You are on page 1of 18

VẤN ĐỀ 1.

HÌNH THỨC SỞ HỮU


Câu 1: Có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS 2005? Nêu rõ các hình
thức sở hữu trong BLDS.
Các hình thức sở hữu được quy định ở Bộ luật dân sự năm 2005 tại Chươg XIII và
được quy định khái quát tại Điều 172 BLDS 2005: “Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn
dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước,
sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp.” Như vậy, theo quy định tại BLDS 2005 có 6 hình thức sở
hữu và được quy định cụ thể từng hình thức sở hữu tại Điều 200 – Điều 232 BLDS
2005.

- Sở hữu nhà nước (từ Điều 200 - Điều 207):

Sở hữu nhà nước đã trải qua rất nhiều thăng trầm trong lịch sử nhưng vẫn giữ vai
trò chủ của nền kinh tế đất nước. Bản thân hình thức này được dựa trên cơ sở quy định
tại Điều 17 Hiến pháp 1992 và được BLDS 2005 khái quát phạm vi tài sản thuộc sở
hữu Nhà nước tại:

Điều 200. Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước

Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng
trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên
trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và
tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực
kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các
tài sản khác do pháp luật quy định.

- Sở hữu tập thể (từ Điều 208 - Điều 210):

Sở hữu tập tập thể được xác lập trên cơ sở các cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn,
góp sức để hợp tác kinh doanh.

Điều 208. Sở hữu tập thể

Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định
khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh

2
nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi.

- Sở hữu tư nhân (từ Điều 211 - Điều 213):

Sở hữu tư nhân là hình thức sở hữu của từng cá nhân về tư liệu sinh hoạt, tiêu dùng
và những tư liệu sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của từng cá
nhân.

Điều 211. Sở hữu tư nhân

Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình.

Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân.

Điều 212. Tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân

1. Thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn,
hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác của cá nhân là tài sản thuộc hình thức
sở hữu tư nhân.

Tài sản hợp pháp thuộc hình thức sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng, giá
trị.

2. Cá nhân không được sở hữu đối với tài sản mà pháp luật quy định không thể thuộc
hình thức sở hữu sở hữu tư nhân.

- Sở hữu chung (từ Điều 214 - Điều 226):

Sở hữu chung là hình thức sở hữu khi có nhiều chủ thể cùng có quyền sở hữu đối
với một tài sản nhất định, được quy định cụ thể như sau tại BLDS 2005:

Điều 214. Sở hữu chung

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.

Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung.

- Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (từ Điều 227 - Điều
229) được quy định cụ thể như sau tại BLDS 2005:

3
Điều 227. Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là sở hữu của tổ chức đó
nhằm thực hiện mục đích chung quy định trong điều lệ.

Điều 228. Tài sản thuộc hình thức sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội

1. Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng
cho chung và từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc
sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước đã chuyển giao quyền sở hữu cho tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức đó.

2. Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội để quản lý và sử dụng thì không thuộc sở hữu của tổ chức đó.

- Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề
nghiệp (từ Điều 230 - Điều 232) được quy định cụ thể như sau tại BLDS 2005:

Điều 230. Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp

Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -
nghề nghiệp là sở hữu của cả tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung của các
thành viên được quy định trong điều lệ.

Điều 231. Tài sản thuộc hình thức sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng
cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản
thuộc sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
- nghề nghiệp đó.

4
Câu 2: Có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS 2015? Nêu rõ các hình
thức sở hữu trong BLDS.
Thể chế hóa các nghị quyết của Đảng và cụ thể hóa nội dung, tinh thần của Hiến
pháp năm 2013, BLDS năm 2015 quy định 03 hình thức sở hữu, bao gồm: sở hữu
riêng, sở chung, sở hữu toàn dân.

- Sở hữu riêng (Điều 205 và Điều 206):

Điều 205. Sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng

1. Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.

2. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.

Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc pháp nhân và tài sản hợp pháp về sở
hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản sở hữu riêng của mình nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu
dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không gây ảnh hưởng đến lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

- Sở hữu chung (từ Điều 207 - Điều 220):

Điều 207. Sở hữu chung và các loại sở hữu chung

1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.

