You are on page 1of 115

MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ

GV. NGUYỄN LÊ HOÀI


EMAIL: lehoai2411@yahoo.com
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Tư pháp quốc tế - PGS. TS Mai Hồng
Quỳ và PGS.TS Đỗ Văn Đại
 Tư pháp quốc tế - Th.s Nguyễn Ngọc
Lâm
 Tư Pháp quốc tế - Th.s Lê Thị Nam
Giang
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
 Phần thứ VII- Bộ luật dân sự VN
2005
 Nghị định 138/2006/NĐ-CP hướng
dẫn thi hành phần thứ VII BLDS
2005
 Hiệp Định tương trợ tư pháp giữa
Việt Nam – Nga
Bài 1: TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP
QUỐC TẾ
1. Đối tượng điều chỉnh
2. Phương pháp điều chỉnh
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Nguồn
1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH
Kết luận:
“Đối tượng điều chỉnh của TPQT là
các quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài”
Đặc điểm của các QHXH thuộc
ĐTĐC của TPQT
 Là quan hệ dân sự
 Hiểu như thế nào về “quan hệ dân sự”?
• Cơ sở pháp lý: Điều 1 Bộ luật dân sự VN
2005
 Phải có yếu tố nước ngoài
Yếu tố nước ngoài thể hiện như thế nào?
• Cơ sở pháp lý: Điều 758 BLDS VN
2005
Về chủ thể
Người nước ngoài
Ví dụ:
• Công dân VN kết hôn với công dân mang
quốc tịch Pháp
• Công dân VN ký hợp đồng mua bán hàng hóa
với công dân Nga
• Công dân Việt Nam để lại di sản thừa kế cho
vợ mang quốc tịch Nga…
Người nước ngoài là gì?
Người nước ngoài là người không
có quốc tịch Việt Nam bao gồm:
 Người có quốc tịch NN (một hoặc
nhiều quốc tịch NN)
 Người không quốc tịch
Cơ quan, tổ chức nước ngoài
Ví dụ:
• Doanh nghiệp Việt Nam giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa với Doanh nghiệp Nhật Bản
• Công dân Việt Nam làm việc tại công ty A
(mang quốc tịch Hàn Quốc) …
Cơ quan, tổ chức nước ngoài là gì?
Cơ quan tổ chức nước ngoài là cơ quan,
tổ chức được thành lập theo pháp luật
nước ngoài bao gồm cả cơ quan, tổ chức
được thành lập theo pháp luật quốc tế.
Người Việt Nam định cư ở nước
ngoài
Ví dụ:
 Hai công dân Việt Nam định cư tại Úc
kết hôn với nhau
 Công dân Việt Nam định cư tại Pháp để
lại di sản thừa kế cho công dân VN cư trú
tại VN
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là gì?
Người Việt Nam định cư ở NN là công dân Việt
Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, sinh
sống lâu dài ở nước ngoài
Note: Quốc gia nước ngoài
Ví dụ:
 Chính Phủ Nhật Bản giao kết hợp đồng
mua bán gạo với Doanh nghiệp Việt Nam
 Chính Phủ nước A ký hợp đồng thuê tài
sản với công dân Việt Nam nhằm thuê
nhà ở cho nhân viên ngoại giao
Về khách thể: tài sản liên quan
nằm ở NN
Ví dụ:
 Công dân Việt Nam để lại tài sản tại Liên
Bang Nga cho một công dân Việt Nam
 Ly hôn giữa hai công dân Việt Nam
nhưng có liên quan đến tài sản chung của
vợ chồng ở nước ngoài
Về sự kiện pháp lý
• Căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó
phát sinh ở nước ngoài, theo pháp luật nước
ngoài
Ví dụ:
• Hai công dân Việt Nam kết hôn trước cơ quan
có thẩm quyền của Pháp
• Công dân Việt Nam lập di chúc tại Pháp để lại
tài sản cho công dân Việt Nam
Kết luận
Một quan hệ dân sự chỉ cần thỏa
mãn 1 trong 3 tiêu chí trên thì được
xem là có yếu tố nước ngoài
2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH

