You are on page 1of 75

CHƯƠNG 6

LỢI SUẤT & RỦI RO

Khoa Tài chính ngân hàng

Trường đại học Kinh tế - ĐHQGHN

1
MỤC TIÊU

Kết thúc chương, sinh viên cần phải hiểu được các nội dung chính như sau:

Đường thị trường Đa dạng hóa và Rủi ro hệ thống &


Hệ số beta và
chứng khoán SML rủi ro của danh Rủi ro phi hệ Lợi suất kỳ vọng
mức bù rủi ro Đo lường rủi ro
(The security mục thống (Systematic (Expected
(Beta and Risk (Calculating risk)
Market Line – (Diversification & & Unsystematic Returns)
Premium)
SML) Portfolio Risk) Risk)

2
NỘI DUNG

Đa dạng hóa và rủi ro của danh


Rủi ro (Risk) mục (Diversification & Portfolio
Risk)

Lợi suất kỳ vọng


(Expected returns)

3
LỢI SUẤT KỲ VỌNG
(EXPECTED RETURNS)

4
LỢI SUẤT (RATE OF RETURNS)

 Thu nhập từ đầu tư chứng khoán bao gồm:


➢ Thu nhập định kỳ (Cổ tức, trái tức)
➢ Lãi vốn (Chênh lệch giữa giá bán và giá mua)
➢ …

 Lợi suất là phần trăm chênh lệch giữa thu nhập từ chứng khoán có được sau một khoản thời gian
(thường là 1 năm) với khoản vốn đầu tư ban đầu
𝐷1 𝑃1 − 𝑃0
𝑅= +
𝑃0 𝑃0

 Ví dụ 1: Đầu năm nhà đầu tư A mua cổ phiếu với giá 25$/cổ phiếu. Cuối năm nhà đầu tư A bán được
cổ phiếu này với giá 35$/cổ phiếu. Trong năm nhà đầu tư A nhận được cổ tức là 2$. Hãy tính lợi suất
của việc đầu tư vào cổ phiếu này!
5
LỢI SUẤT KỲ VỌNG (EXPECTED RETURN)

 Lợi suất kỳ vọng là lợi suất bình quân của một cơ hội đầu tư trong tương lai trên cơ sở các khả năng
sinh lời dự tính

 Công thức: 𝐸 𝑅 = σ𝑛𝑖 𝑃𝑖 𝑥 𝑅𝑖

Trong đó:
➢ Pi là xác suất của hoàn cảnh i

➢ 𝑅i là lợi suất nếu hoàn cảnh i xảy ra

➢ n là số hoàn cảnh (biến cố) có thể xảy ra

6
LỢI SUẤT KỲ VỌNG (EXPECTED RETURN)

 Ví dụ 3: Hai cổ phiếu L và U có mức lợi suất tương ứng trong thời kỳ kinh tế suy thoái và bùng nổ như
sau. Hãy tính Lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu L và U

Cổ phiếu L Cổ phiếu U
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
Nền kinh tế Xác suất Lợi suất tương ứng (2) X (3) Lợi suất tương ứng (2) X (5)
Suy thoái 0,5 -0,20 -0,10 0,10 0,05
Bùng nổ 0,5 0,70 0,35 0,30 0.15
E(RL) = 25% E(RU) = 20%

7
LỢI SUẤT KỲ VỌNG CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ
(PORTFOLIO EXPECTED RETURN)

 Danh mục đầu tư: Là một nhóm tài sản (như cổ phiếu, trái phiếu) mà một nhà đầu tư nắm giữ.

 Lợi suất kỳ vọng của danh mục đầu tư là bình quân gia quyền của các lợi suất kỳ vọng của các khoản
đầu tư trong danh mục

 Công thức: 𝐸 𝑅𝑝 = σ𝑛𝑖 𝑤𝑖 𝑥 𝐸 𝑅𝑖

 Trong đó:

➢ wi là tỷ trọng các khoản đầu tư,

➢ 𝐸(𝑅i ) là lợi suất kỳ vọng của khoản đầu tư i

8
LỢI SUẤT KỲ VỌNG CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ
(PORTFOLIO EXPECTED RETURN)

 Ví dụ 4: Chuyên viên phân tích dự báo về lợi suất của 3 cổ phiếu như trong bảng sau. Hãy tính lợi suất
của danh mục đầu tư trong hai trường hợp: (i) Tỷ trọng các cổ phiếu trong danh mục bằng nhau, (ii) Cổ
phiếu A chiếm ½ danh mục, Cổ phiếu B và C chiếm tỷ lệ như nhau trong danh mục

Lợi suất
Nền kinh tế Xác suất
Cổ phiếu A Cổ phiếu B Cổ phiếu C
Tăng trưởng 0,4 10% 15% 20%
Suy thoái 0,6 8% 4% 0%

9
RỦI RO (RISK)

10
RỦI RO (RISK)

 Khái niệm: Rủi ro là khả năng mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai có thể KHÁC với dự tính
ban đầu

 Phân loại

➢ Rủi ro hệ thống (Systematic risk or market risk): Là những thay đổi mang tính vĩ mô ảnh hưởng
đến lợi suất của tất cả các tài sản chính trong nền kinh tế. → Tác động lên một số lượng lớn tài
sản, với những mức độ khác nhau

➢ Rủi ro phi hệ thống (Unsystematic risk or unique risk): Là những thay đổi trong nội tại chứng
khoán đó hoặc thay đổi của công ty phát hành, hoặc thay đổi trong ngành mà công ty hoạt động,
có ảnh hưởng đến lợi suất của các chứng khoán đó. → Tác động đến chỉ một tài sản hay một
nhóm nhỏ tài sản

11
2. RỦI RO (RISK)

Đo lường rủi ro của một chứng khoán riêng lẻ

 Một trong những thước đo thông dụng nhất là phương sai hay độ
Phương sai
lệch chuẩn của lợi suất kỳ vọng
(Variance)
Độ lệch chuẩn ➢ Đo độ phân tán của lợi nhuận xung quanh giá trị kỳ vọng
(Standard deviation)
➢ Lợi suất kỳ vọng càng phân tán, tính không chắc chắn của lợi
nhuận trong tương lai càng cao

➢ Khoảng lợi suất - từ mức lợi suất thấp nhất cho tới mức cao nhất -
càng lớn thì tính không chắc chắn càng cao, rủi ro liên quan tới lợi
suất kỳ vọng trong tương lai càng lớn.

