You are on page 1of 9

Nghiên cứu khái niệm ‘sở hữu toàn dân’ trong luật

dân sự Việt Nam

Dẫn nhập

Khái niệm ‘sở hữu toàn dân’ chỉ có ở Socialist Law mà thôi. Về bản chất, đó là một khái
niệm chính trị và được ghi nhận trong hiến pháp. BLDS Việt Nam từ 1995 đến nay luôn cố
gắng đưa khái niệm này vào thế giới luật tư. Vậy liệu khái niệm ‘sở hữu toàn dân’ có ‘đất
sống’ trong luật tư không? Thông qua các bài đọc sau đây câu trả lời dần hiện rõ.

Bài đọc 1: Khái niệm ‘sở hữu toàn dân’ trong luật dân sự Việt Nam

‘Giải ảo’ khái niệm ‘sở hữu toàn dân’ trong luật dân sự

1. Mở đầu

Trên cơ sở học thuyết Mác về công hữu tư liệu sản xuất, các nước xã hội chủ nghĩa, mà đi
đầu là Liên Xô, đều tiến hành công hữu hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu, trong đó có đất
đai. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hơn 40 năm trước Hiến pháp 1980 bắt đầu tuyên bố
đất đai (và rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, v.v) thuộc sở hữu toàn dân. Một ý niệm chính trị về
công hữu đã được hiến định như thế. Và hiến pháp, về mặt lý thuyết, sẽ là luật mẹ để các
đạo luật khác noi theo. Hầu hết sách báo chính thống đều đã cố chứng minh tính ‘tất yếu
khách quan’ của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trong
bài ngắn này tôi không định tranh luận về tính ‘tất yếu khách quan’ đó. Tôi chỉ nói về khía
cạnh thuần túy luật học của khái niệm ‘sở hữu toàn dân’ mà thôi.

2. Khái niệm ‘sở hữu toàn dân’ trong luật dân sự

Bộ luật dân sự (BLDS) của Việt Nam năm 2015 có 8 điều quy định về sở hữu toàn dân (từ
điều 197 đến điều 204, nằm trong Tiểu mục 1 // Mục 2 – Hình thức sở hữu // Chương XIII
– Quyền sở hữu // Phần thứ hai – Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản).

Trong bản văn BLDS này có 18 lần sử dụng khái niệm ‘sở hữu toàn dân.’ Nhưng chúng ta
hoàn toàn không tìm thấy điều khoản nào định nghĩa khái niệm quan trọng bật nhất đất
Việt này – khái niệm ‘sở hữu toàn dân.’

Điều 197 chỉ nói về ‘tài sản’ thuộc sở hữu toàn dân là những thứ gì chứ không định nghĩa
chính bản thân khái niệm ‘sở hữu toàn dân.’ Điều 197 này thực chất là lặp lại Điều 53 Hiến
pháp Việt Nam 2013. Điều 197 viết:

Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời,
tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản
công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

TRAN NGUYEN 1
Trong Mục 2 – ‘Hình thức sở hữu’ kể trên, ngoài Tiểu mục 1 – ‘Sở hữu toàn dân,’ còn có
hai tiểu mục 2 và 3 lần lượt quy định về ‘sở hữu riêng’ và ‘sở hữu chung.’

Sở hữu toàn dân

Hình thức sở hữu Sở hữu riêng


theo phần
Sở hữu chung
hợp nhất

Trong khi nhà làm luật ‘không dám’ nêu định nghĩa ‘sở hữu toàn dân’ thì họ làm ngon lành
với hai khái niệm ‘sở hữu riêng’ và ‘sở hữu chung.’ Hãy tìm hiểu thêm một chút về khái
niệm này.

Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân (Điều 205.1). Còn sở hữu
chung được định nghĩa là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản (điều 207.1). Sở hữu
chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất (điều 207.2). Sở hữu
chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được
xác định đối với tài sản chung (điều 209.1). Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà
trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài
sản chung (điều 210.1).