A.PHƯƠNG PHÁP XUNG ĐỘT


B.PHƯƠNG PHÁP THỰC CHẤT
A. PHƯƠNG PHÁP XUNG
ĐỘT(phương pháp ĐC gián tiếp)
• Khái niệm
• Tại sao PPXĐ được xem là PP điều chỉnh
của TPQT?
• Tại sao PPXĐ được gọi là PP điều chỉnh
gián tiếp?
• Ưu và nhược điểm của PPXĐ
Khái niệm
• Là phương pháp sử dụng các quy phạm
xung đột nhằm lựa chọn hệ thống pháp
luật để điều chỉnh các quan hệ dân sự có
YTNN
• Quy phạm xung đột là gì?
Quy phạm xung đột
• Là QPPL đặc biệt, mang tính chất đặc thù của
TPQT
• Ko trực tiếp điều chỉnh nội dung các quan hệ DS
có YTNN
• Chỉ đưa ra hệ thống pháp luật cần được áp dụng
• Nội dung của quan hệ đó được giải quyết ntn phụ
thuộc vào hệ thống PL mà QPXĐ dẫn
chiếu đến
Ví dụ 1:
 Nữ công dân Việt Nam (18 tuổi) kết hôn với
Nam công dân Pháp (18 tuổi) tại cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam. Về độ tuổi kết hôn:
• PL Pháp: nam từ 18t trở lên
• PLVN: Nam từ 20t trở lên
Cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật nước
nào? Phải chọn luật áp dụng
• Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam quy định: “…mỗi bên phải tuân theo
pháp luật của nước mà mình mang quốc
tịch về độ tuổi kết hôn”
Ví dụ 2:
Công dân M (quốc tịch nước A) giao kết hợp
đồng bằng miệng với CD N (QT nước B).
Tranh chấp phát sinh liên quan đến hình thức
hợp đồng.
• PL A: hợp đồng phải giao kết bằng VB
• PL B: có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng
Cơ quan có thẩm quyền phải chọn luật áp dụng?
“ hình thức của hợp đồng phải tuân
theo pháp luật của nước nơi giao kết
hợp đồng”
Tại sao PPXĐ được xem là PPĐC
của TPQT?
Tại sao PPXĐ gọi là PPĐC
gián tiếp?
• Là phương pháp điều chỉnh dựa vào các
QPXĐ
• QPXĐ không trực tiếp điều chỉnh nội dung các
quan hệ DS có YTNN
• QPXĐ chỉ làm bước trung gian là chỉ ra hệ
thống PL cần được áp dụng
Ưu và nhược điểm của PPXĐ
Ưu điểm Nhược điểm
• Việc xây dựng quy phạm • Không trực tiếp giải quyết
xung đột dễ số nội dung các quan hệ dân sự
lượng nhiều, đáp ứng nhu có YTNN giải quyết
cầu điều chỉnh không nhanh chóng
• Mang tính khách quan cao, • Có thể dẫn đến việc áp dụng
tạo tâm lý tự tin, an tâm hơn PLNN gây khó
khi tham gia vào các quan khăn cho thẩm phán trong
hệ DS có YTNN việc tìm hiểu, áp dụng
PLNN
B. PHƯƠNG PHÁP THỰC CHẤT
(PPĐC TRỰC TIẾP)
• Khái niệm
• Tại sao PPTC được xem là PPĐC của
TPQT?
• Tại sao nói PPTC là PPĐC trực tiếp
Khái niệm
• Là phương pháp sử dụng các Quy
phạm thực chất nhằm trực tiếp điều
chỉnh các quan hệ dân sự có YTNN
• Quy phạm thực chất là gì?
Quy phạm thực chất