2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản bao gồm sở hữu chung
theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

+ Sở hữu chung theo phần: Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó
phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung và mỗi
chủ sở hữu có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần
quyền sở hữu của mình.

+ Sở hữu chung hợp nhất: là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi
chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung đồng thời các chủ sở hữu
có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung (bao gồm cả sở
hữu chung hợp nhất không phân chia và phân chia).

5
- Sở hữu toàn dân (từ Điều 197 - Điều 204):

Điều 197. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời,
tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản
công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Sở hữu toàn dân chúng ta hiểu đơn giản đó là tài sản chung của toàn bộ người dân
Việt Nam như khoáng sản, lãnh thổ, đất đai,... Và nhà nước là đại diện pháp lý có
trách nhiệm bảo vệ, quản lý các tài sản này. Về quyền sở hữu toàn dân khi được giao
cho doanh nghiệp, đơn vị vũ trang, cơ quan nhà nước hoặc đơn vị cá nhân đều phải
tuân thủ thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với nhà nước đồng thời nhà nước có trách nhiệm
kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng tài sản đó (Điều 200 – Điều 204 BLDS 2015)

Câu 3: Suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi về hình thức giữa hai Bộ
luật trên.
Qua nhiều năm áp dụng BLDS 2005 vào thực tiễn, BLDS 2005 đã bộc lộ rò nhiều
bất cập. Việc phân chia hình thức sở hữu dựa vào tính chất, chức năng, nhiệm vụ của
các chủ thể của BLDS 2005 là không hợp lý.

- Thứ nhất, việc liệt kê chủ thể chưa khoa học vì sự liệt kê có thể chưa đầy đủ
vì còn có thể có nhiều loại hình tổ chức, các nhóm người phát sinh. Nếu như có một
thành phần kinh tế mới xuất hiện trong xã hội thì BLDS phải sửa, như vậy tính ổn
định của BLDS không cao.

- Thứ hai, khi xác định một hình thức sở hữu nào đó thì phải xuất phát từ sự
khác biệt về nội dung quyền sở hữu (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt), về phương thức
thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản. Qua nghiên cứu cho thấy,
nội dung của một số hình thức sở hữu được quy định trong BLDS 2005 là không có sự
khác biệt ngoại trừ chủ thể sở hữu, vì thế không có ý nghĩa về mặt pháp lý khi không
chỉ ra được sự khác biệt cơ bản giữa các hình thức sở hữu.

- Thứ ba, theo quy định BLDS 2005 thì sở hữu tập thể là một hình thức sở hữu
độc lập nhưng, về cơ bản, đây chỉ là sở hữu của pháp nhân là hợp tác xã.

6
Việc xác định các hình thức sở hữu phải được dựa trên một tiêu chí thống nhất,
trong khi đó BLDS năm 2005 vừa dựa vào tiêu chí chủ thể, vừa dựa vào tiêu chí
tính chất của việc sở hữu mà phân chia thành sáu hình thức khiến các hình thức sở
hữu này vừa bị trùng lặp, thừa và vừa thiếu.

→ BLDS 2015 đã cố gắng loại bỏ những bất cập trên và để khái quát hơn bằng cách
chỉ quy định 3 hình thức sở hữu nhằm nhằm phân biệt các hình thức sở hữu thông qua
phương thức thực hiện quyền, cụ thể là: sở hữu riêng, sở hữu chung, sở hữu toàn dân.
Ba hình thức sở hữu này có phương thức thực hiện quyền sở hữu có sự khác biệt và
cũng được nhiều BLDS trên thế giới sử dụng cách thức phân biệt này. Ngoài ra, việc
phân loại các hình thức sở hữu của BLDS 2015 còn mang ý nghĩa:

- Thứ nhất, sự phân loại này bảo đảm tính thống nhất với nội dung, tinh thần
của Hiến pháp năm 2013 về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa đã được ghi nhận tại các điều 32, 51 và 53, đồng thời cũng phù hợp với
nguyên tắc xác định hình thức sở hữu, theo đó, khi xác định hình thức sở hữu thì cần
phải căn cứ vào sự khác biệt trong cách thức thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản chứ không phải căn cứ vào yếu tố ai là chủ
thể cụ thể của quyền sở hữu như quy định hiện hành.

