You are on page 1of 52

CHƯƠNG 4

LỢI SUẤT, RỦI RO & MÔ HÌNH


ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN CAPM

ThS. Nghiêm Anh Thư


KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
NỘI DUNG CHƯƠNG 4

v LỢI SUẤT & RỦI RO

v CÁC LOẠI RỦI RO VÀ CÁCH ĐO LƯỜNG

v ĐA DẠNG HOÁ DANH MỤC ĐẦU TƯ

v MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN CAPM VÀ ỨNG DỤNG


NỘI DUNG CHƯƠNG 4

v LỢI SUẤT & RỦI RO

v CÁC LOẠI RỦI RO VÀ CÁCH ĐO LƯỜNG

v ĐA DẠNG HOÁ DANH MỤC ĐẦU TƯ

v MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN CAPM VÀ ỨNG DỤNG


LỢI SUẤT (RATE OF RETURN)

v Định nghĩa Lợi suất


Là phần trăm (%) chênh lệch giữa thu nhập từ chứng khoán có được sau 1 khoảng thời gian (thường
là 1 năm) với khoản vốn đầu tư ban đầu.
LỢI SUẤT

v Lợi suất trong quá khứ:


Là mức lợi suất tài sản đã mang lại sau 1 khoảng thời gian

v Lợi suất kỳ vọng:


Là mức lợi suất tài sản kỳ vọng sẽ mang lại sau 1 khoảng thời gian trong tương lai

v Lợi suất yêu cầu:


Là mức lợi suất nhà đầu tư yêu cầu ở tài sản nếu muốn nhận được sự đầu tư.
LỢI SUẤT TRONG QUÁ KHỨ

v Lợi suất (%): Cho biết nếu đầu tư 1 đồng sẽ thu về được thêm bao nhiêu đồng. Được tính bằng
Tổng mức sinh lời chia cho khoản vốn gốc đầu tư ban đầu .

v Thu nhập từ đầu tư chứng khoán bao gồm:


Ø Thu nhập định kỳ (cổ tức, trái tức)
Ø Lãi vốn (Chênh lệch giữa giá bán và giá mua)

v Công thức tính Lợi suất:


#ổ%& (ứ* +,%- .ờ, => ?@ A?B =>?@
R= = = -1
0,á 23ị 5ố% &ố* đầ9 2ư ;<% đầ9 ?B ?B

Trong đó:
R: Lợi suất trong giai đoạn đầu tư
D: Cổ tức (lãi) thu được
𝑃D : Giá mua ban đầu
𝑃E : Giá thanh lý vào cuối giai đoạn đầu tư
TÍNH LỢI SUẤT TRONG QUÁ KHỨ

Fổ 2ứ* 23ả *9ố, Hỳ> 0,á 23ị 2-ị 23ườ%& *ổ J-,ế9 *9ố, Hỳ
1 + % lợi suất =
0,á 23ị 2-ị 23ườ%& ;<% đầ9

ELM>NDOO
1 + % lợi suất = = 1.14
OPDD

Lợi suất = 14%


LỢI SUẤT KỲ VỌNG

v Lợi suất kỳ vọng (%): Là lợi suất bình quân của 1 cơ hội đầu tư trong tương lai trên cơ sở các
khả năng sinh lời dự tính.

v Công thức tính Lợi suất kỳ vọng:

E(𝑅U ) = ∑ 𝑃, x 𝑅U

Trong đó:
E(𝑅U ): Lợi suất kỳ vọng
𝑃, : xác suất của hoàn cảnh i
𝑅U : Lợi suất nếu hoàn cảnh i xảy ra
TÍNH LỢI SUẤT KỲ VỌNG

Tình hình kinh tế Khả năng Lợi suất CP công ty A Lợi suất CP công ty B
Suy thoái 0.2 4% -10%
Bình thường 0.5 10% 14%
Thịnh vượng 0.3 14% 30%

Lợi suất kỳ vọng E(R)


v ĐỐI VỚI 1 TRÁI PHIẾU KHO BẠC (TREASURY SECURITY), MỨC LỢI SUẤT YÊU
CẦU LÀ BAO NHIÊU?

