You are on page 1of 3

Vấn đề 3: Đặt cọc

Câu 1: Khác biệt cơ bản giữa đặt cọc và cầm cố, đặt cọc và thế chấp?

Về đặt cọc và cầm cố:

Tiêu chí Đặt cọc Cầm cố


Đối tượng Tiền hoặc kim khí quý, đá quý Tài sản thuộc quyền sở hữu của
hoặc vật có giá trị khác bên cầm cố. Ở đây, pháp luật
không giới hạn về loại tài sản
dùng để bảo đảm
Mục đích Đảm bảo cho việc giao kết hoặc Đảm bảo cho việc thực hiện
thực hiện hợp đồng nghĩa vụ
Xử lý tài sản Không cần phải thông qua bán Theo Điều 303 BLDS 2015 về
đấu giá phương thức xử lý tài sản cầm
cố thì nếu các bên không có
thỏa thuận khác, việc xử lý tài
sản cầm cố được bán đấu giá
Tính bảo đảm Mang tính hai chiều, bất cứ bên Mang tính một chiều, bên cầm
nào vi phạm đều bị phạt cọc cố bảo đảm trước bên nhận
cầm cố
Về đặt cọc và thế chấp:

Tiêu chí Đặt cọc Thế chấp


Đối tượng Tiền hoặc kim khí quý, đá quý Tài sản thuộc quyền sở hữu của
hoặc vật có giá trị khác bên thế chấp
Tài sản giao cho bên nhận đặt Tài sản không giao cho bên
cọc nhận thế chấp mà do bên thế
chấp giữ, các bên có thể thỏa
thuận giao cho người thứ ba
giữ tài sản thế chấp
Mục đích Đảm bảo cho việc giao kết hoặc Đảm bảo cho việc thực hiện
thực hiện hợp đồng nghĩa vụ
Xử lý tài sản Không cần phải thông qua bán Theo Điều 303 BLDS 2015 về
đấu giá phương thức xử lý tài sản thế
chấp thì nếu các bên không có
thỏa thuận khác, việc xử lý tài
sản thế chấp được bán đấu giá
Tính bảo đảm Mang tính hai chiều, bất cứ bên Mang tính một chiều, bên thế
nào vi phạm đều bị phạt cọc chấp bảo đảm trước bên nhận
thế chấp
Câu 2: Thay đổi giữa BLDS 2015 và 2005 về đặt cọc?

BLDS 2005 quy định về đặt cọc như sau:

“Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc
vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao
kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.”1

BLDS 2015 đã sửa lại quy định này:

““Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là
bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau
đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện
hợp đồng”.2

Ở 2 Điều luật này, có thể thấy BLDS 2015 đã bỏ đi quy định hình thức của việc đặt cọc
phải được lập thành văn bản như ở BLDS 2005. BLDS 2005 quy định hình thức của việc
đặt cọc phải lập thành văn bản, tuy nhiên “BLDS không rõ yêu cầu văn bản là yêu cầu về
việc chứng cứ của đặt cọc hay là yêu cầu để đặt cọc có hiệu lực”. 3 Việc quy định như
vậy đã gây ra bất cập khi áp dụng vì vậy BLDS 2015 không đặt nặng vấn đề hình thức
của giao dịch, đã bỏ đi quy định về hình thức đặt cọc trong BLDS 2005.

Câu 3: Theo BLDS, khi nào bên đặt cọc bị mất cọc, bên nhận cọc bị phạt cọc?

Cụ thể, theo BLDS 2015 có quy định về đặt cọc như sau:

“Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên
đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao
kết , thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt
cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc
và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác”.4

Như vậy, theo BLDS 2015, bên đặt cọc bị mất cọc khi từ chối giao kết, thực hiện hợp
đồng. Ngược lại, bên nhận cọc bị phạt cọc khi từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng.

1
Khoản 1 Điều 358 BLDS 2005.
2
Khoản 1 Điều 328 BLDS 2015.
3
Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học – Những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt
Nam, 2016, tr. 350.
4
Khoản 2 Điều 328 BLDS 2015.
Câu 4: Theo Quyết định được bình luận, khi nào bên nhận cọc (bà Hạnh) bị phạt cọc?

Theo Quyết định được bình luận, bên nhận cọc (bà Hạnh) bị phạt cọc khi do lỗi chủ quan
của bà Hạnh làm cho chậm trễ việc hoàn tất các thủ tục để được sang tên quyền sở hữu.

Cụ thể, trong Quyết định: “Nếu có căn cứ xác định do bà Hạnh chậm trễ hoàn tất các thủ
tục để được sang tên quyền sở hữu thì lỗi hoàn toàn thuộc về bà Hạnh, và bà Hạnh mới
phải chịu phạt tiền cọc”.5

Câu 5: Theo Quyết định được bình luận, khi nào bên nhận cọc không bị phạt cọc?

Theo Quyết định được bình luận, bên nhận cọc (bà Hạnh) không bị phạt cọc khi do lỗi
của cơ quan thi hành án dân sự chậm trễ trong việc chuyển tên quyền sở hữu cho bà Hạnh
khiến bà Hạnh không thể thực hiện đúng cam kết với ông Lộc.

Cụ thể, trong Quyết định: “Nếu có căn cứ xác định cơ quan thi hành án dân sự chậm trễ
trong việc chuyển tên quyền sở hữu cho bà Hạnh thì lỗi dẫn tới việc bà Hạnh không thể
thực hiện đúng cam kết với ông Lộc thuộc về khách quan, và bà Hạnh không phải chịu
phạt tiền cọc”.6

5
Quyết định giám đốc thẩm số 79/2012/DS-GĐT ngày 23/02/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
6
Quyết định giám đốc thẩm số 79/2012/DS-GĐT ngày 23/02/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.

You might also like