You are on page 1of 30

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN MÁC - LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

I. Môn học Lý luận Marx-Lenin về nhà nước (NN) và pháp luật (PL)
- Là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu những hiện tượng xã hội về Nhà nước và pháp luật.
II. Theo CN Mác-Lênin
- Nhà nước là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, không cùng xuất hiện với loài người mà chỉ xuất hiện khi xã hội phân thành
giai cấp và mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.
III. Nhà nước
1. Nguồn gốc NN
- Sự phát triển của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất - Mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được
2. Định nghĩa NN
- NN là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị
- Có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và quản lý đặc biệt
- Duy trì trật tự xã hội và phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống cộng đồng
- Bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong XH có giai cấp đối kháng
3. Đặc trưng cơ bản NN
- Thiết lập quyền lực công công cộng đặc biệt - Quy định và thu các loại thué dưới hình thức bắt buộc
- Có chủ quyền quốc gia - Ban hành pháp luật & quản lý xã hội bằng pháp luật
- Phân chia và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính,
lãnh thổ
4. Bản chất NN
- Tính giai cấp : nhà nước là bộ máy chuyên chính giai cấp, tức là công cụ để thực hiện, củng cố và bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị
thong trị của lực lượng hoặc giai cấp cầm quyền trong xã hội trên cả ba lĩnh vực: Kinh tế, chính trị và tư tưởng.
- Tính xã hội: Nhà nước là bộ máy để tổ chức và quản lý xã hội, nhằm thiết lập, giữ gìn trật tự và sự ổn định của xã hội, bảo vệ lợi ích
chung của cả cộng đồng, vì sự phát triển của xã hội.
5. Kiểu NN
- Là khái niệm dùng để chỉ những nhà nước cùng ra đời trên một cơ sở kinh tế và cùng có một bản chất giai cấp nhất định.
+ Nhà nước chiếm hữu nô lệ (Nhà nước Ai cập, trung hoa,…)
● Giai cấp bị trị: dân nghèo ● Giai cấp thống trị: chủ nô
+ Nhà nước phong kiến
● Giai cấp thống trị: lãnh chúa và địa chủ ● Giai cấp bị trị: nông dân và nông nô
+ Nhà nước TBCN
● Giai cấp tư sản và vô sản, trong xã hội tư bản chủ nghĩa còn có các tầng lớp khác như trí thức, tiểu thương, thợ thủ công ...
+ Nhà nước XHCN
● Tư hữu của cá nhân chuyển sang công hữu. Mn có sự sở hữu chung về tư liệu sx
● MLN cho rằng nhà nước xh là kiểu nhà nước cuối cùng trong sự phát triển vì nhà nước xhcn đã giải quyết được sự phân
chia giai cấp và tư hữu, trong xh ko phát sinh mâu thuẫn
6. Hình thức NN
- Là cách tổ chức quyền lực Nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực Nhà nước
+ Hình thức tổ chức
● Đơn nhất ● Liên bang
+ Hình thức chính thể
● Quân chủ
○ Chính thể Quân chủ chuyên chế (tuyệt đối): hầu như ko còn tồn tại
○ Chính thể Quân chủ lập hiến (hạn chế)
● Cộng hòa
○ Chính thể cộng hòa quý tộc ○ Chính thể cộng hòa dân chủ
7. Chức năng của NN
- Chức năng đối nội:
+ Trấn áp sự phản kháng của giai cấp đối lập nhằm bảo vệ lợi ích và quyền thống trị của giai cấp thống trị
+ Tổ chức xây dựng kinh tế phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị
+ Tổ chức giáo dục văn hóa nhằm bảo đảm sự thống trị của hệ tư tưởng của giai cấp thống trị
- Chức năng đối ngoại:
+ Bảo vệ đất nước chống sự xâm lăng của nước ngoài
+ Thi hành chính sách đối ngoại phục vụ quyền lực của giai cấp thống trị
IV. Pháp luật
1. Nguồn gốc PL
- Nguyên nhân ra đời NN cũng là nguyên nhân ra đời PL: Tư hữu về tư liệu sản xuất -> Mâu thuẫn giai cấp sâu sắc
2. Định nghĩa PL
- PL là hệ thống quy tắc xử sự
+ Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo + Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
thực hiện + Là nhân tố điều chính các quan hệ xã hội
3. Đặc trưng của PL
- Là ý chí của giai cấp thống trị - Do điều kiện vật chất XH (điều kiện KT) chi phối
- Được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước - Thể hiện tính toàn diện và điển hình
- Có tính cưỡng chế chung.
4. Bản chất của PL
- PL mang tính giai cấp và tính xã hội
5. Kiểu PL
- Tương ứng với 4 kiểu NN có 4 kiểu PL:
+ Kiểu PL chiếm hữu nô lệ + Kiểu PL tư sản
+ Kiểu PL phong kiến + Kiểu PL XHCN
6. Hình thức PL
- Là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành PL
+ Tập quán pháp: thói quen, xử sự dc lặp lại trong 1 tg dài, phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị thì đc nâng lên thành PL
● Nội dung rõ ràng về 1 QHPL cụ thể ● Sử dụng lặp lại nhiều lần trong 1 tg dài
● Thừa nhận rộng rãi trong 1 khu vực nhất định
+ Tiền lệ pháp (án lệ): là hình thức Nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc xét xử giải quyết những vụ
việc cụ thể để áp dụng đối với các vụ vc tương tự
● Ưu: Ko cần suy nghĩ nhiều, nhanh. Các bản án ngày càng đa dạng hơn, dự liệu dc nhiều tình tiết có thể xảy ra -> ko bị bỏ
sót
● Nhược: Cứng nhắc, đôi khi các vụ án ko giống nhau vẫn dc áp dụng như nhau
+ Văn bản QPPL
● Là hình thức PL tiến bộ nhất ● Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành
theo trì tự thủ tục nhất định
● Quy định quy tắc xử sự chung ● Áp dụng trong toàn xh
● Ưu: Rõ ràng, chi tiết, ai cũng có thể tra cứu dc ● Nhược: cần nhiều tg, tiền bạc -> ảnh hưởng đến
các hoạt động của người dân trong XH
7. Chức năng PL
- Gắn liền với chức năng của Nhà nước:
+ Ấn định tổ chức của quốc gia, của xã hội + Định ra những mẫu mực, khuôn phép cho những hành
+ Điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng nhất động hoặc cách cư xử của nhân dân
+ Xây dựng trật tự xã hội
8. Hệ thống PL trên thế giới
- Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (Anglo – Saxon; Common Law - Luật án lệ)
+ Khái niệm: Là hệ thống pháp luật hình thành ở Anh, sau đó là ở Hoa Kỳ và các nước thuộc địa của Anh, Mỹ.
+ Chủ yếu là PL bất thành văn
+ Đặc điểm:
● Án lệ trở thành nguồn quan trọng của hệ thống PL này -> Thẩm phán là người có quyền làm ra luật
● Luật công bình: các bên sẽ cung cấp chứng cứ, lập luận để dựa vào đó xét xử. Ko có sự phân chia về giai cấp.
● Tranh tụng bằng lời công khai tại phiên tòa
● Vai trò của luật sư là quan trọng
- Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Civil Law):
+ Khái niệm: Là hệ thống pháp luật hình thành lần đầu tiên ở La Mã cổ đại, sau này phát triển ở Pháp và các nước TBCN ở lục
địa Châu Âu.
● Là luật thành văn (luật dc cơ quan nhà nước ban hành và thông qua ý kiến đánh giá của mn), dc xây dựng trong các văn
bản PL
+ Đặc điểm:
● Ko coi trọng án lệ ● Hệ thống PL được hệ thống hóa và pháp điển hóa
● Gắn liền với tố tụng thẩm vấn
- Hệ thống pháp luật Hồi giáo (Islamic Law)
+ Khái niệm: Là hệ thống pháp luật hình thành ở các nước Hồi giáo, chịu nhiều ảnh hưởng của tôn giáo.
+ Đặc điểm:
● PL của các nước Hồi giáo gồm 2 hệ thống:
○ Hệ thống PL của đạo Hồi: chỉ áp dụng cho những người theo đạo Hồi (kinh Koran)
○ Hệ thống PL do nhà nước ban hành: có tác dụng đối với mọi công dân trong xã hội, thường quy định về các vấn đề tài
sản
● Sự cải cách của pháp luật Hồi giáo trong thế giới hiện đại
○ Phương Tây hoá pháp luật
○ Pháp điển hoá pháp luật
○ Loại bỏ dần các quy định lạc hậu và tiếp nhận tinh hoa của hệ thống pháp luật khác. -> Do vậy xuất hiện hệ thống
pháp luật hoà trộn: Istatute Civil Law, Istatute Common Law, Istatute Socialist Law
- Hệ thống pháp luật Ấn độ (Indian Law)
+ Khái niệm: Là hệ thống pháp luật hình thành ở Ấn Độ, mang màu sắc tôn giáo. (Vì Ấn Độ đông dân nên hình thức PL của Ấn
đc đưa thàng 1 hình thức PL riêng)
+ Đặc điểm:
● Chịu ảnh hưởng nhiều bởi các tư tưởng của đạo Phật (đạo Hindu, đạo Hồi)
● Luật tục vẫn chiếm một vị trí quan trọng, có hiệu lực pháp lý rất cao và sâu rộng
● Cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống PL Anh về án lệ và pháp điển hóa luật pháp
- Hệ thống pháp luật Trung Quốc (Chinese Law)
+ Khái niệm: Là hệ thống pháp luật của Trung Quốc.
+ Đặc điểm:
● Chịu ảnh hưởng nhiều bởi các giáo lý đạo Khổng (Nho giáo)
● Chịu ảnh hưởng của các nguyên tắc của hệ thống PL
● PL TQ có nguồn chủ yếu là những quy chế và quy định luật định hơn là luật án lệ
- Hệ thống pháp luật XHCN (Law inspined by Communism)
+ Khái niệm:
● Khởi đầu từ Cách mạng tháng 10 Nga
● Xây dựng một bộ khung khái niệm cho hệ thống pháp luật của các nước XHCN
● Hiện nay hầu như không còn tồn tại nhưng một số tư tưởng vẫn còn ảnh hưởng đến 1 số nước.
+ Đặc điểm:
● Mang bản chất vì lợi ích của toàn thể nhân dân lao động, mang tính nhân đạo và dân chủ sâu sắc.
● Không công nhận luật tục, án lệ là những nguồn của pháp luật.
● Pháp luật được pháp điển hoá thành các bộ luật, được chia thành các ngành luật khác nhau
● Tiếp thu những hạt nhân hợp lý của các hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law.
● Pháp luật XHCN có phạm vi điều chỉnh rộng
V. Nhà nước XHCN
1. Bộ máy nhà nước CHXHCN VN