LỢI SUẤT YÊU CẦU = LỢI SUẤT PHI RỦI RO

Lợi suất phi rủi ro là lãi suất được giả định sẽ thu về được khi đầu tư vào 1 tài sản tài
chính không có rủi ro vỡ nợ. Trái phiếu kho bạc thường được sử dụng thay cho tài sản
này.
à Lãi suất của trái phiếu kho bạc thường được coi là lãi suất phi rủi ro.
v ĐỐI VỚI CHỨNG KHOÁN CỦA 1 CÔNG TY (COMPANY SECURITY), MỨC LỢI
SUẤT YÊU CẦU LÀ BAO NHIÊU?

LỢI SUẤT YÊU CẦU = LỢI SUẤT PHI RỦI RO + PHẦN BÙ RỦI RO

Phần bù rủi ro ta nên yêu cầu là bao nhiêu khi mua chứng khoán của 1 công ty ?
PHẦN BÙ RỦI RO

v Tỷ lệ lợi suất trên trái phiếu kho bạc là phi rủi ro


v Đầu tư vào cổ phiếu có rủi ro cao hơn nhưng ngược lại lợi suất cũng cao hơn
v Phần bù rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu là chênh lệch giữa lợi suất của cổ phiếu
và trái phiếu kho bạc.
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI SUẤT

Lý thuyết
Lợi suất danh nghĩa = Lợi suất thực + Tỷ lệ lạm phát dự kiến
Công thức
(1+ i ) = (1+R) x (1+r)
i = R + r + rR

Trong đó:

i : Lợi suất danh nghĩa


R: Lợi suất thực
r: tỷ lệ lạm phát dự kiến
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI SUẤT – VÍ DỤ

♈️ Giả sử bạn mua 1 trái phiếu coupon với lãi suất 6% vào 1 năm trước với mức giá
$1,040; trái phiếu được bán hôm nay với mức giá $1,063.
a. Giả sử mệnh giá trái phiếu là $1000, tính tổng mức sinh lời sau 1 năm của khoản đầu
tư này.
b. Lợi suất danh nghĩa của khoản đầu tư này là bao nhiêu?
c. Giả sử tỷ lệ lạm phát năm vửa rồi là 3%, tính lợi suất thực của khoản đầu tư này.
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI SUẤT – VÍ DỤ
♈️ Giả sử bạn mua 1 trái phiếu coupon với lãi suất 6% vào 1 năm trước với mức giá $1,040;
trái phiếu được bán hôm nay với mức giá $1,063.
a. Giả sử mệnh giá trái phiếu là $1000, tính tổng mức sinh lời sau 1 năm của khoản đầu tư này.
b. Lợi suất danh nghĩa của khoản đầu tư này là bao nhiêu?
c. Giả sử tỷ lệ lạm phát năm vửa rồi là 3%, tính lợi suất thực của khoản đầu tư này.

ĐÁP ÁN:

a. Tổng mức sinh lời sau 1 năm của khoản đầu tư = ($1,063 – 1,040) + ($1000 x 6%) = $83
LO
b. Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu = = 0.0798 = 7.98%
E,DND

(E>U ) E.DP]L
c. Lãi suất thực của trái phiếu: R = -1 = − 1 = 0.048 hay 4.8%
E>\ E.DOD
NỘI DUNG CHƯƠNG 4

v LỢI SUẤT & RỦI RO

v CÁC LOẠI RỦI RO VÀ CÁCH ĐO LƯỜNG

v ĐA DẠNG HOÁ DANH MỤC ĐẦU TƯ

v MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN CAPM VÀ ỨNG DỤNG


RỦI RO (RISK)

v Định nghĩa:
Rủi ro là khả năng mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai có thể KHÁC với dự tính ban đầu

