You are on page 1of 5

Vấn đề 11: Hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế

1. Khái niệm
Theo lý luận về tư pháp quốc tế, quan hệ hôn nhân và gia đình thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp
quốc tế là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Theo khoản 25 điều 3 Luật HNGĐ 2014
“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên
tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa
các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp
luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”
2. Cách giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ kết hôn và li hôn
Kết hôn tại các nước
Về điều kiện kết hôn: Là quy định cụ thể của pháp luật để cho kết hôn có giá trị về nội dung. Hiện nay,
pháp luật các nước quy định rất khác nhau về vấn đề này. Chẳng hạn:
- Độ tuổi kết hôn: Bộ luật dân sự Pháp quy định tuổi kết hôn đối với nam là 18, nữ là 15. Bộ luật dân sự
Nhật Bản lại quy định tuổi kết hôn đối với nam là 18, nữ là 16 hay pháp luật Trung Quốc quy định nam từ
22, nữ từ 20 mới được quyền kết hôn.
- Điều kiện cấm kết hôn: Pháp luật của Đức cấm những người có họ hàng trong phạm vi 3 đời kết hôn với
nhau (điều 1304 đến điều 1312 BLDS Đức). Bungari cấm kết hôn trong phạm vi 4 đời (điều 10 BLGĐ
Bungari).
- Các điều kiện khác: Người vợ góa hoặc li dị chồng phải sau một thời gian nhất định mới được tái giá
như ở Đức quy định là 10 tháng ( điều 1313 BLDS Đức), ở Pháp là 300 ngày (điều 296 BLDS Pháp).
Chính từ những quy định khác nhau trên, khi có một quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thì tất yếu sẽ
dẫn đến xung đột pháp luật. Để giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài, lí luận
cũng như thực tiễn pháp luật của đa số các nước thường áp dụng hệ thuộc luật nhân thân. Song có nước
áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch, luật cư trú của đương sự để giải quyết.
Do đó, để thống nhất hóa các quy phạm giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn các nước đã ký
kết với nhau hàng loạt các điều ước quốc tế đa phương và song phương. Trong số các điều ước quốc tế đa
phương, cần kể đến là Công ước La Haye 1902 về giải quyết xung đột liên quan tới hôn nhân. Khoản 1
Điều 15 Công ước quy định: Điều kiện kết hôn sẽ do luật quốc tịch các bên tham gia kết hôn điều chỉnh.
Về nghi thức kết hôn: Thực tiễn tư pháp quốc tế cho thấy luật nơi tiến hành kết hôn được sử dụng như
một nguyên tắc chủ đạo. Tuy nhiên, ở một số nước việc áp dụng nguyên tắc này có kèm theo một số điều
bảo lưu hoặc áp dụng bổ sung các nguyên tắc khác để giải quyết xung đột về nghi thức kết hôn.
Ví dụ: Ở Pháp, theo Điều 170 BLDS Pháp 1804: Nghi thức kết hôn phải tuân theo luật nơi tiến hành kết
hôn, nhưng khi công dân Pháp kết hôn ngoài lãnh thổ Pháp thì phải thông báo trước việc kết hôn này về
Pháp thì cuộc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp.
Ví dụ pháp luật một số nước áp dụng một số điều khoản bổ sung: khoản 2 điều 24 luật tư pháp quốc tế
nhật bản 2006; khoản 2 điều 36 Luật tư pháp quốc tế Hàn Quốc. Đối với trường hợp kết hôn ở ngoài lãnh
thổ của các nước này, một số nước còn quy định bổ sung: chẳng hạn theo khoản 2 điều 49 Luật tư pháp
quốc tế ba lan 2011 quy định: trong trường hợp kết hôn được tổ chức bên ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa
Ba Lan, thì nghi thức kết hôn chỉ cần tuân theo quy định của luật quốc tịch hoặc nơi thường trú của 2 vợ
chồng là đủ.
Kết hôn tại Việt Nam
Về điều kiện kết hôn: Theo Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình 2014 việc kết hôn giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu
việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn
phải tuân theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về điều kiện kết hôn. Như vậy,
nguyên tắc cơ bản để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn là nguyên tắc luật quốc tịch của
các bên đương sự.
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan
có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được công nhận tại Việt Nam, nếu đáp ứng các điều kiện:
 –Việc kết hôn phù hợp với pháp luật của nước ngoài;
 –Vào thời điểm kết hôn, các bên tuân theo quy định về điều kiện kết hôn của Luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam. Cụ thể:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau đây:
(i) Kết hôn giả tạo, li hôn giả tạo;
(ii) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
(iii) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có
vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ ;
(iv) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ ; giữa những
người có họ trong phạm vi ba  đời ; giữa cha , mẹ nuôi với con nuôi ; giữa người đã từng là cha , mẹ nuôi
với con nuôi , cha chồng với con dâu , mẹ vợ với con rể , cha dượng với con riêng của vợ , mẹ kế với con
riêng của chồng .
Tuy nhiên , “nếu vào thời điểm đăng kí tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp
ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình,
nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn , hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi
chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em , thì việc kết hôn cũng được ghi
vào Sổ hộ tịch (khoản 2 Điều 34 Nghị định số 123 /2015/NĐ-CP).