- Thứ hai, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì Nhà nước là đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý các tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do đó, có thể xác định
Nhà nước chính là chủ thể có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản này. Vì
vậy, trên cơ sở sở hữu toàn dân, Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận cụ thể vai trò của
Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản công.

- Thứ ba, tài sản thuộc hình thức sở hữu toàn dân (trong Bộ luật Dân sự năm
2005 được gọi là hình thức sở hữu nhà nước) là một hình thức sở hữu đặc biệt, không
thể coi là một dạng của sở hữu riêng hoặc sở hữu chung, do đó, các quy định này tạo
ra một chế độ pháp lý riêng biệt đối với hình thức sở hữu này.

7
VẤN ĐỀ 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ
Tóm tắt Quyết định 382/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008

Bà Nga là con nuôi của ông Bình và bà Như và sống với nhau từ lúc bà Nga
còn nhỏ đến khi lập gia đình. Vào năm 2003 thì vợ chồng ông Tuyền và bà Hằng
có xin ông cha mẹ bà Nga cho sử dụng mặt bằng tầng trệt để kinh doanh, sau đó lại
xin vào nhà ở để tiện bề đi lại. Lúc này thì vợ chồng ông Tuyền có ý định chiếm
đoạt nhà của cha mẹ bà Nga nên luôn gây sự hiểu lầm dẫn đến bà Nga và cha mẹ
bà bất hòa làm bà phải ra ngoài ở riêng. Nhưng bà Nga vẫn yêu thương và thường
xuyên về chăm sóc cha mẹ. Em của cha bà Nga là bà Kiều đã lấy hộ khẩu và giấy
tờ nhà của cha mẹ bà. Ông Tuyền thấy vậy, lợi dụng lúc làm lại hộ khẩu cho gia
đình ông Bình đã tách bà Nga ra và thêm vợ chồng cùng các con của mình vô hôn
khẩu nhà ông Bình. Sau khi cha bà Nga mất thì vợ chồng ông Tuyền còn tự biết di
chúc và bắt bà Như lăn lay với nội dung là để hết nhà đất cho vợ chồng ông. Nay
bà Nga yêu cầu vợ chồng ông Tuyền phải trao trả lại nhà đất, bà Kiều phải giao hôn
khẩu và giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất cho bà.
Tóm tắt Quyết định 545/2009/DS-GĐT ngày 26/10/2009

Cha mẹ bà Nguyệt có 02 người con là bà và bà Thuyết. Lúc còn sống, cha


mẹ bà đã tạo lập được 01 căn nhà và vườn cây ăn trái. Sau khi cha bà mất thì mẹ
bà lập di chúc để lại toàn bộ di sản trên cho vợ chồng bà. Nhưng vườn cây đã
được mẹ bà cho thuê 04 năm và tiền thuê do bà Thuyết giữ. Được biết là di chúc
do mẹ bà thảo và bà đánh máy và được ông Sinh làm chứng. Nay bà Nguyệt yêu
cầu được thừa kế toàn bộ tài sản theo di chúc.

8
Câu 1: Nếu vào thời điểm xác lập di chúc, người lập di chúc không minh
mẫn thì di chúc có giá trị pháp lý không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nếu vào thời điểm xác lập di chúc, người lập di chúc không minh mẫn thì di
chúc sẽ không có giá trị pháp lý.
CSPL: được quy định trong BLDS 2015:
Điều 625. Người lập di chúc
“1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của
Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được
cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.”