• Là quy phạm trực tiếp điều chỉnh nội


dung các quan hệ dân sự có YTNN
• Nội dung của quy phạm này thường quy
định quyền và nghĩa vụ của các bên, các
biện pháp, hình thức chế tài nếu có…
Ví dụ 1
 Trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ
nước A sang nước B thì gặp bão và làm
tổn thất hàng hóa.
Rủi ro này sẽ do bên bán hay bên mua
chịu?
Về thời điểm chuyển dịch rủi ro
• PL nước A: rủi ro chuyển từ người bán sang
người mua kể từ khi ký hợp đồng
• PL nước B: rủi ro chuyển từ người bán sang
người mua kể từ khi giao hàng
 Nước A và B đã ký kết ĐUQT quy định: “thời
điểm chuyển dịch rủi ro từ người bán sang
người mua là thời điểm hàng hóa được giao
cho người vận chuyển đầu tiên”
Quy phạm thực thất có 2 loại:
• Quy phạm thực chất thống nhất: là QPTC
do quốc gia thỏa thuận xây dựng nên
thông qua việc ký kết, tham gia Điều ước
quốc tế hoặc thừa nhận tập quán quốc tế
• QPTC trong nước là QPTC do quốc gia
đơn phương ban hành nên nhằm trực tiếp
điều chỉnh các quan hệ dân sự có YTNN
Tại sao PPTC được xem là PPĐC của
TPQT?
Tại sao PPTC được gọi là
PPĐC trực tiếp?
• PPTC là PP sử dụng QPTC
• QPTC trực tiếp điều chỉnh nội dung các
quan hệ DS có YTNN bằng chính các
quy phạm của mình
Ưu và nhược điểm của PPTC
Ưu điểm Nhược điểm
• Trực tiếp giải quyết các • Khó xây dựng số
quan hệ dân sự có lượng ít, không thể đáp
YTNN nên giải quyết ứng nh cầu điều chỉnh
nhanh chóng, dễ áp các quan hệ dân sự có
dụng yếu tố nước ngoài
3. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
• Xác định thẩm quyền của TAQG đối với vụ
việc dân sự có YTNN
• Xác định hệ thống pháp luật cần được áp dụng
để giải quyết nội dung của quan hệ DS có
YTNN
• Công nhận và cho thi hành BA,QĐ của
TANN, QĐ của TTNN về vụ việc DS có
YTNN
Xác định thẩm quyền của TAQG
Ví dụ
Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng giữa công
dân VN với công dân Úc. Hợp đồng được giao
kết tại Pháp
Tòa án các quốc gia sau có thể có thẩm quyền:
• Tòa án VN
• Tòa án Úc
• Tòa án Pháp
Xác định pháp luật áp dụng
Ví dụ
Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng giữa công
dân VN với công dân Úc. Hợp đồng được giao
kết tại Pháp
Pháp luật các quốc gia sau có thể được áp dụng:
• PLVN
• PL Úc
• PL Pháp
Công nhận và cho thi hành
• Về nguyên tắc, Bản án, QĐ của TANN, QĐ
của TTNN chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh
thổ quốc gia nơi tuyên bản án đó
• Muốn được công nhận và thi hành tại nước
khác phải thông qua thủ tục công nhận và cho
thi hành tại QG đó
Ví dụ
 Ly hôn giữa ông Tony Lam (Quốc tịch Mỹ) và
ca sỹ Lý Hương
 Tòa án Mỹ đã tuyên cho hai người ly hôn và
con do ông Tony Lam nuôi
• Bản án này chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ của
Mỹ
• Muốn được công nhận và cho thi hành tại VN
thì phải thông qua thủ tục CN, CTH tại VN
4. NGUỒN CỦA TPQT

A.Điều ước quốc tế


B.Pháp luật quốc gia
C.Tập quán quốc tế
A. Điều ước quốc tế
 Khái niệm ĐƯQT? (đã học trong CPQT)
 Phân loại ĐƯQT (đã học trong CPQT)
 Khi nào ĐƯQT được áp dụng để điều
chỉnh các quan hệ dân sự có YTNN (*)
(*) ĐƯQT được áp dụng trong 2
trường hợp sau:
TH1: Khi quốc gia là thành viên của
Điều ước quốc tế. Lúc này, Điều ước QT
có hiệu lực đương nhiên và cao hơn Pháp
luật QG
Ví dụ:
Công Dân Việt Nam kết hôn với công dân
Nga. Xác định điều kiện kết hôn
• VN và Nga có Hiệp định tương trợ tư pháp
(ĐUQT song phương)
• Áp dụng HĐTTTP để xác định ĐKKH của hai
người này
TH2: Đối với ĐƯQT mà VN chưa là
thành viên
• Có thể được áp dụng nhằm điều chỉnh các
quan hệ DS có YTNN nếu các bên trong
quan hệ hợp đồng lựa chọn ĐUQT đó để
điều chỉnh. Tuy nhiên, ĐUQT chỉ được
áp dụng nếu việc chọn luật đáp ứng các
điều kiện chọn luật
Ví dụ
• Công dân VN giao kết hợp đồng với công
dân Úc.
• Hai bên chọn Công ước Viên 1980 về
hợp đồng mua bán hàng hóa QT (Điều
ước quốc tế đa phương – VN chưa là
thành viên của ĐUQT này) + đáp ứng
ĐKCL
B. Pháp luật quốc gia:

PLQG được áp dụng nhằm điều chỉnh


các quan hệ DS có YTNN trong 3
trường hợp:
TH1: khi quy phạm xung đột trong
ĐƯQT dẫn chiếu đến việc áp dụng PLQG

 Ví dụ: Công Dân Việt Nam kết hôn với công


dân Nga. Xác định điều kiện kết hôn
 Điều 24 HĐTTTP quy định: “ về ĐKKH, mỗi
bên phải tuân theo PL của nước mà mình
mang quốc tịch”. Cụ thể:
• Công dân VN phải tuân theo PLVN về ĐKKH
• CD Nga phải tuân theo PL Nga về ĐKKH
Kết luận
• Điều 24 HĐTTTP Việt -Nga là QPXĐ
trong Điều ước quốc tế
• Quy phạm XĐ này đã dẫn chiếu đến việc
áp dụng PLVN và PL Nga (là pháp luật
của quốc gia)
TH2: Khi QPXĐ trong pháp luật quốc
gia dẫn chiếu đến việc AD PLQG
 Ví dụ:Công dân M (quốc tịch nước A) giao kết
hợp đồng bằng miệng tại nước A với CD N
(QT nước B). Tranh chấp phát sinh liên quan
đến hình thức hợp đồng.
 Điều 770 BLDS VN 2005: “Hình thức của hợp
đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi
giao kết hợp đồng”
Kết luận
 TH3: khi các bên lựa chọn PLQG điều
chỉnh hợp đồng của mình + đáp ứng ĐKCL
• Công dân VN giao kết hợp đồng với công
dân Úc.
• Hai bên chọn Pháp luật Úc để điều chỉnh
quan hệ hợp đồng của mình + đáp ứng
ĐKCL
C. Tập quán quốc tế: được áp
dụng trong 2 trường hợp sau:
TH1: khi các bên chọn TQQT làm
nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp
đồng của họ + đáp ứng điều kiện chọn
luật
Ví dụ:
• Công dân VN giao kết hợp đồng với công dân
Úc.
• Hai bên INCOTERM 2010 (Tập quán giao
nhận hàng hóa QT) để điều chỉnh quan hệ hợp
đồng của mình + đáp ứng ĐKCL
TH2: khi ĐUQT, PLQG không điều
chỉnh hoặc có điều chỉnh nhưng không
đầy đủ
Điều kiện chọn luật
• Phải có sự thỏa thuận của các bên
• Không trái với ĐƯQT mà các bên là thành
viên
• Không trái với PLQG mà các bên mang QT
• Luật được chọn phải là luật thực chất
• Không nhằm lẫn tránh pháp luật
Bài 2: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
1. Khái quát về xung đột pháp luật

