You are on page 1of 9

ÔN TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC


Nguồn gốc, bản chất, khái niện và đặc điểm của nhà nước.
1. Khái niệm nhà nước:
➢ Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt, có bộ máy chuyên
nghiệp để thực hiện chức năng quản lí XH nhằm đảm bảo trật tự XH theo ý
chí của giai cấp thống trị or giai cấp cầm quyền
2. Bản chất của nhà nước: là tổng hợp các thuộc tính có tính tất nhiên, tương
đối ổn định bên trong của nhà nước , quy định sự tồn tại và phát triển của nhà
nước
• Tính giai cấp: Nhà nước do giai cấp thống trị hoặc giai cấp cầm quyền
thành lập và bảo vệ quyền lợi cho các giai cấp này trong xã hội
• Tính XH: nhà nước bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị hoặc giai
cấp cầm quyền và đảm bảo quyền lợi cho các giai cấp tầng lớp khác ở
mức độ nhất định
3. Đặc điểm của nhà nước:
➢ Nhà nước thiết lập quyền lực công đặc biệt
➢ Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính,
không phụ thuộc vào chính kiến, giới tính, tôn giáo....
➢ Nhà nước có chủ quyền quốc gia
➢ Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật có tính bắt buộc
chung và đảm bảo thực hiện pháp luật
➢ Nhà nước qui định và thực hiện thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc (
thuế, phí, lệ phí )
4. Kiểu và hình thức của nhà nước
• Kiểu nhà nước : là một dạng thức nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển trong
một hình thái kinh tế xã hội có giai cấp nhất định, có bản chất, đặc điểm,
nhiệm vụ, chức năng, mục tiêu, hoạt động phù hợp với ý chí của giai cấp cầm
quyền trong hình thái kinh tế xã hội đó
• Các kiểu nhà nước
➢ Nhà nước chủ nô: kiểu Nhà nước đầu tiên trong lịch sử dựa trên sỡ hữu của
chủ nô đối với TLSX và nô lệ
➢ Nhà nước PK: chế độ sở hữu của địa chủ PK đối với ruộng đất
➢ Nhà nước tư sản: chế độ tư hữu về TLSX và giá trị thặng dư
➢ Nhà nước XHCN: chế độ công hữu về TLSX.
2. Hình thức của nhà nước : là khái niệm dùng để phân biệt các cách thức tổ
chức bộ máy nhà nước, quy trình thành lập các cơ quan nhà nước, mối quan hệ
giữa các cơ quan nhà nước với nhau và vai trò của các cơ quan trong đó việc thực
hiện quyền lực nhà nước, có 3 hình thức
a) Hình thức chính thể: là cách thức tổ chức và lập ra cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất
➢ Chính thể quân chủ ( có vua )
• Quân chủ tuyệt đối : vua nắm quyền
• Quân chủ lập hiến: vua nắm 1 phần quyền lực, 1 phần còn lại do bộ máy
nhân dân bầu ra
➢ Chính thể cộng hòa
• Cộng hòa quí tộc : không còn tồn tại
• Cộng hòa dân chủ: tất cả mọi người đều có quyền tham gia bầu cử để lựa
chọn ứng viên tham gia vào cơ quan nhà nước
b) Hình thức cấu trúc: cách thức tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh
thổ và xác lập các mối quan hệ giữa các đơn vị này với nhau cũng như với các cơ
quan nhà nước ở trung ương
➢ Nhà nước đơn chất: chỉ có duy nhất 1 bộ máy nhà nước, từ TW đến địa
phương
➢ Nhà nước liên bang: các tiểu liên bang hợp lại. Các tiểu liên bang có tính
độc lập tương đối cao với chính quyền liên bang.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VÀ PHÁP LUẬT NƯỚC CHXHCN
VN
1.Nguồn gốc của PL
➢ Khái niệm : PL là hệ thống các qui tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận và đảm bảo thực hiện
➢ Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong XH
➢ Là nhân tố điều chỉnh các quan hệ XH
2. Bản chất của PL: là sự biểu hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trong
xã hội có giai cấp
Tính giai cấp Tính XH
PL là công cụ quản lí XH của giai cấp PL ra đời do nhu cầu quản lí mọi mặt
thống trị XH
PL do giai cấp thống trị ban hành PL thể hiện ý chí của các giai cấp khác
PL điều chỉnh QHXH theo ý chí của giai
cấp thống trị

