You are on page 1of 9

Sở hữu toàn dân

1. Khái niệm
1.1. Khái niệm sở hữu toàn dân
Điều 2, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định:
“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.
Theo quy định của Hiến pháp, Nhà nước là người đại diện cho toàn dân, được
nhân dân trao cho những quyền lực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng,
ngoại giao… để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả là: xây dựng và bảo
vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước đại diện cho nhân dân nắm toàn bộ các tư liệu sản xuất chủ yếu trong
tay để thực hiện sứ mệnh lịch sử cao cả của mình.Hiến pháp 2013 đã tiếp tục
khẳng định tại Điều 53: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do
Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người dại diện cho nhân dân
quàn lý, nắm giữ những tư liệu sản xuất là chủ sở hữu đối với tài sản được quy
định tại Điều 197 BLDS 2015 và Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu sử dụng
và định đoạt đối với các tài sản đó được quy định tại điều 198 BLDS 2015.
Sở hữu toàn dân là hình thức cao nhất của sở hữu xã hội chủ nghĩa, trong đó các
tư liệu sản xuất chủ yếu cùng với tài sản khác theo quy định của pháp luật đều
thuộc quyền quản lí, khai thác và sử dụng của nhà nước - người đại diện chính
thức của nhân dân. Chế độ sở hữu toàn dân cùng với chế độ sở hữu tập thể hợp
thành chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa và là nền tảng của nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa.
Sở hữu toàn dân được hiểu là một hình thức sở hữu chung do toàn dân là chủ sở
hữu mà Nhà nước là người đại diện, do đó không nên quy định sở hữu toàn dân
như một hình thức sở hữu độc lập. Tuy nhiên, việc chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân có sự khác biệt với các hình thức sở hữu
chung khác nên cần quy định thành một mục riêng trong chế định về sở hữu
chung.
1.2. quyền sở hữu toàn dân
Khoản 1 Điều 198 BLDS 2015 quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là đại diện thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền
sở hữu toàn dân” nên hình thức sở hữu toàn dân còn được gọi là quyền sở hữu
toàn dân

Quyền sở hữu toàn dân, hiểu theo nghĩa khách quan (hay theo nghĩa rộng) là
tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm:
- Xác nhận việc chiếm hữu toàn dân (gồm cả chiếm hữu pháp lí và chiếm hữu
thực tế) đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu, quan trọng nhất;
- Quy định về nội dung và trình tự thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân;
- Xác định phạm vi, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp do
Nhà nước thành lập để quản lí những tài sản được giao theo quy định của pháp
luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh, quản lí nhà nước hoặc hoạt
động công ích...

Theo nghĩa chủ quan (hay nghĩa hẹp), quyền sở hữu toàn dân được hiểu là toàn
bộ những hành vi mà với tư cách đại diện cho chủ sở hữu, Nhà nước cũng như
các chủ sở hữu khác thực hiện các quyền năng cụ thể về chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt đối với các tài sản của mình. Nhà nước “là chủ” đối với các tư liêu sản
xuất chủ yếu nhưng không ai quy định cho Nhà nước phạm vi từng quyền hạn
đối với những tư liệu sản xuất đó. Nhà nước tự quy định cho mình các quyền
năng và các trình tự để thực hiện các quyền năng. Nhưng điều đó không có
nghĩa là quyền hạn của Nhà nước là vô tận đối với các tài sản mà Nhà nước là
chủ sở hữu. Cũng như các chủ thể khác, Nhà nước chỉ được thực hiện quyền của
chủ sỡ hữu trong phạm vi pháp luật cho phép. Nói cách khác, các quyến năng đó
cũng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Chủ thể
Nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản thuộc chế độ sở hữu toàn dân, Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài
sản là những tư liệu sản xuất chủ yếu có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của
nền kinh tế quốc dân, đến an ninh, quốc phòng như quy định tại Điều 53 Hiến
pháp năm 2013 và Điều 197 BLDS
Khác với những chủ sở hữu khác như: Công dân, pháp nhân, các đoàn thể, tổ
chúc xã hội… Nhà nước tham gia quan hệ quyền sở hữu với cách là chủ thể đặc
biệt và là chủ thể duy nhất đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu, Nhà nước là một
tổ chức đại diện cho nhân dân nắm và quản lý toàn bộ nhưng tài sản thuộc sở
hữu toàn dân, đồng thời nắm toàn bộ quyền lực chính trị. Nhà nước, thông qua
Quốc hội đề xuất và tự quy định cho mình những biện pháp, hình thức, trình tự
thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của đất
nước (các Nghị định, Thông tư…) quy định về quyền hạn của mình trong việc
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của toàn dân.
Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu như:
Đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, thềm lục địa…
mà các chủ thể khác khổng có quyền sở hữu. Nhà nước giao tài sản cho các
doanh nghiệp nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang quyền quản lý, sử
dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật. Khi tài sản được Nhà nước
giao cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức… thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra,
giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.
Để thực hiện quyền sở hữu của mình, Nhà nước thành lập các cơ quan quyền
lực, cơ quan quản lý ở trung ương và địa phương, thành lập các doanh nghiệp
nhà nước. Nhà nước giao cho các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp của Nhà nước
những tài sản phù hợp với yêu cầu, chức nầng của đơn vị đó để thực hiện những
nhiệm vụ nhất định.
Các đơn vị hoặc cá nhân được Nhà nước giao tài sản phải sử dụng, khai thác
đúng mục đích, có hiệu quả, phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà
nước theo quy định của pháp luật. Đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước nhưng
chưa được giao cho tổ chức hoặc cá nhân quản lý như: Đất hoang, đồi trọc, thêm
lục địa xa bờ, vùng kinh tế đặc quyền… thì Chính phủ tổ chức thực hiện việc
bảo vệ, điều tra khảo sát và lập quy hoạch tổng thể để dần đưa vào khai thác.
Ngoài ra, trong phạm vi pháp luật cho phép, các cơ quan tổ chức doanh nghiệp
nhà nước được thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các loại tài sản
được giao. Đối với các doanh nghiệp nhà nước khi định đoạt tài sản là những
thiết bị, nhà xưởng quan trọng theo quy định của Chính phủ, phải được cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển
vốn. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này không phải là chủ sở hữu đối với
các loại tài sản đó mà chủ sở hữu là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Theo yêu cầu của chức năng và nhiệm vụ, Nhà nước con thành lập các cơ quan
của Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Nhà nước trong việc
quản lý và điều hành xã hội. Khi thấy không cần thiết, Nhà nước có thể sáp
nhập, chia, tách, giải thể một số trong các cơ quan đó. Việc thu hồi, thanh lý,
chuyển giao các loại tài sản của cờ quan bị giải thể, chia tách hoặc sáp nhập do
Nhà nước quy định. Đối vói các doanh nghiệp của Nhà nước, nếu sản xuất, kinh
doanh không có hiệu quả, thua lỗ nhiều… thì Nhà nước có thể tổ chức lại, giải
thể, tuyên bố phá sản hay chuyển hình thức sở hữu của các doanh nghiệp đó.
Hình thức sở hữu toàn dân có tính chất là sở hữu công cộng đối với các tư liệu
sản xuất quan trong. Nhà nước là người đại diện cho toàn dân để thực hiện
quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu này. Vì vậy, chủ thể
của hình thức sở hữu toàn dân là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Một số chủ thể khác có liên quan như cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang,
doanh nghiệp nhà nước mặc dù trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản nhưng những
chủ thể này không phải là chủ sở hữu đối với các tài sản thuộc hình thức sở hữu
nhà nước.
3. Khách thể.
Khách thể của sở hữu toàn dân rất đa dạng, phạm vi khách thể không bị hạn
chế. Có những loại tài sản chỉ thuộc sở hữu toàn dân như: Đất đai, rừng núi,
sông hồ, nước, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, các loại tài sản trong lòng
đất thuộc thềm lục địa Việt Nam, sinh vật và các loại tài nguyên không phải là
sinh vật dưới nước thuộc vùng biển của Việt Nam, vùng kinh tế đặc quyền ngoài
biển... Đó là những tư liệu sản xuất chủ yếu quyết định đến việc phát triển kinh
tế, bảo vệ nền an ninh và quốc phòng của nước ta. Những loại tài sản này gọi là
khách thể đặc biệt của sở hữu toàn dân
Trong các tài sản thuộc sở hữu toàn dân có những loại tái sản được coi là khách
thể đặc biệt là tài sản đặc biệt chỉ thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất
đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông
hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm
lục địa và vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác. Ngoài ra, các tài sản khác như
phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp là khách thể thông
thường bởi vì, đó là các tài sản mà các chủ thể khác cũng có quyền sở hữu.
