You are on page 1of 39

Chương 6

Vốn kinh tế (Economic Capital) và


Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn điều
chỉnh rủi ro (RAROC)

MSc. Trần Kim Long


Faculty of Banking
Banking University
Contacts: longtk@buh.edu.vn
Nội dung chương 6

Định nghĩa vốn kinh tế


Xác định vốn kinh tế
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn điều chỉnh rủi ro
(RAROC hoặc RORAC)
Định nghĩa vốn kinh tế
› Vốn kinh tế được định nghĩa là lượng vốn
mà một tổ chức tài chính cần có để hấp thụ
các tổn thất trong một năm với một mức độ
tin cậy xác định (Hull, 2018).
› Vốn kinh tế nên được hiểu là một thang đo
rủi ro để nhằm ước tính xác suất xảy ra các
khoản tổn thất trong tương lai thông qua
việc sử dụng các mô hình định lượng.
Định nghĩa vốn kinh tế

4
Nhắc lại về EL và UL
› Tổn thất kỳ vọng là giá trị tổn thất bình
quân được ước tính trong một khoảng thời
gian xác định. Tổn thất kỳ vọng đại diện cho
chi phí kinh doanh của các định chế tài
chính và được kỳ vọng sẽ được bù đắp
bằng lợi nhuận hoạt động.
› Tổn thất không kỳ vọng là giá trị tổn thất
tiềm tàng vượt quá giá trị tổn thất kỳ vọng.
Đây có thể được xem là thang đo về mức
độ không chắc chắn (uncertainty) của giá trị
tổn thất ước tính.
Độ tin cậy (confidence level)

› Mức độ tin cậy được xác định bởi các nhà


quản lý dựa trên chiến lược định vị của họ
trên thị trường.
› Việc lựa chọn mức độ tin cậy có liên quan
chặt chẽ đến việc ước tính khả năng xảy ra
tình trạng mất thanh khoản trong một khoản
thời gian xác định.
Độ tin cậy (confidence level)
› Ví dụ, nếu nhà quản lý chọn mức độ tin cậy
là 99,97% trong một năm thì có nghĩa là họ
chấp nhận xác suất xảy ra sự kiện mất khả
năng thanh toán là 0,03%, tức trong 10,000
trường hợp thì bình quân có 3 trường hợp
ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán.
› Mức độ tin cậy của các ngân hàng lựa
chọn dao động từ 99,96% đến 99,98%
(Burns, 2004), nghĩa là khả năng vỡ nợ của
các ngân hàng được ước tính dao động từ
0,02% đến 0,04% tương ứng với mức xếp
hạng AA đến Aa theo S&P.
Ví dụ 6.1 Ước tính vốn kinh tế
Ước tính vốn kinh tế đối với rủi ro tín
dụng
Một ngân hàng có dư nợ là 100 tỷ đồng.
EL là 1% tổng dư nợ. VaR 95% trong một
năm là 5% tổng dư nợ.
Hãy ước tính vốn kinh tế đối với rủi ro tín
dụng trong một năm với độ tin cậy 95%.

8
Ví dụ 6.1 Ước tính vốn kinh tế
Ước tính vốn kinh tế đối với rủi ro tín
dụng
Một ngân hàng có dư nợ là 100 tỷ đồng.
EL là 1% tổng dư nợ. VaR 95% trong một
năm là 5% tổng dư nợ.
Hãy ước tính vốn kinh tế đối với rủi ro tín
dụng trong một năm với độ tin cậy 95%.

9
Vốn kinh tế rủi ro thị trường
› Phân phối xác suất đối với rủi ro thị trường
được tính đối với phần lời và lỗ từ rủi ro thị
trường trên cơ sở theo ngày.
› Để ước tính phân phối xác suất cho tổn thất từ
rủi ro thị trường, người ta có thể lựa chọn các
phương pháp như mô phỏng dữ liệu lịch sử
hoặc dựa trên mô hình.
› Thời gian ước tính luôn là một năm và mức độ
tin cậy thường được chọn là 99,98%.
Vốn kinh tế cho rủi ro thị trường