Như vậy, nếu công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài mà không đáp ứng điều kiện kết hôn , nhưng
không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì việc kết hôn đó vẫn được công
nhận tại Việt Nam nếu tuân thủ theo một trong hai điều kiện :
– Hoặc vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn hậu quả của sự vi phạm đó đã được khắc phục ;
– Hoặc việc công nhận kết hôn đó là có lợi để bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em . Quy
định này nhằm để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em là công dân Việt Nam.
Điều kiện kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân của các nước đã kí HĐTTTP với Việt Nam, sẽ
căn cứ theo các quy định của hiệp định.
Điều 25 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam-Lào quy định: “Trong việc kết hôn giữa công dân các
nước ký kết, mỗi bên đương sự phải tuân theo điều kiện kết hôn quy định trong pháp luật của nước ký kết
mà họ là công dân. Trong trường hợp kết hôn tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của một nước ký kết
thì họ còn phải tuân theo pháp luật của nước ký kết đó về điều kiện kết hôn”. Tương tự, tại Điều 24 Hiệp
định tương trợ tư pháp Việt Nam-Liên Bang Nga cũng quy định: “Điều kiện kết hôn giữa công dân bên
ký kết này với công dân bên ký kết kia phải tuân theo pháp luật của bên ký kết mà những người đó là
công dân. Ngoài ra còn phải tuân theo pháp luật của bên ký kết nơi tiến hành kết hôn về các trường hợp
cấm kết hôn”.
Vẫn là hai nguyên tắc luật quốc tịch và luật nơi tiến hành kết hôn được áp dụng trong Hiệp định này và cả
các Hiệp định khác nữa. Có thể kết luận, việc giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn theo các
Hiệp định tương trợ tư pháp của Việt Nam với các bên ký kết thì sẽ áp dụng pháp luật của bên ký kết mà
các bên là công dân và pháp luật của bên ký kết nơi tiến hành kết hôn về các trường hợp cấm kết hôn và
điều kiện kết hôn. Ngoại lệ là đối với những nước áp dụng luật quốc tịch để xác định luật quốc tịch, ví dụ
như Pháp, Đức. Ngoài việc tuân thủ luật quốc tịch thì các bên chủ thể cần phải tuân thủ luật của nước nơi
tiến hành kết hôn.
Về nghi thức kết hôn: Pháp luật Việt Nam xây dựng rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật để điều
chỉnh như: Luật hộ tịch năm 2014, Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn
Luật hộ tịch và Thông tư 02/2016/TT-BTP hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại cơ quan đại
diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Quy định ở các văn bản này không phải quy phạm xung đột để xác định hệ thống pháp luật được áp dụng
điều chỉnh nghi thức kết hôn mà nhà làm luật sử dụng các quy phạm thực chất, theo đó quy định cụ thể
việc đăng ký kết hôn tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cần trải qua những trình tự thủ
tục như thế nào.
Trước hết, về cơ quan có thẩm quyền cho đăng ký kết hôn, được quy định tại Điều 123 Luật Hôn nhân gia
đình 2014: “Thẩm quyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài được thực hiện theo các quy định của pháp luật về hộ tịch”.
Điều này dẫn chiếu đến việc áp dụng Luật hộ tịch chứ không nêu ra cụ thể cơ quan có thẩm quyền. Tại
Luật hộ tịch có quy định về ba cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau:
– Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi cứ trú của công dân Việt Nam đối với công dân Việt Nam kết hôn với
người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam kết hôn với nhau mà có một bên hoặc cả hai bên định cư ở
nước ngoài, công dân Việt Nam có quốc tịch nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với
người nước ngoài, hai người nước ngoài kết hôn với nhau tại Việt Nam
– Cơ quan đại diện đối với việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài
– Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân nước
ngoài cũng thường trú ở khu vực biên giới.
