You are on page 1of 27

Kinh tế học tân cổ điển cá nhân và doanh nghiệp có tính tư lợi và luôn muốn tối ưu hóa lợi ích

trong
điều kiện giới hạn nguồn lực nhất định.
Giá trị tài sản được xác định bởi thị trường (cung-cầu)

Kinh tế học tân cổ điển đưa ra 3 giả định chính về con người:
Con người có sự ưa thích hợp lý giữa các lựa chọn
Con người tối đa hóa mức hữu dụng, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận
Con người đưa ra những quyết định độc lập dựa trên tất cả thông tin liên quan.

Sự ưa thích hợp lý
Dấu “>”: lựa chọn này hoàn toàn được ưa thích hơn lựa chọn kia. Ví dụ: x > y biểu thị x luôn luôn là
lựa chọn được ưa thích hơn y
Dấu “~”: không có sự khác biệt giữa các lựa chọn. Ví dụ: x ~ y biểu thị cá nhân đánh giá hai lựa chọn
x, y là như nhau.
Dấu “≥”: biểu hiện sự ưa thích nhưng yếu hơn. Ví dụ: x ≥ y biểu thị cá nhân có thể thích x hơn hoặc
cho rằng 2 lựa chọn là như nhau

Có 2 giả định quan trọng:


Sự ưa thích của con người là hoàn hảo.
Sự ưa thích có tính bắc cầu (transitivity)
Ví dụ: x > y và y > z thì x > z

Tối đa hóa mức hữu dụng


Lý thuyết hữu dụng được dùng để mô tả sự ưa thích.
Hàm hữu dụng (ultility function) giúp chúng ta đưa ra lựa chọn dựa trên các con số kết quả.
Lựa chọn được ưa thích hơn sẽ có giá trị hàm hữu dụng cao hơn. Hàm hữu dụng có tính thứ tự nhưng
không có tính số học.
Thông thường, một lựa chọn được mô tả bằng một gói hàng hóa.
Để đạt được lựa chọn tối ưu, cá nhân phải xem xét giữa tất cả các lựa chọn trong điều kiện ràng buộc
ngân sách và chọn một gói hàng hóa có mức hữu dụng tối ưu.

Thông tin liên quan


Thông tin hiếm khi có sẵn.
Bên cạnh chi phí mua thông tin, cá nhân còn phải tốn chi phí để so sánh, đánh giá và hiểu thông tin.

Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng


Nhằm mô tả những hành vi hợp lý của con người khi đối mặt với sự không chắc chắn.
Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng có tính chuẩn tắc (normative)
Thực tế, con người thường đưa ra quyết định dựa trên rủi ro.
Đối với hầu hết các mục đích, khi xem xét quyết định trong điều kiện rủi ro, mức tài sản là yếu tố cốt
lõi.
Giả sử chỉ có 2 tình trạng tài sản: mức tài sản cao và mức tài sản thấp. Mỗi mức tài sản có xác xuất
khác nhau.
Một triển vọng (prospect) là một chuỗi các kết quả về mức tài sản, mỗi kết quả có mức xác xuất khác
nhau.
Ví dụ: P1(0,4; $50.000; $1.000.000)
P2(0,5; $100.000; $1.000.000)
Nếu chúng ta sử dụng hàm hữu dụng logarit, chúng ta sẽ có giá trị hữu dụng kỳ vọng của P1 và P2
tương ứng:
U(P1) = 3,4069
U(P2) = 3,4539
Do đó, nếu lựa chọn hàm hữu dụng là logarit, cá nhân sẽ ưa. thích P2 hơn P1

Thái độ đối với rủi ro


Hầu hết cá nhân đều ngại rủi ro. Tuy nhiên con người cũng có thể chấp nhận rủi ro nếu được đền bù
thỏa đáng.
Một người ngại rủi ro có một hàm hữu dụng kỳ vọng lõm (concave):
U(E(P)) > U (P)
Một người ngại rủi ro sẽ sẵn sàng từ bỏ lựa chọn để đổi lấy sự chắc chắn.
Sự tương đương chắn chắn là mức tài sản làm người ra quyết định thấy không có sự khác biệt giữa một
triển vọng cụ thể và một mức tài sản chắn chắn:
U(w) = U(P)
Những người tìm kiếm rủi ro có một hàm hữu dụng lồi:
U (E(P)) < U(P)
Những người bàng quan với rủi ro chỉ quan tâm đến giá trị kỳ vọng, không quan tâm đến rủi ro:
U (E(P)) = U(P)

Nghịch lý Allais Là những mâu thuẫn đối với lý thuyết hữu dụng kỳ vọng.
Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại giả định các nhà đầu tư đều ngại rủi ro, sở thích của họ được xác
định bởi giá trị trung bình kỳ vọng và phương sai của tỷ suất sinh lời.
Các nhà đầu tư thông minh đều quan tâm đến nguyên tắc đa dạng hóa
Đường biên hiệu quả (efficient frontier) là tập hợp các danh mục đầu tư có tỷ suất sinh lời mong đợi
cao nhất tại một mức rủi ro nhất định
Nếu các nhà đầu tư có kỳ vọng giống nhau, các nhà đầu tư sẽ có cùng đường biên hiệu quả.
Đường thị trường vốn (CML) cho các nhà đầu tư biết họ có thể kiếm được tỷ suất sinh lời cao hơn bao
nhiêu khi chấp nhận thêm rủi ro.
Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) chỉ ra chỉ có rủi ro liên quan đến biến động thị trường là được
định giá.

Thị trường hiệu quả


Theo Fama: một thị trường mà giá cả luôn luôn “phản ánh đầy đủ” mọi thông tin có sẵn được gọi là
“hiệu quả”.

Dựa theo yếu tố chủ yếu là thông tin, Fama định nghĩa 3 dạng thị trường hiệu quả:
Dạng yếu (weak form): phản ánh thông tin trong quá khứ
Dạng vừa (semi-strong form): phản ánh tất cả thông tin đại chúng (public information)
Dạng mạnh (strong form): phản ánh cả những thông tin không công bố công khai (inside
information)
Có một giả định không hợp lý là chi phí mua và tạo ra thông tin là bằng 0.
Do đó, nói cách khác lợi ích biên khi sử dụng thong tin không vượt qua chi phí biên của việc thu thập
thông tin. Không nhà đầu tư nào tạo ra tỷ suất sinh lợi thặng dư (excess return).
Một thị trường hiệu quả hàm ý giá của một tài sản bằng với giá trị nội tại kỳ vọng của nó.
Trong tài chính, thông tin là không thể dự báo được. Do đó, giá cổ phiếu nên tuân theo bước đi ngẫu
nhiên (random walk). Tỷ suất sinh lời thặng dư của chứng khoán so với tỷ suất sinh lời được điều chỉnh
rủi ro là không thể dự đoán.
Những quan điểm sai lầm về thị trường hiệu quả:
EMH không cho rằng tất cả chứng khoán có tỷ suất sinh lời mong đợi như nhau
EMH cho rằng cơ hội tạo ra tỷ suất sinh lời thặng dư là không thể đoán trước nhưng không cho
rằng các mức giá là ngẫu nhiên.

Vấn đề giả thuyết không thể kiểm chứng: nếu một kiểm định bác bỏ EMH, thì đó là do EMH không tồn
tại hay do chúng ta không đo lường chính xác tỷ suất sinh lời vượt trội.

Lý thuyết đại diện


Một mối quan hệ đại diện xuất hiện khi một người chủ ký hợp đồng với một người đại diện thực hiện
các công việc và đại diện cho lợi ích của người chủ.
Vấn đề phát sinh khi người đại diện không có cùng lợi ích với người chủ.
Chi phí đại diện bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Một hợp đồng thù lao tối ưu (optimal compensation contract) sẽ giúp hòa hợp lợi ích giữa các cổ đông
và nhà quản lý.
Để khuyến khích các nhà quản lý, người chủ phải đưa ra cả phần thưởng và hình phạt trong hợp đồng
thù lao (carrots and sticks)

Từ hợp lý đến tâm lý


Phản ứng chậm với các công bố về thu nhập:
Các kiểm định về tính hiệu quả của thị trường dựa trên thông tin công bố thu nhập thường sử
dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện (event study)
Kiểm định sự kiện nhằm tính ra phần dư tích lũy trung bình (CARs)
Nếu thị trường hiệu quả, CARs sẽ gia tăng/sụt giảm với các tin tức tốt/xấu trong khung thời
gian có chứa sự kiện nhưng sẽ không có thêm một phản ứng nào vào những ngày sau khi thông
báo được đưa ra.
Trên thực tế, sau các thông báo về thu nhập, có xu hướng dịch chuyển trong giá, điều này trái
với quan điểm thị trường hiệu quả.

Hiệu ứng công ty nhỏ (small firm effect):


Là xu hướng các công ty có mức vốn hóa thị trường thấp kiếm được lợi nhuận vượt trội sau khi
điều chỉnh rủi ro thị trường.
Đặc biệt, hiệu ứng này xảy ra vào tháng 1 (January effect)
Một số giả thuyết đưa ra là áp lực “bán” cuối năm nhằm tránh thuế thu nhập
Giá trị so với tăng trưởng:
Cổ phiếu giá trị (value stock) là cổ phiếu có giá thấp tương đối so với các yếu tố như thu nhập,
dòng tiền, giá trị sổ sách
Cổ phiếu tăng trưởng (growth stock) là các cổ phiếu có giá tương đối cao so với các yếu tố như
thu nhập, dòng tiền, giá trị sổ sách
Đầu tư giá trị (value investing) là xu hướng phân bổ một tỷ trọng cao cho các cổ phiếu giá trị
trong danh mục

Quán tính giá và sự đảo ngược:


Thị trường hiệu quả dạng yếu cho rằng tỷ suất sinh lợi không thể dự đoán dựa vào tỷ suất sinh
lợi trong quá khứ. Điều này không luôn luôn đúng.
Quán tính giá tồn tại khi tỷ suất sinh lợi có tương quan dương với tỷ suất sinh lợi trong quá khứ
Sự đảo ngược tồn tại khi tỷ suất sinh lợi có tương quan âm với tỷ suất sinh lợi trong quá khứ
Đối với ngắn hạn, sự đảo ngược đáng tin cậy.
Đối với trung hạn, có quán tính giá
Đối với dài hạn, sự đảo ngược là điển hình.
Các giới hạn kinh doanh chênh lệch giá:
Thị trường hiệu quả dựa trên 3 trụ cột: các nhà đầu tư luôn lý trí, các sai lệch không tương quan
với nhau, kinh doanh chênh lệch giá không giới hạn.
3 vấn đề ảnh hưởng đến việc kinh doanh chênh lệch giá: rủi ro cơ bản, rủi ro do những nhà giao
dịch nhiễu và chi phí thực hiện.

