You are on page 1of 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- NĐ 21/2021 thay thế cho NĐ 163/2006 về GD bảo đảm


- NĐ 11/2012 (tham khảo)
- NĐ 99/2022 thay thế cho NĐ 102/2017

VẤN ĐỀ 3: CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN


NGHĨA VỤ
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM Ý NGHĨA VÀ NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC
HIỆN NGHĨA VỤ
1. Khái niệm
- Là những biện pháp pháp lý do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luạt
quy định dùng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ
2. Đặc điểm
- Là những biện pháp do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định
- Là những biện pháp mang tính chất bổ sung
 Các biện pháp bảo đảm không tồn tại độc lập mà luôn gắn liền với
1 nghĩa vụ nào đó (vd: đi mua nhà đặt cọc để đảm bảo bên bán
không bán cho người khác)
 Trong trường hợp biện pháp bảo đảm nhằm bảo đảm cho việc thực
hiện HĐ thì HĐ chính vô hiệu làm chấm dứt hiệu lực của biện
pháp bảo đảm
 Trong trường hợp biện pháp bảo đảm cho việc giao kết HĐ thì HĐ
chính vô hiệu, biện pháp bảo đảm vẫn có hiệu lực pháp lý (vd: ông
A bán nhà cho B, B đặt cọc 10% nhưng nếu sau khi đặt cọc làm
xong hết các thủ tục mà A tự ý bán cho người khác thì B dựa vào
số tiền cọc đảm bảo ông A bị phạt)
 Các biện pháp bảo đảm được áp dụng cho nghĩa vụ được đảm bảo
bị vi phạm
3. Ý nghĩa pháp lý
- Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
- Bảo về quyền lợi của các chủ thể
- Hạn chế tranh chấp
- .....
4. Những quy định chung về các biện pháp bảo đảm
a. Đối tượng dùng để bảo đảm
- Tài sản (điều 295)
 Phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm (VD: đi cầm xe máy
phải là thuộc sở hữu của mình)
 Tài sản hình thành trong tương lai gồm: tài sản đang hình thành
hoặc đã hình thành nhưng chưa thuộc quyền sở hữu
- Công việc
- Tín chấp
 Hiện nay trong BLDS chỉ chấp nhận uy tín của tổ chức công tác –
XH (MTTQVN, Hội Liên hiệp phụ nữ,...)

? Đối tượng bảo đảm là tài sản


 Sai. Ngoài tài sản ra còn có công việc, tín chấp,...
b. Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm (điều 293)
- Là phạm vi mà pháp luật quy định hay do các bên thỏa thuận đối với
việc bảo đảm thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ
Lưu ý:

VD: Thế chấp nhà 10 tỷ trong ngân hàng, 2 món nợ. Món nợ 1 phát sinh 3
tỷ, trong vòng 3 tháng tới kể từ ngày hôm nay vay thêm 3 tỷ nữa => thỏa
thuận bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai => 1 tài sản có thể phát sinh nhiều
nghĩa vụ
c. Hình thức giao dịch
- Bằng lời nói, văn bản, văn bản có công chứng...Nếu các bên có thỏa
thuận hoặc luật quy định được đăng ký thì biện pháp phải bảo đảm
còn phải được đăng ký
Lưu ý: đọc NĐ 99/2022
- Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong
trường hợp luật có quy định
- Trường hợp được đăng ký – biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối
kháng với người thứ 3 từ thời điểm đăng ký (điều 298)

? Trường hợp nào bắt buộc đăng ký (NĐ 99/2022)


 Quan trọng => đăng ký với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với
đất...
d. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba (điều 297)

? Vì sao lại có phát sinh hiệu lực đối kháng


 Vì để khi tranh chấp, còn đòi được tài sản về. VD: Thế chấp 1 cái
nhà 10 tỷ, 1 tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ được nhưng vay ông A
2 tỷ, ông B 3 tỷ, ông C 3 tỷ. Khi không trả được nợ thì không đủ
để trả nợ => Xác định thứ tự ưu tiên thì vấn đề đăng ký có hiệu lực
áp dụng
e. Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ (điều
296)
- Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ,
nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá
trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác
f. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo
đảm
- Thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng
- Nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ
ba được thanh toán trước nghĩa vụ không phát sinh hiệu lực đối kháng
- Thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm
Lưu ý: các bên cùng nhận bảo đảm có thể thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên
thanh toán cho nhau
Cầm cố là do thỏa thuận, cầm giữ là do Luật định
g. Xử lý tài sản bảo đảm (điều 299, 300, 301, 302, 306)
Lưu ý: xử lý tài sản cầm cố, thế chấp: điều 303, 304, 305, 307
- Phương thức xử lý
 Thỏa thuận: bán đấu giá, bên nhận bảo đảm tự bán, bên nhận
bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế,...
 Không thỏa thuận: bán đấu giá, trừ trường hợp luật quy định
khác
- Thường thỏa thuận: bán đấu giá
 Khi tài sản đem ra bán đấu giá, thì giá cả không cao bằng mình
tự đem giá ra ngoài thị trường. Phải quy định bước giá. Đấu giá
từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp (đấu giá viên, kiểm định
viên)
 Hiện nay, không thỏa thuận thì mới bán đấu giá
II. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
(ĐIỀU 292)