12
2. RỦI RO (RISK)

Đo lường rủi ro của một chứng khoán riêng lẻ

 Phương sai (Variance): Phương sai là trung  Độ lệch chuẩn (Standard Deviation): Độ lệch
bình của bình phương mức chênh lệch giữa chuẩn là chênh lệch bình quân của thu nhập so
khả năng sinh lời so với tỷ lệ sinh lời kỳ vọng với giá trị kỳ vọng

𝜎 2 = ෍ 𝑃𝑖 𝑥 𝑅𝑖 − 𝐸 (𝑅𝑖 ) 2
σ= 𝜎2 = ෍ 𝑃𝑖 𝑥 𝑅𝑖 − 𝐸 (𝑅𝑖 ) 2

 Trong đó:
➢ 𝑃𝑖 là xác suất xảy ra lợi suất 𝑅𝑖
➢ 𝑅𝑖 là lợi suất nếu trường hợp i xảy ra
➢ E (𝑅𝑖 ) là lợi suất kỳ vọng tương ứng với trường hợp i 13
PHƯƠNG SAI
PHƯƠNG SAI

600mm
470mm 430mm

170mm 300mm

Mean = (600 + 470 + 170 + 430 + 300)/5 = 394


PHƯƠNG SAI
PHƯƠNG SAI
PHƯƠNG SAI
PHƯƠNG SAI
PHƯƠNG SAI
ĐO LƯỜNG RỦI RO (CALCULATING THE RISK)

 Ví dụ 3: Hai cổ phiếu L và U
Phương sai
(Variance) Nền kinh tế Xác suất Lợi suất Cổ phiếu L Lợi suất Cổ phiếu U
Suy thoái 0,5 -0,20 0,30
Độ lệch chuẩn
(Standard Bùng nổ 0,5 0,70 0,10
deviation)
Tiêu chí Cổ phiếu L Cổ phiếu U
Lợi suất kỳ vọng (E(R)) 25% 20%
Phương sai 𝜎 2 0.2025 0.0100
Độ lệch chuẩn 𝜎 45% 10%

Nên mua cổ phiếu U hay L????


23
ĐO LƯỜNG RỦI RO (CALCULATING THE RISK)

Phương sai và độ lệch chuẩn của lợi suất quá khứ


Phương sai
(Variance)  Ví dụ 5: Hãy tính phương sai và độ lệch chuẩn của công ty A có mức lợi
suất thực tế trong 4 năm gần đây như sau:
Độ lệch chuẩn
(Standard Năm Lợi suất thực tế
deviation) Đáp án:
2000 -20%
Lợi suất bình quân = 17,5%
2001 50%
Phương sai = 0,0892
2002 30%
Độ lệch chuẩn = 0,2987
2003 10%

Ý nghĩa của các chỉ tiêu: Lợi suất bình quân,


Phương sai, độ lệch chuẩn???
24
ĐO LƯỜNG RỦI RO (CALCULATING THE RISK)

Hệ số rủi ro

 Khái niệm: Hệ số rủi ro đánh giá mức độ rủi ro của các khoản đầu tư

𝜎
 Công thức: 𝐶𝑉 = 𝐸 (𝑅)

 Ý nghĩa: Hệ số rủi ro càng nhỏ càng tốt. Nếu hai khoản đầu tư có hệ số rủi ro như nhau thì khoản đầu
tư có lợi suất kỳ vọng lớn hơn sẽ tốt hơn

25
RỦI RO (RISK)

Mức bù rủi ro (Risk Premium) & Ngại rủi ro (Risk Aversion)

 Mức bù rủi ro (Risk Premium) thể hiện mức độ bù đắp rủi ro giữa quyết định đầu tư vào tài sản vốn
cổ phần so với việc đầu tư vào một tài sản khác không rủi ro hoặc rất ít rủi ro (như TPCP)
𝑅𝑖𝑠𝑘 𝑃𝑟𝑒𝑚𝑖𝑢𝑚 = 𝑅𝑆 − 𝑅𝑓
➢ Trong đó:
o 𝑅𝑓 là lãi suất phi rủi ro
o 𝑅𝑆 𝑙à 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑘ỳ 𝑣ọ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑐ℎứ𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜á𝑛

➢ Nếu mức độ bù đắp theo kỳ vọng và yêu cầu không đủ lớn, người ta sẽ không quyết định đầu tư

➢ Ví dụ 9: Lãi suất phi rủi ro trên thị trường là 6%/năm, lãi suất kỳ vọng của quỹ đầu tư chỉ số là
14%/năm → Mức bù rủi ro tính trên chứng khoán là 8%/năm
26
RỦI RO (RISK)

Mức bù rủi ro (Risk Premium) & Ngại rủi ro (Risk Aversion)

 Ngại rủi ro (Risk Aversion) là mức độ nhà đầu


𝐸(𝑅𝑝 ) − 𝑟𝑓
tư sẵn lòng bỏ tiền vào một cổ phiếu hay 𝐴=
1 2
một danh mục nào đó. Mức ngại rủi ro được 2 𝜎𝑝
lượng hóa bằng chỉ số A Trong đó:

➢ A < 0: Nhà đầu tư thích rủi ro ➢ A: hệ số ngại rủi ro (risk aversion factor).
➢ A = 0: Nhà đầu tư bàng quan với rủi ro ➢ E(𝑅𝑝 ): mức lãi mong đợi của danh mục đầu tư
➢ A > 0: Nhà đầu tư ngại rủi ro (portfolio's expected return).
➢ Thông thường với cùng một khoản đầu tư, ➢ 𝑟𝑓 : mức lãi của các loại tài sản không có rủi ro
nhà đầu tư có mức ngại rủi ro cao hơn sẽ
đòi hỏi mức đền bù rủi ro tương ứng nhiều ➢ 𝜎𝑝2 : phương sai lợi nhuận của danh mục đầu tư
27
hơn mới chấp nhận đầu tư và ngược lại.
RỦI RO (RISK)

Mức bù rủi ro (Risk Premium) & Ngại rủi ro (Risk Aversion)

 Ngại rủi ro (Risk Aversion) 𝐸(𝑅𝑝 ) − 𝑟𝑓


𝐴=
1 2
➢ Ví dụ 10: Một nhà phân tích uy tín dự đoán 2 𝜎𝑝
Trong đó:
rằng lãi suất của danh mục chỉ số S&P 500
trong năm tới là 10%. Lãi suất phi rủi ro là ➢ A: hệ số ngại rủi ro (risk aversion factor).
5%. Độ lệch chuẩn của chỉ số S&P 500 là
➢ E(𝑅𝑝 ): mức lãi mong đợi của danh mục đầu tư
18%. Với các thông tin này, bạn hãy xác
(portfolio's expected return).
định mức độ ngại rủi ro của một nhà đầu
tư có danh mục đầu tư tương tự như chỉ ➢ 𝑟𝑓 : mức lãi của các loại tài sản không có rủi ro
số S&P 500
➢ 𝜎𝑝2 : phương sai lợi nhuận của danh mục đầu tư
28
MỨC CHỊU RỦI RO CỦA BẠN BẰNG BAO NHIÊU?