a. Khái niệm
b. Nguyên nhân phát sinh
c. Phạm vi phát sinh
d. Phương pháp giải quyết
a. Khái niệm
Xung đột pháp luật là hiện tượng có hai
hay nhiều hệ thống pháp luật của các
nước khác nhau về nội dung cụ thể có thể
cùng được áp dụng nhằm điều chỉnh một
quan hệ DS có YTNN
Ví dụ:
 Nữ Công dân Việt Nam (18t) kết hôn với nam
công dân Pháp (18t) tại UBND TP.HCM
 Cùng quy định về độ tuổi kết hôn:
• PL Pháp quy định: nam từ 18t trở lên
• PL VN quy định: nam từ 20t trở lên
 Pháp luật nước nào được áp dụng để xác định
ĐKKH?
Bản chất của XĐPL
b. Nguyên nhân phát sinh
Xung đột pháp luật phát sinh khi có hai
nguyên nhân sau đây:
Xuất phát từ bản chất của các QHXH thuộc
ĐTĐC của TPQT là các QHDS có YTNN
• Tại sao khi quan hệ DS có YTNN phát sinh thì
XĐPL phát sinh?
Có sự khác biệt giữa các hệ thống PL có
liên quan khi cùng ĐC QHDS có YTNN
Tại sao cần phải có sự khác biệt giữa các
hệ thống PL có liên quan?
3. Phạm vi phát sinh
a.Trong các ngành luật
b.Trong các quan hệ của TPQT
Trong các ngành luật
• Xung đột pháp luật không phát sinh trong
tất cả các ngành luật
• Chỉ phát sinh trong các quan hệ của
TPQT là QH DS có YTNN
Tại sao trong các quan hệ HS,
HC…lại không có XĐPL?
• Đây là các ngành luật công
• Mang tính chất lãnh thổ tuyệt đối
• Các quốc gia không thừa nhận áp dụng
PLNN để điều chỉnh các quan hệ này
Không có XĐPL
Trong các quan hệ của TPQT
• Xung đột pháp luật không phát sinh
trong tất cả các quan hệ của TPQT
• Quan hệ Tố tụng dân sự Quốc tế
không phát sinh XĐPL? Tại sao?
• Tố tụng dân sự quốc tế cũng là một
ngành luật công
• Pháp luật các nước cũng không thừa
nhận áp dụng pháp luật nước ngoài
4.Phương pháp giải quyết XĐPL

a. Phương pháp xung đột


b.Phương pháp thực chất
a. Phương pháp xung đột
• Là phương pháp sử dụng các QPXĐ
nhằm lựa chọn hệ thống PL để giải
quyết XĐPL
b. Phương pháp thực chất
• Là phương pháp sử dụng các quy
phạm thực chất nhằm trực tiếp giải
quyết XĐPL
2. QUY PHẠM XUNG ĐỘT
a. Khái niệm
b. Đặc điểm
c. Cơ cấu
d. Phân loại
a. Khái niệm (xem lại Bài 1)
b. Đặc điểm
• Là QPPL đặc biệt, mang tính chất đặc thù của
TPQT
• Không trực tiếp điều chỉnh các quan hệ dân sự
có YTNN
• Chỉ đưa ra hệ thống PL cần được áp dụng
nhằm điều chỉnh các quan hệ DS có YTNN
(mang tính dẫn chiếu)
c. Cơ cấu: Gồm 2 phần
• Phần phạm vi: là phần chỉ ra các QHXH
cần được QPXĐ điều chỉnh
• Phần hệ thuộc: chỉ ra hệ thống PL cần
được áp dụng để điều chỉnh QHXH đã
nêu ở phần phạm vi
Ví dụ:
• Hình thức hợp đồng phải tuân theo pháp
luật của nước nơi giao kết hợp đồng
• Năng lực hành vi dân sự của người nước
ngoài được xác định theo PL của nước
mà người đó mang quốc tịch
d. Phân loại
Căn cứ vào hình thức dẫn chiếu
Căn cứ vào tính chất của quy phạm
Căn cứ vào nguồn
Căn cứ vào hình thức dẫn chiếu

• Quy phạm xung đột một bên


• Quy phạm xung đột hai bên
Quy phạm xung đột một bên

Ví dụ: khoản 2 Điều 762 BLDS 2005


“trong trường hợp người nước ngoài xác
lập thực hiện giao dịch dân sự tại VN thì
năng lực hành vi dân sự của người nước
ngoài được xác định theo PLVN”
Quy phạm xung đột hai bên

Ví dụ: Khoản 1 Điều 762 BLDS 2005


quy định: “năng lực hành vi dân sự của cá
nhân là người nước ngoài được xác định
theo pháp luật của nước mà người đó là
công dân”
Căn cứ vào tính chất của quy phạm

• Quy phạm xung đột mệnh lệnh


• Quy phạm xung đột tùy nghi
Quy phạm xung đột mệnh lệnh

Ví dụ: khoản 1 Điều 761 BLDS 2005


quy định: “năng lực pháp luật dân sự của
cá nhân là người nước ngoài được xác
định theo pháp luật của nước mà người
đó mang quốc tịch”
Quy phạm xung đột tùy nghi

