You are on page 1of 14

5/17/2022

CHƯƠNG 2
Rủi ro và tỷ suất sinh lời

Nội dung
I. Tổng quan về rủi ro và tỷ suất sinh lời
1. Rủi ro và các loại rủi ro
2. Tỷ suất sinh lời
II. Đo lường rủi ro của từng khoản đầu tư
1. Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của khoản đầu tư
2. Đo lường rủi ro của khoản đầu tư
III. Đo lường rủi ro của danh mục đầu tư
1. Danh mục đầu tư
2. Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của danh mục đầu tư
3. Đo lường rủi ro của danh mục đầu tư
IV. Mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời
1. Rủi ro hệ thống và hệ số beta.
2. Tác động của rủi ro tới tỷ suất sinh lời

Câu hỏi khởi động

• Dựa trên những đặc tính nào của cổ phiếu để em đề


xuất nhà đầu tư nên mua hay không?

A
A hay B?

1
5/17/2022

I. Tổng quan về rủi ro và tỷ suất sinh lời

1. Khái niệm rủi ro


Biến cố không mong đợi

Bất trắc
Bất lợi trong tương lai

Ngoài ý muốn dự báo

• Khái niệm trên góc độ tài chính: Rủi ro là sự sai lệch của
tỷ suất lợi nhuận thực tế so với tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng.
Những khoản đầu tư nào có khả năng có sự sai lệch càng lớn được
xem như có rủi ro lớn hơn.

I. Tổng quan về rủi ro và tỷ suất sinh lời

• Các loại rủi ro:


Rủi ro hệ thống: là loại rủi ro tác động đến toàn bộ
hoặc hầu hết các tài sản (DN). Hay còn gọi là rủi ro
của thị trường

Rủi ro không có hệ thống: là rủi ro chỉ tác động đến


một hoặc một nhóm tài sản (DN) cụ thể nào đó.Hay
còn gọi là rủi ro đơn nhất

I. Tổng quan về rủi ro và tỷ suất sinh lời

2. Tỷ suất sinh lời


- Tỷ suất sinh lời là lợi nhuận có được từ một đồng vốn đầu
tư, thường được biểu thị bằng tỷ lệ % giữa mức lợi nhuận
thu được và giá trị khoản đầu tư bỏ ra.
Thu nhập
r = ---------------------x100%
VĐT
- Ví dụ: Một người mua chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng
ACB với số tiền là 100 triệu đồng, kỳ hạn 1 năm. Sau một
năm, người đó thu được 110 triệu đồng. Tỷ suất sinh lời
người đó thu được khi đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi của
ngân hàng là bao nhiêu?

2
5/17/2022

I. Tổng quan về rủi ro và tỷ suất sinh lời

2. Tỷ suất sinh lời


- Đối với đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư hi vọng trong
tương lai sẽ nhận dược mức lợi tức cổ phiếu (D1) và chênh
lệch giá từ việc bán chứng khoán (lãi hoặc lỗ).
- Nếu gọi P0: Giá 1 cổ phiếu ở đầu kỳ
P1: Giá 1 cổ phiếu ở cuối kỳ
D1: Cổ tức 1 cổ phần nhà đầu tư nhận được trong
năm
Tỷ suất sinh lời nhà đầu tư hy vọng đạt được trong năm là:
𝑟 = = +

II. Đo lường rủi ro của từng khoản đầu tư


1. Phân phối xác suất
• Rủi ro là sự không chắc chắn, có thể xảy ra hoặc không xảy ra
được xem xét thông qua việc theo dõi phân phối xác suất
của tỷ suất sinh lời.
• Phân phối xác suất là mô hình liên kết xác suất và tỷ suất sinh
lời của các tình huống.
• Ví dụ: Giả sử hai khoản đầu tư A và B với vốn đầu tư ban đầu
đều là 100 triệu đồng. Sự phân phối xác suất của tỷ lệ sinh lời
của A và B như sau:
Tỷ suất sinh lời
Tình trạng nền kinh tế Xác suất
A B
Suy thoái 0,25 13% 7%
Bình thường 0,5 15% 15%
Phát triển 0,25 17% 23%

II. Đo lường rủi ro của từng khoản đầu tư

Xác suất (%)


Xác suất (%)
5
50 0

2
25
5

13 15 17 Tỷ suất sinh lời (%) 7 15 23 Tỷ suất sinh lời (%)