Link: https://formfaca.de/sm/k1zLcd3_Q
MỨC CHỊU RỦI RO CỦA BẠN BẰNG BAO NHIÊU?

9 – 14 điểm: Nhà đầu tư bảo thủ


15 – 21 điểm: Nhà đầu tư vừa phải
22- 27 điểm: Nhà đầu tư năng động
ĐA DẠNG HÓA
& RỦI RO CỦA DANH MỤC

31
1. TỔNG QUAN VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Khái niệm danh mục đầu tư

 Danh mục đầu tư: Một danh mục đầu tư bao gồm nhiều sản
phẩm đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, vàng, hàng hóa, ngoại tệ,
… → Nhà đầu tư kết hợp các tài sản rủi ro và phi rủi ro theo các tỷ
trọng khác nhau nhằm đạt được mục tiêu đầu tư

➢ Đa số các nhà đầu tư đều sở hữu một danh mục hơn là một
tài sản duy nhất
➢ Để mô tả một danh mục, cách thông dụng là thể hiện tỷ trọng
của từng tài sản trong tổng giá trị của danh mục

 Quá trình phân bổ tổng quỹ đầu tư trên nhiều tài sản được
gọi là đa dạng hóa đầu tư 32
TỔNG QUAN VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Khái niệm danh mục đầu tư

 Tài sản rủi ro (Risky Asset) & Tài sản phi rủi ro (Risk-Free Asset)

➢ Tài sản rủi ro (Risky Asset): Là bất kỳ tài sản nào chịu rủi ro liên quan tới biến động giá như cổ
phiếu, hàng hóa, bất động sản, ngoại tệ…

➢ Tài sản phi rủi ro (Risk-Free Asset): Là tài sản có lợi nhuận tương lai chắc chắn → Tồn tại trong lý
thuyết
o Đối với các khoản ĐT bằng USD, Tín phiếu kho bạc Mỹ thường được sử dụng là tài sản phi
rủi ro
o Đối với các khoản đầu tư bằng EUR thì Kỳ phiếu chính phủ Đức hoặc Lãi suất liên ngân
hàng Châu âu Euribor được sử dụng như là tài sản phi rủi ro
33
1. TỔNG QUAN VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Quy trình quản trị danh mục đầu tư

1. Tuyên bố chính sách: Trọng tâm: nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của nhà đầu tư,
mức độ hiểu biết lịch sử thị trường vốn, những kỳ vọng

2. Khảo sát các điều kiện tài chính, kinh tế, chính trị, xã hội hiện tại và dự báo:
Trọng tâm: dự báo ngắn hạn và trung hạn để sử dụng trong việc xây dựng một
danh mục cụ thể

3. Thực hiện kế hoạch: xây dựng DMĐT: Trọng tâm: đáp ứng nhu cầu của nhà
đầu tư với những mức rủi ro thấp nhất.

4. Theo dõi, cập nhật nhu cầu, các điều kiện môi trường, đánh giá thành tích của
danh mục đầu tư 34
1. TỔNG QUAN VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Quy trình quản trị danh mục đầu tư

 Dữ liệu đầu vào của một tuyên bố chính sách_Các điều kiện ràng buộc

➢ Nhu cầu về thanh khoản


o Đáp ứng những nhu cầu ngắn hạn, ngay cả với những nhà đầu tư có mục tiêu dài hạn là chủ
yếu.
o NĐT trẻ ít nhu cầu về thanh khoản hơn người già

➢ Thời hạn đầu tư


o Có mối quan hệ giữa thời hạn đầu tư, nhu cầu về thanh khoản và khả năng đối phó với rủi ro.
o Thời hạn dài: cần ít thanh khoản hơn và chấp nhận rủi ro cao hơn. Thời hạn ngắn: ít chấp
nhận rủi ro, cần thanh khoản nhiều hơn.
35
1. TỔNG QUAN VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Quy trình quản trị danh mục đầu tư

 Dữ liệu đầu vào của một tuyên bố chính sách_Các điều kiện ràng buộc

➢ Những mối quan tâm về thuế


o Thuế suất biên là khác nhau giữa các nhà đầu tư
o Thuế thu nhập và thuế lợi vốn là khác nhau
o Lợi vốn chỉ bị đánh thuế khi tài sản được bán đi với giá cao hơn chi phí của nó
o Đôi khi cần có sự đánh đổi giữa thuế và nhu cầu đa dạng hóa đầu tư: tập trung đầu tư vào
doanh nghiệp của chính mình, hoặc nhân viên mua cổ phiếu của ông chủ → lợi vốn không
thực hiện là lớn (thuế thấp) + rủi ro cao.
o So sánh lợi suất sau thuế trên một khoản đầu tư chịu thuế với lợi suất của một khoản đầu tư
miễn thuế, đối với một người phải đóng thuế. 36
1. TỔNG QUAN VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Quy trình quản trị danh mục đầu tư

 Dữ liệu đầu vào của một tuyên bố chính sách_Các điều kiện ràng buộc

➢ Các yếu tố pháp luật


o Phạt rút tiền sớm (người có nhu cầu thanh khoản lớn)
o Tuân thủ yêu cầu của chủ sở hữu quỹ đầu tư, được ghi trong tuyên bố chính sách; tuân thủ
nguyên tắc thận trọng.
o Cấm giao dịch nội gián

➢ Những nhu cầu và ưu tiên riêng: Liên quan tới những mối quan tâm mang tính cá nhân (những
nguyên tắc riêng, tình cảm cá nhân…)

37
1. TỔNG QUAN VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Quy trình quản trị danh mục đầu tư

 Dữ liệu đầu vào của một tuyên bố chính sách_Các điều kiện ràng buộc

➢ Các yếu tố pháp luật


o Phạt rút tiền sớm (người có nhu cầu thanh khoản lớn)
o Tuân thủ yêu cầu của chủ sở hữu quỹ đầu tư, được ghi trong tuyên bố chính sách; tuân thủ
nguyên tắc thận trọng.
o Cấm giao dịch nội gián

➢ Những nhu cầu và ưu tiên riêng: Liên quan tới những mối quan tâm mang tính cá nhân (những
nguyên tắc riêng, tình cảm cá nhân…)