Lý thuyết triển vọng


Lý thuyết triển vọng (prospect theory) cho rằng lý thuyết hữu dụng kỳ vọng không thể giải thích đầy đủ việc ra
quyết định trong điều kiện rủi ro.
Những khía cạnh cơ bản của các hành vi được quan sát:
Khía cạnh 1: con người đôi khi thể hiện sự e ngại rủi ro và đôi khi lại thể hiện sự tìm kiếm rủi
ro, tùy thuộc vào bản chất của triển vọng
Ví dụ: Giả sử bạn phải lựa chọn trong 2 quyết định sau
Quyết định 1: P1($240) và P2(0,25; $1.000)
Quyết định 2: P3(-$750) và P4(0,75; -$1.000)

Khía cạnh 2: việc đánh giá các triển vọng của con người phụ thuộc vào được (lời) và mất (lỗ) so
với một điểm tham chiếu. Điểm tham chiếu thướng là trạng thái hiện tại.
Ví dụ: Giả sử bạn phải lựa chọn trong 2 quyết định sau
Quyết định 1: Giả sử hiện tại bạn có thêm $300. P5($100) và P2(0,5; $200)
Quyết định 2: Giả sử hiện tại bạn có thêm $500. P7(-$100) và P8(0,5; -$200)

Khía cạnh 3: con người ngại mất mát (thua lỗ) vì mất mát lớn hơn được.
Ví dụ: Với x là bao nhiêu thì bạn sẽ không thấy có sự khác biệt giữa P9(0) và P10(0,5;
x;-$25)
Hàm giá trị
Hàm giá trị (value function) được dùng để thay thế cho hàm hữu dụng trong lý thuyết triểnvọng.
Hàm giá trị được định nghĩa bằng việc được và mất so với một điểm tham chiếu.

Đặc điểm của hàm giá trị:


Hàm giá trị lõm trong miền lời và lồi trong miền lỗ
Hàm giá trị là sự thay đổi của mức tài sản
Hàm giá trị dốc hơn trong miền lỗ so với miền lời

Hàm giá trị sử dụng tỷ trọng quyết định (decision weight) thay cho xác suất.
V(pr, z1, z2) = V(P) = π(pr)*v(z1) + π(1-pr)*v(z2)
Trong đó:
π(pr): trọng số quyết định ứng với xác suất pr
V(P): giá trị của triển vọng
z: thay đổi của mức tài sản

Hàm trọng số: Là một hàm số thể hiện tỷ trọng của quyết định dựa trên xác suất của mức tài sản thay
đổi

Tính toán bất hợp lý


Theo Richard Thaler, tính toán bất hợp lý là một tập hợp các hoạt động nhận thức của cá nhân và hộ gia
đình để tố chức, đánh giá và theo dõi các hoạt động tài chính
Các thành phần chủ yếu của tính toán bất hợp lý là sự phân định tài khoản, đóng tài khoản và đánh giá
tài khoản.
Các nhà kinh tế cho rằng các khoản tiền có thể thay thế được
Tuy nhiên, do con người hình thành các “tài khoản” trong óc do đó dẫn đến những hành vi sai lệch
hoặc khác lạ mà các khoản tiền không thể hoàn toàn thay thế cho nhau được.
Định giá tài khoản và lựa chọn thời điểm đóng tài khoản
Khi một món hàng tiêu dùng được thanh toán trước, tài khoản này sẽ đóng khi món hàng thực
sự được sử dụng.
Tuy nhiên những tài khoản liên quan đến tiết kiệm hay đầu tư rất khó để định giá và lựa chọn
thời điểm đóng.
Do đó, cá nhân có khuynh hướng tránh việc bán tài sản đầu tư (đóng tài khoản) khi tài khoản bị
lỗ. Đây là hiệu ứng ngược vị thế (disposition effect)
Các quyết định thường phụ thuộc vào chiều hướng (path dependence) dẫn tới chúng.
Đóng, tích hợp và tách biệt
Một nhà đầu tư trì hoãn bán cổ phiếu lỗ. Đây là mẫu hình tích hợp các quyết định hiện tại và
thành quả trong quá khứ của cổ phiếu.
Tách biệt là chia tách quyết định hiện tại và quá khứ. Phương pháp này sẽ ngăn chặn ảnh hưởng
của hiệu quả ngược vị thế.
Tự nghiệm và lệch lạc
Nhận thức và bộ nhớ không phải là bộ lọc thông tin chính xác
Bởi vì có nhiều thông tin khó xử lý, con người đã sử dụng đường tắt (shortcut) hoặc tự nghiệm
(heuristic) để đưa ra những quyết định hợp lý.
Một số phương pháp dựa trên kinh nghiệm để quyết định thường dẫn đến các lệch lạc

Nhận thức, trí nhớ và tự nghiệm


Các mô hình xử lý thông tin thường giả định rằng các chủ thể dễ dàng thu thập và lưu trữ thông
tin mà không tốn phí.
Nhận thức (perception) khi tải thông tin về “máy tính con người” lại thường đọc sai
thông tin.
Ví dụ: chúng ta thường chỉ thầy điều chúng ta kỳ vọng.
Xem một thí nghiệm gồm 5 lá bài hoặc cơ hoặc bích
Hai đội bóng thi đấu ngang ngửa với nhau, fan của đội nào cũng sẽ nghĩ đội
mình xứng đáng thắng và đội kia chơi xấu hơn.
Đôi khi một số nhận thức bị bóp méo bởi ý muốn bản thân (self-serving fashion).

Xung đột nhận thức (cognitive dissonance) tạo tình huống trong đó mọi người thường
giảm thiểu hoặc né tránh những mâu thuẫn trong tâm lý nhằm gia tăng hình ảnh tích cực
của bản thân.
Ví dụ: sau khi bỏ phiếu bầu một người làm lãnh đạo, chúng ta thường tin rằng
ứng viên mà chúng ta bỏ phiếu là sự lựa chọn tốt nhất.
Dường như có một sự thống nhất vô thức giữa hành động và quan điểm.
Sự sai lệch càng gia tăng khi một người cố nhớ lại những nhận thức hoặc quan điểm trong quá
khứ.
Thực tế, trí nhớ (memory) sẽ được tái tạo lại.
Trí nhớ không chỉ được tái tạo lại mà còn biến đổi rất mạnh mẽ.
Ví dụ: bạn thường mang những ký ức rất tốt hoặc rất xấu vào tâm trí.
Các sự kiện được nhớ lại nhiều hơn khi chúng đem lại cảm xúc dâng trào.
Vì các ký ưc đẹp làm chúng ta hạnh phúc nên đôi khi chúng ta “viết lại quá khứ - rewriting
history”.
Điều đó đôi khi làm chúng ta nghĩ rằng chúng ta có khả năng kiểm soát một số tình huống tốt
hơn năng lực thực tế. Đây được gọi là lệch lạc nhận thức muôn (hindsight bias)
Nhận thức và trí nhớ bị ảnh hưởng bởi bối cảnh hay cách trình bày.
Ảo giác nhận thức từ ví dụ trên đến từ “hiệu ứng tương phản” (contrast effect)
Tầm quan trọng của bối cảnh cũng thể hiện trong hiệu ứng ban đầu (primary effect) và hiệu
ứng tức thì (recency effect)
Khi có sự tách biệt đáng kể về thời gian, hiệu ứng tức thì thường chi phối.
Nhưng nếu một trong 2 sự kiện có liên quan liên tiếp với nhau, trong đó sự kiện sau là sự tiếp
nối của sự kiện đầu thì sự kiện đầu tiên có sự tác động mạnh hơn. => hiệu ứng ban đầu
Hiệu ứng danh tiếng/ hào quang (halo effect) thể hiện sự ảnh hưởng đến nhận thức và trí nhớ
dựa vào sự chỉn chu, cuốn hút, danh tiếng của sự kiện/hoặc cá nhân.
Ví dụ: một thầy giáo và một học sinh cùng phát biểu về một vấn đề. Về mặt trực giác, đa
số đều coi trọng phát biểu của người thầy giáo hơn.
Con người thường ưa thích các tình huống có thể dễ dàng xử lý thông tin.
Dễ dàng xử lý thông tin (ease of processing) là hiểu một cách nhanh chóng.
Thông tin dễ hiểu thường được cho là chắc chắn đúng.
Ví dụ: một kiến thức dễ và một kiến thức khó hơn

Sự khó khăn trong việc đánh giá thông tin tăng lên bởi sự thừa thải thông tin có thể sử dụng.
=> quá tải thông tin (information overload) ảnh hưởng đến việc ra quyết định của cá nhân.
Ví dụ: trong siêu thị có 2 bàn ăn thử, một bàn chỉ để một loại sản phẩm, một bàn để nhiều loại
sản phẩm. Tuy bàn nhiều loại sản phẩm thu hút nhiều người hơn nhưng bàn chỉ để một loại sản
phẩm lại bán nhiều sản phẩm hơn

Tự nghiệm (heuristic) là quy tắc đưa ra quyết định sử dụng một tập hợp con trong tất cả
thông tin.
Tự nghiệm có nhiều loại và quy mô nhưng chung quy chia thành 2 dạng:
Tự nghiệm dạng 1 (Type 1): phản thân (reflexive), tự trị (autonomic), không
nhận thức (noncognitive) và tiết kiệm chi phí. Dạng này thích hợp khi cần nhanh
chóng đưa ra quyết định hoặc khi số tiền đặt cược là nhỏ
Tự nghiệm dạng 2 (Type 2) bản chất là nhận thức. Dạng này thích hợp khi số
tiền đặt cược lớn.