Sở hữu toàn dân hẳn nhiên không phải là sở hữu riêng rồi. Vậy liệu sở hữu toàn dân có
phải là một dạng sở hữu chung không? Chúng ta không cần suy nghĩ nhiều để tìm câu trả
lời vì đã có các giáo sư tiến sỹ làm hộ rồi. Trong cuốn sách Pháp luật Đất đai Việt Nam từ
năm 1945 đến nay (Nguyễn Quang Tuyến chủ biên, NXB CTQGST, Hà Nội, 2018, p. 41)
có đoạn:

Chế độ sở hữu toàn dân ở Việt nam là chế độ sở hữu chung hợp nhất của mọi công
dân Việt Nam đối với mọi diện tích đất thuộc lãnh thổ và chủ quyền của nước Việt
Nam. Như vậy, sở hữu toàn dân không phải là sở hữu của các cơ quan nhà nước….
Sở hữu toàn dân cũng không phải là sở hữu từng phần của công dân theo cơ chế cổ
phần.

Vậy là đã rõ: ‘sở hữu toàn dân’ là một dạng của ‘sở hữu chung hợp nhất,’ cũng tương tự
như ‘sở hữu chung của cộng đồng’ quy định tại điều 211, nằm trong Tiểu mục 3 – ‘Sở hữu
chung.’

Theo logic đó, lẽ ra BLDS 2015 chỉ nên có hai hình thức sở hữu – sở hữu riêng và sở hữu
chung – mà thôi. Trong đó ‘sở hữu chung của cộng đồng’ và ‘sở hữu toàn dân’ là hai hình
thức sở hữu ‘con’ của ‘sở hữu chung.’

Tuy nhiên, những người soạn BLDS không làm thế. Các luật gia xứ ta cố gắng ‘nhét’ cho
bằng được khái niệm ‘sở hữu toàn dân’ vào luật dân sự theo một cách phi lý như vầy: coi
‘sở hữu toàn dân’ độc lập với ‘sở hữu chung.’

TRAN NGUYEN 2
3. Thực hiện quyền của ‘chủ sở hữu toàn dân’ như thế nào?

Nếu coi ‘sở hữu toàn dân’ là một dạng của ‘sở hữu chung hợp nhất’ như các tác giả quyển
sách về luật đất đai thì điều gì xảy ra?

Nguyên lý thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản chung là ‘các chủ sở hữu chung
hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung’ (điều 210.2).

Nếu tài sản chung của hai vợ chồng thì việc thực hiện quyền của chủ sở hữu không khó
khăn gì: Cả hai chủ sở hữu đều là người có căn cước xác định. Nhưng khi số lượng chủ sở
hữu chung tăng lên thì tình hình bắt đầu trở nên rắc rối. Đó là trường hợp tài sản chung
thuộc sở hữu của nhiều thành viên trong gia đình, hay rộng hơn nữa là sở hữu chung của
cộng đồng (dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo v.v).

BLDS 2015 quy định: đối với tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng thì các thành viên
của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo
tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng (điều 211.2).

Cứ cho là / chấp nhận / không tranh luận ở đây việc thực hiện điều này là khả thi trên thực
tế đi vì dù sao thì ‘cộng đồng’ cũng có lượng thành viên có giới hạn, có thể đếm được và
xác định được danh tính. Nhưng nếu mở rộng tiếp số lượng thành viên của tài sản chung
thành ‘toàn dân’ đất Việt với ngót trăm triệu người thì không có cách nào thực hiện được
quyền sở hữu chung trong luật tư cả.

Chính vì lẽ đó mà luật các nước phương Tây không bao giờ dùng khái niệm ‘sở hữu toàn
dân’ trong dân luật. Nếu tôi là một thành viên của khối tài sản chung mà không có cơ chế
khả thi để tôi thực hiện quyền chủ sở hữu (chung) của mình thì liệu khái niệm đó có nên
tồn tại trong luật dân sự hay không?

4. ‘Cưỡng bức’ dân luật

LS Lê Công Định viết năm 2017 rằng: ‘sở hữu toàn dân là một quan niệm chính trị bay
bổng về kinh tế của người cộng sản, nhưng được lồng ghép một cách cưỡng bức vào khung
pháp lý thông thường về quyền sở hữu tài sản.’

