cung cấp thông tin về vật bán (thông qua nhà sản xuất) và
hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó..
Điều 442 BLDS 2005 đã xác định “Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin
cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó, nếu bên bán không thực
hiện nghĩa vụ này thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải thực hiện; nếu bên bán vẫn
không thực hiện thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Việc cung cấp thông tin về sản phẩm bán rất quan trọng đối với người mua nhất là những
trường hợp rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng sản phẩm này. Đối với một sản phẩm đặc biệt
(thực phẩm, tân dược, mỹ phẩm hay sản phẩm điện, điện tử...) những chỉ dẫn này hoặc
phải được ghi trên sản phẩm hoặc được ghi vào tập hướng dẫn sử dụng. Khái niệm này
cũng được mở rộng đối với việc mua bán bất động sản trong đó người chủ sở hữu vật bán
phải cung cấp cho người mua biết tình trạng chung vách, chung ranh giới, các quyền được
hưởng đối với bất động sản liền kề cũng như các quyền mà bất động sản đem bán phải
gánh chịu.
Obligation de résultat : nghĩa vụ phải đạt kết quả/thành quả.
Nghĩa vụ thuộc loại này là nghĩa vụ theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện một công việc
và phải đạt được một thành quả đã được chỉ rõ. Ví dụ người vận chuyển có nghĩa vụ phải
đưa khách hoặc hàng hoá vận chuyển đến địa điểm đã cam kết - xem Obligation de moyen.
Obligation de sécurité : nghĩa vụ an ninh.
Loại nghĩa vụ này được áp dụng đối với một vài loại hợp đồng theo đó người có nghĩa vụ
ngoài dịch vụ chủ yếu phải cung ứng phải bảo đảm sự an ninh cho bên có quyền. Ví dụ
trong hợp đồng vận chuyển người, ngoài việc phải đưa hành khách đến địa điểm đã thỏa
thuận người chuyên chở còn phải đưa hành khách đến nơi một cách an toàn.
Obligation de secours : nghĩa vụ cấp dưỡng - xem Aliments- Créance alimentaire
Obligation extra-contractuelle: nghĩa vụ ngoài hợp đồng.
Nghĩa vụ ngoài hợp đồng là các nghĩa vụ phát sinh từ các sự kiện "gây thiệt hại do hành vi
trái pháp luật" theo đó "người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản...mà gây thiệt hại thì phải bồi thường chứ không
phải bắt nguồn từ các cam kết được ghi trong hợp đồng –xem Responsabilité
/Responsabilité extrat-contractuelle.
Obligation facultative : nghĩa vụ có thể thay thế .
Nghĩa vụ có thể thay thế được là loại nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ nếu không thực hiện
được nghĩa vụ ban đầu thì có thể thực hiện một nghĩa vụ khác đã được thỏa thuận để thay
thế nghĩa vụ đó (điều 296 BLDS 2005).
Obligation indivisible : nghĩa vụ không thể phân chia được theo phần.

Tự điển pháp lý 118


Nghĩa vụ không thể phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ là vật
không thể chia được hoặc là công việc phải được thực hiện cùng một lúc, ví dụ hoàn trả
một con vật hay một đồì vật đã mượn. Nếu nhiều người cùng phải thực hiện nghĩa vụ thì
họ phải thực hiện cùng một lúc và đồng bộ.
Obligation involontaire : nghĩa vụ bắït buộc, không tự nguyện.
Nghĩa vụ không tự nguyện là loại nghĩa vụ có nguồn gốc luật định. Ví dụ hôn nhân phát
sinh nghĩa vụ giữa vợ chồng với nhau; thiệt hại gây ra bởi người con vị thành niên phát
sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của cha mẹ đứa trẻ ...
Obligation naturelle : nghĩa vụ tự nhiên.
Nghĩa vụ tự nhiên là nghĩa vụ không do luật định phải thực hiện mà việc thực hiện là do lẻ
phải hoặc công bằng. Việc không thực hiện một nghĩa vụ dân sự sẽ dẫn đến việc chế tài
theo những điều kiện và trong những trường hợp luật định thì việc không thực hiện nghĩa
vụ tự nhiên sẽ không bị bất cứ một chế tài nào cả về mặt luật pháp. Ví dụ cấp dưỡng là một
nghĩa vụ hỗ tương giữa hai vợ chồng có tính luật định thì cấp dưỡng chỉ mang nghĩa vụ tự
nhiên giưã những anh chị em đã thành niên.
Obligation solidaire : nghĩa vụ liên đới - xem Solidarité.
Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể
yêu cầu bất cứ ai trong số những bên có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Nghĩa
vụ liên đới phát sinh do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.
Theo điều 298 và kế tiếp của BLDS 2005 :
1. Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những
bên có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình;
2. Trong trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những bên có nghĩa vụ liên đới
thực hiện toàn bộ nghĩa vụ nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại
cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ,
3. Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số
những bên có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ riêng của mình thì
những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của mình.
Obligation volontaire : nghĩa vụ tự nguyện.
Nghĩa vụ tự nguyện là nghĩa vụ được thực hiện trên cơ sở đồng thuận giữa bên có quyền và
bên có nghĩa vụ và thông thường được thể hiện qua hợp đồng (ví dụ hợp đồng mua bán)
hoặc xuất phát từ ý chí không vụ lợi của một chủ thể dân sự và thường được thể hiện qua
một hành vi pháp lý (ví dụ lập chúc, cho tặng..).
OBLIGATION CIVIL (n) : nghĩa vụ dân sự .
Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (gọi là bên có nghĩa vụ) phải
chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác
hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác
(gọi là bên có quyền) -điều 280 BLDS 2005.
Caractère de l’obligation civil : đặc tính của nghĩa vu dân sựû.
Nghĩa vụ dân sự có 3 đặc tính chủ yếu:
1. Nghĩa vụ là một mối quan hệ pháp lý giữa bên có nghĩa vụ và bên có quyền;
2. Nghĩa vụ nằm trong sản nghiệp của một người vì có thể trị giá bằng tiền;
3. Nghĩa vụ có tính đối nhân vì bên có quyền có một quyền bắt buộc bên có nghĩa vụ phải
thực hiện một nghĩa vụ nào đó.
Exécution de l’obligation civil : sự thực hiện, thi hành nghĩa vụ dân sự.
Bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ “một cách trung thực, theo tinh thần hợp
tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội” (điều 283 BLDS 2005). Địa điểm
thực hiện nghĩa vụ dân sự do hai/các bên thỏa thuận; trong trường hợp không có thỏa thuận
địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự được xác định như sau:
- Nơi có bất động sản nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự là bất động sản;
- Nơi cư trú hoặc trú sở của bên có quyền nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất
động sản.

Tự điển pháp lý 119


Nghĩa vụ dân sự phải được thực hiện theo đúng thời hạn các bên thỏa thuận hay pháp luật
quy định. Chỉ được thực hiện nghĩa vụ dân sự trước thời hạn khi có sự đồng ý của bên có
quyền. Nếu bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp
nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là hoàn thành đúng thời hạn. Trong
trường hợp các bên không thỏa thuận và pháp luật không quy định về thời hạn thực hiện
nghĩa vụ thì các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ
lúc nào nhưng phải thông báo cho nhau biết trước trong một thời gian hợp lý (điều 285
BLDS 2005).

Việc chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Retard dans l’exécution de l’obligation civil) nhất là
khi bên có quyền đã đốc thúc sẽ gây ra lỗi của người có nghĩa vụ và bên có quyền có
quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trên những nguyên tắc chung về vấn đề trách
nhiệm. Được xem là chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết
mà nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần (điều 286 khoản 1
BLDS 2005). Điều 305 BLDS 2005 ghi rõ: Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì
bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này
mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền bên có nghĩa vụ
vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn
cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa
vụ và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.

Ngược lại bên có quyền mà chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và điều này phát sinh
thiệt hại cho bên có nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hại cho bên có nghĩa vụ và phải chịu
mọi rủi ro xảy ra kể từ thời điểm chậm tiếp nhận trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác (điều 306 BLDS 2005). Được xem là chậm tiếp nhận thực hiện
nghĩa vụ dân sự là khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện
theo thỏa thuận nhưng bên có quyền không tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó (điều 288
khoản 1 BLDS 2005).
Extinction de l’obligation civil: chấm dứt nghĩa vụ.
Theo điều 374 BLDS 2005 nghĩa vụ dân sự sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ;
4. Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ dân sự khác - xem Novation;
5. Nghĩa vụ được bù trừ - xem Compensationì;
6. Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hoà nhập làm một - xem Confusion;
7. Thời hiệu miễn trữ nghĩa vụ dân sự đã hết - xem Prescription ;
8. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt mà nghĩa vụ đó phải do
chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
9. Bên có quyền là cá nhân đã chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là
pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp
nhân, chủ thể khác;
10. Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ dân
sự khác.
11. Các trường hợp khác nếu pháp luật có quy định.
Inexĩcution de l’obligation civil: sự không thi hănh nghĩa vụ dđn sự.
Khi bín bín kết ước không thi hănh nghĩa vụ đê kết, bín kia có thể từ chối thi hănh phần
nghĩa vụ của mình. Việc dẫn chứng sự không thi hănh nghĩa vụ tùy thuộc văo loại nghĩa
vụ: nghĩa vụ phương tiện vă nghĩa vụ thănh quả - xem Oblgation de moyen- Oblgation de
rĩsultat.

Tự điển pháp lý 120


Đối với nghĩa vụ phương tiện, người kết ứơc phải dẫn chứng lỗi của bín kia; ví dụ một
bệnh nhđn muốn từ chối thanh tóan tiền trong một hợp đồng phẫu thuật phải chứng minh
được lỗi của vị bâc sĩ phẫu thuật trong quâ trình phẫu thuật để không đạt kết quả như bệnh
nhđn mong muốn vă vị bâc sĩ phẫu thuật đê cam kết.
Nhưng đối với nghiê vụ thănh quả, việc không thi hănh nghĩa vụ của bín kia được suy
đoân, chỉ cần chứng minh kết quả không đạt. Ví dụ một người thuí vận chuyển hăng có thể
từ chối việc thanh tóan giá trị vận chuyển nếu hàng chuyên chở không vận chuyển hàng
đúng nơi và đúng thời điểm để cam kết. Lúc đó, người thuí vận chuyển chỉ cần chứng minh
hàng đê không đến đúng nơi và đúng thời điểm mà hàng vận chuyển đê cam kết.
Objet de l’obligation civil : đối tượng của nghĩa vụ dân sự.
Theo điều 282, khoản 1 BLDS 2005 đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công
việc phải thực hiện hay không được thực hiện. Như vậy:
- Đối với nghĩa vụ chuyển hữu đối tượng của nghĩa vụ là một tài sản. Ví dụ trong một hợp
đồng mua bán người mua có nghĩa vụ trả tiền, người bán có nghĩa vụ giao vật.
- Đối với nghĩa vụ phải làm hay không được làm đối tượng của nghĩa vụ là một dịch vụ.
Ví dụ trong một hợp đồng dịch vụ người thuê phải trả tiền cho người cung ứng dịch vụ để
đổi lấy dịch vụ.
Cũng theo điều 282 tại khoản 2,3 BLDS 2005 một mặt đối tượng của nghĩa vụ dân sự (vật
hay dịch vụ) phải được chỉ định đích xác và mặt khác chỉ những tài sản có thể đem giao
dịch được và những công việc có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái
đạo đức xà hội mới là đối tượng của nghĩa vụ dân sự.
Report de l’exécution de l’obligation civil : hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự
Khi không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn bên có nghĩa vụ phải thông
báo ngay cho bên có quyền biết. Chỉ có thể hoãn thực hiện nghĩa vụ nếu được bên có
quyền đồng ý. Trong trường hợp này nghĩa vụ vẫn được xem là thực hiện đúng thời hạn -
xem Obligation civil/Exécution de l’obligation civil.
Sources de l’obligation civil : nguồn gốc của nghĩa vụ dân sự, căn cứ phát sinh nghĩa vụ
dân sự.
Trên tổng thể, theo điều 281 BLDS 2005, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ:
1. Hợp đồng dân sự - xem Contrat civil.
2. Hành vi pháp lýû đơn phương - xem Acte/Acte unilatéral.
3. Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ về pháp luật - xem
Enrichissement sans fondement juridique.
4. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật - xem Faute.
5. Thực hiện công việc không có ủy quyền - xem Gestion d'affaires sans mandat.
6. Những căn cứ khác do pháp luật quy định.
Transmission de l’obligation civil: sự chuyển giao nghĩa vụ dân sự - xem Dette/Cession
de dettes.
Terme de l’exécution de l’obligation civil: thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Tùy thuộc vào đặc trưng của từng loại giao dịch thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự do các
bên giao kết thỏa thuận ấn định hoặc theo pháp luật quy định. Bên có nghĩa vụ phải thực
hiện nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn. Trong trường hợp các bên không ấn định thời hạn hay
pháp luật không quy định thì nghĩa vụ sẽ được thực hiện vào bất cứ lúc nào khi có yêu cầu
của bên có quyền sau khi đã báo trước một thời hạn hợp lý tùy theo tính chất của nghĩa vụ,
đối tượng của nghĩa vụ, điều kiện hoàn cảnh của người thực hiện nghĩa vụ...Trên nguyên
tắc việc thực hiện nghĩa vụ dân sự trước thời hạn của bên có nghĩa vụ cần được bên có
quyền chấp thuận. Tuy nhiên nếu việc thực hiện này có lợi cho bên có nghĩa vụ và không
gây bất lợi cho bên có quyền thì cũng có thể chấp thuận được. Nếu bên có nghĩa vụ đã tự ý
thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì
nghĩa vụ được xem như đã hoàn thành đúng thời hạn (điều 285 BLDS 2005).
Việc thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn rất quan trọng vì trong một vài trường hợp hợp
đồng dân sự chỉ có ý nghĩa và đáp ứng được quyền lợi của các bên giao kết nếu được thực

Tự điển pháp lý 121


hiện đúng thời gian. Ngoài ra, đây cũng là cái mốc để xác định thời hạn khởi kiện khi có
tranh chấp.
Violation de l’obligation civil : vi phạm nghĩa vụ dân sự - xem Responsabilité civil.
OBLIGATION ALIMENTAIRE/DE SECOURS : nghĩa vụ cấp dưỡng - xem Créance
alimentaire.
Nghĩa vụ cấp dưỡng được luật quy định nhằm bó buộc bên có nghĩa vụ về mặt pháp lý phải
nuôi dưỡng người khác. Theo điều 50 Luật HN-GĐ 2000 nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh
giữa những thành viên trong gia đình trên cơ sở hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng-
có nghĩa là được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội,
ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng và chỉ khi các bên trong các quan hệ nêu trên
không cùng chung sống và gặp những khó khăn về kinh tế không thể vượt qua được. Việc
nuôi dưỡng có thể trực tiếp hay thông qua việc đóng góp tiền bạc, hiện vật - xem
Alimentation.
Nghĩa vụ cấp dưỡng về nguyên tắc gắn chặt với nhân thân của người cấp dưỡng cũng như
người được cấp dưỡng vì thế không thể chuyển nhượng nghĩa vụ cấp dưỡng cho người
khác cũng như khi người được cấp dưỡng chết thì thừa kế của người này không thể tiếp tục
được hưởng khoản cấp dưỡng.

Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh khi hội đủ 3 điều kiện sau:
1. Người cấp đưỡng và người được cấp dưỡng phải có quan hệ hôn nhân, huyết thống hay
nuôi dưỡng;
2. Người được cấp dưỡng phải là chưa thành niên, nếu đã thành niên thì phải không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc là người lâm vào hoàn cảnh túng
thiếu;
3. Người cấp dưỡng phải có khả năng cấp dưỡng.
Obligation alimentaire entre les époux : nghĩa vụ cấp dưỡng giữa hai vợ chồng.
Giữa vợ và chồng nghĩa vụ cấp dưỡng có thể phát sinh khi hôn nhân tồn tại hay khi đã ly
hôn:
1. Nếu hôn nhân tồn tại nghĩa vụ cấp dưỡng giữa hai vợ chồng chỉ phát sinh trong trường
hợp hai vợ chồng sống xa nhau trong thực tế và một bên lâm vào cảnh khó khăn. Trong
trường hợp này nghĩa vụ phát sinh chính xác có nguồn gốc là nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng
vì “bên có nghĩa vụ trốn tránh nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng” -
khoản 2 điều 50 Luật HN-GĐ 2000.
2. Nếu hai vợ chồng ly hôn nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh khi có những điều kiện nhất
định. Theo điều 60 Luật HN-GĐ 2000 thì: khi ly hôn, nếu bên túng thiếu yêu cầu cấp
dưỡng thì bên kia phải cấp dưỡng theo khả năng của mình. Khoản cấp dưỡng và thời gian
cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận. Nếu hai bên không thỏa thuận được với nhau thì Tòa án
quyết định. Khi hoàn cảnh thay đổi người được cấp dưỡng hoặc người phải cấp dưỡng có
thể yêu cầu sửa đổi mức hoặc thời gian cấp dưỡng. Nếu người được cấp dưỡng kết hôn với
người khác thì không được cấp dưỡng nữa’.
Extinction de l’obligation alimentaire : chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.
Theo điều 61 Luật HN-GĐ 2000 nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt trong các trường hợp
sau:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động;
2. Người được cấp dưỡng đã có thu nhập hoặc tài sản có thể tự nuôi mình; trong trường
hợp tuy có thu nhập hoặc có tài sản nhưng vẫn không thể tự nuôi mình thì quan hệ nuôi
dưỡng vẫn còn tồn tại nhưng mức nuôi dưỡng có thể được điều chỉnh căn cứ vào thu nhập
hoặc tài sản mà người được cấp dưỡng có được;
3. Người được cấp dưỡng trong trường hợp ly hôn đã kết hôn với người khác;
4. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi hay người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi
dưỡng người được cấp dưỡng vì lúc đó nghĩa vụ cấp dưỡng đã chuyển hoá thành nghĩa vụ
nuôi dưỡng;

Tự điển pháp lý 122


5. Một trong hai người cấp dưỡng hay được cấp dưỡng chết. Trong trường hợp này vì
nghĩa vụ cấp dưỡng mang tính nhân thân nên không thể chuyển giao cho người khác được.
OCCUPATION (n) : sự chiếm cứ.
Sự chiếm cứ là một cách thủ đắc quyền sở hữu trên một vật vô chủ. Ngoại trừ các vật trôi
giạt hay vật bị đánh mất không tìm ra sở hữu chủ người ta khó lòng quan niệm được cách
chiếm cứ.
OFFRE (n) : sự, lời đề nghị.
OFFRE DE CONTRACTER : đề nghị giao kết (hợp đồng).
Đề nghị giao kết hợp đồng là sự biểu lộ ý chí ban đầu của một bên thể hiện rõ ý định giao
kết hợp đồng được gửi đến một bên khác đã được xác định cụ thể đồng thời phải chịu sự
ràng buộc về đề nghị này (điều 390 BLDS 2005).
Đề nghị này có 2 đặc điểm chủ yếu sau: dứt khoát không thay đổi (Ferm) và chính xác
(Précis). Nếu đặc tính ban đầu thể hiện ý chí của người đề nghị muốn tiến hành thương
thảo nhằm đạt kết quả giao kết về sau thì đặc tính thứ hai- chính xác thể hiện những yếu tố
cơ bản chủ yếu về nội dung của hợp đồng. Sự biểu lộ này có thể rõ ràng hay mặc nhiên. Ví
dụ việc ghi giá bán trên một sản phẩm, cách tính tiền trên đồng hồ cây số của xe taxi là
những đề nghị có tính mặc nhiên được gửi đến cho tất cả mọi người.

Khi một bên đề nghị bên kia giao kết hợp đồng trong đó có nêu rõ nội dung chủ yếu và
thời hạn trả lời thì không được mời người thứ ba giao kết trong thời hạn chờ trả lời và phải
chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình. Nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người
thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên
được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh (điều 390 khoản
2 BLDS 2005).

Theo điều 392 BLDS 2005, bên đề nghị chỉ có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong các
trường hợp sau đây:
- Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước
hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
- Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ
về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới.

Khác với BLDS 1995, BLDS 2005 đã đưa vấn đề huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng vào
điều 393. Bên đề nghị được quyền huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng nếu quyền này đã
được nêu rõ trong đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên quyền này chỉ được chấp nhận nếu
bên đề nghị giao kết hợp đồng thông báo cho bên được đề nghị trước khi bên này trả lời
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận;
- Hết thời hạn trả lời chấp nhận. Nếu thời hạn trả lời không được ghi trong đề nghị giao
kết, theo án lệ Pháp bên đưa đề nghị chỉ có thể rút lời đề nghị sau một thời hạn hợp lý.
- Khi thông báo về việc thay đổi, hoặc rút lại, hoặc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;
Đề nghị giao kết hợp đồng cũng có thể chấm dứt khi người đề nghị chết hoặc mất năng lực
hành vi dân sự nếu các sự kiện này xảy ra trước khi bên được đề nghị giao kết hợp dồng trả
lời chấp nhận (điều 398 BLDS 2005).
OFFRES RÉELLES DE PAIEMENT (n): đề nghị tiếp nhận việc trả nợ.
Trong Luật tố tụng Pháp, thành ngữ trên được sử dụng để chỉ rõ trường hợp chủ nợ từ chối
việc trả nợ của con nợ vì cho rằng họ không phải là chủ nợ hoặc cho rằng món nợ được trả
không tương xứng với món nợ phải trả. Trong trường hợp này con nợ có thể đề nghị Tòa
án cho phép ký gửi món nợ vào tay một người thứ ba do Tòa quyết định.

Tự điển pháp lý 123


OPPOSABILITÉ (n) : tính đối kháng (với người thứ ba về một tư cách, hiệu lực
của một chứng thư )
Đây là sự thừa nhận một tình trạng hợp pháp về tư cách của một người hay về tính pháp lý
của một chứng thư đối với người thứ ba, ví dụ quyền sở hữu của một tài sản buộc phải
đăng ký thuộc về người đã đứng tên đăng ký - xem Propriété /Enregistrement du droit de
propriété.Tư cách chủ sỡ hữu này được đối kháng với tất cả mọi người. Nhưng đối với các
loại hợp đồìng cũng cần lưu ý đến nguyên tắc hiệu lực tương đối theo đó hợp đồng chỉ nó
có giá trị và phát sinh hiệu lực đối với những người tham gia giao kết hay được xem như là
giao kết - xem Contrat civil/ Effets du contrat civil entre les parties- Effets du contrat civil
à l'égard des tiers.
OPPOSITION (n) : phản đối, phản kháng.
Phản kháng là hành vi của một người được quyền ngăn cản một người khác thiết lập một
tình trạng, một quan hệ pháp lý- ví dụ như ngăn cản kết hôn - xem Mariage/ Empêchement
du mariage-Opposition à mariage; ngăn cản việc chuyển dịch một tài sản.
ORDONNANCE (n) :Pháp lệnh.
Pháp lệnh là những văn bản luật do Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ban hành đối với các vấn
đề đã được Quốc Hội ủy nhiệm trong thời gian Quốc Hội nghỉ họp.
ORDRE (n)
1. Trật tự
Ordre public : trật tự công cộng,
Theo quan điểm của các nhà luật học phương tây, trật tự công cộng là những quy tắc về
pháp luật mà các bên giao dịch dân sự phải tuân theo. Những điều khoản nào trong các hợp
đồng dân sự trái ngược với trật tự công cộng đều bị xem như là vô hiệu.

Khái niệm "trật tự công cộng" hoàn toàn thay đổi theo thời gian vì nó tùy thuộc vào những
quan niệm về chính trị, xã hội, kinh tế của nhà làm luật. Trong nửa bán thế kỷ đầu tiên thứ
19, khái niệm này hoàn toàn hạn hẹp vì nó chỉ nhắm đến những hợp đồng có tính cách vi
phạm đến cơ cấu tổ chức chính trị của quốc gia. Sau đó khái niệm này thay đổi với sự tiến
hóa của các học thuyết nghiêng về xã hội nhằm giảm đi quyền tự do giao kết của cá nhân
và người ta thừa nhận sự lệ thuộc của hợp đồng với các lợi ích của tập thể.
Bộ Luật dân sự Việt Nam không nói rõ khái niệm" trật tự công cộng " mà chỉ dùng cụm từ
" vi phạm điều cấm của pháp luật" tại các điều 128 và 389.
2. Thứ tự, thứ bậc
Ordre de succession/Ordre successoral/Ordre des hérétiers: hàng thừa kế - xem
Héritier.
Ordre de distribution : thứ tự phân chia (các tài sản của bên có nghĩa vụ/con nợ đối
với các bên có quyền/chủ nợ - xem Distribution.
ORIGINAL (n) : bản gốc - xem Minute.
OUVERTURE (n) : mở đầu.
Ouverture d’une succession : mở thừa kế - xem Succession.
P
PACTE (n) : thỏa ước, thỏa thuận.
Từ này có nguồn gốc chữ la tinh để chỉ một thỏa ước (Convention) thỏa thuận (Accord)
hoặc một hợp đồng (Contrat).
Trong ngôn ngữ pháp lý cổ điển, Pacte được chỉ các thỏa ước - ngoại trừ các trường hợp
luật định - có một nội dung cấm (Prohibé) trái với luật pháp và như thế dẫn đến vô hiệu.
Ngày nay người ta dùng Pacte để chỉ các thỏa ước mà không phân biệt có phát sinh hiệu
lực pháp lý hay không .
Pacte commissoire : là hợp đồng trong đó có điều khoản cho phép một bên có
quyền có vật thế chấp trở thành người sở hữu của vật thế chấp trong trường hợp bên có
nghĩa vụ không có khả năng trả nợ.

Tự điển pháp lý 124


Pacte de famille : thoả thuận giữa 2 vợ chồng (đang ly thân hay ly hôn) liên
quan đến quyền và nghĩa vụ nuôi dạy của cha mẹ (nuôi dưỡng, thăm viếng) đối với các con
chưa thanh niên.
Pacte de préférence : là hợp đồng có điều khoản ưu đãi, ưu tiên theo đó người
bán có quyền bán ưu tiên cho một người khác mặc dù đã hứa bán cho một người. Nói cách
khác người được hứa bán chỉ mua được vật bán nếu người đệ tam đã từ bỏ quyền mua.
Trong trường hợp này hợp đồng hứa bán được gọi là hợp đồng hứa bán có điều kiện.
Pacte de rachat : là hợp đồng có điều khoản được mua lại, được chuộc vật
bán.
Đây là trường hợp người bán được dành quyền mua lại đồ vật đã bán sau một thời gian
nhất định bằng cách trả lại cho người mua số tiền chính đã bán và một số tiền phụ thuộc
khác. Điều khoản này phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán trước đó vì nếu được lập
sau thì chỉ là một hợp đồng hứa bán trở lại của người mua mà thôi. Trong thực tế, có khi
hợp đồng loại này có thể nhằm che dấu một hình thức cho vay nặng lãi.
Pacte sur succession future : giao kết về một di sản sẽ có trong tương lai.
BLDS 2005 không đề cập đến vấn đề này nhưng Bộ DL Pháp lại điều 1130 có ghi " Không
thể từ chối một di sản chưa khai phát; cũng không thể giao kết trên di sản đó, mặc dầu
người chết để di sản đã ưng thuận cũng vậy". Đây chỉ là hệ quả thông thường của các
nguyên tắc về giao dịch dân sự và thừa kế theo đó di sản chỉ thực sự được mở kể từ thời
điểm người để lại di sản qua đời. Vì thế, một người không thể giao kết trên những tài sản
chưa được chuyển dịch cho mình .
PAIEMENT/PAYEMENT : sự chi trả, sự thanh tóan, sự thực hiện, sự chi phó.
Trong ngôn ngữ thông thường thanh toán là việc trả một món nợ bằng tiền tức là sự thực
hiện một nghĩa vụ bằng tiền. Trong ngôn ngữ pháp lý Paiement được dùng để chỉ bên có
nghĩa vụ tự ý thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền.
Đối tượng của nghĩa vụ này có thể là tiền hay một yêu cầu khác. Trách nhiệm của bên có
nghĩa vụ chỉ được chấm dứt khi bên có nghĩa vụ hoàn tất việc chi phó.
Paiement de l’indu : thực hiện nghĩa vụ đối với người không có quyền (thừa kế
trả một số tiền cho bên có quyền (chủ nợ) mà trước đó người chết đã trả hay đã không
vay).
PARCELLE (n) : thửa đất.
Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được
mô tả trên hồ sơ.
PARENTÉ (n) : quan hệ họ hàng, quan hệ thân thuộc.
Đây là sự liên hệ trong gia đình dựa trên huyết thống bao gồm trực hệ (Parenté directe) khi
mối dây liên hệ thân thuộc có giữa các đời liên tiếp như cha với con, ông nội với cháu nội;
và được gọi là bàng hệ (Parenté linguistique) gồm thân thuộc không cùng một ngành tuy
cùng chung một ông tổ như chú với cháu, anh em chú bác...
PART (n) : một phần (của một tài sản chung của nhiều người chưa chia
dù tài sản đó có thể chia được thành từng phần hay không thể chia được thành từng phần).
PARTAGE (n) : sự phân chia (nhằm chấm dứt một tình trạng để
chung quyền sở hữu - xem Indivision).
Partage amiable : thỏa thuận, tương thuận phân chia.
Ví dụ trường hợp các thừa kế được thừa hưởng di sản theo thừa kế hay theo di chúc (mà
trong di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế) thỏa thuận phân chia di sản -
xem Succession. Điều 681 BLDS 2005 chỉ nói "Mọi thỏa thuận của những người thừa kế
phải được lập bằng văn bản". Văn bản này phải được chứng thực của UBND cấp Huyện
(điều 22 NĐ 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực). Vấn đề năng lực của thừa kế
trong việc thỏa thuận phân chia di sản không được BLDS 2005 nói rõ nói đến nhưng việc
phân chia di sản là một hành vi sử dụng thuộc phạm vi của các giao dịch dân sựû nên ta
phải hiểu rằng trong trường hợp người thừa kế là vị thành niên thì mọi hành vi của người
này phải do hoặc được người đại diện theo pháp luật xác lập (người giám hộ) và thực hiện .

Tự điển pháp lý 125


Partage de succession : phân chia di sản - xem Succession/Partage de succession.
Partage de succession légale : phân chia di sản theo pháp luật- xem Succession/Partage
de succession.
Partage de succession testamentaire: phân chia di sản theo di chúc- xem
Succession/Partage de succession.
Partage des biens communs pendant la duré du mariage : phân chia tài sản chung trong
thời gian hôn thú - xem Séparation de biens.
Partage de responsabilité : phân chia trách nhiệm - xem Responsabilité.
Partage judiciaire : phân chia theo quyết định của Tòa án, tư pháp phân chia.
Ví dụ trường hợp các thừa kế không cùng nhau thỏa thuận được phân chia di sản thìì Tòa
án sẽ phải quyết định việc phân chia theo yêu cầu của một, nhiều hay toàn thể các thừa kế.
Các giải pháp có thể được đưa ra như sau:
- Bán đấu giá tất cả các tài sản để lấy tiền chia cho các thừa kế,
- Chia bằng hiện vật để mỗi người mỗi thứ, căn cứ vào phần định giá của Tòa án.
- Vừa chia bằng hiện vật vừa cho bán đấu giá những tài sản nào không chia được hoặc
được nhiều thừa kế đòi nhận phần cho mình.
Surseoir au partage : hoãn phân chia một tài sản chung.
Nếu các chủ sở hữu chung đã thỏa thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn
thì mỗi sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó - xem
Succession/Surseoir au partage de succession- Reporter du partage de succession).

