You are on page 1of 3

MSSV: 23110225

Nguyễn Lâm Huy

1. Đạo luật: văn bản quy phạm pháp luật do người dân, Quốc Hội - cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất ban hành để cụ thể hóa Hiến Pháp nhằm điều chỉnh các loại quan
hệ xã hội trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước
- Nhận định sai
- Vì Đạo luật: văn bản quy phạm pháp luật do Quốc Hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất ban hành để cụ thể hóa Hiến Pháp nhằm điều chỉnh các loại quan hệ xã hội trong các
lĩnh vực hoạt động của Nhà nước. Không có đề cập đến người dân
2. Nhà nước là tổ chức công ty công lập trong xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và
chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã
hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ mình.
- Nhận định sai.
- Vì Nhà nước là tổ chức công quyền trong xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính
quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất
định trong phạm vi lãnh thổ mình
- Mặc dù nhà nước tương tự như công ty nhưng Nhà nước không được coi là một tổ chức
công ty. Thay vào đó, nhà nước là một tổ chức công quyền, có nghĩa là nó thường được
cấp quyền lực chính trị và pháp lý để quản lý và điều hành các hoạt động trong một quốc
gia hoặc một khu vực nhất định. VD:
- Nhà nước có quyền sử dụng công cụ cưỡng chế để thực hiện chức năng quản lý xã hội.
- Công ty không có quyền sử dụng công cụ cưỡng chế.

3. Thuyết khế ước xã hội theo những các nhà tư tưởng đại diện tiêu biểu như
Montesqiueu, Roussau…cho rằng Nhà nước được xem là sản phẩm của một khế ước
(hợp đồng).
- Nhận định đúng.
- Vì Thuyết khế ước xã hội là một lý thuyết trong triết học chính trị và xã hội cho rằng sự
hình thành và tồn tại của xã hội và chính trị phụ thuộc vào sự hợp tác tự nguyện của các
cá nhân thông qua việc ký kết một hợp đồng xã hội.
- Còn nhà nước thành lập do tất cả mọi người cùng đồng thuận với nhau, VD, Việt Nam là
nhà nước của dân, do dân, vì dân.

1
MSSV: 23110225
Nguyễn Lâm Huy

- Nhà nước là sản phẩm của con người, mục đích phục vụ con người.
4. Trong hình thái kinh tế xã hội cộng sản nguyên thủy, Nhà nước đã xuất hiện đồng
thời Nhà nước mang tính giai cấp và mang tính xã hội.
- Nhận định sai
- vì Hình thái kinh tế xã hội cộng sản nguyên thủy là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử phát
triển của xã hội loài người, chưa có giai cấp, chưa có nhà nước.
5. Phân tích bản chất của Nhà nước, các đặc trưng của Nhà nước cho ví dụ các đặc

trưng của Nhà nước


 Bản chất của Nhà nước là giai cấp: Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị, dùng
để bảo vệ quyền lợi của giai cấp đó và thống trị các giai cấp bị áp bức.
 Bản chất giai cấp của Nhà nước thể hiện qua:
o Nguồn gốc: Nhà nước do giai cấp thống trị thành lập và kiểm soát.
o Mục đích: Nhà nước phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị.
o Chức năng: Nhà nước bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị và thống trị các
giai cấp bị áp bức.
 Các đặc trưng của Nhà nước
 Đặc trưng là những nét nổi bật, riêng biệt của Nhà nước.
 Có 5 đặc trưng cơ bản của Nhà nước:
o Chủ quyền quốc gia: Là quyền lực cao nhất, độc lập và toàn vẹn của Nhà nước
trên một lãnh thổ nhất định.
o Quyền lực nhà nước: Là khả năng và sức mạnh của Nhà nước để thực hiện
chức năng quản lý xã hội.
o Bộ máy nhà nước: Là hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản
lý xã hội.
o Pháp luật: Là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm
bảo thực thi.
o Tính giai cấp: Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị, phục vụ lợi ích của
giai cấp đó.
 Ví dụ về các đặc trưng của Nhà nước:

2
MSSV: 23110225
Nguyễn Lâm Huy

o Chủ quyền quốc gia: Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Nhà nước
Việt Nam có quyền tự quyết định mọi vấn đề nội bộ và đối ngoại của đất nước.
o Quyền lực nhà nước: Nhà nước Việt Nam có quyền ban hành pháp luật, tổ chức
thi hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật.
o Bộ máy nhà nước: Bộ máy nhà nước Việt Nam bao gồm Quốc hội, Chính phủ,
HĐND và UBND các cấp.
o Pháp luật: Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm Hiến pháp, luật, pháp lệnh,
nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
o Tính giai cấp: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của
giai cấp công nhân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, liên minh với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức.

6. Hãy trình bày chức năng, hình thức của Nhà nước và bộ máy Nhà nước
1. Chức năng của Nhà nước
- Chức năng lập pháp: Xây dựng và ban hành pháp luật.
- Chức năng hành pháp: Thi hành pháp luật, quản lý hành chính nhà nước.
- Chức năng tư pháp: Xét xử, giải quyết các vụ án, tranh chấp.
2. Hình thức của Nhà nước
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân.
- Hình thức nhà nước hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
3. Bộ máy nhà nước
- Quốc hội: Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Chính phủ: Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
- Hội đồng nhân dân: Cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương, cơ quan quyền lực nhà
nước ở địa phương.
- Ủy ban nhân dân: Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương.

You might also like