Một trong những thứ ‘cưỡng bức’ đó là nhà nước tự trao cho chính mình quyền làm ‘đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý’ tài sản thuộc sở hữu toàn dân (điều 197).

Như thế có phải là tước đi quyền chủ sở hữu của từng cá nhân công dân đất Việt không?
Liệu họ có đồng ý trao / ủy quyền cho nhà nước không? Là chủ sở hữu tài sản chung ấy, tôi
có quyền để thừa kế không? Tôi có được mua bán, tặng cho gì không? Cứ hỏi tới đâu là bí
tới đó. [Lưu ý là chúng ta đang thảo luận trong bối cảnh luật tư, chứ không phải luật hành
chính hay luật công.]

Chưa bàn tới tính ‘tất yếu’ của ‘sở hữu toàn dân về đất đai’ hay ‘công hữu,’ tạm chấp nhận
như thế đi. Nhưng đưa một khái niệm chính trị / kinh tế đó vào luật tư theo kiểu ‘nguyên
con’ như vậy là một sai lầm của các luật gia xã hội chủ nghĩa.

Thực ra ngay từ đầu người ta đã không hiểu ‘sở hữu toàn dân’ là gì kể Hiến pháp 1980.
PGS Phạm Duy Nghĩa từng nói đến ‘điều thú vị’ khi nhắc lại sự kiện thông qua Hiến pháp
TRAN NGUYEN 3
1980, đặt dấu chấm hết chế độ đa sở hữu, đất đai được tuyên bố thuộc sở hữu toàn dân, mà
theo lời ông Nguyễn Đình Lộc thuật lại thì lúc đó nhiều đại biểu Quốc hội vẫn nghĩ rằng,
đất đai thuộc sở hữu toàn dân nghĩa là mỗi người có một mảnh đất, chứ không hiểu rằng
tuyên bố đó đồng nghĩa với quốc hữu hóa đất đai. [copy từ Internet].

5. Kết luận

Chỉ cần suy luận đôi chút ta sẽ thấy ‘sở hữu toàn dân’ không có ‘đất sống’ trong dân luật.
Cố nhét nó vào trong BLDS là ‘phá nát’ tính logic, tính khoa học của BLDS, đụng chạm
tới những nguyên lý nền tảng của luật tư có từ hàng ngàn năm nay. Trong thế giới luật tư,
‘sở hữu toàn dân’ là một khái niệm vô nghĩa.

Vậy chốt lại: Liệu có cách nào để ‘biến’ khái niệm ‘sở hữu toàn dân’ trong chính trị / kinh
tế gì đó thành một thứ gì đó ‘ngon lành’ trong luật tư / piravte law mà không ‘cưỡng bức’
hay phá nát tính logic của BLDS không? Câu trả lời là có chứ sao không.

Nguồn: Viết lại từ bài https://www.facebook.com/vnbankinglaw/posts/1074461949572615


<17/2/2020>

Bài đọc 2: BLDS Việt Nam: Một cách vận dụng BLDS Napoleon trong hệ
thống pháp lý dựa trên quyền sở hữu toàn dân về đất đai

Bộ luật dân sự Việt Nam: một cách vận dụng bộ luật dân sự Napoleon trong hệ thống
pháp lý dựa trên quyền sở hữu toàn dân về đất đai