3.1. Đất đai
ất cả các loại đất đai trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện thực hiện
quyền sở hữu. Nhà nước giao đất cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn
vị vũ trang nhân dân, các nông trường, lâm trường, tập đoàn sản xuất nông
nghiệp, các hợp tác xã và cá nhân để sử dụng lâu dài và ổn định. Người sử dụng
đất có quyền hưởng hoa lợi, để lại thừa kể những hoa lợi ttên đất, được phép
chuyển quyền sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thể chấp,
để lại thừa kế quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp
luật (Điều 54 Hiến pháp năm 2013). Đất đai được phân thành các loại sau đây:
- đất nông nghiệp: là đất dùng để phát triển nông nghiệp và phát triển sản xuất
lâm nghiệp. Người dử dụng đất phải đảm bảo sử dụng đất đúng mục địch và
chấp hành nghiêm chình quy định của pháp luật.
-đất phi nông nghiệp: là đất dùng để quy hoạch nhà ở, đô thị hay được sử dụng
cho nhu cậu về việc khai khoáng phát triển king tế xã hội. Các tổ chức, cá nhân
khi sử dụng đất khi khai thác, sử dụng phải tuân theo những quy định của pháp
luật theo từng loại đất.
-đất chưa sử dụng: là đất hoang, đát trống, đồi trọc chưa được Nhà nước giao
cho tổ chức, cá nhân nào. Nhà nước sẽ lập quy hoạch tổng thể tổ chức và đưa
vào khai thác, sử dụng.
Nhà nước thống nhất quản lí tất cả các loại đất đai trong phạm vi lãnh thổ, thềm
lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước giao cho các tổ
chức, cá nhân sử dụng hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê để sử dụng lâu dài
nhưng phải bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm. Người sử
dụng đất phải tuyệt đối chấp hành pháp luật về quản lí đất, nếu vi phạm thì tuỳ
theo mức độ mà có thể bị xử lí theo pháp luật hành chính hoặc truy cứu ưách
nhiệm hình sự.
3.2. Rừng.
Theo quy định tại Điều 13 Luật bảo vệ rừng và phát triển rừng thì rừng bao
gồm: “Rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn Nhà nước thuộc sở hữu nhà nước”.
Rừng tự nhiên là tổng thể sinh thái gồm không những cây rừng mà còn cả môi
trường rừng như: Thảm cỏ tự nhiên, thảm thực vật trung gian, động vật (gồm cả
chim muông, thú rừng). Rừng có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, rừng còn làm
trong sạch môi trường, cân bằng hệ sinh thái và có tác dụng chống xói mòn, bảo
vệ đất đai.
Đối với các loại rừng mà chủ rừng trồng trên đất được Nhà nước giao nhưng
không phải bằng vốn của Nhà nước thì tất cả sản phẩm thực vật rừng thuộc
quyền sở hữu của người bỏ vốn trồng rừng. Những động vật rừng quý hiếm mà
pháp luật quy định phải bảo vệ, cấm săn bắt nếu không có giấy phép đều thuộc
quyền sở hữu toàn dân. Các động vật thông thường thuộc quyền sở hữu của chủ
rừng.
Tất cả các loại rừng, Nhà nước đều quy định các biện pháp bảo vệ, phòng cháy,
chữa cháy, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, các nguyên tắc sinh học và những quy
định về kiểm dịch quốc gia. Để mở rộng diện tích rừng, Nhà nước khuyến khích
tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển rừng
Rừng được chia thành các loại sau:
- Rừng phòng hộ để bảo vệ đất, nguồn nước, chống xói mòn, hạn chế thiên tai,
rừng để chắn gió, chắn sóng biển và lấn biển.
- Rừng đặc dụng để bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, rừng
quốc gia, động vật rừng, nghiên cứu khoa học, làm danh lam thắng cảnh và du
lịch.
- Rừng sản xuất dùng vào việc khai thác, kinh doanh gỗ, các lâm sản rừng và
động vật rừng. Những người khai thác phải bảo đảm việc khai thác rừng đủ tuổi
khai thác và sau khi khai thác phải trồng lại rừng theo quy định của Nhà nước.