Điểm a Khoản 1 Điều 630. Di chúc hợp pháp


“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốttrong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe
doạ, cưỡng ép.”
Câu 2: Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 382,
theo Tòa phúc thẩm, khi lập di chúc năm 2005 cụ Như có minh mẫn
không? Vì sao Toà phúc thẩm đã quyết định như vậy?
Theo Tòa phúc thẩm, khi lập di chúc năm 2005 thì bà Như không được minh mẫn.
Vì Toà phúc thẩm cho rằng Bệnh xá Công an tỉnh An Giang không có chức năng khám
sức khoẻ để lập di chúc.
Câu 3: Trong vụ việc nêu trên, theo Toà giám đốc thẩm, khi lập di chúc
năm 2005 cụ Như có minh mẫn không? Vì sao Toà giám đốc thẩm đã quyết
định như vậy?
Theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc bà Như đang trong trạng thái tinh thần
vui vẻ và minh mẫn. Vì phần xét thấy của Quyết định số 382 có nêu rõ: “Ông  On, ông
Kiếm và ông Hiếu không phải là người được hưởng thừa kế, không phải là người có
quyền và nghĩa vụ liên quan đến nội dung di chúc, nên có cơ sở xác định di chúc của
bà Như đã nêu trên thể hiện đúng ý chí của bà Như khi lập di chúc”. Trong khi đó kết
luận của bác sĩ Hiền về tình trạng sức khoẻ và tinh thần của bà Như được ghi trong
giấy chứng nhận khám sức khoẻ ngày 26/12/2004 trước ngày bà Như lập di chúc 5
ngày không mâu thuẫn với lời khai xác nhận của ông On, ông Kiếm và ông Hiếu.

9
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà giám đốc
thẩm.
Theo tôi, quyết định của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao là hợp tình, hợp lí.
Bởi lẽ ông Bình, bà Như chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận chấm
dứt việc nuôi con với bà Nga, bà Nga không bị tước quyền thừa kế nên bà Như được
hưởng thừa kế theo pháp luật. Hơn nữa, kết luận của Bệnh xá Công an tỉnh An Giang
về tình trạng sức khoẻ của bà Như khi lập di chúc hoàn toàn hợp pháp, di chúc của bà
Như là hợp pháp.

Câu 5: Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 545, theo Tòa phúc
thẩm, khi lập di chúc năm 2001 cụ Biết có minh mẫn không? Vì sao Tòa
phúc thẩm đã quyết định như vậy?
Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 545, theo Tòa phúc thẩm, khi lập di
chúc năm 2001 cụ Biết không minh mẫn Tòa phúc thẩm đã quyết định như vậy dựa
vào căn cứ cụ Biết lập di chúc ngày 3/1/2001 thì cụ Biết đã 84 tuổi, trước đó vào
tháng 11,12 năm 2000 cụ Biết còn phải nhập viện điều trị với triệu chứng được chẩn
đoán là “Thiếu máu cơ tim, xuất huyết não, cao huyết áp” và cụ Biết lập di chúc vào
ngày 3/1/2001 thì ngày 14/1/2001 cụ Biết qua đời. Chính vì những lí do đó, Tòa phúc
thẩm cho rằng cụ Biết lập di chúc trong tình trạng không còn minh mẫn

Câu 6: Trong vụ việc vừa nêu, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc
năm 2001 cụ Biết có minh mẫn không? Vì sao Tòa giám đốc thẩm đã quyết
định như vậy?
Trong vụ việc vừa nêu, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2001 cụ Biết
có minh mẫn. Tòa giám đốc thẩm đã quyết định như vậy dựa trên lời khai của ông
Lương Văn Dầm và ông Nguyễn Văn Thắng đều có xác nhận rằng vào thời điểm lập
di chúc thì cụ Biết còn minh mẫn và đọc nội dung di chúc cho ông Thắng viết. Bên
cạnh đó vào ngày 4/1/2001 cụ Biết ký (điểm chỉ) vào hợp đồng cho bà Trần Hoài Mỹ
thuê vườn cây với thời hạn 4 năm. Theo lời khai của bà Trần Hoài Mỹ thì trước đó 1
tuần, cụ Biết còn gọi bà Mỹ đến để thỏa thuận về việc thuê vườn cây và khi điểm chỉ
vào hợp đồng thì cụ Biết còn minh mẫn và thậm chí còn chỉ cho bà Mỹ cách chăm sóc
cây trồng. Với những lí do đó, Tòa giám đốc thẩm đã cho rằng bà Biết lập di chúc
trong tình trạng còn minh mẫn.