[p.129] Tổng quan

Trước khi, tiếp xúc với luật phương Tây, Việt Nam cũng có một tập hợp các quy tắc pháp
lý chi phối quan hệ giữa nguời và nguời trong đời sống dân sự. Thế nhưng tập hợp đó còn
xa mới đạt trình độ của một hệ thống pháp luật dân sự theo đúng nghĩa khoa học của từ
ngữ. Riêng trong lĩnh vực tài sản, pháp luật Việt Nam chỉ thực sự phát triển kể từ các luật
gia Pháp tìm cách đưa vào Việt Nam những thành tựu của văn hoá pháp lý romano-
germanique trong khuôn khổ xây dụng hệ thống pháp luật thuộc địa. Có thể nói rằng với sự
ra đời của các Bộ dân luật Bắc kỳ và Trung kỳ, theo khuôn mẫu của Bộ luật dân sự
Napoléon, pháp luật tài sản Việt Nam đã đuợc hoàn thiện một buớc. Nói riêng về luật bất
động sản, việc ban hành Sắc lệnh điền thổ ngày 21/7/1925 áp dụng tại Nam kỳ đã đặt cơ sở
cho một chế độ quản lý quyền sở hữu tư nhân về đất theo kiểu Đức rất hoàn chỉnh. Quy tắc
đặc trưng của chế độ đó, tại Điều 362 của Sắc lệnh, thừa nhận rằng bằng khoán điền thổ là
bằng chứng tuyệt đối và duy nhất về quyền sở hữu đất đai, đã có ảnh hưởng sâu rộng đối
với sự phát triển của tâm lý pháp luật của người Việt Nam thời Pháp thuộc và cả hiện nay.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, hệ thống pháp luật thuộc địa được thay thế bằng hệ thống
pháp luật XHCN, nhưng các dấu vết của luật cũ vẫn được bảo tồn trong tục lệ. Khi xây
dụng pháp luật đân sự Việt Nam hiện đại, người làm luật đã lấy lại rất nhiều giải pháp tích
cực của tục lệ bên cạnh việc tham khảo và tiếp thu có chọn lọc các thành tựu trong các nền
pháp luật thuộc hệ thống latinh. Bằng cách đó, luật dân sự Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp
tục chịu ảnh hưởng của luật dân sự Pháp. Đặc biệt, pháp luật Việt Nam hiện hành chấp

TRAN NGUYEN 4
nhận quan niệm về sở hữu trong luật của Pháp và sử dụng những khái niệm trong luật sở
hữu của Pháp để phát triển các chế định cơ bản của pháp luật tài sản Việt Nam.

Vấn đề là pháp luật về sở hữu bất động sản trong luật Việt Nam, như là một phần của pháp
luật dân sự, không thể được xây dựng dựa trên quyền sở hữu đất đai theo kiểu Pháp. Trong
khung cảnh của luật thực định Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản
lý, cá nhân, pháp nhân và nói chung các chủ thể của quan hệ pháp luật mà không phải là
Nhà nước, chỉ thực hiện trên đất một quyền mà về phương diện kỹ thuật, có thể so sánh với
quyền của người sử dụng đất trong quan hệ với chủ đất trong luật cổ của Pháp. Thế nhưng,
với quyền này, nguời có quyền – cũng đuợc gọi là người sử dụng đất – có thể thu được từ
đất những lợi ích vật chất nhất định. Chính quyền sử dụng đất, chứ không phải đất, là tài
sản thuộc sở hữu tư nhân trong luật Việt Nam hiện hành.

Các quy tắc liên quan đến đất đai và quyền sử dụng đất trong luật Việt Nam hiện hành
được ghi nhận cả trong luật đất đai và luật dân sự.

- Luật dân sự thừa nhận quyền sở hữu và xác định nội dung của quyền này; luật đất đai quy
định các thể thức thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai, bao gồm việc giao đất
và [p.130] cho thuê đất để các tổ chức, cá nhân sử dụng;

- Luật đất đai xác định nội dung của các quyền của người sử dụng đất, dựa vào tư tưởng
chủ đạo, theo đó quyền sử dụng đất được coi như một quyền đặc biệt có giá trị tài sản và
được thực hiện trên đất bởi một người không phải là chủ sở hữu đất;

- Luật dân sự xác định các thể thức thực hiện quyền sử dụng đất trong đời sống dân sự dựa
theo kết quả xác định nội dung các quyền của người sử dụng đất được ghi nhận trong luật
đất đai.