PARTIES COMMUNES (n) : phần chung


Parties communes d’un immeuble d’habitation : phần chung trong chung cư, sở hữu
chung trong chung cư.
Đây là các phần diện tích và tài sản được các đồng sở hữu chung một bất động sản dùng
chung với nhau trong một nhà chung cư như thang lầu, hành lang, mái lợp...và không thể
phân chia trừ trường hợp phápluật có quy định khác hoặc có sự thỏa thuận của tất cả các
chủ sở hữu.
Chủ sở hữu chung có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý phần này. Trong
trường hợp nhà chung cư bị tiêu hủy, thì chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có
quyền sử dụng diện tích mặt đất của nhà chung cư theo quy định của pháp luật (điều 225,
khoản 2, 3 BLDS 2005).
Parties privatives (n) :các phần tài sản riêng của mỗi một đồng sở hữu chung trong
một nhà chung cư.
PASSAGE (n) : sự đi thông qua.
Sở hữu chủ một đám đất bị đất người khác bao vây có quyền xin đi thông qua trên đất
người khác và ngược lại phải bồi thường thiệt hại cho chủ đất - xem Servitude/ Servitude
de passage.
PASSIF (n) : tài sản nợ, phần nợ trong sản nghiệp của một người, một
chủ thể dân sự.
PATERNITTEï (n) : quan hệ huyết thống giữa người cha và con, phụ hệ.
Paternité légitime : phụ hệ chính thức
Đây là quan hệ của người cha với người con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của người
này với mẹ đứa trẻ
Paternite naturelle : phụ hệ ngoài hôn nhân, phụ hệ tư sinh.
Đây là quan hệ của người cha với người con mà giữa người cha và mẹ đứa trẻ không có
hôn thú.
PATRIMOINE (n) : sản nghiệp.
Trong ngôn ngữ thông thường, sản nghiệp được hiểu là tài sản của một người. Trong ngôn
ngữ pháp lý, sản nghiệp là tất cả những tài sản có (tích sản) cùng những nghĩa vụ (tiêu sản)
của một người có thể được tính bằng tiền.

Tự điển pháp lý 126


Sản nghiệp là một khái niệm không được các nhà làm luật Việt Nam đưa vào bộ luật dân
sự mà là một quan điểm của các nhà luật học của Pháp theo đó sản nghiệp có những đặc
tính sau:
1. Sản nghiệp là một khối có tính tổng thể (Universabilité) bao gồm những quyền và nghĩa
vụ và chúng không thể tách rời ra được. Vì được quan niệm như vậy nên sản nghiệp còn
được xem là một tổng thể pháp lý (Universabilité de droit)
2. Sản nghiệp gắn liền với nhân thân của một người, điều này dẫn đến các hệ quả sau:
- Bất cứ người nào cũng đều có sản nghiệp và mỗi người chỉ có một sản nghiệp mà thôi.
- Sản nghiệp không thể chuyển nhượng giữa những nguời còn sống, chỉ có những thành
phần cụ thể của sản nghiệp mới có thể chuyển nhượng được.
- Khi một người chết sản nghiệp người này được chuyển sang thừa kế hay các đồng thừa
kế. Chính các thừa kế khi tiếp nhận sản nghiệp của người chết sẽ đồng thời thanh toán các
món nợ của người này.
PÉNALITÉ (n) : sự, việc phạt vi phạm.
BLDS 2005 không xem phạt vi phạm là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như đã
được quy định tại điều 377 và kế tiếp của BLDS cũ mà lại xem phạt vi phạm như là một
phần của nội dung hợp đồng dân sự mà các bên có thể thỏa thuận đưa vào trong hợp đồng
(điều 402 khoản 7). Phạt vi phạm được định nghĩa như là sự thỏa thuận giữa các bên theo
đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm
do các bên thỏa thuận (điều 422 khoản 1 và 2 BLDS 2005).

Ta cần lưu ý là giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại hoàn toàn khác nhau:
- Các bên có thể chỉ thỏa thuận về việc phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại
hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thỏa thuận
trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
- Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm mà không thỏa thuận về bồi
thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm (điều 422 khoản 3
BLDS 2005).
PENSION (n) : tiền trợ cấp.
Pension alimentaire : tiền cấp dưỡng.
PÉRIODE LÉGALE DE LA CONCEPTION: thời gian mang thai/thụ thai theo quy
định của pháp luật - xem Grossesse.
PERSONNALITÉ JURIDIQUE (n) : tư cách pháp nhân.
PERSONNE MORALE (n) : pháp nhân.
Theo điều 84 BLDS 2005 một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều
kiện sau:
- Được thành lập hợp pháp;
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác; và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Người ta phân biệt hai loại pháp nhân: pháp nhân công pháp như quốc gia, tỉnh, thành phố,
huyện..các cục sở công lập...; pháp nhân tư pháp như các Hiệp hội, Công ty...

Cũng như thể nhân, pháp nhân có danh tánh riêng (Dénomination propre) và có những
năng lực pháp luật dân sự (Capacité civile) nghĩa là có những quyền và nghĩa vụ dân sự
phù hợp với mục đích hoạt động của mình.
Hệ quả : pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
do người đại diện của pháp nhân xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân bằng tài sản của
mình nhưng sẽ không chịu trách nhiệm thay cho thành viên của pháp nhân thực hiện đối
với nghĩa vụ dân sự do thành viên xác lập, thực hiện mà không nhân danh pháp nhân (điều
93, khoản 1,2 BLDS 2005). Ngược lại thành viên của pháp nhân cũng không chịu trách

Tự điển pháp lý 127


nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với các nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập và
thực hiện (điều 93 khoản 3 BLDS 2005).

Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền. Nếu
đại điện của pháp nhân là đại diện theo uỷ quyền thì phải tuân theo các điều kiện về uỷ
quyền - xem Mandat/Procuration. Nếu đại diện theo pháp luật thì việc đại diện này phải
được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân
(điều 91 BLDS 2005).
Dissolution d’une personne morale : giải thể pháp nhân.
Pháp nhân bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được thiết lập theo điều lệ của pháp nhân; -
Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định cho phép thành lập
pháp nhân của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản đối với người thứ ba
(điều 98 BLDS 2005).
Statut de la personne morale : điều lệ của pháp nhân.
Điều lệ của pháp nhân là văn bản ghi nhận mọi sự thoả thuận của các thành viên thuộc
pháp nhân liên quan đến việc thành lập, tổ chức, điều hành và giải tán của pháp nhân. Điều
lệ pháp nhân được xem là “văn bản luật” chi phối các quan hệ giữa pháp nhân và các thành
viên cũng như đối với người thứ ba nhằm bổ sung cho các quy định đã được ghi trong
BLDS. Theo điều 88 BLDS 2005, Điều lệ pháp nhân phải có những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên gọi của pháp nhân;
2. Mục đích và phạm vi hoạt động;
3. Trụ sở;
4. Vốn điều lệ nếu có
5. Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyề.
hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;
6. Quyền, nghĩa vụ của các thành viên;
7. Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;
8. Điều kiện hợp nhất, sát nhập, chia, tách, giải thể pháp nhân.
PERSONNE PHYSIQUE(n) : thể nhân.
Thể nhân là thuật ngữ pháp lý để ám chỉ con người; như vậy thể nhân có thể được hiểu là
cá nhân.
Theo các tác giả phương tây, thể nhân được định nghĩa là con người được quyền làm chủ
thể những quyền lợi và nghĩa vụ (vì trong lịch sử có những thời kỳ con người không thể
làm chủ thể cho quyền lợi hay nghĩa vụ-đây là trường hợp các nô lệ) ví dụ được quyền giao
kết, thủ đắc các quyền cũng như phải chịu trách nhiệm về những tổn hại mà mình gây ra
trong các quan hệ giao dịch dân sự.
Thể nhân bắt đầu được tính khi con người sinh ra, còn sống và chấm dứt khi người đó chết
về thể chất (Mort physique).
PLANTATION (DISTANCE DE...) (n): khoản cách trồng cây.
Đây là một hạn chế quyền sử dụng của bên có quyền sử dụng đất theo đó chỉ có thể trồng
cây khi có một khoản cách tối thiểu đối với mốc giới chung. Ví dụ luật của Pháp quy định
khoản cách này là 2 m đối với cây vượt quá 2m, đối với cây dưới 2m, khoản cách tối thiểu
này là 0,5 m.
POLLICITATION (n) : đề nghị (giao kết).
Từ này được học lý Pháp sử dụng để ám chỉ lời đề nghị giao kết của một bên trước khi
được bên kia chấp thuận - xem Offre/Offre de contracter.
POLYGAMIE (n) : chế độ nhiều vợ, nhiều chồng.
POSSESSION (n) : chiếm hữu, chấp hữu.

Tự điển pháp lý 128


Chiếm hữu là hành vi nắm giữ, quản lý của một người trên một vật nào đó. Việc nắm giữ ở
đây bao hàm cả việc thực hiện quyền sử dụng (dùng và khai thác) hoặc quyền không sử
dụng (cất giữ). Hành vi này đối nghịch với hành vi nắm giữ vật theo đó vẫn công nhận
quyền sở hữu của người khác - xem Détention.
Để được gọi là chiếm hữu, cần hội đủ 2 thành tố sau:
- Có chủ tâm, là ý muốn của người chiếm hữu để nắm giữ, quản lý trên một vật nào đó;
- Có hành vi nắm giữ đồ vật.
Chiếm hữu là một trong 3 thành tố của quyền sở hữu - xem Propriétaire- Propriété. Một
người có thể chiếm hữu ngay tình một tài sản của người khác và sau một thời gian nhất
định sẽ được thủ đắc quyền sở hữu - xem Prescription.
Possession clandestine : sự chiếm hữu không công khai, dấu diếm.
Possession continue : sự chiếm hữu liên tục.
Có sự chiếm hữu liên tục khi việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian
mà không có tranh chấp về tài sản chiếm hữu kể cả khi tài sản đó được giao cho người
khác chiếm hữu.
Possession d’état : chấp hữu thân trạng - xem Etat des personnes.
Possession discontinue : sự chiếm hữu không liên tục.
Possession juridiquement fondée: sự chiếm hữu có căn cứ pháp luật.
Điều 183 BLDS 2005 liệt kê những trường hợp sau đây là chiếm hữu có căn cứ pháp luật:
1. Chủ sở hữu tự mình chiếm hữu tài sản;
2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy
định của pháp luật;
4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài
sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp
luật quy định.
5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các
điều kiện do pháp luật quy định.
Possession publique : sự chiếm hữu công khai.
Sự chiếm hữu được coi là công khai khi thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm.
Tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu
bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình. Sự chiếm hữu công khai là một trong các
điều kiện để người chiếm hữu trở thành người sở hữu chủ một tài sản theo các quy định
của luật pháp.
Possession sans fondement juridique mais de bonne foi: sự chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật nhưng ngay tình.
Có sự chiếm hữu ngay tình khi người chiếm hữu không biết và không thể biết việc chiếm
hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.
POUVOIR (n) : quyền hành.
Theo nghĩa rộng đây là quyền của một người có thể làm một hành vi nhất định nào đó theo
quy định của pháp luật hay theo sự thỏa thuận của các bên và được ghi trong hợp đồng.
Theo nghĩa hẹp đây là quyền hành động thay mặt người khác trong các chế định đại diện -
xem Procuration-Mandat.
PRÉEMPTION) (n) : ưu tiên mua trước.
Droit de préemption : quyền ưu tiên mua trước.
Quyền ưu tiên mua trước là quyền dành cho một người hay một pháp nhân được quyền
mua trước những người hay pháp nhân khác một tài sản do người thứ ba đem bán. Đây là
một hạn chế của quyền định đoạt thuộc về người bán.
Ví dụ Nhà nước được quyền ưu tiên mua khi vật bán là cổ vật, di tích lịch sử hay văn hoá
(điều 199 điểm 2 BLDS 2005) hay các đồng sở hữu chung hợp hợp nhất có quyền ưu tiên
mua trước nếu một sở hữu chung bán phần sở hữu của mình (điều 223 khoản 3 BLDS
2005). Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có vi phạm về quyền ưu tiên mua thì

Tự điển pháp lý 129


trong thời hạn ba tháng kể từ ngày phát hiện có vi phạm về quyền ưu tiên mau thì chủ sở
hữu chung theo phần trong số các sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho
mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại
(điều 223 khoản 3 BLDS 2005)- xem Coproriété.
PRÉFÉRENCE (n) : sự ưu tiên.
Droit de préférance : quyền được trả nợ trước - xem Droit/Droit de préférence.
PRĨJUDICE (n) : sự tổn thất - xem Dommage.
Préjudice matériel : sự tổn thất vật chất - xem Dommage/ Dommage matériel.
Préjudice moral : sự tổn thất tinh thần - xem Dommage/ Dommage moral.
PRENEUR (n) : người thuê trong một hợp đồng thuê mướn - xem
Bail
PRÉNOM (n) : tên - xem Nom.
PRESCRIPTION (n) : thời hiệu.
Theo điều 154 BLDS 2005 thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời
hạn đó thì chủ thể được hưởng được quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc
mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên và chấm dứt tại thời điểm kết thúc
ngày cuối cùng của thời hiệu (điều 156 BLDS 2005).
Prescription acquisitive d’un droit civil: thời hiệu hưởng quyền dân sự, thời hiệu thủ đắc
quyền dân sự.
Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn thì chủ thể được hưởng
quyền dân sự (điều 155 khoản 1 BLDS 2005). Tuy nhiên theo điều 157 khoản 2 BLDS
2005 thời hiệu này không áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật;
- Việc hưởng quyền nhân thân không gắn với tài sản.
Prescription libératoire d’une obligation civil: thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự, thời
hiệu giải trái.
Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là chế định xác nhận một chủ thể có nghĩa vụ được
miễn làm nghĩa vụ đó sau một thời hạn với các điều kiện nhất định (điều 155 khoản 2
BLDS 2005). Tuy nhiên không thể áp dụng thời hiệu này trong việc thực hiện nghĩa vụ dân
sự đối với nhà nước trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (điều 157 khoản 3 BLDS
2005).
Prescription pour agir en justice : thời hiệu khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải
quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc
thì mất quyền khởi kiện (điều 155 khoản 3 BLDS 2005).
Đối với hợp đồng dân sự, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp hợp
đồng là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể
khác bị xâm phạm (điều 427 BLDS 2005).
Interruption de prescription: việc gián đoạn, đứt đoạn thời hiệu (hưởng quyền dân sự
hay miễn trừ nghĩa vụ dân sự).
Sự gián đoạn thời hiệu làm cho thời gian chiếm hữu đã qua phải kể như không có; thời
hiệu phải bắt đầu kể từ ngày chấm dứt nguyên nhân làm cho gián đoạn (điều 158 khoản 1
BLDS 2005).

Cũng theo điều 158 tại khoản 2 BLDS 2005, thời hiệu hưởng quyền dân sự hay miễn trừ
nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây:
1. Có sự giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự
đang được áp dụng thời hiệu.
2. Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị bên có quyền, nghĩa vụ liên
quan tranh chấp. Trong trường hợp này, thời hiệu bị gián đoạn vì bên có quyền buộc bên
có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình, hay người sở hữu chủ đòi lại tài sản bị

Tự điển pháp lý 130


chiếm hữu từ tay người chiếm hữu thông qua một vụ kiện dân sự tại Tòa. Tuy nhiên nếu
bên có quyền hay người chủ sở hữu bải nại hoặc bị bác đơn, thời hiệu lại không bị gián
đoạn.Thời hiệu đã gián đoạn đối với một người trong các bên có nghĩa vụ liên đới thì gián
đoạn luôn đối với các bên có nghĩa vụ liên đới khác.
Suspension du délai de prescription pour agir en justice: đình chỉ, tạm ngưng thời gian
không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Theo điều 161 BLDS 2005, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, yêu
cầu giải quyết việc dân sự khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
1. Có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho chủ thể có quyền khởi
kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu;
(Sự kiên bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được
và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho
phép. Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho
bên có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình).
2. Chưa có người đại diện trong trường hợp bên có quyền khởi kiện, bên có quyền yêu cầu
chưa thành niên, đang bị mất năng lực hành vi dân sự, đang bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự;
3. Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp
tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.
Khác với BLDS 1994 có đề cập trường hợp 2 và 3 nói trên thời gian không tính vào thời
hiệu khởi kiện không được quá một năm kể từ ngày xảy ra sự kiện; BLDS 2005 không nói
vấn đề này.
PRÉSOMPTION (n) : sự suy đoán.
Présomption de fait : sự suy đoán dựa vào sự kiện là sự viện dẫn một sự kiện đã
biết để suy ra một sự việc không biết dựa trên mối quan hệ nhân quả.
Présomption légale : sự suy đoán pháp định là sự suy đoán do một điều khoản
luật pháp đã minh định và đây là một biệt lệ của nguyên tắc dẫn chứng.
PRESTATION (n) : công việc phải làm, đòi hỏi, yêu cầu - của bên có quyền đối
với bên có nghĩa vụ - xem Créance, Dette, Obligation , Service.
Prestation intellectuelle : yêu cầu/công việc mang tính trí tuệ.
Prestation matérielle : yêu cầu/công việc có tính vật chất.
Sự phân biệt yêu cầu/công việc mang tính trí tuệ hay có tính vật chất rất quan trọng đối với
các loại hợp đồng cung cấp dịch vụ.
Contrat de prestation de services : hợp đồng cung ứng dịch vụ.
PRESTATAIRE DE SERVICES : người, đơn vị cung ứng các dịch vụ
PRÊT (n)
1. Sự cho vay, cho mượn;
2. Tiền cho vay, vật cho mượn;
Có hai loại cho vay mượn:
Loại thứ nhất liên quan đến vật vay mượn và người vay mượn phải hoàn trả đúng vật đó,
trường hợp này người ta gọi là mượn để dùng (Prêt à usage hay Commodat ).
Đối loại thứ hai, vật vay mượn đã bị tiêu hủy trong quá trình vay mượn và người vay mượn
chỉ cần trả đúng chủng loại, chất lượng và số lượng khi vay mượn (như mượn 100 lít xăng
A 92, mượn 1 triệu đồng ); trường hợp này người ta gọi là vay hay mượn để tiêu dùng
(Prêt de consommation hay Prêt simple).
Đối với loại thứ nhất, quyền sở hữu của người cho mượn đối vật cho mượn vẫn còn; nhưng
với loại thứ hai, thực tế quyền sở hữu đối với vật cho mượn đã được chuyển sang người
vay mượn.
Prêt à intérêts : cho mượn nhưng có lãi.
Rembourser un prêt : hoàn lại vật mượn

Tự điển pháp lý 131


PRÊT À USAGE : mượn tài sản.
Mượn tài sản là “ sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên cho mượn (Prêteur) giao tài sản
cho bên mượn (Emprunteur) để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn
bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”
(điều 512 BLDS 2005). Tài sản: cho mượn có thể là động sản, bất động sản, tài sản hữu
hình hoặc tài sản vô hình (thương hiệu). Nói chung tất cả các tài sản không tiêu hao đều có
thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản. Yếu tố không trả tiền là điểm cơ bản khác biệt
giữa hợp đồng mượn tài sản và hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng mượn tài sản là loại hợp đồng thực tế (Contrat réel) đòi hỏi phải có chuyển giao
vật cho mượn. Đối với động sản việc giao tài sản được thực hiện bằng cách trao tay, đối
với bất động sản bên cho mượn trao quyền chiếm hữu và sử dụng vật mượn. Người ta nói
hợp đồng chỉ phát sinh hiệu lực từ khi có việc giao tài sản, nói cách khác hiệu lực của hợp
đồng bị đình chỉ cho tới khi tài sản được giao cho bên mượn. Vì thế sẽ không hình thành
sự cho mượn nếu vật cho mượn chưa được chuyển dịch sang người mượn. Mặt khác người
cho mượn có thể là chủ sở hữu hay không chủ sở hữu vật mượn .

Theo điều 514 và 515 BL:DS 2005, bên mượn có những nghĩa vụ:
- Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của mình, không được tự ý thay đổi tình
trạng của tài sản mượn; nếu bị hư hỏng nhẹ thì phải sửa chữa;
- Không được cho người khác mượn lại và trả lại tài sản mượn đúng thời hạn, nếu không
có thỏa thuận về thời hạn thì phải trả lại tài sản ngay sau khi đạt được mục đích mượn;
- Bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng, mất mác tài sản;
và các quyền :
- Được sử dụng vật mượn theo đúng công dụng của tài sản cũng như mục đích đã thỏa
thuận;
- Được quyền yêu cầu bên cho mượn hoàn lại các chi phí hợp lý về sửa chữa hoặc làm
tăng thêm giá trị tài sản mượn.
- Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.

Theo các điều 516 và 517 BLDS 2005, bên cho mượn có các nghĩa vụ:
- Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản ngay cả các khuyết tật về vật cho
mượn nếu có;
- Thanh toán cho bên mượn các chi phí hợp lý về sửa chữa hoặc làm tăng thêm giá trị tài
sản mượn;
- Bồi thường thiệt hại cho bên mượn, nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên
mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết
hoặc phải biết;
và quyền sau:
- Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích mượn nếu không có thỏa thuận
về thời hạn mượn hay khi có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn
nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích;

- Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách
thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho
mượn;
- Được đòi bồi thường thiệt hại đối với tài sản do người mượn gây ra.
PRÊT DE CONSOMMATION : vay tài sản.
Vay tài sản là sự thỏa thuận của các bên theo đó bên cho vay giao cho bên vay một khoản
tiền hoặc một vật - gọi chung là tài sản vay (Bien prêté); khi đến hạn trả bên vay phải hoàn
trả tiền hoặc vật cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định (điều 471 BLDS 2005).

Tự điển pháp lý 132


Chú ý trong loại hợp đồng này, ngoài tiền vay thì các vật vay khác phải là những vật cùng
loại, nếu không thì sẽ không có vật tương tự để trả; mặt khác vật vay sẽ bị tiêu hao trong
quá trình sử dụng (như xăng, dầu, gạo, thực phẩm) vì nếu không bị tiêu hao thìì người sử
dụng đã có thể trả lại chính vật đã nhận- lúc đó sẽ hình thành một hợp đồng mượn tài sản
chứ không phải là một hợp đồng vay tài sản (xem Prêt à usage). Vì vậy, khác với hợp đồng
mượn tài sản, trong hợp đồng loại này quyền sở hữu đối với vật vay được chuyển sang
người vay kể từ thời điểm người vay nhận tài sản đó (điều 472 BLDS 2005). Các bên có
thể thỏa thuận với nhau về mục đích sử dụng vật vay, trong trường hợp này bên cho vay có
quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã
nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích (điều 475 BLDS 2005)

Người vay cũng như người cho vay bị ràng buộc một số nghĩa vụ nhất định:
- Đối với người vay: Nghĩa vụ chính của người vay là nghĩa vụ trả nợ: nếu tài sản vay là
tiền thì trả bằng tiền. Nếu tài sản vay là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất
lượng trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì
có thể trả bằng tiền theo giá trị của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ nếu được
bên cho vay đồng ý. Bếu vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả
không đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất của Ngân hàng
Nhà nước nếu có thoả thuận (điều 474 BLDS 2005).
- Đối với người cho vay: Nghĩa vụ chính của người cho vay là giao tài sản cho bên vay
đầy đủ, đúng chất lượng đồng thời bảo đảm chất lượng của vật cho vay theo đúng thoa
íthuận. Nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng và không báo cho bên vay
biết thì phải bồi thường thiệt hại cho bên vay (điều 473 BLDS 2005).

Việc thực hiện hợp đồng vay tuỳ thuộc vào việc vay có kỳ hạn hay không có kỳ hạn :
1. Trong trường hợp vay không kỳ hạn (Prêt de consommation sans terme): Nếu không có
lãi, bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có thể trả lại tài sản bất cứ lúc nào
nhưng phải thông báo cho nhau biết trước một thời hạn hợp lý nếu không có thỏa thuận
khác. Trong trường hợp có lãi, bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng
phải báo trước một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản; còn bên
vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ trả lãi cho đến thời điểm trả nợ
nhưng cũng phải báo trước một thồi gian hợp lý (điều 477 BLDS 2005).
2. Trong trường hợp vay có kỳ hạn (Prêt de consommation avec terme): Nếu không có lãi
thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước một thời gian hợp
lý; còn bên cho vay muốn đòi lại tài sản trước kỳ hạn thì cần có sự đồng ý của bên vay.
Nếu vay có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn nhưng phải trả toàn bộ lãi
theo kỳ hạn nếu không có thoả thuận khác (điều 478 BLDS 2005).
PRÊT-NOM (n) : người cho mượn tên (trong các hợp đồng giả tạo).
Việc dùng người cho mượn tên thường có mục đích không muốn cho người đối ước biết rõ
ai là người giao kết thật sự.
PRIME (n) : phí bảo hiểm, tiền mua bảo hiểm - Assurance.
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho danh nghiệp bảo hiểm
theo đúng thời hạn và phương thức mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
PRIVILÈGE (n) : đặc quyền, ưu quyền (của chủ nợ được trả nợ trước các con
nợ khác) - xem Hypothèque.
PRIX (n) : giá cả, giá trị của một tài sản (trong một hợp đồng mua bán).
Giá cả là số tiền bên mua phải trả cho bên bán để được quyền nhận lấy tài sản và quyền sở
hữu của tài sản. Giá cả là một thành tố thuộc đối tượng của việc mua bán: đối tượng của
người mua là vật bán, đối tượng của người bán là giá tiền trị giá của vật bán.
Giá là một thành tố chủ yếu để phân biệt một hợp đồng mua bán với các hợp đồng khác
cũng có hiệu quả là chuyển dịch quyền sở hữu (hợp đồng trao đổi - xem Echange) đồng

Tự điển pháp lý 133


thời cũng là một thành tố không thể không có được trong một hợp đồng mua bán. Sẽ không
có một hợp đồng mua bán nếu không có giá tiền, khi đó chỉ là một hợp đồng tặng cho. Giá
tiền được hai bên thỏa thuận phải là đồng tiền Việt Nam ngoại trừ các hợp đồng mua bán
ngoại thương thì có thể dùng ngoại tệ.

Thông thường giá tiền được hai bên thỏa thuận và thống nhất hoặc do một người thứ ba ấn
định theo yêu cầu của hai bên. Thỏa thuận về giá có thể là mức giá cụ thể hoặc một
phương pháp xác định giá. Trong trường hợp thỏa thuận mức giá hoặc phương pháp xác
định giá không rõ ràng thì giá của tài sản được xác định căn cứ vào giá thị trường tại địa
điểm và thời điểm giao kết hợp đồng. Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận áp dụng hệ số
trượt giá khi có biến động về giá hoặc theo giá thị trường vào thời điểm thanh toán - xem
Indexation. Thực tế nhiều khi giá tiền được người bán ấn định sẵn - hàng trong siêu thị;
hoặc do người mua ấn định - trường hợp bán đấu giá , trong trường hợp này giá được ấn
định là giá cao nhất do người mua đưa ra. Đối với tài sản mà Nhà nước có ấn định về
khung giá thì hai bên chỉ thỏa thuận giá trong khung giá đó (điều 431 BLDS 2005).
Mise à prix (n) : ấn định giá khởi điểm của việc bán đấu giá một tài sản -
xem Adjudication.
PROCURATION (n) : ủy quyền - xem Mandat.
PROCUREUR (n) : người được ủy quyền, người đại diện.
PRODUCTION (n) : sự xuất trình.
Production d’un acte de naissance : xuất trình giấy khai sinh.
PROMESSE (n) : sự hứa hẹn.
Hứa hẹn là sự cam kết thực hiện một việc gì dó.
Promesse de contrat (n) : sự hứa giao kết.
Đây là một lời đề nghị có tính đơn phương được đưa ra nhằm đề nghị một người khác giao
kết một hợp đồng với những điều kiện do mình quy định - xem Offre de contracter.
Promesse de vente (n) : sự , giấy hứa bán.
Hứa bán là sự thỏa thuận của một người hứa bán một tài sản cho một người nào đó theo
những điều kiện do mình định.
PROMULGATION (n) : ban hành.
Đây một trong các điều kiện để một văn bản luật có giá trị.
PROPRIÉTAIRE (n) : người chủ sở hữu.
Người chủ sở hữu có 3 quyền trên tài sản sở hữu - xem Propriété /Protection de propriété.
1. Quyền chiếm hữu (Posséder) là quyền tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu
của mình. Người chủ sở hữu được toàn quyền thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình
để nắm giữ, quản lý tài sản nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Việc chiếm
hữu này không bị hạn chế và gián đoạn bởi thời gian trừ trường hợp chủ sở hữu chuyển
giao việc chiếm hữu cho người khác hoặc pháp luật có quy định khác (như trường hợp tài
sản của các vị thành niên, trường hợp các người có năng lực hưởng dụng hạn chế...)
2. Quyền sử dụng (User/Percevoir le profit) là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại và
làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác - xem Abus.
3. Quyền định đoạt (Disposer) là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản
của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Chủ sở hữu có quyền tự mình bán,
trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác
đối với tài sản.
đồng thời có các nghĩa vụ sau:
1. Trong tình thế cấp thiết chủ sở hữu không được cản trở người khác dùng tài sản của
mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn hay làm giảm
mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn - xem Nécessité.

