You are on page 1of 13

Chương 3

Quản trị rủi ro tín dụng

MSc. Trần Kim Long


Faculty of Banking
Banking University
Contacts: longtk@buh.edu.vn
Nội dung chương 3
› Khái niệm về rủi ro tín dụng
› Rủi ro vỡ nợ trái phiếu
› Xác định xác suất vỡ nợ
› Rủi ro tín dụng của danh mục
› Cách thức giảm thiểu rủi ro tín dụng
Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là xác suất người đi vay không
trả lại khoản vay theo các điều kiện của hợp
đồng tín dụng.
Rủi ro có thể bắt nguồn từ
 Sự kiện người đi vay không thực hiện nghĩa vụ
tài chính.
 Xác suất vỡ nợ (probability of default) tăng lên
đối với một nghĩa vụ tài chính.
 Số tiền chịu rủi ro (risk exposure) lớn hơn dự
kiến tại thời điểm vỡ nợ.
 Tỷ lệ thu hồi thấp (recovery rate) hơn dự kiến tại
thời điểm vỡ nợ.
Các khía cạnh cần xem xét khi đánh giá
rủi ro tín dụng
Năng lực và sự sẵn sàng trả nợ của người
vay.
Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến
năng lực và sự sẵn sàng trả nợ của người
đi vay.
Các đặc điểm của công cụ tín dụng.
Chất lượng và mức độ đầy đủ của các
biện pháp giảm thiểu rủi ro như tài sản thế
chấp, điều khoản tín dụng và bảo lãnh
khoản vay.
Xác suất vỡ nợ
• Xác suất vỡ nợ là khả năng việc người vay không
có khả năng thực hiện các khoản thanh toán đã cam
kết.
• Việc xác định xác suất vỡ nợ (PD) có thể dựa trên
các phương pháp sau:
Phân tích tần suất vỡ nợ trong quá khứ theo từng
thứ hạng đồng nhất
Sử dụng các công cụ toán học và thống kê.
Sử dụng phương pháp kết hợp các phân tích toán
học và phán đoán định tính.
Ước tính xác suất vỡ nợ suy ra từ giá thị trường.
• Thời gian đo lường rủi ro tín dụng thường là một
năm.
Rủi ro thu hồi (Recovery risk)
Rủi ro thu hồi là khả năng số tiền được thu
hồi, trong trường hợp vỡ nợ, nhỏ hơn toàn
bộ số tiền đến hạn.
Tỷ lệ thu hồi là một tỷ lệ phần trăm được
ước tính dựa trên các yếu tố sau:
Loại hợp đồng tín dụng được sử dụng và
hệ thống pháp luật có liên quan.
Điều kiện kinh tế chung. Các công ty hoạt
động trong các lĩnh vực có biến động lớn thì
giá trị tài sản biến động lớn.
Các giao ước trong hợp đồng.
Rủi ro phơi nhiễm (Exposure risk)
› Rủi ro phơi nhiễm đo lường số tiền chịu tổn thất mà
ngân hàn phải chịu trong trường hợp vỡ nợ.
› Đối các khoản vay có kỳ hạn: đó là số dư nợ chưa
thanh toán
› Đối với các khoản tín dụng tuần hoàn: phụ thuộc vào
hành vi rút tiền của khách hàng

EAD = số tiền rút + (hạn mức - số tiền rút ra) × LEQ

Trong đó:
› Số tiền rút = số tiền vay hiện được sử dụng
› Hạn mức = số tiền tối đa ngân hàng cấp cho người vay
› LEQ = hệ số vay nợ (tỷ lệ sử dụng hạn mức cao hơn
bình thường)
Tổn thất kỳ vọng
Tổn thất kỳ vọng (EL) là tổn thất trung bình
trong dài hạn phát sinh từ các khoản tín
dụng.
Tỷ lệ EL là tỷ lệ phần trăm của EAD.
EL được tính theo công thức
PD × LGD × EAD
• EL được ước tính vào chi phí kinh doanh và
được trích lập dự phòng
Đo lường tổn thất không kỳ vọng
(unexpected loss)

Trong việc đo lường UL, độ lệch chuẩn không


phải là một thước đo thích hợp vì nó giả định
một phân phối tổn thất đối xứng.
Trong thực tế, rủi ro thường không đối xứng,
vì vậy các biện pháp tín dụng khác, chẳng hạn
như giá trị rủi ro (VaR)
Đo lường tổn thất không kỳ vọng
(unexpected loss)

 VaR là tỷ lệ phần trăm của EAD và được tính


bằng hiệu số giữa tổn thất tối đa ở một mức độ
tin cậy nhất định và EL tại một khoảng thời
gian nhất định.
 Ví dụ: VaR ở mức tin cậy 99% xác định nguồn
vốn mà ngân hàng phải dành ra để trang trải
cho UL trong 99% trường hợp. Do đó, xác suất
mất khả năng thanh toán của ngân hàng (do
tổn thất nghiêm trọng) chỉ giới hạn trong các sự
kiện mà xác xuất xảy ra không vượt quá 1%.
Các yếu tố khác
Khoảng thời gian
EAD và LGD thay đổi theo thời gian.
Mối tương quan giữa các rủi ro khác nhau
trong danh mục
Bài tập thảo luận
› Thảo luận tình huống công ty thủy sản
Phương Nam và trả lời các câu hỏi.
Bài tập về nhà số 2
Tìm hiểu các mô hình đo lường rủi ro tín dụng
› Mô hình Merton
› Mô hình phân tích đa biệt (DA)
› Mô hình hồi quy logistic
› Mô hình cây quyết định
› Mô hình KNNs
› Mô hình Credit Metrics
› Mô hình CreditRisk +
› Mô hình KMV
› Mô hình ANNs

You might also like