You are on page 1of 4

Ký hiệu Chữ viết đầy đủ

BLDS Bộ luật Dân sự

– Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu
không ngay tình thì phải chứng minh.
– Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán
là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc
người chiếm hữu không có quyền.
– Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và
được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật này và luật
khác có liên quan. [1]
Đối với người chiếm hữu, BLDS phân loại chiếm hữu thành hai hình thức đó là chiếm
hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, nhưng pháp luật lại
không quy định cụ thể người chiếm hữu là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật hay
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật mà nhờ suy đoán ngay tình mà người chiếm hữu
được nhận hoa lợi, lợi tức mà không cần chứng minh sự ngay tình của mình và được
hưởng thời hiệu xác lập sở hữu mà không cần chứng minh. Người chiếm hữu chỉ cần xác
định được việc hiếm hữu của mình đang bị xâm phạm thì sẽ có thể kiện yêu cầu Tòa án
hoặc cơ quan có thẩm quyền buộc người xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục
tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại. Như vậy, có thể thấy BLDS đã
bảo vệ tốt cho người chiếm hữu.
-Đối với người đi kiện đòi khôi phục chiếm hữu, người đi kiện có thể tranh chấp về
quyền đối với người chiếm hữu. Khoản 1 điều 166 về quyền đòi lại tài sản quy định
“Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người
chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật” 1.
Có thể thấy, luật chỉ cho phép người có quyền được đòi lại tài sản của mình chứ không
cho phép người đi kiện được phát một đơn kiện để đòi khôi phục tình trạng chiếm hữu,
đây là điểm bất cập của BLDS 2015.