10
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm.

Nhóm đồng ý với hướng giải quyết trên của Tòa Giám đốc thẩm là Tòa giám
đốc thẩm công nhận di chúc hợp pháp, cụ Biết lập di chúc trong trạng thái hoàn
toàn minh mẫn và hủy bản án dân sự phúc thẩm số 263/2007/PTDS ngày
04/09/2009 của Tòa Án nhân dân tỉnh Bình Dương về vụ án “tranh chấp về thừa
kế tài sản” giữa nguyên đơn là bà Đỗ Thị Nguyệt (Bổn), ông Lê Sơn Thủy với bị
đơn là bà Đỗ Minh Thuyết (Ánh), người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông
Nguyễn Hữu Hùng, bà Nguyễn Thị Ngọc Diễm, ông Nguyễn Hữu Hoàng, bà
Trần Hoài Mỹ và bà Nguyễn Thị Minh, hủy bản án dân sự phúc thẩm số
263/2007/PTDS ngày 04/10/2007 ngày 04/9/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình
Dương. Vì nếu trong quá trình xét xử nếu không có chứng cứ mới thì phải công
nhận di chúc của cụ Biết lập ngày 03/01/2001 có hiệu lực đối với tài sản của cụ
Biết trong khối tài sản chung của cụ Kiệt và phần tài sản của cụ Biết được
hưởng thừa kế di sản của cụ Kiệt; phần di sản của cụ Kiệt chia thừa kế theo
pháp luật cho bà Nguyệt, bà Thuyết.

Câu 8: Di tặng là gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời


Di tặng là một phần (hiểu như di sản thờ cúng) tài sản mà người lập di chúc
tặng cho người khác với một ý nghĩa kỉ niệm. Với ý nghĩa đó, giữa người lập di chúc
và người được hưởng tài sản có một quan hệ thân thiết nhất định. Người có tài sản
muốn giữ tình cảm tốt đẹp đó bằng cách tặng một “món quà” làm kỉ niệm. Người
được hưởng tài sản di tặng có quyền sở hữu với phần tài sản đó mà không phải gánh
chịu nghĩa vụ của người chết để lại. Trừ trường hợp toàn bộ di sản không để để thanh
toán các nghĩa vụ, phần tài sản thuộc di tặng được dùng để thực hiện nghĩa vụ còn lại
của người đã chết.

CSPL: được quy định trong BLDS 2015:

Điều 646 quy định về di tặng:

“1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác.
Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.

11
2. Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh
ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại
di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại
vào thời điểm mở thừa kế.

3. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di
tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của
người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại
của người này.”

Câu 9: Để có giá trị pháp lý, di tặng phải thỏa mãn những điều kiện gì?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Bộ luật Dân sự 2015 (khoản 2 Điều 646 đã quy định rõ về điều kiện của người
được di tặng) theo đó người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở
thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước
khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì
phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Khoản 2 Điều 646 Bộ luật dân sự 2015 đã dự
liệu đầy đủ các trường hợp chủ thể được di tặng. Việc quy định như trên đã tạo điều
kiệm cho người lập di chúc tặng tài sản của họ cho cá nhân, pháp nhân được thuận lợi.

CSPL: được quy định trong BLDS 2015

Khoản 2 Điều 646 về Di tặng:

“2. Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh
ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại
di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại
vào thời điểm mở thừa kế.”

Câu 10: Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã di tặng cho ai? Đoạn nào
của Quyết định cho câu trả lời?
Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã di tặng cho bà Mỹ. Đoạn trong Quyết
định cho câu trả lời là:

“Ngày 4/1/2001 cụ Biết ký (điểm chỉ) hợp đồng cho bà Mỹ thuê vườn cây với thời hạn
thuê 4 năm, theo lời khai bà Mỹ ngày 11/3/2002 (BL25) thì trước ngày ký hợp đồng
một tuần, cụ Biết có gọi bà Mỹ đến để thỏa thuận về việc thuê vườn cây và khi cụ Biết

12
điểm chỉ vào bản hợp đồng thì cụ Biết là người minh mẫn, còn chỉ dẫn bà Mỹ cách
chăm sóc vườn cây.”