2. Tiêu chí cơ bản xác định các cơ quan trong BMNN


- Trật tự hình thành, vị trí, tính chất, chức năng của các cơ quan
- Cấu trúc hành chính lãnh thổ và phạm vi thấm quyền
VI. Pháp luật XHCN
1. Khái niệm
Là quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành theo trình tự thủ tục nhất định nhằm bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị và được đảm bảo thi
hành bằng các biện pháp cưỡng chế.
2. Bản chất của pháp luật XHCN
- Là ý chí của giai cấp công nhân được đề nên thành luật và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng tính cưỡng chế của pháp luật.
3. Những nguyên tắc cơ bản của PL XHCN
- Bảo vệ và củng cố chính quyền nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
- Bảo vệ và tăng cường chế độ sở hữu XHCN
- Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân.
- Kết hợp quyền lợi cá nhân với quyền lợi tập thể trong đó quyền lợi của xã hội là cơ sở bảo đảm quyền lợi cá nhân
- Nguyên tắc chủ nghĩa quốc tế vô sản
- Nguyên tắc nhân đạo XHCN
4. Hình thức của PL XHCN
- Văn bản luật
+ Hiến pháp: giá trị pháp lý cao nhất: đạo luật gốc, quy định những vấn đề cơ bản nhất
● Những văn bản ban hành phía sau phải dựa trên quy định của hiến pháp để quy định cụ thể hơn
● Dựa vào từng giai đoạn, nền tảng chính trị để thay đổi
● Hiện nay hiến pháp 2013 có hiệu lực thi hành
● 2/3 đại biểu quốc hội thông qua thì hiến pháp mới được ban hành
+ Luật (bộ luật)
+ Nghị quyết của QH
- Văn bản dưới luật (cơ quan cấp dưới ban hành)
+ Pháp lệnh (gtri pháp lý thấp hơn so với luật): chỗ nào ko có luật sẽ có pháp lệnh
+ Lệnh, quyết định của CT nước
+ Nghị định, Nghị quyết của CP; QĐ, chỉ thị của TTg CP
+ Quyết định chỉ thị, thông tư, thông tư liên tỉnh
● Thông tư liên tỉnh: dc ban hành do sự quyết định của ít nhất 2 cơ quan
+ Nghị quyết của HĐND
+ QĐ, Chỉ thị của UBND
- Hiệu lực của văn bản QPPL
+ Hiệu lực về không gian: liên quan đến lãnh thổ mà văn bản đó có gtri pháp lý
+ Hiệu lực về thời gian: văn bản còn hiệu lực hay không?
+ Hiệu lực về đối tượng áp dụng: xem bản thân có phải đối tượng dc quy định trong văn bản hay ko?
5. Hệ thống PL XHCN (từ nhỏ đến lớn)
- Quy phạm pl: Là quy tắc xử sự trong trường hợp cụ thể do pháp luật quy định, có tính bắt buộc chung và được Nhà nước bảo đảm
thực hiện.
+ Đặc tính QPPL
● Khuôn mẫu ● Cưỡng chế
● Hình thức ● Phổ biến
+ Kết cấu
● Phần giả định: Ai? Trong những điều kiện hoàn cảnh nào?
● Phần quy định : cách xử sự theo PL. Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?
● Phần chế tài: trách nhiệm trước PL. Hậu quả pháp lý bất lợi gì nếu vi phạm?
- Chế định pl: nhiều quy phạm có cùng tính chất như nhau
- Ngành luật: tập hợp của nhiều chế định
+ Ngành luật có sự tham gia của nhà nước -> ngành luật công
+ Chủ thể tham gia thường là các cá nhân tổ chức -> ngành luật tư
- Hệ thống PL: nhiều ngành luật kết hợp với nhau
Bài tập:
vd: Người nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm
+ Giả định: Người nào mua bán phụ + Chế tài: phạt tù từ 2 năm đến 7 + Phần quy định đã được ẩn đi
nữ năm
vd: Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng
+ Giả định: Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận
+ Quy định: bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng
vd: Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác thì ngoài việc xin lỗi còn phải bồi thường 1 khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh
thần cho người bị thiệt hại
+ Giả định: Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác
+ Chế tài: xin lỗi, bồi thường 1 khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại (là trách nhiệm, bắt buộc trc PL)
vd: Người nào thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, nếu có điều kiện mà không cứu giúp thì sẽ bị phạt tù
từ 2 năm đến 7 năm.
+ Giả định: Người nào thấy người khác đang trong tình + Quy định: nếu có điều kiện mà không cứu giúp
trạng nguy hiểm đến tính mạng + Chế tài: phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
6. Quan hệ PL XHCN
a.Khái niệm
- Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội nhất định do pháp luật điều chỉnh và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện
pháp cưỡng chế
- Quan hệ PL nằm trong quan hệ xã hội
- Mang tính giai cấp sâu sắc
b.Các điều kiện làm phát sinh QHPL
- Có QPPL điều chỉnh: trong các văn bản liên quan đến hành vi đó thì có quy phạm nào điều chỉnh hay ko
- Gắn với sự kiện pháp lý
+ Sự kiện pháp lý: là sự kiện xảy ra trên thực t
● Được QPPL giả định trc
● Làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ PL cụ thể
● Gồm 3 loại:
○ Sự biến: là những sự kiện phát sinh ko phụ thuộc vào ý chí con người
+ Sự biến tuyệt đối: yếu tố thuộc về thiên nhiên, khách quan ảnh hưởng đến những quan hệ PL cụ thể
+ Sự biến tương đối: liên quan đến hành vi của chủ thể t3, có thể thay đổi tùy vào từng thời điểm
○ Hành vi: là cách xử sự thể hiện ý chí của con người (hành vi của chủ thể của quan hệ PL)
+ Hành vi hợp pháp
+ Hành vi bất hợp pháp
○ Kết thúc thời hiệu: là sự kiện pháp lý đặc biệt vì khi kết thúc thời hiệu (1 khoảng tg) làm phát sinh ra hậu quả pháp lý
- Đủ các yếu tố của QHPL: chủ thể, khách thể, nội dung
+ Chủ thể: Là những người tham gia vào các quan hệ PL để thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể
● Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân, các tổ chức khác, nhà nước
+ Khách thể: Là cái, là mục tiêu mà các chủ thể quan hệ PL hướng vào
● Vật, hành vi (hành động), bất tác vi (không hành động)
+ Quyền:
● Lựa chọn cách xử sự theo quy định của pháp luật
● Yêu cầu chủ thể khác chấm dứt hoạt động cản trở mình thực hiện quyền và nghĩa vụ hoặc
● Phải tôn trọng các nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ quyền và nghĩa vụ này.
● Có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
+ Nghĩa vụ:
● Thực hiện theo cách xử sự mà PL quy định
● Nếu không thì sẽ phải chịu các chế tài
● Trong 1 quan hệ PL hướng tới 1 khách thể nhất định thì sẽ có quyền và nghĩa vụ