Châp nhận quan niệm sở hữu theo kiểu Pháp, nhưng lại xây dựng pháp luật sở hữu tư nhân
về bất động sản dựa trên quyền sử dụng đất, Bộ luật dân sự Việt Nam có cách vận dụng
của riêng mình những giải pháp được ghi nhận trong pháp luật dân sự Pháp. Kết quả của sự
vận dụng đó là sự ra đời của rất nhiều quy tắc tạo thành nét đặc thù của luật Việt Nam về
sở hữu bất động sản.

1. Phân loại tài sản

Luật dân sự Pháp. Trong Bộ luật dân sự Napoléon, việc phân biệt giữa động sản và bất
động sản được ghi nhận như một trong những giải pháp nguyên tắc cho vấn đề phân loại tài
sản. Sự phân biệt này dựa trên tính chất vật lý của tài sản: bất động sản là vật không di dời
đuợc; còn động sản là vật di dời được. Cũng dựa vào tiêu chí vật lý mà các tác giả Bộ luật
thiết lập sự phân biệt giữa “vật”, là những tài sản có thể nhận biết bằng giác quan tiếp xúc,
và “quyền”, là tài sản được ghi nhận thông qua các công cụ của tư duy, còn gọi là các tài
sản vô hình. Từ sự kết hợp hai phương pháp phân loại tài sản cơ bản này – động sản và bất
động sản; vật và quyền – mà các khái niệm động sản và bất động sản vô hình (meuble et
immeuble incorporels) được xây dựng, đặt cơ sở cho việc phân loại quyền tuỳ theo đối
tượng tác động: một quyền được gọi là bất động sản một khi được thực hiện trên bất động
sản và là động sản trong trường hợp ngược lại.

Sự vận dụng của luật dân sự Việt Nam. Luật dân sự Việt Nam phân loại tài sản hữu hình
theo kiểu Pháp. Tài sản cũng được chia thành hai loại động sản và bất động sản. Cách phân
TRAN NGUYEN 5
loại này cũng dựa vào tiêu chí vật lý. Bởi vậy, trong danh sách bất động sản, đất đai chiếm
vị trí hàng đầu, dù, như đã biết, đất không thể là tài sản thuộc sở hữu tư nhân và do đó,
không phải là vật chuyển giao được. Cũng như luật của Pháp, luật Việt Nam nói rằng đất là
bất động sản thứ nhất; chính trong mối quan hệ với đất mà một tài sản được coi là di dời
được hoặc không di dời được và tuỳ theo tính chất đó được gọi là động sản hoặc bất động
sản.

Song, do chọn điểm xuất phát giống như người làm luật của Pháp để thiết lập danh sách bất
động sản, người làm luật Việt Nam đã không thể thu xếp một chỗ trong danh sách này cho
quyền sử dụng đất. Hậu quả là quyền sử dụng đất đã không được xếp loại. Một số ý kiến
cho rằng trong khung cảnh của Bộ luật dân sự Việt Nam, quyền sử dụng đất là một loại
quyền tài sản theo định nghĩa của Điều 188. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong luật Việt Nam
hiện hành, khái niệm quyền tài sản không được đặt đối lập với khái niệm quyền nhân thân
như trong luật của Pháp, mà lại được sử dụng như một công cụ để phân loại tài sản thành
tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Có vẻ như theo người làm luật Việt Nam, chỉ tải sản
hữu hình mới được chia thành động sản và bất động sản; quyền tài sản thuộc loại tài sản vô
hình và tính chất động sản hay bất động sản của tài sản vô hình không được đặt thành vấn
đề.

Theo một dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi, quyền sử dụng đất được ghi nhận trong danh
sách bất động sản. Tuy nhiên, trong điều kiện quan niệm về quyền tài sản được giữ nguyên
như [p.131] trên, sẽ rất khó khăn trong việc xây dựng cơ sở lý luận của giải pháp theo đó
quyền sử dụng đất là một bất động sản.