38
1. TỔNG QUAN VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Quy trình quản trị danh mục đầu tư

 Vòng đời của nhà đầu tư cá nhân

➢ Kế hoạch tài chính và nhu cầu đầu tư ➢ Tài sản ròng và chiến lược đầu tư trên vòng đời
của từng cá nhân là khác nhau.. Nhu o Giai đoạn tích lũy
cầu thay đổi trên vòng đời.
o Giai đoạn củng cố
➢ Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân o Giai đoạn chi tiêu
phải gắn với tuổi tác, tình trạng tài o Giai đoạn hỗ trợ
chính, các dự định cho tương lai, mức
➢ Các mục tiêu đầu tư trên vòng đời
độ chấp nhận rủi ro và các nhu cầu.
o Các mục tiêu ngắn hạn, ưu tiên cao
➢ Điều kiện tiên quyết của đầu tư: Bảo o Các mục tiêu dài hạn ưu tiên cao
hiểm/ Dự trữ tiền mặt
o Các mục tiêu ưu tiên thấp hơn. 39
2. PHÂN BỔ TÀI SẢN TRONG DMĐT & DMĐT TỐI ƯU

Khái niệm phân bổ tài sản trong danh mục đầu tư

 Xây dựng một chiến lược đầu tư cần đưa ra bốn loại quyết định:

➢ Cần xem xét những loại tài sản nào

➢ Mỗi loại tài sản cần chiếm tỷ trọng bao nhiêu

➢ Tỷ trọng cho mỗi loại có thể giao động trong khoảng nào?

➢ Cần mua những chứng khoán cụ thể nào cho danh mục?

 Hai quyết định đầu tiên thuộc về phân bổ tài sản, được định dạng trong tuyên bố chính sách: Là chia
tổng quỹ đầu tư vào những loại tài sản lớn (tín phiếu Kho bạc, trái phiếu, cổ phiếu…).

40
2. PHÂN BỔ TÀI SẢN TRONG DMĐT & DMĐT TỐI ƯU

Khái niệm phân bổ tài sản trong danh mục đầu tư

▪ Một loại tài sản là một tập hợp những chứng khoán tương tự nhau về đặc điểm, tính chất và mối quan
hệ rủi ro/lợi nhuận.

▪ Phân bổ tài sản là quá trình ra quyết định về cách thức phân bổ tiền của một nhà đầu tư giữa các
quốc gia và các loại tài sản khác nhau, nhằm mục tiêu đầu tư. Quá trình này là một bộ phận của quản
trị danh mục đầu tư, chứa đựng nhiều hàm lượng quản trị rủi ro.

 Tầm quan trọng của phân bổ tài sản


➢ Quy định trung bình 40% sự khác biệt trong lợi suất của các quỹ đầu tư xét trên tổng thể
➢ 90% thay đổi lợi suất với một quỹ riêng lẻ
➢ Là nguồn chủ yếu của lợi nhuận và rủi ro đầu tư, qua thời gian 41
2. PHÂN BỔ TÀI SẢN TRONG DMĐT & DMĐT TỐI ƯU

Khái niệm phân bổ tài sản trong danh mục đầu tư

Độ lệch chuẩn của lợi nhuận DMĐT


σ
 Vì rủi ro dẫn dắt lợi nhuận nên khi thực hiện đầu tư và
quản trị danh mục đầu tư, quản trị rủi ro phải là tiêu điểm
chứ không phải là quản trị lợi nhuận → Đa dạng hóa có
thể giảm được rủi ro, nhưng chỉ đến một mức nhất định.
Rủi ro phi hệ
Một phần rủi ro không thể loại bỏ nhờ đa dạng hóa thống
 Quan sát đồ thị
➢ Một phần rủi ro gắn với những tài sản riêng lẻ có thể được Tổng rủi
loại bỏ bằng việc tạo thành danh mục đầu tư. Rải tổng quỹ ro Rủi ro hệ
đầu tư trên nhiều tài sản gọi là đa dạng hóa thống
➢ Có một mức rủi ro tối thiểu không loại bỏ được chỉ bằng đa
Số lượng chứng khoán nắm giữ
dạng hóa, được gọi là rủi ro không thể loại bỏ 42
2. PHÂN BỔ TÀI SẢN TRONG DMĐT & DMĐT TỐI ƯU

Khái niệm phân bổ tài sản trong danh mục đầu tư

 Rủi ro của DMĐT phụ thuộc vào hệ số tương quan về lợi nhuận của các tài sản trong danh mục.

 Về tác động của hệ số tương quan tới rủi ro tổng thể của danh mục
➢ Để làm giảm rủi ro của danh mục có thể bổ sung một tài sản có rủi ro cao nhưng có hệ số tương
quan thấp hơn.
➢ Hệ số tương quan không đứng yên qua thời gian. Nếu hệ số tương quan tăng lên, lợi ích của đa
dạng hóa có thể mất đi.
➢ Độ lệch chuẩn của danh mục không nhất thiết nhỏ hơn độ lệch chuẩn của từng tài sản riêng lẻ.
Nó tùy thuộc vào hệ số tương quan cũng như vào tỷ trọng của mỗi tài sản

43
ĐA DẠNG HÓA DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ RỦI RO HỆ THỐNG
(DIVERSIFICATION & SYSTEMATIC RISK)

σ
Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Độ lệch chuẩn của lợi nhuận danh mục


▪ Đa dạng hóa danh mục đầu tư góp phần làm
giảm rủi ro (không triệt tiêu rủi ro)

▪ Một số rủi ro có thể hạn chế bằng việc đa Rủi ro phi hệ


thống
dạng hóa danh mục đầu tư (như rủi ro phi hệ
thống), một số rủi ro không thể hạn chế bằng
cách này
Tổng rủi
Rủi ro hệ
Tổng rủi ro ro
thống

= Rủi ro hệ thống + Rủi ro phi hệ thống


Số lượng chứng khoán nắm giữ

44
RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ (PORTFOLIO RISK)

 Khái niệm: Rủi ro của danh mục đầu tư là khả năng lợi suất thực tế của danh mục (lợi suất thực tế bình
quân của danh mục) khác biệt so với lợi suất kỳ vọng bình quân của danh mục

 Thước đo của rủi ro danh mục đầu tư

 Hiệp phương sai (Covariance)

 Hệ số tương quan (Correlation coefficient)

 Phương sai của danh mục đầu tư (Variance)

45
RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ (PORTFOLIO RISK)

Hiệp phương sai (Covariance)