Sự quen thuộc và các tự nghiệm liên quan


Con người thường cảm thấy yên tâm với những điều quen thuộc.
Con người không thích sự mơ hồ và thường né tránh các rủi ro không được bù đắp
Con người có khuynh hướng gắn liền với những gì họ biết thay vì xem xét các lựa chọn khác.
Con người lảng tránh tiếp nhận những sáng tạo mới mặc dù họ biết những sáng tạo mới có thể
rất đáng giá.
E ngại sự mơ hồ (ambiguity aversion) bắt nguồn từ việc con người ưa thích rủi ro hơn
là sự không chắc chắn
Tự nghiệm đa dạng hóa (diversification heuristic) cho rằng con người thường ít cố
gắng khi đứng trước các lựa chọn không loại trừ lẫn nhau.
Ví dụ: khi đi ăn buffet ta cố gắng thử nhiều món nhất có thể
Những lý do cho tự nghiệm đa dạng hóa:
Ưa thích sự đa dạng và mới mẻ
Sở thích trong tương lai bao hàm sự không chắc chắn
Làm cho sự lựa chọn trở nên đơn giản hơn, do đó tiết kiệm thời gian và hạn chế mâu
thuẫn trong quyết định.
Con người có khuynh hướng chống lại sự thay đổi, lo sợ sẽ hối hận nếu quyết định thay đổi tình
trạng hiện tại.
Tính đại diện và các lệch lạc liên quan
Theo Amos Tversky và Daniel Kahneman, có 3 loại tự nghiệm dẫn tới sự chệch hướng cá nhân
gồm: tình huống điển hình (representtiveness), sự sẵn có (availability) và neo quyết định
(anchoring)
Những tự nghiệm dẫn đến sự sai lầm trong đánh giá xác suất: nghĩ rằng một sự kiện nào đó có
nhiều (hoặc ít) khả năng hơn so với thực tế dựa trên hiểu biết đúng đăn về tình huống.
Đa số các quyết định tài chính liên quan đến xác suất nhưng vấn đề là không nhiều người hiểu
được xác suất một cách chính xác và đầy đủ.
Một ví dụ về khó khăn trong việc hiểu xác suất là việc phân biệt giữa xác suất đơn lẻ (xác suất
của A) và xác suất kết hợp (xác suất của A và B).
Sơ đồ Venn của các sự kiện người vừa trúng xố số và người hạnh phúc

Nhiều người nghĩ rằng xác suất họ sẽ trúng xố số và hạnh phúc là lớn hơn so với xác suất chỉ
trúng xổ số. Sai lầm này chứng minh cho ảo tưởng liên kết (conjunction fallacy)
Trong tự nghiệm tình huống điển hình (representative heuristic),” xác suất được đánh giá bởi
mức độ A đại diện cho B, nghĩa là mức độ tương đồng cùa A so với B. Nếu A có tính đại diện
cao cho B, xác suất A bắt nguồn từ B được đánh giá ở mức cao. Ngược lại nếu A không giống
B thì xác suất A bắt nguồn từ B được đánh giá thấp.
Một biến thể khác của tình huống điển hình là phớt lờ xác suất cơ sở (base rate neglect).
Ví dụ: Dick là một người trong nhóm thí nghiệm có 70% là kỹ sư và 30% là luật sư.
Dick có bản tóm tắt sau: “Dick là người đàn ông 30 tuổi. Anh ta kết hôn nhưng chưa có con.
Anh là người có năng lực cao và có nhiều động lực. Anh ta hứa hẹn sẽ khá thành đạt trong công
việc”. Vậy Dick là kỹ sư hay luật sư?

Quy tắc Bayes: cho phép tính xác suất một cach tối ưu dựa trên sự xuất hiện của thông tin mới.
Khi đó, xác suất của biến cố B, phụ thuộc vào biến cố A bằng với xác suất xảy ra biến cố A,
phụ thuộc vào biến cố B nhân với tỷ lệ giữa xác suất đơn của biến cố B và biến cố A.
Pr (B/A) = pr (A/B) * [pr(B)/pr(A)
Ví dụ: dựa vào quá khứ, bạn có xác suất như sau:
Pr (ngày mưa) = 40% và pr(ngày nắng) = 60%
Bạn biết thêm xác suất sau:
Pr(dự đoán trời mưa/mưa) = 90%
Pr(dự đoán trời mưa/khô) = 2,5%
Pr(dự đoán trời mưa) = 37,5%
Pr(mưa/dự báo trời mưa) = pr(dự báo trời mưa/mưa) * [pr(mưa)/pr(dự báo trời mưa)] =
0.9*(0.4/0.375) = 0.96

Hiện tượng ghi điểm liên tục:


Ví dụ: John là một cầu thủ bóng rổ. Trong 10 quả bóng gần đây, anh thành công 8 lần. Đội của
anh đang bị dẫn trước 1 điểm, đồng đội đang có bóng sẽ chuyền cho John hay chuyền cho
Murphy là cầu thủ ném bóng tốt nhất đội có tỷ lệ thành công là 60% nhưng tối nay chỉ thành
công 3/10 cú ném.
Biết xác suất thành công ném bóng trong quá khứ của John là 40%. Xác suất thực hiện thành
công 8 lần như đêm nay là 4% và xác suất thực hiện thành công 80% trong 10 lần ném gần nhất
là 6%
=> Một chuỗi ngẫu nhiên, trong mắt nhiều người , lại giống như một chuỗi liên tục, trong khi
một chuỗi liên tục lại được xem là ngẫu nhiên.
Khi chúng ta chơi bài, chúng ta có ảo tưởng cơ hội như một quá trình tự hiệu chỉnh. Quan điểm
sai lầm này được gọi là ảo tưởng con bạc (gambler’s fallacy). Sai lầm ở đây là việc áp dụng
quy luật số lớn cho một mẫu nhỏ.
Ví dụ: trong 72 gia đình, xác suất gia đình có số lượng nam và nữ nào sau đây lớn hơn:
Nam – Nữ - Nam – Nữ - Nam
Nam – Nữ - Nam – Nam - Nam

Ước lượng quá cao khả năng dự báo: nhiều người có xu hướng tin rằng có nhiều khả năng dự
báo hơn so với mức thông thường.
Ví dụ: Sinh viên A có điểm GPA phổ thông là 2,2; sinh viên B có điểm GPA phổ thông là 3,8.
Sinh viên nào có điểm GPA đại học cao hơn và giá trị GPA trung bình là bao nhiêu?
Biết GPA trung bình ở bậc phố thông là 3,44 (độ lệch chuẩn 0,36) và GPA bậc đại học
là 3,08 (độ lệch chuẩn 0,4)

Nếu chúng ta tin vào thông tin của mẫu ảnh hưởng đến phân phối tổng thể, chúng ta sẽ dễ có
khuynh hướng ước lượng quá cao hoặc quá thấp.
Nếu chúng ta tin mẫu không có thông tin, chúng ta càng di chuyển về gần giá trị trung bình
(regression to mean)
Lý do là dữ liệu mẫu được sử dụng với tỷ trọng cao hơn so với tổng thể hoặc phân phối.

Theo tự nghiệm sẵn có (availability heuristic), những sự kiện dễ dàng gợi lại trong trí óc thì
được cho là dễ xuất hiện.
Một vấn đề xảy ra gần đây sẽ ảnh hưởng đến sự sẵn có và gây ra lệch lạc tức thì (recency bias).
Sự nổi trội cũng tác động đến sự sẵn có, dẫn đến lệch lạc nổi trội (salience bias).
Ví dụ: một sự kiện tai nạn máy bay xuất hiện nhiều trên phương tiện đại chúng thể hiện
sự nổi trội và làm chúng ta nghĩ nhiều về mức độ thảm khốc và đánh giá cao xác suất tái diễn sự
kiện, dẫn đến e ngại đi máy bay.

Neo quyết định


Trong một số trường hợp, nhiều người thực hiện việc ước lượng bắt đầu từ một giá trị ban đầu và điều
chỉnh nó để tạo nên ước lượng cuối cùng. Thông thường, sự điều chỉnh này là không đầy đủ, giá trị ban
đầu thường xuất hiện tự nhiên từ cách trình bày vấn đề.
Ví dụ: quan sát 2 dãy số sau:
1x2x3x4x5x6x7x8
8x7x6x5x4x3x2x1
Đôi khi một số mốc neo tự xuất hiện.
Ví dụ: Ai là người châu Âu thứ 2 đặt chân lên Tây Ấn biết Columbus là người đầu tiên đặt chân
lên Tây Ấn vào năm 1492?
Lý do cho việc neo quyết định:
Sự không chắc chắn về giá trị đúng
Thiếu nỗ lực nhân thức hay sự lười biếng nhận thức
Neo quyết định và tình huống điển hình (phớt lờ xác suất cơ sở) có thể có mâu thuẫn.
Mâu thuẫn trên có thể dung hòa dựa trên quan điểm con người là “ngắm lệch – coarsely calibrated”.

Sự tự tin quá mức


Tự tin quá mức (overconfidence) là khuynh hướng con người đề cao kiến thức, khả năng và tính
chính xác trong thông tin của mình, hoặc lạc quan quá mức về tương lai và khả năng kiểm soát tình thế.
Sự ước lượng sai
Ước lượng sai (miscalibration) là khuynh hướng người ta phóng đại sự chính xác kiến
thức của bản thân.
Ví dụ: trong một nghiên cứu, những sự kiện mà các cá nhân tin chắc sẽ xảy ra chỉ xảy ra
với xác suất 80%, trong khi những sự kiện mà họ cho rằng không thể xảy ra thì thực tế
xảy ra khoảng 20%.
Sự thiếu tự tin thường xuất hiện trong những tình huống chắc chắn. Sự thiếu tự tin
thường xuất hiện khi gặp những câu hỏi dễ, trong khi câu hỏi khó thì ngược lại. Đây
được gọi là hiệu ứng khó – dễ (hard-easy effect).
Có những bằng chứng cho thấy sự thiếu tự tin có thể nảy sinh khi độ mạnh của chứng cứ
thì thấp mà độ tin cậy của nguồn thì cao.
Những khuynh hướng của sự quá tự tin
Hiệu ứng tốt hơn trung bình (better than average effect): đánh giá khả năng của con
người tốt hơn trung bình.
Lý do là do những định nghĩa chính xác về sự xuất sắc hay năng lực lại không rõ ràng.
Cả cơ chế nhận thức và cơ chế động viên dường như ẩn sau hiệu ứng tốt hơn trung bình.
Ảo tưởng kiểm soát (illusion of control): là khi con người nghĩ rằng họ có khả năng
kiểm soát tình huống hơn thực tế có thể
Ví dụ: khi bạn chơi một ván bài poker, bạn thường đặt cược lớn hơn nếu đối thủ của
mình là “khờ khạo” thay vì lanh lợi
Lạc quan quá mức (excessive optimism): hiện diện khi con người đánh giá xác suất các
kết quả thuận lợi/bất lợi quá cao/quá thấp so với kinh nghiệm quá khứ hoặc những phân
tích suy luận.
Ví dụ: măc dù tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng, các cặp vợ chồng mới cưới vẫn kỳ vọng vào
sự bền vững của cuộc hôn nhân.
Sai lầm trong việc lập kế hoạch (planning fallacy): là việc người ta thường nghĩ họ có
thể hoàn thành kế hoạch vượt mức so với thực tế, và tất cả các chi phí phát sinh đều đã
được tính đến.
Lạc quan và ước lượng sai có thể dễ dàng xuất hiện đồng thời.
Sự quá tự tin đôi khi xuất hiện trong lĩnh vực chuyên môn của con người
Đôi khi sự quá tự tin cũng xuất hiện trong nam giới nhiều hơn nữ giới khi nhiệm vụ
được yêu cầu được cho là công việc của phái mạnh.
Đôi khi những người được giáo dục tốt thường quá tự tin về kiến thức của mình, trong
khi có thể tồn tại một khoảng cách xa giữa nhận thức của họ và kiến thức thực sự.
Theo quan điểm của Gerd Gigerenzer, sự quá tự tin có thể biến mất nếu các câu hỏi
được trình bày lại.
Những nhân tố ngăn cản sự điều chỉnh
Có 3 khuynh hướng lệch lạc trong hành vi con người đóng góp vào việc duy trì sự
quá tự tin:
khuynh hướng tự quy kết (self-attribution bias),
khuynh hướng nhận thức muộn (hindsight bias),
khuynh hướng tự xác nhận (confirmation bias).
Lý thuyết về sự quy kết (attribution theory) nghiên cứu cách con người đưa ra các quy
kết nhân quả, cách con người tìm ra những nguyên nhân của các hành động và các kết
quả.
Ví dụ: khi thấy một người có hành vi khiếm nhã, chúng ta tin rằng người đó là người
xấu thay vì tìm kiếm các yếu tố bên ngoài giải thích cho hành vi đó
Lệch lạc tự quy kết (self-attribution bias) là khuynh hướng người ta quy kết những
thành công hoặc kết quả tốt đẹp cho khả năng của họ, trong khi đổ lỗi những thất bại cho
các điều kiện ngoài tầm kiểm soát, điều này có thể dẫn đến việc gia tăng sự quá tự tin.