Ví dụ: Khoản 1 Điều 769 BLDS


2005 quy định: “quyền và nghĩa vụ
của các Bên trong hợp đồng được
xác định theo pháp luật của nước
nơi thực hiện hợp đồng, nếu không
có thỏa thuận khác”
Căn cứ vào nguồn

• Quy phạm xung đột thống nhất


• Quy phạm xung đột trong nước
Quy phạm xung đột thống nhất

Điều 24 HĐTTTP VN-Nga quy định:


“về điều kiện kết hôn, mỗi Bên đương sự
phải tuân theo pháp luật của Bên ký kết
mà người đó là công dân”
Quy phạm xung đột trong nước
3. Áp dụng pháp luật nước ngoài
a. Điều kiện áp dụng PLNN tại VN
Điều kiện cần
Điều kiện đủ
Điều kiện cần:

PLNN được áp dụng tại VN trong những


trường hợp sau:
 Khi quy phạm xung đột trong ĐUQT mà
VN là thành viên hoặc khi PLVN dẫn chiêú
đến việc áp dụng PLNN
 Khi các bên tham gia quan hệ hợp đồng lựa
chọn PLNN + đáp ứng ĐKCL
Điều kiện đủ

Nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của


việc áp dụng PLNN đó không trái với
các nguyên tắc cơ bản của PLVN
b. Mô ̣t số vấn đề pháp lý phát sinh khi
áp dụng PLNN
Bảo lưu trâṭ tự công công
̣
• Khái niệm
• Bản chất
• Hệ quả pháp lý
Khái niệm
• Cơ quan có thẩm quyền từ chối áp dụng
PLNN khi quy phạm xung đột dẫn chiếu
đến hoặc khi các bên lựa chọn
• Nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc
áp dụng PLNN đó trái với trật tự công
cộng của quốc gia mình
Bản chất
• Không phải là gạt bỏ, phủ nhận PLNN
• Từ chối áp dụng PLNN khi có điều kiện
trái với trật tự công cộng quốc gia mình
Hệ quả pháp lý
• Pháp luật nước ngoài sẽ bị từ chối áp
dụng
• Pháp luật của nước có Tòa án sẽ được áp
dụng
Note: Trật tự công cộng
• Không được hiểu thống nhất giữa các
quốc gia
• Tùy vào mỗi quốc gia, TTCC sẽ được
hiểu nhưu thế nào?
• Tại Việt Nam, TTCC được hiểu là những
nguyên tắc cơ bản của PLVN
Dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu
đến PL của nước thứ ba
Dẫn chiếu ngược trở lại
• Là hiện tượng khi quy phạm xung đột trong
nước có Tòa án dẫn chiếu đến việc áp dụng
PLNN thì trong PLNN lại có QPXĐ dẫn
chiếu ngược trở lại Pháp luật của nước có
Tòa án
Ví dụ:
• Tòa án Pháp xem xét năng lực hành vi dân sự
của cá nhận mang quốc tịch Anh, cư trú tại
Pháp
• QPXĐ (Pháp): “NLHVDS được xác định theo
PL của nước mà người đó mang QT” (PL
Anh)
• QPXĐ (Anh): “NLHVDS được xác định theo
PL của nước mà người đó cư trú” (PL Pháp)
QPXĐ PL Anh
(PL Pháp) (QPXĐ)
Dẫn chiếu đến pháp luật nước
thứ ba
• Là hiện tượng khi quy phạm xung đột trong
nước có Tòa án dẫn chiếu đến việc áp dụng
PLNN thì trong PLNN lại có QPXĐ dẫn
chiếu đến pháp luật của một nước thứ 3
Ví dụ
• Tòa án Pháp xem xét năng lực pháp luật dân
sự của pháp nhân được thành lập tại Thổ Nhĩ
Kỳ, đặt trụ sở chính tại Anh
• QPXĐ (pháp): “NLPLDS của PN tuân theo PL
của nước nơi PN có trụ sở chính” (PL Anh)
• QPXĐ (Anh) : “NLPLDS của PN tuân theo PL
của nước nơi PN được thành lập” (PL TNK)
Vấn đề lẩn tránh pháp luật
• Là hành vi cố tình của đương sự
• Khai thác các quy tắc xung đột
• Tránh đi sự điều chỉnh của hệ thống PL
đương nhiên
• Tìm đến một hệ thống PL khác có lợi hơn
cho mình

You might also like