Phân bố xác suất khoản đầu tư A Phân bố xác suất khoản đầu tư B

3
5/17/2022

II. Đo lường rủi ro của từng khoản đầu tư


2. Đo lường mức độ rủi ro của từng khoản đầu tư
• Thước đo dùng để đánh giá mức độ rủi ro của một khoản đầu
tư (tài sản tài chính) là phương sai hay độ lệch chuẩn của tỷ
suất sinh lời.
• Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của khoản đầu tư (%) là giá trị trung
bình tính theo phương pháp bình quân gia quyền của tỷ suất
sinh lời có thể xảy ra trong các tình huống.

ri : tỷ suất sinh lời xảy ra trong tình huống i


pi : xác suất tương ứng với tình huống I
n : số tình hướng có thể xảy ra

II. Đo lường rủi ro của từng khoản đầu tư

• Phương sai của tỷ suất


sinh lời là giá trị trung
bình tính theo phương
pháp bình quân gia quyền
của các bình phương
chênh lệch giữa tỷ suất
sinh lời thực tế so với tỷ
suất sinh lời kỳ vọng.

II. Đo lường rủi ro của từng khoản đầu tư


• Độ lệch chuẩn: là căn bậc hai của phương sai

Thông qua phương sai và độ lệch chuẩn có thể đánh giá được mức
độ rủi ro của khoản đầu tư.
 Nếu hai khoản đầu tư có cùng tỷ suất sinh lời kỳ vọng, khoản
đầu tư nào có độ lệch chuẩn càng cao thì mức rủi ro càng lớn.
 Nếu hai khoản đầu tư có tỷ suất sinh lời khác nhau thì không
đưa ra kết luận như trên mà phải sử dụng hệ số biến thiên để
đánh giá mức độ rủi ro.

4
5/17/2022

Ví dụ
• 2 cổ phiếu có xác suất tỷ suất sinh lời thể hiện như biểu đồ dưới
(a) Tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu A và B
(b) Tính phương sai và độ lệch chuẩn của cổ phiếu A và B
(c) So sánh giữa tỷ suất lợi nhuận và rủi ro, nên đầu tư vào A hay B?

B
Xác suất (%) Xác suất (%)
50
A 50

25 25

Tỷ suất sinh lời (%)


Tỷ suất sinh lời (%)
13 15 17 7 15 23

Bài tập
Lợi nhuận Xác suất
-4% 0.25
-2% 0.1
0,00% 0.24
1,25% 0.33
2,65% 0.08

• Tính tỷ suất lợi nhuận kỳ • Tính mức độ rủi ro của


vọng của CP CP

II. Đo lường rủi ro của từng khoản đầu tư

Ví dụ minh họa

• Trò chơi 1: Bạn đang dự định chơi trò sấp ngửa.


Người ta sẽ tung 2 đồng xu. Vốn đầu tư là 100$. Theo
quy định, nếu mỗi mặt sấp bạn được hoàn vốn và
cộng thêm 20%, nếu mỗi mặt ngửa bạn nhận lại vốn
và mất 10%.Hãy tính mức sinh lời kỳ vọng (trung
bình) và đánh giá mức độ rủi ro?

• Trò chơi 2: nếu thay đổi mỗi mặt sấp bạn được thêm
35%, nếu ngửa bạn mất 25%. Hãy xác định mức sinh
lời kỳ vọng (trung bình). Đánh giá mức độ rủi ro và
so sánh với trò chơi thứ nhất?

5
5/17/2022

II. Đo lường rủi ro của từng khoản đầu tư

• Lưu ý: Nếu hai chứng khoán có tỷ Chỉ tiêu chứng chứng


suất sinh lời mong đợi khác nhau
thì phải tính hệ số biến thiên. Hệ khoán khoán B
số biến thiên là thước đo rủi ro trên A
mỗi đơn vị tỷ suất sinh lời kỳ vọng
Tỷ suất 12% 20%
sinh lời
kỳ vọng
• Ví dụ: Giả sử bạn đang xem xét để độ lệch 7% 10%
lựa chọn chứng khoán có ít rủi ro
nhất trên một đơn vị Tỷ suất sinh
chuẩn
lời kỳ vọng trong 2 chứng khoán A Hệ số
và B. Thông tin như sau:
biến
thiên