Liên quan chặt chẽ với sự tự quy kết là sự nhận thức muộn (hindsight bias), khuynh
hướng đưa người ta đến những suy nghĩ “đã biết từ lâu rồi”
Khuynh hướng này đặc biệt phổ biến khi một sự kiện trọng đại có các kết quả khác nhau
được xác định rõ; khi những sự kiện này hàm chứa những ý nghĩa về mặt cảm xúc hay
đạo đức; hoặc khi những sự kiện này phụ thuộc vào một quá trình tưởng tượng, trước
khi có kết quả.
Đi liền với lệch lạc nhận thức muộn là lệch lạc tự xác nhận (confirmation bias), là xu
hướng tìm kiếm những bằng chứng phù hợp với niềm tin ban đầu và lờ đi những dữ liệu
cho thấy điều ngược lại.
Quá tự tin, đặc biệt là quá lạc quan không phải là một sai lầm hoàn toàn.
Khi chúng ta xác định mục tiêu dài hạn và cam kết thực hiện những hành động hướng
tới mục tiêu đó, sự lạc quan cao có thể làm gia tăng thành quả.
Mặc dù thành quả được gia tăng, nhưng thường nó không được như dự báo. Lúc này,
những cơ chế biện hộ sẽ xuất hiện để xoa dịu sự thất vọng
Nền tảng của cảm xúc
Đa số đều cho rằng quyết định của con người được tạo ra bởi cảm xúc.
Đặc biệt, cảm xúc thường được sử dụng như là một trong những lý do giải thích sự chuyển động
đi lên hoặc đi xuống của thị trường.
Nhìn chung, các nhà tâm lý học đồng ý rằng những trạng thái được xem là cảm xúc như: hạnh
phúc (happiness), buồn bã (sadness), giận dữ (anger), thích thú (interest), khinh thường
(contempt), chán ghét (disgust), kiêu hãnh (pride), sợ hãi (fear), ngạc nhiên (surprise) và hối hận
(regret).
Jon Elster lập luận rằng có 6 đặc trưng có thể nhận thấy của cảm xúc:
Tiền lệ về nhận thức (cognitive antecedents): trong nhiều trường hợp, niềm tin gây ra
những phản ứng cảm xúc.
Đối tượng chủ ý (intentional objects)
Sự kích thích sinh học (physiological arousal)
Những biểu hiện sinh học (physiological expressions)
Hóa trị (valence)
Xu hướng hành động (action tendencies)

Homo economicus (con người kinh tế)


Homo economicus (con người kinh tế) là người đưa ra các quyết định hợp lý và mang tính tư lợi (self-
interested)
Con người đôi khi hành động không vì vật chất của bản thân
Theo Mill, kinh tế học: “…không xem toàn bộ bản chất của con người là được định hình bởi tình trạng
xã hội, cũng như không phải toàn bộ tư cách đạo đức của con người trong xã hội. Nó chỉ liên quan tới
những người mong muốn giàu có, và những người có khả năng đánh giá, so sánh tính hiệu quả của các
cách thức để đạt được mục tiêu đó. Nó chỉ dự đoán các hiện tượng diễn ra trong thực trạng xã hội do
kết quả của việc theo đuổi sự giàu có. Nó trừu tượng hóa toàn bộ sự đam mê hoặc động cơ khác của
con người; ngoại trừ các nguyên tắc được coi là luôn mâu thuẫn với những ham muốn giàu có, cụ thể
là, ác cảm với lao động, và mong muốn được tân hưởng các thú vui tốn kém ở hiện tại.”
Tuy con người muốn tích lũy của cải, Mill cho rằng lao động bị tối thiểu hóa.
Thực tế, động cơ về tiền bạc không phải là thứ duy nhất con người quan tâm.

Sự công bằng, có đi có lại và tin tưởng lẫn nhau


Ở mức độ cơ bản, tin tưởng là điều kiện tiên quyết để một nền kinh tế hoạt động hiệu quả.
Nếu chúng ta tin tưởng người khác sẽ hành động một cách công bằng, chi phí giao dịch được giảm đi
rất nhiều.
Ví dụ: việc thưởng tiền bo cho những người bồi bàn tại các nhà hàng.
Trò chơi tối hậu (ultimatum game):
Trong thí nghiệm, những người tham gia được chia vào 2 phòng A và B và được kêt hợp ngẫu nhiên
với nhau. Những người trong phòng A (những người đề nghị) được cho $10 và có cơ hội chia cho
những người bắt cặp trong phòng B (người đáp trả) một phần của $10. Những người trong phòng B có
thể chấp nhận hoặc từ chối số tiền được gửi.
Bạn là một người đề nghị tại phòng A, bạn sẽ gửi cho người tham gia bắt cặp với bạn tại phòng B bao
nhiêu?
Theo lý thuyết kinh tế cổ điển, mọi cá nhân đều tư lợi nên người đề nghị nên đưa ra lời đề nghị nhỏ
nhất có thể.
Dường như có sự mâu thuẫn với sự tư lợi phát sinh trong trò chơi tối hậu:
Một, những người đáp trả thường từ chối các lời đề nghị có số tiền dương thấp.
Hai, hành vi của người đề nghị có thể biểu lộ sự ưa thích công bằng. Tuy nhiên những người đề
nghị cũng có thể hành xử theo chiến lược thay vì công bằng nhằm tránh sự trả đũa của người
đáp trả.
Trò chơi độc tài (dictator game):
Tình huống tương tự như trò chơi tối hậu nhưng ở thí nghiệm này, người ở phòng B không có
quyền quyết định về số tiền được chia từ người ở phòng A. Câu hỏi tương tự được đặt ra là bạn
là người ở phòng A, bạn sẽ gửi bao nhiêu cho người ở phòng B?
Người ở phòng A trong trò chơi này nếu không quan tâm đến sự công bằng sẽ không nên gửi gì
cả. Đa số người chơi trong trò chơi này đều gửi một phần tiền cho người khác. Điều đó cho thấy
có nhiều người coi trọng sự công bằng.
Trò chơi tin tưởng (trust game):
Số người tham gia thí nghiệm chia làm 2 phòng, phòng A (chủ đầu tư) và phòng B (người được
ủy thác). Những người tham gia ở mỗi phòng nhận được $10. Người ở phòng A có thể gửi một
số tiền bất kỳ, $x, đến những người bắt cặp ở phòng B và số tiền gửi đi này sẽ được tăng gấp 3
lần khi đến tay nhữn người ở phòng B. Những người ở phòng B có quyền gửi lại bất kỳ khoản
tiền nào, $y, từ $0 cho đến $3x.
Bạn là một nhà đầu tư ở phòng A, bạn sẽ gử bao nhiêu cho người bắt cặp tại phòng B?
 Về lý thuyết, những người ở phòng B không nên gửi lại bất kỳ khoản tiền nào nếu như họ có
tính tư lợi ($y=0). Những người ở phòng A cũng đoán trước được điều này nên không gửi gì
cả ($x=0).
Nếu không có sự tin tưởng, tổng lợi nhuận trò chơi là $20. Nếu có sự tin tưởng hoàn toàn,
tổng lợi nhuận sẽ là $40.
Trong thực tế, nếu không có sự tin tưởng thì nhiều lợi ích tiềm năng trong giao dịch có thể
bị mất đi.
Một nhân tố có thể ảnh hưởng đến hành vi vì cộng đồng là tuổi tác, ít nhất là đối với trẻ nhỏ.
Trong tài chính, chúng ta luôn nghĩ rằng thị trường hoạt động tốt hơn khi con người có tính tư
lợi. Tuy nhiên trong các nền văn hóa mà hoạt động trao đổi qua lại càng nhiều, những người
tham gia thử nghiệm càng đưa ra đề nghị hào phóng hơn.
Sự cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của người mua mà không ảnh hưởng quá nhiều
đến lợi nhuận của người bán.

Hành vi làm theo đám đông


Một hình thức phổ biến của hành vi làm theo đám đông là tư duy tập thể (groupthink). Tư duy
tập thể có thể xuất hiện trong một nhóm nhỏ với các cá nhân được cách ly khỏi những ảnh
hưởng bên ngoài. Thành viên trong nhóm có thể bắt đầu suy nghĩ giống nhau, nhấn mạnh lòng
trung thành và bác bỏ những ý kiến bất đồng
Con người có xu hướng đánh giá bản thân bằng việc so sánh với những người gần gũi với họ.
Trong lĩnh vực tài chính, tâm lý bầy đàn có một ý nghĩa tiêu cực, nhưng tâm lý bầy đàn có thể
không phải là một điều xấu nếu bạn tin rằng những người khác có thông tin tốt hơn bạn.