 Khái niệm: Hiệp Phương sai là chỉ số để đo lường mức độ tác động qua lại lẫn nhau giữa hai chứng
khoán riêng biệt → đo lường độ di chuyển cùng nhau của lợi suất hai chứng khoán

 Công thức: 𝐶𝑜𝑣 𝑅𝐴 , 𝑅𝐵 = σ 𝑃𝑖 𝑥 𝑅𝐴,𝑖 − 𝐸 𝑅𝐴 𝑥 𝑅𝐵,𝑖 − 𝐸 𝑅𝐵

 Ý nghĩa:

➢ Cov > 0: Lợi suất của tài sản A và tài sản B chuyển động cùng chiều

➢ Cov < 0: Lợi suất của tài sản A và tài sản B chuyển động ngược chiều

➢ Cov = 0: Lợi suất của tài sản A và tài sản B không có quan hệ tuyên tính với nhau

46
)
HIỆP PHƯƠNG SAI (COVARIANCE)
Tỷ suất sinh lợi đối với hai khoản đầu tư có khuynh hướng dịch
chuyển về cùng một hướng so với mức trung bình của chúng
trong suốt một khoảng thời gian. Điều này cũng có nghĩa lợi tức trên
hai tài sản có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Khi lợi tức trên tài
sản này tăng thì lợi tức trên tài sản kia cũng tăng và ngược lại.

Tỷ suất sinh lợi đối với hai khoản đầu tư có khuynh hướng dịch
chuyển về hai hướng khác nhau liên quan đến mức trung bình vào
từng thời điểm cụ thể trong một khoảng thời gian. Điều này có nghĩa
lợi tức trên hai tài sản có mối quan hệ ngược chiều với nhau.
RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ (PORTFOLIO RISK)

Hệ số tương quan (Corelation coefficience)

 Hệ số tương quan chuẩn hóa covariance vì covariance chỉ cho biết hai biến có mối quan hệ tuyến tính hay
không chứ không cho biết mức độ của mối quan hệ đó

𝐶𝑜𝑣 𝑅𝐴 ,𝑅𝐵
 Công thức: 𝐶𝑜𝑟𝑟 𝑅𝐴 , 𝑅𝐵 = 𝜌 𝑅𝐴 , 𝑅𝐵 =
𝜎 ( 𝑅𝐴 ) 𝑥 𝜎(𝑅𝐵

 Ý nghĩa:
➢ Corr = 1: Lợi suất của tài sản A và tài sản B chuyển động tỷ lệ theo cùng hướng với nhau (cùng chiều tuyệt đối)

➢ Corr = -1: Lợi suất của tài sản A và tài sản B chuyển động tỷ lệ ngược chiều nhau (ngược chiều tuyệt đối)

➢ Corr = 0: Lợi suất của tài sản A và tài sản B không có mối quan hệ tuyên tính

➢ Giá trị tuyệt đối của Corr càng nhỏ thì mối quan hệ tuyến tính càng lỏng lẻo

48
CORRELATION
HIỆP PHƯƠNG SAI (COVARIANCE) VÀ HỆ SỐ TƯƠNG QUAN (CORRELATION)

Dữ liệu quá khứ Dữ liệu tương lai


Hiệp phương sai 𝐶𝑜𝑣 𝑅𝐴 , 𝑅𝐵 𝐶𝑜𝑣 𝑅𝐴 , 𝑅𝐵
𝑛 𝑛
1
= 𝑥 ෍ 𝑅𝐴,𝑖 − 𝐸 𝑅𝐴 𝑥 𝑅𝐵,𝑖 − 𝐸 𝑅𝐵 = ෍ 𝑃𝑖 𝑥 𝑅𝐴,𝑖 − 𝐸 𝑅𝐴 𝑥 𝑅𝐵,𝑖 − 𝐸 𝑅𝐵
𝑛−1
𝑖=1 𝑖=1
Ý nghĩa ▪ Cov > 0: Lợi suất của tài sản A và tài sản B chuyển động cùng chiều
▪ Cov < 0: Lợi suất của tài sản A và tài sản B chuyển động ngược chiều
▪ Cov = 0: Lợi suất của tài sản A và tài sản B không có quan hệ tuyên tính với nhau
Hệ số tương 𝐶𝑜𝑣 𝑅𝐴 , 𝑅𝐵
quan 𝐶𝑜𝑟𝑟 𝑅𝐴 , 𝑅𝐵 = 𝜌 𝑅𝐴 , 𝑅𝐵 =
𝜎 ( 𝑅𝐴 ) 𝑥 𝜎(𝑅𝐵
Ý nghĩa ▪ Corr = 1: Lợi suất của tài sản A và tài sản B chuyển động tỷ lệ theo cùng hướng với nhau
(cùng chiều tuyệt đối)
▪ Corr = -1: Lợi suất của tài sản A và tài sản B chuyển động tỷ lệ ngược chiều nhau (ngược
chiều tuyệt đối)
▪ Corr = 0: Lợi suất của tài sản A và tài sản B không có mối quan hệ tuyến tính
▪ Giá trị tuyệt đối của Corr càng nhỏ thì mối quan hệ tuyến tính càng lỏng lẻo 50
RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ (PORTFOLIO RISK)

Phương sai của danh mục đầu tư

 Công thức: 𝜎𝑃2 = σ𝑛𝑖=1 σ𝑛𝑗=1 𝑤𝑖 𝑥 𝑤𝑗 𝑥 𝑐𝑜𝑣𝑖,𝑗

 Trong đó

➢ 𝜎𝑃2 : Phương sai của danh mục đầu tư

➢ 𝑤𝑖 : Tỷ trọng của tài sản i trong danh mục

➢ 𝑤𝑗 : Tỷ trọng của tài sản j trong danh mục

➢ 𝑐𝑜𝑣𝑖,𝑗 : Covariance của lợi suất tài sản i và tài sản j

51
RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ (PORTFOLIO RISK)
Ví dụ
Thị trường giảm Trung bình Thị trường tăng

Xác suất .2 .5 .3
Cổ phiếu X -20% 18% 50%
Cổ phiếuY -15% 20% 10%

a. Lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu X và Y


b. Độ lệch chuẩn của cổ phiếu X và Y
c. Giả định danh mục đầu tư của bạn là $10.000, bạn đầu tư $9.000 vào cổ phiếu X và $1.000 vào cổ phiếu Y. Lợi
suất kỳ vọng của danh mục là bao nhiêu?

