You are on page 1of 3

CÂU 1:

- Đặt cọc Là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận
đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc
vật có giá trị khác trong thời hạn nhất định để bảo đảm
giao kết hoặc thực hiện hợp đồng (Điều 328 BLDS năm
2015)
- Cầm cố Là việc bên cầm cố giao tài sản thuộc
quyền cầm cố của mình ( ko bao gồm bất động sản)
cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
khi xác lập giao dịch dân sự (Điều 309 đến Điều 316
BLDS năm 2015)
- Thế chấp Là việc bên thế chấp dùng tài sản
thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp
khi đã xác lập giao dịch dân sự (Điều 317 đến Điều 327
BLDS năm 2015.)
- Bên nhận cọc: nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài
sản và không được khai thác, sử dụng tài sản đó, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Tài sản đặt cọc
vẫn thuộc sở hữu của bên đặt cọc.
- Người nhận cầm cố: có quyền đòi lại tài sản đó
ở bất cứ người nào.
- Bên cầm cố vẫn là chủ sở hữu tài sản, vẫn còn
một số quyền của chủ sở hữu (khoản 1 Điều 312 BLDS
2015)
- Bên thế chấp có nghĩa vụ “bảo quản, giữ gìn tài
sản thế chấp” và “áp dụng các biện pháp cần thiết để
khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng
tài thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế
chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị”.
CÂU 2 :
- Thứ nhất, BLDS 2015 không bắt buộc việc đặt cọc
phải được lập thành văn bản như BLDS 2005.
Vì đã có tòa cho rằng đây là điều kiện có hiệu lực của đặt
cọc dù đã có thỏa thuận giữa các bên và có việc chuyển
khoản thực tiễn. Đây cũng là bất cập của BLDS 2005
- Thứ hai, ở BLDS 2015 đã thay thế cụm từ “hợp đồng
dân sự” của BLDS 2005 thành cụm từ “hợp đồng”.
Điều này cho thấy sự mong muốn mở rộng phạm vi
điều chỉnh của chế định đặt cọc đó là không chỉ quy
định tại “hợp đồng dân sự” mà còn quy định ở nhiều
loại hợp đồng khác nữa. Vì cụm từ “hợp đồng” bao
gồm rất nhiều loại hợp đồng như thương mại, lao động,

CÂU 3:
Câu trả lời cho câu hỏi này đều được nêu rõ tại khoản 2 điều 328
- Bên đặt cọc mất cọc: bên đặt cọc từ chối việc
giao kết, thực hiện hợp đồng. Tài sản đặt cọc thuộc về
bên nhận cọc theo quy định tại
Ví dụ:
A và ông B ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất, ông B đặt cọc 150 triệu đồng. Ông B hẹn 1 tuần sau
sẽ giao tiếp số tiền còn lại nhưng không thực hiện. Sau
đó ông B xin gia hạn thêm 1 tháng nữa sẽ thanh toán nốt
số tiền còn lại nếu không hợp đồng này sẽ bị hủy bỏ. Đã
quá thời hạn nhưng ông B vẫn chưa thanh toán số tiền
còn lại. Lúc này ông B được coi là đã từ chối giao kết
hợp đồng nên số tiền 150 triệu ông B đặt cọc sẽ thuộc về
bà A.
- Bên nhận đặt cọc bị phạt cọc khi bên nhận
đặt cọc từ chối việc giao kết hợp đồng, thực hiện hợp
đồng. Lúc này bên nhận cọc phải trả cho bên đặt cọc tài
sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản
đặt cọc. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra nếu như các bên
không có thỏa thuận khác theo quy định tại

CÂU 4:
Theo Nghị quyết số 01/2003 của Hội đồng thẩm phán
thì trong trường hợp “có sự kiện bất khả kháng hoặc có
trở ngại khách quan thì không phạt cọc”. Tức là trong
trường hợp vì lý do khách quan dẫn tới việc không thể
giao kết hay thực hiện hợp đồng bên nhận cọc có nghĩa
vụ trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc và ngược lại.

You might also like