Bài tập
• Với mỗi một cặp danh mục đầu tư sau đây. So sánh danh mục đầu tư
nào tốt hơn đối với các nhà đầu tư thông thái (giả sử đây là thông tin
duy nhất họ có)
a. Danh mục A: E (r) = 18%; σ =20%
Danh mục B: E (r) = 14%; σ =20%
b. Danh mục C: E (r) = 15%; σ =18%
Danh mục D: E (r) = 13%; σ =8%
c. Danh mục E: E (r) = 14%; σ =16%
Danh mục F: E (r) = 14%; σ =10%
• Với 3 danh mục dưới đây, giá trị max σ của danh mục H phải là bao
nhiêu để chắc chắn hầu hết các nhà đầu tư sẽ lựa chọn H biết:
d. Danh mục G: E (r) = 13.5%; σ = 7%
Danh mục H: E (r) = 15%; σ = ?% (tính đến 2 chữ số sau dấu ,)
Danh mục I: E (r) = 13.5%; σ =10%

III. Đo lường rủi ro của danh mục đầu tư

1. Danh mục đầu tư


- Khái niệm: Danh mục đầu tư (Danh
mục) là sự kết hợp của hai hay nhiều
chứng khoán hoặc tài sản trong đầu tư
- Mục đích: Nhằm giảm thiểu rủi ro trong
đầu tư

6
5/17/2022

III. Đo lường rủi ro của danh mục đầu tư


2. Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của danh mục đầu tư
Được xác định bằng phương pháp bình quân gia quyền của tỷ suất
sinh lời của các chứng khoán riêng lẻ có trong danh mục đầu tư
• Bước 1: Xác định tỷ suất sinh lời kỳ vọng của từng khoản đầu
tư ( ri )
• Bước 2: Xác định tỷ trọng vốn đầu tư vào từng loại tài sản
trong danh mục đầu tư (wi )
• Bước 3: Xác định tỷ suất sinh lời trung bình của danh mục (rE)
𝑟 𝑤 × 𝑟̅

III. Đo lường rủi ro của danh mục đầu tư

• Ví dụ minh hoạ:
Một người có danh mục đầu tư vào 2 loại cổ phần A và B.
Trong đó có 40% vốn đầu tư dành cho cổ phần A và 60%
và cổ phần B.
+ Nếu nền kinh tăng trưởng, cổ phần A đem lại tỷ
suất sinh lời là 70%, cổ phần B là 30%.
+ Nếu nền kinh suy thoái thì cổ phần A đem lại tỷ
suất sinh lời là -20%, còn cổ phần B là 10%.
Xác suất cho mỗi tình trạng nền kinh tế là 0,5. Hãy tính tỷ
suất sinh lời trung bình của danh mục đầu tư?

III. Đo lường rủi ro của danh mục đầu tư

• Lời giải:

+ Ta xác định tỷ suất sinh lời kỳ vọng của từng loại


cổ phần:
rA =
rB =
+ Vì tỷ trọng cổ phần A là 40%, cổ phần B là 60%
=> Tỷ suất sinh lời của danh mục:
RE=

7
5/17/2022

III. Đo lường rủi ro của danh mục đầu tư


3. Đo lường rủi ro của danh mục đầu tư
• Để xác định mức độ rủi ro của một danh mục đầu tư, cần
xác định phương sai (hoặc độ lệch chuẩn) của tỷ suất sinh
lời của danh mục.
• Giữa hai khoản đầu tư (hai chứng khoán) bất kỳ trong
danh mục đầu tư có thể có liên hệ tương quan với nhau,
để đánh giá mức độ tương quan giữa chúng người ta
dùng chỉ tiêu hiệp phương sai (Cov) hoặc hệ số tương
quan (Pj,k).
• Hiệp phương sai (Cov) phản ánh chiều hướng biến động
và mức độ quan hệ rủi ro của hai chứng khoán (hai khoản
đầu tư) bất kỳ trong danh mục đầu tư.

III. Đo lường rủi ro của danh mục đầu tư


• Hiệp phương sai của tỷ suất sinh lời của hai khoản đầu tư A,B: ký hiệu
Cov (A,B) hoặc σAB

riA, riB: tỷ suất sinh lời của khoản đầu tư A và B ở tình huống i
rA, rB : tỷ suất sinh lời kỳ vọng của hai khoản đầu tư A và B
• Mức độ mối liên hệ giữa tỷ suất sinh lợi của hai khoản đầu tư A và B
trong danh mục đầu tư cũng có thể diến giải qua hệ số tương quan
(PA,B)
-1 ≤ PA,B ≤ 1
+ Nếu PA,B = +1: Tỷ suất sinh lời của A và B tương quan thuận hoàn toàn,
rủi ro của A và B sẽ không được giảm bớt phần nào mà nó bằng đúng tổng
rủi ro của các khoản đầu tư cá biệt.
+ Nếu PA,B = -1: TSSL của A và B có tương quan nghịch hoàn toàn. Rủi ro
của cặp hai khoản đầu tư ở mức thấp nhất và có thể được loại trừ hết.
+ Nếu PA,B = 0: Hai khoản đầu tư độc lập lẫn nhau (không có tương quan).

