You are on page 1of 5

XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG CẦU TÀI SẢN?

PHÂN
TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA TỪNG YẾU TỐ, ĐƯA RA VÍ DỤ MINH CHỨNG CHO
ĐIỀU PHÂN TÍCH. ĐẶT RA CÂU HỎI THẢO LUẬN CHO TỪNG TÌNH
HUỐNG PHÂN TÍCH ĐÓ

1. Của cải (Wealth)


Là tài sản ròng của 1 cá nhân hay tổ chức, khi thu nhập tăng → cầu tài sản
tăng. Trong đó, tài sản ròng là tài sản đã trừ đi phần nợ.
Nhu cầu tài sản tăng lên bao nhiêu phụ thuộc độ co giãn cầu của loại tài sản đó.
Độ co giãn của cầu (price elasticity of demand)
Là sự thể hiện độ nhạy của lượng của trước sự thay đổi về giá của hàng hóa. KH: ED

Cầu co giãn Cầu co giãn đơn vị Cầu không co giãn

elasticity unit elastic inelastic

E>1 E=1 E<1

Gồm 2 loại

Tài sản cần thiết Tài sản cao cấp

E<1 E>1

VD:
- Tài sản cần thiết: cho dù giá tăng hay giảm thì nhu cầu sử dụng vẫn ít bị thay
đổi, bao gồm: điện nước, đồ ăn hàng ngày,... (trong đó các mặt hàng có tính độc
quyền cao như điện, nước thì cho dù có tăng giá → vẫn phải sử dụng → tỷ lệ E
tiến dần tới 0)
- Tài sản cao cấp: khi giá ô tô giảm → kích cầu tiêu dùng mạnh
❓Đặt vấn đề thảo luận: các bạn nghĩ sao về việc chiếc ô tô 1 tỷ được giảm giá
100tr và chiếc bánh 10 nghìn được giảm giá 1 nghìn?
2. Rủi ro
Trong tài chính, suất sinh lời dự tính luôn có độ sai → mức độ này gọi là rủi ro.
Có 3 thái độ của nhà đầu tư đối với rủi ro:
1. Risk Averse (rủi ro thấp)
2. Risk neutral (trung tính với rủi ro)
3. Risk lover (nhà đầu tư thích mạo hiểm)
Nếu rủi ro của 1 tài sản giảm xuống so với các tài sản khác thì nhu cầu về tài
sản này tăng lên. Và để đo lường rủi ro, chúng ta dùng độ lệch chuẩn của suất sinh lời
trong 1 khoảng thời gian nhất định:

Với

Dựa theo phân phối chuẩn xác suất (normal probability distribution):

Với mean = 10%, Stand. Dev. = 5%


Đa dạng hóa danh mục đầu tư (nắm nhiều tài sản rủi ro) → làm giảm tổng tỷ
lệ rủi ro
Chia làm 2 loại rủi ro:
- Rủi ro phi hệ thống: có thể loại trừ bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu
tư (vd: danh mục đầu tư chia ra cổ phiếu AAA và BID sẽ ít rủi ro hơn
chỉ nhắm mỗi AAA)
- Rủi ro hệ thống: bắt nguồn từ các yếu tố trong nội bộ bao gồm: thiên tai,
lạm phát,.. (khi này thị trường suy thoái → khó để cân bằng vì toàn bộ
hệ thống tài chính bị ảnh hưởng). Đây là rủi ro mà toàn bộ nền kinh tế vĩ
mô phải chịu chứ không phải chỉ riêng 1 NĐT.
❓Đặt vấn đề thảo luận: nếu có trong tay 10 tỷ dành riêng cho đầu tư thì bạn chọn
đầu tư như thế nào (danh mục đầu tư mà bạn hướng đến như thế nào).

3. Suất sinh lời dự tính của tài sản:

- Khái niệm: Suất sinh lời dự tính cho biết có thể nhận được bao nhiêu tiền lãi trên số
vốn đầu tư vào 1 tài sản trong 1 khoảng thời gian nhất định.

- Xu hướng tác động: Suất sinh lời dự tính của tài sản cao hơn so với tài sản thay thế
khác, cầu về tài sản này sẽ tăng.

- Mức độ tác động: Phụ thuộc vào suất sinh lời dự tính của từng tài sản.

- Lý thuyết lượng cầu tài sản với suất sinh lời dự tính: Khi loại tài sản A có thể
đem lại lợi nhuận lớn hơn tài sản B, nếu các yếu tố khác không thay đổi thì nhà đầu tư
sẽ thấy tài sản A hấp dẫn hơn tài sản B và vậy nhu cầu về tài sản A sẽ tăng lên. Suất
sinh lời dự tính của A tăng lên so với suất sinh lời dự tính của B theo một trong 3 cách
sau:

+ Suất sinh lời dự tính của A tăng lên khi của B không đổi.

+ Suất sinh lời dự tính của A không đổi khi của B giảm.

+ Suất sinh lời dự tính của A tăng nhiều hơn của B.

- Công thức đo lường suất sinh lời dự tính của tài sản:
Trong đó:

- Re: suất sinh lời dự tính trung bình của 1 tài sản.
- Ri: suất sinh lời dự tính trong trường hợp i của 1 tài sản.
- pi: xác suất xảy ra suất sinh lời dự tính trong trường hợp i của 1 tài sản.

Ví dụ: Lãi suất trên thị trường hiện nay là 8%/năm, trái phiếu của công ty A có thể
đem lại những lãi suất sinh lời như sau nếu nắm giữ hết năm tới:

- 15% nếu lãi suất trong năm tới giảm xuống 7%/năm, xác suất lãi suất giảm
xuống 7% là 30%.

- 18% nếu lãi suất trong năm tới giảm xuống 6%/năm, xác suất xảy ra 20%.

- 3% nếu lãi suất năm tới tăng 10%, xác suất xảy ra 50%.

Theo công thức, ta tính được suất sinh lời của trái phiếu này là:

(0.3×0.15) + (0.2×0.18) + (0.5×0.03) = 0.096

4. Tính thanh khoản

- Khái niệm: Tính thanh khoản là khả năng chuyển tài sản thành tiền mặt trong thời
gian ngắn với chi phí giao dịch thấp.

- Các tiêu chí đánh giá tính thanh khoản của tài sản:

+ Mức độ sẵn có trên thị trường để giao dịch, chuyển đổi thành tiền.

+ Chi phí giao dịch thấp.

+ Mức độ ổn định của giá cả tài sản.


- Ví dụ: Sắp xếp các tài sản sau theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần: Trái phiếu
chính phủ dài hạn, chấp phiếu, trái phiếu dài hạn công ty, tín phiếu kho bạc, thương
phiếu,chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng.

- Phân loại tài sản theo tính thanh khoản

+ Tài sản có tính thanh khoản cao: tiền và các tài sản tương đương tiền, chứng
khoán, giấy tờ có giá,...

+ Tài sản có tính tính thanh khoản thấp: bất động sản, tài sản cố định, các
khoản đầu tư dài hạn,...

- Ảnh hưởng của tính thanh khoản đến lượng cầu tài sản: Các yếu tố khác giữ
nguyên, nếu tính thanh khoản của 1 tài sản cao hơn các tài sản thay thế khác thì cầu tài
sản đó sẽ tăng lên → Đa dạng hóa tài sản bằng danh mục bao gồm tài sản có tính
thanh khoản cao và tài sản có tính thanh khoản thấp → Tài sản có tính thanh khoản
cao chỉ khi thị trường của tài sản đó có nhiều người mua và người bán.

You might also like