You are on page 1of 151

CHƯƠNG 7

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


LÃI SUẤT
Mục tiêu
 Nắm được các nguyên lý cơ bản ảnh
hưởng đến lãi suất
 Nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến lãi
suất
 Hiểu được cách lựa chọn sản phẩm để
đầu tư
 Hiểu được cấu trúc kỳ hạn và cấu trúc rủi
ro của lãi suất là gì
Tài liệu tham khảo
[1]. Frederic S. Mishkin, Kinh tế học về Tiền, Ngân
hàng và Thị trường Tài chính, bản dịch tiếng Việt,
NXB Tài chính, ấn bản thứ 12, 2021. chương 6,
chương 7
[2]. Nguyễn Văn Luân, Trần Viết Hoàng, Cung Trần
Việt, Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài
chính, NXB ĐHQG TP. HCM 2007. (có thể mượn tại
thư viện) chương 5, chương 6
[3]. Nguyễn Văn Ngọc, Tiền tệ ngân hàng và thị
trường tài chính, NXB đại học Kinh tế Quốc dân,
2012. (có thể mượn ở thư viện). Chương 5,
chương 6.
Nội dung chính

Lý thuyết lượng cầu


I tài sản
Các yếu tố cơ bản ảnh
II hưởng đến lãi suất
Cấu trúc rủi ro và cấu
III trúc kỳ hạn
I
Lý thuyết lượng cầu tài
sản
GIỚI THIỆU

 Giả sử bạn bất ngờ có 1 số tiền 10 tỷ đồng,


bạn sẽ dự định làm gì, đầu tư vào tài sản
nào?
Đầu tư tháng 9 năm 2020 theo khảo sát của vnexpress.vn

Tiền ảo 4%

Trái phiếu 4%

Chứng khoán 16%

USD 3%

Vàng 12%

Bất động sản 36%

Gửi ngân hàng 25%

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40%


GIỚI THIỆU

 Những chuẩn mực nào để quyết định chọn


loại tài sản và liệu bạn chỉ mua một tài sản
hay nhiều tài sản?
 Lý thuyết lượng cầu tài sản là lý thuyết nghiên
cứu những yếu tố và ảnh hưởng của những
yếu tố này tới quyết định đầu tư vào một loại
tài sản nào đó của nhà đầu tư.
1. Các yếu tố xác định nhu cầu tài sản
o Của cải (Wealth)
o Suất sinh lời dự tính (Expected Return)
o Rủi ro (Risk)
o Tính thanh khoản (Liquidity)
o Lưu ý: khi xét 1 yếu tố thì giả định 3 yếu tố còn
lại là không đổi
1.1 Của cải (Wealth)
o Của cải là tất cả các nguồn lực kinh tế mà 1
người có được, trong đó bao gồm tất cả các tài
sản
o Khi của cải tăng lên thì nhu cầu về tài sản tăng
lên
o Nhu cầu tài sản tăng lên bao nhiêu phụ thuộc
vào độ co dãn cầu của loại tài sản đó
1.1 Của cải (Wealth)
o Tài sản gồm có 2 loại: tài sản cần thiết và tài
sản cao cấp
◼ TS cần thiết: TS có độ co dãn cầu nhỏ hơn 1
◼ TS cao cấp: TS có độ co dãn cầu lớn hơn 1
o Tài sản cần thiết: tài khoản tiền gửi, tài khoản
tiết kiệm
o Tài sản cao cấp: chứng khoán
1.1 Của cải (Wealth)
1.2 Suất sinh lời dự kiến
o Suất sinh lời dự kiến cho biết có thể nhận được
bao nhiêu tiền lời trên số vốn đầu tư vào 1 loại
tài sản nào đó trong 1 khoảng thời gian nhất định
o Ví dụ: suất sinh lời dự kiến của cổ phiếu A trong
1 năm là 30% nghĩa là gì?
o Khi tài sản A có suất sinh lời dự kiến cao hơn
hơn tài sản B thì nhu cầu về tài sản A sẽ tăng lên
1.2 Suất sinh lời dự kiến
o Nhà đầu tư lựa chọn tài sản trên cơ sở so sánh
suất sinh lời dự kiến của loại tài sản này so với
loại tài sản khác
o Suất sinh lời dự kiến của A tăng lên so với B
theo 1 trong 3 cách:
o Suất sinh lời dự kiến của A tăng trong khi của B không
đổi
o Suất sinh lời dự kiến của A không đổi trong khi của B
giảm
o Suất sinh lời dự kiến của A tăng nhiều hơn của B
1.2 Suất sinh lời dự kiến
o Suất sinh lời dự kiến là bình quân gia quyền của
tất cả các suất sinh lời có thể xảy ra trong tương
lai (Ri) với trọng số là xác suất để mỗi suất sinh lời
có thể xảy ra (pi ):

▪ – suất sinh lời dự tính trung bình


▪ Ri – suất sinh lời có thể xảy ra trong trường hợp i
▪ pi – xác suất xảy ra trường hợp i
▪  pi = 1
1.2 Suất sinh lời dự kiến
o Ví dụ: lãi suất thị trường hiện nay là 9%, 1 trái phiếu
công ty A có thể đem lại những suất sinh lời trong năm
tới như sau:
o Trường hợp lạc quan là 25%, xác suất xảy ra là 30%
o Trường hợp bi quan là 2%, xác suất xảy ra là 30%
o Trường hợp bình thường là 10%, xác suất xảy ra là
40%
o Hỏi bạn sẽ quyết định đầu tư vào trái phiếu A này hay
không?
1.3 Rủi ro
o Tình huống: bạn có 2 lựa chọn dưới đây và
bạn sẽ chọn cái nào?
o Chấp nhận chơi xấp ngửa: nếu ngửa nhận $100,
nếu xấp thì không nhận được gì cả
o Nhận ngay $50

o Rủi ro = nguy hiểm + cơ hội


1.3 Rủi ro
 Trong tài chính, rủi ro là mức độ không
chắc chắn của suất sinh lời dự tính (hay
mức độ không chắc chắn của thu nhập
tương lai)
 3 dạng NĐT với rủi ro (thái độ NĐT với rủi
ro):
◼ Risk averse
◼ Risk neutral
◼ Risk lover
1.3 Rủi ro
o Rủi ro là mức độ không chắc chắn của suất
sinh lời dự kiến.
o Ví dụ: bạn sẽ chọn đầu tư vào loại tài sản
nào sau đây:
o Trái phiếu A vừa nêu trên
o Trái phiếu kho bạc nhà nước thời hạn 1 năm cho
lợi suất đáo hạn chắc chắn là 12,10%
1.3 Rủi ro
o Với các yếu tố khác không đổi, nếu rủi ro của
1 tài sản giảm xuống so với các tài sản khác
thì nhu cầu về tài sản này sẽ tăng lên.
o Để đo lường rủi ro, chúng ta dùng độ lệch
chuẩn của suất sinh lời cho 1 khoảng thời
gian

e
 =  p i  (R i − R ) 2
1.3 Rủi ro
 Trong trường hợp chúng ta không biết xác suất
xảy ra của từng tình huống, mà chúng ta có tập
hợp mẫu n quan sát các mức lợi nhuận của
một tài sản đã xảy ra trong quá khứ, thì chúng
ta có thể tính độ lệch chuẩn theo công thức
sau:

(R1 - R)2 +(R2 - R)2 + (RT - R)2


SD = VAR =
T -1
Normal Probability Distribution

50% Probability 50% Probability

-3σ -2σ -1σ Mean 1σ 2σ 3σ

68.26%

95.44%

99.74%

23
Normal Probability Distribution
Mean = 10%; Standard Deviation = 5%

50% Probability 50% Probability

- 5% 0% 5% 10% 15% 20% 25%

68.26%

95.44%

99.74%

24
1.3 Rủi ro
 Trở lại với ví dụ 1, nếu biết: r1 = 0.10, r2 =
0.20, r3 = 0.10, r4 = 0.10, r5 = 0.20
 Lợi nhuận trung bình của tài sản là 0.14
 Sử dụng công thức trên tính được phương sai
của TS là s2 = 0.003, độ lệch chuẩn là s=
0.055
 Phương sai và độ lệch chuẩn này gần với giá
trị là 0.0025 và 0.05. Với nhiều mẫu quan sát
hơn thì chúng ta càng có kết quả chính xác.
ÍCH LỢI CỦA VIỆC ĐA DẠNG HÓA
(DIVERSIFICATION)

Đặt vấn đề:


Chúng ta đều biết là mọi người đều e ngại rủi ro,
tức là họ không ưa mạo hiểm. Vậy tại sao lại
có người vẫn nắm giữ nhiều tài sản rủi ro mà
không phải là một?
Việc nắm giữ nhiều tài sản rủi ro này có làm tăng
độ rủi ro không?
ÍCH LỢI CỦA VIỆC ĐA DẠNG HÓA
(DIVERSIFICATION)

Trả lời:
Một trong những nguyên tắc tài chính: “Không cho tất cả
trứng vào cùng một rổ”
Việc nắm giữ nhiều tài sản rủi ro (tức đa dạng hóa) sẽ làm
giảm bớt tổng rủi ro

Coâng ty saûn Coâng ty saûn xuaát


Coâng ty gheùp
xuaát aùo möa aùo taém
Trôøi möa 100 0 100
Trôøi naéng 0 100 100
E(R) 50 50 100
E(Rp ) E ( Rp )

A A and B

Time Time

Giải thích bạn sẽ đầu tư vào 2 tài sản A và B có xu hướng lợi


nhuận như hình vẽ nào trong 2 hình trên?
Khi đầu tư vào các tài sản có lợi nhuận di chuyển ngược hướng
hoàn toàn thì rủi ro được loại trừ hoàn toàn.
Ngược lại khi đầu tư vào các tài sản có lợi nhuận di chuyển
cùng chiều với nhau thì không loại trừ được rủi ro.
Rủi ro đa dạng hóa được (Diversifiable
risk)
➢ Rủi ro đa dạng hóa được hay rủi ro không hệ thống là một
phần rủi ro của tài sản có thể loại trừ bằng cách đa dạng
hóa.
➢ Ví dụ: Bạn quyết định đầu tư tất cả tiền của mình để mua cổ
phiếu của VCB ➔ khoản đầu tư của bạn rất dễ nhạy cảm với
hoạt động của VCB ➔ giảm thiểu rủi ro bằng cách mua thêm
cổ phiếu của ACB ➔ không phải là một danh mục đa dạng
tốt ➔ bạn sẽ vẫn bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi trong
ngành ngân hàng ➔ NÊN đầu tư vào các công ty khác
ngành để đa dạng hóa đầu tư.
Rủi ro không đa dạng hóa được (Non-
diversifiable risk)

o Rủi ro không đa dạng hóa được hay rủi ro hệ


thống - rủi ro thị trường, là phần rủi ro của một tài
sản mà không thể loại trừ bằng việc đa dạng hóa.

o Ví dụ: khủng hoảng kinh tế (tài chính), lạm phát,


rủi ro tỷ giá….
Rủi ro không đa dạng hóa được (Non-
diversifiable risk)
o Kết quả là: rủi ro không đa dạng hóa được của
một tài sản quan trọng hơn rủi ro có thể đa
dạng hóa của tài sản đó. Tại sao lại như vậy?
Khi một cá nhân nắm giữ một danh mục đã đa
dạng hóa hoàn toàn thì rủi ro duy nhất của
danh mục này là rủi ro không đa dạng hóa
được. Trong trường hợp này, cá nhân này sẽ
được đền bù dưới dạng lợi nhuân cho rủi ro
danh mục không đa dạng hóa được.
Rủi ro không đa dạng hóa được (Non-
diversifiable risk)
 Giữa rủi ro không đa dạng hóa được và lợi
nhuận của một tài sản có các mối liên hệ sau:
 (1) Rủi ro không đa dạng hóa được càng cao
thì lợi nhuận đòi hỏi càng cao.
 (2) Với một mức lợi nhuận xác định, rủi ro
không đa dạng hóa được càng cao thì cầu tài
sản này càng thấp.
 (3) Với một mức rủi ro không đa dạng hóa
được xác định, lợi nhuận càng cao thì cầu về
tài sản này càng cao.
Ví dụ: một nhà đầu tư đang xem xét đầu tư mua ½ số CP của
Luxury Toys, Inc. và ½ số CP của Liquidations R US. Ta có
bảng sau:

Luxury Toys Liquidation R US


Tình traïng Xaùc suaát
ri ri
Buøng noå 0.5 0.15 0.05
Suy thoaùi 0.5 0.05 0.15

Phương sai và độ lệch chuẩn của 2 công ty tính tương tự


như sau:
Lợi nhuận của danh mục tài sản trong mỗi tình huống
của nền kinh tế là 0.1. Chúng ta có bảng tính phương
sai và độ lệch chuẩn của danh mục tài sản này như
sau:
Tình Xaùc
Lôïi nhuaän danh muïc ri ri - Er (ri - Er)2
traïng suaát
0.5 x 0.15 + 0.5 x 0.05 =
Buøng noå 0.5 0 0
0.1
Suy 0.5 x 0.05 + 0.5 x 0.15 =
0.5 0 0
thoaùi 0.1
 Trong ví dụ này chúng ta thấy được lợi ích từ việc đa
dạng hóa là do lợi nhuận của 2 công ty di chuyển ngược
với nhau. Có nghĩa là 2 chứng khoán này có một tương
quan ngược HOÀN TOÀN (trên thực tế thì rất khó mà
tìm được các tài sản có mối tương quan ngược hoàn
toàn).
 Điều tốt nhất mà chúng ta hy vọng là có tìm được các tài
sản có tỷ suất lợi nhuận độc lâp lẫn nhau. Nghĩa là khi 1
tài sản có lợi nhuận thấp thì tài sản khác trong danh mục
sẽ có lợi nhuận cao. Trong trường hợp này chúng ta sẽ
vẫn đa dạng hóa được.
 Quay trở lại ví dụ trên, lợi nhuận của các công ty
vẫn là 0,05 và 0,15 trong mỗi phân nữa thời gian.
E(R) của mỗi chứng khóan vẫn là 0,1. Chỉ có một
khác biệt là 2 chứng khóan này có ơợi nhuận
độc lập nhau.
 Trong trường hợp này giả sử nhà đầu tư nắm
giữ 50% lượng cổ phiếu mỗi công ty. Chúng ta
có bản sau:
Xaùc Lôïi nhuaän
Tình huoáng ri - Er (ri - Er)2
suaát danh muïc
1. rLT = rLRU = 0.05 0.25 0.05 -0.05 0.0025

2. rLT = rLRU = 0.05 0.25 0.15 0.05 0.0025

3. rLT # rLRU 0.50 0.10 0 0

Áp dụng công thức tính phương sai của danh mục là


0.00125
Độ lệch chuẩn sẽ là: 0.0354
Kết luận
✓ Chúng ta thấy rằng độ lệch chuẩn của danh mục
các chứng khóan có lợi nhuận độc lập nhau thì
cao hơn so với độ lệch chuẩn của các chứng
khóan có tương quan ngược hoàn toàn. Tuy
nhiên, độ lệch chuẩn của danh mục này vẫn thấp
hơn khi so sánh với từng chứng khóan riêng lẻ.
Do vậy chúng ta vẫn có lợi từ việc đa dạng hóa
cho dù các chứng khóan không có mối tương
quan ngược hoàn toàn, mà chỉ cần chúng có lợi
nhuận độc lập với nhau.
Mức độ chấp nhận rủi ro
1.4 Tính thanh khoản
o Bạn sẽ chọn phương án nào để đầu tư:
o Mua 100 cây vàng 9999 SJC với giá 57.2 triệu đồng /
lượng
o Mua 1 căn nhà trị giá 5720 triệu đồng

o Biết rằng cả hai đều có cùng khả năng cho lợi


nhuận 10%.
o Tính thanh khoản là khả năng nhanh chóng
chuyển tài sản thành tiền mà không phải chịu chi
phí cao
1.4 Tính thanh khoản

o Một tài sản gọi là thanh khoản khi mà thị


trường của tài sản đó là “thick” – có nhiều
người mua và bán tài sản đó. Một tài sản có
tính thanh khoản kém khi mà thị trường của
tài sản này “thin” – ít người mua và bán TS
này.
o Ví dụ: trái phiếu và căn nhà cố định, tài sản
nào có tính thanh khoản cao hơn?
1.4 Tính thanh khoản
o Thông thường điều kiện để 1 loại tài sản có
tính thanh khoản cao là phải có 1 thị trường
tập trung cho loại tài sản này để có thể tăng
số lượng người mua và người bán
o Với tất cả các yếu tố khác là như nhau, nếu
tính thanh khoản của 1 loại tài sản cao hơn
loại tài sản khác thì nhu cầu loại tài sản này
sẽ tăng lên.
2. Lý thuyết về lượng cầu tài sản

Lý thuyết về lượng cầu tài sản


Theory of asset demand
Theory of porfolio choice
2. Lý thuyết về lượng cầu tài sản
o Công cụ dùng để phân tích về động thái hoạt
động của các chủ thể tham gia thị trường tài
chính: chính phủ, NHTW, nhà đầu tư…
o Để giải thích về nhu cầu đối với 1 loại tài sản, về
quá trình cung cầu tiền tệ…
o Giúp chúng ta hiểu được nguyên nhân biến động
của những yếu tố làm ảnh hưởng đến biến động
của lãi suất
PHẢN ỨNG CỦA LƯỢNG CẦU TÀI SẢN ĐỐI VỚI
THAY ĐỔI CỦA CÁC YẾU TỐ
THAY ÑOÅI THAY ÑOÅI
YEÁU TOÁ CUÛA YEÁU TOÁ CUÛA LÖÔÏNG
CAÀU