Tự điển pháp lý 134


2. Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình chủ sở hữu phải tuân theo các quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu có trách
nhiệm chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và
phải bồi thường thiệt hại.
3. Không được lạm dụng quyền sở hữu để khi thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản mình, chủ sở hữu gây mất trật tự, an toàn xã hội làm thiệt hại đến quyền,lợi ích
của Nhà nước, lợi ích công cộng...
4. Tôn trọng các quy định về xây dựng, ranh giới giữa các bất động sản liền kế, tôn trọng
các quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kế như quyền về lối đi qua bất động sản,
quyền về cấp thoát nước qua bất động sản liền kề...- xem Limite -Servitude.
PROPRIÉTÉ ( DROIT DE) : quyền sở hữu.
BLDS 2005 không định nghĩa quyền sở hữu mà chỉ nói đến các quyền có được từ quyền sở
hữu ; đó là quyền chiếm hữu (điều 182), quyển sử dụng (192) và quyền định đoạt (195) tài
sản của chủ sở hữu theo quy định của luật pháp. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và
các chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ: không ai có thể bị hạn chế, bị tước
đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình - xem Propriétaire.
Từ đó, ta thấy quyền của người chủ sở hữu có 3 đặc điểm phản ánh quyền sở hữu như sau:
- Tính độc quyền của chủ sở hưũ: người chủ sở hữu có toàn quyền sử dụng hay không sử
dụng tài sản;
- Tính không giới hạn của quyền sở hữu: quyền này chỉ bị hạn chế nếu luật có quy định.
- Tính lâu dài của quyền sở hữu: người chủ sở hữu có toàn quyền đối với vật sở hữu, vì
vậy họ có quyền đòi lại vật liên quan dù vật đó nằm ở trong tay của bất cứ ai.
Propriété littéraire et artistique (Droit de): quyền sở hữu văn chương và nghệ thuật
Quyền sở hữu văn chương và nghệ thuật là toàn bộ những quyền có thể tính ra tiền cũng
như có tính tinh thần được luật pháp công nhận cho một nhà văn hay một nghệ sĩ đối với
tác phẩm do họ viết hay làm ra.
Propriété industrielle (Droit de): quyền sở hữu công nghiệp.
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý). Quyền này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản (điều
750 khoản 1 BLDS 2005). Về mặt nguyên tắc các đôïi tượng nêu trên đều được Nhà nước
bảo hộ nếu không trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo hoặc các
đối tượng mà luật nói rõ chỉ rõ không được bảo hộ.

Quyền sở hữu công nghiệp nêu trên được xác lập theo điều 752 BLDS 2005, điều 6 Luật
sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
- Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn
hiệu, chỉ dẫn địa lý thì được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện việc đăng ký đối tượng đó theo quy định của pháp
luật về sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên;
- Đối với tên thương mại thì được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
- Đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được thông tin tạo thành bí mật
kinh doanh một cách hợp pháp và sự bảo mật thông tin đó.

Về việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, điều 753 BLDS 2005 đã quy định như
sau:
- Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật
kinh doanh, nhãn hiệu có thể được chuyển giao toàn bộ hoặc một phần theo hợp đồng hoặc
để thừa kế, kế thừa.
- Đối với tên thương mại chỉ được phép chuyển giao cùng với việc chuyển giao toàn bộ cơ
sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Tự điển pháp lý 135


- Đối với chỉ dẫn địa lý- luật ngăn cấm việc chuyển giao.
Propriété intellectuelle (Droit de): quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm sở hữu văn chương,
nghệ thuật và sở hữu công nghiệp.
Acquisation /Naissance du droit de propriété : việc xác lập/thủ đắc quyền sở hữu.
Nhìn chung quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau:
- Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp;
- Được chuyển giao quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền;
- Thu hoa lợi, lợi tức;
- Tạo thành vật mới do sát nhập, trộn lẫn, chế biến;
- Được thừa kế tài sản;
- Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi,
bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự
nhiên;
- Được thủ đắc thời hiệu đối với vật chiếm giữ;
- Các trường hợp khác do luật quy định.

Trong số các trường hợp trên, ngoại trừ các trường hợp xác lập quyền sở hữu thông qua sự
chuyển dịch (Transmission) dưới hình thức mua bán, tặng cho, thừa kế, theo bản án, quyết
định của toà án hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước; ta cần đặc biệt chú ý việc xác
lập quyền sở hữu tài sản theo thời hiệu. Đây là trường hợp “người chiếm hữu, người được
lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn
mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản, thì trở thành chủ sở hữu tài
sản đó kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu trừ trường hợp chiếm hữu các tài sản thuộc sở
hữu toàn dân” - xem Prescription.
Enregistrement du droit de propriété : đăng ký quyền sở hữu.
Ngoài những tài sản có giá trị nhỏ, những tài sản có giá trị lớn luật buộc phải đăng ký
quyền sở hữu dù đó là động sản hay bất động sản. Điều 167 BLDS 2005 quy định “Quyền
sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về
đăng ký bất động sản. Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.
Mục đích của việc đăng ký này là bảo đảm các quan hệ giao dịch dân sự đối với người thứ
ba vì quyền sở hữu trên một tài sản của một chủ thể đã được công khai hóa; vì thế về
nguyên tắc mọi chủ thể khác phải tôn trọng quyền sở hữu của chủ thể đã đăng ký.
Extinction du droit de propriété : chấm dứt quyền sở hữu.
Ngoài các căn cứ riêng cho từng đối tượng cá biệt do pháp luật quy định, BLDS 2005 liệt
kê các trường hợp sau đây quyền sở hữu chấm dứt :
1. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác (điều 248);
2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình (điều 249);
3. Tài sản bị tiêu hủy (điều 252);
4. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu (điều 251);
5. Tài sản bị trưng mua (điều 253) - xem Expropriation;
6. Tài sản bị tịch thu (điều 254) - xem Confiscation;
7. Tài sản mà người khác đã được xác lập theo quy định của luật pháp (điều 250) như:
- Trường hợp vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước
di chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu trong các điều kiện do
pháp luật quy định;
- Xác lập bằng thời hiệu.
Formes de propriété : hình thức sở hữu.
Ngoài chế độ sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính tri - xã hội, có 4 hình thức
(còn gọi là chế độ) sở hữu chính:

Tự điển pháp lý 136


Sở hữu nhà nước (Propriété de l’Etat). BLDS 2005 đã sử dụng cụm từ “Sở hữu Nhà nước
để thay thế cụm từ Sở hữu toàn dân (Propriété du peuple entier). Điều 200 BLDS 2005 đã
liệt kê cơ bản những loại tài sản sau đây là thuộc sở hữu nhà nước : đất đai, rừng tự nhiên,
rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên
trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do
Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn
hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do
pháp luật quy định.
Đối với loại tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước, Nhà nước CHXHCN Việt Nam thực
hiện quyền của chủ sở hữu (điều 201 BLDS 2005) với đầy đủ mọi quyền phát sinh từ tư
cách này.
Sở hữu tập thể (Propriété collective ): Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các
hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp
tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ theo
nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi (điều 208
BLDS 2005). Với hình thức này, tài sản thuộc sở hữu tập thể cơ bản được hình thành từ
các nguồn đóng góp của các thành viên và các thu nhập hợp pháp có được do hoạt động
sản xuất, kinh doanh của tổ chức liên quan, được Nhà nước hỗ trợ hoặc từ các nguồn khác
phù hợp với quy định của pháp luật. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở
hữu tập thể phải tuân theo các quy định của pháp luật lẫn điều lệ của tập thể nhằm bảo
đảm sự ổn định của sở hữu tập thể (điều 210 BLDS 2005).
Sở hữu tư nhân (Propriété privée): Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản
hợp pháp của mình. Cá nhân với tư cách là người chủ sở hữu có toàn quyền trên tài sản
thuộc quyền sở hữu của mình - xem Propriétaire. Các tài sản được luật thừa nhận thuộc sở
hữu tư nhân bao gồm: thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu
sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác của cá nhân. Tài sản hợp pháp
thuộc hình thức sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng, giá trị (điều 212 BLDS
2005). Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình phải phù hợp với
quy định của luật pháp và chỉ bị giới hạn bởi những quy định của luật pháp - xem Abus de
droit - Abus de droit de propriété - Servitude.
Sở hữu chung (Copropriété): Sở hữu chung là sở hưũ của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.
Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất - xem
Copropriété.
Protection du droit de propriété : bảo vệ quyền sở hữu.
Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật công nhận và
bảo vệ. Chỉ trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc
gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường, không ai có thể bị hạn chế, bị
tước đoạt trái phép quyền sở hữu đối với tài sản của mình.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không những có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm
hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở
hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại mà còn có quyền tự bảo vệ tài sản
thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp được pháp
luật công nhân (điều 255 BLDS 2005).

Điều 256 và các điều kế tiếp của BLDS 2005 quy định người chủ sở hữu, người chiếm hữu
hợp pháp có các quyền sau :
1. Quyền đòi lại tài sản: Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người
chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối
với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền chiếm hữu hợp pháp phải trả lại tài sản
đó ngoại trừ trường hợp tài sản đó đã được người khác thủ đắc theo thời hiệu (điều 256) .

Tự điển pháp lý 137


- Đối với động sản không phải đăng ký quyền sở hữu: chủ sở hữu có quyền đòi lại động
sản này từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có
được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định
đoạt tài sản; nếu hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động
sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của
chủ sở hữu (điều 257).
- Đối với động sản phải phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản: chủ sở hữu có
quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản trừ trường hợp người
thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà
theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng
sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa (điều
258).
3. Quyền yêu cầu ngăn chận hoặc chấm dứt hành vi cản trở pháp luật đối với việc thực
hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp: người chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở pháp luật phải chấm dứt hành vi đó; nếu
không có sự chấm dứt tự nguyện, thì có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm (điều 259 BLDS 2005) - xem
Complainte.
4. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (điều 260 BLDS 2005).
PROVISION (n) : tiền trả trước trong một khoản phải trả (trong khi chờ Toà
phân xử )
Q
QUASI-CONTRAT (n) : chuẩn khế ước.
Chuẩn khế ước là một hành vi có tính tự nguyện và tạo ra cho người làm hành vi ấy một
nghĩa vụ, ví dụ một người coi sóc công việc cho người khác (thực hiện công việc không có
ủy quyền). Danh từ này không được dùng trong BLDS 2005 Việt Nam.
QUITTANCE (n) : biên nhận đã thực hiện nghĩa vụ, giấy này do bên có quyền
viết để chứng minh nghĩa vụ đã được bên có nghĩa vụ thực hiện.
QUOTA-PART (n) : phần góp hay phần hưởng của một người
RAPPORT (n)
1. Quan hệ.
Rapports personnelles : quan hệ về nhân thân.
Rapporst pécuniaires : quan hệ về tài sản, tiền bạc.
2. Báo cáo, phúc trình.
Rapport d’expertise : báo cáo gíám định.
Báo cáo gíám định là bảng tường thuật của một giám định viên về các vấn đề chuyên môn
mà Tòa yêu cầu làm sáng tỏ. Bảng này bao giờ cũng gồm có hai phần: phần nhận xét và
phần kết luận.
3. Sự hoàn lại.
Rapport successoral : sự hoàn lại của đã nhận từ di sản để chia lại - ví dụ một
thừa kế phải hoàn lại kỷ phần của mình đã nhận cho các thừa kế không phụ thuộc vào di
chúc.
RATIFICATION (n) : phê chuẩn.
Phê chuẩn là một hành vi đơn phương của một người theo đó họ nhận mọi quyền lợi và
chịu mọi nghĩa vụ về một việc gì do một người khác tuy không được ủy quyền mà đã nhân
danh mình làm. Điều 145 khoản 1 BLDS 2005 khoản 1 quy định: “Giao dịch dân sự do
người không có thẩm quyền đại diện giao dịch xác lập, thực hiện không làm phát sinh
quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện chấp
thuận...”
Trong Luật nghĩa vụ Ratification cũng được dùng để chỉ một người tham gia giao kết đồng
ý với một hợp đồng đã được ký trước đây dù nó bị vô hiệu - xem Confiramtion. Ví dụ một

Tự điển pháp lý 138


trẻ chưa thành niên sau khi đã thành niên có thể phê chuẩn một hợp đồng đã được ký trong
thời gian còn chưa thành niên (Minorité).
RECHERCHE (n) : việc xin xác nhận, việc truy tầm.
Recherche de la maternité naturelle : việc xin xác nhận quan hệ mẹ - con ngoài hôn nhân,
việc truy tầm mẫu hệ.
Luật H -GĐ 2000 (điều 65) cho phép con ngoài hôn nhân có quyền xin nhận mẹ kể cả
trong trường hợp người mẹ đã chết. Muốn vậy cần phải chứng minh:
1. Người đàn bà đã sinh một đứa trẻ;
2. Người con chính là đứa trẻ mà người đàn bà đã sinh ra.
Recherche de la paternité naturelle : việc xin xác nhận quan hệ cha - con ngoài hôn
nhân, việc truy tầm phụ hệ.
Luật HN-GĐ (điều 65) cho phép con ngoài hôn nhân có quyền xin nhận cha kể cả trong
trường hợp người cha đã chết.
Theo án lệ phương tây người đàn ông có thể bị Toà tuyên bố là cha một đứa trẻ trong các
trường hợp sau:
1. Thời kỳ thụ thai của người mẹ đúng vào thời kỳ người mẹ bị người đàn ông bắt đi hay bị
hãm hiếp;
2. Người mẹ bị người đàn ông quyến rũ;
3. Có chứng cứ viết của người đàn ông thú nhận là cha đứa trẻ;
4. Người đàn ông đã tham gia vào việc cấp dưỡng, nuôi dạy đứa trẻ với tư cách là một
người cha;
5. Người đàn ông đã sống chung với mẹ đứa trẻ;
Trong cả hai trường hợp trên Toà án sẽ ra quyết định thừa nhận phụ hệ hay mẫu hệ. Lúc
đó, người ta bảo sự thừa nhận do Toà án quyết định (Reconnaissance judiciaire).
RECONDUCTION (n) : sự tái tục (một hợp đồng).
Hợp đồng được xem như tái tục khi hết thòi hạn đã được ghi trong hợp đồng mà các bên
giao kết không bày tỏ ý chí chấm dứt hợp đồng mà vẫn cứ để hợp đồng tiếp tục được thực
hiện. Ví dụ sau khi hết thời hạn thuê nguời chủ sở hữu không lấy lại vật cho thuê và vẫn
tiếp tục lấy tiền thuê, người ta bảo hợp đồng được tái tục một cách mặc nhiên (Tacite
reconduction). Nhưng lưu ý trong trường hợp này thời hạn thực hiện hợp đồng không phải
là thời hạn được ghi trong hợp đồng cũ; chính xác là hai bên đã mặc nhiên ký với nhau một
hợp đồng mới với những điều kiện tương tự như hợp đồng cũ chỉ khác là thời hạn thực
hiện là vô hạn định.
Ngoài Reconduction, người ta còn dùng các từ Prorogation hay Renouvellement để chỉ
cacï trường hợp tương tự.
RECONNAISSANCE (n) : sự thừa nhận, nhìn nhận .
Reconnaissance d’enfant naturel : sự thừa nhận một người con ngoài hôn nhân.
Người không được khai là cha, là mẹ có thể xin xác nhận đứa trẻ đó là con mình. Việc thừa
nhận này do UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của đứa con được công nhận thực
hiện căn cứ vào đơn xin thừa nhận con của cha hay mẹ bằng cách ghi vào sổ khai sinh
(điều 30 Luật HN-GĐ 2000). Trong trường hợp này, người ta gọi đó là sự thừa nhận tự ý
(Reconnaissance volontaire).
RÉDHIBITION (n) : hủy việc bán (vì vật bán có tì tích) - xem Garantie- Vice.
RÉDHIBITOIRE (adj) : liên quan đến việc hủy sự mua bán
RÉFACTION (n) : việc giảm giá (vật bán hay dịch vụ cung cấp).
Trong trường hợp vật bán hay cung cấp dịch vụ không đảm bảo đúng với chất lượng trong
hợp đồng, thay vì có quyền yêu cầu tiêu hủy hợp đồng người mua có quyền yêu cầu người
bán giảm giá theo quy định của điều 444 khoản 1, điều 524 khoản 4 BLDS 2005.
RÉGIME MATRIMONIAL (n): chế độ hôn sản
Chế độ hôn sản là chế độ quy định các quan hệ về tài sản giữa hai vợ chồng. Tại nhiều
nước luật pháp cho phép các người hôn phối tự chọn lựa chế độ hôn sản của mình với điều

Tự điển pháp lý 139


kiện những điều khoản được quy định trong hôn khế (Contrat de mariage) không đi ngược
với trật tự công cộng.
Nếu hai vợ chồng lựa chọn chế độ hôn sản đã được luật quy định, người ta gọi là chế độ
hôn sản pháp định hay luật định; nếu họ chọn một chế độ hôn sản khác, người ta gọi là chế
độ hôn sản ước định.

Theo Dân luật Pháp (điều 1397) sau 2 năm áp dụng chế độ hôn sản luật định hay ước định,
vợ chồng có thể sửa đổi hay thay đổi chế độ này. Sự thay đổi này phải thể hiện tại một
công chứng thư và phải được phê chuẩn (Homologation) bởi Tòa án nơi cư sở hôn nhân.
Mặt khác, sau khi chế độ hôn sản được sửa đổi hay thay đổi đã được phê chuẩn, nội dung
sửa đổi này phải được chú thích bên lề chứng thư giá thú. Sự sửa đổi hay thay đổi chỉ phát
sinh hiệu lực đối với hai vợ chồng kể từ ngày được phê chuẩn nhưng đối với người thứ ba,
thời điểm phát sinh hiêụ lực là sau ba tháng kể từ ngày được ghi chú bên lề chứng thư giá
thú.
Régime matrimonial conventionnel : chế độ hôn sản ước định.
Régime matrimonial légal : chế độ hôn sản pháp định, chế độ hôn sản luật định.
Liquidation du régime matrimonial : thanh toán chế độ hôn sản - xem Divorce/Effets du
divorce.
Việc thanh toán khối tài sản này được thực hiện sau khi quyết định thừa nhận thuận tình ly
hôn hay bản án ly hôn có hiệu lực theo đó khối tài sản chung được hình thành trong thời kỳ
hôn nhân sẽ được thanh toán và phân chia. Việc phân chia này có thể được thực hiện do sự
thỏa thuận của hai bên hoặc do sự can thiệp của Toà án khi hai bên không đạt được thỏa
thuận. Về lý thuyết, tài sản riêng của người nào sẽ quay trở lại người đó; tài sản chung (bao
gồm cả quyền sử dụng đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản) sẽ được chia đôi nhưng có
xem xét hoàn cảnh mỗi bên, tình trạng tài sản lẫn công sức đóng góp duy trì và phát triển
khối tài sản này. Lao động của vợ chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.
Mặt khác, phần nghĩa vụ (nợ) chung của vợ chồng cũng được phân chia theo nguyên tắc
phân chia khối tài sản có được nêu ở trên.
RÉMÉREï (n) : được mua lại - xem Vente à réméré.
REMARIER (v) : kết hôn lại, tái giá.
Tái giá là việc kết hôn với một người khác sau khi hôn nhân chấm dứt (sự chết của một
người hay ly hôn). Luật HN-GĐ 2000 không nói đến thời gian bao nhiêu để cho phép
người vợ có thể kết hôn lại như nhiều bộ luật của các nước nhằm tránh sự hỗn loạn về tử
hệ - xem Délai viduité.
RENONCIATION (n) : sự khước từ , từ chối, từ bỏ, bãi bỏ.
Việc từ bỏ một quyền được quy định với một vài điều kiện, ví dụ không thể từ bỏ thân
trạng (Éïtat) của mình. Mặt khác, người ta chỉ có thể từ bỏ một quyền đã nảy sinh và hiện
còn, vì thế người ta không thể từ bỏ một di sản chưa mở - xem Pacte- cũng như từ bỏ
những khoản tiền bồi thường khi thiệt hại chưa xảy ra. Trong một vài trường hợp để bảo
đảm ý chí tự do của người từ bỏ người ta đòi hỏi việc từ bỏ phải được lập bằng công chứng
thư (ví dụ từ bỏ, từ chối di sản).
Renonciation à succession : khước từ, từ chối nhận di sản - xem Succession/ Renonciation
à succession
Renonciation au droit de propriété : khước từ, từ chối quyền sở hữu.
RENSEIGEMENT : chỉ dẫn - xem Oblgation de renseigement.
REPARATION (n) : bồi thường - xem Dommages-intérêts.
Réparation en nature : bồi thường bằng hiện vật.
REPRÉSENTANT (n) : người đại diện.
Người đại diện là người thay mặt và nhân danh một hay nhiều người khác để tiến hành các
giao dịch dân sự - xem Mandataire.
Représentant conventionnelle : người đại diện theo ủy quyền.

Tự điển pháp lý 140


Người đại diện theo uỷ quyền là người đại diện được xác lập do văn bản của một hay nhiều
người người để tiến hành các giao dịch dân sự thay cho họ.
Représentant légal : người đại diện theo pháp luật.
Người đại diện theo pháp luật là người do pháp luật quy định có thẩm quyền xác lập, thực
hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích của người hay pháp nhân được đại diện.
Người đại diện theo pháp luật bao gồm:
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ;
3. Người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
4. Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền;
5. Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;
6. Những người khác theo quy định của pháp luật.
Sự đại diện cá nhân của các người kể trên sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Người được đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
2. Người đại diện hoặc người được đại diện chết;
3. Người đại diện mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
4. Các trường hợp khác do luật quy định.
REPRÉSENTATION (n) : sự đại diện - xem Mandat.
Đại diện là việc một người (gọi là người đại diện- Représentant) nhân danh một người
khác (gọi là người được đại diện Représenté) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong
phạm vi thẩm quyền đại diện. Quan hệ này được xác lập theo quy định của pháp luật-
người ta gọi là đại diện theo pháp luật (Représentation légal); còn trên cơ sở tự nguyện
người ta gọi đại diện theo ủy quyền (Représentation conventionnelle). Bất cứ cá nhân,
pháp nhân hay chủ thể đều có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại
diện. BLDS 2005 quy định vấn đề này tại điều 139 và các điều kế tiếp.
Représentation successorale: thừa kế thế vị - xem Succession/ Succession par
représentation.
Effets de la représentation (n) : hiệu lực/hậu quả của sự đại diện.
Các giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập, thực hiện sẽ không
phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện trừ trường hợp người được đại diện
chấp thuận. Tuy nhiên BLDS 2005 cũng buộc người đã giao dịch với người không có
quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện hoặc đại diện của người này nhằm
xác định vấn đề đại diện trong một hạn kỳ nhất định; nếu hết thời hạn này mà người được
đại diện không trả lời thì giao dịch liên quan không phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với
người được đại diện. Tuy vậy người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ
đối với người đã giao dịch với mình trừ trường hợp người này đã biết hoặc phải biết về
việc không có quyền đại diện (điều 145 khoản 1 BLDS 2005).
Mặt khác người đã giao dịch với người không có quyền đại diện cũng có quyền đơn
phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường
thiệt hại trừ trường hợp người này đã biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện
mà vẫn giao dịch (điều 145 khoản 2 BLDS 2005).
Trong trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi
đại diện, theo điều 146 BLDS 2005:
1. Về quan hệ giữa người được đại diện và người giao dịch: Phần giao dịch vượt quá phạm
vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện trừ trường hợp
người này đồng ý hoặc biết mà không phản đối (điều 146 khoản 1 BLDS 2005).
2. Về quan hệ giữa người đại diện và người giao dịch: dù không được sự đồng ý của người
được đại diện, người đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với
mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện (điều 146 khoản 1 BLDS 2005); còn
người giao dịch với người đại diện không những có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện
hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao

Tự điển pháp lý 141


dịch dân sự mà còn có quyền yêu cầu người đại diện bồi thường thiệt hại ngoại trừ trường
hợp người giao dịch biết hoặc phải biết việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch
(điều 146 khoản 2 BLDS 2005).
3. Về quan hệ giữa người được đại diện người đại diện và người giao dịch: Nếu người đại
diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt
quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm
liên đới bồi thường thiệt hại (điều 146 khoản 3 BLDS 2005).
Etendue de la représentation : phạm vi của thẩm quyền đại diện.
Về phạm vi của thẩm quyền đại diện điều 144 BLDS 2005 quy định như sau:
1. Người được đại diện theo pháp luật có thẩm quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân
sự vì lợi ích của người được đại diện trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định khác.
2. Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lập theo văn bản ủy quyền.
3. Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện.
4. Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi
thẩm quyền đại diện của mình.
5. Người đại diện không được thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với
người thứ ba mà mình cũng là đại diện của người đó.
Extinction/Fin de la représentation : chấm dứt đại diện.
Theo các điều 147 và 148 BLDS 2005, sự đại diện sẽ chấm dứt trong các trường hợp khác
nhau tuỳ thuộc vào sự đại diện theo pháp luật hay theo uỷ quyền.
Nếu đại diện theo pháp luật, sự đại diện sẽ chấm dứt khi:
1. Người được đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
2. Người được đại diện chết;
3. Người đại diện mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.;
4. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Trong trường hợp đại diện theo ủy quyền, sự đại diện sẽ chấm dứt khi:
1. Thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
2. Người ủy quyền hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người được ủy quyền từ chối việc ủy quyền;
3. Người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết, mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án tuyên bố mất tích hoặc bị Toà án tuyên bố là đã
chết.
Khi chấm dứt đại diện theo uỷ quyền, người đại diện phải thanh toán xong các nghĩa vụ tài
sản với người được đại diện hoặc với người thừa kế của người này.
Pouvoir apparent de représentation : quyền đại diện biểu kiến, đại diện bên ngoài.
Đây là trường hợp người đại diện hành động vượt quá giới hạn của phạm vi ủy quyền
nhưng người đệ tam (người giao dịch) không biết. Trong trường hợp này, nếu người đệ
tam giao kết ngay tình và đã cẩn thận dự phòng cũng như áp dụng các biện pháp đề phòng
thông thường thì người được đại diện vẫn bị ràng buộc bởi những cam kết mà người đại
diện đã hành động xem Représentation/Effet de la représentation.
Để giải thích trách nhiệm của người được đại diện, học lý và án lệ Pháp viện lẽ rằng người
được đại diện đã phạm vào một lỗi vì đã chọn người đại diện không đáng tin cậy hoặc đã
tạo nên một tình trạng giả tạo khiến người thứ ba bị lừa. Mặt khác trong trường hợp họ
không phạm vào một lỗi nào cả họ vẫn chịu trách nhiệm về những cam kết mà người đại
diện đã nhân danh họ kết lập nếu như sai lầm của người thứ ba không thể tránh khỏi được.
BLDS 2005 không quan niệm trọn vẹn như trên mà chỉ chấp nhận phần nghĩa vụ của người
đại diện đối với người giao dịch trong trường hợp người giao dịch ngay tình người không
có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình trừ
trường hợp người giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện” (điều 145
khoản 1 BLDS 2005) - xem Représentation/ Effet de la représentation.
REPRĨSENTĨ (n) : người được đại diện - xem Reprĩsentation.
REPRISE (DROIT DE) (n) : quyền đòi lấy lại (nhà cho thuê).

Tự điển pháp lý 142


Quyền đòi lấy lại nhà cho thuê là quyền dành cho bên cho thuê được lấy lại nhà khi hợp
đồng thuê nhà chấm dứt hay trong trường hợp bên cho thuê được đơn phương chấm dứt
hợp đồng thuê nhà ở trong những trường hợp luật định (điều 103 Luật Nhà ở 2005).
RÉPUDIATION (n) : sự bỏ không hưởng, từ bỏ, từ khước.
Répudiation d’une succession : sự không hưởng di sản, từ khước di sản - xem
Succession/Renonciation à la succession.
RÉPUDIER (v) : bỏ không hưởng, từ bỏ, từ khước.
Répudier une succession :
RÉQUISITION (n) : sự trưng dụng
Trưng dụng là hành vi của chính quyền buộc chủ sở hữu một tài sản - động sản hay bất
động sản- phải để chính quyền tạm thời sử dụng tài sản đó trong một thời gian vì lợi ích
chung.
Réquisition civile : trưng tập dân thường.
Réquisition d’une voiture : trưng dụng một chiếc xe.
Faire une réquisition payée : trưng mua - xem Expropriation
RÉQUISITIONNER (v) : trưng dụng.
RESCINDER (v) : bãi bỏ, hủy bỏ.
Rescinder un contrat : hủy bỏ một hợp đồng
RESCISION (n) : bãi bỏ, hủy bỏ.
Rescision de la vente pour cause de lésion spécial : hủy bỏ hợp đồng mua bán vì có thiệt
hại quá đáng- xem Lésion spécial.
RÉSERVATAIRE (n) : người hưởng phần di sản, người thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc, người thừa kế bắt buộc.
Điều 669 BLDS 2005 quy định: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng
hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật,
trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng
phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó trừ khi họ là những người từ chối hưởng di sản hoặc
họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định của tại điều 642 hoặc
khoản 1 điều 643 của Bộ Luật này :
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
RÉSERVE HÉRÉDITAIRE/RÉSERVE LÉGALE/ PART RÉSERVATAIRE (n):
phần di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, phần di sản bắt buộc.
Phần di sản bắt buộc, còn gọi là phần di sản không tuỳ thuộc vào di chúc là phần tài sản mà
những người thừa kế theo luật định được hưởng bất kể nội dung của di chúc như thế nào -
xem Réservataire.
RÉSIDENCE (n) : nơi cư trú.
Một người có thể có nhiều nơi cư trú nhưng chỉ có một nơi thường trú -xem Domicile.
RÉSIDER SÉPARÉMENT (v): sống cách biệt (thời gian tiến hành thủ tục ly hôn)
RÉSILIATION (n) : sự hủy bỏ, chấm dứt thực hiện (hợp đồng) nhưng không có
hiệu lực hồi tố - xem Contrat/Résiliation du contrat.
RÉSOLUTION (n) : sự hủy bỏ (hợp đồng) với hiệu lực hồi tố - xem Contrat/
Résoliation du contrat.
RESSPONSABILITE CONTRACTUELLE (xem droit)
RESPONSABILITÉ CIVIL (n): trách nhiệm dân sự.
Trách nhiệm dân sự là một trong các nguồn gốc của nghĩa vụ dẫn đến việc bồi thường thiệt
hại cho người bị thiệt hại.
Trách nhiệm dân sự có thể phát sinh từ :
I. Một hợp đồng theo đó giữa người gây thiệt hại và người phải gánh chịu thiệt hại được
nối kết với nhau bằng một hợp đồng. Chính xác về mặt lý luận thì hợp đồng không phát
sinh bất cứ một trách nhiệm dân sự nào, hợp đồng chỉ phát sinh nghĩa vụ và chính việc
không thực hiện nghĩa vụ mới dẫn đến trách nhiệm dân sự. Người ta gọi đây là trách nhiệm

Tự điển pháp lý 143


phát sinh từ hợp đồng (Responsabilité contractuelle). Theo án lệ Pháp đối với các nghĩa vụ
thành quả (Obligation de résultats) bên có quyền chỉ cần viện dẫn thành quả không đạt
được là đủ để quy trách nhiệm cho bên có nghĩa vụ; nhưng đối với các nghĩa vụ phương
tiện (Obligation de moyens) bên có quyền phải dẫn chứng một lỗi của bên có nghĩa vụ thì
mới đủ để quy trách nhiệm cho bên có nghĩa vụ .