52
PHÂN BỔ TÀI SẢN TRONG DMĐT & DMĐT TỐI ƯU

Phân bổ tài sản giữa hai tài sản rủi ro – Lý thuyết danh mục đầu tư Markowitz

▪ 03 nguyên tắc của DMĐT gồm 02 tài sản rủi ro & mở rộng với n tài sản rủi ro

➢ Nguyên tắc 1: Lợi suất của danh mục đầu tư được tính như sau:
𝑟𝑝 = 𝑊𝐵 𝑟𝐵 + 𝑊𝑆 𝑟𝑆

➢ Nguyên tắc 2: Lợi suất kỳ vọng của danh mục đầu tư được tính như sau:
𝐸(𝑟𝑝 ) = 𝑊𝐵 𝐸(𝑟𝐵 ) + 𝑊𝑆 𝐸(𝑟𝑆 )

➢ Nguyên tắc 3: Phương sai của danh mục đầu tư được tính như sau:
𝜎𝑃2 = (𝑊𝐵 𝜎𝐵 )2 + (𝑊𝑆 𝜎𝑆 )2 + 2(𝑊𝐵 𝜎𝐵 )(𝑊𝑆 𝜎𝑆 ) 𝜌𝐵𝑆

53
PHÂN BỔ TÀI SẢN TRONG DMĐT & DMĐT TỐI ƯU

Phân bổ tài sản giữa hai tài sản rủi ro – Lý thuyết danh mục đầu tư Markowitz

Đường cơ hội đầu tư của Danh mục kết hợp hai tài sản rủi ro
11.00%
Nhận xét về tác động 𝜌 = 0.5
10.00%
của hệ số tương 𝜌 = − 0.5
quan tới rủi ro & lợi 9.00%
nhuận của DMĐT 𝜌 = −1
8.00%

7.00%

6.00% 𝜌=1

5.00%
0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 54
HỆ SỐ BETA

 Nguyên lý rủi ro hệ thống: Lợi suất kỳ vọng trên một tài sản chỉ phụ thuộc vào rủi ro hệ thống của nó

 Khái niệm: Hệ số beta đo lường sự biến động trong lợi suất của một tài sản so với sự biến động của lợi
suất toàn thị trường trong từng thời kỳ. Một tài sản trung bình có beta là 1,0 so với chính nó

 Ý nghĩa:

➢ Nếu 𝛽 >1: Khi thị trường thay đổi thì lợi suất tài sản thay đổi cùng xu hướng với xu hướng của
thị trường nhưng độ biến động là mạnh hơn. Tài sản được đánh giá là năng động (Aggressive)

➢ Nếu 𝛽 =1: Mức biến động lợi suất của tài sản ngang bằng mức biến động của thị trường

➢ Nếu 𝛽 <1: Tài sản được đánh giá là thụ động (Defensive)

Hệ số beta của ngành bất động


sản là 1,5. Ý nghĩa????
55
2. RỦI RO (RISK)

Đo lường rủi ro hệ thống của một chứng khoán riêng lẻ_Beta

 Hệ số rủi ro beta là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một
chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường

 Công thức:
𝐶𝑜𝑣ar (𝑅𝑋 , 𝑅𝑀 ) 𝐶𝑜𝑣ar (𝑅𝑋 , 𝑅𝑀 ) 𝜎𝑋 𝜎𝑋
𝛽= 2 = 𝑥 = 𝐶𝑜𝑟𝑟 𝑅 ,
𝑋 𝑀𝑅 x
𝜎𝑀 𝜎𝑋 𝑥 𝜎𝑀 𝜎𝑀 𝜎𝑀
 Trong đó:
➢ 𝑅𝑋 : Tỷ suất sinh lời của chứng khoán
➢ 𝑅𝑀 : Tỷ suất sinh lời của thị trường
➢ 𝐶𝑜𝑣ar (𝑅𝑋 , 𝑅𝑀 ): Hiệp phương sai của tỷ suất sinh lời của CK và tỷ suất sinh lời của thị trường
2
➢ 𝜎𝑀 : Phương sai của tỷ suất sinh lời của thị trường 56
HỆ SỐ BETA CỦA DANH MỤC

 Beta của danh mục bằng bình quân của các beta của tài sản trong danh mục

 Ví dụ 7: Chứng khoán nào có tổng rủi ro lớn hơn? Rủi ro hệ thống lớn hơn? Rủi ro phi hệ thống lớn
hơn? Mức bù rủi ro? Độ lệch chuẩn Beta
Chứng khoán A 40% 0,5
Chứng khoán B 20% 1,50
 Ví dụ 8: Tính beta của danh mục đầu tư sau

Chứng khoán Khối lượng đầu tư Lợi suất dự tính Beta


A 1000$ 8% 0,8
B 2000$ 12 0,95
C 3000 15 1,10
57
D 4000$ 18 1,40
HỆ SỐ BETA VÀ MỨC BÙ RỦI RO

 Mức bù rủi ro (Risk Premium)

➢ Thể hiện mức độ bù đắp rủi ro giữa quyết định đầu tư vào tài sản vốn cổ phần so với việc đầu
tư vào một tài sản khác không rủi ro hoặc rất ít rủi ro (như TPCP).
𝑅𝑖𝑠𝑘 𝑃𝑟𝑒𝑚𝑖𝑢𝑚 = 𝑅𝑚 − 𝑅𝑓

Trong đó: 𝑅𝑓 là lãi suất phi rủi ro, 𝑅𝑚 𝑙à 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑘ỳ 𝑣ọ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔

➢ Nếu mức độ bù đắp theo kỳ vọng và yêu cầu không đủ lớn, người ta sẽ không quyết định đầu

 𝛽 càng lớn thì phần bù rủi ro càng lớn hay tài sản có mức độ rủi ro cao.

 Khi phần bù rủi ro thị trường (𝑅𝑚 − 𝑅𝑓 ) thay đổi 1% thì lợi nhuận kỳ vọng của tài sản tài chính thay đổi
𝛽%
58
HỆ SỐ BETA VÀ MỨC BÙ RỦI RO

 Ví dụ 9: Xem xét tiếp danh mục đầu tư P gồm 02 chứng khoán:

➢ Cổ phiếu A với E(RA)= 16% và βA = 1,6; 25% giá trị danh mục được đầu tư vào cổ phiếu A

➢ Một tài sản phi rủi ro, rf = 4% Lợi suất dự tính của
danh mục E(RP)

➢ E(RP) = 0,25 x E(RA) + (1 – 0,25) x rf Tài sản A

= 0,25 x 16% + 0,75 x 4% = 7% E(RA) - rf


= 7,5%
βA
➢ βP = 0,25 x βA + (1 - 0,25) x 0 = 0,25 x 1,6 = 0,4 E(RA) =
16%
E ( RA ) − rf 16% − 4%
➢ Độ dốc SA = = = 7,5%
A 1,6 rf = 4%