Thu nhaäp hay cuûa caûi  


Suaát sinh lôøi döï kieán (so vôùi caùc taøi
saûn khaùc)  
Ruûi ro töông ñoái (so vôùi caùc taøi saûn
khaùc)  
Tính thanh khoaûn töông ñoái (so vôùi
caùc taøi saûn khaùc)  
Bài tập
 Theo Vneconomy ngày 25/11/2010: “……Giá vàng trong nước
đi xuống là do giá vàng thế giới đêm qua không duy trì được đà
tăng của bốn phiên trước đó. Đồng USD mạnh lên so với Euro,
cộng thêm tình hình trên bán đảo Triều Tiên tạm lắng, khiến
vàng quay đầu giảm giá...... Lực mua vàng chống rủi ro đã
chững lại trong phiên giao dịch hôm qua. Trong khi đó, đồng
USD tiếp tục tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, trong
đó có Euro. Cuộc khủng hoảng nợ có nguy cơ lan rộng từ
Ireland sang một số quốc gia khác như Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha vẫn đang thúc đẩy nhiều nhà đầu tư bán Euro và mua
USD….” Bằng lý thuyết lượng cầu tài sản anh/chị hãy giải thích
sự biến động của giá vàng, USD và Euro.
Questions
 1.Explain why you would be more or less willing to
buy a share of Polaroid stock in the following
situations:
◼ a.Your wealth falls.
◼ b.You expect it to appreciate in value.
◼ c.The bond market becomes more liquid.
◼ d.You expect gold to appreciate in value.
◼ e.Prices in the bond market become more volatile
Questions
 2. Explain why you would be more or less willing to buy
a house under the following circumstances:
◼ a.You just inherited $100,000.
◼ b.Real estate commissions fall from 6% of the sales
price to 4% of the sales price.
◼ c.You expect Polaroid stock to double in value next
year.
◼ d.Prices in the stock market become more volatile.
◼ e.You expect housing prices to fall
II.
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN
ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT
Dẫn nhập
o Lãi suất là yếu tố kinh tế luôn biến động. Vậy
những yếu tố nào làm cho lãi suất biến động?
o Lãi suất và giá của trái phiếu tỷ lệ nghịch với nhau
➔ Dùng phương pháp phân tích cung - cầu để giải
thích cơ chế hình thành và thay đổi của lãi suất
trên thị trường trái phiếu, tiền tệ.
Khuôn mẫu tiền vay: cung cầu trên thị
trường trái phiếu
o Phân tích cung – cầu trái phiếu chiết khấu
thời hạn 1 năm
o Tại sao lại phân tích trái phiếu?
o Tại sao lại là khuôn khổ tiền vay (loanable
funds framework)?
o Giải thích sự thay đổi của lãi suất kỳ hạn 1
năm sẽ giải thích được sự thay đổi của lãi
suất các kỳ hạn khác.
Đồ thị cung cầu trái phiếu
2.1 Đường cầu
Đặc điểm của đường cầu trái phiếu:
 Với sự tăng lên của lãi suất (tỷ suất lợi nhuận dự
tính), nhu cầu về trái phiếu sẽ tăng lên
 Giá trái phiếu tỷ lệ nghịch với lãi suất, vì vậy nhu cầu
trái phiếu tăng lên khi giá trái phiếu giảm
 Khi lãi suất tăng lên và giá trái phiếu giảm đi, nhu cầu
cho vay tiền (mua trái phiếu) tăng lên vì vậy lượng
cầu trái phiếu tăng lên
2.2 Đường cung trái phiếu
Đặc điểm của đường cung trái phiếu:
 Khi lãi suất giảm (tỷ suất lợi nhuận dự tính giảm),
lượng cung trái phiếu sẽ tăng lên, làm cho đường
cung trái phiếu dốc lên
 Khi lãi suất giảm đi (giá trái phiếu tăng lên), nhu cầu
đi vay tiền (bán trái phiếu) tăng lên, những người đi
vay tiền sẽ muốn bán ra (phát hành) nhiều trái phiếu
hơn, vì vậy lượng cung trái phiếu sẽ tăng lên.
2.3 Cân bằng thị trường
 Trong thị trường trái phiếu, cân bằng thị
trường sẽ xảy ra khi lượng cung và cầu trái
phiếu bằng nhau:
◼ Bd=Bs
 Tại điểm E cung và cầu trái phiếu cân bằng ở
mức giá $850 và lãi suất là 17,6%. Khối
lượng trái phiếu có giá trị là 300 tỷ USD. Giá
và lãi suất ở tại điểm này là giá và lãi suất
cân bằng.
2.3 Cân bằng thị trường
 Khái niệm cân bằng thị trường rất có ích bởi vì thị
trường có xu hướng tiến về điểm cân bằng này.
 Ví dụ: tại điểm G khi giá trái phiếu là $900 thì
lượng cung trái phiếu lớn hơn lượng cầu trái phiếu
(dư cung). Do nhiều người bán hơn người mua
nên giá trái phiếu sẽ giảm xuống cho đến khi nào
giá đạt đến điểm cân bằng.
 Tương tự như vậy đối với trường hợp giá trái
phiếu thấp hơn giá cân bằng.
2.3 Cân bằng thị trường
o Thị trường luôn luôn có xu hướng tiến về trạng
thái cân bằng (liên hệ con lắc dây trong vật lý)
o Khái niệm cân bằng thị trường, dư cung, dư
cầu cho thấy thị trường có thể biến đổi theo
hướng nào và dừng lại ở đâu.
2.4 Thay đổi lãi suất cân bằng
o Để phân tích sự thay đổi của lãi suất, ta
sẽ phân tích sự thay đổi của tình hình
cung cầu trái phiếu
o Phân biệt giữa sự dịch chuyển theo
đường cầu (cung) và sự dịch chuyển
của đường cầu (cung)
Dịch chuyển của đường cầu

Figure 4.3 Shifts in the Demand Curve for Bonds


2.4 Thay đổi lãi suất cân bằng
o Khi lượng cầu trái phiếu thay đổi do kết quả
của việc thay đổi của giá trái phiếu (hay lãi
suất), ta có sự dịch chuyển theo đường cầu
o Khi lượng cầu trái phiếu tại 1 mức giá nhất
định thay đổi do kết quả của việc thay đổi
các yếu tố khác không phải là giá (hay lãi
suất), ta có sự dịch chuyển của đường cầu.
Trong trường hợp này, ta sẽ có điểm cân
bằng mới trên thị trường trái phiếu.
2.5 Dịch chuyển đường cầu trái phiếu

Biến động của Biến động của


Nhân tố
nhân tố cầu TP

Của cải  , dịch phải

Lợi nhuận dự kiến


 , dịch phải
so với TS khác

Độ rủi ro  , dịch trái

Tính thanh khoản


so với tài sản  , dịch phải
khác
2.6 Dịch chuyển đường cung trái phiếu

Biến động của Biến động của


Nhân tố
nhân tố cung TP

Cơ hội đầu tư  , dịch phải


Lạm phát dự
 , dịch phải
tính
Hoạt động của
 , dịch phải
Chính phủ
2.7 Dịch chuyển đường cung và
đường cầu trái phiếu