Câu 11: Di tặng trên có được Tòa án chấp nhận không? Đoạn nào của
Quyết định cho câu trả lời?
Di tặng trên không được Tòa án chấp nhận. Đoạn của Quyết định cho câu trả
lời đó là:

“Tòa án cấp phúc thẩm không công “Tờ truất quyền hưởng di sản” lập ngày
20/9/1997 và “Tờ di chúc” ngày 15/9/2000 bởi các văn bản này không phù hợp với
quy định của luật cả về nội dụng và hình thức văn bản là có căn cứ”.

Câu 12: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên
quan đến di tặng.
Hướng giải quyết của Tòa án là hoàn toàn hợp lí.

Bởi lẽ căn cứ khoản 5 Điều 667 BLDS 2005 thì khi một người để lại nhiều bản di
chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. Vì vậy chỉ
có “Tờ di chúc lập ngày 3/1/2001 có hiệu lực pháp luật, mà trong tờ di chúc này
không có đề cập tới di tặng. Tuy nhiên, BLDS quy định, người để lại di sản chỉ “dành
một phần di sản để di tặng cho người khác” nhưng BLDS không cho biết “một phần di
sản” là như thế nào. Theo đó, bà Biết đã di tặng toàn bộ di sản của mình và do đó
không phù hợp với quy định trên. Theo đó Điều 659 về việc “Phân chia di sản theo
di chúc” quy định:

“1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc, nếu di
chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho
những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2.Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được
nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần
giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị
tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại.”

13
3.Trường hơp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối
di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia
di sản.”

Câu 13. Truất quyền thừa kế là gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
Người lập di chúc có quyền không cho người thừa kế theo pháp luật được hưởng
thừa kế mà không cần nêu rõ lý do. Truất quyền thừa kế kế là việc người để lại di sản
xác định rõ trong di chúc về việc không cho ai được hưởng di sản của mình.

Nguồn: “Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế”

Cơ sở pháp lý:

Luật không quy định rõ khái niệm về truất quyền thừa kế trong BLDS năm 2015 mà
chỉ nhắc đến người lập di chúc có quyền truất quyền thừa kế tại khoản 1 Điều 626
BLDS năm 2015 và khoản 3 Điều 651 BLDS năm 2015.

Điều 626. Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng
thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản
hoặc từ chối nhận di sản.

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng
thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản
hoặc từ chối nhận di sản.

Câu 20. Sự khác nhau giữa “truất quyền thừa kế” và “không được hưởng
di sản” trong chế định thừa kế. Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
Những điểm
Truất quyền hưởng di sản Không có quyền hưởng di sản
khác

14
Đối tượng áp Chỉ áp dụng đối với người Cả người thừa kế theo pháp luật
dụng thừa kế theo pháp luật. và thừa kế theo di chúc.
Di chúc hợp pháp nói rõ Pháp luật quy định không cho
Căn cứ áp không không cho hưởng di hưởng di sản (do ý chí của nhà
dụng sản (do ý chí của người để lại làm luật quyết định).
di sản quyết định).
Khi truất quyền, người lập di Do vi phạm quy định tại khoản 1
Lý do áp dụng
chúc không cần nêu lý do. Điều 621 BLDS năm 2015
Không có quyền hưởng di sản Không có quyền hưởng di sản trừ
trừ trường hợp người thừa kế trường hợp người đó được người
đó thuộc diện thừa kế đó để lại di sản cho hưởng thừa kế
Hậu quả pháp thuộc diện thừa kế không phụ theo di chúc, sau khi đã biết về
lý và trường thuộc nội dung di chúc theo hành vi trái pháp luật của họ
hợp ngoại lệ Điều 644 BLDS năm 2015 thì Khoản 2 Điều 621 BLDS năm
họ có thể được hưởng thừa kế 2015
không phụ thuộc nội dung di
chúc.
Vẫn là một nhân suất thừa kế Không coi là một nhân suất để
Tư cách thừa để tính 01 suất thừa kế theo tính 01 suất thừa kế theo pháp
kế pháp luật khi chia thừa không luật khi chia thừa không phụ
phụ thuộc nội dung di chúc. thuộc nội dung di chúc.

