You are on page 1of 1

109

Ngoài hai cách xác định giá trị doanh nghiệp trên (dựa vào sổ sách và dựa
vào thị trường), người ta còn có thể xác định giá trị doanh nghiệp theo cách tính
giá trị thanh lý (cách này xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên giá trị thanh lý
tài sản của doanh nghiệp; nó thường chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có nguy
cơ phá sản, hoạt động thua lỗ và khó có khả năng sinh lời hoặc có khả năng sinh
lời quá thấp so với tiềm năng về tài sản sử dụng), hoặc theo cách xác định giá trị
thay thế (cách này xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên chi phí để tạo ra các tài
sản có tình trạng tương tự, cách này ít sử dụng trong thực tế và thường chỉ phù
hợp với định giá tài sản cho mục đích bảo hiểm).
12.4.2. Phương pháp dòng tiền chiết khấu
Phương pháp dòng tiền chiết khấu được cụ thể hoá bằng các phương
pháp: Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần, phương pháp chiết khấu dòng
tiền cổ tức, phương pháp chiết khấu dòng tiền lợi nhuận sau thuế.
Cơ sở của các phương pháp này đều xuất phát trực tiếp từ quan niệm cho
rằng giá trị doanh nghiệp được đo bằng tổng giá trị hiện tại của khoản thu nhập
mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai được chiết khấu
theo tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư.
12.4.2.1. Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần
- Cơ sở phương pháp luận:
Theo phương pháp này, người mua doanh nghiệp giống như việc đầu tư
vào một dự án đang được triển khai, để theo đó nhà đầu tư sau khi nắm quyền
kiểm soát còn có thể tiếp tục vận hành và khai thác dự án trong tương lai. Như
đã đề cập ở trên, giá trị của công ty được quyết định bằng dòng tiền mà công ty
có khả năng tạo ra ở hiện tại và tương lai. Khi đó, giá trị doanh nghiệp được đo
bằng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần trong tương lai.
- Cách xác định dòng tiền thuần.
Như đã đề cập ở trên, có 2 phạm trù về giá trị doanh nghiệp, đó là: Tổng
giá trị doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp của chủ sở hữu. Để xác định tổng
giá trị doanh nghiệp, chúng ta sử dụng dòng tiền thuần của doanh nghiệp (tức là
dòng tiền thuần của cả chủ nợ và chủ sở hữu), còn để xác định giá trị doanh
nghiệp của chủ sở hữu, chúng ta sử dụng dòng tiền thuần của chủ sở hữu.
+ Xác định dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF)

You might also like