1. Lạm phát dự tính (e) – Hiệu ứng Fisher


2. Chu kỳ kinh doanh (tăng trưởng, suy thoái)
* Biến động của lãi suất là kết quả dịch chuyển của cả
hai đường cung và cầu trái phiếu
Sự thay đổi của e: Hiệu ứng
Fisher
Nhìn từ thực tế: hiệu ứng Fisher tại Mỹ giai
đoạn 1953-2020
2.7 Dịch chuyển đường cung và đường
cầu trái phiếu
Nhìn từ thực tế: mối liên hệ giữa chu kỳ kinh tế
và lãi suất
Tình huống thực tế: lãi suất thấp tại
Nhật, Mỹ và Châu Âu
 Vào tháng 11/1998, lãi suất T-bill kỳ hạn
sáu tháng của Nhật âm nhẹ (-0,004%).
 Biết rằng Nhật đang trong tình trạng giảm
phát và kinh tế suy thoái.
 Hãy sử dụng khuôn mẫu tiền vay để giải
thích hiện tượng này.
Tình huống thực tế: lãi suất thấp tại
Nhật, Mỹ và Châu Âu
 Lạm phát tại các quốc gia này ở mức rất
thấp, thậm chí âm.
 Thiếu các cơ hội đầu tư sinh lời.
 Lãi suất thấp thường được xem là tốt vì
chi phí vay tiền sẽ thấp hơn, tuy nhiên, ở
các quốc gia này, lãi suất thấp thậm chí
âm là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế
các quốc gia này ở tình trạng tăng trưởng
chậm và lạm phát ở mức rất thấp.
Tìm kiếm lợi nhuận từ việc dự báo lãi
suất trong thực tiễn
 Nhiều doanh nghiệp thuê các nhà kinh tế dự báo
lãi suất. Mặc dù việc dự báo lãi suất là rất khó,
nhưng điều quan trọng là thực hiện dự báo như thế
nào.
 Phương pháp dự báo:
◼ 1. Sử dụng khuôn mẫu tiền vay để dự báo và có các
điều chỉnh
◼ 2. Sử dụng các mô hình kinh tế lượng với các giả
định về mối quan hệ trong quá khứ sẽ tiếp tục trong
tương lai
Tìm kiếm lợi nhuận từ việc dự báo lãi
suất trong thực tiễn
▪ Ra quyết định lựa chọn tài sản để nắm
giữ
1. Dự báo i , mua trái phiếu dài hạn
2. Dự báo i , mua trái phiếu ngắn hạn
▪ Ra quyết định vay mượn
1. Dự báo i , vay ngắn hạn
2. Dự báo i , vay dài hạn
2.8 Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản:
cung và cầu trên thị trường của tiền tệ
o Thị trường của tiền tệ (Market for money): là thị
trường cho phương tiện của sự trao đổi là
“tiền”
o Thị trường tiền tệ (Money market): là thị trường
tài chính mua bán các công cụ của thị trường
tiền tệ (tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi,
tín phiếu công ty…)
2.8 Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản:
cung và cầu trên thị trường của tiền tệ

o John Maynard Keynes phát triển mô hình khuôn mẫu


ưa thích tính thanh khoản: lãi suất cân bằng được
xác định theo cung và cầu tiền mặt
o Giả thiết:
o Trái phiếu và tiền mặt là 2 loại tài sản chính mọi người dùng
để làm của cải dự trữ của mình
o Lượng cung tiền là hoàn toàn do ngân hàng trung ương
kiểm soát và không thay đổi trong ngắn hạn
o Sự thay đổi 1 yếu tố xảy ra khi các yếu tố khác không thay
đổi
2.8 Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản:
cung và cầu trên thị trường của tiền tệ
o Do chỉ có trái phiếu và tiền mặt ➔ tổng của cải trong nền
kinh tế bằng tổng khối lượng trái phiếu cộng tổng tiền mặt,
hay là bằng lượng cung trái phiếu cộng tổng lượng tiền
mặt cung ứng
o Lượng cung trái phiếu cộng tổng lượng tiền mặt cung ứng
phải bằng lượng cầu trái phiếu và tiền:
o Bs + Ms = Bd + Md
o Nếu Md – Ms = 0 thì Bs – Bd = 0

o Việc phân tích khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản cũng
tương đương với việc phân tích khuôn mẫu tiền vay
2.8 Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản

 Tại sao lại sử dụng cả 2 khuôn mẫu?


◼ Khuôn mẫu tiền vay cho chúng ta một cách phân
tích đơn giản hơn khi phân tích tác động của lạm
phát dự tính.
◼ Khuôn mẫu ưa thích thanh khoản dễ sử dụng hơn
trong phân tích tác động của sự thay đổi của mức
thu nhập, mức giá và thay đổi của cung tiền tệ.
2.8 Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản

◼ Giả định:
 Tiền không mang lại lợi nhuận
 Trái phiếu có tỷ suất lợi nhuận dự tính bằng với
lãi suất
 Lãi suất tăng, tỷ suất lợi nhuận dự tính của tiền
giảm một cách tương đối so với trái phiếu và
theo lý thuyết lượng cầu tài sản, cầu về tiền sẽ
giảm xuống
2.8 Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản

◼ Cách giải thích khác theo khái niệm “chi


phí cơ hội”:
 Chi phí cơ hội là khoản lợi nhuận bị mất đi do
không nắm giữ loại tài sản thay thế khác
 Khi lãi suất tăng, chi phi cơ hội của việc nắm
giữ tiền tăng lên và tiền trở nên kém hấp dẫn
hơn, nhu cầu về tiền sẽ giảm xuống
Cân bằng trên thị trường của tiền tệ
2.9 Dịch chuyển của đường cầu tiền tệ

o Hàm cầu tiền như sau: MD = f (Y,P)


o Thu nhập:
o Khi của cải tăng lên, mọi người giữ tiền nhiều hơn
o Khi của cải tăng lên, mọi người sẽ giao dịch mua
sắm nhiều hơn
o Vậy khi thu nhập tăng lên, lượng cầu tiền tăng và
đường cầu dịch chuyển sang phải
2.9 Dịch chuyển của đường cầu tiền tệ
Mức giá:
 Khi giá cả tăng lên, mọi người sẽ muốn nắm giữ
số tiền danh nghĩa nhiều hơn để mua một
lượng hàng hóa như cũ
 Vậy khi giá tăng lên, lượng cầu tiền tăng và
đường cầu dịch chuyển sang phải
2.10 Dịch chuyển của đường cung tiền tệ
o Lượng cung tiền tệ được giả định rằng do ngân hàng
trung ương kiểm soát hoàn toàn, vì vậy khi ngân
hàng trung ương tăng lượng cung tiền thì đường
cung dịch chuyển sang phải
i
Ms1 Ms2
i1

i2

Md
M
2.11 Phân tích thay đổi lãi suất do thay đổi
của thu nhập và mức giá
2.11 Phân tích thay đổi lãi suất cân bằng do
thay đổi của cung tiền
Interest rates, i
M1s M2s

1
i1 Step 2. and the equilibrium
interest rate falls.

2
i2

Md

Quantity of Money, M
Cung tiền tăng cao sẽ làm lãi suất giảm?
 Hiệu ứng thanh khoản: tăng cung tiền
➔ giảm lãi suất.
 Hiệu ứng thu nhập: tăng cung tiền ➔
kinh tế tăng trưởng ➔ tăng lãi suất.
 Hiệu ứng mức giá: tăng cung tiền ➔
mức gia tăng ➔ tăng lãi suất.
 Hiệu ứng lạm phát kỳ vọng: tăng cung
tiền ➔ lạm phát kỳ vọng tăng ➔ tăng
lãi suất.
Cung tiền tăng cao sẽ làm lãi suất
giảm?
Cung tiền tăng cao sẽ làm lãi suất giảm?