3. Đặc điểm/ thuộc tính của PL:


a) Tính qui phạm phổ biến
• Tính quy phạm: xác định chuẩn mực khuôn mẫu và giới hạn của hành vi, có
tính bắt buộc chung
• Tính phổ biến: pháp luật chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội phổ biến điển hình
b) Tính cưỡng chế
• Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
• Nhà nước có thể sử dụng vũ lực để buộc các chủ thể thực hiện đúng pháp
luật
c) Tính xác định chặt chẽ về hình thức
• Pháp luật được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức và thủ tục luật
định
• Ngôn ngữ rõ ràng,chính xác, một nghĩa
5. Các kiểu và hình thức của PL
Kiểu PL: là tổng thể các dấu hiệu cơ bản đặc thù của PL, thể hiện bản chất giai cấp
và những điều kiện tồn tại, phát triển của PL trong một hình thái KTXH nhất định.
➢ Các kiểu PL: PL chủ nô, PLPK, PL tư sản, PL XHCN
➢ Hình thức PL: là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của
giai cấp mình lên thành PL
Các hình thức PL
➢ Tập quán pháp: là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu
truyền trong XH
Ưu điểm Nhược điểm
Gần gũi với đời sống Mang tính cục bộ, bảo thủ
và khó áp dụng một cách
thống nhất
Hình thành chậm, ít thay
đổi → không đáp ứng một
cách linh hoạt được các
yêu cầu của cuộc sống

➢ Tiền lệ pháp:Nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính
hoặc xét xử giải quyết các vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các vụ việc
tương tự xảy ra sau này
Ưu điểm Nhược điểm
- Xuất phát từ những vụ việc - Có thể mang tính tùy tiện,
trong thực tế, phát sinh trong chủ quan và hiệu lực pháp luật
xã hội của chúng có sự hạn chế
- Nhanh, gọn, lẹ.

➢ Văn bản QPPL: Là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
trong đó quy định có quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần trong đời
sống xã hội
Ưu điểm Nhược điểm
Sự dễ dàng trong việc hiểu, sử Cần có hệ thống các văn bản hướng
dụng, áp dụng trong thực tế dẫn thi hành dẫn đến số lượng các
văn bản được áp dụng để giải quyết
một vụ việc cụ thể tăng lên

Mang tính khoa học, dân chủ và khái Phụ thuộc nhiều vào ý chí của cơ
quát cao quan ban hành
Tốn nhiều thời gian, công sức và chi
phí

BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM


Khái niệm : BMNN là hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa
phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất
nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước
Đặc điểm của BMNN
➢ Là hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương
➢ Được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất
➢ Là công cụ để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước, vì lợi ích của
giai cấp cầm quyền
Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của BMNN
➢ Nguyên tắc tất cả các quyền lực thuộc về nhân dân
➢ Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
➢ Nguyên tắc tập trung dân chủ
➢ Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
➢ Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc
Các bộ phận cấu thành của BMNN CHXHCN VN
BMNN CHXHCN VN được cấu thành từ các cơ quan quyền lực nhà nước, chủ
tịch nước, các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan xét xử, các cơ quan
kiểm soát và có cơ quan giám định khác ( học kèm bảng photo )
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Khái niệm: QPPL là những qui tắc, chuẩn mực mang tính bắt buộc chung phải thi
hành đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan và được ban hành bởi cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền
Đặc điểm của QPPL:
➢ Là những qui phạm, qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung cho mọi người
➢ Do nhà nước ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện
pháp cưỡng chế cần thiết
➢ Nội dung được thể hiện qua 2 mặt: CHO PHÉP VÀ BẮT BUỘC
Cấu trúc của 1 QPPL: gồm có 3 bộ phận
➢ Giả định: Nêu lên điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà khi
chủ thể trong hoàn cảnh đó phải chịu sự tác động của QPPL.Trả lời cho 2 câu
hỏi: Ai, cái gì ?; Trong điều kiện hoàn cảnh gì sẽ chịu tác động của QPPL
➢ Vd: người nào từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi
tội phạm
➢ Giả định giản đơn và giả định phức tạp
➢ Qui định: Nêu lên cách xử sự mà chủ thể trong điều kiện hòa cảnh đã nêu
trong phần giả định được phép hoặc buộc phải làm.Trả lời cho câu hỏi: Người
đó phải làm gì ?
➢ *Key: được phép, không được phép, có trách nhiệm, nghĩa vụ
➢ Qui định dứt khoát và qui định không dứt khoát
➢ Chế tài: Nêu lên biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến áp dụng đối với
chủ thể nào không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước. Hình phạt nhà
nước đặt ra, liên quan tới những con số
➢ Chế tài cố định và chế tài không cố định
➢ Chế tài hình sự, chế tài dân sự, chế tài hành chính, chế tài kỉ luật
QUAN HỆ PHÁP LUẬT
1. Khái niệm: QHPL là quan hệ XH được các QPPL điều chỉnh, trong đó các
chủ thể có các quyền và nghĩa vụ nhất định và được nhà nước đảm bảo thực
hiện
2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật
➢ QHPL là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội
➢ Được hình thành mang tính ý chí của các chủ thể
➢ Có các chủ thể xác định và chứa nội dung là quyền và nghĩa vụ pháp lý
của các chủ thể
➢ Nhà nước đảm bảo thực hiện các QHPL bằng các biện pháp cưỡng chế
của nhà nước
3. Chủ thể của quan hệ pháp luật
➢ Khái niệm Chủ thể của QHPL là cá nhân, tổ chức đáp ứng được các điều
kiện do nhà nước quy định cho mỗi loại QHPL và tham gia vào QHPL đó
• Điều kiện cần: Năng lực pháp luật là khả năng chủ thể được hưởng
quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
• Điều kiện đủ Năng lực hành vi là khả năng chủ thể được nhà nước thừa
nhận bằng hành vi của chính mình có thể xác lập và thực hiện các quyền
và nghĩa vụ pháp lý, chịu trách nhiệm pháp lý độc lập về hành vi của mình
Các yếu tố cấu thành QHPL
a).Các loại chủ thể
➢ Cá nhân gồm công dân, người nước ngoài và người không quốc tịch
➢ Pháp nhân là các tổ chức được thành lập một cách hợp pháp, có cơ cấu
tổ chức chặt chẽ, có tài sản riêng, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của
mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ XH một cách độc lập
➢ Pháp nhân có 2 loại: tổ chức có tư cách pháp nhân và tổ chức không có
tư cách pháp nhân
b).Nội dung của QHPL: là quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia
quan hệ pháp luật
• Quyền pháp lý là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể tiến hành
• Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến
hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của các chủ thể khác
c). Khách thể của QHPL là quyền và lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được
khi tham gia vào các QHPL
➢ Sự kiện pháp lý là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế mà
sự xuất hiện hay mất đi của chúng được QPPL gắn với sự phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt của một quan hệ pháp luật
Phân loại sự kiện pháp lý
Căn cứ vào dấu hiệu ý chí
• Sự biến pháp lý là những hiện tượng tự nhiên, không có sự tác động của
con người
• Hành vi pháp lý là những hoạt động có ý thức của con người ở dạng hành
động hoặc không hành động
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Khái niệm: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho
những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp
pháp của cá nhân tổ chức
Các hình thức thực hiện pháp luật

TIÊU CHÍ THỰC HIỆN


PHÂN BIỆT PHÁP LUẬT
Tuân thủ Thi hành Sử dụng Áp dụng pháp
pháp luật pháp luật pháp luật luật
CHỦ THỂ Mọi cá nhân Cơ quan nhà
tổ chức nước có thẩm
quyền
CƠ SỞ QPPL cấm QPPL bắt QPPL tùy QPPL bắt
đoán buộc nghi buộc

BIỂU HIỆN không hành hành động hành động hành động
CỦA HÀNH động hoặc không theo trình tự,
VI hành động thủ tục chặt
chẽ do pháp
luật quy định
CÁCH Kiềm chế Thực hiện Chủ thể tự Nhà nước tổ
THỨC THỰC không thực nghĩa vụ do thực hiện chức cho các
HIỆN hiện những pháp lý bằng hoặc không chủ thể thực
hành động hành động thực hiện hiện các quy
mà pháp luật tích cực định của
cấm pháp luật