Điều 302 BLDS 2005 đã quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự
(Violation de l’obligation civil) như sau:
1. Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu
trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền;
2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện
bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác;
3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu nghĩa vụ dân sự không thực
hiện được là hoàn toàn do lỗi của người có quyền.
II. Sự kiện gây thiệt hại của một người cho một người khác theo nguyên tắc “người nào
gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại” . Trong trường hợp này, trách nhiệm
chỉ phát sinh trên cơ sở các hành vi bất hợp pháp do lỗi cố ý hoặc vô ý và người ta gọi là
trách nhiệm ngoài hợp đồng (Responsabilité extrat-contractuelle).
Responsabilité extrat-contractuelle (n): trách nhiệm (dân sự) ngoài hợp đồng.
Theo điều 604 BLDS 2005 trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh từ:
1. Lỗi cố ý hoặc vô ý của một người nào đó xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; xâm phạm danh dự
uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác dẫn đến thiệt hại;
2. Quy định cá biệt của luật pháp ngay cả trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi

Chi tiết hoá nguyên tắc trên BLDS 2005 tại các điều 613 và kế tiếp đã liệt kê một số
trường hợp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
1. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, vượt quá
yêu cầu của tình thế cấp thiết;
2. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra;
3. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;
4. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân, do cán bộ công chức, do người có thẩm
quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra
5. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường;
6. Bồi thường thiệt hại do súc vật, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng gây ra..

Việc bồi thường được dựa trên những nguyên tắc cơ bản được quy định tại điều 605 và các
điều kế tiếp của BLDS 2005 như sau:
1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Mức bồi thường, hình thức bồi
thường, phương thức bồi thường có thể do các bên thỏa thuận ngoại trừ những trường hợp
luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại
quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây
thiệt hại có quyền yêu cầu toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức
bồi thường.
Trong trách nhiệm bồi thường dân sự ngoài hợp đồng người gây thiệt hại sẽ được miễn trừ
trách nhiệm khi gặp phải trường hợp bất khả kháng (điều 613 BLDS 2005), trong tình thế
cấp thiết (điều 614 BLDS 2005), lỗi của nạn nhân (điều 617BLDS 2005).
Responsabilité du fait d’autrui (n): trách nhiệm (bồi thường thiệt hại) do hành vi của người
khác gây ra.

Tự điển pháp lý 144


Ví dụ Nhà nước phải bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức của mình gây ra trong
khi thực hiện công vụ; cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có
thẩm quyền của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, thực
hiện án.
Responsabilité du fait des choses (n): trách nhiệm (bồi thường thiệt hại) do các vật gây ra.
Ví dụ chủ sở hũu chủ các nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ, do cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng gây ra (điều 623, 626, 627
BLDS 2005).
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần.
RESTITUTION (n) : sự hoàn trả - xem Dépot-Enrichissement sans cause - Gage.
RESTITUER (v) : hoàn trả.
Biens à restituer : tài sản phải hoàn trả.
RÉTENTION (DROIT DE) (n): quyền giữ vật (động sản) để thế nợ, quyền lưu trì.
Theo luật của Pháp, đây là một đặc quyền luật thừa nhận cho một số bên có quyền (chủ nợ)
được quyền giữ lại một tài sản (động sản) của bên có nghĩa vụ (con nợ) để bảo đảm việc
thực hiện một nghĩa vụ dù rằng giữa hai người không hề có một hợp đồng cầm cố (Contrat
de nantissement)
RÉTRACTATION (n) : sự rút lại, lấy lại, xem lại (một quyết định).
Ví dụ trong trường hợp cho con nuôi, người nhận nuôi hay người cho con nuôi có thể lấy
lại quyết định của mình trước ngày đăng ký việc nuôi nhận con nuôi.
RÉTROACTIVITEï (n) : tính hồi tố - xem Non-rétroactivité.
REVENDICATION (n) : sự đòi lại, yêu sách (đòi lại quyền sở hữu một vật bị mất
trộm; yêu cầu thừa nhận con ngoài hôn nhân).
RÉVOCATION (n) : phế bỏ, hủy bỏ (một tình trạng pháp lý bởi quyết định có
tính chuyên quyền).
Révocation de l’adoption : sự hủy bỏ nuôi nhận con nuôi.
Việc nhận người khác làm con nuôi chỉ có ý nghĩa khi giữa cha, mẹ nuôi với người con
nuôi có quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Vì vậy khi quan hệ này không còn do việc
người con nuôi vi phạm trầm trọng nghĩa vụ đối với cha mẹ nuôi hay ngược lại thì Toà án
có thể xử hủy bỏ việc nuôi con.
RISQUE (n) : rủi ro.
Rủi ro là một sự kiện gặp phải và có khả năng gây tổn hại cho con người hay cho tài sản
hoặc cả hai. Sự rủi ro thường được nhấn mạnh trong các hợp đồng để phân định hay xác
định trách nhiệm của mỗi bên giao kết; ví dụ như trong hợp đồng mua bán sự rủi ro về các
tổn thất vật bán được chuyển sang người mua kể từ thời điểm chuyển giao quyền sở hữu
theo luật định - xem Vente; trong hợp đồng bảo hiểm khi rủi ro xảy ra thì bên bảo hiểm có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên được bảo hiểm - xem Assurance, Assuré/Risque
assuré.
BLDS 2005 đã đưa ý niệm rủi ro nói trên vào điều 166 theo nguyên tắc “chủ sở hữu phải
chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu huỷ hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng trừ trường hợp
có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
S
SECOURS (n) :khoản tiền cấp dưỡng - xem Aliments- Obligation
alimentaire/de secours .
SÉPARATION DE BIENS (Régime) :biệt sản, phân sản, phân lập tài sản (chế độ).
Chế độ phân sản là chế độ giữa 2 vợ chồng không có một tài sản chung nào cả. Luật HN-
GĐ 2000 trên nguyên tắc chấp nhận chế độ cộng đồng tạo sản nhưng nếu có lý do chính
đáng trong thời kỳ hôn nhân tồn tại, vợ hay chồng có thể xin chia tài sản chung và lúc đó
chế độ hôn sản cộng đồng trở thành phân sản.

Tự điển pháp lý 145


Điều 29 ghi rõ: Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng,
thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng thì vợ chồng có thể thỏa thuận
chia tài sản chung (Séparation de biens volontaire). Việc chia này phải được lập bằng văn
bản và phải ghi rõ: lý do chia tài sản; phần tài sản chia cùng mô tả chi tiết (bao gồm bất
động sản, động sản, các quyền tài sản); phần tài sản không chia nếu có; thời điểm có hiệu
lực của việc chia.

Theo Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03-10-2001 thì văn bản thỏa thuận này phải ghi rõ
ngày, tháng, năm lập và phải có chữ ký của cả vợ lẫn chồng; văn bản thỏa thuận có thể có
người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của các bên hoặc theo
quy định của pháp luật. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì cả hai bên hoặc một
bên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết (Séparation de biens en justice). Trong trường hợp
tài sản được phân chia thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được chia thuộc sở hữu riêng
của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
Sự vô hiệu của việc phân chia tài sản trong thời gian hôn nhân
Tuy nhiên nếu việc phân chia tài sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì
không được pháp luật công nhận. Điều 11 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 3-10-2001 quy
định rằng: Theo yêu cầu của những bên có quyền, lợi ích liên quan thì việc chia tài sản
chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ về tài sản sau đây bị toà án
tuyên bố là vô hiệu:
1. Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng người khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
3. Nghĩa vụ thanh toán khi bị toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
4. Nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước.
5. Nghĩa vụ trả nợ cho người khác.
6. Các nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của pháp luật.
SÉPARATION DE CORPS (n): ly thân.
Ly thân là một chế định dân luật tại nhiều nước nhằm cho phép hai vợ chồng tạm thời
chấm dứt các quan hệ về hôn nhân nhất là các quan hệ về tài sản mà hôn thú không bị tiêu
hủy. Trong thời gian ly thân mỗi người đều phải chịu trách nhiệm dân sự về tất cả các hành
vi do mình làm nên.
SERVICE (n) : dịch vụ.
Contrat de prestation de services : hợp đồng cung ứng dịch vụ - xem Louage d’ouvrage.
SERVITUDE (n) : dịch quyền, dịch vụ được hưởng từ/trên đất đai.
Đây là quyền có được trên một bất động sản của một người nhằm đem lại một lợi ích cho
một người khá và làì một trong những hạn chế của quyền sở hữu.
Servitude apparent : dịch quyền biểu hiện ra bên ngoài.
Dịch quyền biểu hiện ra bên ngoài là dịch quyền biểu lộ ra bằng những kiến trúc bên ngoài
như lối đi, cửa ra vào...
Servitude continue : dịch quyền liên tục.
Dịch quyền liên tục là dịch quyền được áp dụng liên tục mà không cần có hành vi cụ thể
nào của con người như dẫn nước, tháo nước...
Servitude conventionnelle : dịch quyền có được từ sự thỏa thuận của các bên liên quan.
Servitude de passage : quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.
Điều 275 BLDS 2005 quy định :
- Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà
không có lối đi ra có quyền yêu cầu một trong các chủ sở hữu bất động sản liền kề dành
cho mình một lối đi thuận tiện và hợp lý ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có
nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động
sản liền kề, nếu không có thỏa thuận khác.

Tự điển pháp lý 146


- Vị trí giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận bảo đảm
thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có
quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
- Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử
dụng khác nhau, thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định
của luật pháp mà không có đền bù.
Servitude d’aqueduc : quyền dẫn thủy (cấp nước và tưới tiêu) qua bất động sản liền kề.
Servitude d’écoulement des eaux :quyền thoát nước qua bất động sản liền kề.
Điều 277 và 278 BLDS 2005 quy định:
- Trong trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải
qua một bất động sản khác, thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một
lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chận dòng nước chảy.
- Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở
hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải
bồi thường.
- Trong trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho
chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua, thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không
phải bồi thường thiệt hại.
- Bên có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu
cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn thích hợp, thuận tiện
cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử
dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường.
Servitude établie par la loi - Servitude légale: dịch quyền có được do luật định.
Servitude discontinue : dịch quyền không liên tục.
Dịch quyền không liên tục là dịch quyền chỉ áp dụng nếu có hành vi cụ thể của con người
như sử dụng lối đi.
Servitude non apparent : dịch quyền không biểu hiện ra bên ngoài.
Dịch quyền không biểu hiện ra bên ngoài là dịch quyền không có dấu hiệu biểu lộ ra bên
ngoài, ví dụ như cấm xây dựng trên một khoản đất hoặc chỉ được xây dựng đến một chiều
cao nhất định.
SIÈGE (n) : trụ sở (của một công ty).
Trụ sở của một công ty là nơi Công ty đặt cơ sở chính. Cơ sở chính ở đây không bắt buộc
là cơ sở sản xuất mà có thể là nơi Công ty đặt Văn phòng điều hành. Việc xác định trụ sở
của Công ty quan trọng vì liên quan đến thẩm quyền của Toà án mỗi khi cần giải quyết các
tranh chấp phát sinh từ các giao dịch của công ty đối với các chủ thể khác.
SIGNATURE (n) : chữ ký.
Khi một người ký vào một văn bản có nghĩa là người đó đồng ý với nội dung đã được ghi
vào văn bản đó.
SIMULATION (n) : giả tạo, giả vờ, man trá, giả trang.
Đây là trường hợp các bên giao kết lập một hợp đồng nhằm công bố cho người thứ ba biết
nhưng lại không phù hợp với ý chí thực sự của mình nhằm để che đậy một hợp đồng bí mật
và chỉ có hợp đồng bí mật mới phản ánh ý chí thực sự của các bên giao kết và họ mới thực
sự có ý định tôn trọng -Con secret.trat xem
SOL (n) : đất (đã được xác định) .
Attribution du sol : cấp đất, giao đất - xem Terrain/ Attributation des terrains
par l’État.
Certificat du droit d’usage du sol: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng.
Droit d’usage du sol : quyền sử dụng đất.
Enregistrement du droit d’usage du sol: đăng ký quyền sử dụng đất.

Tự điển pháp lý 147


Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa
đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Fondement du droit d’usage du sol : căn cứ xác lập quyền sử dụng đất.
Vì đất đai thuộc sở hữu Nhà nước và do Chính phủ thống nhất quản lý nên quyền sử dụng
đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác được xác lập bởi Nhà nước dưới
hình thức giao đâït, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất
của các chủ thể nói trên cũng được xác lập thông qua việc chuyển quyền sử dụng đất với
điều kiện việc chuyển quyền này được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành (điều
688 BLDS 2005).
Location du sol : thuê đất - xem Terrain.
Prix du droit d’usage du sol: giá quyền sử dụng đất- gọi tắt là giá đất (Prix du sol).
Giá quyền sử dụng đất là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định
hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất.
Tranfert du droit d’usoage du sol : chuyển giao quyền sử dụng đất.
Việc chuyển giao quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng trừ trường hợp
thừa kế (điều 689 BLDS 2005).
Usager du sol : người sử dụng đất.
Người sử dụng đất theo Luật Đất đai 2003 bao gồm:
1. Các tổ chức (theo quy định của Chính phủ);
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước;
3. Cộng đồng dân cư được gắn chặt với nhau trên cơ sở địa lý hoặc có chung dòng họ;
4. Cơ sở tôn giáo;
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư, hoạt động văn hoá, hoạt động khoa
học thường xuyên hoặc về sống ổn định ở Việt Nam;
7. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Utilisation du sol : việc sử dụng đất.
Việc sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất;
- Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chung của
người sử dụng đất xung quanh;
- Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất
theo quy định của Luật Đất đai 2003 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
SOLIDARITÉ (n) : tính liên đới (của nghĩa vụ) - xem Obligation/Obligation
solidaire.
Solidarité active (Solidarité entre les créanciers): sự liên đới có tính chủ động của các
bên có quyền.
Trong trường hợp này mỗi một bên có quyền (chủ nợ) có quyền đòi bên có nghĩa vụ (con
nợ) phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ (trả toàn bộ món nợ). Vấn đề này được BLDS 2005
quy định tại điều 299 theo đó:
- Mỗi người trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện
toàn bộ nghĩa vụ;
- Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bất cứ ai trong số những
người có quyền liên quan;
- Trong trường hợp một trong số những người có quyền liên đới miễn cho bên có nghĩa vụ
không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện
phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đới khác.
Sự liên đới này đươc đồng hóa như một hình thức uỷ quyền của các người đồng có quyền.
Trên thực tế trường hợp này rất hiếm xảy ra bởi khi nhiều người giao kết với một bên có
nghĩa vụ (con nợ) thường họ không có bất cứ một lợi ích nào để quy định rằng một trong
họ có thể buộc bên có nghĩa vụ (con nợ) phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Tự điển pháp lý 148


Solidarité passive (Solidarité de la part des débiteurs): sự liên đới có tính thụ động của các
bên có nghĩa vụü.
Đây là trường hợp bên có quyền có thể đòi thực hiện nghĩa vụ từ bất cứ người có nghĩa vụ
nào. Trường hợp này thông thường xảy ra và tạo lập cho bên có quyền một sự bảo đảm
trong trường hợp một trong các bên có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
.Theo án lệ Pháp sự liên đới của các bên có nghĩa vụ không thể được suy đoán và chỉ có
nếu được dựa trên các quy định của luật pháp hay trên sự cam kết của các bên có nghĩa vụ
và được ghi rõ trong hợp đồng.
Vấn đề này được BLDS quy định tại điều 298 - xem Obligation/Obligation solidaire:
SOLVABLE adj) : tính có khả năng chi trả một món nợ.
SOLVABILITÉ (n) : có khả năng chi trả một món nợ,
SOUTE (n) : tiền bù vào (cho đều nhau).
Đây là số tiền một người phải trả cho một người khác khi trao đổi một đồ vật của mình để
lấy một đồ vật có giá trị hơn, hoặc là số tiền bù trả cho các đồng thừa kế để lấy phần di sản
có giá trị hơn.
STIPULATION CONTRACTUELLE (n): điều khoản , điều quy định trong hợp đồng.
STIPULATION POUR AUTRUI (n) : giao kết vì lợi ích của người thứ ba.
Giao kết vì lợi ích của người thứ ba là một hình thức theo đó hai bên giao kết với mục đích
nhằm nảy sinh một quyền lợi cho người thứ ba thụ hưởng.
Hình thức giao kết này tạo ra hai mối quan hệ pháp lý giữa ba bên: bên có quyền (còn gọi
là người cấu ước-Stipulant) đề xuất với bên có nghĩa vụ (còn gọi là người dự hứa-
Promettant) tạo lập một quyền lợi cho bên thứ ba gọi là người thụ hưởng (Tiers
bénificiaire) và bên có nghĩa vụ đồng ý thực hiện nghĩa vụ này.
- Đối với mối quan hệ thứ nhất giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ: đây là mối quan hệ
phát sinh từ hiệu lực ràng buộc thông thường của một hợp đồng.
- Về mối quan hệ thứ hai giữa bên có nghĩa vụ và người thứ ba thụ hưởng: đây là mối
quan hệ phát sinh từ hiệu lực của mối quan hệ trên. Vì thế người thứ ba có một quyền trực
tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình (điều 419 BLDS 2005).

Quyền của người thứ ba thụ hưởng phụ thuộc vào hợp đồng được giao kết giữa bên có
quyền và bên có nghĩa vụ. Vì thế quyền thụ hưởng này đương nhiên bị mất nếu hợp đồng
bị tuyên bố vô hiệu hay nếu hợp đồng bị các bên tranh chấp trong việc thực hiện thì quyền
lợi của người thứ ba thụ hưởng sẽ tạm thời bị đình chỉ và chỉ có quyền yêu cầu thực hiện
nghĩa vụ khi tranh chấp được giải quyết (điều 419 BLDS 2005).

Một câu hỏi thường được đặt ra là người thứ ba thụ hưởng có thể không được xác định
ngay trong giao kết ban đầu cũng như chỉ có thể có trong tương lai?
- Trong trường hợp thứ nhất, giao kết có thể được chấp nhận với điều kiện người thứ ba
được xác định vào thời điểm mà giao kết có hiệu lực đối với họ, ví dụ người bán có thể ký
một hợp đồng bảo hiểm với một bảo hãng bảo hiểm có lợi cho người mua hàng cuối cùng,
- Trong trường hợp thứ hai, giao kết vẫön có giá trị nhưng lại bị đình chỉ cho đến khi có
người thứ ba; ví dụ trong một bảo hiểm nhân thọ người ta có thể giao kết cho quyền lợi của
những đứa trẻ sắp ra đời.
SUCCÉDER (v) : thừa kế.
SUCCESSEUR (n) : người thừa kế - xem Héritier.
SUCESSIBLE (n) : người có quyền thừa kếú.
SUCCESSIBLE (adj) : có quyền thừa kế, có tư cách thừa kế.
SUCCESSIBILITÉ (n)
1. Sự có quyền thừa kế.
2. Thứ tự thừa kế.
SUCESSION (n)
1. Thừa kế.

Tự điển pháp lý 149


Thừa kế là sự chuyển dịch di sản của người chết sang cho một hay nhiều người, hay cho
một tổ chức xã hội hay cho Nhà nước.
Succession ab intestat : thừa kế không di chúc, thừa kế theo pháp luật - xem
Succession /Succession légale.
Succession légale : thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế mà hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp
luật quy định.
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Không có di chúc hay có nhưng di chúc không hợp pháp;
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực;
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền
hưởng di sản, từ chối hưởng di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di
chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc nhưng không còn
vào thời điểm mở thừa kế.
Succession par représentation : thừa kế thế vị.
Thừa kế thế vị là thừa kế thay vào chổ của người thừa kế là bậc trên của mình và đã chết
trước người để lại di sản (điều 677 BLDS 2005). Như vậy:
- Con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản,
thì cháu được hưởng phần di sản mà cha/mẹ cháu được hưởng nếu còn sống - xem
Comourrant;
- Nếu cháu cũng đã chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt
được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ chắt được hưởng nếu còn sống - xem
Comourrant.
Chú ý:
- Chỉ những cháu/chắt còn sống vào thời điểm mở thừa kế mới được thừa kế thế vị,
- Các cháu/chắt được hưởng chung phần di sản mà đáng lẻ cha, mẹ/ông, bà được hưởng
nếu họ còn sống,
- Chỉ những người được xem là cháu/chắt của người chết mới được hưởng quyền thừa kế
thế vị,
Trong trường hợp ông/bà và bố/mẹ chết cùng thời điểm thì cháu vẫn được quyền thừa kế
của ông/bà bởi nếu bố/mẹ của cháu còn sống sẽ được hưởng phần thừa kế.
Succession testamentaire : thừa kế theo di chúc.
Thừa kế theo di chúc là thừa kế trong đó người thừa kế, thời điểm cùng phương thức phân
chia di sản đều do người lập di chúc quyết định nếu không trái với những quy định liên
quan đến việc lập chúc.
Instance de l’ouverture de la succession: thời điểm mở thừa kế.
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết (chết tự nhiên - Mort naturelle)
hoặc thời điểm có hiệu lực của quyết định tòa tuyên bố người có tài sản đã chết (điều 633
khoản 1 BLDS 2005). Thời điểm mở thừa kế cũng là thời điểm xác định tư cách thừa kế
(Qualité d’héritier) của một người, đó là người còn sống, người đã thành thai vào thời
điểm mở thừa kế và sinh ra còn sống. Nếu người thừa kế là cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổ
chức này phải còn tồn tại vào thời điểm này. Việc ấn định thời điểm mở thừa kế rất quan
trọng vì bắt đầu từ thời điểm này người thừa kế có quyền và nghĩa vụ của người chết để lại.
Mặt khác thời hiệu về di sản cũng được tính kể từ thời điểm mở thừa kế.
Ordre de succession : thứ tự hàng thừa kế - xem Héritier/Ordre des héritiers.
2. Di sản (đồng nghĩa Héritage/ Biens successoraux).
Theo điều 634 BLDS 2005 di sản là tất cả những tài sản mà người chết để lại bao gồm tài
sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác
(ví dụ phần vốn góp vào công ty dưới bất cứ hình thức nào, phần tài sản được tặng chung,
được thừa kế chung chưa chia).

Tự điển pháp lý 150


Như vậy ngoài quyền sử dụng đất đã được xác luật thừa nhận thuộc về di sản (điều 733
BLDS 2005) thì tất cả các hiện vật, tiền, giấy tờ và quyền có giá trị bằng tiền đều có thể
nằm trong di sản của một người. Ngoài ra các quyền tài sản phát sinh sau khi người quá cố
chết và do sự kiện chết cũng thuộc di sản của người chết. Ví dụ trong hợp đồng bảo hiểm,
tiền bảo hiểm thuộc di sản của người chết nếu trong hợp đồng bảo hiểm không nói rõ ai sẽ
được hưởng khi có sự kiện chết. Tuy nhiên các quyền tài sản hoặc nghĩa vụ gắn liền với
nhân thân của người chết lại không nằm trong di sản, ví dụ tiền hưu, tiền hưởng trợ cấp
thương tật, nghĩa vụ cấp dưỡng của người chết đối với một người khác do quan hệ hôn
nhân và gia đình.
Succesion collatérales : di sản chuyển cho các thân thuộc bàng hệ- xem
Héritier/Ordre des héritiers.
Succession en déshérence/vacante: di sản không có người nhận, không có thừa kế.
Theo điều 644 BLDS 2005 trong trường hợp di sản không có người thừa kế theo di chúc,
theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài
sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc
Nhà nước.
Succession cultuelle : di sản dùng vào việc thờ cúng.
Trong trường hợp người lập chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì
phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định
trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Việc lập di sản thờ cúng được BLDS tại
điều 670 thừa nhận miễn sao tôn trọng các quyền lợi của người bên có quyền (chủ nợ) di
sản, lúc đó người lập chúc được toàn quyền ấn định tỷ lệ phần di sản thờ cúng so với toàn
thể khối tài sản để lại sau khi chết. Ví dụ toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh
toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì người này không thể dành dù một phần di sản của
mình dùng vào việc thờ cúng.
Succesion déférée aux descendants: di sản chuyển cho các ti thuộc- xem Héritier/Ordre
des héritiers.
Succesion déférée aux ascendants: di sản chuyển cho các tôn thuộc- xem Héritier/Ordre
des héritiers.
Acceptation de succession : chấp nhận di sản.
BLDS Việt Nam không có điều khoản nào nói về về quyền chấp nhận di sản một cách
chính thức mà chỉ nói đến việc khước từ di sản. Điều 642 khoản 3 sau khi chỉ rõ thời hạn
để có thể hành xử việc từ chối di sản là 6 tháng thì cho rằng ”sau sáu tháng kể từ ngày mở
thừa kế nếu không từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế”.
Liquidation de succession: thanh toán di sản.
Thanh toán di sản là thực hiện các nghĩa vụ tài sản và trả các khoản chi phí liên quan đến
thừa kế trước khi chia di sản theo di chúc hay theo pháp luật.
Theo điều 683 BLDS 2005 việc thanh toán di sản sẽ theo thứ tự các ưu tiên sau:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
4. Tiền công lao động;
5. Tiền bồi thường thiệt hại;
6. Thuế và các món nợ khác đối với Nhà nước;
7. Tiền phạt;
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức khác như chi phí cho việc
bảo quản di sản, hoặc các chi phí khác.
Liquidateur de succession : người thanh toán, người phân chia di sản.
Theo điều 682 BLDS 2005 thì người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di
sản đã được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Người
này phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thỏa thuận của những người thừa kế theo

Tự điển pháp lý 151


pháp luật. Người phân chia di sản có thể được hưởng thù lao nếu người để lại di sản cho
phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thỏa thuận.
Partage de succession/Partage successoral: phân chia di sản.
Mỗi khi di sản được mở, các thừa kế có quyền yêu cầu phân chia bất kỳ lúc nào trừ trường
hợp giữa họ có sự thỏa thuận về việc duy trì tình trạng sở hữu chung hoặc người có di sản
quyết định rằng di sản không được phân chia trước khi hết một thời hạn - xem
Succession/Surseoir au partage de succession). Sau một thời kỳ để chung di sản cũng phải
đem ra phân chia (điều 686 BLDS 2005). Sự phân chia có thể theo di chúc của người chết
hay theo những quy định của luật pháp. Các người thừa hưởng di sản là những đồng sở
hữu vì thế không có một điều luật nào ngăn cấm việc đòi chia di sản của những người này.
Việc phân chia di sản tuỳ thuộc theo ý chí của người lập chúc hay theo quy định của pháp
luật:
1. Việc phân chia di sản theo di chúc- điều 684 BLDS 2005 (Partage de succession
testamentaire):
Nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho
những người được chỉ định trong di chúc trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu di chúc
xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa
lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính
đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác, thì người
thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối
di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di
sản.
Đối với người được di tặng nếu được hưởng một vật đặc định hoặc một vật cùng loại, chỉ
có quyền yêu cầu giao vật cho mình chứ không có quyền đòi phân chia di sản.
2. Việc phân chia di sản theo pháp luật điều 685 BLDS 2005 (Partage de succession
légale):
Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra, thì
phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người
thừa kế đó còn sống khi sinh ra thì được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người
thừa kế khác được hưởng.
Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia
đều bằng hiện vật, thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và
thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được, thì hiện vật được bán để
chia.

Lưu ý:
1. Với bên có quyền (chủ nợ) của người thừa kế - người sở hữu chung theo phần- điều 224
khoản 2 của BLDS 2005 cho phép bên có quyền của người thừa kế có quyền yêu cầu chia
tài sản chung để thu hồi lại số nợ của mình khi người thừa kế có nghĩa vụ không có tài sản
riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thực hiện nghĩa vụ. Bên có quyền đối với người thừa
kế có nghĩa vụ được quyền tham gia vào việc phân chia tài sản chung.
2. So với BLDS cũ, BLDS 2005 đã giải quyết trường hợp phân chia di sản nếu có ïngười
thừa kế mới hoặc bị bác bỏ quyền thừa kế như sau:
Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện
việc phân chia lại di sản bằng hiện vật nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải
thanh toan cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó
tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận trừ trường hợp có
thỏa thuận khác;
Trong trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì
người đó phải trả lại di sản hoặc thanh tóan một khoản tiền tương đương với giá trị di sản

Tự điển pháp lý 152


được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế trừ trường hợp có thỏa
thuận khác.
Renonciation à succession : khước từ, từ chối di sản.
Theo điều 642 BLDS 2005 người thừa kế có quyền từ chối di sản mà mình được hưởng
ngoại trừ trường hợp sự từ chối này nhằm mục đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài
sản của mình đối với người khác. Đây là trường hợp bên có nghĩa vụ (con nợ) không muốn
nhận một tài sản thừa kế để tránh việc thực hiện một nghĩa vụ tài sản đối với bên có quyền
(chủ nợ).
Sự từ chối nhận di sản không thể được suy đoán mà phải được lập bằng văn bản và thông
báo cho các người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, công chứng
nhà nước hoặc UBND xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối
nhận di sản. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng kể từ ngày thừa kế được mở. Người
từ chối di sản xem như không có tư cách thừa kế ngay vào thời điểm mở thừa kế vì thế
phần di sản được hưởng được chuyển sang cho các đồng thừa kế khác đồng nghĩa với việc
người thừa kế không phải đảm nhận bất cứ nghĩa vụ nào về tài sản phát sinh từ người để lại
di sản.
Répudier une succession : từ bỏ di sản - xem Succession /Renonciation à succession.
Surseoir au partage de succession/Reporter du partage de succession: hoãn phân chia
di sản
Theo điều 686 BLDS 2005: Trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo
thỏa thuận của tất cả các thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì
chỉ khi hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

Điều 668 BLDS 2005 cũng quy định rằng nếu vợ, chồng lập di chúc chung thì thời điểm có
hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng
chết. Điều này dẫn đến di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời
điểm đó. Nhưng dù BLDS 2005 quy định về thời điểm di chúc chung phát sinh hiệu lực
như vậy nhưng lại cho phép khi một trong hai người lập chúc chết, người còn lại có quyền
sửa đổi di chúc liên quan đến phần tài sản của mình (điều 664 khoản 2 BLDS 2005).

Điều 31 khoản 3 Luật HN-GĐ 2000 cũng quy định rằng trong trường hợp hôn nhân chấm
dứt do vợ hoặc chồng chết, thì chồng hoặc vợ còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hoãn
phân chia di sản trong một thời hạn (không quá 3 năm theo điều 12 Nghị định
70/2001/NĐ-CP ngày 03-10-2001 của Chính phủ) nếu việc chia di sản có thể có ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống của chồng hoặc vợ còn sống và gia đình (ví dụ không có chỗ ở
hay mất tư liệu sản xuất duy nhất để tạo thu nhập). Nếu hết thời hạn do Tòa án quy định
hoặc bên còn sống đã kết hôn lại thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án
cho chia di sản. Mỗi khi toà án quyết định chưa cho chia di sản thì bên còn sống chỉ có
quyền sử dụng, khai thác để hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ di sản và phải giữ gìn, bảo
quản di sản như đối với tài sản của chính mình; không được thực hiện các giao dịch có liên
quan đến việc định đoạt di sản nếu không được sự đồng ý của những thừa kế khác. Trong
trong trường hợp ngược lại nhằm tẩu tán, phá tán hoặc làm hư hỏng, mất mát di sản thì
những người thừa kế khác có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu và
có quyền yêu cầu chia di sản và đòi bồi thường (điều 12 Nghị định 70/2001/NĐ-CP).
SUCCESSORALE (adj) : thuộc về thừa kế.
Dévolution successorale : chuyển dịch, chuyển giao, di chuyển di sản.
Đây là việc chuyển các quyền lợi lẫn nghĩa vụ của người chết sang cho các thừa kế theo
pháp luật hay theo ý chí của người chết.
Droit successorale : quyền thừa kế.
Quyền thừa kế được BLDS 2005 (điều 631) định nghĩa bao gồm 2 khía cạnh, đó là quyền
lập di chúc để định đoạt tài sản của mình hay quyền để lại tài sản của mình cho người thừa
kế theo pháp luật và quyền được hưởng di sản theo di chúc hay pháp luật.