Các tổ chức, cá nhân (gọi là chủ rừng) khi được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giao rừng, đất trồng rừng để sử dụng phải tuân theo quy định của luật bảo
vệ và phát triển rừng, không sử dụng vào mục đích khác.
3.3. Nước
Bao gồm mặt biển, sông, hồ, ngòi, rạch... Luật cải cách ruộng đất năm 1953 và
một số văn bản pháp luật khác xoá bô quyền chiếm hữu tư nhân, những đặc
quyền, đặc lợi về khúc sông, mặt biển. Pháp luật đã quy định: Mặt biển, hồ lớn,
sông ngòi, các công trình thuỷ lợi đều thuộc sở hữu nhà nước.
Nước là nguồn tài nguyên vô tận, phục vụ việc tưới tiêu trong nông nghiệp,
cung cấp nguồn năng lượng cho công nghiệp thuỷ điện. Nước biển trong vùng
lãnh hải cung cấp nguyên liệu làm muối. Các tổ chức, cơ quan và cá nhân có
quyền sử dụng nước nhưng không được làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
Nước dùng trong công nghiệp trước khi thải ra nơi quy định phải được xử lí và
phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, các loài sinh vật sống trong nước (kể cả sinh vật và không sinh vật) là
nguồn thuỷ sản và hải sản có giá trị, góp phần vào việc phát triển kinh tể ngoại
thương, đem lại cho Nhà nước số ngoại tệ đáng kể.
3.4. Hầm, mỏ.
à những loại tài nguyên trong lòng đất, dưới thềm lục địa có giá trị kinh tế phục
vụ cho việc phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp quốc
phòng.
- Hầm: Bao gồm các khoáng chất để xây dựng và cung cấp cho công nghiệp như
đá vôi, đất sét, cát đen, cát vàng, muối mỏ, các khoáng chất làm nguyên liệu sản
xuất phân bón.
- Mỏ: Bao gồm các loại khoáng chất như kim loại, đá quý, than đá, nhiên liệu
lỏng (dầu), nhiên liệu khí...
Việc khai thác và sử dụng hầm, mỏ phải tuân theo trình tự nhất định do pháp
luật quy định. Tổ chức hoặc cá nhân có hành vi cố ý vi phạm các quy định trong
quản lí nhà nước về khoáng sản sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
3.5. Các loại vuc khí quốc phòng, an ninh
Là những tài sàn chỉ thuộc quyền sở hữu nhà nước, do Nhà nước trang bị cho
các lực lượng vũ trang để chiến đấu bảo vệ tổ quốc và giữ gìn trật tự trị an. Ở
nước ta, cá nhân không có quyền có vũ khí riêng.
Ngoài ra, những tài sản vắng chủ, vô chủ, những tài sản chôn giấu, bị chìm đắm
trong một số trường hợp pháp luật quy định là của Nhà nước.
Các công trình vãn hoá hoặc công trình có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân và an ninh quốc phòng như: hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ,
bưu điện, bưu chính viễn thông... đều thuộc sở hữu toàn dân.
4. Nội dung sở hữu toàn dân
Với tư cách là địa diện của chủ sở hữu và thống nhất quản lí đối với các tài sản
thuộc hình thức sở hữu toàn dân, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có đầy đủ ba quyền năng: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.
4.1. Quyền chiếm hữu
Nhà nước đại diện thực hiện quyền chiếm hữu tài sản toàn dân bằng cách ban
hành các văn bản pháp quy, quy định việc bảo quản, quy định thể lệ kiểm kê tài
sản định kì và đột xuất để kiểm tra tài sản mà Nhà nước đã giao cho các cơ
quan, doanh nghiệp của Nhà nước. Các cơ quan, doanh nghiệp phải nghiêm
chỉnh thực hiện các quy định này.
Nhà nước đại diện thực hiện quyền chiếm hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn
dân bằng cách ban hành các văn bản pháp luật quy định về quyền hạn, nghĩa vụ
của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản được
Nhà nước giao cho.