VI PHẠM PHÁP LUẬT


➢ Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa các quan hệ XH
được pháp luật bảo vệ
➢ Nếu thiếu một trong 4 dấu hiệu sẽ không là vi phạm pháp luật mà là trở thành
trái pháp luật
➢ Cấu thành vi phạm pháp luật là tổng thể những dấu hiệu đặc trưng của một
hành vi VPPL, qua đó nhằm xác định ranh giới các loại vi phạm pháp luật
➢ Có 4 yếu tố cấu thành: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách
thể
Mặt khách quan bao gồm
• Hành vi trái pháp luật là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong mọi cấu thành
VPPL, phải là hành vi trái pháp luật
• Hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra
• Mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả hành vi trái pháp luật
đóng vai trò nguyên nhân, còn sự thiệt hại đóng vai trò với kết quả
• Thời gian địa điểm công cụ phương tiện,
Mặt chủ quan bao gồm lỗi, động cơ, mục đích
Lỗi cố ý:
• Lỗi cố ý trực tiếp chủ thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm
cho XH, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong
muốn hậu quả xảy ra
• Lỗi cố ý gián tiếp chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm, thấy
trước hậu quả của hành vi, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc
cho hậu quả xảy ra
Lỗi vô ý
• Lỗi vô ý vì quá tự tin chủ thể thấy trước hậu quả nguy hiểm, hậu quả sẽ
không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được hậu quả xảy ra
• Lỗi vô ý do cẩu thả chủ thể không nhận thấy được hậu quả nguy hiểm cho
xã hội do mình gây ra, có thể hoặc cần phải thấy trước hậu quả đó
Chủ thể có thể là các cá nhân hay tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý
Khách thể: những quan hệ XH được pháp luật bảo vệ( quyền.... )
Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu
quả bất lợi từ hành vi VPPL của chính mình
Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý
➢ Buộc các chủ thể VPPL chấm dứt hành vi trái pháp luật
➢ Giáo dục, răn đe những người khác để họ thấy hoặc kìm chế những việc làm
trái pháp luật,
Phân loại vi phạm pháp luật
Vi phạm hình Vi phạm dân Vi phạm hành Vi phạm kỷ
sự sự chính luật
Khái niệm Là hành vi Là hành vi là hành vi Là hành vi
nguy hiểm cho VPPL xâm VPPL có mức VPPL xâm
xã hội bị coi là phạm tới các độ nguy hiểm phạm tới
tội phạm, được quan hệ tài cho xã hội, các quan hệ
quy định trong sản và quan xâm phạm các lao động
bộ luật hình sự hệ nhân thân quy tắc quản lý công vụ nhà
nhà nước nước, do
pháp luật
lao động và
pháp luật
hành chính
bảo vệ

Trách Người vi Người vi Người vi Trách Trách nhiệm


nhiệm pháp phạm phải chịu phạm phải chịu phạm phải chịu nhiệm kỉ vật chất: do
lý trách nhiệm trách nhiệm trách nhiệm luật: khiển cơ quan,
hình sự theo dân sự ( do tòa hành chính trách, cảnh các đơn vị
quyết định của án hoặc các theo quy định báo, hạ bậc áp dụng đối
tòa án chủ thể khác của pháp luật ( lương, với các cán
được áp dụng do cơ quan chuyển bộ, công
đối với các chủ nhà nước or công tác, chức trong
thể VPPL dân người có thẩm buộc thôi trường hợp
sự) quyền áp dụng việc họ gây thiệt
) ( do các cơ hại về tài
quan , đơn sản cho cơ
vị, xí nghiệp quan đơn vị
áp dụng với đó
các cán bộ,
công chức...

HỆ THỐNG PL, Ý THỨC PL, PHÁP CHẾ XHCN


Các khái niệm
➢ Hệ thống pháp luật là cơ cấu bên trong của pháp luật thể hiện sự thống nhất
nội tại của các quy phạm pháp luật và sự phân chia một cách khách quan các
quy phạm pháp luật trong hệ thống ấy thành các ngành luật và chế định pháp
luật thì hợp với tính chất, đặc điểm của các quan hệ xã hội mà đã được chỉnh
➢ Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan
niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với
pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự
đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con
người, cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ
chức xã hội
Cấu thành ( cơ cấu bên trong ) của hệ thống PL
➢ Quy phạm pháp luật
➢ Chế định PL: là những nhóm vi phạm pháp luật thuộc một ngành luật ,điều
chỉnh những nhóm quan hệ xã hội nhỏ hơn, có đặc điểm giống nhau hơn
hoặc điều chỉnh từng mặt, từng khía cạnh cụ thể của lĩnh vực quan hệ xã hội
thuộc ngành luật đó
➢ Vd: nhóm vi phạm pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội giữa vợ và
chồng phát sinh trong quá trình li hôn tạo thành chế định ly hôn
➢ Ngành luật: là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã
hội trong một lĩnh vực với những đặc điểm chung nhất định
Đặc trưng của ý thức PL
➢ YTPL thường lạc hậu hơn so với tồn tại XH
➢ YTPL mang tính kế thừa
➢ YTPL tác động trở lại đối với tồn tại xã hội phát hình thái ý thức xã hội khác
như ý thức chính trị ý thức đạo đức và các yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc
pháp lý
➢ YTPL là hiện tượng mang tính giai cấp sâu sắc ( tính chất riêng ) **
PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
( Đọc hiểu để làm bài tập cảm nhận

You might also like