Basel I và Basel II quy định tính VaR và vốn


kinh tế đối với rủi ro thị trường trong thời
gian 10 ngày và với độ tin cậy là 99%.
Một số giả định quan trọng là
Phân phối xác suất đối với lời và lỗ của
mỗi ngày trong năm là giống nhau
Các phân phối này độc lập với nhau
Vốn kinh tế cho rủi ro tín dụng
› Để ước tính vốn kinh tế, người ta có thể
dùng mô hình CreditMetrics hoặc Credit
Risk Plus.
› CreditMetrics tính toán tổn thất từ sự kiện
giảm hạng và vỡ nợ của các khoản vay,
trong khi Credit Risk Plus tính toán tổn thất
chỉ từ các sự kiện vỡ nợ.
Vốn kinh tế cho rủi ro tín dụng
› Các ngân hàng có thể sử dụng mô hình có điều
kiện hoặc không có điều kiện để ước tính vốn kinh
tế cho rủi ro tín dụng.
Trong mô hình có điều kiện, tổn thất kỳ vọng và
không kỳ vọng có tính đến tình trạng kinh tế hiện
tại.
Trong mô hình không có điều kiện, tổn thất kỳ
vọng và không kỳ vọng đặt trong giả định là các
điều kiện kinh tế là bình thường.
› Sau đó, mô phỏng Monte Carlo thường được sử
dụng để ước tính ra phân phối xác suất của tổn
thất tín dụng.
Vốn kinh tế cho rủi ro hoạt động
› Các ngân hàng có thể lựa chọn sử dụng
phương pháp đo lường tiên tiến (Advanced
Measurement Approach – AMA) hoặc
phương pháp đơn giản để xác định lượng
vốn rủi ro cần thiết.
Tính chất hàm phân phối của các loại rủi ro

Loại rủi ro Độ lệch chuẩn Độ nghiêng Độ nhọn


(2nd moment) (3rd moment) (4th moment)
Rủi ro thị Cao Bằng không Thấp
trường
Rủi ro tín Trung bình Trung bình Trung bình
dụng
Rủi ro hoạt Thấp Cao Cao
động
Nguồn: Hull (2018)
Phân phối xác suất của rủi ro thị trường
trong một năm

0.45
0.4
0.35
0.3
0.25
0.2
0.15
0.1
0.05
0
-6
Lời -4 -2 0 2 4 Lỗ 6

17
Phân phối xác suất của rủi ro tín dụng
trong một năm

0.6

0.5

0.4

0.3

0.2

0.1

0
0 5 10 15 Lỗ 20

18
Phân phối xác suất của rủi ro hoạt động
trong một năm

Lỗ

19
Mối tương quan giữa các loại rủi ro
› Các tổn thất trong thực tế không xuất
hiện một cách độc lập, mà đó là hệ
quả của một quá trình trong đó có sự
tương tác của nhiều yếu tố rủi ro khác
nhau.
› Khi ước tính vốn rủi ro, người ta phải
xem xét đến các mối tương quan này.

20
Mối tương quan giữa các loại rủi ro
› Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng 2006 tại Mỹ,
những khoản vay mua nhà dưới chuẩn bị
vỡ nợ trong điều kiện bong bóng bất động
sản cũng xì hơi, khiến cho giá trị thanh lý
của tài sản bảo đảm cũng bị duy giảm.
› Trong tình huống này, các tổ chức tài chính
chịu ảnh hưởng của rủi ro tín dụng, và rủi
ro thanh khoản.
Ước tính tổng vốn kinh tế
Ước tính tổng vốn kinh tế
› Trường hợp sự tương quan là hoàn hảo
Tương quan hoàn hảo: các rủi ro xảy ra
đồng thời, với tổn thất tối đa.
Tổng vốn kinh tế (𝐸𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙 ) được xác định theo
công thức 𝑛

𝐸𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙 = ෍ 𝐸𝑖
𝑖=1
với 𝐸𝑖 là vốn kinh tế của loại rủi ro của đơn vị
kinh doanh thứ 𝑖 𝑡ℎ

23
Tính tổng vốn kinh tế
› Trường hợp sự tương quan là không
hoàn hảo
› Tổng vốn kinh tế (𝐸𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙 ) được xác định
theo công thức

n n
Etotal   
i 1 j 1
ij Ei E j

› Trong đó 𝜌𝑖𝑗 là hệ số tương quan giữa rủi ro


i và rủi ro j
Ví dụ 6.2 Ước tính vốn kinh tế
› Một ngân hàng có hai đơn vị kinh doanh
› Hệ số tương quan giữa các đơn vị kinh doanh
như sau:
› Cùng đơn vị kinh doanh:
–Rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng: 0,5
–Rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động: 0,2
–Rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động: 0,2
› Giữa các đơn vị kinh doanh
–Rủi ro thị trường: 0,4
–Rủi ro tín dụng: 0,6
–Rủi ro hoạt động: 0,0
Ví dụ 6.2 Ước tính vốn kinh tế
Vốn kinh tế cho từng đơn vị kinh doanh
được trình bày trong bảng sau.