Tự điển pháp lý 153


Ordre successoral : thứ tự hàng thừa kế - xem Héritier/Ordre des héritiers.
Ordre de paiement des créanciers successoraux: thứ tự chi trả theo ưu tiên cho các bên
có quyền (chủ nợ) đối với di sản .
SURETÉ (n) : bảo đảm (biện pháp) - xem Garantie.
Sureté personnelle : bảo đảm đối nhân.
Việc bảo đảm này được thực hiện dưới hình thức một người đứng ra bảo lãnh cho nguời có
nghĩa vụ hay các bên có nghĩa vụ nhận trách nhiệm liên đới với nhau.
Sureté réelle : bảo đảm đối vật.
Việc bảo đảm này được thực hiện dưới hình thức thế chấp, cầm cố...
SUSPENSION (n) : đình chỉ - xem Contrat civil/Résiliation unilaté ral du
contrat civil.
Suspension de la prescription: đình chỉ thời hiệu - xem Prescription.
T
TERME (n) : thời hạn.
Terme de l’exécution de l’obligation civil: thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự - xem
Obligation civil.
TERRAIN : đất, đất đai (đã được xác định).
Aide en cas de réattributation des terrains par l’État: hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua
đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.
Attributation des terrains par l’État: Nhà nước cấp, giao đất.
Giao đất trong bối cảnh luật viết Việt Nam là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng
quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Changement d’affectation des terrains: chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Indemnisation en cas de réattributation des terrains par l’État: bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất.
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối
với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
Location des terrains par l’Eïtat: Nhà nước cho thuê đất.
Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối
tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Réattributation des terrains par l’État: Nhà nước thu hồi đất.
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng
đất hoặc thuê đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo các quy
định của Luật Đất đai 2003.
TESTAMENT (n) : di chúc, chúc thư.
Di chúc là một hành vi pháp lýû thể hiện ý chí của một cá nhân nhằm chuyển tài sản của
mình cho người khác sau khi chết (điều 646 BLDS 2005). Thông thường di chúc được lập
thành văn bản; nếu không thể lập bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng (điều 649 BLDS
2005).
Testament de l’illettré : di chúc được lập bởi người không biết đọc, biết viết.
Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được, không ký hoặc không điềm chỉ được,
thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên
hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn. Công chứng viên,
người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc
trước mặt người lập chúc và người làm chứng (điều 652 khoản 3 BLDS 2005).
Testament du mineur : di chúc được lập bởi người chưa thành niên.
Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn
bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý (điều 652 khoản 2 BLDS 2005 ).
Conservation du testament: gửi giữ di chúc.
Người lập di chúc có thể yêu cầu Công chứng nhà nước lưu giữ bản di chúc. Khi nhận lưu
giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi

Tự điển pháp lý 154


giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc. Trong trường hợp này, về nguyên tắc việc
sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó phải được thực hiện tại Phòng công chứng
nơi lưu giữ di chúc ngoại trừ trường hợp đặc biệt vì lý do khách quan có thể thực hiện tại
Phòng công chứng khác hoặc cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực. Phòng công
chứng hoặc cơ quan này phải gửi một bản chính cho Phòng Công chứng đang lưu giữ di
chúc lần đầu (điều 51 NĐ 75/2000/NĐ-CP của CP về Công chứng, chứng thực).
Người lập di chúc cũng có thể uỷ nhiệm cho một người khác giữ bản di chúc (điều 665
BLDS 2005). Trong trường hợp này, cá nhân giữ bản di chúc có các nghĩa vụ sau đây:
1. Giữ bí mật nội dung di chúc;
2. Giữ gìn, bảo quản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho
người lập di chúc;
3. Giao lại bản di chúc cho thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người
lập di chúc chết. Việc giao lại di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của hai bên
với sự có mặt của hai nhân chứng.
Contenu du testament : nội dung di chúc.
Nội dung di chúc không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nếu là di chúc viết, di chúc
phải ghi rõ:
1. Ngày, tháng, năm lập di chúc;
2. Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
3. Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá
nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
4. Di sản để lại và nơi có di sản;
5. Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
Ngoài ra di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang,
thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập chúc.
Effets juridiques du testament: hiệu lực pháp luật của di chúc
Theo điều 667 BLDS 2005, di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế. Tuy
nhiên nếu vợ chồng lập di chúc chung thì di chúc này có hiệu lực từ thời điểm người sau
cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chểt (điều 668 BLDS 2005) - xem Succesion/
Surseoir au partage de succession-Reporter du partage de succession.
Theo điều 667 BLDS 2005, di chúc không phát sinh hiệu lực pháp luật (Inefficacité du
testament) toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết
cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định
hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có
liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
2. Nếu di sản để lại cho thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho
người thừa kế chỉ còn một phần, thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
Với các trường hợp trên người ta bảo di chúc không phát sinh hiệu lực không phải là vì vô
hiệu mà là vì một sự kiện phát sinh sau - xem Caducité.

Di chúc cũng không phát sinh hiệu lực khi di chúc được lập không tuân thủ những điều
kiện về hình thức cũng như nội dung mà luật đã định. Trường hợp này người ta bảo di chúc
vô hiệu (Nullité du testament).

Di chúc cũng không phát sinh hiệu lực một phần hay toàn phần khi người lập chúc tỏ rõ
việc sửa đổi hay hủy bỏ bằng một di chúc được lập về sau (trong tiếng Pháp, người ta dùng
cụm tù Nouveau testament contraire hay Nouveau testament incompatible avec le
précédent hay Testament ultérieur để ám chỉ di chúc lập sau; Testament antérieur hay
Première testament hay Testament original để ám chỉ di chúc lập trước).

Tự điển pháp lý 155


Cũng cần lưu ý theo điều 667 khoản 4 và 5 BLDS 2005 thì :
1. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần
còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
2. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng
mới có hiệu lực pháp luật.
Formes de testament : Các hình thức của di chúc.
Di chúc có thể được thực hiện dưới hình thức viết (Testament par écrit) hay miệng
(Testament verbal). Di chúc viết có thể thể hiện dưới các hình thức khác nhau bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (Testament olographe) do người lập
chúc tự tay viết và ký vào văn bản di chúc.
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Testament par écrit en presence de témoin) :
đây là trường hợp người lập chúc không thể không thể tự mình viết có thể nhờ người khác
viết di chúc nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc
điềm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác
nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
3. Di chúc bằng văn bản có chứng thực của Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn (
Testament certifié) hay bằng văn bản của Công chứng Nhà nước (Testament par acte
public - Testament notarié- Testament de notoriété): đây là trường hợp di chúc được lập
trước các cơ quan Nhà nước.

Đối với di chúc miệng điều 651 BLDS 2005 quy định: Trong trường hợp tính mạng một
người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc
bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng. Tuy nhiên để di chúc miệng được coi hợp pháp,
BLDS 2005 đòi hỏi “người di chúc miệng phải thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước
mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng
ký tên hoậc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý
chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực (điều 652 khoản 5). Sau
ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt,
thì di chúc miệng bị hủy bỏ (điều 651 khoản 2 BLDS 2005).
Modification, Complètement, Révocation du testament: Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ
thế di chúc.
Một mặt di chúc được lập ra trên cơ sở quyết định tự nguyện và sáng suốt của người lập
chúc và mặt khác di chúc chỉ phát sinh hiệu lực khi người lập chúc chết; vì thế cho đến
thời điểm di chúc phát sinh hiệu lực người lập chúc có toàn quyền sửa đổi, bổ sung, thay
thế hay hủy bỏ di chúc bất cứ lúc nào.
Điều 662 BLDS 2005 quy định: Nếu người lập chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và
phần bổ sung đều có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu phần di chúc đã lập và phần bổ sung
mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật; trong trường hợp người lập di
chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
Đối với di chúc chung của vợ chồng: khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế,
hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì
người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mính (điều 664
khoản 2 BLDS 2005).
Interprétation d’un testament: giải thích di chúc .
Điều 673 BLDS 2005 quy định:
- Trong trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, thì
người công bố di chúc và những người thừa kế phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc
dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét mối quan hệ của người
chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội
dung di chúc thì coi như không có di chúc và việc chia di sản được áp dụng theo quy định
về thừa kế theo pháp luật.

Tự điển pháp lý 156


- Trong trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh
hưởng đến các phần còn lại của di chúc, thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu
lực.
Publicité d’un testament: công bố di chúc.
1. Người công bố di chúc: Trong trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại công
chứng Nhà nước thì công chứng viên là người công bố di chúc sau khi biết được việc chết
của người lập di chúc hoặc khi có yêu cầu của người có liên quan đến nội dung di chúc
(điều 672 khoản 1 BLDS 2005; điều 51 khoản 2 NĐ 75/2000/NĐ-CP của CP về Công
chứng, chứng thực).
Trong trường hợp người lập di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa
vụ công bố di chúc; nếu người lập chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được
chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công
bố di chúc (điều 672 khoản 2 BLDS 2005).
2. Thời điểm công bố di chúc: Di chúc được công bố sau thời điểm mở thừa kế. Người có
trách nhiệm công bố phải sao gửi di chúc đến tất cả những người có liên quan nội dung di
chúc. Bản sao di chúc phải có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của
UBND xã, phường, thị trấn nơi mở thừa kế. Người nhận bản sao di chúc có quyền yêu cầu
đối chiếu với bản gốc của di chúc. Nếu di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di
chúc đó phải được dịch ra tiếng việt và phải có công chứng.
Témoin de la rédactation du testament: người làm chứng cho việc lập di chúc.
Theo điều 654 BLDS 2005 mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc trừ những
người sau đây:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
- Bên có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
- Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.
TESTAMENTAIRE (adj) : thuộc về di chúc.
Disposition testamentaire : điều khoản của di chúc
Exécuteur testamentaire : người thực hiện di chúc.
TESTATEUR (n) : người lập chúc.
Người đủ 18 tuổi trở lên có quyền tự ý lập chúc để định đoạt phần tài sản của mình. Đối
với người từ đủ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi (người có năng lực hành vi dân sự một phần) cũng
có quyền lập chúc nếu được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Sự đồng ý này chỉ liên
quan đến việc lập chúc chứ không liên quan đến nội dung của di chúc.
Việc lập chúc phải là tự nguyện, người lập chúc phải minh mẫn và sáng suốt khi lập chúc.
Vì thế một di chúc sẽ trở thành vô hiệu khi người lập chúc bị cưỡng ép hay bị lừa dối (điều
652 khoản 1 điểm a BLDS 2005).
Người lập chúc có các quyền chính sau:
- Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của một thừa kế;
- Phân định phần thừa kế;
- Âún định phần di sản để thờ cúng hoặc di tặng;
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản;
- Chỉ định người giữ di chúc, quản lý di sản, phân chia di sản
Volonté du testateur /Volonter de tester: ý chí của người lập chúc/ý chí lập chúc.
Ý chí này được thể hiện qua việc lập chúc, sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ di chúc.
TESTER (v) : làm di chúc, để lại bằng di chúc.
TITRE (n)
1. Phần (của một bộ Luật).
2. Chứng thư, chứng khoán, bằng khoán.
Đây là văn bản để xác nhận một hành vi pháp lý hay một sự kiện có thể phát sinh những
hậu quả pháp lý. Ví dụ giấy khai sinh là chứng thư chứng minh mối liên hệ về huyết thống
của một người, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng khoán chứng minh quyền
sử dụng đất của chủ thể liên quan được luật pháp thừa nhận.

Tự điển pháp lý 157


Titre de créance : chứng thư nợ, trái khoán.
Titre de propriété : chứng thư chứng nhận quyền sở hữu, bằng khoán.
En fait de meuble, possession vaut titre: đối với động sản, chiếm hữu là bằng khoán.
3. Danh nghĩa, căn nguyên của một quyền.
Juste titre : danh nghĩa chính đáng.
Acte à titre gratuit : hành vi có tính vô lợi.
Acte à titre onéreux : hành vi có tính hữu lợi.
TRADITION (n) : sự trao tay, giao nạp một vật gì (động sản).
Đây là hành vi nhằm chuyển quyền sở hữu đối với một tài sản hay để thực hiện một nghĩa
vụ, ví dụ như trao vật bán trong một hợp đồng mua bán, giao vật để bảo đảm việc thực hiện
một nghĩa vụ (cầm cố). Ý niệm này đầu tiên xuất hiện trong cổ luật các nước phương tây
nhằm ấn định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu. Ngày nay thời điểm chuyển giao quyền
sở hữu đã thay đổi nhiều tùy theo vật - đối tượng của sự chuyển giao - là một động sản hay
bất động sản.
TRANSACTION (n) : sự thỏa hiệp, điều đình giữa các bên (thường sử
dụng trong Luật thương mại 2005).
Sự thỏa hiệp, điều đình này nhằm đạt thỏa thuận để chấm dứt một vụ tranh chấp đã phát
sinh hoặc sẽ phát sinh. Thỏa hiệp này cần phải được lập bằng văn bản.
TRANSPORT (n)
1. Sự chuyển dịch (một quyền hay một tài sản vô hình), ví dụ chuyển nhượng một trái
quyền (Transport de créance).
2. Sự chuyên chở.
Contrat de transport des personnes: hợp đồng vận chuyển hành khách.
Theo điều 527 và các điều kế tiếp của BLDS 2005, hợp đồng vận chuyển hành khách là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa
điểm đã định theo thỏa thuận, còn hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.
Hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản hoặc bằng lời nói. Thông
thường, vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên.

Ngoài những nghĩa vụ thông thường và cơ bản của các bên đối với loại hợp đồng này-
chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đúng giờ và bằng phương
tiện đã thỏa thuận một cách an toàn theo đúng lộ trình, luật pháp còn quy định phía vận
chuyển phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách (điều 529 khoản 2
BLDS 2005).

Đối với phía nhận vận chuyển ngoài vấn đề yêu cầu hành khách thanh toán cước phí đã
thỏa thuận theo điều 530 BLDS 2005 phía vận chuyển vẫn có thể từ chối vận chuyển khách
dù đã có vé trong các trường hợp sau:
1. Hành khách không chấp hành những quy định chung của phía vận chuyển nhất là những
quy định liên quan đến an toàn của lộ trình vận chuyển hay sức khoẻ lẫn tài sản của người
khác hoặc có những hành vi khác không bảo đảm an toàn trong lộ trình;
2. Do tình trạng sức khoẻ của chính hành khách mà bên vận chuyển thấy rõ việc vận
chuyển sẽ gây nguy hiểm cho chính hành khách đó hoặc những người khác trong hành
trình;
3. Nhằm để tránh dịch bệnh lây lan.
Contrat de transport de chose : hợp đồng vận chuyển tài sản .
Theo điều 535 và các điều kế tiếp của BLDS 2005 hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa
thuận giữa các bên theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản tới địa điểm đã định
theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người nhận (Destinataire) hay có quyền nhận, còn
bên thuê vận chuyển- còn gọi là người gửi (Expéditeur) có nghĩa vụ trả cước phí vận
chuyển theo sự thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật .

Tự điển pháp lý 158


Hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Tuy nhiên đối
với những hợp đồng phải được lập bằng văn bản theo quy định của pháp luật thì phải tuân
thủ hình thức này. Trong trường hợp vận chuyển tài sản có vận đơn, thì vận đơn chính là
bằng chứng của việc giao kết hợp đồìng giữa các bên.

Ngoài những nghĩa vụ thông thường và cơ bản của các bên đối với loại hợp đồng này như
bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất
mác, hư hỏng tài sản do lỗi của mình trừ trường hợp có thoả thuận khác hay pháp luật có
quy định khác (điều 539 khoản 5 BLDS 2005) ; luật pháp còn quy định phía vận chuyển
phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với tài sản theo quy định của pháp luật (điều
539 khoản 4 BLDS 2005).
Transport bénévole : chuyên chở không lấy tiền, chuyên chở hảo ý.
Trách nhiệm của người vận chuyển trong chuyên chở hảo ý trước đây được đặt ra và gây
nhiều tranh cãi khi gặp tai nạn và gây thiệt hại đến sức khỏe hay vật dụng của người nhờ
chuyên chở vì giữa người chuyên chở và người được chuyên chở không có một hợp đồng
chuyên chở. Theo quan điểm của án lệ Pháp, trong trường hợp này, chủ xe phải dẫn chứng
tính cách hảo ý của sự chuyên chở rằng mình không hưởng một lợi ích vật chất nào cả và
phía nạn nhân phải dẫn chững một lỗi của người vận chuyển để tai nạn xảy ra. Cơ sở của
án lệ Pháp được nêu ra là sự công bằng.
Tuy nhiên ngày nay với chế định bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, những khó khăn
nêu trên đã có thể giải quyết.
3. Sự di chuyển
Transport sur les lieux : sự đến khám nghiệm tại chổ (để xem xét, thẩm định một sự
việc).
TRANSCRIPTION (n) : sự sao biên.
Ví dụ việc chép lại trên các sổ hộ tịch những sự kiện không thể hay chưa thể phản ánh trên
sổ như ghi vào sổ đăng ký kết hôn những người VN đã kết hôn tại các cơ quan lãnh sự ở
nước ngoài, hay phần điều chỉnh tình trạng hộ tịch của một người như ly hôn, khai nhận
con ngoài giá thú...
TRANSFERT (n) : sự chuyển giao.
Transfert de la propriété : chuyển giao quyền sở hữu một tài sản (thông qua các hợp
đồng mua bán, trao đổi).
Transfert de la jouissance: chuyển giao quyền hưởng dụng một tài sản (thông qua các
hợp đồng cho thuê, cho mượn).
TUTELLE (n) : giám hộ.
Điều 58 BLDS 2005 đã định nghĩa: Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy
định hoặc được đề cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự.
Contrôle de la tutelle : giám sát việc giám hộ.
Việc giám sát giám hộ được đặt ra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người được giám hộ
theo quy định của điều 59 BLDS 2005 theo đó:
1. Người thân thích của người được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện làm người
giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện
giám hộ đồng thời xem xét giải quyết những đề nghị, kiến nghị của người giám hộ liên
quan đến việc giám hộ. Tất nhiên người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ.
2. Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được
giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được
giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có
ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác, chú, cậu,
cô, dì của người được giám hộ.
Fin de la tutelle : chấm dứt việc giám hộ.

Tự điển pháp lý 159


Theo điều 72 BLDS 2005 việc giám hộ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Người được giám hộ chết;
- Cha, mẹ của người được giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện được quyền, nghĩa vụ
của mình;
- Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.

Khi việc giám hộ chấm dứt, trong thời hạn ba tháng kể từ thời điểm chấm dứt việc giám hộ
người giám hộ phải thanh toán tài sản với người được giám hộ hoặc với cha, mẹ người
được giám hộ; nếu người được giám hộ chết thì người giám hộ phải thanh toán với thừa kế
của người chết. Nếu hết thời hạn đó nhưng không xác định được thừa kế, người giám hộ
tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo
quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho UNND xã, phường, thị trấn nơi người
được giám hộ cư trú. Việc thanh toán được thực hiện với sự giám sát của người giám sát
việc giám hộ.

Các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ
được chuyển sang cho:
1. Người được giám hộ khi người này đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Chuyển cho cha mẹ của người được giám hộ trong trường hợp cha mẹ của người được
giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình hay khi người giám hộ
được nhận làm con nuôi;
3. Người thừa kế của người được giám hộ khi người được giám hộ chết.
Personne sous tutelle : người được giám hộ
Theo điều 58 BLDS 2005 người được giám hộ gồm:
1. Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha và
mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế
quyền của cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục
người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;
2. Người mất năng lực hành vi dân sự.
TUTEUR (n) : người giám hộ.
Để có thể làm người giám hộ cần hội đủ các điều kiện sau: đủ mười tám tuổi trở lên; có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.
Tuỳ theo loại người được giám hộ, ngoài việc chăm sóc, bảo đảm việc điều trị hay giáo
dục, một trong những nghĩa vụ quan trọng của người giám hộ là quản lý tài sản của người
được giám hộ như chính tài sản của mình. Việc sử dụng, định đoạt tài sản của người được
giám hộ chỉ được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ. Các giao dịch dân sự giữa
người giám hộ và người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ
đều vô hiệu (điều 67, 68 BLDS 2005).
Tuteur datif : người giám hộ được cử, giám hộ tuyển định.
Trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có
người giám hộ đương nhiên theo quy định của BLDS thì UBND xã, phường, thị trấn nơi
cơ trú của người được giám hộ cử người giám hộ hoặc đề nghị tổ chức đảm nhận việc giám
hộ (điều 63 BLDS 2005).
Tuteur légal/tutrice légale: người giám hộ đương nhiên, người giám hộ pháp định.
Các điều 61 và 62 BLDS 2005 phân biệt:
1. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên: Người giám hộ đương nhiên
của người chưa thành niên mà không còn cả cha lẫn mẹ, không xác định được cha, mẹ
hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị
Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có điều kiện
chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha mẹ có yêu cầu, được xác định
như sau:

Tự điển pháp lý 160


- Trong trường hợp anh, chị, em ruột không có thỏa thuận khác, thì anh cả hoặc chị cả đã
thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc
chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ, thì người tiếp theo đã thành niên có đủ
điều kiện phải là người giám hộ;
- Trong trường hợp không có anh, chị, em ruột hoặc anh, chị, em ruột không có đủ điều
kiện làm người giám hộ, thì ông, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không
có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bac, chú,
cậu, cô, dì là người giám hộ.
2. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự:
- Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ và ngược
lại;
- Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng
lực hành vi dân sự còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con
cả đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ; nếu không đủ điều kiện thì người
con tiếp theo đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ;
- Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con
hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ, thì cha, mẹ có
đủ điều kiện phải là người giám hộ.
Changement du tuteur : thay đổi người giám hộ.
Người giám hộ được thay đổi trong các trường hợp sau:
- Khi không còn hội đủ điều kiện luật định để trở thành người giám hộ - xem Tuteur;
- Người giám hộ là cá nhận chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ
chấm dứt hoạt động;
- Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;
- Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.

Nếu người giám hộ đương nhiên được thay đổi thì việc chọn người khác sẽ được tiến hành
theo quy định của luật pháp tại điều 61 và 62 BLDS 2005- xem Tuteur/Tuteur légal.
U
UNION (n) : hôn nhân.
Union libre/civil : hôn nhân không hôn thú - xem Concubinage.
Union incestueuse : hôn nhân loạn luân (giữa những người có quan hệ huyết
tộc bị ngăn cấm).
Union adultérine : hôn nhân có tính ngoại tình trong đó có một hay cả hai đã
lập gia đình.
USAGE (n)
1. Tập quán, thói quen.
Tập quán là sự lặp đi lặp lại một hành động nào đó và thông thường được đa số cộng đồng
chấp nhận, ví dụ việc tặng thêm tiền cho người phục vụ tại khách sạn, nhà hàng.
2. Sử dụng.
Droit d’usage : quyền sử dụng.
USAGER (n) : bên có quyền sử dụng.
Usager des sols : người sử dụng đất - xem Sol.
USUIFRUIT (n) : quyền hưởng dụng thu lợi.
V
VACANCE (n) : sự/tình trạng thiếu, khiếm khuyết, trống, vô chủ .
Vacance de maison : tình trạng nhà bỏ trống, nhà vô chủ.
Vacance de succession : tình trạng thừa kế vô thừa nhận - xem
Déshérence/Succession en déshérence
VACANT (adj) : không có chủ, vô chủ.
Biens vacants : tài sản vô chủ.

Tự điển pháp lý 161


Succession vacant : di sản không có ai thừa kế - xem Succession/Succession en
déshérence.
VALIDITÉ (n) : sự hữu hiệu - xem Nullité.
VENDEUR (n) : người bán.
Professionnel vendeur : người bán chuyên nghiệp.
VENTE (n)
1. Sự mua bán.
2. Hợp đồng mua bán.
Theo điều 428 BLDS 2005 “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên theo
đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ
nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”.
Định nghĩa cho thấy hợp đồng mua bán có các đặc tính cơ bản sau:
1. Có sự giao nạp một số tiền cho bên bán, đó là giá của vật bán - xem Prix và đây là nghĩa
vụ chính của bên mua. Nếu thay vì giao tiền, bên mua chỉ giao một vật khác hợp đồng sẽ
không phải là mua bán mà là trao đổi tài sản - xem Echange. Người bán có quyền đề nghị
việc hủy bán (Demander la résolution de la vente) nếu người mua không trả tiền theo đúng
phương thức và thời hạn hai bên đã thảo thuận.
2. Đối tượng của hợp đồng mua bán có thể là vật và quyền tài sản. Nếu là vật thì phải được
xác định bằng giá trị sử dụng, chủng loại, số lượng và chất lượng. Nếu là quyền tài sản, thì
phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán.
Chỉ có thể bán những gì thuộc quyền sở hữu của mình. Hợp đồng mua bán sẽ vô hiệu nếu
đối tượng thuộc quyền sở hữu của người khác và bên mua sẽ có quyền đòi bồi thường thiệt
hại nếu không biết điều này.
3. Có sự giao vật cho bên mua và đây là nghĩa vụ chính của bên bán.

Theo điều 439 BLDS 2005 quyền sở hữu đối với tài sản mua bán được chuyển cho bên
mua kể từ thời điểm bên mua nhận tài sản nếu không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật
quy định khác (ví dụ mua sau khi dùng thử). Đối với các tài sản mà pháp luật quy định tài
sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời
điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó. Đối với các hoa lợi, lợi
tức có được từ tài sản mua bán thì phần này thuộc về người bán nếu tài sản mua bán chưa
được chuyển giao (điều 439 khoản 3 BLDS 2005).

Từ nguyên tắc đó, ta thấy: bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi tài sản
được giao cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài
sản nếu không có thỏa thuận trước. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy
định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu, thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành
thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký kể cả khi
bên mua chưa nhận tài sản nếu không có thỏa thuận khác (điều 440 BLDS 2005) - xem
Risque

Trong một hợp đồng mua bán, các bên phải thỏa thuận với nhau về: chủng loại và chất
lượng vật bán; giá cả - xem Prix và phương thức thanh toán (Modalité du paiement); địa
điểm giao nhận và phương thức giao tài sản (Modalité de la délivrance); thời hạn thực hiện
hợp đồng mua bán;

Nếu pháp luật có quy định hoặc cả hai bên có thỏa thuận về bảo hành thì trong thời hạn
bảo hành (Délai de garantie), bên bán phải chịu sửa chữa những khuyết tật của vật mà bên
mua không phát hiện ra. Nếu không thể sửa chữa được thì bên mua có quyền yêu cầu giảm
giá, đổi vật khác, trả lại vật, lấy lại tiền và đòi bồi thường thiệt hại - xem Garantie.
Vente à crédit : mua bán trả chậm, mua bán chịu – xem Vente à
tempérament

Tự điển pháp lý 162


Vente à l’essai : bán dùng thử.
Loại hình mua bán này được BLDS 2005 quy định tại điều 460 theo đó người mua được
quyền dùng thử vật xem nó có phù hợp với yêu cầu sử dụng của mình hay không, do đó
việc mua bán chỉ hình thành nhất định sau thời gian người mua dùng thử. Trong thời hạn
dùng thử bên mua có thể trả lời mua hoặc không mua; nếu hết thời hạn dùng thử mà bên
mua không trả lời thì coi như đã chấp nhận mua theo các điều kiện đã thỏa thuận trước khi
nhận vật dùng thử. Nếu không mua người mua phải hoàn lại vật cho bên bán và phải bồi
thường cho bên bán nếu làm mất, hư hỏng vật dùng thử nhưng không chịu trách nhiệm về
những hao mòn do việc dùng thử gây ra cũng như không phải hoàn trả hoa lợi do việc
dùng thử mang lại (điều 460 khoản 3 BLDS 2005).

Về mặt pháp lý, hợp đồng mua bán trong trường hợp này là hợp đồng được giao kết với
điều kiện đình chỉ (còn gọi là điều kiện treo) theo điều 125 BLDS 2005 về giao dịch có
điều kiện theo đó dù vật được chuyển cho bên mua, bên bán vẫn duy trì quyền sở hữu của
mình trong thời gian bên mua dùng thử vì vậy sẽ gánh chịu tất cả mọi rủi ro về vật bán.
Tuyquyền sở hữu vật bán vẫn thuộc về bên bán nhưng bên bán không thể thực hiện bất cứ
hành vi định đoạt trên tài sản như bán, trao đổi, tặng cho, cầm cô, bảo lãnh tài sản (điều
460 khoản 2 BLDS 2005) trong thời gian dùng thử và bên mua chưa trả lời không mua.
Vente à réméré : bán với quyền được chuộc lại vật bán - xem Vente avec
faculté de rachat.
Vente à tempérament : bán cho trả chậm, trả dần, trả góp.
Bán cho trả chậm hoặc trả dần là hợp đồng mua bán trong đó có sự thỏa thuận để bên mua
nhận vật mua và trả tiền chậm, hoặc trả dần trong một thời hạn đã được thỏa thuận. Bên
bán vẫn có quyền sở hữu đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, nếu không có
thỏa thuận khác, bên mua có quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro
trong thời gian sử dụng dù quyền sở hữu chưa được chuyển giao trừ khi có thỏa thuận khác
(điều 461 BLDS 2005).
Về mặt pháp lý, bán cho trả chậm hoặc trả dần là một hợp đồng mua bán có kèm theo điều
khoản trì hoãn việc chuyển giao quyền sở hữu cho đến khi tiền mua được bên mua thanh
toán đấy đủ tuy rằng hợp đồng được hoàn tất ngay khi giao kết. Hợp đồng này phải được
lập thành văn bản. Khác với hợp đồng dùng thử, dù bên mua được quyền sử dụng vật
nhưng quyền sở hữu chưa được chuyển giao và mọi rủi ro phía bên mua chịu trừ trường
hợp có thỏa thuận khác.
Vente à terme : bán có kỳ hạn theo đó các bên giao kết có một thời hạn để
thực hiện nghĩa vụ của mình, ví dụ sau một thời hạn bên mua mới trả tiền hay bên bán mới
giao hàng.
Vente au disponible : bán hàng có sẵn, hàng giao ngay.
Vente aux enchères : bán đấu giá - xem Adjudication.
Vente avec faculté de rachat: bán với quyền được chuộc lại vật bán, chuộc lại tài sản bán.
Đây là một loại hợp đồng mua bán đặc biệt được đề cập tại điều 462 BLDS 2005 trong đó
loại trừ việc chuyển dịch vĩnh viễn quyền sở hữu tài sản sang người mua. Bên bán có thể
thỏa thuận với bên mua về quyền chuộc lại tài sản đã bán sau một thời hạn gọi là thời hạn
chuộc lại. Thời hạn này do các bên thỏa thuận nhưng không quá một năm đối với động sản
và năm năm đối với bất động sản kể từ thời điểm giao tài sản vì thế nếu có tranh chấp vị
thẩm phán xét xử cũng không thể gia hạn thời hạn chuộc. Trái với BLDS Pháp tại điều
1661 có ghi “Thời hạn chuộc lại là bắt buộc, thẩm phán không thể quyết định thời hạn dài
hơn” thì quy định này không được BLDS 2005 nói cụ thể nhưng nguyên tắc trên cần được
hiểu là có tính bó buộc vì sự thỏa thuận hai bên không trái pháp luật. Trong thời hạn này
bên bán có quyền chuộc lại bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên mua trong một
thời gian hợp lý. Giá chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại nếu
không có thỏa thuận khác. Ngược lại bên mua không được bán, trao đổi, tặng cho, cho
thuê, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản và gánh chịu rủi ro đối với tài sản.