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ


I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PL DÂN SỰ
1. Khái niệm LDS
- Luật dân sự là tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ nhân thân và tài sản, trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản
và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó.
+ Là một ngành luật + Trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể tham
+ Điều chỉnh các quan hệ tài sản gia
+ Điều chỉnh quan hệ nhân thân
- Tài sản sở hữu chung hợp nhất: tài sản ko chia dc theo phần
2. Đối tượng điều chỉnh của LDS
a.Quan hệ tài sản
- Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua tài sản biểu hiện dưới các dạng khác nhau.
+ Ví dụ: Quan hệ hợp đồng mua bán tài sản, quan hệ thừa kế
- Đặc điểm
+ Là quan hệ giữa người với người gắn liền với tài sản.
+ Là quan hệ có ý chí, tức có sự suy nghĩ, tính toán lợi hại khi tham gia quan hệ.
+ Mang tính chất hàng hóa - tiền tệ (đền bù tương đương)
- Quan hệ tài sản:
+ Quan hệ sở hữu + Quan hệ hợp đồng + QHTS phát sinh do hành vi
+ Quan hệ thừa kế gây thiệt hại cho người khác
b.Quan hệ nhân thân
- Là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân hay tổ chức.
- Việc xác định một giá trị nhân thân là quyền nhân thân phải được pháp luật thừa nhận như một quyền tuyệt đối của một cá nhân, tổ
chức.
- Đặc điểm:
+ Không mang tính chất tài sản + Liên quan đến các giá trị tinh thần
+ Gắn liền với thân phận của một người nhất định + Không thể chuyển dịch
- Quan hệ nhân thân
+ Quan hệ NT không gắn TS (tên họ, danh dự, uy tín) + Quan hệ NT gắn TS (cơ sở phát sinh QHTS)
3. Phương pháp điều chỉnh (chú ý)
- Bình đẳng (về địa vị pháp lý) - Độc lập về tài sản và trách nhiệm tài sản
- Tự do ý chí (không được trái pháp luật và đạo đức xã hội).
4. Nguyên tắc cơ bản của LDS
- Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử, được pháp - Nguyên tắc tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và
luật bảo hộ như nhau về quyền nhân thân và tài sản; lợi ích hợp pháp của người khác;
- Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận; - Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm dân sự.
- Nguyên tắc thiện chí, trung thực;
5. Nguồn của luật dân sự
- Nguồn diễn dịch và giải thích
+ Học thuyết pháp lý + Án lệ
- Nguồn trực tiếp
+ Tục lệ (phong tục, tập quán) + Luật viết
6. Mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành
- Ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành trước luật chung
- Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
dân sự (Điều 4).
II. QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
1. Khái niệm
- Là QHXH được các QPPL dân sự điều chỉnh, trong đó các bên đương sự bình đẳng với nhau (về địa vị pháp lý); nghĩa vụ dân sự
của bên này tương đương với quyền lợi dân sự của bên kia.
2. Đặc điểm
- Là những quan hệ có ý chí - Được đảm bảo thực hiện bằng sự thuyết phục và cưỡng
- Các chủ thể bình đẳng về mặt pháp lý chế của nhà nước
3. Các yếu tố của QHPL
- Chủ thể: người trực tiếp tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự cụ thể
- Khách thể: là lợi ích mà các chủ thể của quan hệ pháp luật hướng tới
- Nội dung: gồm quyền và nghĩa vụ của chủ thể quan hệ pháp luật
4. Sự kiện pháp lý
- Hành vi pháp lí
+ Hành vi hợp pháp + Hành vi bất hợp pháp
- Sự biến: sự kiện phát sinh không phụ thuộc vào ý chí của con người nhưng do pháp luật quy định nó đem lại hậu quả pháp lí nhất
định
- Kết thúc thời hiệu: sự kiện pháp lí đặc biệt, vì kết thúc thời hiệu làm phát sinh hậu quả pháp lí
III. CHỦ THỂ CỦA DÂN LUẬT
1. Cá nhân - chủ thể của Dân luật
Bài tập: A trúng Vietlott. A cho B, C, D mỗi người 10 triệu. Mỗi người dùng số tiền này với mục đích khác nhau:
+ B (20 tuổi, bị tâm thần) mua một chiếc điện thoại
+ C (16 tuổi) mua laptop dùng cho việc học tập
+ D (19 tuổi) mua xe máy
B, C, D có thể tự mình thực hiện các quan hệ dân sự này được không?
- B: khoản 1 điều 22 BLDS: ko tự mình thực hiện dc
- C: khoản 4 điều 21 BLDS: đc
- D: đc
- Trường hợp D 17 tuổi: xe máy là tài sản động sản có đăng kí (phải đăng kí quyền sở hữu) -> phải được người đại diện theo pháp
luật đồng ý.
- Để trở thành chủ thể của QHPLDS, cá nhân phải có năng lực chủ thể, được tạo thành bởi:
+ Năng lực pháp luật dân sự
● Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự
● Có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết
● Mang tính bị động: chỉ cần tôi tồn tại thì tôi sẽ có 1 số quyền dc nhà nước quy định, do người khác đem lại
● Năng lực PL dân sự không bị hạn chế, trừ một số TH đặc biệt
+ Năng lực hành vi dân sự
● Là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền
● Mang tính chủ động
● Đk về độ tuổi: đủ 18 tuổi trở lên
● Đk về sức khỏe: có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
- Những người có năng lực hành vi đầy đủ nhưng ko có năng lực PL: những người bị bắt giam
- Tại sao ko có độ tuổi tối đa cho năng lực hành vi?
+ Những người già có vấn đề về trí óc đã đc xếp vào dạng tâm thần nên ko cần nữa.
- Một số trường hợp đặc biệt về năng lực hành vi:
+ Dưới 18 tuổi + Người khó khăn trong việc nhận thức, làm chủ hành vi
+ Mất năng lực hành vi + Hạn chế năng lực hành vi
- Dưới 6 tuổi:
+ Ko có năng lực hành vi dân sự + Thực hiện thông qua người đại diện
- Từ đủ 6 - dưới 15 tuổi:
+ Năng lực hành vi dân sự 1 phần
+ Thực hiện giao dịch thông qua người đại diện, trừ giao dịch dân sự phục vụ sinh hoạt hàng ngày
● Giao dịch phục vụ sinh hoạt hang ngày: có gtri ko quá lớn, người đại diện ko có phản đối gì
- Từ đủ 15 - dưới 18 tuổi:
+ Năng lực hành vi dân sự tương đối
+ Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản (…) phải đăng ký
và phải dc người đại diện theo pháp luật đồng ý
- Đủ 18 tuổi trở lên:
+ Năng lực hành vi dân sự đầy đủ (trừ TH mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự)
+ Được thực hiện tất cả các giao dịch dân sự hợp pháp
- Mất năng lực hành vi dân sự:
+ Mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và làm chủ hành vi
+ Thực hiện giao dịch DS thông qua người đại diện
- Người khó khăn trong việc nhận thức, làm chủ hành vi
+ Người thành niên do thể chất hoặc tinh thần không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực
hành vi
+ Thực hiện giao dịch DS thông qua người giám hộ
- Hạn chế năng lực hành vi DS
+ Người nghiện may túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình
+ Thực hiện giao dịch DS thông qua người đại diện, trừ một số giao dịch phục vụ sinh hoạt hàng ngày
2. Pháp nhân - chủ thể Dân luật
a.Điều kiện để một tổ chức trở thành pháp nhân (Đ74 BLDS 2015):
- Được thành lập một cách hợp pháp: Cấp giấy phép thành lập
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: Có các phòng ban phối hợp với nhau
- Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
+ VD: Pháp nhân ABC, các thành viên góp vốn như sau:
● A: 200tr, B: 400tr, C: cho thuê văn phòng làm việc (200tr)
● Sau tg hoạt động, pháp nhân này bị thua lỗ 100tr đồng.
● Các thành viên sẽ chịu trách nhiệm ntn với khoản nợ này?
-> Ko ai sẽ phải trả khoản 100tr vì họ chỉ chịu trách hiệm hữu hạn (chỉ kinh doanh và trả tiền bằng số vố đã góp)
- Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập
+ Vd: cô bán bánh mì ko phải là 1 tổ chức pháp nhân vì chịu trách nhiệm vô hạn
- Việc tách bạch tài sản của chủ sở hữu với pháp nhân, tổ chức không có tư cách pháp nhân thì không có sự tách bạch này. Vì vậy, tổ
chức có tư cách pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn còn tổ chức không có tư cách pháp nhân thì phải chịu trách nhiệm vô hạn.
- Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân còn doanh nghiệp tư nhân thì không. Có
nghĩa khi doanh nghiệp phá sản thì chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm giới hạn với phần vốn mà mình bỏ vào doanh nghiệp. Còn đối
với doanh nghiệp tư nhân ngoài khoản tiền đầu tư kinh doanh thì chủ sở hữu còn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản mình
có. Doanh nghiệp tư nhân không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp mà chỉ cần đóng thuế thu nhập cá nhân của chủ doanh
nghiệp đó là một lợi thế nhưng đổi lại thi nhiều rủi rõ hơn.
b.Phân loại pháp nhân
- Pháp nhân thương mại
+ Mục tiêu chính: tìm kiếm lợi nhuận và chia cho các thành viên
+ Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác
- Pháp nhân phi thương mại
+ Không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, nếu có thì không được chia cho các thành viên
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức CT; tổ chức CT – XH; tổ chức nghĩ CT – XH – NN; Tổ chức xã hội, quỹ
từ thiện…
c. Năng lực pháp luật của pháp nhân
- Năng lực pháp luật pháp nhân xuất hiện cùng lúc từ khi pháp nhân được cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập.
- Mỗi một pháp nhân có năng lực chủ thể không giống nhau.
+ Các doanh nghiệp sẽ dc giấy phép đăng ký kinh doanh quy định rõ lĩnh vực kinh doanh và ko dc làm sang lĩnh vực khác
- Năng lực chủ thể của pháp nhân chấm dứt khi chấm dứt pháp nhân (giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, phá sản)
+ Giải thể: tôi đang kinh doanh nhưng ko thích kinh doanh nữa thì sẽ giải thể
+ Phá sản: kinh doanh ko còn có khả năng thanh toán nợ đến hạn
d.Điều lệ của pháp nhân
- Tên gọi pháp nhân, trụ sở, mục đích hoạt động, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, tài sản, cơ cấu tổ chức, quyền, nghĩa vụ của các
thành viên, thể chức sửa đổi, bổ sung điều lệ, điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia tách, chấm dứt pháp nhân
e. Chấm dứt pháp nhân
- Giải thể pháp nhân - Hợp nhất pháp nhân, sáp nhập pháp nhân hoặc chia tách
- Bị tuyên bố phá sản pháp nhân
3. Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức không có tư cách PN
- Hộ gia đình:
+ Thành viên: có thể là 1 hộ gia đình hoặc một cá nhân hay một nhóm người
+ Các thành viên của hộ GD sẽ góp vốn lại và thực hiện kinh doanh chung
+ Người đại diện trong các giao dịch là chủ hộ
+ Trách nhiệm tài sản: vô hạn
+ Chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ, nếu không đủ thì các thành viên chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản
riêng của mình
- Tổ hợp tác:
+ Thành viên: có thể là cá nhân hoặc pháp nhân
+ Người đại diện là tổ trưởng do các tổ viên cử ra + Trách nhiệm tài sản: vô hạn
+ Chịu trách nhiệm bằng tài sản chung, nếu không đủ thì thành viên phải chịu theo phần đóng góp bằng tài sản riêng
- Tổ chức không có tư cách PN:
+ Dựa trên 1 người đại diện + Trách nhiệm vô hạn
4. Nhà nước - chủ thể đặc biệt của LDS
- Một số quan hệ pháp luật dân sự, mà Nhà nước thường tham gia:
+ Quan hệ sở hữu + Quan hệ vay nợ: mua bán trái
+ Quan hệ pháp luật về thừa kế phiếu Chính phủ….
- Khi tham gia vào quan hệ dân sự, Nhà nước:
+ Chịu trách nhiệm về NVDS bằng tài sản mà mình là đại diện sở hữu và thống nhất quản lý
+ Được hưởng quyền miễn trừ tư pháp (ko ai có thể kiện nhà nước ra tòa)
- Nhà nước là 1 pháp nhân đặc biệt hữu hạn
5. Đại diện
- Là việc cá nhân, pháp nhân (gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân, pháp nhân khác (gọi là người được đại diện)
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (Điều 134 – BLDS 2015)
- Đại diện theo PL
+ Được xác lập theo PL hoặc + Theo QĐ của cơ quan NN có thẩm quyền
- Đại diện theo ủy quyền
+ Được xác lập giữa người đại diện và người được đại diện
IV. QUYỀN SỞ HỮU
1. Khái niệm
- Quyền sở hữu là tổng hợp một hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, những tài sản khác theo quy định PL.
+ Về mặt khách quan: ghi nhận, củng cố và bảo vệ quan hệ sở hữu trong xã hội
+ Về mặt chủ quan: quy định về việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với một tài sản nhất định.
2. Các yếu tố của quyền sở hữu
a.Chủ thể
- Chủ thể có quyền: chủ sở hữu.
- Chủ thể có nghĩa vụ: là tất cả những chủ thể còn lại có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của chủ sở hữu
b.Khách thể
Phân loại vật:
- Động sản và bất động sản: phân loại tài sản dựa vào đặc tính vật lý (di chuyển đc và ko di chuyển dc)
- Hoa lợi và lợi tức
+ Hoa lợi: là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại (Ví dụ: Tài sản là 1 con lợn, khi lợn sinh con thì lợn con chính là hoa lợi).
+ Lợi tức: là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản (Ví dụ: tài sản là 1 căn hộ, lợi tức sẽ là số tiền nhận được từ việc cho
thuê căn hộ đó hàng tháng).
- Vật chính và vật phụ
+ Vật chính: Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng
+ Vật phụ: Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có
thể tách rời vật chính
- Vật chia được và vật không chia được
+ Vật chia được: vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu
+ Vật không chia được: vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu
- Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
+ Vật tiêu hao: vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
● Vd: nhà, máy móc, linh kiện, thiết bị gia dụng…
+ Vật không tiêu hao: vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban
đầu.
● Vd: đồ ăn, xà bông, sữa tắm…
- Vật cùng loại và vật đặc định
+ Vật cùng loại: những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.
● Ví dụ: Xăng dầu cùng loại, xi măng cùng loại của một nhà máy sản xuất…
+ Vật đặc định: vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc
tính, vị trí.
● Ví dụ: Bức tranh cổ của một họa sỹ, các loại đổ cổ quý hiếm …
- Vật đồng bộ: vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp; liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần;
các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách; chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị
giảm sút.
● Ví dụ: Đôi giày, đôi dép, đôi găng tay...
c. Nội dung

- Nội dung quyền sở hữu gồm 3 quyền năng: Quyền chiếm hữu; Quyền sử dụng; Quyền định đoạt.
+ Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu:
● CH hợp pháp: là những CH có căn cứ pháp luật
● CH bất hợp pháp: Là những CH ko có những căn cứ PL
○ CH bhp ngay tình: Ko biết và ko thể biết được cái việc CH của bản thân là trái pháp luật. Có căn cứ để tin rằng có
quyền CH đối với TS
○ CH bhp ko ngay tình: Biết hoặc cần phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu
(Chia như vậy để chủ thể tham gia sẽ có cách sử xự theo PL)
● Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái
pháp luật, đạo đức xã hội.
○ Đối với người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản: thì được quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách
thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.
○ Đối với người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự: thì thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục
đích, nội dung của giao dịch. Đồng thời người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển
quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.
+ Quyền sử dụng: Quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
● Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc
gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
● Người không phải là chủ sở hữu cũng có thể được sử dụng tài sản nếu có thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của
pháp luật.
+ Quyền định đoạt: Quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
● Đối với người là chủ sở hữu: có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy
hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
● Đối với người không phải là chủ sở hữu: chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định
của luật.
● Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.
3. Căn cứ xác lập quyền sở hữu (Đ221)
- Do lao động, sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do sáng tạo;
- Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận, theo bản án, quyết định;
- Thu hoa lợi, lợi tức;
- Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;
- Được thừa kế;
- Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản bị chôn, giấu; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ
quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc…
- Chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong một khoảng thời gian nhất
định; ….
4. Các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu (Đ237)
- Chuyển quyền sở hữu cho người khác; - Tài sản bị trưng mua;
- Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu; - Tài sản bị tịch thu;
- Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ; - Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác
- Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu;
5. Các hình thức sở hữu ở VN hiện nay
- Sở hữu Nhà nước - Sở hữu tập thể
- Sở hữu tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã - Sở hữu tư nhân
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Sở hữu chung:
+ Sở hữu chung theo phần + Sở hữu chung hợp nhất
6. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu

- Quyền đòi lại tài sản


+ Phải thoả mãn các điều kiện:
● Vật rời khỏi chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp ngoài ý chí của họ
● Người đang thực tế chiếm giữ tài sản không có căn cứ pháp luật
● Vật hiện còn trong tay người chiếm giữ bất hợp pháp
- Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp
+ Tự mình yêu cầu + Nhờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp
- Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
+ Phải thoả mãn các điều kiện:
● Tài sản ko còn ● Tài sản còn nhưng bị hư hỏng ● Tài sản bị tịch thu xung công quỹ Nhà
nước
V. NGHĨA VỤ DÂN SỰ
1. Khái niệm
- Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật, thì một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ - thụ trái) phải làm hoặc không
được làm một công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (bên có quyền lợi- trái chủ)
2. Các yếu tố của QHPLDS về nghĩa vụ
- Chủ thể: những người tham gia vào quan hệ nghĩa vụ dân sự và có các quyền và nghĩa vụ dân sự tương ứng
+ Chủ thể có quyền (trái chủ) + Chủ thể có nghĩa vụ
- Nội dung: tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ
+ Quyền yêu cầu + Nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu
- Khách thể: Tài sản và hành vi
+ Tài sản (được phép giao dịch) + Công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện
3. Căn cứ phát sinh NVDS (Đ275)
- Hợp đồng dân sự - Thực hiện công việc không có uỷ quyền
- Hành vi pháp lý đơn phương (hứa thưởng, trao giải): xuất - Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có
phát từ một bên căn cứ pháp luật
- Một bên phải trao thưởng cho bên kia và bên kia ko phải - Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
thực hiện nghĩa vụ gì cả - Những căn cứ khác do pháp luật quy định
4. Các loại nghĩa vụ dân sự (Đ277-291)
- NVDS riêng rẽ
+ Vd: A, B, C cùng nhận trang trí một ngôi nhà trong đó A nhận lăn sơn, B nhận trang trí đèn, C nhận trang trí tường nhà. Như
vậy A, B, C cùng nhận nhiệm vụ trang trí nhưng nhiệm vụ của mỗi người riêng rẽ với nhau.
- NVDS thay thế được
+ Là nghĩa vụ mà bên thực hiện ko thực hiện được và phải đổi sang nghĩa vụ khác
- NVDS liên đới
+ Các bên có NV thường có mối quan hệ chặt chẽ như: kinh doanh chung, NV chung tổ chức,...
● Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau
đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
● Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải
thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.
- NVDS theo định kì
+ Vd: đóng tiền trọ, đóng tiền học phí,...
- NVDS theo phần
+ Vd: bên vận chuyển tài sản có nghĩa vụ vận chuyển cho bên thuê vận chuyển 100 tấn hàng hóa từ A đến B trong thời hạn 5
ngày thì công việc vận chuyển có thể thực hiện theo từng ngày với một số lượng hàng hóa nhất định được vận chuyển.
Bài tập: Anh A lái xe của công ty B nhưng lại gây tai nạn cho anh C
+ TH1: Anh A lái xe nhưng ko làm nhiệm vụ của cty B
+ TH2: Phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại cả A và B có liên quan -> NVDS liên đới
5. Thực hiện nghĩa vụ dân sự
a.Nguyên tắc thực hiện NVDS
- Trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
b.Nội dung thực hiện NVDS
- Nếu thỏa thận những điều khoản mà luật ko cấm thì PL sẽ không can thiệp và các bên sẽ thực hiện theo đúng nghĩa vụ này
- Đúng địa điểm (Đ 277)
+ Theo thoả thuận + Nơi có bất động sản + Trụ sở, nơi cư trú của bên có quyền
- Đúng thời hạn (Đ 278)
+ Theo thỏa thuận + Báo trước một tg hợp lý
- Đúng đối tượng (Đ 279 - 282)
+ Theo thỏa thuận + Chịu chi phí về giao vật, lãi vay (nếu có)
- Thực hiện NV thông qua người thứ 3 (Đ 283)
+ Nếu bên có quyền đồng ý + Bên có NV vẫn phải chịu trách nhiệm
6. Chuyển giao NV và chuyển giao quyền
- Chuyển giao NVDS (thế nghĩa vụ) Điều 370-371
+ Phải được sự đồng ý của bên có quyền (trừ TH gắn nhân thân hoặc PL không cho chuyển giao)
+ Chấm dứt biện pháp đảm bảo, nếu chuyển giao NV (trừ TH có thoả thuận)
- Chuyển giao quyền (thế quyền) Điều 365-369
+ Phải thông báo bằng văn bản + Quyền gắn với nhân thân (hoặc có thoả thuận) không
+ Không cần sự đồng ý của bên có NV được chuyển giao
7. Các biện pháp bảo đảm thực hiện NVDS
- Cầm cố
+ Một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền SH của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện NVDS
● Có 2 giao dịch xuất hiện: hợp đồng vay mượn tài sản (hợp đồng chính) và hợp đồng về cầm cố tài sản (hợp đồng phụ)
● Nếu số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm
cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.
- Thế chấp
+ Một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc quyền SH của mình để đảm bảo thực hiện NVDS và không giao tài sản cho bên kia
(bên nhận thế chấp)
- Đặt cọc
+ Một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền, kim khí quý, đá quý… trong một thời hạn để đảm
bảo giao kết hoặc thực hiện hợp động
+ Dùng với những tài sản đăng kí quyền sở hữu hoặc bất động sản
- Ký cược (Điều 329 - 330)
+ Thuê tài sản là động sản + Tài sản ký cược: nền, kim khí quý, + Nhằm bảo đảm trả lại tài sản thuê
đá quý…
- Ký quỹ (Điều 329 - 330)
+ Gửi 1 khoản tiền, kim khí quý, đá quý… vào tài sản phong toả tại một tổ chức tín dụng
+ Nhằm đảm bảo thực hiện NVDS
- Bảo lãnh (Điều 335 – 343)
+ Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ
thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà
bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
+ Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác.
+ Tài sản đảm bảo: tài sản có giá trị
+ Bên bảo lãnh
+ Bên dc bảo lãnh: cam kết với bên nhận bảo lãnh là sẽ thực hiện thay cho bên dc bảo lãnh nến đến hạn mà bên bảo lãnh chưa
thực hiện nghĩa vụ
+ Bên nhận bảo lãnh
- Tín chấp (Điều 344 – 345)
+ Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức
tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
+ Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của
người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp.
+ Tài sản đảm bảo: uy tín + Tổ chức tín dụng
+ Tổ chức chính trị - xh + Cá nhân, HGĐ nghèo
- Cầm giữ tài sản (Điều 346 – 350)
+ Bên có quyền (bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong
trường hợp bên có NV không thực hiện hoặc thực hiện không đúng NV
Bài tập: A vay của B một khoản tiền và cầm cố cho B một chiếc xe gắn máy để bảo đảm cho nghĩa vụ trả tiền vay. Theo quy định
của BLDS 2015, nếu hợp đồng vay tiền giữa A và B bị vô hiệu thì sẽ làm chấm dứt hợp đồng cầm cố xe gắn máy?
VI. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
1. Khái niệm
- Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự
2. Đặc điểm
- Là hành vi hợp pháp của chủ thể.
- Là sự thoả thuận có ý chí.
+ Người tham gia ko bị lừa dối, ép buộc hoặc ko nhận thức dc tất cả các quyền của mình
- Nhằm đạt được hậu quả pháp lý đã định trước
+ Nhận dc lợi ích như thỏa thuận của hai bên
3. Phân loại hợp đồng
a.Theo quyền và nghĩa vụ của các bên
- Hợp đồng song vụ: Hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ phải hoàn thành. … Ví dụ: Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất thì
bên thuê có nghĩa vụ trả tiền thuê đúng kì hạn và bên cho thuê có nghĩa vụ giao đất để bên thuê sử dụng trong khoảng thời gian
thuê đó.
- Hợp đồng đơn vụ: Trong quan hệ hợp đồng đơn vụ, một bên chỉ có quyền với bên kia mà không có nghĩa vụ gì hết và bên còn lại
chỉ có nghĩa vụ chứ không có quyền gì.
+ VD: hợp đồng tặng cho tài sản. Theo đó, khi tham gia vào loại hợp đồng này thì bên tặng có nghĩa vụ là tặng, cho tài sản của
mình cho bên còn lại, và bên còn lại có quyền đối với tài sản mà bên tặng, cho đã tặng, cho mình mà không bị ràng buộc một
nghĩa vụ nào với bên còn lại của hợp đồng.
b.Theo tính chất đền bù của hợp đồng
- Hợp đồng có đền bù: Là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích từ bên kia chuyển giao thì phải chuyển giao lại cho bên
kia một lợi ích tương ứng.
+ Vd: hợp đồng mua bán tài sản luôn luôn là hợp đồng có đền bù vì khi bên mua nhận được tài sản do bên bán chuyển giao thì
phải chuyển giao lại cho bên bán một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đã nhận
- Hợp đồng không đền bù: Là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích do bên kia chuyển giao nhưng không phải chuyển
giao lại bất kỳ lợi ích nào
+ Vd: hợp đồng cho vay không có lãi là hợp đồng không có đền bù vì bên vay nhận được lợi ích là được sở hữu vốn vay trong
một thời hạn nhất định nhưng không phải chuyển giao cho bên cho vay một lợi ích nào tương ứng với việc được sở hữu khoản
vay trong thời hạn nhất định.
c. Theo thời điểm phát sinh hậu quả pháp lý (thời điểm hợp đồng có hiệu lực)
- Hợp đồng ước hẹn; Là hợp đồng có hiệu lực trước thời điểm các bên chuyển giao đối tượng của hợp đồng cho nhau.
+ Ví dụ: hợp đồng mua bán tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kểt, các bên có nghĩa vụ chuyển giao tài sản và trả tiền cho nhau
sau thời điểm này là một hợp đồng ưng thuận.
- Hợp đồng thực tế: Là hợp đồng chỉ có hiệu lực khi các bên đã chuyển giao đối tượng của hợp đồng cho nhau.
+ Ví dụ: họp đồng tặng cho luôn là hợp đồng thực tế, vì pháp luật đã quy định hợp đồng này chỉ có hiệu lực vào thời điểm bên
được tặng cho đã nhận được tài sản tặng cho.
d.Theo sự phụ thuộc về hiệu lực giữa các hợp đồng
- Hợp đồng chính: là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
- Hợp đồng phụ: là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
+ Vd: giữa hợp đồng vay tài sản với hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện hợp đồng vay thì hợp đồng vay tài sản là
hợp đồng chính, hợp đồng thế chấp tài sản là hợp đồng phụ.
4. Giao kết hợp đồng dân sự: (Đ385- 429 BLDS 2015)
a.Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự:
- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
b.Hình thức ký kết hợp đồng
- Ký trực tiếp: Là cách ký kết mà các bên (đại diện hợp pháp của các bên) trực tiếp gặp nhau đàm phán với nhau để xác định từng
điều khoản của hợp đồng và cùng ký vào bản hợp đồng. Hợp đồng được coi là hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm hai
bên đã ký vào văn bản hợp đồng.
- Ký gián tiếp: Là cách ký kết mà các bên không trực tiếp gặp nhau mà thương lượng đàm phán với nhau bằng thư tín. Các bên gửi
cho nhau những tài liệu giao dịch như công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng trong đó chứa đựng nội dung của công việc
giao dịch.
c. Trình tự giao kết hợp đồng
- Đề nghị giao kết hợp đồng - Chấp nhận giao kết hợp đồng
(Quảng cáo ko bị ràng buộc bởi giao kết hợp đồng)
d.Thời điểm giao kết hợp đồng (Đ 400)
- Bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết trong thời gian quy định
- Khi hết hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng (nếu có thoả thuận im lặng là đồng ý).
- Giao kết bằng lời nói là thời điểm các bên có thoả thuận về nội dung của hợp đồng
- Giao kết bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
e. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
- Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác
+ Có thể sửa đổi điều khoản của hợp đồng sau khi đã kí kết