BU1 BU2
Rủi ro thị trường 30 40
Rủi ro tín dụng 70 80
Rủi ro hoạt động 30 90

Hãy ước tính tổng vốn kinh tế cho toàn bộ


ngân hàng

26
Ma trận tương quan
Tính vốn theo từng loại rủi ro
› Tổng vốn cho rủi ro thị trường
302 + 402 + 2 × 0.4 × 30 × 40 = 58.8

› Tổng vốn cho rủi ro tín dụng


702 + 802 + 2 × 0.6 × 70 × 80 = 134.2

› Tổng vốn cho rủi ro hoạt động


302 + 902 = 94.9
Tính vốn theo từng đơn vị kinh doanh
› Tổng vốn kinh tế cho đơn vị kinh doanh I

302 + 702 + 302 + 2 × 0.5 × 30 × 70


= 100
+2 × 0.2 × 30 × 30 + 2 × 0.2 × 70 × 30

› Tổng vốn kinh tế cho đơn vị kinh doanh II

402 + 802 + 902 + 2 × 0.5 × 40 × 80


= 153.7
+2 × 0.2 × 40 × 90 + 2 × 0.2 × 80 × 90
Tổng vốn kinh tế toàn ngân hàng

302 + 702 + 302 + 402 + 802 + 902


+2 × 0.5 × 30 × 70 + 2 × 0.2 × 30 × 30
+2 × 0.2 × 70 × 30 + 2 × 0.5 × 40 × 80
+2 × 0.2 × 40 × 90 + 2 × 0.2 × 80 × 90
= 203.2
PHÂN BỔ VỐN KINH TẾ
Các cách thức để phân bổ vốn
1. Dựa trên tỷ trọng vốn kinh tế của từng bộ
phận kinh doanh so với tổng vốn
2. Dựa trên tỷ lệ đóng góp biên của đơn vị
kinh doanh so với tổng vốn
3. Dựa trên công thức
E
xi
xi

với xi là quy mô của đơn vị kinh doanh thứ i

32
Ví dụ 6.3

› Sử dụng dữ liệu từ ví dụ 6.2


› Hãy phân bổ vốn kinh tế cho các bộ phận
kinh doanh, biết rằng phương pháp phân
bổ dựa trên tỷ trọng vốn kinh tế của từng bộ
phận kinh doanh so với tổng vốn
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn
điều chỉnh rủi ro (RAROC
hoặc RORAC)
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn điều chỉnh rủi ro
(RAROC hoặc RORAC)

› RAROC là lợi nhuận trên vốn kinh tế cho


từng đơn vị kinh doanh
Phần mẫu số là vốn kinh tế phân bổ cho
các đơn vị kinh doanh
Phần tử số là lợi nhuận kỳ vọng (có thể lấy
lợi nhuận trước hoặc sau thuế) – đây là
phần dự báo quan trọng

35
Ví dụ 6.4 tính RAROC

› Chênh lệch chi phí huy động và lãi suất cho vay
(spread) là 2,5% tính trên tổng dư nợ.
› Chi phí quản lý là 0,7% tính trên tổng dư nợ.
› Tổn thất dự kiến là 1% tính trên tổng dư nợ.
› Vốn kinh tế được phân bổ cho hoạt động cho
vay là 4% tính trên tổng dư nợ.
› Hãy xác định RAROC biết danh mục tín dụng
có dư nợ là 1000 tỷ đồng.
37
Công dụng của RAROC

› RAROC được sử dụng như một công cụ để


phân bổ vốn cho các bộ phận có lợi nhất
của doanh nghiệp
› RAROC được dùng để đánh giá hiệu suất
của các đơn vị kinh doanh (tổn thất thực tế
sẽ được so sánh với tổn thất dự kiến)

38
Cảm ơn đã lắng nghe

You might also like