1,6 = βA Beta của danh mục (βP)


59
HỆ SỐ BETA VÀ MỨC BÙ RỦI RO

 Ví dụ 10: Xem xét danh mục đầu tư P gồm 02 chứng khoán:

➢ Cổ phiếu B với E(RB)= 12% và βB = 1,2; 25% giá trị danh mục được đầu tư vào cổ phiếu B
Lợi suất dự tính của
➢ Một tài sản phi rủi ro, rf = 4% danh mục E(RP)

➢ E(RP) = 0,25 x E(RA) + (1 – 0,25) x rf


Tài sản B
= 0,25 x 12% + 0,75 x 4% = 6%
E(RB) - rf
= 6,67%
➢ βP = 0,25 x βA + (1 + 0,25) x 0 = 0,25 x 1,2 = 0,3 βB
E(RB) =
E ( RB ) − rf 12% − 4% 12%
➢ Độ dốc S B = = = 6,67% rf = 4%
B 1,2
1,2 = βB Beta của danh mục (βP)
60
HỆ SỐ BETA VÀ MỨC BÙ RỦI RO
Lợi suất dự tính của
So sánh phần thưởng trên rủi ro danh mục E(RP)

 Hệ số phần thưởng trên rủi ro (độ dốc): Tài sản A


SB = 6,67% < SA = 7,5%
→ Các nhà đầu tư sẽ từ bỏ B để đổ xô tới A. Giá = 7,5%
Tài sản B
của tài sản A sẽ tăng, giá của tài sản B sẽ giảm,
→ E(RA) sẽ giảm, E(RB) sẽ tăng. E(RA) = 16% = 6,67%

 Mở rộng cho nhiều tài sản, kết luận: Trên một


E(RB) = 12%
TT tài chính cạnh tranh, hệ số phần thưởng
trên rủi ro phải như nhau cho mọi tài sản. → Ở rf = 4%
trạng thái cân bằng của thị trường, tất cả các
tài sản đều phải nằm trên một đường thẳng
1,2 = βB 1,6 = βA Beta của danh mục (βP)
61
HỆ SỐ BETA VÀ MỨC BÙ RỦI RO

 Tài sản A và B nằm ngay trên đường thẳng, do Lợi suất dự tính E(Ri)

đó có cùng hệ số phần thưởng trên rủi ro.

 Tài sản C nằm bên trên đường thẳng, hệ số


phần thưởng trên rủi ro quá cao do lợi suất kỳ
vọng quá cao, giá hiện tại của nó quá thấp.
C E ( Ri ) − rf
E(RC) =
 Tài sản D: giá hiện tại quá cao. E(RD) D
i
E(RB) B
 Để điều chỉnh, giá hôm nay của C phải tăng
lên, của D phải giảm xuống. E(RA) A

rf
 Thị trường cạnh tranh, năng động, vận hành
tốt, sẽ thực hiện được điều đó, đẩy C và D về
βA βB βC βD Beta của tài sản (βi)
đường thẳng.
62
ĐƯỜNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN SML
(THE SECURITY MARKET LINE – SML)

 Là đường biểu diễn rủi ro hệ thống (rủi ro thị


trường) đối với thu nhập của toàn bộ thị trường
tại một thời điểm nhất định, thể hiện tất cả các
chứng khoán rủi ro cao có khả năng giao dịch

 Phương trình E ( Ri ) = rf + i [ E ( RM ) − rf ]
 Cổ phiếu nằm trên đường SML: đúng giá trị
thực

 Cổ phiếu nằm phía dưới đường SML: đang


được định giá trên giá trị thực

 Cổ phiếu nằm phía trên đường SML: đang


được đánh giá dưới giá trị thực
63
ĐƯỜNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN SML
(THE SECURITY MARKET LINE – SML)

SML và chi phí của vốn

 SML cho biết phần thưởng dành cho việc chịu đựng rủi ro trên các thị trường tài chính.

 Tỷ lệ chiết khấu phù hợp là bao nhiêu? Lợi suất kỳ vọng được chào trên thị trường tài chính cho các
khoản đầu tư có cùng mức rủi ro hệ thống.

 Tỷ lệ chiết khấu phù hợp trên một dự án mới là lợi suất kỳ vọng tối thiểu trên một khoản đầu tư = chi phí
của vốn = lợi suất đòi hỏi.

64
3. CÁC CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Chiến lược chủ động Các nhà quản lý DMĐT tích cực tham
(Active Portfolio gia vào mua và bán CK để đảm bảo lợi
Các chiến lược Management Strategy) nhuận tối đa

quản lý danh mục

đầu tư Chiến lược thụ động Các giao dịch QLDMĐT với một danh
(Passive Portfolio mục đầu tư cố định được thiết kế để
Management Strategy) phù hợp với kịch bản thị trường

65
3. CÁC CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Chiến lược quản trị chủ động (Active Porfolio Management Strategy)

 Bước 1: Xác định mục tiêu của khách hàng đặt ra


 Thu được lợi nhuận cao hơn lợi suất của danh mục đầu tư thụ động chuẩn hoặc thu được mức LN
trên trung bình ứng với một mức rủi ro nhất định

 Bước 2: Lập ra một danh mục chuẩn (hay còn gọi là danh mục “thông thường”)
 Ví dụ: danh mục chuẩn bao gồm tất cả các cổ phiếu của công ty nhỏ với hệ số P/E thấp với tỷ trọng
vốn đều nhau.

 Bước 3: Xây dựng một chiến lược và kết cấu danh mục đầu tư tối ưu thỏa mãn nhu cầu người đầu tư

 Bước 4: Theo dõi đánh giá các biến động của cổ phiếu trong danh mục và tái cấu trúc danh mục khi
cần thiết 66
3. CÁC CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Chiến lược quản trị thụ động (Passive Porfolio Management Strategy)

 Khái niệm: Mua cổ phiếu dựa trên một chỉ số chuẩn nào đó và nắm giữ lâu dài khoản đầu tư. Đôi khi
cần cơ cấu lại khi tái đầu tư các khoản cổ tức nhận về, hoặc do các một số cổ phiếu bị hợp nhất hoặc
trượt khỏi danh mục chỉ số chuẩn → Chiến lược đầu tư trong đó nhà quản lý quĩ cố gắng đưa ra càng
ít quyết định đầu tư càng tốt để giảm thiểu chi phí giao dịch, bao gồm cả thuế thu nhập tài chính

 Mục đích: Tạo ra danh mục cổ phiếu với số lượng và chủng loại gần giống với chỉ số chuẩn→ lợi suất
đầu tư tương đương lợi suất của chỉ số đó

 Các quĩ đầu tư kiểu này gọi là các quĩ đầu tư theo chỉ số chứng khoán - Index fund, Quỹ tương hỗ
(Vanguard 500)

 Được sử dụng phổ biến nhất ở thị trường cổ phiếu, tiếp đó là trái phiếu, hàng hoá…
67
3. CÁC CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Chiến lược quản trị thụ động (Passive Porfolio Management Strategy)

 Cơ sở: Dựa trên cơ sở những quan điểm chủ yếu sau trong kinh tế học tài chính:

➢ Về lâu về dài, mỗi nhà đầu tư trung bình đều có kết quả đầu tư thuần (chưa trừ chi phí giao dịch)
tương đương với bình quân thị trường → càng giảm được chi phí giao dịch bao nhiêu thì nhà đầu
tư càng có lợi bấy nhiêu.