1. Cầm cố tài sản


a. Khái niệm (điều 309)
- Là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền
sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ.
b. Đặc điểm pháp lý
- Biện pháp cầm cố là biện pháp nhằm bảo đảm cho việc thực hiện
nghĩa vụ trong hợp đồng
- Đối tượng dùng để cầm cố là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm
cố
- Tài sản cầm cố phải được giao cho bên nhận cầm cố giữ (về giấy tờ
thì 2 bên thỏa thuận có giao hay không)
Lưu ý: bất động sản có thể là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật
 BLDS không cầm cố việc cầm cố nhà, quyền sử dụng đất
nhưng Luật nhà ở và Luật đất đai không quy định về việc cầm
cố nhà, quyền sử dụng đất -> vấn đề này phụ thuộc vào quan
điểm nhưng thực tiễn xét xử thì Tòa án đã tuyên vô hiệu những
trường hợp cầm cố nhà, quyền sử dụng đất
 Cây trồng trên đất cũng là một bất động sản, Luật không cấm
cầm cố cây trồng trên đất
- Hiệu lực cầm cố tài sản (điều 310)
c. Nội dung, quyền và nghĩa vụ các bên (TỰ ĐỌC)
d. Chấm dứt tài sản cầm cố (điều 315)
- Cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây
 Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt
 Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện
pháp bảo đảm khác
 Tài sản cầm cố đã được xử lý
 Theo thỏa thuận của các bên
e. Trả lại tài sản cầm cố (điều 316)
- Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản
2 điều 315 của Bộ luật này hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài
sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho
bên cầm cố
- Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho
bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
2. Thế chấp tài sản
a. Khái niệm (điều 317)
- Là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở
hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản
cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)
- Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ hoặc có thể do người thứ ba giữ
theo thỏa thuận
b. Đặc điểm pháp lý
- Thế chấp là biện pháp nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ
trong HĐ
- Tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác (tài sản hình thành trong tương lai)
- ĐỌC THÊM ĐIỀU 318
 Thế chấp nhà ở phải có công chứng, chứng thực
c. Hiệu lực (điều 319)
- HĐ thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác
- Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ
thời điểm đăng ký
? Bên nhận cầm cố, thế chấp có nghĩa vụ bảo quản giữ gìn tài sản
cầm cố, thế chấp
 Sai. Bên nhận cầm cố mới có nghĩa vụ bảo quản giữ gìn tài sản
cầm cố (CSPL: khoản 1 điều 313, khoản 1 điều 317, khoản 2 điều
320 BLDS 2015) -> Nghĩa vụ của bên thế chấp là bảo quản giữ gìn
? Bên thế chấp không được bán, cho thuê tài sản thế chấp, trừ
trường hợp luật có quy định
 Sai. CSPL: khoản 6 điều 321, khoản 4 điều 321
- Điều 325: Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn
liền với đất
 Cùng 1 chủ - vd: A có chứng nhận sử dụng đất, mà A xây nhà
chưa được có sổ hồng, A lại thế chấp ngân hàng => Cùng 1 chủ,
cả nhà cả đất đều bị xử lý là thu hồi nợ
 Khác chủ - vd: Quyền sử dụng đất là A, nhà là của B (con A), A
đem đi thế chấp quyền sử dụng đất => B (chủ đất) vẫn được sử
dụng miếng đất, thường thì bên cho vay nhận giữ đất chờ đến
khi B mua đất
 Mua nhà ở trên đất người khác vẫn có thể ở (nên mua đất
đồng chủ sở hữu)
3. Đặt cọc (khoản 1 điều 328)
a. Khái niệm
- Là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây
gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý
hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong
một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng
b. Đặc điểm
- Nếu trong hợp đồng có tiền ngoại tệ không được thanh toán => xem
pháp lệnh ngoại hối sửa đổi 2013 (điều 22)
- Đối tượng dùng để đặt cọc
 Tài sản (tiền, kim khí quý, đá quý, vật có giá trị khác)
 NĐ 24/2012: Cấm sử dụng vàng để thanh toán, vì vàng có sự
biến động. Đặt cọc bằng vàng thì không cấm
 Đối tượng đặt cọc là tiền hoặc vàng??? -> Sai. Tiền đặt cọc phải
là tiền VNĐ
- Hình thức của hợp đồng đặt cọc
 Không bắt buộc: lời nói, văn bản, thư điện tử,....
 Với BLDS 2005 thì việc đặt cộc phải được lập thành văn bản.
Các bên có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng
chính
 Hợp đồng đặt cọc phải có chữ cọc
- Chức năng của đặt cọc
 Chức năng đảm bảo
 Chức năng thanh toán
- Xử lý tiền đặt cọc (khoản 2 diều 328)
 Lưu ý: trường hợp cả 2 bên có lỗi, bất khả kháng, trở ngại
khách quan – không phạt (NĐ 01/2003, Án lệ số 25: không đặt
cọc với lý do khách quan)