Vì rủi ro không thể tránh khỏi nên:


Cần phải đo lường được rủi ro
Cần phải giảm thiểu được rủi ro

v Mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro:


o Nhà đầu tư luôn đòi hỏi một mức độ tương xứng giữa rủi ro và lợi nhuận à Mức độ chấp nhận rủi ro của
nhà đầu tư càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn.
o Nếu các chứng khoán có mức độ rủi ro như nhau thì nhà đầu tư sẽ đầu tư vào chứng khoán có lợi nhuận
cao nhất
o Nếu các chứng khoán có lợi nhuận như nhau, nhà đầu tư sẽ đầu tư vào chứng khoán có rủi ro thấp nhất.
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

“RỦI RO CÀNG CAO THÌ LỢI SUẤT KỲ VỌNG CÀNG CAO, VÀ NGƯỢC LẠI ”
CÁC LOẠI RỦI RO

v Rủi ro hệ thống (Systematic risk/ Market risk):


Là những thay đổi mang tính vĩ mô ảnh hưởng đến lợi suất của tất cả các tài sản tài chính trong nền kinh tế (ví
dụ lạm phát/ lãi suất tăng giảm, sự thay đổi trong chính sách tài khoá, tiền tệ, chiến tranh..)

v Rủi ro không hệ thống/ cá biệt (Unsystematic risk/ Firm-specific risk)


Là những thay đổi trong nội tại chứng khoán đó hoặc thay đổi của công ty phát hành, hoặc thay đổi trong
ngành mà công ty hoạt động, có ảnh hưởng đến lợi suất của các chứng khoán đó (ví dụ như rủi ro kinh doanh,
rủi ro tài chính, rủi ro thanh khoản..)
CÁC THƯỚC ĐO RỦI RO

v Phương sai (Variance)

v Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

q Phương sai hay độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi của chứng khoán càng lớn thì rủi ro của chứng khoán
càng cao và ngược lại.
q Phương sai hay độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi của chứng khoán bằng 0 thì chứng khoán không có
rủi ro
CÁC THƯỚC ĐO RỦI RO

v Phương sai (Variance)


Phương sai tỷ suất sinh lời chứng khoán: Là trung bình của bình phương mức chênh lệch giữa các
khả năng sinh lời so với tỷ lệ sinh lời kỳ vọng

Công thức:

Trong đó:
𝑃U : Là xác suất xảy ra lợi suất 𝑅,
𝑅, : Là lợi suất nếu trường hợp i xảy ra
E (𝑅, ): Là lợi suất kỳ vọng tương ứng với trường hợp I
CÁC THƯỚC ĐO RỦI RO

v Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)


Công thức:

à Độ lệch chuẩn càng cao thì càng không chắc chắn về lợi suất kỳ vọng
HỆ SỐ RỦI RO

v Hệ số rủi ro (Coefficient of Variation – CV)


Hệ số rủi ro đánh giá mức độ rủi ro của các khoản đầu tư.
Công thức:

à Hệ số rủi ro càng nhỏ càng tốt. Nếu 2 khoản đầu tư có hệ số rủi ro như
nhau thì khoản đầu tư có lợi suất kỳ vọng lớn hơn sẽ tốt hơn.
TÍNH PHƯƠNG SAI & ĐỘ LỆCH CHUẨN

Tình hình kinh tế Khả năng Lợi suất công ty A Lợi suất công ty B
Suy thoái 0.2 4% -10%
Bình thường 0.5 10% 14%
Thịnh vượng 0.3 14% 30%

Công ty A

Phương sai

= (4% − 10%)b x (0.2) + (10% - 10%) x (0.5) + (14% - 10%) x (0.3) = 12

Độ lệch chuẩn

= 12 = 3.46%
TÍNH PHƯƠNG SAI & ĐỘ LỆCH CHUẨN

Tình hình kinh tế Khả năng Lợi suất công ty A Lợi suất công ty B
Suy thoái 0.2 4% -10%
Bình thường 0.5 10% 14%
Thịnh vượng 0.3 14% 30%