➢ Giả định rằng thị trường hoạt động hiệu quả → không thể nào "vượt mặt thị trường" bằng chiến
lược đầu tư chủ động, vốn dựa trên việc khai thác những chỗ kém hiệu quả của thị trường.

➢ Vấn đề giữa người uỷ thác đầu tư và người đại diện

68
3. CÁC CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Chiến lược quản trị thụ động (Passive Porfolio Management Strategy)

 Phương pháp

• Tất cả các cổ phần trong chỉ số được mua vào theo một tỷ lệ bằng tỷ trọng vốn mà cổ phiếu đó chiếm
Lặp lại hoàn toàn
giữ trong chỉ số này.
một chỉ số nào đó • Hạn chế: Chiếm nhiều chi phí giao dịch & Luồng cổ tức nhận về rải rác→ tái đầu tư phân tán

• Chọn nhóm các chứng khoán đại diện cho chỉ số chuẩn theo tỷ trọng tương ứng với tỷ trọng trong chỉ số
Phương pháp
chuẩn
chọn nhóm mẫu • Hạn chế: Không đảm bảo lợi suất thu được ngang bằng với kim lợi suất thu nhập trong chỉ số chuẩn

• Phức tạp
Phương pháp lập • Thường chỉ có nhà đầu tư chuyên nghiệp áp dụng.
trình bậc 2 • Hạn chế: Khi các số liệu đầu vào, (thông tin quá khứ về giá cả và mối tương quan giữa chúng) có sự
69
thay đổi thường xuyên thì lợi suất danh mục sẽ có chênh lệch lớn so với chỉ số
3. CÁC CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Quản trị danh mục đầu tư cổ phiếu


thụ động (Chỉ số hóa):
Quản trị danh mục đầu tư cổ phiếu chủ
+ Chi phí thấp động
+ Kém hấp dẫn
+ Chi phí cao
+ Có khả năng sinh lợi nhiều hơn

Phối hợp đầu tư vào các quỹ chủ động với đầu tư một phần vào quỹ
thụ động, đảm bảo tính đa dạng hoàn chỉnh của danh mục tổng thể 70
4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU

Yêu cầu đối với người quản trị danh mục

 Năng lực đa dạng hóa danh mục, loại bỏ hoàn toàn rủi ro phi hệ thống so với danh mục chuẩn.

 Năng lực đạt được mức lợi suất trên trung bình, với một mức rủi ro nhất định.

 Lợi suất trên mức trung bình thị trường điều chỉnh theo rủi ro có thể đạt được nhờ:

o Năng lực phân tích thời điểm (timing) vượt trội: đưa ra được các dự báo về xu hướng của nền
kinh tế, giá cả, lãi suất… để xây dựng và điều chỉnh danh mục hợp lý, đạt lợi nhuận cao.

o Năng lực lựa chọn chứng khoán vượt trội: tìm ra những chứng khoán bị đánh giá thấp so với rủi
ro.

71
4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU

Yêu cầu đối với ngươi quản trị danh mục

 Phân tích thời điểm (timing) DANH MỤC CỔ PHIẾU

TT tăng giá: chọn beta Lợi nhuận cao hơn


Lợi suất điều chỉnh
Dự báo các đỉnh và cao; khi TT tăng giá, tổn
theo rủi ro cao hơn
đáy của thị trường TT giảm giá: beta thấp và thất nhỏ hơn khi TT
mức trung bình
công cụ TT tiền tệ suy giảm .

Tăng (giảm) vòng Lợi suất điều chỉnh


Dự báo lãi suất giảm
DANH MỤC TRÁI PHIẾU đáo hạn của danh theo rủi ro cao hơn
(tăng)
mục mức trung bình

72
BÀI TẬP

 Bạn có 10000$ để đầu tư vào một danh mục cổ phiếu. Những lựa chọn của bạn là cổ
phiếu X với lợi suất kỳ vọng là 14%, cổ phiếu Y 10,5%. Nếu mục tiêu của bạn là tạo
ra một danh mục có lợi suất kỳ vọng 12,4% thì bạn sẽ đầu tư bao nhiêu tiền vào mỗi
cổ phiếu này?
 Bạn có 100000$ để đầu tư vào một danh mục bao gồm cổ phiếu X và cổ phiếu Y. Mục
tiêu của bạn là tạo ra một danh mục có lợi suất kỳ vọng 18,5%. Nếu cổ phiếu X có lợi
suất kỳ vọng 17,2% và beta 1,4, cổ phiếu Y có lợi suất kỳ vọng 13,6% và beta 0,95 thì
bạn sẽ đầu tư bao nhiêu tiền vào cổ phiếu Y? Bạn giải thích như thế nào về câu trả lời
của bạn? Beta của danh mục của bạn là bao nhiêu?

73
BÀI TẬP

1) Một cổ phiếu có beta 1,35 và lợi suất kỳ vọng 16%. Một tài sản phi rủi ro hiện có lợi suất 4,8%.
a. Lợi suất kỳ vọng trên một danh mục đầu tư bao gồm hai tài sản này, có tỷ trọng ngang nhau, là bao
nhiêu?
b. Nếu một danh mục bao gồm hai tài sản này có beta 0,95 thì các trọng số trong danh mục là bao nhiêu?
c. Nếu một danh mục bao gồm hai tài sản này có lợi suất kỳ vọng 8%, beta của nó là bao nhiêu?
d. Nếu một danh mục bao gồm hai tài sản này có beta 2,7 thì các trọng số của danh mục là bao nhiêu?
Trong trường hợp này bạn giải thích như thế nào về trọng số của hai tài sản?

74
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

You might also like