f. Hình thức hợp đồng dân sự


- Hình thức miệng (lời nói, hành vi) - Hình thức văn bản
- Hình thức văn bản có chứng thực
+ Thường là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
g.Nội dung của hợp đồng dân sự
- Điều khoản cơ bản
+ Những điều khoản mà nếu thiếu nó thì hợp đồng chưa dc hình thành. Vì nó xây dựng bộ khung cho hợp đồng.
+ Có thể có các nội dung
● Đối tượng của hợp đồng; ● Phương thức giải quyết tranh chấp. (điều 398)
● Số lượng, chất lượng; ● Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp
● Giá, phương thức thanh toán; đồng;
● Quyền, nghĩa vụ của các bên; ● Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
○ Trên thực tế có những hợp đồng ko có những điều màu xanh vì những điều khoản cơ bản này đã được quy định trong
luật rồi. Nếu các bên muốn thỏa thuận khác đi thì có thể tra lại trong luật.
- Điều khoản thông thường
+ PL quy định trước
● Đã dc dự định trước
● Nếu các bên không thoả thuận khác thì điều khoản mặc nhiên có hiệu lực
- Điều khoản tùy nghi (các bên có thể sửa đổi nó nhưng ko dc trái PL)
+ Các bên tự thoả thuận + VD: địa điểm giao hàng,…
+ Nhằm tạo thuận lợi khi thực hiện HĐ
h.Phụ lục hợp đồng, biên bản bổ sung hợp đồng
- Phụ lục hợp đồng: quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng (nếu có).
- Biên bản bổ sung: bổ sung những điều khoản mới thỏa thuận vào hợp đồng đã ký
- Giải thích hợp đồng: căn cứ vào ý chí của các bên để giải thích những điều khoản không rõ ràng
5. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (Điều 117):
- Thứ nhất, các chủ thể ký kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự
- Thứ hai, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện trong các thỏa thuận của hợp đồng.
- Thứ ba, nội dung của hợp đồng không trái PL, đạo đức xã hội, nghĩa vụ được xác lập trong hợp đồng phải cụ thể và khả thi.
- Thứ tư, hình thức của hợp đồng phải tuân thủ quy định của PL đối với từng loại hợp đồng.
6. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu
a.Khái niệm
- Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng theo luật không làm phát sinh những hậu quả pháp lý mà các bên đương sự mong muốn.
b.Các loại hợp đồng vô hiệu
- Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối – Hợp đồng vô hiệu tương đối
+ Tuyệt đối: Hợp đồng bị tuyên bố là vô hiệu tuyệt đối khi việc xác lập hợp đồng trái với pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của
Nhà nước hoặc lợi ích chung, lợi công cộng.
+ Tương đối: hợp đồng vô hiệu tương đối là các hợp đồng bị tòa án tuyên bố vô hiệu theo yêu cầu của các bên liên quan
- Hợp đồng vô hiệu toàn phần - Hợp đồng vô hiệu từng phần
+ Toàn phần: Đây là loại hợp đồng có toàn bộ nội dung bị tuyên bố là vô hiệu.
+ Từng phần: chỉ có 1 phần nội dung vô hiệu, không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, hợp đồng vẫn có hiệu lực và các bên vẫn có
thể thực hiện theo thỏa thuận với những phần nội dung có hiệu lực.
c. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu
- Đối với chủ thể tham gia hợp đồng (Điều 131):
+ Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập.
+ Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận
+ Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường
- Đối với bên thứ ba (Điều 133):
+ Nếu TS giao dịch là tài sản không phải đăng ký: -> HĐ vẫn có hiệu lực, trừ 02 trường hợp:
● Thông qua hợp đồng không có đền bù ● Vật bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu
- TS giao dịch là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu:
+ Nếu TS đã đăng ký và chuyển giao -> giao dịch đó không vô hiệu
+ Nếu TS chưa đăng ký -> giao dịch vô hiệu. Trừ trường hợp: thông qua bán đấu giá hoặc theo bản án, quyết định của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền
7. Thực hiện hợp đồng dân sự
a.Nguyên tắc thực hiện hợp đồng:
- Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác
- Thực hiện một cách trung thực trên tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, đảm bảo sự nn cậy lẫn nhau
- Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng và lợi ích hợp pháp của người khác.
b.Nội dung thực hiện hợp đồng dân sự (các bên đã thỏa thuận với nhau những gì)
- Nội dung thực hiện hợp đồng dân sự bao gồm thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng và do pháp luật quy
định.
+ Đối với hợp đồng đơn vụ + Đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3
+ Đối với hợp đồng song vụ
- Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi (Điều 420)
+ Thay đổi do nguyên nhân khách quan, sau khi kí HĐ
+ Không thể lường trước
+ Hoàn cảnh thay đổi à nếu biết trước, HĐ sẽ không được kí hoặc kí với nội dung hoàn toàn khác
+ Nếu vẫn thực hiện HĐ sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho 1 bên
+ Đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
-> Thỏa thuận ngừng hợp đồng ko thực hiện nữa và bên ko thực hiện ko phải chịu trách nhiệm pháp lý với bên kia.

8. Trách nhiệm do vi phạm HĐDS


- Các hình thức trách nhiệm dân sự
+ Buộc phải thực hiện hợp đồng
● Căn cứ áp dụng:
○ Có hành vi vi phạm ○ Có lỗi của bên vi phạm
● Áp dụng:
○ Thực hiện đúng nghĩa vụ của hợp đồng (tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện)
○ Chịu chi phí hợp lý phát sinh ○ Bồi thường thiệt hại
+ Bồi thường thiệt hại
● Mục đích: Nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất đã bị mất
● Nguyên tắc BTTH:
○ Bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.
○ Những lợi ích đáng lẽ được hưởng do hợp đồng mang lại
○ Chi phí phát sinh do ko hoàn thành NV HĐ
○ Thiệt hại về tinh thần cho bên có quyền (nếu có)
● Căn cứ áp dụng:
○ Có hành vi vi phạm hợp đồng ○ Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân
○ Có thiệt hại vật chất, thực tế xảy ra trực tiếp gây ra thiệt hại thực tế
● Thiệt hại về vật chất (thực tế, xác định được):
○ Tổn thất về tài sản ○ Thu thập thực tế bị mất hoặc bị giám sát
○ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục hậu quả ○ Lợi ích đáng lẽ được hưởng (Đ419 – K2)
● Thiệt hại về tinh thần
○ Tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến ñnh mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy ñn và các lợi ích nhân thân
khác của một chủ thể.
+ Phạt vi phạm
● Là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm NV phải nộp 1 khoản tiền cho bên bị vi phạm
● Căn cứ áp dụng:
○ Có hành vi vi phạm hợp đồng ○ Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng
● Mức phạt được quy định trong HĐ gồm:
○ Phạt do không thực hiện hợp đồng ○ Mức phạt do các bên thỏa thuận hoặc do pháp
○ Phạt do chậm thực hiện hợp đồng luật quy định
+ Tạm ngừng thực hiện HĐ
+ Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng
● Xảy ra hành vi vi phạm: theo thỏa thuận hoặc một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của HĐ.
● Có lỗi của bên VP
○ Phải thông báo cho bên kia biết
● HĐ chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt
● Các bên không phải tiếp tục thực hiện NV, trừ thoả thuận về phạt, BTTH, giải quyết tranh chấp
● Thực hiện phần nghĩa vụ đối ứng (nếu có)
+ Huỷ hợp đồng
● Một bên có quyền huỷ bỏ HĐ và không phải BTTH trong trường hợp sau:
○ Bên kia vi phạm HĐ là điều kiện huỷ bỏ theo thỏa thuận
○ Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của HĐ (làm bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết HĐ).
○ Trường hợp khác do luật quy định
● Căn cứ áp dụng chế tài huỷ bỏ hợp đồng:
○ Có hành vi vi phạm ○ Có lỗi của bên vi phạm
--> Bên huỷ bỏ HĐ phải thông báo ngay cho bên kia biết, nếu không mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
● HĐ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết
● Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý.
● Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu đòi BTTH (nếu có)
- Các yếu tố cấu thành trách nhiệm dân sự:
+ Có hành vi trái pháp luật của bên vi phạm + Có thiệt hại xảy ra trong thực tế.
+ Mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra
● Từ hành vi đó gây ra thiệt hại gì
+ Có lỗi của người vi phạm nghĩa vụ dân sự: lỗi cố ý (lỗi suy đoán)
● Ko thực hiện đúng theo hợp đồng thì được coi là có lỗi
- Các căn cứ miễn trách nhiệm dân sự
+ Do sự kiện bất khả kháng (trừ TH có thoả thuận hoặc PL có quy định khác)
+ Do lỗi của bên bị vi phạm (nếu do lỗi của bên bị VP 1 phần thì phải BTTH tương ứng với lỗi đó)
+ Nếu cả thụ trái và trái chủ đều có lỗi: mỗi bên chịu trách nhiệm tương ứng với mức độ lỗi của mình (Điều 363 BLDS 2015).
9. Sửa đổi hợp đồng dân sự: (Điều 421)
10. Chấm dứt hợp đồng dân sự: (Điều 422)
- Hợp đồng đã được hoàn thành - Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện
- Theo thoả thuận của các bên - Đối tượng của hợp đồng không còn
- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể - Chấm dứt HĐ khi hoàn cảnh thay đổi….
khác chấm dứt hoạt động
11.Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng: (Điều 429)
- Thời hiệu khởi kiện là 03 năm, kể từ ngày người có quyền được yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm phạm
+ Nếu tự mình ko thực hiện những chế tài với bên vi phạm thì có thể nhờ cơ quan nhà nước
+ Vd: Ngày ký hợp đồng: 11/03, giao hàng ngày 15/03, trả tiền 30/03. Nếu bên bán muốn khởi kiện bên mua thì mốc tg khởi kiện
là 3 năm kể từ ngày 30/03
12. Một số hợp đồng dân sự thông dụng
- Hợp đồng mua bán tài sản (Đ430 – 454)
- Hợp đồng thuê tài sản (Đ472 – 482)