 Giai đoạn giữa thập niên 1960, cung


tiền tăng ➔ lãi suất tăng.
III
CẤU TRÚC RỦI RO VÀ CẤU
TRÚC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT
Dẫn nhập
o Cấu trúc rủi ro và cấu trúc kỳ hạn trả lời câu
hỏi:
o Làm sao nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết
định đầu tư?
o Làm sao nhà đầu tư có thể thực hiện các chiến
lược đầu tư?
3.1. Khái niệm

o Cấu trúc rủi ro của lãi suất là mối liên hệ giữa


các lãi suất khác nhau của các trái phiếu có cùng
thời gian đáo hạn.
o Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất là mối liên hệ giữa
lãi suất của các trái phiếu có thời gian đáo hạn
khác nhau.
Lợi suất trái phiếu dài hạn, 1919–2020

Sources: Board of Governors of the Federal Reserve System, Banking and Monetary Statistics,
1941–1970; Federal Reserve Bank of St. Louis FRED database: http://research.stlouisfed.org/fred2
3.2. Cấu trúc rủi ro của lãi suất
 Có 3 yếu tố tạo nên cấu trúc rủi ro của lãi suất
◼ Rủi ro phá sản (default risk)
◼ Tính thanh khoản (liquidity)
◼ Thuế thu nhập (income tax)
3.2.1 Rủi ro phá sản
o Rủi ro phá sản là khi người vay tiền không trả
được lãi và vốn gốc đúng hạn.
o Trái phiếu chính phủ thường được coi là an toàn
cao.
o Mức chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu an toàn
và trái phiếu có rủi ro phá sản gọi là phần bù rủi
ro – phí rủi ro (risk premium).
Ảnh hưởng của sự tăng lên của rủi ro phá
sản đối với lãi suất
3.2.1 Rủi ro phá sản
o Mức phí này cho biết người nắm giữ trái phiếu
đòi hỏi thêm bao nhiêu lợi nhuận để bù đắp cho
khả năng xảy ra rủi ro phá sản
o Mức phí rủi ro luôn dương và nếu rủi ro càng cao
thì mức phí rủi ro càng lớn
o Mức độ rủi ro của các trái phiếu thường được thể
hiện qua các chỉ số xếp hạng tín dụng (phụ thuộc
vào xác suất phá sản của nhà phát hành trái
phiếu)
Bond
Ratings
 Investors’ concerns about
risk affect their demand for
U.S. Treasuries.
 1998, Russia defaulted and
people lost confidence in
emerging market countries.
 Safest assets are U.S.
Treasuries.
 Demand increased, price
increased, and yields
declined.
6-103
3.2.2 Tính thanh khoản
o Thông thường, trong khuôn khổ của một quốc gia
thì trong tất cả các loại trái phiếu có cùng thời gian
đáo hạn, trái phiếu của chính phủ bao giờ cũng có
tính thanh khoản cao hơn
o Tính thanh khoản có ảnh hưởng đến sự chênh
lệch lãi suất của các trái phiếu. Ảnh hưởng này có
quan hệ tỷ lệ nghịch.
o Chênh lệch lãi suất có nguồn gốc từ tính thanh
khoản gọi là phí thanh khoản (liquidity premium).
Ảnh hưởng của sự giảm đi của tính thanh
khoản đối với lãi suất
Phí thanh
khoản
P i P i

DC1 DG
2
SC SG
DC2 DG
iG2 PG2 1 iG2

iC1
PC1 PG1 iG1

PC2
iC2

Khối lượng trái phiếu Khối lượng trái phiếu


công ty chính phủ
3.2.3 Thuế thu nhập
o Thuế thu nhập ảnh hưởng đến thu nhập từ tiền
lãi của các trái phiếu. Thuế thu nhập cao sẽ làm
giảm tỷ suất lợi nhuận dự kiến của trái phiếu
lãi suất tăng lên
o Ở Việt Nam hiện nay tác động của thuế thu nhập
là không rõ ràng.
Lợi ích thuế của trái phiếu địa phương
Tóm lại
o Cấu trúc rủi ro của lãi suất bị ảnh hưởng bởi 3
yếu tố: rủi ro phá sản, tính thanh khoản và thuế
thu nhập
o Khi rủi ro phá sản tăng lên, phí rủi ro tăng lên
o Khi tính thanh khoản lớn hơn, lãi suất sẽ thấp đi
o Nếu trái phiếu có những điều kiện ưu đãi về thuế thu
nhập thì lãi suất cũng sẽ thấp đi
Nhìn từ thực tế
 Theo Vnexpress.net ngày 9/12/2010:”….trong thông báo mới
nhất đưa ra ngày 8/12, Standard & Poor’s (S&P) cho biết tổ
chức xếp hạng tín dụng này đã ngừng việc đưa ra đánh giá đối
với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) kể từ
giữa tháng 10 năm nay…..Trước đó 3 ngày, cũng chính S&P
đã đưa ra quyết định hạ xếp hạng tín dụng nợ dài hạn (đối với
nợ trong nước và nước ngoài) của Tập đoàn Than - Khoáng
sản Việt Nam (Vinacomin) từ mức BB xuống BB-, với triển
vọng ổn định. Theo quan điểm của S&P, trong điều kiện hiện
nay, khả năng Chính phủ Việt Nam sẵn sàng thực hiện những
biện pháp đặc biệt để giải cứu các tập đoàn, tổng công ty Nhà
nước trong trường hợp các doanh nghiệp này phải đối phó với
khủng hoảng là tương đối thấp…Về lâu dài, giới phân tích cho
rằng những đánh giá tín nhiệm kém lạc quan được đưa ra ở
trên sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng huy động của các tập đoàn
kinh tế Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế….”
Nhìn từ thực tế
 Theo Vnexpress.net ngày 20/12/2010:”…. Rắc rối của Vinashin
đã ảnh hưởng khá nhiều tới uy tín nợ của Việt Nam thời gian
gần đây. Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa hạ mức tín
nhiệm đối với trái phiếu của Việt Nam từ mức Ba3 xuống B1.
Đồng thời hãng này cũng hạ xếp hạng đối với tiền gửi ngoại tệ
của 6 ngân hàng thương mại từ B1 xuống B2 do có liên quan
đến các khoản nợ của Vinashin. Trong khi đó, đại diện của
Chính phủ Việt Nam cũng không ít lần khẳng định, khoản nợ
của Vinashin (ước khoảng 86.000 tỷ đồng) sẽ do doanh nghiệp
này “tự vay, tự trả”. Điều này khiến các nhà đầu tư quốc tế
quan ngại về khả năng Chính phủ sẽ hạn chế can thiệp, ngay
cả trong trường hợp Vinashin không được gia hạn trả nợ. ….”
3.3. Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất
o Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất hình thành từ lãi
suất của các trái phiếu (thường của cùng 1 nhà
phát hành) có thời gian đáo hạn khác nhau
o Hay, cấu trúc kỳ hạn là sự khác biệt về lãi suất
của các trái phiếu có cùng tính chất về rủi ro phá
sản, tính thanh khoản, ưu đãi thuế nhưng khác
nhau về thời gian đáo hạn
3.3.1 Đường lãi suất

