You are on page 1of 5

CÂU HỎI TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Câu 1: A (Pháp) kết hôn với B (VN) trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
tại VN.Theo pháp luật VN thì quan hệ kết hôn này có yếu tố nước ngoài không ?
Có. Căn cứ Khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất
một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn
nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan
đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Theo quy định tại Điều 126 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 thì:

 Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân
theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân
theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
 Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn

Như vậy, các điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam được
áp dụng cho bên nam hoặc nữ là công dân Việt Nam hoặc khi việc kết hôn có yếu tố nước
ngoài tiến hành tại Việt Nam. Theo đó, hai bên nam nữ muốn kết hôn với nhau phải đáp ứng
các điều kiện sau đây theo điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm
a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”

Câu 2: A(KTQ) ly hôn với B(VN) trước cơ quan có thẩm quyền của VIỆT NAM
tại VN. Theo pháp luật VN, vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài không ?
2 Có. Điểm a khoản 2 điều 464 BLTTDS 2015
Điều 464. Nguyên tắc áp dụng
1. Phần này quy định về thẩm quyền, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài; trường hợp Phần này không có quy định thì áp dụng các quy định khác có liên quan
của Bộ luật này để giải quyết.
2. Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay
đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan
hệ dân sự đó ở nước ngoài.
3. Các hoạt động tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định của
pháp luật về tương trợ tư pháp.

Câu 3: A quốc tịch (P,HL).A công tác,la, sinh sông lâu dài tại VN. Sau đó, A chết
(không lập di chúc). A để lại di sản thừa kế trên lãnh thổ VN và trên lãnh thổ
Pháp. Giả thuyết rằng, tranh chấp về thừa kế phát sinh. Theo PLVN, tranh chấp
này có ytnn không?
Có. Điểm a khoản 2 điều 464 BLTTDS 2015

Câu 4: A( Pháp, VN), A tham gia GDDS với B(VN). Theo PLVN, GDDS này có yếu tố
nước ngoài không nếu như không cho giả thuyết gì thêm.?

căn cứ Khoản 2 điều 663 BLDS 2015 Quan hệ dân sự này không có ytnnn

chỉ ra 2 quy phạm xung đột và 2 quy phạm

Quy phạm xung đột: Trong 25 điều luật của Phần thứ năm (từ Điều 663 - Điều 687) ngoài 9
điều luật liên quan đến các nguyên tắc chung (Điều 663 - Điều 671), 16 điều luật còn lại là các
quy phạm xung đột dùng để chọn luật áp dụng, trong đó chỉ có 6 khoản là quy phạm xung đột
một bên, ấn định luật áp dụng là luật Việt Nam, đối với các quan hệ pháp luật liên quan trực
tiếp đến Việt Nam. Cụ thể: đoạn 2 khoản 2 Điều 672, khoản 2 Điều 673, khoản 3 Điều 674,
khoản 2 Điều 675, khoản 3 Điều 676, khoản 5 Điều 683.

khoản 1 Điều 668: “Pháp luật được dẫn chiếu đến bao gồm quy định về xác định pháp
luật áp dụng và quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, trừ
trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này”

Quy phạm xung đột một bên: Đây là quy phạm chỉ ra quan hệ dân
sự này chỉ áp dụng luật pháp của một nước cụ thể.

Ví dụ: Khoản 1 Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình năm


2014.  “Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài,
giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải
quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của
Luật này.”

Quy phạm xung đột hai bên (hai chiều) đây là những quy phạm đề
ra nguyên tắc chung để cơ quan tư pháp có thẩm quyền lựa chọn
áp dụng luật của một nước nào đó để điều chỉnh đối với quan hệ
tương ứng.

Ví dụ Khoản 2 Điều 678  Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:


“Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên
đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi
động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

QUY PHẠM THỰC CHẤT:

khoản 2 Điều 126 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Việc kết hôn giữa những người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam phải tuân theo quy định của luật này về
điều kiện kết hôn”.

VD: A(KQT) LH B(KQT). Cả 2 vợ chồng đều công tác, làm ăn sinh sống lâu dài tại VN.
Theo PLVN, anh/chị hãy cho biết vụ án ly hôn này thuộc thẩm quyền xét xử chung hay
thẩm quyền xét xử riêng biệt của TAQT?

BLTTDS 2015
Trường hợp này thuộc thẩm quyền giải quyết chung của toà án VN. Căn cứ vào điểm d,
khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015

Do tình huống ở đề chưa rõ nên giả thuyết rằng vụ án ly hôn này nên giả thiết rằng

anh/chị hãy cho biết theo quy định hiện hành của pháp luật việt nam, người việt nam
định cư ở nước ngoài tham gia vào quan hệ dân sự thì có yếu tố nước ngoài k

Theo quy định hiện hành của pháp luật Viêt Nam, người Việt Nam định cư nước ngoài
tham gia vào một quan hệ dân sự thì có yếu tố nước ngoài. Căn cứ vào cơ sở pháp lý tại
khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 quy định các trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài tại các điểm a, b, c

Do đề bài không rõ quan hệ dân sự đó là bên cùng tham gia quan hệ dân sự với người
Việt nam định cư ở nước ngoài là ai, vì thế ta có thể giả thiết rằng. Người giao dịch dân
sự với người Việt Nam định cư tại nước ngoài là người nước ngoài, pháp nhân nước
ngoài. Thì đó là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Thoả mãn điểm a khoản 2 điều
663 bộ Luật dân sự 2015.

Theo điểm b điểm c khoản 2 điều 663 bộ Luật Dân Sự 2015. Vì đề không nêu rõ yếu tố
sự kiện pháp lý và khách thể có xảy ra tại nước ngoài không. Nên có thể giả thiết cho đề
bài là căn cứ xác lập thay đổi chấm dứt quan hệ dân sự đó xảy ra ở nước ngoài, và đối
tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. Mặc dù chủ thể của hai bên đều là người Việt
Nam thì quan hệ dân sự đó được coi là có yếu tố nước ngoài.
Do đề bài không rõ. Nên giả thuyết rằng.

Người giao dịch dân sự với người Việt Nam định cư tại nước ngoài là người nước ngoài
và pháp nhân nước ngoài. Thì đó là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo điểm a
khoản 2 điều 663 bộ luật dân sự 2015.

Các bên chủ thể tham gia đều là người Việt Nam xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó
diễn ra ở nước ngoài. Và đối tượng của quan hệ đó ở nước ngoài. Thì đây quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài theo điểm b điểm c khoản 2 điều 663 blds 2015.

You might also like