CHƯƠNG 3: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ


I. KHÁI NIỆM VỀ CPQT
1. Định nghĩa CPQT hiện đại
- Là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm pháp lý do các quốc gia có chủ quyền (hoặc các chủ thể khác của CPQT) tham gia vào
CPQT xây dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng thông qua cuộc đấu tranh giai cấp trên cơ sở nhân nhượng thể hiện mục đích
chính trị của các giai cấp thống trị, nhằm điều chỉnh những mối quan hệ nhiều mặt giữa các Nhà nước có chế độ chính trị và xã hội
khác nhau và được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế cá thể hay tập thể do các Nhà nước ấn định và bằng sức đấu tranh
của nhân dân và dư luận tiến bộ trên thế giới.
2. Những nguyên tắc cơ bản của CPQT hiện đại
a. Định nghĩa
- Là những QPPL quan trọng, có tính chất bao trùm và được thừa nhận rộng rãi trong quan hệ quốc tế.
b. Đặc trưng
- Tính phổ cập - Được ghi nhận rõ ràng trong các điều ước quốc tế phổ cập
- Tính tổng thể, bao trùm và quan trọng;
- Nội dung luôn được bổ sung, hoàn thiện dần theo chiều - Được áp dụng một cách thường xuyên và rộng rãi
hướng tiến bộ của luật quốc tế.
c. Các nguyên tắc cơ bản của CPQT hiện đại
- Không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
+ Nội dung: cấm chiến tranh xâm lược (vũ trang, kinh tế, tư tưởng) một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Hành vi bị cấm:
● Xâm phạm biên giới, chiếm đóng lãnh thổ nước ● Sử dụng vũ lực trái Hiến chương của LHQ
khác ● Vi phạm quyền tự quyết dân tộc
● Dùng lực lượng vũ trang trả đũa
● Tổ chức, xúi giục nội chiến, khủng bố
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hoà bình:
+ Đàm phán ngoại giao trực tiếp + Các tổ chức, hiệp định khu vực
+ Điều tra, trung gian, hoà giải + Các biện pháp hoà bình khác
+ Toà án, trọng tài,
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác
+ Nội dung: Tôn trọng quyền lực tối cao của quốc gia trong phạm vi lạnh thổ
● Cấm can thiệp vũ trang ● Cấm giúp đỡ các phần tử phá hoại nhằm lật đổ quốc gia khác
● Cấm dùng các biện pháp KT-CT ● Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ
● Mỗi QG có quyền tự chọn chế độ CT-KT-XH
- Hợp tác giữa các quốc gia
+ Hợp tác nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới vì sự tiến bộ của nhân loại
+ Hợp tác không phân biệt chế độ CT-KT-XH
+ Hợp tác để phát triển kinh tế, giúp đỡ các nước đang và kém phát triển
- Dân tộc tự quyết
+ Các dân tộc tự quyết định CT – KT - XH
+ Các quốc gia khác phải tôn trọng và thúc đẩy các dân tộc thực hiện quyền này
+ Không được thống trị, bóc lột dân tộc khác
+ Các dân tộc thuộc địa có quyền sử dụng mọi biện pháp cần thiết để đấu tranh giành độc lập
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia
+ Chủ quyền:
● Quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ ● Quyền độc lập trong quan hệ quốc tế
+ Nội dung:
● Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý
● Mỗi quốc gia đều được hưởng những quyền xuất phát từ chủ quyền
● Và thực hiện các nghĩa vụ quốc tế đã cam kết
- Các quốc gia nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ quốc tế đã cam kết (Pacta Sunt Servanda)
+ Tự nguyện thực hiện 1 cách có thiện chí những nghĩa vụ đã cam kết phù hợp Hiến chương LHQ và CPQT hiện đại
+ Cam kết phát sinh từ điều ước trái với cam kết của Hiến chương LHQ thì thực hiện theo cam kết của Hiến chương LHQ
II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA CPQT HIỆN ĐẠI
1. Chủ thể CPQT hiện đại
- Khái niệm: Là thực thể đang tham gia (hoặc có khả năng tham gia) vào những QHPL quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền
và nghĩa vụ quốc tế cũng như thực hiện một cách độc lập các quyền và nghĩa vụ quốc tế đó trên cơ sở các QPPL quốc tế.
a. Quốc gia
- Chủ thể chủ yếu - Có thể tự hạn chế quyền hoặc nhận thêm NV
- QG phải có chủ quyền
b. Các dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết
- Chủ thể đặc biệt - Quyền được các QG khác, tổ chức quốc tế giúp đỡ
- Quyền được thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình - Quyền tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế
c. Tổ chức liên chính phủ
- Chủ thể hạn chế
- Quyền năng dựa vào các VB pháp lý do các QG thành viên trao
+ Tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc gia) + Tổ chức quốc tế không thuộc chính phủ (phi chính phủ)
d. Một số chủ thể đặc biệt
- Vương quốc Monaco - Toà thánh Vatican
2. Đối tượng điều chỉnh:
- Các quan hệ chính trị; hoặc khía cạnh chính trị của quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hoá
3. Khách thể của công pháp quốc tế
- Lãnh thổ - Hành vi - Bất tác vi
4. Sự cưỡng chế trong CPQT (Phương pháp điều chỉnh)
- Thực hiện nguyên tắc Pacta sunt servanda - Biện pháp bảo đảm cá thể hay tập thể.
- Dùng áp lực của dư luận tiến bộ trên thế giới
- Những cơ chế do luật định: đàm phán trực tiếp; trung gian hoà giải; thông qua trọng tài quốc tế, toà án quốc tế Liên Hiệp Quốc.
5. Nguồn của công pháp quốc tế
a. Nguồn cơ bản
- Điều ước quốc tế
- Tập quán quốc tế:
+ Được áp dụng lâu đời trong thực tiễn + Có nội dung rõ ràng
+ Được nhiều nước thừa nhận + Phải phù hợp với tinh thần của CPQT
b. Nguồn hỗ trợ
- Các phán quyết của Toà án quốc tế - Các học thuyết và tác phẩm khoa học pháp lý của các
- Những nghị quyết quan trọng của các tổ chức quốc tế lớn chuyên gia pháp luật uy tín
6. Mối quan hệ giữa CPQT và luật trong nước
- Trường phái Nhất nguyên luận
+ Là 2 bộ phận của 1 hệ thống PL thống nhất + Bộ phận này tùy thuộc vào bộ phận kia
- Trường phái Nhị nguyên luận
+ Đây là hai hệ thống PL độc lập + Ko ngành nào có ưu thế hơn ngành + Tiếp thu một số quy phạm của nhau
nào
- Luật quốc tế hiện đại (quan điểm của Mác - Lênin)
+ 2 ngành luật này có mối quan hệ biện chứng + Quan hệ mật thiết, hỗ trợ nhau phát triển
III. VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN CHỦ THỂ MỚI
1. Khái niệm
- Công nhận là hành vi pháp lý của một QG hay nhiều QG đang tồn tại, công nhận địa vị pháp lý của một chủ thể mới xuất hiện
trong CPQT nhằm thiết lập quan hệ bình thường với chủ thể đó
- Đặc điểm:
+ Là một hành vi pháp lý - chính trị, dựa trên những động cơ nhất định
+ Công nhận cả đối với đường lối chính sách, chế độ chính trị, kinh tế... của bên được công nhận
+ Thiết lập quan hệ bình thường trong nhiều lĩnh vực của hai bên trong quan hệ công nhận
2. Phân loại công nhận
a. Công nhận quốc gia mới thành lập
- QG mới được thành lập do sự định cư của 1 tập thể con người một cách hòa bình trên lãnh thổ vô chủ hoặc chưa có một tổ chức
chính trị thích hợp
- QG có thể được thành lập do kết quả của cách mạng XH hoặc do sự hoạt động của các QG đã và đang tồn tại.
- Quốc gia có thể được thành lập do kết quả hoạt động của các quốc gia đã hoặc đang tồn tại vào thời điểm thành lập đó. Trong
trường hợp này, quốc gia mới có thể được thành lập theo nhiều phương thức khác nhau, chẳng hạn, sự phân chia một quốc gia đang
tồn tại thành hai hoặc nhiều quốc gia độc lập, hay là sự hợp nhất hai hay nhiều quốc gia độc lập thành một quốc gia mới…
b. Công nhận chính phủ mới thành lập
Chính phủ mới được thành lập đó phải:
- Được đông đảo quần chúng nhân dân tự nguyện tự giác ủng hộ
- Có đủ năng lực để duy trì và thực hiện quyền lực Nhà nước trong một thời gian dài
- Có khả năng kiểm soát toàn bộ phần lớn lãnh thổ QG một cách độc lập và tự chủ, tự quản lý mọi công việc của đất nước
c. Công nhận một dân tộc đang đấu tranh tự giải phóng để tiến tới thành lập một quốc gia dân tộc độc lập
3. Hình thức công nhận
- Công nhận pháp luật (de jure): Là sự công nhận chính thức khi các quốc gia công nhận không còn nghi ngờ gì về tính hợp pháp
của sự xuất hiện các quốc gia mới và cho rằng cần thiết phải thiết lập ngoại giao với các quốc gia ấy.
+ Công nhận chính thức, hoàn toàn tin tưởng + Hai nước thiết lập quan hệ đầy đủ về ngoại giao, KT,
+ Xác nhận chủ thể mới có quyền tham gia vào QHQT TM,...
- Công nhận thực tế (de facto): Là sự công nhận chính thức được thể hiện khi quốc gia công nhận không tin tưởng hoàn toàn vào sự
tồn tại hợp pháp của quốc gia mới hoặc chính phủ mới.
+ Là sự công nhận chính thức, nhưg không đầy đủ + Bị hạn chế trong những quan hệ
+ Thường chỉ giới hạn ở thiết lập quan hệ lãnh sự, hợp + Hai nước chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau
tác kinh tế, thương mại.
- Công nhận đặc biệt (adhoc):
+ Công nhận không chính thức.
+ Các bên chỉ phát sinh quan hệ trong một phạm vi nhất định nhằm tiến hành một số công vụ cụ thể và quan hệ đó sẽ chấm dứt
ngay sau khi hoàn thành công vụ nói trên.
4. Phương pháp công nhận
- Công nhận minh thị: Thể hiện một cách rõ ràng, minh bạch, bằng hành vi rõ rệt, cụ thể của một QG công nhận trong các văn bản
chính thức.
- Công nhận mặc thị:
+ Thể hiện một cách kín đáo, ngấm ngầm + Không thể hiện trong các văn bản chính thức.
IV. ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ (ĐƯQT)
1. Khái niệm
- Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận của các chủ thể CPQT (trước hết và chủ yếu là các quốc gia) trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng,
nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong bang giao quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc cơ
bản của CPQT.
- Phân loại điều ước quốc tế
+ Căn cứ vào số lượng các bên tham gia kí kết:
● Điều ước quốc tế đa phương ● Điều ước quốc tế song phương.
+ Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh:
● Điều ước về chính trị ● Điều ước quốc tế về quyền con người
● Điều ước về kinh tế ● Điều ước quốc tế về các lĩnh vực hợp tác…
+ Căn cứ loại chủ thể tham gia điều ước:
● ĐƯQT được kí kết giữa các quốc gia,
● ĐƯQT được kí kết giữa quốc gia – tổ chức quốc tế,
● ĐƯQT được kí kết giữa tổ chức quốc tế – tổ chức quốc tế, …
+ Căn cứ vào phạm vi áp dụng:
● ĐƯQT song phương, ● ĐƯQT khu vực, ● ĐƯQT phổ cập.
2. Cơ cấu của ĐƯQT
- Phần đầu
+ Nêu tên của các nước ký kết + Lý do, mục đích ký kết điều ước...
- Nội dung
+ Ấn định quyền và nghĩa vụ cho các bên ký kết + Những quan hệ cụ thể mà điều ước điều chỉnh
- Phần cuối
+ Nêu các thủ tục phê chuẩn + Ngôn ngữ ký kết, ngày, tháng ký
+ Thời gian có hiệu lực của điều ước + Thủ tục, điều kiện gia nhập điều ước
3. Ký kết, phê chuẩn và hiệu lực của ĐƯQT
a. Ký kết ĐƯQT
- B1: bao gồm đàm phán, soạn thảo văn bản và thông qua văn bản đã soạn thảo.
- B2: Ký kết. Có 3 hình thức ký:
+ Ký tắt + Ký có điều kiện (Ad referedum) + Ký chính thức (đầy đủ)
b. Phê chuẩn ĐƯQT
- Thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước hoặc Quốc hội.
- Những điều ước quốc tế cần phê chuẩn:
+ Điều ước quốc tế yêu cầu phải phê chuẩn + Điều ước quốc tế nhân danh nhà nước
+ Điều ước quốc tế nhân danh Chính Phủ, có quy định trái luật, nghị quyết của Quốc hội
c. Phê duyệt ĐƯQT
- Thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
- Những điều ước quốc tế cần phê duyệt (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của QH):
+ ĐƯQT nhân danh Chính phủ có quy định phải phê duyệt hoặc phải hoàn thành thủ tục pháp lý theo quy định của mỗi nước để
có hiệu lực.
+ ĐƯQT nhân danh Chính phủ có quy định trái với quy định trong VBQPPL của Chính phủ
d. Gia nhập ĐƯQT
- Là việc một chủ thể của CPQT ban hành một văn bản đồng ý ràng buộc mình với nghĩa vụ của một ĐƯQT nào đó mà mình chưa
phải là thành viên của điều ước đó.