 Giao tiền mà không xác định đặt cọc hay trả trước – được xem
là tiền trả trước (điều 29, 163 BLDS 2015, điều 37 NĐ
21/2021)
4. Ký cược (khoản 1 điều 329)
a. Khái niệm
- Là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản
tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi
chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại
tài sản thuê
b. Đặc điểm
- Đối tượng ký cược
 Là một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị
khác (tài sản ký cược)
- Mục đích của việc ký cược
- Hình thức ký cược
 Không bắt buộc
 Với đặt cọc thì chỉ là một khoản tiền nhỏ, còn ký cược là một
khoản tiền tương đương với giá trị của đồ vật
- Xử lý tài sản ký cược (khoản 2 điều 329)
5. Ký quỹ
a. Khái niệm
- Là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản
tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản ký
cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê
- Tài sản phong tỏa là tài sản không được rút
 Vd: Ký quỹ được hình thành do thỏa thuận. A, B là 2 bên đối
tác, A chuyên bán hàng cho B, A bán hàng cho B 2 tỷ phải ký
quỹ tại 1 tài khoản phong tỏa. Nếu B không trả tiền cho A thì có
phần tài sản ký quỹ được bảo đảm bằng biện pháp ký quỹ được
ngân hàng chi trả và ngân hàng phải tính phí giữ tiền
b. Đặc điểm
- Tài sản ký quỹ và việc ký quỹ một lần hoặc nhiều lần tại ngân hàng
nơi ký quỹ do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định
- Xử lý tài sản ký quỹ
6. Bảo lưu quyền sở hữu (chỉ áp dụng với 1 loại HĐ mua bán)
a. Khái niệm (khoản 1 điều 331)
- Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán
bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủư
- Vd: Bên B phải chuyển giao quyền sở hữu cho A, nhưng A chưa thanh
toán đầy đủ (trả góp trong 2 năm, 3 tháng 1 lần), công ty đó sẽ bảo lưu
quyền sở hữu lại cho đến khi bên A thanh toán đầy đủ số tiền thì mới
giao nhà cho A
b. Đặc điểm
- Là biện pháp chỉ áp dụng đối với HĐ mua bán
- Hình thức: bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng
hoặc được ghi trong HĐ mua bán
- Hiệu lực: phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3 kể từ thời điểm
đăng ký
- Mua xe máy trả góp có phải là bảo lưu quyền sở hữu hay không?
 Không. Vì mua xe máy trả góp bên bán đã sang tên xe cho bên
mua rồi => Chuyển thành vay, bên mua có nghĩa vụ trả nợ vay
7. Bảo lãnh
a. Khái niệm (điều 335)
- Là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có
quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay
cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến
thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
- Vd: A (bên nhận bảo lãnh) cho B (bên được bảo lãnh) vay tiền, C là
bên bảo lãnh
- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện
nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo
lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
b. Đặc điểm
- Đối tượng: tài sản hoặc công việc
- Chủ thể gồm 3 bên: bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh, bên bảo
lãnh
- Phạm vi bảo lãnh (điều 336)
 Bên bảo lãnh có thể cam kết một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ
cho bên được bảo lãnh
 Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt,
tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác
 Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm tài sản để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (thế chấp, cầm cố...)
 Vì sao lại như vậy? => Thế chấp là bên được nhận bảo lãnh
dùng tài sản của mình để thế chấp, còn bên bảo lãnh không đi
vay nhưng C đem nhà đi thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh => C có thể đòi B lại số tiền tương ứng với giá trị
căn nhà, B phải hoàn trả lại cho C
 Trường hợp nghĩa vụ được là bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh
trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ
phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh
chấm dứt tồn tại
- Thù lao (điều 337)
8. Tín chấp
- Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá
nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để
sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật
- Bên bảo đảm bằng tín chấp

(thay thế
bằng NĐ 21)
- Đối tượng

- Mục đích

- Hình thức (điều 345)


- Yêu cầu về nội dung

9. Cầm giữ tài sản


a. Khái niệm (điều 346)
- Là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp
pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài
sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ
- Cầm cố là từ chiếm giữ
- Vd: giữ xe tháng ở chung cư, không trả tiền bác bảo vệ giữ lại xe

You might also like