Hành vi xã hội và sự tiến hóa


Sự tiến hóa có thể ủng hộ hành động có đi có lại bởi vì các nhóm vì cộng đồng sẽ vượt trội hơn
các nhóm khác.
Hành động theo đám đông có thể khuyến khích hành vi hợp tác.

Hành vi tài chính bắt nguồn từ sự quen thuộc


Lệch lạc nội địa
Nhà đầu tư trong nước chủ yếu nắm giữ chứng khoán của nước mình
Sự đa dạng hóa quốc tế giúp NĐT giảm thiểu rủi ro mà không giảm tỷ suất sinh lợi
NĐT lạc quan về thị trường trong nước hơn so với thị trường nước ngoài sự quá tự tin
Sự ưa thích quen thuộc
Rào cản thể chế: hạn chế chu chuyển vốn, chi phí giao dịch, thuế suất
Khoảng cách, văn hóa và ngôn ngữ
NĐT thích đầu tư tại địa phương, ngay cả trong đất nước của họ
Khuynh hướng ưa thích sự quen thuộc đúng cho cả ngôn ngữ và văn hóa
Sự quen thuộc ở tất cả các cấp độ, đều thu hút các khoản đầu tư, kể cả đối với NĐT tổ chức
Đầu tư địa phương & lợi thế thông tin
Lợi thế thông tin: lợi ích từ việc có một vị trí địa lý gần với 1 công ty có thể giúp cải thiện khả
năng giám sát và tiếp cận với thông tin riêng.
Coval & Moskowitz (1999):
Trung bình 1 nhà quản lý đầu tư vào những cty tọa lạc gần văn phòng
Sự ưu tiên cổ phần địa phương có mối liên quan với quy mô công ty, đòn bẩy và khả
năng giao lưu thương mại (VD cty nhỏ, sd đòn bẩy, sx sản phẩm ko xuất khẩu)
Khoản lợi nhuận đáng kể đến từ đầu tư địa phương
Đầu tư vào công ty bạn làm việc hoặc thương hiệu bạn biết
Frieder & Subrahmanyam (2005):
NĐT nhỏ lẻ có nhu cầu cao hơn đối với những công ty có thương hiệu dễ nhận biết (so
với NĐT tổ chức) sự an tâm và quen thuộc
Thương hiệu dễ nhận biết thường là cty mà NĐT thông thường có thể dễ dàng tiếp cận
thông tin hơn

Các hành vi tài chính từ tình huống điển hình


Công ty tốt so với khoản đầu tư tốt
Nghiên cứu của Shefrin và Statman (1995):
Chất lượng công ty:
chất lượng quản lý;
chất lượng sp/dv;
sự đổi mới;
giá trị đầu tư dài hạn;
sức khỏe tài chính;
khả năng thu hút, phát triển và giữ người tài;
trách nhiệm với cộng đồng & môi trường;
sử dụng TS doanh nghiệp hiệu quả

Nghiên cứu của Shefrin và Statman (1995):


Kết quả hồi quy:
Chất lượng quản lý (chất lượng cty) và giá trị đầu tư dài hạn (chất lượng cổ phiếu) có
mối tương quan cao
người điều hành tin rằng công ty tốt là cổ phiếu tốt
Lý thuyết: Không nên có thuộc tính nào của cty liên quan đến giá trị khoản đầu tư vì
tất cả thông tin về chất lượng cty đã đc phản ánh vào giá cổ phiếu / các cty (xấu hay tốt)
đều là các khoản đầu tư như nhau
Quy mô, tỷ lệ sổ sách trên giá thị trường tương quan với chất lượng quản lý:
Cty lớn có tỷ lệ giá sổ sách trên giá thị trường thấp (cty tăng trưởng) được đánh giá là
cty tốt
Cty lớn & cty tăng trưởng là những khoản đầu tư tốt/ hiệu quả
Thực tế: công ty có vốn hóa nhỏ lại có thành quả quá khứ vượt trội
Theo đuổi các cổ phiếu tăng giá
Hiệu ứng tức thì:
NĐT lựa chọn CK và quỹ đầu tư dựa trên thành quả trong quá khứ
Phân tích kỹ thuật: ‘Bám theo xu hướng’ (trend-following) hay ‘theo đuổi quán tính giá’
(momentum-chasing) + phát hiện điểm đảo chiều (Covel, 2004)
Bondt (1998): NĐT lạc quan nếu thị trường gần đây tăng lên
Sirri & Tufano (1998):NĐT ưa thích các quỹ tương hỗ có thành quả quá khứ cao

Bám theo xu hướng là hiện tượng toàn cầu:


Nhật Bản (Kim & Nofsinger, 2002): các NĐT ưa thích sở hữu các cổ phiếu tăng giá trong quá
khứ
Canada (Deaves, 2005): công nhân sử dụng tiền hưu trí theo quán tính giá (63.8% người được
khảo sát)
Benartzi (2001): Đầu tư vào CP cty trong kế hoạch 401(k) có liên quan đến sự theo đuổi quán
tính giá
Tính n & thu hút sự chú ý
Nghiên cứu của Barber & Odean (2008): Sự chú ý là có giới hạn và có quá nhiều cơ hội đầu tư,
giao dịch của NĐT nhỏ lẻ có khả năng tập trung vào những CP mà thông tin có sẵn không tốn
phí
Thu hút sự chú ý (attention grapping):
các báo cáo tin tức về 1 CP,
khối lượng giao dịch cao,
tỷ suất sinh lợi bất thường
Nghiên cứu thí nghiệm về định giá bất động sản (Northcraft & Neale, 1987):
2 nhóm chuyên viên BĐS ngẫu nhiên được yêu cầu định giá 1 ngôi nhà với 2 mức giá niêm yết
khác nhau
Kết quả: các chuyên viên định giá dựa trên neo vào giá niêm yết mà họ được cung cấp:
Mức định giá ước tính = a* Mức định giá ước tính cá nhân + (1-a)*Giá niêm yết
Quan niệm: giá thị trường là ước lượng thuần nhất của giá trị

Neo quyết định


Neo quyết định và hành vi bầy đàn có liên hệ gần gũi:
Chuyên viên BĐS đưa ra mức định giá “neo” theo mức định giá của chuyên viên khác
Các nhà phân tích có thể có hành vi bầy đàn nếu bị ảnh hưởng bởi những kiến nghị hoặc ước
lượng thu nhập của các nhà phân tích khác (Welch, 2000)

Sự quá tự tin & giao dịch quá mức


Những nhà giao dịch quá tự tin: mô hình đơn giản
Hàm cầu đối với 1 chứng khoán:
f(giá trị ước ượng của NĐT về giá trị nội tại của CK)
Giả định:
Các NĐT là người chấp nhận giá
Khi ước tính giá trị CP, NĐT dùng 2 loại thông tin: ý kiến của NĐT (giá trị lúc đầu) và giá thị
trường (TB mức giá của tất cả NĐT)
Quy ước:
qn: số lượng CP ở mức cân bằng (giá và giá trị CP bằng nhau)
P: giá thị trường của CP
vi: giá trị ước tính lúc sau của NĐT i,
vi*: giá trị ước tính lúc đầu của NĐT I,
ai: trọng số mà NĐT i đặt cho giá trị ước tính lúc đầu so với giá thị trường, 0<= ai <=1
vi = aivi* + (1-a)p (1)
=> Bất kỳ giá trị nào của ai >0 đều cho thấy sự quá tự tin
Hàm cầu cổ phiếu:
qi: cầu của NĐT i
: độ nhạy cảm của cầu với sự khác nhau giữa giá trị ước tính lúc sau và giá thị trường
(2)

Thay (1) vào (2) và đạo hàm qi theo p:

Giải thích:
Mức độ quá tự tin của NĐT (ai) càng cao thì phản ứng của mức cầu khi giá thay đổi càng lớn.
Khi ai tiến gần đến 1 (giá thị trường ko có tác động, càng gần với
Khi ai tiến dần về 0, cầu thay đổi rất ít khi giá thay đổi
ai càng cao thì đường cầu ít dốc hơn; khi ai tiến về 0 thì đường cầu dốc đứng (p – trục y; q –
trục x)

Ví dụ về vai trò của sự quá tự tin đối với hoạt động giao dịch và sự biến động thị trường
(p.221):
q1 = 100 (nhà đầu tư 1)
p = 20 – 0.1*q2 (nhà đầu tư 2)
p = 15 – 0.05*q3 (nhà đầu tư 3)

Tổng cung cổ phiếu: 300


Nhà giao dịch càng quá tự tin thì đường cầu theo giá càng ít dốc (phản ứng với giá nhiều hơn)
Tại p =$10: v0 = p; qn = q1 = q2 =q3

Kịch bản 1:
NĐT 2 tin rằng cổ phiếu có giá trị cao hơn đường cầu dịch chuyển song song lên trên $5:

p = 25 - 0.1*q2 (NĐT 2 – kịch bản 1)


Đường tổng cầu dịch chuyển lên trên
Giá cân bằng mới = $11.67 (trung bình có trọng số của 3 giá trị ước tính, 2 NĐT còn llại vẫn tin
p = $10 và $15)
Kịch bản 2:
Tăng mức độ quá tự tin của NĐT 2:

p = 15 – 0.05 * q2 (NĐT 2 – kịch bản 2)


Đường cầu của NĐT 2 giống của NĐT 3 (cùng mức độ quá tự tin)
Giá cân bằng = $10 (tất cả các NĐT)