Công ty B

Phương sai

= (−10% − 14%)b x (0.2) + (14% - 14%) x (0.5) + (30% - 14%) x (0.3) =


192
Độ lệch chuẩn

= 192 = 13.86%
TÍNH PHƯƠNG SAI & ĐỘ LỆCH CHUẨN

KẾT LUẬN:
BẠN QUYẾT ĐỊNH
ĐẦU TƯ VÀO CỔ
PHIẾU NÀO?
CỔ PHIẾU CỔ PHIẾU
CÔNG TY A CÔNG TY B

LỢI SUẤT KỲ VỌNG 10% 14%

ĐỘ LỆCH CHUẨN 3.46% 13.86%


NỘI DUNG CHƯƠNG 4

v LỢI SUẤT & RỦI RO

v CÁC LOẠI RỦI RO VÀ CÁCH ĐO LƯỜNG

v ĐA DẠNG HOÁ DANH MỤC ĐẦU TƯ

v MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN CAPM VÀ ỨNG DỤNG


VÌ SAO CẦN ĐA DẠNG HOÁ DANH MỤC ĐẦU TƯ ?

VỤ BÊ BỐI CỦA ENRON


ĐA DẠNG HOÁ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Đa dạng hoá danh mục đầu tư


à Giúp giảm thiểu rủi ro không hệ thống
bằng cách đầu tư vào một danh mục đầu tư
gồm nhiều loại chứng khoán có mức độ
tương quan tỷ suất sinh lợi trái ngược
nhau.
ĐA DẠNG HOÁ DANH MỤC ĐẦU TƯ

1 nhà đầu tư đang cân nhắc 3 danh mục đầu tư như sau:

Danh mục A Danh mục B Danh mục C

Google Google Google


Apple Target
Intel Commonwealth Bank
Microsoft Qantas Airways

Danh mục được đa dạng hoá tốt


à Giúp giảm thiểu rủi ro
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA 2 CHỨNG KHOÁN X & Y
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA 2 CHỨNG KHOÁN X & Y

TƯƠNG QUAN DƯƠNG KHÔNG ẢNH


HOÀN HẢO HƯỞNG TỚI RỦI RO

ĐẦU TƯ VÀO 2
NẾU 2 CHỨNG
CHỨNG KHOÁN ĐỂ
KHOÁN NÀY
GIẢM RỦI RO

ĐA DẠNG HOÁ
TƯƠNG QUAN ÂM
HOÀN HẢO à GIẢM
HOÀN HẢO
THIỂU RỦI RO
TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HOÁ DANH MỤC ĐẦU TƯ

v Nguyên tắc cơ bản: Đừng bỏ hết trứng vào cùng 1 giỏ


v Việc lựa chọn các tài sản ít tương quan sẽ giúp giảm thiểu
đáng kể các rủi ro của danh mục đầu tư
RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ

v Tương tự như rủi ro của 1 khoản đầu tư, rủi ro của 1 danh
mục đầu tư là khả năng Lợi suất thực tế của danh mục khác
biệt so với Lợi suất kỳ vọng của danh mục.
RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ

CK A CK C
v Rủi ro của 1 danh mục đầu tư phụ thuộc vào:
Rủi ro cao Rủi ro thấp

Ø Mức độ rủi ro của từng tài sản riêng lẻ trong danh mục
Ø Tỷ lệ đầu tư vào từng tài sản trong danh mục
Ø Mối tương quan giữa lợi suất của các tài sản trong danh
mục
CK B CK D

Rủi ro cao Rủi ro thấp


ĐO LƯỜNG RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ

v Các thước đo rủi ro của danh mục đầu tư:

Ø Hiệp phương sai (Covariance)


