You are on page 1of 6

Nguyễn Thị Tú Quyên Lớp: PLU111.

12 Mã sinh viên: 2114730042

Đề bài
Câu 1: Trình bày các loại hình chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự
Câu 2: Mối liên hệ giữa pháp chế và nhà nước pháp quyền
Câu 3: Phân biệt các hình thức đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, có
những lưu ý gì khi thực hiện các biện pháp này
Bài làm
Câu 1:
Chủ thể của pháp luật dân sự Việt Nam bao gồm cá nhân và pháp nhân.
- Cá nhân được phân loại bao gồm :
+ Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam, có quyền và nghĩa
vụ được quy định tại Hiến pháp và các bộ luật của Việt Nam, quyền lợi
chính đáng được nhà nước Việt Nam bảo hộ.
+ Người nước ngoài là người không mang quốc tịch Việt Nam, nhưng
mang ít nhất một quốc tịch của quốc gia khác trên thế giới. (Giả sử có
nhận định : ”Người nước ngoài không là chủ thể của pháp luật dân sự Việt
Nam” thì cần nhận xét là nhận định sai, trích luật để chứng minh, và đồng
thời nêu thêm một số quan hệ pháp luật dân sự mà người nước ngoài có thể
tham gia trong quá trình ở trong nước như : quan hệ mua bán, quan hệ tài
sản (thuê nhà), quan hệ hôn nhân gia đình,…)
+ Người không quốc tịch là người không mang quốc tịch của quốc gia nào,
không được công nhận là công dân của quốc gia nào (Tình trạng không
quốc tịch xảy ra do nhiều nguyên nhân : bị trục xuất, bị phạt bị phạm tội
nào đó,…).
- Ngoài cá nhân và pháp nhân (sẽ trình bày rõ hơn ở phần sau), chủ thể còn
có thể là hộ gia đình, tổ hợp tác và các tổ chức không có tư cách pháp nhân;
nhà nước CHXHCN Việt Nam, giám hộ và đại diện. Các chủ thể bổ trợ này
sẽ được trình bày sau.
Câu 2:
Nhà nước pháp quyền thường được nhắc đến ở khía cạnh thượng tôn pháp
luật, hay tính tối cao của pháp luật. Tuy nhiên, nhà nước pháp quyền còn
chứa đựng những vấn đề chính trị - xã hội như dân chủ, quyền con người,
sử dụng quyền lực nhà nước. Pháp chế được xem xét trong tương quan với
đặc trưng có nét tương đồng, nhưng cũng hàm ý về tất cả các yếu tố chính
trị - xã hội. Thượng tôn pháp luật là nói đến pháp luật và thực hiện pháp

Trang 1
Nguyễn Thị Tú Quyên Lớp: PLU111.12 Mã sinh viên: 2114730042

luật thể hiện trong hành vi của con người cũng như các cơ chế tác động của
pháp luật đến đời sống xã hội.
Qua đó có thể thấy pháp chế chỉ là một bộ phận, yếu tố, nguyên tắc, đòi hỏi
đối với nhà nước pháp quyền, nhưng chỉ ở khía cạnh liên quan đến việc
tuân thủ pháp luật trong hoạt động xây dựng pháp luật và hoạt động thực
hiện pháp luật. Nó trực tiếp gắn liền, và là một bộ phận cấu thành đặc trưng
về thượng tôn pháp luật của nhà nước pháp quyền. Pháp chế không chỉ là
đòi hỏi phải thượng tôn pháp luật trong xây dựng và thực hiện pháp luật,
mà còn là việc tạo lập chính sách, tổ chức pháp chế, sử dụng các phương
pháp, hình thức thực hiện pháp chế… Khi bàn đến mối quan hệ giữa pháp
chế với nhà nước pháp quyền, cần xem xét thêm khái niệm hay thuật ngữ
liên quan được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Trước hết nói đến khái niệm
“pháp trị” trong nhà nước pháp quyền, khái niệm pháp trị vẫn được sử
dụng. Tuy nhiên, với quan niệm về pháp trị đương đại khác hẳn với quan
niệm pháp trị của các pháp gia cổ đại ở Trung Quốc. Theo một cách giải
thích khác, pháp trị ngày nay nhằm mô tả bộ phận chủ yếu của nền trật tự
xã hội và chính trị (ở Mỹ và các nước tự do dân chủ hiện đại).
Hiện nay, khái niệm “pháp quyền” cũng đang được đề cập phổ biến. Khái
niệm này có thể được sử dụng không nhất thiết phải gắn liền với “nhà nước
pháp quyền”. Pháp quyền cũng được xem như một nguyên tắc, cụ thể là
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đề ra phương
hướng, nhiệm vụ: “Trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phải thực
hiện dân chủ, tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền”(10). Chắc chắn không
thể đồng nhất pháp quyền với pháp chế, bởi quan niệm pháp chế đã có từ
lâu chỉ hàm ý tuân thủ pháp luật. Nếu xem xét cách thức ra đời và mục đích
của nhà nước pháp quyền thì cách giải thích có thể chấp nhận; theo đó, xét
về ngữ nghĩa, pháp quyền (Rule of law) là từ nói về quan hệ giữa quyền lực
và pháp luật. Trong đó, quyền lực phải được thể hiện trong pháp luật và
ngược lại, pháp luật phải kiểm soát được quyền lực đó.
Thực tế cho thấy, hầu như cách hiểu về nguyên tắc pháp quyền đều gắn với
bản chất và các đặc trưng của nhà nước pháp quyền. Mặt khác, “nguyên tắc
pháp quyền” không phải là những thuật ngữ độc lập, tách rời với quan niệm
về “nhà nước pháp quyền”. Nếu đặt riêng như khái niệm độc lập thì có thể
làm mất đi cái “gốc” và các giá trị của nhà nước pháp quyền trong đó. Do
đó, pháp quyền là thuật ngữ có nghĩa rộng hơn rất nhiều so với pháp chế,
không chỉ là vấn đề tuân thủ pháp luật mà còn bao gồm cả hệ thống pháp
luật, các vấn đề chính trị - xã hội khác … Tuy “pháp quyền” rộng hơn
“pháp chế”, nhưng trong những trường hợp nhất định người ta có thể sử
dụng nó thay thế khái niệm “pháp chế”. Vì vậy, cần nhận thức các khái
niệm pháp chế, pháp quyền, nguyên tắc pháp quyền trong sự vận động của
đời sống xã hội, nội hàm của chúng có thể có những điều chỉnh, thay đổi.