Kịch bản 3:
NĐT 2 vừa có sự quá tự tin hơn trước và vừa tăng giá trị ước tính lên $5 (kết hợp kịch bản 1
& 2)
p = 20 – 0.05* q2 (NĐT 2 – kịch bản 3)
Giá cân bằng mới = $12.5
Nhận xét:
Sự đánh giá lại giá trị theo hướng giảm xuống cũng có tác động tương tự (chiều ngược lại)
Sự biến động gia tăng cùng với sự quá tự tin
Việc đánh giá lại giá trị như nhau sẽ dẫn đến 1 sự gia tăng lớn hơn trong giá CP, khi 1 trong số
các NĐT quá tự tin hơn
Sự quá tự tin sẽ làm tăng hoạt động giao dịch & tăng khối lượng giao dịch trên thị trường
Odean (1998): khối lượng gd kỳ vọng tăng khi sự quá tự tin tăng; độ biến động giá CP tăng
cùng tâm lý quá tự tin; sự quá tự tin ảnh hướng xấu đến giá trị
Bằng chứng của sự quá tự tin
Nhân khẩu học & tính động của tâm lý quá tự tin
Barber & Odean (2001):
Trung bình nam giới giao dịch nhiều hơn 45% so với nữ giới
Sự sụt giảm trong TSLN ròng của nam giới cao hơn nữ giới 0.94%
Đặc biệt, nam giới độc thân giao dịch nhiều hơn 67% & sự sụt giảm trong tsln ròng
nhiều hơn 1.44% so với nữ giới
Atkinson, Baird & Frye (2001); Deaves & Luo (2008): Có ít khác biệt giữa giới tính, hđ
gd và sự quá tự tin trong hoạt động của các nhà quản trị danh mục đầu tư nam & nữ,
sinh viên kinh doanh nam & nữ
Các chuyên gia có rút kinh nghiệm từ những sai lầm và cải thiện sự hiểu biết theo thời gian?
Nếu con người nhớ về sự thành công và thất bại rõ ràng và công bằng, thì họ sẽ hướng đến 1 cái
nhìn chính xác theo thời gian.
Các lệch lạc:
Lệch lạc tự quy kết
Lệch lạc nhận thức muộn
Lệch lạc tự xác nhận
Gervais & Odean (2001): Thành công quá khứ, thông qua lệch lạc tự quy kết, làm tăng sự quá
tự tin >< sai lầm của quá khứ đc giảm bớt mức độ nghiêm trọng NĐT nhiều kinh nghiệm và
NĐT mới ra nhập thị trường?
Kết luận về sự quá tự tin ở các chuyên gia không thống nhất:
Locke & Mann (2005): Không phải sự quá tự tin mà tính kỷ luật quyết định thành tựu của các
nhà giao dịch trên thị trường giao sau
Deaves, Luders & Schroder (2007): kinh nghiệm thị trường làm cho sự quá tự tin trở nên tồi tệ
hơn (lệch lạc tự quy kết)

NĐT đa dạng hóa danh mục thấp (underdiversified) nhanh chóng định 1 tỷ trọng quá cao/ thấp
cho các CK khi họ thấy 1 tín hiệu tích cực/ tiêu cực
NĐT nhỏ lẻ thiếu thời gian để phân tích nhiều loại CP
Niềm tin vào những CP tốt cản trở NĐT đa dạng hóa DMĐT với CP mà họ không nghiên cứu
Đa dạng hóa thấp & chấp nhận rủi ro quá mức

Kelly (1995):
- xem xét dmđt của hơn 3000 NĐT cá nhân Mỹ:
- Hầu hết không nắm giữ CP nào
- Trong 600 hộ gia đình nắm giữ CP, trung vị của số lượng CK trong dmđt là 1.
- Chỉ 5% trong 600 hộ gđ nắm giữ từ 10 loại CP trở lên (mức độ đa dạng hóa hợp lý)

Goetzmann & Kumar (2005):


- Đa dạng hóa thấp xảy ra ít hơn ở những người am hiểu về tài chính
- Mức độ đa dạng hóa gia tăng cùng với thu nhập, tài sản và độ tuổi
- Người gd nhiều nhất có xu hướng ít đa dạng hóa nhất
- Người ít đa dạng hóa nhạy cảm với xu hướng giá và bị ảnh hưởng bởi lệch lạc nội địa (có
thể do thiếu am hiểu)

Đa dạn hóa thấp – chấp nhận rủi ro vượt trội mà ko đc bù đắp


Sự lạc quan thái quá và các nhà phân tích
Carleton, Chen & Steiner (1998):
Các nhà phân tích có khuynh hướng quá lạc quan về viễn cảnh các cty ma họ theo đuổi
Các nhà phân tích khuyến nghị mua hơn là bán: tỷ lệ tư vấn mua/bán ở Mỹ là 52%/3%, tại Đức
là 39%/20%.
Mâu thuẫn về lợi ích: nhà tư vấn có xu hướng giữ sự lạc quan cho những nhà phát hành CP sắp
tới
Sự kiêu hãnh và sự hối tiếc
Kiêu hãnh:
Không bận tâm khi nói với người khác
Cảm nhận không mạnh mẽ bằng
Lý thuyết triển vọng
Hối tiếc:
Bị phóng đại khi kể với người khác
Động cơ mạnh mẽ để né tránh
Tìm kiếm rủi ro trong miền lỗ

Hiệu ứng ngược vị thế Xu hướng bán các CK lời và nắm giữ các CK thua lỗ gọi là hiệu ứng ngược vị thế
(disposotion effect).
Odean (1998):
Dữ liệu: lịch sử giao dịch của 10,000 tài khoản gd CK với gần 100,000 giao dịch giai đoạn 1987-1993.
Tính toán tần suất bán CK lời/ lỗ so với các cơ hội bán các CK lời/lỗ.
Tỷ lệ LN thực hiện PCR= LN đã thực hiện/ (LN đã thực hiện + LN chưa thực hiện)
Tỷ lệ lỗ thực hiện PRL = Khoản lỗ đã thực hiện/ (Khoản lỗ đã thực hiện + khoản lỗ chưa thực hiện)
Lý thuyết triển vọng
Shefrin & Statman (1985):
Giải thích hiệu ứng ngược vị thế từ hai phạm trù: lý thuyết triển vọng (+ tính toán bất hợp lý) và sự e
ngại hối tiếc (+ tự kiểm soát)
Nhấn mạnh lý thuyết triển vọng
Hiệu ứng thu nhập ngoài kỳ vọng
Hành vi phụ thuộc chiều hướng: Quyết định của 1 người sẽ bị ảnh hưởng bởi những gì diễn ra trước đó.
Thaler & Johnson (1990): hành vi cá nhân bị ảnh hưởng bởi khoản lời và lỗ trước đó:
Sau 1 khoản lời, NĐT dễ dàng chấp nhận rủi ro - Hiệu ứng thu nhập ngoài kỳ vọng
Sau 1 khoản lỗ:
Muốn hòa vốn người bị lỗ muốn tiếp tục chấp nhận rủi ro để cố gắng hòa vốn Hiệu ứng hòa vốn
Tăng sự e ngại đối với rủi ro hiệu ứng vết rắn cắn

Định kiến về trạng thái hiện tại là sự chống lại sự thay đổi.

FnuoisContentsr

Lí thuyết hữu dụng kì vọng (Expected utility theory) được đưa ra bởi John Von Neumann và Oskar
Morgenstern nhằm nỗ lực mô tả những hành vi hợp lí khi con người phải đối mặt với sự không
chắc chắn.

1. 3 giả định chính về con người kinh tế

1 Duy lý 2 Vì mình 3 Có đầy đủ thời gian và thông tin để đưa ra các quyết định

Duy lý không bị giới hạn (luôn hành động một cách duy lý) Trí óc của mỗi người là vô biên (luôn kiểm soát
được mình) Ích kỷ vô biên (luôn vì lợi ích cá nhân)

2. 2 tính chất của sự ưa thích hợp lý

Giả định Hữu dụng và giả định Bắc cầu

3. Tính mức hữu dụng của triển vọng

4. Tính mức tương đương chắc chắn của triển vọng

5. Tính chất của 3 thái độ đối với rủi ro:

Một người ngại rủi ro có một hàm hữu dụng kỳ vọng lõm (concave):

▫ U(E(P)) > U (P)

• Những người tìm kiếm rủi ro có một hàm hữu dụng lồi convex

▫ U (E(P)) < U(P)

• Những người bàng quan với rủi ro chỉ quan tâm đến giá trị kỳ vọng, không quan tâm đến rủi ro:

▫ U (E(P)) = U(P)
Việc mua vé số là tìm kiếm rủi ro còn mua bảo hiểm là e ngại rủi ro nên mới mua

6. Định nghĩa của nghịch lý Allais : mô tả một thực tế đã được chứng minh bằng thực nghiệm
rằng các quyết định của cá nhân có thể không phù hợp với lí thuyết hữu dụng kì vọng.
Chương 3: Lý thuyết triển vọng và tính toán bất hợp lý.

1. Lý thuyết triển vọng là gì: Lí thuyết triển vọng giả định rằng tổn thất và lợi nhuận được đánh giá
khác nhau, và do đó, các cá nhân đưa ra quyết định dựa trên những gì họ nhận thức được về lợi ích thay
vi tổn thất.
2. 3 khía cạnh của con người

3. Hàm giá trị Value function

4. Tính toán bất hợp lý và mental accounting

5. Hiệu ứng ngược vị thế Disposition effect: Cụ thể, nghiên cứu cho thấy các nhà đầu tư có xu hướng
nhận ra lợi nhuận nhanh hơn thua lỗ. Các nhà đầu tư có xu hướng giữ chặt những kẻ thua cuộc (cổ phiếu
thua lỗ) nhưng lại bán đi kẻ thắng cuộc (cổ phiếu lời).

Hiểu theo cách đơn giản, hiệu ứng ngược vị thế là xu hướng bán cổ phiếu lời và nắm giữ cổ phiếu thua
lỗ, - Trái với MĐ ban đầu

6. Đóng, tích hợp, tách biệt

Chương 4: Tự nghiệm, lệch lạc, sự tự tin quá mức và nền tảng của cảm xúc.

1. Định nghĩa của nhận thức

2. Định nghĩa trí nhớ

3. Hiệu ứng thay đổi nhận thức và trí nhớ

4. Tự nghiệm

5. Phân loại tự nghiệm

6. Các hiệu ứng ảnh hưởng tự nghiệm

7. Sự tự tin quá mức

8. 3 lý do tự tin quá mức

Chương 1: Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng

1. 3 giả định chính về con người trong nền kinh tế học tân cổ điển:

▫ Con người có sự ưa thích hợp lý giữa các lựa chọn

▫ Con người tối đa hóa mức hữu dụng, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận..

▫ Con người đưa ra những quyết định độc lập dựa trên tất cả thông tin liên quan. (Không dựa vào quá khứ)

2. 2 tính chất của sự ưa thích hợp lý:


• Có 2 giả định quan trọng:

▫ Sự ưa thích của con người là hoàn hảo.

▫ Sự ưa thích có tính bắc cầu (transitivity)

Ví dụ: x > y và y > z thì x > z

3. Tính mức hữu dụng của triển vọng:

• Ví dụ: P1(0,4; $50.000; $1.000.000)

P2(0,5; $100.000; $1.000.000)

▫ U(P1) = 0.4xln50000+0.6xln1000000=12.61

▫ U(P2) = 0.5xln1000000+0.5xln1000000=12.66

4. Tính mức tương đương chắc chắn của triển vọng

U(P2)=U(W)=>12.66=ln(w)=> w=e^12.66=314896.722

5. Tính chất của 3 thái độ đối với rủi ro

• Một người ngại rủi ro có một hàm hữu dụng kỳ vọng lõm (concave):

▫ U(E(P)) > U (P)

• Những người tìm kiếm rủi ro có một hàm hữu dụng lồi convex

▫ U (E(P)) < U(P)

• Những người bàng quan với rủi ro chỉ quan tâm đến giá trị kỳ vọng, không quan tâm đến rủi ro:

▫ U (E(P)) = U(P)

Việc mua vé số là tìm kiếm rủi ro còn mua bảo hiểm là e ngại rủi ro nên mới mua

6. Định nghĩa của nghịch lý Allais

• Là những mâu thuẫn đối với lý thuyết hữu dụng kỳ vọng.