Ø Hệ số tương quan (Correlation coefficient)
Ø Phương sai của danh mục đầu tư
ĐO LƯỜNG RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ

v HIỆP PHƯƠNG SAI (COVARIANCE): Là chỉ số đo lường mức độ chuyển động cùng chiều với
giá trị trung bình của 2 biến số.
v Công thức:

Trong đó:
𝑝U : Là xác suất xảy ra hoàn cảnh i
𝑅f : Là lợi suất của tài sản A trong hoàn cảnh i
𝑅g : Là lợi suất của tài sản B trong hoàn cảnh i
𝑅f : Là lợi suất trung bình của tài sản A
𝑅g : Là lợi suất trung bình của tài sản B
ĐO LƯỜNG RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ

v HIỆP PHƯƠNG SAI (COVARIANCE):

Nhận xét:
Ø Hiệp phương sai dương: Lợi suất của tài sản A và tài sản B chuyển động cùng chiều
Ø Hiệp phương sai âm: Lợi suất của tài sản A và tài sản B chuyển động ngược chiều
Ø Hiệp phương sai = 0: Lợi suất của tài sản A và tài sản B không có quan hệ tuyến tính với nhau
ĐO LƯỜNG RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ

v HỆ SỐ TƯƠNG QUAN (CORRELATION COEFFICIENT ):


Chuẩn hoá Covariance vì Covariance chỉ cho biết 2 biến có mối quan hệ tuyến tính hay không chứ không cho biết
mức độ của mối quan hệ đó.

v Công thức: Chia Covariance cho tích của phương sai tài sản A và tài sản B để có được hệ số tương quan
ĐO LƯỜNG RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ

v Ý NGHĨA CỦA HỆ SỐ TƯƠNG QUAN (CORRELATION COEFFICIENT ):

Giá trị của hệ số tương quan nằm trong khoảng [-1,1]


Ø Nếu hệ số tương quan = 1 (perfectly positively correlated), lợi suất của 2 tài sản luôn chuyển động tỷ lệ
theo cùng hướng với nhau.
Ø Nếu hệ số tương quan = -1 (perfectly nevatively correlated), lợi suất của 2 tài sản luôn chuyển động tỷ lệ
ngược chiều với nhau.
Ø Giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan càng nhỏ thì mối quan hệ tuyến tính càng lỏng lẻo, nếu giá trị của hệ
số tương quan bằng 0 thì lợi suất của A và B không có mối quan hệ tuyến tính.
ĐO LƯỜNG RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ

v PHƯƠNG SAI CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ


v Công thức tổng quát:

Trong đó:
ĐO LƯỜNG RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ

v PHƯƠNG SAI CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ


v Công thức tổng quát:
ĐO LƯỜNG RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ

v PHƯƠNG SAI CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ – VÍ DỤ

Cho danh mục đầu tư gồm 2 cổ phiếu A, B có số liệu như sau. Tính độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư.

Tỷ trọng Phương sai Hệ số tương quan


A 0.4 0.09 0.5
B 0.6 1.96

Đáp án:
ĐA DẠNG HOÁ DANH MỤC ĐẦU TƯ – VÍ DỤ

Ta có số liệu về rủi ro và lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu A và B như sau:

Việc kết hợp các cổ


phiếu lại với nhau có
thể làm giảm rủi ro
Các khả năng kết hợp giữa cổ phiếu A và B: (thêm A vào B); hoặc
vừa làm tăng lợi suất
kỳ vọng vừa làm
giảm rủi ro (thêm B
vào A). Hệ số tương
quan càng nhỏ, lợi ích
từ đa dạng hoá càng
lớn.
ĐA DẠNG HOÁ DANH MỤC ĐẦU TƯ

v Đa dạng hoá danh mục đầu tư có tác


dụng rất quan trọng là giảm thiểu các
rủi ro cá biệt của từng khoản đầu tư
riêng rẽ.
v Đa dạng hoá không có tác dụng làm
giảm rủi ro hệ thống vì đây là rủi ro
gây ra bởi những sự thay đổi ảnh
hưởng đến toàn bộ nền kinh tế hoặc
hệ thống tài chính.
NỘI DUNG CHƯƠNG 4

v LỢI SUẤT & RỦI RO

v CÁC LOẠI RỦI RO VÀ CÁCH ĐO LƯỜNG

v ĐA DẠNG HOÁ DANH MỤC ĐẦU TƯ

v MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN CAPM VÀ ỨNG DỤNG


MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN CAPM

v Mô hình định giá tài sản vốn CAPM ( The Capital Asset Pricing Model): Là mô hình mô tả mối
quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi mong đợi.