Dynamic yield curve that can show the curve


at any time in history
http://stockcharts.com/charts/YieldCurve.html
3.3.1 Đường lãi suất

Dynamic yield curve that can show the curve


at any time in history
http://stockcharts.com/charts/YieldCurve.html
3.3.1 Đường lãi suất
Lợi suất đáo hạn (YTM)

Đường lãi suất


(yield curve)

Thời gian
Giải thích ý nghĩa của đường lãi suất? đáo hạn
3.3.1 Đường lãi suất
 Các dạng cơ bản của đường lãi suất:
◼ Đường lãi suất bình thường, dốc lên
◼ Đường lãi suất phẳng
◼ Đường lãi suất ngược, dốc xuống
◼ Đường lãi suất hình bướu
Đường lãi suất bình thường, dốc lên
YTM
M

Time to maturity
Đường lãi suất phẳng

YTM

Time to maturity
Đường lãi suất ngược, dốc xuống
YTM

Time to maturity
Đường lãi suất hình bướu

YTM

Time to maturity
Biến động trái phiếu chính phủ Mỹ ở các kỳ hạn

Sources: Federal Reserve Bank of St. Louis FRED database: http://research.stlouisfed.org/fred2/


3.3.2 Các lý thuyết về cấu trúc kỳ hạn của
lãi suất
o Những hiện tượng thường thấy về lãi suất:
◼ Hiện tượng 1: Lãi suất của các trái phiếu có thời
gian đáo hạn khác nhau thường biến động đồng
thời với nhau.
◼ Hiện tượng 2: Khi lãi suất ngắn hạn thấp, đường
lãi suất thường có dạng dốc lên trên. Khi lãi suất
ngắn hạn cao, đường lãi suất thường dốc xuống
◼ Hiện tượng 3: Trong thực tế, đường lãi suất bình
thường dốc lên thường hay gặp nhất
3.3.2 Các lý thuyết về cấu trúc kỳ hạn của
lãi suất
 Có 3 lý thuyết thường dùng để giải thích cho cấu
trúc kỳ hạn của lãi suất:
◼ Lý thuyết dự tính (Pure Expectations Theory)
◼ Lý thuyết thị trường phân cách (Market Segmentation
Theory)
◼ Lý thuyết môi trường ưu tiên (Liquidity Premium
Theory)
3.3.2 Các lý thuyết về cấu trúc kỳ hạn của
lãi suất
o Lý thuyết dự tính:
o Giải thích được hiện tượng 1 và 2
o Không giải thích được hiện tượng 3

o Lý thuyết thị trường phân cách:


o Giải thích được hiện tượng 3
o Không giải thích được hiện tượng 1 và 2

o Lý thuyết môi trường ưu tiên:


o Kết hợp 2 lý thuyết trên
o Giải thích được cả 3 hiện tượng trên
3.3.2.1 Lý thuyết dự tính
o Giả định chính: Các trái phiếu thay thế hoàn
hảo cho nhau
o người nắm giữ trái phiếu chỉ quan tâm đến
tỷ suất lợi nhuận dự tính của trái phiếu
o không quan tâm tới thời gian đáo hạn của
trái phiếu
o Giả định: thị trường không có chi phí giao
dịch
3.3.2.1 Lý thuyết dự tính
o Lãi suất của 1 trái phiếu dài hạn bằng trung bình
của các lãi suất của các trái phiếu ngắn hạn
o Xét 2 chiến lược đầu tư sau:
o Mua trái phiếu loại 1 năm với i = 8%. Một năm sau, khi trái
phiếu này đáo hạn thì đầu tư cả vốn gốc và lãi vào 1 trái
phiếu 1 năm khác với ie = 9%
o Mua trái phiếu thời hạn 2 năm và nắm giữ cho đến khi
đáo hạn
3.3.2.1 Lý thuyết dự tính
o Điều gì sẽ xảy ra nếu lãi suất trái phiếu dài hạn
cao hơn trung bình của các lãi suất trái phiếu
ngắn hạn?
o Có cơ hội cho hoạt động arbitrage (hoạt động
kiếm lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất mà không
cần bỏ tiền đầu tư và không phải chịu rủi ro do
mua bán song hành)
Nghiệp vụ arbitrage
 Giả sử trái phiếu kỳ hạn 2 năm có lãi suất là
8,80%/năm (>8,50%). Nghiệp vụ arbitrage sẽ
thực hiện như sau:
◼ Vay $1.000 thời hạn 1 năm với lãi suất 8%/năm
◼ Mua trái phiếu kỳ hạn 2 năm với lãi suất 8,80%/năm
◼ Hết năm thứ nhất đảo nợ vay bằng cách vay tiếp thời
hạn 1 năm với lãi suất 9%
Nghiệp vụ arbitrage
o Nhà đầu tư kiếm được $6,54 mà không phải bỏ
ra 1 đồng nào
o Cơ hội này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư và làm giá
của trái phiếu kỳ hạn 2 năm tăng lên ➔ lãi suất
của trái phiếu này giảm xuống cho đến khi cơ hội
arbitrage không còn nữa
Bài tập về nghiệp vụ arbitrage
o Hiện tại, trái phiếu kỳ hạn 1 năm có lãi suất là
10% và trái phiếu kỳ hạn 2 năm có lãi suất là
11.5%
o Dự kiến 1 năm sau, trái phiếu thời hạn 1 năm có
lãi suất là 12%
o Vậy bạn sẽ kiếm lợi từ hoạt động arbitrage như
thế nào?
3.3.2.1 Lý thuyết dự tính
o Tóm lại:

e e e
it + i t +1 + it +2 + ... + i t +( n −1)
i nt =
n
Bài tập
Vẽ đường lãi suất nếu biết:
i1t = 3%
i1t+1 = 3,5%
i1t+2 = 4%
3.3.2.1 Lý thuyết dự tính

◼ Giải thích hiện tượng 1:


 Khi lãi suất ngắn hạn tăng ➔ củng cố khả năng
tăng lên tiếp; khi giảm ➔ củng cố khả năng giảm
tiếp
 Do lãi suất dài hạn là trung bình của lãi suất ngắn
hạn, vì vậy các lãi suất ngắn hạn dự kiến trong
tương lai tăng ➔ lãi suất dài hạn tăng; lãi suất
ngắn hạn giảm ➔ lãi suất dài hạn giảm
 Lãi suất ngắn hạn và dài hạn cùng tăng giảm ➔
giải thích được hiện tượng 1
3.3.2.1 Lý thuyết dự tính
 Giải thích hiện tượng 2:
◼ Do lãi suất có tính hướng trung bình: khi lãi suất
ngắn hạn tăng đến một mức nào đó sẽ giảm
xuống.
◼ Vì vậy:
 Khi lãi suất ngắn hạn thấp ➔ dự tính sẽ tăng
đến một mức nào đó ➔ lãi suất dài hạn sẽ
tăng ➔ đường lãi suất dốc lên
 Khi lãi suất ngắn hạn cao ➔ dự tính sẽ giảm ➔
lãi suất dài hạn giảm ➔ đường lãi suất dốc
xuống.
 Giải thích hiện tượng 3: Không giải thích được vì
trong thực tế lãi suất ngắn hạn có khả năng tăng lên
cũng nhiều bằng khả năng giảm đi
3.3.2.2 Lý thuyết thị trường phân cách

o Giả thiết: các trái phiếu có thời gian đáo hạn khác
nhau hoàn toàn không thay thế cho nhau. Tỷ suất
lợi nhuận dự kiến của việc nắm giữ 1 loại trái
phiếu hoàn toàn không ảnh hưởng đến nhu cầu
nắm giữ 1 loại trái phiếu khác
o Các dạng đường lãi suất khác nhau hình thành do
sự khác biệt cung cầu trên thị trường của các trái
phiếu có thời gian đáo hạn khác nhau
3.3.2.2 Lý thuyết thị trường phân cách

◼ Giải thích hiện tượng 3:


 Nhà đầu tư thường thích trái phiếu ngắn
hạn hơn do ít chịu rủi ro lãi suất hơn ➔ giá
trái phiếu ngắn hạn cao hơn trái phiếu dài
hạn ➔ đường lãi suất thường dốc lên
3.3.2.2 Lý thuyết thị trường phân cách
o Do thị trường phân cách, các loại trái phiếu
không thay thế cho nhau, không liên quan đến
nhau ➔ biến động của lãi suất ngắn hạn không
thể tác động tới lãi suất dài hạn và ngược lại ➔
không giải thích được hiện tượng 1
o Không có mối liên hệ nào về việc thay đổi
lượng cung cầu các loại trái phiếu có thời gian
đáo hạn khác nhau khi lãi suất ngắn hạn thay
đổi ➔ không giải thích được hiện tượng 2
3.3.2.3 Lý thuyết môi trường ưu tiên và phí
thanh khoản

o Kết hợp được cả 2 lý thuyết dự tính và lý thuyết


thị trường phân cách:
o Các loại trái phiếu thay thế được cho nhau nhưng
không hoàn toàn
o Nhà đầu tư ưa thích một loại trái phiếu đáo hạn này
hơn loại đáo hạn khác (hiện tượng này gọi là “môi
trường ưu tiên”)
3.3.2.3 Lý thuyết môi trường ưu tiên và phí
thanh khoản
o Các nhà đầu tư vẫn có thể nắm giữ trái phiếu có
thời gian đáo hạn khác với “môi trường ưu tiên”
của mình nếu được đền bù bằng khoản phí thời
hạn (term premium) lnt
o Lãi suất dài hạn là tổng của trung bình của các
lãi suất ngắn hạn dự tính và phí thời hạn
it + i e
t +1 +i e
t +2 + ... + i e
t +( n −1)
i nt = + l nt
n
Liquidity Premium Theory

Figure 5.6 Relationship Between the Liquidity Premium and Pure Expectations Theory
Hình dạng đường lãi suất và dự báo về lãi
suất ngắn hạn
Dốc lên vừa

Rất dốc

Lãi suất ngắn hạn dự tính sẽ như cũ


Lãi suất ngắn hạn dự tính sẽ tăng

Phẳng Dốc xuống vừa

Lãi suất ngắn hạn dự tính sẽ giảm nhẹ Lãi suất ngắn hạn dự tính sẽ giảm mạnh
3.3.2.3 Lý thuyết môi trường ưu tiên

o Lý thuyết môi trường ưu tiên và lý thuyết phí


thanh khoản là lý thuyết được chấp nhận rộng rãi
nhất vì chúng giải thích được các hiện tượng phổ
biến về cấu trúc lãi suất trong thực tế
Bài tập
Có thông tin về YTM của các TP Chính phủ
ngày 27/2/2012 tại HNX. Nhận xét về đường
cong lãi suất ?
Đồ thị
Bài tập/câu hỏi
1. Một xổ số tuyên bố giải thưởng lớn của nó là 15
triệu đô la, phải trả trong 5 năm với mức 3.000.000
đô la mỗi năm. Nếu khoản thanh toán đầu tiên
được thực hiện ngay lập tức, thì giải thưởng lớn n
2. Tăng trưởng tiền M1 ở Mỹ là khoảng 15% trong
năm 2011 và 2012, và 10% vào năm 2013. Trong
cùng khoảng thời gian, lợi suất tín phiếu kho bạc
kỳ hạn 3 tháng gần bằng 0%. Với tốc độ tăng tiền
cao như vậy, tại sao lãi suất lại ở mức thấp như
vậy thay vì tăng?Điều này nói gì về tác động thu
nhập, mức giá và lạm phát kỳ vọng?ày thực sự có
giá trị bao nhiêu? Với lãi suất 7%
Câu hỏi/bài tập
3. Giả sử Maria thích mua một trái phiếu với lợi tức kỳ
vọng 7% và độ lệch chuẩn 2% so với lợi tức kỳ vọng
của nó, trong khi Jennifer thích mua một trái phiếu với
lợi tức kỳ vọng 4% và độ lệch chuẩn 1% so với lợi tức
kỳ vọng của nó. Bạn có thể biết Maria ít hay nhiều sợ
rủi ro hơn Jennifer?
Câu hỏi/bài tập
4. Giải thích lý do tại sao nhu cầu mua nhà tăng trong
những trường hợp sau:
a. Bạn vừa được thừa hưởng 100.000 đô la.

b. Hoa hồng bất động sản giảm từ 6% giá bán xuống


5% giá bán.
c. Bạn dự đoán cổ phiếu của Microsoft sẽ tăng gấp
đôi giá trị trong năm tới.
d. Giá cả trên thị trường chứng khoán trở nên biến
động hơn.
e. Bạn dự đoán giá nhà đất sẽ giảm.
CÁM ƠN ĐÃ LẮNG NGHE

You might also like