Chương 3: Lý thuyết triển vọng và tính toán bất hợp lý

1. Lý thuyết triển vọng là gì

• Lý thuyết triển vọng (prospect theory) cho rằng lý thuyết hữu dụng kỳ vọng không thể giải thích đầy đủ
việc ra quyết định trong điều kiện rủi ro.

2. 3 khía cạnh của con người

• Khía cạnh 1: con người đôi khi thể hiện sự e ngại rủi ro và đôi khi lại thể hiện sự tìm kiếm rủi ro, tùy thuộc
vào bản chất của triển vọng
• Khía cạnh 2: việc đánh giá các triển vọng của con người phụ thuộc vào được (lời) và mất (lỗ) so với một
điểm tham chiếu. Điểm tham chiếu thường là trạng thái hiện tại.

• Khía cạnh 3: con người ngại mất mát (thua lỗ) vì mất mát lớn hơn được.

3. Hàm giá trị Value function

• Hàm giá trị (value function) được dùng để thay thế cho hàm hữu dụng trong lý thuyết triển vọng.c

• Hàm giá trị được định nghĩa bằng việc được và mất so với một điểm tham chiếu.

• Đặc điểm của hàm giá trị:

• Hàm giá trị lõm trong miền lời và lồi trong miền lỗ

• Hàm giá trị là sự thay đổi của mức tài sản

• Hàm giá trị dốc hơn trong miền lỗ so với miền lời

• Hàm giá trị sử dụng tỷ trọng quyết định (decision weight) thay cho xác suất.

• V(pr, z1, z2) = V(P) = π(pr)*v(z1) + π(1-pr)*v(z2)

Trong đó:

• π(pr): trọng số quyết định ứng với xác suất pr

• V(P): giá trị của triển vọng

• z: thay đổi của mức tài sản

4. Tính toán bất hợp lý và mental accounting

• Theo Richard Thaler, tính toán bất hợp lý là một tập hợp các hoạt động nhận thức của cá nhân và hộ gia
đình để tổ chức, đánh giá và theo dõi các hoạt động tài chính

• Các thành phần chủ yếu của tính toán bất hợp lý là sự phân định tài khoản, đóng tài khoản và đánh giá tài
khoản.

• Các nhà kinh tế cho rằng các khoản tiền có thể thay thế được

• Tuy nhiên, do con người hình thành các “tài khoản” trong óc do đó dẫn đến những hành vi sai lệch hoặc khác
lạ mà các khoản tiền không thể hoàn toàn thay thế cho nhau được.

Kế toán nhận thức ( Mental Accounting)cho rằng các cá nhân phân loại tiền thành các nhóm khác nhau và do
đó dễ đưa ra quyết định phi lý trong hành vi chi tiêu và đầu tư của họ. (tạo tài khoản trong đầu)

5. Hiệu ứng ngược vị thế Disposition effect

• Cá nhân có khuynh hướng tránh việc bán tài sản đầu tư (đóng tài khoản) khi tài khoản bị lỗ. Đây là hiệu ứng
ngược vị thế (disposition effect). Khoái gồng lỗ và thích chốt lời non

6. Đóng, tích hợp, tách biệt

- Đóng: (khi thỏa mãn số tiền trong mental accounting)


+ Khi một món hàng tiêu dùng được thanh toán trước, tài khoản này sẽ đóng khi món hàng thực sự được sử
dụng.

+ Tuy nhiên những tài khoản liên quan đến tiết kiệm hay đầu tư rất khó để định giá và lựa chọn thời điểm đóng.

- Một nhà đầu tư trì hoãn bán cổ phiếu lỗ. Đây là mẫu hình tích hợp các quyết định hiện tại và thành quả trong quá
khứ của cổ phiếu. (dựa vào thông tin quá khứ để ra quyết định)

- Tách biệt là chia tách quyết định hiện tại và quá khứ. Phương pháp này sẽ ngăn chặn ảnh hưởng của hiệu quả
ngược vị thế. (không sử dụng kinh nghiệm mà sử dụng thông tin hiện tại)

Chương 4: Tự nghiệm, lệch lạc, sự tự tin quá mức và nền tảng của cảm xúc

1. Định nghĩa của nhận thức

- Nhận thức là quá trình tiếp thu thông tin

- Tính chất của nhận thức: mình luôn hiểu theo cách mình mong muốn

2. Định nghĩa trí nhớ

- Là quá trình ghi lại trong đầu

- Tính chất 1: được tái tạo (viết lại trong quá khứ) rewriting history. Điều đó đôi khi làm chúng ta nghĩ rằng chúng
ta có khả năng kiểm soát một số tình huống tốt hơn năng lực thực tế. Đây được gọi là lệch lạc nhận thức muộn
(hindsight bias). Trí nhớ có thể được tái hình thành dựa theo mong muốn

- Tính chất 2: thay đổi mạnh mẽ do cảm xúc mang lại. Cảm xúc càng mạnh trí nhớ càng lâu, cảm xúc càng yếu trí
nhớ càng dễ phai mờ

3. Hiệu ứng thay đổi nhận thức và trí nhớ

3.1 Hiệu ứng tương phản Contrast effect: Khi mình thay đổi cách trình bày thì nhận thức thay đổi

3.2 Hiệu ứng đóng khung Framing effect: Khi mình thay đổi bối cảnh thì nhận thức thay đổi

- Hiệu ứng ban đầu primary effect: nếu một trong 2 sự kiện có liên quan liên tiếp với nhau, trong đó sự kiện sau
là sự tiếp nối của sự kiện đầu thì sự kiện đầu tiên có sự tác động mạnh hơn.

- Hiệu ứng tức thì recency effect : khi có sự tách biệt về thời gian giữa các sự việc tương tự, chúng ta bị ảnh
hưởng bởi lần gần mình nhất

3.3 Hiệu ứng danh tiếng Halo effect

- Hiệu ứng danh tiếng (halo effect) thể hiện sự ảnh hưởng đến nhận thức và trí nhớ dựa vào sự chỉn chu, cuốn hút,
danh tiếng của sự kiện/hoặc cá nhân.

- Mình có xu hướng bị ảnh hưởng người có danh tiếng hơn so với người bình thường. Ví dụ: Giáo sư cho lời
khuyên thì có trọng lượng hơn so với sinh viên

4. Tự nghiệm
Tự nghiệm (heuristic) là quy tắc đưa ra quyết định sử dụng một tập hợp con trong tất cả thông tin. (là quá trình
đưa ra đánh giá dựa vào các shortcut trong đầu)

5. Phân loại tự nghiệm

- Tự nghiệm đến từ sự quen thuộc: đưa ra quyết định dựa vào sự quen thuộc (môi trường, con người, vùng văn
hóa) vì chúng ta thường lảng tránh sự sáng tạo (sợ sai). (lảng tránh hay lảng tránh?...)

- Tự nghiệm đa dạng hóa: gặp 1 chuyện không biết đúng sai thì chọn hết (thích sự đa dạng và mới mẻ khi không
biết tương lai ntn) vd buffet. Con người ba phải :))

6. Các hiệu ứng ảnh hưởng tự nghiệm

6.1 Những tình huống điển hình representativeness

- Ảo tưởng liên kết Conjunction fallacy liên kết 2 sự vật với nhau => đánh giá sai xác suất

Nhiều người nghĩ rằng xác suất họ sẽ trúng xổ số và hạnh phúc là lớn hơn so với xác suất chỉ trúng xổ số.

Ví dụ 2: Nhiều lần thấy mây và mưa đi kèm => Nhìn thấy mây nhận định sẽ mưa => sai sót.

vd3: Công ty tốt là công ty có chất lượng quản lý tốt, có thương hiệu uy tin, lợi nhuận dương, tăng trưởng liên
tục và ổn định, có đội ngũ nhân viên giỏi, sử dụng tài sản hiệu quả, có sự đổi mới...

Cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức tăng trưởng lợi nhuận cao qua các năm, tính thanh khoản và độ an toàn cao...

Cần phải phân biệt công ty tốt không có nghĩa là cổ phiếu của những công ty đó tốt. Vì tất cả thông tin về cổ
phiếu đã được phản ảnh trong giá. Một khi thị trường đã điều chính, công ty tốt ( hoặc công ty xấu )là những
khoản đầu tư như nhau. Tức là tỷ suất sinh lợi sẽ tương ứng với rủi ro, một công ty tốt không có nghĩa là có tỷ
suất sinh lợi cao nhưng độ an toàn cũng cao

- Base rate neglect: Một biến thể khác của tình huống điển hình là phớt lờ xác suất cơ sở (chỉ chú ý vào key
information mà quên đi xác suất đã được cho)

Ví dụ: Dick là một người trong nhóm thí nghiệm có 70% là kỹ sư và 30% là luật sư. Dick có bản tóm tắt sau:
“Dick là người đàn ông 30 tuổi. Anh ta kết hôn nhưng chưa có con. Anh là người có năng lực cao và có nhiều
động lực. Anh ta hứa hẹn sẽ khá thành đạt trong công việc”. Vậy Dick là kỹ sư hay luật sư?

- Hiện tượng ghi điểm liên tục:

Vd đang chơi đá banh, thấy 1 người có phong độ cao và 1 người có phong độ thấp thì mình tự quên đi xác suất
trong quá khứ mà chuyền cho người có phong độ cao. Bỏ qua các dữ liệu lịch sử và chỉ quan tâm đến hiện tại

- Ảo tưởng con bạc gambler’s fallacy:

Ảo tưởng của những con bạc (tiếng Anh: Gambler's Fallacy) xảy ra khi một cá nhân lầm tưởng rằng một sự kiện
ngẫu nhiên nào đó ít có khả năng hoặc nhiều khả năng được đưa ra một sự kiện trước đó hay một chuỗi các sự
kiện.

Khi chúng ta chơi bài, chúng ta có ảo tưởng cơ hội như một quá trình tự hiệu chỉnh. Quan điểm sai lầm này được
gọi là ảo tưởng con bạc (gambler’s fallacy). Sai lầm ở đây là việc áp dụng quy luật số lớn cho một mẫu nhỏ.