v Giả định của mô hình: Các nhà đầu tư nắm giữ danh mục đã được đa dạng hoá hoàn toàn. Nên rủi ro mà
các nhà đầu tư đối mặt chỉ còn rủi ro hệ thống/ rủi ro thị trường à Như vậy, rủi ro của 1 danh mục đa dạng
hoá tốt phụ thuộc vào rủi ro thị trường của các chứng khoán trong danh mục.

v Rủi ro thị trường của các chứng khoán trong danh mục: được xác định bằng cách đo lường độ nhạy
cảm của các chứng khoán đó đối với biến động thị trường. Độ nhạy cảm này gọi là Beta ( 𝛽)
MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN CAPM

v Công thức của mô hình CAPM:

Trong đó:
𝑅i : Là lợi suất yêu cầu đối với cổ phiếu j
𝑅j : Là lợi suất phi rủi ro
𝑅k : Là lợi suất yêu cầu của thị trường
(𝑅k - 𝑅j ): Là lợi suất bù rủi ro của thị trường
𝛽i (𝑅k - 𝑅j ): Là lợi suất bù rủi ro của cổ phiếu j
MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN CAPM

v HỆ SỐ BETA TRONG MÔ HÌNH CAPM

v Beta 𝜷 : Là hệ số phản ánh sự rủi ro của 1 cổ phiếu so với rủi ro của toàn thị trường cổ phiếu nói chung (tứ
c là so với rủi ro của danh mục thị trường M)
v Công thức 𝜷

Ø Nếu 𝛽 = 1: Chứng khoán có độ rủi ro bằng độ rủi ro của thị trường


Ø Nếu 𝛽 > 1: Chứng khoán có độ rủi ro lớn hơn độ rủi ro của thị trường
Ø Nếu 𝛽 < 1: Chứng khoán có độ rủi ro nhỏ hơn độ rủi ro của thị trường
MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN CAPM

v ĐƯỜNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN SML

Ø 𝛽 = 0: Lợi suất yêu cầu của chứng khoán bằng Lợi suất phi rủi ro
Ø 𝛽 = 1: Lợi suất yêu cầu của chứng khoán bằng Lợi suất thị trường

v NHẬN XÉT

Ø Cổ phiếu nằm trên đường SML: Đúng giá trị thực


Ø Cổ phiếu nằm dưới đường SML: đang được định giá trên giá trị thực
Ø Cổ phiếu nằm trên đường SML: đang được định giá dưới giá trị thực
MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN CAPM

v VÍ DỤ

1. Xác định lợi suất yêu cầu của khoản đầu tư vào cổ phiếu A biết lợi suất phi rủi ro của thị trường là 11%,
lợi suất bù rủi ro của thị trường là 6%, hệ số 𝛽 của cổ phiếu A là 1.2
Đáp án:
𝑅f = 11% + 1.2 x 6 = 18.2 %

2. Xác định lợi suất yêu cầu của khoản đầu tư vào cổ phiếu B biết lợi suất phi rủi ro của thị trường là 11%,
lợi suất kỳ vọng của thị trường là 15%, hệ số 𝛽 của cổ phiếu B là 1.5
Đáp án:
𝑅g = 11% + 1.5 x (15% - 11%) = 17%
Thanks
ThS. Nghiêm Anh Thư
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

ThS. Nghiêm Anh Thư


KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

You might also like