You are on page 1of 1

73

Khi nghiên cứu về sử dụng đòn bẩy kinh doanh giữa các phương án đầu
tư khác nhau, người ta thường xem xét và xác định với lượng sản phẩm cần sản
xuất bao nhiêu thì sẽ đưa đến sự cân bằng về EBIT giữa hai phương án đầu tư.
Khi đó, người ta gọi đó là điểm cân bằng EBIT (hay còn gọi là điểm bàng quan).
Ý nghĩa của kết quả tính ra là để so sánh với sản lượng kỳ vọng mà phương án
đầu tư có thể đạt được để quyết định lựa chọn phương án đầu tư có sử dụng đòn
bẩy kinh doanh phù hợp.
d) Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh nảy sinh bắt nguồn từ chính ngay các yếu tố trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Rủi ro kinh doanh là sự dao động hay sự không chắc chắn về lợi nhuận
trước lãi vay và thuế hoặc tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản.
Thước đo chủ yếu thường được sử dụng để đánh giá rủi ro kinh doanh của
doanh nghiệp là độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của lợi nhuận trước lãi vay và
thuế (EBIT).
Rủi ro kinh doanh có thể biến động từ ngành này sang ngành kia và thay
đổi theo thời gian. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro kinh doanh của một
doanh nghiệp, trong đó bao hàm các yếu tố chủ yếu: Sự biến động của cầu về
loại sản phẩm doanh nghiệp sản xuất; biến động giá của sản phẩm đầu ra; biến
động giá các yếu tố đầu vào; khả năng điều chỉnh giá bán sản phẩm của doanh
nghiệp khi giá của yếu tố đầu vào có sự thay đổi; mức độ đa dạng hóa sản phẩm;
tốc độ tăng trưởng; cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh hay mức độ sử dụng đòn
bẩy kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải nhận biết, phân tích đánh
giá để hạn chế, phòng ngừa và quản lý rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính
a) Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong nguồn vốn
của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hay
thu nhập trên một cổ phần của công ty).

You might also like