Ví dụ chơi bài, khi thắng liên tục nhiều ván, con người tự điều chỉnh xác suất thua cao hơn và đặt ít tiền đi

Ví dụ: trong 72 gia đình, xác suất gia đình có số lượng nam và nữ nào sau đây lớn hơn:

Nam – Nữ - Nam – Nữ - Nam


Nam – Nữ - Nam – Nam - Nam

6.2 Những gì sẵn có trong đầu (tự nghiệm sẵn có) availability là những gì xảy ra gần nhất, những sự kiện dễ dàng
gợi lại trong trí óc thì được cho là dễ xuất hiện

- Lệch lạc tức thì recency bias Một vấn đề xảy ra gần đây sẽ ảnh hưởng đến sự sẵn có và gây ra lệch lạc tức thì

- Lệch lạc nổi trội salience bias

Sự nổi trội cũng tác động đến sự sẵn có, dẫn đến lệch lạc nổi trội (salience bias). Những kí ức có cảm xúc quá
mạnh

Ví dụ: một sự kiện tai nạn máy bay xuất hiện nhiều trên phương tiện đại chúng thể hiện sự nổi trội và làm chúng
ta nghĩ nhiều về mức độ thảm khốc và đánh giá cao xác suất tái diễn sự kiện, dẫn đến e ngại đi máy bay.

6.3 Anchoring Neo quyết định

- Trong một số trường hợp, nhiều người thực hiện việc ước lượng bắt đầu từ một giá trị ban đầu và điều chỉnh nó
để tạo nên ước lượng cuối cùng. Thông thường, sự //điều chỉnh này là không đầy đủ, giá trị ban đầu thường xuất
hiện tự nhiên từ cách trình bày vấn đề.

- Đôi khi một số mốc neo tự xuất hiện.

Ví dụ: Ai là người châu Âu thứ 2 đặt chân lên Tây Ấn biết Columbus là người đầu tiên đặt chân lên Tây Ấn vào
năm 1492?

Giá nhà mảnh đất hàng xóm 1 tỷ => Định giá mảnh đất nhà mình 1 tỷ?
Cổ phiếu cùng ngành có P/E = 20 => cổ phiếu của mình có p/e = 20?

- Lý do cho việc neo quyết định:

▫ Sự không chắc chắn về giá trị đúng

▫ Thiếu nỗ lực nhận thức hay sự lười biếng nhận thức

- Neo quyết định và tình huống điển hình (phớt lờ xác suất cơ sở) có thể có mâu thuẫn.

- Mâu thuẫn trên có thể dung hòa dựa trên quan điểm con người là “ngắm lệch – coarsely calibrated”.

7. Sự tự tin quá mức

- Tự tin quá mức (overconfidence) là khuynh hướng con người đề cao kiến thức, khả năng và tính chính xác
trong thông tin của mình, hoặc lạc quan quá mức về tương lai và khả năng kiểm soát tình thế.

- Điều này dẫn đến hậu quả:

1. Hiệu ứng tốt hơn trung bình (better than average effect):

đánh giá khả năng của con người tốt hơn trung bình.

Lý do là do những định nghĩa chính xác về sự xuất sắc hay năng lực lại không rõ ràng.

Cả cơ chế nhận thức và cơ chế động viên dường như ẩn sau hiệu ứng tốt hơn trung bình.
Ví dụ: Điểm Hóa trung bình lớp 7 điểm => Nghĩ rằng mình đc 7.5-8

2. Ảo tưởng kiểm soát (illusion of control):

Là khi con người nghĩ rằng họ có khả năng kiểm soát tình huống hơn thực tế có thể

Ví dụ: khi bạn chơi một ván bài poker, bạn thường đặt cược lớn hơn nếu đối thủ của mình là “khờ khạo” thay vì
lanh lợi

3. Lạc quan quá mức (excessive optimism):

Hiện diện khi con người đánh giá xác suất các kết quả thuận lợi/bất lợi quá cao/quá thấp so với kinh nghiệm
quá khứ hoặc những phân tích suy luận.

Ví dụ: mặc dù tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng, các cặp vợ chồng mới cưới vẫn kỳ vọng vào sự bền vững của cuộc
hôn nhân.

4. Sai lầm trong việc lập kế hoạch (planning fallacy): là việc người ta thường nghĩ họ có thể hoàn thành vượt
mức so với thực tế, và tất cả các chi phí phát sinh đều đã được tính đến.

8. 3 lý do tự tin quá mức

Có 3 khuynh hướng lệch lạc trong hành vi con người đóng góp vào việc duy trì sự quá tự tin: khuynh hướng tự
quy kết (self-attribution bias), khuynh hướng nhận thức muộn (hindsight bias), khuynh hướng tự xác nhận
(confirmation bias).

- Lý thuyết về sự quy kết (attribution theory) nghiên cứu cách con người đưa ra các quy kết nhân quả, cách con
người tìm ra những nguyên nhân của các hành động và các kết quả.

Ví dụ: khi thấy một người có hành vi khiếm nhã, chúng ta tin rằng người đó là người xấu thay vì tìm kiếm các
yếu tố bên ngoài giải thích cho hành vi đó

Ví dụ: Nhìn thấy người có hình xăm => Người xấu. Vì trong quá khứ thấy nhiều người xấu có hình xăm

Lệch lạc tự quy kết (self-attribution bias) là khuynh hướng người ta quy kết những thành công hoặc kết quả
tốt đẹp cho khả năng của họ, trong khi đổ lỗi những thất bại cho các điều kiện ngoài tầm kiểm soát, điều này
có thể dẫn đến việc gia tăng sự quá tự tin.

Ví dụ: Thắng chứng khoán do mình phân tích, thua chứng khoán do lái

- Liên quan chặt chẽ với sự tự quy kết là sự nhận thức muộn (hindsight bias), khuynh hướng đưa người ta đến
những suy nghĩ “đã biết từ lâu rồi”

Khuynh hướng này đặc biệt phổ biến khi một sự kiện trọng đại có các kết quả khác nhau được xác định rõ; khi
những sự kiện này hàm chứa những ý nghĩa về mặt cảm xúc hay đạo đức; hoặc khi những sự kiện này phụ thuộc
vào một quá trình tưởng tượng, trước khi có kết quả.

- Lệch lạc tự xác nhận (confirmation bias), là xu hướng tìm kiếm những bằng chứng phù hợp với niềm tin
ban đầu và lờ đi những dữ liệu cho thấy điều ngược lại. Nghĩa là khi bạn tin vào một điều gì đó, bạn sẽ chỉ đi
tìm bằng chứng để củng cố thêm niềm tin của mình mà không bận tâm đến những bằng chứng khác

“Status quo bias” = định kiến nguyên trạng -> nghĩa là xu hướng muốn giữ nguyên trạng (mọi thứ như cũ, lựa chọn
điều quen thuộc hơn là điều xa lạ (dù có thể có lợi hơn))
Nguyên nhân làm lệch lạc: (chủ quan- do mình) nhận thức
1. Mình muốn hiểu theo kiểu mình muốn hiểu, nên hành vi cũng lệch lạc theo. Ví dụ: người học tài
chính và không học tài chính khi nghe một tin tức về chứng khoán thì hai người sẽ có những suy nghĩ
khác nhau, tùy theo cách họ hiểu, phụ thuộc vào trình độ, kiến thức và hiểu biết của họ.
2. Xung đột nhận thức, khi đưa ra nhận thức thì chúng ta sẽ ủng hộ lựa chọn cho để không gây xung đột.
Ví dụ: Khi có hai lựa chọn, mình đưa ra lựa chọn 1 thì mình sẽ đưa ra lý do để ủng hộ nó. Khi lựa chọn
hai cái áo, ta chọn cái áo 1 và đưa ra lý do là nó đúng size, nhằm khẳng định, ủng hộ cái lựa chọn của
bản thân mình.
Trí nhớ có nguyên nhân: (nguyên tắc là không phủ nhận kết quả)
1. Trí nhớ bị tái tạo theo thời gian và cảm xúc. Chúng ta bị sự kiện, những thông tin mang lại cho ta
cảm xúc mạnh lấn át những cái gây cảm xúc yếu.
2. Mình lựa chọn việc viết lại kí ức đau buồn để an ủi bản thân, việc viết lại không hẳn thay đổi hoàn
toàn. Vẫn giữ nguyên kết quả, chỉ là mình thay đổi cái nguyên nhân hoặc quá trình dẫn đến cái kết quả
đó thôi.
Hiệu ứng: nguyên nhân khách quan : cách trình bày và bối cảnh
• Hiệu ứng tương phản: liên quan đến cách trình bày. Ví dụ: một câu nói trình bày nguyên nhân trước,
kết quả sau khác với kết quả trước, nguyên nhân sau => làm thay đổi nhận thức của người nghe về cùng
một vấn đề.
• Hiệu thức liên quan đến bối cảnh thời gian: thời gian chi phối làm nhận thức và trí nhớ bị lệch.
• Hiệu ứng ban đầu: 2 sự kiện tương tự nhau, xảy ra gần nhau, thì mình nhớ sự kiện đầu tiên,
hiệu ứng đầu này có tác dụng mạnh hơn. Ví dụ: ngày 1 môn tài chính hành vi báo rớt, ngày 2
môn khác rớt,... => thì nỗi đau dành cho ngày đầu tiên lớn hơn.
• Tách biệt khác biệt về thời gian.
• Hiệu ứng tức thì: 2 sự kiện xảy ra cách nhau một thời gian đủ dài, thì sự kiện sau có tác động
mạnh hơn.
Hiệu ứng danh tiếng: thể hiện sự ảnh hưởng đến nhận thức và trí nhớ dựa vào sự chỉnh chu, danh tiếng của sự
kiện/ hoặc cá nhân. Ví dụ: thầy giáo và một học sinh đứng dậy phát biểu về cùng một chủ đề, số đông sẽ tin
thầy giáo đó hơn.

Tự nghiệm và lệch lạc

Nguyên nhân dẫn đến tự nhiệm :


• Con người thích xử lý thông tin dễ dàng, ngại những thông tin khó.
• Quá tải thông tin: Có quá nhiều lựa chọn, nhiều thông tin thì mình có xu hướng không chọn. “Lắm mối
tối nằm không”
Ví dụ 1: Đi siêu thị mua muốn mua lạp xưởng, có quá nhiều loại lạp xưởng => mình không biết mua cái
nào => không mua.

Trong siêu thị, nước, đồ tươi sống, chỗ bán mì, gia vị không đổi chỗ.

You might also like