Tự điển pháp lý 163


Vente de droits réels/ droits patrimoniaux : bán quyền tài sản.
Khi đối tượng của hợp đồng mua bán là quyền tài sản, người bán phải chuyển giấy tờ và
làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua và bên mua sẽ trả tiền cho bên bán.
Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận
được giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu đối với quyền về tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng
ký việc chuyển giao quyền sở hữu nếu pháp luật có quy định.
Cũng như hoạt động mua bán một tài sản hữu hình, trong trường hợp này người bán cũng
có nghĩa vụ bảo đảm tương ứng. Điều 449 khoản 2 BLDS 2005 quy định: Trong trường
hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của
người mắc nợ, thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà
người mắc nợ không trả.
Vente sur échantillon : bán hàng theo mẫu đã giới thiệu hay đã được người mua
đồng ý.
Service après vente : dịch vụ sau bán, dịch vụ hậu mãi.
Dịch vụ sau bán là các dịch vụ được cung cấp và được bảo đảm bởi người bán sau khi bán
một sản phẩm nào đó như bảo trì, sửa chữa - xem Garantie.
VÉRIFICATION D’ÉCRITURE (n) : kiểm tra chữ viết.
Kiểm tra chữ viết là xem xét tính thật của một tư chứng thư do một bên xuất trình mà
không được bên kia công nhận là chữ viết và chữ ký của người được xem là đã viết chứng
thư đó.
VEUF (n) : người chồng goá.
VEUVE (n) : người vợ góa - xem Viduite/ïDélai de viduité.
VICE (n) : khiếm khuyết, hà tì.
Vice caché : khiếm khuyết được che dấu, ẩn tì.
Luật dân sự bó buộc người bán một sản phẩm phải bảo đảm vật bán không bị những khiếm
khuyết bên trong ngoại trừ có sự thỏa thuận khác - xem Garantie.
Vice de consentement : khiếm khuyết sự ưng thuận.
Theo BLDS 2005 (điều 131và 132) có 3 nguyên nhân dẫn đến sự khiếm khuyết, đó là:
nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa và bạo hành- xem Erreur, Dol, Menace.
VIDUITÉ (n) : tình trạng ở goá của người phụ nữ chồng chết, tình trạng
độc thân của người phụ nữ sau khi ly hôn.
Délai de viduité : thời hạn chưa được kết hôn của người đàn bà goá.
BLDS 2005 Việt Nam không quy định thời hạn này nhưng Dân luật Pháp quy định rằng
người phụ nữ chỉ có thể tái kết hôn sau 300 ngày kể từ ngày hôn nhân chấm dứt (chồng
chết hay ly hôn có hiệu lực) nhằm tránh những hỗn loạn về quan hệ cha/con (quan hệ tử
hệ) đối với người con sinh ra trong khoản 300 ngày sau hôn nhân chấm dứt.

VIOLENCE (n) : bạo hành và đây là một sự kiện khiến cho sự ưng thuận của
bên bị bạo hành bị khiếm khuyết và đưa đến việc giao dịch dân sự thành vô hiệu - xem
Menace.
VISITE (n) : thăm viếng.
Droit de visite : quyền được thăm viếng (thăm viếng con cái trong trường hợp hai
vợ chồng ly hôn).
Điều 94 Luật HN - GĐ 2000 quy định: Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có
quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
Quyền thăm viếng được luật thừa nhận vì đây là một trong các phương thực thực hiện
quyền và nghĩa vụ của người cha/mẹ vì quan hệ pháp luật giữa cha/mẹ đối với con không
phụ thuộc vào hôn nhân hợp pháp hay không, cũng không phụ thuộc vào hôn nhân còn tồn
tại hay không? Vì vậy quyền được thăm viếng là hình thức thể hiện sự giám sát đối với
việc trông nom, nuôi dạy của người trực tiếp nuôi con.

Tự điển pháp lý 164


Quyền thăm viếng này có thể được thực hiện bất cứ lúc nào và thể hiện dưới bất cứ hình
thức nào: trực tiếp thăm viếng tại chổ, thư từ, điện thoại... Tuy nhiên nếu người không trực
tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông
nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu
Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Trong trường hợp này Toà án sẽ thẩm
định việc thực hiện quyền thăm viếng có phù hợp với lịch trình sinh hoạt của người con lẫn
người trực tiếp nuôi con. Mặt khác cũng không có bất cứ chế tài nào dành cho người thăm
viếng nếu người này không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (nếu có) đối với người con.
VOLONTÉ (n) : ý chí - xem Autonomie de la volonté.
Rencontre des volontés : sự gặp gỡ ý chí (của các bên giao kết).
VUE (n) : cửa trổ (nhìn sang bất động sản liền kề).
Quyền mở cửa trổ của sở hữu chủ bị hạn chế theo điều 271 BLDS 2005 theo đó chủ sở hữu
nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và lối đi chung
theo quy định của pháp luật về xây dựng. Mái che trên cửa ra vào, cửa sổ quay ra đường đi
chung phải cách mặt đất từ 2.5 trở lên.
Điều 7 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày
14-12-1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thì chủ sở hữu nhà chỉ được trỗ của sổ, lỗ thông
hơi, lỗ thông gió theo quy định sau: từ tầng hai (lầu một) trở lên, trên các bức tường cách
ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2 m không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi
. Nếu trên 2 m thì khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên
cạnh (chắn tầm nhìn hoặc bố trí so le các cửa sổ giữa hai nhà).

Tự điển pháp lý 165


Phụ lục
Phần đối chiếu tiếng Việt

Anh chị em con chú con bác Cousins germains


Anh chị em cùng cha mẹ Germains
Anh chị em cùng cha khác mẹ Consanguins
Ăn ở như vợ chồng Vivre maritalement
Ân huệ Grâce - Moratoire
Ẩn dấu Clandestinité -Clandestine
Aïp dụng luật trong thời gian Application de la loi dans le temps
Bãi bỏ Abrogation - Abrrogatif-Abroeable-Abroger
-Annulation-Annuler -Dénonciation -
Mainleveïe - Rescision - Rescinder -Renonciation
- Reïsilation- Reïsolution- Reïvocation
Ban hành Promulgation
Bán Vente
Bán có kỳ hạn Vente à terme
Bán dùng thử Vente à l'essaie
Adjudication - Adjuger- Vente aux enchères
Bán đấu giá
publiques
Bán đấu giá toàn bộ một bất động sản Vente forceïe
Licitation - Liciter
Bán được mua/chuộc lại Vente à reïmeïreï - Vente avec faculté de rachat
Bán hàng giao ngay Vente au disponible
Bán hàng theo mẫu Vente sur échantillon
Vente de droits reïels - Ventes de droits
Bán quyền tài sản
patrimoniaux
Bán theo quyết định của toà Vente judiciaire
Bán trả chậm Vente à tempérament - Vente à crédit
Bản gốc Original - Minute
Bản sao Expédition - Copie
Bản sao một bản án Expédition de jugement
Bản toàn sao theo bản gốc Copie certifié conforme
Bàng hệ Ligne collateïrale - Collatérale
Báo cáo Rapport
Báo cáo giám định Rapport d'expétisé
Bảo đảm (Biện pháp) Garantie - Sureté
Bảo đảm đối nhân Sureté personnelle
Bảo đảm đối vật Sureté réelle
Bảo đảm không mất đi quyền chiếm Garantie sans dépossession

Tự điển pháp lý 166


hữu
Bảo đảmmất đi quyền chiếm hữu vật Garantie avec dépossession
Bảo đảm(vật bán ) không có tì tích Garantie contre les vices cachés
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Garantie pour l' éxcution des obligations civils
Bảo đảm vật mua không bị chiếm đoạt Garantie d'éviction
Bảo hành Garantie
Bảo hiểm Assurance
Bảo hiểm bắt buộc Assurance obligatoire
Bảo hiểm tổn thất về con người Assurance de dommage aux personnes
Bảo hiểm tổn thất về tài sản Assurance de dommage aux biens
Bảo hiểm tự nguyện Assurance volontaire
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự Assurance de responsabilité
Bảo hộ quyền tác giả Protection des droits d'auteur
Bảo lãnh Caution -Cautionnement -Cautionner
Bảo lãnh miệng Cautionnement verbal
Bảo phí Prime d'assurance
Bảo vệ quyền sở hữu Protection de la propriété
Bạo hành Menace - Violence
Bằng chứïng (được ghi) Constation
Bằng khoán sở hữu Titre de propriété
Bằng chứng Preuve
Bằng chứng bảo lãnh Preuve du cautionnement
Bằng khoán Titre de propriété
Bất cẩn Imprudence - Neïgligence
Bất di dịch Immuabilité - Immutabilité
Bất động sản Bien immeublé - Immeuble -Bien fond
Bất động sản thuộc quyền sở hữu của
Immeuble en copropriété
nhiều người
Bất động sản vì dụng đích Immeuble par destination
Bất động sản vì tính chất Immeuble par nature
Bất khả kháng Force majeure
Bên giao kết Parties du contrat
Bên ngoài Apparence
Bí mật Clandestinité - Clandestine
Biên bản (Tập...) Actes
Biên nhận Acquit
Biên nhận (đã thi hành nghĩa vụ) Pour acquit -Quittance
Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu Mesure de protection du droit de proprété
Biệt sản-Phân sản-Phân lập tài sản Séparation de biens

Tự điển pháp lý 167


Biệt tích Disparition
Bình đẳng Égalité
Bỏ thầu Adjuger
Bổ sung di chúc Complètemen du testament
Bộ luật dân sự Code civil
Bồi đất làm tăng diện tích Alluvion
Bồi thường Deïdommagement - Indemnisation - Indemniser-
Réparation
Bồi thường bằng hiện vật Réparation en nature
Indemnisation en cas de réattributation des
Bồi thường do bị thu hồi đất
terrains
Bồi thường thiệt hại Indemnisation du préjudice
Bội ước -Vi phạm cam kết Forfaire à ses engagements
Bù trừ nghĩa vụ Compensation
Cá nhân Individu - Personne
Cải chính hộ tịch Rectification de l'état civil
Cam kết Engagement
Cam kết đơn phương Engagement par volonteï unilateïral
Căn cứ theo Luật En vertu de la loi - De lege
Cần thiết - Cấp thiết Neïcessiteï
Cầm cố bất động sản Antichereìse
Cầm cố ( Sự, Khế ước, Tài sản...) Gage -Nantissement
Cấp dưỡng Alimentation -Alimentaire - Secours
Cấp thiết Nécessité
Con Enfant
Con bị bỏ rơi, bị từ bỏ Enfant abandonneï
Con chính thức- Con trong giá thú Enfant légitime
Con được thừa nhận Enfant légitimé
Con đẻ Enfant biologique
Con loạn luân Enfant incestueux
Con nuôi Enfant adoptif -Adopté
Con nợ/ Người có nghĩa vụ Deïbiteur
Con nợ chung Deïbiteurs conjoints
Con ngoài giá thú - Con ngoại hôn Adulteïrin -Enfant illégitime- Enfant naturel
Enfant naturel simple
Con ngoài giá thú được khai nhận Eìnfant leïgitimeï
Con ngoại tình Enfant adulteïrin - Adulteïrin
Con thành thai trước nhưng sinh trong Enfant concu avant mais né après la cérébration
thời kỳ hôn nhân du mariage

Tự điển pháp lý 168


Con thành thai trong thời kỳ hôn nhân Enfant concu pendant le mariage
Con vô thừa nhận-Con bị bỏ rơi Enfant trouveï
Cổ phần (trong một công ty) Action
Công bố Publication
Công bố di chúc Publiciteï d’un testament
Công chứng (Giới, Chức..) Notariat
Công chứng thư Acte authentique
Công sản Domaine
Công chứng viên Notaire
Công sản công dụng Domaine public
Công việc (phải làm) Prestation
Cộng đồng tài sản do/trong thời kỳ Communauteï conjugale - Communauteï entre les
hôn nhân eïpoux
Cộng đồng tài sản do thừa kế Communauteï successoral
Cộng đồng tài sản luật định Communauteï leïgale
Cộng đồng tài sản thông qua giao kết Communauteï contractuelle
Cộng đồng tạo sản Communauteï reïduite aux acquãts
Cộng đồng toàn sản Communauteï universelle
Của cải Chose
Của hồi môn Dot
Cung ứng dịch vụ Prestation de services
Cư trú (Địa điểm...) Reïsidence
Cửa trổ (nhìn sang bất động sản liền
Vue
kề)
Cưỡng bức- Cưỡng bách -Cưỡng ép Astreinte - Contrainte
Cưỡng ép kết hôn Contrainte au mariage
Cha nuôi Peìre adoptif
Chấm dứt Cessation- Dissolution - Fin- Liquidation
Chấm dứt bảo lãnh Extinction du cautionnement
Chấm dứt cầm cố Extinction du gage
Chấm dứt cộng đồng tài sản Dissolution de la communauteï
Chấm dứt đại diện Extinction/Fin de la repreïsentation
Chấm dứt giám hộ Fin de la tutelle
Chấm dứt hợp đồng thuê nhà để ở Extinction du bail d’habitation
Chấm dứt nợ Extinction d’une dette
Chấm dứt hợp đồng dân sự Extinction du contrat civil- Fin du contrat civil
Chấm dứt hôn nhân Dissolution du mariage
Chấm dứt nợ Extinction d'un dette
Chấm dứt nuôi nhận con nuôi Cessation de l'adoption

Tự điển pháp lý 169


Chấm dứt nghĩa vụ câïp dưỡng Extinction de l'obligation alimentaire
Chấm dứt nghĩa vụ dân sự Extinction de l’obligation civil
Chấm dứt quản lý công việc không có
Extinction de la gestion d’affaires sans mandat
ủy quyền
Chấm dứt quyền sở hữu Extinction du droit de proprieïteï
Chấm dứt tình trạng để chung Liquidation de l'indivision
Chấm dứt thế chấp Extinction de l'hypothèque
Chấm dứt y quyền Extinction du mandat
Demeure- Retard dans l'exécution de l'obligation
Chậm thực hiện nghĩa vụ
civil
Chậm trả nợ Demeure
Chấp hữu - Chiếm hữu Possession -Posséder
Chấp hữu thân trạng Possession d'état
Acceptation -Accepter - Accord - Acquiescement
Chấp nhận - Chấp thuận
-
Acquiescer-Adhésion
Chấp nhận di sản/thừa kế Acceptation de succession
Chấp nhận di sản /thừa kếvới điều kiện
Acceptation beïïneïficiaire
lập bảng kê khai
Chấp nhận dưới hình thức im lặng Acceptation par le silence
Chấp nhận đề nghị giao kết Acceptation d’une offre de contracter
Chấp nhận mặc nhiên Acceptation tacite
Chế độ hôn nhân và gia đình Régime de famille et mariage
Chế độ hôn sản Régime matrimonial
Chế độ hôn sản pháp định/theo luật
Régime matrimonial leïgal
định
Chế độ hôn sản ước định/theo thỏa
Régime matrimonial conventionnel
thuận
Chế độ nhiều vợ, nhiều chồng Polygamie
Chế độ phân sản Régime de sépration des biens
Chế tài Sanction
Chết Décès - Mort
Chết dân sự Mort civil
Chết thể chất Mort physique
Chi phí bảo quản (bất động sản) Impenses
Chi phí bảo quản cần thiết (bất động
Impenses nécessaires
sản)
Chi phí hữu dụng (làm tăng giá trị bất
Impenses utiles
động sản)
Chi trả- Chi phó Paiement
Chỉ số hóa Indexation
Chia gia tài lúc còn sống Donation-partage

Tự điển pháp lý 170


Chia từng phần trong một tài sản
Allotissement
chung
Chiếm cứ - Chiếm giữ Appropriation - Occupation
Chiếm hữu có căn cứ luật pháp Possession juridiquement fondeïe
Chiếm hữu công khai Possession publique
Chiếm hữu không công khai Possession clandestine
Chiếm hữu không có căn cứ luật pháp Possession sans fondement juridique mais de
nhưng ngay tình bonne foi
Chiếm hữu không liên tục Possession discontinue
Chiếm hữu liên tục Possession continue
Cho-Tặng cho Don - Donation - Legs
Cho có điều kiện Donation avec charge
Cho giả tạo Donation déguisée
Cho mượn tên Interposition de personne
Cho thuê Donner aì bail
Donation de biens à venir - Institution
Cho sau khi chết
contractuelle
Cho trao tay Donation manuel
Cho vay, cho mượn Prãt
Cho vay có lãi Prê à inteïrãts
Cho vay để tiêu dùng Prêt de consommation - Prêt de simple
Chồng chưa cứơi Fianceï
Chồng goá Veuf
Chúc thư - Di chúc Testament
Chủ nợ Créancier
Chủ nợ (Sự xếp hạng...) Collocation
Chủ nợ chung Créanciers conjoints
Chủ nợ có quyền ưu tiên Créancier priviligié
Chủ nợ có vật thế chấp Créancier hypotheïcaire
Chủ nợ của một chủ nợ khác Créancier sous-ordre
Chủ nợ không có tài sản bảo đảm Créancier chirographaire
Chuẩn khế ước Quasi-contrat
Chuyên chở Transport
Chuyên chở không lấy tiền Transport bénévole
Chuyển dịch, chuyển giao Cession -Deïvolution- Transmision - Transfert
Chuyển dịch, chuyển giao di sản Deïvolution successorale
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất Changement d'affectation des terrains
Chuyển giao (một vụ án ) Dessaisir -Renvoi -
Chuyển giao nghĩa vụ Transmission de l'obligation - Cession de dette
Chuyển giao quyền hưởng dụng Transfert de la jouissance

Tự điển pháp lý 171


Chuyển giao quyền sở hữu Transfert de la proprieïteï
Chuyển giao quyền yêu cầu Cession de creïance
Chuyển giao thẩm quyền Dévolution de compeútence
Chuyến giao trái quyền Cession de creïance
Chuyển giao vật Livraision
Chuyển lãi thành vốn Anatocisme
Chuyển nhượng Aliénation -Aliénable- Cession - Cessible-Céder -
Transport - Transfert
Chuyển nhượng đất để lấy một công
Cession de terrain contre locaux futurs
trình
Chuyển nhượng cửa hàng thương mại Cession de fonds de commerce
Chuyển nhượng khách hàng Cession de clientèle
Chuyển nhượng nghĩa vụ/nợ Cession de dettes
Chuyển nhượng quyền thừa kế Cession de droits successifs
Chuyển nhượng trái quyền/yêu cầu Cession de creïance - Transport de creïance-
Chuyển quyền
(từ người này sang người khác) Deïlivrance
Chuyển tiền bảo chứng Verser un cautionnement
Chữ ký Signature
Chứng chỉ còn sống Certificat de vie
Chứng khoán Titre
Chứng tích Indices
Chứng thư Acte - Titre
Chứng thư công Acte authentique
Chứng thư chứng nhận quyền sở hữu Titre de propriété
Chứng thư chuyển nhượng Acte translatif
Chứng thư hộ tịch Actes de l’état civil
Chứng thư được công chứng Acte notorieï
Chứng thư không vụ lợi Acte à titre gratuit -Acte désintéressé
Acte apparent - Acte déguisé -Acte factif -Acte
Chứng thư giả tạo
simulé
Chứng thư không phát sinh hiệu lực Acte invalide
Chứng thư làm bằng Acte instrumentaire
Chứng thư nợ - Trái khoán Titre de creïance
Chứng thư phát sinh sau khi người lập
Acte à cause de mort - Acte de dernière volonté
chết
Chứng thư tư- Tư chúng thư Acte sous seing privé -Acte sous signature privée
Chứng thư trọng thức Acte solennel
Chứng thư vô hiệu Non avenu
Chứng thư vụ lợi Acte à titre onéreux

Tự điển pháp lý 172


Chứng thư, giấy nhận con nuôi Acte d'adoption
Chứng thực Donner acte - Dont acte
Chưởng khế Notaire
Danh nghĩa Qualiteï - Titre
Danh nghĩa chính đáng Juste titre
Danh tánh Nom
Dân sự (Bộ luật ...) Code civil
Dân sự ( Ngành luật...) Droit civil
Dân sự phạm Deïlit-civil
Dấu diếm (nhằm che đậy một hành vi
Déguisement
khác)
Dấu niêm phong Scellés
Di chúc -Chúc thư Testament
Di chúc bằng văn bản Testament établi par eïcrit
Di chúc được chứng thực Testament certifié
Di chúc do người chưa thành niên lập Testament du mineur
Di chúc do người không biết đọc, biết
viết
lập Testament de l'illettré
Di chúc không có người làm chứng Testament olographe
Di chúc không phát sinh hiệu lực Caduciteï du testament - Testament caduc
Inefficaciteï du testament
Nouveau testament contraire -Testament
Di chúc lập sau
ultérieur
Di chúc lập trước Premieìre testament- Testament antérieur
Testament original
Di chúc miệng Testament verbal
Di chúc sủa đổi/bổ sung một di chúc
Codicile
trước
Di sản Biens successoraux -Héritage - Sucession
Di sản chưa chia - còn để chung Indivision heïriditaire - Indivision successoral
Succession indivise
Di sản dùng vào việc thờ cúng Succession cultuelle
Di sản không có người nhận Succession en deïsheïrence - Succession vacante
Di sản vô chủ Vacance de succession - Succession vacant
Di tặng Legs - Léguer - Institution d’héritier
Di tặng có tính đặc biệt Legs particulier - Legs à titre particulier
Di tặng có tính toàn bộ, tông quát Legs universel
Di tặng có tính tổng quát Legs aì titre universel
Dịch quyền biểu hiện ra bề ngoài Servitude apparant

Tự điển pháp lý 173


Dịch quyền có từ đất đai Servitude
Dịch quyền do luật định Servitude établie par la loi -Servitude légale
Dịch quyền do thoả thuận Servitude conventionnelle
Dịch quyền không biểu hiện ra bề
Servitude non apparant
ngoài
Dịch quyền không liên tục Servitude discontinue
Dịch quyền liên tục Servitude continue
Dịch vụ Service
Dòng họ Ligne
Dòng tuyệt tự Ligne défaillant
Dụng đích Destination
Duy trì quốc tịch Maintien de la nationalité
Duy trì tình trạng để chung chưa chia Maintien de l'indivision
Đa thê, đa phu Bigamie
Đại diện Représentation
Đại diện theo pháp luật Représentation leïgal
Đại diện theo uỷ quyền Représentation conventionnelle
Đạo luật Loi
Đặc quyền Privilège
Đặc tính nghĩa vụ dân sự Caractère de l'obligation civil
Đăng ký Enregistrement - Inscription
Đăng ký hộ tịch Enregistrement de l'eïtat civil
Đăng ký kết hôn Engistrement de mariage
Đăng ký khai sinh Enregistrement de naissance
Đăng ký khai tử Enregistrement de décès
Đăng ký nuôi nhận con nuôi Inscription de l'adoption
Đăng ký quyền sở hữu Enregistrement du droit de propriété
Đăng ký quyền sử dụng đất Enregistrement du droit d'usage des sols
Đăng ký thế chấp Inscription de l’hypothèque
Inscription de l’hypothèque du droit d’usage des
Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
sols
Đất - Đất đai Fonds - Sol - Terrain
Đất bị vây bọc bởi các đám đất khác Enclave
Đất được hưởng dịch quyền Fonds dominant
Đất phải chịu dịch quyền Fonds servant
Đất bị vây bọc chung quanh Enclave
Đất bồi Alluvions
Đất được hưởng dịch quyền đi ngang Fonds domeïnant
Đất phải chịu dịch quyền đi ngang Fonds servant

Tự điển pháp lý 174


Đấu giá Adjudication - Adjuger- Vente aux enchères
Vente aux enchères publiques -Vente forcée
Định đoạt Disposition
Đe doạ Menace
Đề nghị Demande - Offre
Đề nghị giao kết Offre de contracter - Pollicitation
Đề nghị chấm dứt thực hiện hợp đồng Demande en résiliation de contrat
Đề nghị huỷ bỏ một hợp đồng Demande en résolution de contrat
Đề nghị hủy bỏ việc bán Demander la résolution de la vente
Đề nghị tiếp nhận việc thực hiện nghĩa
Offres réelles de paiement
vụ
Đề nghị thi hành nghĩa vụ Demande en paiement
Đền bù Deïdommagement
Địa chính Cadastre - Cadastral
Địa điểm hình thành hợp đồng dân sự Lieu de formation du contrat civil
Điển chế pháp luật Codification -Codifier
Điều đình Transaction
Điều kiện (trong một hợp đồng) Condition
Điều kiện đình chỉ Condition suspensive
Điều kiện giao dịch dân sự có hiệu lực Conditions de validité des actes civils
Điều kiện huỷ bỏ Condition résolutoire
Điều kiện tuỳ thuộc vào một bên Condition potestatif
Điều khoản Article- Clause - Disposition -Stipulation
Điều khoản bãi bỏ/ huỷ bỏ Clause abrogatoire- Clause de reïsiliation
-Clause commissoire
Điều khoản bảo lưu quyền sở hữu Clause de reïserve de propriété
Điều khoản chấp hành Clause exécutoire
Điều khoản di chúc Disposition testamentaire
Điều khoản dự phạt Clause pénal
Điều khoản độc thân Clause de célibataire
Điều khoản giới hạn trách nhiệm Clause limitative de responsabilté
Điều khỏan hợp đồng Stipulation contractuelle
Điều khoản không cạnh tranh Clause de non-concurence
Điều khoản lạm quyền Clause abusive
Điều khoản loại trừ Clause d'exclusion
Điều khoản lưu động Clause d'échelle mobil
Điều khoản mẫu Clause de style
Điều khoản miễn trách nhiệm Clause de non-responsabilité
Điều khoản tài phán Clause de juridiction

Tự điển pháp lý 175


Điều khoản trọng tài Clause compromissoire
Điều khoản xác định thẩm quyền Clause attributive de compétance
Điều tra Enquãte
Điều tra tư pháp Enquête judiciaire
Điều tra trở lại Contre-enquête
Điều tra xã hội Enquête social
Đính hôn Fiancailles
Đình chỉ Suspension
Đình chỉ thi hành hợp đồng dân sự Suspension du contrat civil
Đình chỉ thời gian tính thời hiệu khởi
Suspension du délai de presscription pour
kiện
agir en justice
Định đoạt Disposition -Disposer
Đòi hỏi Demande - Revendication
Đòi nợ Demande en paiement
Độc thân Célibat
Đốc thúc thi hành nghĩa vụ-Đòi nợ Mise en demeure
Đối kháng Opposabiliteï
Đối khoản cung ứng Contrepartie
Đối tượng hợp đồng dân sự Objet du contrat civil
Đối tượng nghĩa vụ dân sự Objet de l'obligation civil
Đồng con nợ Codébiteur/ Co-débiteur
Đồng con nợ liên đới Codébiteur solidaire
Đồng được chia một tài sản (Người) Copartageants
Đồng thừa kế Cohériter -Cohéritier
Đồng quản lý Cogestion - Codirection
Đồng sự Confreìre
Đồng sở hữu Copropriété
Đồng thừa kế Cohéritier
Đồng ý Accord - Consentement- Ratification
Đồng ý nguyên tắc Accord de principe
Động sản Biens meubles -Meubles
Động sản vô hình Meuble incorporel
Đơn phương chấm dứt hợp đồng dân
Résiliation unilatéral du contrat
sự
Đủ năng lực pháp lýï Pleine capacité juridique
Đủ tư cách để nhận tài sản di tặng Aptitude à recevoir legs
Đưa một bất động sản vào tài sản
Ameubissement - Ameublir
chung vợ chồng
Gán nợ Dation en paiement

Tự điển pháp lý 176


Gia đình Famille
Gia đình (Nơi cư trú.. ) Résidence de famille
Gia đình (Nơi ở ) Logement de famille
Gia hạn Maratoire
Gia nhập Accession - Adheïsion
Gia nhập một hợp đồng Accession à un contrat
Gia tài Héritage
Giá cả - Giá trị Prix
Giá cả (Ấn định khởi điểm) Mise à prix
Giả mạo Faux
Giả tạo Simulation
Giải thích Interprètation
Giải thể pháp nhân Dissolution d'une personne morale
Giải thích án văn Interprètation d’un jugement
Giải thích có tính chất học lý Interprètation doctrinale
Giải thích có tính chất lập pháp Interprètation leïgislateur
Giải thích có tính chất tư pháp Interprètation judiciaire
Giải thích di chúc Interprètation d’un testament
Giải thích giao dịch dân sự Interprètation des actes civils
Giải thích hợp đồng Interprètation des contrats
Giao dịch dân sự Acte civil
Giao dịch dân sự có điều kiện Acte civil conditionnel
Giao dịch dân sự vô hiệu Nullité des actes civils
Giao hoàn Rapport
Giao kết hợp đồng Contracter - Conclusion du contrat
Conclure un contrat
Giám hộ Tutelle
Giảm giá bán Réfaction
Gian lận Fraude
Gian tình Mauvaise foi
Gian trá Dol
Gián đoạn thời hiệu Interruption de prescription
Giao dịch dân sự Acte civil
Giao dịch dân sự vô hiệu Nulliteï des actes civils
Giao đất Attribution des sols
Giao kèo Contrat
Giao kết Conclure
Giao kết hợp đồng Conclusion du contrat -Conclure un contrat -