[…]

[p.136] Kế luận

Không thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai không phải là giải pháp đặc trưng của hệ thống
pháp luật XHCN: đất đai ở Anh tù bao đời nay vẫn thuộc Vuơng Quyền. Thế nhung người
sử dụng đất ở Anh có những quyền hạn rộng rãi và không hề cảm thấy gò bó trong mối
quan hệ với chủ đất. Đối với luật Việt Nam, vấn đề quan trọng nhất, trong điều kiện đất đai
thuộc sở hữu toàn dân, là làm thế nào dung hoà các lợi ích trái nguợc liên quan đến đất của
một bên là người sử dụng đất và bên kia là chủ sở hữu đất. Để giải quyết vấn đề đó, việc
hoàn thiện chế định quyền sử dụng đất theo hướng mở rộng các quyền của người sử dụng
đối với đất là việc cần thiết. Có thể nói rằng trong điều kiện luật dân sự Việt Nam xây dựng
quan niệm sở hữu theo kiểu latinh, việc hoàn thiện chế độ pháp lý về quyền sử dụng đất
trong đời sống dân sự hẳn sẽ là cơ hội để các chế định trong luật sở hữu bất động sản của
các nước theo văn hoá pháp lý romano-germanique, trong đó có Pháp, tiếp tục được vận
dụng trong hoàn cảnh, điều kiện của luật Việt Nam.

Cần nhấn mạnh rằng cho đến nay, tính chất pháp lý của quyền sử dụng đất vẫn chưa được
làm rõ trong luật học Việt Nam. Việc coi quyền sử dụng đất như là một loại quyền sở hữu
hạn chế chỉ là một giải pháp tạm, đuợc chấp nhận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phân tích việc thực hiện quyền sử dụng đất trong đời sống dân sự. Quyền sở hữu, theo
nghĩa của Điều S44 BLDS Pháp và đuợc vận dụng trong luật dân sự Việt Nam, là một
quyền tuyệt đối, riêng biệt và tồn tại lâu dài. Các tính chất ấy được bảo tồn ngay cả trong
điều kiện các giới hạn đối với quyền sở hữu được ghi nhận ngày càng nhiều trong luật
đương đại của các nước. Quyền sử dụng đất trong luật thực định Việt Nam không có các
tính chất đó. Thế nhưng, quyền sử dụng đất không thể đuợc đồng hoá với quyền sở hữu bề

TRAN NGUYEN 6
mặt (droit de superficie) theo nghĩa của luật phương Tây, bởi nguời sử dụng đất không chỉ
có quyền sở hữu đối với các vật kiến trúc và cây trồng gắn liền với đất, mà còn có một
quyến trực tiếp, mang đầy đủ tính chất của một quyền đối vật (droit réel), đối với phần đất
thuộc quyền sử dụng của mình. Có thể nghĩ rằng có nhiều nét tương đồng giữa người sử
dụng đất trong luật Việt Nam và người sử dụng đất (tenancier) trong luật của Anh hoặc
người được nhượng quyền (concessionnaire) theo một hợp đồng nhuợng quyền bất động
sản trong luật của Pháp. Nhưng hẳn còn phải mất nhiều thời gian để tính chất pháp lý của
quyền sử dụng đất được xác định rõ trong luật dân sự Việt Nam.

Nguồn: Nguyễn Ngọc Điện, Bộ Luật Dân Sự Việt Nam: Một Cách Vận Dụng Bộ Luật Dân
Sự Napoleon Trong Hệ Thống Pháp Lý Dựa Trên Quyền Sở Hữu Toàn Dân Về Đất Đai,
Hội thảo 200 năm Bộ luật dân sự Pháp, Nhà pháp luật Pháp Việt, 2004, pp.129-136.

Tài liệu đọc gợi ý để nghiên cứu chủ đề này

Phạm Duy Nghĩa: “Thực ra “sở hữu toàn dân” trên hết là một khái niệm chính trị.”

Phạm Duy Nghĩa, Sửa đổi Luật Đất đai để bảo vệ tốt hơn quyền tài sản của các chủ sử
dụng đất, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 02+03 (402+403), tháng 02/2020; Tạp chí
NCLP Online ngày 23/4/2020 < http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/210470/Sua-doi-Luat-
dat-dai-de-bao-ve-tot-hon-quyen-tai-san-cua-cac-chu-su-dung-
dat.html?fbclid=IwAR3tzQ_lXDSKKrLg5OD3Wrb9ZPyUTYAIf4g9iS10pZ_j092DCP
XHLBpFIkI> Truy cập ngày 21/1/2022.