Ví dụ: Quốc hội ban hành Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2017
+ Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định phạm vi, trình
tự, cách thức chiếm hữu, quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản Nhà nước
+ Nhà nước đầu tư vốn và tài sản vào doanh nghiệp Nhà nước để doanh nghiệp
Nhà nước hoạt động trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn
+ Nhà nước thông qua hoạt động của các cơ quan chuyên trách thực hiện việc
kểm tra, thanh tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đã giao cho cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp Nhà Nước
4.2. Quyền sử dụng
Nhà nước khai thác lợi ích từ tài sản theo quy định của pháp luật và theo một kế
hoạch nhất định. Nhà nước thành lập những cơ quan quản lí tài sản như quản lí
hành chính kinh tế hoặc quản lí sản xuất, kinh doanh. Tuỳ từng tính chất của loại
doanh nghiệp và tuỳ loại tài nguyên thiên nhiên mà Nhà nước giao cho các cơ
quan khác nhau quản lí như: Đất đai được giao cho Bộ tài nguyên và môi trường
quản lí. Rừng, chim, thú rừng giao cho Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Hoặc Nhà nước thành lập các doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn và tổ chức
quản lí, giao cho doanh nghiệp này một số tư liệu sản xuất để hoạt động kinh
doanh, hoạt động công ích nhàm thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội nhất định
được Nhà nước giao.
Quyền sử dụng tài sản được Nhà nước chuyển giao cho các cơ quan, doanh
nghiệp của Nhà nước để quản lí và khai thác công dụng; hoặc được Nhà nước
chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thông qua các hợp đồng dân sự hay thủ tục
hành chính nhất định. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lọi cho các
cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, cá nhân và các chủ thể khác sử dụng tài sản
thuộc sở hữu nhà nước một cách tiết kiệm, đúng mục đích và đem lại hiệu quả
kinh tế cao đồng thời nghiêm trị những hành vi gây thiệt hại đối với tài sản đó
hoặc làm suy kiệt, hủy hoại mồi trường.
Nhà nước giao tài sản cho cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp và các chủ thể khác
để các chủ thể này quản lý, sử dụng tài sản theo đúng mục đích, theo đúng cách
thức, phạm vi, trình tự theo quy định của pháp luật
Ví dụ: Nhà nước giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho ông A qua một thủ tục
hành chính và ông A có nghĩa vụ khai thác, sử dụng đất đấy đúng mục đích, có
hiệu quả kinh tế cao. Ông A không được huỷ hoại mảnh đất đấy bằng việc khai
thác hết công dụng lại không có biện pháp cải tạo.
4.3. Quyền định đoạt
Cũng như các chủ thể khác, đây là quyền định đoạt tài sản về mặt pháp lí và là
quyền năng cơ bản của sở hữu. Nhà nước đại diện định đoạt tài sản thuộc sở hữu
toàn dân bằng nhiều phương thức khác nhau. Nhà nước có thể chuyển giao tài
sản cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân... những chủ thể này được quyền
sử dụng tài sản để thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhà nước thành lập những cơ
quan quàn lí nhà nước ở trung ương và địa phương để trực tiếp quyết định việc
chuyển giao tài sản trong phạm vi chức năng, quyền hạn do pháp luật quy định.
Để thực hiện quyền định đoạt, Nhà nước trao cho các cơ quan quản lí nhà nước
ở địa phương quyền được định đoạt một phần trong phạm vi quyền sở hữu đất
đai. Những cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất cũng đồng thời có thẩm
quyền thu hồi đất nếu người sử dụng đất không thực hiện đúng chính sách, pháp
luật của Nhà nước về mục đích sử dụng của từng loại đất, bảo vệ đất...
Nhà nước đại diện thực hiện quyền sở hữu trực tiếp thông qua các cơ quan
quyền lực, cơ quan quản lí nhà nước hoặc gián tiếp thông qua các doanh nghiệp
kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích do Nhà nước thành lập và được
Nhà nước giao cho quyền quản lí, sử dụng, định đoạt tài sản.
Ngoài ra, Nhà nước con cho phép các tổ chức doanh nghiệp được quyền định
đoạt tài sản mà nhà nước đã giao cho tổ chức doanh nghiệp nếu việc định đoạt
đó là nhằm phục vụ cho quá trình hoạt động, qáu trình sản xuất, kinh doanh và
thực hiện các nhiệm vụ mà nhà nước giao.
Ví dụ: UBND cấp tỉnh (huyện) có quyền thu hồi đất nếu như tổ chức, cá nhân vi
phạm mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc
gia, công cộng

You might also like