Câu 21: Trong Quyết định năm 2008, theo VKS và Tòa dân sự, bà Nga có
hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình không ?
Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời ?
Trong Quyết định năm 2008, theo VKS và Tòa dân sự thì không đủ căn cứ để xác
định bà Nga có hành vi vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với ông Bình. Cụ thể, trong
Quyết định năm 2008 có đoạn: “Theo các tài liệu có trong hồ sơ thì chưa có cơ sở
xác định bà Nga đã có hành vi bạc đãi cha mẹ, nên cũng không có cơ sở để xác định
bà Nga đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình, để xác
định bà Nga không được hưởng thừa kế tài sản của ông Bình, bà Như theo quy định
tại điểm b khoản 1 Đièu 646 Bộ luật Dân sự năm 1995. Mặt khác, nội dung đơn ngày
28-4-2003 của ông Bình, bà Như cũng không tước quyền hưởng thừa kế của bà Nga

15
đối với di sản thừa kế của ông Bình, bà Như. Do đó, không có cơ sở chấp nhận nội
dung này của kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.”

Câu 22: Nếu có cơ sở khẳng định bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình thì bà Nga có được hưởng thừa kế di sản
của ông Bình không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời ?
Nếu có cơ sở để khẳng định bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
nuôi dưỡng ông Bình thì vụ án có thể diễn ra theo hai trường hợp cụ thể sau:

- Trường hợp 1: bà Nga không được hưởng thừa kế di sản của ông Bình. Theo đó, vì
bà Nga là con nuôi hợp pháp của ông Bình và bà Như được Tòa án thừa nhận, cho nên
căn cứ vào khoản 1 điều 24 Luật Nuôi con nuôi quy định: “Kể từ ngày giao nhận con
nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con;
giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền,
nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật
dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”. Theo đó, kể từ ngày bà
Nga chính thức được ông Bình và bà Như nhận làm con nuôi thì làm phát sinh các
quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con được quy định trong luật Hôn nhân và Gia
đình. Cụ thể, căn cứ vào khoản 2 điều 71 luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Con
có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực
hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các
con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”. Như vậy, trong trường hợp nếu
những bằng chứng chứng minh việc bà Nga ngược đãi cha mẹ là có thật trong thực tế
thì bà Nga đã vi phạm vào quy định tại khoản 2 điều 71 luật Hôn nhân và Gia đình;
tức là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình. Dựa vào chi tiết đó, Tòa
án hoàn toàn có thể nhân danh pháp luật đưa ra quyết định căn cứ vào điểm b khoản 1
điều 621 BLDS 2015 quy định về Người không được quyền hưởng di sản: “Người vi
phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản” để truất quyền hưởng di
sản của bà Nga.

- Trường hợp 2: bà Nga vẫn được hưởng di sản của ông Bình. Như đã phân tích ở
trên, ta vẫn giữ nguyên giả thuyết bà Nga với tư cách là con nuôi hợp pháp đã vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với ông Bình và nếu đem ra trước pháp luật, bà
Nga chắc chắn sẽ không được hưởng phần di sản thừa kế của ông Bình. Tuy nhiên,