Tự điển pháp lý 177


Contracter
Giao kết về một di sản sẽ có trong
Pacte sur succession futur
tương lai
Giao kết vì lợi ích của người thứ ba Stipulation pour autrui
Giao nạp (một vật) Tradition
Giấy biên nhận một món nợ đã trả Par acquit
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Attestation du droit d’usage des sols
Certificat du droit d'usage de la terre
Giấy đăng ký kết hôn Acte de mariage
Giấy/Lệnh đòi nợ Commendement aì payer
Giấy khai sinh Acte de naissance
Giấy khai tử Acte de deïceìs
Giấy khống chỉ - bạch khế Blanc-seing
Giấy nợ Créance
Giấy nuôi nhận con nuôi Acte d’adoption
Giải toả đất Deïgagement des terres
Giới hạn sai áp Cantonnement
Giữ vật Deïtention
Gửi Expeïdition
Gửi giữ (vật) Dépôt -Déposer
Gửi giữ bó buộc Dépôt nécessaire
Ghi chú Mention - Mentionner
Ghi chú bên lề Mentionner en marge
Ghi chú bên lề một chứng thư pháp lý Mention en marge d'un acte juridique
Capacité d'exercice limitée - Limites à la
Hạn chế năng lực hành vi/
capacité d'exercice
năng lực hành sử Ordre de succession- Ordre des héritiers
Hàng thừa kế Ordre successoral
Hành vi Acte
Hành vi bảo quản, bảo toàn Acte conservatoire
Hành vi đơn phương, đơn vụ Acte unilatéral
Hành vi định đoạt Acte de disposition
Hành vi gây thiệt hại Acte de dommage
Hành vi pháp lý Acte juridique
Hành vi quản lý, quản trị Acte d'administration
Hành vi song phương, song vụ Acte bilatéral
Hành vi trái pháp luật Acte illicite
Hết hạn Expiration
Hết hạn (thi hành)một hợp đồng Expiration d'un contrat

Tự điển pháp lý 178


Hiệu lực Effet - Force
Hiệu lực bảo lãnh Effets du cautionnement
Hiệu lực chứng minh của công chứng
Force probant d'acte authentique
thư
Hiệu lực đại diện Effets de la représentation
Hiệu lực hợp đồng đối với các bên
Effets du contrat entre les parties
giao kết
Hiệu lực hợp đồng đốivới người thứ ba Effets du contrat à l’égard des tiers
Hiệu lực ly hôn Effets du divorce
Hiệu lực nuôi nhận con nuôi Effets de l'adoption
Hiệu lực pháp luật của di chúc Effets juridiques du testament
Hiệu lực pháp luật của hôn nhân Effets juridiques du mariage
Hiệu lực tương đối của hợp đồng Effet relatif du contrat
Hiệu lực ràng buộc của hợp đồng Force obligatoire du contrat
Hình thức di chúc Formes de testament
Hình thức giao dịch dân sự Formes d’actes civil
Hình thức hợp đồng dân sự Formes du contrat civil
Hình thức sở hữu Formes de proprieïteï
Hình thức ủy quyền Formes du mandat
Hoa lợi Fruits
Hòa giải Amiable
Hòa nhập quyền và nghĩa vụ Confusion
Hoàn trả Restitution -Restituer
Hoàn trả phần di sản đã nhận Rapport successoral
Hoàn trả tài sản cầm cố Restitution des biens mis en gage
Hòan trả tài sản được ký gửi Restitution du bien deïposeï
Hoãn phân chia di sản Surseoir au partage de succesion-
Hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự Reporter du portage de succesion
Report de l'exécution de l'oblgation civil
Học lý - Học thuyết Doctrine
Hộ tịch État civil
Hộ tịch (Cơ quan phụ trách...) État civil
Aide en cas de réattribuatation des terrains par
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
l’État
Hồi tố Rétroactivité
Hội Fondation
Hôn nhân Mariage - Union
Hôn nhân có yếu tố nước ngoài Mariage impliquant un élément d'éxtranéité
Hôn nhân chưa đến tuổi -Tảo hôn Mariage précoce
Hôn nhân giả tạo Mariage fictif - Mariage simulée

Tự điển pháp lý 179


Hôn nhân hợp pháp Mariage légitime
Hôn nhân không hôn thú Union libre - Union civil
Hôn nhân loạn luân Mariage incestueuse
Hôn nhân ngộ nhận Mariage putatif
Hôn nhân vô hiệu Nullité du mariage
Hôn nhân thử Mariage à l'essaie
Hôn nhân thực tế Concubinage- Union de fait- Union libre
Hôn nhân trái pháp luật Mariage illicite
Hôn nhân trắng Mariage blanc
Hôn nhân trước tuổi Mariage preïcoce
Hôn khế Contrat de mariage
Hợp đồng Contrat - Convention - Pacte
Hợp đồng bảo hiểm Contrat d’assurance
Hợp đồng bảo lãnh Cautionnement
Hợp đồng cá nhân Contrat individuel
Hợp đồng dân sự Contrat civil
Hợp đồng có điều khoản được mua lại Pacte de rachat
Hợp đồng có điều khoản ưu đãi Pacte de preïfeïrence
Hợp đồng có hạn kỳ Contrat à durée déterminée
Hợp đồng có thể tái tục Contrat renouvelable
Hợp đồng cung ứng dịch vụ Contrat de prestation de services
Hợp đồng cung ứng tài sản Contrat de fourniture de biens
Hợp đồng chắc chắn Contrat commutatif
Hợp đồng dành ưu thế cho một bên Contrat léonin
Hợp đồng dân sự Contrat civil
Hợp đồng dịch vụ Louage d'ouvrage
Hợp đồng định danh Contrat nommeé
Hợp đồng được ký qua thư từ Contrat à distance - Contrat entre absents
Hợp đồng được thực hiện ngay Contrat instantané
Hợp đồng được thực hiện ngay Contrat aì exécution instantaneïe
Hợp đồng gia nhập Contrat d'adhésion
Hợp đồng giả tạo Contrat simulé
Hợp đồng hữu lợi/ Hợp đồng hữu
Contrat à titre onéreux - Contrat intéressé
thường
Hợp đồng không định danh Contrat innommé
Hợp đồng không hạn kỳ Contrat à duréïe indéterminée
Hợp đồng liên tiếp Contrat à exécution successive - Contrat successif
Hợp đồng may rủi Contrat aliétoire

Tự điển pháp lý 180


Hợp đồng mật Contrat secret - Contrat clandestin - Contre-lettre
Hợp đồng mẫu Contrat - type
Hợp đồng nhận thầu Contrat d'entreprise
Hợp đồng phụ Contrat accessoire
Hợp đồng sửa đổi một phần hợp đồng
Avenant
đã có
Hợp đồng song vụ/song phương Contrat synallagmatique
Hợp đồng tập thể Contrat collectif
Hợp đồng tức hành Contrat instantané
Hợp đồng thoả thuận ý chí Contrat consensuel
Hợp đồng thuê bán Louage-Vente
Hợp đồng thuê mướn tài sản Bail - Louage de chose
Hợp đồng thuê mướn bất động sản Bail
Hợp đồìng thuê nhà để ở Bail d'habitation
Hợp đồng thuê khoán tài sản Bail d'exploitation - Contrat de louage des choses
Hợp đồng thực tế Contrat réel
Hợp đồng trống (được thảo trước) Contrat de vierge
Hợp đồng trọng thức Contrat formel - Contrat solennel
Hợp đồng vận chuyển hành khách Contrat de transport des personnes
Hợp đồng vận chuyển tài sản Contrat de transport de choses
Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba Contrat conclu dans l’intérêt d’un tiers
Hợp đồng vô hạn kỳ Contrat à duré indéterminée
Hợp đồng vô thường/HĐ vô vụ lợi Contrat aàtitre gratuit - Contrat de bienfaissance
Hợp pháp Légal - Licite
Hợp pháp hoá Légalisation - Légaliser -Legalité
Hủy bỏ Abrogation-Abroger- Annulation-Annuler- -
Dénonciation -Mainlevée - Renonciation
Résilation- Résolution - Rescision- Révocation
Hủy bỏ bảo lãnh Mainlevée du cautionnement
Hủy bỏ cầm cố Mainlevée du gage
Hủy bỏ cam kết Dénonciation d’un engagement
Huỷ bỏ cho tặng Révocation de la donation
Hủy bỏ di chúc Révocation du testament
Huỷ bỏ đơn phương việc ủy quyền Résiliation unilatéral du mandat
Hủy bỏ hợp đồng Résolution du contrat
Hủy bỏ hợp đồng đơn phương Résiliation unilatéral du contrat
Hủy bỏ kết hôn Annulation du mariage
Hủy bỏ nuôi nhận con nuôi Révocation de l’adoption
Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích Annulation de la décision de déclaration

Tự điển pháp lý 181


d’absence
Hủy bỏ việc bán (vì vật bán có tì tích) Rédhibition -Rédibitoire
Hứa giao kết Promesse de contrat
Hứa bán Promesse de vente
Hứa cho Promesse de donation
Hứa hôn Promesse de mariage
Hưởng lợi không có căn cứ luật pháp Enrichissement sans fondement juridique
Hưởng lợi không có nguyên nhân Enrichissement sans cause
Hữu hiệu Validté
Kê biên Saisie
Kê biên tài sản Inventaire
Kết hôn Mariage - Se marier
Kết hôn (Lễ...) Ceïleïbration du mariage
Kết hôn lại - Tái giá Remarier
Kết hôn trái pháp luật Mariage illicite
Kết thúc hạn kỳ, hết hạn kỳ Expiration
Kết thúc tình trạng để chung chưa chia Liquidition de l'indivision
Kiện chứng thư giả mạo Inscription de faux- Inscription en faux
Kiểm kê đất đai Inventaire foncieìre
Kiểm tra chữ viết Veïrification d' écriture
Ký gửi/Ký thác (tài sản) Dépôt
Kỳ hạn Échéance -Terme
Kỳ hạn (Sự làm trước...) Anticipation
Ký kết hợp đồng Contracter - Conclusion du contrat
Conclure un contrat
Khả năng có thể phân chia Divisibilité
Khả năng chuyển nhượng Aliénabilié - Cessibilité
Khấu trừ nợ -Khấu trừ nghĩa vụ Imputation des payements
Khế ước Contrat
Khiếu nại liên quan đến quyền chiếm
Complainte
hữu
Khiếm khuyết Vice
Khiếm khuyết được che dấu Vice caché
Khước từ tư cách cha Désaveu de paternité
Khước từ tư cách cha đối với con do
Désavouer un enfant
vợ sinh ra
Khả năng chi trả nợ Solvabilité
Khả năng chuyển nhượng một quyền Cessibilié d'un droit
Khả năng không thi hành một nghĩa vụ Dédit

Tự điển pháp lý 182


Khai đăng ký kết hôn Bans de mariage
Khai nhận con ngoài giá thú Légitimation - Legitimer un enfant naturel
Khách hàng Cliente
Khách hàng (Khối...) Clienteìle
Khất thi hành nghĩa vụ Atermoiment
Khấu trừ nghĩa vụ Imputation des payements
Khiếm khuyết Vice
Khiếm khuyết được che dấu Vice cacheïe
Khiếm khuyết sự thỏa/ưng thuận Vice de consentement
Khiếu nại /Khiếu tố Dénonciation
Khiếu nại một công trình mới xây Dénonciation de nouvel oeuvre
Khiếu nại vì quyền chiếm hữu bị xâm
Complainte
phạm
Khoản cách cây trồng Distance de plantation
Không có hiệu lực Absence d’effet
Không có khả năng chi trả Insolvabilité - Insolvable-
Không có năng lực Incapacité - Incapable
Không có tính hồi tố Non-reétroactivité
Không có thoả thuận Absence de consentement
Không có trách nhiệm-Miễn trách
Exoneïration de responsabiliteï - Irresponsabiliteï
nhiệm
Không giữ cam kết Forfaire aì ses engagements
Không ngay tình Mauvaise foi
Không phát sinh hiệu lực Absence d'effet -Caduc-Caducité -Invalidation-
Invalidité-Invalide
Không rõ con của ai Confusion de part
Không rõ phụ hệ Confusion de paternité
Không rõ quan hệ cha con Confusion de paternité
Không thay đổi chế độ hôn sản Immuabilité du régime matrimonial
Không thể bãi bỏ Irrévocabilité
Không thể chấp nhận Irrecévabilité
Không thể chuyển nhượng Inalénabilité - Incessibilité
Không thể đòi được Inexigibilité
Không thể đối kháng Inopposabilité
Không thể giao dịch Hors - Commerce
Không thể hủy bỏ Irrévocabiliteé
Không thể kê biên Insaisissabilité - Insaisissable
Không thể kiêm nhiệm Incompatibilité
Không thể mất thời hiệu Imprescriptibilié

Tự điển pháp lý 183


Không thể phân chia nghĩa vụ Indivisibilité de l'obligation
Không thể sai áp Insaisissabilité - Insaisissable
Không thể sử dụng Indisponibilité
Không thể tiên liệu đựoc Imprévision
Không thi hành Inéxécution- Défaut d'éxécution
Khước từ tư cách cha Désaveu de paternité
Lãi Intérêts
Lãi chuyển thành vốn Anatocisme
Lãi quá hạn Intérêts moratoires
Làm trước hạn kỳ Anticipation
Lạm dụng vị trí ưu thế Abus de position dominante
Lạm quyền Abus de droit-Abus de pouvoir-Abus d'autorité
Lạm quyền hưởng dụng Abus de jouissance
Lạm quyền sở hữu Abus du droit de proriété
Lấn chiếm đất công Invasion des terrains publics
Lập chúc Tester
Lẫn lộn quan hệ cha con Confusion de parternité
Liên đới Solidarité
Liên đới có tính chủ động (của các
Solidarité active (entre les créances)
người có quyền)
Liên đới có tính thụ động (của các
Solidarité passive (de la part les débiteurs)
người có nghĩa vụ)
Liên hệ-Quan hệ Lien
Liên quan (giữa các yêu cầu) Connexcité
Loại bỏ (quyền trên một tài sản) Eviction -Evincer
Loạn luân (Sự, Người... ) Inceste
Lỗi Faute
Lỗi bán dân sự phạm Faute quasi-délectuelle
Lỗi cẩu thả Faute d'imprudence - Faute de négligence
Lỗi cố ý, gian trá, thi hành không
Faute intentionnelle
trung thực
Lỗi chung Faute commune
Lỗi dân sự Faute civil - Faute délictuelle - Deïlit civil
Lỗi hợp đồng Faute contractuelle
Lỗi không cố ý Faute non intentionnelle
Lỗi không chấp nhận Faute inéxécusable
Lỗi không hành động Faute d'abstention
Lỗi khinh xuất Faute d'imprudence - Faute de négligence
Lỗi nạn nhân Faute de la victime
Lỗi nặng Faute lourd

Tự điển pháp lý 184


Lỗi nhẹ Faute légère
Lời chú thích, sửa đổi bên lề- Apostile
Lời phê chuyển một đơn Apostile
Lợi ích Intérêt
Lợi tức (thu được từ việc khai thác
Intérêts- Fruits civils
một tài sản)
Luật (Văn bản...) Loi
Luật (Ngành)- Pháp luật Droit
Luật giải thích Loi interprétative
Luật công pháp Droit public
Luật dân sự Droit civil
Luật đất đai Loi foncière
Luật giãi thích Lois interprétatives
Luật lao động Droi du travail
Luật tư pháp Droit privé
Luật sư Avocat
Luật sư (Chủ nhiệm Đoàn...) Bátonnier
Luật sư ( Đoàn...) Ordre des Avocats - Barreau
Luật sư (Văn phòng...) Cabinet d'Avocats
Luật tư pháp Droit privé
Luật tự nhiên Droit naturel
Luật thực tại Droit positif
Lừa dối Dol
Lưu cư Maintien dans les lieux
Lục sự Greffier
Ly hôn Démariage - Divorce -Divorcer
Divorce par consentement mutuel - Consentement
Ly hôn (Thuận tình...)
au
divorce - Divorce sur demande conjointe -
Divorce sur requête conjointe
Ly hôn có yếu tố nước ngoài Divorce impliquant un élément d' extranéité
Ly hôn chế tài Divorce-sanction
Ly hôn do cuộc sống chung bị đỗ vỡ Divorce pour rupture de la vie commune
Divorce remeìde
Ly hôn theo yêu cầu của một bên và
Divorce sur demande accepteïe
sau đó được bên kia chấp thuận
Ly hôn thuận tình Divorce gracieux
Ly hôn tùy thuộc vào quyết định Tòa
Divorce contentieux
án
Ly thân Separation de corps
Lý lịch tư pháp Casier judiciaire

Tự điển pháp lý 185


Lý lịch tư pháp không có tiền án Casier judiciaire vierge
Mãn hạn Expiration
Mãn hạn (thực hiện) một hợp đồng Expiration d’un contrat
Mắc nợ, Gánh chịu nợ Endettement - S'endetter- Contracter des dettes
Mất năng lực hành vi/năng lực hành sử Privation de la capaciteï d'exercice
Mất quyền Déchéance
Mất quyền sở hữu Déposséder - Dépossession
Mất tích/Vắng mặt lâu dài Absence
Mốc phân ranh Bornage
Miễn trừ trách nhiệm Exonération de responsabilité - Irresponsabilité
Miễn thuế Exemption d'impät
Môi giới Courtage
Môi giới hôn nhân Courtage matrimonial
Môi giới nuôi nhận con nuôi Courtage d'adoption
Mở thừa kế Ouverture d'une succession
Mua Achat -Acquérir
Mục đích giao dịch dân sự Objet des actes civils
Mượn để dùng Commodat- Prêt
Mượn tài sản Prêt à usage
Năng lực Capacité
Năng lực giao kết Capacité de contracter
Năng lực hưởng dụng Capacité de jouissance
Năng lực hành vi-Năng lực hành sử Capacité d'exercice
Năng lực lập chúc/lập di chúc Capacité de tester
Năng lực pháp luật dân sự Capacité civil
Năng lực pháp lýï Capaciteé juridique
Nội dung di chúc Contenu du testament
Nợ Dette
Nợ cá nhân-Nợ riêng Dette personnelle
Nợ chắc chắn Dette certaine
Nợ chung của nhiều người Dette communautaire
Nợ dài hạn Dette à long terme
Nơ đáo hạn Dette exigible
Nợ được thế chấp Dette hypothécaire
Nợ đến kỳ hạn phải trả Dette exigible
Nợ không thể đòi được Dette inexigible
Nợ liên đới Dette solidaire
Nợ ngắn hạn Dette à court terme

Tự điển pháp lý 186


Nợ vì sinh hoạt gia đình-Nợ gia vụ Dette ménagère
Nuôi nhận con nuôi Adoption -Adoptif-Adopter
Nuôi nhận con nuôi có yếu tố nước
Adoption impliquant un eïleïment d'extraniteï
ngoài
Nuôi nhận con nuôi của cả hai vợ
Adoption conjointe/conjugale
chồng
Nuôi nhận con nuôi chỉ riêng một
Adoption individuelle
người
Nuôi nhận con nuôi không cắt đứt mối
liên hệ với cha mẹ đẻ Adoption simple
Nuôi nhận con nuôi và cắt đứt mối liên
hệ với cha mẹ đẻ Adoption plénière
Ngay tình Bonne foi
Ngày thụ thai Date de la conception
Ngăn cản kết hôn Empêchement du mariage
Ngăn cấm kết hôn Interdiction du mariage
Ngăn cấm kết hôn vì loạn luân Prohibition de l'inceste
Ngoại tình Adultère
Nguồn gốc nghĩa vụ dân sự Sources de l'obligation civil
Nguyên nhân Cause
Nguyên nhân bên ngoài/khách quan Cause étrangère
Nguyên nhân hợp đồng Cause du contrat
Nguyên nhân nghĩa vụ Cause de l’obligation
Nguyên vẹn ý chí Inégrité de la volonté
Ngưng cho thuê/thuê Congé
Người bán Vendeur
Người bán đấu giá Adjudicateur
Người bạn gái sống chung không hôn
Compagne
thú
Người bảo hiểm Assureur
Người bảo lãnh Caution - Cautioneur
Người bị mất quyền, bị tước quyền
Déshérité
thừa kế
Người bị truất quyền thừa kế vì không
xứng đáng Indigne de succéder -Héritier indigne
Người biệt tích Disparu
Người cầm cố Constituant de gage
Người có nghĩa vụ/Con nợ Débiteur
Người có nghĩa vụ cấp dưỡng Débiteur d’aliment
Người có nghĩa vụ chung Débiteurs conjoints
Người có nghĩa vụ liên đới Coobligé - Co-débiteur solidaire

Tự điển pháp lý 187


Người có phần trong tài sản chung
Indivisaire
chưa chia
Người có quyền Créancier
Người có quyền chung Créanciers conjoints
Người có quyền đòi thi hành nghĩa vụ Créancier
Người có quyền thừa kế Successible
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan Personnes mises en cause
Người có phần trong tài sản chung Indivisaire
Người cung ứng dịch vụ Prestataire de services
Người cùng được chia (một tài sản) Copartageant
Người chết cùng một thời điểm Comourant
Người chịu trách nhiệm về một hành
Auteur
vi
Người cho Donateur - Instituant
Người cho lãnh thầu Adjudicateur
Người cho thuê bất động sản Bailleur
Người cho vay mượn Commodant - Prêteur-
Người chồng góa Veuf
Người chủ sở hữu Propriétaire
Người chủ sở hữu đất Proprétaire foncière
Người chuyển nhượng Aliénateur - Cédant
Người chuyển quyền Auteur
Người chưa thành niên Mineur
Người di tặng Instituant
Người đã có vợ chó chồng Marié/e
Người đại diện Mandataire- Représentant
Người đại diện theo pháp luật Représentant légal
Người đại diện theo uỷ quyền Représentant conventionnelle
Người độc thân Célibataire
Người đồng sở hữu Copropriétaire
Người đồng thừa kế Héritiers copartageants
Người được bảo lãnh Débiteur principale - Personne cautionné
Người được bảo hiểm Assuré
Người được cho Donnataire
Người được câp dưỡng Créancier d'aliment
Người được chuyển nhượng Aliénataire - Débiteur cédé
Người được chuyển quyền Ayants de cause- Ayants cause-Ayants de droit-
Ayants droit
Người được di tặng Institué - Légataire

Tự điển pháp lý 188


Người được đại diện Représenté
Người được giám hộ Personne sous tutelle
Người được hưởng phần di sản không
Réservataire
tùy thuộc vào di chúc
Người được nuôi nhận làm con nuôi Adopté
Người được phân một phần trong tài
sảnchung Attributaire - Copartegeant
Người được quản lý công việc Maitre de l'affaire
Người được uỷ nhiệm Personne commise
Người được ủy quyền Délégué - Mandataire - Procureur
Người được sở hữu Acquéreur
Người giám hộ Tuteur
Người giám hộ được cử Tuteur datif
Người giám hộ đương nhiên-Người
giám
hộ theo luật định Tuteur légal
Người giao kết hợp đồng Contractant
Người giũ vật Deïtenteur
Người gửi Expéditeur
Người gửi giữ vật Déposant
Người hôn phối Conjoint
Người hôn phối còn sống Conjoint vivant
Người hưởng của bỏ/tài sản vô chủ Abandonataire
Người kế quyền-Người thụ quyền Ayants cause- Ayants de cause-Ayants droit-
Ayants de droit
Người kế quyền có tính chung Ayant cause à titre universel
Người kế quyền chung Ayant cause universel
Người kế quyền đặc định Ayant cause à titre particulier
Người làm chứng cho việc lập chúc Teïmoin de la rédactation du testament
Người lãnh thầu Adjudicataire
Ngưòi lập chúc Auteur du testament - Testateur
Người loạn luân Inceste - Incestueux
Người mắc nợ Débiteur - Personne débitrice
Người môi giới Commissionaire - Courtier
Người mua Acquéreur -Sous -acquéreur
Người mua đấu giá Adjudicatair
Người mượn tài sản Emprunteur
Người nhận bảo lãnh Bénificiaire du cautionnement
Người nhận cầm cố Créancier gagiste

Tự điển pháp lý 189


Người nhận chuyển nhượng Cessionnaire
Người nhận di tặng Légataire
Người nhận nuôi con nuôi Adoptant
Người nhận vật gửi Dépositaire
Người mượn để dùng Commodataire
Người nhận gửi tài sản Dépositaire - Détenteur
Người nhận thế chấp Créancier hypothécaire
Người nhận ủy quyền Délégataire - Mandataire
Người phối ngẫu Conjoint
Người phụ nữ có chồng Femme marieïe
Người quản lý , người quản trị Administrateur - Geïrant
Người quản lý công việc Gérant d' affaire
Người quản lý, người quản trị lâm thời Administrateur provisoire
Người quản lý, người quản trị theo
Administrateur légale
luật
Người quản lý, người quản trị theo
Administrateur judiciaire
quyết định của Toà án
Người sống chung không hôn thú Concubin(e)
Người sử dụng đất Usager des sols
Người tiêu dùng Consommateur
Người từ bỏ của cải/tài sản Abandonateur
Người thanh tóan di sản Liquidateur de succesion
Người thành niên Majeurs
Người thành niên cần được bảo vệ Majeurs protégés
Người thế chấp Constituant de l’hypotheìque
Người thi hành di chúc Exécuteur testamentaire
Người thuê Locataire -Preneur
Người thứ ba Tiers
Người thừa kế Héritier - Successeur
Người thừa kế theo huyết thống Héritiers du sang
Người thừa kế không phụ thuộc vào di
Réservataire
chúc-Người hừa kế bắt buộc
Người thừa kế theo pháp luật Héritiers légaux
Người thực hiện di chúc Exécuteur testamentaire
Người trao đổi vật (trong HĐ trao đổi) Copermutant
Người uỷ nhiệm Commenttant
Người ủy quyền Délégant - Mandant
Người vay mượn Emprunteur - Commodataire
Nghề nghiệp Profession
Nghị định Décret

Tự điển pháp lý 190


Nghĩa vụ Obligation
Nghĩa vụ an ninh Obligation de sécurié
Nghĩa vụ bắt buộc Obligation involontaire
Nghĩa vụ cần mẫn Obligation de prudence et de diligence
Nghĩa vụ cấp dưỡng Obligation de secours -Obligation alimentaire
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa hai vợ chồng Obligation alimentaire entre les époux
Nghĩa vụ chỉ dẫn -Nghĩa vụ hướng dẫn Obligation de renseignement
Nghĩa vụ chuyển hữu Obligation de donner
Nghĩa vụ có điều kiện Obligation conditionnelle
Nghĩa vụ có quyền lựa chọn Obligation internative
Nghĩa vụ có thể thay thế Obligation facultative
Nghĩa vụ dân sự Obligation civil
Nghĩa vụ giao vật Obligation de donner- Obligation de livrer
Nghĩa vụ kèm theo điều kiện phạt Obligation avec clauses penals
Nghĩa vụ không cạnh tranh Obligation de non-concurence
Nghĩa vụ không được làm Obligation de ne pas faire
Nghĩa vụ không thể phân chia Obligation indivisible
Nghĩa vụ làm hay không được làm
mộtviệc nào đó Obligation de faire ou de ne pas faire
Nghĩa vụ ngoài hợp đồng Obligation extra-contractuelle
Nghĩa vụ phải làm Obligation de faire
Nghĩa vụ phương tiện Obligation de moyen
Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng Obligation contractuelle
Nghĩa vụ phân chia được theo phần Obligation divisible
Nghĩa vụ tự nguyện Obligation volontaire
Nghĩa vụ tự nhiên Obligation naturelle
Nghĩa vụ thành quả Obligation de résultat
Nghĩa vụ xác định Obligation déterminée
Nhà nước pháp trị-Nhà nước pháp
Etat de droit
quyền
Nhầm lẫn Erreur
Nhầm lẫn nội dung chủ yếu của giao
Erreur sur le contenu essentiel de l'acte
dịch
Nhân thân Etat des personnes
Nhận nuôi con nuôi Adoption -Adopter-Adoptif
Nhật kỳ được ghi lui Antidate
Nhật kỳ chắc chắn Date certaine
Nhìn nhận - Thừa nhận Reconnaissance
Nhin nhận một đứa con ngoài hôn
Reconnaissance d'enfant naturel- Légitimation
nhân

Tự điển pháp lý 191


Nhìn nhận, Khai nhận tự nguyện con
ngoài giá thú Légitimation volontaire
Nhìn nhận, Khai nhận con ngoài giá
thú
thông qua việc kết hôn Leïgitimation par mariage
Nhục mạ Injure
Phạm vi bảo lãnh Etendue du cautionnement
Phạm vi đại diện Etendue de la représentation
Phản kháng hôn nhân Oposition aì mariage
Pháp chế Leïgislation
Pháp lệnh Deïcret-loi - Ordonnance
Pháp luật Droit
Pháp nhân Personne morale
Phạt vi pham vì không thi hành nghĩa
Astreinte - Pénalité
vụ
Phạt vi phạm Pénalité
Phân chia-Phân phối Partage - Distribution -Divisibiliteï
Phân chia thoả thuận Partage amiable
Partage de succesion -Partage succesoral-
Phân chia di sản
Surseoir au partage de succesion
Phân chia di sản theo chúc thư Partage de succesion testamentaire
Phân chia di sản theo pháp luật Partage de succesion légale
Phân chia tài sản chung Partage/Séparation des biens communs
Phân chia tài sản chung trong thời gian Partage des biens communs pendant la duré du
hôn thú mariage
Phân chia theo quyết định của Toà án Partage judiciaire
Phân chia theo thứ tự ưu tiên Distribution par ordre - Ordre de distribution
Phân chia theo tỷ lệ món nợ Distribution par contribution
Phân chia trách nhiệm Partage de responsabilité
Phân sản -Biệt sản-Phân lập tài sản Séparation des biens
Phân sản theo thoả thuận Séparation des biens volontaire
Phân sản theo quyết định của Tòa án Séparation des biens en justice
Phân tranh luật pháp Conflit de lois
Phần Lot - Part
Phần chung Parties communes
Phần chung trong chung cư Parties communes d'un immeuble d'habitation
Phần di sản không phụ thuộc vào chúc Réserve hériditaire - Réserve légal- Part
thư réservataire
Phần được chia, được hưởng (trong tài
sản chung) Emolument
Phần đồng sở hữu chưa chia Lot de coropriété indivis

Tự điển pháp lý 192


Phần góp-Phần hưởng trong một tài
Apport - Quota part
sản chung
Phần góp trong một công ty Apport en société
Phần riêng trong chung cư Parties privatives
Phê chuẩn Ratification
Phê chuẩn (một chứng thư) Homologation - Homologuer
Phí bảo hiểm Prime
Phong tục Coutume
Phụ hưởng Accession
Phụ hưởng về động sản Accession mobilieìre
Phụ hưởng về bất động sản Accession immobilieìre
Phụ nữ có chồng Femme mariée
Phụ thêm ( cái, sự) Adjontion
Phụ thẩm (thẩm phán) Assesseur
Phương chước Moyens
Phương thức Modalité
Phương thức chi trả Modalité de paiement
Phương thức giao tài sản Modalité de la délivrance
Phương thức thực hiện nghĩa vu cấp Modalité de recouvrement des créances
dưỡng alimentaires
Phương thức xác lập quyền sở hữu Mode d'acqusition du droit de proprieïte
Quan hệ Lien -Rapport
Quan hệ dòng giỏiï do việc nhận con
Filiation adoptive
nuôi
Quan hệ dòng giỏiï giữa cha đẻ với
Filiation paternelle - Paternité légitime
con
Quan hệ dòng giỏiï giữa cha mẹ đẻ /ì
Filiation
con - Tử hệ
Quan hệ dòng giỏiïï giữa cha mẹ đẻ /
Filiation incestueuse
con loạn luân
Quan hệ dòng giỏiï giữa cha mẹ đẻ
/con
ngoại tình Filiation adulteïrin
Quan hệ dòng giỏiï giữa cha mẹ
đẻ/con
chính thức Filiation légitime
Quan hệ dòng giỏiï giữa cha mẹ đẻ/
con ngoài hôn nhân Filiation naturelle - Paternité naturelle
Quan hệ dòng giỏiï giữa cha mẹ nuôi
Filiation adoptif
/con nuôi
Quan hệ dòng giỏiïï giữa mẹ đẻ và con Filiation maternelle - Maternité
Quan hệ gia đình Liens de famille
Alliance