III. Đo lường rủi ro của danh mục đầu tư


3. Đo lường rủi ro của danh mục đầu tư
• Giả sử với một danh mục đầu tư bất kỳ của hai khoản đầu tư A
và B. Tỷ trọng vốn đầu tư cho khoản đầu tư A và B tương ứng
là wA và wB.
=> Phương sai của tỷ suất sinh lời của danh mục đầu tư:
𝜎 = 𝑤 𝜎 + 𝑤 𝜎 + 2𝑤 𝑤 𝐶𝑜𝑣(𝐴, 𝐵)

Và độ lệch chuẩn của danh mục:


𝜎 = 𝑤 𝜎 + 𝑤 𝜎 + 2𝑤 𝑤 𝐶𝑜𝑣(𝐴, 𝐵)

Hoặc
𝜎 = 𝑤 𝜎 + 𝑤 𝜎 + 2𝑤 𝑤 𝑃 , 𝜎 𝜎

8
5/17/2022

III. Đo lường rủi ro của danh mục đầu tư


3. Đo lường rủi ro của danh mục đầu tư
Trong trường hợp tổng quát, đối với một danh mục có nhiều khoản
đầu tư hay nhiều chứng khoán (n khoản). Độ lệch chuẩn của danh
mục đầu tư được xác định bởi công thức:

𝜎 = 𝜎 = 𝑤 𝑤 𝐶𝑜𝑣(𝑖, 𝑗)

• Trong đó:
wi : Tỷ trọng vốn đầu tư cho khoản đầu tư i trong danh mục
wj : Tỷ trọng vốn đầu tư cho khoản đầu tư j trong danh mục
Cov(i,j): Hiệp phương sai tỷ suất sinh lời của khoản đầu tư i và j

III. Đo lường rủi ro của danh mục đầu tư


3. Phương pháp lập ma trận để xác định rủi ro đối với
danh mục đầu tư với số lượng khoản đầu tư lớn
• Đối với danh mục 2 khoản đầu tư

1 2
1 f12.σ12 f1.f2. σ12 ⇒σP2= tổng
2 f1.f2. σ12 f22.σ22

• Đối với danh mục 3 khoản đầu tư

1 2 3
1 f12.σ12 f1.f2. σ12 f1.f3. σ13
2 f1.f2. σ12 f22.σ22 f2.f3. σ23
3 f1.f3. σ13 f2.f3. σ23 f32.σ32
• Tương tư với danh mục với nhiểu khoản đầu tư: …….

III. Đo lường rủi ro của danh mục đầu tư

• Ví dụ minh hoạ:
Một người có danh mục đầu tư vào 2 loại cổ phần A và
B. Trong đó có 40% vốn đầu tư dành cho cổ phần A và
60% và cổ phần B.
+ Nếu nền kinh từ hưng thịnh, cổ phần A đem lại tỷ
suất sinh lời là 70%, cổ phần B là 30%.
+ Nếu nền kinh từ suy thoái thì cổ phần A đem lại tỷ
suất sinh lời là -20%, còn cổ phần B là 10%.
Xác suất cho mỗi tình trạng nền kinh tế là 0,5. Hãy tính
1. Hiệp phương sai của danh mục đầu tư?
2. Độ lệch chuẩn của danh mục chứa AB

9
5/17/2022

Bài tập 1

Bài tập 2
Cổ phiếu 1 và 2 có đặc tính tỷ suất lợi nhuận và rủi ro như bên dưới:
Tỷ suất lợi Độ lệch chuẩn
nhuận kỳ vọng
Cổ phiếu 1 7,5% 2,54%
Cổ phiếu 2 9,2% 3,02%
Hệ số tương quan p12= 0.21