- Chỉ đặt ra đối với những ĐƯQT nhiều bên.
e. Bảo lưu ĐƯQT
- Là hành vi đơn phương mà trong đó quốc gia tuyên bố loại trừ hoặc muốn thay đổi hiệu lực của một số điều khoản nhất định của
ĐƯQT (điều khoản bảo lưu).
- Bảo lưu chỉ đặt ra với ĐƯQT đa phương.
- Đối với các điều ước quốc tế song phương, việc một bên đưa ra tuyên bố bảo lưu sẽ được coi như một đề nghị thỏa thuận lại, ký
kết điều ước mới.
V. VẤN ĐỀ LÃNH THỔ QUỐC GIA TRONG CPQT
1. Khái niệm lãnh thổ QG
a. Khái niệm
- Là một phần của quả đất, bao gồm đất liền, vùng nước, thềm lục địa và khoảng không trên đất liền và vùng nước thuộc quyền một
QG. Lãnh thổ quốc gia còn gồm cả hải đảo và vùng nước, lòng đất và vùng trời của hải đảo ấy.
b. Các bộ phận chính của lãnh thổ QG
- Vùng đất
- Vùng nước:
+ Vùng nước nội địa + Vùng nước nội thuỷ
+ Vùng nước biên giới + Vùng nước lãnh hải
- Vùng lòng đất
- Vùng trời
c. Chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
- Về phương diên vật chất: lãnh thổ thuộc quyền sở hữu của quốc gia.
- Về phương diên quyền lực: thông qua hệ thống các cơ quan Nhà nước, quốc gia được thực hiện quyền lự c trong phạm vi lãnh thổ.
d. Chủ quyền lãnh thổ của nhà nước Việt Nam
- Chủ quyền lãnh thổ của nhà nước VN được ghi nhận trong các văn bản pháp lý sau:
+ Hiến pháp năm 2013 + Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam
+ Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam...
e. Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia
Quốc gia có toàn quyền thực hiện các công việc sau trong phạm vi lãnh thổ:
- Lựa chọn chế độ CT, KT, VH, XH phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống trên đó
- Lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện cải cách KT – XH phù hợp với đặc điểm quốc gia
- Tự quy định chế độ pháp lý cho từng vùng lãnh thổ quốc gia
- Có quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên và tư liệu sản xuất
- Thực hiện quyền tài phán đối với mọi công dân, tổ chức trên toàn lãnh thổ quốc gia
- Có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp
2. Biên giới quốc gia
a. Khái niệm
- Là đường ngăn cách lãnh thổ quốc gia này với quốc gia khác:
+ Về mặt không gian, là đường quy ước chạy trên mặt đất và từ đó tạo thành một mặt phẳng kéo dài lên phía trên và kéo sâu
xuống mặt đất
+ Về mặt pháp lý, thì biên giới quốc gia là nơi chấm dứt hay kết thúc chủ quyền của quốc gia này và bắt đầu chủ quyền của quốc
gia khác
b. Các bộ phận của biên giới quốc gia
- Biên giới trên bộ - Biên giới trong lòng đất
- Biên giới trên biển: ranh giới ngoài của đường lãnh hải - Biên giới trên không
c. Biện pháp phân định biên giới
- B1: Hoạch định biên giới - B2: Phân giới trên thực địa - B3: Cắm địa giới
d. Các kiểu đường biên giới
- Biên giới theo địa hình: là biên giới xác định dựa vào các điều kiện của địa hình thực tế:
+ Biên giới trên sông, suối + Biên giới trên hồ + Biên giới trên núi
- Biên giới hình học: là đường thẳng quy ước nối liền các điểm quy ước
- Biên giới theo thiên văn: quy ước theo kinh, vĩ tuyến
3. Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển
- United Nations Convention on Law of the Sea – UNCLOS
- Ký kết năm 1982 - Thi hành năm 1994 - 154 quốc gia thành viên
- Vùng nước Nội thủy
+ Bao phủ tất cả vùng biển và đường thủy ở bên trong đường cơ sở (phía đất liền).
+ Quốc gia ven biển được tự do áp đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên.
+ Các tàu thuyền nước ngoài không có quyền đi lại tự do trong các vùng nội thủy.
- Vùng nước Lãnh hải:
+ Vùng nằm ngoài đường cơ sở có chiều ngang 12 hải lý.
+ Quốc gia ven biển được quyền tự do đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên.
+ Các tàu thuyền nước ngoài được quyền "qua lại không gây hại" mà không cần xin phép nước chủ nhà.
- Vùng nước quần đảo
+ Các quốc gia quần đảo có thể vẽ đường biên giới lãnh thổ (đường cơ sở) là điểm nối giữa các điểm ngoài cùng nhất của các đảo
ở ngoài cùng nhất, đảm bảo rằng các điểm này phải đủ gần nhau một cách thích đáng.
+ Mọi vùng nước bên trong đường cơ sở này sẽ là vùng nước quần đảo và được coi như là một phần của lãnh hải quốc gia đó
- Vùng tiếp giáp lãnh hải
+ Bên ngoài giới hạn 12 hải lý của lãnh hải là một vành đai có bề rộng 12 hải lý, đó là vùng tiếp giáp lãnh hải
+ Nước chủ nhà có thể vẫn thực thi luật pháp của mình đối với các hoạt động như buôn lậu hoặc nhập cư bất hợp pháp.
- Vùng đặc quyền kinh tế
+ Rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
+ Quốc gia ven biển được hưởng độc quyền trong việc khai thác đối với tất cả các tài nguyên thiên nhiên.
- Thềm lục địa
+ Được định nghĩa là vành đai mở rộng của lãnh thổ đất cho tới mép lục địa (continental margin), hoặc 200 hải lý tính từ đường
cơ sở, chọn lấy giá trị lớn hơn. (không được vượt quá 350 hải lý, không được vượt ra ngoài đường đẳng sâu 2500m một khoảng
cách quá 100 hải lý).
+ Nước chủ nhà có độc quyền khai thác khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh vật sống.
VI. CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ̣ ĐỐI NGOẠI
1. Cơ quan đại diện ngoại giao
a. Khái niệm
- Là cơ quan của một quốc gia đóng trên lãnh thổ của quốc gia khác để thực hiện quan hệ ngoại giao với quốc gia sở tại và với các
cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia khác ở quốc gia sở tại.
b. Phân loại
- Đại sứ quán - Công sứ quán - Đại diện quán (cơ quan đại biện)
c. Chức năng Cơ quan đại diện ngoại giao
- Thay mặt cho nước cử đại diện tại nước nhận đại diện
- Bảo vệ những quyền lợi của nước cử đại diện và của những người thuộc quốc tịch đó tại nước nhận đại diện
- Đàm phán với Chính phủ nước nhận đại diện
- Tìm hiểu bằng những phương tiện hợp pháp điều kiện và sự tiến triển của tình hình nước nhận đại diện và báo cáo tình hình đó cho
Chính phủ nước cử đại diện
- Đẩy mạnh những quan hệ hữu nghị và phát triển những quan hệ kinh tế, văn hoá và khoa học giữa nước cử đại diện và nước nhận
đại diện
d. Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao:
- Viên chức ngoại giao: gồm những người có hàm ngoại giao, có tư cách đại diện cho nhà nước thi hành chức năng ngoại giao.
- Nhân viên hành chính kỹ thuật: là những người thực hiện chức năng hành chính-kỹ thuật
- Nhân viên phục vụ: là những người làm công việc phục vụ cho cơ quan
e. Thủ tục hoạt động của cơ quan đại diện ngoại giao
- Bước 1: Hai nước thoả thuận thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp nào đó tuỳ thuộc vào mối quan hệ nhiều mặt chính trị, kinh tế...
- Bước 2: Nước cử đại diện phải làm thủ tục “xin trưng cầu đồng ý”.
- Bước 3: Trình quốc thư
f. Chế độ đặc miễn ngoại giao
- Là chế độ quy định các quyền ưu đãi và miễn trừ mà nước đại diện dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và các quan chức ngoại
giao nước ngoài đóng ở nước mình.
- Do luật pháp quốc tế và pháp luật của các quốc gia quy định theo tập quán quốc tế trên nguyên tắc có đi có lại
+ Quyền ưu đãi và miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao
● Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở, tài liệu, hồ sơ lưu trữ, thư tín ngoại giao
● Tài sản trong trụ sở và phương tiện đi lại không bị khám xét, trưng dụng...
● Quyền miễn thuế (trừ các dịch vụ cụ thể)
● Quyền treo quốc kỳ, quốc huy tại trụ sở, phương tiện đi lại và nhà riêng người đứng đầu cơ quan ngoại giao
+ Quyền ưu đãi và miễn trừ của viên chức ngoại giao
● Quyền bất khả xâm phạm về thân thể ● Quyền miễn trự về hình sự, dân sự, hành chính tại nươc sở tại
● Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, thư tín, phương tiện đi lại (- 3 TH)
● Quyền tự do đi lại trong phạm vi mà pháp luật nước sở tại ● Quyền miễn thuế
quy định ● Quyền ưu đãi hải quan.
+ Trường hợp ngoại lệ không được hưởng quyền miễn trừ:
● Tham gia vào các vụ kiện liên quan đến bất động sản tư nhân trên lãnh thổ của nước sở tại nếu họ thủ đắc bất động sản
đó nhân danh cá nhân mình;
● Tham gia các vụ kiện về thừa kế không nhân danh quốc gia cử đại diện;
● Tham gia các vụ kiện liên quan tới các hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại mà họ thực hiện ngoài phạm vi chức
năng chính thức của mình.
2. Cơ quan đại diện thương mại (thương vụ)
a. Khái niệm
- Là cơ quan quan hệ đối ngoại của các quốc gia về mặt thương mại
b. Địa vị pháp lý
- Là một bộ phận của cơ quan đại diện ngoại giao,
- Trường hợp nước cử chưa có cơ quan đại diện ngoại giao thì cơ quan đại diện thương mại được coi như cơ quan đại diện ngoại
giao
- Mọi tài sản của cơ quan này cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm
- Nhân viên cơ quan này chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công thương và người đứng đầu cơ quan ngoại giao
c. Chức năng của cơ quan đại diện thương mại
- Đại diện cho quyền lợi của nước cử về hoạt động thương mại tại nước nhận cơ quan đại diện thương mại
- Góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước
d. Nhiệm vụ của cơ quan đại diện thương mại
- Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế, thương mại của nước sở tại và báo cáo về nước cử
- Giám sát việc thực hiện các cam kết quốc tế về thương mai,
- Đại diện quốc gia tham gia các đàm phán, các thỏa thuận về thương mại tại quốc gia sở tại,
- Đại diện cho quyền lợi của quốc gia cử trong hoạt động thương mại
- Xúc tiến thương mại, tìm kiếm, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia xúc tiến, quảng bá hoạt động thương mại tại quốc gia
sở tại, tham gia các hội chợ thương mại quốc tế…
e. Nhân viên cơ quan đại diện thương mại
- Thường ở cấp Tham tán thương mại hoặc phó đại diên thương mại
- Thường được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao
3. Lãnh sự quán
a. Khái niệm
- Là cơ quan đặc biệt của quốc gia này (nước cử) đặt trên lãnh thổ quốc gia khác (nước tiếp nhận) nhằm thực hiện các chức năng
lãnh sự trong một khu vực lãnh thổ nhất định trên cơ sở thỏa thuận giữa hai quốc gia hữu quan.
b. Địa vị pháp lý
- Là cơ quan đại diện của một nước ở nước ngoài về mặt lãnh sự.
- Cơ quan lãnh sự được đặt bên cạnh chính quyền địa phương của nước sở tại
c. Chức năng của cơ quan lãnh sự (điều 5 công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự)
- Bảo vệ quyền lợi của nước mình, công dân và pháp nhân nước mình trong khu vực đóng lãnh sự
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển các quan hệ kinh tế, văn hoá, khoa học…. giữa hai nước
- Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi đường cho công dân nước cử lãnh sự, thị thực các giấy tờ thích hợp cho những người muốn đến nước cử
lãnh sự…
d. Nhân viên Lãnh sự
- Tổng lãnh sự hay lãnh sự, - Bí thư,
- Phó lãnh sự, - Tuỳ viên...
-> Những người này được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự.
e. Quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự
- Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở cơ quan lãnh sự, tài liệu hồ sơ lưu trữ ...
- Các viên chức lãnh sự có thể bị bắt hoặc tạm giữ chờ xét xử trong trường hợp phạm trọng tội và theo quyết định của cơ quan tư
pháp có thẩm quyền.
- Viên chức và nhân viên lãnh sự không phải chịu sự xét xử tư pháp hoặc hành chính của nước tiếp nhận lãnh sự về các hành vi được
thực hiện khi thi hành chức năng lãnh sự.
f. Thủ tục hoạt động của cơ quan lãnh sự:
- Bước 1: Hai nước đặt quan hệ lãnh sự - Bước 3: Tiếp nhận lãnh sự
- Bước 2: Cử đại diện lãnh sự - Bước 4: Hoạt động chính thức.