Trang 2
Nguyễn Thị Tú Quyên Lớp: PLU111.12 Mã sinh viên: 2114730042

Câu 3:

*Phân biệt các hình thức đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự theo Bộ
luật DS 2015:
- Thường các biện pháp đảm bảo sẽ đóng vai trò như một giao dịch phụ.
- Có 9 biện pháp bảo đảm (được quy định từ điều 292 đến điều 350 BLDS
2015) :
+ Cầm cố tài sản (điều 309 đến điều 316 BLDS 2015)
+ Thế chấp tài sản (điều 317 đến điều 327 BLDS 2015)
+ Đặt cọc (điều 328 BLDS 2015)
+ Ký cược (điều 329 BLDS 2015)
+ Ký quỹ (điều 330 BLDS 2015)
+ Bảo lưu quyền sở hữu (điều 331 đến điều 334 BLDS 2015)
+ Bảo lãnh (điều 335 đến điều 343 BLDS 2015)
+ Tín chấp (điều 344 và điều 345 BLDS 2015)
+ Cầm cố tài sản (điều 346 đến điều 350 BLDS 2015)
Sự khác biệt giữa chúng được xem xét dựa trên các tiêu chí: Cơ sở
pháp lý, khái niệm, chủ thể, đối tượng, bản chất, hình thức, hiệu lực đối
kháng với bên thứ 3.
Tiêu Cầm cố Thế Đặt cọc Ký quỹ Ký Bảo lưu Tín chấp Bảo lãnh Cầm
chí chấp cược quyền giữ tài
sở hữu sản
tài sản

Cơ sở Điều 309- Điều Điều 328 Điều 330 Điều Điều Điều 344- Điều 335- Điều
pháp 316 317-327 329 331-334 345 343 346-350

Trang 3
Nguyễn Thị Tú Quyên Lớp: PLU111.12 Mã sinh viên: 2114730042

Khái Giao tài Dùng tài Giao cho bên Bên có Bên Bên Tổ chức Người thứ Bên có
niệm sản thuộc sản thuộc kia một nghĩa vụ thuê bán bảo chính trị - ba cam kết quyền
quyền sở sở hữu khoản tiền gửi một tài sản lưu xã hội ở với bên có đang
hữu của của mình hoặc kim khí khoản tiền là quyền cơ sở có sẽ thực hiện nắm giữ
mình cho để bảo quý, đá quý hoặc kim động sở thể bảo nghĩa vụ hợp
bên kia để đảm thực hoặc vật có khí quý, sản hữu cho đảm bằng thay cho bên pháp tài
bảo đảm hiện giá trị khác  đá quý giao đến khi tín chấp có nghĩa vụ, sản là
thực hiện nghĩa vụ trong một hoặc giấy cho nghĩa cho cá nếu khi đến đối
nghĩa vụ và không thời hạn tờ có giá bên vụ nhân, hộ thời hạn tượng
giao tài để bảo đảm vào tài cho thanh gia đình thực hiện của hợp
sản cho giao khoản thuê toán nghèo vay nghĩa vụ mà đồng
bên kia  kết hoặc thực phong một được một khoản bên được song
hiện hợp tỏa tại một khoản thực tiền tại tổ bảo lãnh vụ được
đồng tổ chức tín tiền hiện chức tín không thực chiếm
dụng để hoặc đầy đủ dụng của hiện hoặc giữ tài
bảo đảm kim thì mới pháp luật thực hiện sản
việc thực khí chuyển không đúng trong
hiện nghĩa quý, giao nghĩa vụ. trường
vụ đá quý cho bên hợp bên
hoặc mua có nghĩa
vật có vụ
giá trị không
khác thực
trong hiện
một hoặc
thời thực
hạn để hiện
bảo không
đảm đúng
việc nghĩa
trả lại vụ.
tài sản
thuê