1 . Khoản 1 điều 166 BLDS 2015


Ví dụ 1: X ăn cắp chiếc laptop từ Y bán cho Z, Z ngay tình và lại bị ăn cắp chiếc xe máy
đó bởi P. Ở ví dụ này thì trong khi luật pháp các nước trên thế giới cho phép Z kiện P để
đòi khôi phục tình trạng chiếm hữu (không quan tâm đến việc Z có phải là chủ sở hữu
không) thì luật Việt Nam chỉ cho phép người có quyền, tức là Y được phép kiện Z thông
qua hình thực kiện bảo vệ quyền sở hữu (vốn có nghĩa vụ chứng minh rất khó khăn).
Như vậy, chủ sở hữu nếu mất tài sản, khi đi kiện phải chứng minh mình là chủ sở hữu
đích thực, điều này là hoàn toàn không khả thi, sự bảo vệ như vậy sẽ gây nguy hại đến
niềm tin của các chủ thể đối đối với sự bảo vệ của luật pháp.
Ở Việt Nam chủ sở hữu muốn chứng minh quyền của mình, không thể dễ dàng dẫn
chứng bằng chứng thư đăng ký vật quyền như ở các nước tiên tiến. Bởi vì ở Việt Nam
đăng ký về quyền sở hữu còn nhiều thiếu sót, điển hình như việc đăng ký quyền sử dụng
đất (sổ đỏ) và đăng ký quyền sở hữu nhà và các tài sản khác trên đất (sổ hồng) hiện nay
còn có những khó khăn phức tạp về thủ tục hành chính, ví dụ: Quy định phải ghi tên của
các thành viên trong hộ gia đình vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Thông tư
33/2017/TT-BTNMT, tuy không trái luật, nhưng sẽ gây khó khăn, phức tạp trong quá
trình giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì sẽ mọc
thêm một khâu quan trọng trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai là thủ tục xác
minh các thành viên trong gia đình, ai có công sức đóng góp tạo lập quyền sử dụng chung
thửa đất để được đứng tên trên sổ đỏ, ai không có công sức đóng góp để không ghi tên
người đó vào sổ đỏ; lệ phí đăng kí và tiền thuế phải đóng khi đăng ký là lớn, cho nên
phần lớn các chủ sở hữu đất ở Việt Nam vẫn không đăng ký các vật quyền này. Trên thực
tế hiện nay động sản phải đăng ký đã bị chuyển dịch một cách bất hợp pháp qua tay nhiều
người, rất khó xác định được cụ thể đã qua tay những ai. Ví dụ xe máy: tình trạng mua
bán trao tay không qua thủ tục sang tên trước bạ diễn ra khá phổ biến.
Nếu chủ sở hữu chứng minh tư cách sở hữu của mình bằng cách lật ngược về quá khứ, thì
điều này là không khả thi. Bởi lẽ nước ta là nước chưa phát triển kinh tế cón yếu kém,
chủ yếu người dân đi giao dịch đều thanh toán bằng tiền mặt, buôn bán dựa vào niềm tin
nên không ghi chép lại các giao dịch dân sự. Vì vậy, rất khó để có thể chứng minh được
tư cách sở hữu của mình bằng cách lần ngược về quá khứ.
Cho thấy, BLDS 2015 đã không thể tạo điều kiện cho người đi kiện bảo vệ lợi ích của
mình. Đối với người thứ ba ngay tình, BLDS 2015 vẫn còn bất cập, vướng mắc, chưa
bảo vệ triệt để trong việc bảo vệ người thứ ba ngay tình. Ví dụ, về lý thuyết anh A mua
một mảnh đấy xây nhà, buôn bán kinh doanh ổn định trong vòng 29 năm, thì anh A vẫn
có thể bị đòi lại tài sản; hoặc là đối với một động sản thì sau 9 năm tình trạng chiếm hữu
của anh ta vẫn bấp bênh. Khi anh ta bị đòi lại tài sản thì anh ta là người bị thiệt hại, anh
ta lại phải tự mình tìm để kiện đòi bồi thường người đã chuyển giao tài sản cho mình
bằng cách chứng minh thiệt hại và lỗi của người đó. Điều này là bất công đối với người
thứ ba ngay tình. Có thể thấy luật pháp Việt Nam đang bảo vệ quyền sở hữu một cách
tuyệt đối, sự bảo vệ tuyệt đối này đem lại bất công. Quan niệm chiếm hữu như mọi tình
trạng có thể dẫn tới việc, người đi kiện đòi tài sản có thể được bảo vệ tốt hơn. BLDS cần
phải bổ sung thời hiệu khởi kiện đòi tài sản, quy định kỹ hơn về các hình thức suy đoán
để quyền lợi của người thứ ba nga tình được bảo vệ tốt hơn.
Chế định bảo vệ chiếm hữu trong BLDS Việt Nam hiện nay còn nhiều vướng mắc,
bất cập, khó thực thi lại bất công. Sự bảo vệ như vậy sẽ gây nguy hại đến niềm tin của
các chủ thể đối đối với sự bảo vệ của luật pháp, khiến cho nền kinh tế bị vướng mắc vào
tranh chấp quyền lợi mà không thể phát triển nhanh.
Tổng quát, có thể thấy rằng, sự ra đời của chế định chiếm hữu trong BLDS 2015
được đánh giá là một sự tiến bộ đáng chú ý trong pháp luật dân sự, tuy nhiên bên cạnh
nhiều ưu điểm thì vẫn cần phải xem xét một số điểm hạn chế về mặt lý luận và pháp luật
thực định. Một phần của chế định mới này đã tạo ra mâu thuẫn về mặt nội dung đối với
chế định quyền chiếm hữu (thuộc quyền sở hữu), vừa tạo ra sự chồng chéo trong cơ chế
bảo vệ quyền lợi hợp pháp giữa người có quyền chiếm hữu và người thực hiện chiếm hữu
trong thực tiễn, đồng thời có khả năng dẫn đến tình trạng phát sinh nhiều hành vi xâm
phạm tài sản thuộc sở hữu của người khác bằng cách cố ý chiếm hữu thực tế tài sản.
Nguyên nhân một phần xuất phát từ quan niệm chưa thống nhất về chiếm hữu của các
nhà lập pháp Việt Nam, chưa phân định rõ sự khác biệt giữa cái vỏ của mối quan hệ
chiếm hữu (tình trạng) và các nội dung pháp lý của mối quan hệ đó (sở hữu).
1. Luật sư Nguyễn Văn Dương, Chiếm hữu là gì? Quy định về quyền chiếm hữu
trong bộ luật dân sự 2015. 16/10/2022 [Trực tuyến]. Truy cập tại:
https://luatduonggia.vn/quy-dinh-ve-chiem-huu-trong-bo-luat-dan-su-2015/

You might also like