Lưu Quốc Thái: ‘Cho nên, việc đặt vấn đề thay đổi chế độ SHĐĐ hiện nay là hoàn toàn
không cần thiết, mà ngược lại, nó có thể gây ra những bất ổn trong quan hệ đất đai, từ đó gây
mất ổn định về đời sống chính trị xã hội.’

Lưu Quốc Thái, Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai theo hiến pháp 1992 và các
vấn đề đặt ra, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 17(249), tháng 9/2013; Tạp chí NCLP
Online ngày 1/9/2013 < http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/207382/Che-do-so-huu-toan-
dan-doi-voi-dat-dai-theo-hien-phap-1992-va-cac-van-de-dat-
ra.html?fbclid=IwAR3PZ2WBvHXZuSGGm13cmaspsDf7DhSxF2o-
4zkeY_v2wIIQE3zMESIxmhE> Truy cập ngày 21/1/2022.

Nguyễn Quang Tuyến: ‘Mục tiêu của quá trình hoàn thiện lý luận về sở hữu đất đai ở nước ta
là duy trì và củng cố chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, đồng thời mở rộng các quyền
của người sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch đất đai trong xã hội phát
triển và từng bước đưa quan hệ đất đai tiếp cận với cơ chế thị trường.’

Nguyễn Quang Tuyến, Bàn về vấn đề sở hữu toàn dân đối với đất đai ở nước ta, Tạp
chí NCLP số 9, tháng 9/2003; Tạp chí NCLP Online ngày 01.9/2003 <
http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/209057/Ban-ve-van-de-so-huu-toan-dan-doi-voi-dat-
dai-o-nuoc-ta.html> Truy cập ngày 21/1/2022.

Nguyễn Quốc Sửu: ‘Tuy không đồng nhất nội hàm của khái niệm quyền sở hữu đất và quyền
sử dụng đất, nhưng trong số năm (05) quyền của người sử dụng đất tại Luật Đất đai năm
1993, sau đó mở rộng đến chín (09) quyền tại Luật Đất đai năm 2003 và tám (08) quyền tại
TRAN NGUYEN 7
Luật Đất đai năm 2013, có nhiều quyền mang tính chất định đoạt tài sản (giống như chủ sở
hữu), nghĩa là việc thực hiện quyền dẫn đến thay đổi người sử dụng đất với tư cách là chủ thể
trực tiếp quản lý, khai thác thửa đất.’

Nguyễn Quốc Sửu, Tiếp tục cải cách chế độ sở hữu về đất đai nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý, sử dụng nguồn lực đất đai, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 17(441), tháng
9/2021; Tạp chí NCLP Online ngày 23/10/2021 <
http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/210882/Tiep-tuc-cai-cach-che-do-so-huu-ve-dat-dai-
nham-nang-cao-hieu-qua-quan-ly--su-dung-nguon-luc-dat-dai.html> Truy cập ngày
21/1/2022.

Doãn Hồng Nhung: ‘Theo pháp luật nước ta, Nhà nước là người duy nhất có đầy đủ quyền
năng của một chủ sở hữu và đất đai thuộc sở hữu toàn dân.’

Doãn Hồng Nhung, Chế định sở hữu đất đai qua các thời kỳ và giải pháp tăng cường
quản lý nhà nước đối với đất đai, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 19(204), tháng
10/2011; Tạp chí NCLP Online ngày 01/10/2011 <
http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/207656/Che-dinh-so-huu-dat-dai-qua-cac-thoi-ky-va-
giai-phap-tang-cuong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-dat-dai.html> Truy cập ngày
21/1/2022.