Chủ Bên cầm Bên thế Bên đặt cọc; Bên ký Bên ký Bên bán Bên cho Bên bảo Bên
thể cố; Bên chấp; Bên nhận đặt quỹ; Bên cược; (bên vay; Bên lãnh; Bên cầm
nhận cầm Bên nhận cọc có quyền; Bên bảo lưu vay; Tổ nhận bảo giữ;
cố thế chấp; Tổ chức nhận quyền chức lãnh; Bên Bên bị
Bên giữ tín dụng ký sở hữu); chính trị - được bảo cầm giữ
tài sản cược Bên xã hội cơ lãnh
(nếu có) mua sở

Đối Tài sản Tài sản Tiền hoặc Tiền hoặc Tiền Tài sản Tiền Tài sản của Tài sản
tượng của bên của bên kim khí quý, kim khí hoặc của bên bên bảo lãnh chiếm
cầm cố, thế chấp, đá quý hoặc quý, đá kim bán giữ hợp
như động gồm: vật có giá trị quý hoặc khí (quyền pháp
sản, các động sản, khác  giấy tờ có quý, sở hữu của bên
loại giấy bất động giá đá quý tài sản) có
tờ có giá sản, tài hoặc quyền
sản hình vật có
thành giá trị
trong khác
tương lai,

Trang 4
Nguyễn Thị Tú Quyên Lớp: PLU111.12 Mã sinh viên: 2114730042

Bản Bắt buộc Không Bảo đảm cho Tài Bảo Ghi Bảo đảm Bảo đảm Bảo
chất phải có chuyển việc giao kết sản không đảm nhận thực hiện thực hiện đảm
sự chuyển giao tài và thực hiện giao cho bên quyền nghĩa vụ nghĩa vụ thực
giao tài sản, chỉ hợp đồng bên có thuê sẽ sở hữu thuộc trái thuộc trái hiện
sản giao các quyền trả lại bên bán quyền quyền nghĩa
loại giấy tài sản vụ của
tờ chứng thuê bên vi
minh tình phạm
trạng
pháp lý
của tài
sản

Hình Phải lập Phải lập Phải lập   Không   Phải lập Phải lập  
thức thành văn thành thành văn bản đòi hỏi thành văn thành văn
bản văn bản; phải bản bản; Đối với
Đối với lập trường hợp
trường thành luật định
hợp luật văn phải công
định phải bản chứngchứng
công thực
chứng,
chứng
thực

Hiệu Có Có Không Không Không Có Không Không Có


lực          
đối
kháng
với
người
thứ ba

+ Sự khác biệt cơ bản giữa cầm cố và thế chấp : Khi cầm cố thì bắt buộc
phải có chuyển giao tài sản, còn khi thế chấp thì chỉ cần đưa ra giấy tờ
chứng minh mình là chủ sở hữu.
Ví dụ : Khi A đi vay tiền, và người cho vay yêu cầu A cầm cố chiếc
xe máy thì A phải giao chiếc xe đó cho người cho vay. Tuy nhiên, nếu A
thế chấp chiếc xe đó thì A chỉ cần đưa ra giấy tờ chứng minh mình là chủ
sở hữu đẻ chứng minh cho khả năng trả nợ của mình. Đặc biệt, đối với bất
động sản thì người ta thường không áp dụng cầm cố mà chỉ áp dụng thế
chấp.
+ Ký cược thường áp dụng cho trường cho thuê xe ở các khu du lịch …
+ Ví dụ cho ký quỹ : Yêu cầu các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt
một khoản tiền tại một ngân hàng đủ lớn để đảm bảo thực hiện các nghĩa
vụ với môi trường
* Những lưu ý cần thiết khi thực hiện các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự này:

Trang 5
Nguyễn Thị Tú Quyên Lớp: PLU111.12 Mã sinh viên: 2114730042

- Thực hiện dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự do , tự nguyện cam kết thỏa
thuận, thiện chí, trung thực, tôn trọng lợi ích của các bên liên quan, chịu
trách nhiệm dân sự.

Trang 6

You might also like