CHƯƠNG 4: TƯ PHÁP QUỐC TẾ


I. KHÁI NIỆM VỀ TPQT
- Là các quan hệ PLDS theo nghĩa rộng, có yếu tố nước ngoài.
1. Nguồn luật của tư pháp quốc tế
- Điều ước quốc tế
+ Do hai hay nhiều nước ký kết (điều ước song phương, điều ước đa phương)
+ Điều chỉnh các quan hệ TPQT (chủ yếu về các vấn đề quyền SHTT, ngoại thương…)
- PL của mỗi quốc gia
+ Đây là nguồn khá phổ biến.
+ Luật quốc gia của các nước đều có các QPPL điều chỉnh các QHDS có yếu tố nước ngoài.
- Án lệ (tiền lệ xét xử)
- Tập quán quốc tế
+ Thói quen phổ biến được lặp lại nhiều lần + Có nội dung rõ ràng, có thể áp dung để điều chỉnh mối
+ Nhiều nước áp dụng và áp dụng liên tục QHPL, hoặc giải quyết được tranh chấp.
+ Là thói quen duy nhất trong một lĩnh vực cụ thể
+ Cách áp dụng TQQT:
● Được quy định trong các điều ước quốc tế; hoặc hợp đồng quy định.
● Khi áp dụng tập quán thì cần phải chứng minh nội dung của tập quán đó
2. Chủ thể của tư pháp quốc tế
- Cá nhân (Người nước ngoài hoặc trong nước)
+ Địa vị pháp lý của công dân do luật quốc tịch quy định.
+ Năng lực chủ thể của công dân ở các nước khác nhau được quy định khác nhau
+ Người nước ngoài được hiểu:
● Mang một quốc tịch nước ngoài, ● Mang nhiều quốc tịch nước ngoài, ● Không mang quốc tịch nước nào.
- Pháp nhân
+ Quốc tịch của pháp nhân:
● Nơi đăng ký kinh doanh ● Nơi đặt trụ sở chính
● Nơi đăng ký điều lệ ● Nơi tiến hành hầu hết các hoạt động kinh doanh
+ Để xác định pháp nhân nước ngoài hay trong nước thì dựa vào :
● Theo luật Anh Mỹ và các nước xã hội chủ nghĩa: dựa vào nơi đăg kí điều lệ, nơi thành lập doanh nghiệp
● Các quốc gia vùng trung cận đông: Nguồn vốn của doanh nghiệp
● Civil law: Trụ sở hoạt động
+ Địa vị pháp lý của PN nước ngoài:
● Cùng một lúc phải tuân theo hai hệ thống pháp luật
● Địa vị pháp lý của PN nước ngoài ở các nước không giống nhau và đượ c qui định trong các điều ước quốc tế.
● Quyền và lợi ích hợp pháp của PN nước ngoài trên lãnh thổ nước sở tại bị xâm phạm thì sẽđược Nhà nước mình bảo hộ
về mặt ngoại giao.
● Được hưởng năng lực tố tụng dân sự
- Nhà nước (đặc biệt): được hưởng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối
+ Quốc gia tham gia vào một số ít QHPL dân sự có yếu tố nước ngoài. Như:
● QHPL về thừa kế hoặc chiếm hữu tài sản vô chủ
● Mua bán công trái
● Quan hệ kinh tế thương mại, dịch vụ, bảo hiểm..
→ Quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối
○ Quyền bảo đảm sơ bộ cho vụ kiện (biện pháp khẩn cấp tạm thời): phong tỏa tài sản
○ Miễn trừ xét xử, tuyên án
3. Khách thể
- Quân hệ tài sản - Quan hệ nhân thân
4. Đối với các quan hệ PL về Tư pháp quốc tế thì Năng lực pháp luật đóng vai trò quyết định
- Năng lực hành vi sẽ được quy định theo luật quốc tịch
5. Chế độ đãi ngộ: (phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các quốc gia)
- Đãi ngộ Quốc dân
+ Người nước ngoài được hưởng các quyền dân sự và lao động, cũng như thực hiện các nghĩa vụ ngang hoặc tương đương với
những quyền và nghĩa vụ mà công dân nước sở tại đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai (trừ những ngoại lệ theo
pháp luật quy định trong các trường hợp cụ thể).
- Tối huệ quốc
+ Người nước ngoài được hưởng một chế độ mà nước sở tại dành cho người nước ngoài và PN nước ngoài của bất kỳ nước thứ
ba nào đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai.
- Đãi ngộ đặc biệt: dành cho viên chức ngoại giao và viên chức lịch sử
+ Người nước ngoài được hưởng những ưu tiên, ưu đãi đặc biệt mà nước sở tại dành cho họ (thậm chí chính công dân nước sở tại
cũng không được hưởng)
- Có đi có lại
+ Một quốc gia dành một chế độ pháp lý nhất định cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài tương ứng như nước đó đã dành và sẽ
dành cho công dân và pháp nhân của mình ở đó trên cơ sở có đi có lại.
+ Thể hiện dưới 2 hình thức
● Có đi có lại thực chất: Quốc gia sở tại sẽ dành cho cá nhân và pháp nhân nước ngoài một số quyền và nghĩa vụ hoặc
những ưu đãi nhất định đúng bằng những quyền và nghĩa vụ cũng như những ưu đãi thực tế mà các cá nhân và pháp nhân
của quốc gia đó được nhận tại nước ngoài tương ứng.
● Chế độ có đi có lại hình thức: Quốc gia sở tại dành cho cá nhân và pháp nhân nước ngoài một chế độ pháp lý nhất định
(như chế độ đối xử quốc gia, hay tối huệ quốc) mà các cá nhân và pháp nhân của quốc gia đó được nhận tại nước ngoài
tương ứng.
- Chế độ báo phục: trả đũa tư pháp: Được hiểu là các biện pháp trả đũa
II. XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG TPQT
1. Khái niệm và nguyên nhân
a. Khái niệm và nguyên nhân
XĐPL là hiện tượng khi có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một QHPL có yếu
tố nước ngoài và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành chọn một hệ thống pháp luật để áp dụng cho quan hệ đó.
b. Nguyên nhân
- Do khác nhau về chế độ chính trị, xã hội
- Trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội không đồng đều.
- Phong tục và tập quán, truyền thống lịch sử không giống nhau
2. Các mặt biểu hiện của XĐPL
a. XĐPL về các hợp đồng ngoại thương
- Hình thức của hợp đồng - Địa vị pháp lý của các bên trong hợp đồng. - Nội dung hợp đồng
b. XĐPL về thừa kế
- Thừa kế theo luật - Thừa kế theo di chúc
c. XĐPL về hôn nhân gia đình
- Độ tuổi kết hôn - Điều kiện kết hôn - Nghi thức kết hôn
3. Phương pháp giải quyết XĐPL
a. Xây dựng và áp dụng các quy phạm thực chất thống nhất
- Ký kết các ĐƯQT hoặc cùng thừa nhận và áp dụng những tập quán quốc tế nhất định.
b. Xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột
- Quy phạm xung đột là QPPL ấn định luật pháp nước nào cần phải áp dụng để giải quyết QHPL dân sự có yếu tố nước ngoài trong
một tình huống thực tế.
- Được quy định trong điều ước quốc tế và trong luật quốc gia của mỗi nước
- Cơ cấu của một quy phạm xung đột
+ Phần phạm vi: Chỉ ra loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
+ Phần hệ thuộc: Chỉ ra luật pháp nước nào được áp dụng để giải quyết QHPL đó
- Phân loại quy phạm xung đột
+ QPXĐ một bên: là quy phạm chỉ ra việc áp dụng luật pháp của một nước cụ thể.
+ QPXĐ hai bên: là quy phạm không chỉ ra phải áp dụng pháp luật của nước nào mà chỉ vạch ra nguyên tắc xác định luật.
- Áp dụng nguyên tắc luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội tương tự”
+ Phải phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật cũng như đường lối, chính sách đối ngoại của nước mình.
● Áp dụng Điều ước quốc tế ● Áp dụng tập quán quốc tế ● Áp dụng pháp luật nước ngoài
4. Các QPXĐ luật thường dùng
- Quy phạm luật nhân thân: xác định địa vị pháp lý của chủ thể
+ Đối với cá nhân
● Luật quốc tịch (HTPL Châu Âu-lục địa) ● Luật nơi cư trú (HTPL Anh Mỹ)
- Quy phạm luật nhân thân: xác định địa vị pháp lý của chủ thể
+ Đối với pháp nhân
● Luật của nước có điều lệ (HTPL Anh Mỹ)
● Luật của nước nơi có trụ sở (HTPL Châu Âu lục địa)
● Luật của nước nơi PN hoạt động (các nước Trung Cận Đông)
- Quy phạm luật nơi có tài sản: chủ yếu nhằm xác định quyền sở hữu.
- Quy phạm luật toà án: nơi giải quyết tranh chấp
- Quy phạm luật nơi thực hiện hành vi: nơi ký kết hợp đồng hoặc thực hiện nghĩa vụ (thường áp dụng trong việc ký kết hợp đồng).
- Quy phạm luật của nước người bán: áp dụng để giải quyết các quan hệ của hợp đồng mua bán
- Quy phạm luật của nơi xảy ra vi phạm: nơi xảy ra hành vi vi phạm hoặc nơi phát sinh hậu quả thiệt hại.
5. Hiện tượng phản chí trong TPQT
a. Phản chí
- Là hiện tượng khi luật của một nước dẫn chiếu một quan hệ cụ thể tới luật nước ngoài để giải quyết nhưng quy phạm xung đột của
luật nước ngoài lại dẫn chiếu trở lại luật của nước ban đầu.
b. Hiện tượng chuyển chí
- Là hiện tượng khi luật của nước thứ nhất dẫn chiếu tới luật của nước thứ hai, quy phạm xung đột của nước thứ hai lại dẫn chiếu tới
luật của nước thứ ba (chỉ được công nhận ở Pháp, Nhật Bản, Đức).
III. ÁP DỤNG LUẬT NƯỚC NGOÀI TRONG TPQT
1. Sự cần thiết
- Áp dụng luật nước ngoài khi không có quy phạm thực chất thống nhất
- Là cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các đương sự và thúc đẩy giao lưu dân sự.
- Được xác định trên cơ sở chủ quyền và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia;
- Phải bảo đảm hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội và của
pháp luật nước mình.
2. Thể thức áp dụng luật nước ngoài
- Chỉ áp dụng luật nước ngoài khi QPXĐ dẫn chiếu đến. - Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành
- Trong trường hợp, QPXĐ quốc nội và QPXĐ thống nhất có nội dung khác nhau thì cơ quan xét xử áp dụng QPXĐ thống nhất.
- Nếu QPXĐ quy định áp dụng PL của nước do các bên lựa chọn thì phải được tiến hành trên cơ sở của luật QG hoặc điều ước quốc
tế.
3. Cách thức áp dụng
- Thiện chí và đầy đủ. - Phải được giải thích và thực thi về nội dung như ở chính
- Phải được tìm hiểu và xác định nội dung rõ ràng nước nơi nó được ban hành
4. Việc hạn chế áp dụng luật nước ngoài
- Việc áp dụng luật nước ngoài không được trái với trật tự công cộng của nước mình →Bảo lưu trật tự công cộng
- Việc giải thích khái niệm này thuộc quyền hạn của tòa án

You might also like