Có thể thấy, về giải quyết xung đột pháp luật trong nghi thức kết hôn, Hiệp định tương trợ tư pháp và
pháp luật Việt Nam đi theo hai phương thức giải quyết xung đột khác nhau, trong khi Hiệp định tương trợ
tư pháp sử dụng quy phạm xung đột thì pháp luật Việt Nam sử dụng các quy phạm thực chấp.
Ngoài ra, nghi thức kết hôn còn được quy định trong các điều ước quốc tế. Trong các Hiệp định tương trợ
tư pháp giữa Việt Nam và các nước, xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn được giải quyết như sau:
Căn cứ Điều 24 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên Bang Nga quy định: “Hình thức kết
hôn tuân theo pháp luật của bên ký kết nơi tiến hành kết hôn”. Như vậy là nghi thức kết hôn được giải
quyết theo pháp luật của nước nơi tiến hành kết hôn.
Tương tự, Điều 24 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Ucraina cũng quy định: “Hình thức kết
hôn tuân theo pháp luật của bên ký kết nơi tiến hành kết hôn”.
Vận dụng nguyên tắc Lex loci celebrationis để giải quyết xung đột pháp luật trong nghi thức kết hôn là
quy định hợp lý và trung hòa được quyền cũng như lợi ích của các quốc gia thành viên Hiệp định tương
trợ tư pháp.
Ly hôn tại các nước
Khi phát sinh xung đột pháp luật trong quan hệ ly hôn, các nước thường áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch
của các bên trong đương sự, luật nơi cư trú, luật của nước có tòa án, luật của nước có quan hệ mật thiết
nhất với vợ chồng hay áp dụng phối hợp các nguyên tắc trên. Trong số các hệ thuộc luật này thì hệ thuộc
luật quốc tịch của các bên đương sự được ưu tiên áp dụng. Chẳng hạn như điều 54 luật tư pháp quốc tế ba
lan 2011, điều 25 luật tư pháp quốc tế 2006, điều 37 và điều 39 luật tư pháp quốc tế hàn quốc 2006.
Khác với pháp luật một số nước, pháp luật của cộng hòa pháp lại đưa ra quy phạm xung đột pháp luật kết
hợp nhiều hệ thuộc để xác định. Điều 310 BLDS pháp quy định: “Ly hôn và ly thân chịu sự điều chỉnh
của pháp luật pháp”
+Nếu cả 2 vợ chồng cùng quốc tịch pháp;
+Nếu cả 2 vợ chồng cư trú trên lãnh thổ Pháp;
+Khi không có pháp luật của nước nào khác có thẩm quyền điều chỉnh vụ ly hôn hay ly thân đó, trong khi
tòa án pháp có thẩm quyền vụ ly hôn ly thân đó.
Như vậy, theo điều 310 BLDS pháp, luật của pháp sẽ được áp dụng khi quan hệ ly hôn thuộc một trong
ba trường hợp trên.
Một đặc điểm đặc biệt đó là pháp luật trung quốc cho phép các bên lựa chọn luật áp dụng. Điều 26,27 đạo
luật 2010 của trung quốc điều chỉnh ly hôn theo 2 trường hợp: thuận tình và không thuận tình ly hôn.
Ly hôn tại Việt Nam

Theo Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, lựa chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ li hôn có yếu
tố nước ngoài được giải quyết theo các trường hợp sau:
-Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, rữa người nước ngoài với nhau thường trú
tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Như vậy, hôn nhân
và gia đình Việt Nam được áp dụng để giải quyết ly hôn, chia tài sản khi ly hôn, cũng như quyền và nghĩa
vụ của vợ chồng đối với con cái. Những vấn đề này được xác định theo các điều từ điều 51 đến điều 64
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
-Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly
hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng, nếu họ
không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.
-Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi có bất
động sản đó.
-Vấn đề ly hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài được giải quyết ở nước ngoài và theo pháp
luật nước ngoài thì cũng được công nhận tại Việt Nam. Việc công nhận ly hôn này được tiến hành thông
qua thủ tục ghi chú vào sổ hộ tịch. Pháp luật Việt Nam quy định các trường hợp phải ghi vào sổ hộ tịch
việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài tại Điều 37 và 38 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày
15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.

You might also like