Tính tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn cho danh mục đầu tư sau:
a.100% đầu tư vào cổ phiếu 1 và 0% đầu tư vào cổ phiếu 2
b.75% đầu tư vào cổ phiếu 1 và 25% đầu tư vào cổ phiếu 2
c.50% đầu tư vào cổ phiếu 1 và 50% đầu tư vào cổ phiếu 2
d.25% đầu tư vào cổ phiếu 1 và 75% đầu tư vào cổ phiếu 2
e.0% đầu tư vào cổ phiếu 1 và 100% đầu tư vào cổ phiếu 2
Vẽ đồ thị cho mỗi danh mục đầu tư a-e với độ lệch chuẩn là trục x và tỷ
suất lợi nhuận kỳ vọng là trục y

IV. Mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời

• Các loại rủi ro:


Rủi ro hệ thống:

Rủi ro không có hệ thống (phi hệ thống):

10
5/17/2022

IV. Mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời

1. Rủi ro hệ thống và hệ số beta


Rủi ro hệ thống thì không thể loại trừ bằng đa dạng
hóa đầu tư, nhưng rủi ro phi hệ thống thì có thể loại
trừ bằng đa dạng hóa đầu tư.
⇒ Nếu đa dạng hóa danh mục đầu tư tốt thì rủi ro phi
hệ thống có thể được loại trừ và rủi ro danh mục
giảm đến mức bằng rủi ro hệ thống.

Sơ đồ: mối quan hệ giữa đa dạng hoá đầu tư và rủi ro

IV. Mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời

1. Rủi ro có hệ thống và hệ số beta


*Rủi ro hệ thống (Rủi ro thị trường) là phần rủi ro của chứng
khoán không thể phân tán được nữa, nó phản ánh phần rủi ro của
mỗi loại chứng khoán tham gia trong rủi ro chung của thị trường.
Do đó khi một danh mục đầu tư đa dạng hoá tốt thì rủi ro danh
mục sẽ phụ thuộc vào rủi ro thị trường của các chứng khoán trong
danh mục.
*Để đo lường rủi ro hệ thống (rủi ro thị trường) của một tài sản
(một chứng khoán) trong danh mục đầu tư người ta dùng hệ số
beta (β).
• (β): Hệ số đo lường mức độ biến động tỷ suất lợi nhuận của cổ
phiếu cá biệt so với mức độ biến động tỷ suất sinh lời danh mục
cổ phiếu thị trường.

11
5/17/2022

IV. Mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời

1. Rủi ro có hệ thống và hệ số beta


Cách xác định hệ số beta:

+ Cov(i,m) là hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lời của cổ phần i
và tỷ suất sinh lời của thị trường

+ σm2 là phương sai của tỷ suất sinh lời thị trường

IV. Mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời

Ý nghĩa: Beta phản ánh độ nhạy cảm giữa tỷ suất sinh lời của
cổ phiếu so với tỷ suất sinh lời của danh mục đầu tư của thị
trường.
• Nếu cổ phiếu có:
: Cổ phiếu nhạy hơn, rủi ro hơn thị trường;
: Cổ phiếu thay đổi theo thị trường;
: Cổ phiếu kém nhạy hơn, ít rủi ro hơn thị trường.
* Hệ số beta của danh mục đầu tư (βP)
𝛽 =∑ 𝑤𝛽

IV. Mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời


2. Mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời
*Tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi là tỷ suất sinh lời cần
thiết tối thiểu phải đạt được khi thực hiện đầu tư sao cho có
thể bù đắp được rủi ro có thể gặp phải trong đầu tư.
Tỷ suất sinh lời đòi hỏi = Lãi suất phi rủi ro + Mức bù rủi ro
Trong đó:
Lãi suất phi rủi ro = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát dự tính

12
5/17/2022

IV. Mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời

2. Mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời


* Sử dụng mô hình định gía tài sản vốn (CAPM) để tính
tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với chứng
khoán i:
ri = rf + (rM – rf)βi
Trong đó:
rf là lãi suất phi rủi ro
rM là tỷ suất sinh lời trung bình trên thị trường
rM – rf là phần bù rủi ro thị trường
βi là hệ số rủi ro của cổ phiếu

IV. Mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời

2. Mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời


Mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời đòi hỏi của chứng khoán và hệ số
beta của chứng khoán thể hiện trên đường thị trường chứng khoán
SML.

Bài tập
• rf = 8%, rM = 13% và βi = 0,7. Tỷ suất sinh lời đòi
hỏi của cổ phiếu i là bao nhiêu?

• Lãi suất TP chính phủ là 8%, mức bù rủi ro thị


trường là 5%, hệ số rủi ro đối với cổ phiếu của
công ty X được xác định là 1,2.
Tính tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư hay
cổ đông đối với cổ phần của công ty X?

13
5/17/2022

Bài tập

14

You might also like