16
trong BLDS 2015 có một điều khoản mà ở đó vẫn cho phép những người có hành vi
vi phạm, gây ảnh hưởng tác động xấu đến người để lại di chúc để tư lợi cá nhân được
hưởng thừa kế di sản. Cụ thể, quy định tại khoản 2 điều 621 BLDS 2015 nói rằng:
“Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để
lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di
chúc.”. Như vậy có thể hiểu ở đây, trường hợp phần di sản của ông Bình không có di
chúc để định đoạt thì nếu chia theo pháp luật, hiển nhiên Tòa án sẽ truất quyền hưởng
di sản của bà Nga. Tuy nhiên, trong trường hợp này có thể vì một vài lí do chủ quan
lẫn khách quan của ông Bình dẫn đến việc ông vẫn lập di chúc để lại một phần hoặc
toàn bộ di sản của mình cho bà Nga, mặc cho vợ chồng ông bị bà Nga ngược đãi; thì
căn cứ vào khoản 2 điều 621 BLDS 2015 Tòa án vẫn buộc phải tôn trọng ý kiến định
đoạt của ông Bình và chia cho bà Nga phần di sản đúng theo tinh thần được nêu trong
di chúc. Tất nhiên, sẽ không dễ để bà Nga có thể hưởng phần di sản đó vì theo lẽ
thường tình sẽ ít ai muốn để lại di sản cho người đã ngược đãi mình trong thời gian
mình còn sống. Chính vì thế, Tòa án có thể sẽ tiến hành điều tra để công nhận tính xác
thực của tờ di chúc và liệu nó có đảm bảo thể hiện hết ý kiến chủ quan của ông Bình
hay không, hay có một sự tác động hay chi phối đến từ phía con nuôi của mình là bà
Nga

Câu 23: Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về hướng giải quyết trên của Tòa án
liên quan đến hành vi của bà Nga ?
Theo em, hướng giải quyết của Tòa án vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục. Bởi lẽ nếu
chỉ vịn vào việc đơn từ con nuôi ngày 28/4/2003 do ông Bình ký tên và bà Như điểm
chỉ không có giá trị pháp lý chỉ vì chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, thủ tục
chấm dứt con nuôi giữa vợ chồng ông với bà Nga cũng chưa được thực hiện đúng quy
định mà đánh giá quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi giữa ông Bình, bà Như, bà Nga vẫn
còn êm đẹp là hoàn toàn sai. Nếu phân tích kỹ, việc ông Bình bà Như xin từ con nuôi
bất thành là vì không đáp ứng được các thủ tục hành chính rườm rà, Tòa Giám đốc
thẩm khi xét xử không căn cứ vào nội hàm vụ việc mà chỉ nhìn nhận dưới góc độ pháp
lý – giấy tờ mà cho rằng quan hệ nuôi con nuôi của họ vẫn còn tốt đẹp là thiếu khách
quan. Trên thực tế, Tòa án cần phải xét đến chi tiết do đâu dẫn đến việc ông Bình và
bà Như nhất quyết phải làm đơn từ con nuôi và những điểm đáng lưu ý trong lời khai

17
cho rằng bà Nga ngược đãi cha mẹ nuôi. Không thể tự nhiên ông Bình bà Như lại đột
ngột từ con như vậy nếu như gia đình đang hạnh phúc.

Chính vì thế, có rất nhiều điều Tòa án cần phải xét tới để làm rõ tình trạng thực sự
của mối quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi giữa ông Bình, bà Như và bà Nga. Cụ thể,
Tòa có thể tiến hành rà soát lại để cắt giảm bớt các thủ tục pháp lý rườm rà, xem xét
công nhận nội dung của tờ đơn từ con của ông Bình và bà Như. Đồng thời phải tiến
hành điều tra những lời khai cho rằng bà Nga ngược đãi cha mẹ đến mức Hội chữ thập
đỏ phải cung cấp thức ăn hỗ trợ hai ông bà là đúng hay sai trên thực tế. Do đó, theo
em, Tòa giám đốc thẩm phải có sự nhìn nhận lại vụ án theo hướng thực tế hơn, bớt đi
việc xem xét các thủ tục hành chính mà phải tập trung vào trọng tâm vụ án, cân nhắc
xem xét các tình tiết mang tính nhân văn trong quá trình xét xử. Đồng thời, Tòa Giám
đốc thẩm cấp thiết cần phải bằng văn bản chỉ đạo cho các Tòa cấp dưới xét xử lại theo
đúng tinh thần trên để tránh nhìn nhận phiến diện gây ra án oan, án sai; qua đó có thể
bảo vệ đúng quyền và lợi ích hợp pháp của ông Bình và bà Như trong thực tế.

18

You might also like