Tự điển pháp lý 193


Quan hệ họ hàng Parenté
Quan hệ huyết thống Liens du sang
Quan hệ ngoại tình, ngoài giá thú Adultère
Quan hệ nhân quả Causalité
Quan hệ nhân thân Rapports personelles
Quan hệ pháp lý Liens de droit
Quan hệ quyền Liens du droit
Quan hệ quyền lẫn huyết thống Liens de droit qui sont aussi des liens de sang
Quan hệ quyền nhưng không huyết
Liens de droit sans liens de sang
thống
Quan hệ thân thuộc Parenté
Quan hệ tài sản Rapports pécuniaires
Quan hệ thông gia Alliance
Quan hệ vợ chồng Relations entre époux
Quan toà Magistrat - Magistrature
Quản lý, quản trị Administration - Administrer
Quản lý công việc không có ủy quyền Gestion d’affaires sans mandat
Quản lý đất đai Gestion foncière
Quản lý tài sản chung (của vợ chồng) Adminstration de la communauté
Quản lý theo luật Administration légale
Quản lý theo quyết định của Toà án Administration judiciaire
Quốc tịch Nationalité
Quốc tịch duy nhất Nationalité unique
Quốc tịch nước ngoài Nationaliteï eïtrangeìre
Quyền Droit - Faculté
Quyền biện hộ Droit de plaidorie
Quyền bình đẳng Droit à égalité
Quyền của cha mẹ Autorité parentale
Quyền của cha mẹ đối với con vị
thànhniên Autorité parentale envers l'enfant mineur
Quyền của cha mẹ đối với nhân thân
Autorité parentale relativement à la personne de
con
cái l’enfant
Quyền của cha mẹ đối với tài sản của Autorité prentale relativement aux biens de
con cái l'enfant
Quyền của người chồng Pouvoir marital
Quyền chuộc lại (tài sản bán) Faculté de rachat
Quyền dân sự Droits civils
Quyền đại diện biểu kiến Pouvoir apparent de la repreïsentation
Quyền định đoạt Droit de disposition

Tự điển pháp lý 194


Quyền đòi bồi thường Droit à réparation
Quyền đòi cấp dưỡng Creïance alimentaire
Quyền đòi lấy lại (nhà cho thuê) Droit de reprise
Quyền đòi nợ Créance
Quyền đòi thi hành nghĩa vụ Créance
Quyền đối nhân Droit personnel
Quyền đối vật Droit réel
Quyền được cấp dưỡng Créance alimentaire
Quyền đối với hình ảnh Droit de l’image
Quyền được giữ tài sản (để bảo đảm
Droit de rétention
nghĩa vụ)
Quyền được hưởng Droit acquis
Quyền được mua lại (tài sản bán) Faculté de rachat - Faculté de réméré
Quyền được mua trước Droit de préemption
Quyền được tôn trọng đời tư Droit au respect de la vie priveïe
Quyền được thăm viếng Droit de visite
Quyền được thủ đắc Droit acquis
Quyền được trả nợ trước Droit de préférence - Privilège
Quyền hưởng dụng Droit de jouissance
Quyền hưởng dụng thu lợi Usufruit
Quyền hữu hình Droit coporel
Quyền hành Pouvoir
Quyền kết hôn Droit au mariage
Quyền lĩnh thêm phần người khác
Accroisement
không hưởng
Quyền lợi Inteïrãt
Quyền lưu trì Droit de rétention
Quyền ly hôn Droit au divorce
Quyền mua trươc Droit de préemption
Quyền ngoài gia sản Droit extra-patrimonial
Quyền nhân thân Droit de la personnalité
Quyền phụ hưởng Droit d'accession
Quyền quốc tịch Droit aì la nationalité
Quyền quyết định Droit de disposition
Quyền sát nhập Droit d'accession
Quyền sở hữu Droit de propriété
Quyền sở hữu (Mất...) Déposséder
Quyền sở hữu công nghiệp Droit de proprété industrielle
Quyền sở hữu chung đối với tường
Mitoyeneté
phân ranh

Tự điển pháp lý 195


Quyền sở hữu văn chương và nghệ
Droit de proprété littéraire et artistique
thuật
Quyền sở hữu thương mại Droit de propriété commerciale
Quyền sở hữu trí tuệ Droit de la propriété intellectuelle
Quyền sử dụng Disposition- Droit d'usage
Quyền sử dụng đất Droit d'usage des sols
Quyền tác giả Droit d'auteur
Quyền tài sản Droit patrimoine
Quyền tự ý quyết định Droit discrétionnaire
Quyền thăm viếng Droit de visite
Quyền thủ đắc Droit acquis
Quyền thừa hưởng (một tài sản) không
Disposition à titre gratuit
mất tiền
Quyền thừa hưởng (một tài sản) mất
Disposition à titre onéreux
tiền
Quyền thừa kế Heridité
Quyềön trên một vât Faculté
Quyền truy đuổi, truy tìm (tài sản) Droit de suite
Quyền ưu tiên mua trước Droit de préemption
Quyền ưu tiên được trả nợ Droit de préférence - Privilège
Quyền về hình ảnh Droit à l’image
Quyền về dẫn thuỷ qua bất động sản
liền kề Servitude d'aqueduc
Quyền về lối đi qua bất động sản liền
Servitude de passage
kề
Quyền về thoát nước qua bất động sản
Servitude d'eéoulement des eaux
liền kề
Quyền vô hình Droit incoporel
Quyền yêu cầu đòi bồi thường Droit à réparation
Quyền yêu cầu thực hiện (nghĩa vụ ) Créance
Quyết định Statuer
Quyết định (Rút lại...) Rétractation
Quyết định tuyên bố một người đã
Décision déclaratf de décès
chết
Quỹ Fonds
Ranh giới (giữa hai đám đất) Limite
Rủi ro Risque
Rủi ro được bảo hiểm Risque assuré
Sai áp Saisie
Sản nghiệp Patrimoine
Sao biên - Sao chép Transcription

Tự điển pháp lý 196


Sắc lệnh Décret
Sắc luật Décret-loi
Sinh Naissance
Sống cách biệt (trong thời gian xin ly
Résider séparément
hôn)
Sống chung Cohabitation
Sống chung không hôn thú Concubinage- Union de fait- Union libre
Sở hữu Propriété
Sở hữu công nghiệp Propriété industrielle
Sở hữu chung Copropriété
Sở hữu chung có thể phân chia
Sở hữu chung của cộng đồng Copropriété communautaire
Sở hữu chung của vợ chồng Copropriété des biens des époux
Sở hữu chung hỗn hợp Copropriété mixte
Sở hữu chung hợp nhất Coproprieté indivise - Copropriété par indivision
Sở hữu chung hợp nhất có thể phân
Copropriété divisible
chia
Sở hữu chung hợp nhất không thể
Copropriété indivisible
phân chia
Sở hữu chung theo phần Copropriété par quote-parts
Sở hữu đất đai Propriété foncière
Sở hữu hỗn hợp Propriété mixte
Sở hữu nhà nước Propriété de l’État
Sở hữu tư nhân Propriété privée
Sở hữu tập thể Propriété collective
Sở hữu toàn dân Propriété du peuple entier
Suy đoán Présomption
Suy đoán dựa vào sự kiện Présomption de fait
Suy đoán đơn giản Présomption simple
Suy đoán không thể bác khước Présomption irréfragable
Suy đóan mất tích Présomption d’absence
Suy đóan pháp định Présomption légale
Sïuy đoán về phụ hệ Présomption de paternité
Sử dụng đất Utilisation des sols
Sự kiện pháp lý Fait juridique
Sự kiện tác động (gây thiệt hại) Fait générateur
Sửa chữa tổn thất vật thuê do người
Réparations locatives
thuê chịu
Sửa đổi di chúc Modification du testament
Sửa đổi hợp đồng dân sự Modification du contrat civil

Tự điển pháp lý 197


Tác giả (môt hành vi,một tác phẩm) Auteur
Tái giá Remarier
Tái tục (một hợp đồng) Reconduction - Prorogation - Renouvellement
Tài liệu Documents
Tài sản Biens
Tài sản có Actif
Tài sản có thể tiêu thụ được Biens de consommation - Biens consomptibles
Tài sản chung Biens communs
Tài sản chung của vợ chồng Acquêts - Biens communs des époux
Tài sản chung chưa chia Bien indivis
Tài sản di tặng Legs
Tài sản dùng vào việc thờ cúng Biens cultuels
Tài sản được ký gửi Chose déposée - Bien déposé
Tài sản được thủ đắc, được sở hữu Biens acquis
Tài sản hiện có và sẽ có trong tương
Biens présents et à avenir
lai
Tài sản hữu hình Biens corporels
Tài sản không thể bị sai áp Biens insaisissables
Tài sản nợ Passif
Tài sản phải hoàn trả Biens à restituer
Tài sản riêng Biens propres
Tài sản riêng của vợ chồng Biens propres des époux
Tài sản riêng (vợ/chồng) đưa vào tài
Acquêts
sản chung
Tài sản thế chấp Bien hypothèqué
Tài sản thùa kế Hérédité - Héritage
Tài sản thừa kế chưa chia Indivision héréditaire
Tài sản vay Biens prêtés
Tài sản vô chủ Biens vacants
Tài sản vô hình Biens incorporels
Tảo hôn Mariage précoce
Tạm giữ tài sản đang tranh chấp Séquestre
Tặng cho- Tặng dữ Don-Donation- Institution- Libéralité
Tặng cho có điều kiện Donation avec charge
Tặng cho giả tạo Donation déguisée
Tặng cho giữa những hôn phối Institution contractuelle
Tặng cho lúc còn sống Donation entre vifs
Tặng cho tài sản sẽ có trong tương lai Donation de biens à venirs
Tặng trao tay Donation manuel - Don manuel

Tự điển pháp lý 198


Tập quán Usage
Tên - Danh tánh Nom
Tích sản Actif
Ti thuộc Descendant
Tịch biên Saisie
Tịch thu tài sản của con nợ Exécuter un débiteur
Tiền bảo chứng Cautionnement
Tiền bảo lãnh Caution - Cautionnement
Tiền bồi thuờng của bên không thi
Dedit
hành hợp đồng
Tiền bồi thường thiệt hại Dommages et Intérêts - Indemnité
Tiền bồi thường thiệt hại vì quá hạn Dommages - Intérêts moratoires
Tiền bồi thường vì trưng mua Indemnité d’expropriation
Tiền bồi thường thiệt hại có tính bù trừ Dommages - Intérêts compensatoires
Tiền bù vào (cho đều nhau) Soute
Tiền cấp dưỡng Aliments - Pension alimentaire - Montant de la
créance alimentaire -Secours
Tiền công của các công lại tư pháp Emoluments
Tiền/Khoản đặt cọc Arrhes
Tiền hoa hồng Commission
Tiền phạt Amende -Amende civil
Tiền phụ cấp nhà ở Indemnité de logement
Tiền sử dụng đất Redevance fonctière
Tiền thuê Loyer
Tiền thuê đất Fermage-Loyer foncier
Tiền thù lao của Luật sư, bác sĩ.. Honorraires
Tiền trả góp, trả theo định kỳ Acompte - Annuiteï
Tiền trợ cấp Pension
Tiền trả trước trong khi chờ Toà phân
Provision
xử
Tiền ứng trước Avance
Tiêu dùng Consommation
Tình trạng ẩn dấu, bí mật
Tình trạng bên ngoài ,biểu kiến Apparence
Tình trạng có trước (thế chấp bất động
Antériorité
sản)
Tình trạng chung của vật phân ranh
Mitoyeneté
hai bất động sản
Tình trạng di sản để chung chưa chia Indivision héréditaire - Indivision succesorrale
Tình trạng để chung chưa chia Indivision

Tự điển pháp lý 199


Tình trạng góa của người đàn bà Viduité
Tình trạng hai chồng, hai vợ Bigamie
Tình trạng không có người thừa kế Déshérence - Vacance de succession
Tố cáo văn bản giả tạo Arguer une pièce de faux
Tình trạng sống chung không hôn thú Concubinaire
Tổ chức Ordre - Fondation
Tổ chức nghề nghiệp Ordre professionnel
Tổ chức tư pháp Organisation judiciaire - Justice - Juridiction
Tôn thuộc Ascendant
Tổn hại - Tổn thất Dégâts -Dommage
Tục lệ Coutume
Tuổi - Độ tuổi Âge
Tuổi của người được nhận nuôi Âge de l'adopté
Tuổi của người nhận con nuôi Age de l'adoptant
Tuổi chưa thành niên Minorité
Tuổi kết hôn Age au mariage
Tuổi luật định (để hành sử một quyền) Âge légal
Tuổi thành niên Majorité
Tuyên bố mất tích Déclaration d'absence
Tuyển định trú sở Election de domicile
Tư cách (Làm cho có...) Habilitation
Tư cách pháp nhân Personnalité juridique
Tư cách thừa kế Qualité d'héritier
Tư cách thích thuộc Allié
Tự do giao kết Liberté contractuelle
Tự do yÏ chí (Nguyên tắc ..) Autonomie de la volonté
Abandon - Abandonner - Renonciation -
Từ bỏ- Từ chối- Từ khước -
Renoncer-
Répudiation- Répuder
Từ bỏ con Abandon d'enfant
Từ bỏ cư trú hôn nhân Abandon du domicile conjugal
Từ bỏ tư cách thừa kế Abandon de la qualiteï d'héritier
Từ bỏ quốc tịch Répudiation de la nationalité
Từ bỏ quyền sở hữu Renonciation au droit de propriété
Từ khước, Từ chối, Từ bỏ di sản Renonciation aì la succession -Répudiation de
la succesion -Répudier une succession
Tử hệ chính thức Paternité légitime
Tử hệ tư sinh- Tử hệ không chính thức Paternité naturelle
Tự do giao kết Liberté contractuelle

Tự điển pháp lý 200


Tước (1 quyền nào đó) Déchéance
Tước quốc tịch Déchéance de la nationalité
Tước/truất quyền thừa kế Exhérédation - Exhéréder
Thai Grosesse
Thanh toán - Thanh lý Liquidation
Liquidation de l'héritage- Liquidation de
Thanh tóan di sản
succession
Thanh lý tài sản Liquidation des biens
Thanh toán chế độ hôn sản Liquidation du régime matrimonial
Liquidation de l’heritage- Liquidation de
Thanh toán di sản
sucession
Thanh toán nợ Liquidation d'une dette - Paiement
Thanh tóan nợ nhưng không thiếu
Paiement de l'indu
hoặc không có trên thực tế
Thanh tóan nợ trước kỳ hạn Anticipation de paiement
Thanh toán tài sản cộng đồng Liquidation de communauteï
Thanh toán theo con đường tư pháp Liquidation judiciaire
Thay thế nghĩa vụ Dation en paiement - Notivation
Thăm viếng Visite
Thẩm quyền Compétence
Thân thích trực hệ Lingne directe
Thân thích bàng hệ Lingne collatéral
Thân trạng Etat des personnes
Thầìu Adjudication - Adjudicatif
Thanh tóan nợ Acquitter une dette
Thay thế nghĩa vụ Dation en paiement - Novation
Thể nhân Personne physique
Thế chấp Hypotheìque
Thế chấp bất động sản Antichrèse -Nantissement -Hypotheìque
Hypothèque sur le droit d'usage d'un fonds de
Thế chấp quyền sử dụng đất
terre
Thế chấp tài sản đang cho thuê Hypothèque sur un bien louée
Thế chấp tài sản được bảo hiểm Hypothèque sur un bien assuré
Thể nhân Individu
Thi hành , Thực hiện Éxécution -Exécuter
Thi hành cưỡng bách Éxécution forcée
Thi hành hợp đồng Exécution du contrat
Thị thực Légalisation - Légaliser
Thích ứng (Tính...) Pertionence
Thích ứng của một chứng cứ Pertionence d'un preuve

Tự điển pháp lý 201


Thiệt hại, Tổn hại Deïgáts - Dommage - Lésion -Préjudice
Thiệt hại hiện tại Dommage actuel
Thiệt hại không thể tiên liệu được Dommage imprévisible
Thiệt hại quá đáng Lésion spécial
Thiệt hại tinh thần Dommage moral - Préjudice moral
Thiệt hại thân thể con người Dommage à la personne
Thiệt hại trong tương lai Dommage futur
Thiệt haị vật chất Dommage matériel - Préjudice matériel
Thiếu tuổi Défaut d'áge
Thoả hiệp Transaction
Thoả ước Convention - Pacte
Thoả ước tập thể/cộng đồng Convention collectives
Thoả thuận Accord -Acquiescement-Acquiescer-Convention
Thoả thuận về tài sản Convention matrimoniale
Thỏa thuận cách thanh tóan nợ Concordat
Thoả thuận nguyên tắc Accord de principe
Thoả thuận xử lý nợ Concordat-Plan de redressement de l'entreprise
Thoát quyền Emancipation
Thông báo Avis-Dénonciation - Notification
Avis de recherche d’une personne présumée
Thông báo tìm kiếm người vắng mặt
abssent
Thông gia (Kết) Allier
Thời điểm giao kết/hình thành hợp
Date de formation du contrat civil
đồng
Thời điểm mở di sản Instance de l'ouverture de la succession
Thời hạn Délai - Échéance - Terme
Thời hạn ân huệ Délai de grâce
Thời hạn bãi ước Délai congé
Thời hạn chưa được kết hôn của người
Délai de viduité
đàn bà goá
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự Terme de l’exécution de l’obligation civil
Thời hạn tròn Délai franc
Thời hạn ủy quyền Durée du mandat
Thời hiệu Prescription
Thời hiệu hưởng quyền dân sự Prescription acquisitive d'un doit civil
Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự Prescription libératoire d'une obligation civil
Thời kỳ thụ thai luật định Peïriode leïgale de conception
Thời kỳ hôn nhân Dureïe du mariage
Thu hồi đất Réattributation des terrains
Thú nhận-Thừa nhận Aveu

Tự điển pháp lý 202


Thủ đắc Acquisition - Acquis-Acquisitif - Acquérir
Thủ đắc một quyền Acquérir un droit
Thủ đắc quốc tịch Acquisitation de la nationalité
Thủ đắc quyền sở hữu Acquisition du droit de propriété
Thù lao (của Luật sư, Bác sĩ) Honoraires
Thụ thai Conception
Thụ thai (Giai đoạn ...luật định) Peïriode légale de conception
Thuần phong mỹ tục Bonne meur
Thuận tuân Acquiescement
Thúc thi hành nghĩa vụ, thúc trả nợ Commandement à payer - Mise en demeure
Thuê Bailler - Prendre à bail
Thuê Location
Thuê-Bán Location - Vente
Thuê đất Location des terrains
Thuê tài sản Louage de chose
Thuyết gửi đi-Thuyết vận tống Théorie d'expédition
Thứ tự hàng bậc Ordre
Ordre de succession-Ordre successoral-Ordre des
Thứ tự hàng thừa kế
héritiers
Thứ tự phân chia Ordre de distribution
Thứ tự thanh toán nợ cho các chủ nợ Collocation - Ordre de paiement des créanciers
successoraux
Thừa kế không chúc thư Succession ab intestat
Thừa kế ngoại biểu Héritier apparent
Thừa kế quyền tác giả Succession des droits d’auteur
Thừa kế theo di chúc Succession testamentaire
Thừa kế theo pháp luật Héritiers leïgaux - Succession légale
Thừa kế thế vị Représentaion successoral - Succession par
représentation
Thừa nhận Reconnaissance - Aveu
Thừa nhận con ngoài hôn nhân Reconnaissance d'enfant naturel
Thừa nhận tự ý, tự nguyện Reconnaissance volontaire
Thừa nhận theo quyết định của Toà án Reconnaissance judiciaire
Thửa đất Parcelle
Thực hiện Exécution - Exécuter
Thực hiện nghĩa vụ Exécution de l’oblgation- Paiement
Thực hiện nghĩa vụ đối với người
Paiement de l’indu
không có quyền
Thương hiệu Nom commerciale

Tự điển pháp lý 203


Thương lượng , Thương thảo,
Thương thuyết Négociation
Thường luật Droit commune
Trả nợ Acquitter une dette - Paiement
Trả tiền trước kỳ hạn Anticipation de paiement
Tranh chấp đất đai Litige foncière
Trao đổi Échange
íTrao đổi vật có bù trừ Échange avec soutle
Trao tay (một tài sản) Tradition
Trách nhiệm Responsabiliteï
Trách nhiệm dân sự Responsabilité civil
Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng Responsabilité extrat-contractuelle
Trách nhiệm dân sự phát sinh từ hợp
Responsabilité contractuelle
đồng
Trách nhiệm do hành vi của người
Responsabilité du fait d'autrui
khác
Trách nhiệm do vật gây ra Responsabilité du fait des choses
Trái quyền Créance
Trái vụ Dette
Tranh chấp Conflit
Tranh chấp về quan hệ máu mủ/tử hệ Conflit de filiation
Trao đổi Échange
Trao đổi có bù trừ Échange avec soutle
Trật tự công cộng Ordre public
Trích sao-Trích lục - Extrait
Trích sao giấy khai sinh Extrait d'acte de naissance
Trích sao án văn Extrait d’un jugement
Trông coi, trông giữ Garde
Trông giữ con cái Garde des enfants
Trông giữ đồ vật Garde de la chose
Trú sở Demeure- Domicile
Trú sở hôn nhân Domicile conjugal
Trú sở pháp định Domicile
Trú sở tuyển định Domicile élu - Election de domicile
Trụ sở Sieìge
Truất quyền thùa kế Exhédération - Exhéréder - Déshéritement -
Déshériter - Destitution
Truất quyền thừa kế vì không xứng
Indignité sucessorale
đáng
Trục xuất một người đang chiếm giữ Expulsion

Tự điển pháp lý 204


một căn nhà theo quyết định cơ quan
tư pháp
Truy tìm, truy tầm, xin xác nhận Recherche
Trưng dụng Réquisition - Réquisitionner
Trưng mua Expropriation -Faire une réquisition payée
Trưng mua vì lý do công ích Expropriation pour cause d'utilié publique
Trưng tập dân thường Réquisition civil
Trước bạ Enregistrement
Trường hợp bất khả kháng Cas de force majeur-Cas fortuit
Uíy nhiệm Commission - Commettre
Uíy quyền Délégation - Mandat - Procuration
Uíy quyền đặc định Mandat spécial
Uíy quyền lại Substitution de mandataire
Uíy quyền luật định-Uíy quyền pháp
Mandat légal
định
Uíy quyền mặc nhiên Mandat tacite
Uíy quyền tổng quát Mandat général
Uỷ quyền thực hiện các hành vi gia vụ Mandat domestique
Uíy thác Commission
Ưng thuận Accord - Consentement- Ratification
Vay mựon Emprunt -
Vay mựơn tài sản để dùng Prêt à usage - Commodat
Vay mượn tài sản để tiêu dùng Prêt de consommation - Prãt simple
Vay mượn tài sản để tiêu dùng có kỳ
Prêt de consommation avec terme
hạn
Vay mượn tài sản để tiêu dùng không
Prêt de consommation sans terme
kỳ hạn
Vay mượn ngắn hạn Emprunt à court échéance
Vay mượn nhưng có lãi Prêt à intérêts
Vay tài sản Prêt de consommation
Văn bản Acte - Instrument
Văn bản (Lập...) Instrumentation - Instrumenter
Vận chuyển Transport
Vận chuyển không mất tiền- Chuyên
chở hảo ý Transport bénévole
Vật Chose
Vật bị bỏ Chose abandonnée
Vật bị tiêu hao Chose consomptif
Vật cùng chủng loại Chose de genre- Chose fongible
Vật chia được Chose divisible

Tự điển pháp lý 205


Vật chính Chose principale
Vật chung Chose commune
Vật chung dùng để ngăn cách 2 bất
Mitoyen
động sản
Vật chưa chia, còn để chung Chose indivise - Chose en copropriété
Vật đặc định/khác chủng loại Chose non fongible
Vật đồng bộ Chose complexe
Vật gửi Chose déposé
Vật hữu hình Chose corporel
Vật khác chủng loại Chose non fongible
Vật không chia được Chose indivisible
Vật không bị tiêu hao Chose non consomptible
Vật không thể mua bán Chose hors de commerce
Vật phụ Chose accessoire
Vật tiêu hao Chose consomptible
Vật vô hình Chose incorporel
Vật vô thừa nhận, vật thất lạc Épave
Vật vô thừa nhận, vật thất lạc trên
Épave fluvial
sông
Vật vô thừa nhận, vật thất lạc trên đất Épave terrestre
Vật vô thừa nhận, vật thất lạc trên biển Épave maritime
Vi phạm Forfaire
Vi phạm cam kết Forfaire à ses engagements
Vi phạm dân sự Délit civil
Vi phạm nghĩa vụ dân sự Violation de la obligation civil
Vô chủ Vacance - Vacante
Vô hiệu Nullitéï
Vô hiệu di chúc Nullité d’un testament
Vô hiệu giao dịch dân sự Nullité des actes civils
Vô hiệu hợp đồng Nullité d’un contrat
Vô hiệu tương đối Nullité relative
Vô hiệu tuyệt đối Nullité absolue
Vỡ nợ Déconfiture
Vợ chồng chưa cưới Fiancés
Vợ chồng loạn luân Couple incestueux
Vợ goá Veuve
Xác lập quyền sở hữu Acquisition du droit de propriété -Naissance du
droit de propriété
Xác nhận Confirmation

Tự điển pháp lý 206


Xóa đăng ký thế chấp Radiation de l’inscription de l’hypothèque
Xuất trình Production
Xung đột Conflit
Xung đột về quan hệ máu mủ Conflit de filiation
Ý chí Volonté
Yêu cầu Demande
Yêu cầu thừa nhận quan hệ cha con
Recherche de la paternité naturelle
ngoài hôn nhân
Yêu cầu thừa nhận quan hệ mẹ con
Recherche de la maternité naturelle
ngoài hôn nhân
Yêu sách Revendication
Ý chí Volonté
Ý chí chung Volonté commune - Commune intention
Y chí ly hôn Volonter de divorcer
Ý chí lập chúc Volonter de tester
Ý chí người lập chúc Volonté du testateur

Tự điển pháp lý 207


Tập sách mỏng này được viết với tất cả

 niềm yêu thương dành cho những người đã sống bên cạnh tôi
từ thưở hàn vi cho đến lúc…

 niềm hãnh diện của


sinh viên trường Đại học Luật khoa Huế (1966-1970),

 tình thân ái dành cho các đồng nghiệp cũ và mới; riêng tặng Trần Văn Phước và
con gái, Nguyễn Đình Hùng, Đặng Văn Cường, Nguyễn Văn Tòan, Nguyễn Duy Hiền

 lòng kiên nhẫn và nghị lực mà gia đình, bạn bè và cuộc đời đã truyền đạt
để tôi có thể đứng vững
trong những ngày u buồn và chán nản nhất trong cuộc sống,

 lòng đam mê của một người chọn ngành Luật


để học hỏi và trưởng thành,

 lòng cảm ơn chân thành đối với những người


đã cho tôi một niềm tin trong cuộc sống,
để biết sống và cố gắng sống vì người khác,

 lòng biết ơn chân thành đối với những người đã giúp tôi
trưởng thành,
những người đã tạo cho tôi một mái ấm gia đình.

 lòng kính trọng, nuối tiếc và thương nhớ các đồng nghiệp nhiều thế hệ đã quá cố:
Ls Vũ Đăng Dung, Ls Trịnh Hoài Vọng, Ls Lê Văn Kiềm, Ls Hồ Đắc Vọng,
Ls Nguyễn Hữu Phước

 Kỷ niệm một thời làm công tác đối ngoại tại UBND thành phố Huế đặc biệt với
nhóm Francophone

dù được khởi sự viết từ tháng 12 năm 1998


nhưng tất nhiên
còn rất nhiều khiếm khuyết,
và đó là một dịp
để một lần nữa phải biết nhìn lại mình.

Tự điển pháp lý 208


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. DICTIONNAIRE DES TERMES JURIDIQUES CỦA SAMYN VÀ NHIỀU TÁC GIẢ,


NXB DE VERCHI POCHE-1998.
2. LEXIQUE DE TERME JURIDIQUES CỦA GUILLIEN VÀ VINCENT, NXB
DALLOZ-1990.
3. THUẬT NGỮ PHÁP LÝ PHỔ THÔNG CỦA NHIỀU TÁC GIẢ LIÊN XÔ, BẢN
DỊCH VIỆT NGỮ, NXB PHÁP LÝ 1987.
4. TỰ ĐIỂN GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ LUẬT HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HÀ NỘI, NXB CÔNG AN NHÂN DÂN - 1999.
5. CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN TRONG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM CỦA NGÔ VĂN
THÂU, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - 1966.
6. DANH TỪ PHÁP LUẬT LƯỢC GIẢI CỦA TRẦN THÚC LINH, NXB KHAI TRÍ
SÀI GÒN.
7. MOTS CLÉS DE LA JUSTICE CỦA BỘ TƯ PHÁP CỘNG HÒA PHÁP, TÀI LIỆU
TRÊN INTERNET
8. BASE TESTAMENT TÀI LIỆU TRÊN INTERNET
9. DICTIONNAIRE DE DROIT PRIVÉ CỦA SERGE BRAUDO, TÀI LIỆU TRÊN
INTERNET
10. CODE CIVIL FRANCAISE.
11. BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2005
12. BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 1995 (BẢNG TIẾNG PHÁP CỦA NHÀ PHÁP
LUẬT VIỆT-PHÁP)
13. BỘ LUẬT DÂN SỰ PHÁP - BẢNG TIẾNG PHÁP-NHÀ XUẤT BẢN DALLOZ
NĂM 1995
14. BỘ LUẬT DÂN SỰ PHÁP (BẢNG TIẾNG VIỆT) NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
1998
14. LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2000
15. LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2000 (BẢNG TIẾNG PHÁP CỦA NHÀ PHÁP
LUẬT VIỆT PHÁP)
16. LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
17. LUẬT ĐẤT ĐAI 2003 (BẢNG TIẾNG PHÁP CỦA NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT PHÁP)
18. TỰ ĐIỂN GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ PHÁP LÝ THÔNG DỤNG CỦA NGUYỄN
DUY LẪM- NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 2001
19. CÁC SÁCH GIÁO KHOA VỀ LUẬT DÂN SỰ ( TIẾNG PHÁP VÀ TIẾNG VIỆT ).
20. TỰ ĐIỂN HACHETTE 1989.
21. TỰ ĐIỂN LA ROUSSE 1984.
22. TỰ ĐIỂN PHÁP-VIỆT NXB KHOA HỌC XÃ HỘI-1984

Tự điển pháp lý 209

You might also like