Phạm Văn Võ: ‘Từ những nội dung trên, có thể khẳng định, đa dạng hóa các hình thức sở hữu
mà quan trọng nhất là tư hữu hóa đất đai không phải là giải pháp có thể lựa chọn ít nhất là
vào thời điểm này. Cả về mặt lý luận và thực tế đã chứng minh rằng, mở rộng và củng cố
quyền tài sản đối với đất đai của NSDĐ trên cơ sở hình thức sở hữu duy nhất của NN là giải
pháp mang tính thực tế và phù hợp xu thế. Đó là quá trình phát triển mang tính tự nhiên trên
cơ sở điều kiện chính trị, kinh tế và pháp lý. Và nếu, sở hữu tư nhân đối với đất đai là một tất
yếu phù hợp quy luật, ta hãy để nó diễn ra một cách tự nhiên. Sự mở rộng quyền năng của
NSDĐ tất sẽ dẫn đến việc thay đổi về lượng và đến một lúc nào đó tất sẽ dẫn đến sự thay đổi
về chất để tạo ra “bước nhảy” theo đúng quy luật của Chủ nghĩa duy vật biện chứng.’

Phạm Văn Võ, Về Chế Độ Sở Hữu Đất Đai Ở Việt Nam Hiện Nay, trong “Hội Thảo
Hoàn Thiện Các Báo Cáo Rà Soát Luật Đất Đai, Luật Xây Dựng, Luật Đấu Thầu, Luật
Kinh Doanh Bất Động Sản” do VCCI phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức tại
Tp.HCM ngày 25/8/2011, VIB Online ngày 14/9/2011 <
http://vibonline.com.vn/bao_cao/ve-che-do-so-huu-dat-dai-o-viet-nam-hien-nay-ts-
pham-van-vo-dh-luat-tp-hcm> Truy cập ngày 21/1/2022.

Nguyễn Thành Luân: ‘Ngày 18/12/1980, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá VI đã thông qua
Hiến pháp năm 1980. Một chế độ sở hữu duy nhất đối với đất đai ở nước ta đã được xác lập,
đó là chế độ công hữu dưới tên gọi “sở hữu toàn dân”. Trên cơ sở đó, Luật Đất đai năm 1987
được ban hành và khái niệm “quyền sử dụng đất” chính thức được sử dụng. Từ đó cho đến
nay, trải qua nhiều lần thay thế Hiến pháp và Luật Đất đai, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
tiếp tục được duy trì và khái niệm “quyền sử dụng đất” vẫn được sử dụng. Được ra đời trong
bối cảnh như vậy nên “quyền sử dụng đất” là một sự sáng tạo pháp lý nhằm thực hiện sở hữu
toàn dân về đất đai ở nước ta và cũng như là một công cụ pháp lý để giúp Nhà nước thực hiện
được quyền năng chủ sở hữu của mình.’

TRAN NGUYEN 8
Nguyễn Thành Luân, Bản chất pháp lý của quyền sử dụng đất ở Việt Nam, Tạp chí Toà
án Nhân dân Điện tử, ngày 29/4/2018, <https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xay-dung-phat-
luat/ban-chat-phap-ly-cua-quyen-su-dung-dat-o-viet-nam> Truy cập ngày 21/1/2022.

Phạm Duy Nghĩa: ‘Sáng tạo ra khái niệm quyền sử dụng đất, người Việt Nam dường như đã
tạo ra một khái niệm sở hữu kép, một khái niệm sở hữu đa tầng: Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân, song quyền sử dụng đất lại thuộc về cá nhân hoặc tổ chức.’

Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội,
trang 169.

Hồ Quang Huy: ‘chúng tôi cho rằng nhìn từ góc độ khoa học pháp lý thì quyền sử dụng đất
cần được định nghĩa như sau: Quyền sử dụng đất là quyền tài sản thuộc sở hữu của tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân phát sinh trên cơ sở quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền
sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc từ các giao dịch nhận chuyển quyền
sử dụng đất. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt quyền sử dụng đất phải tuân thủ các điều
kiện, thủ tục do pháp luật quy định.’

Hồ Quang Huy, Suy nghĩ về khái niệm quyền sử dụng đất của Việt Nam, Bộ Tư pháp
ngày 03/7/2017, <https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-
doi.aspx?ItemID=2168> Truy cập ngày 21/1/2022.

TRAN NGUYEN 9

You might also like